Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

VÕ PHAN NGỌC DUYÊN

PHÂN TÍCH THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN THOẠI VIỆT NAM

TIỂU LUẬN

NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

MÔN: KINH TẾ VI MÔ

MSSV: 030738220040

LỚP HỌC PHẦN: D11

GIẢNG VIÊN: LÊ KIÊN CƯỜNG


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sự thay đổi công nghệ kỹ thuật số đã góp phần chứng minh cho sự phát triển của
xã hội hiện tại với nhu cầu của mỗi người tiêu dùng trong việc tìm kiếm các thiết bị điện
tử để phục vụ mục đích khác nhau của những người tiêu dùng khác nhau. Giờ đây, mọi
cá nhân đều có thể dễ dàng sở hữu cho mình một thiết bị điện tử theo sở thích, điển hình
là một chiếc điện thoại di động thông minh đã trở thành một phần thiết yếu của con
người trong cuộc sống hiện đại. Dưới góc nhìn là một nhà nghiên cứu, tôi cảm thấy đây
là đề tài cần và đủ để chúng ta có thể khai thác một cách triệt để, để có thể hiểu sâu sắc
hơn về thị trường điện thoại Việt Nam cũng như là thị trường đó có đủ để đáp ứng nhu
cầu thị hiếu của người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại và tương lai sắp tới hay không? Và
nhà sản xuất đã có những chính sách thu hút khách hàng tiêu dùng như thế nào để tác
động hiệu quả đến thị hiếu của người tiêu dùng trong thời đại cạnh tranh ngày càng gay
gắt? Vì sao chúng ta có thể khẳng định rằng, điện thoại là một trong những sản phẩm
tiêu dùng có tỉ lệ nhu cầu cao ngất ngưỡng trong những năm gần đây. Minh chứng cho
thấy, Việt Nam là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất khu vực châu Á- Thái
Bình Dương, và ngày càng là thị trường tiêu dùng tiềm năng đang trong giai đoạn phát
triển ngày càng mạnh mẽ nhất. Và quan trọng hơn, khi nghiên cứu đề tài này, ta sẽ nhìn
nhận một cách bao quát hơn về sự chuyển mình của thời đại kỹ thuật số hóa, cho thấy
được sự biến đổi quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội hiện đại, thông minh, tiện
ích trong những năm qua.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1.2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Về mục tiêu nghiên cứu tổng quát mà tôi hướng đến trong quá trình tìm hiểu
chuyên sâu về đề tài này, đó chính là một cái nhìn bao quát nhất có thể về giai đoạn thay
đổi xu hướng thị hiếu của khách hàng tiêu dùng trong 10 năm qua. Đồng thời cũng có
thể nhìn rõ hơn về sự thay đổi cũng như là bước ngoặc phát triển của các nhãn hàng
điện thoại có tên tuổi trên thị trường trong giai đoạn nêu trên. Để có thể hướng tới mục
tiêu đã đề ra, tôi đã thu thập được những số liệu cụ thể và cần thiết nhất để minh chứng
cho những sự kiện đã xảy ra, và những sự kiện đó cũng góp phần là minh chứng cho sự
thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường tiêu thụ điện thoại ở Việt Nam.
Mặc dù không cần phải điều tra nghiên cứu chuyên sâu về đề tài này, chúng ta đứng trên
cương vị là những nhà tiêu dùng thông thái, chúng ta cũng có thể nhận ra được thị hiếu

1
của người tiêu dùng có thể được tác động bởi sự sáng tạo của các nhà sản xuất điện
thoại: về mẫu mã, về kích thước, về kiểu dáng, về giá cả,…

1.2.2. MỤC TIÊU CHI TIẾT

Về mục tiêu nghiên cứu chi tiết mà tôi hướng đến trong quá trình tìm hiểu chuyên
sâu về đề tài này, đó chính là một cái nhìn chi tiết nhất có thể về giai đoạn thay đổi xu
hướng thị hiếu của khách hàng tiêu dùng trong 10 năm qua. Trong đó, thị hiếu của
khách hàng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, có những yếu tố đã được đề cập như
trên và có những yếu tố khách quan khác như: sự theo đuổi theo xu hướng của giới trẻ,
nhu cầu và mục đích sử dụng của người tiêu dùng, các cước thuê bao sử dụng được
niêm yết trên thị trường,… Chung quy lại, đề tài nghiên cứu này sẽ làm rõ mực độ sử
dụng điện thoại của người tiêu dùng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng như là mục
đích của họ đối với sản phẩm này như thế nào. Qúa trình thay đổi xu hướng tiêu dùng
của các khách hàng có gì giống và khác nhau ở những năm gần đây và những năm điện
thoại di động chỉ mới được du nhập vào thị trường Việt Nam non trẻ.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: thị hiếu của khách hàng trên thị trường điện thoại
Việt Nam trong 10 năm gần đây 2012-2022, và trong tương lai gần.

Phạm vi nghiên cứu: thị trường tiêu thụ Việt Nam

1.4. PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN


CỨU

Việc nghiên cứu đề tài sẽ được dựa trên các số liệu thống kê của các trang báo có
uy tín, của các doanh nghiệp đã thống kê theo từng quý. Đồng thời, tôi sẽ thực hiện một
khảo sát nhỏ trong khả năng cho phép để cung cấp một số liệu trên thực tế của thị
trường tiêu dùng điện thoại. Bài khảo sát sẽ được thiết kế bao gồm những mục sau đây
và được thực hiện bởi hơn 100 cá nhân đang sử dụng điện thoại:

2
PHIẾU KHẢO SÁT

Họ và tên:………………………………………………………………………..

Năm sinh:………………………………………………………………………..

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………….

Đánh dấu x vào ô bạn cho là phù hợp nhất:

Câu 1: Bạn có đang hoặc đã từng sử dụng điện thoại không?

Có Không có

Câu 2: Bạn sử dụng điện thoại lúc bao nhiêu tuổi?

Dưới 10 tuổi Từ 15 tuổi đến 18 tuổi

Từ 10 tuổi đến 15 tuổi Trên 18 tuổi

Câu 3: Bạn đang sử dụng điện thoại di động của hãng điện thoại nào hoặc chiếc
điện thoại bạn sử dụng gần đây nhất thuộc hãng điện thoại nào?

Nokia Iphone

Samsung Vsmart

Oppo Khác:………..

Câu 4: Bạn có hài lòng với chiếc điện thoại mà bạn đang sở hữu hay không?

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường

Không hài lòng Rất không hài lòng

Câu 5: Bạn sử dụng điện thoại với mục đích là gì? (có thể chọn nhiều đáp án)

Liên lạc với người thân, gia đình, bạn bè Giải trí

Học tập, làm việc Theo dõi mạng xã hội

Chạy theo xu hướng Khác:……

3
Câu 6: Nếu có nhu cầu sử dụng một chiếc điện thoại mới, bạn sẽ mua chiếc điện
thoại với mức giá cả như thế nào?

Dưới 5 triệu Từ 5 triệu đến 10 triệu

Từ 10 triệu đến 20 triệu Trên 20 triệu

Cho điểm về quan điểm của bạn đối với các yếu tố tác động đến thị hiếu
của bạn trong việc mua một chiếc điện thoại ( cho điểm từ 0 đến 3: 0 là không
quan trọng; 1 là bình thường; 2 là quan trọng; 3 là rất quan trọng)

1. Các tính năng cơ bản và mới của một chiếc điện thoại: chơi game, nghe nhạc,
camera phân giải cao,…

2. Chất lượng của một chiếc điện thoại: màn hình bền, pin lâu,…

3. Gía cả phù hợp

4. Xu thế hiện tại của xã hội

5. Thương hiệu của chiếc điện thoại đó: Samsung, Iphone,…

6. Kiểu dáng của chiếc điện thoại đó: Nhỏ, to, mỏng, dày,…

7. Hệ điều hành: Ios, Androi,

4
1.5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ BÀI
1.5.1. Ý NGHĨA LÝ LUẬN

Nhận thấy sự cần thiết của đề tài này, tôi cho rằng đây sẽ là một cơ sở để khẳng
định vị thế của điện thoại di động thông minh hiện nay. Thông qua việc phân tích
chuyên sâu nội dung, ta dễ dàng nhận thấy những sự thay đổi trong nhận thức của con
người về sự cần thiết của kỹ thuật số trong xã hội hiện đại. Việc mở rộng nhu cầu sử
dụng chính là một chất xúc tác giúp cho nhà sản xuất có thể tiếp tục cho ra mắt nhiều
nhãn hàng điện thoại vừa chất lượng, vừa đáp ứng được nhu cầu mà người tiêu dùng
đặt ra. Việc sản xuất ra những sản phẩm phải vừa vặn với thị hiếu của người tiêu dùng
và xu hướng của thị trường tính đến thời điểm hiện tại, hoặc, nếu nhà sản xuất đó muốn
đạt được lợi nhuận cao, bắt buộc phải nắm bắt được tâm thế, xu hướng của khách hàng
trong tương lai, đó chính là sự thành công của một nhà sản xuất. Đồng thời, đây cũng là
cơ sở để chúng ta có thể đánh giá những yếu tố tác động đến thị hiếu của người tiêu
dùng, là những yếu tố chủ quan và khách quan như thế nào,…

1.5.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Đề tài này có một ý nghĩa thực tiễn khá đặc biệt như sau: chúng ta không thể
phủ nhận tốc độ phát triển tăng trưởng của thị trường Việt Nam trong lĩnh vực thiết bị
điện tử trong những năm gần đây, đặc biệt là điện thoại di động thông minh. Sự phát
triển của điện thoại là một minh chứng rõ rang nhất cho sự phát triển của nhân loại, là
ví dụ của một thời đại kỹ thuật số hóa, khi người người nhà nhà đều sở hữu cho mình
một chiếc điện thoại thông minh với nhiều tính năng tiện ích. Đây là một quá trình dài
được tạo nên từ nhiều thập niên về trước, khi chúng ta vẫn chưa thật sự biết gì nhiều về
kỹ thuật số hóa, nay đã là một công dân đang dần thích nghi về sự hiện đại của nó.
Chiếc điện thoại ngày càng được nâng cao với những tiện ích ngày càng làm cho khách
hàng phải bất ngờ và sẵn sang bỏ ra một số tiền không nhỏ để có thể sở hữu một sản
phẩm như thế. Điện thoại trở thành một vật dụng thiết yếu và không thể thiếu đối với
cá nhân của từng người, nó cũng góp phần giúp con người thay đổi được cách nhìn về
thế giới xung quanh, hiểu biết hơn, mở rộng hơn,… thích nghi và phát triển trong thời
đại kỹ thuật số hóa, đưa Việt Nam đến tầm mới cao hơn và hiện đại hơn. Một chiếc
điện thoại nếu được sử dụng đúng mục đích thực tiễn của nó, ta sẽ tạo nên được những
giá trị vô cùng quý giá cho bản thân mình. Và cũng là động lực cho các nhà sản xuất
điện thoại, để họ sáng tạo và phát triển những ý tưởng thành thực tiễn, áp dụng vào
cuộc sống thực tiễn, góp phần nâng cao cuộc sống đang mang tựa đề “kỹ thuật số hóa”.

5
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN
THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI VIỆT NAM
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thị hiếu người tiêu dùng được hiểu là cảm giác mong muốn tiếp cận cũng như sở
hữu một loại hàng hóa, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người, xuất phát điểm
đến từ việc thỏa mãn yêu cầu từ các giác quan, theo xu hướng ngày càng đề cao việc
tính thẩm mỹ, độ hoàn thiện cũng như tiện dụng của nó.

2.1.2. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN THOẠI


Điện thoại là thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin, thông dụng nhất là
truyền giọng nói - tức là "thoại" (nói), từ xa giữa hai hay nhiều người. Điện thoại biến
tiếng nói thành tín hiệu điện và truyền trong mạng điện thoại phức tạp thông qua kết
nối để đến người sử dụng khác.
2.1.3. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
Điện thoại thông minh hay smartphone là khái niệm để chỉ các loại thiết bị di
động kết hợp điện thoại di động các chức năng điện toán di động vào một thiết bị.
Chúng được phân biệt với điện thoại phổ thông bởi khả năng phần cứng mạnh hơn
và hệ điều hành di động mở rộng, tạo điều kiện cho phần mềm rộng hơn, internet (bao
gồm duyệt web qua băng thông rộng di động) và chức năng đa phương tiện (bao gồm
âm nhạc, video, máy ảnh và chơi game), cùng với các chức năng chính của điện thoại
như cuộc gọi thoại và nhắn tin văn bản.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI VIỆT NAM
2.2.1. NHÌN CHUNG VỀ CUỘC KHẢO SÁT
Đầu tiên, chúng ta sẽ đến với kết quả của cuộc khảo sát vừa qua, lấy số liệu thống
kê từ 100 cá nhân đang sử dụng điện thoại ở Việt Nam với các nghề nghiệp khác nhau
ở độ tuổi dao động từ 15 tuổi đến 65 tuổi.
Hầu hết, mọi cá nhân đều khẳng định rằng điện thoại là một đồ dùng thiết yếu
không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nhưng so với người tiêu dùng từ độ tuổi 60
trở lên lại không thấy quá phụ thuộc vào thiết bị này, chiếm 4% trong cuộc khảo sát.
Và cũng với độ tuổi này, khách hàng tiêu dùng cao tuổi lại không có nhu cầu quá cao
trong việc sử dụng điện thoại thông minh, mà chỉ cần chiếc điện thoại di động Nokia
1280 chỉ với chức năng nghe và gọi là đủ.

6
Tuy nhiên, qua số liệu thống kê từ cuộc khảo sát cho thấy, độ tuổi sử dụng điện
thoại đang ngày càng được trẻ hóa. Để lí giải hiện tượng đó, từ thực tiễn và số liệu, tôi
đã đặt ra giả thiết khá hợp lý như sau: Mặc dù để sở hữu riêng cho mình một chiếc điện
thoại ở độ tuổi quá nhỏ vẫn chiếm tỉ lệ thấp và dường như là không có, nhưng có tiếp
xúc ở mực độ thường xuyên thì vẫn tồn tại ở tỉ lệ cao. Bởi cha mẹ vì quá bận rộn với
công việc và cuộc sống thường ngày nên đã cho con mình “tự chơi” với chiếc điện
thoại, hoặc là dụ con ăn bằng điện thoại, dụ con ngoan bằng điện thoại,… Đa số người
tiêu dùng lần đầu tiên sử dụng điện thoại là từ 15 tuổi đến 18 tuổi, đây là độ tuổi khá
phổ biến, chiếm 78%, được phân bổ ở các nhãn hàng điện thoại với tỉ lệ khá tương đối
gần bằng nhau. Nếu có theo dõi thị trường điện thoại một cách liên tục, ta có thể dễ
dàng nhận thấy sự thống trị của nhãn hàng Samsung trong những năm gần đây. Nếu
Nokia là nhãn hàng điện thoại làm mưa làm gió ở thị trường Việt Nam vào thời điểm
10 năm trước thì Samsung đã vươn lên để trở thành kẻ thống trị ở thời điểm hiện tại.
Đa số các khách hàng tiêu dùng là các công nhân viên chức, lao động chân tay, học
sinh sinh viên khá là ưa chuộng nhãn hàng Samsung này, chiếm 47%. Bởi lẽ, những lí
giải dễ hiểu cho rằng, Samsung đa dạng về kiểu dáng cũng như là giá cả, phù hợp với
hầu hết người tiêu dùng, với mức thu nhập khác nhau. Kế tiếp bảng xếp hạng là Iphone,
chiếm 38%, những tín đồ của hệ điều hành IOS nhà táo, bởi có những tính năng khá
tiện lợi và đặc biệt mà những nhãn hàng khác chưa có được, Iphone còn là một trong
những xu hướng hiện hành của giới trẻ. Ví dụ điển hình là nhà táo đã vừa cho ra mắt
sản phẩm Iphone 14 với màu chủ đạo là tím, trở thành một hiện tưởng hot trên thị
trường tiêu thụ điện thoại ở Việt Nam cũng như là trên toàn thế giới. Những nhãn hàng
điện thoại khác vẫn trong tầm mắt thị hiếu của nhà tiêu dùng, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ
khá thắp so với hai nhà thống trị ở thời điểm hiện tại, nhưng con số đó chắc hẳn sẽ luôn
tăng trong quá trình hội nhập với kỹ thuật số hóa, bởi sự cởi mở của người tiêu dùng
trong quá trình tiếp nhận những dòng sản phẩm mới mẻ, nhưng sẽ luôn song song đồng
hành và gắn liền với chất lượng và giá cả.

60% người tiêu dùng hài lòng về chiếc điện thoại mà mình đang sử dụng, tỉ lệ
người tiêu dùng mong muốn có một chiếc điện thoại mới nhiều hơn 30% trong cuộc
khảo sát. Tuy nhiên, vì một vài lí do chủ quan và khách quan nên người tiêu dùng sử
dụng một chiếc điện thoại chưa thật sự ưng ý. Có thể là vì thu nhập chưa cao, mong
muốn có một chiếc điện thoại đang theo xu hướng, hoặc mong muốn chiếc điện thoại
của mình có thêm nhiều tính năng mới hơn,… Vì thế mà đa số khách hàng tiêu dùng
lựa chọn sử dụng chiếc điện thoại có giá cả phải chăng phù hợp với túi tiền, nhưng đi

7
đôi với chất lượng. 67% người tiêu dùng lựa chọn sở hữu một chiếc điện thoại với mức
giá trung bình từ 5 triệu đến 10 triệu, đây là một mức giá khá phổ biến, vì ở mức giá
này là mức bình ổn để có thể sở hữu một sản phẩm khá chất lượng và theo nhu cầu của
khách hàng tiêu dùng. Nhiều khách hàng tiêu dùng có mức thu nhập cao hơn, mong
muốn sở hữu một chiếc điện thoại theo xu hướng mới nhất đang có trên thị trường mà
không cần phải đắn đo về giá cả, chỉ quan tâm về chất lượng cũng như là ý thích của
bản thân.

Hầu hết những chiếc điện thoại thông minh trên thị trường đều có những tính
năng cơ bản là giống nhau: nghe nhạc, lướt web, theo dõi mạng xã hội, liên lạc với
người thân bạn bè,… Những yêu cầu cơ bản của khách hàng tiêu dùng đều có thể được
dễ dàng đáp ứng bới bất kỳ dòng sản phẩm nào có mặt trên thị trường. Theo cuộc khảo
sát thì có tới 80% khách hàng tiêu dùng sử dụng sản phẩm với mục đích là học tập, làm
việc, gọi điện cho người thân và bạn bè,… Hầu hết những khách hàng sở hữu điện
thoại đều có nhu cầu là giải trí sau những giờ làm việc và học tập mệt mỏi. Một số ít
khách hàng lại bị thu hút bởi tính thời thượng và xu hướng của dòng sản phẩm đó,
chiếm khoảng 7% trong cuộc khảo sát.

Đa số người tiêu dùng mong muốn một sản phẩm vừa có một giá cả phù hợp và
một chất lượng đủ “bền” để đồng hành với họ trong một khoảng thời gian đủ dài. Có
những khách hàng tiêu dùng không có nhu cầu quá cao trong việc chạy theo xu hướng
hiện tại, thứ họ mong muốn là có thể sở hữu một chiếc điện thoại một cách lâu dài hơn
nhất có thể. Theo cuộc khảo sát, tiêu chí “Gía cả” và” Chất lượng” được đánh giá cao
nhất trong việc tác động đến thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường điện thoại.
Đây là hai yếu tố cốt lõi để nhà sản xuất có thể cân nhắc để tạo ra được những mặt
hàng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng tiêu dùng. Ngoài ra, những
tính năng được thiết lập vào trong một chiếc điện thoại thành phẩm cũng là một tiêu chí
được đánh giá khá cao trong quá trình khảo sát. Người tiêu dùng mong muốn sản phẩm
của họ có thể chạy mượt hơn, lướt web, xem phim ở độ phân giải cao hơn,… Có những
nhà tiêu dùng tự truyền đạt kinh nghiệm sử dụng điện thoại cho nhau, hoặc chính họ là
người tự trải nghiệm về dòng và mẫu sản phẩm đó. Có người sẽ ưa chuộng hệ điều
hành Androi hơn, hoặc có người sẽ ưa chuộng hệ điều hành Ios hơn,… Tùy vào trải
nghiệm cũng như là sự yêu thích của từng cá nhân mà họ sẽ lựa chọn và đánh giá sản
phẩm nào là phù hợp với bản thân mình. Việc chạy theo xu hướng thị trường cũng
được giới trẻ đánh giá cao, khi hàng loạt các mặt hàng sản phẩm mới được cho ra mắt
với nhiều tính năng hứa hẹn là đem lại cảm giác mới mẻ cho người tiêu dùng.
8
2.2.2. NHÌN CHUNG THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI VIỆT NAM TỪ 2012-2022

Quyết định của


Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên trong
người mua
Tác nhân Tác nhân Đặc điểm Quá trình quyết định
Chọn sản phẩm
tiếp thị Khác người mua mua
Sản phẩm Kinh tế Văn hóa Nhận thức vấn đề Chọn nhãn hiệu
Giá Công nghệ Xã hội Tìm kiếm thông tin Chọn nơi mua
Địa điểm Chính trị Cá nhân Đánh giá các giải pháp Chọn lúc mua
Quyết định mua
Chiêu thị Văn hóa Tâm lí Số lượng mua
Thái độ sau khi mua
Bảng 2.2.2. Thị hiếu của người tiêu dùng và những yếu tố tác động đến thị
hiếu của người tiêu dùng

Qua bảng 2.2.2.nêu trên, ta có thể hình dung ra được một cách bao quát hơn cách
vận hành của mặt hàng điện thoại trên thị trường Việt Nam, nó có tầm quan trọng như
thế nào trong quá trình tác động đến thị hiếu của người tiêu dùng. Và đây có thể được
xem là những yếu tố bất di bất dịch trên thị trường tiêu dùng Việt Nam. Đó là những
yếu tố then chốt để người tiêu dùng có thể cân nhắc một cách sâu sắc và kĩ lưỡng hơn
khi bắt đầu lựa chọn một sản phẩm nào đó. Không chỉ có thể, bảng 2.2.2. cũng thể hiện
được những sự chi phối bởi tâm lí của khách hàng sau khi đã mua được sản phẩm. Thị
trường là một chuỗi cung ứng không thể bị đứt quãng hay ngừng nghỉ, dân số Việt
Nam là hơn 90 triệu dân, nhưng không đồng nghĩa rằng đó chính là 90 triệu khách hàng
tiềm năng cho bất kỳ sản phẩm nào. Nhưng nếu nắm bắt được tốt tâm lí của khách hàng
thì 1 khách hàng sẽ cho đầu ra con số là 2, 3, n sản phẩm, con số sẽ không ngừng tăng
nếu khách hàng cảm thấy yêu thích và ủng hộ mặt hàng này của nhà sản xuất. Vì thế
mà tâm lý khi mua sản phẩm của người tiêu dùng cũng là yếu tố then chốt giúp nhà sản
xuất tạo ra được những điều mới mẻ cho thị trường của mình, cũng là một yếu tố tác
động đến sự lựa chọn mua sản phẩm cho những lần sau của người tiêu dùng.

Cùng nhìn lại quá trình 10 năm mà thị trường điện thoại đã trải qua. Nếu trước năm
2010, người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng chiếc điện thoại Nokia nhỏ gọn tiện lợi,
giúp doanh số bán hàng của nhãn hàng này dẫn đầu liên tục nhiều năm liên tiếp. Tuy
nhiên, từ khi sự có mặt của các dòng điện thoại cảm ứng thông minh với nhiều tính
năng khác ngoài nghe và gọi điện, thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam cũng dần dần

9
được thay đổi theo đó. Họ bắt đầu chuyển sang những hãng điện thoại smartphone để
thay thế cho chiếc điện thoại “cục gạch” trước đó. Trước đây người tiêu dùng không có
quá nhiều sự lựa chọn, và sự lựa chọn đáng tin cậy và dễ dàng nhất là chiếc Nokia đang
thống trị thị trường vào thời gian đó. Nhưng giờ đây thời gian thay đổi, cho ra mắt
nhiều chiếc smartphone ở những nhãn hàng khác nhau: Apple, Samsung, RIM,… với
những kiểu dáng, giá cả, tính năng khác nhau, sản phẩm đa dạng và thị hiếu người tiêu
dùng càng có xu hướng nghiêng về những sự mới mẻ đó hơn bao giờ hết.
Lấy một ví dụ đơn giản, năm 2010 “nhà táo” cho ra mắt chiếc Iphone 4, với những
tính năng vô cùng vượt trội so với thời điểm lúc đó: màn hình cảm ứng, camera trước,
ngoài tính năng nghe và gọi còn có thể lướt web, nghe nhạc,…Ngày 23/6/2010,
Engadget- một mạng blog công nghệ về các thiết bị điện tử tiêu dùng đã có nhận xét về
chiếc điện thoại này như sau: “Không cần phải quanh co, iPhone 4 là chiếc điện thoại
thông minh tốt nhất trên thị trường hiện nay”. Đó là minh chứng cho thấy độ “nhạy”
của chiếc điện thoại này trên thị trường lúc đó như thế nào. Khi nó xuất hiện ở Việt
Nam là thời điểm vàng, là khoảng thời gian đầu tiên thị trường Việt Nam tiếp cận với
sự thay đổi về kỹ thuật số. Vì thế mà nó trở thành một cơn sốt trên thị trường, với một
mức giá rất “nóng” nhưng những iFan vẫn sẵn sàng săn đón sản phẩm mới mẻ này. Sau
hơn 10 năm tồn tại và phát triển, nhà “táo” mỗi năm lại cho ra mắt một đời mới của
hãng Iphone này, tính đến thời điểm hiện tại, Iphone 14 là sản phẩm đang có độ “hot”
vẫn chưa ngừng thuyên giảm, mặc dù nếu bàn về giá cả, thì thật sự nó sẽ là một thách
thức khá lớn cho những ai có đam mê nhưng vẫn còn e ngại về vấn đề kinh tế. Rõ ràng
nếu so sánh sự khác biệt giữa giai đoạn đầu tiên và giai đoạn phát triển hơn 1 thập kỷ,
ta sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt của dòng điện thoại này như thế nào trong quá trình
xây dựng và phát triển. Nhà sản xuất luôn luôn tìm kiếm và đặt thị hiếu của người tiêu
dùng lên trên hàng đầu để giải quyết những vấn đề đang còn bất cập trong quá trình
hoàn thành sản phẩm tiếp theo. Độ phân giải màn hình điện thoại được tối ưu hơn, tốc
độ mạng từ 2G chuyển sang 5G, bộ nhớ được nâng cấp, camera chụp hình sắc nét,…
Tất cả được hoàn thiện để được tối ưu hóa, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ở
thời điểm hiện tại và ở tương lai xa hơn nữa, bắt kịp thời đại kỹ thuật số hóa. Thị
trường Việt Nam trở thành một trong những khách hàng tiềm năng mà những nhà sản
xuất đang muốn chinh phục. Họ liên tục xem xét thị hiếu, nhu cầu, khả năng của khách
hàng để kịp thời cho ra mắt những sản phẩm phù hợp với từng cá nhân khách hàng
khác nhau. Không chỉ riêng Iphone của Apple, Samsung, Opple,… ngày càng nhiều
những dòng điện thoại đa dạng được du nhập vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh gay

10
gắt với nhau, tạo nên một thị trường điện thoại với nhiều sự lựa chọn cho người tiêu
dùng ở Việt Nam.

Hình 2.2.2.1. Iphone 4 Hình 2.2.2.2. Iphone 14


(2010) (Năm 2022)

Và năm 2022 là năm chúng ta chính thức hòa mình vào bên trong thế giới kĩ thuật
số hóa, theo số liệu thống kê cho thấy, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tháng
8/2022, tổng số người dùng trên các nền tảng số Việt Nam đạt mức trên 494 triệu, tăng
23,56% so với cùng kỳ năm trước, tăng 12,64% so với tháng 1/2022 và tăng 18,45% so
với tháng trước. Khi nhu cầu truy cập vào hệ thống mạng Internet càng cao thì nhu cầu
mua và sử dụng điện thoại càng tăng nhanh hơn bao giờ hết. Hiện tại Việt Nam đã có
hơn 93,5 triệu thuê bao sử dụng smartphone, Việt Nam đang đứng thứ 10 trên toàn thế
giới với 61,37 triệu thiết bị được bán ra. Tỷ lệ smartphone thâm nhập ở nước ta tương
đương 63,1%. Những số liệu biết nói đó là minh chứng cho sự hội nhập ngày càng
nhanh chóng của thị trường Việt Nam trên thị trường Thế giới.

2.3. GIẢI PHÁP VỀ THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI VIỆT NAM
2.3.1. VỀ CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG VÀ HẬU MÃI
Trong quá trình trao đổi mua bán sản phẩm, mỗi nhà đại lý sẽ có những chính sách
riêng để có thể thu hút khách hàng tiêu dùng. Nhưng quá trình trao đổi mua bán không
thể dừng lại khi khách hàng mua sản phẩm xong và thanh toán tiền cho nhà đại lý, mà
còn phải có quá trình sau khi người tiêu dùng đã mua sản phẩm thành công. Và những
chính sách trong quá trình đó của nhà đại lý gọi là chính sách hậu mãi. Nếu chúng ta có
khả năng duy trì những mối quan hệ với khách hàng cũ thì nó còn tuyệt vời hơn khi cố
gắng đi tìm khách hàng mới. Vậy cụ thể chúng ta nên thực hiện chính sách đó như thế
nào? Những nhà đại lý phân phối lớn trên thị trường như thế giới di động đã có những
dịch vụ hậu mãi chăm sóc khách hàng khá tốt như là: có thể đổi lại sản phẩm trong

11
vòng 30 ngày nếu nó tự nhiên bị sập nguồn, hoặc không thể sạc pin,… Những tư vấn
viên có thể cung cấp những kiến thức cần thiết về việc sử dụng điện thoại như thế nào
để pin không bị chai, đảm bảo được tuổi thọ của pin,… Nhìn chung, sự hài lòng của
khách hàng sẽ phụ thuộc vào sự nhiệt tình cũng như cách những tư vấn viên tư vấn cho
khách hàng tiêu dùng trước khi mua sản phẩm, trong khi quyết định mua sản phẩm và
sau khi đã mua được sản phẩm.
2.3.2. VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ
Chúng ta không thể phủ nhận rằng một khách hàng sẽ có một khả năng nhất định
trong việc lựa chọn một sản phẩm. Vì thế mà nhà sản xuất phải cân nhắc kĩ lưỡng để
tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều giá cả khác nhau, phù hợp với từng mức thu nhập khác
nhau của từng khách hàng tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ đa dạng mức giá cả, vẫn đảm bảo
của từng chất lượng riêng của nó, phù hợp với thị hiếu lựa chọn của khách hàng tiêu
dùng. Ngoài ra, một hình thức mua bán khá phổ biến chính là mua trước trả góp, với lãi
suất thấp hoặc lãi suất 0%. Đây là những chính sách giúp cho những khách hàng có
nhu cầu cao hơn nhưng chưa có khả năng, có thể mua trước rồi trả góp theo từng tháng,
tùy thuộc vào giá cả của từng sản phẩm mà mức giá trả góp theo tháng sẽ khác nhau.
2.3.3. VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ SẢN PHẨM
Các thương hiệu cần tạo ra cho mình một thị trường uy tín, đảm bảo quyền lợi của
khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm của hãng đó. Luôn cho ra mắt kịp thời những dòng
sản phẩm mới mẻ, thu hút sự chú ý của khách hàng tiêu dùng trên thị trường, luôn tạo
ra một thị trường với đa dạng những mẫu mã, kiểu dáng,… cho người tiêu dùng thoải
mái lựa chọn. Đảm bảo quyền lợi của khách hàng về việc bảo hành, sửa chữa, đổi mới
trong thời gian còn bảo hành của công ty sản xuất. Luôn luôn tìm hiểu những nhu cầu
của khách hàng, khách hàng tiêu dùng có hài lòng về mặt hàng đó hay không, có khiếu
nại hay phản ánh gì với sản phẩm đó hay không,…
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích và nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu của thị trường
điện thoại ở Việt Nam cũng như là thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường này, từ
đó tôi có thể kết luận một vài vấn đề sau đây của đề tài:

- Đầu tiên, tôi đề cập đến những yếu tố tác động đến thị hiếu của người tiêu dùng
trên thị trường điện thoại ở Việt Nam, tôi có tiến hành một cuộc khảo sát với quy mô
nhỏ, từ đó rút ra được một kết luận sơ bộ về tình hình thị hiếu hiện tại như thế nào trên
thị trường. Và đó cũng là một minh chứng để tôi có thể kết luận cho những giả thiết
12
được đặt ra ở những nội dung sau này. Rằng yếu tố đó có phải là yếu tố mấu chốt tác
động đến thị hiếu của người tiêu dùng hay không, và yếu tố nào là yếu tố có sự xúc tác
làm thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng…
- Tiếp đến, đề tài đã phản ánh đúng thực trạng tiêu dùng của khách hàng cũng như
là sự đổi mới của nhà sản xuất trên lĩnh vực này. Đề tài cho thấy sự mở rộng thay đổi
của các nhãn hàng khi tiếp cận thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam
nói riêng. Khi thực trạng tiêu dùng có những sự tăng trưởng tích cực thì đó là một tín
hiệu tốt nhà những nhà sản xuất, kịp thời nắm bắt được thị hiếu khách hàng, tạo nên
một sự đa dạng cho thị trường mua bán.
- Cuối cùng, để có thể thúc tiến quá trình nâng cao để đáp ứng được kịp thời thị
hiếu của người tiêu dùng. Đề tài cũng đã đưa ra những giải pháp thương hiệu, sản
phẩm, giá cả, bán hàng và hậu mãi, phương thức tiếp cận để phát triển thị trường điện
thoại Việt Nam.
3.2. KIẾN NGHỊ
- Đối với Nhà nước: xem xét giảm thuế cho các mặt hàng sản phẩm là điện thoại;
thực hiện nghiêm ngặt quá trình kiểm soát thuế để chống trường hợp buôn lậu bất hợp
pháp, làm giả làm nhái sản phẩm trên thị trường.
- Đối với các tập đoàn viễn thông: cho ra mắt những gói sản phẩm mạng Internet
đa dạng, tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng của nhiều khách hàng. Đảm bảo đường
truyền không bị ngắt quãng, kết nối bị lỗi.
- Đối với nhà sản xuất: hợp tác với bên đại lí bán điện thoại để đảm bảo những
thiết bị được cung cấp kịp thời để sửa chữa và bảo hành cho người tiêu dùng; thường
xuyên khảo sát sự hài lòng cũng như là ý kiến của khách hàng về sản phẩm
- Đối với đại lý bán điện thoại: hợp tác với bên nhà sản xuất để đảm bảo những
thiết bị được cung cấp kịp thời để sữa chữa và bảo hành cho người tiêu dùng; bán đúng
với giá đã được niêm yết trên thị trường; tạo ra những chương trình hậu mãi để thu hút
người tiêu dùng; tổ chức những chương trình hướng dẫn khách hàng cũng như là quảng
bá sản phẩm
- Đối với người tiêu dùng: thực hiện pháp luật là đảm bảo quyền lợi của mình,
tránh vì giá rẻ mà sử dụng những mặt hàng buôn lâu, hàng giả, hàng nhái kém chất
lượng; nên tìm hiểu và cân nhắc kĩ khi lựa chọn một sản phẩm, xem xét thử mình có
những yêu cầu như thế nào đối với sản phẩm đó để tránh trường hợp không ưng ý sản
phẩm sau khi mua.

13
4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Báo Dân Việt (2022) Bất ngờ thứ hạng lượng người sử dụng smartphone ở Việt
Nam từ < https://danviet.vn/bat-ngo-thu-hang-luong-nguoi-su-dung-smartphone-o-viet-
nam-2022042120003727.htm>
- Phương Anh (2017) Đề tài nghiên cứu khoa học
5. DANH MỤC VIẾT TẮT
- iFan: những người ưa chuộng dòng sản phẩm điện thoại iPhone
6. MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT……………………………………1
1.2.2. MỤC TIÊU CHI TIẾT………………………………………...2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI…...2
1.4. PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN
CỨU………………………………………………………………..2
1.5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ BÀI
1.5.1. Ý NGHĨA LÝ LUẬN…………………………………………..5
1.5.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN……………………………………….5
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI Ở VIỆT NAM
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG………6
2.1.2. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN THOẠI………………………………6
2.1.3. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH…………6
2.2. THỰC TRẠNG VỀ THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN
THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI Ở VIỆT NAM
2.2.1. NHÌN CHUNG VỀ CUỘC KHẢO SÁT……………………6
2.2.2. NHÌN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VỀ THỊ HIẾU NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI VIỆT
NAM……………………………………………………………9
2.3. GIẢI PHÁP VỀ THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI Ở VIỆT NAM………………………12
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN………………………………………………………12
14
3.2. KIẾN NGHỊ……………………………………………………13
4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………14
5. DANH MỤC VIẾT TẮT………………………………………….……14
6. MỤC LỤC……………………………………………………………….14

15

You might also like