Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1



TIỂU LUẬN
KINH TẾ VI MÔ 1

Đề Tài: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG


GIAO ĐỒ ĂN TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đỗ Thị Lan Anh


Nhóm thảo luận: Nhóm 5
Nhóm môn học: Nhóm 3
HÀ NỘI - 2022

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

PHẦN 2: NỘI DUNG.........................................................................................................2

I. Khái quát về thị trường.............................................................................................2


1. Giới thiệu về giao đồ ăn trực tuyến......................................................................2
2. Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường trong những năm gần
đây 2
3. So sánh thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam với các nước trong
khu vực và trên thế giới.................................................................................................3
4. Triển vọng của thị trường giao đồ ăn trực tuyến trong tương lai.....................5

II. Cầu về thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam...........................................6
1. Đối tượng mục tiêu................................................................................................6
2. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu..................................................................................8

III. Cung về thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam.........................................9
1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung thị trường giao đồ ăn trực tuyến...9
2. Trình bày số lượng, quy mô, thị phần của các doanh nghiệp trong ngành. . .10
3. Giới thiệu sơ lược về 3 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành...........................12

IV. Chiến lực cạnh tranh của BEAMIN.......................................................................14


1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển..................................................14
2. Các điểm mạnh và điểm yếu của BAEMIN so với các đối thủ cạnh tranh
trong ngành...................................................................................................................15
3. Phân tích chiến lược cạnh tranh bằng giá và chiến lược cạnh tranh phi giá
của doanh nghiệp BAEMIN........................................................................................16
4. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp BAEMIN...........................................................................................................22

PHẦN 3: KẾT LUẬN.......................................................................................................23


DANH MỤC HÌNH ẢNH
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Ngày nay công nghệ thông tin phát triển mãnh mẽ dẫn đến kéo theo sự tăng trưởng của
các dịch vụ điện tử. Để đáp ứng như cầu của người tiêu dùng, nhiều dịch vụ “nhanh và
gọn” đã ra đời trong đó có giao đồ ăn trực tuyến.Theo giới chuyên gia nhận định xu
hướng đặt đồ ăn online đã bắt đầu nở rộ từ những năm 2018-2019, và kể từ khi đại dịch
toàn cầu bùng phát làm thay đổi hành vi của khách hàng, xu hướng này lại càng có cơ hội
bùng nổ mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng, internet đang trở thành sân chơi
hữu ích, thiết thực cho đông đảo người tiêu dùng,các doanh nghiệp kinh doanh trong
ngành hàng thức ăn nhanh đã biết tận dụng tối đa sự kết hợp này để mang lại cơ hội lớn
với đa dạng người tiêu dùng, đồng thời mang lại sự tiện ích cao, đơn giản, tiện lợi. Nghiên
cứu này xác đinh các yếu tố và đánh giá mức tác động của dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến
đối với người tiêu dùng tại Việt Nam nói riêng và đưa ra 1 số ý kiến cho các doanh
nghiệp nhằm thu hút khách hàng và phát triển thị phần thông qua các số liệu thực tế khi
điều tra tỉ lệ khách hàng và các chiến dịch quảng bá sản phẩm.

PHẦN 2: NỘI DUNG


I. Khái quát về thị trường.
1. Giới thiệu về giao đồ ăn trực tuyến
Nhịp sống hiện đại bận rộn dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen ăn
uống của nhiều người, thay vì nấu nướng hay ra quán thì nhiều người chọn giải pháp
giao hàng tận nơi. Sự chuyển mình trong hành vi tiêu dùng này đã và đang tạo ra một
cuộc đua giao đồ ăn trực tuyến của các thương hiệu vô cùng khốc liệt. Thị trường
này đang dần nóng lên từng ngày với tiềm năng khai thác ngày một rộng lớn.
Chỉ cần vài thao tác đơn giản, ta có thể thưởng thức món ngon bất cứ lúc nào, bất cứ ở
đâu. Kể cả đang ở nhà hay văn phòng. Đồ ăn sẽ được giao đến nhanh chóng và mức giá
hợp lý mà không cần phải đi xa. Điểm cộng cho dịch vụ giao đồ ăn tận nhà là tốc độ giao
nhanh, đa dạng món ăn. Cùng với đó là có nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá, miễn phí
vận chuyển luôn diễn ra hàng ngày.
Căn cứ vào cách thức kinh doanh và tiêu dùng, có thể mô tả dịch vụ giao đồ ăn trực
tuyến là dịch vụ giao đồ ăn và đồng thời cũng là dịch vụ điện tử. Nghĩa là bên cạnh các
đặc điểm cơ bản của dịch vụ giao đồ ăn thì đối với dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến việc đặt
hàng được thực hiện thông qua các trang web hoặc ứng dụng di động và đơn hàng sẽ
được giao trực tiếp tận nơi cho khách hàng.
Ở Việt Nam có 5 ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến được xem là phổ biến nhất: Grab
food, Nowfood, Baemin, Gojek và Loship. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều ứng dụng và trang
web khác.
2. Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường trong những năm gần
đây

1
Thị trường giao đồ ăn trực tuyến xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2014 với sự đi tiên
phong của Nowfood. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây mới đáng
để chú ý, nhất là từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid 19.

Nguồn: toanphatcorp.vn

Hình 1: Quy mô thị trường giao đồ ăn trực tuyến

Theo ước tính của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, thị trường
giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam có giá trị quy mô 33 triệu USD trong năm 2018, dự
kiến sẽ đạt quy mô khoảng 38 triệu USD vào năm 2020 và duy trì mức tăng trưởng bình
quân 11% trong 5 năm tới.
Còn theo Công ty nghiên cứu thị trường Kantar TNS, doanh thu thị trường giao thức ăn
trực tuyến Việt Nam năm 2018 là 148 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng trung bình
28.5%/ năm. Dự kiến năm 2019, doanh số thị trường này sẽ lên tới 207 triệu USD và năm
2023 ước tính có thể lên tới 449 triệu USD.
Trong đó, doanh thu từ mảng Restaurant – to – Consumer Delivery khoảng 117 triệu
USD (chiếm 79%) và doanh thu của Platform – to – Consumer Delivery khoảng 32 triệu
USD (chiếm 21%). Doanh thu năm 2023 ước tính có thể lên tới 449 triệu USD.
Số lượng người sử dụng dịch vụ giao thức ăn trực tuyến trong năm 2018 khoảng 5.3 triệu
người, chủ yếu dụng dịch vụ Restaurant – to – Consumer Delivery (chiếm 92%). Dự báo
đến năm 2023, số lượng người sử dụng dịch vụ giao thức ăn tăng hơn gấp 2 lần, khoảng
13 triệu người.
Một số lí do dẫn đến sự tăng trưởng của giao đồ ăn trực tuyến như: Sự phát triển của
công nghệ, lối sống hiện đại của giới trẻ, phương thức thanh toán tiện lợi và đặc biệt là do
ảnh hưởng của dịch bệnh và các chính sách phòng bệnh của chính phủ.
3. So sánh thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
a) Thị trường giao đồ ăn trực tuyến trên thế giới.
Theo ước tính của Adroit Market Research, thị trường giao đồ ăn trực tuyến toàn cầu dự
kiến đạt giá trị lên tới 161,74 tỷ USD năm 2023. Trong đó, giá trị thị trường giao đồ ăn
2
trực tuyến châu Á-Thái Bình Dương dự kiến đạt 90,95 tỷ USD năm 2023. Châu Mỹ là thị
trường giao đồ ăn trực tuyến đầy tiềm năng và dự kiến có mức tăng trưởng kép hàng năm
11,7% trong giai đoạn 2018-2023. Các nền kinh tế lớn trong khu vực như Mỹ, Canada và
Mexico sẽ là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường này.
Châu Á-Thái Bình Dương cũng là khu vực đang ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của
thị trường đồ ăn trực tuyến và dự kiến đạt thị phần 56,2% năm 2023, nhờ nhu cầu tăng
mạnh đối với các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến nhanh và thuận tiện. Các số liệu dự kiến
trên đều vượt trội so với các con số tương ứng 34,31 tỷ USD và 52,1% thị phần trong năm
2017 của khu vực này.
Mỹ là thị trường giao đồ ăn trực tuyến lớn nhất thế giới với doanh thu tăng trưởng
trung bình 3,9%/năm, tiếp theo là Anh, Italy và Australia. Mỹ là một trong những “địa
bàn” chủ chốt ở châu Mỹ của các doanh nghiệp giao đồ ăn trực tuyến khi được coi là
trung tâm của các doanh nghiệp khởi nghiệp khởi nghiệp thành công nhất cho đến nay.
Mỹ chiếm tới 83,4% doanh thu của lĩnh vực đồ ăn trực tuyến ở châu Mỹ và dự kiến có tỷ
lệ CAGR là 8,3% trong giai đoạn 2018-2023.
Trong khi đó, dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến là một trong những dịch vụ được sử dụng
nhiều nhất và nhanh nhất ở quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc. Dân số đông
và sự phát triển công nghệ đang hỗ trợ sự tăng trưởng của dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến ở
Trung Quốc. Zomato, Deliveroo, Just Eat, Swiggy, Takeaway.com, Delivery Hero, Food
panda, dự kiến là những nhân tố mới tiềm năng cho sự phát triển của thị trường giao đồ ăn
trực tuyến tại Trung Quốc bên cạnh các công ty hàng đầu trong lĩnh vực này như
Domino’s, Grub Hub/Eat 24, Pizza Hut, Papa John's International, Inc..
b) Thị trường giao đồ ăn trực tuyến khu vực ĐNÁ.
Dịch vụ giao đồ ăn không phải còn mới mẻ tại khu vực Đông Nam Á, nhưng các ứng
dụng và điện thoại thông minh đang mở rộng phạm vi của dịch vụ này.
Một lợi ích lớn khác là sự tiện lợi cho những người không có thời gian mua sắm, chuẩn
bị hoặc nấu thức ăn mỗi tuần. Khi người dân ở nhiều nước như Malaysia và Singapore bắt
đầu làm việc tại nhà trong bối cảnh đại dịch COVID-19, những người lao động bận rộn có
thể đặt thức ăn mà không cần rời khỏi bàn làm việc.
Một số thương hiệu nổi bật tại ĐNÁ:
Thị trường giao thực phẩm tại Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng từ 2 tỷ USD năm 2018 lên
gần 8 tỷ USD vào năm 2025, theo báo cáo của cơ quan thuộc bộ phận đầu tư của chính
phủ Singapore - Temasek.
Các ứng dụng vận chuyển như Go-Jek và Grab cũng đang trong cuộc đua và sử dụng
lợi thế của thương hiệu nổi tiếng và cơ sở dữ liệu người dùng lớn để cạnh tranh với những
ứng dụng giao thực phẩm thuần túy như Deliveryoo và FoodPanda. Năm ngoái,
GrabFood đã sáp nhận UberEATS như một phần của việc tiếp quản Grab tại Đông Nam
Á. Go-Jek đã chứng kiến các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trở nên lớn hơn các dịch vụ xe
ôm, đóng góp 2,5 tỷ đô la Mỹ trong các giao dịch hàng năm chỉ riêng ở Indonesia.
FoodPanda đã là một dịch vụ giao thức ăn phổ biến ở Malaysia, Philippines và Singapore.
Nó cũng đã ra mắt phiên bản Streetpanda để cung cấp giao thức ăn đường phố.
c) Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam.

3
Một nghiên cứu do Euromonitor International và Grab thực hiện cho thấy Việt Nam,
Myanmar và Philippines sẽ là những "điểm nóng" tăng trưởng mảng giao đồ ăn trực tuyến
Đông Nam Á trong 5 năm tới.
Giá trị các giao dịch liên quan đến mảng giao đồ ăn ở Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ
chạm mốc 28 tỷ USD cho tới thời điểm năm 2025, theo một báo được Grab và công ty
nghiên cứu thị trường Euromonitor International thực hiện.
Con số nói trên cho thấy mức tăng trưởng hơn 3 lần từ con số 9 tỷ USD ghi nhận được
tại Đông Nam Á trong năm 2020.
Nghiên cứu cho thấy tăng trưởng trong 4,5 năm tới nhiều khả năng sẽ được dẫn dắt bởi
các thị trường mới nổi như Myanmar, Việt Nam và Philippines với tốc độ tăng trưởng
tổng giá trị hàng hoá giao dịch (GMV) lần lượt đạt 36,2%, 35,8% và 32,2%.

Hình 2: Biểu đồ thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại ĐNÁ Nguồn: Vietnambiz.vn

Báo cáo cũng nói rằng một trong bốn khách hàng mảng giao đồ ăn trực tuyến là khách
hàng mới lần đầu tìm đến dịch vụ này trong thời gian đại dịch COVID-19 diễn ra.

Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ người dùng giao đồ ăn trực tuyến mới Nguồn: vietnambiz.vn

Tại Việt Nam, cứ 10 người dùng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến thì có 2 người dùng mới
trong đại dịch.
4
Biểu đồ cho thấy Việt Nam là nước có tỷ lệ người dùng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến
lớn thứ 3 ĐNÁ (lên đến 80%)
4.Triển vọng của thị trường giao đồ ăn trực tuyến trong tương lai.
Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM giới trẻ đang có xu hướng không tiết kiệm
để mua đồ ăn như: trà sữa và các món ăn vặt. Giới văn phòng bận rộn cũng sẵn sàng trả
tiền để gọi đồ ăn về văn phòng thay vì mang đồ ăn theo hoặc ra ngoài ăn vào buổi trưa.
Hình ảnh đội ngũ tài xế Grab, Ahamove đứng xếp hàng tại các nhà hàng để chờ nhận
đồ ăn cho khách không còn là hình ảnh xa lạ ở Hà Nội và TP.HCM. Xu hướng mua hàng
O2O (từ online đến offline) sẽ tăng trưởng mạnh ở các thành phố lớn.
Trong năm qua, GrabFood, Airpay, Now đã đặt cược vào thị trường giao đồ ăn bằng
việc đổ tiền khuyến mãi để thay đổi hành vi người dùng. Số lần người dùng đặt đơn ăn
online sẽ tăng dần từ tháng đặt 1-2 lần, nâng lên 1 tuần 1-2 lần, và sẽ tiếp tục tăng lên mua
nhiều hơn 1 – 2 lần 1 ngày trong tương lai. Giới trẻ bận rộn hơn, sống trên mạng xã hội
nhiều hơn và họ muốn có sự tiện dụng và sẵn sàng trả thêm tiền để mua đồ ăn online. Thị
phần của thị trường giao đồ ăn dù còn rất nhỏ nhưng tương lai của các ứng dụng giao đồ
ăn sẽ tăng trưởng trong thời gian tới.
Nghiên cứu của GCOMM cho thấy, tần suất sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến của
người thành thị hiện khá cao, mở ra tiềm năng to lớn cho thị trường này tại Việt Nam
trong thời gian tới.
Cụ thể, 99% người tham gia khảo sát cho biết sử dụng các dịch vụ đặt thức ăn trực
tuyến ít nhất 2-3 lần/tháng. Đáng chú ý, có đến 39% người tham gia khảo sát đặt món
thông qua ứng dụng 2-3 lần/tuần. Và dù còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 1%, nhưng thị trường
đã bắt đầu hình thành một nhóm khách hàng có thói quen hầu như bật ứng dụng trên điện
thoại di động để đặt thức ăn mỗi ngày.
Cũng theo nghiên cứu mới được công bố, 5 tiêu chí quan trọng nhất được khách hàng
xem xét khi quyết định lựa chọn dịch vụ đặt món, bao gồm: Tốc độ giao hàng nhanh
chóng (65%); Món ăn được đóng gói gọn gàng, sạch sẽ (58%); Món ăn được giao đến với
chất lượng đảm bảo (56%); Món ăn được giao chính xác theo đơn hàng đã đặt (50%); Có
nhiều món ăn với giá cả phải chăng (45%). Trong các dịch vụ giao thức ăn hiện tại,
GrabFood được đánh giá cao nhất về tốc độ với khoảng 80% khách hàng đánh giá là dịch
vụ giao thức ăn "nhanh nhất Việt Nam".
Mặc dù thị trường giao nhận ở trong nước đã chịu tác động của dịch Covid-19 từ hồi
năm ngoái cho đến nay (doanh thu của nhiều DN cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa bị
giảm sút nhiều, khoảng 20-50%). Dự báo cho thấy quy mô thị trường giao hàng trực
tuyến sẽ tăng lên 4 tỷ USD vào năm 2025, từ 1,1 tỷ USD của năm 2019.
Nhìn vào những thay đổi hiện tại trong xu hướng tiêu dùng mới tại Tp.HCM và Hà Nội
sẽ thấy rõ “cửa” sáng của giao hàng trực tuyến.
II. Cầu về thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam
1. Đối tượng mục tiêu
 Tệp khách hàng mục tiêu của chiến dịch: Thế hệ Millennials và Gen Z
 Chân dung cụ thể đối tượng:

5
a) Nhân khẩu học
 Độ tuổi: 17 - 45 (Do người tiêu dùng trong độ tuổi này trình độ ứng dụng công
nghệ thông tin cao hơn ở độ tuổi khác)
 Giới tính: phần lớn 60% là nữ và 40% là nam
 Không phân biệt nghề nghiệp
 Thu nhập:
o Nhóm khách hàng Gen Z: hầu như không có thu nhập, tài chính phụ thuộc
vào bố mẹ. Một số ít có thu nhập nhưng ở mức thấp hoặc trung bình ( <3tr)
o Nhóm khách hàng Millennials: đã có thu nhập, khoảng 5-10tr
 Địa điểm sinh sống: đa số trên địa bàn các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều dịch
vụ

Note: Theo kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu Q&Me vào tháng 12.2021 với nhóm
đối tượng nam nữ trong độ tuổi 18-40 ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM và Đà
Nẵng)
 83% người được hỏi có sử dụng dịch vụ giao hàng ăn uống.
 Thời gian chủ yếu tập trung vào các bữa ăn tối, ăn tối trong tuần với các món ăn
phổ biến như: gà rán, Pizza, mì Ý, ... và đồ ăn Việt.
 Khảo sát cũng chỉ ra rằng, người dùng Việt Nam có thói quen tìm kiếm dịch vụ
này thông qua trang web, app hoặc đặt đồ ăn từ những nhà hàng đã biết trước.

b) Tâm lý học
 Truy cập vào các app đặt đồ ăn, các fanpage, group về review đồ ăn
 Tìm kiếm những hashtag liên quan đến food delivery
 Thích sự tiện dụng và nhanh chóng
 Thích sử dụng công nghệ cao
 Thích thưởng thức những món ăn mới độc lạ
 Không thích những không gian đông đúc, chật chội

c) Đối với các dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến


 Nếu trước đây người tiêu dùng muốn mua 1 mặt hàng nào đó cần phải đến trực tiếp
cửa hàng hoặc siêu thị. Tuy nhiên sự phát triển của Internet và công nghệ đã tác
động mạnh mẽ và thay đổi hành vi của người tiêu dùng giờ đây họ chỉ cần dùng
điện thoại hay các thiết bị kết nối với internet là đã mua được sản phẩm thông qua
các sàn thương mại điện tử.
 Với lối sống bận rộn hiện nay, người tiêu dùng muốn có sự thuận tiện trong việc
mua sắm, thay vì mang theo hoặc ra ngoài ăn.

6
 Họ không muốn tốn nhiều thời gian và công sức trong việc này. Nhất là đại dịch
covid 19 khiến việc đi lại mua sắm khó khăn ,họ cần dịch vụ làm cuộc sống đơn
giản hóa hơn và sẵn sàng trả thêm 1 chút chi phí cho việc này.
2. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU

a) Thu nhập
Tình trạng tiền lương của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của họ. Đối
với các loại hàng hoá khác nhau thì thu nhập sẽ ảnh hưởng đến cầu theo những cách khác
nhau:
 Hàng hoá thông thường: Thu nhập tăng sẽ làm cầu hàng hóa tăng theo
Vd: Đối với các thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh hoặc các đồ ăn lành
mạnh phục vụ cho các bữa ăn chính trong ngày sẽ được coi là hàng hoá thông
thường. Thì đối với những sản phẩm này, dù NTD có thu nhập cao hay thấp thì hầu
như cũng k ảnh hưởng đến cầu hàng hoá.
 Hàng hóa thứ cấp: Thu nhập tăng sẽ làm cầu giảm
Vd: Đối với các loại thức ăn nhanh, đồ ăn kém lành mạnh hay các loại cơm đóng
hộp, cơm sinh viên…. được coi là hàng hóa thứ cấp. Khi NTD đạt đến 1 mức thu
nhập ổn định, thì thường người ta sẽ chú trọng hơn đến việc bảo vệ sức khoẻ, và
những hàng hóa thứ cấp nêu trên sẽ không được ưa chuộng nữa.
b) Thị hiếu
Sở thích của NTD đối với hàng hoá cũng sẽ làm cầu hàng hóa tăng. Ở đây, NTD sẽ
được chia thành 2 nhóm có độ tuổi, tập quán, hoạt động xã hội…. hoàn toàn khác biệt
nhau:
 Nhóm GenZ: Giới trẻ ở độ tuổi 17-25, có nhiều thời gian rảnh, có nhiều thời gian
cho bạn bè, vui chơi hoặc các hoạt động xã hội… thì thường sẽ có sự ưa thích đối
với các loại hình đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp hay đồ ăn vặt, các loại cơm bình dân,
cơm sinh viên. NTD thuộc nhóm này cho rằng dịch vụ này có ích và sử dụng
thường xuyên.
 Nhóm Millennials: Những người trưởng thành hơn từ 26-40, thường đã lập gia
đình hoặc có công việc ổn định, thời gian chủ yếu dành cho công việc và gia
đình… sẽ chú trọng hơn đến các thực phẩm an toàn cho sức khoẻ, những đồ ăn
lành mạnh, nhiều dinh dưỡng. NTD ở nhóm này cũng thường tự nấu nướng để đảm
bảo vệ sinh, vậy nên họ đánh giá dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến không cần thiết và
có khá nhiều rủi ro.
c) Giá hàng hóa liên quan
Việc thay đổi giá cả của những hàng hoá liên quan cũng ảnh hưởng đến cầu của thị
trường giao đồ ăn trực tuyến. Hàng hoá liên quan ở đây được chia làm 2 dạng:
 Hàng hoá thay thế: Sự cạnh tranh giữa các app đặt đồ ăn có trên thị trường. Vd:
gofood, grabfood, shopee food, now, baemin…. Cùng 1 món ăn nhưng chất lượng,
giá cả không đồng nhất giữa các nhà hàng cho nên người tiêu dùng có xu hướng
tìm kiếm và so sánh nhiều nơi khác nhau để chọn được món ăn theo đúng mong
muốn.….
7
 Hàng hoá bổ sung: Khi những món ăn kèm được hạ giá, NTD sẽ có xu hướng mua
nhiều hơn. Vd: KFC - Pepsi,
d) Số lượng người tiêu dùng
 Đối với các khu vực thành phố lớn, đông dân cư: quy mô thị trường rộng, số lượng
NTD lớn => nhu cầu đặt đồ ăn trực tuyến tăng.
 Đối với các khu vực nông thôn: hầu hết dịch vụ đặt đồ ăn không được áp dụng,
quy mô nhỏ nên nhu cầu sử dụng dịch vụ giảm

e) Các nhân tố khác


 Thời tiết: Theo khảo sát của Bamboo về lý do mn giao đồ ăn trực tuyến, có 25% lý
do đưa ra là do thời tiết xấu
 Ảnh hưởng văn hoá:
o Người sống ở thành phố thường được tiếp xúc với công nghệ sớm hơn, môi
trường sống năng động và hiện đại hơn nên nhu cầu sử dụng dịch vụ đặt đồ
ăn online sẽ cao hơn.
o Người sống ở nông thôn thường có ít cơ hội tiếp xúc với công nghệ, tập
quán cũng khá lạc hậu nên hầu hết không biết đến hoặc không có nhu cầu
sử dụng dịch vụ.
 Tầng lớp xã hội:
o Những người ở tầng lớp thượng lưu, lãnh đạo hay nông dân sẽ chiếm phần
ít cầu của dịch vụ
o Các tầng lớp trung lưu, công - nhân viên chức hay học sinh - sinh viên sẽ là
nguồn nhân lực làm tăng cầu
 Thời gian giao hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
 Chương trình khuyến mãi: Điều khách hàng quan tâm nhất chính là các chương
trình khuyến mãi, mã giảm giá và chương trình marketing của các dịch vụ này,
thay vì tốc độ giao hàng. Theo phân tích từ Reputa, lý do chính làm khách hàng hài
lòng với dịch vụ là "Chương trình ưu đãi, khuyến mãi" (chiếm đến 84%).

III. Cung về thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung thị trường giao đồ ăn trực tuyến
 Giá yếu tố đầu vào:
o Cung sản phẩm: Giá cả thực phẩm: Sản phẩm cung cấp chính của thị trường
giao đồ ăn trực tuyến chính là món ăn, vậy nên giá cả thực phẩm chính là
nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến ngành này. Chi phí thực phẩm sẽ quyết
định giá bán ra của món ăn là cao hay thấp, mức giá này tác động rất lớn tới
thị trường giao đồ ăn trực tuyến, ảnh hưởng ít nhiều tới nguồn cung và sức
mua bán.

8
o Cung dịch vụ: Giá xăng Một nhân tố nữa khi nói tới giá yếu tố đầu vào là
giá xăng. Dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến sẽ giao món khách hàng đặt tới tận
nhà, vậy nên nhiên liệu để di chuyển là một yếu tố không thể không bàn tới.
Giá dịch vụ có thể sẽ bị đẩy lên cao hơn khi giá xăng tăng, gây khó khăn
cho các nhà hàng và tài xế dịch vụ, đồng thời cũng làm người mua do dự
hơn khi quyết định sự dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến.
 Số lượng người bán: Nguồn cung từ các nhà hàng, quán ăn,... đa dạng dồi dào: Các
nhà cung cấp thực phẩm cho thị trường giao đồ ăn trực tuyến vô cùng đa dạng, từ
đồ ăn thức uống, giá thành cho tới việc đa dạng trong khoảng cách địa lý, điều này
dẫn tới nguồn cung vô cùng dồi dào, các ông lớn trong thị trường giao đồ ăn nhanh
sẽ thu được rất nhiều nguồn cung khác nhau, hấp dẫn người tiêu dùng và giúp họ
có nhiều lựa chọn tối ưu nhất.
 Chính sách của chính phủ: có nhiều chính sách hỗ trợ , đặc biệt là trong thời kì
dịch bệnh vừa qua.
VD: Theo điều 10, nghị quyết 68/NQ-CP của chính phủ về việc hỗ trợ
người LD và người sử dụng lao động có đề cập tới việc hỗ trợ hộ kinh
doanh như sau:
“Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt
động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm
2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được ngân sách nhà nước hỗ
trợ một lần 3.000.000 đồng/hộ.”
Chính sách này đã giúp đỡ các chủ nhà hàng, quán ăn rất nhiều trong việc
duy trì hoạt động sản xuất, đồng thời việc tạm dừng buôn bán trực tiếp tại
cửa hàng đã tạo ra động lực rất lớn để phát triển thị trường giao đồ ăn trực
tuyến.
 Công nghệ sản xuất:
o Công nghệ chế biến thực phẩm ngày nay được cải tiến rất nhiều, ngày nay
người tiêu dùng khá ưa chuộng việc mua thực phẩm đã sơ chế về để chế
biến theo khẩu vị. Nhờ công nghệ chế biến được cải tiến, sản phẩm đưa ra
thị trường cũng dồi dào, đa dạng hơn.
o Thực phẩm chế biến sẵn cũng được bảo quản theo những cách tốt hơn, hiện
đại hơn để giữ được độ tươi ngon nhất của món ăn dù phải vận chuyển
đường dài. Điều này khiến cho các nhà hàng, quán ăn sẵn sàng đầu tư nhiều
hơn vào thị trường giao đồ ăn trực tuyến.
o Bên phía nhà cung cấp dịch vụ: Những app đặt đồ ăn hiện đại được ra đời
với giao diện thân thiện, dễ dàng thao tác, đặt đồ ăn nhanh và tiện lợi thay vì
mất thời gian đi mua và chế biến, cùng với đó là những voucher giảm giá
hấp dẫn, vv.... Có rất nhiều những nhà cung cấp dịch vụ đa dạng để người
tiêu dùng có thể đưa ra lựa chọn yêu thích nhất.
2. Số lượng, quy mô, thị phần của các doanh nghiệp trong ngành
 Số lượng: Rất nhiều, có 2 loại nhà cung cấp chính:

9
o Thứ nhất là các nhà cung cấp thực phẩm đồng thời cung cấp dịch vụ giao đồ ăn
trực tuyến như Pizza Hut, McDonald's, KFC, The Coffee House,...đối tượng
này chỉ giao những thực phẩm do chính mình cung cấp.
o Thứ hai là các nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trực tuyên độc lập như Now,
Grab Food, Beamin,...đối tượng này không tạo ra thực phẩm mà chi cung cấp
dịch vụ giao đồ ăn cho nhiều nhà hàng khác nhau.
 Quy mô: thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến đang có sự tăng trưởng mạnh
mẽ với sự tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp
o Theo ước tính của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International,
thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam có giá trị quy mô 33 triệu USD
trong năm 2018, dự kiến sẽ đạt quy mô khoảng 38 triệu USD vào năm 2020 và
duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới.
o Còn theo Công ty nghiên cứu thị trường Kantar TNS, doanh thu thị trường
giao thức ăn trực tuyến Việt Nam năm 2018 là 148 triệu USD và có tốc độ tăng
trưởng trung bình 28.5%/ năm. Dự kiến năm 2019, doanh số thị trường này sẽ
lên tới 207 triệu USD và năm 2023 ước tính có thể lên tới 449 triệu USD.
 Những năm vừa qua là những năm mà thị trường giao đồ ăn trực tuyến có sự
tăng trưởng mạnh mẽ nhất.
 Thị phần của các doanh nghiệp trong thị trường:
o Thị phần của Grabfood: Grab Food đứng đầu thị trường giao đồ ăn, có doanh
số khoảng 96 triệu USD (chiếm 65% thị phần) năm 2018 với tốc độ tăng
trưởng bình quân 197%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018. Theo khảo sắt của
Kantar TNS, GrabFood dang là ứng dụng gọi món phổ biến nhất tại 2 thành
phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, chiếm khoảng 68% đơn hàng.
o Thị phần của Nowfood: Đứng vị trí thứ hai, Now có doanh thu khoảng 11 triệu
USD (chiếm 7%) năm 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân 182%/năm trong
giai đoạn 2016 – 2018.
o Thị phần của BEAMIN: Baemin hiện là tên thương hiệu chiếm thị trường
nhiều thứ ba, với 21,95 %.
3. Giới thiệu sơ lược về 3 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành.

Hình 4: Những thương hiệu hàng đầu thị trường


10 Nguồn: Kantar TNS
GRABFOOD Theo khảo sát của Kantar TNS, GrabFood đang là ứng dụng gọi món phổ
biến nhất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, chiếm khoảng 68% đơn hàng.

Nguồn: Google Hình 5: Shipper GrabFood

NOW FOOD là đơn vị đi “tiên phong” và bắt đầu thử nghiệm việc
giao đồ ăn từ năm 2014, Now có được sự thành công và tăng trưởng nhanh nhờ dịch vụ
giao hàng mới mẻ và độc quyền tại thời điểm đó, cùng với kênh truyền thông tốt là
Foody.vn. Bên cạnh đó, dịch vụ với mức phí hợp lý và khoảng 20.000 cửa hàng cung cấp
đồ ăn, nước uống tham gia với nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn đã nhanh
chóng thu hút được người dùng. Giữa năm 2017, CEO của Foody từng chia sẻ Now có
gần 10.000 đơn hàng mỗi ngày. Now có doanh thu khoảng 11 triệu USD (chiếm 7%) năm
2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân 182%/năm trong giai đoạn 2016 - 2018.

BAEMIN – viết tắt của Baedal Minjeok thuộc tập đoàn Woowa Brothers Corp, vừa
chính thức gia nhập vào cuộc chiến giao hàng tại thị trường Việt Nam sau khi đã mua

Nguồn: Google
Hình 6: Ứng dụng Nowfood

lại thành công ứng dụng đặt đồ ăn Vietnammm đầu năm 2019. Tuy là lính mới tại
trường Việt nhưng Woowa Brothers được nhận định là một cái tên không hề tầm
thường khi hội tụ sức mạnh tài chính, công nghệ và bề dày kinh nghiệm 9 năm chinh
chiến tại Hàn Quốc. Với mục tiêu chiến lược vận hành như tại thị trường quê nhà, chú
11
trọng và quan tâm đến sở thích của khách hàng cùng mong muốn phổ biến mạnh mẽ nền
ẩm thực Hàn đến với bạn bè quốc tế.

Mặc dù thừa hưởng hoàn toàn từ Hàn Quốc, Baemin vẫn tạo ra những nét riêng
cho thị trường Việt từ màu sắc thương hiệu đến biểu tượng “mèo mập”. Để thu hút
người dùng ban đầu, Baemin đã mạnh tay giảm đến 70% cho đơn hàng đầu tiên và những
chính sách đãi ngộ dành cho các đối tác vận chuyển mới trong thời gian dài sắp tới đây.

Hình 7: Ứng dụng BEAMIN Nguồn: Google

IV. Chiến lực cạnh tranh của BEAMIN


1.Khái quát quá trình hình thành và phát triển
BAEMIN là một trong những ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến phổ biến nhất hiện nay tại
các thành phố. BAEMIN (viết tắt của Baedal Minjeok) là một công ty dịch vụ giao đồ ăn
thuộc sở hữu của Woowa Brothers Corp có trụ sở tại Seoul. Baemin đã mua lại
Vietnammm.com vào đầu năm 2019 để tăng tốc độ phủ sóng của nó. Với sứ mệnh “giúp
mọi người ăn ngon mọi lúc mọi nơi”, ứng dụng BAEMIN xanh bạc hà chính thức ra mắt
thị trường Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5 năm 2019. Sau 1 năm hoạt
động tại TP.HCM, tháng 6/2020, Baemin Bắc tiến đổ bộ vào thị trường Hà Nội, sau đó
mở rộng dần ra Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ và các thành phố lớn khác ...
Trên thực tế, ứng dụng giao đồ ăn đến từ Hàn Quốc này chỉ sau một thời gian ngắn
xuất hiện đã tạo nên cơn sốt đối với giới trẻ hiện nay. Chỉ trong vòng 2 năm, ứng dụng
giao đồ ăn của Hàn Quốc nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng Việt Nam
đặc biệt là giới trẻ thông qua các chiến lược độc đáo, các chương trình quảng bá sáng tạo
và sự chăm chút trong chất lượng dịch vụ. Chính điều này đã giúp BAEMIN từng trở
thành quán quân về mức độ hài lòng của khách hàng theo khảo sát vào cuối năm 2020 và
cũng từng là ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực ăn uống trên CH Play và App Store
(tính đến tháng 5/2021).

12
Hình 8: Ứng dụng BEAMIN trên AppStore và Ch Play Nguồn: Google

13
2.Các điểm mạnh và điểm yếu của BAEMIN so với các đối thủ cạnh tranh trong
ngành
Mặc dù xuất hiện tại Việt Nam khá muộn so với các đối thủ cạnh tranh khác nhưng
BAEMIN đã có lịch sử phát triển 10 năm tại Hàn Quốc – một trong những quốc gia có
ngành công nghiệp dịch vụ giao đồ ăn mạnh nhất châu Á. Nhờ có sự hậu thuẫn mạnh mẽ,
BAEMIN đã vào Việt Nam và chiếm được cảm tình của người dân Việt nhờ những ƯU
ĐIỂM sau:
+ Nhiều chương trình khuyến mãi: Rất nhiều chương trình khuyến mãi và trải đều liên tục
mọi thời điểm trong năm. BAEMIN luôn cập nhật nhiều deal giảm giá hàng ngày và
những sự kiện.
+ Giao diện bắt mắt và phù hợp với giới trẻ hiện nay: Từ màu áo xanh mint hút mắt, trẻ
trung tràn đầy sức sống, cho đến hình ảnh đại diện chú Mèo mập thân thiện đã gần như
"viral" khắp mọi nơi, thậm chí còn xuất hiện tại thang máy của Học viện Công nghệ bưu
chính viễn thông. Bên cạnh đó, câu từ dùng trong thông báo/ khuyến mãi của BAEMIN
đều rất thân thiện và dễ thương, gần gũi với người Việt Nam.
+ Cập nhật các quán và món ăn mới liên tục, có thể ghi chú: Các món ăn được phân loại
theo nhóm nên việc tìm kiếm theo nhu cầu, sở thích của người dùng đã trở nên rất dễ dàng
khi dùng BAEMIN, ngoài ra, BAEMIN còn có thể ghi chú về món ăn cho nhà hàng, hoặc
ghi chú về địa chỉ giao cho tài xế.
+ Tài xế thân thiện, lịch sự: Shipper tại BAEMIN được đào tạo quy trình, bài bản, được
nhận xét là thân thiện, nhiệt tình hơn các shipper của các đối thủ cạnh tranh nên đây cũng
là yếu tố quan trọng giúp BAEMIN chiếm được cảm tình của khách hàng.
+ Phí ship ổn phải chăng và không quá biến động theo thời gian giao.
+ Tính năng đặt món trên app cũng khá dễ dàng, không phức tạp.
Tuy nhận được nhiều sự tín nghiệm của người dùng, nhưng BAEMIN vẫn có nhiều
HẠN CHẾ cần khắc phục trong tương lai:
+ Độ phủ sóng chưa tốt: Như đã nói ở trên, BAEMIN vẫn được coi là “lính mới” trong thị
trường giao đồ ăn trực tuyến nên chưa có nhiều nhà hàng bởi độ phủ sóng của BAEMIN ở
thị trường Việt Nam vẫn chưa quá phổ biến như nhiều đối thủ cạnh tranh khác.
+ Không có phần đánh giá Sao cho nhà hàng: BAEMIN có nhược điểm là không thể đánh
giá sao hay thang điểm món ăn chưa được BAEMIN cập nhật mà thay vào đó là đánh giá
thích hoặc không thích. Điều này khiến người dùng băn khoăn nhiều hơn trước khi click
đặt món ăn.
+ Chưa có nhiều dữ liệu của các quán: Thông tin các món ăn còn sơ sài hơn các ứng dụng
khác, bên cạnh đó đôi khi còn có những bất cẩn như giao món bị thiếu, có trường hợp còn
bị nhầm đơn.
+ Chatbox còn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ được khách hàng: Khi khách hàng có nhu cầu
chỉnh sửa đơn hàng, hay khi nhà hàng đã đóng và không thể oder được thì đây là hạn chế
rất lớn của BAEMIN vì không có phần chatbox để nhanh chóng liên hệ và xử lí.

14
3.Phân tích chiến lược cạnh tranh bằng giá và chiến lược cạnh tranh phi giá của
doanh nghiệp BAEMIN.

a. Chiến lược cạnh tranh bằng giá

Hình 9: Một số voucher của BEAMIN Nguồn: Google

Với hướng tiếp cận thị trường một cách khôn khéo, Baemin đã có cú nhảy vọt và
nhanh chóng trở thành top những ứng dụng giao đồ ăn được yêu thích nhất trong thời gian
ngắn kể từ khi ra mắt. Không chỉ gây ấn tượng với lối truyền thông thân thiện và gần gũi,
Baemin còn chiêu đãi người dùng với hàng loạt những mã giảm giá, freeship hấp dẫn với
giá trị hấp dẫn lên đến 50%. Thêm vào đó, khách hàng còn có thể nhận voucher, ưu đãi từ
Baemin khi đạt đủ số lượng đơn hàng thành công được quy định tùy theo chương trình
trong khoảng thời gian nhất định. Trong lĩnh vực giao đồ ăn, giá là một yếu tố quan trọng.
Sau khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và mức độ chấp nhận của thị trường Baemin đưa ra
mức giá như sau:
- Phí giao hàng: Tùy theo bán kính khu vực
- Khoảng cách di chuyển dưới 3KM: đồng giá 15.000đ/ đơn hàng.
- Khoảng cách di chuyển từ 3KM trở lên: 15.000đ + 5.000đ cho mỗi KM tiếp theo.
- Phí dịch vụ: 4.000đ/đơn (tăng 2.000đ so với kì trước)
- Phí đơn hàng tối thiểu : 3.000đ/đơn
Baemin cũng có động thái rất khác biệt so với hai ông lớn đó là GrabFood và
NowFood, khi khách hàng đặt đơn với giá trị nhỏ hơn 50.000đ, họ vẫn được sử dụng mã
miễn phí vận chuyển (nếu có). Điều này là không thể nhất là ở ứng dụng ShopeeFood khi
mà khách hàng chỉ được áp dụng miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 50.000đ trở lên.
Điều này sẽ gây khó chịu với các khách hàng chỉ có nhu cầu đặt món có giá trị thấp hoặc
số lượng ít.
Yếu tố giá cả luôn đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua
sắm của người tiêu dùng. Phân khúc thị trường của Baemin tập trung vào nhóm khách
hàng mục tiêu chủ yếu là dân văn phòng trẻ trung, Baemin không ồ ạt tung ra các đợt
giảm giá như những “anh lớn” khác. Có thể thấy, nhờ việc hoạt động “đánh chiếm từng

15
quận một” mà chiến lược giá của Baemin cực kỳ hấp dẫn với hầu hết khách hàng, hãng đã
có thêm một lượng lớn khách hàng quan tâm và sử dụng thường xuyên.
b. Chiến lược cạnh tranh phi giá
Cạnh tranh phi giá cả (Non-price Competition) là việc áp dụng bất kỳ chính sách cạnh
tranh nào ngoại trừ chính sách giảm giá, nhằm mục đích lôi kéo những khách hàng mới từ
đối thủ của mình. Những hình thức cạnh tranh phi giá cả thường hay được nhắc đến như
quảng cáo, marketing và đổi mới sản phẩm.
BAEMIN dù gia nhập thị trường muộn nhưng với những chiến lược Marketing hiệu
quả như: chiến thuật “đánh chiếm từng cụm”, sử dụng Influencer Marketing, chú trọng
phần nhìn với bộ nhận diện thương hiệu thu hút, áp dụng đúng Music Marketing hay
quảng cáo ngoài trời OOH độc đáo. Cụ thể như:
Theo khu vực địa lý

Hình 10: Quán ngon quận mình Nguồn: Beamin.vn

Chiến lược marketing “Quán Ngon Quận Mình”, với thông điệp: tập hợp các quán ngon
trong quận, tập trung giao hàng nhanh trong khu vực đó.

Theo đối tượng khách hàng

16
“Thử chút Healthy” dành cho người ăn chay, người tập gym… hay bộ sưu tập “Ngọt”
chuyên về các món bánh ngọt, kem… là chiến lược tập trung phát triển theo những bộ sưu
tập món ăn (food collection) để phù hợp với những đối tượng người tiêu dùng riêng biệt.
Kết hợp Influencers/ KOL

Hình 11: Bộ sưu tập "Ngọt" Nguồn: Beamin.vn

Hình 12: BEAMIN kết hợp với Trấn Thành Nguồn: Beamin.vn

Ngay từ chiến dịch đầu tiên “Quán Ngon Quận Mình”, BAEMIN đã kết hợp với Trấn
Thành cùng video “Phụ nữ nên yêu an toàn hay yêu thú vị?”.

Hay chiến dịch “Ăn Ở Nhà Cũng Ngon” cũng hashtag #AnOnhaCungNgon được
BAEMIN cho ra mắt trong bối cảnh Việt Nam bước vào đợt giãn cách xã hội đầu tiên hồi
tháng 4/2020.

Hình 13: Chiến dịch #anonhacungngon Nguồn: Google

17
Trong chiến dịch “Thử chút Healthy”, BAEMIN lại lựa chọn những KOLs như Châu Bùi,
Helly Tống, Emmi Hoàng và Hana Giang Anh và cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực

BAEMIN còn kết hợp khéo léo với các ca sĩ, nhạc sĩ, rapper như Amee,
Karik, JustaTee hay Rhymastic để cho ra mắt những sản phẩm âm nhạc “em bé” nhằm
giới thiệu về các sản phẩm của mình.

Nguồn: Beamin.vn
Hình 15: BEAMIN tài trợ MV "em bé"

Content bắt trend, hợp GenZ


Những cụm từ và chủ đề thân thuộc của GenZ Việt luôn được đội ngũ của BAEMIN
sử dụng một cách dễ thương, sáng tạo như 12 cung hoàng đạo, Cá Tháng Tư, ngày

18
Halloween, tháng Cô hồn, Ngày 20/11, Black Friday hay “mãi bên nhau bạn nhé,” nghe
vũ trụ mách bảo” …

Music Marketing

Nguồn: Beamin.vn

Hình 17: MV Em bé – Amee x Karik x Baemin

Quảng cáo ngoài trời OOH.

19
Nguồn: Google
Hình 18: Biển quảng cáo OOH
Hướng tới nhóm khách hàng trẻ tuổi và thường xuyên online trên mạng xã hội, nhưng
BAEMIN cũng không bỏ rơi quảng cáo ngoài trời OOH. Cụ thể, với mỗi một quận của
Hà Nội, Sài Gòn, BAEMIN sẽ có một dòng thông điệp riêng, và nhắc tên quận đó trên
bảng quảng cáo, đây là một bước đi trong chiến lược marketing “bản địa hóa” của
BAEMIN.

4.Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
BAEMIN.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, “giữ chân khách hàng”, ta có thể đề xuất 2 chiến
lược giá như:
+ Chiến lược giá combo: Một số doanh nghiệp có thể kết hợp các sản phẩm/ dịch vụ
lại với nhau để bán theo dạng combo (gói), với mức giá thấp hơn tổng giá niêm yết
của các sản phẩm nằm trong combo.
+ Chiến lược giá khuyến mãi: có nhiều doanh nghiệp giảm giá mạnh đối với một số
mặt hàng trong một khoảng thời gian ngắn trong một dịp nào đó (sự kiện, lễ, tết…) để
đẩy mạnh doanh số. Các thời điểm giảm giá này thường được gọi là “flash sales”.
BAEMIN đã “ra mắt” thị trường Việt một cách đầy “chiến lược” và “kiên trì” chiều
lòng nhóm khách hàng mục tiêu. Dù vẫn còn 1 số thiếu sót nhưng không thể phủ nhận
rằng càng ngày doanh nghiệp này càng thành công và gây ấn tượng đối với thị trường
Việt Nam.

PHẦN 3: KẾT LUẬN


Qua đây ta đã thấy được quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng của dịch vụ giao hàng
trực tuyến ở Việt Nam, tuy xuất hiện muộn hơn các nơi khác nhưng đây là nghành đem
lại doanh thu tương đối lớn và dự kiến còn tăng hơn nữa khi dựa vào nhu cầu của khách
hàng hiện nay cũng như nguồn cung dồi dào . Không thể phủ nhận những doanh nghiệp
20
khai thác mảng giao đồ ăn trực tuyến đều có nền tảng về vốn, công nghệ,...tuy nhiên trong
cuộc đua "đốt tiền", các hãng buộc phải "cân đo đong đếm" chọn các yếu tố chính để làm
thoả mãn nhu cầu người dùng cũng như số lượng người lao động. Do đó chúng ta cần
phải có thời gian để hoàn thiện về nhiều mặt trong nghành dịch vụ này

21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://vnbusiness.vn/viet-nam/giao-hang-truc-tuyen-co-trien-vong-sang-1076772.html
https://toanphatcorp.vn/tin-tuc/tong-quan-thi-truong-dat-do-an-truc-tuyen-va-cac-thuong-
hieu-top-dau-c150a1050.html
https://cafef.vn/nam-2019-bung-no-thi-truong-giao-do-an-truc-tuyen-
20190209164653046.chn
https://bnews.vn/thi-truong-giao-do-an-truc-tuyen-phat-trien-soi-dong/145979.html
https://marketingai.vn/chien-luoc-marketing-cua-baemin/
https://www.cukcuk.vn/14345/chien-luoc-marketing-cua-baemin/
https://amis.misa.vn/29383/chien-luoc-marketing-cua-baemin/?
utm_source=Google&utm_medium=organic
https://marketingai.vn/chien-dich-sinh-nhat-3-tuoi-cua-baemin/
https://cafef.vn/sang-tao-nhu-team-marketing-cua-baemin-dat-bien-quang-cao-de-cam-
on-nguoi-xem-quang-cao-baemin-khien-dan-mang-tram-tro-vi-qua-de-thuong-
20220511064435718.chn
https://duavang.net/chien-luoc-marketing-cua-baemin/
Nguyễn Thị Phương Trang-Thái độ của người tiêu dùng với giao đồ ăn trực tuyến- Đại
học mở Thành phố Hồ Chí Minh
ĐÁNH GIÁ NHÓM
STT Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá
1 Nguyễn Nhật Linh (NT) Nội dung, Slide A
2 Trần Thị Ngọc Ánh Nội dung, Thuyết trình A
3 Phạm Thị Mỹ Duyên Nội dung, Thuyết trình A
4 Trần Thị Thu Hiền Nội dung, Slide A
5 Nguyễn Quỳnh Mai Nội dung,Thuyết trình A
6 Lê Thị Hồng Nhung Nội dung, Slide A
7 Đào Doanh Thái Nội dung, Bản Word A
8 Hoàng Thị Minh Thư Nội dung, Thuyết trình A

You might also like