NGHIÊN CỨU THƯƠNG HIỆU HUAWEI

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

MÔN HỌC: THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

Nghiên cứu: “Thương hiệu Huawei”

Giảng viên hướng dẫn: Hà Thị Hồng Ngân


Nhóm: Nhóm 04
Tên sinh viên: Dương Vân Anh B20DCPT008
Đỗ Thị Thảo My B20DCPT132
Trần Thị Thảo B20DCPT200
Hoàng Hải Lan B20DCPT112
Nguyễn Thị Nhi Mai B20DCPT124
Vũ Thị Thùy Linh B20DCPT116

Hà Nội - 2023
MỤC LỤC

I- Nghiên cứu thị trường.................................................................................. 3


1. Lĩnh vực hoạt động của công ty Huawei .................................................... 3
2. Thị trường của sản phẩm và dịch vụ của Huawei ra sao ............................ 3
3. Vị trí của công ty trên thị trường ................................................................ 5
4. Điểm mạnh và điểm yếu sản phẩm của Huawei ......................................... 6
II- Nghiên cứu công ty ..................................................................................... 7
1. Hiểu được bức tranh toàn cảnh của công ty. .............................................. 7
2. Thu thập các tài liệu từ công ty................................................................... 9
III- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh .............................................................. 16
1. Thương hiệu Apple ................................................................................... 16
2. Nghiên cứu thương hiệu Samsung ............................................................ 22

2
I- Nghiên cứu thị trường

1. Lĩnh vực hoạt động của công ty Huawei


• Sản xuất các thiết bị chuyển mạch điện thoại, các thiết bị viễn thông
• Kỹ thuật mạng và ICT: Huawei cung cấp các giải pháp và dịch vụ liên quan
đến mạng, bao gồm cả mạng 5G, mạng viễn thông và các giải pháp điện
toán đám mây.
• Cung cấp dịch vụ và thiết bị tư vấn, vận hành cho các doanh nghiệp trong
và ngoài Trung Quốc
• Sản xuất thiết bị truyền thông cho thị trường tiêu dùng.
• Các lĩnh vực công nghệ mới: Huawei đã đầu tư nghiên cứu và phát triển
trong các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo (AI), xe tự hành.

2. Thị trường của sản phẩm và dịch vụ của Huawei ra sao

2.1. Thị trường trong nước

Thị phần Huawei tại Trung Quốc

• Thị phần điện thoại di động tại Trung Quốc năm 2023 do Huawei dẫn đầu
chiếm 23,22%.
→ Giảm 10,24% so với thị phần thương hiệu của hãng vào đầu năm 2022.
• Ở phân khúc cao cấp trên 600 USD, Huawei đã đứng thứ 2 với 18,4% chỉ
sau Apple.
• Năm 2022, thị phần điện thoại thông minh của Huawei tại Trung Quốc lên
tới xấp xỉ 29%, trở thành nhà cung cấp có thị phần lớn nhất tại Trung Quốc.
Để so sánh, thị phần điện thoại thông minh của Huawei tại Hàn Quốc là
0,15% vào năm 2022.
3
• Duy trì thị phần lớn trong thị trường điện thoại di động tại Trung Quốc.
Trong nhiều năm, Huawei đã là một trong những nhà sản xuất hàng đầu,
cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ trong nước như Xiaomi, Oppo và Vivo

2.2. Thị trường quốc tế:

Thị phần Huawei trên thế giới

• Vẫn tìm cách phục hồi sức mạnh và nuôi tham vọng cạnh tranh ở phân khúc
cao cấp với Apple
• Tính đến quý 1 năm 2022, Huawei dẫn đầu thị trường WDM 400G toàn cầu
với 35% thị phần.
• Trong quý 2 năm 2022, theo báo cáo của thị trường toàn cầu Trung Quốc,
doanh số điện thoại di động xuất xưởng giảm 14,7%, trong đó Huawei dẫn
đầu về doanh số smartphone với thị phần 63,6%
4
• Vượt qua Samsung để trở thành nhà bán điện thoại thông minh lớn nhất thế
thế giới trong quý 2 năm 2020.
• Huawei là công ty sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ sáu trên thế giới
với thị phần điện thoại thông minh là 4% vào tháng 7 năm 2023.
• Thị trường Huawei, AppGallery và phân phối ứng dụng có 580 triệu người
dùng hoạt động vào cuối năm 2022.
• Bị Mỹ cắt đứt khỏi các dịch vụ của Google và chip Qualcomm, các công
cụ chế tạo có công nghệ từ Mỹ
→ Bị tàn phá nghiêm trọng hoạt động kinh doanh
→ Tập trung vào thị trường Trung Quốc và thị trường quốc tế khác
• Đánh mất vị thế hãng Android lớn nhất thế giới sau khi bị chính quyền Mỹ
áp đặt các lệnh trừng phạt.
→ Huawei đã phải dựa vào phiên bản tùy chỉnh của hệ điều hành Android
(EMUI và HarmonyOS) và cung cấp dịch vụ ứng dụng thay thế. Sản phẩm
không còn có sẵn Google Play Store và một số ứng dụng phổ biến của
Google.
• Gặp khó trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên công nghệ cao như phần
mềm, chip tiên tiến, 5G,...

3. Vị trí của công ty trên thị trường


Huawei hiện có hơn 207.000 nhân viên, hoạt động tại hơn 170 quốc gia và
khu vực, phục vụ hơn 3 tỷ người dân trên thế giới. Huawei là nhà cung cấp hạ
tầng ICT và thiết bị thông minh hàng đầu thế giới.
Với thị phần lớn và chiến lược kinh doanh đầy tham vọng, Huawei từng
bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới. Tại Trung Quốc,
các chỉ số thống kê cho thấy Huawei là sự lựa chọn số một cho phân khúc điện
thoại phổ thông, trở thành nhãn hàng quen thuộc với người dân Trung Quốc. Trên
thế giới, các số liệu cũng chứng minh độ phổ biến của nhãn hàng này luôn duy trì
ở top đầu. Tuy đã bị hạn chế trong vòng vài năm trở lại đây do lệnh cấm bán linh
kiện từ Mỹ, nhưng độ phủ sóng của Huawei vẫn duy trì ở mức tốt

5
Thị phần smartphone toàn cầu từ Q1/2017 đến Q3/2018.

Từ 2019, sau lệnh cấm từ Mỹ, thị trường của Huawei bắt đầu suy giảm,
đánh dấu chặng đường tự thiết lập một hệ sinh thái riêng không sử dụng đến
Google của Huawei. Mảng điện thoại của Huawei về cơ bản đã tê liệt hoàn toàn
tại thị trường cả trong và ngoài nước. Tập khách hàng của thương hiệu này lần
lượt đã được tiếp quản bởi Realme, Xiaomi, Apple hay Samsung.
Sau thời gian hơn 1 năm bị cấm vận, Huawei dần chuyển hướng sang đầu
tư cho mảng hạ tầng viễn thông. Trao đổi với báo chí tại buổi công bố báo cáo
trực tuyến, ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, khẳng định chiến lược
của Huawei sẽ vẫn tập trung vào phát triển hạ tầng ICT với 2 xu hướng chính là
kết nối và điện toán. Ngoài ra, Huawei cũng tập trung đa dạng hoá chuỗi cung
ứng để đảm bảo nguồn cung linh kiện; đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển
(R&D).

4. Điểm mạnh và điểm yếu sản phẩm của Huawei

4.1. Ưu điểm

Những ưu điểm của điện thoại thông minh Huawei bao gồm:
• Camera vượt trội: Điện thoại thông minh Huawei nổi tiếng với khả năng
chụp ảnh ấn tượng. Ví dụ: Huawei P30 Pro tự hào có bốn camera phía sau
và một camera phía trước, cho phép chụp ảnh tuyệt đẹp và thu phóng quang
5x.
• Điện thoại thông minh màn hình gập tiên tiến: Huawei là một trong những
công ty tiên phong trong việc phát triển điện thoại thông minh màn hình
gập. Điện thoại có thể gập lại của họ đã giành được giải thưởng "Thiết bị
di động được kết nối mới tốt nhất" tại Mobile World Congress 2019.

6
• Các công nghệ cốt lõi bậc thầy: Huawei vượt trội về các công nghệ cốt lõi,
phát triển sản phẩm của riêng mình và quản lý các khía cạnh quan trọng của
ngành.
• Thiết kế đẹp, luôn cập nhật và tạo ra các xu hướng mới.
• Độ bền cao, được giới công nghệ toàn cầu đánh giá cao
• Giá thành phải chăng

4.2. Nhược điểm

• Bị cấm/hạn chế ở thị trường châu Âu: mua bán linh kiện và công nghệ lõi
bị ảnh hưởng, thị trường giảm sút, danh tiếng bị ảnh hưởng
• Hạn chế về dịch vụ Google: Do áp lực từ chính phủ Mỹ, Huawei bị cấm sử
dụng các dịch vụ của Google như Play Store, Gmail, YouTube1. Điều này
gây khó khăn cho người dùng trong việc tải ứng dụng và truy cập các dịch
vụ phổ biến trên Android.
• Tính bảo mật: Bị nghi ngờ về quan hệ với chính phủ Trung Quốc Huawei
đã bị nghi ngờ có liên quan đến chính phủ Trung Quốc và có thể bị theo dõi
hoặc thu thập dữ liệu của người dùng
• Camera họat động kém trong điều kiện môi trường ánh sáng yếu

II- Nghiên cứu công ty

1. Hiểu được bức tranh toàn cảnh của công ty.

1.1. Thị trường của công ty là gì?

Huawei tập trung vào sản xuất các thiết bị chuyển mạch điện thoại, nhưng
từ đó mở rộng kinh doanh bao gồm:
• Xây dựng mạng viễn thông.
• Cung cấp dịch vụ và thiết bị tư vấn và vận hành cho các doanh nghiệp trong
và ngoài Trung Quốc
• Sản xuất thiết bị truyền thông cho thị trường tiêu dùng
• Các sản phẩm của Huawei hiện có mặt tại hơn 170 quốc gia. Hơn 1500 đối
tác cũng giúp công ty này cung ứng sản phẩm và dịch vụ lên tới 1/3 dân số
thế giới.
• Năm 2018, Huawei chính thức vượt qua Apple để trở thành nhà cung cấp
smartphone lớn t2 trên thế giới, chỉ đứng sau Samsung Electronics.
• Hiện tại, Huawei cũng được coi là nhà cung cấp công nghệ 5G số 1 thế giới.

7
1.2. Các kênh bán hàng và phân phối?

• Chiến lược phân phối: Các dịch vụ và sản phẩm của Huawei được sử dụng
tại khoảng 140 quốc gia trên toàn thế giới và phục vụ năm trong số các công
ty viễn thông lớn nhất thế giới:
• Công ty sử dụng 170.000 nhân viên, với 76.000 người trong số họ làm việc
trong bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D)
• Huawei có 21 trung tâm R&D ở Trung Quốc, Canada, Hoa Kỳ, Pakistan,
Đức, Thụy Điển, Colombia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và các quốc gia khác.
• Chiến lược phân phối của Huawei có kênh phân phối khá hiệu quả. Huawei
tin vào việc hình thành các liên doanh hợp tác với chính quyền địa phương.
• Huawei hiện không phân phối trực tiếp với khách hàng vì họ tin vào việc
tạo ra một hệ thống bao gồm các nhà phân phối, nhóm mạng lưới bán hàng,
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Huawei phải đảm bảo cung cấp đủ một
số lượng chính xác các sản phẩm vào một ngày nhất định tại một địa điểm
nhất định.

1.3. Các kênh truyền thông, marketing?

Một số trong những kênh và chiến lược quảng cáo và tiếp thị phổ biến mà
Huawei đã sử dụng:
• Quảng cáo truyền thống: Huawei đã sử dụng các phương tiện truyền
thống như truyền hình, radio, và in ấn để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của
họ. Họ đã thường xuyên xuất hiện trong các quảng cáo truyền hình và đặt
quảng cáo trong các tạp chí và báo.
• Quảng cáo trực tuyến: Huawei đã đầu tư nhiều vào quảng cáo trực tuyến,
bao gồm quảng cáo trên các trang web, mạng xã hội như Facebook,
Instagram và Twitter. Họ cũng đã thực hiện chiến dịch quảng cáo video trực
tuyến trên YouTube và các nền tảng khác.
• Tiếp thị trải nghiệm: Huawei đã tạo ra các trải nghiệm sản phẩm tại các
cửa hàng và triển lãm công nghệ để cho khách hàng tiếp xúc với sản phẩm
của họ trước khi mua.
• Tiếp thị nội dung: Huawei đã tạo nội dung chất lượng cao như video
hướng dẫn, bài viết về công nghệ, và chia sẻ tin tức về các sản phẩm và dự
án của họ trên trang web của họ và các nền tảng truyền thông xã hội.
• Tiếp thị xã hội: Huawei đã sử dụng mạng xã hội để tương tác với cộng
đồng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua các trang chính
thức trên các nền tảng như Facebook, Twitter, và Instagram.
• Sự kiện và triển lãm: Huawei thường tham gia và tổ chức các sự kiện công
nghệ và triển lãm để giới thiệu sản phẩm và công nghệ mới cho công chúng
và đối tác.
8
• Đối tác và phân phối: Huawei đã thiết lập một hệ thống phân phối rộng
rãi và hợp tác với các nhà mạng và đối tác trên toàn thế giới để đưa sản
phẩm và dịch vụ của họ đến nhiều người dùng hơn.

1.4. Các thách thức?

Một số trong những thách thức chính mà Huawei đã phải đối mặt:
• Vấn đề an ninh và quốc tế: Huawei đã phải đối mặt với áp lực từ nhiều
quốc gia và chính phủ về lo ngại về an ninh mạng và khả năng tiềm ẩn của
sản phẩm và dịch vụ của họ trong việc thu thập thông tin cá nhân và quân
sự. Một số quốc gia đã cấm hoặc giới hạn việc sử dụng sản phẩm Huawei
trong hạ tầng mạng quốc gia.
• Thách thức trong việc tiếp cận thị trường Mỹ: Huawei đã gặp khó khăn
trong việc tiếp cận thị trường Mỹ do sự lo ngại về an ninh mạng và sự căng
thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này đã ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận và mở rộng tại thị trường lớn này.
• Cạnh tranh gay gắt: Trong lĩnh vực công nghệ và di động, Huawei phải
cạnh tranh với các đối thủ lớn như Apple, Samsung, và Xiaomi. Điều này
đặt ra thách thức lớn trong việc duy trì và tăng thị phần thị trường.
• Sự phụ thuộc vào hệ điều hành Android: Huawei từng phải đối mặt với
nguy cơ mất quyền sử dụng hệ điều hành Android của Google do sự căng
thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này đã đe dọa khả năng
cung cấp dịch vụ Google trên các thiết bị di động Huawei.
• Thách thức về tiếp thị và thương hiệu: Huawei đã phải vượt qua sự lo
ngại của một số khách hàng về thương hiệu và an ninh. Họ đã phải đầu tư
nhiều vào chiến lược tiếp thị và quảng cáo để tạo dựng lòng tin và thương
hiệu mạnh mẽ hơn.
• Sự cố trong chuỗi cung ứng: Các vấn đề về chuỗi cung ứng, chẳng hạn
như sự thiếu chip và tài nguyên cần thiết, đã ảnh hưởng đến khả năng sản
xuất và cung cấp sản phẩm của Huawei, gây ra sự gián đoạn trong hoạt
động kinh doanh.

2. Thu thập các tài liệu từ công ty.

2.1. Các tiêu chuẩn nhận diện thương hiệu.

• Tất cả các danh tính đã từng được sử dụng.


o Tên công ty: Huawei Technologies Co., Ltd hay Huawei.
• Tất cả các tín hiệu, nhãn hiệu, logo đã từng sử dụng.

9
Phân tích logo:
o Logo đầu tiên chứa một số yếu tố cũng được sử dụng trong các phiên
bản sau: nhiều cánh hoa, màu đỏ và chuyển động hướng lên trên của
các cánh hoa.
o Năm 2006, Huawei thực hiện thay đổi đầu tiên đối với logo của mình:
các cánh hoa được mở rộng và có góc nhọn, trong khi số lượng cánh
hoa giảm đi.
o Lần thay đổi cuối cùng đối với logo diễn ra vào mùa xuân năm 2018:
hình dạng của "bông hoa" về cơ bản vẫn giữ nguyên, trong khi màu
sắc được sửa đổi một chút khi màu đỏ tươi được sử dụng cho đến lúc
đó được thay thế bằng màu nhạt hơn. và bóng tối.
• Các thương hiệu sở hữu.
o HiSilicon: là công ty chuyên sản xuất vi mạch và bán dẫn, sản xuất
ra con chip được tích hợp vào trong sản phẩm công nghệ cho Huawei.
o Honor: là một thương hiệu con, sản xuất điện thoại thông minh/thiết
bị di động chạy hệ điều hành Android.

10
2.2. Tài liệu bán hàng và marketing.

• Tài liệu bán hàng & sản phẩm (Catalogue):


https://consumer.huawei.com/en/support/product/
• Các bản tin (online): https://consumer.huawei.com/vn/press/news/
• Chiến dịch quảng cáo: Huawei đã triển khai các chiến dịch quảng cáo cả
trên các kênh đơn lẻ và đa kênh, kết hợp sử dụng các celeb có độ ảnh hưởng
lớn như Henry Cavill, Scarlett Johansson, Lionel Messi, Gal Gadot… như
một chiến lược để quảng bá thương hiệu ở từng khu vực và trên toàn cầu.
• Một số chiến dịch quảng cáo nổi bật:
o Ra mắt Huawei P9: được triển khai vào năm 2016. Đó là một chiến
dịch với teaser cho dòng điện thoại thông minh P9 và P9 Plus của
Huawei https://www.youtube.com/watch?v=-NogNxVQDnk

o Best Wei: Huawei lần đầu tiên tập trung vào việc xây dựng độ nhận
biết về thương hiệu (Brand Awareness). Trước tiên, họ thâm nhập thị
trường địa phương và tạo ra nội dung để tạo sự bàn tán. Thương hiệu
cũng hợp tác với ban nhạc rock Bunkface của Malaysia trong chiến
dịch. https://www.youtube.com/watch?v=45RI42pKdyc

11
o Roadshow quảng cáo 5G trên xe tải: Roadshow Huawei sẽ diễu
hành trên đường phố, dừng lại tại các địa điểm công cộng để khách
hàng có thể trực tiếp trải nghiệm. Theo kế hoạch, roadshow Huawei
5G được tổ chức trong vòng 10 tuần. Xe tải roadshow sẽ di chuyển
lần lượt qua Đức, Benelux và Ý.
https://www.youtube.com/watch?v=zt0U-1hlSbE

o Báo cáo thường niên: https://www.huawei.com/en/annual-report

12
2.3. Các kênh truyền thông điện tử (website).

• Website:
o Quốc tế: https://www.huawei.com/en/
• Video (TVC + Intro):
o https://www.youtube.com/watch?v=SjM1tfkK_Gc
o https://www.youtube.com/watch?v=TBho5yekskE
• Mạng xã hội:
o Weibo: https://weibo.com/huaweidevice
o Facebook: https://www.facebook.com/HuaweiTechVN (Việt Nam)
o Youtube: https://www.youtube.com/@HuaweiMobile
o Twitter: https://twitter.com/huaweimobile
o Instagram: https://www.instagram.com/huaweimobile/

2.4. Các kênh truyền thông nội bộ.

• Mail: corpcomm@huawei.com
• Mobile hotline: 18001085 (Việt Nam) - Từ 09:00 đến 21:00 (Từ thứ 2 đến
chủ nhật)
• https://www.huawei.com/en/corporate-governance#corporate-governance

2.5. Các tín hiệu nhận diện thương hiệu.

2.5.1. Logo

13
2.5.2. Slogan/Tagline của Huawei:

• “Xây dựng một thế giới thông minh, được kết nối trọn vẹn” 2023
https://www.huawei.com/en/fully-connected-intelligent-world
• Make it Possible (2010): Slogan này đã giới thiệu Huawei tới thế giới và
tập trung vào khả năng đổi mới và sáng tạo.
• Building a Better Connected World (2012): Slogan này nhấn mạnh sự
cam kết của Huawei đối với việc xây dựng một thế giới kết nối tốt hơn
thông qua công nghệ.
• Empowering Possibilities (2014): Slogan này tập trung vào việc giúp đỡ
người dùng và doanh nghiệp khám phá các khả năng mới thông qua sản
phẩm và dịch vụ của Huawei.
• AI for All (2018): Huawei nhấn mạnh vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong
việc tạo ra các giải pháp công nghệ và sản phẩm thông minh cho mọi người.
• Building a Fully Connected, Intelligent World “Xây dựng một thế giới
thông minh, được kết nối trọn vẹn” (2023).
14
2.6. Tín hiệu đồ họa:

2.7. Màu sắc.

• Đỏ: Phần đồ họa.


• Đen: Phần chữ.
• Trắng: Phần nề
• Hình ảnh.
• Cánh hoa.
• Mặt trời bán nguyệt

2.8. Typography.

• Huawei Font: https://www.downloadfonts.io/huawei-font/

15
III- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

1. Thương hiệu Apple

1.1. Tổng quan về Apple

Apple Inc. là một Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính
tại Cupertino, California, chuyên Thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu
dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến. Nó được coi là một trong
năm công ty lớn của ngành công nghệ thông tin Hoa Kỳ , cùng với Amazon,
Google, Microsoft và Meta.
Apple được Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne thành lập vào
tháng 4 năm 1976 để phát triển và bán máy tính cá nhân Apple I của Wozniak,
mặc dù Wayne đã bán lại cổ phần của mình trong vòng 12 ngày. Nó được hợp
nhất thành Apple Computer, Inc., vào tháng 1 năm 1977, và doanh số bán máy
tính của nó, bao gồm cả Apple I và Apple II, đã tăng nhanh chóng.
Tổng doanh thu hàng năm của Apple trên toàn thế giới đạt 274,5 USD tỷ
cho năm tài chính 2020. Apple là công ty công nghệ lớn nhất thế giới theo doanh
thu và là một trong những công ty giá trị nhất thế giới. Đây cũng là nhà sản xuất
điện thoại di động lớn thứ ba thế giới sau Samsung và Huawei.[9][10] Vào tháng 8
16
năm 2018, Apple đã trở thành công ty Hoa Kỳ giao dịch công khai đầu tiên được
định giá trên 1 nghìn tỷ đô la [11][12] và chỉ hai năm sau, vào tháng 8 năm 2020, trở
thành công ty đầu tiên trị giá 2 nghìn tỷ đô la Mỹ.[13][14] Apple sử dụng 147.000
nhân viên toàn thời gian và duy trì 510 cửa hàng bán lẻ tại 25 quốc gia Tính đến
năm 2020.[15] Nó vận hành iTunes Store, là nhà bán lẻ âm nhạc lớn nhất thế giới.
Tính đến tháng 1 năm 2020, hơn 1,5 tỷ sản phẩm của Apple đang được sử dụng
tích cực trên toàn thế giới.[16] Công ty cũng có mức độ trung thành với thương
hiệu cao và được xếp hạng là thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên,
Apple nhận được nhiều lời chỉ trích liên quan đến hoạt động lao động của các nhà
thầu, các hoạt động môi trường và các hoạt động kinh doanh phi đạo đức, bao
gồm cả hành vi chống cạnh tranh, cũng như nguồn gốc của nguyên liệu gốc.
● Tên thương hiệu: Apple
● Lĩnh vực: chuyên Thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng, phần
mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến. Nhóm chúng em sẽ tập trung vào
lĩnh vực điện thoại thông minh (Iphone) của Apple [1]
● Slogan- thông điệp: "Think different" (Hãy suy nghĩ khác biệt)
Với Apple, người sử dụng có thể cảm nhận được sự khác biệt mà các sản
phẩm của thương hiệu này đem lại. Apple đã tự tìm cho mình một lối đi riêng,
khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu khác từ mẫu mã cho đến các ứng dụng,
phần mềm cũng như các tính năng của sản phẩm, kích thích trí tò mò, sự ham
muốn khám phá của người sử dụng.

Apple đã tập trung xây dựng một thương hiệu mạnh dựa trên cơ sở giá trị
tinh thần tình cảm hơn là giá trị công năng, từ đó dần dần có chỗ đứng trong lòng
khách hàng, góp phần tạo nên thành công của thương hiệu này. [2]
● Logo:

17
Ý nghĩa:
o Biểu tượng quả táo mất góc tượng trưng cho lòng ham muốn hiểu
biết không ngừng nghỉ và tham vọng đổi mới liên tục để chạm tới sự
hoàn hảo trong các sản phẩm mà Apple tạo ra. [2]
o Hình quả táo cắn dở chính là để người phân biệt trái táo và cherry.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc vết cắn này chỉ mang đến tính
thẩm mỹ chứ không hề có một ý nghĩa gì khác.
o Quả táo là loại quả yêu thích của Steve Jobs (năm 2011, khi một cuốn
sách viết về cuộc đời của doanh nhân thế giới Steve Jobs được xuất
bản thì ông đã nêu lý do chọn tên thương hiệu là Apple chỉ vì đây là
loại quả mà ông yêu thích).
“Tôi yêu táo và rất thích ăn chúng, nhưng ý tưởng chính là Apple mang đến sự
đơn giản, dễ nhớ cho công chúng một cách tinh tế nhất, chỉ đơn giản là vậy.” -
Steve Jobs
● Màu chủ đạo: Apple không có màu chủ đạo cố định cho Iphone mà sẽ thay
đổi qua các dòng đời của máy
● Hình ảnh đại diên: Quả táo cắn dở

● Đối tượng sử dụng


Vài năm qua, Apple có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với người tiêu dùng,
đặc biệt là đối với giới trẻ. Thương hiệu này luôn tạo ra doanh thu rất lớn qua từng
năm nhờ vào những sản phẩm nổi bật như iPhone, iPad hay MacBook. Bên cạnh
đó, vẫn tồn tại những thống kê đáng chú ý mà người dùng không hề nhận ra, một
trong số đó chính là độ tuổi của người dùng các thiết bị Apple.

18
Cuộc khảo sát của CIPR (Consumer Intelligence Research Partners) tại thị trường Hoa Kỳ

iPhone cũng như hầu hết các sản phẩm của Apple được rất nhiều người tiêu
dùng trẻ tuổi ưa chuộng. Số lượng người từ 25-34 tuổi sử dụng iPhone chiếm 27%
trong khi đó có 22% lứa tuổi từ 18-24 tuổi.Như vậy, GenZ (thế hệ được sinh ra
trong khoảng 1997-2012) không phải là nhân tố đóng góp nhiều nhất vào thị phần
của các sản phẩm Apple, có thể nói giới trẻ Mỹ là lý do chính khiến cho Apple
trở nên nổi tiếng và lớn mạnh thông qua việc mua sắm các sản phẩm nổi bật như
iPhone, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, theo kết quả của cuộc khảo sát,
gần 25% người dùng Apple có độ tuổi dưới 45. Điều đó cho thấy chủ sở hữu
iPhone có xu hướng trẻ hoá so với trung bình người tiêu dùng tại Hoa Kỳ.
● Hành vi người dùng
o Trao đổi mua bán
o Sử dụng điện thoại

1.2. Đánh giá bộ nhận diện thương hiệu

• Cách thức: Khảo sát và đánh giá sự tuân thủ của một sản phẩm theo 5
nguyên tắc trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

STT Nội dung đánh giá Yes No N/A

Thể hiện giá trị thương hiệu

1 Tên thương hiệu có giúp khách hàng hình dung ra sản v


phẩm của TH không?
2 Hệ thống của bạn có áp dụng toàn cầu không ? v

19
3 Các tiêu chuẩn và hệ thống nhận dạng thương hiệu của v
thương hiệu có được phổ biến thông qua tạp chí, website
hay qua mạng nội bộ không?
4 Hệ thống nhận diện thương hiệu có bao gồm trường hợp v
đồng – thương hiệu, đồng – marketing, hợp tác chiến
lược, và tài trợ không?
5 Hệ thống nhận diện có hoạt động với tất cả các ứng dụng v
không?
6 Thông tin bảo mật cá nhân có được bảo mật không? v
Nguyên tắc nhất quán

1 Thương hiệu có tiêu chuẩn nhận dạng thương hiệu đầy v


đủ và hệ thống sử dụng tất cả thành phần của nhận dạng
thương hiệu ko?
2 Thương hiệu có đặc điểm nhận dạng đồng nhất hay v
không?
3 Hệ thống nhận diện có áp dụng nội bộ như memo, bản v
tin nội bộ, báo chí nội bộ, screensaver hay không?
4 Thương hiệu có sử dụng màu sắc chủ đạo không? v
5 Thương hiệu có sdungn hình ảnh đại diện cho thương v
hiệu của họ không?
Nguyên tắc khác biệt hoá

1 Tên TH có giúp KH phân biệt được vs TH khác hay v


không?
2 Tên TH có trùng hay na ná với các TH khác trên thị v
trường hay không?
3 Thương hiệu có màu sắc tượng trưng khác biệt so với đối v
thủ cạnh tranh không?
Khơi gợi cảm xúc

1 Hệ thống nhận diện thương hiệu có slogan không? v


2 Hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn có bao gồm âm v
thanh hay giai điệu không?

20
Trải nghiệm khách hàng

1 Hệ thống nhận diện có tạo ra khả năng nhớ thương hiệu v


và nhận biết thương hiệu trong các hoàn cảnh khác nhau
không?
2 TH có thực sự hiểu và đưa nhu cầu của KH lên hàng đầu v
không?
3 Cách chăm sóc KH có kịp thời và chuyên nghiệp không? v
• Đánh giá chung
Để trở thành một trong những “ông lớn” của ngành công nghệ, Apple đã
thiết kế thành công bộ nhận diện thương hiệu. Hiện nay, Apple đứng đầu danh
sách thương hiệu giá trị nhất thế giới của Interbrand, giữ vững vị thế từ năm 2013.
Năm thứ 9 liên tiếp, công ty tư vấn thương hiệu toàn cầu Interbrand đã xếp Apple
đứng đầu danh sách các thương hiệu giá trị nhất thế giới. Theo đó, Interbrand ấn
định “giá trị thương hiệu” của gã khổng lồ công nghệ là 408,6 tỷ USD – tăng 26%
so với năm ngoái (323 tỷ USD).[3]
Apple đã làm cho sản phẩm của mình mang lại sự khác biệt so với các đối
thủ cạnh tranh bằng thiết kế sản phẩm một cách khác biệt. Các sản phẩm iPhone
của hãng không hề có những tính năng mới và nổi bật ngay từ những ngày đầu
mới ra mắt mà chủ yếu là đến từ thiết kế của sản phẩm. Thay vì sử dụng hệ điều
hành Window như các hãng máy tính khác, Apple sử dụng hệ điều hành Mac cho
các dòng máy tính Macbook của mình. Hệ điều hành này được nhiều người sử
dụng trở thành người ủng hộ trung thành của sản phẩm bởi sự tao nhã cùng với
đó là tính bảo mật cao, dễ sử dụng và ổn định. Điều này cũng được Apple khai
thác ở chiếc điện thoại iPhone, iPad với hệ điều hành iOS. Hệ điều hành iOS với
RAM dung lượng cao giúp điện thoại và máy tính bảng của Apple hoạt động tốt
hơn so với các đối thủ cạnh tranh dùng Android.
Ngoài ra, Apple đã đồng bộ các sản phẩm thông qua thiết kế sang trọng,
logo, màu sắc, phông chữ hay các yếu tố liên quan khác trên các nền tảng và kênh
thông tin.
Hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp trải nghiệm tích cực đến cho
khách hàng, Apple đã thực hiện việc lên kế hoạch cho những chương trình trải
nghiệm sản phẩm của Apple miễn phí để thu thập phản hồi, đánh giá từ khách
hàng. Những chương trình như thế đều được đông đảo khách hàng tham gia và
đóng góp những ý kiến hữu ích giúp “ông lớn” ngành công nghệ này có thêm định
hướng phát triển sản phẩm tốt hơn.
Bên cạnh những điểm mạnh, Apple cũng có những điểm yếu cần phải khắc
phục.Sản phẩm của Apple chỉ tương thích với các phụ kiện của hãng. Các sản
phẩm của nhà Táo không hỗ trợ các phần mềm hoặc công nghệ khác khiến chúng
không tương thích trên các thiết bị khác. Điều này bắt buộc khách phải mua độc
quyền ứng dụng hoặc phụ kiện của Apple như cáp sạc, giắc cắm để tiếp tục sử
dụng sản phẩm.
21
Phần lớn doanh thu mà Apple kiếm được là nhờ việc bán iPhone. Mặc dù
Apple đã nỗ lực để đa dạng hóa sản phẩm, nhưng hãng vẫn phụ thuộc rất nhiều
vào iPhone để tạo ra doanh thu. Sự phụ thuộc này có thể dẫn đến rắc rối nghiêm
trọng cho Apple nếu mọi người ngừng mua iPhone vì một lý do nào đó.
Mức giá của Apple là mối bận tâm đáng kể với nhiều người. Tỷ suất lợi
nhuận cao là lý do khiến sản phẩm này chỉ hướng đến một tầng lớp khách hàng
cao cấp mặc dù đối tượng của họ là những người sử dụng điện thoại thông minh
nói chung.
• Bảng phân tích SWOT của Apple

Điểm mạnh Điểm yếu Thách thức Cơ hội


• Sở hữu thị • Mữc gịầ cầô, • Nhiều đối • Nhu cầu
phần lởn chữầ cầnh thủ cạnh tầng đôị vởị
• Công nghệ tịện • Hạn chế tranh gia dịch vu dữầ
tịện quảng cáo nhập thị trện địện
• Sần phầm chầt • Các kiểu trường tôần đầm
lữởng, uy tín mẫu thiết kế • Sữ phầt mầy
• Thữởng hịệu còn bị hạn trịện cuầ hệ • Sữ phầt
gịầ trị chế địệu hầnh trịện cuầ
• Thịệt kệ sần • Khả năng Andrôịd Mầrkệtịng
phầm đôc đầô tương thích Onlịnệ
• Phầt trịện hệ còn hạn chế
địệu hầnh • Doanh thu
chính hầng phụ thuộc
vào iPhone

2. Thương hiệu Samsung

2.1. Tổng quan về thương hiệu Samsung:

Tập đoàn Samsung được sáng lập vào năm 1938 bởi Lee Byung-chul một
nhà tư bản người Hàn Quốc. Mới đầu chỉ là một công ty buôn bán nhỏ lẻ. Chỉ sau
hơn 30 năm tập đoàn đa dạng hóa ngành nghề gồm: chế biến thực phẩm, dệt may,
bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ. Sau đó, Samsung mở rộng thêm lĩnh vực công
nghiệp điện tử vào cuối thập niên 60, tiếp đến là lĩnh vực xây dựng và công nghiệp
đóng tàu vào giữa thập niên 70.
Năm 1987, Lee Byung-chul mất, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn
Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Từ thập niên 90, Samsung đầu tư nhiều nhất
vào lĩnh vực tiêu dùng chủ yếu là mảng điện thoại di động và chất bán dẫn. Tính
đến năm 2019, Samsung hiện có giá trị thương hiệu toàn cầu lớn nhất Châu Á và
đứng thứ 4 trên thế giới, góp phần quan trọng trong nền kinh tế của Hàn Quốc.
• Lĩnh vực: điện tử và tiêu dùng; CNTT và truyền thông di động; giải pháp
thiết nghiên cứu và phát triển.
22
• Slogan- thông điệp: “IMAGINE”
“Imagine” trong tiếng Anh có nghĩa là “tưởng tượng” một động từ thúc đẩy
người đọc “hãy tưởng tượng”. Theo như John Lennon, khẩu hiệu mới này khá
tuyệt vời khi chỉ đơn giản là “Hãy tưởng tượng những điều tuyệt vời mà chúng ta
có thể thực hiện”.
• Logo:

Tập đoàn Samsung ra đời vào năm 1953 với một thiết kế logo Samsung khá
đơn giản, không có vẻ gì liên quan đến công nghệ. Sau đó, tập đoàn cũng đã thay
đổi qua một vài logo. Cho đến năm 1993 Samsung đã quyết định thay đổi logo và
được sử dụng cho tới hiện tại bởi nó chính là biểu tượng thành công của tập đoàn
này và bởi nó mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Trước hết nói về ý nghĩa cái tên SAMSUNG. Tên SAMSUNG được ghép
bởi từ “sam” trong tiếng Hàn có nghĩa là “Ba” – biểu tượng cho sức mạnh, quyền
lực và từ “sung” có nghĩa là “ngôi sao” – biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu
và bất diệt. Hai từ khi kết hợp lại có nghĩa là “tam sao” thể hiện sự quyết tâm lớn
để trường tồn cùng với thời gian của tập đoàn.

• Hình ảnh đại diện:

Biểu tượng logo Samsung là hình elip bao quanh dòng chữ Samsung và
xoay góc 10 độ so với trục X – biểu tượng cho sự chuyển động, phát triển không
ngừng của thương hiệu. Chữ “S” ở đầu logo và chữ “G” ở cuối logo được thiết kế
áp sát vào hình Elip – biểu tượng cho sự hòa mình vào thế giới. Logo Samsung
muốn truyền tải thông điệp về cam kết không ngừng phấn đấu để đem lại những
sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất đến với khách hàng.
Logo Samsung sử dụng màu trắng của chữ Samsung và nền màu xanh
dương, Tông xanh thể hiện sự tin tưởng, niềm tin, hi vọng. Tông trắng thể hiện
cho sự tinh tế, đẳng cấp và sang trọng.

23
Nhìn tổng thể logo Samsung đơn giản nhưng truyền tải nhiều thông điệp ý
nghĩa và đặc biệt là dễ ghi nhớ, một phần làm nên sự trường tồn, vĩnh cửu của
thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
• Màu sắc:
Màu xanh da trời là màu biểu tượng của Samsung kể từ năm 1993. Nó đại diện
cho các giá trị của công nghệ và sự đổi mới; Đó là sao Bắc Cực xác định danh
tính của chúng ta. Màu xanh dương được sử dụng trong các sản phẩm và thông
tin của Samsung để tạo dựng niềm tin vững chắc với người tiêu dùng của chúng
tôi.
Chúng tôi kết hợp Samsung Blue với bộ màu đen, trắng, rực rỡ và năng động.
Những màu sắc này kể câu chuyện của chúng tôi với khách hàng bằng trải
nghiệm sâu sắc và sống động.
• Đối tượng sử dụng:

Theo thống kê của Q&Me, người dùng Samsung có xu hướng già hoá theo
độ tuổi. Cụ thể hơn, 36% người dùng trên 29 tuổi chọn cho mình một chiếc
smartphone Samsung. Con số này giảm dần xuống mức 27% (từ 24-29 tuổi) và
22% (dưới 23 tuổi).
Vào năm 2023, số lượng người dùng điện thoại thông minh Samsung trên
toàn thế giới dự kiến sẽ đạt 1,033 tỷ, chiếm khoảng 14,09% tổng số người dùng
điện thoại thông minh toàn cầu.

2.2. Đánh giá bộ nhận diện thương hiệu

• Cách thức: Khảo sát và đánh giá sự tuân thủ của một sản phẩm theo 5
nguyêntắc trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

STT Nội dung đánh giá Yes No N/A

Thể hiện giá trị thương hiệu

24
1 Tên thương hiệu có giúp khách hàng hình dung ra sản v
phẩm của TH không?
2 Hệ thống của bạn có áp dụng toàn cầu không ? v
3 Các tiêu chuẩn và hệ thống nhận dạng thương hiệu của v
thương hiệu có được phổ biến thông qua tạp chí, website
hay qua mạng nội bộ không?
4 Hệ thống nhận diện thương hiệu có bao gồm trường hợp v
đồng – thương hiệu, đồng – marketing, hợp tác chiến
lược, và tài trợ không?
5 Hệ thống nhận diện có hoạt động với tất cả các ứng dụng v
không?
6 Thông tin bảo mật cá nhân có được bảo mật không? v
Nguyên tắc nhất quán

1 Thương hiệu có tiêu chuẩn nhận dạng thương hiệu đầy v


đủ và hệ thống sử dụng tất cả thành phần của nhận dạng
thương hiệu ko?
2 Thương hiệu có đặc điểm nhận dạng đồng nhất hay v
không?
3 Hệ thống nhận diện có áp dụng nội bộ như memo, bản v
tin nội bộ, báo chí nội bộ, screensaver hay không?
4 Thương hiệu có sử dụng màu sắc chủ đạo không? v
5 Thương hiệu có sdungn hình ảnh đại diện cho thương v
hiệu của họ không?
Nguyên tắc khác biệt hoá

1 Tên TH có giúp KH phân biệt được vs TH khác hay v


không?
2 Tên TH có trùng hay na ná với các TH khác trên thị v
trường hay không?
3 Thương hiệu có màu sắc tượng trưng khác biệt so với đối v
thủ cạnh tranh không?
Khơi gợi cảm xúc

25
1 Hệ thống nhận diện thương hiệu có slogan không? v
2 Hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn có bao gồm âm v
thanh hay giai điệu không?
Trải nghiệm khách hàng

1 Hệ thống nhận diện có tạo ra khả năng nhớ thương hiệu v


và nhận biết thương hiệu trong các hoàn cảnh khác nhau
không?
2 TH có thực sự hiểu và đưa nhu cầu của KH lên hàng đầu v
không?
3 Cách chăm sóc KH có kịp thời và chuyên nghiệp không? v

2.3. Chiến lược tiếp cận khách hàng:

Samsung đã đạt được nhiều thành công trong việc tăng mức độ nhận diện
thương hiệu của mình và thu hút được đông đảo khách hàng tin dùng sản phẩm.
Để đạt được thành công này, Samsung đã xây dựng và triển khai những chiến lược
Marketing hiệu quả theo mô hình 4P.

2.3.1. Chiến lược Marketing mix của Samsung về sản phẩm (Product)
Khi nói đến chiến lược Marketing của Samsung về sản phẩm, thương hiệu
này đầu tư rất nhiều vào việc nghiên cứu và phát triển để có thể mang đến những
sản phẩm tốt nhất cho khách hàng của mình. Samsung cung cấp nhiều sản phẩm
thuộc các danh mục sản phẩm khác nhau.
Bên cạnh sản phẩm đa dạng, logo sản phẩm độc đáo và ý nghĩa cũng là một
chiến lược Marketing của Samsung về sản phẩm.
Logo của Samsung có hình dạng elip – biểu tượng của một dải thiên hà.
Tuy nhiên, trên thực tế thì logo Samsung còn có một ý nghĩa khác: “Thương hiệu
bao trùm tất cả”. Hình elip tượng trưng cho đường xích đạo bao quanh quả địa
cầu, và dòng chữ Samsung bên trong mang hàm ý rằng: Samsung sản xuất tất cả
mọi thứ trên mọi lĩnh vực. Và hơn thế nữa, Samsung kết nối mọi người lại với
nhau.

2.3.2. Chiến lược Marketing mix của Samsung về giá (Price)


Về chiến lược Marketing của Samsung đối với việc định giá sản phẩm,
không giống như một số thương hiệu khác chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 phân khúc
giá, Samsung đã quyết định trải dài các sản phẩm của mình từ giá rẻ cho tới trung
bình và cao cấp. Điều này khiến khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận được với sản
phẩm của Samsung. Mọi đối tượng người dùng cũng như những ngành nghề khác
nhau và mục đích sử dụng đa dạng đều có thể lựa chọn sản phẩm của Samsung.

26
2.3.3. Chiến lược Marketing Mix của Samsung về hệ thống phân phối (Place)
Hệ thống phân phối rộng khắp là một trong những chiến lược Marketing
của Samsung. Samsung hiện diện thông qua nhiều kênh khác nhau trên thị trường.
Tuy nhiên, về cơ bản, các kênh chính của Samsung bao gồm:
● Công ty bán lẻ
● Hệ thống các siêu thị điện máy
● Samsung Brand Shop

2.3.4. Chiến lược Marketing Mix của Samsung về xúc tiến hỗn hợp
(Promotion)
Thương hiệu này đã tận dụng 4 hình thức chính đó là quảng cáo, bán hàng
cá nhân, khuyến mãi và quan hệ công chúng.
Quảng cáo:
Samsung chú trọng vào việc nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu qua
việc tận dụng các kênh truyền hình và các kênh mạng xã hội (social media
marketing). Ta có thể thấy Samsung muốn tập trung vào phân khúc thị trường với
khách hàng trẻ tuổi bằng việc liên tục chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram
với nhiều bài viết và hình ảnh quảng cáo thời thượng, trẻ trung, khơi gợi sự sáng
tạo.
● Bán hàng cá nhân
Samsung coi việc chào hàng là hoạt động tiếp thị thông qua con người. Hoạt
động chào hàng của Samsung bao gồm những hoạt động chính như:
● Cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng
● Nhân viên bán hàng của Samsung luôn quan tâm đến việc duy trì và cải
thiện mối quan hệ với khách hàng
● Nhân viên bán hàng của Samsung thường cung cấp những thông tin có
ích cho việc hoạch định các chương trình khuyến mãi và quảng cáo
Samsung cũng có chính sách thưởng cho đội ngũ nhân viên bán hàng của
mình: Mỗi cá nhân bán được sản phẩm thông qua mối quan hệ cá nhân sẽ được
5% hoa hồng trên một sản phẩm.
● Khuyến mãi
Chiến lược Marketing của Samsung là liên tục đưa ra các chương trình
khuyến mãi để hấp dẫn và thu hút khách hàng.
● Quan hệ công chúng
Một chiến lược Marketing khác của Samsung là chú trọng vào cải thiện
quan hệ công chúng. Samsung luôn coi đây là cơ hội để tạo nên hình ảnh tốt đẹp
của thương hiệu này thông qua báo chí mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
Bên cạnh những hoạt động kinh doanh, Samsung cũng là một thương hiệu nổi
tiếng với công chúng trong việc duy trì những chương trình phúc lợi cho nhân
viên và các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) với mục tiêu là gây thiện cảm đối
với công chúng. Một số chương trình vì xã hội của Samsung có thể được kể đến
như: chiến dịch giảm thiểu rác thải nhựa tại ký túc xá cho nhân viên, đại hội thể
thao SDV năm 2019,…

27
2.4. Đánh giá điểm mạnh điểm yếu:

Điểm mạnh Điểm yếu Thách thức Cơ hội


• Giá trị hình ảnh • Phụ thuộc • Mức độ cạnh • Sức mạnh
thương hiệu lớn nhiều vào thị tranh gia công nghệ
• Giữ vị thế vàng trường Mỹ tăng 5G
lâu năm trên thị và Ấn Độ • Tranh cãi • Nhu cầu về
trường • Yếu thế tại • Những đe dịch vụ kỹ
• Doanh nghiệp thị trường dọa liên quan thuật số ngày
không ngừng Trung Quốc đến pháp lý càng tăng
đổi mới • Doanh thu và • Biến động • Mua lại và
• Dẫn đầu thị lợi nhuận có của nền kinh đa dạng hóa
trường về tivi, xu hướng tế danh mục
màn hình LCD giảm dần sản phẩm
• Danh mục sản • Nâng cao
phẩm lớn chất lượng
• Thương hiệu quản lý đội
dẫn đầu thị ngũ nhân sự
trường Châu Á • Lợi thế về
• Mạng lưới phân khách hàng
phối rộng rãi

28
LINK THAM KHẢO

[1]https://vi.wikipedia.org/wiki/Apple_Inc
[2]https://vudigital.co/logo-apple-lich-su-va-cau-chuyen-ve-bieu-tuong-qua-
tao-khuyet-bat-dau-tu-1981.html
[3]https://amis.misa.vn/30862/chien-luoc-kinh-doanh-cua-apple/
[4]https://vietnix.vn/ma-tran-swot-cua-apple/
[5]https://vatvostudio.vn/do-apple-thu-hut-nguoi-dung-o-do-tuoi-nao-nhat/
[6]https://vietnix.vn/ma-tran-swot-cua-samsung/
[7]https://www.samsung.com/vn/about-us/brand-identity/brand-story/
[8]https://amis.misa.vn/28614/chien-luoc-marketing-cua-samsung/
[9] Huawei Statistics 2023 By Market Share and Revenue

29

You might also like