Báo cáo bài 2 hóa học pol

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM

KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU


BỘ MÔN VẬT LIỆU POLYME

Báo Cáo Thí Nghiệm Hóa Học Polyme

Bài 2: TỔNG HỢP NHỰA AMIN ALDEHYDE

Thứ hai, ngày 23 tháng 10 năm 2023

GVHD : TS. Phan Quốc Phú


Danh sách nhóm : 4
Tên MSSV
1/ Đặng Quang Hà 2113268

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2023


Bài … : … Nhóm : …

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan

- Nhựa amin aldehyd là loại nhựa được tổng hợp từ các amine và các aldehyde.

- Các amin thường là: melamine, aniline, urea

- Aldehyde thường là formaldehyde, acetaldehyde, furfurol.

- Trong phần này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến nhựa amin aldehyd tổng hợp từ ure
và formaldehyd (UF) và ứng dụng của nó.

1.2. Nguyên liệu chính

a. Formaldehyde:

- Công thức phân tử: HCHO

- Tồn tại dưới dạng dung dịch 37 % trong nước (formalin), nhiệt độ sôi khoảng
970C, Trong quá trình bảo quản có một phần bị chuyển sang acid và trùng hợp tạo
parafoor theo phản ứng:

- Parafoor dễ bị phân hủy ở nhiệt độ 700 C và tạo thành các monomer ban đầu.

b. Urea:

- CTPT:

- Tồn tại dưới dạng tin thể trắng

- Có tính kiềm, dễ tan trong nước, có độ chứ f=4, được sủ dụng nhiều làm phân bón.

c. Dung dịch tạo đệm pH: 7.5-8

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

- Sử dụng dung dịch NH4OH 25 % trong H2O pha thêm 10 % NaOH.

- Không được để pH vượt quá ngưỡng 8-9 vì có thể xảy ra phản ứng chuyển vị
Cannizzaro của formaldehyde.

d. Dung dịch tạo đệm pH: 4.5-8

- Sử dụng dung dịch N H 4 Cl/ HCOOH tỷ lệ mol 1/ 1 có nồng độ 15 ÷ 20 %.

1.3. Phản ứng tổng hợp cơ bản

*Phản ứng tạo methylol trong môi trường kiềm:

- Đây là phản ứng tỏa nhiệt, ∆H ở khoảng -7.5 ÷ -10 kcal/mol.

- Khi môi trường phản ứng là pH = 7.5 ÷ 8 nhằm làm tăng độ linh động của H trên 2
nhóm amin nhờ vậy làm tăng khả năng tạo dimethylol, trimethylol.

- Khi môi trường phản ứng pH > 11 thì chỉ tạo monomethylol

* Phản ứng đa tụ trong môi trường acid:

- Tạo môi trường acid với pH = 4,5 ÷ 5 nhằm thu được các sản phẩm đa số là
pollime mạch thẳng, các methylol sẽ trùng ngưng tạo thành polymer (UF).

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

- Khi pH = 1 hoăc nhiệt độ cao, phản ứng đa tụ sâu sẽ xảy ra nhanh chóng khi hydro
linh động sẽ phản ứng với các nhóm methylol.

- Và nếu phản ứng này xảy ra mạnh sẽ tạo ra mạch nhánh hoặc mạch không gian,
hậu quả sẽ làm cho nhựa bị gel trong quá trình tổng hợp.

*Đóng rắn UF:

- UF có thể đóng rắn bằng phản ứng đa tụ sâu hoặc phản ứng ngưng tụ giữa các
methylol dưới các điều kiện.

- Nhiệt độ cao >100oC: với thời gian >10 phút.

- pH <1 trong thời gian 10 giấy -1 phút.

- pH=4÷ 5 ở 100oC trong 7 phút.

- Khi bổ sung parafoor dạng rắn ở nhiệt độ 100oC trong 7 phút.

1.4. Tính chất của sản phẩm

- UF là nhựa phân cực cao nên có khả năng tan trong nước. Sản phẩm có độ nhớt rất
thấp.

- Tạo ngoại quan tốt (UF trong suốt khi phủ lên gỗ), độ bền tốt, đóng rắn nhanh (do
bản thân là nhựa nhiệt rắn) và chi phí thấp (nguyên liệu rẻ và phổ biến).

- UF sau tổng hợp ở dạng trong hoặc đục tùy theo độ trùng ngưng của nhựa và mức
độ của phản ứng.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

- Điều kiện bảo quản tốt nhất của sản phẩm UF là pH>=7 ở nhiệt độ thường và
tránh tiếp xúc với khong khí. Thời gian sống của UF cóe thể đạt 3 tháng. Khi pH<7
và tiếp xúc với không khí, UF chỉ có thể sống dưới 1 tháng. Trường hợp pH<4.5-5,
UF chỉ có thể sống được trong thời gian 1 tuần.

- Sản phẩm phụ (Formaldehyde Emission - FE) giải phóng bởi bản thân nhựa UF
hoặc các thành phẩm từ chúng được cho là có khả năng gây nguy hại cho con
người. Nhiều quốc gia đã thắt chặt chính sách trong việc kiểm soát FE. Chẳng hạn,
UK, Trung Quốc và Nhật Bản áp dụng mức khuyến nghị do WHO đưa ra về hàm
lượng giới hạn là khoảng 0.08 ppm. Trong khi đó, mức giới hạn cho phép ở Canada,
Đức và Singapore lại cao hơn một chút, vào khoảng 0.1 ppm. [cần citation]

1.5. Ứng dụng

- Thường dùng làm keo để tạo các ván ép từ gỗ: gỗ dán (plywood), ván dăm
(particleboard) và ván sợi (fiberboard).

- Chất dẻo lớp, chất kết dính.

- Chất tạo màng: biến tính bằng nhựa khác, dầu thực vật nhằm giảm độ phân cực.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

PHẦN 2: THỰC NGHIỆM

1.6. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm


1.6.1. Bảng kê dụng cụ, hóa chất
a. Dụng cụ
STT Tên dụng cụ
1 Cân kỹ thuật
2 Giá đỡ
3 Kẹp dụng cụ
4 Máy khuấy
5 Ống sinh hàn thẳng
6 Bình cầu 3 cổ
7 Nối ổn định nhiệt
8 Giấy đo nồng độ pH
9 Cốc thủy tinh
10 Nhiệt kế
11 Bếp gia nhiệt
12 Bộ ba cánh khuấy

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

b. Hóa chất
Bảng kê hóa chất
STT Hóa chất Tính chất Mức độ nguy hiểm Biện pháp sơ cứu
1 Formalin - Không màu, dễ bay hơi - Gây kích ứng đường - Dính vào mắt: không dùng thuốc
- Có mùi hăng mạnh ở điều kiện thường hô hấp có thể tử vong nhỏ mắt, rửa với nước ít nhất 20
- Dễ hòa tan trong nước - Tổn thương mắt phút.
- Tồn tại dưới dạng dung dịch 37% trong nước - Kích ứng hệ tiêu hóa - Dính vào da: rửa sạch với nước
- Chất có ái lực điện từ Gây kích ứng, bỏng da nhiều lần, cởi bỏ quần áo dính hóa
- Trong quá trình bảo quản có 1 phần bị chuyển chất.
sang acid và trùng hợp tạo parafoor - Hít phải: di chuyển tới nơi thoáng,
- T s= 97℃ , T nc=117 ℃ trong lành.
Nuốt phải: súc miệng và uống
nhiều nước.
2 Ure - Tinh thể màu trắng - Kích ứng đường hô - Tiếp xúc với mắt:không dụi mắt,
- Hợp chất hữu cơ của C, N, O, H hấp rửa với nước ít nhất 15 phút
Dễ tan trong nước, hút ẩm mạnh - Kích ứng đường tiêu - Nuốt phải: súc miệng thật kỹ
hóa, mắt, da - Tiếp xúc với da: rửa với nước và
- Gây cháy xà phòng
- Đưa đến cơ sở y tế
3 Dd NH4OH 25% - Có mùi khai, tan nhiều trong nước - Kích ứng đường hô - Dính vào người: cởi bỏ quần áo

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang … / …


Bài … : … Nhóm : …

trong H2O - Tính kiềm cao hấp, mắt dính hóa chất và rửa sạch bằng
- T s= 32,7℃ , T nc=−57 ,7 ℃ - Gây bỏng thực quản, nước (ít nhất 15p)
Dễ phân hủy và giải phóng khí amoniac dạ dày khi nuốt phải - Dính vào mắt: rửa cẩn thận bằng
- Gây bỏng da nghiêm nước trong vài phút
trọng - Hít phải: di chuyển ra chỗ không
Gây cháy khí thông thoáng
Đưa đến cơ sở y tế
4 Dd - Chất lỏng không màu, không mùi, dễ bay hơi - Gây bỏng da và tổn - Nuốt phải: súc miệng ngay
NH4Cl/HCOOH - Hòa tan được trong nước và các chất dung môi thương mắt - Hít phải: di chuyển đến nơi có
15-20% hữu cơ khác và ít tan trong hydrocacbon - Gây nôn mửa, thủng không khí trong lành
- Chất dễ cháy dạ dày nếu nuốt phải Tiếp xúc với mắt, da: rửa thật kỹ
- Ăn mòn kim loại Gây kích ứng đường
hô hấp
5 Dd NaOH 10% - Chất bột hoặc hạt màu trong hoặc xám trong có - Kích ứng mắt, da: - Rửa sạch với nước nếu tiếp xúc
mùi hăng. nghiêm trọng có thể với da, mắt
- T s= 1388℃ , T nc=313 ℃ dẫn tới mù lòa. - Hít phải: di chuyển đến nơi có
- Tan trong nước etanol, metanol, glixerol. Nuốt phải NaOH: gây không khí thoáng, trong lành.
- Dễ nóng chảy khi nhiệt độ tăng mạnh bỏng miệng, dạ dày, Nuốt phải: đưa đến cơ sở y tế
Có khả năng hút ẩm có thể tử vong

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang … / …


Bài … : … Nhóm : …

1.6.2. Tính toán nguyên vật liệu


a. Khối lượng ure và formalin cần để tổng hợp tỷ lệ mol 1,3

Tùy vào thể tích bình cầu mà tính toán khối lượng hỗn hợp hóa chất chính cho
thích hợp, thường thì lượng hỗn hợp hóa chất trong bình cầu chiếm 2/5 thể tích
bình cầu. Chọn gần đúng tỉ trọng hỗn hợp =1.

Tỷ lệ mol: n=F/U=1,3

Khối lượng mẻ tổng hợp là M=100g

Phản ứng: Ure + nFormaldehyd → nhựa + H2O

60 n.30
- Khối lượng ure cần dùng:

M 100
m ure = × 60= ×60=36.2976 g
60+81 n 60+81 ×1.3

- Khối lượng formalin 37%:

M 100
m formalin = ×81 n= × 81× 1.3=63.7023 g
60+ 81 n 60+ 81× 1.3

b. Dung dịch đệm pH 7,5-8

- Pha dung dịch NaOH 10% trong 50 ml H2O.

m NaOH mNaOH
10 %= = → m NaOH =5.56 gam
mNaOH +mH 2 O mNaOH +50

- Sử dụng 50 ml dd NH4OH 25% (có sẵn) pha thêm 50ml dung dịch NaOH 10% ở
trên.

c. Dung dịch đệm pH 4.5-5

- NH4Cl/HCOOH tỉ lệ mol 1:1, ta có:

mNH 4 Cl mHCOOH m NH 4 Cl mHCOOH


= → = (1)
M NH 4 Cl M HCOOH 53.5 46

- 20% NH4Cl/HCOOH (tỉ lệ 1/1) trong 100 ml H2O:

mNH 4 Cl / HCOOH mNaOH


20 %= = → mNH 4 Cl/ HCOOH =25 gam
mNH 4 Cl / HCOOH + mH 2 O mNaOH +100

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

mNH 4 Cl/ HCOOH =mNH 4 Cl + mHCOOH =25 gam (2)

Từ (1) và (2) suy ra

mNH 4 Cl =13.44 g ; mHCOOH =11.56 g

1.7.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

Quy trình thực nghiệm

Đệm pH Formali Ure


7.5-8
n

Cân

Gia nhiệt phân


hủy parafoor
Cân
Ổn định pH 7.5-8

U1=2/3Ure
Tạo methylol

Đệm pH
7.5-8 Ổn định pH 4-5

Trùng ngưng

Thử Không đạt


độ

Giải nhiệt, 60 độ
C
Đệm pH
7.5-8 Trung hòa pH=7

U2=1/3Ure
Ổn định sản
phẩm

Nhựa
UF

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

- Cân 36.3g ure và 63.7g formalin vào bình cầu

2 1
- Chia ure cân được thành 2 phần U1 = U và U2 = U
3 3

- Lắp hệ thống hồi lưu và tiến hành gia nhiệt đến 70-75 0C phân hủy parafoor. Song
song với quá trình ổn định pH bằng dung dịch đệm pH=7.5 ÷ 8 được cho vào bình
cầu bằng ống nhỏ giọt, sau khi nhỏ giọt kiểm tra pH một lần và lặp lại sau mỗi 5
phút đến khi pH ổn định quanh 7.5÷ 8.

- Sau khi ổn định pH, U 1 được cho vào bình cầu theo đường cổ phụ và tiến hành tạo
methylol ở 900C.Trong quá trình này nếu muốn tạo được nhiều nhựa chất lượng thì
phải tạo được nhiều dimethylol.

- Sau khi kết thúc giai đoạn tạo methylol, giảm nhiệt độ xuống 70 0C rồi cho dung
dịch đệm pH vào để ổn định pH = 4.5 ÷ 5. Dung dịch đệm được cho vào bình bằng
ống nhỏ giọt, sau khi nhọt giọt kiểm tra pH và lặp lại sau 10 phút đến khi pH ổn
định là giấy quỳ cùng màu 3 lần màu pH 4.5 ÷5. Sau đó gia nhiệt lên 900C thực hiện
phản ứng trùng ngưng.

- Sau một giờ kiểm tra độ tan của polyme bằng cách. Sau mỗi 15 phút , lấy mẫu 1
giọt UF nhỏ vào cốc giọt UF sẽ chìm xuống đáy cốc nếu đạt độ trùng ngưng cao
hoặc bị phân tán hết theo phương ngang nếu chưa đạt độ trùng ngưng. Tiến hành
kiểm tra đến khi UF đạt đến độ trùng ngưng.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

Giải tích quy trình

- Tính toán lượng chất cần sử dụng, cân formalin cần dùng vào bình cầu.

Hình 1: Tiến hành cho formalin vào bình cầu

- Lắp hệ thống hoàn lưu, dùng nồi ổn định nhiệt với chất tải nhiệt là nước để gia
nhiệt cho bình cầu.

Hình 2: Tiến hành gia nhiệt cho bình cầu

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

- Tiến hành ở nhiệt độ 70-75 độ C, ổn định pH bằng dung dịch đệm pH=7.5-8, cho
vào bình cầu từ từ bằng ống nhỏ giọt. Mỗi 3 phút kiểm tra pH một lần.

Hình 3: Thử pH đến khi 3 lần không đổi

- Sau khi pH ổn định. U1 được cho vào bình cầu bằng cổ phụ, tiến hành tạo
methylol ở 90-92 độ C. Tỏa nhiệt nhẹ, thời gian phản ứng là 1.5-2 giờ.

- Sau quá trình tạo methylol, giảm nhiệt độ xuống 70-80 độ C rồi cho dung dịch
đệm pH=4.5-5 vào từ từ cho đến khi ổn định.

- Gia nhiệt lên 90-92 độ C để thực hiện phản ứng trùng ngưng, thời gian là 1.5-2.5
giờ. Sau 1.5 giờ cần kiểm tra độ tan của polymer. Cách kiểm tra như sau: khoảng
250ml nước chứa trong cốc thủy tinh 250ml, lấy mẫu 1 giọt UF nhỏ vào, giọt UF sẽ
chìm xuống đáy do có tỷ trọng cao hơn, trên đường đi, sự phân tán của UF vào
nước thành những tia hướng thẳng xuống hoặc phân tán theo phương ngang.

- Nếu đạt, các tia đi thẳng tới đáy. Nếu chưa đạt, UF sẽ không đi đến đáy mà phân
tán hết theo hướng ngang.

Hình 4: Nhỏ giọt UF trong nước

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

- Sau khi đạt, dùng NH4OH để trung hòa lên pH=7, cho lượng U2 vào để phản ứng
với formaldehyde dư, để ổn định sản phẩm, thời gian thực hiện là 30 phút với điều
kiện nhiệt độ là 80 độ C. Độ nhớt sẽ là 80-120 cp.

2.2. Kết quả thực nghiệm


- Ở giai đoạn trùng ngưng, nhóm thử độ trong nước chưa đạt, tăng nhiệt phản ứng
từ 70oC lên 90oC (tăng tốc độ polymer hóa). Khi thử độ thấy polymer hình thành
từng mảng, trong nước.
- Sau 20p, nhóm thử độ hạt nhựa UF vẫn chưa đạt, quyết định hạ nồng độ pH xuống
4, và vẫn tiếp tục gia nhiệt ở 90oC. Nhưng vẫn chưa đạt.
- Nhóm tiến hành gia nhiệt trực tiếp trên bếp. Và hạ pH xuống 2. Nhưng vẫn kết
quả nhựa UF chưa đạt.

Hình 5: Gia nhiệt bình cầu trực tiếp trên bếp điện
- Kết quả nhóm không thu được UF đạt đến độ trùng ngưng mà mẫu sau khi nhỏ
vào nhanh chóng bị phân tán. Dù sau đó nhóm đã cho thêm acid HCOOH để giảm
độ pH xuống còn pH = 3 và gia nhiệt trực tiếp bình cầu ở nhiệt độ 90 0C. Nguyên

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

nhân là do quy trình cân mẫu nhóm đã cân sai khối lượng dẫn đến kết quả thu được
quá ít nhựa cho lượng ure nhóm lấy ít gấp 10 lần so với lượng cần thiết.

PHẦN 3: TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Ảnh hưởng của pH đến quá trình tổng hợp nhựa?

Trả lời: Ở giai đoạn xúc tác tạo môi trường kiềm, nếu như pH không được duy trì
ổn định (giảm nhanh), lúc này sẽ phân hủy formalin thành các gốc acide, gây mất ổn định
cho hệ phản ứng. Ở giai đoạn trùng ngưng trong môi trường acid, nếu như pH không
được duy trì ổn định (tăng mạnh), lúc này sản phẩm tạo ra sẽ dễ dàng bị gel hóa hoặc có
thể tan trong nước. Ngoài ra, trong quá trình tổng hợp nhựa UF, ưu tiên tạo ra dimethylol
hơn các sản phẩn khác (monomethylol và trimethylol), việc kiểm soát pH cũng chính là
kiểm soát sản phẩm đầu ra.

Câu 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ trong giai đoạn tổng hợp dimethylol?

Trả lời: Nếu để ở nhiệt độ phòng thì phản ứng diễn ra chậm và hiệu suất thấp hơn
so với khi nâng nhiệt độ lên cao (70-80 độ C). Nhưng nếu nhiệt độ quá cao (lớn hơn 85
độ C) thì phản ứng dễ bị gel hoá, không đạt được sản phẩm như mong muốn.

Câu 3: Ý nghĩa của từng bước thí nghiệm?

Trả lời:

+ Tiến hành tính toán và cân hoá chất để đảm bảo tỷ lệ giữa ure và formadehyde
theo yêu cầu để tổng hợp nhựa có tính chất tốt.

+ Tiến hành gia nhiệt phân huỷ parafoor, ở giai đoạn này gia nhiệt để chuyển
polymer thành các monomer ban đầu.

+ Ổn định pH bằng đệm pH 7.5-8, giai đoạn này giữ pH ở giá trị này để tạo
dimethylol.

+ Sau khi pH ổn định cho U1 vào bình cầu để tiến hành tạo dimethylol ở nhiệt độ
khoảng 80-85 độ C.

+ Sau đó tiếp tục ổn định pH 4.5-5, môi trường axit để trùng ngưng tạo polymer.

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

+ Thử độ tan với cách thử đô tan có thể xác định được độ đạt của phản ứng trùng
ngưng:

 Nếu UF chưa đạt độ trùng ngưng thì giọt UF sẽ không đi xuống đáy hết mà
bị phân tán.

 Nếu UF đạt độ trùng ngưng thì khả năng tan thấp đi, các tia UF sẽ đi thẳng
xuống đáy cốc.

+ Giải nhiệt 60 độ C khi UF đạt để kết thúc quá trình polymer hoá.

+ Trung hoà PH=7 bằng cách dùng đệm NH 4OH lúc ổn định sản phẩm khi nâng
nhiệt độ lên cao thì sản phẩm không bị hư, vì trước khi ổn định sản phẩm thì sản phẩm
đang trong môi trường axit nên nếu gia nhiệt lên cao thì sản phẩm dễ bị hư.

+ Ổn định sản phẩm cho U2 vào để phản ứng với formalin dư trong quá trình phản
ứng trước để thu được sản phẩm UF có hiệu suất cao nhất.

Câu 4: Ý nghĩa của U1 và U2. Tỷ lệ U1/U2 ảnh hưởng thế nào đến tính chất
sản phẩm?

Trả lời: Việc chia Ure thành 2 phần như vậy nhằm mục đích trung hòa lượng
HCOOH sinh ra ở giai đoạn cuối của quy trình tổng hợp và cũng bảo quản sản phẩm tốt
hơn. Vì sau phản ứng vẫn còn lượng dư HCHO, lượng dư này sẽ tạo ra HCOOH, là một
xúc tác cho quá trình đóng rắn.

Nếu lượng U1 cho vào không đủ, thì lượng sản phẩm sẽ không được như hiệu suất
mong muốn tổng hợp, ngược lại lượng U2 không đủ để trung hòa lượng HCHO cũng sẽ
ảnh hưởng tương tự. Vì thế, việc tính toán U1/U2 sao cho mang lại hiệu suất tổng hợp tối
ưu và tiết kiệm chi phí nguyên liệu cũng hết sức quan trọng.

Câu 5: Tại sao dùng hỗn hợp dd NaOH/ddNH4OH để chỉnh pH mà không


dùng riêng từng dung dịch?

Trả lời: Trước tiên, nếu chỉ dùng NaOH, sản phẩm lúc này sẽ dễ có màu đục không
mong muốn. Thêm nữa, dùng NaOH dù có thể tạo môi trường kiềm tốt và mạnh hơn
NH4OH, nhưng cũng chính vì lý do đó mà sẽ làm hệ mất ổn định (như đã giải thích ở câu
số 1).

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

Câu 6: Tỷ lệ mol U/F ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sản phẩm?

Trả lời: Do ưu tiên tạo ra sản phẩm là dimethylol nên tỷ lệ ure/for=1/1.3-1/1.6 là


tối ưu. Nếu tỷ lệ U/F càng gần về 1/2 thì sẽ tạo ra sản phẩm là trimethylol, tạo gel không
mong muốn, tương tự với tỷ lệ U/F nhỏ hơn 1/1.3 thì hệ tạo ra monomethylol, không tạo
được sản phẩm polymer mong muốn.

Câu 7: Nêu các phương pháp làm tăng độ ổn định của sản phẩm?

Trả lời: Nhựa UF có tính chất trong suốt hoặc đục, không màu, dể nhuộm, khả
năng bám dính lên bề mặt phân cực cao nên có thể ứng dụng nhiều lĩnh vực giúp tăng độ
ổn định của sản phẩm như cho nhựa trộn với bột gỗ đem đi ép tạo composite, làm chất
dẻo lớp, chất tạo màng khi đuợc biến tính bằng nhựa khác, dầu thực vật.

Câu 8: Giải thích hiện tượng khi xác định điểm dừng phản ứng polymer hoá?

Trả lời: Trong quá trình kiểm tra độ tan của polymer thì giọt polymer chìm thẳng
xuống đáy cốc là do nhựa UF có tỷ trọng lớn hơn nước, trên đường đi sự phân tán nhựa
UF vào nước thành những tia hướng thẳng xuống hoặc phân tán theo phương ngangứng
tỏ khả năng phân tán của nó thấp. Nếu giọt Polymer chìm thẳng xuống đáy cốc mà không
có hiện tượng phân tán thì bấy giờ nó đã bị gel hoá. Còn khi UF không đi đến đáy mà
phân tán hêt theo phương ngang thì lúc đó nhựa chưa đạt đến độ trùng ngưng hay chưa
đạt trọng lượng phân tử lớn và khi đó độ phân tán của nhựa UF cao.

PHẦN 4: BÀN LUẬN


Nội dung 1: Nếu quá trình xảy ra chậm, chưa tạo được Polymer nhiều? Có những
cách nào để tăng quá trình phản ứng tạo polymer ?
- Phương pháp thứ nhất : gia nhiệt , gia nhiệt lên đến 90-92 độ C
- Phương pháp thứ hai : giảm nồng độ pH
- Phương pháp thứ ba : vừa kết hợp gia nhiệt và giảm nồng độ pH
Mục đích của việc gia nhiệt và giảm nồng độ pH: giảm nồng độ pH để tạo môi trường
axit tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng trùng ngưng tạo ra sản phẩm có đa số là polyme
mạch thẳng , thuận lợi để bảo quản nhưng nếu nồng độ pH giảm quá mức có thể tạo ra
các polyme mạch nhánh và thúc đẩy quá trình gel hóa . Đối với phương pháp gia nhiệt

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…
Bài … : … Nhóm : …

lên 90-92 độ C để tăng khả năng tạo ra đimethylol và tăng mức độ trùng ngưng để tạo ra
polymer có trọng lượng phân tử đủ lớn.
Nội dung 2: Nhóm không tổng hợp được nhựa sau khi giảm nồng độ pH và gia nhiệt
liên tục, nguyên nhân vì sao?
Do quá trình cân hóa chất xảy ra sai sót, cụ thể là nhóm chỉ cân 3,63g Ure thay vì 36,3g
như đã tính toán dẫn đến không đủ hóa chất để trùng ngưng thành nhựa UF dù đã tăng
quá trình phản ứng polymer nhiều lần.
Nội dung 3: Tại sao quá trình gia nhiệt để tạo ra parafoor quan trọng?
Vì đây là giai đoạn hình thành các monomer ban đầu, nếu tạo ra quá nhiều monomer thì
cấu trúc UF sẽ khó mà móc nối mạng thay vì tạo ra các trimer hay dimer sẽ giúp mạch
bền hơn, nhựa UF không dễ tan trong dung môi mà sẽ tạo thành nhựa chìm xuống đáy.
Nhưng vì nhóm đã cân thiếu ure như đã đề cập ở câu trên nên hàm lượng không đủ để tạo
các dimer, trimer mà thay và đó là tạo ra rất nhiều monomer.
PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: TS.Phan Quốc Phú Trang


…/…

You might also like