THÁP BABYLON VÀ CÂU CHUYỆN VỀ VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

THÁP BABYLON VÀ CÂU CHUYỆN VỀ VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ

Lâu rồi mới viết tiếp một bài viết Triết học, có thể bài hôm nay tôi viết nó không liên
quan lắm đến Triết học, nhưng vẫn có một chút kiến thức Tôn giáo trong đó, mà đã có
Tôn giáo thì sẽ liên quan Triết học rồi. Hãy thử tìm hiểu xem tại sao câu chuyện về tháp
Babylon lại liên quan đến việc học ngoại ngữ nhé.
Đầu tiên tôi sẽ kể về truyền thuyết tháp Babylon, hay còn gọi là tháp Babel theo tiếng Do
Thái. Thành phố Babylon là một thành phố đa văn hóa và ngôn ngữ khi rất nhiều người
di cư đến đây sinh sống. Trong Sáng Thế ký (Book of Genesis), quyển sách mở đầu của
Kinh Thánh có đề cập đến một nhóm người là hậu duệ của những người sống sót sau cơn
Đại hồng thủy sinh sống tại Babylon. Họ muốn xây dựng một tòa tháp thật to lớn cho
thành phố này, lấy tên của thành phố đặt cho nó, tòa tháp này phải thật cao đến mức
“đỉnh của nó phải chạm đến thiên đường”. Những người thợ xây tháp đều sử dụng chung
một ngôn ngữ, họ hiểu được nhau và làm việc rất hiệu quả, tòa tháp nhanh chóng. Theo
các nhà thần học, tòa tháp Babylon chính là sự cạnh tranh của on người với Thiên Chúa.
Và để trừng phạt sự kiêu ngạo này, Thiên Chúa đã ngăn chặn việc xây tháp bằng cách
làm xáo trộn ngôn ngữ của những người thợ đang xây tháp. Bất đồng về ngôn ngữ đã
khiến họ không thể tiếp tục công việc của mình. Tòa tháp sẽ không bao giờ được hoàn
thành, nhưng những con người không thể hiểu nhau cũng không thể tiếp tục sống với
nhau, họ rời bỏ thành phố và tản đi khắp thế giới. Một câu chuyện trong Kinh Thánh
dùng để giải thích tại sao con người lại sử dụng nhiều ngôn ngữ như thế.
Phía trên ta đã thấy được con người từng sử dụng một ngôn ngữ chung nhưng rồi ngôn
ngữ chung ấy bị thay đổi khiến con người không thể hiểu được nhau nữa, theo một cách
lý giải khá là “tôn giáo”. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng loài người trên thế giới này đã
từng sử dụng chung một ngôn ngữ không? Từng có thời điểm con người đã sử dụng
chung một ngôn ngữ, bạn đã nghe đến cụm từ “Ngữ hệ Ấn-Âu” (Indo-European
languages) bao giờ chưa? Nếu chưa bao giờ biết đến Ngữ hệ Ấn-Âu, bạn sẽ bất ngờ khi
biết rằng hầu hết các quốc gia châu Âu và Ấn Độ lại có sự tương đồng về ngôn ngữ và
văn hóa. Trước khi Thiên Chúa giáo lan tỏa khắp châu Âu, những quốc gia ở châu Âu và
Ấn Độ là những quốc gia theo tôn giáo “đa thần”(polytheism), tức là thờ phụng nhiều vị
thần, mỗi vị thần sẽ có chức năng riêng, ví dụ như dân Hy Lạp-La Mã đều có chung tín
ngưỡng về các vị thần như Zeus, Athena, Ares,…dân Vikings Bắc Âu thì có Tyr, Odin,
Thor,… Ở Ấn Độ, họ cũng thờ nhiều vị thần như thần Sáng tạo Brahman, thần Bảo hộ
Vishnu và thần Hủy diệt Shiva hay còn được biết đến với tên gọi Tam Vị (Trimurti). Đó
là những quốc gia theo tôn giáo đa thần, ngược lại với tôn giáo “độc thần” (monotheism)
như Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo, chỉ có một “đấng toàn năng” duy nhất. Người Ấn Độ
cổ có thờ một vị thần tên là Dyaus, tiếng Phạn có nghĩa là bầu trời, ban ngày hay còn gọi
Chúa Trời – Father Heaven, và ở Hy Lạp chúng ta có một nhân vật mà chắc hẳn ai cũng
biết, tương đương với Dyaus, bạn nghĩ đúng rồi đấy, đó là Zeus. Còn đối với người La
Mã, Zeus được gọi là Jupiter theo tiếng Latin, nhưng thực tế Jupiter là phiên âm, chữ
Latin gốc là Iov-pater, cũng có nghĩa là Chúa Trời, còn trong tiếng Vikings thì đó là Tyr.
Chúng ta thấy rằng những cái tên Dyaus, Zeus, Iov hay Tyr đều có cùng ý nghĩa, và hãy
thử dự đoán xem những cái tên có đọc gần giống nhau hay không?
Trong tiếng Vikings cổ, từ “Aser”(æsir) được dùng để gọi chung các vị thần. Và hãy thử
xem các quốc gia thuộc ngữ hệ Ấn-Âu có gì nào. Tiếng Phạn gọi thần là asura, người Ba
Tư lại gọi là ahura. Trong tiếng Phạn cũng có một từ khác dùng để gọi thần là “devah”,
và người Ba Tư lại gọi là deava, tiếng Latin của người La Mã là deus, ngày nay tiếng Ý
hiện đại gọi là dio và người Pháp thì là dieu, và với dân Viking thì là tivurr. Thế kỷ 16,
một thương nhân người Ý là Filippo Sassetti đã nhận thấy những điểm tương đồng trong
tiếng Phạn và tiếng Ý như deva–dio (như trên), sarpah-serpe là con rắn (tiếng Anh cũng
có từ serpent để chỉ rắn đấy các bạn), sapta-sette là số bảy, asta-otto là số tám, naval-nove
là số chín, tuy nhiên phát hiện này không dẫn thêm đến nghiên cứu chuyên sâu nào cho
đến tận thế kỷ 17. Ngoài ra, ở Bắc Âu, người ta dùng từ vaner để chỉ những vị thần về
tình yêu, sinh sản, mùa màng như Niord, Freyr hay Freyja. Ở La Mã, vị nữ thần của tình
yêu, sinh sản là Venus (hay Aphrodite của người Hy Lạp). Và trong tiếng Phạn thì từ này
là vani, điểm chung nữa tất cả các từ này đều có nghĩa khác là “ham muốn, khao khát”.
Người Ấn-Âu luôn “tìm kiếm sự thấu hiểu” về thế giới. Nét tương đồng trong văn hóa
giữa các dân tộc đã bắt nguồn cho triết lý của họ. Những truyền thuyết của Ấn Độ, Hy
Lạp hay Bắc Âu đều có chung nguồn gốc về cách thế giới được tạo ra, cuộc chiến của
những vị thần với các thế lực hỗn mang và rồi chiến thắng của điều Thiện trước cái Ác sẽ
duy trì trật tự thế giới. Nói ngắn gọn, người Ấn-Âu có cùng một cách nhìn triết học và
mong muốn được khám phá thế giới, họ muốn có được tri thức về thế giới mà họ đang
sống. Trong tiếng Phạn, từ “tri thức” hay “thấu hiểu” là vidya, trong tiếng Latin chính là
video nhưng video chỉ có nghĩa là nhìn thấy. Nhưng với người Ấn-Âu, tôi “thấy” tức là
tôi “hiểu”, chúng ta nhìn thấy một sự vật, chúng ta sẽ có ý tưởng về nó, và điều này bắt
nguồn cho từ idéa trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là ý niệm. Không dừng lại ở đó, vidya
trong tiếng Phạn còn là nguồn gốc của viten (hiểu, biết) trong tiếng Na Uy, tiếng Đức là
wissen và tiếng Anh chính là wise và wisdom. Do tương quan này, các dân tộc Ấn-Âu
đều có đặc trưng về khả năng sử dụng hình ảnh cụ thể để biểu hiện ý niệm của mình, và
cũng chính mong muốn biểu hiện ý niệm ra hình ảnh thực tế, người Hy Lạp cổ đại và cả
người Ấn Độ đều có truyền thống vẽ tranh hay tạc tượng các vị thần. Họ muốn biến ý
niệm (các vị thần theo tín ngưỡng) thành hình ảnh (tượng thần, tranh ảnh về các vị thần).
Hầu hết dân tộc ở châu Âu (trừ một số dân tộc sử dụng ngôn ngữ Finno-Ugrian gồm
Mông Cổ, Phần Lan, Estonia và Hungary hay ngôn ngữ Basque) đều có nét tương đồng
ngôn ngữ và văn hóa Ấn Độ. Giữa 2 khu vực có khoảng cách địa lý là khoảng 6500km và
lại bị chắn giữa bởi những dân tộc ở Trung Đông theo văn hóa ngữ hệ Semite, không có
bất kỳ tương đồng gì về văn hóa và ngôn ngữ, châu Âu và Ấn Độ lại có liên hệ mật thiết
như vậy, bạn có suy nghĩ gì câu chuyện về tháp Babylon và sự trừng phạt của Thiên
Chúa? Liệu câu chuyện về tháp Babylon có thật trong lịch sử loại người hay chỉ đơn
thuần là một câu chuyện trong Kinh Thánh? Thật ra để lý giải cho điều này, nguồn gốc
người Ấn-Âu vốn bắt nguồn từ một dân tộc sống ở vùng biển Caspia và biển Đen (phía
Đông châu Âu và tiểu Á ngày nay). Họ đã di cư khắp lục địa Á-Âu, họ đi xuống phía
Nam để vào vùng Ấn Độ, Ba Tư, đi về phía Tây sang Hy Lạp, Pháp, Đức,… tiến lên phía
Bắc là Anh, Na Uy, Nga,.. Người Ấn-Âu dễ dàng thích nghi văn hóa bản địa nhưng họ
cũng tự giao thoa văn hóa Ấn-Âu của họ nên đã tạo nên sự tương đồng như vậy.
Nãy giờ các bạn có thắc mắc các quốc gia dân tộc không sử dụng ngự hệ Ấn-Âu thì là gì
không? Ngữ hệ phi Ấn-Âu nhé, tuy nhiên trên thực tê có rất nhiều ngữ hệ trên thế giới
tùy thuộc vào khoảng cách địa lý và giữa các ngữ hệ có giao thoa với nhau. Ví dụ rõ ràng
là Việt Nam chúng ta được xếp vào ngữ hệ Nam Á, cụ thể là Môn-Khmer, nhưng Việt
Nam lại bị ảnh hưởng nặng từ ngữ hệ Hán-Tạng của Trung Quốc nên chúng ta không còn
thấy những đặc trưng rõ ràng của ngữ hệ Nam Á nữa. Thật may mắn, điều này đã giúp
bảng chữ cái của chúng ta không phải viết ngoằn ngoèo như chữ Thái và cộng với việc
bang chữ cái hiện hành của Việt Nam lại dùng bảng chữ cái Latin giúp chúng ta có thể
học tiếng Anh dễ dàng hơn. Bạn có biết, cũng như tiếng Việt, tiếng Anh là ngôn ngữ bị
pha trộn chứ không phải là một ngôn ngữ thuần, phát triển từ ngôn ngữ của người Anglo-
Saxons, tiếng Anh chứa tiếng Latin, tiếng Pháp, rồi nhờ sự sáng tạo của Shakespeare và
nhờ cả việc "mặt trời không bao giờ lặn" ở Anh nên người Anh có nhiều thời gian để đi
thu nhập những ngôn ngữ ở thuộc địa và bổ sung vào vốn từ của mình.
Suy cho cùng, ngày nay việc chúng ta học ngoại ngữ là điều nên làm, đặc biệt là khi tiếng
Anh đã quá phổ biến thì bạn còn ngại gì không học thêm một vài ngôn ngữ khác. Học
nhiều ngoại ngữ có những tác động tích cực đến não bộ của chúng ta nữa. Dù bạn học
ngoại ngữ với bất cứ mục đích gì đi nữa thì tác dụng dễ thấy nhất là dùng để đi sang các
quốc gia khác khi mà thời đại này đi lại những những quốc gia khác nhau phổ biến như đi
chợ (nhưng phải có tiền mới đi chợ được nhé). Và hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó,
tất cả mọi người trên thế giới có thể hiểu được nhau một cách dễ dàng thì liệu chúng ta có
đang "chống lại ý muốn của Chúa Trời và tiếp tục hoàn thành ngọn tháp Babylon dang dở
kia? Tòa tháp Babylon sẽ vươn cao lên thiên đường hay Chúa lại giáng sự trừng phạt một
lần nữa?"
Tài liệu kham khảo:
- Thế giới của Sophie, Jostein Gaarder
- The Encyclopedia of Babel
----
Philosophy for Youth, một dự án giáo dục dành cho các b ạn tr ẻ, đang đ ược tôi lên
kế hoạch và tôi cũng đang rất cần tìm các bạn có cùng niềm đam mê, chí hướng để
cùng nhau hoàn thiện được dự án.

You might also like