Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

Phần 1: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG

Chủ đề 1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

Câu 1: Nếu giảm khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa
chúng sẽ
A. Tăng lên 3 lần. B. Giảm đi 3 lần. C. Tăng lên 9 lần. D. Giảm đi 9 lần.

Câu 2: Đồ thị nào trong hình vẽ có thể biểu diễn sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích
điểm vào khoảng cách giữa chúng?
F F F F

r r r r
0 0 0 0
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.

Câu 3: Đồ thị biểu diễn độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong
F
chân không phụ thuộc vào khoảng cách r được cho như hình vẽ bên. Tính
F
tỉ số 2 F2
F1
A. 2 B. 3 F1
C. 4 D. 5 O r

Câu 4: Tính lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân trong nguyên tử heli với một êlecron trong vỏ nguyên
tử. Cho rằng electron này nằm cách hạt nhân 2,94.10−11 m.
A. 0,533 µN. B. 5,33 µN. C. 0,625 µN. D. 6,25 µN.

Câu 5: Hai quả cầu nhỏ mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10 cm trong chân không
thì tác dụng lên nhau một lực 9.10−3 N. Xác định độ lớn điện tích của hai quả cầu đó.
A. 0,1 µC. B. 0,2 µC. C. 0,15 µC. D. 0,25 µC.

Câu 6: (Đề chính thức của BGDĐT − 2018) Trong không khí, khi hai điện tích điểm đặt cách nhau
lần lượt là d và d + 10 (cm) thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn tương ứng là 2.10−6N và
5.10−7N. Giá trị của d là
A. 5 cm. B. 20 cm. C. 2,5 cm. D. 10 cm.

Câu 7: Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 12 cm. Lực
tương tác giữa hai điện tích đó bằng F. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách nhau
8cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng F. Tính hằng số điện môi của dầu:
A. 1,5. B. 2,25. C. 3 D. 4,5.

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 1


Chủ đề 2. THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

Câu 8: Một thanh ebonit khi cọ xát với tấm dạ (cả hai không mang điện cô lập với các vật khác) thì
thu được điện tích – 3.10−8C. Tấm dạ sẽ có điện tích?
A. −3. 10−8C B. −1,5. 10−8C C. 3. 10−8C D. 0

Câu 9: Một quả cầu tích điện +6,4.10-7 C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số
proton để quả cầu trung hoà về điện?
A. Thừa 4.1012 electron. B. Thiếu 4.1012 electron.
12
C. Thừa 25.10 electron. D. Thiếu 25.1013 electron.

Câu 10: Có 4 quả cầu kim loại, giống hệt nhau. Các quả cầu mang các điện tích lần lượt là: +2,3 µC;
−264.10-7 C; −5,9 µC; +3,6.10-5 C. Cho bốn quả cầu đồng thời chạm nhau, sau đó lại tách
chúng ra. Điện tích mỗi quả cầu sau đó là:
A. 17,65.10-6 C B. 1,6.10-6 C C. 1,5. 10-6 C D. 14,7. 10-6 C

Câu 11: Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại A và B đặt trong không khí, có điện tích lần lượt
là q1 = − 3,2.10-7 C và q2 = 2,4.10-7 C, cách nhau một khoảng r, lực tương tác giữa hai quả cầu
là 4,8.10−3N. Cho hai quả cầu tiếp xúc điện với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Xác định lực tương tác
điện giữa hai quả cầu sau đó.
A. 3.10-4 N. B. 2,5.10−4N. C. 2.10-4N. D. 10-4N.

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 2


Chủ đề 3. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN

Câu 12: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
A. Niuton. B. Culong. C. Vôn kế mét. D. Vôn trên mét.

Câu 13: Đồ thị nào trong hình vẽ phản ánh sự phụ thuộc của độ lớn cường độ điện trường E của một
điện tích điểm vào khoảng cách r từ điện tích đó đến điểm mà ta xét?

E E E E

r r r r
0 0 0 0
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.

Câu 14: Những đường sức điện nào vẽ ở hình dưới là đường sức của điện trường đều?

Hình 1 Hình 2 Hình 3

A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Không hình nào.

Câu 15: Hình ảnh đường sức điện nào ở hình vẽ ứng với các đường sức của một điện tích điểm âm?

Hình 1 Hình 2 Hình 3

A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.

Câu 16: Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống
hai điện tích điểm A và B. Chọn kết luận đúng.
A. A là điện tích dương, B là điện tích âm.
A B
B. A là điện tích âm, B là điện tích dương.
C. Cả A và B là điện tích dương.
D. Cả A và B là điện tích âm.

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 3


Câu 17: Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai
điện tích. Các điện tích đó là
A. hai điện tích dương.
B. hai điện tích âm.
C. một điện tích dương, một điện tích âm.
D. không thể có các đường sức có dạng như thế.

Câu 18: Tính cường độ điện trường do một điện tích điểm +4.10−9C gây ra tại một điểm cách nó 5cm
trong chân không
A. 144 kV/m. B. 14,4 kV/m C. 288 kV/m. D. 28,8 kV/m.

Câu 19: Một điện tích điểm Q = −2.10−7 C , đặt tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi
 = 2. Véc tơ cường độ điện trường do điện tích O gây ra tại điểm B với AB = 7,5cm có
A. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5. 105 V/m.
B. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 1,6.105 V/m.
C. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 2,5.105 V/m.
D. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 1,6.105 V/m.

Câu 20: Tại điểm O đặt điện tích điểm Q. Trên tia Ox có ba điểm theo đúng thứ tự A, M, B. Độ lớn
cường độ điện trường tại điểm A, M, B lần lượt là EA, EM và EB. Nếu EA = 90000 V/m, EB =
5625 V/m và MA = 2MB thì EM gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 16000 V/m. B. 22000 V/m C. 11200 V/m D. 10500 V/m

Chủ đề 4. CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN

Câu 21: (Đề chính thức của BGD-ĐT – 2018) Một điện tích điểm q dịch chuyển từ điểm M đến điểm
N trong điện trường, hiệu điện thế giữa hai điểm là UMN. Công của lực điện thực hiện khi điện
tích q dịch chuyển từ M đến N là:
A. qUMN B. q2UMN C. UMN/q D. UMN/q2.

Câu 22: (Đề khảo sát BGD –ĐT – 2018) Trong một điện trường đều có cường độ E, khi một điện
tích dương q di chuyển cùng chiều đường sức điện một đoạn d thì công của lực điện là:
A. qE/d B. qEd C. 2qEd D. E/(qd)

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 4


Câu 23: Một electron di chuyến được một đoạn đường 1 cm (từ trạng thái nghỉ), dọc theo một đường
sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000
V/m. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây?
A. −1,6.10-16 J. B. +1,6.10−16J. C. −1,6.1018J. D. +1,6.10-18 J.

Câu 24: Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau 2cm. Cường
độ điện trường giữa hai bản bằng 3000V/m. Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt một
hạt mang điện dương 1,2.10−3 C. Tính công của điện trường khi hạt mang điện chuyển động từ
bản dương sang bản âm
A. 0,09J B. + 0,09J C. – 0,072J D. + 0,072J

Chủ đề 5. ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ

Câu 25: (Đề chính thức của BGD-ĐT – 2018) Đơn vị của điện thế là:
A. Vôn (V) B. Ampe (A) C. Cu – lông (C) D. Oát (W)

Câu 26: Khi một điện tích q = -2C di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường thì công của lực
điện - 6J. Hiệu điện thế UMN bằng?
A. 12V. B. – 12V C. 3V D. – 3V

Câu 27: Ở sát mặt Trái Đất, vectơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và có
độ lớn vào khoảng 150 V/m. Tính hiệu điện thế giữa một điểm ở độ cao 5m và mặt đất.
A. 720 V. B. 360 V. C. 120 V. D. 750V

Chủ đề 6: TỤ ĐIỆN

Câu 28: Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
A. Giữa hai bản kim loại sứ. B. Giữa hai bản kim loại không khí.
C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi. D. Giữa hai bản kim loại nước tinh khiết.

Câu 29: Trong hệ đơn vị SI, đơn vị của điện dung tụ điện là:
A. Cu-lông (C) B. Henry (H) C. Ôm (Ω) D. Fara (F)

Câu 30: Một tụ điện phẳng có điện dung C = 2pF được nối vào nguồn điện có hiệu điện thế
U = 600V. Điện tích của tụ điện là:
A. 2.10 − 9 C B. 1,2.10 − 9 C C. 1,5.10 − 9 C D. Một kết quả khác.

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 5


Phần 2: DÒNG DIỄN KHÔNG ĐỔI

Chủ đề 1. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN

Câu 1. Cường đô dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Lực kế. B. Công tơ điện. C. Nhiệt kế. D. Ampe kế.

Câu 2. Đo cường độ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây?


A. Niu-tơn (N). B. Jun (J) C. Oát (W) D. Ampe (A).

Câu 3. Điều kiện để có dòng điện là:


A. Chỉ cần có các vật dẫn.
B. Chỉ cần có hiệu điện thế
C. Chỉ cần có nguồn điện.
D. Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

Câu 4. Một điện lượng 6,0 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn trong khoảng thời
gian 2,0 s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.
A. 3 mA B. 6 mA C. 0,6 mA D. 0,3 mA

Câu 5. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là I = 0,5 A. Tính điện lượng dịch chuyển
qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 10 phút?
A. 300 C B. 600 C C. 900 C D. 500 C

Chủ đề 2. ĐIỆN NĂNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN

Câu 6. Điện năng được đo bằng


A. Vôn kế. B. Công tơ điện. C. Ampe kế. D. Tĩnh điện kế

Câu 7. Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Niu tơn (N). B. Jun (J). C. Oát(W). D. Cu lông (C)

Câu 8. Điện năng biến đôi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào
dưới đây khi chúng hoạt động?
A. Bóng đèn dây tóc. B. Quạt điện.
C. Ấm điện. D. Acquy đang được nạp điện.

Câu 9. Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện cò cường độ 1 A chạy qua dây dẫn
trong 1 giờ. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dần này là 6 V.
A. 18,9 kJ và 6W. B. 21,6 kJ và 6 W. C. 18,9 kJ và 9 W. D. 21,6 kJ và 9 W.

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 6


Câu 10. Cho mạch điện gồm hai điện trở mắc nối tiếp nhau và mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế
U = 9V. Cho R1 = 1,5 Ω. Biết hiệu điện thế hai đầu R2 là 6V. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R2
trong 2 phút?
A. 720J. B. 1440J. C. 2160J. D. 24J.

Câu 11. Để loại bóng đèn loại 120 V − 60 W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế 220V,
người ta mắc nối tiếp với nó một điện trở phụ R. Tính R?
A. 240Ω. B. 200Ω C. 2200 D. 260Ω

Câu 12. Một nguồn có  = 3V, r = 1 nối với điện trờ ngoài R = 1Ω thành mạch điện kín. Công suất
của nguồn điện là:
A. 2,25W B. 3W C. 3,5W D. 4,5W

Câu 13. Cho mạch điện thắp sáng đèn như hình, nguồn có suất điện động 12 V. Đèn loại 6 V − 3W.
Điều chinh R để đèn sáng bình thường. Tính công của nguồn điện trong khoảng thời gian lh?
A. 21600J A B
B. 10800J
C. 2160J R
D. 1080J

Câu 14. Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động  = 6V, điện trở trong r = 1Ω nối với
mạch ngoài là biến trở R, điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị cực đại. Công suất
đó là:
A. 36W B. 9W C. 18W D. 24W

Câu 15. Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động  = 3V, điện trở trong r = 1Ω nối với
mạch ngoài là biến trở R, điều chỉnh R đế công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị cực đại. Khi đó R
có giá trị là:
A. 1Ω B. 2Ω C. 3Ω D. 4Ω

Câu 16. Một nguồn điện có suất điện động  = 12V điện trở trong r = 2Ω nối vói điện trở R tạo thành
mạch kín. Xác định R biết R > 2Ω, công suất mạch ngoài là 16W
A.3 Ω B. 4Ω C. 5Ω D. 6Ω

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 7


Phần 3: TỪ TRƯỜNG

Chủ đề 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TỪ TRƯỜNG

Câu 17. Mọi từ trường đều phát sinh từ


A. Các nguyên từ sắt. B. Các nam châm vĩnh cửu.
C. Các mômen từ. D. Các điện tích chuyển động.

Câu 18. (Đề tham khảo của BGD-ĐT - 2018) Phát biểu nào sau đây đúng? Trong từ trường, cảm
ứng từ tại một điểm
A. nằm theo hướng của lực từ. B. ngược hướng với đường sức từ.
C. nằm theo hướng của đường sức từ. D. ngược hướng với lực từ.

Câu 19. Chọn câu sai.


A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng các đường sức từ.
B. Các đường sức của từ trường đều cỏ thế là các đường cong cách đều nhau.
C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là các đường cong kín.
D. Một hạt mang điện chuyển

Câu 20. Phát biếu nào dưới đây là sai? Lực từ là lực tương tác
A. giữa hai nam châm. B. giữa hai điện tích đứng yên.
C. giữa hai dòng điện. D. giữa một nam châm và một dòng điện.

Câu 21. Có hai thanh kim loại M, N bề ngoài giống hệt nhau. Khi đặt chúng gần nhau (xem hình vẽ)
thì chúng hút nhau.
M N

Tình huống nào sau đây không thể xảy ra?


A. Đó là hai nam châm mà hai đàu gần nhau là hai cực khác tên.
B. M là sắt, N là thanh nam châm.
C. M là thanh nam châm, N là thanh sắt.
D. Đó là hai thanh nam châm mà hai đầu gần nhau là hai cực Bắc.

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 8


Chủ đề 2. TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHÃY TRONG CÁC DÂY DẪN

Từ trường của điện chạy trong dây dẫn thẳng

Câu 22. Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bời dòng điện
trong dây dẫn thẳng dài vô hạn:

I B I B B B
A. M B. + M C. + M D. M

I I

Câu 23. Hình vẽ nào dưới đây xác định sai hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bới dòng điện
thẳng dài vô hạn:

M
I I + M +I M
A. B B. C. D. B
M B I

Câu 24. Một dòng điện cường độ 5A chạy trong một dây dẫn thẳng dài chiều như hình vẽ. Cảm ứng
từ tại hai điểm M và N quan hệ với nhau như thế nào, biết M và N đều cách dòng điện 4cm, đều
nằm trên mặt phẳng hình vẽ đối xứng nhau qua dây dẫn
A. BM = BN; hai véc tơ BM và BN . song song cùng chiều M
I
B. BM = BN ; hai véc tơ BM và BN song song ngược chiều
C. BM > BN; hai véc tơ BM và BN song song cùng chiều
D. BM = BN; hai véc tơ BM và BN vuông góc với nhau N

Câu 25. Hai điểm M và N gần dòng điện thẳng dài, cảm ứng từ tại M lớn hơn cảm ứng từ tại N 4 lần.
Kết luận nào sau đây đúng:
r r
A. rM = 4rN B. rM = N C. rM = 2rN D. rM = N
4 2

Câu 26. Cho dòng điện cường độ 1A chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn. Cảm ứng từ tại những
điểm cách dây 10cm có độ lớn:
A. 2.10−6T B. 2.10−5T C. 5.10−6 T D. 0,5.10−6 T

Câu 27. Dây dẫn thẳng dài có dòng điện 5A chạy qua. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là 5  T . Điếm M
cách dây một khoảng:
A. 20cm B. 10cm C. 1cm D. 2cm

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 9


Câu 28. Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của dòng
điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn vuông góc với mặt phẳng hình vẽ:

A. I B B. C. I B D. A và C
I B

Câu 29. Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại tâm
vòng dây của dòng điện ữong vòng dây tròn mang dòng điện:

B I
I B
B. I C. D.
A. B
I B

Câu 30. Một khung dây tròn bán kính 4cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng có
cường độ 0,3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung.
A. 4,7. 10−5T B. 3,7.10−5T C. 2,7. 10−5T D. 1,7. 10−5T

Câu 31. Một khung dây tròn gồm 24 vòng dây, mỗi vòng dây có dòng điện cường độ 0,5 A chạy qua.
Tính toán thấy cảm ứng từ ở tâm khung bằng 6,3.10−5 T. Bán kính của khung dây đó là:
A. 0,1 m B. 0,12 m C. 0,16 m D. 0,19 m

Câu 32. Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biếu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của dòng
điện trong ống dây gây nên:

A. B. C. D. A và C
I I I

Câu 33. Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10−5 T bên trong một ống dây, mà
dòng điện chạy trong mỗi vòng của ống dây chỉ là 2 A thì số vòng quấn trên ống phải là bao
nhiêu, biết ống dây dài L = 50cm
A. 7490 vòng B. 4790 vòng C. 479 vòng D. 497 vòng

Câu 34. Dùng loại dây đồng đường kính d = 0,5 mm, bên ngoài có phủ một lớp sơn cách điện mỏng
quấn quanh một hình trụ tạo thành một ống dây, các vòng dây quấn sát nhau. Cho dòng điện 0,1
A chạy qua các vòng dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây bằng:
A. 18,6.10−5T B. 26,1.10−5T C. 25.10−5 T D. 30.10−5 T

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 10


CHỦ ĐỀ 3. LỰC DO TỪ TRƯỜNG TÁC DỤNG LÊN DÂY DẪN ĐIỆN

Câu 35. Một đoạn dây dẫn dài l = 0,80 m đặt nghiêng một góc 60° so với hướng của các đường sức
từ trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,50 T. Khi dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn này
có cường độ I = 7,5 A, thì đoạn dây dẫn bị tác dụng một lực từ bằng bao nhiêu?
A. 4,2 N. B. 2,6 N. C. 3,6 N. D. 1,5 N.

Câu 36. Một dây dẫn thẳng dài 1,4 m đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,25 T. Khi dòng điện
cường độ 12 A chạy qua dây dẫn thì dây dẫn này bị tác dụng một lực bằng 2,1 N. Góc hợp bởi
hướng của dòng điện chạy qua dây dẫn và hướng của cảm ứng từ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 290 B. 560 C. 450 D. 900

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 11


Phần 4: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Chủ đề 1: TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Câu 37. Từ thông qua một mạch điện phụ thuộc vào:
A. đường kính của dây dẫn làm mạch điện B. điện trở suất của dây dẫn
C. khối lượng riêng của dây dẫn D. hình dạng và kích thước của mạch điện.

Câu 38. Từ thông qua một diện tích S (phẳng) có giá trị cực đại khi mặt phẳng (S)
A. song song với các đường sức từ.
B. có pháp tuyến tạo với các đường sức từ một góc 120o.
C. vuông góc với các đường sức từ.
D. tạo với các đường sức từ góc 60o.

Câu 39. Đơn vị của từ thông là:


A. vêbe(Wb) B. tesla(T) C. henri(H) D. vôn(V)

Câu 40. (Đề chính thức của BGD-ĐT - 2018) Một vòng dây dẫn kín, phẳng có diện tích 10 cm2.
Vòng dây được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ hợp với vectơ pháp tuyến của mặt
phẳng vòng dây một góc 60° và có độ lớn là 1,5.10-4 T. Từ thông qua vòng dây dẫn này có giá trị

A. 1,3.10-3 Wb B. 1,3.l0-7 Wb C. 7,5.10-8 Wb D. 7,5.10-4 Wb

Câu 41. Một khung dây phẳng giới hạn diện tích S = 5 cm2 gồm 20 vòng dây đặt trong từ trường đều
có cảm ứng từ từ B = 0,1T sao cho mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 60°.
Tính từ thông qua diện tích giới hạn bởi khung dây.
A. 8,66.10-4 Wb B. 5.10-4 Wb C. 4,5.10-5 Wb D. 2,5.10-5 Wb

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 12


Chủ đề 2: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG VÀ CHIỀU CỦA DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

Câu 42. Kéo khung dây xa dây dẫn thẳng có dòng điện I.

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung có chiều


A. ABDC
B. ADCB
C. lúc đầu theo chiều ABCD, lúc sau theo chiều ngược lại
D. Không đủ cơ sở để xác định

Chủ đề 3: SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG

Câu 43. (Đề thi THPT quốc gia - 2018) Một vòng dây dẫn kín, phẳng được đặt trong từ trường đều.
Trong khoảng thời gian 0,04 s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị 6.10-3 Wb về 0 thì suất
điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn là
A. 0,12 V. B. 0,15 V. C. 0,30 V. D. 70,24V.

Câu 44. Một vòng dây dẫn hình vuông, cạnh a = 10 cm, đặt cố định trong một từ trường đều có vectơ
cảm ứng từ vuông góc với mặt khung. Trong khoảng thời gian 0,05 s, cho độ lớn của cảm ứng từ
tăng đều từ 0 đến 0,5 T. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây.
A. 100 (V). B. 0,1 (V). C. l,5 (V). D. 0,15 (V).

Câu 45. Một khung dây phẳng diện tích 20 cm2, gồm 10 vòng được đặt trong từ trường đều. Vectơ
cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây góc 30° và có độ lớn bằng 2.10-4 T. Người ta
làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,01 s thì độ lớn suất điện động cảm ứng xuất
hiện trong khung dây trong thời gian từ trường biến đổi.
A. 200 (µV). B. 180 (µV). C. 160 (µV). D. 80 (µV).

Câu 46. Một khung dây dẫn hình chữ nhật có diện tích 200 cm2, ban đầu ở vị trí song song với các
đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn B = 0,01 T. Khung quay đều trong thời gian Δt =
0,04s đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong
khung là
A. 5 mV. B. 12 mV. C. 3.6V. D. 4,8 V.

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 13


Chủ đề 4: HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM

Câu 47. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ gây ra bởi
A. sự biến thiên của từ trường trái đất
B. sự chuyển động của nam châm so với mạch
C. sự chuyển động của mạch so với nam châm
D. sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch

Câu 48. Chọn phát biểu sai ? Độ lớn suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi
A. độ tự cảm của ống dây lớn. B. cường độ dòng điện qua ống dây lớn.
C. dòng điện giảm nhanh. D. dòng điện tăng nhanh

Câu 49. (Đề chính thức của BGDĐT − 2018) Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,2 H. Trong khoảng thời
gian 0,05 s, dòng điện trong cuộn cảm có cường độ giảm đều từ 2 A xuống 0 thì suất điện động
tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm có độ lớn là
A. 4V. B. 0,4 V. C. 0,02 V. D. 8 V.

Câu 50. Một cuộn tự cảm có độ tự cảm 0,5 H, trong đó dòng điện tăng đều với tốc độ 200 A/s thì
suất điện động tự cảm là
A. −100 V. B. 20 V. C. 100 V. D. 200V

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 14


Phần 5: QUANG HÌNH

Chủ đề 1: SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

Câu 1. (H) Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là
A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ hai tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
C. Khi góc tới bằng 0 góc khúc xạ cũng bằng 0.
D. Góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.

Câu 2. (H) Chiếu một tia sáng với góc tới i = 300 đi từ thuỷ tinh ra không khí. Cho biết chiết suất
thuỷ tinh là n = 2 . Góc khúc xạ của tia sáng bằng
A. 20,70 B. 27,50 C. 450 D. 600.

Câu 3. (H) Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ không khí vào một khối chất trong suốt với góc tới 450
thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là
3
A. 2. B. 3 C. 2 D. .
2

Câu 4. (H) Chiếu một chùm sáng hẹp từ không khí vào thủy tinh có chiết suất là 3 với góc tới
600. Góc lệch của tia tới và tia khúc xạ sẽ là:
A. 100 B. 90 C. 120 D. 300

Câu 5. (VD) Một tia sáng truyền từ không khí vào nước
(n = 4/3), một phần phản xạ và một phần khúc xạ vuông góc với
nhau. Góc tới i có giá trị gần đúng là
A. 300 B.350
C. 530 D. 600

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 15


Chủ đề 1: HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

Câu 6. (H) Tia sáng đi từ thuỷ tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân
cách với nước (n2 = 4/3). Điều kiện của góc tới i để không có tia
khúc xạ trong nước là
A. i ≥ 62044’. B. i < 62044’. C. i < 41048’. D. i < 48035’.

Câu 7. (H) Một tia sáng đi từ thủy tinh ( n = √2 ) ra không khí


với góc tới 600 thì góc khúc xạ sẽ là
A. 450 B. 300 C. 600 D. không có tia khúc xạ

Chủ đề 3: THẤU KÍNH

Câu 8. (VD) Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc trục chính, trước một thấu kính phân kì một khoảng
d = 60 cm. Thấu kính có tiêu cự f = - 20 cm. Ảnh của vật nằm
A. trước kính 15 cm B. sau kính 15 cm. C. trước kính 30 cm. D. sau kính 30 cm.

Câu 9. (VD) Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 dp
và cách thấu kính một khoảng 30 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A. ảnh thật, sau kính, cách kính 60 cm. B. ảnh ảo, trước kính, cách kính 60 cm.
C. ảnh thật, sau kính, cách kính 20 cm. D. ảnh ảo, trước kính, cách kính 20 cm.

Câu 10. (VD) Đặt vật sáng AB = 2 cm, vuông góc với trục chính, trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự
f = - 12 cm, vật cách thấu kính một khoảng d = 12 cm thì ta thu được
A. ảnh ngược chiều với vật, cao 1cm. B. ảnh cùng chiều với vật, cao 0,5cm.
C. ảnh cùng chiều với vật, cao 1 cm. D. ảnh ngược chiều với vật, cao 4 cm.

Câu 11. (VD) Đặt vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính một khoảng 40 cm thì
thu được ảnh ảo cách thấu kính 24cm. Tiêu cực thấu kính là
A. f = 15 cm. B. f = 60 cm. C. f = - 60 cm. D. f = - 15 cm.

Câu 12. (VD) Vật sáng AB nằm vuông góc với trục chính và trước thấu kính. Ảnh A’B’ thu được là
ảnh ảo, cách thấu kính 27 cm và nhỏ hơn vật 4 lần. Tiêu cự của thấu kính là
A. -9 cm. B. -36 cm. C. 36 cm. D. -21 cm.

Câu 13. (VD) Đặt vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính một khoảng 36 cm thì
thu được ảnh ngược chiều vật và ảnh cách thấu kính 72 cm. Độ tụ thấu kính là:
A. D = 4,17 điốp. B. D = 24 điốp. C. D = 1,39 điốp. D. D = 72 điốp.

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 16


Câu 14. (VD) Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm
cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là
A. 90 cm. B. 15 cm. C. 12 cm. D.18 cm.

Câu 15. (VD) Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng
20cm, qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp 3 lần AB. Tiêu cự của thấu kính là
A. f = 15 cm. B. f = 30 cm. C. f = -15 cm. D. f = -30 cm.

Chủ đề 4: MẮT VÀ CÁC TẬT KHÚC XẠ CỦA MẮT. KÍNH BỔ TRỢ CHO MẮT

Câu 16. (B) Bộ phận của mắt giống như thấu kính hội tụ là
A. thủy dịch. B. dịch thủy tinh. C. thể thủy tinh. D. giác mạc.

Câu 17. (B) Thấu kính mắt có tác dụng


A. tạo ra ảnh thật lớn hơn vật trên màn lưới. B. tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật trên màn lưới.
C. tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật trên màn lưới. D. tạo ra ảnh ảo nhỏ hơn vật trên màn lưới.

Câu 18. (B) Sự điều tiết của mắt là


A. thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ trên màng lưới.
B. thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt.
C. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.
D. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.

Câu 19. (B) Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?
A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa.
B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa.
C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.
D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.

Câu 20. (B) Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng?
A. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
C. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.
D. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 17


Câu 21. (B) Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vật
A. cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.
B. cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cự.
C. tại tiêu điểm vật của kính.
D. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của thấu kính.

Câu 22. (B) Occ là khoảng cực cận; Ocv là khảng cực viễn; CcCv là khỏng nhìn rõ của mắt. f là tiêu
cụ của kính lúp. Công thức số bội giác của kính lúp khúc xạ trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực

OCC OCV C C 1
A. G = B. G = C. G = C V D. G  =
f f f f

Câu 23. (B) Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính hiển vi là đúng?
A. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài.
B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn.
D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

Câu 24. Với  = O1O2 – f1 – f2 gọi là độ dài quang học của kính hiển vi; Đ = OCC là khoảng cực cận
của mắt người quan sát; f1 là tiêu cụ của vật kính; f2 là tiêu cụ của thị kính. Công thức số bội giác của
kính hiển vi khúc xạ trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là
 Đ f Đ
A. G =  B. G = 1 
f1 f 2  f2
 f  f
C. G =  1 D. G =  2
Đ f2 f1 Đ

Câu 25. (B) Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính thiên văn là đúng?
A. Vật kính là thấu kính hội có tiêu cự rất dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu rất dài.
B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài.
C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn.
D. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

Câu 26. (B) Công thức số bội giác của kính thiên văn khúc xạ trong trường hợp ngắm chừng ở vô
cực G∞ là
f f
A. G  = 1 B. G∞ = f1f2. C. G∞ = f1 + f2. D. G  = 2
f2 f1

Giáo viên: Lê Bá Ngọc - THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho Trang 18

You might also like