Micro Demand Supply

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Cầu và cung (Demand and Supply)

1. Cầu (Demand)

a. Cầu cá nhân và cầu thị trường (Individual demand & market demand)

- Cầu cá nhân đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được định nghĩa là số
lượng mà người tiêu dùng muốn mua tại một thời điểm cụ thể và một mức giá cụ
thể, được hỗ trợ bởi khả năng mua và sự sẵn lòng chi tiêu của họ.

- Cầu thị trường cho biết tổng lượng cầu hiệu quả từ tất cả những người tiêu dùng
trên thị trường. Cầu thị trường thường được rút ngắn thành cầu.

- Quy luật cầu cho rằng, khi các yếu tố khác không đổi, cầu về sản phẩm hoặc dịch
vụ có quan hệ nghịch biến với giá của sản phẩm hoặc dịch vụ đó, tức là khi giá
tăng thì cầu giảm và ngược lại. do vậy, đường cầu (demand curve) có dạng một
đường dốc xuống.

 Trường hợp cầu tăng khi giá


giảm gọi là expansion in
demand
 Trường hợp cầu giảm khi giá
tăng gọi là contraction in
demand

b. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cầu của một hàng hóa hoặc dịch vụ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu. Cụ thể:

 Giá cả (Price): giá tăng thì cầu giảm và ngược lại

 Sảnphẩm thay thế (Substitute): cầu sẽ giảm nếu người tiêu dùng có thể dễ
dàng mua được các sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường.
 Sảnphẩm bổ sung (Complementary products): Hàng hóa bổ sung là những
mặt hàng được sử dụng với nhau như bánh mì và bơ, ô tô và xăng, bút chì
và tẩy,... Cầu của một sản phẩm liên quan đến sự sẵn có và giá cả của
hàng hóa bổ sung. Nếu người tiêu dùng có thể mua hàng hóa bổ sung một
cách dễ dàng, cầu của sản phẩm chính sẽ tăng lên. Giá các sản phẩm bổ
sung quá cao có thể là một lý do ngăn cản người tiêu dùng mua các sản
phẩm chính.

 Thunhập (Income): Sự thay đổi trong mức thu nhập của người tiêu dùng
cũng ảnh hưởng đến nhu cầu của họ đối với các mặt hàng khác nhau.

 Thịhiếu và sở thích (Tastes and preferences): Thị hiếu và sở thích của cá


nhân cũng quyết định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhất định. Các yếu
tố như khí hậu, thời trang, quảng cáo,... ảnh hưởng đến thị hiếu và sở thích
của người tiêu dùng.

 Kỳ vọng về sự thay đổi của giá cả (Expectation of change in price in the


future): Nếu giá của hàng hóa được dự đoán sẽ tăng trong tương lai, người
tiêu dùng sẽ sẵn sàng mua thêm hàng hóa với mức giá hiện có. Tuy nhiên,
nếu giá trong tương lai được dự đoán sẽ giảm, thì nhu cầu đối với hàng
hóa đó sẽ giảm ở hiện tại.
2. Cung (Supply)

a. Khái niệm

Khái niệm cung (Supply) đề cập đến số lượng hàng hóa mà các nhà cung cấp hiện
có hoặc sẽ sản xuất cho thị trường.

Đường cung (supply curve) cho biết có bao nhiêu nhà sản xuất sẵn sàng chào bán,
với các mức giá khác nhau, trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu giá bán
hàng hóa tăng lên, mỗi đơn vị sản phẩm sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho nhà
cung cấp, họ sẽ muốn sản xuất hoặc cung cấp nhiều sản phẩm hơn cho thị trường.
Vì vậy đường cung có xu hướng dốc lên.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung

 Chi phí sản xuất (Cost of production): Chi phí sản xuất sản phẩm càng cao
thì lượng cung càng thấp
 Trợ cấp của chính phủ (Government subsidies): Chính phủ có thể trả trợ
cấp cho doanh nghiệp để thúc đẩy cung của một mặt hàng nhất định. Ví
dụ, chính phủ khuyến khích người dân sử dụng năng lượng mặt trời bằng
cách trợ cấp sản xuất tấm pin mặt trời, giúp tăng nguồn cung pin mặt trời.
 Chi phí các sản phẩm khác (Price of other goods): Khi một nhà cung cấp
có thể dễ dàng chuyển từ cung cấp hàng hóa này sang hàng hóa khác,
hàng hóa liên quan được gọi là hàng hóa thay thế cung thị trường
(subtitute of supply). Khi một quá trình sản xuất có hai hoặc nhiều đầu ra
khác biệt và tách biệt nhau, hàng hoá được sản xuất ra được gọi là hàng
hoá bổ sung trong sản xuất (goods in joint supply/complements in
production).Nếu giá bán hàng hóa thay thế tăng, nhà cung cấp có xu
hướng chuyển sang sản xuất hàng hóa thay thế, nguồn cung sản phẩm
chính sẽ giảm. Nếu giá bán của hàng hóa bổ sung trong sản xuất tăng làm
cho nguồn cung tăng lên, kéo theo nguồn cung của hàng hóa cũng tăng.
 Kỳ vọng về sự thay đổi giá (Expectations of price changes): Nếu một nhà
cung cấp kỳ vọng giá của sản phẩm sẽ tăng, họ có khả năng cố gắng giảm
nguồn cung trong khi giá thấp để họ sản xuất số lượng lớn hơn khi giá cao
hơn.
 Thay đổi về công nghệ (Changes in technology): Sự phát triển của công
nghệ làm giảm chi phí sản xuất (và tăng năng suất) sẽ làm tăng lượng
cung hàng hóa ở một mức giá nhất định.
 Chính sách thuế (Tax policy): Chính phủ có thể giảm thuế để tăng nguồn
cung hoặc tăng thuế để giảm nguồn cung của một số loại hàng hóa nhất
định.

Khi có sự thay đổi trong các


điều kiện của cung mặc dù
giá không đổi, đường cung
dịch chuyển sang phải -
lượng cung tăng, hoặc dịch
chuyển sang trái – lượng
cung giảm. Đây được gọi là
sự dịch chuyển đường cung
(shift in the supply curve).

3. Giá cân bằng (equilibrium price)

Giá cân bằng (equilibrium price) của một hàng hóa là giá tại đó lượng cầu của
người tiêu dùng và khối lượng mà các công ty sẵn sàng cung cấp là như nhau.

Giá cân bằng còn được gọi là giá bù trừ thị trường (market clearing price), vì ở
mức giá này, thị trường sẽ không có thặng dư cũng không bị thiếu hụt. Cách thức
cung và cầu tương tác để đi đến mức giá cân bằng có thể được minh họa bằng cách
vẽ đường cầu thị trường và đường cung thị trường trên cùng một đồ thị.

Nếu giá không ở mức cân bằng, thị trường không cân bằng, cung và cầu trong thị
trường sẽ đẩy giá về mức giá cân bằng. Sự dịch chuyển của đường cung hoặc
đường cầu sẽ làm thay đổi giá cân bằng.

You might also like