Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KINH TẾ

KINH TẾ LƯỢNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000- 2019

Giảng viên hướng dẫn : Bùi Thị Minh Nguyệt

Nhóm thực hiện : 1

Hà Nội,2021
LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan bài tập nhóm môn Kinh tế lượng với chủ đề
“Đánh giá tác động các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Việt Nam giai
đoạn 2000-2019” là bài tổng hợp, phân tích, đánh giá độc lập của nhóm chúng tôi.

Các trích dẫn, tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê được sử dụng trong bài
tập nhóm là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Ký tên

Nhóm 1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

Điểm nhóm
Họ và tên Mã sinh viên Công việc
đánh giá

Chương I: Tổng quan


tài liệu + Chương II:
các phương pháp
Ngô Phương Anh 19050011
nghiên cứu+ chương
III: kiểm định đa cộng
tuyến mô hình.

Chương I: Cơ sở lý
luận+ chương III: Kết
Đinh Thị Kiều Chinh 19050036 quả ước lượng mô hình
+ thu thập số liệu về
CPI

Nhóm trưởng, Chương


III: Kiểm định phương
sai số thay đổi + kiểm
định hiện tượng tự
Khiếu Thị Mỹ Duyên 19050056
tương quan + Thu thập
số liệu về GDP.

Tổng hợp và chỉnh sửa


bản cuối.

Chương III: Kiểm định


Trương Vân Hạnh 19050077
hiện tượng tự tương
quan của mô hình+
kiểm định sự phù hợp
của mô hình

Chương III: Kiểm định


hiện tượng bỏ sót biến+
Lê Phúc Hậu 19050078 chương IV: Khuyến
nghị + thu thập số liệu
về xuất khẩu

Chương III: Kiểm định


đa cộng tuyến+ kiểm
Cao Đình Kiên 19050125 định phương sai số thay
đổi + thu thâp số liệu về
nhập khẩu.

Làm mở đầu +
Chương II: Thiết kế
Ngô Hà Phương 19050206 nghiên cứu + chương
IV: Kết luận + thu thập
số liệu về dân số
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4

1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 4

2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4

4. Ý nghĩa đề tài ................................................................................................... 5

4.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 5

4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 5

5. Kết cấu bài nghiên cứu .................................................................................... 5

NỘI DUNG ................................................................................................................. 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC


NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG GDP VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2000-2019 ............................................................................................... 7

1.1. Tổng quan tài liệu ........................................................................ 7

1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá tác động của xuất khẩu đến tăng
trưởng GDP của Việt Nam ....................................................................... 7

1.1.2. Các nghiên cứu đánh giá tác động của nhập khẩu đến tăng
trưởng GDP của Việt Nam ....................................................................... 7

1.1.3. Các nghiên cứu đánh giá tác động của sự gia tăng dân số
đến tăng trưởng GDP của Việt Nam........................................................ 8

1.1.4. Các nghiên cứu đánh giá tác động của chỉ số giá tiêu dùng
CPI đến tăng trưởng GDP của Việt Nam ................................................ 8

1
1.2. Cơ sở lý luận của các nhân tố tác động đến tăng trưởng GDP
Việt Nam giai đoạn 2000-2019 ...................................................................... 8

1.2.1. Các khái niệm liên quan .................................................. 8

1.2.1.1. Lý thuyết về GDP ...................................................... 8

1.2.1.2. Lý thuyết về CPI ...................................................... 10

1.2.1.3. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa .......................... 11

1.2.1.4. Dân số ....................................................................... 11

1.2.2. Mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu, gia tăng dân số
đến tăng trưởng GDP của Việt Nam.................................................. 11

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU. ................................................................................................ 14

2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 14

2.1.1. Xây dựng số liệu nghiên cứu ................................................ 14

2.1.2 Lựa chọn mô hình nghiên cứu .............................................. 15

2.1.3 Lập phương trình mô tả mối quan hệ giữa các biến .......... 16

2.1.4 Bảng kỳ vọng dấu................................................................... 16

2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 16

2.2.1 Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS (hồi quy bằng
phần mềm Eview) .................................................................................... 17

2.2.2. Phương pháp tổng hợp kế thừa: ......................................... 17

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH


........................................................................................................................... 18

3.1. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy .......................................... 18

3.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình ...................................... 19

2
3.2.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................. 19

3.2.2. Kiểm định hiện tượng phương sai số thay đổi ................... 20

3.3.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ................................. 21

3.2.4. Kiểm định hiện tượng bỏ sót biến ....................................... 22

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 24

1. Kết luận...................................................................................................... 24

2. Khuyến nghị .............................................................................................. 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 27

3
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản
ánh kết quả cuối cùng quá trình sản xuất của nền kinh tế; là chỉ tiêu cơ bản để đánh
giá quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Đánh giá
hiệu quả sản xuất sản phẩm xã hội của nền kinh tế. GDP còn là một trong những căn
cứ quan trọng để các quốc gia lập các kế hoạch chi tiêu, đầu tư trong nền kinh tế xây
dựng các chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia.

Hơn 20 năm sử dụng chỉ tiêu GDP ở Việt Nam thực tiễn đã có một số công
trình nghiên cứu về lý thuyết và ứng dụng các lý thuyết của các nhà kinh tế học nước
ngoài về nghiên cứu biến động quy mô tăng trưởng GDP Việt Nam. Tuy nhiên việc
nghiên cứu trực tiếp chỉ tiêu GDP của Việt Nam vẫn còn hạn chế về nội dung cũng
như phương pháp

Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá tác động các nhân tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng GDP của Việt Nam là sự cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn đặc biệt là giai
đoạn 2000- 2019.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Nghiên cứu xu thế biến động và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng GDP làm cơ sở đề xuất một số hàm ý, chính sách nhằm tăng
trưởng GDP Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá các nhân tố tác động đến quá trình tăng
trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2000-2019.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

4
Trong phạm vi đề tài giới hạn nghiên cứu một số nhân tố: chỉ số giá tiêu dùng
CPI, nhập khẩu, xuất khẩu, thống kê dân số ở Việt Nam.
Không gian nghiên cứu của đề tài trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế Việt
Nam. Vì giới hạn về nguồn số liệu nên thời gian nghiên cứu thực hiện trong giai
đoạn 2000- 2019.
4. Ý nghĩa đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Bài nghiên cứu đã tổng hợp đầy đủ cơ sở lý luận tác động của dân số (nghìn
người), chỉ số giá tiêu dùng CPI (%), xuất khẩu và nhập khẩu (triệu Đô la Mỹ) và
Tổng sản phẩm quốc nội (tỷ Đô la Mỹ đến tăng trưởng GDP của Việt Nam thông
qua mô hình kinh tế lượng được sử dụng. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao tôc độ tăng trưởng GDP, đồng thời nêu ra một số khuyến nghị các chính sách
cho chính phủ.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bài nghiên cung cấp cơ sở khoa học đáng tin cậy có thể dùng để định hướng
cho các công trình nghiên cứu sau này. Đồng thời cung cấp bộ số liệu, dẫn chứng
toàn diện cho các cơ quan, Bộ/Ngành trên cả nước nắm được tình hình chung về
thực trạng GDP Việt Nam hiện nay. Kết quả bài nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ
mối quan hệ giữa các yếu tố dân số (nghìn người), chỉ số giá tiêu dùng CPI (%), xuất
khẩu và nhập khẩu (triệu Đô la Mỹ) đến sự tăng trưởng của GDP. Kết quả nghiên
cứu làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hữu hiệu làm tăng tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), phát triển kinh tế đất nước. Cùng với đó, để có được sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế nước ta cần phải tăng cường các chính sách hỗ trợ về dân số, giá
cả hàng hóa, các chính sách xuất nhập khẩu và kế hoạch hóa gia đình dẫn đến sự
“phát triển bền vững” của Việt Nam trong thời gian tới.
5. Kết cấu bài nghiên cứu

5
Ngoài phần Mở đầu chúng tôi đưa ra lý do chọn đề tài nghiên cứu và giới thiệu
về đối tượng nghiên cứu. Đồng thời đưa ra mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa nghiên
cứu thì bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi gồm 3 chương chính như sau:

Chương I: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến
tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2000- 2019.

Trong chương này nhóm đã nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu
trong và ngoài nước rồi tìm ra khoảng trống nghiên cứu, từ đó xây dựng phương
pháp nghiên cứu phù hợp nhất. Bên cạnh đó còn đề cập đến các khái niệm liên quan
đến chủ đề và phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố dân số (nghìn người), chỉ số giá
tiêu dùng CPI (%), xuất khẩu và nhập khẩu (triệu Đô la Mỹ) đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam giai đoạn 2000 – 2019.

Chương II: Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

Trên cơ sở lý luận đã nêu ở chương I, nhóm chọn ra mô hình nghiên cứu phù
hợp nhất để đạt được kết quả tốt. Phương pháp tổng hợp kế thừa, bình phương nhỏ
nhất OLS được hồi quy bằng phần mềm Eviews 8 sẽ được giải thích trong chương
này. Sau chương II các dự liệu thu được sẽ được kiểm định ở chương III

Chương III: Kết quả nghiên cứu và kiểm định mô hình.

Với những dữ liệu đã thu được ở chương II, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành hồi
quy và đưa ra kết quả sau đó sẽ kiểm định mô hình và đưa ra các kết quả nghiên cứu.

6
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC


NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG GDP VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2000-2019

1.1.Tổng quan tài liệu

1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng
GDP của Việt Nam

Tác giả Trần Hòe (2003) gắn kết xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế đưa ra những
điều kiện cần thiết và những giải pháp đảm bảo thành công theo con đường thúc đẩy
xuất khẩu. Tác giả đã liên kết sự thay đổi GDP với sự thay đổi 1% xuất khẩu và cho
thấy tác động tích cực của xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Phạm Mai Anh (2008) nghiên cứu so sánh hai nhân tố được coi là “bùng nổ”
với nền kinh tế Việt Nam là đầu tư và xuất khẩu. tác giả không tìm thấy bằng chứng
về sự tác động của xuất khẩu tới năng suất, thường được giả định là một kênh thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.

1.1.2. Các nghiên cứu đánh giá tác động của nhập khẩu đến tăng trưởng
GDP của Việt Nam

Đối với tác động của tăng trưởng nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế, một số
quan điểm cho rằng tăng trưởng nhập khẩu có tác động cùng chiều đến tăng trưởng
kinh tế (Yuhong và các cộng sự, 2010) khi thu thập dữ liệu về xuất khẩu, nhập khẩu
và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã cho rằng tồn tại tác động cùng chiều của
nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế; trong khi đó, nghiên cứu chưa tìm thấy tác động
có ý nghĩa của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế. Trong một nghiên cứu khác,
Hussain & Saaed (2014) phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng
trưởng kinh tế tại Ả Rập Saudi trong giai đoạn 1990-2011, kết quả nghiên cứu cho

7
thấy tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa nhập khẩu và xuất khẩu với tăng trưởng kinh
tế.

1.1.3. Các nghiên cứu đánh giá tác động của sự gia tăng dân số đến tăng
trưởng GDP của Việt Nam

Nghiên cứu “Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam tăng dân số nhanh có tác động tiêu cực tới tăng trưởng thu nhập bình
quân đầu người” của tác giả Bùi Thị Minh Tiếp cho thấy rằng: Tốc độ tăng dân số
nước ta đã giảm qua các thời kỳ cho tác động tiêu cực từ gia tăng dân số tự nhiên
đến tăng trưởng kinh tế giảm dần. Như vậy, biến đổi cơ cấu tuổi dân số đã có những
tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2019 vừa
qua (trước khi cơ cấu dân số vàng bắt đầu).

1.1.4. Các nghiên cứu đánh giá tác động của chỉ số giá tiêu dùng CPI đến
tăng trưởng GDP của Việt Nam

Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
thời gian qua” của Trần Hoàng Ngân, Vũ Thị Lệ Giang, Hoàng Hải. Nhóm tác giả
tiến hành thu thập dữ liệu thống kê nhằm xác định mối tương quan giữa lạm phát
(tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính bằng tốc độ
tăng GDP) ở Việt Nam trong vòng 26 năm (1987-2012). Kết quả nghiên cứu cho
thấy ngưỡng lạm phát CPI ở Việt Nam nên ở mức 5-7%/năm.

1.2.Cơ sở lý luận của các nhân tố tác động đến tăng trưởng GDP Việt Nam
giai đoạn 2000-2019

1.2.1. Các khái niệm liên quan

1.2.1.1. Lý thuyết về GDP

GDP được viết tắt từ Gross Domestic Product – tổng sản phẩm quốc nội (hay
còn gọi là tổng sản phẩm nội). GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch
8
vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định và trong một
thời kỳ nhất định (thường là một năm). Cùng với những chỉ số khác, GDP là một
trong những chỉ số để đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,
đánh giá về mức độ của một vùng/quốc gia.

Trong GDP có GDP bình quân đầu người là phổ biến nhất vì nó phản ánh được
mức thu nhập cũng như mức sống của người dân trên một lãnh thổ. Chỉ số GDP đầu
người cao tỷ lệ thuận với mức thu nhập cũng như đời sống người dân ở quốc gia đó.
Tuy nhiên điều đó vẫn không phải đúng 100%, trên thực tế vẫn tồn tại một số quốc
gia GDP cao nhưng chưa phải là mức sống cao nhất.

GDP có ba cách tính : Phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập và giá trị
gia tăng

● Phương pháp chi tiêu:

Theo phương pháp này, GDP được tính theo tổng số tiền mà các hộ trong
quốc gia đó chi mua hàng hóa cuối cùng theo một thời gian nhất định (hàng năm).

Công thức: GDP = C + I + G + NX

Trong đó:

o C (Tiêu dùng): Bao gồm tất cả các chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ
của hộ gia đình.
o G (Chi tiêu của chính phủ): Là tổng chi tiêu của chính phủ cho giáo
dục, y tế, an ninh, giao thông, dịch vụ, chính sách…
o I (Tổng đầu tư): Là tiêu dùng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp về
trang thiết bị hay nhà xưởng…
o NX (Xuất khẩu ròng): NX = X (xuất khẩu) – M (nhập khẩu)

● Phương pháp thu nhập:

9
Theo phương pháp này, GDP được tính theo tổng tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận
và tiền thuê sinh ra trong nền kinh tế nội địa.

Công thức: GDP = W + I + Pr + R + Ti + De

Trong đó:

o W (Wage): Tiền lương


o I (Interest): Tiền lãi
o Pr (Profit): Lợi nhuận
o R (Rent): Tiền thuê
o Ti (Indirect tax): Thuế gián thu ròng.
o De (Depreciation): Phần khấu hao, hao mòn tài sản cố định.

● Giá trị gia tăng

Theo phương pháp này, GDP được tính theo tổng tất cả giá trị gia tăng của nền
kinh tế trong một thời gian nhất định.

Công thức: : GDP = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu

Hoặc : GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu
1.2.1.2. Lý thuyết về CPI

Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) là chỉ tiêu tương đối (tính
bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung theo thời gian của
các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân. Đây là chỉ tiêu phổ
biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá là lạm phát.

Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng, người ta tính số bình quân gia quyền của giá
cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Ta có công thức như sau:
𝟏𝟎𝟎 . 𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í để 𝒎𝒖𝒂 𝒈𝒊ỏ 𝒉à𝒏𝒈 𝒕𝒉ờ𝒊 𝒌ì 𝒕
CPI t =
𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í để 𝒎𝒖𝒂 𝒈𝒊ỏ 𝒉à𝒏𝒈 𝒕𝒉ờ𝒊 𝒌ì 𝒄ơ 𝒔ở

10
1.2.1.3. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa

● Giá trị xuất khẩu hàng hóa

Giá trị xuất khẩu là tổng giá trị hàng hóa của Việt Nam được đưa ra nước ngoài,
làm giảm nguồn của cải vật chất của đất nước. Hàng hóa xuất khẩu bao gồm toàn bộ
hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất.

● Giá trị nhập khẩu hàng hóa

Giá trị nhập khẩu là tổng giá trị hàng hóa đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm
tăng nguồn của cải vật chất của đất nước. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm toàn bộ hàng
hóa có xuất xứ nước ngoài và hàng tái nhập.

1.2.1.4. Dân số

Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một
không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội,
thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.

1.2.2. Mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu, gia tăng dân số đến tăng trưởng
GDP của Việt Nam

● Xuất khẩu (+)

Xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng không chỉ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế của cả nước mà còn đóng góp tích cực vào phát triển các yếu tố phi xuất khẩu
trong nước cả trong ngắn hạn và dài hạn (Ths.Lê Hằng Mỹ Hạnh,2021). Qua mô
hình phản ứng xung của Ths Lê Hằng Mỹ Hạnh đã nghiên cứu, khi có một cú sốc từ
xuất khẩu, GDP dường như không có độ trễ, vì vậy xuất khẩu có đóng góp trực tiếp
vào tăng trưởng GDP.

11
Ngoài ra, lý thuyết lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế được Tinbergen
(1962) và Poyhonen (1963) cho rằng giá trị xuất khẩu hàng hóa có quan hệ cùng
chiều với quy mô nền kinh tế (đo lường bằng giá trị GDP). Có thể nhận định rằng,
với tác động tích cực từ biến xuất khẩu, thương mại đóng vai trò lớn trong việc phát
triển hệ thống tài chính và tự do hóa tài chính, tự do hóa tài chính sẽ là động lực để
phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Các
sản phẩm chủ lực như: Sản phẩm dệt may, thủy sản, gạo, cà phê, cao su, gỗ và sản
phẩm gỗ, than đá, tôm đông lạnh,… đang được Việt Nam xuất khẩu ra thế giới. Từ
đó, góp phần phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP.

● Nhập khẩu (+)

Tương tự giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu cũng có tác động tích cực đến tăng
trưởng GDP. Hoạt động nhập khẩu ngày càng gia tăng về tốc độ cũng như quy mô,
hoạt động nhập khẩu đang lấn át hoạt động xuất khẩu cả về quy mô và giá trị. Trong
những năm gần đây, mặc dù nhập siêu có xu hướng giảm dần nhưng không bền
vững, hàng nhập khẩu chủ yếu là đầu vào sản xuất, phản ánh ngành công nghiệp phụ
trợ yếu kém, giá trị gia tăng hàng xuất khẩu thấp. Khu vực doanh nghiệp trong nước
nhập siêu quy mô lớn phản ánh năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia chuỗi giá
trị toàn cầu của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn yếu, lệ thuộc vào một số thị
trường như Trung Quốc gây lo ngại về rủi ro đối với thương mại quốc tế, trong khi
Việt Nam chưa tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại để cải thiện cán
cân thương mại.

● Chỉ số CPI (-)

Chỉ số CPI tăng thấp, được xem là điều kiện cho sản xuất kinh doanh ổn định
và cũng là yếu tố GDP tăng trưởng, theo Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm (2015).
Giữa GDP và CPI có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. CPI tăng thấp dẫn đến chỉ tiêu phản
12
ánh tổng cầu tăng cao, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ cũng tăng hay nhu cầu
tiêu dùng vẫn tăng.

● Dân số (+)

Tăng trưởng dân số là phần lớn giúp tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia. Tỉ lệ
thu nhập gia tăng, tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người là một trong những
chỉ tiêu đánh giá chất lượng dân cư trong chương trình đánh giá chỉ số phát triển con
người của Liên hợp quốc. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ với
nhau, thể hiện qua công thức:

Tỉ lệ gia tăng GDP/người = tỉ lệ gia tăng GDP – tỉ lệ gia tăng dân số

Như vậy, để tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng dân cư thì nhất thiết tỉ
lệ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân phải lớn hơn tỉ lệ gia tăng dân số hoặc là phải hạ
thấp hơn tỉ lệ gia tăng dân số trong điều kiện tổng thu nhập quốc dân không tăng lên.
Thực tế cho thấy, các nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người
thấp thường có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn các nước phát triển có thu nhập bình
quân đầu người cao. Như vậy, gia tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển đã
ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng dân cư.

13
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.

2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.1.1. Xây dựng số liệu nghiên cứu

● Để phục vụ cho bài nghiên cứu, nhóm đã tiến hành thu thập các số liệu
bao gồm: Tổng sản phẩm quốc nội GDP; chỉ số giá tiêu dùng CPI;
lượng nhập khẩu; lượng xuất khẩu và dân số.
● Nguồn dữ liệu

Dữ liệu của bài nghiên cứu được tổng hợp từ các nguồn sau đây:

+ Trang web của Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn/


+ Trang web: https://finance.vietstock.vn/
+ Trang web: https://vi.wikipedia.org
+ Trang web: https://www.customs.gov.vn/default.aspx
● Phạm vi nghiên cứu: từ năm 2000 đến năm 2019
● Tổng hợp số liệu từ các nguồn, nhóm lập ra bảng số liệu như sau:

Nhập
ST Xuất khẩu Dân số (Nghìn
Năm GDP (tỷ $) CPI (%) khẩu
T (Triệu $) người)
(Triệu $)

1 2000 31.17 -0.6 15636.5 14482.7 77635.4

2 2001 32.69 0.8 16217.9 15029.2 78685.8

3 2002 35.06 4 19745.6 16706.1 79727.4

4 2003 39.55 3 25255.8 20149.3 80902.4

5 2004 45.43 9.5 31968.8 26485 82031.7

14
6 2005 57.63 8.4 36761.1 32447.1 83106.3

7 2006 66.37 6.6 44891.1 39826.2 84136.8

8 2007 77.41 12.6 62682 48560 85171.7

9 2008 99.13 19.9 80714 62685 86210.8

10 2009 106.01 6.5 69948.81 57096.27 85789.6

11 2010 115.93 11.75 84838.55 72236.67 86970

12 2011 135.54 18.58 106749.85 96905.67 87860.4

13 2012 155.82 6.81 113780.43 114529.17 88809.3

14 2013 171.22 6.04 132032.53 132032.85 89759.5

15 2014 186.20 4.09 147839.05 150217.14 90728.9

16 2015 193.24 0.63 165775.86 162016.74 91713.3

17 2016 205.28 4.74 174978.35 176580.79 92695.1

18 2017 223.78 3.79 213215.30 215118.61 93671.6

19 2018 245.21 3.57 236868.82 243698.70 94666

20 2019 261.92 2.5 253442.02 264610.32 96484

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ tổng cục thống kê

2.1.2 Lựa chọn mô hình nghiên cứu

● Xây dựng theo mô hình hồi quy tổng thể với biến phụ thuộc và các biến
độc lập.
+ Biến phụ thuộc: Tăng trưởng GDP (đơn vị: tỉ USD)
+ Biến độc lập: gồm 4 biến

15
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI (đơn vị: %)
- Xuất khẩu (XK - đơn vị: triệu USD)
- Nhập khẩu (NK - đơn vị: triệu USD)
- Dân số (DS - đơn vị: nghìn người)

2.1.3 Lập phương trình mô tả mối quan hệ giữa các biến

Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình được mô tả qua phương trình sau:

̂𝟏 + 𝜷
Log (GDP) = 𝜷 ̂𝟐 *CPI + 𝜷
̂𝟑 *log (XK) + 𝜷
̂𝟒 *log (NK) + 𝜷
̂𝟓 *log (DS)

2.1.4 Bảng kỳ vọng dấu

Dựa trên cơ sở lý luận của bài nghiên cứu, dấu của các biến trong mô hình được
kỳ vọng như sau:

Biến Định nghĩa biến Đơn vị tính Kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc

GDP Tăng trưởng GDP Tỷ USD +

Biến độc lập

XK Xuất khẩu Triệu USD +

NK Nhập khẩu Triệu USD +

CPI Chỉ số giá tiêu dùng % -

DS Dân số Nghìn người +

2.2. Phương pháp nghiên cứu

16
2.2.1 Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS (hồi quy bằng phần mềm
Eview)

Bình phương nhỏ nhất thông thường, (ordinary least squares – OLS) là phương
pháp được sử dụng rộng rãi nhất để ước lượng các tham số trong phương trình hồi
quy. Để tối thiểu hóa tổng bình phương của các khoảng cách theo phương thẳng
đứng giữa số liệu thu thập được và đường (hay mặt) hồi quy.

Dựa trên kết quả chạy mô hình OLS cho thấy tất cả các biến giải thích được
phần trăm sự biến đổi của tăng trưởng GDP, cho phép chúng ta dự báo được những
thay đổi về tăng trưởng GDP trong tương lai,...

2.2.2. Phương pháp tổng hợp kế thừa:

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp trên cơ sở dữ liệu của
Tổng cục thống kê với các chỉ tiêu theo chuỗi thời gian từ 2000 tới 2019. Các chỉ
tiêu được đưa ra là dân số (nghìn người), chỉ số giá tiêu dùng CPI (%), xuất khẩu và
nhập khẩu (triệu Đô la Mỹ) và Tổng sản phẩm quốc nội (tỷ Đô la Mỹ). Sau khi dữ
liệu được thu thập, nhóm đã tiến hành mã hóa và đưa vào phần mềm Eviews 8 để
phân tích và đánh giá các tác động của các yếu tố trên đến tăng trưởng GDP ở Việt
Nam trong giai đoạn từ 2000 - 2019. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu cũng đã kế thừa
các kết quả nghiên cứu, báo cáo đánh giá về tác động của các yếu tố trên đến tăng
trưởng GDP của Việt Nam. Từ đó tổng hợp và phát triển, đưa ra kết luận khái quát
chung về tác động của các yếu tố nêu trên đến tăng trưởng GDP của Việt Nam giai
đoạn từ 2000– 2019 đồng thời là những khuyến nghị và giải pháp kèm theo đó.

17
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH

3.1. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy

Dựa trên kết quả chạy mô hình OLS ta có kết quả như sau:

Log (GDP) = 57.94023 - 0.008222 CPI + 0.239588 Log (XK) + 1.022455 Log
(NK) - 5.05635 Log (DS)

Kết quả chạy mô hình cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được
99.7% sự thay đổi của biến phụ thuộc

Ý nghĩa của các hệ số:

̂1 = 57.94023 cho biết khi chỉ số CPI bằng 0%, giá trị
Ước lượng hệ số chặn 𝛽
xuất khẩu, nhập khẩu là 1 triệu USD, dân số là 1 000 người thì giá trị trung bình của
GDP là 𝑒 57.94023 tỷ USD
̂2 = -0.008222 cho biết: Khi
Ước lượng hệ số góc gắn với biến độc lập CPI, 𝛽
chỉ số CPI tăng 1% thì giá trị trung bình của GDP giảm 0.8222%, trong điều kiện
giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và dân số không đổi.
18
̂3 = 0.239588 cho
Ước lượng hệ số góc gắn với biến độc lập xuất khẩu (XK), 𝛽
biết: Khi giá trị xuất khẩu tăng 1% thì giá trị trung bình của GDP tăng 0.239588%,
trong điều kiện chỉ số CPI, giá trị nhập khẩu và dân số không đổi.
̂4 = 1.022455 cho
Ước lượng hệ số góc gắn với biến độc lập nhập khẩu (NK), 𝛽
biết: Khi giá trị nhập khẩu tăng 1% thì giá trị trung bình của GDP tăng 1.022455%,
trong điều kiện chỉ số CPI, giá trị xuất khẩu và dân số không đổi.
̂5 = -5.05635 cho biết:
Ước lượng hệ số góc gắn với biến độc lập dân số (DS), 𝛽
Khi giá trị dân số tăng 1% thì giá trị trung bình của GDP giảm 5.05635%, trong điều
kiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và chỉ số CPI không đổi.

3.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình

3.2.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Hệ số tương quan giữa các biến giải thích:

Dựa vào bảng kết quả chạy Eview về trên ta thấy nhân tử phóng đại phương sai VIF
đều lớn hơn 2 → Mô hình mắc khuyết tật đa cộng tuyến

19
3.2.2. Kiểm định hiện tượng phương sai số thay đổi

Nhóm sử dụng kiểm định White để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số ngẫu
nhiên thay đổi có xảy ra trong mô hình.

Sử dụng kiểm định White thu được bảng sau:

Thu được mô hình hồi quy phụ:

Kiểm định cặp giả thiết

H0: R2 = 0 (Mô hình ban đầu không có khuyết tật phương sai sai số thay đổi)

20
H1: R2 ≠ 0 (Mô hình ban đầu có khuyết tật phương sai sai số thay đổi)

Từ kiểm định White ta thấy Prob. F-statistic = 0.6945 > 0.05 → chưa đủ cơ sở
bác bỏ H0.

→ Do đó, ta có thể tạm thời chấp nhận mô hình hồi quy phụ là không phù hợp,
do vậy mô hình ban đầu không có khuyết tật phương sai sai số thay đổi.

3.3.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Dựa vào kiểm định Breusch–Godfrey để kiểm định xem mô hình có hiện tượng
tự tương quan hay không. Ta thu được bảng kết quả sau:

Kiểm định cặp giả thiết:

H0: p = 0 (Mô hình ban đầu không có hiện tượng tự tương quan)

21
H1: p ≠ 0 (Mô hình ban đầu có hiện tượng tự tương quan)

Ta thấy Probability = 0.3509 > 0.05 → chưa đủ cơ sở bác bỏ H0

→ Mô hình ban đầu không có hiện tượng tự tương quan

3.2.4. Kiểm định hiện tượng bỏ sót biến

Từ kiểm định Ramsay, ta ước lượng mô hình hồi quy phụ:

𝑦̂𝑖 = −5153.288 + 0.784346𝐶𝑃𝐼 − 23.02261𝐿𝑜𝑔(𝑋𝐾) − 97.82279𝐿𝑜𝑔(𝑁𝐾)


+ 490.2654𝐿𝑜𝑔(𝐷𝑆) + 6.792783𝑦̂𝑖 2 − 0.159318𝑦̂𝑖 3

Kiểm định cặp giả thiết:

22
H0: Mô hình không bị bỏ sót biến giải thích

H1: Mô hình bị bỏ sót biến giải thích

Từ kết quả kiểm định trên ta có Prob.F-statistic = 0.0016 < 0.05

→ bác bỏ H0 → Mô hình ban đầu mắc khuyết tật bị bỏ sót biến giải thích.

23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu lâu dài mã mỗi quốc gia đều hướng tới trong
đó có Việt Nam. Để đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng GDP
của Việt Nam giai đoạn 2000-2019, chúng tôi đã tiến hành phân tích mô hình hồi
quy trên phần mềm Eview 8 với 4 biến: xuất khẩu, nhập khẩu, dân số và chỉ số giá
tiêu dùng CPI. Dựa vào kết quả hồi quy, chúng tôi nhận thấy có sự tương quan giữa
các biến độc lập với nhau tức là mô hình đang mắc khuyết tật đa cộng tuyến và mô
hình bị bỏ sót biến giải thích.

2. Khuyến nghị

- Về xuất khẩu:

Tăng nguồn cung cho xuất khẩu chủ yếu qua hai hướng chính : Phát triển công
nghiệp phụ trợ và các vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Phát triển các ngành
công nghiệp hỗ trợ để rút ngắn "thời kỳ gia công", tăng dần các sản phẩm chế biến
sâu có giá trị gia tăng cao trong các ngành chế biến, nhằm nâng cao hiệu quả và bền
vững của tăng trưởng kinh tế.

Kích cầu xuất khẩu qua các biện pháp xúc tiến thương mại: Xúc tiến xuất khẩu
được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình tiếp cận thị
trường của sản phẩm xuất khẩu. Để tăng cầu với hàng hóa xuất khẩu qua đó kích
thích tăng tổng cầu của nền kinh tế, công tác xúc tiến xuất khẩu cần được tăng cường
về số lượng và nâng cao chất lượng qua một số biện pháp cụ thể.

- Về dân số:

Duy trì tỷ lệ sinh ở mức sinh thay thế để ổn định và nâng cao chất lượng dân
số. Cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đầu
tư nâng cao chất lượng trường lớp cho trẻ em, giảm chênh lệch khả năng tiếp cận
24
giáo dục giữa các nhóm dân số, cải tiến chương trình, đổi mới phương pháp giảng
dạy và nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng, đại học để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho phát triển đất nước. Và đầu tư phát triển hệ thống y tế và xây dựng
chiến lược an sinh xã hội phù hợp với cơ cấu dân số già trong những thập kỷ tới.

- Về nhập khẩu:

Kể từ năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi
cung ứng, do vậy cần khuyến khích doanh nghiệp hình thành chuỗi cung ứng ngắn
thay cho chuỗi cung ứng dài, thay thế nguồn hàng nhập khẩu nhằm phát huy mọi
nguồn lực trong nước và nguồn tại chỗ, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào nguồn
nguyên vật liệu nhập khẩu do bị đứt gãy vì đại dịch Covid-19. Đồng thời, chú trọng
chuỗi cung ứng ngắn độc lập đáp ứng nhu cầu trong nước song hành với các chuỗi
cung ứng dài cho xuất khẩu.

- Về chỉ số giá tiêu dùng CPI

Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động có gắn với hình thức
khuyến mại…. Thúc đẩy tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại. Tổ chức khu
mua bán tập trung để tạo sự lan tỏa của Chương trình đến rộng rãi doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, hiệp
hội ngành hàng, ngành nghề, các đơn vị, tổ chức có liên quan hưởng ứng; đẩy mạnh
thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh
phát triển mạng lưới phân phối, kết nối cung cầu, tiêu thụ hàng hóa. Đẩy mạnh hoạt
động thương mại điện tử. Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
đổi mới phương thức kinh doanh, tăng cường hoạt động bán hàng đa kênh, trong đó
phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ doanh nghiệp tham gia mua, bán qua sàn
thương mại điện tử tỉnh.Tạo điều kiện lưu thông hàng hoá thông thoáng, bình ổn thị
trường.

25
Nâng cao hiệu quả hơn nữa trong phối hợp chính sách trong kiểm soát lạm phát:
(i) gắn quan điểm điều hành, kiểm soát lạm phát với yêu cầu phục hồi, tăng trưởng
kinh tế cả ngắn hạn và trung - dài để ứng xử phù hợp, không thái quá; (ii) tiếp tục
phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ trong điều hành cung tiền, lãi suất, trung hòa
lượng tiền vào – ra, điều tiết giá cả; trong đó, việc tăng giá các mặt hàng Nhà nước
quản lý cần được tính toán kỹ lưỡng, có đánh giá tác động và giải pháp phù hợp
tránh mang tính mùa vụ.

26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Biểu mẫu: Chỉ số kinh tế Việt Nam. (n.d.). Retrieved from


https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Ch%E1%BB
%89_s%E1%BB%91_kinh_t%E1%BA%BF_Vi%E1%BB%87t_Nam

2. Hiền, T. (2015, 10 4). CPI tăng thấp cũng là yếu tố cho GDP tăng trưởng. Retrieved
from Tin tức thông tấn xã hội Việt Nam: https://baotintuc.vn/kinh-te/cpi-tang-thap-
cung-la-yeu-to-cho-gdp-tang-truong-20151004103943814.htm

3. Linh, N. T. (2019). TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG.

4. Mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế. (n.d.). Retrieved from Mối quan hệ
giữa dân số và phát triển kinh tế

5. Thủy, N. T. (2014). Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hà
Nội.

6. Tiệp, B. T. (2012). TáC Động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số. Hà Nội.

27

You might also like