Thuc Tra Su Dung DV Yhct T I Phuong An Thanh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ YHCT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI PHÒNG KHÁM

ĐA KHOA KHU VỰC PHƯỜNG AN THẠNH, THÀNH PHỐ THUẬN AN, BÌNH
DƯƠNG NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Minh Trí1, Trần Tấn Tài2, Võ Nhật Khương3
Trung tâm Y tế thành phố Thuận An
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Kết quả tổng kết 5 năm triển khai thực hiện chính sách YHCT, có 84,8% TYT tổ chức
khám YHCT, tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT tại tuyến xã trong cả nước là 28,5%, các hoạt động
YHCT chưa thực sự phát huy hiệu quả trong CSSKBĐ. Vì vậy, để đạt được những chỉ tiêu mà chiến
lược Quốc gia đã đề ra, nghiên cứu về tình hình và tỷ lệ sử dụng dịch vụ YHCT tại các tuyến y tế cơ
sở, đặc biệt là các tuyến cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu như TYT để từ đó tìm hiểu những lý do
khiến người dân ít sử dụng dịch vụ YHCT rồi đưa ra những kế hoạch, phương pháp cải cách giúp
phát triển YHCT một cách tốt hơn.
Mục tiêu: Thực trạng sử dụng dịch vụ YHCT của người dân tại TYT phường An Thạnh, Trung tâm Y
tế Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2020 và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả, thực hiện trên 330 người dân sử dụng dịch vụ
YHCT tại Phòng khám đa khoa khu vực An Thạnh, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương từ tháng 3
năm 2020 đến tháng 7 năm 2020.
Kết quả: Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT trong 6 tháng qua là 69,1%. Một số yếu tố
liên quan đến sử dụng dịch vụ YHCT tại PKĐKKV (p<0,05): Mong muốn sử dụng YHCT (OR=1,8;
KTC 95%: 1,09-3,01), Biết chữa bệnh bằng YHCT (OR=1,85; KTC 95%: 1,02-3,33). Được nhân viên
Y tế hướng dẫn (OR=1,72; KTC 95%: 0,9-3,03). TYT đáp ứng tốt KCB (OR=2,1; KTC 95%: 1,18 –
3,69). Khoảng cách từ nhà đến trạm (OR=2,4; KTC 95%: 1,44 – 4,04). Vị trí TYT thuận tiện
(OR=2,22; KTC 95%: 1,15 – 4,23).
Kết luận: Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ YHCT đạt mức cao. Có mối liên quan giữa sử dụng dịch vụ
YHCT tại TYT với Mong muốn sử dụng YHCT, người dân biết chữa bệnh bằng YHCT, người dân
dược nhân viên Y tế hướng dẫn, TYT đáp ứng tốt KCB, Khoảng cách từ nhà đến trạm và Vị trí TYT
thuận tiện.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay rất nhiều nước sử dụng y học cổ truyền (YHCT) trong phòng bệnh, chữa bệnh
và phục hồi chức năng cũng như nâng cao sức khoẻ và xác định YHCT như là một nhân tố
quan trọng đảm bảo sự thành công chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Việt Nam có nền
YHCT lâu đời. Trước khi nền y học hiện đại thâm nhập vào Việt Nam, YHCT là hệ thống y
dược duy nhất, có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân.
Ngày nay, khi hệ thống y tế Việt Nam cũng như hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCT,
kết hợp YHCT với YHHĐ, đã bao phủ rộng khắp từ trung ương đến địa phương, vai trò của
YHCT trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tại tuyến xã tiếp tục được phát huy, góp phần
không nhỏ vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, phần nào giảm bớt sự quá tải
của các tuyến trên, tiết kiệm chi phí cho cả cơ sở y tế và người bệnh và được quốc tế đánh giá
cao. Ngày 30 tháng 11 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2166/QĐ-
TTg về Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến
năm 2020. Trong đó, nhấn mạnh phát triển y dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020 tỷ lệ
khám chữa bệnh bằng YHCT tại tuyến xã đạt 40%. Kết quả tổng kết 5 năm triển khai thực
hiện Quyết định 2166/QĐ-TTg năm 2016, có 84,8% trạm Y tế (TYT) tổ chức khám YHCT, tỷ
lệ khám chữa bệnh bằng YHCT tại tuyến xã trong cả nước là 28,5%. Tại thành phố Thuận An
1
Nguyễn Minh Trí, Trung tâm Y tế TP. Thuận An, SĐT: 0908007560, email: trikhth2102@gmail.com
2
Trần Tấn Tài, Sở Y tế Bình Dương, email: sytbd511@gmail.com, SĐT:
3
Võ Nhật Khương, Trung tâm Y tế TP. Thuận An, SĐT: 0933184878, email:
1
tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT kết hợp với y học hiện đại tại năm 2011 đạt 6,39% thì đến
năm 2020 đạt 16,25%; tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với y học hiện đại
tại Trung tâm Y tế vẫn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước. Vì vậy, để đạt được
những chỉ tiêu mà chiến lược Quốc gia đã đề ra, cần phải có những nghiên cứu về tình hình và
tỷ lệ sử dụng dịch vụ YHCT tại các tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là các tuyến cơ sở chăm sóc sức
khỏe ban đầu như TYT để từ đó tìm hiểu những lý do khiến người dân ít sử dụng dịch vụ
YHCT rồi đưa ra những kế hoạch, phương pháp cải cách giúp phát triển YHCT một cách tốt
hơn. Và đó cũng là lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng sử dụng dịch vụ YHCT
của người dân tại Phòng khám đa khoa khu vực phường An Thạnh, thành phố Thuận An,
Bình Dương năm 2020 và một số yếu tố liên quan”. Với với các mục tiêu cụ thể như sau:
Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ YHCT của người dân tại Phòng khám đa khoa khu
vực phường An Thạnh, Trung tâm Y tế Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2020.
Phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ YHCT của đối tượng nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 3-7 năm 2020
- Địa điểm nghiên cứu: TYT phường An Thạnh, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
- Đối tượng nghiên cứu: Người dân sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT. Tiêu chí chọn vào:
Người dân đang sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT. Người dân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chí loại ra. Người dân là nhân viên y tế và người thân của nhân viên y tế tại TYT.
- Cỡ mẫu: Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả:
p (1 – p)
n = Z2(1 – α/2)
d2
- Nghiên cứu của Dư Ngọc Long (2019) về thực trạng sử dụng dịch vụ YHCT của người
dân tại TYT An Phú Đông, Quận 12, Tp.HCM là 70,6% [29]. Chọn p=0,706, cỡ mẫu tối thiểu
cho nghiên cứu là 319 nguời. Thực tế mẫu đưa vào nghiên cứu là 330 người.
- Kỹ thuật chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: Khảo sát bằng bộ câu hỏi soạn sẵn bằng cách
phỏng vấn trực tiếp người dân đang sử dụng dịch vụ YHCT tại trạm. Số liệu được nhập bằng
phần mềm Epidata 3.1 và được phân tích bằng phần mềm Stata 13.0.
- Y đức: Nghiên cứu được sự cho phép, chấp thuận của Hội đồng Khoa học kỹ thuật của
Trung tâm Y tế thành phố Thuận An.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Thực trạng sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT trong 6 tháng qua (n=330)
Sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT Số lượng Tỷ lệ (%)
Sử dụng YHCT tại Có sử dụng 228 69,1
TYT
Không sử dụng 102 30,9
Có 157 68,8
Lý do sử dụng dịch vụ Chuyên môn giỏi
Không 78 31,2
YHCT tại TYT
Có 188 82,4
(n=228) Gần nhà
Không 40 17,6

2
Có 113 49,5
Trang thiết bị tốt
Không 115 50,5
Có 172 75,4
Chi phí thấp
Không 56 24,6
Thuốc YHCT 47 20,6
Hình thức sử dụng Các phương pháp không dùng thuốc:
24 10,6
(n=228) châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…
Kết hợp cả hai 157 68,8
Chữa bệnh 35 15,4
Mục đích sử dụng
Bồi bổ, nâng cao sức khỏe 1 0,5
dịch vụ y học cổ
truyền Kết hợp 190 83,3
(n=228) Chữa bệnh sau khi chữa bằng y học
2 0,8
hiện đại không khỏi
Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ YHCT 6 tháng qua tại TYT là 69,1%. Trong 228
bệnh nhân sử dụng dịch vụ Y học truyền tại TYT lựa chọn lý YHCT: tỷ lệ bệnh nhân lựa chọn
vì lý do gần nhà chiếm 82,4%. Về hình thức sử dụng, chiếm tỷ lệ cao nhất là kết hợp giữa
thuốc YHCT và các phương pháp không dùng thuốc với 68,8%. Mục đích sử dụng dịch vụ
YHCT, tỷ lệ kết hợp là 83,3% chiếm tỷ lệ cao nhất.
Bảng 2: Nhu cầu sử dụng dịch vụ YHCT của người dân (n=330)
Nguyện vọng sử dụng dịch vụ YHCT Tần số Tỷ lệ (%)
Loại thuốc sẽ chọn dùng khi YHCT 29 8,8
đau ốm Y học hiện đại 301 91,2
Muốn sử dụng dịch vụ y học cổ Có 200 60,6
truyền nhiều hơn Không 130 39,4
Đồng ý nên trồng thuốc nam tại Có 309 93,6
vường nhà Không 21 6,4
Có biết 266 80,6
Biết chữa bệnh bằng YHCT
Không biết 64 19,4
Về loại thuốc sẽ chọn dùng khi đau ốm thì có 91,2% người dân chọn Y học hiện đại.
Tỷ lệ người dân muốn sử dụng dịch vụ YHCT nhiều hơn chiếm 60,6%. Tỷ lệ đồng ý nên
trồng thuốc nam tại vường nhà là 93,6% và biết chữa bệnh bằng YHCT là 80,6 mới%.
Bảng 3: TYT đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ YHCT (n=330)
Thực trạng Tần số Tỷ lệ (%)

Được nhân viên y tế hướng dẫn người Có 247 74,8


dân sử dụng dịch vụ YHCT Không 83 25,2
Có 249 75,5
TYT đáp ứng việc khám chữa bệnh
bằng YHCT Không 81 24,5

3
Dưới 5km 198 60,0
Khoảng cách từ nhà đến TYT
Từ 5km trở lên 132 40,0
Có 276 83,6
Vị trí TYT có thuận tiện
Không 54 16,4
Tỷ lệ người dân được nhân viên y tế hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ YHCT là
74,8%. TYT đáp ứng việc khám chữa bệnh bằng YHCT có tỷ lệ là 75,5%. Khoảng cách từ
nhà đến TYT dưới 5km và vị trí TYT có thuận tiện lần lượt chiếm tỷ lệ là 60% và 83,6%.
Bảng 4 Nhu cầu của người dân liên quan đến sử dụng dịch vụ YHCT
Sử dụng YHCT (n=330)
Nhu cầu của người dân Có (n=228) Không (n=102) p OR (KTC 95%
SL % SL %
Muốn sử dụng Có 150 75 50 25 1
0,01
YHCT Không 81 62,3 49 37,7 1,81 (1,09-3,0)
Biết chữa bệnh Có 180 67,7 86 32,3 1
0,03
bằng YHCT Không 34 53,1 30 46,9 1,85 (1,02-3,33)
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT ở những người không có mong muốn sử dụng
dịch vụ YHCT là 62,3% thấp hơn so với những người có mong muốn sử dụng dịch vụ YHCT
là 75% (p<0,05; OR=1,8; KTC 95%: 1,09-3,01). Tỷ lệ sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT ở
những người không biết chữa bệnh bằng YHCT là 53,1% thấp hơn so với những người biết
chữa bệnh bằng YHCT là 67,7% (p<0,05; OR=1,85; KTC 95%: 1,02-3,33).
Bảng 5: Đáp ứng của TYT liên quan đến sử dụng dịch vụ YHCT
Sử dụng YHCT (n=330)
TYT đáp ứng Có (n=228) Không (n=102) p OR (KTC 95%
SL % SL %
Được NVYT Có 186 75,3 61 24,7 1
0,04
hướng dẫn Không 53 63,9 30 36,1 1,72 (0,97 – 3,03)
TYT đáp ứng Có 190 76,3 59 23,7 1
0,006
tốt KCB Không 49 60,5 32 39,5 2,1 (1,18 – 3,69)
Từ nhà đến Dưới 5km 155 78,3 43 21,7 1
<0,001
TYT 5km 79 59,8 53 40,2 2,4 (1,44 – 4,04)
Vị trí TYT Có 207 75 69 25 1
0,008
có thuận tiện Không 31 57,4 23 42,6 2,22 (1,15 – 4,23)
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT ở những người không được nhân viên y tế
hướng dẫn sử dụng dịch vụ YHCT là 63,9% thấp hơn so với những người được nhân viên y tế
hướng dẫn sử dụng dịch vụ YHCT là 75,3% (p<0,05; OR=1,72; KTC 95%: 0,9-3,03). Tỷ lệ
sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT ở những người cho biết TYT đáp ứng không tốt việc khám
chữa bệnh là 60,5% thấp hơn so với những người cho biết TYT đáp ứng tốt việc khám chữa
bệnh là 76,3% (p<0,05; OR=2,1; KTC 95%: 1,18-3,69).

4
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT ở những người có nhà cách TYT từ 5km trở lên
là 59,8% thấp hơn so với những người có nhà cách TYT dưới 5km là 78,3% (p<0,05;
OR=2,4; KTC 95%: 1,44-4,04). Tỷ lệ sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT ở những người cho biết
vị trí TYT không thuận tiện là 57,4% thấp hơn so với những người cho biết vị trí của TYT
thuận tiện là 75% (p<0,05; OR=2,22; KTC 95%: 1,15-4,23).
BÀN LUẬN
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao 69,1%.
Tương đồng với các nghiên cứu của Đinh Thị Mộng Thanh tại Tây Ninh (2016) là 66,4%,
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy tại các xã miền núi Thái Nguyên (2018) là 61,8% và nghiên
cứu của Dư Ngọc Long tại TP.HCM (2019) là 70,6%. Kết quả nghiên cứu của Phạm Vũ
Khánh (2006) về thực trạng sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng tỷ lệ sử
dụng YHCT tại Hà Tây là 54,5%, Hà Tĩnh là 65,8% và Bình Định là 66,2%. Có sự khác nhau
về tỷ lệ sử dụng YHCT tại các TYT tại các vùng nghiên cứu khác nhau, điều này có thể lý
giải là ở nguyên nhân địa lý vùng miền dẫn đến quan niệm và thói quen trong CSSK là khác
nhau, nhưng mặt khác cũng có thể là do tác động của chính sách, công tác quản lý, phát triển
YHCT của lãnh đạo ngành Y tế cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng cung cấp cũng như
việc sử dụng YHCT trong KCB và CSSK của người dân mỗi khu vực.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự với của Nguyễn Thiên Bảo (2010), cho
thấy hầu hết người dân sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT là do gần nhà chiếm 90,7% và Dư
Ngọc Long (2019) là 83,7%. Đây chính là sự tiện lợi về mặt địa lý khi tiếp cận với các dịch
vụ y tế khi mà tại các xã, thị trấn TYT thường nằm ở khu vực trung tâm, gần với Uỷ ban nhân
dân và trường học. Tại các xã miền núi Thái Nguyên (2018), cũng cho kết quả tương tự chúng
tôi, tiêu chí hàng đầu khiến người dân lựa chọn dịch vụ YHCT tại trạm gần nhà để đi lại thuận
tiện, đỡ tốn kém chi phí ăn ở đi lại so với ở nơi khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy về hình thức sử dụng YHCT có 68,8% bệnh nhân lựa
chọn kết hợp cả hai, tỷ lệ bệnh nhân lựa chọn thuốc YHCT là 20,6%, chỉ có 10,6% bệnh nhân
lựa chọn các phương pháp không dùng thuốc: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…Trong khi đó
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy cho thấy trong số các phương pháp YHCT người dân
thường sử dụng, đa số là sử dụng thuốc thành phẩm YHCT chiếm 35,5%, có khoảng 30,3%
kết hợp YHHĐ và YHCT. Nghiên cứu của Tôn Mạnh Cường (2013) cho thấy tỷ lệ chữa bệnh
bằng YHCT đơn thuần 26,2%, kết hợp YHCT và YHHĐ 25,8%, điều trị không dùng thuốc
22%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy (2018) đa số người dân sử dụng YHCT là để chữa
bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (61,3%). Hai lý do chính người dân sử dụng YHCT để chữa bệnh là
do bệnh nhẹ (38,2%) và sẵn có, dễ kiếm (31,5%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, về mục đích sử dụng YHCT, tỷ lệ bệnh nhân lựa chọn
để kết hợp khá cao chiếm 83,3%; tỷ lệ bệnh nhân chọn vì mục đích chữa bệnh là 15,4%, một
phần nhỏ trong nghiên cứu lựa chọn vì để bồi bổ, nâng cao sức khỏe và do chữa bệnh bằng y
học hiện đại không khỏi chiếm tỷ lệ lần lượt là 0,5% và 0,8%. Kết quả tương đồng với nghiên
cứu của Dư Ngọc Long (2019) về mục đích sử dụng YHCT. Kết quả cho thấy rằng việc sử
dụng YHCT như vừa điều trị vừa bồi bổ, nâng cao sức khỏe đã được ăn sâu vào tiềm thức của
người dân trên khắp đất nước Việt Nam.
Nguyễn Thiên Bảo (2010) nguyên nhân lớn nhất người dân không sử dụng YHCT
trong KCB và CSSK chính là do thuốc YHHĐ luôn sẵn có, dễ mua hoặc tốt hơn, nguyên nhân
này chiếm 25,4%, nguyên nhân thứ hai khiến người dân không muốn sử dụng YHCT là do
thuốc YHCT bất tiện khi sử dụng chiếm 23%. Kết quả này có khác so với nghiên cứu của
Phan Thị Hoa khảo sát về sử dụng YHCT ở một số cộng đồng dân cư tỉnh Ninh Bình (2003),
trong nghiên cứu này lý do chính khiến người dân không muốn dùng YHCT để chữa bệnh là
YHCT có tác dụng chậm. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự.

5
Hơn ¾ bệnh nhân được nhân viên y tế hướng dẫn sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT
chiếm tỷ lệ 74,8%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 75,5% bệnh nhân cho rằng TYT đáp
ứng việc khám chữa bệnh bằng YHCT. Về khoảng cách từ nhà đến TYT, hơn một nữa mẫu
nghiên cứu có khoảng cách dưới 5 km chiếm tỷ lệ 60%. Đa phần bệnh nhân trong nghiên cứu
cho rằng vị trí TYT có thuận tiện chiếm tỷ lệ 3,6%. Các số liệu trên tương đồng với nghiên
cứu của Dư Ngọc Long (2019). Hầu như nhu cầu của bệnh nhân đều được PKĐKKV đáp
ứng. Đặc tính cơ bản của YHCT là tính sẵn có, dễ áp dụng, giá thành thấp nên đặc biệt thích
hợp với mọi đối tượng nhất là những ở những quốc gia đang phát triển, cộng đồng dân cư
nghèo, nơi người dân khó tiếp cận được với những dịch vụ y học kỹ thuật cao, đắt tiền. Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã khuyến cáo coi YHCT như là một nhân tố quan trọng đảm
bảo sự thành công trong chiến lược CSSK ban đầu của ngành Y tế ở các quốc gia trên thế
giới.
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sử dụng YHCT với Tỷ lệ
muốn sử dụng YHCT tại TYT, đồng thời những người được nhân viên y tế hướng dẫn thì sử
dụng YHCT gấp 1,72 lần so với người không được hướng dẫn. Nghiên cứu của Nguyễn Thiên
Bảo (2010) tại Vĩnh Phú, cũng tìm thấy mối liên quan giữa được tư vấn với việc sử dụng
YHCT, những người được tư vấn sử dụng YHCT nhiều hơn những người không được tư vấn
4 lần. Nghiên cứu của Đinh Thị Mộng Thanh cũng cho thấy người bệnh được cán bộ y tế
hướng dẫn về dịch vụ YHCT, sử dụng dịch vụ YHCT nhiều hơn gấp 3,58 lần so với người
không được CBYT hướng dẫn. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng để người dân tiếp cận được
với YHCT nhiều hơn thì sự tư vấn, vai trò của cán bộ y tế là hết sức quan trọng, sự phổ biến
kiến thức thông thường về YHCT về sử dụng thuốc YHCT như thế nào rất có ý nghĩa bởi vì
trong thực tế người dân hầu như không nhận được các thông tin đó từ cán bộ y tế.
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa biết chữa hoặc nâng cao sức khỏe bằng YHCT
với sử dụng YHCT. Trong khi đó nghiên cứu của nguyễn Thiên Bảo tại Vĩnh Phú (2010)
cũng chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức của người dân và việc sử dụng
YHCT. Những người có kiến thức, biết chữa bệnh bằng YHCT sử dụng YHCT nhiều hơn
những người không biết chữa bệnh bằng YHCT 8 lần (p< 0,05). Kết quả này cũng tương đồng
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Oanh. Kiến thức về YHCT của người bệnh là những
kinh nghiệm đúc kết từ ngàn xưa của của người dân. Đồng thời còn là thế mạnh riêng của
từng vùng miền được truyền lại từ đời này sang người khác. Kinh nghiệm sử dụng những cây
thuốc để chữa bệnh của người dân nằm trong hệ thống tri thức để đưa vào nghiên cứu. Nghiên
cứu của Đinh Thị Mộng Thanh cho thấy những người biết chữa bệnh bằng YHCT sử dụng
dịch vụ YHCT nhiều hơn 1,69 lần so những người không biết chữa bệnh bằng YHCT. Phù
hợp với nghiên cứu trước cho rằng, những người có kiến thức về YHCT sử dụng YHCT nhiều
hơn những người không hiểu biết về YHCT.
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa sử dụng YHCT với khoảng cách từ nhà đến
trạm và vị trí của TYT có thuận tiện. Những người có nhà cách TYT dưới 5km thì sử dụng
YHCT gấp 2,4 lần so với người ở xa, cũng như những người cảm thấy TYT có vị trí thuận
tiện thì sử dụng YHCT gấp 2,22 lần so với những người còn lại. Tương tự nghiên cứu của
Nguyễn Thiên Bảo tại Vĩnh Phú (2010) chỉ ra rằng có mối liên quan giữa khả năng đáp ứng
của TYT với việc sử dụng YHCT, nghiên cứu của Dư Ngọc Long tại TP.HCM cũng cho kết
quả tương tự. Nghiên cứu của Đinh Thị Mộng Thanh và cộng sự cũng tìm thấy mối liên quan
giữa khả năng đáp ứng của TYT với sử dụng YHCT: người bệnh cho rằng TYT đáp ứng được
nhu cầu KCB bằng YHCT thì sử dụng dịch vụ YHCT nhiều hơn gấp 2,17 lần so với người
bệnh cho rằng TYT không đáp ứng được nhu cầu KCB bằng YHCT. Điều này cho thấy vai
trò từ phía nhà cung cấp dịch vụ, nếu như người dân cho rằng dịch vụ luôn sẵn có, dễ tiếp cận
và đáp ứng tốt, rõ ràng họ sẽ tìm đến dịch vụ đó nhiều hơn.
KẾT LUẬN:

6
Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ YHCT tại TYT trong 6 tháng qua là 69,1%. Một số yếu
tố liên quan đến sử dụng dịch vụ YHCT tại PKĐKKV (p<0,05): Người dân mong muốn sử
dụng YHCT (OR=1,8; KTC 95%: 1,09-3,01), Người dân biết chữa bệnh bằng YHCT
(OR=1,85; KTC 95%: 1,02-3,33), Được nhân viên Y tế hướng dẫn (OR=1,72; KTC 95%: 0,9-
3,03), TYT đáp ứng tốt KCB (OR=2,1; KTC 95%: 1,18-3,69), Khoảng cách từ nhà đến trạm
(OR=2,4; KTC 95%: 1,44-4,04), Vị trí TYT thuận tiện (OR=2,22; KTC 95%: 1,15-4,23).
KIẾN NGHỊ
Trung tâm Y tế
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức YHCT cho cán bộ chuyên trách thông qua hội
thảo, tập huấn ngắn hạn hoặc bổ sung biên chế cán bộ chuyên môn YHCT cho các TYT. Tăng
cường năng lực và phối kết hợp giữa Hội Đông y, Hội Châm cứu, các hội nghề nghiệp và các
ban ngành đoàn thể trong triển khai và phát triển YHCT tại địa phương. Tăng cường phối kết
hợp giữa chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể với Ngành Y tế, tăng kinh phí hoạt
động cho công tác phát triển YHCT.
Đối với TYT
Tăng cường các hình thức tuyên truyền về YHCT trong cộng đồng, đặc biệt chú ý đến
các cây thuốc có sẵn tại địa phương. Phát triển vườn cây thuốc Nam tại TYT, tư vấn cho
người dân biết về những hiệu quả của YHCT. Cải tiến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
bằng YHCT tại đơn vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dư Ngọc Long (2019) Thực trạng sử dụng dịch vụ YHCT của người dân tại TYT An Phú Đông,
Quận 12, Tp.HCM, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long.
2. Đinh Thị Mộng Thanh, Trương Phi Hùng (2016) "Tỷ lệ sử dụng dịch vụ YHCT của người bệnh tại
TYT huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 1 (20), tr. 30-50.
3. Nguyễn Thiên Bảo (2010) Đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ YHCT tại các TYT, huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng,
tr. 24-85.
4. Nguyễn Thị Oanh (2007) Đánh giá thực trạng sử dụng YHCT tại 8 TYT, phường đạt chuẩn quốc
gia của Thành phố Thanh Hóa năm 2007, Luận văn Thạc sỹ YTCC, Trường Đại học Y tế công cộng,
tr 37-59.
5. Nguyễn Thị Thủy (2018) Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động khám chữa bệnh YHCT tại
một số TYT xã miền núi Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ Y học, tr 80-120.
6. Phan Thị Hoa (2003) Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng YHCT ở một số công đồng dân
cư tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại Học Y, Hà Nội, tr 34-59.
7. Phạm Vũ Khánh, Hoàng Thị Hoa Lý (2012) "Thực trạng sử dụng YHCT tại cộng đồng tỉnh Hà Tỉnh
Bình Định, Daklak". tạp chí Y học thực hành, 7 (834), tr. 23-28.
8. Tôn Mạnh Cường (2013) Thực trạng sử dụng YHCT tại tuyến xã, phường thuộc tỷnh Vĩnh Phúc, Kỷ
yếu các công trình nghiên cứu khoa học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, tr. 75-79.

You might also like