Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Tên: Nguyễn Trung Tấn -121121056 - ĐH SPTOAN21

Nguyễn Thanh Luân -121121061-ĐH SPTOAN21


Lê Thị Thùy An -121319087 - CĐ GDMN21B
Võ Thị Ngọc Trinh -121319125 - CĐ GDMN21C
TÓM TẮT TP “ĐƯỜNG KÁCH MỆNH”
Tác phẩm được triển khai theo ba nội dung cơ bản: Những vấn đề lý luận cách mạng chung; tổng kết
các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam; xác định phương
pháp tổ chức và hoạt động cách mạng. Cụ thể có 15 vấn đề được đề cập: (1) Tư cách một người cách
mệnh; (2) Vì sao phải viết sách này?; (3) Cách mệnh; (4) Lịch sử cách mệnh Mỹ; (5) Cách mệnh
Pháp; (6) Lịch sử cách mệnh Nga; (7) Quốc tế; (8) Phụ nữ quốc tế; (9) Công nhân quốc tế; (10) Cộng
sản thanh niên quốc tế; (11) Quốc tế giúp đỡ; (12) Quốc tế cứu tế đỏ; (13) Cách tổ chức công hội; (14)
Tổ chức dân cày và (15) Hợp tác xã.

Trong mục Vì sao phải viết sách này?, mở đầu đã ghi tóm tắt nội dung cuốn sách:

“ Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ:

1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải Kách mệnh.

2) Vì sao Kách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người.

3) Đem lịch sử Kách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi.

4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ.

5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta?

6) Kách mệnh thì phải làm thế nào?".

(...) Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên
đoàn kết nhau mà làm Kách mệnh.”— Nguyễn Ái Quốc

Đường kách mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng
Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là
triệt để. Sau đó tiếp tục giới thiệu về Quốc tế I, Quốc tế II; phê phán đường lối phi mác xít của những
người cơ hội trong Quốc tế II. Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít
của phong trào cách mạng thế giới và để đảm bảo sự thắng lợi đó, nó phải dựa vào Quốc tế III, tức
Quốc tế Cộng sản.

Về đảng chính trị, Nguyễn Ái Quốc xem đảng cách mệnh, đảng cộng sản là nhân tố quyết định sự
thành công của cách mệnh. Tác giả cũng xác định khái niệm lực lượng cách mạng dựa vào tiêu chí "bị
áp bức": "ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết" nên
"công nông là gốc cách mệnh", không chỉ vì họ chiếm số đông trong dân chúng mà cơ bản là họ bị áp
bức, bóc lột nặng nề nhất, tàn bạo nhất. Nguyễn Ái Quốc coi "học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ... là
bầu bạn cách mệnh của công nông"

You might also like