Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Khoa Hóa Học-Chuyên Ngành Hóa Dược

Kim Minh Dương

TÌM HIỂU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC
CỦA DÂY THẦN THÔNG (Tinospora cordifolia)

SEMINAR CHUYÊN NGÀNH

Thành Phố Hồ Chí Minh – 1/2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Khoa Hóa Học-Chuyên Ngành Hóa Dược

Kim Minh Dương

TÌM HIỂU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC
CỦA DÂY THẦN THÔNG (Tinospora cordifolia)

SEMINAR CHUYÊN NGÀNH

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai

Thành Phố Hồ Chí Minh – 1/2022

PAGE \* MERGEFORMAT 2
MỤC LỤC

MỤC LỤC________________________________________________________i

DANH MỤC VIẾT TẮT_____________________________________________i

LỜI MỞ ĐẦU____________________________________________________iv

1. Đặc điểm thực vật của dây Thần thông______________________________1


1.1. Thực vật học_____________________________________________1
1.2. Đặc điểm hình thái________________________________________2
1.3. Phân bố_________________________________________________2
1.4. Công dụng dân gian_______________________________________3
2. Thành phần hóa học của dây Thần thông____________________________4
3. Hoạt tính sinh học của dây Thần thông_____________________________11
3.1. Hoạt tính chống oxi hóa_____________________________________11
3.2. Hoạt tính kháng khuẩn______________________________________12
3.3. Tác dụng chống đái tháo đường_______________________________13
3.4. Tác dụng bảo vệ gan________________________________________14
3.5. Khả năng chống ung thư_____________________________________15
4. Kết luận_____________________________________________________20

TÀI LIỆU THAM KHẢO___________________________________________21

PAGE \* MERGEFORMAT 2
DANH MỤC VIẾT TẮT
5-FU Fluorouracil
A549 Dòng tế bào ung thư phổi
AFTC Chiết suất chloroform giàu alkaloid isoquinoline
BHIA Môi trường brain heart infusion agar
CFDG Clerodane furano diterpene glycoside
CHOK-1 Dòng tế bào ung thư buồng trứng
COS-7 Dòng tế bào ung thư biểu mô thận
DAPI 4′,6-Diamidino-2-phenylindole
DCM Dichloromethane
DMBA 7,12-Dimethylbenz(a)anthracene
DMSO Dimethyl sulfoxide
DNA Deoxyribonucleic acid
DPPH 2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl
EAT Khối u cổ trướng
GSH Glutathione
HCT-116 Dòng ung thư ruột kết
HDL Lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao
HeLa Dòng tế bào ung thư cổ tử cung
HPTLC Sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao
HT-29 Dòng tế bào ung thư đại trực tràng
IC50 Nồng độ ức chế tối đa 50% hoạt tính
IMR- 32 Dòng ung thư u nguyên bào thần kinh
KB Dòng tế bào con của tế bào HeLa
KPL4 Dòng tế bào ung thư vú
LDL Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp
LPO Lipid peroxide
MCF-7 Dòng tế bào ung thư vú
MDA-MB-231 Dòng tế bào ung thư vú
MPP Điện thế màng ti thể (ΔΨm)
MS Khối phổ hay Phổ khối lượng
MTT Phương pháp methyl thiazolyl titrazalium
NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
PC-3 Dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt
PS Phosphatidylserine
RINm5F Dòng tế bào ung thư tuyến tụy
ROS Reactive Oxygen Species
SF-295 Dòng tế bào u nguyên bào thần kinh đệm
SiHa Dòng tế bào ung thư cổ tử cung
SKOV3 Dòng tế bào ung thư buồng trứng
SOD Superoxide dismutase
TCAE Cao nước của dây Thần thông

PAGE \* MERGEFORMAT 2
TCCP Bis(2-ethyl hexyl) 1H-pyrrole-3,4-dicarboxylate
U87MG Dòng tế bào u nguyên bào thần kinh đệm
Vero Dòng tế bào biểu mô thận bình thường

LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, việc nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh
học đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ sử dụng những phương pháp nghiên
cứu hiện đại như các phương pháp sắc ký điện di, sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp, phối
phổ, quang phổ tử ngoại, hồng ngoại, cộng hưởng từ hạt nhân, điện tử để có thể tách
chiết được các hợp chất từ nguyên liệu sinh vật, xác định cấu trúc hóa học các hợp
chất đó và thử tác dụng sinh học của chúng một cách nhanh chóng.

Những vấn đề này đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển do môi trường
sống, vệ sinh an toàn thực phẩm và các điều kiện về y tế chưa được thực hiện tốt.
Thiên nhiên không chỉ là nguồn nguyên liệu cung cấp các hoạt chất quý hiểm để tạo ra
các biệt dược mà còn cung cấp các chất dẫn đường để tổng hợp các loại thuốc mới.
Cũng từ những tiền chất được phân lập từ thiên nhiên, các nhà khoa học đã chuyển hóa
thành những hoạt chất có khả năng trị bệnh rất cao

Với việc phát hiện ra nhiều chất có hoạt tính sinh học có giá trị từ thiên nhiên,
các nhà khoa học đã có những đóng góp đáng kể trong việc tạo ra các loại thuốc điều
trị những bệnh nhiệt đới và bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là những bệnh lây nhiễm gây
nên bởi vi khuẩn, vi rút, nấm... để kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống
của con người. Nên việc nghiên cứu các thành phần hóa học của các loài động, thực
vật, đặc biệt là các loài động, thực vật có các hoạt tính sinh học cao và có khả năng
ứng dụng trong sản xuất dược liệu và thực phẩm chức năng đang được các nhà khoa
học quan tâm. Với nhu cầu đó tôi xin đề xuất dây Thần thông một loài thực vật chưa
được nghiên cứu sâu ở Việt Nam.

Dây Thần thông (Tinospora cordifolia (Willd.) Miers) được coi là một loại thảo
dược thiết yếu của hệ thống y học Ấn Độ được sử dụng nhiều trong dân gian để điều
trị sốt, vấn đề tiết niệu, kiết lỵ, bệnh ngoài da, bệnh phong, bệnh tiểu đường, bảo vệ
gan, chống viêm, chống dị ứng, ung thư và nhiều bệnh khác. Ngoài ra nó còn được
biết đến với tác dụng kéo dài tuổi thọ và tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại các
bệnh tật khác nhau. Các tài liệu nghiên cứu về dây thần thông ở Việt Nam còn khiêm
PAGE \* MERGEFORMAT 2
tốn và việc sử dụng cây này làm thuốc chỉ là kinh nghiệm dân gian lưu truyền. Tài liệu
từ các công trình nghiên cứu nước ngoài có thể nói là vô cùng phong phú và đa dạng
vì công năng cũng như dược lực của dây Thần thông rất hữu ích. Vì vậy, ta cần có
nhiều công trình nghiên cứu về dây Thần thông ở Việt Nam để phát triển cũng như bảo
tồn cây thuốc quý này.

Mục tiêu đề tài là tìm hiểu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của dây
Thần thông. Trong quá trình nghiên cứu và soạn thảo ắt hẳn không tránh khỏi những
sai sót, mong quý thầy cô đọc thông cảm và góp ý.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
1. Đặc điểm thực vật của dây Thần thông
1.1. Thực vật học
Dây Thần thông (Tinospora cordifolia (Willd.) Miers) hay còn gọi là Rễ gió
thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Tên khoa học: Tinospora cordifolia (Willd.) Miers được (Willd.) Miers miêu tả
khoa học đầu tiên năm 1851 [1].
Tên khoa học chính: Tinospora cordifolia (Willd) Miers được sử dụng nhiều
trong các bài báo khoa học và là tên khoa học chính của dây Thần thông.
Phân loại khoa học của dây Thần thông [2]:
Bảng 1: Vị trí phân loại sinh học của dây Thần thông.

Giới Thực vật (Plantae)

Ngành Thực vật có mạch (Tracheophyta)

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)

Bộ Mao lương (Ranunculales)

Họ Tiết dê (Menispermaceae)

Chi Tinospora

Loài Tinospora cordifolia

Tên đồng danh [1] Chasmanthera cordifolia (DC.) Baill.


Cocculus convolvulaceus DC.
Cocculus cordifolius (Willd.) DC.
Cocculus verrucosus Wall.
Menispermum cordifolium Willd.
Tinospora convolvulacea Miers.
Tinospora fosbergii B.C. Kundu.
Tinospora verrucosa (Fleming) W. Theobald.

Tên thông thường Dây Thần thông (Việt Nam), Giloy (Hindi), Indian
Tinospora (Anh), Guduchi (Sanskrit)...

Tên gọi khác Rễ gió.

Theo nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ ở Việt Nam có 6 loài thuộc chi Tinospora:
-Tinospora sinensis-dây Đau xương, Vàng giang, Khoan cân.
-Tinospora cordifolia-dây Thần thông, Rễ gió.
PAGE \* MERGEFORMAT 2
-Tinospora crispa-dây Xanh, Kí ninh.
-Tinospora beanzigeri.
-Tinospora glabra-Kim ngưu, Củ gió.
-Tinospora sagitta-Kim chư, Thạch cô.
1.2. Đặc điểm hình thái
Dây leo gần như là cây thân thảo, có thân xốp, có khía, ít sần sùi (không có mụn
nhiều như dây cóc). Lá có cuống, có màng và giống hình trái tim, hình trái xoan- tim,
gần hình mắt chim với một mũi nhọn rất nhẵn, dài 8 cm, rộng 7 cm, gân sơ cấp 5-7,
gân giữa với một lưới hình đa giác, cuống mảnh, nhẵn, ngắn hơn phiến. Hoa từng
nhóm 3-4 cái xếp thành 1-2 chùm ở nách lá. Hoa có màu vàng nhỏ, màu vàng hoặc
xanh. Quả đỏ, hình trứng, chứa một hạt dẹp [3].

Lá dây Thần thông Hoa dây Thần thông

Quả dây Thần thông Thân dây Thần thông

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Hình 1: Các bộ phận của dây Thần thông.

1.3. Phân bố
Ở Ấn Độ, dây Thần thông phân bố rộng rãi ở Himalaya đến phía nam bán đảo Ấn
Độ, ở Bihar, Tây Bengal, Kerala, Karnataka, Kumaon và Assam. Dây Thần thông
được tìm thấy ở độ cao 500 m trong khoảng nhiệt độ từ 25 đến 45 °C, được tìm thấy
trong đất chua đến kiềm và cần độ ẩm đất vừa phải [4]. Ngoài ra dây Thần thông còn
là loài bản địa ở các khu vực của Myanmar, Sri Lanka, Trung Quốc, Thái Lan,
Philippines, Indonesia, Malaysia, Borneo, Bangladesh, Bắc Phi và Nam Phi [5].
Ở Việt Nam, chủ yếu mọc hoang trên rừng núi có khi thấy trên đất mùn núi đá
hoặc có thể được trồng để làm thuốc, phân bố ở các tỉnh Ninh Bình, An Giang (Châu
Đốc), Cần Thơ, Hậu Giang. Dây Thần thông phát triển trên tất cả các loại đất khác
nhau nhưng ngoài ra nó còn thích đất thịt pha cát có hàm lượng chất hữu cơ tốt [3].
1.4. Công dụng dân gian
Thân dây Thần thông là một trong những thành phần của một số chế phẩm
Ayurveda được sử dụng trong điều trị suy nhược nói chung, chứng khó tiêu, sốt và các
bệnh tiết niệu. Thân cây có vị đắng, tính bình, lợi tiểu, kích thích tiết mật, gây táo bón,
làm dịu cơn khát, nóng rát, nôn mửa, bổ máu, chữa vàng da. cao chiết thân cây của dây
Thần thông rất hữu ích trong các bệnh ngoài da. Rễ và thân của dây Thần thông được
kê đơn kết hợp với các loại thuốc khác như một loại thuốc giải độc cho rắn cắn và bọ
cạp đốt. Vỏ khô có đặc tính chống co thắt, hạ sốt, chống dị ứng, chống viêm và chống
phong [5].
1.4.1. Bài thuốc dân gian
Điều trị đái tháo đường: Dùng 40 g dâу Thần thông mang đi nấu ᴠới 1,5 L nước
dùng hằng ngàу. Khi nước ѕắc cạn còn 400 mL thì ngưng ѕắc, để nguội ᴠà chia nhỏ ra
dùng trong ngàу.
Chữa bệnh đau nhức хương khớp: Giã nát ᴠỏ dây Thần thông, ѕau đó trộn chung
ᴠới dầu dừa. Dùng hỗn hợp хoa bóp ᴠị trí đau nhức.
Điều trị ᴠiêm loét dạ dàу: Dùng khoảng 50 g dây Thần thông khô ѕắc ᴠới 1 L
nước trong khoảng 30 phút. Sau khi ѕắc хong để nước ѕắc nguội rồi chia nhỏ thành 3
phần ѕử dụng trong ngàу [6].

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Bộ tộc Baiga sống trong các khu vực Naugarh và Chakia Block của quận
Varanasi, Uttar Pradesh, Ấn Độ tạo ra bột nhão của dây Thần thông và rễ của cây cà
dại quả đỏ, thuốc được bào chế sử dụng để điều trị sốt trong ba ngày.
Bộ tộc ở vùng Khedbrahma bắc Gujarat, Ấn Độ sử dụng loại cây này trong cuộc
sống hàng ngày của họ làm thực phẩm hoặc thuốc men. Họ sử dụng vỏ, rễ và thân bột
của dây Thần thông với sữa để điều trị ung thư, thuốc sắc của rễ được sử dụng để
chữa bệnh kiết lỵ và tiêu chảy và thuốc sắc của thân cây được dùng trong điều trị sốt
định kỳ.
Trong khu rừng Dahanu của Maharashtra các chủng tộc, bộ lạc Agaris, Bhils,
Dhodias, Dublas, Khakaris, Rimoshis, Thakurs, Vardaris, Vagharis và Varlis, Ấn Độ
dùng nước sắc thân dây Thần thông (khoảng 3-4 g) vào buổi sáng khi bụng đói như
một loại thuốc bổ trong trường hợp suy nhược nói chung [5].
1.4.2. Bài thuốc y học cổ truyền.
Bài thuốc trị đau đầu hoặc tức ngực: 12 g dây Thần thông, 10 g ѕài hồ, 16 g
thường ѕơn, 12 g muồng trâu, 8 g thảo quả, 6 g trần bì, 8 g bán hạ chế ᴠà 8 g bá bệnh.
Cho ᴠào nồi ᴠà ѕắc chung ᴠới 1000 mL nước. Khi nước ѕắc cạn còn 300 mL thì ngưng
không ѕắc nữa. Chia nhỏ lượng nước ѕắc trên thành 2 lần uống trong ngàу.
Bài thuốc trị sỏi thận: 100 g dâу Thần thông, 100 g nhục đậu khấu ᴠà 100 g cỏ
nhọ nồi. Mang tất cả 3 ᴠị thuốc trên đi tán trong nước thành dạng bột nhão rồi uống
hằng ngàу.
Bài thuốc trị sốt rét: 15 g dâу Thần thông, 10 g củ ấu ᴠà 10 g gừng khô. Cho tất
cả các dược liệu trên ᴠào nồi ᴠà ѕắc chung ᴠới 1,5 L nước. Khi lượng nước ѕắc trong
nồi cạn còn 2 bát thì ngưng ѕắc ᴠà dùng hết trong ngàу [6].

2. Thành phần hóa học của dây Thần thông


Các thành phần hóa học chính trong dây thần thông thuộc các lớp như alkaloid,
glycoside, diterpenoid, steroid, sesquiterpenoid, aliphatic và các hợp chất polyphenol.
Năm 1994, Gangan và cộng sự đã phân lập được ba norditerpene furan glycoside
mới: cordifoliside A (1), B (2) và C (3) từ cao n-butanol của thân dây Thần thông [7].

PAGE \* MERGEFORMAT 2
1 2 3
Năm 1995, Versha Wazir và cộng sự đã phân lập được 5 hợp chất: cordioside
(4), tinosporaside (5), syringin (6), columbin (7) và cordifoliside C (3) từ cao chiết
ethanol của thân dây Thần thông. Trong đó, hợp chất (4) là một hợp chất được phân
lập lần đầu tiên trong tự nhiên [8].

4 5

6 7
Năm 1998, Maurya và cộng sự đã phân lập được 4 hợp chất: tinocordifolin (8),
tinocordifolioside (9), N-trans-feruloyltyramine (10) và acid 4-hydroxy-3-methoxy
benzoic (11) từ cao ethyl acetate của thân dây Thần thông. Trong đó, hợp chất (8)
được được phân lập lần đầu tiên [9].
PAGE \* MERGEFORMAT 2
8 9

10 11
Năm 2004, Maurya và cộng sự đã phân lập 4 clerodane furano diterpene
glucoside mới: amritoside A (12), B (13), C (14) và D (15) được phân lập dưới dạng
acetate từ cao chiết EtOH của thân dây Thần thông [10].

12 13

14 15
PAGE \* MERGEFORMAT 2
Năm 2010, nhóm của Nguyễn Tiến Đạt và cộng sự đã phân lập 4 hợp chất:
sinapyl-4-O-β-D-glucopyranoside (16), sinapyl-4-O-β-D-apiofuranosyl-(1→6)-O-β-D-
glucopyranoside (17), secoisolariciresinol-9'-O-β-D-glucopyraniside (18), pinoresinol
diglucoside (19) trong dịch chiết methanol từ mẫu thân dây Thần thông được thu hái
tại Bạch Mã. Trong đó, hợp chất (17) lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên, các hợp
chất (16), (18), (19) lần đầu tiên được tìm thấy từ dây Thần thông [11].

16 18

17 19
Ngoài ra nhóm của ông cũng đã phân lập ra 3 hợp chất clerodane diterpene từ
cao chiết methanol: 6β-O-β-D-glucopyranosyl-15,16-epoxy-2α-hydroxy-3,7,13(16),14-
clerodantetraene-17,12-olid-18-oic acid methyl ester (20), borapetoside F (21) và
borapetoside B (22). Hợp chất (20) lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên, hợp chất
(21) một hợp chất cũng đã được biết đến từ cây Tinospora tuberculata, hợp chất (22)
là một hợp chất clerodane ditecpene cũng được biết đến trước đó từ cây Tinospora
tuberculata và Tinospora rumphii [12].

PAGE \* MERGEFORMAT 2
20 21

22
Năm 2010, Faheem Ahmad và cộng sự đã phân lập được 4 hợp chất mới từ cao
ethanol vỏ thân của dây Thần thông được đặt tên là tinosporafuranol (23),
tinosporafurandiol (24), tinosporaclerodanol (25), tinosporaclerodanoid (26), cùng với
β -sitosterol (27) [13].

23 24

PAGE \* MERGEFORMAT 2
25 26

27
Năm 2015, Bala và cộng sự đã phân lập và mô tả cấu trúc của 8 hợp chất từ cao
chiết ethanol:nước (80:20) thân dây Thần thông bởi kĩ thuật HPTLC và xác định cấu
trúc bằng NMR và MS, bao gồm: N-formylannonain (28), magnoflorine (29),
jatrorrhizine (30), palmatine (31), 11-hydroxymustakone (32), cordifolioside A (33),
tinocordiside (34) và yangambin (35) [14].

28 29 30

31 32 34

PAGE \* MERGEFORMAT 2
33 35
Năm 2017, Shahnaz Sultana và cộng sự đã phân lập và xác định được các hợp
chất như cetyl alcohol (36), cùng với các hợp chất mới được tìm ra như trans-
cinnamoyl-2-n-pentanyl-6,7-dimethoxynaphthyl amide (37) trans-cinnamoyl-2-n-
hexanyl-7-methoxynaphthyl amide (38), trans-cinnamoyl-2-n-octanyl-7-
methoxynaphthyl amide (39), β-D-arabinosyl-O-geranilan-10′-oate (40), 4,5,7-
trimethoxy-2-naphthol-2-O-α-L-arabinofuranosyl-(2′→1′′)-O-α-L-arabinopyranosyl-2′
′-O-pentane (41), 5,7-dimethoxy-2-naphthol-2-O-α-L-arabinopyranosyl-(2′→1′′)-α-
arabinopyranosyl-2′′-O-decane (42) và acid 5-hydroxy-4'-methoxy-7-flavanoxy-
(7→7'')-β-O-labdan-1-en-3''α,19''-olide-18''-oic (tinolabdenyl flavanone) (43) từ cao
methanol của thân dây Thần thông [15].

36

40 41
PAGE \* MERGEFORMAT 2
42 43

Năm 2017, Rashmi và cộng sự đã phân lập được hợp chất bis(2-ethyl hexyl) 1H-
pyrrole-3,4-dicarboxylate (TCCP) (44) một dẫn xuất pyrrole từ cao n-butanol lá dây
Thần thông. Hợp chất này có hoạt tính sinh học cao và được đem thử nghiệm ức chế tế
bào ung thư được trình bày phía sau [16].

44
Năm 2018, Sharma và cộng sự đã phân lập được một clerodane furano diterpene
glycoside (TC-2) (46) mới cùng với năm hợp chất đã biết cordifolioside A (TC-1)
(45), β-sitosterol (TC-3) (27), 2β,3β:15,16-diepoxy-4α,6β-dihydroxy-13(16),14-
clerodadiene-17,12:18,1-diolide (TC-4) (47), ecdysterone (TC-5) (48) và tinosporaside
(TC-6) (5) từ cao ethyl acetate:nước (1:1) từ thân tươi của dây Thần thông. Các hợp
chất này sau đó được dùng thử hoạt tính chống ung thư được trình bày ở phần sau [17].

45 46

PAGE \* MERGEFORMAT 2
48

3. Hoạt tính sinh học của dây Thần thông


3.1. Hoạt tính chống oxi hóa
Năm 2014, Neha Upadhyay và cộng sự đã thử nghiệm hoạt tính chống oxi hóa
trong cao ethanol và methanol bằng mô hình ức chế gốc tự do DPPH của vỏ dây Thần
thông. Kết quả cho thấy cao ethanol có khả năng ức chế gốc tự do hiệu quả hơn cao
methanol, cao ethanol cho thấy hoạt động chống oxi hóa cao nhất (71,49 %) ở nồng độ
10 mg/mL và thấp nhất (44,04 %) ở mức 1 mg/mL cao methanol cho thấy hoạt tính
tương đối thấp hơn cao nhất (62,14 %) ở 10 mg/mL và thấp nhất (21,81 %) ở 1 mg/mL
so với trong cao ethanol với chất đối chứng dương là acid ascorbic. Nghiên cứu cũng
đã xác định hàm lượng polyphenol trong cao ethanol là 84,62 ± 0,12 mg axit tannic/g
cao chiết và trong cao methanol là 73,46 ± 0,31 mg acid tannic/g cao chiết. Có thể thấy
là nồng độ polyphenol trong cao chiết vỏ dây Thần thông bằng ethanol cao hơn khi so
sánh với cao chiết vỏ cây bằng methanol. Thử nghiệm này đã chứng minh rằng có mối
quan hệ giữa polyphenol và hoạt động chống oxy hóa. Nồng độ polyphenol làm tăng
hoạt tính chống oxy hóa của cây thử nghiệm [18].
Năm 2014, Dattatraya Naik và cộng sự đã xác định thành phần hóa học và đánh
giá hoạt tính chống oxi hóa của tinh dầu được phân lập từ lá của dây Thần thông bằng
thử nghiệm ức chế gốc tự do DPPH. Giá trị IC50 của tinh dầu lá dây thần thông là 25 ±
0,3 mg/mL cao hơn so với chất đối chứng butylated hydroxy toluene 20 ± 0,1 mg/mL
và khả năng ức chế gốc tự do DPPH của hydroquinone có giá trị IC50 là 1,45 ± 0,2
mg/mL. Tinh dầu lá dây Thần thông chứa 16,5 % hydroquinone từ giá trị IC 50 của
hydroquinone ta thấy khả năng chống oxi hóa của tinh dầu có liên quan đến
hydroquinone [19].
3.2. Hoạt tính kháng khuẩn
Năm 2018, Agarwal1 và cộng sự đã nghiên cứu in vitro cao chiết của dây Thần
thông thu được từ việc sử dụng 100 % ethanol bằng cách ngâm dầm. Nghiên cứu được

PAGE \* MERGEFORMAT 2
thực hiện bằng các chuẩn bị các nồng độ khác nhau và thử nghiệm chống lại vi khuẩn
Streptococcus mutans trong môi trường BHIA. Các đĩa được ủ trong điều kiện hiếu khí
ở 37 °C trong 48 giờ và vùng ức chế được đo bằng thước cặp Vernier, 0,2 %
chlorhexidine và dimethylformamide lần lượt được sử dụng làm đối chứng dương và
đối chứng âm. Kết quả cho thấy hoạt tính kháng khuẩn cao nhất của cao chiết dây
Thần thông được quan sát với thể tích 40 μL ở nồng độ 2 % với vùng ức chế là 19 mm.
Thể tích 30 μL 0,2 % chlorhexidine cho thấy vùng ức chế là 28 mm và không quan sát
thấy vùng ức chế nào với dimethylformamide [20].
Năm 2019, cao chiết TCAE (cao nước của thân dây Thần thông) đã được thử
nghiệm về hoạt tính kháng nấm in vivo đối với chủng Aspergillus fumigatus. Khan và
cộng sự đã đánh giá hoạt động in vivo ở các liều khác nhau (10, 25 và 50 mg/kg) của
TCAE được sử dụng bằng đường uống ở chuột nhiễm A. fumigatus trong bảy ngày.
Hiệu quả của cao chiết xác định dựa trên tỷ lệ sống sót cơ bản và đánh giá trọng tải
nấm trong thận của những con chuột được điều trị. Tất cả những con chuột bị nhiễm A.
fumigatus trong nhóm không được điều trị đều chết vào ngày thứ 10. Những con chuột
bị nhiễm A. fumigatus trong nhóm được điều trị bằng TCAE 25 và 50 mg/kg cho thấy
tỷ lệ sống sót tương ứng là 30 % và 40 %, được quan sát vào ngày thứ 40 sau điều trị,
lượng nấm cũng được phát hiện là thấp nhất trong thận của những con chuột được điều
trị bằng TCAE ở liều 50 mg/kg. Kết quả cho thấy rằng điều trị trước với TCAE (10
mg/kg) sau đó là điều trị sau nhiễm trùng với 10, 25 và 50 mg/kg TCAE trong 7 ngày
dẫn đến tỷ lệ sống sót là 40 %, 50 % và 70 % tương ứng so với amphotericin B (10
mg/mL) là 100 % và nước muối lần lượt được coi là đối chứng dương và âm [21].
3.3. Tác dụng chống đái tháo đường
Năm 2009, Chougale và cộng sự đã thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme α -
glucosidase của cao chiết ethyl acetate, dichloromethane (DCM), chloroform và n-
hexane từ thân dây Thần thông. Kết quả cho thấy cao chiết DCM ức chế hiệu quả cao
nhất cho thấy sự ức chế 100 % enzyme α -glucosidase cao ethyl acetate ức chế 84 %,
chloroform 81 %, n-hexane 60 %, trong khi enzyme amylase của nước bọt bị ức chế
75 % và ức chế enzyme amylase của tuyến tụy 83 %. Thử nghiệm cũng đã đánh giá
khả năng chống đái tháo đường in vivo khi cung cấp một lượng maltose là 2 mg/g cùng
với 0,3 mg/g trọng lượng cơ thể của cao chiết DCM, sự giảm đường huyết tăng vọt ở

PAGE \* MERGEFORMAT 2
động vật bình thường và động vật mắc bệnh tiểu đường lần lượt là 50 và 58 % so với
đối chứng acarbose là 100 % [22].
Năm 2011, Mayurkumar B. Patel và cộng sự đã phân lập và thử nghiệm hoạt tính
hạ đường huyết của AFTC (cao chiết chloroform giàu alkaloid isoquinoline) cùng với
3 hợp chất alkaloid phân lập được: magnoflorine (29), jatrorrhizine (30), palmatine
(31). Tác dụng của AFTC và các alkaloid đã phân lập đối với sự tiết insulin trong các
tế bào RINm5F khi không có và có mặt glucose (16,7 mM). Trong trường hợp không
có glucose, các tế bào được điều trị bằng AFTC cho thấy sự tăng tiết insulin đáng kể
chỉ sau nồng độ 40 μg/mL trong khi jatrorrhizine và magnoflorine cho thấy sự tăng tiết
insulin đáng kể sau 20 μg/mL. Với sự hiện diện của glucose 16,7 mM, jatrorrhizine và
magnoflorine làm tăng đáng kể sự tiết insulin theo liều lượng. Hoạt tính tiết insulin của
palmatine (5-80 μg/mL) và tolbutamide (10 μM) là đáng kể trong cả hai trường hợp
(glucose 0 mM và 16,7 mM). Đối với việc ức chế nồng độ glucose huyết thanh sau ăn
bằng AFTC và alkaloid sau khi nạp glucose ở chuột bình thường. AFTC (50, 100, và
200 mg/kg) và palmatine, jatrorrhizine và magnoflorine (10, 20 và 40 mg/kg) làm
giảm đáng kể lượng đường trong máu sau 1 giờ sau khi nạp glucose bằng đường uống.
Hiệu quả được tìm thấy kéo dài đến 2 giờ sau khi nạp glucose trong tất cả các nhóm
thử nghiệm cho thấy tác dụng hạ đường huyết mạnh của chúng [23].
3.4. Tác dụng bảo vệ gan
Năm 2015, Sharma đã nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan của cao chiết nước dây
Thần thông (TCAE). Nghiên cứu đã được thực hiện dựa trên hàm lượng vitamin trong
nước tiểu do uống nhiều rượu làm cạn kiệt các vitamin trong huyết tương do nhiễm
độc gan và giảm hấp thu ở ruột. Tuy nhiên, uống rượu vừa phải thường được cho là có
lợi sức khỏe. Do đó, tác động của việc uống rượu vừa phải và nhiều đối với gan và
ruột đã được nghiên cứu bằng cách xác định nồng độ vitamin trong nước tiểu. Trong
nghiên cứu, những người nghiện rượu vừa phải không mắc bệnh gan mãn tính và
những người tình nguyện khỏe mạnh ở độ tuổi trung bình 39 ± 2,2 đã được chọn và
chia thành ba nhóm. Sharma và cộng sự đã thử nghiệm tác động bảo vệ gan của cao
chiết nước dây Thần thông (TCAE) đối với gan và đường tiêu hóa bằng cách dựa vào
nồng độ vitamin trong nước tiểu.
Kết quả cho thấy trong các mẫu của người nghiện rượu, đã quan sát thấy sự gia
tăng đáng kể nồng độ γ-glutamyl transferase, aspartate transaminase, alanine

PAGE \* MERGEFORMAT 2
transaminase, triglyceride, cholesterol, HDL và LDL nhưng nồng độ của chúng đều
giảm sau khi uống TCAE.
Phân tích đa biến các chất chuyển hóa cho thấy 7-dehydrocholesterol, acid
torotic, pyridoxine, lipoamide và niacin tăng lên nhưng dùng TCAE đã làm giảm các
hợp chất trên. Ngược lại, sự bài tiết biotin, xanthine, vitamin D2 và acid 2-O-p-
coumaroyltartronic (CA một dấu hiệu bên trong của sự hấp thụ đường ruột) được quan
sát thấy là giảm trong các mẫu người nghiện rượu và dùng TCAE đã khôi phục lại
mức CA và biotin. Các hoạt động sinh học chuyển hóa vitamin, tức là homocysteine
và acid xanthurenic cũng được bình thường sau khi dùng TCAE.
Kết quả cho thấy, TCAE có khả năng chống lại oxy hóa, tái tạo gan, tăng khả
năng hấp thụ ở ruột và điều hòa chuyển hóa lipid. Do đó, nó có thể được sử dụng như
một chất độc lập hoặc như một chất bổ trợ với các liệu pháp khác điều trị các rối loạn
do rượu gây ra [24].
3.5. Khả năng chống ung thư
3.5.1. Nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 2011, ngoài việc phân lập một số hợp chất clerodane diterpene mới từ dây
thần thông, Nguyễn Tiến Đạt và cộng sự cũng đã khảo sát khả năng kháng ung thư của
dịch chiết methanol từ dây Thần thông. Kết quả là dịch chiết methanol từ dây Thần
thông có hoạt tính kháng một số dòng tế bào ung thư in vitro như tế bào ung thư cổ tử
cung Hela (IC50 = 3,78 ± 0,77 μg/mL), tế bào ung thư tuyến buồng trứng SKOV3 (IC 50
= 13,29 ± 0,37 μg/mL), tế bào ung thư vú KPL4 (IC 50 = 13,2 ± 0,59 μg/mL), tế bào
ung thư thận COS-7 (IC50 = 16,14 ± 1,05 μg/mL) [12].
3.5.2. Nghiên cứu trên thế giới
Năm 2013, Huma Ali và cộng sự đã tối ưu hóa điều kiện chiết alkaloid palmatine
(31) được phân lập từ cao methanol của dây Thần thông và nghiên cứu đặc tính chống
ung thư da của palmatine đối với DMBA (7,12-dimethylbenz(a)anthracene) tác nhân
gây ung thư da ở chuột bạch tạng Thụy Sĩ. Sử dụng palmatine (31) làm giảm đáng kể
kích thước, số lượng và hoạt tính của enzyme huyết thanh khi so sánh với đối chứng
không sử dụng palmatine. Ngoài ra điều trị bằng palmatine kích thích tăng đáng kể
enzyme chống oxy hóa như GSH, SOD, catalase, sự gia tăng hoạt động của enzyme
này làm giảm hiệu quả việc tạo ra ROS và LPO trên da và do đó có thể làm giảm tỷ lệ
xuất hiện các nốt sần trên da trên các khu vực được điều trị và quá trình peroxy hóa

PAGE \* MERGEFORMAT 2
lipid bị ức chế do đó cho thấy vai trò của dây Thần thông trong quá trình giải độc tố.
Cả hoạt động của enzyme và phân tích mô đều cho thấy rằng các chất gây ung thư
trong môi trường gây ra quá trình sinh ung thư da có thể bị ức chế bằng cách uống
palmatine trong chế độ ăn uống hàng ngày để chống lại ung thư da. Những tổn thương
DNA do DMBA và dầu croton gây ra cũng giảm đáng kể khi dùng palmatine. Các kết
quả từ nghiên cứu này chỉ ra rằng các mẫu palmatine khác nhau có thể ức chế sự phát
triển của các khối u [25].

Hình 2: Giảm khối u do DMBA gây ra ở chuột bạch tang Thụy Sĩ. (a) Nhóm 2 (nước +
DMBA + dầu croton), (b) nhóm 4 (palmatine + 100 mg/kg + DMBA + dầu croton), (c)
nhóm 5 (palmatine 200 mg/kg + DMBA + dầu croton.
Năm 2015, sau khi xác định cấu trúc của 8 hợp chất Bala và cộng sự đã tiến hành
thử hoạt tính khác ung thư của các cao chiết/phân đoạn (cao tổng ethanol:nước
(80:20), phân đoạn n-hexane, ethyl acetate, n-butanol và nước và các hợp chất tinh
khiết trên các tế bào SiHa, KB, HT-29, CHOK-1. Trong số các cao tổng/phân đoạn,
phân đoạn ethyl acetate cho thấy khả năng ức chế tế bào cao nhất (75,67 ± 8 %) với tế
bào KB có giá trị IC50 là 52,7 μg/mL và cao tổng cho thấy độc tính tế bào cao nhất
(76,2 ± 1,2 %) chống lại các tế bào CHOK-1 với giá trị IC50 là 18,5 μg/mL (bảng 2).
Trong số tám hợp chất được xác định palmatine (31) cho thấy hoạt tính chống lại các
tế bào KB (87,2 ± 1,8 %) và tinocordiside (34) trên các tế bào CHOK-1 (57,0 ± 1,6 %)
PAGE \* MERGEFORMAT 2
với các giá trị IC50 lần lượt là 46,1 và 44,9 μM, với tế bào HT-29, palmatine (31) cho
thấy hoạt tính ức chế tế bào đáng kể (82,7 ± 4,3 %) với IC50 là 49,1 μg/mL,
tinocordiside (34) và yangambin (35) cũng ức chế đáng kể tế bào KB với IC 50 lần lượt
là 45,5 và 43,8 μM (bảng 3) [14].
Bảng 2: Giá trị IC50 của cao chiết dây Thần thông và các phân đoạn chống lại các tế bào ung thư
Dòng tế bào SiHa KB HT-29 CHOK-1
Cao tổng IC50 ( μg/mL) IC50 (μg/mL) IC50 ( μg/mL) IC50 ( μg/mL)
/phân đoạn
Ethanol : nước >100 44,3 >100 18,5
(80 : 20)
n-Hexane >100 48,2 >100 22,9
Ethyl acetate >100 52,7 >100 41,7
n-Butanol >100 49,1 >100 21,7
Nước >100 >100 >100 18,4
Bảng 3: Giá trị IC50 của các hợp chất trên các tế bào ung thư.
Dòng tế bào SiHa KB HT-29 CHOK-1
Hợp chất IC50 ( μM) IC50 ( μM) IC50 ( μM) IC50 ( μM)
N-formylannonain >100 >100 >100 >100
Magnoflorine >100 >100 >100 >100
Jatrorrhizine >100 >100 >100 >100
Palmatine >100 46,1 49,1 >100
11-Hydroxymustakone >100 >100 >100 >100
Cordifolioside >100 >100 >100 >100
Tinocordiside >100 45,5 >100 44,9
Yangambin >100 43,8 >100 >100
Năm 2015, Rumana Ahmad và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính ức chế ung thư
in vitro của cao methanol thân dây Thần thông chống lại ung thư vú MDA-MB-231 ở
người và đánh giá độc tính tế bào của cao methanol có chọn lọc đối với tế bào ung thư
bằng cách thử nghiệm hoạt tính của chúng trên dòng tế bào Vero. Kết quả là IC 50 của
cao chiết methanol đối với MDA-MB-231 được tìm thấy là 59 ± 4,05 μg/mL trong
0,25 % DMSO và 50 ± 2,05 μg/mL trong 0,5 % DMSO với chất đối chứng dương là
doxorubicin IC50 = 0,50 ± 0,03 µM sau 48 giờ. Nghiên cứu cũng cho thấy cao chiết
methanol của dây Thần thông có độc tính tế bào chống lại các tế bào ung thư vú mà ít
ảnh hưởng hơn đến tế bào Vero ở nồng độ gây độc tế bào đối với tế bào ung thư vú (50
µg/mL) với giá trị IC50 > 100 ± 4,0 μg/mL điều này cho thấy cao methanol của dây
Thần thông có tính chọn lọc đối với tế bào ung thư nên có triển vọng phát triển thành
các thuốc chữa trị ung thư trong tương lai [26].
Năm 2018, Sharma và cộng sự sau khi phân lập và xác định cấu trúc hợp chất.
Cao tổng ethyl acetate : nước (TCE), phân đoạn (TCFR-3) có hoạt tính sinh học cao
PAGE \* MERGEFORMAT 2
hơn các phân đoạn khác đã được sàng lọc hoạt tính trước đó và các hợp chất đã phân
lập được đem thử hoạt tính chống ung thư trên các dòng ung thư: HCT-116 (dòng ung
thư ruột kết), A549 (dòng ung thư biểu mô phổi), PC-3 (dòng ung thư tuyến tiền liệt)
(bảng 4). Kết quả cho thấy hợp chất TC-2 (46) có hoạt tính mạnh và được đem thử
hoạt tính cho các giai đoạn tiếp theo. Tiếp tục, TC-2 được dùng để đánh giá hoạt tính
ức chế các tế bào ung thư với IC 50 lần lượt là 8 µM cho HCT-116, 10,4 µM cho PC-3,
14,8 µM cho MDA-MB-435, 23 µM cho SF-295, 33 µM cho A549 và 40 µM cho
MCF-7 (bảng 4). Tiến hành kiểm tra TC-2 có ức chế tế bào ung thư bằng cách gây ra
quá trình apoptosis, Sharma đã phân tích trên tế bào HCT-116 để tìm thay đổi hình
thái của nhân bằng cách nhuộm nhân bằng DAPI, TC-2 gây ra sự ngưng tụ chất nhiễm
sắc và sự phân mảnh của một vài nhân điển hình của quá trình apoptosis. Nhuộm kép
Annexin V/PI cho thấy sự xuất hiện bên ngoài đáng kể của PS trong tế bào HCT-116
sau 24 giờ, sự mất MPP cũng tăng lên đáng kể ở TC-2 nồng độ khác nhau, TC-2 cũng
làm tăng ROS trong các tế bào HCT-116, con số của không bào tự thực được nhuộm
bởi MDC trong HCT-116 được xử lý TC-2 cao hơn nhiều so với các tế bào không
được thêm TC-2 [17].
Bảng 4. Hoạt tính ức chế ung thư in vitro của cao chiết, phân đoạn có hoạt tính sinh học và các hợp
chất phân lập ức chế các dòng tế bào ung thư.
Dòng tế bào HCT-116 A549 PC-3
Cao tổng/phân Nồng độ ( μ
đoạn/hợp chất g/mL) % ức chế tế bào
TCE 50 23 0 27
100 52 5 48
TCFR-3 50 62 2 72
100 94 9 97
TC-1 50 0 12 5
100 20 19 14
TC-2 50 94 77 71
100 97 78 78
TC-3 50 3 11 26
100 9 25 43
TC-4 50 7 13 11
100 24 16 20
TC-5 50 12 0 0
100 27 2 10
TC-6 50 0 0 3
100 0 0 17
5-Fluorouracil 20 μM 52 - -
Paclitaxel 1 μM - 76 -
Mitomycin 1 μM - - 66
Bảng 4. Khả năng ức chế tế bào in vitro của TC-2 trên sáu dòng tế bào ung thư ở người.
PAGE \* MERGEFORMAT 2
Tế bào A549 SF-295 PC-3 MDA- HCT-116 MCF-7
MB-435
Hợp chất Nồng độ
( μM) % ức chế tế bào

TC-2 1 0 0 0 23 0 0
10 16 41 51 42 57 0
30 45 49 62 69 88 20
50 73 92 78 86 99 74
IC50 33 23 10,4 14,8 8 40
Paclitaxel 1 77 <0,01 - - - -
Mitomycin-C 1 - - 63 - - -
5-FU 20 - - - - 52 -
Doxorubicin 1 - - - - - 65

Năm 2019, Sharma và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính chống ung thư não cao
chiết chloroform và n-hexane của dây thần thông trên dòng u nguyên bào thần kinh
đệm U87MG và u nguyên bào thần kinh IMR-32. Nghiên cứu cho thấy, IC 50 của Chl-
TCE và Hex-TCE đối với U87MG lần lượt là 25 μg/mL và 50 μg/mL và 32,5 μg/mL
và 35 μg/mL đối với IMR-32, số lượng tế bào giảm và hình thái khác biệt cao của tế
bào ở 10 μg/mL Chl-TCE và 15 μg/mL Hex-TCE trong cả hai dòng tế bào U87MG và
IMR-32. Ảnh tương phản pha và xét nghiệm MTT được hỗ trợ thêm bởi nhuộm DAPI
cho thấy số lượng tế bào giảm ở các nhóm được thêm Chl-TCE và Hex-TCE so với
nhóm đối chứng. Các nồng độ này sau đó được lựa chọn cho các nghiên cứu sâu hơn
trên cả hai dòng tế bào [27].

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Hình 3: Chl-TCE và Hex-TCE ức chế sự tăng sinh tế bào. (a) Ảnh tương phản pha của mẫu control và
thêm Chl-TCE và Hex-TCE vào tế bào U87MG và IMR-32 được chụp ở 10X. (b) Ảnh của các tế bào
điều khiển và xử lý U87MG và IMR-32 được nhuộm bằng DAPI nhuộm hạt nhân được chụp ở 60X.

Năm 2019, Rashmi và cộng sự đã phân lập được hợp chất bis(2-ethyl hexyl) 1H-
pyrrole-3,4-dicarboxylate (TCCP) (44) một dẫn xuất pyrrole từ lá của dây Thần thông
đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của TCCP gây ra quá trình apoptosis (tế bào chết
theo chu kì) trên tế bào ung thư vú MDA-MB-231 (dòng tế bào ung thư vú bộ ba âm
tính) bằng việc sinh ROS và gây ra quá trình apoptosis qua trung gian ti thể bằng cách
khôi phục hoạt động của p53. Các kết quả cho thấy TCCP ở 20 μM và 25 μM, sự phát
sinh ROS đã tăng lên 1,7 và 2,1 lần, làm tăng Ca 2+ nội bào gấp 1,5 và 2,1 lần, sự khử
cực màng ty thể ΔΨm giảm 0,7 và 0,4 lần, trong việc giảm MPTP 0,7 và 0,5 lần và
tăng quá trình peroxy hóa cardiolipin lần lượt là 0,09 và 0,27 lần khi so sánh với chất
đối chứng doxorubicin. Ngoài ra, ở 20 và 25 μM, TCCP kích hoạt sự gia tăng đáng kể
hoạt động của caspase-9 lần lượt là 1,5 và 2 lần, làm tăng đáng kể hoạt động của
caspase-3 lên 4,3 và 5,7 lần tương ứng so với doxorubicin. Hơn nữa, sự giải phóng
cytochrome c và hoạt hóa caspase-3 cũng được đánh giá, ở nồng độ 25 μM, TCCP
được phát hiện có hiệu quả cao trong việc giải phóng cytochrome c vào trong tế bào và
có sự gia tăng đáng kể ở dạng hoạt hóa của caspase-3 trong các tế bào được thêm
TCCP, sự phân mảnh DNA cũng tăng lên ở tế bào được điều trị TCCP. Để thay thế
cho mô hình khối u MDA-MB-231 thích hợp, Rashmi đã sử dụng mô hình ung thư
biểu mô ống tuyến: khối u cổ trướng (EAT) ở chuột vì đây là mô hình được sử dụng
thông thường là một loại ung thư tuyến vú chưa phân hóa, có tiềm năng cấy ghép cao,
không thoái triển, tăng sinh nhanh, tuổi thọ ngắn hơn, 100% ác tính và giống với các
khối u ở người như ung thư biểu mô vú. Những con chuột được điều trị bằng TCCP
cho thấy trọng lượng cơ thể giảm gần 50%, tăng quá trình apoptosis trên các tế bào
EAT mà không gây độc gan, thận cũng đồng nghĩa với khả năng sống sót cao hơn so
với nhóm đối chứng [16].

4. Kết luận
Các loại cao chiết từ nhiều bộ phận khác nhau của dây Thần thông và các hợp
chất của chúng thể hiện nhiều hoạt tính sinh học, bao gồm các hoạt động tính chống
oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, chống ung thư, hạ đường huyết và bảo vệ gan.
Dây Thần thông và các thành phần có hoạt tính sinh học có triển vọng làm thực phẩm
PAGE \* MERGEFORMAT 2
chức năng phòng và điều trị các loại bệnh. Trong những năm gần đây, với việc tối ưu
hóa các kỹ thuật và phương pháp chiết, nhiều hợp chất mới đã được phân lập từ dây
Thần thông. Do đó, cần đánh giá thêm các hoạt tính điều trị của các hợp chất có hoạt
tính sinh học này từ dây Thần thông và tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa để ứng
dụng nguồn dược liệu này trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe trong tương lai trong
tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Vattakaven T., George R., Balasubramanian D., Réjou-Méchain M., Muthusankar
G., Ramesh B., Prabhakar R., India Biodiversity Portal: An integrated, interactive and
participatory biodiversity informatics platform, Biodiversity Data Journal 4, 2016.

[2] Takhtajan A. L., Diversity and Classification of Flowering Plants, Columbia


University Press, 1997.

[3] Chi V. V., Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học, 1999.

[4] Gupta P., A review on therapeutic multipurpose medicinal use of Tinospora


cordifolia, International Journal of Trend in Scientific Research and Development,
3(5), 2115-2119, 2019.

[5] Satish Bhalerao A., Deepa Verma R., Vinod kumar Didwana S., Nikhil Teli C.,
Tinospora cordifolia (Thunb.) Miers (Guduchi) - An Overview, 5 ,001-012, 2015.

[6] https://caodangykhoatphcm.edu.vn/day-than-thong-tri-benh-gi/, 4/2022.

[7] Gangan V. D., Pradhan P., Sipahimalani A.T., Banerji A., Cordifolisides A, B, C:
norditerpene furan glycosides from Tinospora cordifolia, Phytochemistry, 37, 781-
786, 1994.

[8] Wazir V., Maurya R., Kapil R. S., Cordioside, a clerodane furano diterpene
glucoside from Tinospora cordifolia, Phytochemistry, 38(2), 447-449, 1995.

[9] Maurya R., Handa S. S., Tinocordifolin, a sesquiterpene from Tinospora


cordifolia, Phytochemistry, 49(5), 1343-1345, 1998.
PAGE \* MERGEFORMAT 2
[10] Maurya R., Manhas L. R., Gupta P., Mishra P. K., Singh G., Yadav P. P.,
Amritosides A, B, C and D: Clerodane furano diterpene glucosides from Tinospora
cordifolia, Phytochemistry, 65(14), 2051-2055, 2004.

[11] Đạt N. T., Kiệm P. V., Minh C. V., Hằng Đ. T., Cường N. X., Bản N. K., Quỳ N.
T., Hương H. T., Lợi N. V., Các hợp chất lignan từ cây dây thần thông Tinospra
cordifolia, Tạp chí Dược học, 42-46, 2010.

[12] Minh C. V., Kiệm P. V., Đạt N. T., Hằng Đ. T., Nam N. H., Cường N. X., Hương
H. T., Các hợp chất clerodane ditecpen từ cây dây thần thông Tinospora cordifolia,
Vietnam Journal of Chemistry, 49(1), 2011.

[13] Ahmad F., Ali M., Alam P., New phytoconstituents from the stem bark of
Tinospora cordifolia Miers, Natural product research, 24(10), 926-934, 2010.

[14] Bala M., Pratap K., Verma P., Singh B., Padwad Y., Validation of ethnomedicinal
potential of Tinospora cordifolia for anticancer and immunomodulatory activities and
quantification of bioactive molecules by HPTLC, Journal of Ethnopharmacology, 175,
131-137, 2015.

[15] Sultana S., Ali M., Jameel M., Phytochemical investigation and isolation of new
compounds from the stems of Tinospora cordifolia Miers, Trends in Phytochemical
Research, 1(2), 83-92, 2017.

[16] Rashmi K. C., Raj M. H., Paul M., Girish K. S., Salimath B. P., Aparna H. S. A
new pyrrole based small molecule from Tinospora cordifolia induces apoptosis in
MDA-MB-231 breast cancer cells via ROS mediated mitochondrial damage and
restoration of p53 activity, Chemico-biological interactions, 299, 120-130, 2019.

[17] Sharma N., Kumar A., Sharma P. R., Qayum A., Singh S. K., Dutt P.,
Vishwakarma R., A new clerodane furano diterpene glycoside from Tinospora
cordifolia triggers autophagy and apoptosis in HCT-116 colon cancer cells, Journal of
Ethnopharmacology, 211, 295-310, 2018.

[18] Upadhyay N., Ganie S. A., Agnihotri R. K., Sharma R., Free radical scavenging
activity of Tinospora cordifolia (Willd.) Miers, Journal of Pharmacognosy and
Phytochemistry, 3(2), 63-69, 2014.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
[19] Naik D., Dandge C., Rupanar S., Determination of chemical composition and
evaluation of antioxidant activity of essential oil from Tinospora cordifolia (Willd.)
leaf, Journal of Essential Oil Bearing Plants, 17(2), 228-236, 2014.

[20] Agarwal S., Ramamurthy P. H., Fernandes B., Rath A., Sidhu P., Assessment of
antimicrobial activity of different concentrations of Tinospora cordifolia against
Streptococcus mutans: An in vitro study, Dental research journal, 16(1), 24, 2019.

[21] Khan M. A., Tinospora cordifolia aqueous extract ameliorates the systemic
infection of aspergillus fumigatus in balb/c mice, Asian J Pharm Clin Res, 12, 525–
528, 2019.

[22] Chougale A. D., Ghadyale V. A., Panaskar S. N., Arvindekar A. U., Alpha
glucosidase inhibition by stem extract of Tinospora cordifolia, Journal of Enzyme
Inhibition and Medicinal Chemistry, 24(4), 998-1001, 2009.

[23] Patel M. B., Mishra S., Hypoglycemic activity of alkaloidal fraction of Tinospora
cordifolia, Phytomedicine, 18(12), 1045-1052, 2011.

[24] Sharma B., Dabur R., Protective effects of Tinospora cordifolia on hepatic and
gastrointestinal toxicity induced by chronic and moderate alcoholism, Alcohol and
Alcoholism, 51(1), 1-10, 2016.

[25] Ali H., Dixit S., Extraction optimization of Tinospora cordifolia and assessment
of the anticancer activity of its alkaloid palmatine, The Scientific World Journal, 2013.

[26] Ahmad R., Srivastava A. N., Khan M. A., Evaluation of in vitro anticancer
activity of stem of Tinospora cordifolia against human breast cancer and Vero cell
lines, J Med Plants Stud, 3(4), 33-37, 2015.

[27] Sharma A., Saggu S. K., Mishra R., Kaur G., Anti-brain cancer activity of
chloroform and hexane extracts of Tinospora cordifolia Miers: an in vitro perspective,
Annals of neurosciences, 26(1), 10-20, 2019.

PAGE \* MERGEFORMAT 2

You might also like