File Manager

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN


- Tên học phần : TÂM LÝ Y HỌC – ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
- Tên học phần bằng tiếng Anh: Medical Psychology and Ethics
- Mã học phần : ĐD.017
- Tổng số tín chỉ :3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Thực tập LS: 0
- Tổng số giờ tín chỉ : 45 Lý thuyết: 45 Thực hành: 0 Thực tập LS: 0
- Thuộc chương trình đào tạo trình độ: Đại học, ngành Điều dưỡng
- Hình thức đào tạo : Chính quy
- Loại học phần : Bắt buộc
- Học phần tiên quyết : Không
- Học phần học trước : Không
- Học phần song hành : Không
- Học phần kế tiếp : Không
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Y đức – Khoa học hành vi - Trường
Đại học Phan Châu Trinh
2. MỤC TIÊU HỌC PHẦN/Course objectives (COs):
2.1. Mục tiêu chung
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tâm lý học nói
chung, tâm lý học y học nói riêng và sự thay đổi tâm lý người bệnh, các mô hình, kỹ
năng điều trị, chăm sóc tâm lý người bệnh phù hợp. Bên cạnh đó, học phần đề cập đến
những nguyên lý cơ bản của đạo đức y học trong thực hành nghề nghiệp, trách nhiệm
của người Thầy thuốc trong việc bảo vệ quyền của người bệnh khi điều trị, chăm sóc;
các bộ luật và quy định về đạo đức của người Thầy thuốc, những khó khăn về đạo đức
khi chăm sóc sức khoẻ, phản ứng đạo đức và vị trí của nó trong thực hành. Phân tích
mối liên hệ giữa đạo đức với y đức và những đặc trưng của đạo đức người cán bộ y tế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Kiến thức
1. Trình bày được những khái niệm cơ bản về tâm lý học và tâm lý y học và tầm
quan trọng của yếu tố tâm lý đối với sức khỏe và bệnh tật.
2. Mô tả các kỹ năng thể hiện sự đồng cảm, kỹ năng cơ bản trong tiếp xúc với
người bệnh.
3. Phân tích các đặc điểm tâm lý khác nhau của từng nhóm người bệnh, người
nhà người bênh, khách hàng và đồng nghiệp.

1
4. Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về đạo đức trong thực hành nghề
nghiệp và trách nhiệm của người cán bộ y tế trong việc bảo vệ quyền của người bệnh.
5. Tổng hợp nội dung bộ luật và quy định về đạo đức của nhân viên y tế.
6. Phân tích mối liên hệ giữa đạo đức với y đức và những đặc trưng của đạo đức
người cán bộ y tế Việt Nam.
2.2.2. Kỹ năng
1. Vận dụng kỹ năng thể hiện sự đồng cảm, kỹ năng giao tiếp linh hoạt, phù hợp
với tâm lý người bệnh để tư vấn, điều trị, chăm sóc người bệnh hiệu quả, an toàn.
2. Phát triển kỹ năng lập luận phân tích các tình huống thực tế về biến đổi tâm lý
người bệnh và cách thức tiếp xúc của cán bộ ý tế với người bệnh; đạo đức y học.
3. Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu thông qua tự tìm đọc, cập nhật các
văn bản pháp quy liên quan đến đạo đức y học.
2.2.3. Thái độ
1. Nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm và yêu cầu đạo đức của Người Thầy
thuốc khi điều trị, chăm sóc người bệnh.
2. Thái độ tôn trọng các quyền của người bệnh.
3. Tuân thủ các Luật quy định về đạo đức y học.
4. Tham gia tích cực chủ động vào giờ dạy - học.
3. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA MỖI BÀI TRONG HỌC PHẦN
PHẦN 1. TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ Y HỌC
Bài 1: Đại cương về tâm lý học và tâm lý y học
1. Trình bày được khái niệm và bản chất của hiện tượng tâm lý
2. Trình bày được đối tượng và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học y
học.
3. Trình bày được các nhiệm vụ của tâm lý y học
4. Trình bày được ý nghĩa của tâm lý y học đối với nhân viên y tế.
Bài 2: Tâm lý người bệnh
1. Trình bày được khái niệm về bệnh tật và những ảnh hưởng của bệnh tật
2. Phân tích được những thay đổi về nhận thức và phản ứng của người bệnh
3. Trình bày được những biểu hiện tâm lý chung khi bị bệnh, tâm lý của người
bệnh và áp dụng thực hành thái độ điều trị, chăm sóc, của người thầy thuốc phù hợp.

Bài 3: Tâm lý người thầy thuốc


1. Trình bày được các đặc điểm hoạt động của nghề y
2. Trình bày được một số phẩm chất nhân cách người thầy thuốc
3. Trình bày được sự hình thành và phát triển nhân cách của người thầy thuốc

2
Bài 4: Tâm lý bệnh học
1 . Xác định được mối quan hệ giữa tâm lý và bệnh lý
2. Trình bày được mối quan hệ tâm lý - thể chất, môi trường xã hội và bệnh lý
3. Trình bày được tâm lý học bệnh lý.
Bài 5: Stress tâm lý
1. Hiểu được khái niệm stress và hội chứng thích nghi chung
2. Trình bày được các yếu tố gây stress
3. Trình bày được nguyên nhân gây ra stress của nhân viên y tế.
4. Trình bày được hậu quả của stress
5. Trình bày được phương pháp phòng ngừa stress và áp dụng được bài tập thư
giãn
Bài 6: Một số mô hình về hành vi sức khỏe
1. Trình bày được một số mô hình giải thích về hành vi sức khỏe

2. Ứng dụng vào việc giải thích và can thiệp để thay đổi các hành vi sức khỏe
trong thực tế.
3. Trình bày được mô hình và các giai đoạn thay đổi.

PHẦN 2. ĐẠO ĐỨC Y HỌC


Bài 7: Khái niệm đạo đức và đạo đức nghề nghiệp
1. Trình bày được các khái niệm về đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp
2. Trình bày được các đặc điểm cơ bản của đạo đức y học
Bài 8: Những nội dung đặc trưng đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam và 12
điều y đức
1. Trình bày được 3 đặc trưng của bản chất đạo đức y học XHCN.
2. Trình bày được đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam
3. Trình bày được 12 điều y đức của người thầy thuốc Việt Nam
Bài 9: Giao tiếp của người thầy thuốc với người bệnh, người nhà người bệnh,
cộng đồng và đồng nghiệp
1. Ứng dụng được các khái niệm, cơ sở xã hội của giao tiếp để giao tiếp trong hoạt
động nghề nghiệp của người thầy thuốc.
2. Trình bày các yêu cầu giao tiếp giữa thầy thuốc và người bệnh

3
3. Trình bày các yêu cầu giao tiếp giữa thầy thuốc với người nhà bệnh nhân, cộng
đồng và đồng nghiệp.
Bài 10: Giao tiếp của người thầy thuốc với người bệnh, người nhà người bệnh,
cộng đồng và đồng nghiệp theo văn hoa Tâm Trí.
1. Trình bày được thế nào là văn hóa Tâm Trí
2. Trình bày được giá trị cốt lõi của văn hóa Tâm Trí
3. Trình bày được cách giao tiếp ứng xử giữa bản Bác sĩ với bác sĩ, bác sĩ với
nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên và với cấp trên, người bệnh theo văn
hóa Tâm trí.
Bài 11: Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học
1. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc đạo
đức trong nghiên cứu y sinh học
2. Trình bày được các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.

3. Áp dụng kiến thức đã học để phân tích một số tình huống về thỏa thuận tham
gia nghiên cứu, đánh giá lợi ích và nguy cơ, bí mật riêng tư trong đạo đức nghiên
cứu.
4. Phân tích các đặc điểm cần xem xét về đạo đức khi tiến hành nghiên cứu trên
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Bài 12: Các văn bản pháp quy liên quan đến đạo đức y học
1. Trình bày được những nội dung chính của các văn bản pháp quy liên quan đến
đạo đức y học của Việt Nam.
2. Liên hệ trách nhiệm của người Thầy thuốc trong công tác khám chữa bệnh dựa
trên các văn bản pháp quy hiện hành của Việt Nam.
4. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Hình thức tổ
chức dạy học
học phần Phương Hoạt
Nội dung cơ bản của bài học SV tự pháp động của
Lý nghiên giảng dạy sinh viên
thuyết cứu, tự
học
(1) (2) (3) (4) (5)

4
PHẦN 1. TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ Y HỌC
- Dạy học - Lắng
Bài 1: Đại cương về tâm lý học và dựa trên nghe
tâm lý y học năng lực - Thảo
1. Khái niệm chung về hiện tượng tâm - Dạy chủ luận,
lý động và học phân tích
2. Vị trí, đối tượng nghiên cứu tâm lý tích cực lấy vấn
y học người học đề/tình
làm trung huống
3. Nhiệm vụ của tâm lý y học 4 8
tâm theo
4. ý nghĩa tâm lý y học với hoạt động
- Thuyết nhóm
của nhân viên y tế hoặc cá
giảng
5. Phương pháp nghiên cứu tâm lý y
- Làm bài nhân
học
tập tình - Bài tập
huống, bài đóng vai
tập giải tình
quyết vấn huống
Bài 2: Tâm lý người bệnh đề
1. Khái niệm về bệnh tật - Hoạt động
nhóm
2. Ảnh hưởng của bệnh tâth
- Tăng
3. Quá trình nhận thức và phản ứng
cường năng
của người bệnh 4 8
lực tự học,
4. Tâm lý chung khi mắc bệnh
tự nghiên
5. Các yếu tố ảnh hưởng tâm lý người cứu của
bệnh sinh viên
6. Tìm hiểu nhân cách người bệnh
Bài 3: Tâm lý người thầy thuốc
1. Đặc điểm hoạt động của nghề y
2. Một số phẩm chất nhân cách người
thầy thuốc 4 8
3. Hình thành và phát triển nhân cách
người thầy thuốc
4. Phẩm chất của người thầy thuốc
Bài 4: Tâm lý học 3 6
1. Khái niệm
2. Mối quan hệ giữa tâm và thể

5
3. Tâm lý học bệnh lý
Bài 5: Sang chấn tinh thần (stress
tâm lý)
1. Khái niệm stress tâm lý
2. Nguyên nhân gây ra stress
3. Các yếu tố gây stress
4. Nguyên nhân gây stress của NV Y
tế 4 8
5. Các phản ứng tâm lý thường gặp khi
stress
6. Hậu quả của stress, Mối quan hệ
giữa stress và bệnh tật.
7. Phương pháp giúp đối đầu với
stress.
Bài 6: Một số mô hình về hành vi
sức khỏe
1. Đại cương
2. Mô hình niềm tin sức khỏe
3. Điểm kiểm soát sức khỏe 4 8
4. Lý thuyết hành vi được hoạch định
và lý thuyết về hành động có lý do
5. Mô hình TRIANDIS
6. Mô hình các giai đoạn thay đổi
PHẦN 2. ĐẠO ĐỨC Y HỌC
Bài 7: Khái niệm đạo đức và đạo 4 8 - Dạy học - Lắng
đức nghề nghiệp dựa trên nghe
1. Khái niệm về đạo đức xa hội năng lực - Thảo
2. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp - Dạy chủ luận,
và đạo đức y học động và phân tích
3. Bốn nguyên lý cơ bản của đạo đức y học tích vấn
học cực lấy đề/tình
người học huống
4. Vị trí tầm quan trọng của Y đức
làm trung theo
tâm nhóm
- Thuyết hoặc cá
giảng nhân

6
- Làm bài - Bài tập
tập tình đóng vai
huống, bài tình
tập giải huống
Bài 8: Những nội dung đặc trưng quyết vấn
đạo đức của người thầy thuốc Việt đề
- Hoạt
Nam và 12 điều y đức
động nhóm
1. Đặc trưng của đạo đức y học
4 8 - Tăng
XHCN cường
2. Đạo đức của người CBYT năng lực tự
3. Những quy định về y đức và 12 học, tự
nghiên cứu
điều y đức
của sinh
Bài 9: Giao tiếp của người thầy viên
thuốc với người bệnh, người nhà
người bệnh, cộng đồng và đồng
nghiệp
1. Khái niệm, phân loại quá trình
giao tiếp.
2. Kỹ năng giao tiếp.
4 8
3. Giao tiếp giữa người thầy thuốc
với người bệnh
4. Giao tiếp giữa người thầy thuốc
với người nhà người bệnh
5. Giao tiếp giữa người thầy thuốc
với cộng đồng
6. Giao tiếp với đồng nghiệp
Bài 10: Giao tiếp giữa người thầy 4 8
thuốc với người bệnh, đồng nghiệp,
cấp trên theo văn hóa Tâm Trí và
giá trị cốt lõi
1. Giới thiệu chung
2. Chặng đường hình thành văn hóa
Tâm Trí
3. Tầm quan trọng của văn hóa Tâm
Trí
4. Văn hóa Tâm Trí là gì?

7
5. Đặc trưng văn hóa ứng xử

Bài 11: Đạo đức trong nghiên cứu y


sinh học
1. Sự cần thiết về đạo đức trong
nghiên cứu khoa học về Y sinh học
- Khái niệm
- Lịch sử
2. Đạo đức trong nghiên cứu y sinh
3 6
học
- Luật Nuremberg 1946
- Những nguyên lý đạo đức
trong nghiên cúu y sinh học
theo Tuyên Ngôn Helsinki
1965 (cập nhật 2013)

Bài 12: Các văn bản pháp quy liên


quan đến đạo đức y học
1 Luật Khám chữa bệnh
2. QĐ 2088/BYT-QÐ ngày
06/11/1996 Quy định về Y đức.
3. QĐ 20/QĐ-HĐD ngày 10/9/2012 3 6
chuẩn đạo đức nghề Điều dưỡng Việt
Nam
4. QĐ 2151/QĐ-BYT ngày 4/6/2012
về xây dựng kế hoạch “Đổi mới phong
cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế
hướng tới hài lòng người bệnh”.
Tổng số 45 90
5. TÀI LIỆU HỌC TẬP
5.1. Tài liệu chính
1. Giáo trình Tâm lý học y học (2017), Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch.
2. American Nurses Association (2015). Guide to the Code of Ethics for nurses:
Interpretation and application. D. M. Fowler. Silver Spring, MD: Author.
5.2. Tài liệu tham khảo

8
3. Bộ y tế, QĐ 2088/BYT-QÐ ngày 06/11/1996 của Bộ Y tế v/v ban hành Quy
định về Y đức.
4. Bộ Y tế, Quyết định số 20/QĐ-HĐD, ngày 10/09/2012 của Hội Điều dưỡng
Việt Nam ban hành Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam.
Nguyễn Văn Nhận (2006), Tâm lý học y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế, QĐ 2151 /QĐ-BYT ngày 04 tháng 6 năm 2015 về phê duyệt kế hoạch
triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới
hài lòng người bệnh”.
6. Giao tiếp ứng xử theo văn hóa Tâm trí, quy chế hoạt động Tập đoàn Y khoa
Tâm Trí (2017).
7. Quốc Hội 12 (2009), Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày
23/11/2009.
8. Luật khám chữa bệnh sửa đổi bổ sung dự thảo 2021/QH15 dự thảo 3, ngày
07/12/2020.

9. Phạm Thị Minh Đức (2009), Tâm lý và Đạo đức y học: Dùng cho đào tạo Cử
nhân Điều dưỡng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
10. Phạm Văn Tuân (2013), Tài liệu giảng dạy môn kỹ năng giao tiếp, Trường
Đại học Trà Vinh.
5.3. Danh mục địa chỉ web hữu ích cho học phần
T
Nội dung tham khảo Link trang web Ngày cập nhật
T
1 Thư viện pháp luật https://thuvienphapluat.vn/ 2021
6. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC PHẦN
6.1. Đối với giảng viên
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm:
+ Dạy - học dựa trên giải quyết vấn đề, học theo chủ đề
+ Dạy - học dựa trên năng lực
+ Lấy người học làm trung tâm: cung cấp tài liệu, hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên
tăng cường tự học, tự nghiên cứu
+ Thuyết trình ngắn tích cực hóa học viên
+ Thảo luận, bài tập nhóm
+ Đóng vai tình huống
6.2. Đối với sinh viên
- Tự học, tự nghiên cứu tài liệu trước và sau mỗi buổi học.

9
- Làm việc độc lập và làm việc nhóm, đóng vai tình huống, chủ động đặt câu hỏi,
tăng cường tính tư duy phản biện.
- Nghiêm túc làm bài tập.
7. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC CỦA
GIẢNG VIÊN
- Sinh viên (SV) không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần và phải học bổ sung
để được thi lần sau khi vắng học trên 25% tổng số tiết lý thuyết theo quy định của học
phần.
- Sinh viên phải chuẩn bị bài trước khi lên lớp (đọc tài liệu bắt buộc và tài liệu
tham khảo, cập nhật thông tin mới từ những trang web chính thống hoặc thư viện).
- Tham gia phát biểu tích cực, phát huy tinh thần làm việc nhóm.
8. THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
- Khoa/Bộ môn: Các bài kiểm tra đánh giá bộ phận, điểm thi kết thúc học phần
được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.
- Phòng Đào tạo sẽ quy đổi điểm tổng kết học phần sang thang điểm chữ và
thang điểm 4 để phục vụ cho việc xếp loại trung bình học kỳ, trung bình tích lũy và xét
học kỳ.
9. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP HỌC PHẦN
9.1. Điểm đánh giá bộ phận: Có trọng số 40%, bao gồm:
Trọng Số cột Thang
Điểm đánh giá Hình thức
số điểm đánh giá
Đánh giá chuyên cần, Điểm chuyên cần và đóng góp
5% 1 RUBRIC 1
tham gia trên lớp tại lớp
Đánh giá bài tập nhóm/cá RUBRIC 2
Tự học, tự nghiên cứu 5% 1
nhân/thuyết trình RUBRIC 3
Kiểm tra hoạt động đóng vai RUBRIC 4
Kiểm tra quá trình 30% 1 tình huống
Kiểm tra giải quyết tình huống RUBRIC 8
9.2. Điểm thi kết thúc học phần: Có trọng số 60%, bao gồm:
Trọng Số cột Thang
Điểm đánh giá Hình thức
số điểm đánh giá
Đánh giá viết RUBRIC 8
Kết thúc học phần 60% 1
Đánh giá kiểm tra trắc nghiệm RUBRIC 9

10
10. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY
Giảng viên 1
- Học hàm, học vị : ThS Phạm Thị Kiên
- Chức năng :
- Địa chỉ liên hệ : 09 Nguyễn Xuân Thiều, Điện Ngọc Quảng Nam
- Điện thoại : 0905516139
- Email : kien.pt@pctu.edu.vn
- Hướng nghiên cứu chính : Tâm lý y học và đạo đức y học

* Ngày phê duyệt: ……………………………………

HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA BIÊN SOẠN


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

11

You might also like