Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 58

Nội dung 1

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ XÁC SUẤT - ĐỊNH LÝ BERNOULLI

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang

HCM Universitity of Technology


tdan.boss@tdanclass.com

HK222
Lý thuyết cần nhớ

Nội dung Trang


1. Một số khái niệm về xác suất
(a) Phép thử, biến cố 1
(b) Quan hệ giữa các biến cố 2, 3, 11
(c) Các phép toán trên các biến cố 3, 4
(d) Các công thức tính xác suất cơ bản 8, 10
2. Định lý Bernoulli 12

Chú ý: Sinh viên xem lý thuyết trong Tài liệu ôn tập Xác suất & Thống kê

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 2 / 58


Một số ví dụ
Ví dụ 1: ví dụ về phép thử
+ Tung một con xúc xắc.
+ Lấy viên bi từ một hộp.
+ Khảo sát điểm thi trung bình môn XSTK của 1 học viên.
+ Khảo sát nhóm máu của một người.
+ Tỏ tình với crush.
+ ...

Ví dụ 2: ví dụ về biến cố
Tung một con xúc xắc → phép thử
Gọi ωi là biến cố xuất hiện mặt i chấm (i = 1, 6). Khi đó, ta có:
+ Ω = {ω1 , ω2 , ω3 , ω4 , ω5 , ω6 } = {1, 2, 3, 4, 5, 6} → không gian mẫu.
+ ω1 là biến cố xuất hiện mặt 1 chấm → biến cố sơ cấp.
+ A là biến cố xuất hiện mặt chấm chẵn → biến cố ngẫu nhiên

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 3 / 58


Một số ví dụ
Ví dụ 3: ví dụ về biến cố xung khắc, xung khắc đôi một
Tung một con xúc xắc. Gọi Ai là biến cố xuất hiện mặt i chấm (i = 1, 6).
B là biến cố xuất hiện mặt chấm chẵn; C là biến cố xuất hiện mặt chấm lẻ.
Khi đó, ta có: A1 xung khắc A2 , A2 xung khắc A6 , .... hoặc có thể nói dãy A1 ,
A2 ,..., A6 là xung khắc từng đôi một; B xung khắc C .

Ví dụ 4: ví dụ về biến cố độc lập


Tung một con xúc xắc 2 lần. Gọi A và B lần lượt là biến cố xuất hiện mặt chẵn ở
lần tung thứ nhất và lần thứ hai. Khi đó, ta có: A và B là 2 biến cố độc lập.
Ngoài ra ta còn có A và B; A và B; A và B cũng độc lập với nhau.

Ví dụ 5: ví dụ về biến cố đối lập


Một người lỡ tay bỏ một chìa khóa cửa vào một chùm gồm 6 chìa khóa khác,
nên phải thử từng cái để tìm đúng chiếc chìa khóa cửa. Gọi A là biến cố thử ít
nhất 3 lần. Khi đó, ta có A là biến cố thử dưới 3 lần.
Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 4 / 58
Một số ví dụ
Ví dụ 6: ví dụ về cách biểu diễn các biến cố ngẫu nhiên
Có 3 người cùng bắn một mục tiêu. Gọi Ai là biến cố người thứ i bắn trúng mục
tiêu, i = 1, 2, 3.
Hãy biểu diễn Ai theo các biến cố:
+ A là biến cố chỉ một người bắn trúng mục tiêu.
+ B là biến cố có hai người bắn trúng mục tiêu.
+ C là biến cố có ít nhất một người bắn trúng mục tiêu.
+ D là biến cố cả 3 người đều không bắn trúng mục tiêu.

Hướng dẫn:
A = A1 .A2 .A3 + A1 .A2 .A3 + A1 .A2 .A3 .
B = A1 .A2 .A3 + A1 .A2 .A3 + A1 .A2 .A3 .
C = A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 .
hoặc C = A1 + A2 + A3 hoặc C = A1 .A2 .A3 .
D = A1 .A2 .A3 hoặc D = A1 + A2 + A3 .

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 5 / 58


Một số ví dụ
Ví dụ 7: ví dụ về cách biểu diễn các biến cố ngẫu nhiên
Một cái máy có 3 bộ phận hoạt động độc lập nhau. Máy ngưng hoạt động khi cả
3 bộ phận cùng bị hư.
Gọi Ai là biến cố bộ phận thứ i bị hư, i = 1, 2, 3.
Hãy biểu diễn Ai theo các biến cố:
+ A là biến cố có không quá hai bộ phận bị hư.
+ B là biến cố có ít nhất một bộ phận bị hư.
+ C là biến cố có ít nhất hai bộ phận bị hư.
+ D là biến cố máy ngưng hoạt động.

Hướng dẫn:
A = A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 .
B = A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 .
hoặc B = A1 + A2 + A3 hoặc B = A1 .A2 .A3 .
C = A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 +A1 .A2 .A3 hoặc C = A1 .A2 +A2 .A3 +A1 .A3 .
D = A1 .A2 .A3 hoặc D = A1 + A2 + A3 .

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 6 / 58


Một số ví dụ
Ví dụ 8: ví dụ về định lý Bernoulli
Tung một con xúc xắc 5 lần.
+ Tính xác suất có đúng 3 lần được mặt 6 chấm.
+ Tính xác suất có từ 2 đến 4 lần được mặt 6 chấm.

Hướng dẫn:
1
+ Đây là bài toán Bernoulli với n = 5, k = 3, p = .
 3  2 6
1 5
Xác suất cần tìm: P = C53 . . = 0.0322.
6 6
1
+ Đây là bài toán Bernoulli với n = 5 k = 2 → 4 , p = .
6
4  k  5−k
X 1 5
Xác suất cần tìm: P = C5k . . = 0.01961.
6 6
k=2

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 7 / 58


Một số ví dụ
Ví dụ 9: ví dụ về định lý Bernoulli
Một đề trắc nghiệm gồm 20 câu, mỗi câu có 5 đáp án để lựa chọn. Một sinh viên
không học bài đã làm bài bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên. Tìm xác suất sinh viên
đó chọn được ít nhất 10 câu đúng. Số câu đúng có khả năng nhất trong bài của
sinh viên là bao nhiêu?

Hướng dẫn:
+ Đây là bài toán Bernoulli với n = 20, k = 10 → 20 , p = 0.2.
20
20−k
X k
k
Xác suất cần tìm: P = C20 .(0.2) .(0.8) = 0.0026.
k=10
+ Số câu đúng có khả năng nhất là k0 = 20.(0.2) = 4 câu đúng.

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 8 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 01
Một hộp gồm 8 bi trắng, 6 bi xanh, 4 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 6 bi. Tính xác suất
lấy được 3 bi trắng, 2 bi xanh, 1 bi đỏ.

Đáp số: 0.1810

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 9 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 02
Một hòm gồm 160 tấm thẻ đánh từ số 1 đến 160. Chọn ngẫu nhiên ra 2 tấm thẻ.
Tính xác suất để tích của hai số trên hai tấm thẻ là một số chẵn.
Đáp số: 0.7516

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 10 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 03
Một ngân hàng đề thi có 50 câu hỏi trong phạm vi chương 1, 30 câu hỏi trong
phạm vi chương 2 và 20 câu hỏi trong phạm vi chương 3. Người ta lấy ngẫu
nhiên 20 câu hỏi từ ngân hàng này để tạo thành 1 đề kiểm tra. Tìm xác suất số
câu trong đề lấy từ chương 1, chương 2 và chương 3 chiếm tỉ lệ 2 : 1 : 1.

Đáp số: 0.0423

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 11 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 04
Giả sử rằng trong một trò chơi điện tử, bạn có 7 hộp để chọn: có 2 hộp cộng 1
điểm, 3 hộp trừ 1 điểm và 2 hộp không có điểm. Bạn chọn ngẫu nhiên 2 hộp, hãy
tính xác suất số điểm của bạn nhận được là dương.

Đáp số: 0.2381

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 12 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 05
Dưới đây là bảng số liệu về các thành viên trong một câu lạc bộ ở trường đại học:

SV năm 1 SV năm 2 SV năm 3 Tổng


Nam 25 45 26 96
Nữ 12 26 16 54
Tổng 37 71 42 150

Chọn ngẫu nhiên 26 sinh viên từ câu lạc bộ để tham gia một đợt công tác xã hội.
Tìm xác suất một nửa trong số sinh viên được chọn là sinh viên nam.

Đáp số: 0.0476

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 13 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 06
Một thí sinh chỉ thuộc 28 câu trong số 40 câu hỏi. Đề thi có 3 câu. Tính xác suất
để thí sinh này trả lời được ít nhất 2 câu hỏi.

Đáp số: 0.7907

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 14 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 07
Một bộ bài Tú lơ khơ có 52 quân. Rút ngẫu nhiên cùng lúc 9 quân bài. Tìm xác
suất trong các quân được rút ra có ít nhất 3 quân át.

Đáp số: 0.0138

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 15 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 08
Một hộp gồm 8 bi trắng, 6 bi xanh, 4 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên từng viên bi (không
hoàn lại sau mỗi lần lấy). Tính xác suất lấy được 3 bi trắng, 2 bi xanh, 1 bi đỏ.

Đáp số: 0.1810

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 16 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 09
Một hộp gồm 8 bi trắng, 6 bi xanh, 4 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên từng viên bi (không
hoàn lại sau mỗi lần lấy) cho đến khi được 2 bi đỏ thì dừng. Tính xác suất đã lấy
ra 3 bi trắng, 2 bi xanh.

Đáp số: 0.0452

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 17 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 10
Một túi chứa 15 tấm thẻ đỏ và 10 tấm thẻ xanh. Lấy ngẫu nhiên từng thẻ cho
đến khi tìm đủ 5 tấm thẻ đỏ thì dừng lại. Tính xác suất số thẻ xanh và đỏ lấy ra
bằng nhau.

Đáp số: 0.1158

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 18 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 11
Một cậu bé sơ ý bỏ lẫn 3 cây bút hết mực vào một hộp gồm 13 cây bút còn sử
dụng được. Tìm xác suất cậu bé chỉ cần kiểm tra từng bút đến lần thứ 6 là tách
được 3 cây bút đó ra.

Đáp số: 0.0179

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 19 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 12
Một lô hàng gồm 20 sản phẩm trong đó lẫn 3 sản phẩm hư. Một người lấy ngẫu
nhiên từng sản phẩm để kiểm tra cho đến khi tìm đủ 3 sản phẩm hư đó. Tính xác
suất người đó chỉ cần kiểm tra đến sản phẩm thứ 5.

Đáp số: 0.0053

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 20 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 13
Trong 1 hòm có 10 bóng đèn trong đó có 7 bóng tốt, 3 bóng hỏng. Ta chọn ngẫu
nhiên từng bóng đem thử (thử xong không trả lại) cho đến khi được 2 bóng tốt.
Gọi X là số lần thử cần thiết. Tìm xác suất để X = 5.
Đáp số: 0.0333

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 21 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 14
Có một hộp đựng 12 sản phẩm, trong đó lẫn 2 phế phẩm. Người ta lấy ra từng
sản phẩm để kiểm tra cho đến khi tìm đủ 2 phế phẩm. Gọi Y là số sản phẩm đã
lấy ra để kiểm tra. Tìm xác suất P(Y ≤ 4).

Đáp số: 0.0909

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 22 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 15
Một người lỡ tay bỏ một chìa khóa cửa vào một chùm gồm 6 chìa khóa khác,
nên phải thử từng cái để tìm đúng chiếc chìa khóa cửa. Tính xác suất người đó
phải thử ít nhất 3 lần.

Đáp số: 0.7143

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 23 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 16
Một túi chứa 15 quả cầu trắng và 7 quả cầu đen. Hai người chơi A, B lần lượt
rút từng quả cầu ra khỏi túi (rút xong không hoàn lại vào túi). Trò chơi kết thúc
khi có người rút được quả cầu đen, người ấy xem như thua cuộc. Tính xác suất
người rút trước thắng.

Đáp số: 0.4075

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 24 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 17
Một túi chứa 5 quả cầu trắng và 5 quả cầu đen. Hai người chơi A, B lần lượt rút
từng quả cầu ra khỏi túi (rút xong không hoàn lại vào túi). Trò chơi kết thúc khi
có người rút được quả cầu đen, người ấy xem như thua cuộc. Tìm xác suất A
thua cuộc (biết A rút trước).

Đáp số: 0.6587

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 25 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 18
Một kiện hàng chứa 25 sản phẩm loại A, 10 sản phẩm loại B và 15 sản phẩm loại
C. Người ta cần tìm một sản phẩm loại C bằng cách lấy lần lượt từng sản phẩm
để kiểm tra. Tính xác suất có 5 sản phẩm loại A trong các sản phẩm đã lấy ra
trước khi tìm được sản phẩm loại C đầu tiên.

Đáp số: 0.0346

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 26 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 19
Hàng trong kho có 20% phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên 35 sản phẩm. Tính xác suất
trong 35 sản phẩm này có 3 phế phẩm.

Đáp số: 0.0415

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 27 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 20
Khảo sát 21613 ngôi nhà ở quận King nước Mỹ trong khoảng thời gian từ 5/2014
đến 5/2015, người ta thấy tỷ lệ nhà có 1 tầng là khoảng 0.49. Chọn ngẫu nhiên 5
ngôi nhà từ những ngôi nhà được khảo sát, hãy tính xác suất để có đúng hai ngôi
nhà có 1 tầng.

Đáp số: 0.3185

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 28 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 21
Một bài thi trắc nghiệm gồm 10 câu hỏi, mỗi câu có 5 câu trả lời, trong đó chỉ có
một câu đúng. Giả sử mỗi câu đúng được 4 điểm, mỗi câu trả lời sai bị trừ 1
điểm. Một học sinh kém làm bài bằng cách chọn hú họa một câu trả lời. Tính xác
suất để anh ta được 20 điểm.
Đáp số: 0.0055

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 29 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 22
Người ta lấy ngẫu nhiên 12 mẫu nước thải một cách độc lập. giả sử xác suất mỗi
mẫu nước thải có hàm lượng kim loại vượt ngưỡng cho phép là 15%. Tính xác
suất có đúng hai hoặc ba mẫu nước thải có hàm lượng kim loại vượt ngưỡng cho
phép

Đáp số: 0.4643

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 30 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 23
Một khối tín hiệu gồm 100 bit được dẫn theo một kênh truyền với xác suất bị lỗi
của mỗi bit là 0.002. Biết rằng khả năng bị lỗi của mỗi bit khi được truyền là độc
lập với nhau. Tìm xác suất khối tín hiệu đó khi nhận được có ít nhất 2 bit lỗi.

Đáp số: 0.0136

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 31 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 24
Tỷ lệ yêu thích môn bóng đá ở một thành phố là 30%. Hỏi thăm ngẫu nhiên 7
người trong vùng. Tìm xác suất có hơn một nửa số người được hỏi yêu thích môn
bóng đá.

Đáp số: 0.1260

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 32 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 25
Giả thiết có 80% các chuyến xe buýt đến trạm đúng giờ. Tính xác suất trong 5
chuyến xe được chọn ngẫu nhiên và độc lập với nhau thì có ít nhất 4 chuyến xe
đúng giờ.

Đáp số: 0.7373

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 33 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 26
Gieo một đồng xu đồng chất 16 lần. Tính xác suất số lần được mặt sấp nhiều hơn
số lần được mặt ngửa.

Đáp số: 0.4018

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 34 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 27
Xác suất Bình đi học đúng giờ trong một ngày bất kỳ là 80%. Giả sử một tuần có
5 ngày học, hãy tính xác suất Bình đi học đúng giờ ít nhất 3 ngày.

Đáp số: 0.9421

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 35 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 28
Hai đấu thủ A và B đấu với nhau 7 ván cờ. Xác suất thắng mỗi ván của A trong
1 ván đấu là 0.4. Tìm xác suất để A thắng nhiều ván hơn B.

Đáp số: 0.2898

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 36 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 29
Một nhà máy sản xuất bóng đèn trang trí có tỉ lệ bóng hư là 1%. Sản phẩm của
nhà máy được đóng thành hộp 10 bóng. Nhà máy sẽ tặng khách hàng thêm 1
hộp bóng nếu khách hàng mua phải hộp có hơn 1 bóng đèn bị hư. Tìm xác suất
khách hàng được tặng hộp mới khi mua một hộp bóng của nhà máy.

Đáp số: 0.0043

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 37 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 30
Khi hỏi về ước mơ của những bé trai 8 tuổi thì người ta nhận thấy cứ 7 bé thì sẽ
có 1 bé ước mơ làm cầu thủ bóng đá. Vậy nếu hỏi 30 bé trai ở độ tuổi này thì
xác suất có ít nhất 5 bé muốn trở trành cầu thủ.
Đáp số: 0.4309

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 38 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 31
Xác suất một hành khách đã mua vé máy bay nhưng không có mặt vào giờ bay là
2%. Một công ty hàng không bán ra 283 vé cho một chuyến bay chỉ có 280 chỗ.
Tìm xác suất chuyến bay có hành khách khách đã đến sân bay đúng giờ nhưng
không được lên máy bay.

Đáp số: 0.0769

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 39 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 32
Một nhãn hàng gửi 100 phiếu quà tặng khuyến mãi cho khách hàng nhân dịp
khai trương cửa hàng mới. Theo thông lệ chỉ có 80% số khách hàng có phiếu này
sẽ sử dụng nó bằng cách đến cửa hàng mới mua hàng và nhận quà. Cửa hàng chỉ
kịp chuẩn bị 84 phần quà, nếu có khách đến khi đã hết quà thì họ sẽ xin lỗi
khách và hẹn lại để giao quà theo địa chỉ của khách. Tìm xác suất có khách hàng
phải nhận lời xin lỗi này.

Đáp số: 0.1285

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 40 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 33
Một người bắn lần lượt từng viên đạn vào bia với xác suất trúng đích 1 của mỗi
viên là 0.7. Người ấy bắn cho đến khi trúng được 5 viên thì dừng lại. Tính xác
suất người ấy đã bắn được 7 viên.

Đáp số: 0.2269

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 41 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 34
Một sinh viên làm đề thi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính. Đề có 50 câu, mỗi
câu có 5 phương án trả lời, trong đó chỉ có một phương án đúng. Nếu sinh viên
làm sai đến 20 câu thì chương trình máy tính tự động dừng. Giả sử An làm bài
bằng cách lựa chọn đáp án ngẫu nhiên đối với tất cả các câu hỏi. Tính xác suất
An phải dừng lại ngay sau câu trả lời thứ 25.

Đáp số: 0.1568

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 42 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 35
Tung một con xúc xắc 6 lần. Tìm xác suất có 3 lần xuất hiện nút lẻ, có 2 lần
xuất hiện nút 6 và 1 lần xuất hiện nút 4.
Đáp số: 0.0347

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 43 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 36
Giả thiết rằng các tín hiệu đèn giao thông ở các ngã tư hoạt động độc lập với
nhau và xác suất một người tham gia giao thông đến một ngã tư gặp đèn đỏ, đèn
xanh hay đèn vàng lần lượt là 50%, 45%, 5%. Tìm xác suất một người đi qua 9
ngã tư có 3 lần gặp đèn đỏ, 3 lần gặp đèn xanh và 3 lần gặp đèn vàng.

Đáp số: 0.0024

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 44 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 37
Một xưởng dệt sản xuất một mẫu khăn với tỉ lệ 3 màu: xanh, trắng, hồng lần
lượt là 30%, 35%, 35%. Họ đóng gói ngẫu nhiên vào các thùng, mỗi thùng 30
chiếc. Tìm xác suất khách hàng mua được một thùng có số khăn của 3 màu là
như nhau.
Đáp số: 0.0249

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 45 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 38
Một hộp gồm 8 bi trắng, 6 bi xanh, 4 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên từng viên bi (có hoàn
lại sau mỗi lần lấy). Tính xác suất lấy được 3 bi trắng, 2 bi xanh, 1 bi đỏ.

Đáp số: 0.1301

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 46 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 39
Một hộp gồm 8 bi trắng, 6 bi xanh, 4 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên từng viên bi (có hoàn
lại sau mỗi lần lấy) cho đến khi được 2 bi đỏ thì dừng. Tính xác suất đã lấy ra 3
bi trắng, 2 bi xanh.

Đáp số: 0.0289

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 47 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 40
Hai người A và B chơi đấu cờ. Xác suất thắng mỗi ván của người A là 0.32
(không có trận hòa). Trận đấu sẽ kết thúc nếu người A thắng trước 3 ván (khi đó
A thắng cuộc) hoặc người B thắng trước 5 ván (khi đó B thắng cuộc). Tìm xác
suất thắng cuộc của người A.

Đáp số: 0.3987

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 48 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 41
Hai đấu thủ A và B chơi đấu cờ. Xác suất thắng của A là 0.35 (không có trận
hòa). Ai thắng mỗi ván sẽ được 1 điểm, nếu thua sẽ không được điểm nào.Trận
đấu sẽ kết thúc nếu A giành được 8 điểm trước (khi đó A là người thắng) hoặc B
giành được 12 điểm trước (khi đó B là người thắng). Tìm xác suất thắng trận
đấu của A.
Đáp số: 0.3344

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 49 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 42
Có 20 sản phẩm trong kiện hàng, trong đó có 7 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên lần
lượt từng sản phẩm có hoàn lại sau mỗi lần lấy cho đến khi gặp chính phẩm hoặc
đủ 7 phế phẩm thì dừng lại. Tính xác suất dừng lại ngay sau lần lấy thứ 7.

Đáp số: 0.0018

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 50 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 43
Có 20 sản phẩm trong kiện hàng, trong đó 17 chính phẩm và 3 phế phẩm. Lấy
ngẫu nhiên có hoàn lại các sản phẩm trong kiện hàng đến khi lấy được chính
phẩm hoặc đủ 2 sản phẩm thì dừng lại. Tính xác suất dừng lại ở lần thứ 2.

Đáp số: 0.15

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 51 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 44
Có 30 sản phẩm trong kiện hàng, trong đó 25 chính phẩm và 5 phế phẩm. Lấy
ngẫu nhiên có hoàn lại các sản phẩm trong kiện hàng đến khi lấy được chính
phẩm hoặc đủ 8 sản phẩm thì dừng lại. Tính xác suất đã lấy ít nhất nhất 3 sản
phẩm cho đến khi dừng lại.

Đáp số: 0.0278

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 52 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 45
Một túi chứa 15 quả cầu trắng và 7 quả cầu đen. Hai người chơi A, B lần lượt rút
từng quả cầu, có hoàn lại sau mỗi lần rút. Trò chơi kết thúc khi có người rút được
quả cầu đen, người ấy xem như thua cuộc. Tính xác suất người rút trước thắng.

Đáp số: 0.4054

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 53 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 46
Hai người A, B luân phiên tung 1 con xúc xắc, cho đến khi người A tung được
mặt 6 chấm (khi đó A thắng cuộc) hoặc người B tung được mặt có số chấm chẵn
(khi đó B thắng cuộc). Biết rằng A tung trước, tìm xác suất A thắng cuộc.

Đáp số: 0.2857

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 54 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 47
Hai người A và B luân phiên tung bóng vào rổ, ai tung trúng bóng trước vào rổ
là thắng cuộc. Người A tung bóng trước. Xác suất tung bóng trúng của người A
và B trong mỗi lần tung lần lượt là 0.2 và 0.3. Tìm xác suất người B thắng cuộc.

Đáp số: 0.5455

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 55 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 48
Một người bắn liên tiếp từng viên đạn vào bia với xác suất trúng đích của mỗi
viên lần lượt là p = 0.7 cho tới khi trúng 2 viên liên tiếp thì dừng. Tính xác suất
người đó đã bắn được 6 viên cho đến khi dừng lại.

Đáp số: 0.0534

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 56 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 49
Có 30 sản phẩm trong kiện hàng, trong đó có 9 phế phẩm, 21 chính phẩm. Lấy
ngẫu nhiên có hoàn lại có sản phẩm trong kiện đến khi lấy được liên tiếp 2 phế
phẩm hoặc liên tiếp 2 chính phẩm thì dừng lại. Tính xác suất dừng lại ở lần thứ 4.

Đáp số: 0.1218

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 57 / 58


Bài tập nội dung 1
BT - 50
Xạ thủ A bắn 2 viên đạn vào mục tiêu, còn xạ thủ B bắn 3 viên đạn vào mục tiêu
đó. Xác suất bắn trúng của A trong một lần bắn (1 viên) là 0.3 và của B là 0.4.
Tính xác suất để mục tiêu bị trúng ít nhất 4 viên đạn.

Đáp số: 0.0586

Trương Đức An & Đặng Tiến Quang Nội dung 1 HK222 58 / 58

You might also like