Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 54

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

BI - TRÍ - DŨNG

TÀI LIỆU TU HỌC PHẬT PHÁP

BẬC MỞ MẮT

BHD TRUNG ƯƠNG/GĐPT VIỆT NAM


Tài liệu tu chỉnh - 2004 (PL. 2548)
(Lưu hành nội bộ)
Mở Mắt

CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC


BẬC MỞ MẮT
Tinh thần chủ đạo: HIẾU
Thời gian tu học: 01 năm

A. PHẦN PHẬT PHÁP


I/ Kiến thức:
• Em đến chùa.
• Em vào đoàn.
• Em lễ Phật.
• Em chào kính.
• Châm ngôn và Luật đoàn của em.
• Giới thiếu 3 ngôi báu.
• Em đeo Hoa sen.
• Em thuộc bài sám hối và 7 danh hiệu Phật, Bồ tát.
• Em biết các chuyện tiền thân :
- Lòng hiếu chim Oanh vũ.
- Con voi hiếu nghĩa.
- Hoàng tử nhẫn nhục và hiếu thảo.
II/ Thực hành:
Chào kính: Giữ lễ khi đến chùa.
B. PHẦN VĂN NGHỆ:
1. Bài ca của Bậc Mở Mắt:
2. Thuộc 5 bài hát ngắn có điệu bộ.
Gợi ý:
3
Mở Mắt

- Yêu mến mẹ cha


- Cười làm quen
- Chim bay
- Chim non
- Cái nhà (Cái chùa) của ta.
3. Thuộc 4 bài hát nghi lễ:
- Sen trắng
- Dây thân ái
- Trầm hương đốt
- Đoàn ca(Oanh nam: Sen non hay
Đồng niên ca; Oanh nữ: Sen tươi)
C. PHẦN HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:
1. Gút: Dẹp, hoa, số 8.
2. Dấu đi đường: Bắt đầu đi, đi lối này, cấm, nguy
hiểm, đến nơi.
3. Thông tin: Phân biệt hiệu còi.
4. Thể dục: Đi bộ 1 cây số, tập hít sau, thở dài, nhảy
dây 5 cái liên tục.
5. Trò chơi luyện chân tay.
D.PHẦN HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
1. Đi thưa về trình.
2. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
3. Thường thức
Vệ sinh tay chân, răng miệng.
Cách đi đường và băng qua đường.
Lau bàn ghế.
4. Thủ công, vẽ: Tập đồ, tô màu, dán(theo mẫu)
Huy hiệu hoa sen. Xé giấy dán tranh. Làm dây xúc
xích
4
A- PHẬT PHÁP
Mở Mắt

CHƯƠNG TRÌNH PHẬT PHÁP


BẬC MỞ MẮT
******
A. Phần Phật Pháp
I/- Kiến thức:
1. Em đến chùa.
2. Em vào đoàn.
3. Em lễ Phật.
4. Em chào kính.
5. Châm ngôn và Luật đoàn của em.
6. Giới thiếu 3 ngôi báu.
7. Em đeo Hoa sen.
8. Em thuộc bài sám hối và 7 danh hiệu Phật, Bồ tát.
9. Em biết các chuyện tiền thân :
- Lòng hiếu chim Oanh vũ.
- Con voi hiếu nghĩa.
- Hoàng tử nhẫn nhục và hiếu thảo.
II/- Thực hành:
- Chào kính
- Giữ lễ khi đến chùa.

6
Mở Mắt

BÀI 1

EM ĐẾN CHÙA

I. Chuẩn bị:
- Tranh cảnh vài ngôi chùa nổi tiếng.
II. Giờ học:
1. Em suy nghĩ:
- Cảnh chùa có gì khác biệt với nhà, với trường học?
- Ai là người sống ở chùa thường xuyên?
- Em đến chùa được những lợi ích gì?- Có được nhiều
lợi ích, khi đến chùa em nên làm gì?
2. Em cần biết:
- Chùa là nơi tăng ni sống và tu học, có cảnh trí trang
nghiêm.
- Đến chùa nghe câu kinh, tiếng mõ, tiếng chuông lòng
em lắng dịu, quên đi sầu muộn, bực tức, em lại được
học những điều tốt, những gương sáng lành.
3. Em thực hành:
- Em chăm đi chùa.
- Khi có dịp, em đi lễ bái, tham quan các chùa trong địa
phương và các nơi khác

******

7
Mở Mắt

BÀI 2

EM VÀO ĐOÀN

I- Chuẩn bị:
- Tìm trước hai Oanh vũ (1nam, 1 nữ) có đồng phục
chỉnh tề.
- Huy hiệu Hoa sen, cấp hiệu đoàn trưởng, đoàn phó
Oanh vũ và bảng tên gia đình.
II- Giờ học:
1- Chuyện kể:
Một chiều chủ nhật, Oanh trên đường ra phố gặp Vũ,
bạn học cùng lớp, liền cất tiếng chào:
- Vũ bạn đi đâu thế?
- Mình đi họp đoàn, Vũ đáp.
- Đi hát Karaokê với mình đi, chỗ này có bài hát mới
hay lắm!
- Cám ơn Oanh, Vũ không thích vì vừa tốn tiền vừa
phí thời gian. Vũ đi họp đoàn vừa vui lại vừa có ích.
- Thế à! Vậy Vũ nói cho mình biết vui như thế nào và
có những lợi ích gì?
- Này nhé! Đến đoàn có các anh chị trưởng vui, hiền,
sẵn sàng dạy bảo chúng mình những điều hay, tốt
để mình trở thành người tốt, tin yêu Phật, thành con
hiếu, em ngoan, bạn hiền, trò giỏi.
- Thế có gì vui đâu?
- Có chứ! Các anh chị bày nhiều trò vui, tập mình ca
8
Mở Mắt

hát, học gút, dấu đi đường … Không vui là gì?


- Ù nhỉ! Vừa vui và vừa có ích nữa! Vậy Vũ cho mình
đi họp đoàn với nhé! Ở đâu? Xa không?
- Ở chùa gần đây thôi. Oanh đến sinh hoạt. Thích thì
về xin phép ba má cho gia nhập vào GĐPT luôn. Giờ
chúng mình đi kẻo trễ.
2- Em trả lời:
- Vũ đi đâu?
- Vì sao Vũ từ chối không đi chơi cùng Oanh?
- Vũ đã giải thích lợi ích của việc vào đoàn ra sao?
3- Em suy nghĩ:
- Lần đầu đến chùa, gặp các anh chị và các bạn trong
GĐPT, em thấy cách ăn mặc có gì khác với các Phật
tử khác đến chùa?
- Điều gì đã đưa em đến với Đoàn, xin vào sinh hoạt
trong GĐPT.
- Đến với Đoàn, em được những lợi ích.
- Được lợi ích như thế, em nên làm gì?
4- Em cần biết:
- Đoàn là một nhóm người (đoàn sinh) cùng lứa tuổi
họp lại dưới sự hướng dẫn của anh chị trưởng.
- Vào Đoàn em được các anh chị vui, hiền dạy bảo cho
em những điều tốt để em trở thành người Phật tử tin
yêu Phật, thành con hiếu, em ngoan, bạn hiền, trò
giỏi. Ngoài ra, em còn được học, được sinh hoạt để
lanh lẹ, tháo vác, dễ thích ứng trong cuộc sống.
5- Em thực hành:
- Em đi sinh hoạt đúng giờ, chuyên cần và nghe lời
anh chị trưởng..
- Mời rủ các bạn em cùng vào Đoàn như em.
9
Mở Mắt

BÀI 3

EM LỄ PHẬT
I. Chuẩn bị:
Khung cảnh: Trước chánh điện hay trước tượng Phật
trong sân chùa.
Yêu cầu các em phải chỉnh tề trang phục, ngay ngắn
hàng ngũ và ngồi tĩnh tâm, ngắm hình tượng Phật, thầm
niệm danh hiệu Phật trong 2 phút.
II. Giờ học:
1. Em nghe bài hát “ Lễ Phật ”:
Đầu sát xuống đất lòng con cung kính. Bàn tay úp lại
như Ngài Xá Lợi Phất ôm chân Phật ngày xưa. Con lễ
Phật mẹ ơi!
2. Em suy nghĩ:
- Vì sao trước khi lễ Phật, anh chị yêu cầu các em chỉnh
tề trang phục và ngồi tĩnh tâm?
- Em lễ Phật để làm gì?
- Hãy quan sát tư thế lễ Phật của các anh chị trưởng và
miêu tả lại?
- Em hãy thực hành lễ Phật.
3. Em cần biết:
- Lễ Phật là để bày tỏ lòng thành kính chiêm ngưỡng.
- Trước khi lễ Phật em phải giữ thân tâm được trong
sạch, đốt hương trầm.
- Khi lễ Phật em chấp tay cúi đầu, hai gót chân chụm
lại thành hình chữ V, từ từ quỳ xuống, tay úp hoặc
10
Mở Mắt

ngữa đặt hai bàn tay sát xuống sàn, hít thở ba hơi dài
rồi từ từ đứng lên. Em lạy ba lạy.
4. Em thực hành:
- Lạy Phật đúng cách.
- Em học bài hát “ Lễ Phật ”.

11
Mở Mắt

BÀI 4

EM CHÀO KÍNH
I. Chuẩn bị:
- Hướng dẫn các em đến chào quý thầy (cô) trong chùa.
- Cho các em quan sát các Huynh trưởng chào nhau.
II. Giờ học:
1.Em suy nghĩ:
- Ở trường học, trong nhà, gặp người lớn, em chào như
thế nào?
- Đến chùa gặp quý thầy (cô) em chào như thế nào?
- Khi mặc đồng phục GĐPT, chúng ta chào nhau theo
cách nào? Vì sao chúng ta phải chào nhau?
- Cách chào GĐPT có ý nghĩa gì?
2.Em cần biết:
- Gặp người lớn, em phải cất mũ (nón), cúi đầu hoặc
khoanh tay chào.
- Gặp quý tăng ni, Phật tử em chắp tay chào.
- GĐPT dùng lối chào khi mặc đồng phục là bắt ấn tam
muội (ngón cái đè lên ngón áp út của bàn tay phải, 3
ngón còn lại thẳng, để ngang vai).
- Cách chào biểu lộ tinh thần thân thiện, kỷ luật và sự
hòa hợp. Cách chào theo ấn tam muội nhắc ta lắng
lòng cho trong sạch, nhớ lời Phật dạy lánh dữ làm
lành.

12
Mở Mắt

3. Em thực hành:
- Em phải chào đúng lúc và đúng cách. Gặp người lớn,
người nhỏ phải chào trước. Người nhỏ sẽ xả ấn tam
muội sau người lớn khi chào theo cách của GĐPT.

BÀI 5
CHÂM NGÔN

3 ĐIỀU LUẬT CỦA ĐOÀN EM

I. Chuẩn bị:
- Quan sát các em trong giờ lễ Phật, để ý xem em nào có
đọc 3 điều luật của Đoàn em theo lời Huynh trưởng
chủ xướng.
II. Giờ học:
1. Em trả lời:
Gọi một Oanh vũ đọc 3 điều luật của Đoàn một cách
chính xác, khen và hỏi tiếp:
- Châm ngôn của Đoàn em là gì?
- Vì sao em phải tưởng nhớ Phật?
- Đối với cha mẹ, anh chị em, em cần có thái độ gì?
- Do đâu Phật dạy em phải thương người và vật?
2. Em cần biết:
A - Châm ngôn của Đoàn em cũng chính là châm ngôn
của GĐPT Việt Nam: Bi – Trí – Dũng.
13
Mở Mắt

B - Đoàn Oanh vũ có 3 điều luật:


1) Em tưởng nhớ Phật.
2) Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
3)Em thương người và vật.
Điều 1: Em tưởng nhớ Phật để được gần Phật và học
theo tính tốt, hạnh lành.
Điều 2: Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh
chị em để tỏ lòng hiếu kính, thương yêu, không phụ
công ơn cha mẹ. Anh em hòa thuận, một nhà thương
yêu nhau, gia đình hạnh phúc.
Điều 3: Em thương người và vật bởi vì mọi loài đều
biết đau đớn. Có yêu thương mới được yêu thương.
3. Em thực hành:
Em thuộc lòng và sống theo châm ngôn cùng 3 điều
luật của Đoàn em.

******

14
Mở Mắt

BÀI 6

GIỚI THIỆU BA NGÔI BÁU


I. Chuẩn bị:
- Tìm hình ảnh Phật, Tăng và 3 loại Pháp bảo:
Kinh – Luật – Luận.
II. Giờ học:
1. Em suy nghĩ:
- Em thường được nghe nói về 3 ngôi Tam Bảo, em
hiểu Tam Bảo để chỉ cho điều gì?
- Vì sao nói Phật, Pháp, Tăng là 3 ngôi quý nhất?
- Em hiểu Phật chỉ ai? Pháp là gì? Tăng để nói về ai?
2. Em cần biết:
Phật, Pháp, Tăng là 3 ngôi báu quý nhất.
- Phật: Là vị hoàn toàn sáng suốt, cứu mình, cứu người
thoát khổ. Có 3 nghĩa: Tự giác, giác tha, giác hạnh
viên mãn.
- Pháp: Là lời dạy của Phật và lời bàn của các vị Bồ tát,
Tổ sư gồm: Kinh, luật, luận.
- Tăng: Là người xa lánh gia đình, nguyện trọn đời tu
tập theo Phật, họp thành đoàn từ 4 vị trở lên.
3. Em thực hành:
- Tôn kính và thờ phụng Phật – Pháp – Tăng.
- Trò chơi: “ Phật – Pháp – Tăng ”.

15
Mở Mắt

BÀI 7

EM ĐEO HOA SEN


I. Chuẩn bị:
- Tranh Hoa sen trắng, hồng (ảnh lịch hoặc thiệp).
- Huy hiệu Hoa sen.
II. Giờ Học:
1. Em suy nghĩ:
- Em được nhìn thấy Hoa sen ở đâu? Lúc nào? Hoa sen
có màu gì? (Cho các em nhìn thấy Hoa sen với 2 màu
trắng, hồng)
- Bài ca dao nào nhắc đến hoa sen?
- Huy hiệu Hoa sen của GĐPT có màu gì? Có mấy
cánh? Có hình dáng như thế nào?
- Vì sao GĐPT chọn hoa sen làm huy hiệu?
- Lần đầu tiên em được cài huy hiệu Hoa sen là khi
nào?
2. Em cần biết:
- Hoa sen là biểu tượng của sự tinh khiết, tinh tấn.
GĐPT chọn hình ảnh hoa sen làm huy hiệu.
- Huy hiệu Hoa sen có 8 cánh màu trắng nằm trên nền
xanh lá mạ được giới hạn bởi 1 vòng tròn màu trắng.
- Một đoàn sinh sau khi tham gia sinh hoạt GĐPT liên
tục 3 tháng, hiểu được ý nghĩa huy hiệu Hoa sen
cũng như Luật Đoàn sẽ được Ban Huynh trưởng tổ
chức Lễ Phát nguyện đeo huy hiệu Hoa sen. Kể từ lúc
đó, các em được công nhận là đoàn sinh chính thức
của GĐPT Việt Nam.
3. Em thực hành:
- Em tôn trọng và giữ gìn huy hiệu Hoa sen, biểu tượng
của tổ chức GĐPT Việt Nam.
16
Mở Mắt

BÀI 8

BÀI SÁM HỐI VÀ 7 DANH


HIỆU PHẬT, BỒ TÁT
I. BÀI SÁM HỐI:
Đệ tử kính lạy Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, thập
phương chư Phật, vô lượng Phật pháp, cùng Thánh
Hiền Tăng
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, tham
giận, kiêu căng, si mê lầm lạc. Ngày nay nhờ Phật, biết
sự lỗi lầm, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện
làm việc lành.
Ngửa trông ơn Phật, từ bi gia hộ: Thân không tật bệnh,
tâm không phiền não, hằng ngày an vui tu tập. phép
Phật nhiệm mầu, để mau ra khỏi luân hồi, minh tâm
kiến tánh, trí tuệ sáng suốt, thần thông tự tại, đặng cứu
độ các bậc tôn trưởng, cha mẹ anh em, thân bằng quyến
thuộc, cùng tất cả chúng sanh, đồng thành Phật đạo.
II. NIỆM PHẬT:
- Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
- Nam mô A Di Đà Phật.
- Nam mô Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.
- Nam mô Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.
- Nam mô Đại hạnh Phổ Hiền Bồ tát.
- Nam mô Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát.
- Nam mô Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ tát.

17
Mở Mắt

BÀI 9

CÁC MẪU CHUYỆN


TIỀN THÂN
A)- LÒNG HIẾU CHIM OANH VŨ
I. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị máy cassette và băng nhạc có bài hát “ Lòng
hiếu chim Oanh vũ ”
- Hình ảnh chim Oanh vũ (tranh vẽ).
II. Giờ học:
Cách 1:
- Cho các em nghe băng bài hát.
- Huynh trưởng hỏi nội dung ý chính.
Cách 2:
- Huynh trưởng kể chuyện cho đoàn sinh nghe.
- Hỏi ý chính của chuyện.
1. Em trả lời:
- Vì sao chim Oanh vũ phải đi tìm thức ăn dâng cha
mẹ?
- Do đâu chim Oanh vũ thường đến ruộng lấy lúa?
- Tại sao người chủ ruộng bắt chim oanh vũ rồi lại thả
ra?
- Chim Oanh vũ nêu cao gương sáng gì?
- Em nghĩ gì về người chủ ruộng?
2. Em cần biết:

18
Mở Mắt

a)Tóm tắt câu chuyện:


Thuở xưa, ở núi Tuyết Sơn có 1 con chim Oanh vũ,
cha mẹ đều mù nên hằng ngày chim Oanh vũ phải bay
đi tìm thức ăn về dâng cho cha mẹ. Một hôm, bay ngang
một ruộng lúa, chim Oanh vũ nghe vị chủ ruộng phát
nguyện rằng: “ Lúa tôi năm nay tốt, xin nguyện cho
chúng sinh dùng ”. Chim Oanh vũ nghe vậy lấy làm
mừng rỡ, thường đến ruộng đó lấy lúa về dâng cho cha
mẹ.
Khi vị chủ ruộng đi thăm lúa, thấy chim trùng phá
hoại liền đặt lưới và bắt được chim Oanh vũ. Thấy chim
đẹp, vị chủ ruộng bỏ chim vào lòng nuôi, cho thức ăn
thơm ngon nhưng chim Oanh vũ không ăn mà chỉ khóc.
Vị chủ ruộng hỏi nguyên do. Chim Oanh vũ nói vì luôn
nghĩ đến cha mẹ mù không ai nuôi và thưa với người
chủ là: “ Trước đây, ông có lòng tốt, nguyện bố thí nên
tôi mới dám lấy lúa của ông. Sao nay ông lại bắt tôi ”
Nhớ đến lời nguyện xưa và cảm phục trước lòng hiếu
thảo của chim Oanh vũ, vị chủ ruộng thả chim Oanh vũ
ra và cho phép chim Oanh vũ từ đó về sau cứ đến lấy
lúa mà dùng.
Chim Oanh vũ là tiền thân của Đức Phật Thích Ca, vị
chủ ruộng là tiền thân của ngài Xá Lợi Phất.
b)Bài học:
Loài chim còn biết hiếu kính với cha mẹ thì con người
phải sống sao cho xứng với đạo làm con, xứng với đạo
hiếu.
3. Em thực hành:
Hiếu thảo với cha mẹ, chăm lo học hành.
*******

19
Mở Mắt

B)- CON VOI HIẾU NGHĨA


I- Chuẩn bị:
- Chọn một Oanh vũ có khả năng kể chuyện kể tốt
chuyện đã học.
- Hình ảnh con voi.
- Bài hát về con voi.
II- Giờ học:
Huynh trưởng khuyến khích các em xung phong kể
lại chuyện đã học. Sau đó cho Oanh vũ đã chuẩn bị kể
lại lần nữa.
Huynh trưởng chuyển ý, kể chuyện mới cho các em
nghe sau đó hỏi lại ý chính.
1. Em trả lời
- Tại sao voi nhịn ăn và khóc suốt ngày sau khi bị bắt?
- Voi hứa với vua điều gì khi được thả ra?
- Vì sao khi voi trở lại, Vua cho người chăm lo tử tế?
- Chuyện con voi cho ta bài học gì?
2. Em cần biết:
a. Tóm tắt câu chuyện:
Ngày xưa ở xứ Ba La Nại có một vị Vua thường dẫn
lính vào rừng săn bắn. Một hôm nhà Vua bắt được một
con voi trắng tuyệt đẹp. Vua cho lính đem về hoàng
cung. Nhưng kể từ khi bị bắt, voi chỉ lhóc suốt ngày mà
không ăn uống gì cả. Quản tượng trình lên Vua, Vua đến
tận chuồng hỏi nguyên do. Voi quỳ mọp xuống thưa: “
Tâu bệ hạ tôi còn cha mẹ già ở rừng xanh không thể tự
kiếm ăn, nay tôi bị bắt, cha mẹ tôi chắc sẽ chết đói. Thà
tôi chịu chết còn hơn sống mà không tròn hiếu đạo ”.
Nghe xong, Vua động lòng, cho thả Voi về rừng. Voi
quỳ xuống tạ ơn và hứa sẽ trở lại hầu Vua khi cha mẹ
20
Mở Mắt

qua đời.
12 năm sau, khi Vua đang ngự triều thì nghe tin có 1
con voi vào thành và đang tiến thẳng tới hoàng cung.
Tới trước Vua, Voi quỳ xuống tưa là cha mẹ đã qua đời,
giữ lời hẹn xưa Voi trở lại đây. Cảm phục con voi hiếu
nghĩa, Vua sai người chăm sóc Voi cho đến khi Voi già
chết.
Voi là tiền thân của Đức Phật Thích Ca.
b. Bài học từ câu chuyện:
- Voi biết hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ.
- Voi coi trọng chữ tín: hứa là phải giữ lời.
3. Em thực hành:
- Em phải hiếu kính với cha mẹ bằng những việc làm
cụ thể, đở đần chăm sóc cho cha mẹ.
- Em tập thói quen giữ lời hứa.
C)- HOÀNG TỬ NHẪN NHỤC VÀ HIẾU THẢO
I- Chuẩn bị:
Chọn 2 Oanh vũ kể sinh động 2 câu chuyện đã học.
II- Giờ học:
Huynh trưởng cho 2 Oanh vũ kể sinh động 2 câu
chuyện đã học.
Huynh trưởng chuyển ý, kể chuyện mới cho đoàn
sinh nghe sau đó hỏi lại ý chính.
1- Em trả lời:
- Hoàng tử Nhẫn Nhục đối với cha mẹ như thế nào?
- Tại sao các vị quan gian ác muốn giết chết Hoàng tử?
- Hoàng tử đã cứu được vua cha như thế nào?
2- Em cần biết:
a)Tóm tắt câu chuyện
21
Mở Mắt

Xưa có một Hoàng tử tên Nhẫn Nhục. Chàng thông


minh giàu lòng nhân ái. Đối với cha mẹ, chàng là người
con hiếu thảo.
Một ngày kia, vua cha đau nặng, thuốc thang mãi vẫn
không hết bệnh. Hoàng tử cho mời các quan trong triều
họp lại để tìm phương cứu chữa. Trong triều có một tên
quan gian ác muốn giết Hoàng tử để cướp ngôi khi vua
mất. Hắn đứng lên bảo có thuốc chữa nhưng rất khó tìm.
Hoàng tử gặn hỏi. Hắn đáp: “ Đó là não của một người
từ nhỏ đến lớn rất có hiếu với cha mẹ và thương yêu
mọi người ”. Hoàng tử hỏi: “ Não mình có được không
? ”. Tên quan bảo: “ Được, nhưng không nở để Hoàng
tử chết ”. Hoàng tử khẳng khái trả lời: “ Nếu tôi chết mà
cứu được vua cha thì lòng tôi vô cùng sung sướng ”. Nói
xong Hoàng tử truyền lệnh đem cắt đầu mình lấy não
hòa thuốc cho vua uống. Lòng hiếu thảo của Hoàng tử
làm động lòng trời đất nên vua uống xong chén thuốc là
khỏi bệnh ngay.
Hoàng tử Nhẫn Nhục là tiền thân của Đức Phật Thích
Ca.
b)Bài học từ câu chuyện:
- Cha mẹ hy sinh chịu chết vì con, muốn lo cho con
sung sướng nhưng có biết bao người con quên ơn,
làm khổ cha mẹ.
- Hoàng tử Nhận Nhục biết mình phải chết nhưng vẫn
hy sinh mạng sống để cứu cha. Lòng hiếu thảo ấy
quả là tấm gương sáng hiếm có.
3- Em thực hành:
- Em không cãi lời cha mẹ, luôn nghĩ đến cha mẹ.
- Trong từng việc làm, em luôn hướng đến Phật pháp.

22
B- VĂN NGHỆ
Mở Mắt

CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ


BẬC MỞ MẮT
******

1. Bài ca của Bậc Mở Mắt:


2. Thuộc 5 bài hát ngắn có điệu bộ.
Gợi ý:
- Yêu mến mẹ cha
- Cười làm quen
- Chim bay
- Chim non
- Cái nhà (Cái chùa) của ta.
3. Thuộc 4 bài hát nghi lễ:
- Sen trắng
- Dây thân ái
- Trầm hương đốt
- Đoàn ca(Oanh nam: Sen non hay
- Đồng niên ca; Oanh nữ: Sen tươi)

******

24
Mở Mắt

SEN TRẮNG
(Bài ca chính thức GĐPT VN)

Nhạc: Ưng Hội
Lời: Phạm Hữu Bình - Nguyễn Hữu Quán

Văn nghệ GĐPT VN


25
Mở Mắt

TRẦM HƯƠNG ĐỐT


(Bài ca nguyện hương GĐPT VN)
BỬU BÁC

Văn nghệ GĐPT VN


26
Mở Mắt

DÂY THÂN ÁI
(Bài HÁT CHIA TAY GĐPT)
LÊ LỪNG

Văn nghệ GĐPT VN


27
Mở Mắt

ĐỒNG NIÊN CA
(Bài hát của Đoàn Oanh Vũ Nam)
VÕ THIỆN HẢI
Vui tươi

Văn nghệ GĐPT VN


28
Mở Mắt

Văn nghệ GĐPT VN


29
Mở Mắt

Con Chim Non


(Bài hát có điệu bộ)

Văn nghệ GĐPT VN


30
C- HOẠT ĐỘNG
THANH NIÊN
Mở Mắt

CHƯƠNG TRÌNH
HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN
BẬC MỞ MẮT

1. Gút: Dẹp, hoa, số 8.


2. Dấu đi đường: Bắt đầu đi, đi lối này, cấm, nguy hiểm,
đến nơi.
3. Thông tin: Phân biệt hiệu còi.
4. Thể dục: Đi bộ 1 cây số, tập hít sau, thở dài, nhảy dây
5 cái liên tục.
5. Trò chơi luyện chân tay.
******

32
Mở Mắt

BÀI 1

EM HỌC GÚT
I. Chuẩn bị:
Dây làm gút (độ 1 mét)
II. Giờ học:
A - Mục đích chung:
Em học gút để ứng dụng vào các trường hợp cần thiết
trong đời sống hằng ngày.
Tập thắt nhanh, tháo lẹ trong mọi tình huống.
Biết loại dây nào cho gút nào, không xử dụng khi chưa
hiểu rõ công dụng.
Biết cách giữ gìn dây, không để đầu dây xơ và dây hư
mục.
B- Các gút thường gặp:
GÚT SỐ 8
1- Cách làm: Theo hình vẽ.

2- Công dụng và ứng dụng:


- Gút đầu dây khỏi xơ, cầm khỏi tuột.
- Nối đầu dây qua 1 góc lều.
- Gút luồng thang dây.

33
Mở Mắt

BÀI 2

GÚT DẸP(DẸT)
1 - Cách làm:
Theo hình vẽ

2 - Công dụng:
- Dùng để nối 2 đầu dây bằng nhau
- Nối 2 đầu dây vào 1 vòng dây cở không bằng nhau.
3 - Ứng dụng:
- Cột 2 đầu múi băng, 1 gói hàng nhỏ.
GÚT HOA
1/ Cách làm:
Như gút dẹp nhưng chập mối dây trước khi khóa lần
hai
(theo hình vẽ)

2/ Công dụng và ứng dụng:


- Như nút dẹp nhưng dể tháo gỡ hơn.
- Cột dây giày và gói quà.

34
Mở Mắt

BÀI 2

EM HỌC DẤU ĐI ĐƯỜNG


I. Chuẩn bị:
- Chuyện kể “ Chú bé tí hon”
- Bảng dấu đi đường.
II. Giờ học:
1) Kể chuyện:
Chú bé tí hon và các anh chị bị mang bỏ vào rừng sâu
vì cha mẹ không đủ sức nuôi, nhờ nghe lõm lời cha mẹ
bàn tính nên Tí hon chuẩn bị được túi sỏi mang theo rãi
trên đường và bẽ gâp các cành cây làm dấu. Vì thế, Tí
hon đã dẫn các anh chị về được nhà.
Lần sau, Tí hon không thể tìm đường trở về vì bị bất
ngờ. Em đã xé ruột bánh thả làm dấu nhưng không ngờ
bị chim ăn mất dấu.
2) Em suy nghĩ:
- Dấu đi đường nhằm giúp cho em điều gì?
- Biết dấu đi đường em được lợi gì?
- Trong việc phát triển bản thân, việc học dấu đi đường
có lợi như thế nào?
- Khi tìm dấu em cần lưu ý điều gì?
- Việc đánh dấu đi đường được qui ước ra sao?
3) Em cần biết:
- Dấu đi đường dẫn dắt cho người khác và làm dấu đi
đường cho chính bản thân, giúp em phát triển sự chú
ý, khiếu quan sát, mở mang khả năng xét đoán.
35
Mở Mắt

- Tìm dấu phải quan sát kĩ, lạc phải trở lại nơi tìm ra
dấu. Dấu đánh thưa hay dày tùy theo đường cong
hay thẳng và trình độ người tìm.
- Dấu ghi bên phải, không cao quá tầm mắt, có thể
dùng phấn than vẽ ở nơi cố định. Cũng có thể dùng
những vật tự nhiên như: Cây, cỏ, đá, gạch...
5 dấu thông thường ở bậc học:

- Dấu bắt đầu đi

- Dấu đi lối này

- Dấu cấm đi

- Dấu đến nơi

- Dấu nguy hiểm

4)- Em thực hành:


Một em vẽ dấu từ dấu bắt đầu đi và kết thúc từ dấu
đến nơi. Các em khác đi tìm dấu, ghi số dấu và tên các
dấu.

*******

36
Mở Mắt

BÀI 3

EM LÀM QUEN
VỚI HIỆU CÒI
I. Chuẩn bị:
Còi, bảng, phấn
II. Giờ học:
1) Em nhận xét:
- Nghe tiếng còi thổi ngắn, em nghe được âm thanh gì?
- Tiếng còi thổi 1 hơi dài, em nghe được âm thanh gì?
- Thổi 2 tiếng ngắn, em hãy đọc âm thanh nghe được.
- Còi tập hợp chung gia đình như thế nào?
- Muốn các em im lặng, anh chị thổi âm thanh nào?
2) Em cần biết:
- Tiếng còi thổi ngắn là “tích”, kí hiệu ghi là 1 dấu
chấm(.)
- Tiếng còi thổi 1 hơi dài là “te”, kí hiệu ghi là 1 ghạch(-)
- Còi tập chung gia đình là 3 lần 2 tiếng “tích”
- Đó là 3 chữ I(.. .. ..)
- Tiếng còi im lặng là 1 tiếng “te” dài. Chữ T(-)
- Mỗi chữ cái thổi liền 1 hơi.
3) Em thực hành:
Phân biệt âm thanh dài, ngắn(nghe, tập thổi)

37
Mở Mắt

BÀI 4

EM TẬP THỂ DỤC


I.- Chuẩn bị:
Dẫn các em đi bộ đến 1 ngôi chùa gần đó(độ 1km)
hoặc nhà 1 đoàn sinh, 1 nơi có khoản cách như thế( nên
dạy bài này trong một lần cắm trại hay ở lại chùa dự lễ,
sáng sớm cho các em tập thể dục, tập hít thở)
Dây để nhảy.
II.- Giờ học:
Hướng dẫn các em cách hít thở sâu, cách đi bộ lâu
không mệt, cách nhảy dây.
1. Em trả lời:
Hãy nói lại cách hít thở sâu.
Em hít thở sâu cách nào tốt nhất?
Mỗi sáng em hít thở sâu độ mấy lần là tốt nhất?
2. Em cần biết:
Buổi sáng không khí trong lành, em tập thở để hít
không khí tốt vào buồng phổi.
Em đứng thẳng người, chân dang ra vừa phải, hai
tay buông xuôi rồi em khom người cúi xuống(như đang
thẳng chân cúi lượm vật gì). Từ từ thẳng lưng lên, hít
sâu, mạnh bằng mũi, cố gắng hít càng lâu càng tốt. Sau
đó thở ra bằng miệng và hai tay buông thỏng như cũ.
Thở ra cũng từ từ và thở ra cho hết. Mỗi sáng, em hít thở
độ 10 lần.
Để đi bộ lâu không mệt, em kết hợp đi và hít thở sâu
38
Mở Mắt

1 đoạn rồi hít thở bình thường đoạn tiếp theo. Cứ thế đi
hết 1 km. Tốt nhất là nên tập đi bộ hằng ngày cho quen,
cho dai sức.
Nhảy dây cũng là 1 bộ môn thể dục rất có lợi cho sức
khỏe. Em tập nhảy thuận rồi nhảy ngược lại 5 lần.
3. Em thực hành:
- Tập hít thở
- Nhảy dây

39
Mở Mắt

BÀI 5

TRÒ CHƠI LUYỆN


CHÂN TAY
1)- Thực hiện bài hát có điệu bộ theo nội dung bài:
“ Đặt bàn tay xuống đất nâng bàn tay lên cao. Phủi
phủi cát cho khỏi dơ áo quần. Nhanh nhanh nhanh đôi
chân, đôi chân này mỏi quá. Vươn hai tay lên cao đứng
giữa trời hiên ngang”
2)- Trò chơi “Thò – thụt”
a. Sân chơi: Vòng tròn
b. Số người: 1 đoàn hay 1 đơn vị.
c. Hướng dẫn:
- Làm theo lời nói: Người quản trò ra diệu bộ và nói
tương xứng hoặc khác, vòng tròn nói và làm theo lời,
ai bị quản trò gây ảnh hưởng, làm sai sẽ ngồi xuống,
mất quyền chơi( thò: Giơ tay hoặc chân ra, Thụt: Rút
tay hoặc thu chân về)
- Làm và nói trái với người quản trò: Người chơi nói
ngược và làm trái lời người quản trò.

40
D- HOẠT ĐỘNG
XÃ HỘI
Mở Mắt

CHƯƠNG TRÌNH
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

1 - Đi thưa về trình.
2 - Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
3 - Thường thức
Vệ sinh tay chân, răng miệng.
Cách đi đường và băng qua đường.
4 - Việc nhà: Lau bàn ghế.
5- Thủ công:
Tập đồ, tô màu, dán(theo mẫu)Huy hiệu hoa sen.
Xé giấy dán tranh.
Làm dây xúc xích

******

42
Mở Mắt

BÀI 1

ĐI THƯA VỀ TRÌNH
1 – Em nghe:
Lâm đến rủ Viên đi họp đoàn. Cô bé nghe tiếng Lâm
gọi liền chạy ra mở cổng và nói:
- Lâm chờ mình lấy túi xách nha!
- Lâm nghe Viên chào:
- Thưa ông, cháu đi chùa. Thưa má, con đi chùa. Thưa
ba, con đi chùa. Thưa cô út, con đi chùa.
- Viên vừa ra, Lâm hỏi ngay:
- Đi học mỗi ngày bạn cũng đều phải thưa như vậy à?
Viên cười bảo:
- Có hôm các cô, chú đến chơi, mình thưa mệt nghỉ
luôn. Có lần mình thưa gộp chung, chiều về bị má la
cho một trận hết biết.
- Sao cực thế! Ở nhà mình chẳng có ai cả. Muốn đi đâu
cứ đóng cửa lại mà đi. Lâm nói với vẻ mặt buồn buồn.
- Viên cũng đã nhận ra nỗi buồn của bạn ngay trong
giọng nói. Cô bé an ủi:
- Mỗi nhà mỗi cảnh mà! Hôm trước mình xin phép
sang nhà Lâm chơi, mình phải ghi lại địa chỉ nhà
Lâm, nói rõ lí do và thời gian đi, má mới cho mình đi
đó. Về trể có 5 phút, ba đã la mình rồi. Mình than với
chị Bình, chị bảo được như mình là hạnh phúc nhất
đoàn, cả nhà cùng quan tâm.
Lâm nhỏ giọng:
43
Mở Mắt

- Lâm cũng biết má thương mình nhưng má cực quá.


Má vắng nhà hoài. Phải chi ba mình đừng mất sớm!...
Đến chùa rồi, Lâm đừng buồn nữa. Các em Sen Non
thấy chị Lâm buồn, tưởng mình ghẹo Lâm thì tội mình
quá. Lâm cứ nghĩ mình vẫn còn may mắn hơn những
em cô nhi mất cả cha mẹ hoặc bị cha mẹ bỏ rơi. Vậy
nghe! Tươi lên đi nào!
2 - Em trả lời:
Trước khi đi họp đoàn, Viên đã làm gì?
Vì sao phải đi thưa về trình?
3 - Em cần nhớ:
Gia đình là môi trường ta gần gũi, gắn bó với thời
gian dài nhất trong ngày. Ba mẹ, người lớn trong nhà
là những người quan tâm chăm sóc ta nhiều mặt trong
cuộc sống. Mỗi khi ta muốn rời khỏi nhà, ta phải được
sự cho phép của người lớn.
Trước khi đi, ta phải có lời thưa, báo nơi mình đến.
Khi trở về, ta phải có lời trình cho cha mẹ yên tâm, biết
là mình đã trở về. Đối với sinh hoạt thường ngày, sau
khi đã chuẩn bị xong, ta mới thưa chào để đi. Nhưng
đối với việc bất ngờ, đặc biệt, ta phải xin phép trước. Chỉ
khi được sự chấp thuận, ta mới chuẩn bị cho chuyến đi.
Bất kì đi đâu, lâu hay mau, ta cũng phải xin phép thưa
trình. Không được tự ý ra khỏi nhà mà không có sự chấp
thuận của người lớn trong nhà.
Đi thưa về trình là phương pháp giáo dục rất tốt trong
dân gian, làm cho mọi thành viên trong gia đình có mối
quan hệ chặt chẽ. Thói quen này nâng cao sự hòa hợp tự
nhiên, tránh được kiểu sống “mạnh ai nấy làm, mạnh ai
nấy đi”

44
Mở Mắt

BÀI 2

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ,


CHA MẸ
I.- Em nghe:
Có ông bà mới có cha mẹ rồi mới có mình. Cha mẹ
có công sinh thành, dưỡng dục, chăm lo cho ta việc học
hành, săn sóc khi ta đau ốm.
Làm con phải biết công lao to lớn ấy, phải hết lòng
hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện qua hai mặt:
- Ý thức: Ngoan hiền, lễ phép, trân trọng, kính yêu
người trên. Không làm việc gì để ông bà, cha mẹ
buồn phiền.
- Hành động: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ(bưng trà, rửa ly
tách, xếp quần áo, lau bàn ghế...)
II.- Em trả lời:
- Vì sao em phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Lòng hiếu thảo cần được thể hiện như thế nào?
III.- Em thực hành:
- Đi thưa về trình.
- Làm những việc vặt trong nhà giúp cha mẹ

******

45
Mở Mắt

BÀI 3

THƯỜNG THỨC
EM BẢO VỆ EM
I.- Em nghe:
Giữ sạch sẽ tay chân, giữ vệ sinh răng miệng, là bào
vệ cho sức khỏe bản thân. Cẩn thận khi đi ngoài đường
phố là bảo vệ cho tính mạng chính mình. Ý thức bảo vệ
mình phải được tập thành thói quen ngay từ nhỏ.
Vệ sinh đôi bàn tay, cắt móng tay ngắn giúp em phòng
ngừa một số bệnh đường tiêu hóa(tiêu chảy, giun sán)
II.- Em trả lời:
Vì sao em phài giữ sạch sẽ tay chân, giữ vệ sinh răng
miệng?
Em làm gì để giữ sạch sẽ tay chân? Em cần rửa sạch
tay lúc nào nhất?
Em giữ vệ sinh răng miệng bằng cách nào?
Khi đi đường, em cần chú ý đến điều gì?
III.- Em cần nhớ:
1)- Đừng để móng tay dài:
Móng tay là nơi chứa nhiều cáu ghết, chất bẩn và vi
trùng. Nó sẽ từ đó vào miệng em. Để móng tay mất thời
gian trau chuốt, khó giữ sạch, lại có vẻ kiểu cách, dể làm
mất cảm tình của người khác.
Em nên cắt móng tay luôn và giữ tay cho sạch sẽ
2)- Đánh răng súc miệng:

46
Mở Mắt

“ Cái răng cái tóc là gốc con người”


Khi ăn, thức ăn mắc vào kẽ răng, để lâu sinh hôi thối
và gây sâu răng. Do đó, em cần dnah91 răng sau khi ăn
và mỗi sáng sau khi tỉnh dậy.
Cách đánh:
Dùng bàn chải nhỏ, mềm với kem đánh răng đánh kĩ
từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài cà 2 mặt răng(Nếu
không có kem, bàn chải, em dùng vải nhỏ bọc than tán
nhỏ và muối ăn để đánh răng cũng tốt)
3)- Cách đi đường và băng qua đường:
a/- Ở thành phố, em đi bộ trên lề đường phải. Khi
băng qua đường, em hãy đi ở khoản có vạch sơn trắng,
chờ lúc vắng xe. Tốt nhất nên nhờ người lớn đưa sang.
b/- Ở nông thôn không có lề đường, em đi sát bên
phải. Băng qua cũng phải trông chừng xe.

******

47
Mở Mắt

BÀI 4

VIỆC NHÀ
LAU BÀN GHẾ
I.- Mục đích:
Giúp gia đình trong việc giữ vệ sinh nhà cửa, thề hiện
lòng yêu thương, biết ơn cha mẹ một cách cụ thể
II.- Chuẩn bị:
1)- Em trả lời:
- Em nào đã từng giúp mẹ lau bàn ghế? Hãy nói các
bước cần thực hiện để lau sạch bàn ghế?
- Nếu mặt bàn kính(gương) em làm cách nào để lau
sạch?
- Cách lau bàn ghế bằng gỗ khác lau bàn ghế bằng
nhựa ra sao?
2)- Em cần nhớ:
- Lau bằng khăn ướt vắt ráo trước rồi lau lại bằng khăn
khô. Bắt đầu từ mặt bàn, ghế, 4 bên hông. Chân bàn,
ghế lau sau cung.
- Mặt bàn bằng gương (kính), có thể dùng giấy báo vò
mềm để lau sạch, sáng.
- Bàn ghế nhựa thỉnh thoảng nên dùng thêm xà bông(
xà phòng) lau cho sạch.
* Chú ý: Khi lau, em đừng bỏ sót chổ nào. Coi cả gầm
bàn, khe ghế, tránh để màng nhện, bụi bặm bám vào.

48
Mở Mắt

BÀI 5
THỦ CÔNG
TẬP ĐỒ HOA SEN
TÔ MÀU HUY HIỆU HOA SEN

I.- Chuẩn bị:


- Hình mẫu, giấy than, bút màu.
II.- Giờ học:
Cho các em đồ huy hiệu hoa sen trên giấy trắng, tô
màu xanh lá mạ cho nền.

49
Mở Mắt

XÉ GIẤY DÁN TRANH


I. Chuẩn bị:
- Vật liệu : Giấy trắng ( hoặc mặt sau lịch tháng đã dùng
), giấy màu ( có thể xử dụng các trang báo quảng cáo
có nhiều màu rất đẹp ), keo …
- Tranh mẫu gợi ý ( nhà, cây, con vật …)
II. Giờ học:
Huynh trưởng giới thiệu một vài trnh gợi ý ( nên vừa
sức hoặc trên một chút thôi ).
Dùng giấy trắng khổ to ( nhỏ ) tùy ý trưởng hướng
dẫn để làm nền.
Xé giấy màu thành hình nhà, vây, con vật do các em
nghĩ ra hoặc theo mẫu tùy ý.
Sau khi các em thực hiện xong, trưởng góp ý cho các
em về bố cục, màu sắc, đặc biệt khen ngợi những tác
phẩm có tính sáng tạo cao.
( Có thể gợi ý cho các em giữ các tranh đẹp cho triển
lãm sức sống của Đoàn trong lần gần nhất ).

******

50
Mở Mắt

Bài 6

LÀM DÂY XÚC XÍCH


I. Chuẩn bị
Vật liệu : Giấy màu, giấy bóng, giấy nhún đủ màu,
kéo, keo.
II. Thực hiện
- Kích thước to, nhỏ tùy ý.
- Cắt giấy thành từng miếng hình chữ nhật đều nhau,
chiều dài gấp 4 hoặc 5 lần chiều rộng.
- Dán cái nọ lòng vào cái kia, xen màu cho đẹp.

51
MỤC LỤC
Chương trình tu học.........................................................3
A- PHẬT PHÁP.................................................................5
BÀI 1: EM ĐẾN CHÙA....................................................7
BÀI 2: EM VÀO ĐOÀN...................................................8
BÀI 3: EM LỄ PHẬT........................................................10
BÀI 4:EM CHÀO KÍNH..................................................11
BÀI 5: CHÂM NGÔN VÀ 3 ĐIỀU LUẬT
CỦA ĐOÀN EM........................................12
BÀI 6: GIỚI THIỆU BA NGÔI BÁU............................14
BÀI 7: EM ĐEO HOA SEN.............................................15
BÀI 8: BÀI SÁM HỐI VÀ 7 DANH HIỆU
PHẬT, BỒ TÁT.........................................16
BÀI 9: CÁC MẪU CHUYỆN TIỀN THÂN..................17
B- VĂN NGHỆ..................................................................22
1. SEN TRẮNG................................................................24
2. TRẦM HƯƠNG ĐỐT.................................................25
3. DÂY THÂN ÁI............................................................26
4. ĐỒNG NIÊN CA.........................................................27
C- HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN.................................30
BÀI 1: EM HỌC GÚT......................................................32
BÀI 2: GÚT DẸP(DẸT)....................................................33
BÀI 3: EM HỌC DẤU ĐI ĐƯỜNG..............................34
BÀI 4: EM LÀM QUEN VỚI HIỆU CÒI......................36
BÀI 5: EM TẬP THỂ DỤC..............................................37
BÀI 6: TRÒ CHƠI LUYỆN CHÂN TAY......................38
D- HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI.............................................39
BÀI 1: ĐI THƯA VỀ TRÌNH..........................................41
BÀI 2: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ............43
BÀI 3: THƯỜNG THỨC - Em bảo vệ em....................44
BÀI 4: VIỆC NHÀ - Lau bàn ghế...................................46
BÀI 5...................................................................................47
1. THỦ CÔNG - TẬP ĐỒ HOA SEN............................47
2. TÔ MÀU HUY HIỆU HOA SEN...............................47
3. XÉ GIẤY DÁN TRANH.............................................48
Bài 6: LÀM DÂY XÚC XÍCH..........................................49

53

You might also like