DV001 Nguyễn Khánh Linh 31221022783

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Em tên là: Nguyễn Khánh Linh

Lớp K48DV001

Câu trả lời của em là:

1. Phân tích những giá trị của Triết học Mác – Lênin trong thời đại ngày nay:

Phân tích giá trị của Triết học Mác Lênin thể hiện qua vị trí, chức năng và vai trò của Triết học Mác
lênin trong đời sống xã hội:

- Triết học Mác- lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con
người trong nhận thức và thực tiễn

Những nguyên lý và quy luật cơ bản của triết học MLN phản ứng những thuộc tính, mối liên hệ phổ
biến nhất của hiện thực khách quan. Vì vậy, nó có giá trị định hướng con người trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn của mình.

Để chứng minh vai trò này, em lấy 1 ví dụ. Chẳng hạn như một trong những vấn đề bức xúc hiện nay
mà bất cứ giai đoạn xã hội nào cũng đối mặt - vấn đề thái đọ với tôn giáo. ở VN, vấn đề tôn giáo đôi
khi đã được giải quyết bằng cách giản đơn, thiếu cơ sở khoa học mà không thấy hết độ phức tạp của
vấn đề. Như vậy, đứng trên lập trường của triết học, với những quan điểm khác nhau thì đi đến
những cách giải quyết vấn đề khác nhau.

- Triết học Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để
phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại phát triển mạnh mẽ

Vai trò của triết học Mác - Lênin ngày càng quan trọng trong thời đại cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại là sự cải biến về chất của các LLSX trên cơ sở tri thức khoa học.

Ví dụ: so với vài ba thập kỷ trước đây, có nhiều dấu hiệu và nhiều con số thống kê cho thấy, giới tự
nhiên tỏ ra ngày càng khắc nghiệt hơn với con người, dường như giới tự nhiên đang trả thù lại sự
lạm dụng, sự khai thác bừa bãi và sự tàn phá vô độ bằng kỹ thuật và những công cụ sản xuất hiện
đại nhất của con người đối với nó. Môi trường sống ngày một xấu đi, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên ngày một cạn kiệt, nguồn nước nuôi sống con người đang có nguy cơ trở thành nguyên nhân
của các cuộc xung đột giữa các quốc gia, các khu vực. Tiên đoán của C.Mác cách đây hơn một thế
kỷ rằng, chủ nghĩa tư bản đang huỷ hoại hai cơ sở tồn tại của chính nó là con người và giới tự nhiên
được thể hiện rõ trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay.

- Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở VN

- Triết học Mác - Lênin đối với cách mạng trên thế giới (CMT10 Nga, CMVN…)

- Sự nghiệp đổi mới toàn diện ở VN dựa trên cơ sở lý luận khoa học, trong đó hạt nhân là
phép biện chứng duy vật ( Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
của Đảng được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (năm 1991) đã khẳng định rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động”.)

- Là cơ sở, nền tảng cho việc đổi mới tư duy, nhận thức của con người (trong Đại hội lần thứ VI
của Đảng (năm 1986) đã đề ra chủ trương “đổi mới” một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội: “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận
thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng”).
Ngoài ra, e có thể viết thêm những cơ sở, quá trình phát triển hoặc tiền đề để làm sâu sắc hơn giá trị
của triết học Mác – Lênin.

2. Đặc điểm, tính chất của vật chất; nguồn gốc bản chất của ý thức.

+ Đặc điểm, tính chất của ý thức: vật chất không có sự tồn tại cảm tính, nghĩa là, cần phân biệt vật
chất với tính cách là một phạm trù của triết học, một sáng tạo của tư duy con người trong quá trình
phản ánh hiện thực với các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất. Mang đến quy chụp chính
xác nhất cho những tồn tại của vật chất. Nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra,
không mất đi. Nó tồn tại với các vận động theo thời gian và không gian. Do đó không thể đồng nhất
vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.

+ Nguồn gốc bản chất của ý thức:

 Nguồn gốc tự nhiên:


-ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải là mọi dạng vật chất mà chỉ là là
thuộc tính của mọi dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người.
-Ý thức không tự sinh ra trong bộ óc người mà là kết quả phản ánh sự tác động của thế giới
bên ngoài vào não bộ người. Bộ óc con người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc
chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
 Nguồn gốc xã hội:
- Ý thức ra đời cùng với quá trình hihf thành bộ óc người nhờ lao động, ngôn ngữ và những
quan hệ xã hội. Ngôn ngữ trực tiếp và quan trọng nhất quyết dịnh sự ra đời và phát triển
của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội.
- Trong quá trình lao động đã xuất hiện ngôn ngữ của con người.Ngôn ngữ là hệ thống tín
hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có hệ thống tín hiệu này thì ý thức không thể tồn
tại và thể hiện được. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là thể hiện trực hiện của tư
tưởng.

You might also like