Chủ Đề Dòng Điện Không Đổi

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ LỚP 11

CHUYÊN ĐỀ 2 : DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

I-DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN


Câu 1.1: Dòng điện là dòng các điện tích
A. bất kì dịch chuyển tự do. B. dương dịch chuyển tự do.
C. dương dịch chuyển có hướng. D. bất kì dịch chuyển có hướng.
Câu 2.1: Quy ước chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các
A. điện tích dương. B. êlectron. C. ion. D. điện tích âm.
Câu 3.1: Đơn vị đo cường độ dòng điện là
A. Niutơn. B. Jun. C. Vôn. D. Ampe.
Câu 4.1: Dụng cụ đo cường độ dòng điện là
A. Vôn kế. B. Ampe kế. C. Cân xoắn. D. Điện nghiệm.
Câu 5.1: Cường độ dòng điện chạy trong một vật dẫn được xác định bằng công thức nào sau đây?
(q)2 q t
A. I = I  . B. I  . C. I  q.t. D. I  .
t t q
Câu 6.1: Dòng điện không đổi là dòng điện có
A. chiều không đổi và cường độ thay đổi theo thời gian. B. cường độ không đổi và chiều thay đổi theo thời gian.
C. cường độ và chiều không đổi theo thời gian. D. cường độ không đổi theo thời gian.
Câu 7.1: Điều kiện để có dòng điện là phải có
A. hạt mang điện tự do. B. vật đặt trong từ trường
C. vật đặt trong điện trường . D. hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.
Câu 8.1: Bên trong nguồn điện, dưới tác dụng của các lực 1 lạ
3 thì các điện tích dương
A. dịch chuyển ngược chiều điện trường. B. dịch chuyển cùng chiều điện trường.
C. chuyển động hỗn loạn. D. đứng yên.
Câu 9.1: Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Ampe (A). B. Culông (C). C. Héc (Hz). D. Vôn (V).
Câu 10.1: Trong nguồn điện, khi lực lạ thực hiện một công A làm dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều
điện trường thì suất điện động của nguồn điện là
A q A
A. E = . B. E = A.q. C. E = . D. E = .
q A 2q
Câu 11.2: Một điện lượng 6 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 30 s. Cường
độ dòng điện chạy qua dây dẫn bằng
A. 18.10-2 A. B. 2.10-4 A. C. 5.10-3 A. D. 2.10-2 A.
Câu 12.2: Dòng điện chạy qua một dây dẫn có cường độ 0,2 A. Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của
dây dẫn sau 15 s là
A. 3 C. B. 0,013 C. C. 75 C. D. 6 C.
Câu 13.2: Một điện lượng 9 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Để cường độ dòng điện qua dây có
giá trị bằng 3 mA thì điện lượng phải dịch chuyển qua trong thời gian là
A. 27 s. B. 6 s. C. 3 s. D. 1 s.
Câu 14.2: Suất điện động của một pin điện hóa là 1,5 V. Công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích 3 C từ cực âm
tới cực dương bên trong nguồn là
A. 45.10-3 J. B. 0,5 J. C. 45.10-7 J. D. 5.10-7 J.
Câu 15.2: Pin Lơ-clan-sê sinh ra một công là 30 J khi dịch chuyển điện lượng 20 C ở bên trong và giữa hai cực của
pin. Suất điện động của pin này là
A. 0,5 V. B. 1 V. C. 1,5 V. D. 2 V.
Câu 16.2: Mỗi acquy có một dung lượng xác định, đó là điện lượng lớn nhất mà acquy có thể cung cấp được khi
nó phát điện và được đo bằng ampe giờ (1 A.h = 3600 C). Nếu một acquy chì có dung lượng 2 A.h sử dụng liên tục
trong 12 h thì cường độ dòng điện mà acquy có thể cung cấp là
1 1
A. 6 mA. B. mA. C. A. D. 6 A.
6 6

GV : Nguyễn Văn Phúc - TRƯỜNG THPT TỨ KỲ (ĐT:0983258386) 1


LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ LỚP 11

Câu 17.2: Một bộ acquy có suất điện động 6 V và có dung lượng 20 Ah. Nó cung cấp dòng điện không đổi 0,5 A
trong một mạch kín. Acquy này có thể sử dụng thời gian bao lâu cho tới khi phải nạp lại?
A. 10 h. B. 40 h. C. 12 h. D. 30 h.
Câu 18.2: Một nguồn điện có suất điện động 3 V. Để chuyển một điện lượng 200 mC qua nguồn thì lực lạ phải
sinh một công là
A. 6 J. B. 0,06 J. C. 0,6 J. D. 600 J.
Câu 19.3: Đặt hiệu điện thế 3 V vào hai đầu điện trở 6 Ω trong khoảng thời gian 15 s. Lượng điện tích dịch chuyển
qua điện trở này bằng
A. 30 mC. B. 30 C. C. 7,5 C. D. 7,5 mC.
Câu 20.3: Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là 0,2 A. Số êlectron dịch chuyển
qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 0,5 phút là
A. 3,75.1019. B. 6,25.1017. C. 0,16.1019. D. 0,125.1019.
Câu 21.3: Số êlectron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong thời gian 3 s là 9,375.1018. Dòng điện qua dây
dẫn có cường độ là
A. 4,5 A. B. 0,5 A. C. 3 A. D. 6 A.
Câu 22.3: Cho một dòng điện không đổi chạy qua một vật dẫn trong 10 s, điện lượng chuyển qua một tiết diện
thẳng của vật dẫn là 2 C. Sau một phút, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó bằng
A. 6 C. B.12 C. C. 2 C. D. 5 C.
Câu 23.3: Một tụ điện có điện dung 6 μC được tích điện bằng một hiệu điện thế 3V. Sau đó nối hai cực của bản tụ
lại với nhau thì sau 9.10-4 s hai bản tụ trở về trạng thái trung hòa. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây nối
trong thời gian đó là
A. 20 A. B. 20 mA. C. 200 mA. D. 2 A.
Câu 24.3: Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A chạy 1 3qua một vật dẫn thì sau khoảng thời gian t có một điện
lượng 4 C dịch chuyển qua tiết diện thẳng. Nếu dòng điện có cường độ 4,5 A chạy qua vật dẫn đó thì sau thời gian t
có một điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng là
A. 3 C. B. 8 C. C. 12 C. D. 6 C.
Câu 25.3: Một dòng điện không đổi qua vật dẫn trong 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua. Số electron chuyển
qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là
A. 1018. B. 10-18. C. 1020. D. 10-20.
Câu 26.3: Đặt một hiệu điện thế không đổi 24 V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 30  và R2 = 60  mắc
song song. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở lần lượt là
A. I1 = 0,8 A; I2 = 0,4 A. B. I1 = 0,4 A; I2 = 0,8 A.
C. I1 = I2 = 1,2 A. D. I1 = I2 = 0,3 A.
Câu 27.3: Đặt một hiệu điện thế không đổi 24 V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40  và R2 = 60  mắc
nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở lần lượt là
A. I1 = 0,6 A; I2 = 0,4 A. B. I1 = 0,4 A; I2 = 0,6 A.
C. I1 = I2 = 2,4 A. D. I1 = I2 = 0,24 A.
Câu 28.4: Cho mạch điện như hình vẽ 1. Trong đó: R1 = R2 = 4 Ω; R3 = 6 Ω; R1 R2
R4 = 2 Ω; R5 = 8 Ω; UAB = 24 V. Cường độ dòng điện chạy qua R1 và R3 lần + R5 -
A R4 C B
lượt là R3
A. I1 = 2A; I3 = 4A. B. I1 = 4A; I3 = 2A. Hình vẽ 1
C. I1 = I3 = 2A. D. I1 = I3 = 1A. R1 R2
Câu 29.4: Cho mạch điện như hình vẽ 2. Trong đó: UAB = 12 V; R1= 10 Ω;
R2 = R3 = 20 Ω; R4 = 8 Ω. Cường độ dòng điện chạy qua R1 và R3 lần lượt là R3
A. I1 = 0,24 A; I3 = 0,36 A. B. I1 = 0,36 A; I3 = 0,24 A. R4 A B
C. I1 = I3 = 0,24 A. D. I1 = I3 = 0,36 A. Hình vẽ 2
Câu 30.4: Cho mạch điện như hình vẽ 3. Trong đó: UAB = 24 V; R1= 10 Ω; R2 = R3
= 16 Ω; R4 = 6 Ω. Vôn kế có điện trở vô cùng lớn và ampe kế có điện trở không đáng R4
A
kể chỉ giá trị lần lượt là
A. UV = 6 V; IA = 1 A. B. UV = 12 V; IA = 2 A. A B R1 C R2
C. UV = 8 V; IA = 1 A. D. UV = 16 V; IA = 2 A.
R3
V
GV : Nguyễn Văn Phúc - TRƯỜNG THPT TỨ KỲ (ĐT:0983258386) Hình vẽ 3
2
LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ LỚP 11

Câu 31.4: Cho mạch điện như hình vẽ 3. Trong đó: UAB = 24 V; R1= 10 Ω;
R2 = R3 = 16 Ω; R4 = 6 Ω. Vôn kế có điện trở vô cùng lớn và ampe kế có điện trở không đáng kể. Cường độ dòng
điện qua điện trở R2 bằng
A. 1 A. B. 0,5 A. C. 0,2 A. D. 1/3 A.

II- ĐIỆN NĂNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN


Câu 1.1: Điện năng tiêu thụ được đo bằng
A. vôn kế. B. ampe kế. C. ôm kế. D. công tơ điện.
Câu 2.1: Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây ?
A. Cu-lông (C). B. Jun (J). C. Ampe (A). D. Oát (W).
Câu 3.1: Trong một mạch điện tiêu thụ điện năng có cường độ dòng điện I và hiệu điện thế hai đầu mạch là U.
Công suất tiêu thụ điện năng của mạch được xác định theo biểu thức
U
A. P = . B. P = I . C. P = U .I . D. P = U .I 2 .
I U
Câu 4.1: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với
A. hiệu điện thế hai đầu mạch. B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.
C. cường độ dòng điện trong mạch. C. thời gian dòng điện chạy qua mạch.
Câu 5.1: Nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua không tỉ lệ thuận với
A. điện trở của vật dẫn. B. bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
C. cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. D. thời gian dòng điện chạy qua.
Câu 6.1: Công của nguồn điện được xác định theo biểu thức là
A. Ang = E It. B. Ang = E I. C. A = E I2.
1 3 ng
D. Ang = E I2t.
Câu 7.1: Trong các nhận xét sau về công suất điện của một đoạn mạch, nhận xét nào sai?
A. Công suất tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu mạch.
B. Công suất tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua mạch.
C. Công suất tỉ lệ nghịch với thời gian dòng điện chạy qua mạch.
D. Công suất có đơn vị là oát (W).
Câu 8.2: Trong một đoạn mạch có điện trở không đổi, nếu hiệu điện thế hai đầu mạch tăng 2 lần thì trong cùng một
khoảng thời gian năng lượng tiêu thụ của mạch
A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.
Câu 9.2: Trong một đoạn mạch có một hiệu điện thế ở hai đầu mạch không đổi, nếu điện trở của mạch giảm 2 lần
thì công suất điện của mạch
A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. giảm 4 lần. D. tăng 2 lần.
Câu 10.2: Trong một đoạn mạch có điện trở thuần không đổi, nếu muốn tăng công suất tỏa nhiệt lên 4 lần thì phải
A. tăng hiệu điện thế 2 lần. B. tăng hiệu điện thế 4 lần.
C. giảm hiệu điện thế 2 lần. D. giảm hiệu điện thế 4 lần.
Câu 11.2: Cho đoạn mạch có điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của
mạch là
A. 24 kJ. B. 40 J. C. 2,4 kJ. D. 12 kJ.
Câu 12.2: Một đoạn mạch tiêu thụ điện năng có công suất 100 W, trong 20 phút mạch này tiêu thụ một lượng điện
năng bằng
A. 120 J. B. 12 J. C. 120 kJ. D. 10 kJ.
Câu 13.2: Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2 A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là
A. 48000 J. B. 24 J. C. 800 J. D. 400 J.
Câu 14.2: Một bóng đèn được nối với hai cực của nguồn điện có suất điện động 6 V thì dòng điện qua đèn có
cường độ 0,5 A. Công suất của nguồn điện này bằng
A. 12 W. B. 3 W. C. 1,5 W. D. 4,5 W.
0
Câu 15.3: Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 1 C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 7 Ω đặt trong
nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là để làm nóng nước là
A. 600 s. B. 60 s. C. 10 s. D. 3600 s.

GV : Nguyễn Văn Phúc - TRƯỜNG THPT TỨ KỲ (ĐT:0983258386) 3


LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ LỚP 11

Câu 16.3: Trong một đoạn mạch có điện trở thuần và hiệu điện thế hai đầu mạch không đổi thì trong 1 phút tiêu
thụ điện năng 40 J. Thời gian để mạch tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là
A. 25 phút. B. 1/40 phút. C. 40 phút. D. 1 phút.
Câu 17.3: Một đoạn mạch có hiệu điện thế ở hai đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của mạch là 100 Ω thì công
suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50 Ω thì công suất của mạch là
A. 100 W. B. 5 W. C. 40 W. D. 80 W.
Câu 18.3: Mắc song song hai bóng đèn có ghi (220V-110W) và (220V-55W) vào hiệu điện thế 220V. Cường độ
dòng điện qua hai đèn lần lượt là
A. I1 = 0,5 A; I2 = 0,25 A. B. I1 = 4 A; I2 = 2 A.
C. I1 = 0,5 A; I2 = 0,15 A. D. I1 = 2 A; I2 = 4 A.
Câu 19.3: Mắc nối tiếp hai bóng đèn có ghi (6V- 18W) và (6V-12W) vào hiệu điện thế 12 V thì
A. cả hai đèn đều sáng yếu hơn bình thường. B. cả hai đèn đều sáng bình thường.
C. đèn 1 sáng yếu, đèn 2 sáng mạnh hơn bình thường rồi cháy
D. đèn 2 sáng yếu, đèn 1 sáng mạnh hơn bình thường rồi cháy
Câu 20.3: Một bóng đèn có ghi (12V-18W) được mắc nối tiếp với điện trở R = 4 Ω. Để bóng đèn sáng bình thường
thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch bằng
A. 12 V. B. 16 V. C. 18 V. D. 24 V.
Câu 21.3: Để bóng đèn loại (120V- 60W) sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220 V thì cần mắc nối
tiếp bóng đèn với một điện trở R có giá trị bằng
A. 240 Ω. B. 200 Ω. C. 40 Ω. D. 440 Ω.
Câu 22.3: Một bàn là điện có ghi (220V-968W) được sử dụng ở hiệu điện thế 220 V thì nhiệt lượng mà bàn là tỏa
ra trong 2 phút bằng
A. 116160 J. B. 1936 J. 1 C.311616 J. D. 38720 J.
Câu 23.3: Một bàn là điện có ghi (220V- 800 W) được sử dụng ở hiệu điện thế 220 V. Trung bình mỗi ngày bàn là
được sử dụng 30 phút. Giá tiền điện cho mỗi kW.h là 1500đồng. Số tiền phải trả cho việc sử dụng bàn là trong một
tháng (30 ngày) là
A. 22.500đồng. B. 12.500đồng. C. 18.000đồng. D. 120.000đồng.
Câu 24.4: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ 1. Trong đó UAB = 30 V; R1= 4 Ω; Đ1
R1
R2 = 36 Ω. Các bóng đèn có ghi Đ1(12V-18W) và Đ2(12V-24W) sáng như thế nào?
A. Cả hai đèn đều sáng bình thường. R2
B. Cả hai đèn đều sáng mạnh hơn bình thường. Đ2
A B
C. Đèn 1 sáng yếu, đèn 2 sáng mạnh hơn bình thường.
Hình vẽ 1
D. Đèn 2 sáng yếu, đèn 1 sáng mạnh hơn bình thường.

GV : Nguyễn Văn Phúc - TRƯỜNG THPT TỨ KỲ (ĐT:0983258386) 4


LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ LỚP 11

CHUYÊN ĐỀ 2 : DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI


III-ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH
Câu 1.1: Đối với mạch điện kín, cường độ dòng điện chạy trong mạch
A. tỉ lệ thuận với điện trở tương đương của mạch ngoài.
B. tỉ lệ nghịch với điện trở tương đương của mạch ngoài.
C. tỉ lệ thuận với điện trở toàn phần của mạch.
D. tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch.
Câu 2.1: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r nối với mạch ngoài có
điện trở RN thì cường độ dòng điện chạy trong mạch được xác định bởi công thức
E E R r
A.  = . B.  = . C.  =  . D.  =E ( R r ).
R r R E
Câu 3.1: Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng
A. độ giảm điện thế ở mạch ngoài. B. độ giảm điện thế ở mạch trong.
C. tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.
D. hiệu độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.
Câu 4.1: Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi
A. điện trở trong không đáng kể. B. điện trở mạch ngoài không đáng kể.
C. điện trở trong lớn. D. điện trở mạch ngoài lớn.
Câu 5.1: Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch
A. bằng 0. B. không thay đổi. C. rất lớn. D. thay đổi liên tục.
Câu 6.2: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện có suất
1 3
điện động E và điện trở trong r nối với mạch ngoài có
điện trở RN thì hiệu suất của nguồn điện được tính theo công thức
r r RN r2
A. H  . B. H  . C. H  . D. H  .
RN RN  r RN  r RN2
Câu 7.2: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong không đáng kể nối với
mạch ngoài có điện trở RN. Khi điện trở mạch ngoài tăng ba lần thì cường độ dòng điện trong mạch
A. tăng ba lần. B. giảm ba lần. C. không đổi. D. giảm sáu lần.
Câu 8.2: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r với mạch ngoài có
điện trở RN. Khi thay nguồn điện trên bằng nguồn điện có suất điện động tăng hai lần nhưng điện trở trong như cũ
thì cường độ dòng điện trong mạch
A. tăng hai lần. B. giảm hai lần. C. không đổi. D. tăng bốn lần.
Câu 9.2: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong không đáng kể nối với
mạch ngoài có điện trở RN. Khi tăng suất điện động lên hai lần và giảm điện trở mạch ngoài đi hai lần thì cường
độ dòng điện trong mạch
A. tăng hai lần. B. giảm hai lần. C. không đổi. D. tăng bốn lần .
Câu 10.2: Mắc một điện trở 4 Ω vào hai cực của nguồn điện có suất điện động 9 V và điện trở trong 0,5 Ω tạo
thành mạch kín. Cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng
A. 2,25 A. B. 2 A. C. 4,5 A. D. 2,5 A.
Câu 11.2: Mắc vào hai cực của acquy có điện trở trong 1 Ω một bóng đèn có ghi (6V-12W) thì cường độ dòng
điện trong mạch bằng 1,5 A. Suất điện động của acquy có giá trị bằng
A. 6 V. B. 12 V. C. 9 V. D. 1,5 V.
Câu 12.2: Nguồn điện có suất điện động 3 V và điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài tạo thành mạch kín.
Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 0,5 A. Điện trở mạch ngoài có giá trị bằng
A. 3 Ω. B. 6,5 Ω. C. 6 Ω. D. 5,5 Ω.
Câu 13.3: Mắc một điện trở 15 Ω vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong 3 Ω thì hiệu điện thế giữa hai
cực của nguồn là 7,5 V. Suất điện động của nguồn điện bằng
A. 7,5 V. B. 9 V. C. 1,5 V. D. 6 V.

GV : Nguyễn Văn Phúc - TRƯỜNG THPT TỨ KỲ (ĐT:0983258386) 5


LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ LỚP 11

Câu 14.3: Một nguồn điện có suất điện động 9 V và điện trở trong 0,5 Ω được nối với mạch ngoài có điện trở 5,5
Ω. Độ giảm điện thế ở mạch ngoài là
A. 8,25 V. B. 1,5 V. C. 9 V. D. 3 V.
Câu 15.3: Một nguồn điện có suất điện động 9 V và điện trở trong 0,5 Ω được nối với mạch ngoài gồm ba điện trở
giống nhau mắc song song, mỗi điện trở có giá trị 12 . Cường độ dòng điện chạy trong mạch có giá trị bằng
A. 4,5 A. B. 2,25 A. C. 2 A. D. 3,6 A.
Câu 16.3: Mắc nối tiếp điện trở R1 = 3,5 Ω với điện trở R2 = 4,25 Ω rồi mắc chúng vào hai cực của pin (6V- 0,25
Ω). Độ giảm điện thế trên điện trở R1 bằng
A. 5,8125 V. B. 3,1875 V. C. 6 V. D. 2,625 V.
Câu 17.3: Một nguồn điện có suất điện động 12 V và điện trở trong 1 Ω được nối với mạch ngoài gồm ba điện trở
R1= 12 , R2 = 3 và R3 = 8 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở R2 bằng
A. 6 V. B. 1,5 V. C. 4,5 V. D. 4 V.
Câu 18.3: Hai điện trở R1 = 12 Ω và R2 = 6 Ω mắc song song với nhau và nối với nguồn điện có điện trở trong 1 Ω.
Hiệu suất của nguồn điện là
A. 90 %. B. 80 %. C. 70 %. D. 95 %.
Câu 19.3: Ba điện trở mắc song song với nhau có giá trị R1= 12 , R2 = 4  và R3 = 3. Nối các điện trở với
nguồn điện có điện trở trong là 0,5 Ω và suất điện động 6 V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 bằng
A. 0,375 A. B. 2 A. C. 1,125 A. D. 1,5 A.
Câu 20.3: Một bóng đèn loại (9V- 9W) được nối với nguồn điện có suất điện động 10,5 V và điện trở trong bằng
2,25 Ω. Công suất thực của bóng đèn bằng
A. 9 W. B. 7,84 W. C. 1,96 W. D. 8,4 W.
Câu 21.3: Một nguồn điện có suất điện động 6 V, điện trở trong 1 Ω. Mạch ngoài có điện trở 3 Ω. Công suất tiêu
thụ ở mạch ngoài là 1 3
A. 12 W. B. 2,4 W. C. 6,75 W. D. 4,48 W.
Câu 22.3: Một nguồn điện có suất điện động 12 V, điện trở trong 2 Ω nối với mạch ngoài là điện trở R. Để công
suất mạch ngoài 17,28 W thì điện trở mạch ngoài có thể có giá trị
A. 1 Ω. B. 2 Ω. C. 3 Ω. D. 4 Ω.
Câu 23.4: Khi mắc điện trở R1 = 3 Ω vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ I1 =
1,5 A. Khi mắc điện trở R2 = 6,5 Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là I2 = 0,75 A. Suất điện động và điện trở
trong của nguồn điện có giá trị là
A. 5,25 V; 1 Ω. B. 5,25 V; 0,5 Ω. C. 4,875 V; 0,5 Ω. D. 4,5 V; 1 Ω.
Câu 24.4: Điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 5 Ω thì dòng điện chạy trong
mạch có cường độ I1 = 1,2 A. Nếu mắc thêm điện trở R2 = 6 Ω song song với điện trở R1 thì cường độ dòng điện
chạy trong mạch là I2 = 54 . R1 có giá trị bằng
37
A. 2,4 Ω. B. 3,6 Ω. C. 4 Ω. D. 5 Ω.
Câu 25.4: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r được nối với mạch ngoài là điện trở R. Để công
suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = r. B. R = r. C. R = r/2. D. R = 2r.
Câu 26.4: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r được nối với mạch ngoài là điện trở R. Công suất
tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất bằng
2 2 2 2
E E E E
A. . B. . C. . D. .
2r r 4r r2
Câu 27.4: Một nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong 2 Ω nối với điện trở R tạo thành mạch kín.
Công suất mạch ngoài đạt giá trị cực đại. Hiệu suất của nguồn điện là
A. 50 %. B. 75 %. C. 80 %. D. 100 %.
Câu 28.4: Một nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 5 Ω được nối với mạch ngoài là hai điện
trở R1 = 1,5 Ω nối tiếp với biến trở R2. Điều chỉnh R2 để công suất tiệu thụ ở mạch ngoài lớn nhất. Giá trị R2 và giá
trị công suất tiêu thụ ở mạch ngoài khi đó là

GV : Nguyễn Văn Phúc - TRƯỜNG THPT TỨ KỲ (ĐT:0983258386) 6


LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ LỚP 11

A. 5 Ω và 14,4 W. B. 5 Ω và 7,2 W. C. 3,5 Ω và 7,2 W. D. 3,5 Ω và 14,4 W.


Câu 29.4: Một nguồn điện có suất điện động E = 15 V, điện trở trong r = 4 Ω được nối với mạch ngoài là hai điện
trở R1 = 1 Ω nối tiếp với biến trở R2. Điều chỉnh R2 để công suất tiệu thụ trên biến trở R2 lớn nhất. Giá trị R2 và giá
trị công suất tiêu thụ ở trên R2 khi đó là
A. 4 Ω và 22,5 W B. 5 Ω và 22,5 W C. 4 Ω và 11,25 W D. 5 Ω và 11,25 W.
Câu 30.4: Một nguồn điện có suất điện động E = 5 V, điện trở trong r = 1 Ω được nối với mạch ngoài gồm biến trở
R và điện trở R1 = 1,5 Ω mắc song song. Điều chỉnh R để công suất tiệu thụ ở mạch ngoài là lớn nhất. Giá trị R và
giá trị công suất tiêu thụ ở mạch ngoài khi đó là
A.6  ; 12,5 W B. 3  ; 6,25 W C. 6  ; 6,25 W D. 3  ; 12,5 W
Câu 31.4: Một nguồn điện có suất điện động E = 15 V, điện trở trong r = 3 Ω được nối với mạch ngoài gồm biến
trở R và điện trở R1 = 9 Ω mắc song song. Điều chỉnh R để công suất tiệu thụ trên biến trở R lớn nhất. Giá trị R và
giá trị công suất tiêu thụ ở trên R khi đó là
225 225
A. 2, 25  ; W B. 2,5  ; W C. 6  ; 56, 25 W D. 12  ; 30 W
16 8
Câu 32.4: Cho 1 nguồn điện loại 12V-2  . Nguồn trên có thể làm cho tối đa bao nhiêu bóng đèn loại ( 1V- 1W)
cùng sáng bình thường ?
A.16 bóng B.18 bóng C.32 bóng D.24 bóng
Câu 33.4: Cho 1 nguồn điện loại 16V-2  . Nếu sử dụng bóng đèn loại (2V- 2W) lắp vào nguồn trên thì với cách
mắc nào thì số bóng đèn là nhiều nhất trong khi vẫn đảm bảo các bóng đèn cùng sáng bình thường ?
A.4 dãy, mỗi dãy 8 bóng B. 2 dãy, mỗi dãy 8 bóng
C. 4 dãy, mỗi dãy 4 bóng D. 8 dãy, mỗi dãy 4 bóng r
1 3 E,
Câu 34.4: Cho mạch điện như hình vẽ 1. Trong đó: E = 13,5 V, r = 0,6 ; R1 = 3 ; R2 là
một biến trở, bóng đèn có ghi (6V-6W). Để bóng đèn sáng bình thường thì R2 có giá trị R1

bằng
A. 2,45 Ω. B. 3,64 Ω. R2
C. 4,75 Ω. D. 5,25 Ω. Hình vẽ 1
E, r
Câu 35.4: Cho mạch điện như hình vẽ 2. Trong đó: E = 15 V, r = 2,4 ; Hai bóng đèn có
ghi Đ1(6V-3W), Đ2(3V-6W) đều ở trạng thái sáng bình thường; các dây nối có điện trở R1 R2
C
không đáng kể. Giá trị của hai điện trở là
A. R1 = 1,5 ; R2 = 3 . B. R1 = 3; R2 = 1,5 . D
Đ1 Đ2
C. R1 = 3 ; R2 = 6 . D. R1 = 5 ; R2 = 2,5 . Hình vẽ 2

R1
E, r
Câu 36.4: Cho mạch điện như hình vẽ 3. Trong đó: E = 12 V, r = 1; Các điện trở R1 = 5
,R2 = 3 , R3 = R5 = 8 , R4 = 6 . Nối vào hai điểm C, D một ampe kế có điện trở nhỏ R2 C R3
không đáng kể thì ampe kế chỉ giá trị bằng R4 R5
A. 1/6 A và cực dương nối với điểm C. B. 1/6 A và cực dương nối với điểm D. D
C. 2/3A và cực dương nối với điểm C. D. 2/3 A và cực dương nối với điểm D. Hình vẽ 3

E, r
Câu 37.4: Cho mạch điện như hình vẽ 4. Trong đó: E = 24 V, r = 2 ; Các điện trở R1 = 6
R4
, R2 = 12 , R3 = 20 , R4 = 16 , ampe kế có điện trở nhỏ không đáng để chỉ giá trị bằng R1 R2 R3
1
A. A. B. 4 A. C. 2 A. D. 1 A. A
3 3 Hình vẽ 4

Câu 38: (Đề THPTQG 2018) Cho mạch điện như hình bên. Biết E = 12V; r = 1 Ω; R1 = 5Ω; R2 = R3
= 10Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu điện thế giữa hai đầu R là
A. 10,2 V. B. 4,8 V.
C. 9,6 V. D. 7,6 V.
Câu 39: (Đề THPTQG 2018) Cho mạch điện như hình bên. Biết E = 7,8 V; r = 0,4 Ω; R1 = R1 = R2 = 3 Ω; R4 = 6

GV : Nguyễn Văn Phúc - TRƯỜNG THPT TỨ KỲ (ĐT:0983258386) 7


LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ LỚP 11

Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối. Dòng điện chạy qua nguồn điện có cường độ là
A. 2,79 A. B. 1,95 A.
C. 3,59 A. D. 2,17 A.
Câu 40: (Đề THPTQG 2018) Cho mạch điện như hình bên. Biết  =12 V; r = 1; R1 = 3; R2
= R3 = 4. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tiêu thụ điện của R1 là
A. 4,5 W. B. 12,0 W.
C. 9,0 W. D. 6,0 W.
Câu 41: (Đề THPTQG 2018) Cho mạch điện như hình bên. Biết ξ = 9 V; r = 1 Ω; R1 = 5 Ω;
R2 = 20 Ω; R3 = 30 Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu điện thế giữa hai
đầu R1 là
A. 8,5 V B. 2,5 V
C. 6,0 V D. 4,5 V
Câu 42: (Đề THPTQG 2018) Để xác định suất điện động E của
một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình bên (H1).
Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởiđồ
thị biểu diễn sự phụ thuộc của 1/I (nghịch đảo số chỉ ampe kế A) vào
giá trị R của biến trở như hình bên (H2). Giá trị trung bình của E
được xác định bởi thí nghiệm này là
A. 1,0 V. B. 1,5 V. C. 2,0 V.
D. 2,5 V.
Câu 43: (Đề THPTQG 2018) Để xác định điện trở trong r của một
nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình bên (H1). Đóng
khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả 1 bởi
3 đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc của số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của ampe kế
A như hình bên (H2). Điện trở của vôn kế và rất lớn. Biết R0 = 14 Ω.
Giá trị trung bình của r được xác định bởi thí nghiệm này là
A. 1,0 Ω B. 2,5 Ω
C. 1,5 Ω D. 2,0 Ω
Câu 44: (Đề THPTQG 2019) Một nguồn điện một chiều có suất điện động 12 V và điện trở trong 1  được
nối với điện trở R = 5  thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất toả nhiệt trên R là
A. 20 W. B.24 W. C.10 W. D. 4 W

GV : Nguyễn Văn Phúc - TRƯỜNG THPT TỨ KỲ (ĐT:0983258386) 8


LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ LỚP 11

IV-GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ


Câu 1.1: Khi ghép n nguồn điện giống nhau nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất
điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. nE và r/n. B. nE và nr. C. E và nr. D. E và r/n.
Câu 2.1: Khi ghép n nguồn điện giống nhau song song, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất
điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. nE và r/n. B. nE và nr. C. E và nr. D. E và r/n.
Câu 3.2: Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 6 V và có điện trở trong 1  thành bộ
nguồn thì điện trở trong của bộ nguồn bằng
A. 6 . B. 4 . C. 3 . D. 2 .
Câu 4.2: Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 1,5 V và có điện trở trong 0,5  thành một
bộ nguồn thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. 4,5 V và 1,5 . B. 1,5 V và 1,5 . C. 4,5 V và 0,5 . D. 3 V và 1,5 .
Câu 5.2: Nếu ghép song song 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3 V và có điện trở trong 1,5  thành
một bộ nguồn thì thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. 3 V; 3 . B. 9 V; 4,5 . C. 3 V; 0,5 . D. 6 V; 0,5 .
Câu 6.2: Người ta mắc một bộ ba pin giống nhau song song thì thu được một bộ nguồn có suất điện động 6 V và
điện trở trong 1 . Mỗi pin có suất điện động và điện trở trong là
A. 6 V; 3 . B. 2 V; 1 . C. 2 V; 3 . D. 6 V; 1 .
Câu 7.2: Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn có suất điện động 4,5 V và điện trở trong 3  thì
khi mắc ba pin đó song song ta thu được bộ nguồn có suất1 điện
3 động và điện trở trong là
A. 1,5 V; 1/3 . B. 9 V; 4,5 . C. 3 V; 0,5 . D. 6 V; 0,5 .
Câu 8.2: Ba nguồn điện giống nhau có suất điện động E = 1,5 V và điện trở trong r = 0,5  được mắc nối tiếp và
nối với mạch ngoài là một điện trở R = 3 . Cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng
A. 1,5 A. B. 0,3 A. C. 0,5 A. D. 1,0 A.
Câu 9.2: Ba nguồn điện giống nhau có suất điện động E = 6 V và điện trở trong r = 1,5  được mắc song song và
nối với mạch ngoài là một điện trở R = 11,5 . Cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng
A. 1,5 A. B. 0,7 A. C. 0,5 A. D. 1,2 A.

GV : Nguyễn Văn Phúc - TRƯỜNG THPT TỨ KỲ (ĐT:0983258386) 9

You might also like