Giáo Trình Quản Lý NN Về Văn Hóa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 68

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT


TẬP BÀI GIẢNG

HỌC PHẦN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ


VĂN HÓA
(2 tín chỉ)

BIÊN SOẠN: GVC.TS. Trương Đức Cường

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022

1
Mã học phần: DQL09
Học phần: Quản lý nhà nước về văn hóa
1. Tên học phần: Quản lý nhà nước về văn hóa
2. Số tín chỉ: 3
3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật
4. Mô tả học phần:
Học phần quản lý nhà nước về văn hóa sẽ trang bị cho sinh viên
những kiến thức cơ bản về lý luận quản lý nhà nước về văn hóa như: chủ
thể, đối tượng, mục tiêu, đặc điểm, nội dung, phương pháp quản lý và những
vấn đề cơ bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa làm nên đời sống đời
sống văn hóa.
5. Mục tiêu học phần:
* Về kiến thức
Giúp sinh viên hiểu được:
- Kiến thức cơ bản nhất về quản lý và quản lý nhà nước về văn hóa;
- Xác định, phân tích, đánh giá được các yếu tố liên quan đến nội
dung quản lý nhà nước về văn hóa;
- Phân loại được đối tượng quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa;
- Hiểu được các quan điểm quản lý, nguyên tắc quản lý văn hóa Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay;
- Biết được các hình thức và phương pháp quản lý nhà nước về văn
hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
* Về kĩ năng
Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng thực hiện được một số kỹ
năng cơ bản như: dự thảo một số qui định, quyết định; điều hành tổ chức hội
họp; sử dụng các phương tiện kỹ thuật để điều khiển bộ máy; áp dụng các
văn bản luật trong quản lý nhà nước về văn hóa, đồng thời nắm chắc các
phương pháp quản lý để giải quyết các tình huống sẽ này sinh trong hoạt
động thực tế.
* Về thái độ
Giúp sinh viên có thái độ nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu về lĩnh
vực quản lý và quản lý nhà nước về văn hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
Giúp hình thành kỹ năng quản lý và mong muốn học tập, rèn luyện để
nâng cao trình độ quản lý từ những công việc cụ thể đến quản lý một số hoạt
động, nhằm phát huy khả năng độc lập sáng tạo.
6. Nội dung học phần:
6.1 Phân chia thời gian thực hiện:

2
Tổng Phân theo tiết
Stt Tên chương số Lý Thảo Thực Tham
tiết thuyết luận hành quan
Chương 1: Những vấn đề
1 chung về quản lý nhà nước về 20 15 05
văn hóa
Chương 2: Nội dung, hình
2 thức, phương pháp Quản lý 25 20 05
nhà nước về văn hóa
Tổng cộng 45 35 05 05

6.2 Nội dung chi tiết học phần

Chương 1 Những vấn đề chung về quản lý nhà nước về văn hóa


1. Một số khái niệm
1.1 Khái niệm quản lý
1.2 Khái niệm quản lý văn hóa
1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa
2. Quan điểm quản lý văn hóa
2.1 Lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực mang tính đặc thù yêu cầu phải có lãnh đạo
và quản lý của nhà nước
2.2 Quan điểm quản lý văn hóa trong điều kiện thực tế ở Việt nam
3. Một số biện pháp quản lý nhà nước về văn hóa khác
3.1 Nguyên tắc
3.2 Các nguyên tắc quản lý văn hóa

Chương 2 Nội dung, hình thức, phương pháp QLNN về văn hóa
1. Chủ thể, đối tượng quản lý nhà nước về văn hóa
1.1 Chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa
1.2 Đối tượng quản lý nhà nước về văn hóa
2. Mục tiêu, đặc điểm quản lý nhà nước về văn hóa
2.1 Mục tiêu quản lý văn hóa
2.1 Đặc điểm quản lý nhà nước về văn hóa
3. Đầu tư cho hoạt động văn hóa
3.1 Đầu tư của nhà nước
3.2 Đầu tư bằng chương trình kế hoạch quốc gia về phát triển văn hoá
3
3.3 Đầu tư tài chính cho văn hoá
3.4 Đầu tư khác
4. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa
4.1 Xây dựng, ban hành các chính sách và văn bản pháp luật về văn hoá
4.2 Hoạt động tổ chức thực hiện của bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước
về văn hoá
4.3 Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hoá
5. Hình thức và phương pháp quản lý
5.1 Hình thức quản lý nhà nước về văn hóa
5.2 Phương pháp quản lý
5.3 Các phương pháp quản lý nhà nước về văn hóa
7. Điều kiện tiên quyết: Học sau học phần Khoa học quản lý
8. Tài liệu học tập:
- Sách, giáo trình chính:
1. Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (2011), Giáo trình quản lý văn hóa
Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Hữu Hải (2014), Quản lý học đại cương, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
- Tài liệu tham khảo khác:
1. Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lý, Nxb Đại học Sư
Phạm, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012),
Giáo trình Quản lý học, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. Harold Koontz (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tâm lý học xã hội
trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, Nxb Lý luận chính trị.
5. Nguyễn Tri Nguyên (2004), Những bài giảng về Quản lý văn hóa
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
9. Đánh giá học phần:
- Điểm đánh giá trong quá trình dạy học phần, trọng số 40%.
+ Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập (5%): Phần tự
học, tự nghiên cứu (hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao
cho cá nhân; bài tập nhóm…);
4
+ Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận (5%): Hoạt
động theo nhóm.

+ Điểm đánh giá phần thực hành.


+ Điểm chuyên cần (10%): Dự lớp tối thiểu 80% số tiết giảng.
+ Điểm thi giữa học phần (20%): Báo cáo, thuyết trình bài tập nhóm.
+ Điểm tiểu luận.
- Thi kết thúc học phần, trọng số 60%.
+ Hình thức thi: Vấn đáp
+ Số lần thi: 01
10. Thang điểm: 10.
11. Hướng dẫn tự học và các hình thức đánh giá học phần:
11.1 Hướng dẫn tự học và làm bài tập
- Thời gian: tối thiểu 60 tiết
- Nội dung:
+ Sinh viên tìm hiểu khái niệm, chủ thể quản lý, đối tượng trong “Quản
lý nhà nước là gì? Quản lý nhà nước về văn hóa là gì”.
+ Đặc điểm của quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa.
+ Các nguyên tắc trong quản lý nhà nước về văn hóa.
+ Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa.
+ Các hình thức, phương pháp trong quản lý nhà nước về văn hóa.
+ Chủ thể tiến hành quản lý nhà nước về văn hóa.
+ Nội dung, hình thức, phương pháp quản lý nhà nước về văn hóa.
11.2 Hướng dẫn các hình thức đánh giá học phần
- Điểm đánh giá trong quá trình dạy học phần: 40% hoặc 04 điểm
+ Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập (01 điểm):
Hoàn thành tối thiểu 2 bài kiểm tra dưới hình thức viết, vấn đáp với nội dung
kiểm tra thực hành và làm bài tập.
+ Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận (0,5 điểm):
chuẩn bị bài tốt, lên lớp có tài liệu học tập và tích cực thảo luận.

5
+ Điểm chuyên cần (0,5 điểm): Lên lớp đủ 100% số tiết được
0,5 điểm, từ 75% đến dưới 100% số tiết được 0,25 điểm, dưới 75% số tiết
được 0 điểm.
+ Điểm thi giữa học phần (02 điểm): Báo cáo, thuyết trình bài tập
nhóm tính vào điểm giữa kỳ (tối thiểu 2 bài).
- Thi kết thúc học phần: 06 điểm
+ Hình thức thi: Vấn đáp hoặc tự luận
+ Số lần thi: 01
- Nội dung thi kết thúc học phần:
Tất cả những kiến thức được học và tự nghiên cứu của người học.
- Cách thức tính điểm:
+ Công thức:
(ĐQT x 4) + (ĐTHP x 6)
ĐHP =
10
trong đó: ĐHP là điểm học phần
ĐQT là điểm quá trình
ĐTHP là điểm thi kết thúc học phần
+ Thang điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên, điểm thi kết thúc học phần
được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10); riêng điểm trung bình các điểm
kiểm tra thường xuyên, điểm học phần được làm tròn đến số thập phân thứ
nhất.

6
II. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Chương 1 Những vấn đề chung về quản lý nhà nước về văn hóa
1. Một số khái niệm
1.1 Khái niệm quản lý
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý dưới đây là một số khái
niệm cơ bản:
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người.
Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục
tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là cá nhân riêng lẻ, thì cách quản
lý đã là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân.
C.Marx đã từng coi việc xuất hiện của quản lý như một dạng đặc thù
của con người được gắn liền với sự quan tâm và hợp tác lao động, như là kết
quả tất yếu của sự chuyển nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập
với nhau thành một quá trình lao động xã hội được phối hợp lại. C.Marx
viết: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành
trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều
hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh
từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan
độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn
một dàn nhạc thì cần phải nhạc trưởng". Điều đó chứng tỏ việc quản lý là
thiết yếu trong mọi sự hợp tác có tổ chức cũng như mọi cấp độ của tổ chức
trong một cơ sở. Trong quá trình hình thành và phát triển của lý luận quản
lý, khái niệm quản lý đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài đưa ra dưới
nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu như: Frederich Wiliam Taylor (1856 –
1915), Mỹ; Henri Fayol (1841 -1925), Pháp; Max Weber (1864 – 1920),
Đức... đều đã khảng định:
Frederich Wiliam Taylor (1911) cho rằng: quản lý là biết chính xác
điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc
một cách tốt nhất và rẻ nhất.
Harold Koontz và Cyril O Donnell, Heinz Weihrich (1992) định
nghĩa: Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào con người quan trọng hơn là
công việc quản lý, bởi vị mọi nhà quản lý ở mọi cấp độ và ở trong mọi cơ sở
đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế duy trì một môi trường mà trong đó
các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm
vụ và các mục tiêu đã định và quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm
bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích
của nhóm (tổ chức).
Peter Druker (1999) trong tác phẩm "Những thử thách quản lý đối với
thế kỷ 21" nhận định: quản lý là một thực thể, một cơ quan chức năng cụ thể
và phân biệt rõ ràng của bất kỳ tổ chức nào, dù đó là đơn vị sản xuất, kinh
7
doanh, cơ quan chính phủ, trường học bênh viện hay nhà hát. Theo ông phải
thực hành những nguyên tắc sau để đảm bảo đúng tinh thần xuyên suốt của
quản lý: phải có yêu cầu cao về kết quả công việc, không chấp nhận kết quả
kém hay tầm thường, chế độ thưởng phải dựa vào hết quả công việc.
James Stiner và Stephen Robbins đưa ra luận cứ: "quản lý là tiến trình
hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành
viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm
đạt được mục tiêu đã đề ra".
Trong nước cũng có rất nhiều nhà khoa học, khi nghiên cứu về bản
chất của quản lý đã đưa ra những định nghĩa:
Đặng Quốc Bảo: "Quản lý gồm hai quá trình tích hợp nhau, quá trình
"quản" gồm sự coi sóc giữ gìn để duy trì tổ chức ở trạng thái ổn định quá
trình "lý".
Theo Đặng Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Quản lý là quá trình
đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch
hóa, chỉ đạo và kiểm tra".
Hà Sỹ Hồ: "Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức
lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về thực trạng
của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được
ổn đinh và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định.
- Theo Hà Xuân Trường: Lãnh đạo là định ra đường lối, hoạch định chính
sách và kiểm tra việc thực hiện đường lối và chính sách đó. Quản lý là chỉ
đạo bằng thể chế, cơ chế và các biện pháp cụ thể làm sao đảm bảo thực hiện
được đường lối và các chính sách đã đề ra.
Như vậy có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có định hướng, có
chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm
cho tổ chức vận động đạt được mục tiêu đã đề ra. Hay nói một cách khác
quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các
chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
1.2 Quản lý văn hóa
* Khái niệm văn hóa
Khái niệm văn hóa: trên thế giới người ta thu thập được hơn 200 định
nghĩa về văn hóa. Dù định nghĩa rộng hay hẹp, hoặc được hiểu theo cách này
hay cách khác thì văn hóa vẫn là một hiện thực và phát triển ở ngay trong
bản thân sự tồn tại và phát triển của loài người.
Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Hệ
thống lý thuyết về văn hóa cũng vô cùng đa dạng với nhiều trường phái và
học thuyết khác nhau

8
Nhà nhân học Anh, E.B Tylor (Anh), định nghĩa về văn hóa như một
đối tượng nghiên cứu khoa học trong công trình "văn hóa nguyên thủy" xuất
bản tại London, năm 1871, cho rằng: văn hóa gồm tổng thể phức tạp, bao
gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả
những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội.
- Trường phái nhân học Mỹ gồm một loạt những khuynh hướng riêng
của phương pháp luận và hệ phương pháp độc lập (phái lịch sử) mà đại diện
là Boas, Kroeber, Uysler, Luy...; phái tâm lý học – dân tộc những tên tuổi
như: Cacdinơ, Benidic...với cách tiếp cận văn hóa cấu trúc - chức năng, sự
phục hồi chủ nghĩa tiến hóa, chủ nghĩa đa nguyên về phương pháp luận luôn
khảng định tính không phân chia của tri thức, tính thống nhất quan niệm
nghiên cứu về con người với tư cách một thực thể sinh học đồng thời là thực
thể văn hóa trên cơ sở dân tộc học là chính.
- Trường phái tiến hóa – văn hóa: chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa
mà Đarwin, hình thành từ năm 1960 do L.Watt khám phá. Các đại diện tiêu
biểu gồm: D.F Aberle, A.N. A dams, R. An derson, R. Cacneyro, G.E.Docun,
M.Harrison...nghiên cứu các hiện tượng văn hóa, các qui luật chung của tiến
trình lịch sử - văn hóa và sự đặc thù của văn hóa loài người. Trường phái
này, nhấn mạnh văn hóa cũng là một quá trình, theo đó, nó cũng tiến hóa
theo hướng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
- Trường phái "biên niên sử" hay "khoa học lịch sử mới" xuất hiện ở
Pháp vào giữa thế kỷ XX; khuynh hướng khoa học của nó được thể hiện rõ
xung quanh các tạp chí khoa học do M.Block và L.Pheblo sáng lập và xuất
bản như, Biên niên sử (1929 – 1939), biên niên sử về lịch sử xã hội (1941 –
1945) hay tạp chí không định kỳ "tuyển tập lịch sử - xã hội, kinh tế - xã hội,
văn minh" (1943 đến nay). Đặc điểm chính của trường phái này là thay thế
"lịch sử - trần thuật" cổ điển bằng "lịch sử - vấn đề"; là ý định thay thế "lịch
sử bộ phận" bằng "lịch sử toàn thể", tức là mô tả mối liên hệ có trong các
lĩnh vực xã hội, kinh tế văn hóa. Trường phái này tập trung làm rõ tính chỉnh
thể của toàn xã hội, vạch ra các cấu trúc sâu xa, tồn tại trong một khoảng
thời gian dài. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải thu hút các khoa học giáp ranh
như xã hội học, dân tộc học, địa lý học.
- Trường phái Amsterdam (Hà Lan) hình thành vào nửa đầu thế kỷ thứ
XX, các đại diện tiêu biểu như H.Nibure, T.SVandebey, I.Pherenphor...đặt
trọng tâm vào hình học hóa có so sánh lịch sử đối với các hiện tượng văn
hóa trong nghiên cứu dân tộc học. Do đó, nó xem xét tỉ mỉ các biến thể về
không gian, thời gian của các hiện tượng như chiến tranh, chế độ nô lệ, các
tín ngưỡng nguyên thủy.
- Trường phái nhân học – địa lý: được thành lập ở Đức dưới sự lãnh
đạo của nhà địa lý học Ratxen vào đầu thế kỷ XX, đặt mục tiêu nghiên cứu
các mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh, trong đó yếu tố

9
địa lý được coi là điểm xuất phát để giải thích và nghiên cứu khoa học. Xét ở
góc độ khoa học trường phái này chuyển từ chủ nghĩa tiến hóa sang lý luận
về các vòng tròn văn hóa. Những "ý niệm hình thức", "nguyên tắc tính liên
tục"...phản ánh cách tiếp cận vòng tròn văn hóa của trường phái này trên cơ
sở thuyết tiến hóa.
- Trường phái lịch sử tinh thần: xuất hiện tại Đức vào cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX, nó phát triển trên cơ sở trào lưu triết học đời sống của
Nitson, Dinthay...đặt nhiệm vụ nêu lên "lịch sử của tinh thần" với tư cách là
lịch sử các tư tưởng, các tâm trạng, các hình ảnh độc lập và cá biệt, các loại
hình thế giới quan nhân cách.
- Trường phái lịch sử - văn hóa: hình thành vào nửa đầu thế kỷ XX, tại
nhiều nước phương Tây. Xét về nhận thức khoa học, trương phái này dựa
vào học thuyết Kant mới và quan niệm của Dinthay phân định giữa "khoa
học tự nhiên" và khoa học tinh thần". Theo đó khoa học tự nhiên dựa vào
các phương pháp tìm qui luật và phổ quát hóa, trong khi đó, khoa học tinh
thần nhận thức con người với tư cách chủ thể tinh thần sáng tạo và những gì
nó sáng tạo ra trong lịch sử; để nhận thức được như vậy khoa học tinh thần
dựa vào phương pháp ghi ý và sự thấu hiểu.
Văn hóa học Mácsxít, đặc biệt là văn hóa học Xô Viết đã kế thừa
những quan điểm tiến bộ trong văn hóa học phương Tây vào các thập kỷ 60
- 80 của thế kỷ XX, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Các nhà khoa học thuộc trường phái này đã có nhiều công
trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về văn hóa với ba hướng tiếp cận chủ
yếu: một là hướng tiếp cận giá trị xem xét văn hóa như tổng thể những giá trị
vật chất và tinh thần đã và đang được con người sáng tạo ra khác với tự
nhiên; hai là hướng tiếp cận nhân cách xem văn hóa như một phạm trù, một
thuộc tính của nhân cách. Văn hóa hướng vào việc phát triển những năng lực
người, bộc lộ trình độ phát triển của con người; ba là hướng tiếp cận hoạt
động lại khẳng định hoạt động chứ không phải là những giá trị được coi là
yếu tố cơ bản của văn hóa [26, tr.20].
Ngoài những trường phái lý thuyết để khuôn định nội hàm khái niệm
văn hóa, chúng ta còn thấy nhiều cách giải thích khác nhau về khái niệm
này. Một trong những khái niệm thường được đề cập nhiều nhất ở nước ta là
khái niệm của Hồ Chí Minh: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loại người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa".

10
Năm 2003, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: "Văn hoá là
tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng
đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động đó hình thành
nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu, những yếu tố xác định
đặc tính riêng của dân tộc".
- Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử bằng lao động của mình trên cả 2 lĩnh vực sản xuất vật chất và
sản xuất tinh thần.
- Văn hóa thường được dùng với nghĩa hẹp hơn một lĩnh vực hoạt
động bên cạnh chính trị, kinh tế, xã hội. Với nghĩa này Hồ Chí Minh nói:
“Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến,
cùng phải coi trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”.
- Văn hóa còn được hiểu chủ yếu là văn hóa nghệ thuật xếp cạch giáo
dục, khoa học.
- Văn hóa được đề cập trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (BCH
TW ĐCSVN khóa 8) bao quát đời sống tinh thần xã hội nói chung, tập trung
vào lĩnh vực lớn: Tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, giáo dục
và khoa học, văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hóa với
thế giới, các thể chế và thiết chế văn hóa.
- Đời sống xã hội có 2 mặt vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền
tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời
sống xã hội và với tính cách như vậy, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Trong các lý thuyết phát triển: ưu thế ngày càng thuộc về quan niệm
coi mục tiêu phát triển phải là nâng cao chất lượng cuộc sống sao cho đảm
bảo, sao cho hài hòa.
- Giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
- Giữa mức sống cao với lối sống và nếp sống đẹp.
- Không chỉ cho số ít người mà cho đại đa số, cho toàn xã hội.
- Không chỉ cho hôm nay và cho cả mai sau.
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, để tránh sa đà
vào tranh luận về khái niệm trên, cần xác định văn hóa được hiểu theo hai
các như sau: văn hóa theo nghĩa rộng bao gồm 8 lĩnh vực (NQTW 5 năm
1998 của Đảng đã nêu) gồm có các lĩnh vực giáo dục, khoa học, tín ngưỡng
tôn giáo, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa nghệ thuật. Theo
nghĩa hẹp, văn hóa bao gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch gồm quản lý nhà nước về văn hóa, quản
lý sự nghiệp văn hóa (bao gồm cả lĩnh vực gia đình).
* Quản lý văn hóa:
11
Theo cách hiểu thông thường, quản lý văn hóa là công việc của Nhà
nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và
giám sát việc thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực văn
hóa, đồng thời nhằm phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng,
cả nước nói chung
Quản lý văn hóa là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức,
phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể,
các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản lý) đối
với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa) nhằm
đạt được mục tiêu mong muốn (bảo đảm văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, cải thiện chất lượng sống của người dân...).
Nói cách khác, Quản lý văn hóa là sự tác động của cá nhân, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, tổ chức chính trị xã hội đến với đời sống văn hóa và
hoạt động văn hóa nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến
đậm đà bản sắc dân tộc, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát
triển kinh tế xã hội.
Quản lý văn hóa bao gồm:
- Xác lập hệ quan điểm chủ đạo (hệ tư tưởng chính trị, kinh tế, xã hội,
đạo đức...), những nguyên tắc cơ bản xây dựng và phát triển văn hóa là cơ sở
của việc xác lập nội dung và phương thức quản lý văn hóa (trong các văn
kiện chính thức của Đảng, Hiến pháp, trong chiến lược phát triển văn hóa
của Chính phủ)
- Bộ máy tổ chức, cán bộ thực hiện chức năng quản lý văn hóa từ
Trung ương đến địa phương và theo các lĩnh vực.
- Cơ chế phối hợp liên ngành (Ban, Bộ, ngành, đoàn thể, cơ cấu dân
sự...)
- Hệ thống pháp luật (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị,
Văn bản hướng dẫn, Qui chế, Qui tắc, Qui định...)
- Hệ thống chính sách trên từng lĩnh vực (lối sống, nếp sống, văn học
– nghệ thuật, di sản văn hóa, văn hóa dân tộc...)và theo địa bàn lãnh thổ
(Trung ương – địa phương, đô thị - nông thôn, đồng bằng – miền núi, trong
nước – ngoài nước...). Cần lưu ý đến tầm quan trọng của các chính sách đầu
tư phát triển các nguồn lực (đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực)
và phương tiện cho văn hóa.
- Công tác giám sát kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
- Một xã hội có kỷ cương, có đạo đức phải là một xã hội có quản lý và
văn hóa phải được quản lý.
- Theo Hà Xuân Trường: “Cái văn hóa có thể quản lý được và cần
quản lý là đòi sống văn hóa và hoạt động văn hóa”.

12
- Để có quản lý đúng và có hiệu quả thì phải xác định được phạm vi,
hiểu đúng đối tượng, có quan điểm rõ ràng và phương thức đúng, phương
pháp phù hợp.
* Phạm vi quản lý văn hóa:
Bao trùm khái niệm rộng của văn hóa bao gồm: tư tưởng; đạo đức; lối
sống; phong tục tập quán; giáo dục và khoa học; văn học nghệ thuật; thông
tin đại chúng; giao lưu văn hóa với thế giới; các thể chế văn hóa và thiết chế
văn hóa; tôn giáo...
Theo Hà Xuân Trường: Tôn giáo là một hình thái văn hóa không chỉ
có vấn đề tâm linh, mà còn có những công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ
thuật tôn giáo, văn học tôn giáo. Những yếu tố thuộc phạm vi văn hóa mà
chúng ta phải quản lý.
Về giáo dục, bên cạnh hệ thống giáo dục trong nhà trường, có giáo
dục ngoài nhà trường
Tóm lại: Xét về phương diện thao tác thực hành, trong quản lý văn hóa nó
bao gồm: Quản lý nhà nước về văn hóa; quản lý sự nghiệp văn hóa sự tự
quản của nhân dân.
1.3. Cơ chế quản lý
1.3.1. Đảng lãnh đạo (bằng chủ trương, đường lối)
*Các chủ trương quan trọng của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa
Đảng ta xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất
nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế
và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Nói sâu sắc,
ngắn gọn như Bác Hồ là: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi"! Nền văn
hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần
của xã hội; kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng
thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của thế giới,
phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và
phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm
mỹ ngày càng cao.”
- Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
- Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp
tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới.
13
- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp
tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng
sản Việt Nam; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.
- Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình
mới.
- Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn
hoá toàn quốc ngày 24/11/2021.
- Kết luận số 42-KL/TW ngày 20 tháng 10 năm 2022 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XIII về kinh tế xã hội năm 2022-2023.
*Các văn bản chỉ đạo liên quan đến việc phát triển văn hóa và con
người Việt Nam
- Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung
ương về công tác dân tộc.
- Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh
mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.
- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về “Hội
nhập quốc tế”.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta
tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.
- Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác
người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới

14
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/04/2022 của Bộ Chính trị về
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng
đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị khóa
XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045.
- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh
vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát
triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ
đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về
“Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung
Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Nghị
quyết 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng
Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
1.3.2. Nhà nước quản lý (bằng pháp luật, tổ chức bộ máy và thiết chế)
*Các văn bản Luật trong lĩnh vực văn hóa
- Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
- Luật Xuất bản năm 2012
- Luật Quảng cáo năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2018
- Luật Thư viện năm 2019
- Luật Điện ảnh năm 2022
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022
*Các văn bản Luật trong các lĩnh vực khác có liên quan đến văn hóa
và xây dựng con người Việt Nam
- Luật tổ chức Bộ máy
- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
và 2022
- Luật Thể dục Thể thao năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2018
- Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 được sửa đổi, bổ sung năm
2018
- Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015
15
- Luật Quy hoạch năm 2017 được sửa đổi, bổ sung năm 2018
- Luật Giáo dục năm 2019
- Luật Đầu tư công năm 2019
- Luật Đầu tư năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2022
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
- Luật Hôn nhân và gia đình.
- Luật Dân sự.
- Luật Hình sự.
*Các văn bản qui phạm pháp luật khác
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy
định chi tiết một số Điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung
một số Điều của Luật Di sản văn hóa.
- Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về
hoạt động mỹ thuật.
- Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về hoạt
động nhiếp ảnh.
- Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/09/2017 của Chính phủ quy
định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt
Nam.
- Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy
định về quản lý và tổ chức lễ hội.
- Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh.
- Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 của Chính phủ quy
định về hoạt động triển lãm.
- Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18/8/2020 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Thư viện.
- Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy
định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
- Nghị định số 131/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh.
- Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về Quy
hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

16
- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
- Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Thể dục thể thao.
- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đầu tư công.
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
- Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền
tác giả, quyền liên quan.
- Quyết định 210/QĐ-TTg ngày 28/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm
nhìn đến 2030.
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn
hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030.
- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030.
- Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.
- Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030".
- Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07/01/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030
- Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình
nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
17
- Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 08/11/2018 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm
nhìn 2030.
- Quyết định 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.
- Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến
năm 2030.
- Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí
tuệ nhân tạo đến năm 2030.
- Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai
đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Quyết định 493/QĐ-TTg năm 2022 ngày 19/4/2022 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030
- Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
đến năm 2030.
- Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể
quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-
2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quy hoạch 05 vùng còn lại dự kiến được phê duyệt trong năm 2023.
- Quy hoạch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hoàn thành phê
duyệt trong năm 2023-2024.
- Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hoá và thể thao thời kỳ 2021- 2030,
tầm nhìn 2045 được phê duyệt trong năm 2023-2024
*Các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án, đề án

18
- Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006-2010,
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015, Chương
trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2016-2020.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021- 2025.
- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021- 2025.
- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2030.
- Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn
2023- 2025.
- Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa
Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
- Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030.
- Đề án Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn
2016- 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài
đến năm 2030.
- Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-
2025.
- Chương trình Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối
sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng
giai đoạn 2021-2030.
1.3.3. Nhân dân làm chủ (dân biết dân làm dân bàn dân kiểm tra)

1.4. Quản lý nhà nước về văn hóa


- Quản lý có tính chất nhà nước:
+ Quản lý nhà nước được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước
và sự tham gia của nhân dân hoặc các tổ chức xã hội nếu được nhà nước
giao quyền thực hiện chức năng nhà nước
+ Quản lí nhà nước ở đây là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà
nước thực hiện thông qua bộ máy nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ
và chức năng của nhà nước
- Quản lí nhà nước ở khía cạnh hoạt động chấp hành và điều hành là
hoạt động quản lý hành chính nhà nước hay nói cách khác là hoạt động hành
chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước để quản lý, điều hành các
lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật pháp.
19
Như vậy, quản lý nhà nước về văn hóa ở đây được hiểu là hoạt động
quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa
phương đối với lĩnh vực văn hóa, là hoạt động thực thi quan điểm, đường lối
văn hóa của Đảng và các văn bản pháp luật về lĩnh vực này do cơ quan lập
pháp ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực
văn hóa. Đồng thời, bằng việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa
phương tác động có tổ chức và điều chỉnh trên cơ sở quyền lực nhà nước đối
với các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người nhằm thực hiện
chức năng và nhiệm vụ quản lý hoạt động văn hóa của nhà nước trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Thành tưu đạt được sau đổi mới của văn hóa
+ Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển văn hóa:
Thường xuyên nắm bắt dư luận xã hội để có những giải pháp định hướng
đúng đắn, kịp thời, phát huy mặt tích cực, mặt đồng thuận, hạn chế những
tác động tiêu cực, trái chiều. Tiến hành công tác tuyên truyền và cách thức
tuyên văn hóa thông qua các tác phẩm điện ảnh, sân khấu, biểu diễn nghệ
thuật, dân ca, ca vũ, báo chí, xuất bản phẩm, tuyên truyền cổ động, triển lãm
mỹ thuật, nhiếp ảnh... nhằm lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội. Chủ động
nắm bắt tư tưởng, tâm trạng, thái độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên, văn nghệ
sĩ trước những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm của đất nước hay của
chính lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; hạn chế mặt bất đồng, tiêu cực, tăng tính
đồng thuận, đồng tình, tích cực. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính
sách, văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa cho mọi đối tượng sáng tác và
thụ hưởng dưới các hình thức đa dạng từ hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng…
đến các hình thức sản phẩm văn hóa nghệ thuật như tiểu phẩm sân khấu,
phim ngắn, âm nhạc… Các cơ quan được Đảng, Nhà nước giao làm công tác
chỉ đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng
lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ở địa phương là
ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành 36 ủy, huyện ủy, thị ủy...) có sự phối hợp chặt
chẽ, kịp thời có những biện pháp chấn chỉnh, định hướng cho đội ngũ văn
nghệ sĩ, các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tác những tác phẩm phê phán
các biểu hiện sai lệch chuẩn mực đạo đức và thông tin kịp thời về những vấn
đề phức tạp để đất nước ngày càng phát triển an toàn, bền vững.
+ Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2022, cả nước có 66 thiết chế văn hóa
cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, Trung tâm
Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Thông tin Triển lãm...); 674/704 quận,
huyện có Trung tâm Văn hóa - Thể thao hoặc Nhà Văn hóa, đạt tỷ lệ khoảng
96%; 8.217/10.599 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao,
đạt tỷ lệ 76,8% trong đó có 5.625/8.158 đạt chuẩn (tỷ lệ 68,9%);
77.380/98.455 làng, thôn, bản, ấp… có Nhà Văn hóa, đạt tỷ lệ khoảng 79%,
trong đó có 44.836/77.380 đạt chuẩn (tỷ lệ 58%). Cơ sở vật chất kỹ thuật của
20
các thiết chế cơ bản đáp ứng được nhu cầu luyện tập, biểu diễn và tổ chức
hoạt động văn hóa cơ sở; góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần nhân
dân ở cơ sở, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thúc đẩy vào quá trình
phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
+ Về lĩnh vực phát triển thư viện: Cả nước đã xây dựng được mạng
lưới thư viện công cộng, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở giáo dục, thư
viện lực lượng vũ trang từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
gắn phát triển văn hóa đọc với học đường, phục vụ các đối tượng đặc thù
khác nhau... Các chỉ số về hoạt động thư viện đã có sự tăng trưởng so với
giai đoạn trước. Quá trình chuyển đổi số ngành thư viện đang được đẩy
mạnh để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành và nhu cầu của bạn đọc.
+ Về công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa
Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được
kế thừa, bảo tồn và phát triển. Công tác xã hội hoá hoạt động bảo tồn di tích
cũng đã huy động được nhiều nguồn lực xã hội. Tính đến năm 2022, cả nước
có 32 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh, trong đó có 8 di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới; 15 di sản văn hóa phi vật thể (với 13 di sản văn hóa
thuộc danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 2 di sản
văn hoá nằm trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ
khẩn cấp); 9 di sản tư liệu thế giới. Có hơn 40 nghìn di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh đã được kiểm kê. Trong đó, số di tích xếp hạng có 123
di tích quốc gia đặc biệt; 3.602 di tích quốc gia; hơn 10.000 di tích cấp tỉnh,
thành phố; 238 bảo vật quốc 37 gia,…Trên địa bàn cả nước, có 194 bảo
tàng, trong đó có 128 bảo tàng công lập và 66 bảo tàng ngoài công lập đang
lưu giữ hơn 3 triệu hiện vật, phản ánh toàn diện về đất nước và con người
Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và các bảo tàng là những sản
phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật đồng thời là
môi trường thực hành văn hóa, tham quan, học tập của nhân dân; là điểm
đến hấp dẫn của khách du lịch quốc tế.
+ Về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm
Đến năm 2022, cả nước có một số bảo tàng chuyên ngành về mỹ thuật
như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh, Bảo tàng mỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh hệ thống cơ sở bảo
tàng, nhà trưng bày, có nhiều bộ sưu tập tư nhân, đặc biệt là ở khu vực thành
phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Các bộ sưu tập tư nhân về mỹ thuật bao gồm
cả lĩnh vực mỹ thuật cổ truyền và mỹ thuật hiện đại. Nhiều tỉnh, thành phố
đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp quy mô các nhà triển lãm văn học
nghệ thuật như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Đà Nẵng và thành
phố Hồ Chí Minh. Về công trình mỹ thuật tượng đài, tranh hoành tráng, so
với giai đoạn trước đã có sự phát triển rõ rệt. Nếu như trước đây, tượng đài ở
các tỉnh, thành phố trong nước chủ yếu được xây dựng bằng chất liệu bê
tông có kích thước nhỏ; ít nhân vật; thiếu tính hoành tráng, bền vững thì
21
tượng đài được sáng tác trong khoảng 15 năm trở lại đây phần lớn đã được
sử dụng bằng chất liệu bền vững và có quy mô khá lớn. Cả nước đã xây
dựng được hàng trăm công trình tượng đài, tranh hoành tráng tại Hà Nội, Hồ
Chí Minh, Phú Thọ, Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Bình Định, Long An, Bình Phước, Đồng Nai, Tiền Giang, An
Giang, Bình Dương, Gia Lai, Kon Tum, Bến Tre…Các công trình tượng đài,
tranh hoành tráng đã xây dựng chủ yếu là loại tượng kỷ niệm chiến thắng,
tưởng niệm chiến tranh, tượng đài danh nhân, lãnh tụ; có giá trị về nội dung
tư tưởng, ca ngợi truyền thống cách mạng. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động
triển lãm, thi, liên hoan, giao lưu mỹ thuật, nhiếp ảnh với các quy mô, hình
thức khác nhau do Nhà nước, các tổ chức, cá nhân tổ chức đã tạo nên một
diện mạo phong phú, đa dạng và phong trào sôi nổi trong hoạt động mỹ
thuật, nhiếp ảnh; góp phần làm phong phú đời sống tinh thần và nâng cao
mức hưởng thụ nghệ thuật cho nhân dân.
+ Về nghệ thuật biểu diễn
Cả nước có 130 nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, trong đó, có
12 đơn vị nghệ thuật Trung ương, 18 đơn vị nghệ thuật do các Bộ ngành
khác quản lý. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn từng bước được đổi mới, đáp
ứng được một phần nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của nhân
dân, có một số chương trình giới thiệu được nhiều giá trị văn hoá truyền
thống của Việt Nam đến với thế giới; nghệ thuật biểu diễn truyền thống đang
từng bước được bảo tồn ở nhiều vùng miền. Nghệ thuật biểu diễn hiện đại
bước đầu có dấu ấn từ sự nỗ lực của các cá nhân, tập thể có tố chất xuất sắc
và luôn khát khao mang nghệ thuật Việt Nam đến với công chúng quốc tế.
Đây là những hoạt động cần tiếp tục đầu tư khuyến khích phát triển để tạo ra
các giá trị nghệ thuật mới, các sản phẩm văn hóa có chất lượng cao hơn, có
sức cạnh tranh và phổ biến ra thị trường khu vực và quốc tế.
+ Về điện ảnh
Điện ảnh nước nhà có những bước tiến đáng kể, hiện đã và đang tiệm
cận với quy mô của một ngành công nghiệp văn hóa. Trung bình mỗi năm số
lượng phim điện ảnh Việt Nam được sản xuất và cấp phép phổ biến từ 35
đến 40 phim; từ 20 đến 45 phim tài liệu, khoa học và từ 10 đến 20 phim hoạt
hình. Số lượng các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài tham
gia vào hoạt động sản xuất, phát hành và phổ biến phim tăng dần theo từng
năm. Tính đến năm 2020 cả nước có 561 đơn vị sản xuất phim, 05 cơ sở
phát hành và phổ biến phim trong nước; 07 cơ sở phát hành và phổ biến
phim có vốn nước ngoài. Công tác quảng bá điện ảnh Việt Nam tại nước
ngoài được mở rộng hơn trước thông qua việc gửi phim tham gia các Tuần
phim, Liên hoan phim quốc tế ... Tại các địa phương, việc đầu tư phương
tiện, trang thiết bị và xây dựng chế độ khuyến khích các đội chiếu bóng lưu
động đi phục vụ ở khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các
dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo bước đầu đạt được hiệu quả tích
cực. Tính đến tháng 12/2020, cả nước có 228 đội chiếu phim lưu động, trung
22
bình mỗi năm phục vụ được gần 25 nghìn buổi chiếu với khoảng gần 6 triệu
lượt người xem.
+ Về nghiên cứu và đào tạo nhân lực ngành văn hóa
Cả nước đã xây dựng được nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên
ngành âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, bảo tàng, mỹ thuật, thư viện,
quản lý văn hóa,… Mô hình tổ chức đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
trong nước được hình thành theo hướng chuyên nghiệp, bài bản hơn và đã
xác định được 39 mô hình đào tạo phù hợp, phát huy được hiệu quả trong
đào tạo tài năng nghệ thuật. Chương trình, giáo trình đào tạo ngày càng được
hoàn thiện... Các tài năng trẻ được phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, phát huy
năng lực sáng tạo, tạo nên nguồn nhân lực chất lượng, đã và đang khẳng
định được vị thế, chỗ đứng của nghệ thuật nước nhà trong khu vực và trên
thế giới. Chính sách đối với giảng viên, nhà giáo tham gia đào tạo các ngành
nghệ thuật đặc thù đã phần nào được quan tâm. Nhà nước đã có chính sách
thiết thực hỗ trợ miễn giảm học phí, bồi dưỡng nghề và hỗ trợ trang thiết bị
cho học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật trong các trường văn hóa -
nghệ thuật. Chất lượng nghiên cứu khoa học từng bước được nâng cao, nội
dung ngày càng phong phú, đa dạng kết quả nghiên cứu góp phần vào giải
quyết được một số vấn đề mang tính cấp bách về quản lý được đặt ra trong
các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, trong đó
nhiều nội dung nghiên cứu được bổ sung vào giáo trình giảng dạy của các
trường đại học, cao đẳng, góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ
quan, đơn vị. Các dự án xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam đã bổ sung thêm đối
tượng tiêu chuẩn hóa như mỹ thuật, âm nhạc...; Hoạt động hợp tác quốc tế
về nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác đào tạo nhân lực, phối hợp tổ
chức hội thảo quốc tế... ngày càng được mở rộng.
+ Về hợp tác quốc tế về văn hóa
Công tác quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước
ngoài được triển khai hiệu quả, có chất lượng. Các hoạt động văn hóa đối
ngoại với quy mô, hình thức đa dạng, phong phú được tổ chức trong và
ngoài nước, trên khắp các châu lục; quảng bá được các giá trị văn hóa của
Việt Nam ra thế giới; tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; góp phần xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, biến văn hóa
thành sức mạnh nội sinh của toàn dân tộc; tăng cường tình đoàn kết giữa
người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế; làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất
nước, con người, văn hóa Việt Nam, tạo lòng tin và sự yêu mến đối với Việt
Nam. Nhìn chung, các chính sách phát triển văn hóa trên đã được thực hiện
bám sát với thực tiễn phát triển của các lĩnh vực văn hóa, thực trạng phát
triển văn hóa của ngành, địa phương nên đã mang lại những kết quả tích cực:
nhận thức của cán bộ và nhân dân về việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa
dân tộc được nâng cao; nhiều cơ sở văn hóa đã được hoàn thành đầu tư xây
dựng mới, nâng cấp phát huy hiệu quả hoạt động trong thực tiễn; phong trào
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ngày càng thu hút sự hưởng
23
ứng tham gia và tạo được sự lan tỏa tích cực trong các tầng lớp nhân dân;
việc đầu tư phát triển văn hóa đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa
nghệ thuật cho nhân dân, công chúng khán giả, phát triển môi trường học tập
và hoạt động giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế.
Công tác xây dựng môi trường văn hóa và bảo vệ môi trường ở các cơ
sở văn hóa đã được chú ý hơn. Chính sách và giải pháp về thu hút đầu tư,
phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ nhằm phát triển
ngành văn hóa ngày càng được triển khai đồng bộ, đem lại hiệu quả nhất
định về mặt kinh tế, xã hội. Những chính sách đầu tư công cho lĩnh vực văn
hóa, đặt hàng dịch vụ công, xã hội hóa, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập, cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp
công lập, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực
của đội ngũ cán bộ tại các cơ sở văn hóa... đã tạo ra những bước phát triển
tích cực của ngành văn hóa trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Về phân bố không gian phát triển văn hóa, trong
giai đoạn vừa qua, ngoài 2 địa bàn tập trung cơ sở văn hóa quốc gia lớn nhất
cả nước là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh, thành phố
đóng vai trò trung tâm vùng đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở văn
hóa như các bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát, thư viện, trung tâm văn hóa
nghệ thuật đa năng, nhà sáng tác văn học nghệ thuật... và thực hiện tu bổ, tôn
tạo di sản văn hóa thế giới được UNESCO ghi danh, các di tích quốc gia đặc
biệt, di tích quốc gia. Việc xây dựng văn hóa trong chính trị và văn hóa trong
kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực. Công tác bảo
hộ quyền tác giả, quyền liên quan đạt được những kết quả tích cực trong việc
bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu, góp phần động
viên, khích lệ, tạo động lực cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đổi
mới, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. Công nghiệp văn hóa và thị trường văn
hóa có bước khởi sắc.
Hoạt động xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đang từng bước trở
thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc đấu tranh,
phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi
sai trái gây tác hại đến văn hóa, lối sống được chú trọng. Nhiều tấm gương
sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” đã được biểu dương, lan tỏa vào đời sống xã hội,
củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nói
riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
- Những hạn chế, thách thức sau đổi mới của lĩnh vực văn hóa
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đầu tư xây dựng và phát triển
văn hóa thời kỳ trước cũng bộc lộ một số mặt hạn chế. Một số chỉ tiêu quan
trọng đề ra trong các chiến lược, quy hoạch, chương trình của ngành đề ra
chưa đạt được. Việc triển khai đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa
24
quốc gia (cấp vùng - liên vùng, liên tỉnh) còn chậm. Nhiều công trình thuộc
mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia quan trọng như cơ sở bảo tàng, cơ sở điện
ảnh, cơ sở nghệ thuật biểu diễn, cơ sở mỹ thuật, triển lãm, cơ sở nghiên cứu,
đào tạo nguồn nhân lực... chưa được nâng cấp, xây dựng mới đúng thời hạn
khiến hiệu quả kinh tế và xã hội chưa cao. Việc triển khai các quy hoạch,
chương trình, đề án phát triển ngành trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh,
thành phố chưa có sự liên kết đồng bộ và chặt chẽ nên dẫn đến việc sử dụng
nguồn tài nguyên, bố trí quỹ đất, nguồn vốn thực hiện còn gặp nhiều bất cập.
Diện tích bố trí cho các công trình công cộng thiết chế văn hóa chưa được
tính toán đầy đủ các tiêu chí phát triển bền vững trong tương lai, phần lớn sử
dụng, tận dụng những công trình hiện có. Một số công trình văn hóa được
xây dựng chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, công năng sử dụng. Hạ tầng
kỹ thuật của một số khu vực xây dựng cơ sở văn hóa còn bất cập, chưa đồng
bộ. Mặc dù việc đầu tư cơ sở văn hóa được mở rộng hơn, tuy nhiên số lượng
và quy mô cơ sở văn hóa quốc gia vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu thực tế. Nhiều công trình văn hóa đã và đang bị xuống cấp hoặc chưa
được xây dựng, cách hoạt động văn hóa nghệ thuật . Đời sống văn hoá tinh
thần ở một số nơi còn nghèo nàn, đơn điệu. Mức hưởng thụ văn hoá giữa các
vùng, miền còn khoảng cách lớn. Môi trường văn hoá có nơi còn diễn biến
phức tạp, xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, xuống cấp về đạo đức, lối
sống. Quản lý Nhà nước về văn hoá, nghệ thuật có mặt còn hạn chế. Bộ máy
Nhà nước ở một số nơi còn cồng kềnh, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy,
tinh giản biên chế còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm
vụ của một số cơ quan còn chồng chéo, chưa được phân định rõ. Việc sắp
xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn khó khăn, vướng mắc,
chưa đồng bộ. Hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập còn cồng
kềnh, phân tán, chồng chéo, hiệu quả chưa cao; quản trị nội bộ nhiều cơ
quan, đơn vị yếu kém, chất lượng, hiệu quả dịch vụ thấp; việc thực hiện cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập c̣n
chậm. Xã hội hóa lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công chưa đáp ứng yêu cầu.
Những kết quả và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương
xứng và chưa vững chắc, chưa đủ mạnh để tác động có hiệu quả đối với các
lĩnh vực của đời sống xã hội trong tình hình mới. Đã có dấu hiệu chững lại
trong phát triển, thiếu các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật chất lượng cao, tầm
cỡ, có tác động ở quy mô lớn… phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi
mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con
người. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định
đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh
vực văn hóa chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào
chiều sâu, thực chất. Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã
hội, tham nhũng, tiêu cực. Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các
vùng, các miền còn lớn. Đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo còn không ít khó khăn. Nhận
25
thức, ý thức pháp luật của người dân về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan chưa đầy đủ, một số cá nhân, tổ chức lợi dụng kẽ hở của pháp luật để
thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Có vấn đề phát
sinh gắn với thực thi bản quyền trên môi trường số, là thách thức lớn cho tác
giả, chủ sở hữu quyền, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý, thực thi.
Vẫn còn tình trạng nhầm lẫn trong bảo hộ một số đối tượng quyền tác giả,
quyền liên quan với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.
- Thách thức sau đổi mới của lĩnh vực văn hóa
+ Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về văn hóa Trong khi
tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhận thức về vị trí, vai trò của văn
hóa của nhiều cấp, nhiều ngành, trong một bộ phận lãnh đạo chưa đúng
trọng tâm; chưa nhận thấy rõ mối quan hệ gắn bó giữa kinh tế, văn hóa và
chính trị; chưa quan tâm gắn phát triển kinh tế, phát triển các ngành, các lĩnh
vực đi đôi với xây dựng và phát triển văn hóa; chưa coi phát triển văn hóa là
trách nhiệm của toàn xã hội.
+ Về xây dựng cơ chế, chính sách và công tác tổ chức thực hiện cơ
chế chính sách để phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam
Hệ thống pháp luật về văn hóa chủ yếu điều chỉnh hoạt động quản lý
văn hoá, chưa chú trọng đến việc huy động các nguồn lực, chính sách
khuyến khích để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển văn hoá.
Đơn cử như: Hệ thống pháp luật về di sản văn hoá chủ yếu điều chỉnh hoạt
động bảo vệ di sản văn hóa, nội dung phát huy giá trị di sản văn hóa còn
chưa tương xứng với yêu cầu thực tế, trong điều kiện các thành phần kinh tế
rất quan tâm đến việc phát huy các giá trị di sản văn hóa, phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương; Nghệ thuật biểu diễn là lĩnh vực quan trọng,
tương đối nhạy cảm trong xã hội, hoạt động trong lĩnh vực này có ảnh hưởng
đến định hướng hành vi của xã hội đặc biệt là giới trẻ, tuy nhiên hiện nay
chưa có Luật điều chỉnh lĩnh vực này; tương tự với hoạt động mỹ thuật,
nhiếp ảnh và triển lãm cũng chưa ban hành văn bản điều chỉnh dưới hình
thức Luật hay Pháp lệnh. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được chú
trọng nhưng chưa phổ cập được tới người dân và các cấp cơ sở.
+ Về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Nhiều di sản văn hóa quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp,
mai một, thậm chí bị tiêu vong. Nguồn vốn đầu tư hàng năm cho bảo quản,
tu bổ, phục hồi các Di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia
nhìn chung còn rất thấp so với nhu cầu nên các di tích vẫn nằm trong tình
trạng xuống cấp nghiêm trọng. Các di sản văn hóa phi vật thể sau khi được
UNESCO ghi danh chưa phát huy được giá trị, chưa thực hiện các nội dung
cam kết với UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại do
nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động như giới thiệu, quảng bá, truyền
dạy, chế độ đãi ngộ với các nghệ nhân còn hạn hẹp. Hệ thống các bảo tàng
công lập quốc gia, bảo tàng chuyên ngành theo Quy hoạch đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt nhưng chưa được đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật
26
chất, không gian trưng bày, nội dung trưng bày bảo tàng nghèo nàn, thiếu
kho bảo quản hiện vật và các phương tiện kỹ thuật chuyên dụng, Bảo vật
quốc gia chưa được bảo vệ, bảo quản theo chế độ đặc biệt để được phát huy
tốt nhất giá trị đến với công chúng (theo quy định của Luật Di sản văn hóa)
thay vì cất vào kho do sợ mất an toàn không bảo quản được và không thuộc
đối tượng và mục tiêu của các Chương trình đã được phê duyệt; di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia chưa được quan tâm bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa như mong muốn; Hoạt động quản lý Nhà nước về di sản tư liệu
cũng mới được giao chính thức về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên việc
kiểm kê, lập hồ sơ khoa học ghi vào các Danh mục quốc gia, khu vực, thế
giới để bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu có nhiều việc cần triển khai
nhưng chưa có hành lang pháp lý cụ thể để được cấp kinh phí và hoạt động.
+ Về thiết chế văn hóa cơ sở Nhiều địa phương chưa quan tâm đúng
mức về quy hoạch quỹ đất để xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở. Ở một số
nơi, thiết chế văn hóa cấp tỉnh chưa có trụ sở hoạt động đúng chức năng; cấp
huyện, xã tại khu vực vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
miền núi, biên giới và hải đảo còn thiếu thiết chế văn hóa, thể thao. Việc xây
dựng và ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, huy động
nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng và khai thác, sử dụng hiệu quả thiết
chế văn hóa, thể thao các cấp chưa được quan tâm đúng mức. Cơ sở vật chất,
kỹ thuật của thiết chế văn hóa các cấp tại nhiều địa phương đã xuống cấp
trầm trọng, không có các phòng chức năng để tập luyện, biểu diễn và tổ chức
các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; quy mô và thiết kế không phù hợp;
còn nhiều thiết chế văn hóa, thể thao không đạt chuẩn theo quy định; trang
thiết bị và phương tiện chuyên dung (là các thiết bị và phương tiện chuyên
dùng như âm thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ, xe ô tô tuyên truyền lưu
động …) để tổ chức hoạt động văn hóa còn thiếu, không đồng bộ, hư hỏng,
lạc hậu hoặc đã hết khấu hao. Đội ngũ cán bộ quản lý và tổ chức các hoạt
động tại thiết chế văn hoá, thể thao các cấp vừa thiếu, vừa yếu, nhất là ở cấp
xã và thôn, bản.
+ Về thư viện
Lĩnh vực hoạt động thư viện và văn hóa đọc phát triển không đồng
đều, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghệ số. Trong mạng lưới
thư viện Việt Nam, các thư viện phát triển không đồng đều giữa các loại
hình cũng như trong cùng một hệ thống. Trong đó, hệ thống thư viện công
cộng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt thư viện tại vùng sâu, vùng xa, vùng
dân tộc thiểu số. Mô hình phát triển văn hóa đọc còn tự phát, chưa bền vững,
văn hóa đọc đặt trước thách thức của văn hóa nghe nhìn, mạng xã hội và
những thành tựu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế
chuyển đổi số.
+ Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm
Hầu hết các địa phương chưa có Nhà/Trung tâm Triển lãm nghệ thuật
chuyên dụng. Một số Trung tâm Triển lãm được sử dụng kết hợp công năng
27
như là Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh với cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nhiều
hạn chế, chưa đáp ứng với nhu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của xã hội.
Việc bảo quản, trùng tu, nâng cấp chất lượng các tác phẩm nghệ thuật công
cộng do Nhà nước đầu tư còn chưa được quan tâm đúng mức.
Thị trường mỹ thuật, đặc biệt là mỹ thuật kỹ thuật số, chưa có các quy
định hỗ trợ phát triển thị trường này. Mỹ thuật Việt Nam còn nhiều bất cập
về tính chuyên nghiệp và tìm tòi sáng tạo để có những tác phẩm có nội dung
tư tưởng và chất lượng cao đối với những vấn đề lịch sử của đất nước, chưa
có nhiều khám phá về ngôn ngữ tạo hình và chất liệu, về khai thác đề tài, về
thẩm mỹ và sức biểu cảm. Sáng tác nghệ thuật tuy phong phú về hình thức,
bút pháp nhưng còn thiếu vắng những tác phẩm có chiều sâu tư tưởng. Một
bộ phận gallery, nghệ sĩ theo khuynh hướng thương mại hóa đã dẫn đến việc
sáng tác, giới thiệu, quảng bá tác phẩm theo thị hiếu dễ dãi, kém chất lượng
nghệ thuật.
Lý luận, phê bình mỹ thuật còn ít có những công trình thể hiện được
vai trò định hướng trong đời sống mỹ thuật, chưa thực sự tạo nên tinh thần
đối thoại và tranh luận khoa học để tác động tích cực đến sáng tác mỹ thuật.
Quản lý lĩnh vực mỹ thuật hiệu quả chưa cao. Nghị quyết của Đảng về văn
học nghệ thuật đã được ban hành nhưng còn chậm được thể chế hóa thành
các chính sách cụ thể, đi vào đời sống mỹ thuật. Cơ sở dữ liệu, hồ sơ thông
tin về tác giả, tác phẩm và các hoạt động mỹ thuật còn thiếu và chưa được
xây dựng khoa học, do đấy chưa góp phần vào công việc nghiên cứu, sáng
tác, giảng dạy và học tập về mỹ thuật.
+ Về nghệ thuật biểu diễn
Cơ sở và nguồn lực để phát huy, sáng tạo và trình diễn nghệ thuật còn
hạn hẹp, thiếu phong phú, chưa phát huy được tiềm năng kinh tế và sứ mệnh
chính trị của lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Hiện chưa có cơ chế đặc thù để
hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nghệ thuật biểu diễn theo mô hình công nghiệp
văn hóa nhằm phát huy sức mạnh mềm của lĩnh vực này, góp phần nâng cao
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Các sản phẩm nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam còn chưa được quan
tâm đầu tư, thiếu đa dạng, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu về hội nhập
quốc tế. Các đoàn nghệ thuật truyền thống chuyên nghiệp chưa được hỗ trợ
đầy đủ, khó có khả năng tổ chức thực hiện bảo tồn, phục dựng, dàn dựng và
biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, càng không có khả năng cạnh tranh với
các sản phẩm nghệ thuật biểu diễn hiện đại khác.
+ Về điện ảnh
Ngành điện ảnh nước nhà chưa phát huy được tiềm năng cũng như
khai thác được khía cạnh kinh tế của bộ môn nghệ thuật này, hiện chưa có
đủ các yếu tố và cơ chế để trở thành ngành công nghiệp điện ảnh hiện đại, có
chỗ đứng trong khu vực do còn thiếu cả về nguồn lực đầu tư lẫn các chính
sách hỗ trợ phát triển ngành.

28
Hệ thống thiết bị kỹ thuật tiền kỳ, dịch vụ kỹ thuật hậu kỳ tại Việt
Nam còn thiếu và lạc hậu nhân lực làm phim chưa sẵn sàng về trình độ kỹ
thuật và ngôn ngữ.
+ Về các ngành công nghiệp văn hóa
Nhận thức của các cấp, các ngành, người dân về vai trò và tầm quan
trọng của các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam tuy đã được nâng lên
nhưng còn chưa đầy đủ; thiếu hệ thống cơ chế, chính sách để khuyến khích
sáng tạo và sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong các
hoạt động sáng tạo; thiếu sự hỗ trợ, đầu tư, kết nối của Nhà nước để thúc đẩy
sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa.
+ Về đào tạo văn hóa nghệ thuật và nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực văn hóa
Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Các điều
kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế.
Một số chính sách về đầu tư kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực văn hóa
nghệ thuật còn chưa hợp lý, chưa đúng tầm, đúng mức, chưa phù hợp với
yêu cầu mới. Các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật có quy mô đào tạo thấp,
nguồn tuyển sinh hạn hẹp, chưa thu hút tuyển chọn được năng khiếu, tài
năng… Hoạt động khoa học công nghệ của các đơn vị chuyên ngành còn
chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách của Nhà nước và hoạt động này
chưa huy động được nguồn kinh phí từ các tổ chức, cá nhân ngoài công lập.
Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học chưa nhiều, hiệu quả ứng dụng
chưa cao để tạo nên được các yếu tố hình thành thị trường khoa học công
nghệ, nghiên cứu ra các sản phẩm, hàng hóa có khả năng thương mại hóa.
+ Về hợp tác quốc tế về văn hóa
Việc triển khai công tác văn hóa đối ngoại của nhiều cơ quan, địa
phương gặp nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực còn hạn chế, không có nguồn
kinh phí riêng đủ cho các hoạt động văn hóa đối ngoại, thiếu những công cụ,
chính sách đặc thù cho văn hóa đối ngoại. Công tác giới thiệu, quảng bá văn
hóa Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân
loại còn hạn chế. Hoạt động văn hóa đối ngoại chưa có đột phá lớn và sáng
tạo đạt đẳng cấp quốc tế. Công tác nghiên cứu và tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại chưa thực sự trở thành hoạt động thường xuyên, đồng đều. Chưa
tạo được cơ chế để thu hút, huy động được các nguồn lực cho văn hóa đối
ngoại. Đến nay chỉ có 02 trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài (Lào và
Pháp), chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của công tác văn hóa
đối ngoại. Do vậy, cần thành lập thêm các trung tâm văn hóa Việt Nam tại
nước ngoài ở những địa bàn trọng điểm để phát huy quan hệ giữa Việt Nam
và các nước, tổ chức quốc tế, phục vụ kiều bào, khẳng định vai trò, vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế.
+ Về sự xâm lấn sản phẩm văn hóa độc hại bên ngoài

29
Thời gian qua, các giá trị tinh hoa văn hoá từng bước đã phát triển về
nhiều mặt, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng
của nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước. Các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được chú
trọng bảo tồn và phát huy, các giá trị mới đang hình thành và phát triển. Hợp
tác văn hoá với nước ngoài ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm văn hoá có
giá trị của thế giới được tiếp thu, góp phần làm phong phú đời sống văn hoá
của nhân dân.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều sản phẩm văn hoá độc hại từ bên ngoài đã
xâm nhập vào nước ta bằng nhiều con đường, tác động rất xấu đến tư tưởng,
đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thanh
thiếu niên; làm huỷ hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp
của dân tộc. Lối sống thực dụng, vụ lợi, vị kỷ, thích hưởng lạc, sa đọa; cái
xấu, cái ác, phi nhân tính có dấu hiệu tăng lên rõ rệt. Môi trường đạo đức và
văn hóa lành mạnh bị đe dọa nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng
tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin của
một bộ phận công chúng. Tình trạng đó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến
trật tự, an toàn, an ninh xã hội, dẫn tới khuynh hướng tự diễn biến về chính
trị, tư tưởng, tác hại lâu dài đến các thế hệ mai sau.
Nhìn chung, thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và
chủ quan, song trước hết là do một số tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước, đoàn
thể các cấp... chưa nhận thấy rõ tác hại nghiêm trọng, nguy hiểm gây huỷ
hoại đạo đức xã hội của các sản phẩm văn hoá độc hại xâm nhập từ bên
ngoài vào nước ta; đồng thời do sự yếu kém, lúng túng, bị động, buông lỏng
trong quản lý xã hội, quản lý văn hoá; sự bất cập của cơ chế quản lý trước
những đặc điểm mới của quá trình hội nhập quốc tế nhanh chóng. Để thực
hiện mục tiêu xây dựng văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, xây dựng
nhân cách, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, bảo vệ và phát huy những giá trị đạo đức
tốt đẹp của dân tộc, tạo môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, ngành văn
hóa với vai trò tiên phong cần tích cực chỉ đạo, tăng cường các biện pháp
quản lý Nhà nước, tuyên truyền vận động toàn thể xã hội tham gia vào cuộc
đấu tranh chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại gây huỷ
hoại đạo đức xã hội, nâng cao sức mạnh nội sinh của văn hóa Việt Nam để
bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp trước sự xâm lấn văn hóa từ bên
ngoài này.
* Đối tượng của quản lý văn hóa:
- Trong văn hóa có nhiều thành phần cấu thành và mỗi thành phần
phải được hiểu đúng các đặc trưng của riêng nó.
- Văn hóa nghệ thuật, di sản văn hóa, lễ hội, nếp sống, giải trí...có
những yêu cầu và đặc trưng riêng:

30
+ Văn hóa nghệ thuật: bao gồm nhiều loại hình khác nhau, không thể
lấy một loại hình nào đó để làm tiêu chuẩn cho loại hình khác được.
+ Về văn học: Văn xuôi không giống thơ và ngược lại tiểu thuyết
không giống truyện ngắn, ký sự khác hồi ký....
+ Về nghệ thuật: Không thể áp dụng tiêu chuẩn của văn xuôi cho hội
họa, của hội họa cho nhiếp ảnh; Âm nhạc là lĩnh vực riêng biệt; Điện ảnh,
sân khấu tuy cơ sở là văn học nhưng rất khác văn học; Kiến trúc gắn liền
vứoi xây dựng nhưng nó là một ngành nghệ thuật...
+ Di sản có di sản hữu hình và di sản vô hình (còn gọi là di sản phi vật
chất). Di sản vô hình khó bảo quản hơn nhiều đó là: Phong tục, tập quán, âm
thanh, lối sống, nếp nghĩ, chuyện cổ tích,...
Như vậy có nhiều đối tượng cụ thể là những thành phần cấu tạo văn hóa do
đó có những nguyên tắc quản lý chung về văn hóa và những qui định, qui tắc
quản lýcho từng đối tượng của văn hóa.
Lưu ý: Trong học phần này chúng ta chỉ xem xét các nguyên tắc quản lý
chung về văn hóa. Các qui định, qui tắc quản lý cho từng đối tượng sẽ được
làm sáng tỏ ở các phân môn khác.
2. Quan điểm quản lý văn hóa
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực, nguồn
lực nội sinh quan trọng của phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đầu tư
cho văn hóa, xây dựng con người là đầu tư cơ bản cho phát triển, động lực,
nguồn lực để thực hiện khát vọng phát triển dân tộc Tháng 7/1998, Hội nghị
lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đề ra Nghị quyết “Về
xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc” (Nghị quyết 03-NQ/TW). Đó là nền văn hóa với 59 vai trò là nền tảng
tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, gắn với
những vấn đề nảy sinh trong xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường.
Đây là quan điểm quan trọng, cơ bản và chiến lược không chỉ đối với công
tác lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà cả công tác quản lý văn hóa, có ý nghĩa với
mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân. Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-TW về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước (Nghị quyết 33-NQ/TW) đã nhấn mạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; Phát
triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người
để phát triển văn hóa; Sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Việt Nam
phải đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Xây dựng đồng bộ
môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng;
Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng

31
và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế...”. Đến tháng 01/2021, tại Đại hội XIII của
Đảng, một trong những vấn đề trọng tâm, nổi bật là Đảng ta đã xác định lấy
giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan
trọng bảo đảm sự phát triển bền vững nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đất
nước ta phát triển. Để thực hiện khát vọng và tầm nhìn phát triển đất nước
của Đảng và nhân dân ta trong thời đại mới, phải phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam; khơi
dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã cụ thể hóa phương hướng,
nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu Cách
mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế: “Xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm
cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển
nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế”; “phát triển đội ngũ
chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật,
nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh
nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người”.
Chú ý “đổi 60 mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong
quản lý, quản trị Nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong
những năm tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi và khó khăn
đan xen đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đòi hỏi toàn Ðảng, toàn dân, toàn
quân ta phải đoàn kết một lòng, đổi mới, sáng tạo, có quyết tâm chính trị
cao, nỗ lực lớn để tiếp tục đẩy mạnh, toàn diện công cuộc đổi mới. Ðó là
những mặt cơ bản thuộc giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tạo
nên nguồn lực nội sinh của dân tộc.
2.1 Lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực mang tính đặc thù yêu cầu phải có lãnh
đạo và quản lý của nhà nước
- Ở các nước phương Tây trong các lĩnh vực kinh tế, đại bộ phận có
thể không có quản lý trực tiếp của nhà nước, nhưng về văn hóa thì nước nào
cũng có Bộ văn hóa chăm lo quản lý văn hóa.
- Nhà nước đảm nhiệm một phần quan trọng trực tiếp quản lý những
công trình văn hóa (gồm có: các công trình lịch sử hoặc những công trình
nghệ thuật) và những cơ sở trực tiếp phát triển phục vụ nhu cầu văn hóa của
nhân dân.
- Văn hóa thuộc nhân dân:
+ Mọi người dân đều có quyền được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa
đồng thời có nghĩa vụ đóng góp bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

32
+ Xã hội hóa quản lý văn hóa là xu thế tự nhiên của bất cứ xã hội nào.
Ngoài hình thức nhà nước trong việc quản lý văn hóa cần thực hiện các hình
thức tự quản của nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển văn hóa, đảm bảo
được tính đa dạng của văn hóa và đáp ứng được nhu cầu văn hóa của toàn
dân.
2.2 Quan điểm quản lý văn hóa trong điều kiện thực tế ở Việt nam
- Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa cơ chế thị trường, nền
kinh tế hàng hóa và sự phát triển văn hóa:
+ Thế giới đã sử dụng khái niệm thị trường chỉ thuộc lĩnh vực kinh tế
và trên lĩnh vực kinh tế, thị trường và hàng hóa là hai khái niệm đi đôi với
nhau, có cái này mới có cái kia.
+ Thị trường và hàng hóa được phát triển dưới chế độ Tư bản chủ
nghĩa, được coi là thuộc tính của Chủ nghĩa tư bản.
+ Trong quá trình đổi mới và cải cách, thị trường và hàng hóa được
coi là sự phát triển tất yếu của nhân loại. Trung Quốc có quan điểm “Thị
trường xã hội chủ nghĩa”; Việt Nam có quan điểm “Kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa” ...
+ Cho đến nay, khái niệm thị trường được phổ biến rộng rãi trong lĩnh
vực kinh tế là sự phát triển phạm trù chỉ có trong kinh tế chính trị. Trên thực
tế, dù kinh tế là yếu tố quyết định, thì một xã hội xã hội phát triển không thể
chỉ có kinh tế. Kinh tế và văn hóa là những nền tảng của xã hội văn minh:
Nền tảng vật chất và nền tảng tinh thần. Đó là quan điểm của Đảng và nhà
nước ta, rất phù hợp với quan điểm của thế giới văn minh, hiện đại.
+ Từ thị trường của kinh tế đã nảy sinh sự giao lưu văn hóa, hình
thành những địa bàn của các hoạt động văn hóa, những thị trường văn hóa:
thị trường thông tin; thị trường báo chí; thị trường nghệ thuật… (biểu diễn
nghệ thuật, kỹ thuật, sang tạo, chất xám...) người ta coi đó là “hàng hóa đặc
biệt” nghĩa là vừa tuân theo và vừa không tuân theo qui luật của hàng hóa.
+ Văn hóa là sản phẩm tinh thần, không thể coi như sản phẩm vật
chất: trong lúc hàng hóa là yếu tố quyết định sự tồn tại của thị trương kinh
tế, thì ở thị trường văn hóa sản phẩm được mua bán nhưng lại không mang
tính hàng hóa (với nghĩa chặt chẽ là sản phẩm vật chất có giá trị sử dụng và
giá trị trao đổi).
+ Thị trường văn hóa và sản phẩm của nó không nên coi là hàng hóa
vì vậy không nên áp dụng qui luật kinh tế vào hoạt động văn hóa, mặc dù
văn hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp của qui luật kinh tế mà chỉ nên áp dụng
đến đâu; đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể cần có chính sách
riêng...
- Những đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường:

33
Là dùng tiền làm đơn vị trao đổi và sự cạnh tranh, xác định rõ và chấp
nhận nhân tố điều hành quản lý thị trường (tất yếu phải có kinh doanh văn
hóa)
+ Phải xác định cho được những bộ phận nào có thể kinh doanh và
kinh doanh là đẻ bù đắp và nuôi dưỡng cho những hoạt động không thể kinh
doanh;
+ Tùy hoàn cảnh cụ thể mà quyết định kinh doanh ở ngành nào, bộ
phận nào; không thể áp dụng máy móc cách thức làm ăn của các nước khác
vào Việt Nam;
+ Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta
đã tích lũy được một số kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh trong văn
hóa song cần phải rút kinh nghiệm trong các hoạt động khác như: Điện ảnh,
Mỹ thuật, Mỹ nghệ, ... để có những cơ chế cho kinh doanh văn hóa;
+ Ở cơ chế thị trường trong nền kinh tế hàng hóa, kinh tế và văn hóa
đều giống nhau ở chỗ: Phải có tiền mới hoạt động được; nhưng lại khác nhau
ở chỗ: kinh tế tất cả vì lợi nhuận còn văn hóa thì tất cả vì đời sống tinh thần
và sự hưởng thụ tinh thần của nhân dân.
Tóm lại:
- Mọi hoạt động văn hóa cũng cần tiền để tồn tại nhưng không vì tiền.
- Để các hoạt động văn hóa trôi nổi theo qui luật của kinh tế hàng hóa
là tiêu diệt mục tiêu của văn hóa.
- Có thể có một số sản phẩm văn hóa được sử dụng để kinh doanh lấy
lãi nhưng không vì thế mà biến thị trường văn hóa thành thị trường kinh tế.
- Để quản lý nhất thiết phải hiểu thị trường của mình và tác động của
thị trường kinh tế và phải đương đầu với qui luật cạnh tranh, nhưng phải
nắm mục tiêu văn hóa.
Mác đã từng nhận định: “Chủ nghĩa tư bản là chống nghệ thuật, là kẻ
thù của nghệ thuật, là khi ông quan niệm dưới chủ nghĩa tư bản mọi thứ đều
biến thành hàng hóa, kể cả xương thánh và tình yêu”.
3. Một số biện pháp quản lý nhà nước về văn hóa
3.1 Nguyên tắc
- Phải có một cơ chế trên nguyên tắc chặt chẽ lại rộng mở, không gò
bó, nhưng lại rộng mở bảo đảm quyền tự do, dân chủ cho công dân.
- Văn hóa trong quản lý văn hóa là làm cho con người trong đời sống
văn hóa và trong cộng đồng văn hóa cảm thấy tự do, thoải mái, không bị áp
đặt;
- Tuyệt đối không được biến các hội nghề nghiệp thành cơ quan hành
chính nửa nhà nước;

34
* Xác định rõ và chấp nhận yếu tố thị trường: (nền kinh tế thị trường, tất yếu
trong hoạt động văn hóa thì phải có kinh doanh văn hóa)
- Phải xác định cho được những bộ phận nào có thể kinh doanh và
kinh doanh là đẻ bù đắp và nuôi dưỡng cho những hoạt động không thể kinh
doanh;
- Tùy hoàn cảnh cụ thể mà quyết định kinh doanh ở ngành nào, bộ
phận nào; không thể áp dụng máy móc cách thức làm ăn của các nước khác
vào Việt Nam;
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta
đã tích lũy được một số kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh trong văn
hóa song cần phải rút kinh nghiệm trong các hoạt động khác như: Điện ảnh,
Mỹ thuật, Mỹ nghệ, ... để có những cơ chế cho kinh doanh văn hóa.
* Cần thành lập các hội đồng thẩm định các giá trị sản phẩm văn hóa: gồm
những nhà quản lý, những chuyên gia giỏi về từng lĩnh vực theo ngành nghề,
loại hình loại thể và bộ môn;
3.2 Các nguyên tắc quản lý văn hóa
- Là những qui tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các chủ thể
quản lý bất kỳ cấp nào đều phải tuân theo khi thực hiện việc chỉ đạo, điều
hành của mình;
* Đặc điểm:
- Trong quản lý, các nguyên tắc hình thành một hệ thống nhất quán;
- Những nguyên tắc quản lý do con người đặt ra, nhưng mang tính
chất khách quan vì nó nảy sinh từ chính bản chất xã hội;
- Các nguyên tắc này buộc mọi cấp quản lý phải tuân thủ khi các
quyết định quản lý;
* Các nguyên tắc của quản lý văn hóa: (có 5 nguyên tắc)
1) Đảm bảo tính đảng trong quản lý
- Quán triệt những quan điểm của Đảng trong quản lý một bộ máy
- Nắm vững những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về lĩnh
vực mình quản lý.
- Xây dựng đội ngũ vững mạnh về tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp
vụ
- Luôn tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng mọi lúc, mọi nơi và mọi công
việc
2) Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ
- Tập trung: là quyền lực tập trung trong tay một hoặc một nhóm người
để đảm bảo sự thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ một thủ trưởng
- Dân chủ: lắng nghe và phát huy quyền làm chủ của quần chúng, tranh
thủ trí tuệ của quần chúng
- Tác dụng của dân chủ là: người quản có nhiều thông tin, tránh được
quan liêu; đề cao quyền làm chủ của nhân dân; thoả mãn được nguyện vọng
của nhân dân, nâng cao trách nhiệm của nhân dân với nhiệm vụ chung.

35
- Phải chú ý kết hợp hài hòa tập trung với dân chủ; tập trung quá sẽ độc
đoán, dân chủ quá sẽ mất trật tự kỷ cương
- Người quản lý phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân nhưng phải biết
thống nhất ý kiến đó lại theo hướng tích cực.
- Hiểu rõ và tôn trọng quyền quyết định của cấp dưới, biết chia sẻ với
cấp dưới nhưng phải biết sử dụng quyền lực tập trung của nhà quản lý khi
cần thiết.
3) Đảm bảo nguyên tắc thiết thực cụ thể
- Thiết thực: phải quan tâm đến hiệu quả quản lý, không lãng phí, không
chạy theo hình thức
- Cụ thể: quản lý phải có mục tiêu cụ thể và lượng hóa được chỉ tiêu cụ
thể của mục tiêu, không chung chung hoặc hô hào suông.
- Thiết thực đòi hỏi phải cụ thể, cụ thể được thì sẽ đảm bảo tính thiết
thực
4) Đảm bảo nguyên tắc khoa học và thực tiễn
- Quản lý phải có cơ sở khoa học không chỉ dựa vào kinh nghiệm, phải
căn cứ vào các quy luật khách quan chi phối bộ máy, không đi ngược quy
luật khách quan
- Hiểu rõ các đặc điểm của thực tiễn liên quan đến hoạt động của bộ
máy; bám sát yêu cầu của thực tiễn của bộ máy cũng như môi trường xung
quanh
- Tính khoa học và thực tiễn luôn thống nhất, thực tiễn là cơ sở, là thước
đo giá trị của các tác động, các quyết định quản lý.
5) Đảm bảo kết hợp hài hòa 3 lợi ích: Cá nhân, tập thể, xã hội
- Chú ý thoả đáng lợi ích cá nhân đẻ tạo động lực cho người lao động,
tránh thần thánh hóa con người
- Đảm bảo lợi ích tập thể để tạo sự đoàn kết, gắn bó trong tập thể và thu
hút được người lao động gắn bó trách nhiệm với tập thể
- Đảm lợi ích xã hội để tạo ra sự công bằng xã hội, phát triển các phúc
lợi xã hội và các bộ phận khác trong xẫ hội.
Bài tập
1. Yêu cầu các nhóm làm bài tập thuyết trình của nhóm, tìm ra cách tiếp cận
về hoạt động quản lý và quản lý văn hóa từ đó đưa ra cách tiếp cận hoạt
động quản lý văn hóa ở Việt Nam?
Câu hỏi
1. Đặc điểm của quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa về văn hóa?
2. Các nguyên tắc trong quản lý nhà nước về văn hóa?
3. Trình bày phạm vi quản lý nhà nước văn hóa?
4. Trình bày lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hóa?
5. Những đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động văn hóa?
6. Đầu tư cho hoạt động văn hóa gồm có những đầu tư nào? vai trò của nhà
nước đối với việc đầu tư cho văn hóa?
36
Chương 2
Quản lý nhà nước về văn hóa
1. Chủ thể, đối tượng quản lý nhà nước về văn hóa
1.1 Chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý văn hóa bao gồm tổ chức, cá nhân, đoàn thể chính trị
xã hội được Đảng, Nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao cho
thông qua các quyết định quản lý.
* Khái niệm tổ chức
Tổ chức được hiểu dưới 2 góc độ:
Tổ chức là một hành động: Đó là việc liên kết nhiều người để thực
hiện một công việc nào đó. Như vậy tổ chức là sắp xếp, điều khiển một
nhóm người để đạt tới một đích nhất định. Lúc này tổ chức gần nghĩa với
quản lý.
Tổ chức là một tập hợp người được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định
nhằm thực hiện một mục tiêu chung. Thí dụ: một lớp học, một công ty, một
cơ quan, xí nghiệp...
Vậy tổ chức là một cơ cấu có chủ định về vai trò, nhiệm vụ và được hợp
thức hoá trong một hệ thống nhất định.
Cơ cấu có chủ định: Sắp xếp con người, công việc có chủ ý nhằm thực
hiện một nhiệm vụ nào đó.
Tổ chức được hình thành do yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi và được sự thừa
nhận của cấp trên của tổ chức đó.
Tổ chức chặt chẽ cho phép các cá nhân góp phần tốt nhất vào việc thực
hiện mục tiêu chung, hoạt động của bộ máy sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
* Phân loại tổ chức
Tổ chức chính thức: Là tổ chức gắn với cơ cấu chủ định có vai trò
nhiệm vụ cụ thể và được thiết lập theo con đường chính thống. Tổ chức này
có quy chế hoạt động rõ ràng và được thừa nhận của cấp có thẩm quyền.
Tổ chức không chính thức: Là cơ cấu không xuất hiện theo sơ đồ tổ
chức nhưng có những hành động hợp tác. Tổ chức này không có mục tiêu
chủ định nhưng có thể mang lại sự hợp tác. Tổ chức không chính thức có thể
có ý nghĩa tích cực với bộ máy và cũng có thể có ý nghĩa tiêu cực. Đây là
một tồn tại khách quan mà các nhà quản lý phải quan tâm đúng mức.
* Bộ máy tổ chức
Là tổng thể các bộ phận (đơn vị, cá nhân) khác nhau có những chức
năng, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, có mối liên hệ và quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau nhằm bảo đảm việc thực hiện các chức năng quản lý, đưa bộ
máy đạt tới mục tiêu đã xác định. Thí dụ: Phòng Văn hóa của 1 huyện, Sở
Văn hóa của 1 tỉnh...
Mỗi bộ máy quản lý bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận có
mục tiêu khác nhau nhưng đều hướng về thực hiện mục tiêu chung của bộ
máy.
37
Mỗi bộ phận trong bộ máy có tính độc lập tương đối, mỗi bộ phận có
chức năng, quyền hạn khác nhau song đều nhằm thực hiện nhiệm vụ chung
của bộ máy.
* Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy
a. Cơ cấu trực tuyến (ngành dọc)
- Là loại cơ cấu tổ chức chỉ có 1 cấp trên và một số cấp dưới, có một số
người lãnh đạo từ người cao nhất đến người thấp nhất.
- Đặc điểm:
+ Một người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản lý và chịu
hoàn toàn trách nhiệm về bộ máy do mình quản lý.
+ Quyền hạn được giao cho người giám sát trực tiếp mọi hoạt động
của cấp dưới và sắp xếp theo nguyên tắc thứ bậc.
+ Mối quan hệ giữa các thành viên theo chiều thẳng đứng - trên
xuống, dưới lên, người thừa hành chỉ nhận lệnh của một cấp trên trực tiếp.
- Ưu điểm:
+ Mệnh lệnh được thi hành nhanh chóng
+ Đảm bảo việc thực hiện chế độ một thủ trưởng một cách chắc chắn
+ Người đứng đầu thực hiện tất cả các chức năng quản lý nên dễ quy
trách nhiệm về hoạt động của bộ máy
- Nhược điểm:
+ Người lãnh đạo phải thực hiện nhiều chức năng quản lý nên khó hoàn
thành tốt nhiệm vụ khi không đủ kiến thức và thời gian.
+ Khi phối hợp 2 bộ phận trong bộ máy sẽ có khó khăn, vì thông tin
phải đi vòng theo tuyến đã quy định.
(Cơ cấu này có từ thế kỷ XIX đến nay vẫn tồn tại).
b. Cơ cấu chức năng
- Là cơ cấu tổ chức hình thành những người lãnh đạo được chuyên môn
hoá theo từng chức năng nhất định.
- Đặc điểm:
+ Người lãnh đạo chức năng được chuyên môn hoá và chỉ đảm nhận 1
chức năng cụ thể.
+ Quyền hạn theo chức năng được trao cho người đứng đầu bộ phận
và kiểm soát hoạt động được tiến hành bởi người phụ đứng đầu hệ thống.
+ Người thừa hành cấp dưới phải nhận lệnh từ cả người đứng đầu hệ
thống và cả người lãnh đạo chức năng.
- Ưu điểm:
+ Cơ cấu này thu hút được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo
+ Các bộ phận được chuyên môn hoá theo chức năng 1 cách tỷ mỷ nên
giảm bớt gánh nặng cho người đứng đầu hệ thống.
- Nhược điểm:
+ Người lãnh đạo phải tốn nhiều thời gian để phối hợp các bộ phận chức
năng

38
+ Trong hoạt động, người lãnh đạo khó kiểm soát được các mệnh lệnh
của các bộ phận chức năng.
+ Người thừa hành cùng một lúc phải tiếp nhận nhiều mệnh lệnh, thậm
chí trái ngược nhau của nhiều cấp trên trực tiếp.
Cơ cấu này thường vận dụng ở phạm vi quản lý rộng, như ở tầm một
quốc gia hoặc khu vực.
c. Cơ cấu trực tuyến - chức năng liên hợp.
- Là cơ cấu kết hợp cả kiểu cơ cấu trực tuyến và kiểu cơ cấu chức năng
để tận dụng ưu điểm và khắc phục nhược điểm của 2 kiểu cơ cấu.
- Đặc điểm:
+ Người lãnh đạo chịu trách nhiệm về hệ thống như trực tuyến nhưng
có sự giúp đỡ của các bộ phận chức năng để chuẩn bị các quyết định quản lý
cho lãnh đạo, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quyết định.
+ Người đứng đầu các bộ phận chức năng không có quyền trực tiếp ra
lệnh cho người thừa hành mà gián tiếp thông qua người lãnh đạo. Bộ phận
chức năng vừa giữ chức năng tham mưu vừa giúp lãnh đạo chỉ đạo các hoạt
động của bộ máy.
Ưu điểm:
+ Lợi dụng được ưu thế của cả 2 loại cơ cấu trực tuyến và chức năng
+ Phù hợp với yêu cầu quản lý ngày càng mở rộng. Đại bộ phận các bộ
máy ở Việt Nam cấu tạo theo kiểu cơ cấu này.
Nhược điểm: Các cơ quan chức năng tăng lên làm cho bộ máy cồng kềnh,
mỗi khi các bộ phận chức năng có ý kiến tham mưu khác nhau, lãnh đạo rất
khó ra quyết định, tốn nhiều thời gian hội họp.
d. Cơ cấu trực tuyến - tham mưu.
- Là cơ cấu trực tuyến kết hợp với một bộ phận tham mưu. Về hình
thức, bộ máy vẫn là cơ cấu trực tuyến, bộ phận tham mưu chỉ cung cấp
thông tin và các kiến thức chuyên môn cần thiết cho lãnh đạo làm cho bộ
máy gọn nhẹ. Thực chất đây là cơ cấu trực tuyến nhưng có thêm bộ phận
tham mưu giúp việc.
- Đặc điểm:
Người lãnh đạo sử dụng bộ phận tham mưu gồm một nhóm các
chuyên gia hoặc các trợ lý giúp lãnh đạo: Cung cấp thông tin, đưa ra các lời
khuyên để lãnh đạo ra những quyết định hợp lý, lãnh đạo tranh thủ được trí
tuệ của họ phục vụ cho mục tiêu quản lý.
Ưu điểm: Khai thác được trí tuệ của các chuyên gia giỏi có chuyên môn sâu
về một lĩnh vực nào đó, giảm chi phí cho bộ máy, cải thiện được hoạt động
của toàn hệ thống mà không cần tăng biên chế.
Nhược điểm: Do có tham mưu nên tốc độ ra quyết định chậm, có thêm lời
bàn nên lãnh đạo phải cân nhắc. Cơ cấu này phù hợp với tầm quản lý rộng.
* Xây dựng bộ máy quản lí nhà nước về văn hóa

39
- Bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa được xõy dựng nằm
trong mối quan hệ tương quan, tương ứng với bộ máy lónh đạo văn hóa tư
tưởng của đảng và bộ máy lập pháp về lĩnh vực văn hóa của quốc hội
+ Thể chế quy định này được thực hiện thụng suốt, quỏn triệt từ trung
ương đến địa phương mặc dự mụ hỡnh tổ chức theo quy định này cú thể cú
những trường hợp khỏc nhau
VD: ở TW, cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa là Bộ VHTT&DL của
Chớnh phủ tương quan tương ứng với ban văn hóa tư tưởng của BCH TW
Đảng và với ủy ban VH GD của Quốc hội và ở địa phương, cơ quan quản lý
nhà nước về văn hóa cấp tỉnh là Sở VHTT&DL của UBND tỉnh tương ứng
với Ban Tuyờn giáo của tỉnh ủy, Ban VH-XH của HĐND tỉnh
- Bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa được xõy dựng hỡnh thành là
một lĩnh vực ngành riờng, khụng cấu tạo chung với các lĩnh vực khoa học,
giáo dục, tôn giáo,… mặc dự tất cả đều thuộc phạm trù văn hóa
- Bộ máy quản lý nhà nước được xõy dựng theo hệ thống khộp kớn
ngành từ trung ương đến cơ sở qua 4 cấp: trung ương (Bộ), tỉnh (Sở VH DL
TT và Sở Thụng tin và truyền thụng), huyện (Phũng VH-TT), xó (Ban
VHXH )
- Bờn cạnh bộ máy quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa theo hệ
thống quốc gia cũn cú một bộ máy quản lý hoạt động văn hóa theo hệ thống
các lực lượng đặc biệt như: quân đội, cụng an và các tổ chức chớnh trị xó
hội (các tổ chức đoàn thể)
- Để thực hiện thể chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, bộ
máy quản lý nhà nước của lĩnh vực này phải thực hiện các cụng việc sau:
+ Tiến hành xõy dựng văn bản pháp quy, triển khai thực thi các văn
bản pháp quy và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lớ những vụ việc vi phạm
pháp chế văn hóa trên địa bàn mỡnh phụ trỏch;
+ Tiến hành xõy dựng quy hoạch, sắp xếp hợp lớ các thiết chế văn hóa
sự nghiệp kể cả của nhà nước, tập thể, tư nhân … hoạt động trờn phạm vi địa
bàn mỡnh phụ trỏch;
+ Tiến hành xõy dựng kế hoạch tài chính đối với toàn bộ hoạt động
văn hóa trên phạm vi địa bàn mỡnh phụ trỏch;
+ Tiến hành sắp xếp bộ máy quản lớ, hệ thống tổ chức và các chức
danh cỏn bộ, đào tạo, xử lớ cỏn bộ, …cho toàn bộ lĩnh vực hoạt động văn
hóa trên phạm vi địa bàn mỡnh phụ trỏch;
+ Tiến hành các cụng việc về quan hệ quốc tế, đối ngoại, ngoại
giao .... cho toàn bộ lĩnh vực hoạt động văn hóa trên phạm vi địa bàn mỡnh
phụ trỏch;
+ Tiến hành cụng việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành văn hóa, xử
lớ các vụ việc vi phạm pháp chế văn hóa.

40
1.2 Đối tượng của quản lý văn hóa
- Trong văn hóa có nhiều thành phần cấu thành và mỗi thành phần
phải được hiểu đúng các đặc trưng của riờng nú.
- Văn hóa nghệ thuật, di sản văn hóa, lễ hội, nếp sống, giải trớ...cú
những yêu cầu và đặc trưng riêng:
+ Văn hóa nghệ thuật: bao gồm nhiều loại hỡnh khỏc nhau, khụng thể
lấy một loại hỡnh nào đó để làm tiờu chuẩn cho loại hỡnh khỏc được.
+ Về văn học: Văn xuôi không giống thơ và ngược lại tiểu thuyết
khụng giống truyện ngắn, ký sự khỏc hồi ký....
+ Về nghệ thuật: Không thể áp dụng tiêu chuẩn của văn xuôi cho hội
họa, của hội họa cho nhiếp ảnh; Âm nhạc là lĩnh vực riêng biệt; Điện ảnh,
sân khấu tuy cơ sở là văn học nhưng rất khác văn học; Kiến trúc gắn liền
vứoi xây dựng nhưng nó là một ngành nghệ thuật...
+ Di sản có di sản hữu hình và di sản vô hình (còn gọi là di sản phi vật
chất). Di sản vô hình khó bảo quản hơn nhiều đó là: Phong tục, tập quán, âm
thanh, lối sống, nếp nghĩ, chuyện cổ tích,...
Như vậy có nhiều đối tượng cụ thể là những thành phần cấu tạo văn hóa do
đó có những nguyên tắc quản lý chung về văn hóa và những qui định, qui tắc
quản lýcho từng đối tượng của văn hóa.
2. Mục tiêu, đặc điểm quản lý nhà nước về văn hóa
2.1 Mục tiêu quản lý văn hóa
* Mục tiêu: chính là tạo điều kiện cho văn hóa phát triển hài hòa và nhịp
nhàng giữa các yếu tố của bản thân văn hóa và trong quan hệ giữa văn hóa
với kinh tế, chính trị, xã hội.
Văn hoá là lĩnh vực sản xuất tinh thần, sáng tạo như nhận định của
Mác, tạo ra những giá trị tinh thần những công trình khoa học, văn hoá nghệ
thuật nhằm xây dựng và phát triển con người. Nếu kinh tế là nền tảng vật
chất của đời sống xã hội thì văn hoá là nền tảng tinh thần của đời sống ấy, và
vì thế hai lĩnh vực đó luôn luôn giữ vị trí quan trọng và quyết định đối với
thực trạnh sự vận động và phát triển của xã hội
Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh
công nghiệp hoá hiện đại hoá văn hóa và khả năng to lớn. Nó khơI dậy nhân
lên mọi tiềm năng phát triển sức sáng tạo của con người, tạo ra nguồn lực
nội sinh quýêt định sự phát triển của công nghiệp hoá hiện đại hóa. Điều này
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta khi nguồn tài chính và nguồn
lực vật chất cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá còn hạn hẹp trong
khi đó tiềm lực con người Việt nam lại vô cùng phong phú nếu biết nuôi
dưỡng phát huy khai thác và sử dụng nó một cách hợp lý nhất tiết kiệm
nhất .Trong thời đại ngày nay tư tưởng trên càng có ý nghĩa to lớn khi mà
nguồn gốc của sự giàu có và phát triển toàn diện của đất nước không chỉ là
tài nguyên vốn kỹ thuật mà yếu tố ngày càng trở nên quyết định chính là
nguồn lực con người là tiềm năng và năng lực sáng tạo của con người Việt

41
nam. Nền kinh tế tri thức thời kỳ mới của sự phát triển xã hội hiện nay bắt
nguồn từ chính đặc điểm này.
Tư tưởng khẳng định văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển thúc
đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng ta xuất phát từ quan điểm coi
con người trước hết là tiềm năng và sức mạnh trí tuệ tinh thần và đạo đức là
nhân tố quyết định sự phát triển là vốn quý nhất của chúng ta trên con đường
xây dựng CNXH. Từ đó cần phảI nhấn mạnh coi phát triển văn hoá là lĩnh
vực quan trọng của chiến lược con người còn chiến lược con người lại nằm ở
vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong sự nghiệp công
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá. Điều đó cũng có nghĩa là phảI đặt văn
hoá vào trung tâm của những vấn đề kinh tế đồng thời bản thân văn hóa là
lĩnh vực sản xuất đặc biệt góp phần trực tiếp tạo ra động cơ thái độ, khơI dậy
tiềm năng trong người lao động tạo ra nguồn lực ở trình độ phát triển ngày
càng cao thúc đẩy con người phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Mục tiêu phấn đấu “dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ
văn minh” là định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời cũng là mục tiêu của
văn hoá, nếu hiểu theo nghĩa rộng của kháI niệm này. Theo cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng thì định hướng XHCN là văn hoá và văn hoá là đổi mới đổi
mới là văn hoá
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 đã xác định “Mục tiêu và
động lực chính của sự phát triển là vì con người do con người” đồng thời đã
nêu rõ yêu cầu “tăng trưởng kinh tế phảI gắn với tiến bộ công bằng xã hội
phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường”
Như vậy đường lối xây dựng CNXH nxh ở nước ta cũng như trong
chủ trương chính sách văn hoá được coi là mục tiêu cao cả của CNXH. Đó
là nhận thức đúng đắn trước kinh nghiệm của các nước từng hy sinh giá trị
tinh thần để chạy theo lợi ích kinh tế để rồi gánh lấy những hậu quả lớn chưa
có phương cách giảI quyết.
Các trường phái và khuynh hướng lành mạnh trong văn hóa đều được
phát triển, đồng thời khuyến khích, tạo được thế chủ đạo của những khuynh
hướng theo đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
NQ hội nghị TW 5 khóa VIII, xác định 5 quan điểm chỉ đạo để xây
đựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm đầu tiên
được Đảng ta nêu ra là:“ Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa
là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội”. Quan điểm này không
chỉ xác định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới
mà còn thể hiện tư tưởng của Đảng về sự gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa và
kinh tế trong quá trình đổi mới.
Giữa kinh tế và văn hóa có mối quan hệ biện chứng với nhau, nếu chỉ
tập trung cho phát triển kinh tế mà không quan tâm đến lĩnh vực văn hóa thì
xã hội sẽ không phát triển một cách bền vững. Đã có rất nhiều quốc gia đã
đặt vấn đề phát triẻn kinh tế lên hàng đầu mà quên đi trong kinh tế có văn
hóa, coi văn hóa chỉ là trang sức cho xã hội, chỉ là vấn đề thứ yếu đã dẫn đến
42
khi đã có tăng trưởng kinh tế thì hệ quả là các vấn đề tệ nạn xã hội phát triển
theo, làm cho tình hình xã hội luôn diễn ra bất ổn. Nhưng nếu không quan
tâm đến phát triển kinh tế thì sẽ không có sự phát triển văn hóa. Bởi vì văn
hóa phát triển luôn phục tùng quan điểm, quy luật: phát triển sản xuất quyết
định phát triển sản xuất tinh thần, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và
cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
Thực chất của nội dung tính quy luật nêu trên nêu bật quan điểm duy
vật khoa học về sự hình thành và phát triển văn hóa, chỉ ra tiền đề và nền
tảng vật chất của văn hóa. Hồ Chí Minh cũng từng chỉ ra rằng: muốn phát
triển văn hóa trước hết phải phát triển kinh tế, vì kinh tế là cơ sở của một chế
độ xã hội, đồng thời văn hóa thuộc về kiến trúc thượng tầng luôn chịu sự
quy định của cơ sở kinh tế. Ngày nay, trong tư duy đổi mới của Đảng ta, văn
hóa không còn là hoạt động bó hẹp trong một lĩnh vực, một ngành, văn hóa
có mặt ở khắp nơi trong mọi hoạt động của con người và của toàn xã hội;
văn hóa không đứng ngoài kinh tế hay lệ thuộc một cách thụ động vào kinh
tế mà văn hóa phải nằm trong mọi mặt, mọi ngành, trong tất cả các lĩnh vực
kinh tế và ngược lại. Văn hóa là một hoạt động sản xuất, đồng thời văn hóa
cũng nằm trong mọi hoạt hoạt động sản xuất, nó kết tinh trên từng sả phẩm
của văn hóa. Đặc biệt, văn hóa mang lại hiệu quả đáng kể cho phát triển kinh
tế xã hội. Do đó cần phải đầu tư cho văn hóa và chăm lo việc quản lý văn
hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về văn hóa
* Quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
Nắm vững quan điểm chỉ đạo trong xây dựng và phát triển văn hóa
của Đảng cộng sản Việt Nam trong tình hình phát triển mới của đất nước
như hiện nay cần phải tuân theo định hướng của Đảng, trên cơ sở đó xây
dựng thành những nguyên tắc của quản lý văn hóa với những đặc điểm nổi
bật trong tình hình hiện nay là: đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chúng ta xây dựng
nền văn hóa trong bối cảnh cơ chế thị trường đi vào chiều sâu, giao lưu quốc
tế được mở rộng do đó những đòi hỏi mới được đặt ra (yêu cầu):
- Làm sao giữ được bản chất cách mạng, con đường mà Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, đồng thời giữ được bản sắc văn hóa dân tộc
của nền văn hóa Việt Nam?
- Làm sao vừa phải gắn mình với thị trường, với giao lưu quốc tế, một
thế giới đối lập với chúng ta về ý thức hệ, lại vẫn giữ phẩm chất xã hội chủ
nghĩa và bản sắc Viêt Nam nền văn hóa dân tộc có bề dày lịch sử?
- Làm sao đi tắt đón đầu, hòa nhập cùng thế giới hiện đại mà không
chệch hướng, mất gốc?
Để trả lời cho những câu hỏi trên chúng ta nhận thấy: những cơ hội,
nhiều thách thức va biết bao cạm bẫy đặt ra trên con đường xây dựng nền
văn hóa Việt Nam theo mầu sắc Việt Nam mà ta cần tránh, cần đấu tranh
nhưng không vì vậy mà lại dậm chân tại chỗ, lại lùi bước trước yêu cầu phát
43
triển. Thời cơ, thách thức và triển vọng cùng với những nguy cơ đều rất lớn.
Muốn làm tròn trách nhiệm, những người làm công tác văn hóa phải cố gắng
rất nhiều, phải tự vượt mình, phải có bản lĩnh và cần phải trang bị cho mình
những năng lực mới. Theo Nguyễn Khoa Điềm: “Chúng ta đang ở trong một
thời điểm của đất nước, một trào lưu mới của đời sống văn hóa. Chúng ta
cần có cách làm văn hóa thật mới. Những kinh nghiệm hôm qua là rất quí,
nhưng không đủ. Cần nhanh chóng nắm lấy những cách làm mới, thật sự
sáng tạo và năng động”. Do đó cần thực hiện những nguyên tắc cơ bản trong
công tác quản lý văn hóa ở nước ta hiện nay là:
Thứ nhất: Thái độ xã hội chủ nghĩa trong giải quyết vấn đề văn hóa
- Chỉ có thể giải quyết văn hóa theo lập trường xã hội chủ nghĩa thì
mới đưa văn hóa tới những giá trị văn hóa thực sự;
- Sản phẩm văn hóa có đến tay nhân dân hay không hay chỉ mua vui
cho một bộ phận có tiền của (đó chính là lập trường xã hội chủ nghĩa của
văn hóa);
- Nội dung sách báo chúng ta có đem lại những điều bổ ích, cao đẹp
cho người đọc hay chỉ là thứ dật gân, câu khách để kiếm tiền (đó chính là lập
trường xã hội chủ nghĩa của văn hóa);
- Nếu toàn bộ hoạt động văn hóa không làm sáng tỏ lập trường tư
tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì văn hóa không
thể nâng cao con người, thúc đẩy con người đi vào sự nghiệp lớn;
- Những người lao động có văn hóa phải có lập trường xã hội chủ
nghĩa thật mạnh mẽ thì mới tạo ra những sản phẩm văn hóa có ích phục vụ
cách mạng.
Thứ hai: Ý thức dân tộc sâu sắc trong sử lý vấn đề văn hóa
- Bản sắc dân tộc là cái làm ra linh hồn vẻ đẹp của một nền văn hóa.
Nhưng bản sắc dân tộc trong văn hóa chỉ ra đời từ ý thức dân tộc sâu sắc và
sự hiểu biết đầy đủ về dân tộc mình.
- Cán bộ quản lý văn hóa hôm nay, đối diện với thời đại đầy sôi sục,
biến động, phải có ý thức dân tộc sâu sắc trong văn hóa thì mới thúc đẩy văn
hóa dân tộc đi đúng hướng, không tự mình đánh mất mình trước quá trình
phát triển rất phức tạp của đời sống văn hóa.
Thứ ba: Nắm bắt nhịp độ phát triển của thế giới loài người để đặt đúng yêu
cầu phát triển văn hóa
- Ý thức sâu sắc về yêu cầu phát triển trong thế giới hiện đại;
- Tiên tiến là tiến bộ hiện đại;
- Văn hóa phải đóng vai trò khai sáng, vai trò động lực của những tiến
bộ mới;
- Văn hóa phải chứa đựng trong lòng nó tất cả khát vọng, sung lực của
sự phát triển, có như vậy mới thúc đẩy xã hội phát triển;
- Chất lượng các hoạt động văn hóa: Thư viện, bảo tàng, biểu diễn
nghệ thuật, xây dựng lối sống, nếp sống... cần phải nâng cao;
- Yêu cầu của sự phát triển, mọi cái phải đúng, tốt, đẹp;
44
Thứ tư: Xã hội hóa đời sống văn hóa
- Trao khả năng sáng tạo văn hóa, tổ chức đời sống văn hóa cho hàng
triệu người;
- Đánh thức năng lực, tiềm năng hoạt động văn hóa trong mỗi con
người, mỗi gia đình, mỗi làng, mỗi xã, mỗi cộng đồng, cơ quan, xí nghiệp...;
- Nhà nước phải có chính sách kích thích, tạo ra những hành lang pháp
lýđể thu hút nhân dân vào hoạt động văn hóa đúng định hướng, đúng mục
đích;
- Chỉ có xã hội hóa văn hóa chúng ta mới gắn văn hóa với sinh hoạt xã
hội, gắn văn hóa với đời sống kinh tế, gắn văn hóa với nhân dân, tạo ra sức
mạnh mới cho văn hóa;
Thứ năm: Đấu tranh loại trừ cái tiêu cực, cái xấu, cái tầm thường trong đời
sống văn hóa
- Tiếp tục sắp xếp trật tự văn hóa theo nghị định 87/CP;
- Tăng cường quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực;
- Chống hủ tục mê tín, dị đoan;
- Chống việc lợi dụng mở rộng sinh hoạt văn hóa với khai thác văn
hóa theo lối “con buôn” trục lợi;
- Chống việc nhân danh tìm tòi cái mới để du nhập tùy tiện cặn bã văn
hóa nước ngoài, muốn có đổi mới để trà đạp các giá trị văn hóa cách mạng;
- Ở nhiều lĩnh vực đang lẫn lộn cái tốt và cái xấu;
- Sự dễ dãi, tùy tiện còn khá nhiều trong sinh hoạt văn hóa;
- Các thế lực thù địch đang tiến công văn hóa thông tin rất tinh vi, với
nhiều phương tiện và biện pháp mới;
- Cần phải có cách nhìn nhân văn, hướng thiện, tỉnh táo, sắc bén khi
xem xét các vấn đề có liên quan đến văn hóa, kịp thời hướng dẫn nhân dân
gạt bỏ những mặt tiêu cực nhằn hạn chế bớt những xâm hại văn hóa phản
động, phá hoại công cuộc cách mạng văn hóa.
* Đặc điểm quản lí nhà nước về văn hóa theo qui định của nhà nước
Việt Nam
- Thứ nhất, quản lý nhà nước về văn hóa không chỉ là sự quản lý theo
chiều từ trên xuống dưới mà còn là sự điều chỉnh quá trình tự quản lý của
từng người, từng gia đình, tập thể, làng xóm,… theo chuẩn mực chung của
nhà nước hướng từ dưới lên;
- Thứ hai, văn hóa có cơ sở là kinh tế - xã hội và luôn luôn gắn liền
với kinh tế - xã hội:
Khi kinh tế - xã hội có nhiều thành phần thì văn hóa tất yếu cũng có
nhiều thành phần;
- Thứ ba, khác với các hoạt động kinh tế kĩ thuật, giá trị các hoạt động
văn hóa không chỉ căn cứ ở số lượng thành phần mà chủ yếu ở tính sáng tạo,
ở cái mới bồi đắp cho tâm hồn con người, giúp con người vươn lên trước
những đòi hỏi mới của xã hội;
45
- Thứ tư, văn hóa là sự sáng tạo của quần chúng nhân dân và được
thực hiện thông qua các đại biểu của mình là văn nghệ sĩ
- Thứ năm, văn hóa là phản ánh của sự phát triển xã hội nhưng không
phải lúc nào giữa kinh tế và văn hóa cũng phát triển theo cùng một chiều
hướng
+ Có khi kinh tế xã hội phát triển mà văn hóa chưa phản ánh kịp,
ngược lại khi xã hội có bế tắc, khủng hoảng thì văn hóa lại vươn lên trước.
* Đầu tư cho hoạt động văn hóa bao gồm: đầu tư của nhà nước; đóng
góp của nhân dân; nhà nước và nhân dân cùng làm; hỗ trợ của các tập thể cá
nhân; xây dựng các quĩ bảo trợ văn hóa từ Trung ương đến địa phương...
- Đầu tư của nhà nước
Đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho phát triển. Có lẽ đây là nhận thức
chung của mọi quốc gia khi nhìn nhận vấn đề đầu tư cho văn hoá. Nhưng nói
đến đầu tư cho văn hoá là phải tính đến hiệu quả mặc dù đầu tư cho văn hoá
hiệu quả không phải dễ lượng hoá và dễ nhận biết trong một sớm một chiều.
Với ý nghĩa đó nhà nước cần chú trọng vào những tiêu chí nào để đầu tư một
cách có hiệu quả đối với các sản phẩm và hoạt động văn hoá.
Trước hết nhà nước cần phải nhận diện về mức độ thích ứng với cơ
chế thị trường của các sản phẩm và hoạt động văn hoá để có hướng đầu tư
thích hợp. Việc nhận diện này để đi đến kết luận: hoạt động nào cần đầu tư
toàn bộ, hoạt động nào cần đầu tư một phần, hoạt động nào chỉ cần hỗ trợ
ban đầu. Ở nước ta việc đầu tư toàn bộ được thực hiện đối với các hoạt động
văn hoá không có thu. Vấn đề đặt ra ở đây chính là làm sao để xác định được
đúng các sản phẩm văn hoá, hoạt động văn hoá cần thiết phải có sự đầu tư để
tồn tại phát triển tránh sự cào bằng, đầu tư dàn trải dẫn đến thiếu hiệu quả.
Tiêu chí quan trọng được nhiều người quan tâm rằng đó là chất lượng
của sản phẩm và hoạt động văn hoá. Thật ra đặt vấn đề chất lượng của văn
hoá là rất chung chung bởi đánh giá chất lượng của văn hoá không phải là
điều đơn giản không thể chấp nhận sự tuỳ tiện chủ quan. Chất lượng văn hoá
cần phải được cụ thể hoá bằng các tiêu chí cụ thể rõ ràng và cơ bản. Đó là
các sản phẩm văn hoá hoạt động văn hoá tiêu biểu cho đời sống cộng đồng
các sản phẩm hoạt động văn hoá biểu hiện xu thế vận đông của văn hoá
tương lai, các sản phẩm văn hoá là kết tinh của bản sắc văn hoá dân tộc, các
sản phẩm văn hoá có giá trị văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại. Và mỗi
tiêu chí cụ thể này nên được xem là một tiêu chí để đầu tư.
Các sản phẩm, hoạt động văn hoá tiêu biểu cho đời sống cộng đồng.
Sự đầu tư vào các hoạt động này sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển, sự
thăng hoa của văn hoá cộng đồng. Sự đầu tư của nhà nước phù hợp với ý chí
cộng đồng thì tất yếu các dự án đầu tư sẽ được nhân dân ủng hộ, tự giác thực
hiện. Sự phát triển văn hoá cộng đồng đưa đến sự hoàn thiện nhân cách
phẩm chất tâm lý cộng đồng. Đó là hiệu quả đầu tư vô cùng lớn lao trong
đầu tư cho văn hoá.
46
Đầu tư cho các sản phẩm văn hoá hoạt động văn hoá biểu hiện xu thế
vận động của văn hoá tương lai có thể làm cho nhiều người băn khoăn nghi
ngờ cho là không tưởng ảo tưởng. Thật ra đây là vấn đề đã được đặt ra từ
trong các nước phát triển. Văn hoá theo tiến trình lịch sử vận động và phát
triển. Có những sản phẩm văn hoá ra đời là sự manh nha của văn hoá tương
lai. Cái mới cần phải được nuôi dưỡng để ngày càng phát triển vững bền.
Các sản phẩm văn hoá là kết tinh của bản sắc văn hoá dân tộc cũng là
một hướng đầu tư. Bản sắc văn hoá dân tộc nếu thiếu sự quan tâm đầu tư có
thể bị mai một, suy yếu và nền văn hoá hiện đại sẽ có thể mất cội rễ sâu xa
của mình không thể đứng vững trước những sự xâm lăng văn hoá.
- Đầu tư bằng chương trình kế hoạch quốc gia về phát triển văn
hoá
Chính sách văn hoá là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động các
chính sách các cách làm thiết thực các phương pháp quản lý hành chính và
phương pháp ngân sách dùng làm cơ sở cho hoạt động văn hoá.
Chính sách văn hoá được hình thành như một chỉnh thể trong một quá
trình tác động lẫn nhau giữa ba nhóm cộng đồng (cộng đồng văn hoá, cộng
đồng công chúng cộng đồng chính trị) không thể chỉ đơn phương của một,
hai nhóm nào
- Đầu tư tài chính cho văn hoá
Đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho sự phát triển. Văn hoá có được đầu
tư thì mới có điều kiện để vận động phát triển, có điều kiện để góp phần vào
sự tiến bộ chung của xã hội. Đầu tư cho văn hoá để định hướng hỗ trợ cho
các xu hướng văn hoá tiêu biểu cho cộng đồng cho sức mạnh dân tộc, khởi
đầu cho xu hướng văn hoá tương lai. Đầu tư cho văn hoá với tư cách là một
hoạt động sản xuất cũng cần được tính toán đến hiệu quả đầu tư. Cấp ngân
sách cho văn hoá cũng kèm theo những quy tắc như bất kỳ hoạt động tài
chính nào khác khi yêu cầu đặt ra phải đạt tới mục tiêu quốc gia mà Đảng và
nhà nước ta đã đặt ra.
- Đầu tư khác
* Chăm lo việc quản lý văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số:
Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương (Khoá IX) đã ra nghị
quyết “Về công tác dân tộc”. Nội dung nghị quyết đã nêu ra những vấn đề cơ
bản, lâu dài và cả những vấn đề cấp bách, đề cập toàn diện các lĩnh vực đời
sống xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, về công tác vận
động đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện
nay, Nghị quyết nêu rõ: “Tăng cường công tác vận động quần chúng trong
việc bảo đảm thực hiện tốt chính sách dân tộc trong giai đoạn cách mạng
hiện nay.
Nâng cao hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn
thể nhân dân trong việc tham gia triển khai, thực hiện công tác dân tộc,
chính sách dân tộc.

47
Có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và phát huy vai trò
của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc trong việc thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các địa bàn dân cư vùng dân tộc và
miền núi.
Đổi mới nội dung và phương pháp công tác dân vận ở vùng đồng bào
dân tộc, quán triệt phương châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế
nhị, vững chắc; sử dụng nhiều phương thức phù hợp với đặc thù của từng
dân tộc, từng địa phương. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc và miền núi phải
quán triệt và thực hiện thật tốt phong cách công tác dân vận “Trọng dân, gần
dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”.
Những yêu cầu nội dung công tác vận động quần chúng trong đồng
bào các dân tộc thiểu số mà nghị quyết của Đảng “Về công tác dân tộc” nêu
trên rõ ràng đã thể hiện được những tư tưởng quan điểm của Nghị quyết 8B,
đồng thời cũng làm rõ những nét đặc thù của công tác vận động quần chúng
ở vùng các dân tộc thiểu số. Trong bối cảnh hiện nay công tác vận động
quần chúng cần phải được đặc biệt coi trọng bởi
Vùng dân tộc thiểu số có tính đặc thù về kinh tế – xã hội, về phong tục
tập quán, về truyền thống văn hoá, về lối sống nếp nghĩ… vì vậy công tác
dân vận ở vùng dân tộc thiểu số phải tính đến tính đặc thù như trình độ phát
triển kinh tế không đồng đều, hình thái kinh tế – xã hội có sự khác nhau,
phong tục tập quán, đời sống tâm linh cũng khác nhau. 53 dân tộc thiểu số ở
nước ta, mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá độc đáo, riêng biệt và phong phú; ở
đó chứa đựng những tinh hoa văn hoá của bản thân từng dân tộc nhưng lại
có sự giao thoa với các dân tộc anh em cùng cư trú trên địa bàn, tạo ra những
vùng văn hoá rất đa dạng. 20 năm đổi mới và phát triển vùng dân tộc và
miền núi đã có những bước tiến bộ đáng kể, nhưng nhìn chung nền kinh tế
vẫn lạc hậu, chậm phát triển. Năng lực sản xuất còn hạn chế, sức cạnh tranh
yếu ớt, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Đói nghèo vẫn là vấn đề bức xúc, nhất
là các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Trình độ dân trí đã
được nâng dần, song chất lượng chưa cao và công tác giáo dục đào tạo còn
nhiều bất cập. Bản sắc văn hoá của một số dân tộc đang có nguy cơ mai một,
có một số dân tộc đang đứng trước nguy cơ mất dần tiếng mẹ đẻ (như ơ Đu,
La Ha, Xinh Mun…).
Mặt khác khi bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ cơ chế hành chính,
tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, việc chuyển biến này đang đặt các dân tộc thiểu số vào những tình
huống mới cần được tuyên truyền, giáo dục, vận động một cách quyết liệt
hơn nữa nhằm phát huy được yếu tố tích cực, hạn chế được yếu tố tiêu cực
của cơ chế thị trường.
Phải giải toả được những lo lắng ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
cho rằng: “Chính sách dân tộc đã mất đi rồi!” bởi cơ chế thị trường tạo ra sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra sự biến đổi các tầng lớp cư dân, các giai
cấp xã hội. Quá trình công nghiệp hoá là sự đô thị hoá rất nhanh, nó liên
48
quan đến các vấn đề môi trường, lao động, dân cư, sự phân công lao động xã
hội, vấn đề khoa học công nghệ, đặc biệt là ở vùng dân tộc thì vấn đề công
bằng xã hội với việc “khắc phục sự chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi”
sẽ trở nên khó khăn thậm chí là khó có thể khắc phục. Những điều đó tác
động đến tâm lý xã hội, đến tâm trạng các tầng lớp dân cư mà nặng nề nhất
là lớp dân nghèo.
Từ thực tiễn đang diễn ra, công tác giáo dục, vận động quần chúng
dân tộc thiểu số đi theo và tham gia thực hiện các chính sách đổi mới của
Đảng, Nhà nước là một yêu cầu cần thiết.
Nghị quyết Trung ương 8B (khoá VI) ghi rõ: “Các tổ chức Đảng từ
Trung ương đến chi bộ đều phải lấy công tác vận động và chăm lo lợi ích
của quần chúng làm một nội dung chính trong hoạt động của mình”. Nghị
quyết Trung ương 7 (khoá IX) “Về công tác dân tộc” chỉ ra rằng: “Vận động
quần chúng trong việc bảo đảm thực hiện tốt chính sách dân tộc trong giai
đoạn cách mạng hiện nay” và “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp các
ngành và toàn bộ hệ thống chính trị phải thực hiện chính sách dân tộc và
công tác dân tộc”. Đây chính là cốt lõi của công tác vận động quần chúng
các dân tộc thiểu số hiện nay.
Để thực hiện chính sách dân tộc có hiệu quả trước hết phải đảm bảo
thực hiện tốt nguyên tắc: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng
phát triển”; nguyên tắc đó phải được quán triệt trong nhận thức tư tưởng,
trong việc hoạch định chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội và trong việc tổ chức thực hiện thật tốt những chính sách đó.
Trước hết phải bình đẳng về chính trị, đó là quyền tham chính của các
dân tộc trong hệ thống chính trị của nước ta. Đại biểu xuất sắc tiêu biểu của
dân tộc thiểu số cần có mặt trong các cơ quan của Đảng và ở các cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều này chúng ta đã làm rất tốt và hiện nay chúng ta tiếp tục nâng cao chất
lượng để được tốt hơn.
Bình đẳng về kinh tế là việc giải quyết yêu cầu nâng cao trình độ phát
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong vùng dân tộc, phải tiến
hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho miền núi phát triển kinh
tế, đảm bảo lợi ích thiết thân của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn liền với
lợi ích chung của đất nước. Có như vậy mới đảm bảo đưa sự nghiệp xoá đói
giảm nghèo ở vùng dân tộc đạt kết quả tốt và bền vững. Có như vậy mới
thực hiện được tâm nguyện của Bác Hồ là: “Ai cũng có cơm ăn, ai cũng có
áo mặc, ai cũng được học hành”.

49
Bình đẳng về văn hoá xã hội là việc bảo tồn được các giá trị văn hoá
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, đặc biệt là đưa các giá trị, các nhu cầu
văn hoá mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc tới cho đồng bào hưởng thụ
ngày càng nhiều. Tiến hành công tác giáo dục đào tạo, chăm lo sức khoẻ ở
vùng đồng bào các dân tộc tốt hơn, vững chắc hơn, chất lượng ngày càng
cao hơn.
Về đoàn kết giữa các dân tộc đây là truyền thống quí báu từ trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc ở nước ta. Đảng và
Nhà nước coi đại đoàn kết dân tộc là chiến lược của cách mạng. Trong cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đoàn kết giữa các dân tộc là chống lại chính
sách chia để trị của đế quốc phong kiến, cuộc vận động cách mạng do Đảng
và Bác Hồ lãnh đạo coi vấn đề đoàn kết các dân tộc là gốc của sự thành công
của cách mạng nên đã tạo ra được khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam
vững chắc, tạo nên sức mạnh vô địch đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc
lập tự do cho dân tộc.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đoàn kết các dân tộc là chống lại
âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, chúng âm mưu kích
động chủ nghĩa li khai hòng chia cắt đất nước ta, can thiệp sâu vào công việc
nội bộ của chúng ta. Vấn đề đoàn kết trên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân
tộc hiện nay là một yêu cầu rất quan trọng.
Về tương trợ giúp nhau cùng phát triển là nguyên tắc coi lợi ích của
các dân tộc cũng là lợi ích chung của cả dân tộc Việt Nam như Bác Hồ đã
dạy: Các dân tộc ở nước ta no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau như anh
em ruột thịt.
Hiện nay bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khoảng
cách giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các dân tộc đang đặt ra việc giải
quyết yêu cầu phát triển chung không chỉ ở đồng bằng đô thi, ở các khu kinh
tế – kỹ thuật, mà phải quan tâm đến sự phát triển ở vùng dân tộc và miền
núi.
Bằng các chính sách, giải pháp Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan
tâm đến yêu cầu phát triển vùng dân tộc và miền núi, tuy nhiên nhiều vấn đề
do lịch sử để lại, do điều kiện thiên nhiên và xã hội, do trình độ của lực
lượng sản xuất chưa được phát triển… Vì vậy việc vận động đồng bào các
dân tộc cùng tham gia vào sự đổi mới và phát triển lúc này rất cần thiết.
Các nội dung nêu gương người tốt việc tốt, chuyển giao các tiến bộ
khoa học công nghệ, đẩy mạnh các phong trào cách mạng trong quần chúng,
xây dựng các làng văn hoá, xây dựng mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước, các
đoàn thể chính trị xã hội với quần chúng… cần nghiên cứu tổ chức, tuyên
truyền thực hiện cho phù hợp với từng đối tượng trong từng dân tộc ở từng
vùng.

50
Việc vận đồng đồng bào các dân tộc thông qua cơ quan Nhà nước, mà
chủ yếu là Uỷ ban Dân tộc – cơ quan ngang Bộ, có nhiệm vụ quản lí Nhà
nước về lĩnh vực công tác dân tộc, chủ trì hoặc phối hợp với các ngành có
liên quan tới vùng dân tộc và miền núi để nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với
Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách, tổ chức thực hiện chính sách
dân tộc. Đồng thời, Uỷ ban Dân tộc còn thực hiện một số chương trình dự án
nhằm phát triển kinh tế – xã hội ở vùng dân tộc và miền núi do Chính phủ
giao.
Trong quá trình phát triển của lịch sử đến trước ngày Cách mạng
Tháng Tám thành công ở nước ta, nhiều dân tộc thiểu số vẫn chưa tiến đến
xã hội có giai cấp như một số dân tộc ở vùng cao miền núi phía Bắc, các dân
tộc thiểu số sống ở Tây Nguyên. Những cộng đồng dân tộc đó rất sùng bái
vai trò của người thủ lĩnh. Họ là những người am hiểu phong tục tập quán
của dân tộc họ, có uy tín trong cộng đồng, họ đứng ra để điều hành hoạt
động xã hội cổ truyền, điều hành sản xuất, thay mặt dân cư trong các plây,
thôn buôn để đối ngoại. Vai trò của người thủ lĩnh, những người có học và
nổi tiếng trong phạm vi từng dân tộc cũng có những ảnh hưởng lớn, vì vậy
ngay từ những ngày đầu cách mạng và trong kháng chiến Đảng và Bác Hồ
đã sử dụng những người con của Tây Nguyên đi cùng cách mạng như
Yngông NiekDăm, Nay Phin, Yvang Mlô Duôn Du, K’sor Ní, Abit, Ya Nê
Ô…
Một số dân tộc gắn với tôn giáo như dân tộc Chăm gắn với đạo Bà La
môn, Hồi giáo Bà ni; dân tộc Khmer Nam bộ gắn với đạo Phật Nam tông
tiểu thừa. Đối với những người hành đạo (sư cả, đại đức, các tu sĩ…) là hiện
thân của thần phật, chùa triền trụ sở nơi hành đạo là trung tâm sinh hoạt xã
hội của cộng đồng. ở những dân tộc này tiếng nói của sư sãi có tác dụng
trong dân chúng, nếu tiến hành vận động quần chúng thông qua sư sãi sẽ có
thể đạt kết quả tốt hơn.
Trên cơ sở thực tiễn sinh động trong đời sống xã hội ở vùng đồng bào
các dân tộc, việc nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn đó cho hoạt động dân vận
để đảm bảo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 8B và Nghị quyết
Trung ương 7 (khoá IX) về công tác dân tộc trong tình hình hiện nay rất cần
thiết đối với mỗi Ban, ngành ở Trung ương và địa phương.
Đối với cán bộ làm công tác quản lý văn hóa: Phải là người am hiểu
về lĩnh vực nghề nghiệp trong các lĩnh vực văn hóa, tôn trọng nâng lưu và
yêu quí những người làm văn hóa và những sản phẩm văn hóa...;
Hình thành cơ chế tự quản của nhân dân:
- Quản lý nhà nước dù giỏi đến đâu đi chăng nữa cũng không thể bằng
quản lý của nhân dân;

51
- Nhân dân ở bất cứ nơi nào, bất cứ thể chế nào cũng đều là người
sáng tạo và gìn giữ văn hóa tốt nhất do đó người quản lý tốt nhất là nhân dân
vì vậy cần phát huy qui chế dân chủ dùng tai mắt của nhân dân tham gia hoạt
động quản lý theo hướng của Đảng và nhà nước ta mà vai trò to lớn là mặt
trận và các đoàn thể quần chúng. Nếu phát huy tốt công tác này thì chúng ta
đã thực sự thực hiện được dân chủ trong công tác quản lý văn hóa;
- Sư tác động của quản lý bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn
luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho
cá nhân, cho nhà nước và cho toàn xã hội.
*Một số giải pháp để đạt mục tiêu duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc Việt nam trong quản lý nhà nước về văn hóa:
Có thể nói bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính
cách khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của
mỗi dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc. Bản sắc văn
hoá đó là cái hồn, cái cốt, cái thể hiện diện mạo của một nền văn hoá. Bản
sắc văn hoá là cái tạo nên sự độc đáo sự riêng có của một nền văn hoá. Bản
sắc văn hoá dân tộc được xem là “kháng thể” để chống lại sự xâm lăng văn
hoá.
Văn hoá gắn liền với con đường đi lên của lịch sử dân tộc. Bản sắc
văn hoá dân tộc Việt nam là vô cùng quý báu. Nhưng bản sắc ấy chỉ thực sự
có ý nghĩa khi nó được bảo tồn và không ngừng phát huy tạo nên sức sống
cho dân tộc.
Đứng trên giác độ quản lý nhà nước, làm thế nào để bảo tồn và phát
huy văn hoá dân tộc đã đang và sẽ còn là vấn đề mà các nhà quản lý các học
giả và mỗi người Việt Nam yêu nước băn khoăn đang tìm câu trả lời thích
đáng.
3. Néi dung qu¶n lý nhµ níc vÒ v¨n hãa
Khoa học quản lý đã khẳng định quản lý gồm hai quá trình đan xem,
kết nối vào nhau một cách chặt chẽ là duy trì và phát triển. Hai quá trình này
vừa giữ cho một thực thể tồn tại độc lập vừa tạo cho nó vận động phát triển.
Với quản lý nhà nứoc nguyên lý này càng có ý nghĩa quan trọng bởi văn hoá
là nền tảng tinh thần của xã hội. Nhưng để văn hoá được bảo tồn và phát
triển vấn đề cốt yếu nhất là hình thành những phương thức quản lý thích
hợp. Đến lượt mình việc lựa chọn những phương thức quản lý nhà nước về
văn hoá lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Đứng trên giác độ khoa học chính trị, không một nhà nước hiện đại
nào lại không đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng chính trị. Những chủ
trương đường lối quan điểm của Đảng cầm quyền. Mặt khác trong mỗi giai
đoạn phát triển Đảng cầm quyền có những chỉ đạo về văn hoá khác nhau.
Mục tiêu về xây dựng và phát triển văn hoá trong mỗi thời kỳ đặt ra cho nhà
nước vấn đề là phải sử dụng phương thức quản lý nhà nước để hoàn thành
được mục tiêu cơ bản đó.

52
Văn hoá thuộc phạm trù kiến trúc thượng tầng mối quan hệ giữa
thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở cũng chính là yếu tố quyết định
phương thức quản lý nhà nước về văn hoá. Điều này có thể được nhìn nhận
rõ ràng khách quan khi xem xét các phương thức quản lý của nhà nước trong
thể chế kinh tế khác nhau. Một điều không ai không công nhận là trong thể
chế kinh tế thị trường và thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung các phương
thức quản lý nhà nước được sử dụng rất khác nhau với mức độ ưu tiên rất
khác nhau.
Quản lý theo quan niệm tổng thể là sự tác động có định hướng của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý bằng các phương pháp quản lý với các
công cụ đặc thù nhằm đi đến mục tiêu quản lý nhất định. Quan niệm này cho
phép chúng ta đánh giá việc lựa chọn phương thức quản lý nhà nước về văn
hoá còn phụ thuộc vào chính bản thân chủ thể quản lý. Nhà nứơc và đối
tượng quản lý các hoạt động văn hoá. Bản chất của nhà nước sự nhận thức
của nhà nứoc về vai trò của văn hoá trong mỗi thời kỳ sẽ tác động đến thể
chế nhà nước để tìm ra phương thức quản lý phù hợp. Bản thân văn hoá là
một lĩnh vực đặc thù của đời sống xã hội. Những đặc trưng riêng có của văn
hoá đòi hỏi nhà nước phảI hình thành những phương thức quản lý đặc thù.
Bởi hơn ai hết nhà nước là người nhận thức rõ mọi sự dập khuôn, áp đặt
chung sẽ được trả giá bằng các hậu quả quản lý.
Yếu tố nữa có thể đặt ra ở đây chính là vấn đề về môi trường văn hoá
quốc tế. Trong thời đại ngày nay sự mở rộng giao lưu kinh tế thương mại đã
kéo theo sự giao lưu về văn hoá. Những ảnh hưởng giữa các nền văn hoá đã
trở nên phong phú hơn đa dạng hơn và phức tạp hơn. Nhà nước với trách
nhiệm của mình phải lựa chọn các phương thức quản lý nhà nước để vừa bảo
tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống vừa tiếp thu những tinh hoa
văn hoá thời đại để làm giàu thêm cho văn hoá dân tộc. Môi trường văn hoá
quốc tế lành mạnh hay chưa lành mạnh phù hợp hay chưa phù hợp có ý
nghĩa quyết định để nhà nước tạo dựng các phương thức quản lý nhà nứoc
định hướng nền văn hoá phát triển theo hướng mở hay khép kín…
Như vậy, quản lý nhà nước về văn hoá là hoạt động của bộ máy nhà
nước trong lĩnh vực hành pháp nhằm giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam. Hay nói cách khác, quản lý nhà nước về văn hoá là quản lý
các hoạt động văn hoá bằng chính sách và pháp luật. Hoạt động quản lý nhà
nước về văn hoá bao gồm các mảng cơ bản: quản lý nhà nước đối với văn
hoá nghệ thuật; quản lý nhà nước đối với văn hoá - xã hội; quản lý nhà nước
đối với di sản văn hoá.
Hoạt động quản lý nhà nước về văn hoá bao gồm những nội dung sau:
- Xây dựng thể chế
- Hệ thống các chính sách về văn hóa
- Đầu tư tài chính cho văn hóa
- Tổ chức bộ máy quản lý văn hóa
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa
53
3.1. Xây dựng, ban hành các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật
về văn hoá
Chính sách văn hoá được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện
tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và
phát triển nền văn hoá. Chính sách văn hoá đặt ra các nguyên tắc chung của
sự nghiệp phát triển văn hoá phù hợp với mục tiêu phát triển văn hoá chung
của đất nước.
Các chính sách về quản lý và phát triển văn hoá hiện nay có thể kể
đến: sáng tạo các giá trị văn hoá; bảo tồn, phát huy tài sản văn hoá; phát
triển văn hoá cơ sở; giao lưu văn hoá quốc tế; hiện đại hoá kỹ thuật và
phương thức sản xuất, phân phối sản phẩm văn hoá; đào tạo, phát triển đội
ngũ trí thức, văn nghệ sỹ; đảm bảo ngân sách, điều kiện pháp lý cho phát
triển văn hoá; nâng cao tính tự quản và phân cấp quản lý văn hoá... chính
sách văn hoá có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về văn
hoá song chính sách văn hoá không thể thay thế pháp luật.
Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về văn hoá nhằm phát huy
tác dụng của văn hoá tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất hượng cuộc
sống tinh thần của con người.
Chẳng hạn:
- Trong quản lý nhà nước về văn hoá nghệ thuật, nhà nước ban hành
các chính sách phát triển văn hoá sâu rộng trong quần chúng nhân dân, phát
huy khả năng sáng tạo. Hay, nhà nước còn thực hiện chính sách bảo trợ vật
chất ở mức độ khác nhau cho những loại hình văn hoá nghệ thuật không tự
tồn tại và phát triển trong quan hệ kinh tế thị trường như sân khấu tuồng cổ,
nghệ thuật chèo… Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho mọi công dân có quyền
bình đẳng trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sáng tạo nghệ thuật thì
phải được quy định rõ trong luật. Cụ thể, Điều 60 Hiến pháp 1992 quy định:
“Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế,
sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học,
nghệ thuật… Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”…
- Trong quản lý nhà nước về văn hoá – xã hội, nhà nước ban hành các
chính sách nhằm ổn định trật tự xã hội, giữ gìn những nét đẹp của văn hoá
truyền thống, xây dựng nếp sống văn hoá mới… Bên cạnh đó cũng ban hành
nhiểu văn bản pháp luật quy định những khuôn mẫu ứng xử trong xã hội như
Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình; hay Quy chế thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 25/11/2005…
- Trong quản lý nhà nước về di sản văn hoá: nhà nước ban hành các
chính sách và pháp luật để phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hoá. Luật Di sản văn hoá năm 2001 là một văn bản pháp lý quan
trọng.

54
3.2. Hoạt động của tổ chức bộ máy trong các cơ quan nhà nước về lĩnh
vực văn hoá
Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về văn hoá là Chính phủ; Bộ
văn hoá, thể thao và du lịch (cấp trung ương); UBND là cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá
trong địa phương mình theo quy định của pháp luật. Hoạt động này bao gồm
các công việc như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng và chỉ đạo quy
hoạch, kế hoạch; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy;
hướng dẫn, tuyên truyền; thẩm định; cấp giấy phép, giấy chứng nhận… Đây
là những hoạt động trên thực tế để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước
về văn hoá theo mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra. Ngoài ra, hoạt động đầu tư
tài chính cho văn hoá cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đầu tư tài
chính cho văn hoá, xuất phát từ vấn đề quan tâm đến phát triển nguồn nhân
lực nên nhà nước chú trọng đầu tư ngân sách cho giáo dục. Đẩu tư cho hoạt
động văn hoá với tư cách là đầu tư cho hoạt động sản xuất cần được tính
toán đến hiệu quả, cần xem văn hoá cũng làm ra lợi nhuận cho nhà nước,
cho nhân dân, đồng thời cũng cần tận dụng cơ chế thị trường cho sự phát
triển văn hoá đúng hướng.
3.3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn
hoá
Đây là một hoạt động có vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà
nước về văn hoá, sự tác động trực tiếp của cơ quan kiểm duyệt và thanh tra
có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì văn hoá có mối quan hệ trực tiếp với
chính trị, nó có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách
con người. Trong xu hướng xã hội hoá văn hoá hiện nay, các tác động tiêu
cực nảy sinh ngày càng nhiều, vì vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý
cần phải được quantâm thực hiện một cách nghiêm túc, có kế hoạch phối
hợp tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ với các bộ, ngành khác. Như vậy
mới có khả năng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ mà công tác quản lý
nhà nước về văn hoá đã đề ra.
4. Hình thức và phương pháp quản lý
4.1. Hình thức quản lý nhà nước về văn hóa
Là tổng thể các biện pháp, hệ thống các biện pháp được phân chia
bằng các phương thức khỏc nhau, bao gồm hình thức quản lý:
* Ban hành các quy định, quyết định
- Để quản lý bộ máy, nhà quản lý cần tạo cho bộ máy một khung hành
vi để mọi thành viên hoạt động trong khuôn khổ khung hành vi đó và có cơ
sở cho nhà quản lý điều chỉnh hành vi của mọi thành viên.
- Ngoài khung hành vi chung cho mọi người, tuỳ chức năng của từng
bộ phận trong bộ máy, nhà quản lý có thể ban hành các quy định tiêng cho
các bộ phận đó.
Có hai hình thức ban hành các quy định:
- Ban hành các quy định bằng lời (miệng), hình thức này diễn ra khi:
55
+ Điều chỉnh những vấn đề thông thường ở cấp cơ sở hoặc ít quan
trọng;
+ Những vấn đề chỉ ra một lần;
+ Những vấn đề diễn ra trong tình huống khẩn cấp;
- Ban hành các quy định bằng văn bản trong các tình huống:
+ Điều chỉnh những vấn đề quan trọng;
+ Những vấn đề diễn ra thường xuyên và có thể ở phạm vi rộng;
+ Trong tình huống có điều kiện bàn bạc thống nhất.
Trong quản lý, các quy định bằng văn bản có vai trò quan trọng vì nó
là cơ sở pháp lý chắc chắn để điều chỉnh hành vi của các thành viên.
Văn bản có các đặc điểm sau:
- Nội dung là các quy định, quy tắc hành vi bắt buộc chung có thể đặt
ra cho mọi người trong bộ máy.
- Các quy định hướng tới những bộ phận, những con người cụ thể
trong một số tình huống nhất định
- Phù hợp với pháp luật, với các quy định chung, với điều kiện thực tế
của bộ máy.
* Tổ chức hội họp để điều hành
Họp là tập hợp các cá nhân hoặc các bộ phận dưới quyền để bàn bạc,
giải quyết một vấn đề nào đó hoặc phổ biến các quyết định quản lý đến các
đối tượng cần biết.
Họp có các ưu điểm sau:
- Thu được nhiều thông tin tranh thủ được ý kiến nhiều người.
- Thông qua hội họp, xây dựng được các mối quan hệ giữa các bộ
phận và giữa các cá nhân trong bộ máy
- Giúp các thành viên hiểu nhau hơn qua các ý kiến cụ thể
- Phổ biến được các thông tin cần thiết đến người nghe một cách trực
tiếp.
- Giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng, phức tạp mà một người
hay một nhóm người không thể quyết định được.
Tuy nhiên họp có các nhược điểm sau:
- Mất thời gian công sức của nhiều người
- Mất nhiều công sức chuẩn bị và tốn nhiều tiền tổ chức.
Có các hình thức họp sau:
- Họp giao ban nắm tình hình
- Họp phổ biến các quyết định quản lý
- Họp tổng kết rút kinh nghiệm hoạt đọng
- Đại hội các loại...
* Sử dụng các phương tiện kỹ thuật để điều hành bộ máy
- Dùng các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn để giám sát hoạt động của
bộ máy, theo dõi, thu nhập những thông quản lý cần thiết.
- Dùng các thiết bị kỹ thuật để đảm bảo thông tin liên lạc, điều hành
bộ máy.
56
- Dùng các phần mềm chuyên dùng để quản lý các hoạt động của bộ
máy
Các phương tiện kỹ thuật có các ưu điểm sau:
- Theo dõi trực tiếp được đối tượng quản lý nên kịp thời có tác động
điều chỉnh.
- Không mất thời gian đi lại.
- Đảm bảo cho đối tượng thoải mái khi làm việc.
- Phổ biến rộng rãi các quyết định đến đối tượng mà không mất thời
gian.
Nhược điểm: Chỉ là quan hệ gián tiếp với đối tượng quản lý do đó không đủ
thông tin cần thiết cho quản lý.
* Quản lý nhà nước về văn hóa bằng pháp luật
- Quản lý văn hóa bằng pháp luật: Hiến pháp 1992, chương III có các
điều khoản cụ thể qui định đối với sự phát triển và vận hành văn hóa:
- Quản lý nhà nước về văn hóa bằng pháp luật: Phương thức quản lý
tốt
nhất, hữu hiệu nhất. Có những đạo luật riêng cho từng hoạt động:
+ Luật Báo chí;
+ Luật Xuất bản;
+ Luật Điện ảnh;
+ Luật Di sản văn hóa;
+ Luật bảo hộ quyền tác giả;
+ Luật Tổ chức vui chơi, giải trí; ...
+ Các bộ luật khác như: luật tố tụng hình sự, luật dân sự... và các qui định
khác của nhà nước về các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động văn hóa;
+ Văn bản dưới luật: nghị định 87/CP;
Khoa học nhà nước và pháp luật khi đề cập đến giai cấp thống trị đã
nhấn mạnh sự thống trị trên ba mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá tư tưởng. Để
duy trì sự thống trị của mình, giai cấp thống trị phải làm sao cho ý chí của
giai cấp mình bao trùm trong đời sống xã hội. Và pháp luật là sự thể hiện ý
chí của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị sử dụng pháp luật làm phương
tiện cơ bản nhất để quản lý mọi mặt đời sống xã hội trong đó có văn hoá.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của mọi xã hội. Sự quản lý nhà nước đối
với văn hoá chính là để định hướng cho văn hoá phục vụ cho mục đích của
giai cấp, của dân tộc. Nhưng văn hoá là một lĩnh vực phức tạp, đa chiều cạnh
nhà nước phải có được một hình thức quản lý hiệu lực và hiệu quả nhất.
Quản lý theo hình thức pháp luật là một trong những hình thức cơ bản nhất
trong quản lý văn hoá. Điều này bắt nguồn từ bản thân đặc trưng vân hoá và
vai trò của pháp luật cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Văn hoá có tính bao trùm ảnh hưởng lâu dài và bền vững. Văn hoá
liên quan đến vấn đề tư tưởng và tinh thần của cả chế độ. Nhà nước trước hết
phải sử dụng pháp luật để tạo lập hướng đi cho văn hoá và chỉ có pháp luật

57
nhà nước mới có thể ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội, ý chí của giai cấp thống
trị mới có thể bao trùm lên mọi khía cạnh của hoạt động văn hoá.
Văn hoá là một lĩnh vực nhạy cảm. Những biến động của đời sống
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đều được phản chiếu trong văn hoá. Văn
hoá trong các thời điểm nhất định có thể có những biểu hiện mất trật tự, lộn
xộn do những xu hướng phát triển tự phát… Để lập lại trật tự kỷ cương trong
văn hoá thì hình thức pháp luật được xem là hữu hiệu nhất bởi hiệu lực của
pháp luật đảm bảo bằng sự cưỡng chế của bộ máy công quyền mà không
một công cụ quản lý nào có được.
Hình thức quản lý nhà nước bằng pháp luật là bản quan trọng nhất
nhưng không phải là duy nhất. Chính vì vậy cùng với hình thức này nhà
nước còn quản lý văn hoá bằng các quy ước chính sách, kế hoạch. Nhưng có
thể khẳng định được rằng thiếu các hình thức quản lý bằng các quy ước
chính sách quản lý nhà nước có thể không toàn diện, hiệu quả quản lý có thể
không như mục tiêu mong muốn của chủ thể nhưng hoạt động quản lý vẫn
diễn ra. Nhưng thiếu pháp luật thì quản lý nhà nước tất yếu không thể tồn
tại.
Quản lý nhà nước về văn hoá bằng các hình thức pháp luật có vai trò
quan trọng quyết định đến quản lý nhà nứoc. Vậy để nâng cao hiệu quả của
công cụ này chúng ta cần phải làm gì?
- Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ thống nhất. Cần có sự phối
hợp liên ngành giữa các cơ quan để xây dựng pháp luật về văn hoá để pháp
luật nói chung và pháp luật liên quan đến văn hoá nói riêng không xung đột
mâu thuẫn với nhau.
- Các văn bản luật cần được hướng dẫn kịp thời bằng văn bản của
chính phủ (cho đến nay Luật di sản văn hoá còn thiếu 4 nghị định hướng
dẫn)
- Nâng cao khả năng dự báo về tiến trình văn hoá để dự thảo các văn
bản pháp luật tránh tình trạng ứng phó thụ động khi có những biến cố xảy ra
mới tìm cách để xây dựng các văn bản để điều chỉnh…
4.2 Phương pháp quản lý
* Khái niệm
Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới đối
tượng nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Đối tượng chủ yếu của quản lý là
con người nên thực chất phương pháp quản lý là cách thức tác động đến
người dưới quyền làm cho họ tích cực lao động, để bộ máy đạt được kết quả
mong muốn
Cơ chế quản lý: Là tổng thể các phương pháp, các công cụ, các hình
thức và các mối quan hệ mà chủ thể quản lý dùng để tác động vào đối tượng
nhằm đạt được mục tiêu đã định.
Phương pháp quản lý là một bộ phận của cơ chế quản lý, mỗi cơ chế
quản lý sẽ định ra những phương pháp quản lý đặc thù.
* Đặc điểm của phương pháp quản lý:
58
- Các phương pháp quản lý đều phải dựa trên cơ sở là các quy luật và
các nguyên tắc quản lý. Các quy luật chủ yếu là: quy luật kinh tế, quy luật tổ
chức, quy luật tâm lý
- Các nguyên tắc: tất cả các nguyên tắc quản lý đã nêu.
- Phương pháp quản lý phụ thuộc vào trình độ và khả năng của chủ
thể quản lý và vào đặc điểm của đối tượng quản lý.
- Quản lý một bộ máy thực chất là quản lý con người, con người vốn
rất đa dạng, phức tạp và luôn biến động, do đó khi sử dụng các phương pháp
quản lý đòi hỏi nhà quản lý phải linh hoạt trên cơ sở hiểu đúng, đánh giá
đúng con người.
- Trong quản lý, nguyên tắc và phương pháp có mối quan hệ hữu cơ
với nhau trong bất kỳ tình huống nào cũng đều phải vừa vận dụng đúng
nguyên tắc, vừa sử dụng phương pháp phù hợp với tình huống cụ thể “Dĩ bất
biến, ứng vạn biến”.
- Các nguyên tắc của người quản lý người mới biết được phải làm gỡ
và làm như thế nào từ đó có phương án giải quyết.
- Phương pháp giúp cho người quản lý phải tác động đến người thừa
hành như thế nào? Bằng cách nào để động viên thúc đẩy người thừa hành
thực hiện phương án người quản lý đó lựa chọn;
- Nguyên tắc là các điều qui định nhất thiết phải tuõn thủ cũn phương
pháp là cách thức cú thể sử dụng linh hoạt và được phộp lựa chọn; như vậy
nguyên tắc là cở sở khách quan để khống chế và chi phối các phương pháp
cùng hướng vào mục tiêu đó định;
- Phương pháp là bộ phận năng động nhất trong hệ thống quản lý.
* Một số thuyết về con người - đối tượng chủ yếu của quản lý
a) Thuyết về hệ thống nhu cầu của con người của Maslow.
Theo Maslow con người có 5 nhu cầu cơ bản được xếp theo thứ tự:
1. Nhu cầu cơ thể - ăn, mặc, ở đảm bảo cho con người tồn tại.
2. Nhu cầu an toàn: tính mạng, tài sản.
3. Nhu cầu văn hoá tinh thần, giao lưu tình cảm.
4. Nhu cầu được tôn trọng.
5. Nhu cầu tự khẳng định trong xã hội và cộng đồng.
Nhà quản lý phải biết được, người dưới quyền mình đang lao động vì
nhu cầu nào là nhu cầu nổi trội để có biện pháp quản lý tương ứng.
b) Thuyết lưỡng phân trong quản lý của Mc Gregor
- Trong thực tế có 2 loại người: Loại X có bản tính lười lao động, luôn
tìm cách trốn tránh lao động.
- Loại thứ 2 ký hiệu là Y là người chăm chỉ, ham thích lao động, coi lao
động là nhu cầu của mình, có tinh thần trách nhiệm trong lao động.
Nhà quản lý phải có các biện pháp quản lý phù hợp với từng loại người:
Ngưòi X phải dùng kỷ luật sắt, người Y chủ yếu động viên, khuyến khích họ
làm việc.
c) Thuyết về quan hệ cá nhân của Elton Mayo
59
- Cá nhân dưới quyền là những con người khác nhau, có nhu cầu nguyện
vọng khác nhau, có mục đích lao động khác nhau do đó phải tôn trọng cái
riêng của mỗi con người đó.
- Cá nhân không sống biệt lập mà có quan hệ với những người khác, mà
những mối quan hệ này lại ảnh hưởng đến sức lao động của họ. Do đó cần
quan tâm đúng mức các những mối quan hệ này để đảm bảo cho người lao
động có sức lao động tốt nhất, đảm bảo cho kết quả công việc luôn ở mức
cao.
d) Thuyết về điều kiện lao động của Heberg.
Có hai điều kiện con người chú ý đến khi lao động:
- Điều kiện thứ nhất: nếu đảm bảo thì người lao động làm việc, không
đảm bảo họ không làm việc - đó là chế độ lương bổng, điều kiện làm việc cụ
thể.
- Điều kiện thứ hai: nếu không đảm bảo họ vẫn làm việc, nhưng nếu
đảm bảo thì họ làm việc tốt hơn - đó là sự thừa nhận, sự tôn trong của cấp
trên, được giao những nhiệm vụ mà họ ưa thích...
e) Thuyết về một số quy luật tâm lý của Paplôp
- Con người tồn tại và hoạt động trước hết vì các nhu cầu và lợi ích khác
nhau cùng các cách thức, phương thức thoả mãn nhu cầu khác nhau.
- Con người có cách ứng xử khác nhau, có hành vi cử chỉ khác nhau chủ
yếu do các thuộc tính tâm lý khác nhau đã ổn định ở con người.
- Con người có giới hạn tâm lý nhất định trước sự cám dỗ, trước sự
cưỡng bức, tính bảo thủ tâm lý thể hiện ở sự cam chịu, cố chấp... nếu quá
ngưỡng con người có thể nổi dậy phá phách, suy thoái biến chất...
g) Quan điểm của người Nhật về con người.
Bản chất con người là tốt, sự lười nhác chỉ mang tính chất tình huống,
muốn họ lao động tốt phải quan tâm đến lợi ích của họ, song phải chú ý đến
người tiên tiến lẫn người bình thường, tránh để họ có mặc cảm bị tách ra
khỏi cộng đồng.
Người Nhật chú trọng giáo dục truyền thống đơn vị, gia đình dòng họ và
cả dân tộc. Người Nhật đặc biệt chú ý khai thác lúc sung sức nhất của con
người bằng các tác động khuyến khích, động viên..
h) Quan điểm của người Việt Nam về con người.
Đảng cộng sản Việt Nam quan niệm: Con người vừa là mục tiêu vừa là
động lực của sự phát triển kinh tế xã hội.
Về mặt học thuật có thể thấy: Người Việt nam có nhiều ưu điểm: Cần
cù, chịu khó, căn cơ và có khả năng thích ứng rất cao với môi trường sống
thay đổi.
Xử lý các công việc nghiêng về tình hơn về lý, giàu lòng nhân ái...
Tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định nhưng cho đến nay ít người
quan tâm nghiên cứu khẳng định các hạn chế của người Việt Nam.
Các phương pháp quản lý quan hệ chặt chẽ với nhau hỡnh thành một
hệ thống đồng bộ. Người ta thường sử dụng cỏc biện pháp sau đây:
60
- Phương phỏp giỏo dục chớnh trị tư tưởng;
- Phương pháp tâm lý – xó hội;
- Phương pháp hành chính - pháp luật;
- Phương pháp tổ chức - điều khiển;
- Phương pháp kinh tế;
Trong quản lý, người quản lý cú thể sử dụng nhiều phương pháp quản
lý khỏc nhau một cỏch hợp lý để tác động lên người quản lý trong những
tình huống cụ thể, tạo ra những hiệu quả cao nhất...;
4.3 Các phương pháp quản lý nhà nước về văn hóa
4.3.1 Phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng
Giáo dục chính trị, tư tưởng tốt tạo điều kiện cho người lao động nắm
vững những quan điểm, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà
nước; đó là phương pháp tác động chủ yếu đến mặt tinh thần của người lao
động, nhờ vậy, người lao động xác định được trách nhiệm nghĩa vụ, nâng
cao tinh thần tự giác trong công việc, tự nguyện chấp hành, phát huy tính
tích cực trong lao động để sáng tạo và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Nội dung giáo dục chính trị tư tưởng:
- Trang bị cho người lao động đủ kiến thức, đủ năng lực, đủ lòng nhiệt
tình đảm đương công việc do nhu cầu thực tiễn cách mạng đề ra.
- Giáo dục chính trị tư tưởng mà không chỉ đối với đối tượng chấp
hành mà cho tất cả các đối tượng là chủ thể quản lý các cấp. Nội dung giáo
dục phải thiết thực, sâu sắc gắn chặt với sản xuất, công tác; quản lý với
phương pháp hình thức linh hoạt, phong phú, có chất lượng phù hợp với
từng đối tượng;
- Tùy theo nhu cầu của từng đối tượng cụ thể mà ra mức độ, nội dung
phù hợp bao gồm: Giáo dục thường xuyên thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí, tranh ảnh... tại nơi làm việc;
mặt khác cũng có thể thông qua các hình thức mít tinh, hội họp, giao ban,
lớp tập huấn để lồng ghép nội dung tuyên truyền.
Áp dụng sinh động các hình thức giáo dục phù hợp với từng đối
tượng, từng nơi, từng lúc. Giáo dục tốt sẽ có tác dụng lâu dài, tuy không thể
hiện rõ ngay kết quả nhưng có tác dụng lớn trong việc định hướng phấn đấu
cho người lao động.
- Nội dung phương pháp: Là cách thức tác động vào nhận thức của con
người bằng lý lẽ làm cho con người nhận thức đúng đắn và tự nguyện thừa
nhận các yêu cầu của nhà quản lý từ đó có thái độ và hành vi phù hợp với
các yêu cầu đó.
- Cơ sở của phương pháp này là: Nhận thức là cơ sở của thái độ và hành
vi của con người, nhận thức đúng sẽ có thái độ và hành vi đúng.
Có thể làm cho con người thay đổi nhận thức bằng các tác động nhẹ
nhàng vì bản chất con người không ưa các tác động nặng nề.
- Đặc điểm của phương pháp:

61
+ Đây là phương pháp cơ bản để giáo dục con người, nhà quản lý chỉ
tác động đến đối tượng quản lý bằng lý lẽ của mình để thay đổi nhận thức
của đối tượng.
+ Phương pháp này gắn với tất cả các phương pháp vì nhận thức là
bước đầu tiên trong hoạt động của con người.
+ Bản chất con người là tốt và không ưa sự cưỡng bức về tư tưởng, do
đó nhẹ nhàng thuyết phục có thể làm con người tự nguyện nhận ra cái đúng,
cái sai, nếu không có phương pháp này các phương pháp khác sẽ không phát
huy được tác dụng.
- Cách thực hiện:
+ Tiếp cận người dưới quyền bằng thiện chí làm cho họ có thiện cảm
với mình và tiếp chuyện thoải mái
+ Chính nhà quản lý thuyết phục hoặc dùng người có uy tín để thuyết
phục
+ Có thể thuyết phục chung đối với tất cả mọi người hoặc thuyết phục
riêng khi có vấn đề về vướng mắc ở từng cá nhân.
+ Một số lưu ý:
Không áp đặt mà để cho con người tự nguyện thừa nhận đúng, sai
Không thuyết phục được mới dùng biện pháp khác.
Đo sự thay đổi nhận thức bằng sự thay đổi hành vi.

4.3.2 Phương pháp tâm lý - xã hội


Phương pháp tâm lý - xã hội chủ yếu nằm tác động vào tâm tư, tình
cảm của người lao động, tạo cho họ không khí hồ hởi, yêu thích công việc,
gắn bó với tập thể lao động, hăng say làm việc, giải quyết cho họ những
vướng mắc trong công tác, động viên, giúp đỡ vượt qua khó khăn trong cuộc
sống. Do đó phương pháp tâm lý – xã hội này là một phương pháp quản lý
quan trọng trong công tác quản lý của nhà quản lý.
- Các yếu tố tâm lý – xã hội vận dụng trong quản lý: là điều kiện sống,
hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội ở khu vực cư trú, điều kiện phục vụ
các nhu cầu thiết yếu như: đi lại, ăn ở, sinh hoạt, học hành, giao tiếp, nuôi
dạy con cái, những ham muốn và thói quen cá nhân, môi trường tâm lý xã
hội nơi làm việc... Ở môi trường tâm lý – xã hội tốt, thuận lợi thì người lao
động sẽ phấn khởi, hăng say làm việc, làm việc sáng tạo, làm việc hiệu
quả...khi đó năng suất lao động lên cao. Như vậy yếu tố môi trường tâm lý -
xã hội nơi làm việc nó có ý nghã quan trọng, nó tác động ngay đến hiệu quả
lao động; nội dung quản lý bằng phương pháp tâm lý – xã hội bao gồm:
- Bảo đảm an toàn trong lao động, bố trí nơi làm việc thích nghi với
tính chất từng công việc, tổ chức hợp lý hóa lao động;
- Kích thích người lao động nâng cao trình độ văn hóa, trình độ nghề
nghiệp, học tập kiên trì, có mục đích, tích lũy kiến thức cần thiết để đảm
đương công việc;
- Có chế độ tiền lương, tiền thưởng xứng đáng với sức lao động bỏ ra;
62
- Bằng mọi khả năng đảm bảo phúc lợi xã hội như nhà trẻ, công trình
thể thao, cơ sở nghỉ ngơi và các điều kiện phúc lợi khác;
- Tạo điều kiện tốt để các tổ chức đoàn thể quần chúng, đoàn thể xã
hội hoạt động;
- Động viên rộng rãi người lao động tham gia các tổ đội sản xuất khoa
học - kỹ thuật, thi tay nghề, cải tiến qui trình công nghệ;
- Xây dựng đơn vị thành tập thể tương thân, tương ái, tận tình giúp đỡ
lẫn nhau về mọi mặt, trong mọi tình huống;
- Lấy phương pháp thuyết phục làm chính, lấy khuyến khích động
viên, khen thưởng, nêu gương tốt làm phương hướng chủ đạo;
- Đi sâu, đi sát, quan tâm tới từng người, không bỏ sót một ai;
- Khi cần áp dụng phương pháp cưỡng bức kỷ luật phải tiến hành thận
trọng, đúng mức và kịp thời, đúng người, đúng việc;
- Vai trò người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt, do vậy người lãnh
đạo phải quan tâm tới quần chúng, đi sau đi sát từng người, tập thể... Người
lãnh đạo thực hiện tốt chức năng là người dùi dắt quần chúng. Người lãnh
đạo phải là người gương mẫu ttrong mọi việc, ở mọi lúc, mọi nơi, phải là
tấm gương sáng cho mọi người noi theo;
- Nội dung của phương pháp: Là cách thức tác động của chủ thể đến
đối tượng quản lý thông qua đời sống tâm lý cá nhân: tâm tư, tình cảm
nguyện vọng...của họ.
Nhà quản lý sử dụng các tác động tâm lý nhằm khai thác tiềm năng của
con người, kích thích ý thức tự giác, sự say mê của con người để họ chủ
động sáng tạo trong hoạt động của mình.
- Cơ sở của phương pháp: Các chức năng và quy luật tâm lý của con
người.
- Đặc điểm của phương pháp:
+ Phương pháp tâm lý giáo dục không có mục tiêu riêng và nó nằm
ngay trong các phương pháp khác với ý nghĩa nâng cao hiệu quả của các
phương pháp khác và thu phục nhân tâm con người đó qua nâng cao hiệu
quả quản lý.
+ Đặc trưng cơ bản là tính thuyết phục đối tượng không bằng sức
mạnh quyền uy mà bằng lý trí, tình cảm của chủ thể quản lý gây lòng tin và
ý thức về vai trò của mỗi cá nhân trên cơ sở đề cao nhân cách con người.
+ Nhà quản lý thường thành công trong việc sử dụng phương pháp
này khi nắm vững và đánh trúng tâm lý đối tượng.
- Cách thức thực hiện:
+ Quan tâm thoả đáng đến đời sống vật vhất và tinh thần của người
lao động, tìm cách khơi dạy ở họ ý thức trách nhiệm và gắn bó với bộ máy.
+ Phối hợp với các phương pháp khác, nhưng hướng chủ yếu là tác
động vào tâm lý con người, vào lòng tự trọng, lương tâm nghề nghiệp của
người lao động.

63
+ Hướng giáo dục: kết hợp với thuyết phục để giáo dục đối tượng nhưng
không tách rời các lợi ích của cá nhân và tập thể, không lên lớp hay hô hào
chung chung. Chú ý giáo dục con người bằng lòng nhân ái, dùng tình cảm để
cảm hoá con người.
4.3.3 Phương pháp hành chính - luật pháp
Là dùng pháp luật của nhà nước tác động trực tiếp đến đối tượng: cơ
quan quản lý cấp trên đến cơ quan cấp dưới và đến từng người thừa
hành...bằng các mệnh lệnh, quyết định dứt khoát đó là những quyết đinh
hành chính, chỉ thị, nghị quyết... đã được ban hành bắt buộc phải thực hiện
và tuân thủ;
- Cơ chế điều tiết bằng pháp luật của các quan hệ kinh tế - xã hội:
+ Cơ chế này bao gồm hai nhân tố chủ yếu: qui định bằng các qui
phạm pháp luật và sử dụng các qui phạm đó để điều tiết các quan hệ;
+ Nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của luật pháp trong quản lý
càng cao. Mỗi hành động, mỗi bước đi phải có luận chứng về luật pháp.
Thông thường, những quyết định quản lý không đúng hoặc thiếu chính xác
là do thiếu trình độ cần thiết về pháp luật;
+ Qui phạm pháp luật là qui tắc được nhà nước qui định cho hành vi
của mọi công dân, của các đơn vị tập thể, tổ chức cơ quan;
- Chế độ pháp lý về trách nhiệm trong quản lý:
+ Trong hoạt động kinh tế - xã hội, chủ thể quản lý có rất nhiều mối
quan hệ pháp luật với nhau. Giữa các đơn vị thông thường qua hình thức hợp
đồng. Nếu bên nào vi phạm các điều khoản của hợp đồng thì phải bồi thường
và bị phạt tiền theo qui định của pháp luật;
+ Cùng với nghĩa vụ của hợp đồng còn có các qui định khác về các
loại nghĩa vụ của các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan chức năng;
- Cơ chế điều khiền hành chính và các quan hệ kinh tế - xã hội:
+ Cơ chế điều khiển hành chính nhằm tác động trực tiếp đến đối
tượng bằng các quyết định cụ thể của cơ quan quản lý cấp trên buộc các tổ
chức, cơ quan cấp dưới cũng như toàn bộ cán bộ, công nhân viên phải thực
hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn của mình.
+ Việc điều khiển hành chính được thực hiện dưới hình thức, thông
qua việc hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra, chỉ thị, điều lệ và các văn kiện
hành chính khác.
- Nội dung của phương pháp: Là cách thức tác động của chủ thể đến
đối tượng bằng quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính.
- Cơ sở của phương pháp: Các quy luật tổ chức; bất kỳ một hệ thống
quản lý nào cũng có mối quan hệ tổ chức, có quan hệ quyền uy và phục
tùng, quan hệ cá nhân và tổ chức.
- Đặc điểm của phương pháp:
+ Đây là phương pháp cưỡng bức đơn phương, một bên ra quyết định,
một bên phục tùng.

64
+ Mức độ cưỡng bức tuỳ theo tính chất của tùng bộ máy và tuỳ theo
từng tình huống quản lý.
+ Phương pháp này khơi dậy sức mạnh của tổ chức, xác lập trật tự, kỷ
cương của bộ máy, giúp cho các quyết định QL được thực thi nhanh chóng
và chính xác.
- Cách thức thực hiện:
+ Tác động về mặt tổ chức: Ban hành các quy định, quy ước để có cơ
sở điều chỉnh hành vi của đối tượng
+ Tác động điều chỉnh bằng các mệnh lệnh khi bộ máy có sự cố.
4.3.4 Phương pháp tổ chức – điều khiển
Đây là cách thức tác động kết hợp của định hình cơ cấu tổ chức với
việc chỉ đạo sát sao để thúc đẩy toàn bộ đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, hoạt
động nhằm thực hiện mục tiêu. Như vậy, phương pháp này vận dụng hai mặt
tác động: Tác động tổ chức và tác động điều khiển.
- Nội dung chủ yếu của tác động tổ chức:
+ Trong điều kiện quản lý hiện đại, để cho tác động tổ chức phát huy
được hiệu quả việc thể chế hóa và tiêu chuẩn hóa tổ chức đang được xúc
tiến.
+ Thể chế hóa tổ chức là quá trình nhà nước qui định cơ cấu tổ chức,
vạch ra ranh giới cho từng cấp quản lý bằng các văn bản pháp luật.
+ Tiêu chuẩn hóa tổ chức là việc xác định rõ ranh giới đối với các quá
trình sản xuất – kinh doanh, sự nghiệp, xây dựng các chỉ tiêu, định mức cụ
thể trong sản xuất, hoạt động kinh doanh dịch vụ, các chỉ tiêu kỹ thuật, công
nghệ...
+ Tuy nhiên, tổ chức có thể gây cản trở nếu qui định quá chi tiết, cứng
nhắc làm cho người thừa hành không phát huy được sáng kiến, mất tính linh
hoạt, sáng tạo trong công tác.
Vì vậy, bên cạnh tác động về mặt tổ chức đối với công tác quản lý cần
phải bổ xung thêm tác động điều khiển.
- Nội dung chủ yếu của tác động điều khiển:
+ Điều khiển là sự đôn đốc, chỉ đạo cụ thể tiến trình sản xuất – kinh
doanh
hay một quá trình xã hội nhằm điều chỉnh kịp thời những sai lệch xuất hiện
so với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Do vậy tác động điều khiển là hình thức tác
động tích cực nhất, linh hoạt nhất của phương pháp quản lý. Tuy vậy, tác
động điều khiển vẫn phải dựa vào tác động tổ chức, xuất phát từ tổ chức để
điều khiển, nếu thoát ly tổ chức thì điều khiển chỉ làm tăng thêm sự mất cân
đối, mang tính ngẫu nhiên, cá biệt dẫn đến tai hại trong hoạt động quản lý.
+ Để tác động điều khiển mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi các mệnh
lệnh, chỉ thị đưa ra của người quản lý phải: chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, có
đối tượng chấp hành cụ thể, tạo cho họ có thời gian cân nhắc, tìm biện pháp
thực thi. Cần hết sức tránh mệnh lệnh tuyệt đối, xem nhẹ nhân cách người
chấp hành.
65
+ Trong quản lý, tác động điều khiển được dùng dưới dạng:
* Hội nghị
* Kiểm kê, đôn đốc
* Tiếp xúc hướng dẫn cá nhân.
Việc kết hợp hài hòa hai mặt tác động: tác động tổ chức phản ánh
trạng thái tĩnh, ngược lại tác động điều khiển phản ánh trạng thái động trong
quản lý. Tác động tổ chức thể hiện việc vận dụng các qui chế có sãn trong
các văn bản, còn tác động điều khiển phải thông qua sự theo dõi, giám sát
của con người để đưa ra các qui chế có sẵn vào thực thi.
4.3.5 Phương pháp kinh tế (nguyên lý “lợi dụng” Tôn tử binh pháp)
Phương pháp quản lý bằng kinh tế là tổng hợp các cách thức vận dụng
các đòn bẩy kinh tế để kích thích cá nhân, tập thể và toàn thể xã hội phấn
đấu đưa năng suất lên cao theo định hướng vạch sẫn. Phương pháp kinh tế là
thể hiện cụ thể việc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích xã hội, tập thể và người
lao động; các đòn bẩy kinh tế chủ yếu bao gồm:
- Giá cả, tín dụng, đầu tư, lợi nhuận, ưu đãi, thuế khóa, hạn ngạch, chế
tài...
- Tiền lương, tiền thưởng, các khoản phúc lợi, các khoản phạt.
+ Tác động kích thích không bằng mệnh lệnh bắt buộc.
+ Xuất phát từ lợi ích tác động trực tiếp lên lợi ích.
+ Cùng một tình huống có thể sử dụng đồng thời nhiều đòn bẩy kinh
tế khác để kích thích.
Để quản lý trong cơ chế thị trường hiện nay, đòi hỏi các điều kiện sau:
- Nhà nước mở rộng quyền hạn về kinh tế cho các ngành sản xuất –
kinh doanh, các địa phương và các doanh nghiệp nhà nước, dùng các chế độ
chính sách để quản lý mà không can thiệp trực tiếp vào các công việc thuộc
quyền hạn của cấp dưới. Quyền hạn của cơ sở được nhà nước trao phải
tương xứng với nghĩa vụ và ngược lại’
- Các định mức kinh tế kỹ thuật phải rõ ràng, ổn định.
- Nội dung phương pháp: Là cách thức tác động của nhà quản lý đến
đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để kích thích tính tích cực
của đối tượng quản lý.
Nhà quản lý đưa ra các nhiệm vụ với những mức độ lợi ích khác nhau
và cho đối tượng lựa chọn theo khả năng của họ. Từ lựa chọn mức độ lợi ích
kinh tế, đối tượng sẽ lựa chọn cách thức hành động phù hợp để đạt được lợi
ích đó.
- Cơ sở của phương pháp: Các quy luật kinh tế và quy luật tâm lý của
con người, tác động vào lợi ích kinh tế là tác động vào nhu cầu cơ bản của
con người.
- Đặc điểm của phương pháp:
+ Phương pháp này rất nhạy bén linh hoạt rộng khắp vì nó tác động
chạm đến lợi ích thiết thân của con người

66
+ Không hạn chế về quan hệ tổ chức và không phụ thuộc về mặt hành
chính.
+ Tăng cường được tính chủ động cho cá nhân và tập thể, giảm bớt
được sự kiểm tra đôn đốc vụn vặt, chi li của nhà quản lý.
+ Phương pháp kinh tế là phương pháp đặc trưng của cơ chế quản lý
trong nền kinh tế thị trường nhưng mức độ áp dụng có thể khác nhau tuỳ
từng bộ máy
- Cách thức thực hiện
+ Định hướng cho đối tượng bằng các nhiệm vụ, kế hoạch, hợp đồng,
giao thầu, giao khoán, đơn đặt hàng...
+ Hướng dẫn hợp đồng với đối tượng bằng chính sách lương, chia lợi
nhuận, sử dụng các định mức, các đòn bảy kinh tế.
+ Điều chỉnh hoạt động của đối tượng bằng các chế độ thưởng, phạt,
vật chất, gắn bó trách nhiệm vật chất với các hoạt động của đối tượng.
Phương pháp kinh tế phải được coi trọng vì:
- Phương pháp kinh tế tác động vào lợi ích thiết thân nhất của con
người, tạo ra khả năng thoả mãn nhu cầu vật chất - nhu cầu cơ bản của con
người
- Nhu cầu vật chất được thoả mãn sẽ thúc đẩy sự phát triển nhu cầu
văn hóa tinh thần và các nhu cầu khác của con người, tạo điều kiện cho con
nguời phát triển toàn diện, qua đó nâng cao tinh thần phấn đấu của con
người.
- Các nhu cầu khác của con người như văn hóa tinh thần, phát triển cá
nhân... đều phải thoả mãn bằng các điều kiện vật chất.
Kết luận:
Muốn quản lý có hiệu quả, phải biết vận dụng linh hoạt các phương
pháp quản lý, tuỳ từng tình huống và tuỳ từng điều kiện cụ thể để vận dụng
linh hoạt, phải phối hợp đồng bộ các phương pháp quản lý, không sử một
phương pháp duy nhất trong các tình huống quản lý. Vận dụng các phương
pháp có thành công hay không phụ thuộc vào tài năng của nhà quản lý, còn
bản thân phương pháp không phải là cái quyết định thành công của nhà quản
lý.
* Phải phối hợp đồng bộ và linh hoạt các phương pháp vì:
+ Con người là đối tượng chủ yếu của quản lý, mà con người vốn
phức tạp, đa dạng nên phải tác động nhiều mặt bằng nhiều phương pháp
quản lý khác nhau.
+ Các phương pháp quản lý có cách tác động và công cụ tác động
khác nhau nhưng đều có một mục tiêu chung là làm cho người dưới quyền
tích cực lao động.
+ Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng nên cần phối
hợp các phương pháp để phát huy các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm
của từng phương pháp.

67
+ Các tình huống quản lý chịu sự tác động của nhiều yếu tố và luôn
biến động nên cần phối hợp các phương pháp để bao quát được sự biến động
của các tình huống quản lý.
Bài tập (có thể chọn 1 trong 2)
1. Dự thảo một số qui chế, quyết định quản lý nhà nước về văn hóa.
2. Thuyết trình nhóm về các phương pháp quản lý nhà nước về văn hóa?
Trình bày các mối liên hệ của các phương pháp?
Câu hỏi
1. Trình bày cơ chế tự quản của nhân dân?
2. Quản lý nhà nước về văn hóa bằng pháp luật, anh (chị) nêu mặt được và
hạn chế? hãy kể tên một số luật?
3.Trình bày các phương pháp quản lý văn hóa hiện nay? đề xuất phương
pháp quản lý hữu hiệu?
4. Văn hóa là một khoa học trong khoa học quản lý, Anh (chị) hiểu như thế
nào về vấn đề này?
5. Tại sao nói văn hoá là động lực, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội?
6. Phân tích những giải pháp quản lý nhà nước để đạt mục tiêu duy trì và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt nam?
7. Những yếu tố cơ bản quyết định phương thức quản lý nhà nước về văn
hoá?
8. Tại sao nói quản lý theo hình thức pháp luật là một trong những hình thức
cơ bản quan trọng nhất trong quản lý văn hoá. Nhà nước cần làm gì để nâng
cao hiệu quả của công cụ pháp luật trong quản lý văn hoá?
9. Hãy trình bày những nội dung cơ bản của phương thức quản lý nhà nước
về văn hoá và sự thể hiện các nội dung đó trong thực tiễn quản lý nhà nước
như thế nào?

68

You might also like