Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 75

Chương 3:

Các loại hình bán lẻ

Nguyen Hong Phuoc


Nội dung

1. Phân loại doanh nghiệp bán lẻ theo hình thức sở hữu


2. Phân loại doanh nghiệp bán lẻ theo phối thức chiến lược dựa trên cửa hàng
3. Bán lẻ phi truyền thống
Phân loại doanh nghiệp bán lẻ
theo hình thức sở hữu
Hộ kinh doanh, tạp hóa, chợ, đại lý
o Những hình thức cơ bản đầu tiên của bán lẻ có thể được liệt kê như cửa hàng đại lý,
tạp hoá, chợ… Đây là loại hình đơn giản nhất của các doanh nghiệp bán lẻ. Khi này
họ tập trung phục vụ một nhóm khách hàng quen thuộc (bà con, hàng xóm…) trên
một phạm vi giới hạn.
o Tuy nhiên, do nhóm khách hàng này khá là nhỏ vậy nên cửa hàng đại lý, tạp hoá này
chỉ bán những đồ dùng thông thường, phục vụ nhu cầu của số đông, khối lượng hàng
hoá trao đổi được tính ở mức thấp nhất.
o Do vậy, hoạt động marketing cho nhóm bán lẻ này thông thường còn rất sơ khai, tập
trung vào chiến lược về giá (Price) và phân phối (Place) nhằm đảm bảo được tính
cạnh tranh trên khu vực kinh doanh.
Kinh doanh đại lý bán lẻ là gì?

o Đại lý bán lẻ cho phép bạn bán lại các sản phẩm đã mua từ nhà sản xuất cho khách
hàng.
o Mô hình kinh doanh của đại lý có giá cả phải chăng, làm cho nó trở thành một lựa
chọn tuyệt vời cho các doanh nhân mới.
o Là một đại lý, về cơ bản, bạn là người trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng.
o Bạn sẽ không cần phải tạo sản phẩm của riêng mình, nhưng bạn vẫn có nhiều lựa chọn
sản phẩm để lựa chọn.
o Cho dù bạn muốn bán quần áo hay bán giày, bạn sẽ nhanh chóng biết mình có thể bán
bất cứ thứ gì.
Sự khác biệt giữa đại lý bán lẻ và doanh
nghiệp phân phối là gì?

• Người kinh doanh các loại sản phẩm cụ thể và bán cho người tiêu dùng được gọi là Đại
lý. Nhà phân phối là cung cấp các sản phẩm trên thị trường cho đại lý.
• Đại lý tạo ra một liên kết giữa nhà phân phối và người tiêu dùng trong khi đó nhà phân
phối kết nối nhà sản xuất với đại lý bán lẻ.
• Khu vực cung cấp dịch vụ của các đại lý được giới hạn trong một khu vực cụ thể như khu
vực hoặc thị xã lân cận, nhưng các nhà phân phối cung cấp dịch vụ của họ trong một khu
vực tương đối lớn hơn, được mở rộng đến các thị trấn, thành phố và các vùng, khu vực
khác nhau.
Tại sao bạn nên trở thành đại lý bán lẻ?

• Bán một số lượng lớn các sản phẩm: Ví dụ như bạn bán quần áo, khi công việc kinh
doanh của bạn phát triển, bạn có thể bán giày, trang sức, phụ kiện, túi xách, đồ lót hoặc
các sản phẩm liên quan khác. Hoặc nếu bạn là đại lý về sữa cho trẻ em từ đó bạn có thể
kinh doanh thêm các mặt hàng mẹ và bé.
• Dễ dàng mở rộng sang các ngành dọc khác: Nếu bạn quyết định trở thành đại lý, bạn
sẽ không bị giới hạn bởi danh mục sản phẩm của mình. Khi doanh nhân bán buôn sản
phẩm, có thể tốn kém để mua hàng tồn kho số lượng lớn, trả phí vận chuyển và có đủ lựa
chọn sản phẩm. Tuy nhiên, các đại lý có thể kiểm tra các ngách hàng khác mà không
phải mua thêm hàng tồn kho.
Tại sao bạn nên trở thành đại lý bán lẻ?

• Rủi ro tài chính thấp hơn: Một lợi ích khi bắt đầu kinh doanh đại lý là chi phí tài chính
thấp. Đây là cách kinh doanh hoàn hảo cho những người có ý thức về ngân sách, doanh
nhân mới hoặc không thích rủi ro. Bạn sẽ không cần phải mua hàng tồn kho số lượng
lớn, phí vận chuyển không cao.
• Có thể đặt lợi nhuận của riêng bạn: Bạn có thể tự do đặt lợi nhuận của mình. Bạn có
thể chọn định giá sản phẩm của bạn theo bất cứ cách nào bạn muốn. Vì chi phí hàng hóa
thấp, bạn có thể định giá sản phẩm của mình để đảm bảo kinh doanh đại lý của bạn có
lợi nhuận. Bạn càng đặt giá cao, bạn càng có thể kiếm được nhiều tiền. Hãy chắc chắn
nhìn vào các tiêu chuẩn ngành để định giá sản phẩm.
Chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị nhỏ,
chuỗi cửa hàng bán lẻ
• Tuy rằng có sự tương đồng với nhóm đầu tiên dựa trên phạm vi trao đổi hàng hoá vẫn
phục vụ, nhưng điểm khác biệt của nhóm thứ 2 so với nhóm đầu tiên đó là tính tổ chức
giữa các cửa hàng này.
• Sự chuyên nghiệp cùng với khối lượng trao đổi hàng hoá gia tăng do những cửa hàng
này có thể làm chủ một vài chuỗi cung ứng. Ví dụ như, hệ thống cửa hàng Winmart
(Masan); Circle K, Family Mart hay 7Eleven là những thương hiệu thân thuộc của loại
hình bán lẻ này.
• Đối với nhóm thứ 2, các hoạt động Marketing đã có tính tổ chức rõ ràng hơn. Sự đa dạng
về sản phẩm (Product), chương trình khuyến mãi (Promotion) và hệ thống phân phối
(Place) sẽ là những chiến lược marketing giúp doanh nghiệp bán lẻ thuộc nhóm này giữ
vững được vị trí trong tâm trí người tiêu dùng.
Hệ thống siêu thị, chợ đầu mối
• Nằm ở nhóm thứ 3, đó là hệ thống siêu thị (supermarket) và hệ thống đại siêu thị (hypermarket), chợ
đầu mối. Ở Việt Nam, người tiêu dùng có thể dễ dàng bắt gặp các hệ thống siêu thị BigC, CoopMart
hay Mega Market. Tuy được xếp vào cùng một nhóm do giống nhau về khối lượng hàng hoá trao đổi
tuy nhiên nhóm này khác nhau về mặt khách hàng mục tiêu.

• Cả ba loại hình bán lẻ kể trên đều đạt được khối lượng giao dịch hàng hóa đáng kể. Tuy nhiên trong đó,
siêu thị sẽ chủ yếu tập trung phục vụ nhóm khách lẻ, đại siêu thị sẽ tập trung phục vụ nhóm khách hàng
bán buôn, chợ đầu mối sẽ nằm ở giữa khi có thể đồng thời phục vụ nhóm khách hàng bán lẻ và bán
buôn.

• Tương tự với nhóm thứ 2, các hoạt động Marketing cho các doanh nghiệp thuộc nhóm này đã có tính tổ
chức rõ ràng. Cùng với đó các hoạt động Marketing của các nhóm này có sự tổng hòa giữa 4Ps cơ bản
bao gồm: Sản phẩm (Product); Giá (Price); Hoạt động khuyến mại (Promotion) và phân phối (Place).
Hệ thống cửa hàng bách hóa và trung
tâm mua sắm
• Nhóm tiếp theo trong các loại hình doanh nghiệp bán lẻ đó là hệ thống cửa hàng bách hoá
(Department store) và trung tâm mua sắm (Shopping mall). Một vài cái tên có thể kể đến như:
Trung tâm thương mại Aeon Mall, Vincom, cửa hàng Lotte Department Store hay Parkson…
Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhóm này với nhóm thứ 3 là sự đa dạng không chỉ trong mặt
hàng hoá mà còn trong nhãn hiệu cũng hay giá của các sản phẩm.

• Sự đa dạng trong sản phẩm, đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như chất lượng phục vụ đã giúp
cho hoạt động Marketing cho loại hình bán lẻ này có sự phát triển vượt trội hơn so các loại
hình bán lẻ còn lại.

• Hoạt động Marketing thường xoay quanh marketing mix 7Ps: Sản phẩm (Product) – Giá
(Price) – Phân phối (Place) – Khuyến Mại (Promotion) – Quá trình hay trải nghiệm mua hàng
(Process) – Cơ sở hạ tầng hay trang thiết bị (Physical Evidence) và Con người (People). Đối
với nhóm này, những góc độ trải nghiệm khách hàng, thái độ phục vụ hay trang thiết bị, sản
phẩm (thương hiệu) sẽ được người tiêu dùng ghi nhận và đánh giá cao hơn.
Nhượng Quyền Thương Hiệu Là Gì?

1. Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là phương thức doanh nghiệp/cá nhân/tập thể cho phép
người khác kinh doanh sản phẩm hoặc mô hình dưới tên thương hiệu của mình có thu phí trong
một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp cấp phép sử dụng được gọi là doanh nghiệp nhượng
quyền. Cá nhân/ doanh nghiệp mua quyền sử dụng thương hiệu được gọi là đối tác nhận quyền.

2. Ngày nay, nhượng quyền thương hiệu được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: ẩm thực, đồ
uống, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Bất kỳ ngành nghề có tài sản sở hữu trí tuệ, kinh doanh
hiệu quả đều có thể tham gia vào hình thức nhượng quyền thương hiệu.
Nhượng quyền kinh doanh ăn uống

• Ngành dịch vụ ăn uống là một mảnh đất màu mỡ có mức tăng trưởng khá ổn định giữa
thị trường đầy biến động hiện nay. Trước đây, chỉ có những ông lớn như KFC, Lotteria,
Mc Donald's, Buger King... làm chủ sân chơi lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh F&B thì
ngày nay lĩnh vực này trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự góp mặt của các thương
hiệu đình đám Việt Nam như Golden Gate, Red Sun, Highland Coffee, Cộng, Urban
Station, The Coffee House. Đó là chưa kể đến những thương hiệu trẻ tuổi khác như Bánh
Mì Má Hải, 1 phút 30 giây ...
Phân loại doanh nghiệp bán lẻ
theo phối thức chiến lược dựa
trên cửa hàng
Product

• Khởi điểm của ngành bán lẻ chính là chữ P đầu tiên trong marketing 4Ps – Product. Đối
với ngành bán lẻ, Product được hiểu không chỉ là sản phẩm, dịch vụ mà còn là các
thương hiệu của các sản phẩm đến với những người dùng cuối.

• Khác biệt so với các ngành kinh doanh khác, bán lẻ thường không có sản phẩm cụ thể
bởi họ tìm các nguồn cung từ các nhà cung cấp và bán lại cho người dùng cuối. Việc
thiếu đi hàng hóa do mình sản xuất mang tính khác biệt tạo ra sức ép lớn cho các nhà
kinh doanh cũng như các hoạt động marketing bán lẻ.

• Trong thời đại ngày nay, các doanh nghiệp bán lẻ thường cố gắng làm chủ một chuỗi
cung ứng để có thể biến đây trở thành những sản phẩm chủ lực, mang đến lợi thế cạnh
tranh cho mình.
Nhãn hiệu Topvalu – nhãn hàng độc
quyền của hệ thống siêu thị/ trung tâm
thương mại Aeon
Price

• Đối với chữ P thứ hai trong các hoạt động marketing của các doanh nghiệp bán lẻ, đó là
Price – do không có sản phẩm chủ lực nên giá thường là công cụ được các doanh nghiệp
sử dụng nhằm thu hút khách hàng.

• Việc cạnh tranh về giá sẽ đem đến nguồn lợi cho người tiêu dùng tuy nhiên việc lạm dụng
chiến lược về giá sẽ khiến ngành bán lẻ dễ rơi vào “cuộc chiến về giá” (pricing war).

• Công cụ giá không chỉ nằm ở việc điều chỉnh giá bán so với lợi nhuận biên của các doanh
nghiệp bán lẻ. Việc sử dụng công cụ giá còn nằm trong sự sáng tạo của các nhà hoạch
định hoạt động Marketing như bán gộp, bán sản phẩm với giá ưu đãi khi sưu tầm coupon
hay nhận sản phẩm giá ưu đãi dành cho các hoá đơn đạt điều kiện.
Place
• Trong ngành bán lẻ, chữ P thứ 3 – Place không đơn thuần chỉ là việc xác định địa điểm
bán hàng, hay hệ thống cửa hàng. Phân phối đối với bản lẻ còn bao hàm ý nghĩa của
việc vận chuyển hàng hóa từ kho bãi đến cửa hàng, từ cửa hàng đến với người tiêu
dùng.

• Phân phối là chữ P mang ý nghĩa chiến lược đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Việc lựa
chọn địa điểm để đặt cửa hàng sẽ được cân nhắc để có thể giúp doanh nghiệp giảm chi
phí vận hành (kho hàng, bến bãi, nhập hàng), gia tăng sự hiện diện trong tâm trí khách
hàng, gia tăng doanh thu thông qua các dịch vụ bổ trợ (chuyển hàng, giao hàng…).

• Hầu hết các nhóm ngành hàng bán lẻ được liệt kê ở trên, việc phân phối trở thành điểm
then chốt giúp gia tăng doanh thu thông qua các dịch vụ giao hàng, miễn cước giao hàng
hay bọc hàng/gói và giao hàng…
Cửa hàng 85 Degree Bakery Cafe tại góc ngã tư tại California – Mỹ
Promotion
• Chữ P cuối cùng trong 4Ps cơ bản của ngành bán lẻ đó là Promotion – Khuyến mại. Hoạt
động Marketing sử dụng công cụ khuyến mại đối với ngành bán lẻ bao hàm từ các
chương trình khuyến mại tới các hoạt động kích hoạt thương hiệu, sự kiện mở bán nhằm
gia tăng lượng khách hàng đến trải nghiệm và mua sắm sản phẩm.

• Đây là một công cụ được sử dụng thường xuyên bởi các marketer, Khuyến mãi –
Promotion đóng vai trò kích thích và thúc đẩy lượng tham quan, mua sắm đối với các
doanh nghiệp có hệ thống cửa hàng vật lý. Gia tăng lượng truy cập, mua hàng đối với
các doanh nghiệp có cửa hàng ảo.

• Một lưu ý dành cho người quản lý là cần phải hạn chế lạm dụng Khuyến mại – Promotion.
Khi này, vì nếu quá lạm dụng sẽ khiến người dùng hình thành thói quen chờ đợi khuyến
mại, làm giảm giá trị sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
Process

• Process – quá trình hay trải nghiệm mua hàng. Người làm quản lý dựa trên những dữ liệu thu thập
về hành vi của khách hàng sẽ thiết kế hay tạo lập hành trình trải nghiệm của khách hàng sao cho
tối ưu được đồng thời doanh thu của doanh nghiệp cùng với đó là cảm nhận của khách hàng.

• Trải nghiệm mua hàng đối với các doanh nghiệp bán lẻ được thiết kế bởi việc sắp đặt hệ thống
quầy kệ, biển bảng chỉ dẫn, bản đồ… Trong khi đó, với các doanh nghiệp sử dụng cửa hàng ảo,
trải nghiệm mua hàng hay quá trình mua hàng sẽ phụ thuộc vào hệ thống phần mềm, hệ thống
chăm sóc khách hàng hay giao diện của các trang thương mại điện tử.

• Việc đầu tư vào trải nghiệm mua hàng sẽ mang lại nguồn lợi lớn đối với các doanh nghiệp khi có
thể tạo ra được nhiều doanh thu từ một khách hàng hơn so với việc chỉ kinh doanh đơn thuần các
hàng hoá dựa trên nhu cầu của khách hàng.
Biển bảng chỉ dẫn
tại hệ thống trung
tâm thương mại
Aeon Mall
Physical evidence

1. Physical evidence – cơ sở vật chất/cơ sở hạ tầng. Không chỉ là nơi mua sắm đơn thuần, ngày nay
các trung tâm thương mại hay những siêu thị đang trở thành điểm đến giải trí cuối tuần của khách
hàng. Khách hàng đến đây để trải nghiệm, mua sắm dịch vụ hoặc sản phẩm. Hoặc đơn giản, họ
đến để thay đổi không khí, đi dạo.

2. Việc tạo lập không gian mua sắm thông qua cơ sở vật chất hay cơ sở hạ tầng đang ngày càng quan
trọng đối với các chủ doanh nghiệp. Hoạt động Marketing đối với cơ sở vật chất nằm phần lớn
trong việc sắp xếp, bài trí các khu vực, bổ sung các điểm chạm như điểm check-in, quầy thông tin
hay đảm bảo việc vận hành ổn định của các trang thiết bị sẽ giúp doanh nghiệp gây ấn tượng với
khách hàng.
Bên trong trung tâm
thương mại
Takashimaya –
Thành phố Hồ Chí
Minh
People
1. Chữ P cuối cùng trong những công cụ Marketing đối với ngành bán lẻ đó là People – Con người.
Con người được hiểu là nhân viên phục vụ tại cửa hàng, đây là điểm chạm đầu tiên và quan trọng
nhất với khách hàng bởi đây là hình ảnh của doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng. Con người hay
những nhân viên đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp gia tăng doanh
thu, trải nghiệm cũng như giá trị của khách hàng nhận được.

2. Đối với những người làm quản lý, việc quy chuẩn hóa quy trình làm việc, trang phục hay kiểu tóc
hay quy trình xử lý phàn nàn sẽ giúp cho khách hàng có những hình ảnh thương hiệu tích cực. Từ
đó giúp gia tăng tình yêu thương hiệu và lòng trung thành đối với thương hiệu.

3. Đối với các doanh nghiệp sở hữu cửa hàng ảo, dù không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng thực tế,
tuy nhiên những trải nghiệm với hệ thống chăm sóc khách hàng sẽ là những ấn tượng quan trọng
cần củng cố để có thể duy trì mối quan hệ khách hàng, giúp gia tăng tỷ lệ mua hàng và gia tăng tỷ
lệ tái mua hàng.
Hoạt động Marketing cho các doanh
nghiệp bán lẻ

 Việc xác định chiến lược Marketing bền vững cho các doanh nghiệp bán lẻ không chỉ từ
việc nắm rõ loại hình của doanh nghiệp bán lẻ hay công cụ Marketing.
 Chiến lược Marketing còn cần phải gắn kết với định hướng của doanh nghiệp trong tâm
nhìn, sứ mệnh và chiến lược cạnh tranh tạo ra sự thống nhất của doanh nghiệp. Điều này
sẽ giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ trở nên độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh
tranh trong ngành.
Walmart và chiến lược dẫn đầu chi phí

 Chiến lược dẫn đầu chi phí (Cost leadership); đây là chiến lược nhấn mạnh vào tính kinh
tế, giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh bằng cách đưa ra những sản phẩm có mức
giá cạnh tranh nhất trong phân đoạn thị trường mục tiêu.
 Để có thể áp dụng được chiến lược này, doanh nghiệp cần đảm bảo chi phí vận hành là
thấp nhất, đạt được tính kinh tế theo quy mô và theo phạm vi. Cùng với đó, doanh nghiệp
cần phải không ngừng cải tiến dựa trên đường cong kinh nghiệm để có thể đạt được hiệu
quả về mặt chi phí. Doanh nghiệp tập trung vào việc sử dụng công cụ sản phẩm và giá
nhằm tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.
Walmart và chiến lược dẫn đầu chi phí

 Một trong những ông lớn của ngành bán lẻ theo đuổi chiến lược dẫn đầu chi phí đó là
Walmart – ngay từ khi được thành lập, Walmart đã xác định theo đuổi chiến lược dẫn đầu
chi phí với thông điệp: “Ở đâu có giá rẻ – ở Walmart có giá rẻ hơn”.
 Việc sử dụng hiệu quả đầu tư, không tập trung vào những giá trị như cơ sở vật chất, trải
nghiệm mua hàng, con người, Walmart đã loại bỏ những đơn vị trung gian trong quá trình
mua hàng, giảm bao bì.
 Bên cạnh đó việc đầu tư vào công nghệ robot hay trí tuệ nhân tạo trong vận chuyển và
sắp đặt hàng hoá để có thể giảm tối đa chi phí vận hành. Từ đó giúp đưa ra mức giá hấp
dẫn nhất với người tiêu dùng.
 Việc bền bỉ đi cùng chiến lược dẫn đầu chi phí trong cả vận hành và chiến lược Marketing
đã giúp cho Walmart trở thành người đứng đầu trong hoạt động bán lẻ trên toàn thế giới
trong nhiều năm liền.
Hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển,
Bác Tôm và chiến lược tập trung

 Chiến lược tập trung (Focus) là chiến lược giúp doanh nghiệp tỏa sáng trên một phân
khúc thị trường doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối hơn các doanh nghiệp khác.
Nói cách khác, chiến lược tập trung sẽ chuyên tâm phục vụ một thị trường ngách nhất
định theo hạng khách hàng hoặc theo phân khúc nhỏ trên một nhóm sản phẩm.
 Để có thể áp dụng được chiến lược này, doanh nghiệp phải cân nhắc dựa trên lợi thế
cạnh tranh của mình và phạm vi thị trường doanh nghiệp có thể cung cấp. Chiến lược tập
trung thường được các công ty vừa và nhỏ sử dụng. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ
thực hiện chiến lược tập trung, các hoạt động marketing sẽ tập trung vào điểm khác biệt
thông qua chiến lược về sản phẩm, phân phối.
Hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển,
Bác Tôm và chiến lược tập trung

 Tại Việt Nam, trong những năm gần đây hệ thống các cửa hàng thực phẩm sạch/ thực
phẩm nhập khẩu hay thực phẩm organic như Homefarm, Bác Tôm, Sói Biển đang theo
đuổi chiến lược tập trung.
 Việc lựa chọn cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao như thực phẩm sạch, thực
phẩm Organic… trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh tập trung cung ứng những loại
hàng hoá phổ thông giúp tạo lập chỗ đứng riêng biệt của các doanh nghiệp này trên thị
trường bán lẻ nói chung và thị trường bán lẻ thực phẩm nói riêng.
 Dựa vào đó, các hoạt động marketing cho bán lẻ thường thấy của nhóm các thương hiệu
này đó là sử dụng sức mạnh của sản phẩm, giá trị của sản phẩm để truyền tải thông điệp
một cách hiệu quả đến với khách hàng.
Trải nghiệm khách hàng và chiến lược khác
biệt hoá của Aeon Mall

 Chiến lược khác biệt hóa (Differentiation) là chiến lược cho phép các doanh nghiệp bán
lẻ có thể sử dụng toàn diện các công cụ marketing – miễn sao mang lại sự khác biệt đối
với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.
 Mục tiêu của chiến lược khác biệt hoá đó là việc tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua cung
cấp hàng hoá, dịch vụ giúp thỏa mãn các loại nhu cầu có tính chất độc đáo hoặc các loại
nhu cầu cụ thể của một nhóm khách hàng khác nhau.
 Điều này đòi hỏi mức đầu tư lớn, nên chiến lược khác biệt hoá thường được các công ty,
tổ chức bán lẻ lớn sử dụng và thực hiện. Hoạt động Marketing của nhóm các doanh
nghiệp sử dụng chiến lược khác biệt hoá cũng rất đa dạng trên mọi góc độ. Tuy nhiên
chiến lược này sẽ thường chỉ tập trung trong các yếu tố về sản phẩm, phân phối, hệ
thống cơ sở hạ tầng, con người và trải nghiệm khách hàng.
Trải nghiệm khách hàng và chiến lược khác
biệt hoá của Aeon Mall

 Lấy trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm, hệ thống trung tâm thương mại Aeon Mall tại
Việt Nam luôn thay đổi không ngừng để có thể gia tăng hành trình trải nghiệm của khách
hàng tại đây.
 Từ những biển bảng đơn thuần, hệ thống chỉ dẫn tiện ích, các trang thiết bị dành riêng
cho các nhóm đối tượng khác nhau như trẻ em, người khuyết tật… Aeon Mall còn không
ngừng làm mới không gian, trang trí, đẩy mạnh chiến lược chuyên biệt hoá cũng như
nâng cao dịch vụ khách hàng giúp cho Aeon Mall luôn nằm trong những vị trí đứng đầu
trong tâm trí khách hàng Việt Nam.
Bán lẻ phi truyền thống
Bán lẻ hàng hóa tự động

• Đây là mô hình bán lẻ thường được thấy ở các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học hay những
nơi tập trung đông người qua lại. Hình thức bán lẻ này không đòi hỏi quá nhiều về nguồn nhân lực,
khách hàng chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản để mua hàng như: lựa chọn mã sản phẩm, thanh toán
và nhận hàng. Các thao tác này diễn ra tự động hóa trong một thời gian ngắn.

• Song, mô hình bán lẻ hàng hóa tự động vẫn tồn tại một số nhược điểm như: giới hạn số lượng và sự đa
dạng trong hàng hóa kinh doanh, chưa được ứng dụng rộng rãi,... Các ngành hàng thường áp dụng mô
hình bán lẻ hàng hóa tự động có thể kể đến như: bánh kẹo, nước ngọt,...
Bán trả góp

• Bán trả góp cũng là một hình thức bán lẻ phổ biến tại Việt Nam. Ở hình thức này, khách hàng sẽ được
chia số tiền thanh toán thành nhiều kỳ khác nhau. Ngoài ra, ở một số cửa hàng, khách hàng cần phải trả
thêm một khoản lãi do trả chậm khi lựa chọn hình thức trả góp này. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp
còn liên kết với các ngân hàng, tổ chức tài chính để hỗ trợ khách hàng trả góp.
Gửi đại lý bán hàng hoặc ký gửi hàng
hóa

• Đây là hình thức các doanh nghiệp sẽ ủy quyền cho các đại lý cấp dưới để phân phối hàng
hóa trực tiếp đến với người tiêu dùng. Dựa trên số hàng hóa bán được, các đại lý cấp dưới sẽ
nhận được thêm một khoản hoa hồng tương ứng.
Cửa hàng phi vật lý (virtual store)

• Nhóm cuối cùng trong các loại hình bán lẻ đó là những cửa hàng phi vật lý (virtual store). Trước đây,
các cửa hàng phi vật lý (virtual store) đóng vai trò là kênh phân phối của những doanh nghiệp bán lẻ
(physical store) cho khách hàng thông qua mạng lưới thương mại điện tử.

• Ngày nay, ngày càng nhiều cửa hàng ảo được hình thành độc lập với các doanh nghiệp bán lẻ vật lý.
Nhiều nhãn hàng hiện nay chỉ tồn tại cửa hàng phi vật lý thay vì đầu tư cho các cửa hàng thông thường.
Sự phát triển không ngừng của hệ thống mạng xã hội cũng như hệ thống các trang thương mại điện tử
tạo tiền đề to lớn cho sự phát triển của các cửa hàng phi vật lý này.

• Đối với các doanh nghiệp này, do giảm đi sự tiếp xúc vật lý với khách hàng, vậy nên những hoạt động
Marketing sẽ chỉ xoay quanh yếu tố về Sản phẩm (Product); Chương trình khuyến mại (Promotion);
Phân phối (Place); Giá (Price) và Con người (People).
Bliss sử dụng màu sắc tươi
sáng và đồ họa vui nhộn để
tạo cảm giác tràn đầy năng
lượng khuyến khích khách
truy cập khám phá trang
web, vui chơi và mua sản
phẩm.
Quản lý bán hàng chỉ với
một chiếc điện thoại

 Quản lý đơn hàng: Quản lý số lượng, tình trạng


đơn hàng, tự động cập nhật doanh thu hàng ngày
vào báo cáo doanh thu, tạo đơn hàng nhanh
chóng
 Quản lý hàng tồn, biết số lượng hàng tồn, cảnh
báo khi hàng sắp hết
 Báo cáo doanh thu, lãi lỗ hàng ngày/tuần/tháng
sinh động, trực quan theo biểu đồ
 Dễ dàng in hóa đơn trên điện thoại và gửi cho
khách hàng qua SMS, Zalo...
H&M đã tổ chức một buổi phát trực tiếp
trên một trang web thương mại điện tử
được liên kết với thương hiệu con Monki
của họ.
Ứng dụng di động của McDonald
khuyến khích mua hàng ngay lập
tức. Các tùy chọn một cú nhấp
chuột đơn giản hơn trên ứng dụng
dành cho thiết bị di động được tối
ưu hóa cho màn hình nhỏ.
Cám ơn
Xin mời các bạn đặt câu hỏi?
nguyenhongphuocsaigontech@gmail.com
0983523925

CREDITS: This presentation template was


created by Slidesgo, including icons by
Flaticon, infographics & images by Freepik and
illustrations by Stories
Please keep this slide for attribution

You might also like