ỨNG DỤNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀO LĨNH VỰC Y TẾ TẠI VIỆT NAM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Chủ đề
ỨNG DỤNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀO
LĨNH VỰC Y TẾ TẠI VIỆT NAM

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 12 năm 2022

MỤC LỤC
BẢNG VIẾT TẮT..........................................................................................4

DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................5

Phần I: Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo....................................................................................6

Phần II: Nội dung.................................................................................................................6

1. Lịch sử phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo.......................................................6

2. Định nghĩa..................................................................................................................7

3. Phân loại công nghệ AI..............................................................................................8

4. Ưu – nhược điểm của công nghệ AI trong lĩnh vực y tế..........................................10

Phần III: Liên hệ một số ứng dụng được áp dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực y tế..........12

Phần IV: Tình hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế trên Thế giới................14

Phần V: Kết luận.................................................................................................................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................16

2|Page
BẢNG VIẾT TẮT
AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo

IBM International Business Machines Tập đoàn về công nghệ máy tính đa quốc gia

IVF In vitro fertilization Thụ tinh trong ống nghiệm

PCR Polymerase-Chain-Reaction Phản ứng nhân bản DNA dựa trên các chu
kỳ nhiệt

3|Page
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Deep Blue tại Bảo tàng lịch sử máy tính.................................................................8

Hình 2. 2. Xe ô tô tự lái............................................................................................................9

Hình 2. 3. Robot Sophia.........................................................................................................10

Hình 3. 1. Ứng dụng của AI trong lĩnh vực y tế....................................................................12

Hình 3. 2. Hệ thống Robot Call..............................................................................................13

Hình 3. 3. Hệ thống VinDr.....................................................................................................13

4|Page
Phần I: Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo
Có lẽ chúng ta không còn lạ gì với cụm từ “Trí tuệ nhân tạo” (AI). Thuật ngữ “Trí
tuệ nhân tạo” được đặt ra lần đầu tiên vào năm 1956. Khái niệm này khá cũ nhưng nó đột
nhiên phổ biến gần đây. Tại sao lại như vậy? Lý do chính là trước đây chưa có Big Data nên
các hệ thống thường có lượng dữ liệu rất ít, vì vậy các chương trình máy tính sẽ không đủ
dữ liệu để đưa ra dự đoán kết quả chính xác, nhưng giờ đây lượng dữ liệu tăng lên rất nhiều
với khả năng lưu trữ vô hạn. Thống kê cho thấy đến năm 2020, khối lượng dữ liệu tích lũy
sẽ tăng từ 4,4 nghìn tỷ GigaByte lên tới khoảng 44 nghìn tỷ GigaByte dữ liệu. Cùng với
lượng dữ liệu khổng lồ như thế, ngày nay chúng ta đã có thêm các máy tính siêu mạnh và
những thuật toán phức tạp để có thể xử lí hết được lượng dữ liệu lớn đó.
Do đó năm 2018, ngành công nghiệp AI đã tăng trưởng hơn 70% so với năm 2017
(200 tỷ đô la). Đây không chỉ là xu hướng mà còn là lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với các
doanh nghiệp và các lĩnh vực xã hội. Sự phát triển của khoa học nói chung và trí tuệ nhân
tạo AI nói riêng, chúng luôn được đổi mới qua từng giờ, từng phút, mang đến những thay
đổi mới mẻ đến con người, trong đó y khoa là minh chứng dễ thấy nhất của kỹ thuật tiên
tiến trên thế giới và cũng như của nền y học Việt Nam. Vấn đề sức khỏe ngày càng được coi
trọng hơn khi thế giới đang trong hành trình bước vào kỉ nguyên mới mang tính cách mạng.
Nhận thấy được sự phát triển, đổi mới vượt bậc đó nhóm“5ting” quyết định chọn đề
tài “Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong lĩnh vực y tế” qua đó không chỉ để đánh giá xu
hướng về công nghệ này, mà còn làm rõ ứng dụng, những thành tựu vượt bậc và các nhược
điểm của AI trong lĩnh vực y tế.

Phần II: Nội dung

1. Lịch sử phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo đã được bắt đầu nghiên cứu từ thập niên 1950 bởi những nhà tiên
phong như Allen Newell và Herbert Simon, người sáng lập phòng thí nghiệm trí tuệ nhân
tạo đầu tiên ở Đại học Carnegie Mellon, và John McCarthy và Marvin Minsky, người sáng
lập phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo tại MIT, MIT AI Lab, năm 1959.
 Giai đoạn một (1950-1965)
Một số nhà khoa học như John McArthy, Marvin Minsky, Allen Newell và Herbert
Simon cùng với những sinh viên đã viết những lập trình: máy vi tính giải được những bài
5|Page
toán đố của đại số, chứng minh các định lý và nói được tiếng Anh. Một số thành tựu ban
đầu của trí tuệ nhân tạo trong giai đoạn này có thể kể đến như: Chương trình chơi cờ của
Samuel, Chương trình lý luận logic của Newell & Simon, Chương trình chứng minh các
định lý hình học của Gelernter.
 Giai đoạn hai (1965 - 1975)
Các nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung vào việc biểu diễn tri thức và phương
thức giao tiếp giữa người và máy tính bằng ngôn ngữ tự nhiên. Nhưng hầu hết các nghiên
cứu này đều thất bại và ngành trí tuệ nhân tạo đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy,
các nghiên cứu trong giai đoạn này cũng giúp các nhà khoa học hiểu được giới hạn của máy
tính và tìm ra được một số phương pháp biểu diễn tri thức vẫn được dùng cho đến nay.
 Giai đoạn ba (từ 1975)
Sự thành công của một số hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo như Hệ chuyên gia, Hệ
chẩn đoán… đã giúp ngành trí tuệ nhân tạo thu hút được sự quan tâm của các Chính phủ
trên thế giới. Trí tuệ nhân tạo dần trở thành một ngành công nghiệp. Các hệ thống và các
chương trình trong lĩnh vực này đã được dùng trong thương mại và mang lại lợi nhuận cho
người sử dụng.

2. Định nghĩa
Theo John McCarthy - nhà khoa học máy tính và khoa học nhận thức của Hoa Kỳ -
“Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là bộ môn khoa học và kỹ thuật chế tạo máy
thông minh”, được định nghĩa lần đầu vào năm 1955. Tính tới thời điểm hiện tại, có rất
nhiều định nghĩa về AI được đưa ra nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Có một số
định nghĩa về AI được đưa ra như sau:
(1) Theo Bellman (1978) - “Trí tuệ nhân tạo là tự động hoá các hoạt động phù hợp
với suy nghĩ con người”, chẳng hạn các hoạt động ra quyết định, giải bài toán AI
là các hệ thống suy nghĩ một cách hợp lý.
(2) Theo Winston (1992) - “Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực nghiên cứu các tính toán để
máy có thể nhận thức, lập luận và hành động.”
(3) Theo Rich và Knight (1991) - “Trí tuệ nhân tạo là khoa học nghiên cứu xem làm
thế nào để máy tính có thể thực hiện những công việc mà hiện con người còn làm
tốt hơn máy tính.”

6|Page
3. Phân loại công nghệ AI
Hiện nay, công nghệ AI vẫn được đang được nghiên cứu và rất phúc tạp, tuy nhiên
chúng ta có thể phân chia chúng thành 4 loại chính dưới đây.

3.1. Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine)


Một trong những thành công đầu tiên có thể kể đến trong lĩnh vực nghiên cứu AI là
chương trình Deep Blue do IBM tạo ra, chương trình đã đánh bại kỳ thủ cờ vua Garry
Kasparov bằng cách xác định và dự đoán những nước đi của đối thủ, từ đó lập luận để đưa
ra những bước đi phù hợp nhất. Tuy nhiên do những hạn chế về công nghệ của những năm
90 mà Deep Blue của IBM không có ký ức cũng như không thể sử dụng những kinh nghiệm
trong quá khứ trong tương lai để tiếp tục phát triển. Tuy nhiên đây cũng được xem là một
thành công lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về AI của IBM.
Khái niệm về AI phẩn ứng là việc máy có thể phân tích những động thái khả thi nhất
của mình và của đối thủ, đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Bên cạnh đó, một sản phẩm khác của
“gã khổng lồ” Google là AlphaGO được thiết kế để chơi cờ vây, tuy nhiên nó còn tồn tại
những hạn chế giống như Deep Blue, đây chỉ là những nghiên cứu ban đầu về AI nên còn
nhiều hạn chế và không thể áp dụng rộng rãi.

Hình 2. 1. Deep Blue tại Bảo tàng lịch sử máy tính

(Nguồn: Wikipedia)
7|Page
3.2. Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Đây được xem là một trong những thành công lớn khi ứng dụng thành công AI trong
một số lĩnh vực và sản phẩm công nghệ khác như xe không người lái, máy bay drone hoặc
những tàu ngầm hiện đại. Công nghệ AI này khắc phục được những nhược điểm của của AI
phản ứng, chúng có thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết
định trong tương lai. Công nghệ AI này thường được kết hợp với nhiều cảm biến môi
trường xung quanh để dự đoán những tình huống có thể xảy ra và đưa ra những quyết định
tốt nhất cho thiết bị. Ví dụ như các xe hơi không người lái, chúng được phát triển với nhiều
cảm biến xung quanh xe, một cảm biến ở đầu xe có thể tính toán được khoảng cách của xe
với xe phía trước, AI sẽ dự đoán nguy có thể xảy ra va chạm, từ đó điều chỉnh tốc độ xe để
đảm bảo an toàn và tránh gây tai nạn giao thông.
Các robot với trí tuệ nhân tạo đã được tạo ra ở nhiều nước có nền công nghệ phát
triển trên thế giới, và lĩnh vực này vẫn không ngừng phát triển cao hơn nữa.

Hình 2. 2. Xe ô tô tự lái

(Nguồn: danchoioto.vn)

3.3. Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo


Tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ đã đẩy sự phát triển của AI lên một tầm
cao mới, những AI do các “ông lớn” tạo ra đang dần có thể học hỏi và có suy nghĩ riêng, sau
đó sử dụng những kiến thức đó để thực hiện một việc cụ thể.
Một trong những minh chứng cho việc này là AI do Facebook tạo ra nhằm hỗ trợ
giao tiếp kỹ thuật số được tốt hơn, tuy nhiên các AI này lại vượt ra khỏi tầm kiểm soát của
8|Page
đội ngũ Facebook, chúng được lập trình để sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh, giúp con người
có thể đọc hiểu được, tuy nhiên trong quá trình phát triển, những AI này đã cho rằng tiếng
Anh là ngôn ngữ chậm phát triển và chúng đã tự tạo ra một ngôn ngữ mới dựa trên dữ liệu
có sẵn. Các chuyên gia không thể giải mã được những ngôn ngữ này giữa các AI, vì vậy
Facebook buộc phải cho dừng hoạt động để các AI này trước khi chúng bị mất kiểm soát
bởi con người. Vì vậy đây vẫn chưa phải là phương án khả thi hiện tại.

3.4. Tự nhận thức


Đây là bước phát triển cao nhất của AI, lúc này AI có thể hoàn toàn tự nhận thưc về
bản thân của nó, có ý thức hoàn toàn hành xử như con người, biểu lộ cảm xúc cũng như hiểu
được những biểu cảm của con người. Tất nhiên đây là giai đoạn mà các nhà khoa học mong
muốn, tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự khả thi ở thời điểm hiện tại do con người vẫn chưa thể
hoàn toàn kiểm soát được chúng.

Hình 2. 3. Robot Sophia

(Nguồn: Cafef.vn)

4. Ưu – nhược điểm của công nghệ AI trong lĩnh vực y tế

4.1. Ưu điểm
Hỗ trợ phẫu thuật
AI cung cấp thông tin nhanh nhất cho bác sĩ về những ca phẫu thuật phức tạp. Khi
bác sĩ bận rộn, hệ thống sẽ tự lên lịch kiểm tra về theo dõi. Nó có thể quét kết quả xét
nghiệm, cập nhật và nhắc nhở bệnh nhân vào những thời điểm thích hợp. Các bác sĩ ngày
9|Page
nay dựa vào AI để kiểm tra bệnh nhân mà không cần đến phòng khám. AI sử dụng các thuật
toán phức tạp và phần mềm chuyên dụng để phân tích các dữ liệu y tế phức tạp. Ngoài ra AI
còn cung cấp các thông tin thực tế và khả thi mà không cần đầu vào trực tiếp từ con người.
Các giải pháp AI giúp tăng sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ y tế ở bệnh viện, giảm chi
phí y tế.
Hỗ trợ chẩn đoán
AI dự kiến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chẩn đoán bệnh nhân mắc các bệnh cụ
thể. Báo cáo chẩn đoán cho rằng “ lỗi chẩn đoán chiếm 60% tổng số lỗi y khoa và ước tính
có khoảng 40.000 đến 80.000 ca tử vong mỗi năm tại các bệnh viện Hoa Kỳ”. Do đó, việc
sử dụng các công nghệ dựa trên AI trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khác nhau có thể
giúp giảm thiểu sai sót do phán đoán của con người.
Nó giúp cho con người thử nghiệm lâm sàng gán mã y tế cho các kết quả lâm sàng
một cách nhanh chóng. Khám phá thuốc thường mất rất nhiều thời gian, công nghệ AI giảm
thiểu chi phí phát triển các loại thuốc mới.
Khả năng phân tích dữ liệu và cải thiện chẩn đoán
Công nghệ được trang bị AI có thể phân tích dữ liệu nhanh hơn nhiều so với bất kỳ
con người nào, bao gồm các nghiên cứu lâm sàng, hồ sơ y tế và thông tin di truyền có thể
giúp các chuyên gia y tế đưa ra chẩn đoán.Thực hiện các tác vụ hành chính và thông thường
AI có thể tự động hóa nhiều tác vụ thông thường, chẳng hạn như duy trì hồ sơ, nhập dữ liệu
và phân tích quét. Với ít thời gian hơn dành cho các nhiệm vụ hành chính, các chuyên gia y
tế có thể tập trung hơn vào việc chăm sóc bệnh nhân.
Theo dõi sức khỏe và tư vấn kỹ thuật số
Từ công nghệ y tế có thể đeo được, chẳng hạn như Apple Watch và FitBit, đến tư vấn
kỹ thuật số qua điện thoại thông minh của bạn, AI có thể cho phép mọi người theo dõi sức
khỏe của chính họ, đồng thời cung cấp dữ liệu cần thiết cho các chuyên gia chăm sóc sức
khỏe.

4.2. Nhược điểm


Sự phức tạp trong đào tạo
Công nghệ AI cần được đào tạo rộng rãi với các bộ dữ liệu được tuyển chọn để hoạt
động như mong đợi. Tuy nhiên, do những lo ngại về quyền riêng tư, có thể khó truy cập một

10 | P a g e
số dữ liệu cần thiết để cung cấp cho việc học AI với độ rộng và độ sâu của thông tin cần
thiết.
Thay đổi có thể khó khăn
Trong bất kỳ ngành nào, thay đổi có thể là thách thức. Vì ngành chăm sóc sức khỏe
rất quan trọng đối với việc chăm sóc bệnh nhân, cộng đồng y tế cần bằng chứng rằng AI sẽ
hiệu quả, cũng như một kế hoạch để cho các nhà đầu tư thấy rằng nó sẽ xứng đáng với chi
phí bỏ ra. Mọi người làm việc cùng với công nghệ AI sẽ cần phải hiểu về công nghệ này và
cách nó có thể hỗ trợ họ trong các công việc hàng ngày.

Phần III: Liên hệ một số ứng dụng được áp dụng tại Việt Nam trong
lĩnh vực y tế

Hình 3. 1. Ứng dụng của AI trong lĩnh vực y tế

(Nguồn: Adobe Stock)


Hệ thống Robot Call sử dụng AI tự động gọi điện hỏi thăm sức khỏe và cập nhật
thông tin y tế tới người dân cũng là một sáng kiến nổi bật giúp giảm áp lực cho nhân viên y
tế. Với các công nghệ như chuyển đổi văn bản thành giọng nói, chuyển đổi giọng nói thành
văn bản, hội thoại thông minh, Robot Call có thể thực hiện các cuộc gọi đến người dân
nhanh chóng để khuyến cáo cũng như cập nhật các thông tin y tế cần thiết.

11 | P a g e
Hình 3. 2. Hệ thống Robot Call

(Nguồn: Vnexpress.net)
Công nghệ Harrison-AI: Sản phẩm đầu tiên là một AI hỗ trợ lựa chọn phôi trong thụ
tinh nhân tạo (IVF) cho các bà mẹ hiếm muộn. Công nghệ AI là học từ dữ liệu của hàng
chục ngàn các phôi trước, phôi nào chuyển vào không thành công hay phôi nào chuyển vào
thành công, từ đó sẽ chọn được phôi tốt nhất. Hiện sản phẩm này đang hằng ngày giúp các
bà mẹ hiếm muộn có thai sớm hơn.
Hệ thống VinDr do Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBigData) phát triển, ứng dụng
AI trong chẩn đoán hình ảnh về bệnh lý phổi trên ảnh X-quang lồng ngực và chẩn đoán ung
thư vú trên ảnh X-quang tuyến vú, đã được thử nghiệm tại 3 bệnh viện lớn của Việt Nam
(bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa
Quốc tế Vinmec); ứng dụng trong chẩn đoán lao và bệnh phổi; hỗ trợ đánh giá tiên lượng
trong điều trị Covid-19 giúp phát hiện nhanh các dấu hiệu bất thường dựa trên ảnh X-quang
ngực thẳng, kết hợp cùng xét nghiệm PCR từ đó nâng cao độ chính xác, giảm thiểu tình
trạng âm tính giả.

Hình 3. 3. Hệ thống VinDr


12 | P a g e
(Nguồn: vinbigdata.org)
Một số nhà mạng như Viettel và FPT cũng đưa ứng dụng AI vào chatbot tự động
thống kê tình hình dịch bệnh ở Việt Nam dưới dạng bản đồ theo thời gian thực. Số người
nhập viện cách ly, số người đang điều trị và đã hồi phục cũng được cập nhật liên tục.
AI còn được sử dụng trong các ứng dụng khác như Bluezone, NCOVI giúp phát hiện
các trường hợp nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc sớm và gửi tới cơ quan chức năng, giúp ngành y
tế giám sát dịch bệnh và có phương án ứng phó kịp thời.
Hệ thống chẩn đoán ung thư ứng dụng trí tuệ AI IBM Watson for Oncology. Hệ
thống này hỗ trợ bác sĩ chuyên ngành ung bướu đưa ra các lựa chọn trong phác đồ điều trị
13 loại ung thư phổ biến như vú, phổi, đại tràng, dạ dày… Hệ thống đang được dùng ở
nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tại Việt Nam, IBM WFO đã được triển khai
thử nghiệm trong 2 năm, tại ba cơ sở là bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh viện K và
bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

Phần IV: Tình hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế trên
Thế giới
Xu thế phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn thế giới cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ số, công nghệ lưu trữ, dữ liệu lớn đã tạo ra những điều “kì diệu” trong
cuộc sống. Với y tế, khi toàn bộ tri thức của nhân loại, thầy thuốc và y bác sĩ tích lũy nhiều
năm, nay được tổng hợp lại thông qua dữ liệu lớn. Các dữ liệu này được phân tích dựa trên
các thuật toán, công nghệ máy tính, tạo ra công cụ hỗ trợ bác sĩ, nhân viên y tế chăm sóc sức
khỏe cho người bệnh tốt hơn.
Theo CB Insights, 86% tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công ty khoa
học đời sống và các nhà cung cấp công nghệ chăm sóc sức khỏe sử dụng công nghệ trí tuệ
nhân tạo. CB Insights ước tính các công ty sẽ chi trung bình 54 triệu đô cho các dự án AI
vào năm 2020 và Frost & Sullivan dự kiến AI sẽ tạo ra khoản tiết kiệm hơn 150 tỷ đô cho
nghành chăm sóc sức khỏe vào năm 2025.
Tại Trung Quốc: Xét đến năm 2016, Trung Quốc chỉ có 2,3 nhân viên y tế cho mỗi
1.000 người dân. Con số này hết sức khiêm tốn so với tỷ lệ 4,25 của Thụy Sĩ và 2,8 của
Anh. Việc dân số ngày một già đi đã góp phần gia tăng sức ép lên hệ thống y tế đã vốn dĩ
yếu của Trung Quốc. Tham vọng đưa 4.0 vào ngành y tếđược sự hỗ trợ của gã khổng lồ
công nghệ Tencent và một trong những doanh nghiệp hàng đầu về nhận diện giọng nói –
13 | P a g e
iFlytek. Hai công ty danh tiếng này và một loạt các hãng công nghệ khác đang phối hợp với
Bệnh viện Tỉnh Quảng Châu để biến tương lai thành hiện thực. Qua ứng dụng nhắn tin phổ
biến nhất -WeChat, người dùng có thể "kết bạn" trực tiếp với tài khoản Bệnh viện Tỉnh
Quảng Châu và bắt đầu chat để nhận được những chẩn đoán bệnh sơ lược. Một"bác sĩ thông
minh" sẽ tiến hành chất vấn người dùng với một loạt câu hỏi. Sau đó vị "bác sĩ AI" này sẽ
cho người dùng các lời khuyên hữu ích nhất.
Tại Mỹ: Các bệnh viện hàng đầu của Mỹ đang triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân
tạo (AI) tập trung vào các tiện ích phổ biến nhất như: Phân tích dự đoán,theo dõi bệnh nhân
và ngăn ngừa tình huống khẩn cấp của bệnh nhân trước khichúng xảy ra. Ngoài ra AI còn
giúp tự động hóa yêu cầu của bác sĩ, hướng dẫn bác sĩ đến các bác sĩ chuyên khoa thích hợp,
theo dõi sức khỏe và dự đoán, theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân bằng cách sử dụng thu
thập dữ liệu theo thời gian thực.

Phần V: Kết luận

Công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ không ngừng phát triển giúp cuộc sống và các lĩnh vực
phục vụ cuộc sống trở nên đơn giản thuận tiện hơn. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lợi
ích và các ứng dụng từ trí tuệ nhân tạo cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ ngày càng mở
rộng.
Số lượng các hệ thống AI được phát triển bài bản, áp dụng rộng rãi và tạo được ảnh
hưởng tích cực lên hiệu quả chẩn đoán bệnh hiện còn hạn chế. Chính vì vậy, rất cần phát
triển những công cụ AI mới, với sự tham gia, hợp tác của nhiều đơn vị nghiên cứu và phát
triển công nghệ trong nước. Hy vọng rằng, với việc đẩy mạnh đầu tư phát triển các ứng
dụng của AI trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có một nền y tế thông minh, nơi người bệnh sẽ
được hưởng những thành quả của tiến bộ công nghệ.
Trí tuệ nhân tạo là một trong những lĩnh vực đang nổi lên không chỉ trong lĩnh vực y
tế mà còn giúp cho con người tại nhiều lĩnh vực khác nhau và có mặt ở khắp mọi nơi. Năm
2016, thị trường toàn cầu của AI đạt trị giá 4 tỷ USD nhưng dự đoán sẽ lên tới 169 tỷ USD
vào năm 2025 và 15.700 tỷ USD vào năm 2025. Với xu thế phát triển công nghệ và ứng
dụng trong đời sống xã hội đang thay đổi không ngừng, công nghệ AI đang là điểm đến
nhiều hơn nữa của đa số các nhà khoa học trong tương lai. Có thể nói, sự ra đời của trí tuệ
nhân tạo AI là điều tất yếu và cần thiết trong thời đại công nghệ số hiện nay, đồng thời, AI
sẽ là công nghệ cho tương lai và sẽ là công việc hot nhất trong vài năm sắp tới.
14 | P a g e
TÀI LIỆU THAM KHẢO
i) CHG. (2022, 09 10). ADVANTAGES AND DISADVANTAGES OF ARTIFICIAL
INTELLIGENCE IN HEALTHCARE. Retrieved from chg-meridian: https://www.chg-
meridian.co.uk/resource-centre/blog/advantages-and-disadvantages-of-artificial-intelligence-
in-healthcare.html
ii) Digital, F. (2022, 09 18). Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Retrieved from Digital.fpt: https://bom.so/doI6ZA
iii) hội, V. n. (2021, 10 08). Xác lập tư cách pháp lý cho trí tuệ nhân tạo. Retrieved from
lapphap: https://bom.so/imxkYV
iv) IBM. (2022, 10 15). How is artificial intelligence used in medicine? Retrieved from ibm:
https://bom.so/DHyDcW
v) Lộc, G. (2022, 09). Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực y tế trở thành xu hướng nổi
bật ở nhiều quốc gia phát triển. Ở Việt Nam, những công nghệ mới chỉ ở giai đoạn thử
nghiệm. Retrieved from forbes: https://forbes.vn/ung-dung-ai-vao-linh-vuc-y-te-o-viet-nam-
chi-o-giai-doan-thu-nghiem
vi) Nam, T. c. (2022, 08 31). Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y học. Retrieved from vjst:
http://vjst.vn/vn/tin-tuc/5225/ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-y-hoc.aspx
vii) ScienceDirect. (2021, 12 20). Current status and applications of Artificial Intelligence (AI)
in medical field: An overview. Retrieved from sciencedirect:
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S235208171930193X
viii) tế, C. q. (2022, 12 30). Cách mạng 4.0 và vị trí của AI trong y học. Retrieved from Sức khỏe
& đời sống: https://suckhoedoisong.vn/cach-mang-40-va-vi-tri-cua-ai-trong-y-hoc-
169185679.htm
ix) thông, C. n. (2022, 11 15). Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số ngành y tế.
Retrieved from ictnews.vietnamnet.vn: https://ictnews.vietnamnet.vn/ung-dung-tri-tue-nhan-
tao-trong-chuyen-doi-so-nganh-y-te-398415.html

15 | P a g e

You might also like