Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN

TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN


Lê Thị Bình1, Trần Thị Thùy Trang2, Lê Thị Ánh Ngọc3
Trung tâm Y tế Thành phố Thuận An
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán và chấp hành dự toán
tại Trung tâm Y tế Thành phố Thuận An. Thông qua các tài liệu nghiên cứu, xác định được tầm quan
trọng của công tác lập dự toán và chấp hành dự toán đối với một đơn vị đa chức năng nhằm kiểm soát
và đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị. Từ đó áp dụng vào tình hình hoạt động thực tế tại Trung
tâm Y tế Thành phố Thuận An, để giúp cho ban giám đốc kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động
của đơn vị trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài
chính kế toán phù hợp với cơ chế hiện nay.
Từ khóa : Dự toán, TTYT Tp.Thuận An, cơ chế, kế toán, quản lý tài chính.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trung tâm y tế Thành phố Thuận An là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Y tế Bình
Dương, được thành lập theo Quyết định số 16/QĐ – UBND ngày 03/01/2013 trên cơ sở sáp
nhập từ 03 đơn vị y tế: Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế và Trung tâm Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình Thuận An. Chịu sự quản lý, chỉ đạo về tổ chức, biên chế và hoạt động chuyên
môn của Sở Y tế Bình Dương đồng thời chịu sự quản lý nhà nước theo địa bàn của Ủy ban
nhân dân Thành phố Thuận An. Là một trong những bệnh viện công lập trong cả nước, những
năm qua Trung tâm y tế thành phố Thuận An đã có những bước phát triển và nhiều thay đổi
trong mô hình quản lý cũng như các hoạt động của mình. Khối điều trị của TTYT là bệnh
viện đa khoa được tăng lên quy mô 320 giường vào ngày 16 tháng 7 năm 2019 theo Quyết
định số 3427/UBND-VX của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Cùng với sự phát triển và
thay đổi khá nhiều trong các chính sách kinh tế xã hội đặc biệt là những chính sách có liên
quan trực tiếp đến ngành y tế đã tác động mạnh mẽ đến cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh
viện công lập nhằm đổi mới quản lý để phát triển đơn vị. Bài nghiên cứu tìm hiểu, phân tích,
đánh giá những tồn tại và bất cập trong công tác lập dự toán và chấp hành dự toán tại Trung
tâm y tế thành phố Thuận An. Từ kết quả nghiên cứu, các kiến nghị đề xuất những giải pháp
có tính khả thi và thực tiễn góp phần hoàn thiện công tác lập dự toán và chấp hành dự toán tại
đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong tình hình tự chủ hiện nay và hướng tới
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là nội dung lập dự toán thu, chi hoạt động và công tác chấp hành
dự toán tại Trung tâm Y tế Thành phố Thuận An
Phạm vi nghiên cứu: công tác lập dự toán và chấp hành dự toán tại Trung tâm Y tế
Thành phố Thuận An giai đoạn 2018-2020
Phương pháp, dữ liệu và mô hình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính. Thông qua các báo cáo quyết năm của
Trung Tâm Y tế Thành phố Thuận An phân tích các yếu tố có liên quan đến công tác lập dự
toán và chấp hành dự toán nhằm xác định được những bất cập tồn tại trong công tác lập dự
toán và chấp hành dự toán của đơn vị.
1
Lê Thị Bình, Trung tâm Y tế Thuận An, SĐt: 0949287838, Email:binhbvta@gmail.com
2
Trần Thị Thùy Trang, Trung tâm Y tế Thuận An, SĐT:0908065657, Email: ngoctrang285@gmail.com
3
Lê Thị Ánh Ngọc, Trung tâm Y tê Thuận An, SĐT:0388511678, Email:anhngoc151187@gmail.com
1
Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện từ việc phân tích báo cáo quyết toán của Trung Tâm
Y tế Thành phố Thuận An từ năm 2018 đến năm 2020. Sau khi có kết quả phân tích, các đề
xuất được gợi mở được đưa ra căn cứ trên kết quả nghiên cứu này.
Thu thập và phân tích dữ kiện
* Công tác lập dự toán
Công tác lập dự toán của TTYT được căn cứ vào từng nhiệm vụ cụ thể để lập dự toán
thu chi từ nguồn NSNN cấp, nguồn thu từ khám chữa bệnh, nguồn thu khác, …, các quy định
về quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên các quy định của Bộ Tài chính và Bộ Y
tế.
Hiện nay TTYT thực hiện công tác thu theo Thông tư 39 /2018/TT-BYT ngày 30 tháng
11 năm 2018 của Bộ y tế Quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa
các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám
bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp và Thông tư 13/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 7 năm
2019 của Bộ y tế về sữa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày
30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Thông tư 14/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2019 về
sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018.của Bộ trưởng
BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi
thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn
áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp. Nguồn thu
khác từ cho thuê mặt bằng kinh doanh nhà thuốc, nhà ăn, trông giữ xe, nguồn từ khám chữa
bệnh theo yêu cầu và nguồn kinh phí không thường xuyên. Với nguồn thu chi của Khối Dự
phòng là nguồn thu từ NSNN cấp để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên và không
thường xuyên và nguồn thu từ dịch vụ tiêm ngừa vaccin. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí trung
ương cấp thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, nguồn viện trợ của các tổ chức để
thực hiện các dự án phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, nguồn thu chi của khối Dân số-Kế
hoạch hóa gia đình gồm nguồn từ kinh phi NSNN cấp thực hiện chi thường xuyên, không
thường xuyên và các nguồn kinh phí từ Cục dân số tỉnh cấp để thực hiện các chương trình dân
số. Còn lại là nguồn thu chi của 10 Trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực được nhà nước
cấp kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên, không thường xuyên, nguồn từ
khám chữa bệnh, nguồn từ các kinh phí dự phòng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia, dân số.
KẾT QUẢ
Bảng1. Cơ cấu nguồn thu của TTYT thành phố Thuận An giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Nguồn 2018 2019 2020
1 NSNN 21.027 19.126 26.285
1.1 Kinh phí thường xuyên 14.311 12.748 13.215
1.2 Kinh phí không thường xuyên 6.716 6.378 13.070
2 Thu từ khám chữa bệnh 107.731 109.679 95.781
3 Thu từ nguồn khác 14.143 13.018 10.715
4 Thu từ nguồn ATTP 89 87 70
5 Nguồn vệ sinh môi trường 394 394 398
6 Nguồn đầu tư 697 1.149 6.985
2
7 Nguồn viện trợ, tài trợ 7.750 6.604
8 Nguồn chương trình mục tiêu quốc gia 2.452 2.317 3.454
(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm của Trung tâm y tế thành phố Thuận An)
Cơ cấu các nguồn thu của TTYT giai đoạn 2018-2020 chủ yếu là nguồn thu từ khám
chữa bệnh, nguồn thu từ khám chữa bệnh năm 2019 tăng so với năm 2018 là 1,78% và đến
năm 2020 giảm so với năm 2019 là 12,67% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, vẫn
đảm bảo được nguồn chi thường xuyên cho khối bệnh viện. Nguồn ngân sách cấp tăng 25%
do nguồn chi lương cho các khối Dự phòng, Trạm y tế, PKĐK khu vực và Dân số-kế hoạch
hóa gia đình ngân sách chỉ giao theo mức lương cơ bản 1.150.000đ/ 01 hệ số, phần chênh lệch
mức lương cơ bản còn lại chi từ nguồn cải cách tiền lương được trích của khối bệnh viện.
Nguồn thu khác giảm do TTYT lấy lại bớt 01 khu nhà ăn để cải tạo mở rộng thêm khu điều trị
cho bệnh nhân. Nguồn thu phí an toàn thực phẩm có xu hướng tăng do tăng cường công tác
kiểm tra giám sát các cơ sở kinh doanh ăn uống nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
trên địa bàn. Nguồn đầu tư năm 2020 tăng so với năm 2019 do cải tạo lại 04 trạm y tế xã
phường và xây mới khu nhà Y tế dự phòng. Nguồn tài trợ, viện trợ được cấp từ kết dư quỹ
bảo hiểm y tế để trang bị máy móc, trang thiết bị phục vụ điều trị chạy thận nhân tạo cho bệnh
nhân. Nguồn chương trình mục tiêu quốc gia tăng 41% giai đoạn năm 2018 đến năm 2020
đảm bảo cho việc triển khai các chương trình y tế cần thiết đến người dân..
Bảng 2. Tổng hợp thu chi của TTYT thành phố Thuận An giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Nội dung 2018 2019 2020
Nguồn thu
Số Dự toán 14.748 14.888 14.694
1 Kinh phí thường xuyên Số Thực hiện 14.311 12.748 13.215
Tỷ trọng 97,04% 85,63% 89,93%
Số Dự toán 6.958 6.800 14.124
2 KP không thường xuyên Số Thực hiện 6.716 6.378 13.070
Tỷ trọng 96,52% 93,79% 92,54%
Số Dự toán 113.000 95.292 104.292
3 Thu từ khám chữa bệnh Số Thực hiện 107.731 105.359 95.781
Tỷ trọng 95,34% 110,56% 91,84%
Số Dự toán 10.287 10.996 3.607
4 Thu từ nguồn khác Số Thực hiện 14.143 13.018 10.715
Tỷ trọng 137,48% 118,39% 297,06%
Số Dự toán 50 89 60
5 Thu từ an toàn thực phẩm Số Thực hiện 89 87 70
Tỷ trọng 178% 97,75% 116,67%
6 Thu từ vệ sinh môi trường Số Dự toán 400 400 400
Số Thực hiện 394 394 398

3
Tỷ trọng 98,5% 98,5% 99,5%
Số Dự toán 700 1.200 7.000
7 Thu từ nguồn đầu tư Số Thực hiện 697 1.149 6.985
Tỷ trọng 99,57% 95,75% 99,81%
Số Dự toán 7.750 6.604
8 Thu từ nguồn viện trợ Số Thực hiện 7.750 6.604
Tỷ trọng 100% 100%
Số Dự toán 2.460 2.320 2.296
9 Chương trình quốc gia Số Thực hiện 2.452 2.317 1.801
Tỷ trọng 99,67% 99,87% 78,44%
Nguồn chi
Số Dự toán 14.748 14.888 14.694
1 Kinh phí thường xuyên Số Thực hiện 14.311 12.748 13.215
Tỷ trọng 97,04% 85,63% 89,93%
Số Dự toán 6.958 6.800 14.124
2 KP không thường xuyên Số Thực hiện 6.716 6.378 13.070
Tỷ trọng 96,52% 93,79% 92,54%
Số Dự toán 113.000 95.292 104.292
3 Thu từ khám chữa bệnh Số Thực hiện 107.731 105.359 95.781
Tỷ trọng 95,34% 110,56% 91,84%
Số Dự toán 10.287 10.996 3.607
4 Thu từ nguồn khác Số Thực hiện 14.143 13.018 10.715
Tỷ trọng 137,48% 118,39% 297,06%
Số Dự toán 50 89 60
5 Thu từ an toàn thực phẩm Số Thực hiện 89 87 70
Tỷ trọng 178% 97,75% 116,67%
Số Dự toán 400 400 400
6 Thu từ vệ sinh môi trường Số Thực hiện 394 394 398
Tỷ trọng 98,5% 98,5% 99,5%
Số Dự toán 700 1.200 7.000
7 Thu từ nguồn đầu tư Số Thực hiện 697 1.149 6.985
Tỷ trọng 99,57% 95,75% 99,81%
Số Dự toán 7.750 6.604
8 Thu từ nguồn viện trợ Số Thực hiện 7.750 6.604
Tỷ trọng 100% 100%
4
Số Dự toán 2.460 2.320 2.296
9 Chương trình quốc gia Số Thực hiện 2.452 2.317 1.801
Tỷ trọng 99,67% 99,87% 78,44%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm của Trung tâm y tế thành phố Thuận An)
Nguồn thu thực hiện so với dự toán của nguồn ngân sách tăng nhưng nguồn thu từ khám
chữa bệnh của TTYT giảm so với dự toán (do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên vẫn
đảm bảo được tiền lương và chi hoạt động thường xuyên của khối điều trị. Nguồn thu khác số
thực hiện đều đạt vượt so với số dự toán. Số thực hiện từ các nguồn đầu tư, viện trợ, chương
trình mục tiêu quốc gia đều đạt so với số dự toán. Nguồn chi từ ngân sách nhà nước cho công
tác đầu tư tăng cho sửa chữa cơ sở hạ tầng của khối bệnh viện, các TYT. Trang thiết bị lỗi
thời không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Mặc dù,
khối bệnh viện được tăng chỉ tiêu lên 320 giường nhưng ngân sách đầu tư cho trang thiết bị
theo chỉ tiêu tăng của giường bệnh còn quá chậm. Kèm theo đó là các thủ tục đấu thầu mua
sắm phức tạp làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đơn vị, đến khi trang bị được thì các thiết
bị máy móc đó đã lỗi thời so với nhu cầu hiện tại.
* Công tác chấp hành dự toán
Nhìn chung tình hình chấp hành dự toán thu chi của TTYT trong những năm qua thực
hiện khá tốt. Trong quá trình thực hiện dự toán phần lớn không có sự thay đổi các nội dung
chi giữa các mục so với dự toán được giao. Khi có sự thay đổi nội dung chi giữa các khối (do
từng khối có mã khoản khác nhau mặt dù là 01 đơn vị như: khối bệnh viện và các trạm y tế,
phòng khám khu vực mã khoản 132, khối Dự phòng mã khoản 131 và Dân số-kế hoạch hóa
gia đình mã khoản là 151) TTYT không được chủ động điểu chuyển mà phải làm công văn đề
nghị Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Thuận An, UBND thành phố Thuận An điều chỉnh
để phù hợp với nội dung để TTYT thực hiện đúng theo quy định của NSNN.

Bảng 3. Nội dung và tỷ trọng các nhóm chi từ nguồn NSNN của TTYT thành phố Thuận
An giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tiểu 2018 2019 2020
STT nhóm
chi Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Nhóm chi thường xuyên
1 0129 12.419 86,78% 10.771 84,49% 11.681 88,4%
2 0130 637 4,45% 977 7,66% 771 5,83%
3 0132 1.255 8,77% 1.000 7,85% 763 5,77%
TỔNG 14.311 12.748 13.215
Nhóm chi không thường xuyên
1 0130 3.405 50,7% 3.165 49,62% 3.899 29,8%
2 0132 3.311 49,3% 3.213 50,38% 9.171 70,2%
TỔNG 6.716 6.378 13.070

5
(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm của TTYT)
Ngân sách cấp cho chi thường xuyên hàng năm giảm từ 14.311 tỷ của năm 2018 xuống
còn 13.215 tỷ đến năm 2020 chủ yếu là chi thanh toán lương, phụ cấp, chế độ chính sách cho
người lao động và chi quản lý hành chính cụ thể là chi điện, nước, nhưng các khoản chi này
chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 4. Nội dung và tỷ trọng các tiểu nhóm chi từ nguồn thu khám chữa bệnh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tiểu 2018 2019 2020
STT nhóm
chi Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Nhóm chi thường xuyên
1 0129 34.909 32,4% 39.824 36,31% 30.175 31,5%
2 0130 60.531 56,19% 58.126 53% 50.946 53,19%
3 0132 12.291 11,41% 11.729 10,69% 14.660 15,31%
TỔNG 107.731 109.679 95.781
(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm của TTYT)
Nội dung và tỷ trọng các tiểu nhóm chi từ nguồn thu khám chữa bệnh chủ yếu vào tiểu
nhóm 0130 chiếm tỷ trọng từ 56,19% giảm còn 53,19% mà trong đó thuốc, vật tư tiêu hao,
công cụ dụng cụ phục vụ cho người bệnh là chính. Bên cạnh đó chi cho con người của khối
bệnh viện cụ thể là chi trả lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp chiếm tỷ trọng từ
32,4% giảm xuống 31,5%. Tiểu nhóm 0132 chủ yếu là trích quỹ thu nhập tăng thêm theo quy
định và theo qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị chiếm tỷ trọng còn thấp, do đó chưa thu hút
được nhiều cán bộ viên chức có trình độ chuyên môn giỏi đề làm việc.
Bảng 5. Nội dung và tỷ trọng các tiểu nhóm chi từ nguồn thu khác
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tiểu 2018 2019 2020
STT nhóm
chi Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Nhóm chi thường xuyên
1 0129 2.867 20,27% 2.777 21,33% 309 2,88%
2 0130 2.714 19,19% 2.142 16,46% 2254 21,04%
3 0132 8.562 60,54% 8.099 62,21% 8152 76,08%
4 0136
TỔNG 14.143 13.018 10.715
(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm của TTYT)
Nội dung và tỷ trọng các tiểu nhóm chi từ nguồn thu khác (nguồn cho thuê mặt bằng,
cho thuê nhà thuốc, nhà ăn, trông giữ xe, khám chữa bệnh theo yêu cầu, tiêm ngừa vaccin
dịch vụ). Nguồn thu này chủ yếu chi cho tiểu nhóm 0132 chiếm từ 60,54% đến 76,08% từ
năm 2018 đến 2020, các khoản chi như chi phí trực tiếp từ công tác khám chữa bệnh theo yêu
cầu mà người lao động sử dụng ngày bù trực, ngày phép để làm việc…Bên cạnh đó cũng chi
thanh toán cá nhân như cho trả lương cho các nhân viên cơ hữu có kinh nghiệm mà đơn vị
6
hợp đồng để làm việc tại khu khám chữa bệnh theo yêu cầu. cũng như chi trả cho nhu cầu
hoạt động thường xuyên của đơn vị. Đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm để
đảm bảo công tác quản lý tài chính của đơn vị và tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động
thường xuyên..
BÀN LUẬN
Công tác lập, chấp hành dự toán hiện nay vẫn chưa đồng bộ, chưa thống nhất vì là một
đơn vị đa chức năng nhưng thực hiện nhiều nhiệm vụ như: khám chữa bệnh, công tác phòng
bệnh, công tác thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Được giao kinh phí theo từng nhiệm vụ riêng.
TTYT có khối điều trị là Bệnh viện hạng 2 _thuộc nhóm 2 phải tự đảm bảo chi phí thường
xuyên từ chi trả lương cho đến chi các hoạt động của khối bệnh viện, các khối Dự phòng, Dân
số KHHGĐ kinh phí thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp nhưng được giao chung là đơn
vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên thuộc nhóm 3 phải trích nguồn cải
cách tiền lương và trích lập quỹ theo đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí thường xuyên làm
hạn chế tính tự chủ kinh phí thường xuyên của khối bệnh viện. Song song đó, phần thanh toán
của cơ quan bảo hiểm thì chậm trễ, phần vượt dự toán treo lâu, giải quyết chậm làm ảnh
hưởng đên nguồn thu của khối bệnh viện.
Đối với chi thường xuyên :
Khối khám bệnh là Bệnh viện hạng 2 _Loại 130 Khoản 132 có tự thu tự chi từ nguồn
thu khám chữa bệnh và nguồn thu khác. Tuy nhiên, nguồn thu từ khám chữa bệnh của khối
bệnh viện phải thực hiện trích 35% nguồn cải cách tiền lương và 40% từ nguồn thu khác. Do
đó chênh lệch thặng dư thu-chi cuối năm thấp, việc trích lập các quỹ để chi trả thu nhập tăng
thêm cho nhân viên ít, khó thu hút được các nhân viên giỏi về làm việc với đơn vị.
Với khối Dự phòng _Loại 130 Khoản 131, Khối Dân số-kế hoạch hóa gia đình có ngân
sách nhà nước đảm bảo chi trả lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo mức lương cơ
bản 1.150.000đồng/ 01 hệ số. Khi Nhà nước tăng mức lương cơ bản thì phần chênh lệch sẽ
chi từ nguồn cải cách tiền lương được trích từ nguồn thu khám chữa bệnh và nguồn khác của
khối Bệnh viện. Chi hoạt động cấp 30 triệu/01 người/01 năm.
Ngoài ra, 10 Trạm y tế và PKĐK khu vực có ngân sách nhà nước đảm bảo chi trả lương,
phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo mức lương cơ bản 1.150.000đồng/ 01 hệ số. Khi Nhà
nước tăng mức lương cơ bản thì phần chênh lệch sẽ chi từ nguồn cải cách tiền lương được
trích từ nguồn thu khám chữa bệnh và nguồn khác của khối Bệnh viện. Chi hoạt động được
ngân sách cấp 50 triệu/01 Trạm tế/01 năm và 60 triệu/01 PKKV/ 01 năm.
Đối với chi không thường xuyên
Ngân sách Nhà nước cấp cho tất cả các khối của TTYT để thực hiện nhiệm vụ đào tạo
theo Quyết định 74/ 2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của UBND tỉnh Bình Dương về việc
ban hành chính sách thu hút, chế độ hổ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình
Dương, (hiện nay là Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND ngày 231/7/2019 của HĐND tỉnh Bình
Dương ban hành quy định về chính sách thu hút, chế độ hổ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương) ; Kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khám và điều
trị cán bộ trung cao, khám nghĩa vụ quân sự, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị
định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phú về chính sách tinh giản biên chế, kinh
phí thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế chi công tác viên dân số …, và cũng cấp theo từng khoản
khác nhau.
Là một đơn vị nhưng việc cấp kinh phí theo từng khoản khác nhau như lúc chưa sáp
nhập, nên khi chấp hành dự toán đơn vị không thể tự điều chỉnh khi có sự thiếu hoặc dư kinh
phí giữa các khoản với nhau, mà phải làm công văn trình Phòng tài chính, Ủy ban nhân dân
thành phố đề nghị điều chỉnh tăng giảm theo yêu cầu của TTYT.

7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Về phía Nhà nước và các cơ quan quản lý.
Những năm qua, Nhà nước đã có rất nhiều đổi mới trong việc quản lý ngành y tế. Một
hệ thống các chính sách mới ra đời là cơ sở pháp lý cho các đơn vị y tế hoạt động ngày một
hiệu quả hơn khi ban hành các khung pháp lý cần có sự đồng bộ và thống nhất giữa các cấp
quản lý, các đơn vị chủ quản. Để hoàn thiện về cơ chế chính sách cho các đơn vị ngành y tế,
Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị là các TTYT đa chức
năng trong việc được chủ động sử dụng nguồn thu, chi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ,
tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút được nhiều lao động giỏi về làm việc chăm sóc sức khỏe tốt
hơn cho người dân. Bên cạnh đó, cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về việc
thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế về chính sách huy động vốn, chính sách ưu đãi, chính
sách thuế …, tăng cường đẩy mạnh hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực y tế ; tạo điều kiện
thuận lợi về hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư cho y tế. Cần có cơ
chế quản lý chính sách xã hội hóa, trong đó quy định rõ việc quản lý vận hành của các cơ sở
này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mạnh dạn tham gia. Bộ Y tế ban hành khung giá đối với
các hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, giá dịch vụ tại các cơ sở thực hiện xã hội hóa,
liên doanh liên kết. Khung giá được xây dựng trên cơ sở tính đầy đủ các yếu tố chi phí và có
tích lũy theo nguyên tắc do Bộ Y tế hướng dẫn, giá phù hợp với cung ứng dịch vụ chất lượng
cao nhằm tăng thu, tái đầu tư phát triền nâng cao dịch vụ. Bênh cạnh đó, phối hợp với BHXH
Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh lộ trình và sớm hoàn thiện việc tính đúng, tính đủ chi phí trong
giá dịch vụ y tế nhưng phải đảm bảo quyền lợi cho người bệnh. Rà soát các danh mục, điều
kiện, các tỉ lệ thanh toán thuốc, các danh mục kỹ thuật sao cho người dân được hưởng đầy đủ
các quyền lợi khám chữa bệnh khi tham gia bảo hiểm và trong khả năng thanh toán của quỹ
bảo hiểm y tế. Ngoài ra, cơ quản BHXH cần giao dự toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y
tế phù hợp để các đơn vị y tế chủ động trong việc khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho
người dân. Thanh quyết toán kịp thời để cho đơn vị kịp thời ghi nguồn thu nhằm tăng doanh
thu để có kinh phí hoạt động. Trong trường hợp vượt dự toán giao thì cơ quan BHXH nhanh
chóng làm thủ tục hướng dẫn cho các đơn vị giải trình và quyết toán kịp thời, tránh tình trạng
treo quyết toán quá lâu, gây ảnh hường đến các hoạt động khám chữa bệnh của người dân
tham gia BHYT và ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các đơn vị y tế. Bên cạnh đó, việc
xây dựng khung pháp lý về chế độ kế toán đảm bảo công tác kế toán cần được thực hiện theo
pháp luật, có sự thống nhất chung trong ngành y tế. Đó là điều kiện để kế toán với vai trò là
công cụ quản lý tài chính phát huy tích cực trong công tác quản lý. Bên canh đó cần hoàn
thiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, nhanh chóng ban hành các văn bản dưới Luật
như : Nghị định, thông tư, …, nhằm hướng dẫn các đơn vị y tế thực hiện công tác kế toán
thống nhất, Nhà nước dễ quản lý và kiểm soát hơn.
Giao cho khối điều trị là bệnh viện hạng 2 tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên
và không giao chung với TTYT là đơn vị đảm bảo 1 phần kinh phí hoạt động thường xuyên
Đối với Trung tâm y tế thành phố Thuận An
TTYT cần căn cứ vào quy mô, đặc điểm họat động để tổ chức công tác kế toán phù hợp
với quy mô và loại hình hoạt động của đơn vị, phù hợp với chế độ tài chính, phát huy tối đa
hiệu quả nguồn lực. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài
chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT với việc xây dựng và liên kết các phần mềm quản lý bệnh
viện, phần mềm quản lý khám chữa bệnh và phần mểm kế toán nhằm đáp ứng được các yêu
cầu quản lý nghiệp vụ của bệnh viện cũng như quản lý hồ sơ hành chính, quá trình điều trị và
các chỉ định cận lâm sàng của bệnh nhân. Hoàn thiện phần mềm quản lý bệnh viện đảm bảo
được quy trình khép kín từ đầu vào đến đầu ra, đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý, đồng thời đáp
ứng yêu cầu thông tin dữ liệu bảo hiểm y tế trên cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm
đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Đề xuất kế toán hạch toán theo từng khoa để xác
8
định được kết quả kinh doanh từng khoa. Khi đó mỗi khoa sẽ có trách nhiệm hơn về lĩnh vực
hoạt động của khoa. Bên cạnh đó, TTYT cần bố trí nhân lực và các thiết bị quản lý phù hợp
để theo dõi từng khoa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Báo cáo quyết toán năm của Trung tâm y tế thành phố Thuận An qua các năm 2018,2019,2020
2. Quốc Hội ( 2003). Luật kế toán số 03/2003/Q 11 ngày 17/06/2003.
3. Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017.
4. Quyết định 74/ 2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 về ban hành chính sách thu hút, chế độ hổ trợ
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.
5. Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND ngày 231/7/2019 về ban hành quy định về chính sách thu hút, chế
độ hổ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.
6. Nghị Định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 về quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập.

You might also like