BG T Chi-Đmc 9.2021.gi NG.1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 255

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

PGS.TS MAI VĂN THÌN

BÀI GIẢNG
GIẢI PHẪU HỌC
TỨ CHI - ĐẦU MẶT CỔ

TP.HCM 2020

1
Chủ biên

PGS.TS Mai Văn Thìn

Tham gia biên soạn

PGS.TS Mai Văn Thìn


BSCKII. Nguyễn Chiến Thắng
BSCKII. Phương Minh Hải

TP.HCM.2019

2
GIỚI THIỆU
Để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của sinh viên Đại học
- Khoa học sức khỏe, chúng tôi tái bản lần 1 cuốn Bài giảng Giải
phẫu học theo kết cấu hai phần: Phần I là Thần kinh - Ngực - Bụng và
phần II là Tứ chi - Đầu Mặt Cổ, có chọn một số hình ảnh mầu từ cuốn
Atlas of Human Anatomy của Frank H. Netter, M.D và một số hình
ảnh minh họa trắng đen, hình ảnh Xquang và điện toán CT, MRI…

Cuốn Bài giảng Giải phẫu học này tinh giản và ngắn gọn hơn,
phong phú hơn để sinh viên và các bạn đọc dễ học và dễ nhớ. Các
danh từ và nội dung trong cuốn Bài giảng này đều được sử dụng theo
bản danh từ giải phẫu quốc tế Nomina Anatomica (N,A).
Ở đầu mỗi phần chúng tôi có nêu mục tiêu chung của học phần
và mục tiêu riêng của từng bài. Cuối bài chúng tôi đưa ra một số câu
hỏi trắc nghiệm khách quan theo dạng câu trả lời nhiều chọn lựa
(MCQ) để giúp sinh viên ôn tập, làm quen và nhớ lại bài.
Trong quá trình soạn thảo không thể tránh khỏi một vài sai sót,
mong các đồng nghiệp và các bạn đọc đóng góp để chúng tôi chỉnh
sửa.

Xin chân thành cảm ơn.


TP.Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2019

Tác giả

3
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
GIỚI THIỆU

PHẦN I. CHI TRÊN


1.1. Xương khớp chi trên 5-23
1.2. Nách 24-35
1.3. Cánh tay - Khuỷu 36-44
1.4. Cẳng tay – Bàn tay 45-67

PHẦN II. CHI DƯỚI


2.1. Xương khớp chi dưới 68-79
2.2. Mông 80-84
2.3. Đùi- Gối 85-98
2,4. Cẳng chân - Bàn chân 99-125

PHẦN II : - ĐẦU - MẶT - CỔ


3.1. Xương Khớp đầu mặt 126-145
3.2. Cơ và mạc đầu mặt cổ 146-161
3.3. Tĩnh mạch - Bạch mạch đầu mặt cổ 162-172
3.4. Hệ động mạch cảnh và Động mạch dưới đòn 173-187
3.5. Đám rối thần kinh cổ 188-193
3.6. Ổ miệng - Hầu 194-209
3.7. Thanh quản 210-220
3.8. Khí quản - Tuyến giáp - Cận giáp 221-227
3.9. Mũi – Cơ quan thị giác 228-245
3.10. Cơ quan tiền đình ốc tai 246-255
3.11. Tài liệu tham khảo 255

4
CHI TRÊN
XƯƠNG KHỚP CHI TRÊN
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1. Mô tả được Vị trí, hình thể, cấu tạo các xương chi trên.
2. Mô tả cấu tạo và hoạt động của khớp vai và khớp khuỷu.
3. Nêu được các cấu tạo của xương và khớp chỉ trên thích nghi với chức năng của chúng.
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1 Định hướng được các xương dài chi trên.
2. Chỉ được các chi tiết giải phẫu quan trọng trên xương, trên hình vẽ.
3. Chỉ được các thành phần của khớp vai, khớp khuỷu trên mô hình, tranh vẽ ,xương.
4. Sờ được các mốc của xương trên cơ thể người sống.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Ở người, có bốn chi gồm hai chi trên và hai chi dưới, dính với thân bởi vai và
hàng. Chi trên và chi dưới tương đối giống nhau, chỉ khác là bàn tay Ở chi trên trong
quá trình lao động đã dần dần biến đổi thành một khí cụ dùng để cầm nắm. Còn chi
dưới, chức phận khác với chi. trên, chỉ dùng để nâng đờ, đứng và đi. Chi trên sấp,
ngửa và gấp la trước. .Chi dưới gấp ra sau.
xương chi trên gồm có :
- Các xương ở vai : có 2 xương (xương đòn và xương vai) gọi chung là đai vai.
- Xương ở cánh tay : có 1 xương (xương cánh tay) dài hơi xoắn theo trục ra. phía
trước.
- Các xương ở cẳng tay : có 2 xương (xương trụ và xương quay). Khi cùng tay ngửa, 2
xương nằm song song xương trụ ở trong, xương quay ở ngoài.
- Các xương Ở cổ tay : có 8 xương nhỏ, gọi chung là khối xương cổ tay. Các 'xương
này xếp làm hai hàng, mỗi hàng cố 4 xương.

Xương cánh tay và xương vai nhìn trước


Xương đòn
Góc trên
Mỏm cùng vai
Mỏm quạ
Chỏm xương cánh tay
Cổ giải phẫu
Củ lớn
Rãnh gian củ
Cổ phẫu thuật
Rãnh thần kinh quay
Lồi củ delta
Hố mỏm khuỷu
Các lồi cầu
Mỏm trên lồi cầu trong
Ròng rọc

5
- Các xương Ở bàn tay : có 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay. Mỗi ngón
có 3 xương, ngón cái có 2 xương.
Các xương ở chi trên được liên kết với nhau bởi các khớp động .
I.ĐAI VAI :
1. XƯƠNG ĐÒN :
Xương đòn là một xương dài, tạo nên phần trước của đai vai. Xương nằm ngang
phía trước và trên của ngực. Thân xương dẹt, cong hình chữ S. Đầu xương phía ngoài
khớp nối với mỏm cùng vai. Đầu xương phía trong nối với xương ức.
1.1. ĐỊNH HƯỚNG :
Đặt xương nằm ngang.
- Đầu dẹt ra ngoài.
- Bờ lõm của đầu dẹt ra trước.
- Mặt có rãnh xuống dưới.
Đặc điểm xương đòn người Việt Nam dài trung bình 13,75 Cm , rộng chu vi 3,73 Cm.

Xương đòn
Đầu vùng vai
Bờ sau
Đầu ức
Bờ trước
Mặt trên Đường thang
Rãnh cho cơ dưới đòn

Củ nón
Ấn của dây chằng sườn – đòn
Mặt dưới

1.2. MÔ TẢ :
1.2.1. Thân xương : Có hai mặt, hai bờ.
- Mặt trên : phía ngoài gồ ghề, phía trong trơn nhẵn, sờ rất rõ ngay dưới da
- Mặt dưới : rất gồ ghề, phía. trong có vết ấn dây chằng sườn đòn để dây chằng sườn
đòn bám và ở phía ngoài có củ nón và đường thang để dây chằng nón và dây chằng
thang bám. phía giữa c ủa mặt dưới có một rãnh nằm dọc cheo xương để cơ dưới đòn
bám .
1.1.2.2. B ờ trước : Phía ngoài lõm, mỏng và gồ ghề. Phía trong lồi và dày.
1.1.2.3 Bờ sau : Phía ngoài lồi, gồ ghề, phía trong lõm
1.1. 2.2. Đ ầu xương :
- Đầu ức : Ở trong dày và to, có diện khớp ức khớp nối với xương ức.
- Đầu cùng vai : Ở ngoài dẹt và rộng, có diện khớp mỏm cùng khớp nối với mỏm
cùng vai của xương vai.
Xương đòn nối với xương vai tạo thành một nửa vòng đai cho mỗi bên thân mình.
Mỗi nửa đai .chỉ khớp với xương ức Ở phía trước. Vì vậy, vòng đai có thể chuyển
động rộng rãi. Khi chấn thương : ngã, đập vào vai Ở tư thế chống khuỷu hay bàn tay

6
xuống đất... chấn thương truyền đến đai vai làm tổn thương hai xương của đai vai.
Tuy nhiên vì xương vai chuyển động được nhiều xương đòn ít chuyển động hơn nên
cũng dễ gẫy hơn. Điểm yếu thường gãy của xương đòn ở chỗ nối giữa 1/3 ngoài và
2/3 trong.
2. XƯƠNG VAI :
Xương vai dẹt, hình tam giác nằm áp phía sau trên của lồng ngực.
2.1. ĐỊNH HƯỚNG.
- Gai vai ra sau.
- Gốc có diện khớp hình soan lên trên và ra ngoài.
Khớp ức – đòn
Dây chằng gian đòn
Dây chằng ức đòn trước
Ổ khớp

Dây chằng sườn – đòn


Cơ dưới đòn
Khớp sụn - ức sườn
Dây chằng ức - sườn hình nan hoa
Cán xương ức

Khớp hoạt dịch - ức sườn


Khớp sụn

2.2. MÔ TẢ :
Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc.
2.2.1. Các mặt :
- Mặt sườn : lõm, gọi là hố dưới vai, trong hố có nhiều gờ chếch hình nan quạt giúp
cho cơ dưới vai bám được chắc hơn.
- Mặt lưng : có gai vai chạy chếch lên trên và ra ngoài. Phần ngoài của gai dẹt gọi lả
mỏm cùng vai, Ở đó có diện khớp mỏm cùng vai để tiếp khớp với diện khớp mỏm
cùng của xương đòn. Gai vai, mỏm cùng vai nằm rất nông, dễ dàng sờ thấy ngay dưới
da và chia mặt lưng làm hai hố : hố dưới gai và hố trên gai.
2.2.2. Các bờ :
- Bờ trên :phần trong mỏng, ngoài dầy, hai phần cách nhau bởi khuyết vai hay còn
gọi là khuyết quạ. Phía ngoài cơ mỏm quạ nhô chếch lên trên rồi gập góc ra trước và
ra ngoài.
-Bờ ngoài : phía dưới mỏng, phía trên dày tạo thành một cột trụ để nâng đở mặt khớp
ở góc ngoài.
- Bờ trong : mỏng và sắc. Thẳng ở 3/4 dưới và chếch la ngoài ở ¼ trên, tạo nên một
góc mở ra ngoài; góc này là nơi bắt đầu của gai vai.
.2.2.3. Các góc :
- Góc trên : Hơi vuông.

7
- Góc dưới : Hơi tròn.
- Góc ngoài : có một hõm khớp hình trái soạn to ở đầu d ưới, hơi lõm gọi là ổ chảo. ổ
chảo dính với thân xương bởi 01 chỗ thắt gọi là cổ xương vai. Phía trên và dưới ổ
chảo có hai củ nhỏ : củ trên ổ- chảo và củ dưới ổ chảo .
Đặc điểm của xương vai người Việt Nam (nghiên cứu trên 100 xương).xương vai
hình tam giác trong 55%,bốn cạnh 16% còn 29% hình không rõ rệt. Cao trung bình
14,36 cm và ngang 9,6 cm. Ổ chảo hình quả lê (đầu to Ở dưới) trong 55%, còn 45%
hình bầu dục. Khuyết vai chỉ thấy trong 24%biến thành lỗ 13% còn phần nhiều là
trũng, không có lỗ hay mẻ rõ rệt. Mỏm quạ rất dầy ở đoạn thẳng, trái lại dài và mảnh
ở đoạn ngang. Mỏm cùng vai hình bốn cạnh (40 %) hay tam giác (34%)
II. XƯƠNG CÁNH TAY :
Là một xương dài, nối với xương vai ở trên và hai xương cẳng tay
1.ĐỊNH HƯỚNG: Đặt Xương đứng thẳng.
- Đầu tròn lên trên, hướng vào trong.
- Rãnh ở đầu này hướng ra trước.

Xương cánh tay và xương vai nhìn trước


Xương đòn
Góc trên
Mỏm cùng vai
Mỏm quạ
Chỏm xương cánh tay
Cổ giải phẫu
Củ lớn
Cổ phẫu thuật
Rãnh gian củ
Rãnh thần kinh quay
Lồi củ delta
Hố mỏm khuỷu
Các lồi cầu
Mỏm trên lồi cầu trong
Ròng rọc
1. XƯƠNG ĐÒN :
2. MÔ TẢ : Thân xương có ba mặt, hai bờ. Xương có hai đầu : trên và dưới .
2.1. Thân xương.
-Mặt trước ngoài :Khoảng giữa có một vùng gồ ghề hình chữ V gọi là lồi củ cơ delta.
- Mặt trước trong : Phẳng và nhẵn.Ở giữa có lỗ nuôi xương. 1/3 trên có một đường
gờ gọi là mào củ bé .
- Mặt sau : Có một rãnh xoắn chếch xuống dưới và rãnh thần kinh quay.
Trong rãnh có dây thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu. Dây thần kinh quay rất
dễ tổn thương khi gẫy ở 1/3 giữa và 1/3 dưới xương cánh tay.
- Bờ : Thân xương cánh tay có ba mặt, tương ứng với ba bờ.

8
Nhưng bờ trước ở trên không rỏ ràng, ở phía dưới lại chẽ ra hai gờ nhỏ bao quanh hố
vẹt cho nên người ta coi thân xương chỉ có hai bờ : bờ trong và bờ ngoài.
Hai bờ này rất rõ ở phía dưới và là chỗ bám của hai vách gian cơ trong và ngoài.
2.2. Đầu xương :
- Đầu trên là chỏm hình 1/3 trái cầu. Ở xương tươi, che phủ bởi sụn khớp. phần
xương ở mép sụn khớp là một chỗ thắt gồ ghề, gọi là cổ giải phẫu . Trục của đầu
xương hợp với trục của thân xương một góc khoảng 1300
Phía ngoài chỏm và cổ giải phẫu có hai củ. Củ bé ở trong và củ lớn ở ngoài. Giữa
hai củ là rãnh gian củ . rãnh này chạy dài xuống mặt trước trong của thân xương.
Rãnh có hai bờ, bờ ngoài là mào củ lớn và bờ trong là mào củ bé . Đầu trên nối với
thân xương bởi 01 chổ hẹp gọi là cổ phẫu thuật. Thường hay gãy xương ở đây.
- Đầu dưới dẹt, hơi bè ngang vả cong ra trước, được coi như một lồi cầu gồm :
+ Chỏm con ở phía ngoài. Nhìn ở phía trước giống hình cầu ( gọi là lồi cầu) Phía
trên hơi lõm gọi là hố quay .
+ Ròng rọc nằm bên trong, hình ròng rọc, mặt trước trên có hố vẹt, mặt sau có hồ
mỏm khuỷu.
+ Phía trên trong và trên ngoài của chỏm con và ròng rọc là hai mỏm : Mỏm trên lồi
cầu ngoài và mỏm trên lồi cầu trong . Giữa mỏm trên lồi cầu trong và mỏm khuỷu của
xương trụ là rãnh thần kinh trụ,có dây thần kinh trụ đi qua. Các mỏm xương này đều
có thể sờ thấy ngay dưới da và là những mốc quan trọng trong việc khám các bệnh về
xương, khớp khỷu và dây thần kinh trụ . Ở trẻ em thường hay gãy ở đầu dưới xương
cánh tay, nhất là gẫy ở các mỏm trên lồi cầu trong hoặc ngoài. Mỏm gẫy thường bị
các cơ bám ở các mỏm kéo xuống làm di lệch nhiều
do đó việc điều trị trở nên rất khó khăn.
Đặc điểm của xương cánh tay .người Việt Nam (nghiên cứu trên 80 xương) : xương
cánh tay người Việt Nạm dài 29,9 cm (64% độ từ 28 em đến 32 em). Chu vi ở chỗ
chổ nhất là 58cm.So sánh với xương của người Âu, xương người Việt Nam tuy ngắn
và bé hơn nhưng cũng mạnh bằng. Xương bị xoắn ít hơn 1450 đối với 1620 trên
xương người Âu, chỏm tròn (cao 3,8 cm , rộng 3,42 Cm). Đầu dưới trung bình 5,8
cm đi từ mỏm ngoài trên lồi cầu tới mỏm trong ròng rọc. Có 3,8 % xương bị thủng
ở hố khuỷu.

9
III.XƯƠNG CẲNG TAY
1.XƯƠNG QUAY :
Xương quay là một trong hai xương của cằng tay, 1/5 trên thẳng, 4/5 dưới cong
nằm dọc phía ngoài cẳng tay .
1.1 ĐỊNH HƯỚNG : Đặt xương đứng thẳng
- Đầu lớn Ở dưới .
- Mấu nhọn đầu lớn ở ngoài và mặt có nhiều rãnh ra phía sau.
1.2. MÔ TẢ :
Thân xương có ba mặt, ba bờ. Đầu xương có hai : đầu trên và đầu dưới .
1.2.1. Thân xương :
- Các mặt : Có ba mặt : mặt trước, mặt sau và mặt ngoài . Mặt trước bắt đầu từ lồi củ
quay, xuống dưới rộng dần, khoảng giữa có lỗ nuôi xương.
Hai mặt trước và sau hơi lõm, mặt ngoài lồi.
- Các bờ: Ba bờ; bờ trước, bờ sau và bờ gian cốt. Bờ gian cốt sắc, hướng vào trong.
1.2.2. Đầu xương :
- Đầu trên : có chỏm xương quay gồm :
+ Một mặt lõm hướng lên trên, khớp với chỏm con xương cánh tay.
+ Một điện khớp vòng xương quay (vành quay) sẽ tiếp khớp với khuyết quay của
xương trụ. Ở xương tươi, các diện khớp này đều có sụn bọc che phủ.
+ Cổ xương quay dài khoảng l0-12mm, hình ống.
+Lồi củ quay là nơi bám của cơ nhị đầu.
Từ phần trên lồi củ quay, trục xương đứng thẳng. Từ phần dưới thân xương hơi uốn
cong.
Giữa cổ xương và thân xương hợp thành một góc mở ra ngoài gọi là góc cổ thân.
Nhờ góc này nên xương quay có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay sấp ngửa
được. Khi gẫy xương quay có thể bị gập góc hoặc hai khúc gẫy chồng lên nhau làm
cho cử động sấp ngửa bị giảm hoặc mất.
- Đầu dưới : Ba mặt ở thân xương quay khi tới đầu dưới sẽ có thêm một mặt nữa
thành bốn mặt. Mặt thêm vào là mặt trong do bờ gian cốt chia đôi tạo nên. Mặt trong
hình tam giác, ở dưới có một diện khớp nhỏ gọi là khuyết trụ xương quay.
Xương quay có thể bị gãy ở chỏm, cổ, thân, nhất là ở giữa đầu dưới và thân xương. Vì
đầu dưới Ở ngay dưới da nên khi gẫy, di lệch nhìn thấy rất rõ ràng.
Đặc điểm của xương quay người Việt Nam : Xương quay của người Việt Nam dải
23,25cm, chu vi là 3, 8cm (do Ở chỗ nhỏ nhất, ở dưới lồi củ nhị đầu). Góc cổ thân
trung bình l620 .
2.XƯƠNG TRỤ :
Xương trụ là một xương dài, hơi uốn hình chủ S nằm dọc theo mé trong cẳng tay.
2.1. ĐỊNH HƯỚNG : Đặt xương đứng thẳng
- Đầu lớn lên trên,
- Mặt khớp lõm của đầu này ra trước.
- Cạnh sắc của thân xương ra ngoài.

10
Mỏm khuỷu
Khuyết ròng rọc
Mỏm vẹt
Chỏm
Cổ
Lồi củ xương trụ
Lồi củ xương quay
Thừng chéo
Mặt trước
Bờ trước
Bờ gian cốt
Mặt ngoài
Bờ sau
Mặt sau
Màng gian cốt
Củ sau
Mỏm trâm trụ

Mỏm trâm quay

Tư thế ngữa Tư thế sấp


Các xương của cẳng tay bên phải( Nhìn trước)

2.2 MÔ TẢ :
Thân xương hình lăng trụ tam giác có ba mặt, ba bờ. Xương có hai đầu .
2.2.l.Thân xương :
- Các mặt :
+ Mặt trước : Nửa trên hơi lõm, có lỗ nuôi xương, nửa dưới hơi lồi.
+ Mặt sau : Hơi lồi, càng xuống dưới càng nhỏ lại. Ở trên có một diện tam giác cho
cơ khuỷu bám. Ở dưới có một gờ thẳng chia mặt sau làm hai phần : phần trong
lõm, có cơ duỗi cổ tay trụ bám. Phần ngoài có các cơ thuộc lớp sâu của cẳng tay sau .
+Mặt trong : Có cơ gấp sau các ngón tay bám ở trên.
- Các bờ :
+ Bờ trước nhẵn.
+ Bờ sau hình chữ S Ở ngay dưới da, sờ rõ ở phía trên.
+Bờ gian cốt mảnh và sắc.
2.2.2. Đầu xương :
- Đầu trên : Đầu trên xương trụ rất to gồm hai mỏm và hai mặt khớp.
+ Mỏm khuỷu hình tháp bốn mặt, có hai mặt trong, ngoài, một mặt trước khớp với
ròng rọc xương cánh tay, một mặt trên nhô ra trước như mỏ chim. Khi khuỷu duỗi,
mỏ này nằm trong hố mỏm khuỷu của đầu dưới xương cánh tay .

11
+ Mỏm vẹt nhô ra ở phía mặt trước của đầu trên. Phía trên mỏm vẹt khớp với ròng
rọc. Khi khuỷu gấp, đỉnh mỏm vẹt áp vào hố vẹt của đầu dưới xương cánh tay.
+ Khuyết ròng rọc hình bán nguyệt, khớp với ròng rọc xương cánh tay. Ở giữa eo gờ
thẳng và hai bên là hai sườn chếch ra hai phía ngoài và trong.
+ Khuyết quay ở mặt ngoài của mỏm vết, khớp với vành của xương quay.
- Đầu dưới : lồi thành một chỏm. Tiếp khớp với khuyết trụ của xương quay bởi một
diện khớp vòng . Phía trong của chỏm có mỏm trâm trụ.
Xương trụ đài hơn xương quay, nhưng mỏm trâm xương quay xuống thấp hơn mỏm
trâm xương trụ. Mặt khác, xương quay cong như cánh cung còn xương trụ ví như dây
cung, vì vậy xương quay có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay có thề sấp
ngửa được.
Xương trụ người Việt Nằm dài trung bình 24,9 cm (đó theo bề dài nhất), chu vi là
3,37cm (do ở chỗ nhỏ nhất). Hình xương thay đổi tùy theo sự phát triển nhiều hay ít
của mào gian cốt Rộng 15 mm, dầy 12 mm, chỉ số giống như xương người Châu âu.
IV.CÁC XƯƠNG CỔ TAY :
Khối xương cố tay có tám xương có tay xếp làm hai hàng trên và dưới. Tính từ
ngoài vào trong, hàng trên có bốn xương : Xương thuyền , Xương nguyệt ,Xương tháp
và Xương đậu.
Hàng dưới cũng có bốn xương : Xương thang , Xương thê , Xương cả và Xương móc.
Khi gấp bàn tay, bốn xương hàng trên đi liền với xuống cẳng tay, còn bốn xương hàng
dưới theo xương đốt bàn tay gấp vào bốn xương hàng trên.
1.MÔ TẢ :
Nhìn chung mỗi xương có sáu mặt. Có các mặt không tiếp khớp (mặt phía gan và mu
tay). Có các mặt tiếp khớp với các xương ở trên, ở dưới hoặc bên cạnh. Ở mặt phía
gan tay, các
xương cổ tay tạo thành rãnh cổ tay nhờ :
- Ở phía ngoài : mặt trước xương thuyền nhô lên một củ : củ xương thuyền, mặt trước
xương thang cũng có một củ : củ xương thang .
- Ở phía trong : xương đậu úp lên xương tháp được ví như một ụ của xương này. Ở
dưới mặt nước xương móc cũng nổi lên một mấu gọi là móc xương móc .
Có mạc giữ gân gấp bám vào các củ và mấu, biến rãnh cổ tay thành ống để các gân cơ
gấp, mạch và thần kinh đi qua.
Nhìn chung, các xương cổ tay có thể ví như một ổ bi nằm giữa hai xương cẳng tay và
năm xương bàn tay, làm cho cử động cổ tay được mềm mại. Các xương cổ tay thường
ít gãy, nhưng khi gẫy, thường ở chỗ eo xương thuyền hoặc trật xương nguyệt.
V.CÁC XƯƠNG ĐỐT BÀN TAY – NGÓN TAY :
1.CÁC XƯƠNG Đ ỐT BÀN TAY :
Khối xương bàn tay gồm có năm xương dài được gọi theo số thứ tự từ ngoài
vào trong là từ I đến V.
Mỗi thân xương có ba mặt : Trong, ngoài và sau, tương ứng với ba bờ :trong, ngoài và
trước. Đầu xương ở trên gọi là nền, đầu dưới là chỏm.
1.1Thân xương : Hơi cong ra trước, hình lãng trụ tam giác có mặt sau và hai mặt
bên làm cho lòng bàn tay thích nghi với chức năng cầm nắm.

12
Các xương cổ tay
Xương trụ
Xương quay
Mỏm trâm trụ
Xương nguyệt
Xương tháp
Xương đậu

Xương thuyền
Xương móc
Xương cả
Xương thê
Xương thang

Mặt gan tay Mặt mu tay

1.2. Nền : có diện khớp với xương cổ tay. Trừ xương đốt bàn tay I, mỗi xương đều
khớp với xương đốt bàn tay bên cạnh. Các xương đều có đặc điểm riêng :
- Xương đốt bàn I, nền hình yên ngựa.
- Xương đốt bàn II, nền hình cái xiên hai răng.
- Xương đốt bàn III, nền hơi nhọn, có một mỏm trâm.
- Xương đốt bàn IV, nền hơi nông.
- Xương đốt bàn V, nền nhô lên một củ nhỏ.
1.3. Chỏm (caput) hình chỏm cầu để khớp với nền đốt gần của các ngón tay.

Các xương cổ tay


Các xương đốt bàn tay
Nền
Thân
Chỏm
Xương vừng

Các xương đốt ngón gần

Các xương đốt ngón giữa

Các xương đốt ngón xa

13
Mặt mu tay Mặt gan tay

2.CÁC XƯƠNG NGÓN TAY


Mỗi ngón có ba đốt xương: đốt gần, đốt giữa, đốt xa theo thứ tự đi từ xương đốt bàn
tay xuống. Trừ ngón cái có hai đốt.
2.1 ĐỐT NGÓN GẦN :
Thân hơi cong ra trước, có hai mặt: mặt trước phẳng, mặt sau tròn hơn. Nền là hàm
khớp tiếp khớp với chỏm xương đốt bàn tay. Chỏm ở dưới, tiếp khớp với nền đốt
giữa.
2.2. ĐỐT NGÓN GIỮA :
Thân cong như đốt gần, có hai mặt. Nền hình ròng rọc, có gờ ở giữa và hai sườn bên.
2.3. ĐỐT NGÓN XA :
Thân rất bé. Nền tiếp khớp với chỏm đốt ngón giữa, đầu trước (chỏm) hình móng
ngựa, mặt sau, nhẵn, mặt trước gồ ghề.
Các đốt ngón, cũng như các xương bàn rất hay gãy do ở ngay dưới da phía mu bàn
tay là nơi dùng để che đỡ; khi gãy, xương dễ bị gập góc, di lệch làm giảm hoặc mất cử
động gấp, duỗi.
Các ngón và có thể làm ngón tay chồng lên nhau khi bàn tay nắm lại.
Đặc điểm của xương đốt bàn tay và ngón tay người Việt Nam (đo trên 70 bàn tay) :
trung bình, xương đốt bàn tay đã được (tính bằng mm) đốt bàn I : 44,7 ; đốt bản II
65,8 ; đốt bàn III: 63,2 ; đốt bàn IV : 67,3 ; đốt bàn V : 50,3.
Trung bình :ngón I do 51,6 (tính bằng mm) đốt gần 28,6 ; đốt xa 23,0 ; ngón II đo
81,7 (đốt gần 39,2 ; đốt giữa 24,6 ; đốt xa 17,9) ; ngón III đó 87,1 (đốt gần 42,6 ; đốt
giữa 26,9 ; đốt xa 17,6) ;. ngón IV đó 80,8 (đốt gần 89,0 ; đốt giữa 23,9 ; đốt xa 17,1)
; ngón V do 66 (đốt g ần 31,0 ; đốt giữa 18,9 ; đốt xa 16,1).
M ột đặc điểm của người Việt Nam !à ngón II dài hơn ngón IV (đây chỉ nói riêng v
ề tổng số bề dài của các đốt)
VI.XƯƠNG VỪNG :
Xương vừng là một loại xương nhỏ, tròn hay bầu dục ở quanh khớp,xương hay ở
trong các gân, làm tăng cường sự vững chắc của khớp và sức mạnh của gân.
- Loại xương vừng Ở quanh khớp thường thấy ở khớp đốt bàn - ngón tay, ngón -tay -
ngón tay và khớp đốt bàn chân - ngón chân, ngón chân - ngón chân.
Ở ngón tay cái và ngón chân cái bao giờ cũng có hai xương vừng ở hai cạnh khớp bàn
ngón.
- Loại xương vừng trong gân chỉ có ở chi dưới như xương bánh chè nằm trong gân cơ
tứ đầu hoặc xương vừng của cơ bụng chân, cơ chầy sau, cơ mác dài v.v...
VII. KHỚP CHI TRÊN :
1.KHỚP VAI :
Khớp vai là một khớp chỏm nối giữa ổ chảo xương vai vào chỏm xương cánh tay.
Khớp vai nấp dưới vòm đòn - cùng vai.
1.1 MẶT KHỚP :
1.1.1 Chỏm xương cánh tay : Hình 1/3 quả cầu có sụn khớp che phủ. Phần xương ở
mép sụn khớp gọi là cổ giải phẫu.

14
Thiết đồ đứng ngang qua khớp ổ
chảo cánh tay
Mỏm cùng vai
Túi hoạt dịch dưới cơ delta
Gân cơ trên gai
Màng hoạt dịch
Ổ chảo
Chỏm của xương cánh tay
Xương vai

Nghách vai
Cơ delta

1.1. 2 Ồ chảo xương vai : Là một hõm nông hình trái soạn, cao khoảng 35mm, rộng
25mm và nhỏ hơn so với đầu xương cánh tay.
1.1.3.Sụn viền : Là một vành sụn bám vào chung quanh ổ chảo. Sụn viền làm cho ổ
chảo sâu rộng thêm để tăng điện tích tiếp xúc với chòm xương cánh tay. Phía dưới
sụn viền có hở một lỗ và chui qua lỗ đó là một túi cùng hoạt dịch.

1.2 PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP :


1.2..1. Bao khớp : Ở trên bọc chung quanh ổ chảo. Ở dưới bọc quanh đầu trên xương
cánh tay từ cổ giải phẫu (ở phía trên) tới cổ phẫu thuật (ở phía dưới) và cách sụn
khớp độ l cm .

Mỏm cùng vai


Gân cơ trên gai Mỏm quạ
Dây chằng quạ-mỏm
Túi hoạt dịch dưới cơ cùng vai
delta Dây chằng quạ-cánh tay
Gân cơ dưới gai Gân cơ nhị đầu cánh tay
Gân cơ dưới vai
Ổ chảo Dây chằng ổ chảo - cánh
Gân cơ tròn bé tay giữa
Dây chằng ổ chảo - cánh
Màng hoạt dịch tay dưới

Khớp đã được mở ra( Nhìn ngoài)

15
1.2.2. Dây chằng :
- Dây chằng quạ cánh tay là dây chằng khỏe nhất của khớp bám từ mỏm quạ tới củ
lớn và củ nhỏ đầu trên xương cánh tay. Giữa hai chẽ bám vào hai củ có đầu dài gân cơ
nhị đầu đi qua.
- Các dây chằng ổ chảo cánh tay gọi là đây chằng nhưng thực sự chỉ là những phần
dầy lên của bao khớp ở mặt trên và trước. Có ba dây chằng :
+Dây chằng trên : từ vành trên Ổ chảo tới đầu trên củ nhỏ.
+Dây chằng giữa : từ vành trên Ổ chào tới nền củ nhỏ.
+ Dây chằng dưới : từ vành trước Ổ chảo tới cổ phẫu thuật.
Ba dây chằng trên trông giống như hình chữ Z. Ở trên dây chằng giữa, bao khớp
mỏng nhưng có cơ dưới vai tăng cường. Ở dưới dây chằng giữa là chổ yếu nhất của
bao khớp. Đầu xương cánh tay thường bị trật ở chỗ này (sai khớp vai trước trong).
1.3. BAO HOẠT DỊCH :
Là một bao áp vào mặt trong bao khớp, bên trong chứa hoạt dịch làm cho cử động
khớp được dễ dàng. Bao có ba đặc điểm.
- Bọc vòng quanh đầu dài gân cơ nhị đầu; do đó gân này tuy nằm trong bao khớp
nhưng ở ngoài bao hoạt dịch.
- Qua lỗ hổng ở dưới sụn viền của bao khớp, bao hoạt dịch liên quan trực tiếp với mặt
sau của cơ dưới vai.
- Bạo hoạt dịch thông với túi thanh mạc của các cơ dưới vai,. cơ nhị đầu và cơ Delta
Khớp ổ chảo cánh tay
Xương đòn
Dây chằng - đòn

Dây chằng quạ - đòn


Dây chằng quạ - mỏm cùng vai
Mỏm quạ
Mỏm cùng vai
Gân cơ trên gai
Dây chằng quạ - cánh tay
Các lỗ thông của túi hoạt dịch cơ
dưới vai vào khớp vai
Các dây chằng bao khớp
Gân cơ dưới vai
Gân cơ nhị đầu cánh tay

1.4. LIÊN QUAN :


Với những cơ bọc chung quanh.
- Liên quan trước : Đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay, cơ ngực lớn, cơ
lưng rộng, cơ trơn lớn, cơ dưới vai v.v...
- Liên quan sau : Các cơ trên gai; dưới gai, tròn bé.
- Liên quan ngoài: Cơ Delta phủ ở ngoài khớp tạo thành ụ vai (chỏm xương lồi ra

16
3/4 phía trước). Trật khớp vai khi thấy vai lõm rộng không có ụ và trông như bị chém
bởi một nhát rìu(dấu hiệu sai khớp).
1.5.Động tác :
Khớp vai là khớp chỏm nên biên độ động tác rất rộng : Ra trước 900, ra sau 450; Khép
300,dạng 90o; Xoay ngoài 60o, . xoay trong 90o; Và khi phối hợp tất cả, có động tác
xoay vòng.

2.KHỚP KHUỶU :
Khớp khuỷu gồm ba khớp :
- Khớp cánh tay trụ thuộc loại khớp ròng rọc.
- Khớp cánh tay quay thuộc loại khớp chỏm.
- Khớp quay trụ gần thuộc loại khớp xoay.

2.1 MẶT KHỚP :


2.1.1 Đầu dưới xương cánh tay gồm chỏm con và ròng rọc. Trên ròng rọc, có ở phía
trước là hố vẹt và phía sau là hố khuỷu.
2.1 2. Đầu xương trụ gồm có khuyết ròng rọc và khuyết quay.
2.1.3 Mặt trên chỏm xương quay và diện khớp vòng của chỏm.

2.2 .PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP :


2.2.1.Bao khớp :
- Ở phía trên, bao khớp bám vào đầu dưới xương cánh tay cách xa chu vi sụn khớp
của chỏm con và ròng rọc.
- Ở phía dưới, bên xương trụ bao khớp bám vào mép sụn khớp, bên xương quay bao
khớp bám thấp hơn vào cổ xương quay do đó chỏm xương quay xoay tự do trong bao
khớp .

Xương cánh tay


Xương cánh tay
Lồi cầu trong và ngoài
Hố mỏm khuỷu
Hố quay Hố vẹt
Mỏm khuỷu
Mỏm trên lồi cầu Mỏm trên lồi cầu
ngoài ngoài
Chỏm con Mỏm trên lồi cầu trong
Ròng rọc Rãnh cho TK trụ
Chỏm
Cổ
Lồi củ Lồi củ

Nhìn trước Khớp khuỷu Nhìn sau

17
1
2
3
4

Dây chằng bên quay Dây chằng bên trụ


1. Dây chằng trước. 2. Dây chằng giữa. 3. Dây chằng sau
4. Dây chằng vòng quay. 5. Dải cân ngang
Khớp khuỷu trong tư thế gấp 90 độ
1. Gân cơ tam đầu cánh tay; 2. Bao khớp; 3. Dây chằng vòng; 4. Gân cơ nhị đầu cánh
tay; 5. Dây chằng bên quay; 6. Dây chằng bên trụ;
7. Túi hoạt dịch mỏm khuỷu
2.2.2 Dây chằng :
Khớp khuỷu chỉ có động tác gấp, duỗi nên các đây chằng cánh tay - trụ - quay ở hai
bên rất chắc. Ngoài ra còn có các dây chằng ở khớp quay trụ trên mà động tác chính là
sấp ngửa. .
2.2.2.1. Dây chằng khớp cánh tay - trụ - quay :
- Dây chằng bên trụ : Có ba bó từ mỏm trên lồi cầu trong tới xương trụ . Bó trước .
tới mỏm vẹt, bó giữa tới bờ trong xương trụ và bó sau tỏa hình nan quạt tới mỏm
khuỷu .
- Dây chằng bên quay : Có ba bó từ mỏm trên lồi cầu ngoài xòe hình quạt xuống. Bó
trước bám vào bờ trước khuyết quay, bó giữa vòng sau chỏm và cổ xương quay cùng
với dây chằng vòng bám vào bờ sau khuyết quay , bó sau bám vào
mỏm khuỷu.
- Dây chằng trước và dây chằng sau : Mỏng, đi từ xương cánh tay xuống xương trụ và
xương quay.

Khớp khuỷu nhìn trước


Xương cánh tay
Mỏm trên lồi cầu ngoài
Mỏm trên lồi cầu trong

Bao khớp
Dây chằng bên trụ
Dây chằng bên quay
Dây chằng vòng
Gân cơ nhị đầu cánh tay

18
Khớp khuỷu bên phải
2.2.2.2 Dây chằng khớp quay trụ trên :Gồm có :
-Dây chằng vòng quay : Vòng quanh cổ xương quay bám vào bờ trước và bờ sau
khuyết quay,. có sụn bọc ở trong nên được coi như một diện khớp .
- Dây chằng vuông bám vào bờ dưới khuyết quay và cổ xương quay rất chắc làm hãm
bớt độ xoay của đầu xương.

2.3. ĐỘNG TÁC :


Giữa xương cánh tay và hai xương trụ, quay cố động tác gấp (1350) và duỗi.
Khớp quay - trụ trên có động tác xoay, khi phối hợp với khớp quay - trụ dưới tạo nên
động tác sấp và ngửa bàn tay.

3.KHỚP QUAY TRỤ DƯỚI :

3.1 MẶT KHỚP


3.1.1 chỏm xương trụ : Có hai diện khớp. Diện khớp ngoài hình cầu chiếm 2/3 ngoài
của chỏm, tiếp khớp với khuyết trụ của xương quay. Diện khớp dưới tiếp
với 01 đĩa khớp hình tam giác.
3.1 2. Khuyết trụ của đầu dưới xương quay

3.2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP :


3.2.1. Bao khớp : Dính vào bờ trước và bờ sau của dây chằng tam giác và quanh các
mặt khớp quay trụ. Bao khớp được tăng cường bởi các dây chằng quay trụ trước, sau.

Mặt khớp cổ tay


Xương quay
Xương trụ
Mỏm trâm

Vùng khớp với xương nguyệt


Vùng khớp với xương thuyền
Mỏm trâm

3.2.2 Dây chằng :


Nối khớp chắc nhất là một tấm sụn sợi được căng từ mặt ngoài mỏm trâm trụ tới bờ
dưới khuyết trụ của xương quay. Tấm sụn sợi hình tam giác (dây chằng tam giác) có
tác dụng như một đĩa khớp chêm vào giữa mỏm xương trụ ở trên với xương nguyệt,
xương tháp ở dưới. Trong chấn thương ít khi thấy trật khớp quay trụ dưới riêng biệt,
nếu có thường kèm với gẫy 1/3 dưới xương quay v.v...

19
3.2.3.Bao hoạt dịch : Lót ở phía trong bao khớp.

3.3 ĐỘNG TÁC : Sấp ngửa bàn tay : khi đầu trên xương quay quay như một cái
trục dưới chỏm con xương cánh tay thì đầu dưới lăn quanh chỏm xương trụ. Biên độ
khoảng 1800.

4.KHỚP QUAY CỔ TAY :


Là một khớp nối giữa mặt dưới đầu dưới xương quay với các xương cổ tay. Khi
chống bàn tay, trọng lượng truyền qua xương quay xuống bàn tay (sụn đĩa .khớp
không áp vào các xương cổ tay).

4.1 MẶT KHỚP :

4.1.1 Mặt dưới của đầu dưới xương quay : là một hõm khớp hình tam giác, Ở
giữa có một gờ nhỏ chia hõm làm hai diện. Diện ngoại hình tam giác tiếp khớp với
Xương thuyền. Diện trong hình tứ giác tiếp khớp với xương nguyệt.
4.1.2 Đĩa khớp (xem phần khớp quay trụ dưới).
4.1.3 Các xương cổ tay : gồm các xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp tiếp
khớp với nhau như một lồi cầu nhờ các dây chằng gian cốt gian cổ tay. Mặt trên các
xương đều có sụn khớp che phủ thành.mặt khớp liên tục. Riêng xương đậu, vì nằm
trên xương tháp nên không ở trong khớp cổ tay.

4.2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP


:
4. 2.1. Bao khớp : Khớp cổ tay là một khớp gấp và duỗi. Bao khớp dày ở trước, mỏng
ở sau và rất chắc ở 02 bên .
4.2.2. Dây chằng : Có bốn dây chằng.
- Dây chằng bên cổ tay quay từ mỏm trâm quay tới xương thuyền.
- Dây chằng bên cổ tay trụ từ mỏm trâm trụ tới xương tháp và xương đậu.
- Dây chằng quay cổ tay - gan tay gồm các sợi đi từ hai xương cẳng tay xuống bàn
tay, phần lớn các thớ chụm vào xương cả.
- Dây chằng quay cổ tay - mu tay chỉ có một bó đi từ xương quay tới bàn tay và
xương tháp.
4.2.3. Bao hoạt dịch : Lót ở mặt trong bao khớp. Do mặt sau bao khớp mỏng, bao
hoạt dịch có thể chui qua tạo nên các túi bịt hoạt dịch.

4.3. ĐỘNG TÁC :


Chủ yếu là gấp và duỗi, với biên độ gấp khoảng 90o và duỗi 60o, ngoài ra có thể khép
45o và dạng 300.
Cổ tay gấp nhiều hơn duỗi và khép nhiều hơn dạng; do đó các xương cổ tay sát với
nhau khi duỗi, dạng và lỏng lẽo khi gấp, khép.

20
Xương trụ
Xương quay
Màng gian cốt
DC quay trụ
DC trụ - cổ tay
DC quay - cổ tay
Gân cơ gấp cổ tay trụ
DC cả - tháp
DC đậu – móc
DC đậu bàn tay
DC cổ tay – bàn tay

Nhìn trước Các dây chằng cổ tay Nhìn sau

Ngoài khớp quay cổ tay, ở cổ tay còn có các khớp gian xương cổ tay, khớp giữa
xương cổ tay , khớp xương tháp - đậu.
Các khớp này cũng như các khớp ở phía dưới sau đây :
Các khớp cổ tay - bàn tay, các khớp gian đốt bàn tay, các khớp bàn - ngón tay,
các khớp gian đốt - ngón tay, khớp cổ - bàn tay ngón I v.v... là những khớp không
được trình bày ở đây.

Thiết đồ đứng ngang( Mặt mu tay)


Xương quay
Xương trụ
Khớp quay trụ dưới
Khớp quay cổ tay
Các xương: Thuyền - nguyệt – tháp -
đậu
Khớp gian cổ tay

Các xương: Thang – thê - cả - móc

Khớp cổ tay – bàn tay


Các khớp gian đốt bàn

21
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. xương nào dưới đây KHÔNG thuộc hàng trên xương cổ tay
a. Xương nguyệt d.Xương đậu
b. Xương thang e.Xương tháp
2. Chỏm xương trụ
a. Còn gọi là mỏm khuỷu
b. Là phần đầu trên xương trụ gồm mỏm khuỷu và mỏm vẹt
c. Là đầu dưới xương trụ có diện khóp vòng
d. Là ¼ trên xương trụ
e. Là ¼ dưới xương trụ
3. Thân xương trụ có
a. Ba mặt : trong, ngoài, trước d. Ba mặt : trước, sau, ngoài
b. Ba mặt : trong, ngoài, sau e. Tất cả đều sai
c. Ba mặt : trước, sau, trong
4. Xương quay khớp với tất cả các xương sau đây, ngoại trừ :
a. Xương cánh tay d.Xương nguyệt
b. Xương trụ e. Xương đậu
c. Xương thuyền
5. Xương nào sau đây KHÔNG tham gia vào diện khớp cổ tay :
a. Xương thuyền d. Xương đậu
b. Xương nguyệt e. a và b
c. Xương tháp
6. Câu nào sau đây KHÔNG đúng với xương trụ
a. Dài hơn xương quay
b. Khi khuỷu duỗi, mỏm khuỷu nằm trong hố khuỷu xương cánh tay
c. Khuyết ròng rọc khớp với ròng rọc xương cánh tay
d. Khuyết quay ở mặt trong mỏm vẹt,khớp với vành xương quay
e. a và b đúng
7. Khớp khuỷu gồm có :
a. 1 khớp d. 4 khớp
b. 2 khớp e. 5 khớp
c. 3 khớp
8. Khi bàn tay làm động tác sấp ngửa, thì lúc đó có sự tham gia hoạt động của :
a. Khớp quay trụ trên và Khớp quay trụ dưới
b. Khớp quay trụ trên, Khớp quay trụ dưới và các khớp cổ tay
c. Khớp quay trụ trên và khớp cánh tay trụ
d. Khớp quay trụ trên, Khớp quay trụ dưới và khớp cánh tay quay
e. Khớp quay trụ trên và khớp cánh tay quay
Câu 9 và 10 chọn
a. Nếu 1,2,4 đúng d. Nếu chỉ có 4 đúng
b. Nếu 1,3 đúng e. Nếu tất cả 1,2,3,4,5 đúng
c. Nếu 4,5 đúng
9.

22
a. Định hướng xương cánh tay : Đặt xương thẳng đứng, đầu tròn lên trên, mặt khớp đầu này
hướng vào trong và rãnh ở dầu này ra trước
b. Định hướng xương tròn : đầu có diện khớp ở phía ngoài, bờ lõm đầu này ra trước, mặt có
rãnh xuống dưới
c. Định hướng xương quay : đặt xương đứng thẳng, đầu lớn xuống dưới, mấu nhọn đầu này
ra ngoài, mặt có nhiều rãnh ra sau
d. Định hướng xương vai : mặt lõm ra trước, mặt lồi ra sau, gai vai lên trên
e. Định hướng xương trụ : đặt xương đứng thẳng, đầu lớn lên trên, mặt khớp lõm của đầu này
ra ngoài, cạnh sắc thân xương ra trước
10.
a. Mặt lưng (mặt sau) xương vai được chia làm 2 hố : hố trên vai và hố dưới vai
b. Xương vai là xương dẹt nên không có cổ xương
c. Mặt sau xương cánh tay có rãnh quay là nơi ĐM quay đi qua
d. Khuyết quay nằm ở đầu trên xương trụ và khớp với diện khớp vòng xương quay
e. Khuyết trụ nằm ở đầu dưới xương quay và khớp với diện khớp vòng xương trụ
Câu 11,12,13,14 : Chọn
a. Nếu (A) đúng , (B) đúng ; (A) và (B) có liên quan nhân quả
b. Nếu (A) đúng , (B) đúng ; (A) và (B) không liên quan nhân quả
c. Nếu (A) đúng , (B) sai
d. Nếu (A) sai , (B) đúng
e. Nếu (A) sai , (B) sai
11.
(A) Khớp vai có biên độ cử động lớn Vì
(B) Chỏm xương cánh tay lớn, trong khi ổ chảo xương vai nhỏ
12.
(A) Khớp vai có biên độ cử động lớn Vì
(B) Bao khớp vai chỉ tạo thành các dây chằng ở phía trước khớp
13.
(A) Khớp vai dễ trật ra sau Vì
(B) Phía sau khớp vai bao khớp không dầy lên thành các dây chằng
14.
(A) Khớp vai dễ trật ra sau Vì
(B) Phía sau bao khớp vai có ít cơ che phủ
15. Chi tiết giải phẫu nào có thể được dùng để định hướng chiều trước-sau của xương cánh tay
a. Chỏm xương cánh tay d. Lồi củ đen-ta
b. Rãnh gian củ e. Ròng rọc
c. Củ lớn
16. Các dây chằng ở khớp vai, dây chằng nào khỏe nhất
a. D/c ổ chảo cánh tay trên d. D/c quạ cánh tay
b. D/c ổ chảo cánh tay e. Các d/c trên đều khỏe như nhau
c. D/c ổ chảo cánh tay

23
NÁCH
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1. Mô tả được Vị trí, giới hạn của Nách.
2. Mô tả các thành của hố Nách .
3. Nêu được các thành phần đựng trong và liên quan của chúng ở hố Nách.
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1. Chỉ được trên mô hình, tranh vẽ, tiêu bản xác Vị trí, giới hạn của Nách.
2. Xác định được các thành của hố Nách .
3. Chỉ được các chi tiết giải phẫu quan trọng trong hố Nách.
4. Xác định được các mốc của động mạch, thần kinh trong hố nách trên xác.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. GIỚI HẠN :
Nách hay vùng nách là tất cả phần mềm nằm ở khoảng giới hạn bởi xương cánh
tay, khớp vai và vùng đen ta Ở ngoài, thành ngực và vùng ngực ở trước và trong,
vùng vai ở sau. Tất cả tạo nên một khoang gọi là hố nách. Có thể coi hố nách như một
hình tháp bốn cạnh với bốn thành (trước, sau, trong, ngoài). Đỉnh ở trên và nền ở
dưới. Trong hố nách có bó mạch thần kinh từ cổ xuống chi trên.

Vai và nách( Nhìn trước)


Cơ thang
Cơ ức – đòn chủm
Cơ vai móng
Xương đòn
Tĩnh mạch tay đầu và nhánh delta
của ĐM cùng vai ngực
Cơ ngực lớn
Cơ delta
Cơ răng trước

Cơ chéo bụng ngoài

II. CÁC THÀNH CỦA HỐ NÁCH :


1.THÀNH NGOÀI :
Gồm có xương cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay sẽ học ở bài Cánh tay)
và cơ Delta. Riêng cơ Delta là cơ có hình dạng giống chữ Delta tạo nên vùng Delta
bọc ở ngoài chòm xương cánh tay và lồi ra ở 3/4 trước vai. Cơ Delta ngăn cách với
cơ ngực lớn của vùng ngực ở phía trước bởi rãnh Delta ngực. Khi sai khớp vai (sai
kiểu trước -trong) khu Delta bị đổ sụp (dấu hiệu ngù vai) và mất rãnh Delta ngực.
1.1.Cơ Delta :
1.1.1 Nguyên ủy : Bàm ở : Mép dưới gai vai ; Bờ ngoài mỏm cùng vai ; 1/3 ngoài
xương đòn.

24
1.1.2.Bám tận : các thớ cơ tụm lại thành một mảnh gân hình chử V bám vào lồi củ đen
ta ở mặt ngoài xương cánh tay.
1.1.3.Động tác : Dạng cánh tay, xoay ngoài và xoay trong cánh tay.
1.2. Mạch và thần kinh của.vùng Delta :
1.2.1. Mạch máụ : Vùng đen ta được cấp máu từ hai nhánh của động mạch nách :
+ Động mạch mũ cánh .tay trước
+ Động mạch mũ cánh tay sau.
1.2.2. Thần kinh nách : Là một ngành cùng của bó sau đám rối thần kinh cánh tay đi
cùng với động mạch mũ cánh tay sau chui qua lỗ tứ giá.c, và vòng quanh cổ phẫu
thuật xương cánh tay để phân nhánh vào cơ đen ta. Dây nách thường ở dưới mỏm
cùng vai 6cm,do đó khi phẫu .thuật, để tránh cắt phải thần kinh, người ta thường rạch
ở bờ trước trong cơ Delta và dưới mỏm cùng vai 6cm. Nếu đứt dây nách, cơ Delta bị
liệt và vai bị tê.
2.THÀNH TRONG :
Gồm có bốn xương sườn, các cơ gian sườn đầu tiên vả phần trên của cơ răng trước.
Bọc ngoài cơ là lá mạc mỏng, giữa cơ và là mạc có động mạch ngực ngoài và dây
thần kinh ngực dài.
- Cơ răng trước : Bám vào mặt ngoài cửa mười xương sườn đầu tiênvà tới bám tận
vào bờ sống của xương vai .
Động tác : giữ xương vai. áp vào lồng ngực. Nếu tỳ vào lồng ngực, kéo xương
sườn ra ngoài và ra trước. Nếu tỳ vào xương vai, kéo xương sườn lên và là cơ hít vào.
3. THÀNH TRƯỚC :
Là vùng ngực .Vùng ngực có bốn cơ xếp thành hai lớp : lớp nông có cơ ngực lớn
được bọc trong mạc ngực . Lớp sâu có ba cơ : cơ dưới đòn, cơ ngực bé và cơ quạ cánh
tay. Ba cơ này được bọc trong một bao chung là mạc đòn ngực.
3.1. Lớp cơ nông :
3.1.1. Cơ ngực lớn :
- Nguyên ủy : Có ba phần :
+ Phần đòn : Bám vào 2/3 trong bờ trước xương đòn
+ Phần ức sườn : Bám vào xương ức, sụn sườn 1 đến 6 và xương sườn 5 đến 6.
+ Phần bụng : Bám vào bao cơ thẳng bụng
- Bám tận : vào mép ngoài rãnh gian củ theo hình chữ U
- Thần kinh : Các nhánh cơ ngực của đám rối cánh tay, các nhánh này tạo nên một
quai thần kinh gọi là quai ngực vòng phía trước động mạch nách. Đây là một
mốc quan trọng để tìm động mạch nách.
- Động tác : Khép cánh tay, xoay trong cánh tay. Nếu tỳ vào xương cánh tay thì nâng
lồng ngực và toàn thân lên (trong động tác leo trèo).
3.1.2. Mạc ngực : Dính Ở trên vào xương đòn. Đến bờ trên cơ ngực lớn tách ra hai lá
bọc quanh cơ. Sau đó lá nông chẽ ra một lá ngang tạo nên mạc nông của nách.

25
Các cơ xoay cánh tay( Nhìn trước)
Mỏm cùng vai
Dây chằng quạ - mỏm cùng vai
Mỏm quạ
Gân cơ trên gai
Cơ dưới vai

Gân đầu dài cơ nhị đầu cánh tay

3.2. Lớp cơ sâu :


3.2.1.Cơ dưới đòn :
- Nguyên ủy : sụn sườn và xương sườn 1 .
- Bám tận : rãnh dưới đòn.
- Động tác : hạ xương đòn, nâng xương sườn thứ 1 .
3.2.2 Cơ ngực bé :
- Nguyên ủy : Xương sườn 3, 4, 5. Nằm phía dưới cơ ngực.lớn.
- Bám tận : mỏm quạ xương vai.
- Động tác : Kéo xương vai xuống. Nếu điểm cố định ở mỏm quạ, cơ góp phần làm nở
lồng ngực khi hít vào.

Các mạc của ngực, đòn - ngực và nách


Cơ thang
Cơ vai móng và mạc của các cơ dưới móng
Dây chằng dưới đòn
Dây chằng sườn – đòn

Dây chằng sườn quạ


Màng sườn quạ
Tĩnh mạch tay đầu
Mạc bọc cơ ngực bé
Dây treo nách
Mạc cơ lưng rộng
Mạc nách

3.2.3. Cơ quạ cánh tay :


- Nguyên ủy : đỉnh mỏm quạ.
- Bám tận : Chỗ nối 1/3 trên và 1/3 giữa mặt trong xương cánh tay.
- Động tác : Khép cánh tay.
3.2.4. Mạc đòn ngực :
Phía trên dính vào xương đòn, tách ra bọc cơ dưới đòn rồi hai lá dính vào nhau. Ở đây
mạc bị thủng lỗ chỗ để cho động mạch cùng vai ngực, các dây thần kinh ngực, tĩnh

26
mạch đầu và mạch bạch huyết đi qua. Đến bờ trên cơ ngực bé, mạc lại tách ra làm hai
bao bọc lấy cơ này. Sau đó lá nông phía trước định vào tổ chức dưới da ở nền nách
tạo nên dây treo nách. Lá sâu sẽ quặt ra sau, đi phía trước cơ lưng rộng, cơ tròn lớn để
gần vào xương vai tạo nên mạc sâu của nách .

Các cơ của vai


Cơ thang Cơ bán gai đầu
Cơ gối đầu
Cơ delta Mỏm gai của C7
Cơ nâng vai
Mạc cơ dưới vai Cơ trên gai
Cơ dưới gai
Tam giác cơ tròn Cơ trám bé
Đầu dài và ngoài cơ tam
Cơ trám lớn đầu cánh tay
Cơ tròn bé
Cơ tròn lớn
4. THÀNH SAU : Là vùng vai . Cơ lưng rộng
Mỏm gai T12

4.2. Cơ trên gai và cơ dưới gai :


- Nguyên ủy : hố trên gai và hố dưới gai.
- Bám tận : củ lớn xương cánh tay.
- Động tác : dạng cánh tay và xoay ngoài cánh tay.

Các cơ xoay cánh tay( Nhìn sau)


Mỏm cùng vai
Cơ trên gai

Cơ dưới gai

Cơ tròn bé

Thần kinh nách

4. Cơ vùng vai :
Gồm có năm cơ : dưới vai, trên gai, dưới gai, tròn bé, tròn lớn . Ngoài ra còn có đầu
dài cơ tam đầu; cơ thang, cơ lưng rộng đi từ lưng tới.
4.1. Cơ dưới vai :
- Nguyên ủy : Hố dưới vai.
- Bám tận : Củ nhỏ xương cánh tay.

27
- Động tác : Xoay cánh tay vào trong.
4.3. Cơ tròn bé :
- Nguyên ủy : 1/2 trên bờ ngoài xương vai.
- Bám tận : củ lớn xương cánh tay.
- Động tác : dạng cánh tay và xoay ngoài cánh tay.
4.4. Cơ tròn lớn :
- Nguyên ủy : góc dưới.và nửa dưới bờ ngoài xương vai.
- Bám lặn : mép trong rãnh gian củ.
Giữa hai cơ tròn có một khoang gọi là tam giác các cơ tròn .
- Động tác : Khép cánh tay và nâng xương vai.
4.5. Cơ lưng rộng :
- Ngùyên ủy : Phần dưới cột sồng.
- Bám tận : Đáy rãnh gian củ .
- Đ ộng tác : Kéo cánh tay vào trong và ra sau.
4.6. Đầu dài cơ tam dầu cánh tay :
Từ vùng cánh tay sau lên bám vào củ dưới ổ chảo xương vai, có phần dài cơ tam đầu
chia tam giác các cơ tròn thành hai phần : bên ngoài là lỗ tứ giác có động mạch mũ
sau và thần kinh nách chui qua, bên trong là lỗ tam giác vai tam đầu có động mạch
dưới vai đi qua .

ĐM – TK trên vai
Cơ trên gai
Gân cơ ngực bé
Gân cơ nhị đầu cánh tay
Cơ dưới gai
Cơ dưới vai
ĐM dưới vai
ĐM ngực lưng và TK
TK nách và ĐM mũ
Cơ tròn bé
Cơ tròn lớn
Cơ lưng rộng
ĐM cánh tay sâu và thần
kinh
Cơ tam đầu cánh tay

Phẫu tích vùng vai cánh tay


Đầu dài này còn giới hạn với xương cánh tay và cơ tròn lớn lỗ tam giác cánh tay tam
đầu,có động mạch cánh tay sâu và thần kinh quay đi qua.
- Động tác : Duỗi cẳng tay.
Tất cả các cơ tạo nên các thành của hố nách (trừ phần đài cơ tam đầu cánh tay) đều do
các nhánh bên của đám rối thần kinh cánh tay chi phối.

28
5. ĐỈNH : Đỉnh nách là khe sườn đòn, nằm giữa xương đòn và xương sườn 1.
6. NỀN :
Có bốn lớp, từ nông vào sâu là :
- Da : mềm, có nhiều lông và tuyến mồ hôi.
- Tổ chức tế bào dưới đa : có nhiều mỡ
- Mạc nông : căng từ cơ ngực lớn đến cơ lưng rộng.
- Mạc sâu : là lá sâu của mạc đòn ngực.
III. CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỐ NÁCH :
Gồm các tổ chức mở, đám rối thần kinh cánh tay, động mạch và tĩnh mạch nách, các
hạch hạch huyết.
1. ĐÁM R ỐI CÁNH TAY :
1 .1 . Cấu tạo : Đám rối cánh tay được cấu tạo bởi nhánh trước của các dây thần kinh
gai sống từ cổ IV đến ngực I.
- Dây cổ V nối với cổ IV và có VI tạo thành thân trên .
- Dây cổ VII tạo thành thân giữa
- Dây cổ VIIỊ và dây ngực I tạo thành thân dưới
Ba thân này lại chia ra ngành trước và ngành sau.
- Ngành trước của thân trên và thân giữa tạo nện bó ngoài
- Ngành trước thân dưới tạo nên bó trong
- Ngành sau của ba thân tạo nên bó sau
Đám rối thần kinh cánh tay cho các nhánh bên tách ra từ các thần hoặc các bó để vận
động cho các cơ của hố nách.

C4
1 2 3 C5
C6
C7
C8
T1

Đám rối thần kinh cánh tay

1. Từ trên xuống gồm các nhánh tận: TK cơ bì – TK nách – TK quay – TK gữa – TK


trụ; 2. Từ trên xuống gồm 3 bó: Ngoài – Sau – Trong;
3. Từ trên xuống gồm 3 thân: Trên - Giữa - Dưới
1.2. Các ngành cùng :
1.2.1 Bó ngoài : Tách ra hai nhánh cùng là :
- Dây thần kinh cơ bì .
- Rễ ngoài thần kinh giữa .

29
Nách đã phẫu tích( Nhìn trước)
Thần kinh hoành
ĐM – TK vai sau
ĐM – TK trên vai
ĐM – TM dưới đòn
Nhánh ĐM delta
Nhánh ĐM ngực
TK cơ bì
TK giữa

TK trụ
ĐM – TK ngực lưng
ĐM – TK ngực dài
TK bì cẳng tay trong
TK bì cánh tay

1.2.2 Bó trong : Tách bốn nhánh :


- Rễ trong thần kinh giữa
- Dây thần kinh trụ.
- Dây thần kinh bì cánh tay trong .
- Dây thần kinh bì cẳng tay trong .
1.2.3 Bó sau : Tách hai nhánh :
- Dây thần kinh nách
- Dây thần kinh quay
2. ĐỘNG MẠCH NÁCH :
Động mạch cánh tay và các vòng
nối quanh khuỷu
Động mạch cùng vai ngực
Động mạch vai
Động mạch nách
Động mạch ngực ngoài
Động vai dưới
Động mạch mũ cánh tay (trước, sau)
Động mạch cánh tay sâu
Động mạch bên trụ trên
Động mạch bên quay
Động mạch cánh tay
Động mạch bên trụ dưới
ĐM quặt ngược trụ trước và sau
ĐM quặt ngược quay và gian cốt
Động mạch gian cốt chung

30
1. Nguyên ủy, đường đi, tận cùng :
- Nguyên uỷ : Điểm giữa bờ sau xương đòn (Điểm tận của động mạch dưới đòn)
- Đường đi : Động mạch nách do động mạch dưới đòn khi chui qua khe sườn đòn ở
điểm giữa bờ sau xương đòn.Đến bờ dưới cơ ngực lớn đổi tên thành động mạch cánh
tay xuống vùng cánh tay.
Hướng đi của động mạch nách theo một đường nối từ điểm giữa xương đòn đến giữa
nếp gấp khuỷu khi tay để d ạng 90o với thân mình.
Ở người Việt Nam, nguyên .ủy động mạch nách hơi ở phía trong điểm giữa bờ sau
xương đòn. Đường kính động mạch nách ngang dưới bờ sau xương đòn là 6,36 mm.
2. Liên quan :
Tĩnh mạch nách luôn luôn đi phía trong động mạch. Còn đối với đám rối thần kinh
cánh tay thì cơ ngực bé chạy ngang phía trước động mạch và chia động mạch làm ba
đoạn :
- Đoạn trên cơ ngực bé : các thần kinh nằm phía ngoài động mạch. Khi ba thân tạo
nên ba bó thì các bó này quây chung quanh động mạch.
- Đoạn sau cơ ngực bé : Các nhánh cùng bắt đầu tách ra từ các bó.
Ngoài động mạch có dây cơ bì, trước động mạch có dây giữa, trong động mạch có đây
trụ,dây bì cánh tay trong và dây bì cẳng tay trong, sau động mạch có dây quay và dây
nách.
- Đoạn dưới cơ ngực bé : Các dây thần kinh tách xa dần động mạch. Chỉ còn dây giữa
đi phía trước ngoài động mạch để xuống cánh tay.
Động mạch nách chạy chếch xuống dưới ra ngoài, dọc theo phía trong cơ quạ cánh
tay; do đó cơ này còn gọi là cơ tùy hành của động mạch nách.
3. Các ngành bên : Có sáu ngành bên :
- Động mạch ngực trên cho các nhánh vào các cơ ở ngực.
- Động mạch cùng vai ngực chui qua mạc đòn ngực cho bốn nhánh cùng :
+Nhánh. cùng vai
+ Nhánh đòn
+ Nhánh delta
+ Các nhánh ngực.
- Động mạch ngực ngoài chạy vào thành bên ngực, cho các nhánh vú ngoài .
- Động mạch dưới vai chui qua lỗ tam giác vai tam đầu chia làm hai nhánh :
+ Động mạch ngực lưng
+ Động mạch mũ vai .
- Động mạch mũ cánh tay trước
- Động mạch mũ cánh tay sau đi cùng với đây thần kinh nách qua lỗ tứ giác để vào
vùng Delta.
Các động mạch mũ nối nhau ở cổ phẫu thuật xương cánh tay.
4. Vòng nối động mạch :
- Vòng nối quanh vai : do sự tiếp nối giữa động mạch dưới vai với động mạch vai trên
và vai sau của động mạch dưới đòn.
- Vòng nối quanh ngực : Do động mạch ngực ngoài, động mạch cùng vai ngực nối với
động mạch ngực trong, động mạch gian sườn trên của động mạch dưới đòn.

31
- Vòng nối với động mạch cánh tay : do động mạch mũ cánh tay trước nối với động
mạch mũ cánh tay sau và động mạch cánh tay sâu của động mạch cánh tay.
Hai vòng nối trên không tiếp nối với vòng nối dưới nên thắt động mạch nách Ở
khoảng giữa động mạch mũ và động mạch dưới vai rất nguy hiểm.
Các dạng nhánh bên của động mạch nách ở người Việt Nam rất thay đổi; dạng điển
hình các nhánh bên có thân riêng 12,3 % , dạng động mạch dưới vai và động mạch
mũ cánh tay chung thân 50%, dạng các nhánh mũ cánh tay, dưới vai, ngực ngoài và
cánh tay sâu chung thân với nhau gọi là.thân nách 8,7 %. Sự chung thân ở các nhánh
bên của động mạch nách ở phái nữ nhiều hơn phái nam và ở người Vệt Nam nhiều
hơn ở người phương Tây.

Động mạch nách và vòng nối


quanh xương vai
ĐM giáp dưới - cổ ngang – trên
vai của thân giáp cổ vai
ĐM vai sau
ĐM ngực trên
ĐM nách
Các nhánh đòn- cùng vai- delta-
ngực của ĐM cùng vai ngực
ĐM ngực ngoài
ĐM dưới vai
ĐM mũ cánh tay trước và sau
ĐM ngực lưng (của ĐM dưới vai)
ĐM mũ vai (của ĐM dưới vai)
Động mạch cánh tay

3. T ĨNH MẠCH NÁCH :


Có một tĩnh mạch nách phía trong động mạch nách nhận các ngành bên là các tĩnh
mạch kèm các ngành động mạch. Ngoài ra còn nhận hai tĩnh mạch nông là tĩnh mạch
đầu và mạch nền.

Bó ngoài- sau- trong của Thiết đồ đứng dọc qua


đám rối TK cánh tay nách
Cơ thang
Cơ trên gai Cơ dưới đòn
Cơ dưới gai Cơ ngực lớn
Cơ dưới vai ĐM – TM nách
Cơ ngực bé
Cơ tròn bé Các hạch bạch huyết nách
Cơ tròn lớn
Cơ lưng rộng

32
4. HẠCH BẠCH HUYẾT :
Gồm có :
- Nhóm cánh tay : nhận bạch huyết từ cánh tay.
- Nhóm ngực : nhận bạch huyết ở khu vai, ngực:
- Nhóm vai : nhận bạch huyết ở khu vai.
Bạch huyết của cả ba nhóm trên đổ về nhóm trung ương và nhóm dưới đòn (tổng cộng
thành 5 nhóm) rồi sau cùng đổ về tĩnh mạch dưới đòn. Bạch huyết hai bên phải trái có
thể nối với nhau.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Dùng các chi tiết giải phẫu dưới để trả lời 3 câu : 23,24,25
I. Cơ dưới vai IV. Cơ quạ cánh tay
II. Cơ dưới đòn V. Cơ răng trước
III. Cơ ngực bé
1. Cơ nào trong các cơ trên thuộc thành trong hố nách
a. I d. V
b. I, II e. II,III,V
c. III, V
2. Cơ nào được bao bọc trong mạc đòn-ngực
a. II, III d. II, III, IV, V
b. II, III, IV e. Tất cả đều sai
c. II, III, V
3. Cơ tùy hành của ĐM nách là
a. II d. II ở đoạn trên và IV ở đoạn dưới
b. III e. Không có cơ nào kể trên là cơ tùy hành của
c. IV ĐM nách
Dùng các chi tiết sau để trả lời các câu 4,5
I. Cơ đen ta V. Cơ dưới đòn
II. Cơ răng trước VI. Cơ lưng rộng
III. Cơ dưới vai VII. Cơ tròn lớn, cơ tròn bé
IV. Cơ tam đầu (đầu dài) VIII. Cơ trên gai, cơ dưới gai
4. Cơ thuộc thành trong vùng nách là cơ
a. IV d. II
b. II, IV e. II, III
c. II, VI
5. Cơ thuộc thành sau vùng nách là cơ
a. I, IV d. VI, VII, VIII
b. III, IV, VI, VII, VIII e. III, VII, VIII
c. III, VI, VII, VIII
6. Dây treo nách được tạo bởi :
a. Lá nông của mạc đòn ngực d. a và b đúng
b. Mạc nông của nách e. a và c đúng
c. Mạc sâu của nách

33
7. Thành phần nào sau đây đi qua tam giác cánh tay tam đầu
a. TK quay d. Câu a và b đúng
b. ĐM cánh tay sâu e. Câu a và c đúng
c. ĐM mũ cánh tay sau
8. Ở vùng nách, TK giữa nằm ở
a. Trước ĐM nách d. Sau ĐM nách
b. Sau TM nách e. Trong TK trụ
c. Sau TK bì
9. Đám rối TK cánh tay được tạo bởi
a. Nhánh trước các TK sống cổ 4, 5, 6, 7 và ngực 1
b. Các TK sống cổ 4, 5, 6, 7, 8
c. Các TK sống cổ 5, 6, 7, 8 và ngực 1
d. Nhánh trước các TK sống cổ 5,6,7 ngực 1 và ngực 2
e. Tất cả đều sai
Câu 10 : Chọn :
a. Nếu (A) đúng, (B) đúng ; (A) và (B) có liên quan nhân quả
b. Nếu (A) đúng, (B) đúng ; (A) và (B) không có liên quan nhân quả
c. Nếu (A) đúng, (B) sai
d. Nếu (A) sai, (B) đúng
e. Nếu (A) sai, (B) sai
10.
(A) Thần kinh quay có thể tổn thương khi gẫy 1/3 giữa xương cánh tay, Vì
(B) Thần kinh quay chạy ở vùng cánh tay sau và cho các nhánh chi phối vận động các cơ
vùng này
11. Không nên thắt động mạch nách ở khoảng giữa 2 động mạch nào sau đây
a. ĐM ngực trên và ĐM cùng vai ngực
b. ĐM ngực trên và ĐM ngực ngoài
c. ĐM mũ và ĐM dưới vai
d. ĐM ngực ngoài và ĐM dưới vai
e. ĐM mũ cánh tay trước và ĐM mũ cánh tay sau
Câu 12 : Chọn :
a. Nếu 1,2,3 đúng d. Nếu chỉ có 4 đúng
b. Nếu 1,3 đúng e. Nếu cả 1,2,3,4 đều đúng
c. Nếu 2,4 đúng
12. Thành phần nào sau đây đi qua tam giác bả vai tam đầu
a. Thần kinh quay
b. Động mạch cánh tay sâu
c. Động mạch mũ cánh tay sau
d. Động mạch mũ vai
e. Thần kinh ngực lưng
Câu 13,14 : Chọn :
a. Nếu 1,2,3 đúng d.Nếu chỉ có 4 đúng
b. Nếu 1,3 đúng e. Nếu cả 4 đúng
c. Nếu 2,4 đúng
13. Thần kinh quay :
1. Xuất phát từ bó sau đám rối cánh tay, cùng với TK cơ bì

34
2. Chi phối vận động cho tất cả các cơ ở cánh tay
3. Đi cùng ĐM cánh tay sâu chui qua lỗ tam giác bả vai tam đầu
4. Chi phối vận động các cơ duỗi cổ tay, duỗi khớp khuỷu và ngửa cẳng tay
14. Động mạch nách :
1. Cho các nhánh bên : ĐM ngực trên, ĐM cùng vai ngực, ĐM ngực ngoài, ĐM vai dưới,
ĐM mũ cánh tay trước và mũ cánh tay sau
2. Đi cùng với TK nách chui qua khoang tứ giác.
3. Đến bờ dưới cơ ngực to đổi tên là ĐM cánh tay
4. Đi trước các bó trên, giữa, dưới của đám rối cánh tay

Dùng hình vẽ dưới đây để trả lời các câu : 15,16,17,18


15. Thần kinh vận động cho các cơ vùng cánh tay sau :
a. 2 d. 5
b. 3 e. 6
c. 4
16. Chi tiết (6) là
a. Nhánh trước C5 d. Nhánh trước C4
b. Nhánh trước C6 e. Nhánh trước C8
c. Nhánh trước C7
17. Ở vùng nách, thần kinh nào chui qua khoang tứ giác
a. 4 d. 7
b. 5 e. 8
c. 6

18. Chi tiết (8) là


a. Bó lưới d. Thân dưới
b. Bó trong e. Tất cả đều sai
c. Thân trong
19. ĐM nào sau đây KHÔNG là nhánh của ĐM nách
a. ĐM ngực trên d. ĐM cùng vai ngực
b. ĐM ngực trong e. ĐM dưới vai
c. ĐM ngực ngoài
20. Vùng đen-ta được cung cấp máu bởi
a. ĐM ngực ngoài d. a và c đúng
b. ĐM mũ cánh tay trước e. b và c đúng
c. ĐM mũ cánh tay sau

35
CÁNH TAY- KHUỶ TAY
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1 Kể tên và. nêu động tác của các cơ ở cánh tay theo từng lớp của mỗi vùng. Mô tả
các thành và các thành phần của ống cánh tay.
2.Nêu được nguyên ủy, tận cùng, liên quan và các ngành của động mạch cánh tay,
mốc tìm động mạch. Vẽ được thiết đố cắt ngang qua 1/3 trên, 1/3 dưới cánh tay.
3.. Mô tả được các thành và các thành phần đựng trong các rãnh nhị đầu trong và
ngoài của hố khuỷu. Vẽ được thiết đồ ngang qua khuỷu
4. Vẽ được vòng nối động mạch quanh khuỷu. Nêu được ứng dụng của tiêm tĩnh
mạch Ở vùng hố khuỷu. Nêu được các thành phần đi trong rãnh ngoài vả rãnh trong
của vùng khuỷu sau.
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1 Chỉ được các cơ, vách gian cơ và giới hạn của vùng cánh tay trước ,sau và 02 rãnh
nhị đầu trên xác, mô hình, tranh vẽ.
2. Tìm được các bó mạch thần kinh của vùng cánh tay trước và sau trên xác và các
phương tiện thực tập khác.
3. Xác định được các thành, các thành phần đựng trong ống cánh tay và các thành
phần trong các rãnh nhị đầu và 2 rãnh vùng khuỷu sau trên xác,mô hình, tranh vẽ, trên
xác.
4. Chỉ được hai bó mạch thần kinh ở vùng cánh tay sau trên xác. Chỉ mốc đối chiếu
trên da của động mạch cánh tay trên xác và trên người sống.
5. Xem các tĩnh mạch nông (M tĩnh mạch) của hố khuỷu trên người sống.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I.CÁNH TAY :
Từ nền nách tới hai khoát ngón tay trên nếp gấp khuỷu và nối tiếp với vùng khuỷu.

Các cơ nông của cánh tay( Nhìn trước)


Dây chằng quạ mỏm cùng vai
Túi hoạt dịch dưới cơ delta
Cơ dưới vai
Thần kinh cơ bì
Bao hoạt dịch gian củ
Cơ delta
Cơ ngực lớn
Cơ quạ cánh tay
Cơ tròn lớn
Cơ lưng rộng
Cơ nhị đầu cánh tay( Đầu ngắn - đầu dài)
Thần kinh giữa
Động mạch cánh tay
Cơ cánh tay
Cơ sấp tròn
Thần kinh bì cẳng tay ngoài

36
Trên thiết đồ ngang, xương cánh tay và hai vách gian cơ trong, ngoài . chia cánh tay
làm hai vùng : vùng cánh tay trước và vùng cánh tay sau
1. VÙNG CÁNH TẠY TRƯỚC :
1.1 Lớp nông :
1.1.1Da và t ổ ch ức d ưới da :
Da mỏng và mềm mại. Trong lớp tổ chức tế bào dưới da có tĩnh mạch đầu và tỉnh
mạch nền ; các nhánh của thần kinh bì cánh tay trong ở phía trong và của thần kinh
nách ở phía ngoài. Ngoài ra còn có dây thần kinh bì cẳng tay trong chọc qua mạc
nông cùng chổ với tĩnh mạch nền.
1.1 2. M ạc nông :
Mỏng ở mặt sâu tách ra hai vách gian cơ trong, ngoài và các mạc bọc cơ.

Các thần kinh bì và tĩnh


mạch nông
Các thần kinh trên đòn
Nhánh nông của TM mũ cánh
tay sau
TK bì cánh tay ngoài trên
TK bì cánh tay trong
TK gian sườn cánh tay
Tĩnh mạch đầu
Tĩnh mạch nền
TK bì cẳng tay sau
TM trụ trung gian

TM cẳng tay trung gian

1.2. Lớp sâu :


1.2.1Các cơ xếp thành hai lớp :
1.2.1.1 Lớp cơ nông :
- Cơ nhị đầu cánh tay : Bờ trong cơ này là mốc quan trọng để tìm bó mạch thần kinh
cánh tay vì vậy được gọi là cơ tùy hành của động mạch cánh tay.
+Nguyên ủy :
Đầu dài : Củ trên ổ chảo đi xuống trong rãnh gian củ.
Đầu ngắn : mỏm quạ xương vai.
+ Bám tận :
- Một gân gắn vào lồi củ quay.
- Mọt trẽ cân đi xuống dưới, vào trong lẫn vào mạc nông cẳng tay.
+ Đ ộng tác : Gấp cẳng tay vào cánh tay.
1.2.1.2. Lớp cơ sâu : Có hai cơ.
-Cơ quạ cánh tay : Ở 1/3 trên cánh tay. Đây là một mốc để tìm bó mạch thần kinh ở
phần trên cánh tay (cơ này đã học ở bài Nách)

37
-Cơ cánh tay : Ở 2/3 dưới cánh tay.
+ Nguyên ủy : bám vào 2/3 dưới xương cánh tay, hai vách gian cơ ngoài và trong.
+ Bám tận : Mặt trước mỏm vẹt xương trụ.
+ Động tác : gấp cẳng tay vào cánh tay
Tất cả các cơ vùng cánh tay trước đều do thần kinh cơ bì vận động.

Các cơ lớp sâu của cánh tay( Nhìn trước)


Gân cơ ngực bé
Gân cơ nhị đầu( Đầu ngắn và đầu dài)
Thần kinh cơ bì
Động mạch mũ vai
Cơ quạ - cánh tay
Cơ tròn lớn
Cơ lưng rộng

Cơ delta

Cơ cánh tay
Vách gian cơ trong
Thần kinh bì cẳng tay ngoài

1.2.2. Bó mạch thần kinh :


Bó mạch thần kinh vùng cánh tay trước nằm trong một ống gọi là ống cánh tay hình
lăng trụ tam giác, có ba thành :
- Thành trước : 1/2 trên là cơ nhị đầu cánh tay và cơ quạ cánh tay, 1/2 dưới là cơ nhi
đầu và cơ cánh tay.
- Thành sau : Vách gian cơ trong
- Thành trong : Mạc nông, da và tổ chức dưới da
1.2.2.1. Động mạch cánh tay :
- Nguyên ủy, đường đi, tận cùng :
Động mạch cánh tay là phần tiếp theo của động mạch mách nách kể từ bờ dưới cơ
ngực lớn đi thẳng xuống khuỷu, đến dưới đường nếp khuỷu 3cm chia làm hai ngành
cùng là động mạch quay và động mạch trụ. Ở cánh tay, động mạch nằm trong ống
cánh tay, đến nếp khuỷu nằm trong rãnh nh ị đầu trong. Hướng đi của động mạch là
một đường thẳng vạch từ đỉnh nách qua điểm giữa của nếp khuỷu .
- Liên quan :
+ Có hai tĩnh mạch cánh tay đi kèm hai bên động mạch.
+ Các dây thần kinh của đám rối cánh tay ở trên thì quây quanh động mạch, càng đi
xuống thì tách xa động mạch, chỉ có dây giữa là trung thành với động mạch trong suốt
ống cánh tay; Dây thần kinh giữa ở trên thì nằm phía trước ngoài động mạch, sau đó
bắt chéo phía trước động mạch để xuống dưới nằm phía trong động mạch.

38
- Các ngành bên :
+ Động mạch cánh tay sầu chui qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu vào khu cánh tay
sau, cho các nhánh bên và nhánh cùng sau đây :
Các động mạch nuôi xương cánh tay
Nhánh delta
Động mạch bên giữa đi phía sau vách gian cơ ngoài.
 Động mạch bên quay đi phía trước vách gian cơ ngoài.
+ Động mạch bên trụ trên cùng dây thần kinh trụ qua vách gian cơ trong để ra sau +
Động mạch bên trụ dưới.
- Các ngành nối : Động mạch cánh tay nối với :
+ Động mạch nách : bởi động mạch cánh tay sâu nối với động mạch mũ cánh tay sau.
+N ối giữa các nhánh của động mạch cánh tay bởi mạng mạch khớp khuỷu.
Ở người Việt Nam có 1,03 % hiện diện 2 động mạch cánh tay (dị dạng động mạch
cánh tay đôi) di dạng này có lợi cho sự cấp huyết máu nhất là khi một động mạch
cánh tay bị đứt không cần phải nối mạch chi trên vẫn đủ máu nuôi.
1.2.2.2. T ĩnh mạch cánh tay :
- Nông :
Phía ngoài cánh tay có tỉnh mạch đầu .
Phía trong là tĩnh mạch nền .
- Sâu : Thường là hai tĩnh mạch cánh tay , đi kèm động mạch cánh tay.
1.2.2.3. Thần kinh của vùng cánh tay trước : Đi qua vùng cánh tay trước có các ngành
cùng của đám rối thần kinh cánh tay .
12.2.3.1. Dây thần kinh cơ bì : Tách từ bó ngoài của đám rối cánh tay,xuyên qua cơ
quạ cánh tay ; đi giữa hai cơ : cánh tay và nhị đầu, đến rãnh nhị đầu ngoài chọc qua
mạc nông chia hai ngành cùng cảm giác mặt ngoài cẳng tay. Dây cơ bì khi qua cánh
tay cho các nhánh vận động các cơ vùng cánh tay trước (cơ qua cánh tay, cơ nhị đầu,
cơ cánh tay).
1.2.2.3.2. Dây thần kinh bì cẳng tay trong : Là thần kinh cảm giác tách từ bó trong, đi
theo phía trong động mạch trong ống cánh tay một đoạn ngắn,đến 1/3 giữa cánh tay
chọc qua mạc nông để chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh tay và phía
trong cẳng tay.
1.2.2.3.3. Dây thần kinh bì cánh tay trong : cũng là dây cảm giác tách từ bó trong
chui qua mạc nông để chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánhtay.
1.2.2.3.4. Dây thần kinh trụ : Là một đây hỗn hợp tách từ bó trong đi theo phía
trong động mạch cánh tay trong ống cánh tay. Đến 1/3 giữa cánh tay cùng với động
mạch bên trụ trên chọc qua vách gian cơ trong ra vùng cánh tay sau. Sau đó qua rãnh
thần kinh trụ ở khuỷu xuống cẳng tay. Ở cánh tay, dây trụ không cho nhánh bên nào.
1.2.2.3.5. Dây thần kinh giữa : Là một dây hỗn hợp, đó hai rễ hợp thành : rễ
ngoài (từ bó ngoài) và rễ trong (từ bó trong). Đi theo động mạch cánh tay (đã mô tả
trên). Ở cánh tay, dây giữa không cho ngành bên nào.
Dây thần kinh nách thì không xuống cánh tay mà chui ngay cùng với động mạch mũ
cánh tay sau qua lỗ tứ giác để vòng quanh cổ phẫu thuật xương cánh tay chi phối cho

39
vùng Delta. Còn đây quay thì từ đầu trên cánh tay đã chui ra vùng cánh tay sau (xem
vùng cánh tay sau).
2.VÙNG CÁNH TAY SAU:
2.1 Lớp nông :
2.1.1 Da và tổ chức dưới da : Da dầy hơn ở vùng cánh tay trước. Trong lớp tổ chức tế
bào dưới da chỉ có vài nhánh thần kinh bì trong và bì ngoài của dây quay và dây nách.
2.1 2. Mạc nông : Chắc và dày hơn Ở vùng trước.
2.2. Lớp sâu :
2.2.1. C ơ :
Chỉ có một cơ là cơ tam đầu cánh tay .
Nguyên ủy :
- Đầu dài : bám vào củ dưới Ổ chảo
- Đâu ngoài, đầu trong bám vào mặt sau xuống cánh tay.
Bám tận : Mặt trên mỏm khuỷu.
Cơ tam đầu cánh tay do nhánh bên của thần kinh quay chi phối.
2.2.2. Bó mạch thần kinh :

Các cơ của cánh tay( Nhìn sau)


Cơ dưới gai
Bao khớp vai
Cơ delta
Cơ tròn bé
TK nách và ĐM mũ cánh tay sau
Cơ tròn lớn
Cơ tam đầu cánh tay
Động mạch cánh tay sâu
Thần kinh quay
Gân cơ tam đầu cánh tay

Cơ cánh tay quay


Cơ khuỷu
Cơ gấp cổ tay trụ

2.2.2.1 Bó mạch thần kinh trên :


2.2.2.1.1 Đ ộng m ạch cánh tay sâu :
2.2.2.1.2. Thần kinh quay : Tách từ bó sau, đi sau động mạch cánh tay, chui qua
lỗ tam giác cánh tay tam đầu ra vùng sau, nằm sát rãnh thần kinh quay của xương
cánh tay (vì vậy khi gẫy xương ở 1/3 giữa thường gây tổn thương thần kinh). Ra khỏi
rãnh, dây quay chọc qua vách gian cơ ngoài để ra trước theo rãnh nhị đầu ngoài của
hố khuỷu và chia hai ngành đi xuống cẳng tay.

40
Động mạch - Thần kinh của
cánh tay
Động mạch nách
Cơ ngực bé
Thần kinh cơ bì
Động mạch cánh tay
Thần kinh bì cánh tay trong
Thần kinh trụ
Thần kinh bì cẳng tay trong
Thần kinh giữa
Động mạch bên trong trụ

Ở vùng cánh tay sau, trong rãnh quay, dây cho các nhánh đến cơ tam đầu, các nhánh
cảm giác đến da vùng cánh tay ngoài và sau.
2.2.2.2. Bó mạch thần kinh dưới : Nằm ở mặt trong cánh tay ở 1/3 dưới, ngay phía sau
vách gian cơ trong gồm có dây thần kinh trụ và động mạch bên trụ trên. Ở đoạn này
thần kinh trụ không cho nhánh bên nào. Thần kinh trụ đi tiếp xuống dưới cánh tay để
vào vùng khuỷu ở rãnh thần kinh trụ của vùng khuỷu sau.

Thiết đồ ngang qua 1/3 trên


Tĩnh mạch đầu
Cơ ngực lớn
Cơ nhị đầu cánh tay
Thần kinh cơ bì và cơ quạ cánh tay
Thần kinh bì cẳng tay trong
Thần kinh giữa
Tĩnh mạch nền
Thần kinh trụ
Động mạch cánh tay
Thần kinh quay
Cơ tròn lớn
Cơ tam đầu cánh tay
Cơ delta

41
Thiết đồ ngang qua 1/3 dưới

Tĩnh mạch tay đầu


Mạc cánh tay
Thần kinh bì cẳng tay ngoài
Cơ nhị đầu cánh tay
Cơ cánh tay quay
Động mạch cánh tay
Thần kinh giữa
Thần kinh quay
Tĩnh mạch nền
Cơ cánh tay
Cơ duỗi cổ tay quay dài
Cơ tam đầu cánh tay

II.KHUỶU TAY :
Khuỷu nối cẳng tay vào cánh tay, gồm có các vùng ở phía trên và dưới nếp khuỷu ba
khoát ngón tay. Phía trước là vùng khuỷu trước, phía sau là vùng khuỷu sau, chính
giữa là khớp khuỷu .
1.VÙNG KHUỶU TRƯỚC :

Cơ nhị đầu cánh tay


Thần kinh trụ
Thần kinh giữa
Thần kinh quay
Động mạch cánh tay
Động mạch trụ
Động mạch quay
Cơ sấp tròn
Cơ cánh tay quay

Khuỷu tay phải

42
1.1.Lớp nông :
1.1.1 Da và tổ chức dưới da: Dưới lớp da mỏng và lỏng lẻo có tĩnh mạch giữa
khuỷu, tĩnh mạch giữa cẳng tay. tĩnh mạch giữa đầu và tĩnh mạch nền . Một số nối
với nhau thành chữ M nên gọi là M tĩnh mạch.
Thần kinh ở phía trong là dây bì cẳng tay trong và phía ngoài là dây cơ bì.
1.1.2 Mạc nông : Lớp mạc nông được tăng cường thêm ở phía trong nếp khuỷu bởi trẽ
cân của cơ nhị đầu .
1.2. Lớp sâu :
Gồm các cơ tạo nên hố khuỷu .
1.2.1.Các Cơ : Gồm ba toán cơ :
1.2.1 .1 Toán cơ phía trong : Còn gọi là toán cơ mỏm trên 1ồi cầu trong gồm có cơ
sấp tròn,cơ gấp có tay quay, cơ gan tay dài, cơ gấp cổ tay trụ, cơ gấp chung các ngón
tay nông và sâu.
Các cơ này có nguyên ủy bám vào mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay và đi
xuống cẳng tay.
1.2.1 .2. Toán cơ phía ngoài : Gồm có : cơ ngửa tay, cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay
quay dài và ngắn.
Các cơ này có nguyên ủy bám vào bờ ngoài xương cánh tay hoặc mỏm trên lồi cầu
ngoài rồi đi xuống cẳng tay.
1.2.1.3. Toán cơ giữa : Gồm có phần dưới hại cơ : cơ cánh tay và cơ nhị đầu cánh tay.
Ba toán cơ tạo nên hai rãnh : rãnh nhị đầu ngoài và lãnh nhị đầu trong cách nhau bởi
cơ nhị đầu. Hai rãnh gặp nhau phía dưới tạo thành hình chữ V. Vì vậy toàn bộ vùng
khuỷu trước lõm thành một hố gọi là hố khuỷu tương đương với hố kheo ở
chi dưới.

1.2.2. Rãnh nhị đầu trong :


1.2.2.1. Các thành :
- Thành sau : khớp khuỷu và cơ cánh tay.
- Thành ngoài : gân cơ nhị đầu.
- Thành trong : toán cơ trong.
- Thành trước : da và mạc nông, được tăng cường bởi hệ cân cơ nhị đầu.
1.2.2.2. Các thành phần trong rãnh nhị dầu trong :
- Động mạch cánh tay : sau khi đi trong ống cánh tay, động mạch đi trong rãnh nhị
đầu trong, qua dưới nếp khuỷu 3cm chia làm hai ngành cùng là động mạch quay và
trụ.
- Dây thần kinh giữa : đi phía trong động mạch rồi cùng động mạch đi xuống cẳng tay

1.2.3. Rãnh nhị đầu ngoài :


1.2.3.1. Các thành :
- Thành sau : khớp khuỷu và cơ cánh tay.
- Thành trước : Da và mạc nông
- Thành ngoài : Toán cơ trong.
- Thành trong : gân cơ nhị đầu.

43
1.2.3.2. Các thành phần trong rãnh nhị đầu ngoài :
- Động mạch bên quay là ngành trước của động mạch cánh tay sâu, nối với động
mạch quặt ngược quay.
- Dây thần kinh quay ở ngang mức nếp khuỷu thì chia làm hai ngành cùng xuống cẳng
tay : nhánh nông và nhánh sâu (thần kinh gian cốt sau).
2.VÙNG KHUỶU SAU :

Ở sau khớp khuỷu, khi duỗi cẳng tay thì ở giữa là mỏm khuỷu, hai bên có 02 rãnh
2.1 Rãnh ngoài : Là rãnh mỏm trên lồi cầu ngoài - mỏm khuỷu, không có gì đặc biệt.
2.2 Rãnh trong : hay rãnh thần kinh trụ thì hẹp và sâu, trong rãnh có dây thần
kinh trụ đi giữa hai bó của cơ gấp cổ tay trụ và vòng nối giữa động mạch bên trụ trên
và động mạch quặt ngược trụ sau.

Khuỷu tay phải ( Nhìn sau)


Cơ dưới gai
Cơ delta

Thần kinh nách và động mạch mũ


cánh tay sau
Đầu dài cơ tam đầu cánh tay
Đầu ngoài cơ tam đầu cánh tay
Thần kinh bì cánh tay sau
Gân cơ tam đầu cánh tay
Cơ cánh tay quay
Thần bì cẳng tay sau
Cơ duỗi cổ tay quay
Thần kinh trụ
Cơ khuỷu
Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
Cơ duỗi các ngón

3.MẠNG MẠCH KHỚP KHUỶU Ở khuỷu có hai vòng nối :

3.1 Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu trong do các động mạch :
- Động mạch bên trụ trên. Động mạch bên trụ dưới. Động mạch quặt ngược trụ
(nhánh trước và nhánh sau)

3.2. Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu ngoài do các động mạch :
- Động mạch bên giữa. Động mạch bên quay. Động mạch. gian cốt quặt ngược của
động mạch gian cốt sau (ngành bên của động mạch trụ). Động mạch quặt ngược quay.

44
CẲNG TAY – BÀN TAY
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1. Kể được tên các cơ, chức năng các nhóm thực hiện chung một động tác và thần
kinh chi phối cho các cơ đó ở vùng cẳng tay .trước và sau.
2. Mô tả được liên quan của 5 bó mạch thần kinh ở cẳng tay. Vẽ thiết đồ ngang 1/3
trên và 1/3 dưới cẳng tay.
3. Kể tên các cơ, chức năng các cơ theo từng ô, thần kinh chi phối các cơ đó và giải
thích tư thế của bàn tay khi bị liệt các thần kinh quay, giữa và trụ.Mô tả đường đi, liên
quan các nhánh cùng của thần kinh giữa, thần kinh trụ, thần kinh quay ở bàn tay.
4. Vẽ sơ đồ các cung động mạch ở gan tay, và hình chiếu cung mạch gan tay nông
trên da.Nêu các cấu tạo của bàn tay (xương, cơ, động tác) thích ứng với chức năng
cầm nắmcủa bàn tay.
5. Mô tả các bao hoạt dịch và bao sợi của bàn tay.
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1. Chỉ được trên xác; mô hình, tranh vẽ các lớp cơ vùng cẳng tay trước vả.vùng cẳng
tay sau.
2. Tìm được trên xác và các phương tiện thực tập khác 05 bó mạch thần kinh vùng
cẳng tay.
3 Chỉ được trên xác, mô hình, tranh vẽ các cơ ở bàn tay, các bao hoạt dịch và các bao
sợi.
4. Chỉ được trên xác các cung động mạch, các nhánh cùng của thần kinh giữa, thần
kinh trụ, thần kinh quay ở bàn tay.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. CẲNG TAY :
Cẳng tay được giới hạn từ đường thẳng ngang ở dưới nếp gấp khuỷu ba khoát ngón
tay đến nếp gấp xa nhất ở cổ tay. Cẳng tay chia làm hai vùng : vùng cẳng tay trước và
vùng cẳng tay sau ngăn cách nhau bởi xương quay, xương trụ và màng gian cốt.
1.VÙNG CẲNG TAY TRƯỚC :
1.1. Giới hạn :
Vùng cẳng tay trước có nền là mặt trước xương quay, mặt trước màng gian cốt, mặt
trước và mặt trong xương trụ. Bên trong ngăn cách với vùng cẳng tay sau bởi mỏm
khuỷu và bờ sau xương trụ (sờ được ngay dưới đa). Bên ngoài, giới hạn bởi bờ trước
xương quay .( chỉ sờ được dưới da ở phần gần cổ tay). Hai giới hạn trong và ngoài
không bắt chéo với các thần kinh vận động nên có thể mổ vào cáng tay qua các
đường này.
1.2. Lớp nông :
1.2.1. Da và tổ chức tế bào dưới da :
Dưới da trong lớp mỡ có một mạng tĩnh mạch đổ vào ba tĩnh mạch : Ở phía ngoài là
tĩnh mạch đầu, ở trong là anh mạch nền. và ở giữa là tĩnh mạch giữa cẳng tay. Các
tĩnh mạch này đi lên vùng khuỷu trước để. góp phần tạo nên chữ M tĩnh mạch (xem
bài Vùng khuỷu trước). Ngoài tĩnh mạch có các nhánh cùng của thần kinh bì cẳng tay
trong ở trong và thần kinh cơ bì ở phía ngoài.

45
1.2.2. Mạc nông : Dầy ở trên, mỏng ở dưới. Ở mặt sâu tách ra hai trẽ đi tới bờ trước
xương quay và xương trụ ngăn cách vùng cẳng tay trước với vùng cẳng tay sau.

Tĩnh mạch đầu Tĩnh mach nông của cẳng tay


Thần kinh bì cẳng tay sau Nhánh trước và sau của TK bì
Thần kinh bì cẳng tay ngoài cẳng tay trong
Tĩnh mạch đầu trung gian Tĩnh mạch nền trung gian
Tĩnh mạch nền
TM cẳng tay trung gian

Nhánh gan tay của TK quay


Nhánh gan tay của TK giữa

1.3. Lớp sâu :


13.l. Các cơ vùng cẳng tay trước :
Cẳng tay trước có tám cơ xếp thành ba lớp :
- Lớp nông gồm bốn cơ : Cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay , cơ gan tay dài, cơ gấp cổ
tay trụ.
- Lớp giữa gồm một cơ : cơ gấp các ngón nông .
- Lớp sâu gồm ba cơ : cơ gấp các ngón sâu , cơ gấp ngón cái đi dài, cơ sấp vuông .

Cơ vùng cẳng tay trước


Cơ nhị đầu cánh tay
Thần kinh giữa
Động mạch cánh tay
Cơ cánh tay quay
Cơ ngửa
Cơ sấp tròn
Cơ gấp cổ tay quay
Cơ gan tay dài
Cơ gấp các ngón nông
Cơ gấp cổ tay trụ
ĐM – TK trụ
Thần kinh giữa
Động mạch quay
.

46
1.3.1.1. Cơ sấp tròn :
- Nguyên uỷ : Đầu cánh tay - mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay.
Đầu trụ - mỏm vẹt xương trụ
- Bám tận : giữa mặt ngoài xương quay.
- Động tác : sấp bàn tay và gấp cẳng tay.
1.3.1.2.Cơ gấp cổ tay quay :
- Nguyên uỷ: Mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay.
- Bám tận : Phần nền xương đốt bàn tay .
- Động tác : Gấp cổ tay và khuỷu dạng cổ tay
1.3.1.3.Cơ gan tay dài :
- Nguyên uỷ : Mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay.
- Bám tận : Cân gan tay và mạc giữ gân gấp.
- Động tác : căng cân gan tay, gấp nhẹ cổ tay.
1.3.1.4.Cơ gấp cổ tay trụ :
- Nguyên ủy : Đầu cánh tay - mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay.
Đầu trụ : mỏm khuỷu; bờ sau xương trụ.
- Bám tận : xương đậu, xương bàn tay V và xương móc.
- Động tác : gấp và khép cổ tay.
1.3.1.5.Cơ gấp các ngón nông :
- Nguyên uỷ : Đầu cánh tay - trụ ; mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay và mỏm vẹt
xương trụ.
Đầu quay: nửa trên bờ trước xương quay.
- Bám tận : đốt giữa xương ngón tay II đến V bằng 2 chẽ (gân thủng) để cho gân của
cơ gấp các ngón sâu xuyên qua .
- Động tác : Gấp khớp gian đốt gần các ngón 2,3,4,5 và gấp cổ tay.
1.3.1.6.Cơ gấp các ngón sâu : .
- Nguyên ủy : mặt trước và mặt trong xương trụ, màng gian cốt.
- Bám tận : đốt xa xương ngón tay II đến V, sau khi xuyên qua gân thủng của cơ gấp
các ngón nông (gân xuyên) .
- Động tác : .gấp khớp gian đốt xa các ngón 2,3,4,5 và gấp cổ tay.

Các cơ xoay và cơ duỗi


Cơ sấp tròn
Cơ ngửa
Cơ duỗi cổ tay quay dài
Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
Cơ duỗi cổ tay quay trụ
Cơ duỗi ngón út
Cơ duỗi các ngón tay
Cơ dạng ngón cái ngắn
Cơ duỗi ngón cái ngắn

Cơ sấp vuông

47
1.3.1.7.Cơ gấp ngón cái dài :
- Nguyên uỷ : giữa mặt trước xương quay:
- Bám tận : Đốt xa xương ngón tay I.
- Động tác : gấp ngón 1 .
1.3.1.8.Cơ sấp vuông :
- Nguyên ủy : Mặt trước xương trụ (l/4 xa):
- Bám tận : Mặt trước xương quay ( 1/4 xa)
- Động tác : sấp cẳng tay và bàn tay.
Nhận xét :
- Các cơ cẳng tay trước nằm ở mặt trước và bờ trong cẳng tay.
- Thường các cơ lớp nông và giữa ta thành gân ở khoảng giữa cẳng tay.
Các cơ lớp sâu ta thành gân ở khoảng 1/3 xa của cẳng tay.
- Các gân của cơ gấp các ngón sâu nằm cạnh nhau trên cùng một mặt phẳng. Các gân
của cơ gấp các ngón nông xếp thành hai lớp; gân ngón 3 và 4 xếp thành lớp trước, gân
ngón 2 và 5 xếp thành lớp sâu. Khi đi qua mạc giữ gân gấp, các gân gấp các ngón
nông xếp liên tục nhau trên một mặt phẳng.
- Các bó cơ gấp nông 2 và 5 gián đoạn ở giữa bởi các gân trung gian, tạo thành các cơ
nhị thân, mỗi thân nhận một nhánh thần kinh.
- Tất cả các cơ của vùng cẳng tay trước đều do thần kinh giữa chi phối ngoại trừ cơ
gấp cổ tay trụ và 2 bó trong của cơ gấp các ngón sâu (do thần kinh trụ) .

Các cơ gấp cổ tay và ngón tay

Gân gấp chung


Cơ gấp cổ tay quay
Cơ gan tay dài
Cơ gấp cổ tay trụ
Cơ gấp các ngón nông

Cơ gấp ngón cái dài

Cân gan tay đã cắt

1.3.2. Mạch máu vùng cẳng tay trước : Có hai động mạch lớn ở vùng cẳng tay trước
là động mạch trụ và động mạch quay.

48
1.3.2.1. Động mạch trụ : Là nhánh cùng của động mạch cánh tay,bắt đầu từ 3cm dưới
nếp khuỷu, đi xuống cẳng tay phía sau các cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay,cơ gan tay
dài và cơ gấp các ngón nông. Ở cung xơ nối hai đầu cánh tay trụ và đầu quay của cơ
gấp các ngón nông, động mạch bắt chéo phía sau thần kinh giữa (qua trung gian đầu
trụ cơ sấp tròn). Động mạch đi về phía trong cẳng tay, đốn chỗ nối 1/3 trên và 1/3
giữa động mạch nằm sau cơ gấp cổ tay trụ, cơ tùy hành của động mạch trụ, và đi cùng
với thần kinh trụ. Đến cổ tay,đi trước mạc giữ gân gấp ở bên ngoài xương đậu và đi
vào bàn tay để tận cùng ở đó (xem bài Bàn tay). Phía sau động mạch trụ là các cơ bao
phủ mặt trước xương trụ : cơ cánh tay, cơ gấp các ngón sâu. Động mạch trụ có hai
tĩnh mạch đi kèm.
Người ta không bắt mạch trụ ở cổ tay vì phía trước động mạch bị che bởi một trẽ nông
của mạc giữ gân gấp, căng từ cơ gấp cổ tay trụ đến xương thang.
Động mạch trụ cho các nhánh :
- Động mạch quặt ngược trụ : chia hai nhánh trước và nhánh sau góp phần vào mạng
mạch khớp.khuỷu
- Động mạch gian cốt chung ngắn, đi tới bờ bên màng gian cốt,chia làm 2 nhánh,
động mạch gian cốt trước đi trước màng gian cốt (cùng với thần kinh gian cốt trước
tạo thành bó mạch, thần kinh gian cốt trước) và động mạch gian cốt sau đi sau màng
gian cốt. Động mạch gian cốt trước cho động mạch giữa đi kèm vời thần kinh giữa.
Động mạch gian cốt sau cho động mạch gian cốt quặt ngược, góp phần vào mạng
mạch khớp khuỷu.
- Nhánh gan cổ tay và nhánh mu cổ tay nối nhau quanh cổ tay.
- Nhánh gan tay sâu góp phần vào cụng động mạch gan tay sâu.
Cuối cùng, động mạch trụ tạo thành cung gan tay nông ở bàn tay.
1.3.2.2. Động mạch quay : là nhánh cùng của độngmạch cánh tay, bắt đầu từ 3cm
dưới nếp khuỷu, hướng về phía ngoài cẳng tay. So với động mạch trụ, động mạch
quay ở nông hơn. Phía trước và.phía ngoài, động mạch bị che phủ bởi cơ cánh tay
quay, cơ tùy hành của động: mạch quay. Phía trong, ở 1/3 trên, động mạch liên hệ với
cơ sấp tròn, và 2/3 dưới là cơ gấp cổ tay quay. Ngay phía sau động mạch là các cơ
bọc mặt
nước xương quay : cơ nhị đầu cánh tay, cơ ngửa tay, cơ sấp tròn, bó quay cơ gấp các
ngón nông, cơ gấp ngón cái dài, cơ sấp vuông. Ở 1/3 dưới, động mạch tựa vào mặt
trước đầu dưới xương quay (mạch quay bắt được ở đây). Sau đó, động mạch quay đi
vòng ra phía sau để vào bàn tay qua hõm lào. Hõm lào được giới hạn bởi phía trong là
gân cơ duỗi ngón cái dài và phía ngoài là gân cơ dạng ngón cái dài và duỗi ngón cái
ngắn. Động mạch quay tận cùng ở gan (xem bài Bàn tay). Nhánh nông thần kinh quay
chỉ đi cùng động mạch ở 1/3 giữa cẳng tay.
Động mạch quay cho các nhánh :
- Động mạch quặt ngược quay góp phần vào mạng mạch khớp khuỷu .
- Nhánh bàn cổ tay nối với nhánh gan cổ tay của động mạnh trụ .
- Nhánh gan tay nông góp vào cung gan tay nông.
- Nhánh mu cổ tay nối với nhánh mu cổ tay của động mạch trụ,tạo thành mạng mu cổ
tay

49
- Động mạnh ngón cái chính.

Động mạch và thần


kinh chi trên
Thần kinh trụ
Thần kinh bì
Thần kinh giữa
Động mạch cánh tay
Thần kinh quay
Động mạch quay
Thần kinh giữa
ĐM – TK trụ
ĐM – TK gian cốt trước

Cuối cùng, động mạch quay tạo thành cung gan tay sâu ở bàn tay. 94,3%
nguyên uỷ động mạch quay và trụ ở người Việt Nam ở 3 cm dưới nếp khuỷu, 3% có
nguyên ủy ở giữa cánh tay, 1,5% động mạch trụ có nguyên ủy từ nách, trong trường
hợp này động mạch trụ nhỏ không tham gia tạo nên cung động mạch gan tay nông,
do đó động mạch giữa phát triển lớn bất thường và xuống góp phần tạo nên cung
động mạch gan tay nông .
1.3.3. Thần kinh :
Vùng cẳng tay trước có ba thần kinh.
13.3.1. Thần kinh trụ đi từ phía sau mồm trên lồi cầu .trong đến. phía ngoài xương
đậu rồi đi phía trước mạc giữ gân gấp để vào bàn tay.Ở cẳng tay thần kinh trụ nằm
trước cơ gấp các ngón sâu và sau cơ gấp cổ tay trụ. Động mạch trụ đi cùng với thần
kinh trụ ở 2/3 dưới và nằm bên ngoài thần kinh trụ.. Ở phía trên cổ tay thần kinh trụ
cho nhánh vận động một cơ rưởi : cơ gấp cổ tay trụ và nửa trong cơ gấp các ngón sâu
(ngón 4 và 5).
1.3.3.2. Nhánh nông thần kinh quay : là một trong 2 nhánh cùng của thần kinh quay.
Sau khi đi qua bao khớp khuỷu, thần kinh đi xuống phía sau cơ cánh tay quay, phía
trước cơ duỗi cổ tay quay dài, rồi đi ra phía sau giữa hai cơ này và ra dưới da ở
khoảng 3,0 cm trên mỏm trâm xương quay để xuống cảm giác cho nửa ngoài mu tay.
Động mạch quay nằm bên trong và đi cùng với thần kinh quay ở 1/3 giữa cẳng tay.
1.3.3.3. Thần kinh giữa đi từ giữa nếp gấp khuỷu đến giữa nếp gấp cổ tay theo
trục giữa cẳng tay (vì vậy có tên là thần kinh giữa). Thần kinh đi sâu dưới cơ cấp tròn
hoặc giữa 2 đầu của cơ này, sâu hơn cơ gấp cổ tay quay, cơ gấp các ngón nông (trong

50
bao cơ này) và cơ gan tay dài. Phía sau thần kinh giữa là các cơ phủ trước xương trụ :
cơ cánh tay, cơ gấp các ngón sâu.
Thần kinh giữa bắt chéo động mạch trụ ở 1/3 trên cẳng tay, và đi kèm với động mạch
giữa (thường là một nhánh nhô). Thần kinh giữa vận động tất cả các cơ vùng cẳng tay
trước (ngoài trừ cơ gấp cổ tay trụ và nữa trongcơ gấp các ngón sâu thì được vận động
bởi thần kinh trụ). Riêng nhánh vận động cho cơ sấp vuông gọi là dây thần kinh gian
cốt trước. Ở một phần ba dưới cẳng tay, thần kinh giữa đi cùng với 4 gân cơ gấp
nông các ngón. Thần kinh là thành phần ở nông nhất và ngoài nhất so với các gân này
2.VÙNG CẲNG TAY SAU :
2.1.Giới hạn :
Vùng cẳng tay sau có nền là mặt sau xương trụ, mặt sau màng gian cốt, mặt sau và
mặt ngoài xương quay. Các giới hạn trong và ngoài giống như ở vùng cẳng tay trước.
2.2. Lớp nông :
2.2.1. Da và lớp tổ chức tế bào dưới da : Dưới lớp da mềm mại là một mạng tĩnh
mạch và các nhánh cùng của dây thần kinh bì cẳng tay trong ở trong, của dây cơ bì ở
ngoài và nhánh bì cẳng tay sau của dây quay ở giữa.
2.2.2. Mạc nông : Rất dày, nhất là ở phía trên.

Thần kinh bì và tĩnh mạch nông


Thần kinh bì cẳng tay sau
Nhánh sau của TK bì cẳng tay trong

Tĩnh mạch đầu phụ


Nhánh sau của thần kinh bì cẳng tay ngoài
Tĩnh mạch đầu
Tĩnh mạch nền

Cung tĩnh mạch mu tay

2.3. Lớp sâu :


2.3.1. Các vùng cơ cẳng tay sau : Các cơ vùng cẳng tay sau xếp thành hai lớp, một
lớp nông và một lớp sâu. Lớp nông chia làm hai nhóm, nhóm ngoài và nhóm sau.
2.3.1.1. Nhóm ngoài của lớp nông : có ba cơ :
- Cơ cánh tay quay :
+ Nguyên ủy : 2/3 .trên gờ của mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, vách gian cơ
ngoài cánh tay.
+ Bám tận : Nền mỏm trâm xương quay.
+ Động tác : Gấp cẳng tay, sấp cẳng tay nếu cẳng tay đang ngửa, và ngửa cẳng tay
nếu cẳng tay đang sấp.
- Cơ duỗi cổ tay quay dài :

51
+ Nguyên ủy : 1/3 dưới gờ của mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, vách gian cơ
ngoài cánh tay.
+ Bám tận : Nền xương bàn tay II.
+ Động tác : duỗi và dạng bàn tay, cố định cổ tay trong lúc gấp và.duỗi các ngón tay.
- Cơ duỗi cổ tay quay ngắn :
+ Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
+ Bám tận : nền xương bàn tay III
+ Động tác: duỗi và dạng cổ tay.
2.3.1.2. Nhóm sau của lớp nông : Có bốn cơ.
- Cơ duỗi các ngón .
+ Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, mạc cẳng tay.
+ Bám tận : bốn gân đến nền xương đốt các ngón tay II, III, IV, V
+ Động tác : duỗi ngón tay và cổ tay
- Cơ duỗi ngón út :
+ Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, mạc cẳng tay
+ Bám tận : mu đốt gần xương ngón tay V.
+ Động tác : duỗi ngón út.
- Cơ duỗi có tay trụ .
+ Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, mạc cảng tay.
+ Bám tận : nền của xương bàn tay V.
+ Động tác : duỗi và khép bàn tay, cố định cổ tay trong lúc gấp và duỗi các ngón tay.
- Cơ khuỷu :
+Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
+Bám tận : Bờ ngoài mỏm khuỷu và mặt sau xương trụ.
+ Động tác : Duỗi cẳng tay.

Cơ vùng cẳng tay sau


Cơ cánh tay quay
Cơ duỗi cổ tay quay dài
Cơ khuỷu
Cơ gấp cổ tay trụ
Cơ duỗi các ngón Cơ ngửa
Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
Cơ duỗi cổ tay trụ

Cơ dạng ngón cái dài


Cơ duỗi ngón cái ngắn

52
2.3.1.3. Các cơ của lớp sâu :
- Cơ dạng ngón cái dài :
+ Nguyên ủy : mặt sau xương trụ, xương quay và màng gian cốt.
+ Bám tận : nền xương đốt bàn tay I (phía ngoài).
+ Động tác : dạng ngón cái và bàn tay.
- Cơ duỗi ngón cái ngắn :
+ Nguyên ủy : mặt sau xương trụ, xương quay và màng gian cốt
+ Bám tận : nền xương đốt gần ngón cái
+Động tác : duỗi đốt gần ngón cái, dạng bàn tay
- Cơ duỗi ngón cái dài :
+ Nguyên ủy : mặt sau 1/3 giữa xương trụ, màng gian cốt
+ Bám tận : xương đốt xa ngón cái.
+ Động tác : duỗi đốt xa ngón cái, dạng bàn tay
- Cơ duỗi ngón trỏ :
+ Nguyên ủy : mặt sau xương trụ, màng gian cốt
+ Bám tận : vào gân ngón trỏ của cơ duỗi các ngón tay để tăng cường cho gân này
+ Động tàc : Duỗi đốt gần ngón trỏ.

- Cơ ngửa :
+ Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, dãy chằng bên ngoài, dây
chằng vòng quay, mào cơ ngửa tay xương trụ. Cơ xếp làm hai lớp chồng lên nhau và
quấn quanh phía ngoài cổ xương quay .
+ Bám tận : Mặt ngoài và bờ sau xương quay.
+ Động tác : ngửa cẳng tay và bàn tay.
Đặc điểm chung của các cơ vùng cẳng tay sau là :
- Các cơ vùng cẳng tay sau nằm ở bờ ngoài và mặt sau cẳng tay.
- Các cơ lớp nông trở thành gân ở khoảng giữa cẳng tay, các lớp cơ sâu trở thành gân
ở 1/3 xa của cẳng tay.
- Tất cả các cơ của vùng đều do các nhánh bên hoặc nhánh cùng sau của thần kinh
quay chi phối.

2.3.2. Mạch máu và thần kinh vùng cẳng tay sau : Nằm giữa lớp cơ nông và lớp cơ
sâu. Vùng cẳng tay sau có động mạch và thần kinh gian cốt sau.
- Động mạch gian cốt sau là nhánh của động mạch gian cốt chung, có hai tĩnh mạch
đi kèm.
- Thần kinh gian cốt sau là nhánh cùng.sau của thần kinh quay vận động tất cả các cơ
cửa vùng cẳng tay sau trừ cơ cánh tay quay và cơ duỗi cổ tay quay dài là do các
nhánh bên các thần kinh quay chi phối. Thần kinh gian cốt sau, sau khi tách ra.cùng
với nhánh cùng nông của thần kinh quay ở rãnh nhị đầu ngoài của vùng khuỷu trước
thì đi giữa hai lớp cơ ngửa rồi toả ra thành nhiều nhánh ở giữa hai lớp cơ của vùng
cẳng tay sau để vận động các cơ vùng này .

53
II. BÀN TAY :
Bàn tay giới hạn từ nếp gấp cổ tay xa nhất đến đầu các ngón tay, được chia làm hai
phần : gan tay và mu tay.
1.GAN TAY :
1.1.Lớp nông :
1.1.1 Da và tổ chức dưới da : Da dày và dính chắc trừ ở vùng mô cái. Trên mặt da ở
đầu ngón và bàn tay có các nếp vân da đặc trưng riêng cho từng người và từng quần
thể người.
1.1.2. Mạch và thần kinh nông : Tỉnh mạch nông rất nhỏ và ít. Thần kinh nông gồm
có nhánh bì của dây thần kinh giữa ở phía ngoài, của dây thần kinh trụ ở phía trong và
của dây quay và dây cơ bì ở phía trên.
1.1.3. Mạc nông : Mạc nông dầy ở giữa gọi là cân gan tay và mỏng ở hai bên mô cái
và mô út. Ở phía mô cái, mạc bám từ bờ ngoài xương đốt bàn tay I đến bờ trước
xương đốt bàn III tạo nên ô mô cái. Ở phía mô út, mạc bám từ bờ rước của xương đốt
bàn V tạo nên ô mô út. Giữa ô mô cái và ô mô út là ô giữa có gân các cơ gấp.

Động mạch quay


Thần kinh giữa
ĐM – TK trụ
Gân cơ gan tay dài và DC gan cổ tay
Mạc giữ gân gấp
Bao hoạt dịch trụ
Cung ĐM gan tay nông
Các bao hoạt dịch gân gấp
Cân gan tay
Các bó ngang
Các dây chằng đốt bàn ngang nông

Gan tay đã phẫu tích

1.1. 4 Cân gan tay : Cân cơ gan tay dài bắt chéo phía trước mạc giữ gân gấp, đến gan
tay chia làm bốn dải rộng đến nền bốn ngón tay. Ở gần đầu các xương bàn tay, các dải
này nối nhau bởi các bó ngang. Gần bờ các ngón tay, có những dải cân ngang riêng
biệt khác gọi là dây chằng đốt bàn tay ngang nông .
1.2. Lớp sâu :
1.2.1 Mạc giữ gân gấp : Mu cổ tay lồi theo chiều ngang do tác dụng của mạc giữ gân
gấp. Mạc giữ gân gấp cùng với các xương cổ tay tạo thành một ống xương xơ gọi là
ống cổ tay. Bên trong, mạc này bám vào xương đậu và móc xương móc, bên ngoài
bám vào củ xương thuyền và củ xương thang. Mạc này giữa các gân gấp không bật ra
ngoài khi cổ tay gấp.
1.2.2. Các cơ gan tay :
Các cơ gan tay chia làm ba nhóm : nhóm cơ mô cái ở ngoài, nhóm cơ mô út ở trong,
các gân gấp và các cơ giun ở giữa. Ngoài ra còn có bốn cơ gian cốt gan tay sẽ được

54
mô tả ở phần mu tay.
12.2.1. Các cơ mô cái : Có bốn cơ :
-Cơ dạng ngón cái ngắn :
+Nguyên ủy . : Mạc giữ gân gấp, củ xương thuyền, củ xương thang.
+Bám tận : Phía ngoài nền xương đốt gần ngón cái.
+Động tác : Dạng ngón cái, và phần nào đốt ngón cái.
- Cơ gấp ngón cái ngắn :
+ Nguyên ủy :
Đầu nông : Củ Xương thang, mạc giữ gân gấp .
Đầu sâu : Xương thê và xương cả.
+ Bám tận :
Đầu nông : phía ngoài của nền xương đốt gần ngón cái.
Đầu sâu : phía trong của nền xương đốt gần ngón cái .
+ Động tác : Gấp đốt gần ngón cái.
- Cơ đối ngón cái :
+Nguyên ủy : Mạc giữ gân gấp, củ xương thang
+ Bám tận : Bờ ngoài của xương bàn tay I.
+ Động tác : Đối ngón cái với các ngón khác.
- Cơ khép ngón cái :
+ Nguyên ủy :
Đầu chéo : xương cả, nền xương bàn tay II và III.
Đầu ngang : mặt trước xương bàn tay III.
+ Bám tận : Bên trong nền xương đốt gần ngón cái.
+Động tác : Khép ngón cái và phần nào đối ngón cái.
1.2.2.2. Các cơ mô út : Có 4 cơ .
- Cơ gan tay ngắn :
+ Nguyên ủy : Cân gan tay, mạc giữ gân gấp.
+ Bám tận : Da bờ trong bàn tay.
+ Động tác . : căng da gan bàn tay.
- Cơ dạng ngón út :
+ Nguyên ủy : Xương đậu và gần cơ gấp cổ tay trụ
+ Bám tận : Bên trong của nền xương đốt gần ngón út
+ Động tác : Dạng ngón út và giúp vào động tác gấp đốt gần ngón út
- Cơ gấp ngón út ngắn :
+ Nguyên ủy : Mạc giữ gân gấp, móc xương móc.
+ Bám tận : Bên trong của nền xương đốt gần ngón út
+ Động tác : Gấp ngón út
- Cơ đối ngón út :
+Nguyên ủy : Mạc giữ gần gấp, móc xương móc
+Bám tận : Bên trong xương bàn tay V.
+Động tác : Làm sâu lòng bàn tay, đưa xương bàn tay V ra trước.
1.2.2.3. Các gân gấp :
Các gân cơ gấp các ngón nông và gấp các ngón sâu sau khi đi qua ống cổ tay thì xếp

55
thành hai lớp : bốn gân gấp các ngón nông ở lớp trước và bốn gân gấp các ngón sâu ở
lớp sau. Đến ngón tay, các gân cơ gấp các ngón nông tách đôi nên gọi là gân thủng và
bám vào hai bên mặt trước đốt giữa. Gân cơ gấp các ngón sâu chui qua chỗ tách đôi
của gân cơ gấp các ngón nông nên gọi là gân xuyên và bám vào mặt trước của nền
xương đốt xa. Mỗi chỗ tách đôi của gân cơ gấp các ngón nông còn cho một trẽ cân đi
về bên đối diện. Hai trẽ này bắt chéo chữ thập ở phía trước khớp gian đốt gần, tạo
thành giao thoa gân. Các gân gấp được bọc bởi các bao hoạt dịch các ngón tay. Bao
gân cơ gấp ngón cái dài ở ngoài, kéo dài đến đốt ngón cái và bao hoạt dịch chung của
các cơ gấp bọc lấy các gân cơ gấp các ngón nông và sâu. Trong phần lớn các trường
hợp, bao hoạt dịch chung của các cơ gấp các ngón liên tục với bao hoạt dịch ngón tay
út và bao gân cơ gấp ngón cái dài. Do đó, nhiễm trùng bao hoạt dịch ngón út có thể
lan đến ngón cái, và ngược lại. Ở phần cuối các gân gấp các ngón nông, gấp các ngón
sâu và gấp ngón cái dài có các nếp hình tam giác gọi là dãi ngắn . Các gân cơ gấp
nông và gấp sâu, phía trước các xương đốt gần và đốt giữa có các phần giống như sợi
chỉ, gọi là dải dài .Các dải gân nối từ lá tạng đến lá thành của bao hoạt dịch và cung
cấp máu cho các gân gấp.
1.2.2.4. Các cơ giun :
Có bốn cơ giun đánh số thứ tự từ ngón cái là 1, 2, 3, 4.
- Nguyên ủy : Bám vào các gân cơ gấp các ngón sâu : hai cơ giun 1 và 2 phát xuất từ
bên ngoài gân ngón hai và ngón ba, hai cơ giun 3 và 4 phát xuất từ hai gân kế cận
(ngón bốn và ngón năm).
- Bám tận : Phần ngoài các gân duỗi các ngón.
- Động tác : Gấp đốt 1, duỗi đốt 2 và 3.
Tất cả các cơ của gan tay (trừ 3 cơ nông của mô cái và 2 cơ giun 1 và 2 do dây thần
kinhgiữa) đều do nhánh cùng sâu của thần kinh trụ vận động.

Các cơ nội tại của bàn tay

Các gân cơ gấp các ngón sâu


Các cơ giun

Các cơ gian cốt bàn tay

Các gân cơ gấp các ngón


nông

1.2.3. Bao xơ ngón tay : Phía trước mỗi ngón tay, cân gan tay liên tục với bao xơ

56
ngón tay. Bao xơ này bám vào mặt trước của các xương đốt ngón tay.Như vậy, bao xơ
đi qua ba khớp : Khớp bàn ngón, gian đốt gần, gian đốt xa . Còn phía trước các đốt
gần và giữa, các sợi đan chéo nhau rất chắc gọi là phần chéo bao xơ .
1.2.4. Thần kinh gan tay :
1.2.4.1.Thần kinh trụ : Thần kinh trụ đi vào bàn tay giữa xương đậu và móc x ư ơng
móc, ở phía trước mạc giữ gân gấp,phía sau cơ gan tay ngắn, chia làm 02 nhánh :
Nhánh nông và nhánh sâu . Nhánh nông phân phối cảm giác cho ngón rưỡi bên trong
qua các thần kinh gan ngón chung và các th ần kinh gian ngón riêng, vận động cơ
gan tay ngắn và cho nhánh nối với thần kinh giữa . Nhánh sâu vận động ba cơ còn lại
của mô út, r ồi vòng qua bờ dưới xương móc đi sâu vào bàn tay, vận động tất cả các
cơ còn lại của gan tay( trừ 05 cơ do thần kinh giữa)
1.2.4.2. Thần.kinh giữa : Thần kinh giữa đi phía sau mạc giữ gân gấp. Ra khỏi ống c ổ
tay,thần kinh nằm sau cân gan tay, phân nhánh cảm giác cho ba ngón tay rưỡi bên
ngoài qua các thần kinh gan ngón chung và riêng, và nhánh vận động cho năm cơ : cơ
dạng ngón cái ngắn (đầu nông), cơ đối ngón cái, các cơ giun 1 và 2. Thần kinh giữa
còn cho nhánh nối với thần kinh trụ .
1.2.5. M ạch gan tay : Gan tay được cấp máu bởi các động mạnh trụ và động mạch
quay. Sự cấp máu phong phú do sự thông nối giữa 02 động mạch thành cung động
mạch gan tay nông và gan tay sâu .

Động mạch và thân kinh


Động mạch quay
Thần kinh giữa
ĐM – TK trụ
Dây chằng gan cổ tay
Nhánh gan tay nông
Cung ĐM gan tay sâu
Cung ĐM gan tay nông
ĐM-TK gan ngón chung

Các ĐM-TK gan ngón riêng

1.2.5.1. Cung gan tay nông : Là cung động mạnh nông được tạo thành do sự tiếp nối
của động mạch trụ với nhánh gan tay nông của động m ạch quay. Động mạch trụ đi
xuống bên ngoài xương đậu, cùng với thần kinh trụ, nằm sau cơ gan tay ngắn. Sau đó,
hướng ra ngoài theo một đường vạch từ bờ ngoài xương đậu đến kẻ ngón tay thứ hai
và thứ ba, đi giữa cân gan tay và các gân gấp rồi nối với nhánh gan tay nông của động
mạch quay (nhánh này xuất phát ở cổ tay ngang mức m ỏm trâm xương quay, bắt
chéo hoặc xuyên qua các cơ mô cái để nối với động mạch trụ) . Đỉnh cung ngang mức
đường ngang qua bờ dưới ngón tay khi ngón này dạng ra hết sức.

57
Cung gan tay nông cho các nhánh động mạch gan ngón chung và động mạch gan
ngón riêng cho 3,5 ngón bên trong.
Nên chú ý rằng các thần kinh và mạch máu gan ngón không tiếp xúc với các xương
đốt ngón, mà tiếp xúc với bao xơ ngón tay. Cho nên khi rạch dọc ngón tay trong phẫu
thuật, nên rạch ở phần da cạnh ngón tay tiếp xúc với xương để tránh làm tổn thương
mạch máu và thần kinh
Cung động mạch gan tay ở người Việt Nam được chia làm 3 nhóm và 11 dạng.
- Nhóm I: Cung động mạch gan tay nông chủ yếu tạo nên do động mạch trụ 75,3%
- Nhóm II: Cung gan tay nông tạo bởi động mạch trụ và nhánh quay gan tay.
- Nhóm III: Cung động mạch gan tay nông với cấu trúc bất thường do sự góp phần
của động mạch giữa.
1.2:5.2. Cung gan tay sâu : Tạo nên do sự tiếp nối của động mạch quay với nhánh gan
tay sâu cửa động mạch trụ. Động mạch quay sau khi đi qua mặt sâu của các gân cơ
dạng ngón cái dài, duỗi ngón cái ngắn, duỗi ngón cái dài ở cổ tay, thì đi vào gan tay
giữa hai xương đốt bàn tay I và II. Ở đây động mạch quay cho nhánh động mạch ngón
cái chính và động mạch quay ngón trỏ, cấp máu một ngón rưởi bên ngoài. Động mạch
quay chui qua giữa hai đầu c ủa cơ khép ngón cái đi trước nền các xương bàn tay II,
III và IV và nối với nhánh gan tay sâu của động mạch trụ ( Nhánh đi theo nhánh sâu
của thần kinh trụ, uốn quanh bờ d ưới của móc xương móc và xuyên qua nguyên uỷ
của cơ đối ngón út).
Cung gan tay sâu cho ba động mạch. gan đốt bàn .tay nối với ba động mạch gan ngón
chung của cung gan tay nông, và sáu nhánh xuyên qua ba khoang gian cốt II, III và IV
nối với ba. đồng mạch mu bàn tay (mỗi khoang gian cốt có hai nhánh xuyên, một
nhánh xuyên gần và một.nhánh.xuyên xa).
2.MU TAY :
2.1 Lớp nông :
2.1.1. Da và tổ chức dưới da : Da mỏng và ít tổ chức tế bào dưới da.
2.1.2. Mạch và thần kinh nông : Có tĩnh mạch đầu và tĩnh mạch ngón út tạo thành
cung tỉnh mạch mu tay. Thần kinh là các nhánh bì mu tay của dây quay và dây trụ.
Thần kinh bì cẳng tay trong
Thần kinh bì cẳng tay sau
Thần kinh bì cẳng tay ngoài
Nhánh nông của TK quay
Nhánh mu tay của TK trụ
ĐM quay trong hõm lào
Tĩnh mạch đầu
Tĩnh mạch nền
Các động mạch mu đốt bàn

Nông sâu

Phẫu tích mặt mu tay


2.2. Lớp sâu :

58
2.1 3. Mạc nông : Mỏng mảnh dính ở trên với mạc giữ gân các cơ duỗi, ở dưới với
gân các cơ duỗi. Mạc dính và ở hai bên vào xương đốt bàn I và xương đốt bàn V
2.1 4. Lớp gân : Gồm các gân cơ từ khu cẳng tay sau đi xuống như : gân cơ dạng ngón
cái dài, gân cơ duỗi ngón cái ngắn, gân duỗi ngón cái dài, gân duỗi ngón trỏ, gân duỗi
các ngón tay,gân duỗi ngón út và gân duỗi cổ tay trụ .
2.2.1. Các cơ mu tay : Có tám cơ gian cốt nằm giữa các xương đốt bàn tay. Cũng có
thể tả các cơ này ỏ vùng gan tay vì các cơ gian cốt nằm ở các khoang gian cốt là
ranh giới giữa vùng gan tay và vùng mua tay.
- Bốn cơ gian cốt mu tay phát sinh từ các bờ của xương bàn tay lân cận(cơ được đánh
số từ ngoài vào trong).
- Bốn cơ gian cốt gan tay phát sinh từ mặt trước các xương bàn tay I, II, IV và V.

Nhánh nông của TK quay


Nhánh trong
Nhánh ngoài
ĐM quay
Gân duỗi N/ cái dài, ngắn
Cơ dạng ngón út

Các cơ gian cốt mu tay

Các cơ nội tại của bàn tay( Mặt mu) Phẫu tích nông phía quay

Cả tám cơ gian cốt đều bám vào xương đốt gần và gân duỗi của ngón II, III, IV, V :
Hai cơ gian cốt mu tay I và II bám vào bên ngoài các ngón II và III ; hai cơ gian cốt
mu tay III và IV bám vào bên trong ngón III và IV. Cơ gian cốt tay I và II bám vào
bên trong của hai ngón I và II; cơ gian cốt gan tay III Và IV bám vào bên ngoài ngón
IV và V .
- Các cơ gian cốt và cơ giun có tác dụng chung là gấp khớp bàn đốt và duỗi khớp gian
đốt gần và khớp gian đốt xa. Ngoài ra cơ gian cốt mu tay còn dạng các ngón, cơ gian
cốt gan tay khép các ngón.
2.2.2. Mạch máu và thần kinh : Mu tay được cấp máu bởi mạng mu cổ tay qua các
động mạch mu bàn tay và các động mạch mu ngón tay. Mạng mu cổ tay tạo bởi các
nhánh mu cổ tay của động mạch quay và động mạch trụ .
Mu tay được phân phối cảm giác phần lớn bởi thần kinh trụ và thần kinh quay, và một
phần nhỏ bởi thần kinh giữa .

59
Chi phối thần kinh bì
Các thần kinh trên đòn
TK bì cánh tay ngoài trên
Các TK gian sườn-cánh tay và bì
cánh tay trong
TK bì cánh tay ngoài dưới

TK bì cẳng tay trong


TK bì cẳng tay ngoài

Thần kinh quay


Thần kinh trụ
Thần kinh giữa

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

CÁNH TAY
1. Thần kinh trụ
a. Chui qua mạc nông ở 1/3 dưới cẳng tay
b. Ở 1/3 giữa cánh tay đi trong ĐM nách
c. Ở 1/3 giữa cánh tay chui qua vách gian cơ trong cùng với ĐM bên trụ trên
d. a và b đúng
e. b và c đúng
2. Vùng cánh tay trước gồm có (____) và TK vận động cho cơ đó là (____)
a. 1 cơ, thần kinh mũ d. 2 cơ, thần kinh cơ bì
b. 2 cơ, thần kinh giữa e. 3 cơ, thần kinh quay
c. 3 cơ, thần kinh cơ bì
3. Câu nào sau đây SAI : ĐM cánh tay sâu
a. Là một nhánh của ĐM cánh tay
b. Chui qua khoang tam giác bả vai tam đầu
c. Đi kèm với TK quay tại rãnh quay
d. Cho 2 nhánh tận : ĐM bên giữa và ĐM bên quay
e. Không cho nhánh nối với ĐM quặt ngược trụ
Câu 4,5,6,7 : Chọn :
a. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) có liên quan nhân quả
b. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) không liên quan nhân quả

60
c. Nếu (A) đúng, (B) sai
d. Nếu (A) sai, (B) đúng
e. Nếu (A) sai, (B) sai
4. (A) Tĩnh mạch đầu nằm ở mặt trong vùng cánh tay Vì
(B) Tĩnh mạch này đi cùng với động mạch cánh tay
5.
(A) TK giữa không cho nhánh nào ở cánh tay Vì
(B) TK này chỉ là thần kinh cảm giác
6.
(A) Cơ tam đầu cánh tay là cơ duỗi khuỷu Vì
(B) Cả ba đầu đều được thần kinh quay chi phối
7.
(A) Cơ cánh tay gấp cẳng tay Vì
(B) Nó có nguyên ủy ở 1/3 dưới xương cánh tay và bám tận ở trước mỏm vẹt xương trụ.

Dùng hình vẽ sau đây để trả lời các câu 50,51


8. Chi tiết (1) là :
a. TK bì cẳng tay trong
b. TK nách
c. TK cơ bì
d. Nhánh của Đm cánh tay
e. Thông thường không có thần kinh hay động mạch nào
9. Thần kinh giữa nằm ở vị trí
a. 2 d.5
b.3 e.6
c.4
10. Thành phần trong ống cánh tay là
a. Phần trong cư nhị đầu cánh tay d. Mạc nông, da và tổ chức dưới da
b. Phần trong cơ tam đầu cánh tay e. câu a và b
c. Vách gian cơ trong

61
KHUỶU TAY
1. Trong mạng mạch quanh khuỷu, ĐM quặt ngược gian cốt sẽ nối với
a. ĐM cánh tay sâu d. ĐM bên trụ trên
b. ĐM bên quay e. ĐM bên trụ dưới
c. ĐM bên giữa
2. Thành phần nào sau đây đi trong rãnh nhị đầu trong
a. TM giữa nền d. Câu a và b đúng
b. TK giữa e. Cả a, b, c đều đúng
c. ĐM bên trụ trên
3. Thành phần thường tiêm tĩnh mạch ở TM giữa nền vì
a. TM giữa nền nằm ở nông
b. Có ĐM cánh tay ở máng nhị đầu trong làm mốc
c. TK bì cẳng tay trong nằm sâu hơn tĩnh mạch
d. Câu a và c đúng
e. Cả a, b, c đều đúng
4. Câu nào sau đây SAI
a. ĐM bên quay là nhánh trước của ĐM cánh tay sâu
b. ĐM bên giữa là nhánh sau của ĐM cánh tay sâu
c. ĐM bên trụ dưới là nhánh của ĐM cánh tay
d. ĐM quặt ngược là nhánh của ĐM gian cốt
e. ĐM gian cốt tách từ động mạch trụ.
5. ĐM nào sau đây KHÔNG tham gia vào vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu ngoài
a. ĐM quặt ngược trụ d. ĐM quặt ngược gian cốt
b. ĐM bên giữa e. ĐM quặt ngược quay
c. ĐM bên quay
6. Hố khuỷu được giới hạn bên ngoài bởi
a. Cơ sấp tròn d. Cơ cánh tay
b. TM giữa đầu e. Cơ nhị đầu cánh tay
c. Cơ cánh tay quay
CẲNG TAY
1. Cơ nào KHÔNG làm động tác gấp khuỷu
a. Cơ cánh tay quay d. Cơ nhị đầu cánh tay
b. Cơ sấp tròn e. a và b
c. Cơ cánh tay
Dùng bảng trả lời dưới đây để trả lời 3 câu : 2,3,4
a. TK quay d. TK cơ bì
b. TK giữa e. TK nách
c. TK trụ
2. TK vận động cho các cơ vùng cánh tay trước là
3. TK đi qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu là
4. TK vận động chính cho các cơ vùng cẳng tay trước là
5. Thành phần nào KHÔNG có trong ống cổ tay
a. TK giữa d. Gân cơ gấp các ngón sâu
b. TK trụ e. b và c
c. Gân cơ gan tay dài

62
6. Thành phần nào sau đây KHÔNG nằm trong ống cổ tay
a. TK giữa d. Các gân gấp nông
b. TK trụ e. Các gân gấp sâu
c. Gân gấp ngón cái dài
Dùng các chi tiết dưới đây để trả lời 2 câu :7,8
I. Cơ gấp cổ tay trụ IV. Cơ gan tay dài
II. Cơ gấp cổ tay quay V. Cơ gấp các ngón nông
III. Cơ sấp tròn VI. Cơ cánh tay quay
7. Cơ tùy hành của ĐM trụ là
a. I d. IV
b. II e. V
c. III
8. Phía trước và phía ngoài cẳng tay trước, ĐM quay bị che phủ bởi cơ
a. II và III d. III,IV,V
b. IV và V e. V và II
c. VI
9. Đứt TK giữa ở cổ tay sẽ
a. Không gấp được ngón cái d. Không gấp được các ngón 2,3
b. Không đối được ngón cái e. a và b đúng
c. Không dang được ngón cái
10. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc lớp sâu vùng cẳng tay sau
a. Cơ duỗi ngón út d. Cơ duỗi ngón cái ngắn
b. Cơ duỗi ngón trỏ e. Cơ dạng ngón cái dài
c. Cơ duỗi ngón cái dài
11. Cơ nào sau đây KHÔNG có ở khu trước cẳng tay
a. Cơ gấp ngón cái dài d. Cơ cánh tay quay
b. Cơ gan tay dài e. Cơ gấp cổ tay quay
c. Cơ sấp vuông
12. Đi cùng với TK giữa là
a. ĐM giữa, thường xuất phát từ ĐM gian cốt chung
b. ĐM giữa, thường xuất phát từ ĐM gian cốt trước
c. ĐM gian cốt trước, xuất phát từ ĐM trụ
d. ĐM giữa, thường xuất phát từ ĐM trụ
e. ĐM gian cốt trước, xuất phát từ ĐM cánh tay
13. Bó mạch thần kinh gian cốt sau gồm
a. ĐM gian cốt sau, nhánh của ĐM gian cốt chung
b. Thần kinh gian cốt sau, nhánh của thần kinh giữa
c. Thần kinh gian cốt sau, nhánh của thần kinh quay
d. a và b đúng
e. a và c đúng
14. TK quay KHÔNG vận động cho cơ
a. Dạng ngón tay cái dài d. Duỗi ngón tay cái ngắn
b. Dạng ngón tay cái ngắn e. Duỗi cổ tay quay dài
c. Duỗi ngón tay cái dài
Dùng bảng trả lời sau cho các câu 15,16,17
I. Cơ sấp tròn V. Cơ gấp cổ tay trụ

63
II. Cơ gấp các ngón nông VI. Cơ gấp ngón cái dài
III. Cơ gấp các ngón sâu VII. Cơ gan tay dài
IV. Cơ gấp cổ tay quay VIII. Cơ sấp vuông
Chọn những số thích hợp cho các câu hỏi sau (chọn 1 hay nhiều số)
15. Những cơ thuộc lớp nông vùng cẳng tay trước là :
16. Những cơ thuộc lớp giữa vùng cẳng tay trước là :
17. Những cơ thuộc lớp sâu vùng cẳng tay trước là :
Dùng hình vẽ dưới đây để trả lời các câu : 18,19,20,21 và 22
Thiết đồ ngang 1/3 trên cẳng tay
18. Chi tiết (1) trên hình vẽ là
a. Cơ sấp vuông d. Cơ gấp cổ tay quay
b. cơ gấp ngón cái dài e. Tất cả đều sai
c. Một phần cơ gấp các ngón sâu
19. Chi tiết (2) trên hình vẽ là :
a. ĐM cánh tay d. ĐM gian cốt
b. ĐM giữa e, Thông thường không có ĐM nào ở vị trí này
c. ĐM trụ
20. Chi tiết (3) trên hình vẽ là :
a. Cơ duỗi các ngón tay d. Cơ duỗi ngón cái dài
b. Cơ duỗi cổ tay trụ e. Cơ duỗi ngón út
c. Cơ duỗi ngón cái ngắn
21. Cơ dạng ngón cái dài nằm ở vị trí
a. a d. d
b. b e. Không thấy được trên thiết đồ này
c. c
22. Vẽ thêm vào vị trí (nếu có) của các cơ
* Cơ cánh tay quay
* Cơ duỗi cổ tay quay dài
* Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
* Cơ ngửa

BÀN TAY
Câu 1 : Chọn :
a. Nếu 1,2,3 đúng
b. Nếu 1,3 đúng
c. Nếu 2,4 đúng
d. Nếu chỉ có 4 đúng
1.
1. Ở cẳng tay, TK giữa KHÔNG chi phối vận động cho cơ gấp cổ tay quay
2. TK giữa được tạo bởi rễ trên và rễ dưới
3. Trong ống cánh tay, TK giữa bắt chéo ĐM giữa từ ngoài vào trong bụng
4. Ở bàn tay, TK giữa chi phối cảm giác cho 3 ngón tay rưỡi mặt gan tay (phía quay)
2. Cung ĐM gan tay sâu được cấu tạo chủ yếu bởi
a. ĐM quay d. a và c đúng
b. ĐM trụ e. b và c đúng
c. Nhánh gan tay sâu ĐM trụ

64
3. Cung ĐM gan tay sâu được tạo nên chủ yếu bởi ĐM quay (A) và đi kèm với nhánh nông (B)
của TK giữa (C) ở gan tay.Câu trên :
a. Đúng d. Sai ở (C)
b. Sai ở (A) e. Sai ở cả (B) và (C)
c. Sai ở (B)
4. Chọn câu trả lời đúng nhất : các cơ giun ở bàn tay
a. có 4 cơ
b. bám vào gân gấp các ngón sâu
c. Tác dụng là gấp khớp bàn đốt
d. câu a và b đúng
e. Cả a,b,c đều đúng
5. Ở bàn tay, ĐM quay ngón trỏ là nhánh của
a. ĐM trụ d. Cung gan tay sâu
b. Cung gan tay nông e. ĐM gian cốt sau
c. ĐM quay
6. Các cơ giun
a. Gồm 5 cơ
b. Bám vào gân gấp các ngón sau
c. Tất cả được chi phối bởi TK giữa
d. b và c đúng
e. a, b và c đúng
7. Câu nào sau đây SAI
a. Cơ gian cốt mu tay khép các ngón tay
b. Ngón út đối được là do cơ đối ngón út
c. Ngón trỏ có riêng một cơ duỗi
d. Ngón út có riêng một cơ gấp
e. Ngón cái có riêng một khép
8. Cung ĐM gan tay sâu được cấu tạo chủ yếu bởi
a. ĐM quay
b. ĐM trụ
c. Nhánh gan tay sâu của ĐM trụ
d. a và c đúng
e. b và c đúng
9. Chi tiết nào sau đây KHÔNG thuộc cung gan tay sâu
a. Cho ĐM ngón cái chính
b. Cho ĐM quay ngón trỏ
c. Cấp máu cho 3 ngón rưỡi bên trong
d. a và c
e. b và c
10. Chi tiết nào sau đây KHÔNG thuộc cung gan tay nông
a. Được tạo chủ yếu bởi ĐM trụ
b. Cấp máu cho một ngón rưỡi bên ngoài
c. Cho các động mạch gan ngón riêng
d. Cho các động mạch gan ngón chung
11. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG
a. Mạc giữ gân dưỡi cùng với xương cổ tay tạo thành ống cổ tay

65
b. Gân các cơ gấp ngón nông và sâu qua ống cổ tay xếp thành 2 lớp
c. Gân gấp các ngón nông ở phía trước
d. Gân gấp các ngón sâu ở phía sau
e. Gân gấp các ngón nông gọi là gân thủng, gân gấp các ngón sâu gọi là gân xuyên
Câu 12,13 : Chọn :
a. Nếu 1, 2, 3 đúng
b. Nếu 1, 3 đúng
c. Nếu 2, 4 đúng
d. Nếu chỉ có 4 đúng
e. Nếu 1, 2, 3, 4 đều đúng
12. Thần kinh trụ
1. Xuất phát từ bó trong đám rối cánh tay
2. Đi cùng với ĐM bên trụ trên qua vách gian cơ trong
3. Không chi phối vận động cho cơ nào ở vùng cánh tay
4. Chi phối cảm giác cho mô út
13. Thần kinh giữa
1. Được tạo bởi 2 rễ trên và dưới
2. Trong ống cánh tay, TK giữa bắt chéo ĐM giữa từ ngoài vào trong
3. Ở cẳng tay, TK giữa không chi phối vận động cho cơ gấp cổ tay quay
4. Ở bàn tay, TK giữa chi phối cảm giác cho 3 ngón tay rưỡi ngoài, mặt gan tay
Câu 14,15 : Chọn :
a. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) có liên quan nhân quả
b. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) không liên quan nhân quả
c. Nếu (A) đúng, (B) sai
d. Nếu (A) sai, (B) đúng
e. Nếu (A) sai, (B) sai
14.
(A) Khi chạm cạnh sau trong khuỷu vào vật cứng ta có thể thấy tê ở cạnh trong bàn tay và tê
ngón út Vì
(B) Cảm giác vùng khuỷu là do TK bì cẳng tay trong chi phối

15.
(A) ĐM trụ ở gan tay đi bên ngoài xương đậu và không thể bắt được mạch trụ Vì
(B) Nó được che bởi mạc giữ gân gấp rất đầy

Dùng hình vẽ sau để trả lời các câu 16, 17 và 18

SƠ ĐỒ CẢM GIÁC MẶT SAU CHI TRÊN

16. Vùng (1) là vùng cảm giác của thần kinh


a. Trụ d. Cơ bì
b. Giữa e. Tất cả đều sai
c. Quay
17. Vùng (3) là vùng cảm giác của
a. TK giữa d. Câu a và b đúng
b. TK bì cẳng tay ngoài e. Cả a, b, c đều sai
c. TK quay

66
18. Thần kinh quay chi phối cảm giác các vùng
a. (5) , (2)
b. (5), (2), (3)
c. (5), (2), (4)
d. (5), (3), (4), (6)
e. (5), (3), (4)

67
CHI DƯỚI
XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả được Vị trí, hình thể, cấu tạo các xương chi dưới.
2. Mô tả cấu tạo và hoạt động của khớp hông và khớp gối.
3. Nêu được các cấu tạo của xương và khớp chỉ dưới thích nghi với chức năng của chúng.
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1 Định hướng được các xương dài chi dưới.
2. Chỉ được các chi tiết giải phẫu quan trọng trên xương, trên hình vẽ.
3. Chỉ được các thành phần của khớp hông, khớp gối trên mô hình, tranh vẽ ,xương.
4. Sờ được các mốc của xương trên cơ thể người sống.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1. Xương chậu:
Hình cánh quạt, khớp với xương cùng ở sau, xương chậu đối bên ở trước và xương đùi ở
ngòai, dưới.
* Định hướng: - Đặt xương đứng thẳng, để mặt có lõm hình chén ra ngòai
- Phần có lỗ hổng xuống dưới
- Bờ có khuyết lớn ra sau.

68
* Mô tả:
Cấu tạo: Về phôi thai học, xương chậu được tạo bởi ba xương và một phần nối của ba xương
là xương cánh chậu, xương mu và xương ngồi.
+ Xương cánh chậu : Ở trên, gồm phần cánh chậu và thân xương cánh chậu.
+ Xương mu : Ở trước, gồm thân và 2 ngành trên và dưới. Xương mu nối với xương mu đối
diện ở diện mu.
+ Xương ngồi : Ở sau, gồm thân và ngành xương ngồi.
Ba xương này nối với nhau tạị ở cối tạo nên một vết hình chữ Y, Dưới ổ cối, nợi các xương
không nối nhau gọi là lỗ bịt.
Ổ cối và lỗ bịt tạo thành xương hông và được mô tả chung như một xương.
- Các mặt :
+ Mặt ngoài : Ở giữa là ổ cối, có diện nguyệt hình chữ C mở xuống dưới, tiếp khớp với
xương đùi. Ở xương tươi, diện nguyệt có sụn che phủ, phần còn lại của ổ cối là hố ổ cối. Mép
ổ cối nhô lên tạo một vành khuyết ở dưới gọi là khuyết ổ cối.
Trên xương tươi, khuyết ổ cối có dây chằng ngang ổ cối.
Trên ổ cối là mặt ngòai của cánh xương chậu được gọi là diện mông, có 3 đương mông
trước, sau và dưới, chia diện mông thành 4 khu, các cơ mông bám vào 3 khu trên.
Dưới ổ cối là lỗ bịt, do xương ngồi và xương mu tạo nên, có rãnh bịt là nơi mạch và thần
kinh bịt đi qua. Trên xương tươi lỗ bịt.được đậy bởi màng bịt.
+ Mặt trong : Có đường cung ở giữa, chạy chéo từ sau ra trước, xuống dưới. Đường cung của
2 xương chậu và một phần xương cùng tạo eo chậu trên. Eo chậu trên chia khung chậu thành
chậu hông to ở trên và chậu hông bé ở dưới Trên đường cung là hố chậu, mặt trong cánh
xương chậu. Sau hố chậu có diện tai khớp với xương cùng. Trên và sau diện tai có lồi củ
chậu, nơi bám của dây chằng cùng lồi chậu. Dưới đường cung có diên vuông tương ứng với
đáy ở cối.
- Các bờ :
+ Bờ trên : Gọi là mào chậu, đi từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên. Ở tư thế đứng,
gai chậu trước trên nằm tương ứng với đốt sống cùng 1 và là mốc để đo chiều dàichi dưới.
Gai chậu sau trên nằm tương ứng với đốt sống cùng 2 và là vị trí của khớp cùng chậu.
Nơi cao nhất của mào chậu tương ứng khoang đốt sống thắt lưng 4. Trong thủ thuật chọc
dò tủy sống người ta thường dựa vào vị trí của mào chậu để xác định đốt sống thắt lưng 4.
+ Bờ dưới : Tạo bởi ngành dưới xương mu và ngành xương ngồi.
+ Bờ trước : Lõm, từ trên xuống dưới có gai chậu trước trên, khuyết nhỏ cho thần kinh bì đùi
ngòai đi qua, tiếp đến là gai chậu trước dưới, gờ chậu mu, diện hình tam giác mà đỉnh là
xương mu, cạnh trước là mào bịt, cạnh sau là mào lưỡcương mu, mào lược là nơi bám của
dây chằng khuyết, liềm bẹn, dây chằng bẹn phản hồi và dây chằng lược. Cuối cùng là củ mu
cho dây chằng bẹn bám.
+ Bờ sau : Từ trên xuống có gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn có cơ hình
lê đi qua, gai ngồi, Khuyết ngồi nhỏ, ụ ngồi là nơi nối thân với ngành xương ngồi. Khi ngồi,
ụ ngồi là nơi chịu hòan tòan sức nặng của cơ thể.
Xương chậu là xương vững chắc, quan trọng về mặt sản khoa. Khi bị chấn thương rất mạnh
thì xương sẽ bị tổn thương kèn theo tổn thương cơ quan ở chậu hông bé.
2) Xương đùi:
Thuộc xương dài, nặng nhất cơ thể, nối hông với cẳng chân
Định hướng : Đặt xương đứng thẳng.
+ Đầu tròn lên trên

69
+ Mặt khớp của đầu tròn hướng vào trong
+ Bờ dầy của thân xương ra sau.
* MÔ TẢ :
- Thân xương : Gồm 3 mặt trước, ngoài, trong. Cả 3 mặt đều lồi, được cơ bao phủ nên không
sờ được dưới da.
- Các bờ : trong, ngoài và sau.
+ Bờ trong và bờ ngòai không rõ nét lắm.
+ Bờ sau lồi, gọi là đường ráp, có 2 mép ngòai và trong, giữa 2
mép có lỗ cho động mạch nuôi xương chui vào thân xương. Ngòai ra còn có một đường thứ 3
đi từ đường ráp đến mấu chuyển bé gọi là đường lược cho cơ lượcbám vào.
- Đầu trên : có 4 phần; chỏm đùi, cổ đùi, mấu chuyển lớn và mấu chuyển nhỏ.
+ Chỏm đùi : Hình 2/3 khối cầu, nhìn lên trên vào trong và ra trước. Ở xương tươi, chỏm
có sụn che phủ trừ hõm chỏm đùi có dây chằng chỏm đùi bám. Chỏm tiếp khớp với diện
nguyệt của xương đùi.
+ Cổ đùi : Nối chỏm với 2 mấu chuyển, Cổ hình trụ, có mặt đáy hơi bầu dục, Cổ nghiêng
lên trên và vào trong.
Trục cổ hợp với trục thân xương đùi một góc khỏang 130 độ (nam lớn hơn nữ) gọi là góc
nghiêng hay góc cổ thân, giúp cho xương đùi họat động dễ dàng quanh khớp hông nhưng
cũng làm cho xương đùi kém vững chắc. Bù lại đầu trên xương đùi có một cấu trúc đặc biệt.
. Ở thân xương có lớp vỏ xương đặc lên đến tận cổ khớp ở phía trong, phía ngòai lớp vỏ
xương đặc dừng lại ở mấu chuyển to nhưng được tăng cường bởi một lớp vỏ xương đặc trên
cổ.
Ở chỏm, xương xếp thành nan quạt tụ lại ở phần vỏ xương đặc của cổ và từ đó tiếp nối với
đường ráp. Đó là hệ thống quạt chân đế.
Giữa cổ và mấu chuyển có một hệ thống cung nhọn mà chân của cung tựa vào vỏ xương
đặc ở thân xương và đỉnh cung hướng lên trên. Riêng cung ngòai các thớ đến tận chỏm đùi,
giúp chỏm thêm vững mạnh. Giữa 2 hệ thống này có một chỗ yếu ở cổ, đó là nơi xương dễ
gẫy.
Ngòai góc nghiêng, cổ xương đùi còn có góc ngả trước khỏang 30 độ. Góc này hợp bởi trục
của cổ và mặt phẳng qua 2 lồi cầu và thân xương. Do vậy khi đặt xương đùi lên bàn, đầu trên
xương ngóc lên khỏi mặt bàn.
+ Mấu chuyển lớn : Nơi bám của khối cơ xoay đùi. Mặt ngòai của mấu chuyển lớn có thể sờ
được ngay dưới da. Mặt trong mấu chuyển lớn có hố mấu chuyển, nơi bám của cơ bịt ngòai.
Ở trước mấu chuyển lớn nối với mấu chuyển bé bởi đường gian mấu. Phía sau mấu chuyển
lớn nối với mấu chuyển bé bởi mào gian mấu.
- Đầu dưới : Tiếp khớp với xương chày bởi lồi cầu trong và lồi cầu ngoài. 2 lồi cầu nối với
nhau ở trước bởi diện bánh chè, nơi tiếp khớp với xương bánh chè.
Phía sau, 2 lồi cầu nối với nhau bởi hố gian lồi cầu. Có mỏm trên lồi cầu ngòai ở mặt ngòai
lồi cầu ngòai, mỏm trên lồi cầu trong và củ cơ khép ở mặt trong lồi cầu trong.
3. Xương bánh chè:
Là xương hình tam giác hơi tròn, được coi là xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trước đầu
dưới xương đùi như cái mũ bảo vệ khớp gối.
Định hướng :
+ Đặt đầu nhọn xuống dưới
+ Mặt có 2 diện khớp ra sau.
+ Phần diện khớp rộng hơn ra ngòai.

70
* Mô tả :
- Các mặt
+ Mặt trước; Lồi, xù xì, nơi bám của cơ tứ đầu đùi điều khiển động tác duỗi gối.
+ Mặt sau hay mặt khớp : 4/ 5 mặt sau là diện khớp với diện bánh chè xương đùi. Có một
gờ chia diện khớp này ra làm 2 phần; ngòai rộng hơn trong.
- Các bờ : Trong và ngòai và một nền ở trên, một đỉnh ở dưới , là nơi bám của các thành phần
cơ tứ đầu đùi.
4. Xương chày:
Là một xương dài, chẵn,tiếp khớp với xương đùi
* Định hướng : Đặt xương đứng thẳng
- Đầu nhỏ xuống dưới
- Mấu của đầu nhỏ vào trong
- Bờ sắc ra trước
* Mô tả:
 Thân gồm 3 mặt trong, ngoài, sau và 3 bờ trước, gian cốt, trong. Nhìn ngang thấy xương
cong và lồi ra trước, nhìn từ trên xuống thấy đầu trên bị vặn vào trong. Góc hợp bởi đường
nối 2 lồi cầu ở trên và 2 mắt cá ở đầu dưới khỏang 20o
- Mặt trong : Phẳng, ở ngay dưới da.
- Mặt ngoài : lõm, khi tới đầu dưới, mặt ngoài vòng ra thành mặt trước
- Mặt sau : Ở trên có một gờ chạy chếch từ ngoài vào trong gọi là đường cơ
dép, có cơ dép bám vào.

củ gian lồi cầu trong


củ gian lồi cầu ngoài
lồi cầu ngoài lồi cầu trong
Đường chéo
Chỏm
Cổ xương mác Lồi củ chày
Mặt ngoài
Bờ trước
Bờ trước
Bờ gian cốt Mặt ngoài

Bờ gian cốt
Mặt trong
Mặt trong

Bờ trong

Diện khớp hai mắt cá

Mắt cá ngoài Mắt cá trong

Diện khớp dưới mắt cá


Diện khớp dưới mắt cá

Mắt cá ngoài 71
Củ gian lồi cầu trong Củ gian lồi cầu ngoài

Diện khớp Lồi cầu ngoài


Lồi cầu trong
Chỏm
Đường cơ dép Cổ xương mác

Lỗ nuôi xương Mặt sau


Mặt ngoài
Bờ gian cốt
Bờ trước
Mặt sau
Bờ gian cốt

Mặt trong
Bờ trong

Rãnh cho các cơ chày sau,


5.Gấp các ngón
Xương mác: dài chạy qua
Là xương dài, chẵn, nằm ngoài cẳng chân, song song và tiếp khớp với xương chày.
Mắt cá trong Mắt cá ngoài

Hố mắt cá ngoài

 Các bờ:
- Bờ trước : Rõ, từ lồi củ chày đến bờ trước mắt cá trong, nằm ngay dưới da
nên dễ bị chấn thương khi va chạm mạnh.
- Bờ gian cốt : Ở phía ngoài, mỏng và rõ, có màng gian cốt bám vào, Ở dưới
bờ gian cốt ôm lấy khuyết mác hình tam giác.
- Bờ trong : Không rõ ràng lắm.
Các Đầu:
- Đầu trên gồm :
+ Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài : Lồi cầu ngoài lồi hơn lồi cầu trong. Sau dưới lồi cầu ngai
có diện khớp mác tiếp khớp với đầu trên xương mác.
+Diện khớp trong và ngoài: Ở mặt trên đầu trên xương chày, diện khớp trong lõm và dài
hơn diện khớp ngoài. Hai diện khớp trên cách nhau bởi gờ gian lồi cầu, vùng gian lồi cầu
trước và sau. Ở gờ gian lồi cầu có 2 củ gian lồi cầu trong và ngoài nhô lên..
+ Mặt trước đầu trên có lồi củ chày.
- Đầu dưới : Nhỏ hơn đầu trên. Có mắt cá ngai, mắt cá trong. Mắt cá trong có
diện khớp tiếp khớp với diện mắt cá trong của ròng rọc xương sên, diện khớp mắt cá thẳng

72
góc với diện khớp dưới ở đầu dưới xương chày. Diện khớp dưới tiếp khớp với diện trên của
ròng rọc xương sên.
Mặt ngoài đầu dưới hình tam giác, có khuyết mác tiếp xúc với đầu dưới xương mác.
* Định hướng. - Đặt xương đứng thẳng, đầu dẹt nhọn xuống dưới, hố của đầu này ở sau,
mỏm nhọn cuả đầu này ra ngòai.
* Mô tả :
- Thân xương : Gồm 3 mặt ngoài, trong và sau và 3 bờ trước, gian cốt, sau.
+ Mặt ngòai : Nằm giữa 2 bờ trước và sau
+ Mặt trong : Nằm giữa 2 bờ trước và bờ gian cốt, có mào trong đi từ chỏm mác đến bờ gian
cốt ở đọan 1/4 dưới. Ở 1/4 dưới do bị xoắn vặn, bờ gian cốt biến đi nên mặt sau và mặt trong
thành một mặt duy nhất.
+ Mặt sau : Nằm giữa bờ gian cốt và bờ sau.
- Các bờ :
+ Bờ trước : Mỏng, sắc, ở dưới bờ trước đi ra ngoài và chia đôi ôm lấy mắt cá ngoài.
+ Bờ gian cốt : Pha trong sắc, c màng gian cốt bám.
+ Bờ sau : Trn, r ở ¼ dưới, ¾ trên nằm ở phía ngoài hơn phía sau.
- Đầu trên hay còn gọi là chỏm mác : Mặt trong có diện khớp tiếp khớp vơi xương chày, có
đỉnh chóp mác ngay sau diện khớp này.
- Đầu dưới: Dẹt và nhọn hơn đầu trên, tạo mắt cá ngoài lồi hơn, sâu hơn và thấp hơn mắt cá
trong khỏang 1 cm. Có diện khớp tiếp xúc với diện mắt cá ngoài của ròng rọc sên. Có hố mắt
cá ngoài ngay sau diện khớp để dây chằng mác sên bám vào. Hai diện khớp mắt cá của
xương mác và xương chày tạo thành gọng kìm giữ các xương cổ chân.
. .
Xương gót Xương sên
Thân Củ ngoài
Củ trong
Ròng rọc mác Rãnh cho gân cơ gấp
Xương cổ chân ngón cái dài
Khớp cổ chân ngang Ròng rọc
Xương ghe
Xương hộp Các xương chêm ngoài,
Khớp cổ chân – bàn chân giữa, trong
Nền
Các xương đốt bàn
Thân
Các xương đốt ngón
Gần Chỏm

Giữa Lồi củ

Xa

Xương bàn chân nhìn mặt mu chân

73
6. Các xương bàn chân:
6.1) Xương cổ chân : Gồm 7 xương xếp thành hai hàng sau và trước
Hàng trước có 5 xương là xương ghe, hộp và 3 xương chêm trong, giữa, ngoài. Mỗi
xương hình hộp có 6 mặt trên, dưới, trước, sau và 2 bên.
Hàng sau có hai xương là xương sên và xương gót
* Xương sên : Có 3 phần; chỏm sên, cổ sên và thân sên, giống hình hộp sáu mặt.
- Mặt trên : Khớp với xương chày, mác qua ròng rọc sên, có 3 diện khớp trên, mắt cá trong,
mắt cá ngòai.
- Mặt dưới : Khớp với xương gót gồm 3 diện khớp ; gót trước, giữa và sau. Rãnh sên phân
cách diện khớp gót trước và giữa với diện khớp sau.
- Mặt Trước : Chỏm sên có diện khớp thuyền tròn, dài khớp với xương thuyền.
- Mặt bên : Mỗi bên là diện mắt cá trong hoặc ngòai. Mặt ngòai có mỏm ngòai xương sên.
- Mặt sau : Hẹp, có mỏm sau xương sên, rãnh gân cơ gấp ngón cái dài nằm ngang, hai bên
rãnh có củ ngòai và trong.
* Xương gót : Là xương to nhất ở cổ chân, ở dưới xương sên và sau xương hộp, có sáu mặt.
- Mặt trên : Có diện khớp sên sau, trước diện khớp này là rãnh gót. Ơ trong mặt trên xương
có mỏm chân đế gót nâng đỡ xương sên, tại đây có diện khớp sên giữa, ở trước nó là diện
khớp sên trước.
- Mặt dưới : Hẹp, lõm từ trước ra sau.
- Mặt ngòai : Trước có ròng rọc mác, sau có rãnh gân cơ mác dài.
- Mặt trong : Lõm sâu, ở dưới mỏm chân đế gót là rãnh gân cơ gấp ngón cái dài.
- Mặt trước : Hình vuông có diện khớp hộp.
- Mặt sau : Lồi , hình bầu dục, có củ gót lồi xuống dưới và ra sau tạo nên gót chân, dưới củ
gót có mỏm trong và ngòai củ gót

Xương sên Xương gót


Củ ngoài Lồi củ
Củ trong Mỏm ngoài
Rãnh chogân cơ gấp Mỏm trong
ngón cái dài Ròng rọc mác
Khớp cổ chân ngang
Xương ghe
Các xương chêm Xương hộp
(ngoài, giữa, trong) Khớp cổ chân – bàn chân
Nền Các xương đốt bàn
Các xương đốt ngón
Thân Gần
Chỏm Giữa

Các xương vừng Xa


(Trong ngoài)

Lồi củ

Xương bàn chân nhìn mặt gan chân

74
* Xương thuyền: Hình bầu dục, dẹp trước sau, nằm giữa x/sên và 3 xương chêm, có 6 mặt.
- Mặt sau : Là diện khớp với xương sên.
- Mặt trong : Lồi ra thành củ xương thuyền.
- Mặt trước : Lồi, có 3 diện khớp với 3 xương chêm.
- Mặt trên : Lồi.
- Mặt dưới : Gồ ghề.
- Mặt ngòai : Khớp với xương hộp.
* Xương chêm trong, giữa và ngòai:
Nằm trong xương hộp, giữa xương thuyền và các xương đốt bàn chân I, II, III.
* Xương hộp : Nằm giữa xương gót và xương bàn chân IV, V, có 6 mặt.
- Mặt sau : Hình vuông khớp với xương gót.
- Mặt trước : Chia 2 diện khớp ngòai và trong để khớp với 2 xương đốt bàn chân
- Mặt dưới : Ở dưới có rãnh gân cơ mác dài, sau rãnh là lồi củ xương hộp.
- Mặt trên : Nằm ngay dưới da.
- Mặt ngòai : Nhỏ và hẹp.
- Mặt trong : Có diện khớp với xương chêm ngòai.
6.2) Xương đốt bàn chân: gồm 5 xương đánh số từ I - V kể từ đốt ngón cái. Mỗi xương có
nền, thân và chỏm, xương 1 và 5 có lồi củ ở nền.
6.3) Xương đốt ngón chân: Mỗi ngón có 3 đốt gần, giữa và xa. Ở đốt có lồi củ
,mỗi đốt có 3 phần nền thân và chỏm đốt ngón.
- Cấu tạo bàn chân:
+ Nhìn từ trên xương thấy các xương bàn chân lồi hẳn từ trước ra sau và từ trong ra ngoài,
nơi lồi nhất là ròng rọc sên.
+ Nhìn từ dưới lên: bàn chân lõm hẳn ở phía dưới, giới hạn sau bởi củ xương gót với 2 mỏm
củ gót trong và ngòai. Xương sên bị che một phần bởi mỏm chân đế gót.
+ Nhìn từ trong ra: cạnh bàn chân cong như một vòm gọi là vòm dọc bàn chân, phần trong
được tạo bởi xương gót, xương sên, xương ghe và 3 xương chêm, xương bàn chân I, II, III.
Đỉnh vòm là xương sên, chân vòm là mỏm trong của gót và đầu đốt bàn chân I, đó chính là
nơi tựa của bàn chân xướng đất.
+ Nhìn từ ngoài vào: cũng có vòm dọc bàn chân, phần ngòai vòm dọc được tạo bởi xương
gót, xương hộp và 2 xương bàn chân IV, V. Chân vòm, nơi bàn chân tựa xuống đất là mỏm
củ gót ngòai và đầu xương đốt bàn chân V.
+ Ngoài ra còn có vòm ngang bàn chân tạo nên do 3 xương chêm, ghe, hộp và 5 xương bàn
chân. Đỉnh vòm là xương chêm giữa và nền xương bàn chân II.
Diện mắt cá trong Diện trên ròng rọc

Xương ghe
Xương chêm trong
Xương bàn chân

Mỏm chân đế gót


Mỏm trong củ gót

75
Xương bàn chân (nhìn từ trong)

Diện mắt cá ngoài Xương ghe Xương chêm trong

Mỏm ngoài củ gót Xương hộp Xương bàn chân

Xương bàn chân (nhìn từ ngoài)

Diện khớp hộp

Diện khớp sên


trước
Diện khớp sên
giữa
Diện khớp sên
sau
Ròng rọc mác
Lồi củ

Nhìn ngoài Nhìn trên


Xương gót

76
7. KHỚP HÔNG
- Mặt khớp : gồm ổ cối, chỏm xương đùi và sụn viền ổ cối.
Sụn viền ổ cối là một vành sụn sợi bám vào chu vi của ổ cối, vành này lm và nhẵn ở mặt
trong. Phần sụn viền ổ cối bắt ngang qua khuyết ổ cối gọi là dây chằng ngang. Sụn viền làm
cho ổ cối thêm sâu hơn và ôm trọn gần hết chỏm xương đùi.

- Phương tiện nối khớp:


+ Bao khớp là bao sợi dày, chắc. Ỏ trên bám vào chu vi ổ cối và mặt ngòai sụn viền ổ cối
của xương chậu. Ỏ dưới bám vào đường gian mấu ở trước và bám cách mào gian mấu 1cm ở
sau, như vậy có 1/3 sau cổ xương đùi không nằm trong bao khớp.
+ Các dây chằng ngoài bao khớp : Gồm dây chằng chậu đùi, mu đùi, ngồi đùi và dây chằng
vòng là chỗ dầy lên của một vài chỗ mặt ngòai bao khớp.
# Dây chằng chậu đùi : Ở mặt trên, trước bao khớp, dày và khỏe nhất khớp hông
Ở xương chậu, bám vào gai chậu trước dưới và cơ thẳng đùi. Ở xương đùi bám vào đường
gian mấu, do đó có hình tam giác và dày ở 2 bờ.
# Dây chằng mu đùi : Mảnh, ở mặt dưới bao khớp. Một đầu bám vào cành trên xương mu,
khuyết ổ cối, đầu kia bám vào đọan dưới đường gian mấu. Dây chằng mu đùi được tạo bởi 2
thớ sợi dầy của dây chằng chậu đùi thành hình chữ Z ngược.
# Dây chằng ngồi đùi : Ở mặt sau khớp, đi từ xương ngồi đến mấu chuyển to.
# Dây chằng vòng : Là những thớ sợi ở lớp sâu của dây chằng ngồi đùi, bao quanh mặt sau
cổ xương đùi.
+ Dây chằng trong bao khớp là dây chằng chỏm đùi : Bám từ hố chỏm đùi đến khuyết ổ cối,
ít quan trọng trong việc nối chỏm xương đùi vào ổ cối.
Bao khớp và các dây chằng thường dầy ở trước hơn ở sau, do vậy khớp hông thường trật ra
sau.
- Bao hoạt dịch: Là màng mỏng phủ mặt trong bao khớp tiết dịch để giảm ma sát.
+ Về phía xương chậu bao họat dịch lót ở mép trong diện bán nguyệt, hố ổ cối, dây chằng
ngang, bờ trong ổ cối. Sau đó vòng lên cổ khớp xương đùi để dính vào sụn của chỏm đùi. Từ

77
sụn chỏm đùi, bao họat dịch tiếp tục bọc quanh dây chằng chỏm đùi và trở lại hố ổ cối. Như
vậy dây chằng chỏm đùi là dây chằng trong bao khớp nhưng ngòai bao họat dịch
- Động tác: Gập khi gối duỗi 800, khi gối gấp 130o , duỗi 150, dạng 450, khép 30o, xoay ngoài
450 xoay trong 35o và quay vòng.

8. KHỚP GỐI
Là khớp phức hợp của cơ thể gồm 2 khớp là khớp giữa xương đùi và xương chày thuộc loại
khớp lồi cầu, khớp xương đùi và xương bánh chè gọi là khớp phẳng.
- Mặt khớp:
+ Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài xương đùi.
+ Diện khớp trên xương chày.
+ Diện khớp xương bánh chè.
+ Sụn chêm trong và ngoài là 2 miếng sụn sợi nằm ở diện khớp trên xương chày làm cho
diện khớp này thêm sâu rộng hơn và trơn láng. Sụn chêm ngòai hình chữ O, Sụn chêm trong
hình chữ C.
- Phương tiện nối khớp:
+ Bao khớp gối mỏng bám trên diện ròng rọc xương đùi trên 2 lồi cầu và hố
gian lồi cầu và bám dưới 2 diện khớp xương chày, ở trước bao khớp bám vào các bờ của
xương bánh chè và được gân bánh chè đến tăng cường. Phía ngòai bao khớp bám vào sụn
chêm.

1
2

5
6
7
8
9

Đầu gối nhìn sau Đầu gối nhìn trước

1. Lồi cầu trong xương đùi; 2. Lồi cầu ngoài; 3. Dây chằng bên mác; 4. Gân cơ khoeo; 5.
Dây chằng chéo sau; 6. Dây chằng chéo trước; 7. Dây chằng sụn chêm-đùi sau; 8. Sụn chêm
trong; 9. Dây chằng bên chày.
+ Các dây chằng trước, sau, bên, chéo trước sau.
# Dây chằng trước: Gồm dây chằng bánh chè, mạc giữ bánh chè trong và ngòai.
# Dây chằng sau : Gồm dây chằng kheo chéo, kheo cung

78
# Dây chằng bên : Gồm dây chằng bên chày và bên mác rất chắc, giữ cho khớp
gối không bị trật ra ngòai hoặc trong.
# Dây chằng chéo : Gồm dây chằng chéo trước và chéo sau, bắt chéo nhau
thành hình chữ X. Dây chằng chéo trước còn bắt chéo dây chằng bên mác, dây
chằng chéo sau bắt chéo dây chằng bên chày. 2 dây chằng chéo này rất chắc giữ
cho khớp gối khỏi trật theo chiều trước sau. Đứt một trong 2 dây chằng này, khi
khám sẽ có dấu hiệu ngăn kéo
- Bao hoạt dịch; lót trong bao khớp và bám vào sụn chêm ở trên tạo túi thanh mạc trên bánh
chè. Các dây chằng chéo đều nằm ngòai bao họat dịch
- Động tác: chủ yếu là gấp và duỗi. Ngoài ra khi cẳng chân gấp có thể dạng , khép, xoay
trong và ngoài rất ít.

9. KHỚP CHÀY MÁC


Hai xương khớp nối nhau bởi hai khớp là khớp động chày mác ở đầu trên và khớp sợi
chày mác ở đầu dưới. Ngòai ra, xương chày mác còn nối với nhau bởi màng gian cốt.
- Khớp động chày mác: Gồm diện khớp mác của xương chày và diện khớp chỏm của xương
mác, cả 2 diện khớp đều có sụn che phủ . Bao khớp bám ở bờ diện khớp và dày lên thành dây
chằng chỏm mác trước và chỏm mác sau.
- Khớp sợi chày mác: Gồm diện khớp khuyết mác của xương chày cà diện lồi ở mặt trong
mắt cá ngòai, chúng được gắn chặt nhau bởi 2 dây chằng chày mác trước và chày mác sau.
Khớp chày mác rất ít di động.
10. Các khớp bàn chân :
* Khớp cổ chân: là khớp giữa xương sên và đầu dưới xương chày, xương mác.
- Mặt khớp: Gồm diện khớp dưới xương chày, mắt cá xương chày, mắt cá xương mác, ròng
rọc xương sên, với ba diện khớp là diện trên khớp với diện dưới xương chày. Diện mắt cá
trong tiếp khớp với diện mắt cá xương chày. Diện mắt cá ngòai với diện mắt cá xương mác.
-Phương tiện nối khớp: gồm bao khớp, các dây chằng bên ngoài và trong.
* Các khớp gian cổ chân: Gồm khớp dưới sên, khớp gót hộp, khớp chêm ghe.
* Các khớp cổ bàn chân: Gồm khớp dưới sên, khớp nối 3 xương chêm, hợp với các đầu gần
xương bàn chân.
* Các khớp gian đốt bàn chân: Nối các đầu bên của đầu xương bàn chân.
* Các khớp đốt bàn đốt ngón nối các đầu xa đốt bàn chân với các đốt gần ngón chân.
* Các khớp gian đốt ngón chân nối các đốt ngón chân.

79
MÔNG
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1. Mô tả được Vị trí, giới hạn, hình thể của mông.
2. Mô tả cấu tạo và các thành phần của mông
3. Nêu được liên quan các thành phần của mông
4.Vẽ và chú thích cấu tạo của các bó mạch và thần kinh mông, đám rối thần kinh ngồi cụt.
5. Ứng dụng lâm sàng.
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1 Chỉ được trên mô hình, tranh vẽ, xác ướp các thành phần của mông.
2.Chỉ được các chi tiết giải phẫu quan trọng của mạch máu và thần kinh mông.
3. Xác định mốc để gây tê thần kinh và tiêm trích vùng mông.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Giới hạn:
- Ở trên là mào chậu
- Ở dưới là lớp lằn mông
- Ở ngoài là đường nối từ gai chậu trước trên đến mấu chuyển to.
- Ở trong là mạc giữa xương cùng
2. Các lớp của vùng mông:
* Lớp nông:
- Da, tổ chức dưới da, có các thần kinh bì mông trên thuộc các thần kinh thắt lưng, bì mông
giữa thuộc các thần kinh cùng cụt , bì mông dưới thuộc thần kinh bì đùi sau.
- Mạc nông chia 2 lá bọc cơ mông lớn tới xương dính vào mạc đùi, dải chậu chày và cơ cẳng
mạc đùi.
*Lớp sâu :
- Các cơ chậu mấu chuyển và các cơ ụ ngồi, xương mu,mấu chuyển. Các cơ được xếp thành
3 lớp
Lớp nông gồm các cơ mông lớn, cơ căng đùi
Lớp giữa: gồm cơ mông nhỏ, cơ hình lê
Lớp sâu: gồm cơ mông bé, cơ lật trong, cơ sinh đôi trên, cơ vùng đùi, cơ bật ngoài, mạch
máu và thần kinh.
- Các cơ ụ ngồi - xương mu - mấu chuyển : Gồm các cơ bịt trong, sinh đôi, vuông đùi và bịt
ngòai. # Lớp nông:
- Cơ mông lớn :
+ Nguyên ủy : .Diện mông, mào chậu, mặt sau xương cùng, dây chằng cùng ụ ngồi.
+ Bám tận : Vào dải chậu chày và đường ráp xương đùi.
+ Động tác : Duỗi đùi, xoay ngòai đùi và làm nghiêng chậu hông.
- Cơ căng mạc đùi :
+ Nguyên ủy : Mào chậuU
+ Bám tận : Nơi nối 1/3 trên và 2/3 dưới dải chậu chày.
+ Động tác : Căng mạc đùi, khi tựa và xương chậu sẽ gấp, dạng và xoay trong đùi, khi tựa
vào đùi sẽ gấp, dạng và xoay ngòai chậu.
# Lớp giữa :
- Cơ mông nhỡ :
+ Nguyên ủy : 3/4 trước mào chậu, diện mông xương chậu, giữa đường mông trước và sau.
+ Bám tận : Mấu chuyển to

80
Thần kinh và cơ mông
Cơ mông lớn
Cơ mông nhỡ
Cơ mông bé
Thần kinh mông trên
Cơ căng mạc đùi
Cơ hình lê
Thần kinh mông dưới
Thần kinh ngồi
Cơ sinh đôi trên
Cơ bịt trong
Cơ sinh đôi dưới
Cơ vuông đùi
Cơ mông lớn
Cơ nhị đầu đùi( đầu dài)
Cơ bán gân

+ Động tác : Dạng đùi, phần trước của cơ còn giúp gấp và xoay trong đùi, phần sau duỗi và
xoay ngòai đùi. Khi cơ tựa vào xương đùi sẽ làm nghiêng người sang bên.
- Cơ hình lê : Là mốc để tìm mạch máu và thần kinh ở vùng mông.
+ Nguyên ủy : Mặt chậu, đốt sống cùng II, III, IV. Khuyết ngồi to. Dây chằng cùng ngồi.
+ Bám tận : Cơ đi ra khỏi vùng chậu ở khuyết ngồi to rồi bám vào mấu chuyển to xương đùi.
+ Động tác : Dạng và xoay ngòai đùi.
# Lớp sâu : Gồm cơ mông bé và các cơ ụ ngồi - xương mu - mấu chuyển.
- Cơ mông bé :
+ Nguyên ủy : Diện mông, giữa đường mông trước và dưới.
+ Bám tận : Trước mấu chuyển to xương đùi
+ Động tác : Dạng đùi, xoay trong đùi.
- Cơ bịt trong :
+ Nguyên ủy : Chu vi lỗ bịt, mặt chậu. Màng bịt.
+ Bám tận : Cơ đi qua khuyết ngồi bé, ra ngòai và bám vào mặt trong mấu chuyển to trước
hố mấu chuyển.
+ Động tác : Cùng với cơ sinh đôi, xoay ngòai đùi, duỗi và dạng đùi khi đùi ở tư thế gấp.
- Cơ sinh đôi trên và cơ sinh đôi dưới :
+ Nguyên ủy : Gai ngồi. Khuyết ngồi bé. Ụ ngồi.
+ Bám tận: Hai cơ sinh đôi đi dọc theo bờ trên và dưới cơ bịt trong, bám tận cùng với gân cơ
này.
+ Động tác: Cùng với cơ bịt trong xoay ngòai đùi, duỗi và dạng đùi khi đùi ở tư thế gấp.
- Cơ vuông đùi :
+ Nguyên ủy : Ụ ngồi
+ Bám tận : Mào gian mấu xương đùi
+ Động tác : Xoay ngòai và khép đùi.
- Cơ bịt ngòai :

81
+ Nguyên ủy : Vành ngòai lỗ bịt. Màng bịt.
+ Bám tận : Hố mấu chuyển của xương đùi.
+ Động tác : Xoay ngòai và khép đùi.
Hầu hết các cơ vùng mông là do các nhánh bên của đám rối thần kinh cùng chi phối, trừ cơ
bịt ngòai do thần kinh bịt chi phối.
3) Mạch máu và thần kinh :
Đám rối cùng cut
Thân thắt lưng cùng
Thần kinh bịt
Động mạch và TK mông trên

Động mạch mông dưới


Thần kinh cho cơ vuông đùi
và sinh đôi dưới

Động mạch thẹn trong

Thần kinh cho cơ bịt trong


và sinh đôi trên

Thần kinh thẹn

Mạch máu và thần kinh vùng mông là 2 bó trên cơ hình lê và dưới cơ hình lê.
* Bó mạch thần kinh trên cơ hình lê: Gồm động mạch và thần kinh mông trên.
- Động mạch mông trên :
+ Nguyên ủy : Là nháng của động mạch chậu trong.
+ Đường đi : Từ chậu hông, động mạch mông trên đi giữa đám rối thắt lưng cùng và dây
cùng 1, qua một lỗ xương sợi tạo bởi khuyết ngồi lớn và mạc chậu, tới vùng mông động
mạch mông trên xuất hiện ở bờ trên cơ hình lê, nằm sâu hơn cơ mông lớn và tĩnh mạch mông
trên.
+ Phân nhánh : 2 nhánh vào cơ. Nhánh nông đi giữa cơ mông lớn và mông nhỡ. Nhánh sâu đi
giữa cơ mông nhỡ và mông bé.
+ Ngành nối :
# Với động mạch chậu ngòai qua nhánh mũ chậu sâu.
# Với động mạch đùi sâu qua nhánh mũ đùi ngòai.
# Với động mạch chậu trong qua nhánh mông dưới và cùng ngòai.
- Thần kinh mông trên :
Tạo bởi thần kinh thắt lưng 4, 5 và cùng 1. Chui qua khuyết ngồi lớn và chia hai nhánh đi
cùng động mạch và tĩnh mạch mông trên. Thần kinh nằm sâu hơn động mạch.
Thần kinh mông trên vận động 3 cơ là mông nhỡ, mông bé và cơ căng mạc đùi.
* Bó mạch thần kinh dưới cơ hình lê : Gồm thần kinh bì đùi sau, thần kinh ngồi, bó mạch
thần kinh mông dưới, bó mạch thần kinh thẹn, xếp thành 3 lớp gồm lớp nông( có thần kinh bì
đùi sau), lớp giữa (có thần kinh ngồi,bó mạch thần kinh mông dưới, bó mạch thần kinh thẹn)
và lớp sâu (có các nhánh vận động cho cơ ở lớp sâu vùng mông gồm thần kinh cơ vuông đùi,

82
cơ bịt trong, cơ sinh đôi trên và dưới. Tất cả đều là nhánh của đám rối cùng. Ngòai ra ở lớp
sâu còn có các nhánh thần kinh hậu môn - cụt chi phối cảm giác cho vùng quanh xương cụt).

L4
L5

Thần kinh mông trên S1


Thần kinh mông dưới S2
TK cho cơ hình lê
Thần kinh ngồi: S3
TK mác chung S4
TK chày
S5
TK cụt
TK hậu môn cụt
TK cơ vuông đùi và sinh
TK thẹn
đôi dưới
TK bì xuyên
TK cơ bịt trong và sinh
TK bì đùi sau
đôi trên
Đám rối cùng cụt

- Thần kinh bì đùi sau :


Xuất phát từ dây cùng 1,2,3. Đi từ chậu hông ra vùng mông ở bờ dưới cơ hình lê, nằm giữa
cơ mông lớn và sau thần kinh ngồi, tiếp tục đi xuống vùng đùi sau, nằm trên đầu dài cơ nhị
đầu đùi và xuyên qua lớp mạc ở gần hố kheo.
Ở bờ dưới cơ mông lớn, thần kinh cho các nhánh :
+ Bì mông dưới, vòng ở bờ dưới cơ mông lớn để cho cảm giác ở vùng này.
+ Đáy chậu, chi phối cảm giác cho cơ quan sinh dục ngòai.

- Thần kinh ngồi : Là thần kinh lớn nhất cơ thể, chi phối vân động và cảm giác cho phần lớn
chi dưới, gồm 2 phần :
+ Thần kinh chày : Xuất phát từ nhánh trước thần kinh thắt lưng 1- 5 và cùng 1, 2, 3.
+ Thần kinh mác chung : Xuất phát từ nhánh trước thần kinh thắt lưng 4, 5 và cùng 1,2. Hai
thành phần này được bọc trong một bao chung và chỉ tách nhau ở vùng kheo. Đôi khi chúng
chia rất sớm, trong trường hợp đó cả 2 thành phần sẽ không cùng nằm ở bờ dưới cơ hình lê,
mà sẽ có một thành phần nằm xuyên qua cơ hình lê, thậm chí ở trên cơ hình lê.

Liên quan: Ở vùng mông thần kinh ngồi đi ở bờ dưới cơ hình lê, trước cơ mông lớn và sau
nhóm cơ ụ ngồi - xương mu - mấu chuyển. Sau thần kinh ngồi có thần kinh bì đùi sau. Trong
thần kinh ngồi có bó mạch thần kinh mông dưới và bó mạch thần kinh thẹn.
Phân nhánh : Ở vùng mông thần kinh ngồi không cho nhánh vận động hay cảm giác nào.
Giải phẫu bề mặt : Trên da, đường đi của thần kinh ngồi được vẽ bằng một đường nối giữa
Điểm A : Điểm nối 1/3 trên và 1/3 giữa của đường nối từ gai chậu sau trên đến ụ ngồi.
Điểm B : Điểm giữa của đường nối từ ụ ngồi đến mấu chuyển to.
Điểm C : Góc trên của trám kheo

83
* Bó mạch thần kinh mông dưới :
- Thần kinh mông dưới: Được tạo bởi thần kinh thắt lưng 5, thần kinh cùng 1, 2. Từ vùng
chậu thần kinh qua khuyết ngồi to, đến vùng mông ở bờ dưới cơ hình
lê, vào vận động cơ mông lớn.
- Động mạch mông dưới : Là nhánh của động mạch chậu trong, đi ở bờ dưới cơ hình lê,
trong và hơi nông hơn thần kinh ngồi; ngòai bó mạch thần kinh thẹn. Động mạch mông dưới
chạy vào các cơ vùng mông và nhóm cơ ụ ngồi - cẳng chân, ngòai ra động mạch còn cho
nhánh nối với động mạch mũ ngòai, trong, nhánh xuyên 1 của động mạch đùi sâu và nhánh
cho thần kinh ngồi.
* Bó mạch thần kinh thẹn :
- Thần kinh thẹn : Xuất phát từ ngành trước thần kinh cùng 2,3,4. Đi ra khỏi chậu hông ở
khuyết ngồi to, bờ dưới cơ hình lê. Sau đó ôm lấy gai ngồi chạy trở lại chậu hông qua khuyết
ngồi bé. Thần kinh thẹn cùng động mạch thẹn trong đi trong ống thẹn đến vùng đáy chậu và
sinh dục ngòai.
- Động mạch thẹn trong :
Nhánh của động mạch chậu trong. Đường đi của động mạch thẹn trong tương tự như thần
kinh thẹn.
Khi tiêm bắp cần chú ý tránh : Đường đi của thần kinh ngồi. Nơi xuất hiện của mạch và
thần kinh mông trên tại vùng mông, đó là điểm nối 1/3 trên và 1/3 giữa đường kẻ từ gai chậu
sau trên đến điểm cao nhất của mấu chuyển to. Nơi xuất hiện của bó mạch thần kinh mông
dưới và bó mạch thẹn, đó là điểm nối 1/3 giữa và 1/3 dưới đường kẻ từ gai chậu sau trên đến
ụ ngồi.
Ta có thể tiêm bắp an tòan ở 1/3 trên ngòai đường nối từ gai chậu trước trên đến gốc rãnh
gian mông.
Cũng có thể vẽ một đường cách đường giữa 3 - 4 khóat ngón tay, thẳng góc xuống đường
ngang rãnh gian mông và chia mông làm 4 khu, Khu trên ngòai là khu tiêm mông an tòan vì
tránh được mạch máu và thần kinh lớn.

84
ĐÙI
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1 Kể tên và. nêu động tác của các cơ ở đùi theo từng lớp của mỗi vùng. Mô tả các
thành và các thành phần của tam giác đùi và ống đùi.
2.Nêu được nguyên ủy, tận cùng, liên quan và các ngành của động mạch đùi, mốc tìm
động mạch. Vẽ được thiết đố cắt ngang qua 1/3 trên, 1/3 dưới đùi.
3. Mô tả được các thành phần đựng trong tam giác đùi và ống đùi.
4. Vẽ được vòng nối động mạch đùi.
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1 Chỉ được các cơ, vách gian cơ và giới hạn của vùng đùi, vùng tam giác đùi và ống
đùi trên xác, mô hình, tranh vẽ.
2. Tìm được các bó mạch thần kinh của vùng đùi trên xác và các phương tiện thực tập
3. Xác định được các thành, các thành phần đựng trong vùng tam giác đùi, ống đùi
trên xác, mô hình, tranh vẽ.
4. Chỉ được mạch thần kinh các vùng đùi trên xác. Chỉ mốc đối chiếu trên da của
động mạch đùi trên xác và trên người sống.
5. Chỉ đượ chỗ đổ vào của tĩnh mạch hiển lớn trên người sống.

NỘI DUNG BÀI GIẢNG:


1. Giới hạn: trên bởi nếp lằn bẹn ở trước, nếp lằn mông ở sau và ở dưới bởi một đường
ngang phía trên nền xương bánh chè 2 khoát ngón tay. Vách gian cơ đùi ngoài và cơ khép lớn
chia đùi ra 2 vùng đùi trước và sau.
2. Vùng đùi trước:

Cơ chậu
Cơ thắt lưng
Cơ thắt lưng chậu
Cơ căng mạc đùi
Các dây chằng của khớp hông
Cơ lược
Cơ khép dài
Cơ thon
Cơ may
Cơ thẳng đùi
Cơ rộng giữa
Cơ rộng ngoài
Cơ rộng trong
Gân cơ thẳng đùi
Xương bánh chè
Dây chằng bánh chè

Các cơ của đùi( Nhìn trước)

85
2.1) Lớp nông: Da và tổ chức dưới da.
Có một tấm dưới da chứa nhiều mỡ, bọc lấy vùng đùi, nó nằm trên một lớp mô sợi dầy
chắc gọi là mạc đùi. Tấm đưới da và mạc đùi liên tục với tấm dưới da và mạc của vùng bụng,
vùng mông và cẳng chân.
Mạc đùi có một lỗ thủng để cho tĩnh mạch Hiển lớn đi qua, tấm dưới da đậy trên lỗ này
cũng bị thủng nhiều lỗ để cho mạch, thần kinh đi qua gọi là mạc sàng.
- Thần kinh nông: Chi phối cảm giác cho da và tổ chức dưới da vùng đùi gồm các nhánh
thần kinh :
+ Nhánh đùi của thần kinh sinh dục đùi do thần kinh thắt lưng 1 và 2 tạo thành.
+ Thần kinh chậu bẹn do thần kinh ngực 12 và thắt lưng 1 tạo thành.
+ Thần kinh bì đùi ngòai Nhận những sợi từ thần kinh thắt lưng 2, 3.
+ Các nhánh bì trước của thần kinh đùi do dây thắt lưng 2, 3, 4 tạo thành.
+ Nhánh bì của thần kinh bịt do nhánh trước thắt lưng 2, 3, 4 tạo thành.
- Động mạch nông :
Trong tổ chức dưới da của vùng đùi trước có các nhánh nông của động mạch đùi. Các
nhánh này từ sâu xuyên qua mạc đùi hay qua lỗ tĩnh mạch hiển để ra nông.
+ Động mạch thượng vị nông đi trong lớp mỡ ở bụng đến tận rốn.
+ Động mạch mũ chậu nông đi song song với dây chằng bẹn đến tận mào chậu.
+ Các động mạch thẹn ngòai gồm có các nhánh nông và sâu, kẹp lấy tĩnh mạch hiển lớn và
đi vào cơ quan sinh dục ngòai.
- Tĩnh mạch nông:
+ Tĩnh mạch hiển lớn đi qua tấm mạc đùi, nó nhận máu từ cung tĩnh mạch mu chân, đi
trước mắt cá trong đến lồi cầu trong xương chày và tiếp tục đi ở mặt trong đùi để đổ vào
tĩnh mạch đùi qua lỗ tĩnh mạch hiển của mạc đùi.
+ Một số tĩnh mạch đi kèm các động mạch nông để đổ về tĩnh mạch hiển lớn hoặc tĩnh
mạch đùi.
- Hạch bạch huyết nông vùng bẹn:
Có khỏang 12 đến 20 hạch được chia làm 4 khu bởi đường ngang kẻ qua lỗ tĩnh mạch hiển
và đường dọc theo tĩnh mạch hiển lớn.
+ Hai khu dưới, các hạch nằm thẳng và nhận bạch huyết của chi dưới.
+ Hai khu trên, các hạch nằm ngang, khu trên trong nhận bạch huyết vùng đáy chậu, hậu
môn và các tạng sinh dục, khu trên ngòai nhận bạch huyết ở mông và bụng.
2.2) Lớp sâu: gồm cơ may, cơ tứ đầu đùi, cơ thắt lưng chậu ở khu đùi trước và các cơ thon,
cơ lược, cơ khép dài, ngắn, cơ khép lớn ở khu đùi trong.
- Cơ khu đùi trước:
# Cơ may : Cơ dài nhất thể cơ, được bọc trong mạc đùi.
+ Nguyên ủy : Từ gai chậu trước trên, cơ đi chéo từ ngòai vào trong.
+ Bám tận : Mặt trong, đầu trên xương chày.
+ Động tác : Gấp đùi, dạng và xoay ngòai đùi. Gấp và xoay trong cẳng chân. Đây là cơ làm
động tác ngồi của người thợ may.
# Cơ tứ đầu đùi : Gồm có 4 thân cơ là cơ thẳng đùi, cơ rộng ngòai, cơ rộng trong và cơ
rộng giữa.
+ Nguyên ủy :
. Cơ thẳng đùi: Bám vào gai chậu trước dưới, vành của ổ cối, sau đi thẳng xuống dưới mặt
trước đùi.
. Cơ rộng ngòai : Bám từ bờ trước dưới mấu chuyển to đến mép ngòai 1/2 trên đường ráp

86
. Cơ rộng trong : Bám vào mép trong đường ráp, sau đó đi vòng quanh xương đùi và đi
thẳng xuống dưới.
. Cơ rộng giữa : Bám vào mép ngòai đường ráp, mặt trước và ngòai thân xương đùi, sau đố
đi thẳng xuống dưới. Những bó sâu thường tách thành cơ khớp gối đến bám vào bao khớp
gối và bờ trên xương bánh chè.
+ Bám tận : Bốn thành phần cơ tứ đầu đùi bám bằng một gân chung vào xương bánh chè,
ngọi là gân bánh chè. Gân bánh chè có thể chia làm 3 lớp
. Lớp nông : Gân cơ thẳng đùi.
. Lớp giữa : Gân cơ rộng trong và rộng ngòai.
. Lớp sâu : Gân cơ rộng giữa.
Các thớ sợi của gân bánh chè đến bám tận ở lồi củ chày tạo thành dây chằng bánh chè. Một
vài thớ sợi của gân cơ rộng trong và ngòai đi đến cạnh xương bánh chè và bám vào lồi củ
chày tạo thành mạc giữ bánh chè trong và ngòai.
+ Động tác : Duỗi cẳng chân, riêng cơ thẳng đùi còn giúp gấp đùi.
# Cơ thắt lưng - chậu : Gồm cơ chậu và cơ thắt lưng lớn.
+ Nguyên ủy :
. Cơ chậu: Bám vào mào chậu và hố chậu.
. Cơ thắt lưng lớn: Bám vào thân, mỏm ngang và đĩa gian đốt sống các đốt sống Ngực 12 -
Thắt lưng 1 đến thắt lưng 4. Các thớ cơ được bọc trong một cán dầy chắc gọi là mạc chậu,
sau đó chạy xuống đưới nằm giữa bờ trước xương chậu và dây chằng bẹn trong ngăn cơ.
+ Bám tận : Mấu chuyển nhỏ.
+ Động tác : Gấp đùi vào thân hay ngược lại gấp thân vào đùi. Nghiêng phần thắt lưng.
Phần thắt lưng của cơ đi từ đốt sống Ngực12 đến thắt lưng 4 tới mấu chuyển nhỏ, do đó mủ
của những áp xe lao cột sống ở vùng này có thể theo cơ chảy xuống tận vùng bẹn. Khi cơ
thắt lưng - chậu bị viêm, bệnh nhân thường gấp đùi vào thân để tự giảm đau (dấu hiệu cơ thắt
lưng - chậu).
Các cơ của khu đùi trước do thần kinh đùi vận động.
- Cơ khu đùi trong : Là nhóm cơ làm động tác khép đùi, được xếp làm 3 lớp.
# Lớp nông : Cơ thon, cơ lược, cơ khép dài.
. Cơ thon :
+ Nguyên ủy : Bờ dưới xương mu.
+ Bám tận : Phía dưới lồi cầu trong xương chày.
+ Động tác : Gấp, khép đùi ; gấp và hơi xoay trong cẳng chân.
. Cơ lược :
+ Nguyên ủy : Mào lược xương mu.
+ Bám tận : Đường lược xương đùi.
+ Động tác : Gấp, khép và hơi xoay trong đùi.
. Cơ khép dài :
+ Nguyên ủy : Xương mu, từ củ mu đến khớp mu.
+ Bám tận : Đường ráp.
+ Động tác : Gấp, khép và hơi xoay trong đùi.
# Lớp giữa :
. Cơ khép ngắn :
+ Nguyên ủy : Cành dưới xương mu.
+ Bám tận : Đường ráp xương đùi.
+ Động tác : Khép và xoay ngòai đùi.

87
Động mạch đùi Tĩnh mạch và thần
ĐM chậu ngoài kinh đùi nông
ĐM mũ chậu nông TM thượng vị nông
ĐM thẹn ngoài sâu TM đùi
ĐM mũ đùi trong TM hiển phụ
ĐM mũ đùi ngoài TM hiển lớn
Nhánh xuống Các thần kinh bì
ĐM đùi sâu
ĐM đùi

Các động mạch xuyên


ĐM gối xuống Thần kinh hiển
ĐM đùi qua vòng TM hiển lớn
gân cơ khép
Thần kinh mác nông

+ Bám tận : 2 bó trên bám vào đường ráp xương đùi, bó dưới bám vào củ cơ khép. Bó này
cùng với đầu dưới xương đùi tạo thành vòng gân cơ khép.

# Lớp sâu :
. Cơ khép lớn: Có 3 bó trên, giữa, dưới.
+ Nguyên ủy : 3 bó bám vào cành dưới xương mu và ụ ngồi.
+ Động tác : Khép đùi, hai bó trên gập và xoay ngòai đùi, bó dưới xoay trong đùi. Các cơ
khu đùi trong do thần kinh bịt chi phối trừ cơ lược do thần kinh đùi và bó dưới cơ khép lớn
do thần kinh ngồi chi phối.
2.3) Mạch máu, thần kinh :
# Động mạch đùi:
- Nguyên ủy : Tách ra từng động mạch chậu ngoài, đến sau giữa dây chằng bẹn thì đổi tên
thành động mạch đùi, đi mặt trước đùi, dần dần đi vào trong, sau đó chui qua vòng gân cơ
khép, đổi tên thành động mạch kheo.
- Đường đi và liên quan : Chia 3 đoạn; sau dây chằng bẹn, trong tam giác đùi và đoạn trong
ống cơ khép. chia ra các nhánh động mạch thượng vị nông, mu chậu hông,thẹn ngoài, đùi sau
và động mạch gối xuống.
+ Đọan đi sau dây chằng bẹn : Khỏang trống giữa dây chằng bẹn và bờ trước xương chậu
được chia thành 2 ngăn:
. Ngăn mạch máu : Được giới hạn phía trước bởi dây chằng bẹn, phía sau là bờ trước
xương chậu, trong là dây chằng khuyết, ngòai là cung chậu lược.
. Ngăn cơ : Là khỏang trống giữa dây chằng bẹn và bờ trước xương chậu, ngòai cung chậu
lược, trong ngăn này chứa cơ thắt lưng - chậu và thần kinh đùi.
Động mạch đùi ở sau dây chằng bẹn, đi trong ngăn mạch máu. Ở đây động mạch nằm
ngòai nhất rồi đến tĩnh mạch đùi và trong cùng là các hạch bạch huyết bẹn sâu. Động mạch

88
đùi, tĩnh mạch đùi và hạch bạch huyết được bọc trong một bao chung gọi là bao mạch đùi.
Bao mạch đùi chia 3 khoang, khoang ngòai chứa động mạch đùi, khoang giữa chứa tĩnh
mạch đùi, còn khoang trong chứa hạch bạch huyết và được gọi là ống đùi. Đầu trên ống đùi
là vòng đùi còn đầu dưới là mạc sàng ở lỗ tĩnh mạch hiển. Vòng đùi được giới hạn ở trước là
dây chằng bẹn, ở trong là dây chằng khuyết và ở sau là mào lược xương mu.
Ống đùi là một điểm yếu của vùng bẹn, qua ống đùi các cơ quan trong ổ bụng có thể đi ra
ngòai tạo nên tình trạng bệnh lý gọi là thóat vị đùi.
+ Đọan đi trong tam giác đùi:
Dây chằng bẹn là đáy tam giác đùi , cạnh ngòai là bờ trong cơ may, cạnh trong là bờ ngòai
cơ khép dài, đỉnh tam giác cách dây chằng bẹn khỏang 10 cm, tương ứng với nơi cơ may bắt
chéo cơ khép dài.
Sàn tam giác đùi từ ngòai vào trong có cơ thắt lưng chậu, cơ lược, cơ khép dài, và đôi khi
một phần cơ khép ngắn. Trần tam giác đùi đậy bằng mạc sàng và mạc đùi. Do đó thật ra tam
giác đùi là một khối hình tháp tam giác mà đáy được giới hạn ở trước bởi dây chằng bẹn, ở
sau bởi bờ trước xương chậu, đỉnh là chỗ cơ may gặp cơ khép dài và 3 thành là ; thành ngòai
là cơ may và cơ thắt lưng chậu, thành trong là cơ lược và cơ khép dài và thành trước là mạc
sàng.
Trong tam giác đùi, thần kinh đùi nằm phía ngòai, động mạch đùi nằm giữa và tĩnh mạch
đùi ở trong cùng. Động mạch, tĩnh mạch đùi được bọc bởi bao mạch đùi như đã nói ở trên.
Thành trước của bao mạch đùi có nhánh của thần kinh sinh dục đùi và tĩnh mạch hiển lớn
xuyên qua.
+ Đọan đi trong ống cơ khép:
Ống cơ khép bắt đầu từ đỉnh tam giác đùi đến vòng gân cơ khép, là một ống hình làng trụ
tam giác hơi bị vặn vào trong, để cho bó mạch đùi đang từ khu đùi trước chạy ra vùng kheo ở
phía sau. Ống có 3 mặt :
= Mặt trước trong là cơ may, khi cơ này đi từ ngòai vào trong. Ở sâu hơn cơ may còn cơ
mạc rộng khép che phủ.
= Mặt trước ngòai là cơ rộng trong.
= Mặt sau là cơ khép dài và cơ khép lớn.
Ống cơ khép chứa động mạch đùi, tĩnh mạch đùi,nhánh thần kinh đùi đến cơ rộng trong và
thần kinh hiển. Trong ống cơ khép, động mạch đùi bắt chéo phía trước để đi vào trong tĩnh
mạch đùi, còn thần kinh hiển lúc đầu đi ngòai, sau đó ra trước rồi vào trong động mạch, để
sau cùng chọc ra nông ở một phần ba dưới ống cơ khép.
- Phân nhánh :
+ Động mạch thượng vị nông :Tách khỏi động mạch đùi dưới dây chằng bẹn khỏang 1 - 2
cm, xuyên qua bao mạch đùi, mạc sàng rồi hướng về phía rốn trong lớp mỡ dưới da và tiếp
nối với động mạch thượng vị dưới là nhánh của động mạch chậu ngòai.
+ Động mạch mũ chậu nông : Thường cùng chỗ với động mạch thượng vị nông
và đi về phía mào chậu, trong mô dưới da, nối tiếp với động mạch mũ chậu sâu là nhánh của
động mạch chậu ngòai.
+ Các động mạch thẹn ngòai: Sau khi chui qua lỗ tĩnh mạch hiển sẽ cho nhánh đi về vùng
bẹn, bìu (nam) hoặc âm hộ (nữ).
+ Động mạch đùi sâu: Là nhánh lớn nhất của động mạch đùi, tách ra ở dưới dây chằng bẹn
4cm và cấp máu cho hầu hết cơ ở vùng đùi. Phía trên, động mạch đùi sâu nằm trước cơ thắt
lưng - chậu, cơ lược, sau đó đi sau cơ khép dài, khép ngắn và khép lớn. Lúc đầu động mạch

89
có kích thước lớn nhưng sau khi phân nhánh thì nhỏ dần và tận cùng bằng một nhánh xuyên
cuối, xuyên qua cơ khép lớn.
+ Các nhánh khác:
. Động mạch mũ đùi ngòai : Đi giữa cơ may, cơ thẳng đùi và cơ thắt lưng - chậu, vòng lấy
đầu trên xương đùi sau đó cho các nhánh lên, xuống, ngang.
. Động mạch mũ đùi trong: Đi giữa cơ thắt lưng - chậu, cơ lược vòng lấy đầu trên xương
đùi sau đó cho các nhánh lên, xuống, nhánh sâu và ổ cối.
. Các động mạch xuyên : Thông thường có 4 nhánh xuyên, từ động mạch đùi sâu xuyên
qua cơ khép lớn, gần nơi cơ này bám vào đường ráp để cung cầp máu cho vùng đùi sau. Các
nhánh xuyên lại cho các nhánh lên và nhánh xuống để tạo nên một chuỗi động mạch ở vùng
đùi sau. Ngòai ra các nhánh xuyên thứ nhất còn cho nhánh nối với động mạch mông dưới,
động mạch mũ đùi ngòai và động mạch mũ đùi trong.
. Động mạch gối xuống: Là nhánh cuối cùng của động mạch đùi, tách từ mặt trước của
động mạch đùi trước, khi động mạch này chui qua vòng gân cơ khép. Động mạch gối xuống
nằm trên cơ khép lớn và được cơ rộng trong che phủ.
# Tĩnh mạch đùi: nối với tĩnh mạch khoeo đi từ vòng gân cơ khép đến dây chằng bẹn và đổ
vào tĩnh mạch chậu ngoài. Trong ống cơ khép ở đọan dưới, tĩnh mạch nằm hơi ngòai động
mạch đùi, còn đọan trên thì nằm sau động mạch. Trong tam giác đùi, tĩnh mạch ở phía trong
động mạch và được bọc một phần bởi bao mạch đùi.
Ngòai các nhánh tĩnh mạch đi cùng với các nhánh của động mạch đùi, tĩnh mạch đùi còn
nhận một nhánh nông là tĩnh mạch hiển lớn.
# Thần kinh đùi : Nhánh lớn nhất của đám rối yhần kinh thắt lưng, do các thần kinh thắt lưng
2,3,4 tạo thành thần kinh đùi đi trong rãnh của cơ thắt lưng và cơ chậu, rồi đi dưới và ngay
giữa dây chằng bẹn để đến tam giác đùi, ở phía ngòai động mạch đùi. Thần kinh đùi chia ra
3 lọai nhánh ở ngay dưới dây chằng bẹn.
- Các nhánh cơ :Thần kinh dùi đến các cơ vùng đùi bằng hai lọai nhánh; nhánh nông đến cơ
lược và cơ may, nhánh sâu đến cơ rộng ngòai, rộng giữa, rộng trong, thẳng đùi, khớp gối và
khớp hông.
# Các nhánh bì: Có 2 lọai nhánh là nhánh bì đùi trước giữa, còn gọi các nhánh xuyên đi
xuyên qua cơ may và cảm giác da ở 2/3 dưới vùng đùi trước và nhánh bì đùi trước trong, đi ở
cạnh ngòai động mạch đùi và cảm giác vùng đùi trong.
# Thần kinh hiển: Là nhánh hòan tòan cảm giác, sau khi đi qua tam giác đùi sẽ vào ống cơ
khép. Trong ống cơ khép thần kinh hiển bắt chéo động mạch đùi từ ngòai vào trong rồi đi
dần ra nông giữa cơ may và cơ thon, cho các nhánh vào khớp gối rồi đi xuống cẳng chân
cùng với tĩnh mạch hiển lớn và chi phối cảm giác da phía trong cẳng chân, bàn chân bằng các
nhánh bì cẳng chân trong.
# Động mạch bịt: Xuất phát từ động mạch chậu trong, cho 2 nhánh trước và sau quây lấy lỗ
bịt. Ở vùng đùi trước, động mạch bịt cung cấp máu cho các cơ khu đùi trong như cơ khép
lớn, khép dài, khép ngắn, cơ thon, gần nơi các cơ này bám vào xương chậu và cấp máu cho
cả ổ cối.
# Thần kinh bịt : Họp bởi nhánh trước thần kinh thắt lưng 2, 3, 4. Thần kinh bịt đi ở bờ trong
cơ thắt lưng, rồi đi vào rãnh bịt cùng với động mạch bịt, sau đó chia thành 2 nhánh trước và
sau kẹp lấy bờ trên cơ khép ngắn.
Thần kinh bịt vận động cho cơ bịt ngòai, 3 cơ khép, cơ thon và các nhánh cảm giác cho mặt
trong đùi. Khi đi vào rãnh bịt áp ngay sát xương, nên khi thóat vị lỗ bịt, thần kinh thần kinh
bị chèn ép vào xương gây đau vùng bẹn và đùi trong.

90
3. Vùng đùi sau:
- Lớp nông: Gồm da, tổ chức dưới da và mạc nông của đùi. Trong tổ chức dưới da có các
nhánh thần kinh cảm giác là thần kinh bì đùi sau thuộc thần kinh cùng 1, 2, 3; thần kinh bì
đùi ngòai thuộc thần kinh thắt lưng 2, 3.
- Lớp sâu:
* Lớp cơ : Gồm cơ nhị đầu đùi, cơ bán màng, bán gân, trừ đầu ngắn cơ nhị đầu đùi, các cơ
vùng đùi sau đều có nguyên ủy từ ụ ngồi và bám tận ở cẳng chân, do vậy được gọi là nhóm
cơ ụ ngồi - cẳng chân. Bó cơ này được xếp làm 2 lớp ; đầu dài cơ nhị đầu đùi và cơ bán gân
nằm ở lớp nông, đầu ngắn cơ nhị đầu đùi và cơ bán màng nằm ở lớp sâu.
# Cơ nhị đầu đùi :
+ Nguyên ủy : Đầu dài bám vào ụ ngồi bởi một gân chung với cơ bán gân. Đầu ngắn bám
vào đường ráp.
+ Bám tận : Đầu dài cơ nhị đầu đùi chạy từ trên xuống đưới và từ trong ra ngòai nhập với
đầu ngắn để bám tận ở chỏm mác và lồi cầu ngòai xương chày.
+ Động tác : Gấp cẳng chân, duỗi đùi và hơi xoay ngòai cẳng chân.
# Cơ bán gân :
+ Nguyên ủy : Ụ ngồi.
+ Bám tận : Mặt trong , đầu trên xương đùi.
+ Động tác : Gấp cẳng chân, duỗi đùi và xoay trong cẳng chân.
Các nhánh bên của thần kinh chày ở vùng đùi sau chi phối vận động các cơ trên. Riêng đầu
ngắn cơ nhị đầu đùi do nhánh của dây mác chung của thần kinh ngồi cho phối
* Mạch máu và Thần kinh:
+ Động mạch mông dưới : Sau khi phân nhánh cho cơ ở vùng mông và cho thần kinh ngồi,
động mạch mông dưới nối với động mạch mũ đùi ngòai, động mạch mũ đùi trong và nhánh
bên của động mạch xuyên thứ nhất.
+ Các động mạch xuyên của động mạch đùi sâu: Sau khi qua cơ khép lớn sẽ nối nhau và
nối với động mạch mông dưới và động mạch mũ đùi ngòai.
+ Thần kinh ngồi : Sau khi đi qua vùng mông tiếp tục đi xuống đùi sau và nằm sau cơ khép
lớn, trước cơ nhị đầu đùi.

Các cơ của đùi( Nhìn sau)

Cơ mông lớn
Cơ hình lê
Dây chằng cùng ụ ngồi
Cơ nhị đầu đùi( Đầu dài)
Cơ bán gân
Cơ khép lớn
Dải chậu – chày
Cơ thon
Cơ bán màng
Cơ nhị đầu đùi (đầu ngắn)

Các mạch máu khoeo và TK chày

91
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Chọn
a. Nếu 1,2,3 đúng d. nếu chỉ có 4 đúng
b. Nếu 1,3 đúng e. Nếu 1,2,3,4 đúng
c. Nếu 2,4 đúng
1. Ngang mức dây chằng bẹn, Động mạch đùi nằm trong TK đùi và cách Đọng mạch đùi bởi
cung chậu lược
2. Trong ống cơ khép, ĐM đùi đi cùng với TM đùi, TK cho cơ rộng trong và TK hiển
3. ĐM đùi cho nhánh ĐM đùi sâu đi ở bờ trên cơ khép dài
4. Chỉ có ĐM đùi sâu mới cung cấp máu cho các cơ ơ vùng đùi
2. Vòng đùi được giới hạn bởi
a. Dây chằng bẹn, dây chằng khuyết, dây chằng phản chiếu
b. Dây chằng bẹn, dây chằng phản chiếu, mào lược xương mu
c. Dây chằng bẹn, dây chằng khuyết, mào lược xương mu
d. Cung chậu lược, dây chằng bẹn, dây chằng khuyết
e. Cung chậu lược, dây chằng khuyết, dây chằng phản chiếu
3. Chọn câu đúng nhất: Ống cơ khép
a. Bị vặn vào trong d. a,b,c đúng
b. Tương đương với ống cánh tay e. a,b đúng
c. Có chứa TK hiển
4. Tĩnh mạch hiển lớn bắt đầu từ
a. Gan chân d. Cạnh ngoài bàn chân
b. Mu chân e. Phía sau cẳng chân
c. Cạnh trong bàn chân
5. Thần kinh bịt KHÔNG chi phối vận động cho cơ nào dưới đây
a. Cơ thon d. Cơ khép đùi
b. Cơ lược e. Cơ khép lớn
c. Cơ khép ngắn
6. Cơ nào sau đây KHÔNG bám vào đường ráp xương đùi
a. Cơ mông lớn d. Cơ khép lớn
b. Cơ khép ngắn e. Cơ mông nhỡ
c. Cơ rộng ngoài
Dùng các chi tiết sau để trả lời các câu 139, 140. 141
I. Cơ may VI. Cơ khép dài
II. Cơ thắt lưng chậu VII. Cơ khép ngắn
III. Cơ thon VIII. Cơ khép lớn
IV. Cơ tứ đầu đùi IX. Cơ căng mạc đùi
V. Cơ lược
7. Khu cơ trước vùng đùi trước gồm các cơ
a. I, II, IV d. IV, IX
b. IV e. I, IV
c. I, II, IV, IX
8. Lớp nông khu cơ trong vùng đùi trước gồm các cơ
a. V, VI d. III, V
b. III, V, VI e. III, VI

92
c. VI, VII
9. Cạnh ngoài tam giác đùi được tạo nên bởi
a. I d. I, II, V
b. I, II e. I, V
c. II
10. Các cạnh của tam giác đùi là
a. Dây chằng bẹn, cơ may, cơ lược d. Dây chằng bẹn, cơ may, cơ khép ngắn
b. Dây chằng bẹn, cơ may, cơ thon e. Tất cả đều sai
c. Dây chằng bẹn, cơ may, cơ thắt lưng chậu
11. Trong tam giác đùi, thứ tự từ trong ra ngoài của bó mạch thần kinh đùi là
a. ĐM đùi, TM đùi, TK đùi d. ĐM đùi, TK đùi, TM đùi
b. TM đùi, ĐM đùi, TK đùi e. TM đùi, TK đùi, ĐM đùi
c. TK đùi, TM đùi, ĐM đùi
12. Hạch bạch huyết nông ở vùng bẹn KHÔNG có đặc điểm nào sau đây
a. Nằm trong lớp mỡ đưới da ở vùng tam giác đùi
b.Gồm 12 đến 20 hạch
c. Nhận bạch huyết từ chi dưới
d. Nhận bạch huyết từ vùng đáy chậu, hậu môn, sinh dục, mông và bụng
e. Chia làm 4 khu bởi đường ngang qua lỗ tĩnh mạch hiển và đường dọc theo tĩnh mạch hiển
lớn. Hai khu trên hạch nằm dọc. Hai khu dưới hạch nằm ngang.
13. Thành phần nào sau đây KHÔNG đi qua ống cơ khép
a. Thần kinh hiển d. Nhánh TK đến cơ rộng trong
b. TM hiển lớn e. Cả b và d
c. ĐM đùi và TM đùi
14. Tam giác đùi và ống cơ khép
a. Bị vặn vào trong
b.Tương đương với ống cánh tay
c. Tương đương với rãnh nhị đầu trong ở khuỷu
d. a và b đúng
e. a và c đúng
15. Chọn câu SAI
a. Tam giác đùi được giới hạn bởi : Dây chằng bẹn, các cơ vùng đùi trước và vùng đùi trong
b. Trần tam giác đùi được đậy bằng mạc sàng và mạc đùi
c. Sàn tam giác đùi bao gồm : Cơ thắt lưng chậu, cơ lược, cơ khép dài và cơ khép ngắn
d. Đỉnh tam giác đùi là chỗ gặp nhau của cơ may và cơ khép ngắn
e. Đáy của tam giác đùi quay lên trên, được giới hạn bởi dây chằng bẹn và xương chậu
16. Vận động tất cả các cơ ở khu đùi trước là
a. Các nhánh của thần kinh đùi d. Câu a,b đúng
b. Các nhánh của TK bịt e. Tất cả đều sai
c. Các nhánh của TK ngồi
17. Thần kinh thẹn
a. Chui ra và trở lại chậu hông ở khuyết ngồi lớn
b. Chui ra ở khuyết ngồi lớn, chui vào chậu hông ở trên dây đai chằng cùng gai ngồi
c. Chui trở lại chậu hông dưới dây chằng cùng gai ngồi
d. Chui ra khỏi chậu hông ở khuyết ngồi bé
e. Chui trở lại chậu hông dưới dây chằng cùng ụ ngồi

93
Dùng các chi tiết sau để trả lời các câu từ 18 đến 22
a. Thần kinh bịt d. Thần kinh ngồi
b. Thần kinh đùi e. Thần kinh hiển
c. Thần kinh mông trên
18. Rời vùng chậu tại khuyết ngồi lớn ở bờ trên cơ hình lê để vào vùng mông
19. Đi ra nông giữa cơ may và cơ thon cho nhánh vào khớp gối
20. Là thành phần lớn nhất của đám rối cuối cùng
21. Chi phối hầu hết các cơ khép
22. Vào vùng đùi dưới dây chằng bẹn, nằm ngoài bao đùi
23. Chọn câu ĐÚNG : Động mạch đùi sâu
a. Là nhánh của ĐM đùi
b. Cấp huyết cho hầu hết vùng đùi
c. Có thể thắt được mà không nguy hiểm
d. a và c đúng
e. a, b, c đúng
Dùng hình vẽ sau để trả lời các câu từ 24 đến 29

24. Chi tiết số (1) là :


25. Chi tiết số (2) là :
26. Chi tiết số (3) là :
27. Chi tiết số (4) là :
28. Chi tiết số (5) là :
29. Chi tiết số (6) là :
Câu 30 Chọn :
a. Nếu 1,2,5 đúng d. Nếu 3,4,5 đúng
b. Nếu 1,3,5 đúng e. Nếu 1,2,3,4,5 đều đúng
c. Nếu 3,5 đúng
31. Thần kinh ngồi :
1. Xuất phát từ nhánh trước TK thắt lưng 4, 5 và cùng 1,2,3
2. Ở vùng mông luôn luôn đi dưới cơ hình lê
3. Thường đén trám kheo thì chia thành 2 nhánh TK chày và TK mác chung
4. Chi phối vận động cho tát cacr các cơ ở chi dưới
5. Không cho nhánh cảm giác nào ở vùng mông hay vùng đùi sau

94
GỐI
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả được giới hạn vùng gối, kể tên thành phần đựng trong
2. Mô tà mạch máu và thần kinh vùng gối
3. Vẽ được vòng nối mạch máu vùng gối
4. Ứng dụng lâm sàng
MỤC TIÊU THỰC TẬP
1. Chỉ được các thành giới hạn của vùng gối
2. Chỉ được các thành phần đựng trong vùng gối
3. Vẽ được vòng mạch vùng gối
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Giới hạn:
- Trên bởi đường vòng cánh bờ trên xương bánh chè 2 khoát ngón tay.
- Dưới bởi đường vòng qua phía dưới lồi cũ của xương chày.
- Gối được chia ra làm 2 vùng gối trước và sau bởi khớp gối.
2. Vùng gối trước:
Là vùng không quan trọng gồm có da, tổ chức dưới da, dây chằng bánh chè và xương
bánh chè bọc trước khớp gối.
3. Vùng gối sau:
Gồm da, tổ chức dưới da và các cơ.
- Đầu tận của cơ nhị đầu đùi ở trên ngoài.
- Đầu tận của cơ bán gân, bán màng ở trên trong.
- Hai đầu của cơ bụng chân ở phía dưới.
Các cơ này giới hạn một hố khoeo.

Cơ rộng ngoài
Cơ rộng trong
Gân cơ tứ đầu đùi
Dải chậu chày
Xương bánh chè
Túi hoạt dịch chân ngỗng
Gân chân ngỗng
Nếp hoạt dịch dưới xương
bánh chè
Sụn chêm
Xương bánh chè (Mặt khớp)
Túi hoạt dịch trên xương
bánh chè
Cơ rộng trong và ngoài
Dây chằng bánh chè

Đầu gối (P) tư thế duỗi Khớp gối dã mở

95
4) Hố khoeo:
Hố khoeo
Cơ bán gân
Cơ nhị đầu đùi
Cơ bán màng
Cơ thon
Động – tĩnh mạch khoeo
Thần kinh mác chung
Thần kinh chày

Tĩnh mạch hiễn bé


Cơ bụng chân

Hình trám 4 cạnh nằm sau khớp gối giới hạn bởi 2 tam giác trên và dưới:
- Tam giác trên cạnh ngoài là cơ nhị đầu đùi, cạnh trong là cơ bán gân và cơ bán màng.
- Tam giác dưới là 2 đầu của cơ bụng chân.
- Các thành của hố kheo :
+ Thành sau:
. Da, tổ chức dưới da và mạc nông.
. Tĩnh mạch hiển bé thuộc hệ thống nông bắt đầu từ cung tĩnh mạch mu chân, đi sau mắt cá
ngòai, dọc theo mặt sau cẳng chân rồi đổ vào tĩnh mạch kheo ở hố kheo.
. Mạc sâu căng từ cơ bán mạc tới cơ nhị đầu. Giữa mạc nông và mạc sâu là tĩnh mạch hiển
bé, hiện tượng dãn tĩnh mạch thường xảy ra ở đây.
. Thần kinh bắp chân do thần kinh bì bắp chân ngòai thuộc thần kinh mác chung và bì bắp
chân trong thuộc thần kinh chày hợp thành.
+Thành trước: từ trên xuống có diện khoeo của xương đùi, dây chằng kheo chéo, cơ kheo.
- Các thành phần của hố kheo:
+ Động mạch kheo: Là động mạch đùi khi chui qua vòng gân cơ khép đổi tên thành động
mạch kheo. Khi đến bờ đưới cơ kheo thì chia 2 nhánh là động mạch chày trước và động
mạch chày sau.
. Đường đi và liên quan :
Động mạch kheo nằm sâu nhất ở hố kheo, nằm trên diện kheo của xương đùi, sau khớp gối
và cơ kheo. Đi cùng động mạch kheo có tĩnh mạch kheo và thần kinh chày. Lúc đầu tĩnh
mạch nằm nông và ngòai hơn so với động mạch, sau đi sau động mạch và đi dần vào trong.
Nằm nông và ngòai nhất là thần kinh chày.
Động mạch, tĩnh mạch và thần kinh chày xếp thành bậc thang trước sau và từ trong ra
ngòai theo thứ tự động - tĩnh - thần, hoặc ngược lại thần - tĩnh - động.
. Phân nhánh :
# Các động mạch cơ bụng chân :
Hai động mạch này xuất phát ở gần ngang mức đường khớp và chạy vào 2 đầu cơ bụng
chân.
# Động mạch gối trên trong và ngoài : Chạy trên 2 lồi cầu xương đùi, trước nhóm cơ ụ ngồi
cẳng chân rồi phân nhánh vào cơ rộng ngòai và trong.

96
# Động mạch gối giữa : Xuất phát từ phía trong động mạch kheo, xuyên qua dây chằng
kheo chéo vào khớp gối.
# Động mạch gối dưới trong, ngoài : Đi trên bề mặt cơ kheo, trước cơ bụng chân, sau đó đi
dưới 2 dây chằng bên của khớp gối.
. Mạng mạch khớp gối :
Các động mạch gối nối với nhau và nối với động mạch gối xuống của động mạch đùi, nhánh
xuống động mạch mũ chậu ngoài, động mạch quặt ngược chày thuộc động mạch chày trước
và nhánh mũ mác của động mạch chày sau tạo 2 mạng động mạch bánh chè ở nông và khớp
gối ở sâu.
. Giải phẫu bề mặt :
+ Tĩnh mạch kheo do nhánh các tĩnh mạch chày trước và sau hợp thành rồi đi qua
vòng cơ khép đổi tên thành tĩnh mạch đùi. Nó nhận máu cả từ tĩnh mạch hiển bé và các tĩnh
mạch khớp gối.
+ Thần kinh ngồi: Đến đỉnh hố khoeo chia 2 nhánh mác chung và chày. Thần kinh
mác chung đi theo bờ trong cơ nhị đầu đùi, đi trên bề mặt cơ bụng chân, đến đầu trên xương
mác, vòng quanh cổ xương mác đi dưới cơ mác dài đến vùng cẳng chân trước. Thần kinh
chày tiếp tục đi theo động mạch chày ra sau đến vùng cẳng chân trước.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Dùng hình vẽ Sơ đồ trám kheo để trả lời các câu 1, 2

1. Canh AD tượng trưng cho


a. Cơ bán gân d. Cơ nhị đầu đùi
b. Cơ bán màng e. Cơ bụng chân
c. Cơ khép lớn
2. Chi tiết (1) là : (điền khuyết)
3. Hố kheo là một hố hình trám, cạnh trên-ngoài của hình trám là :
a. Cơ bán gân d. Cơ nhị đầu đùi
b. Cơ bán màng e. Cơ bụng chân
c. Cơ kheo
4 : Chọn
a. Nếu 1,2,3 đúng d. Nếu 3 đúng
b. Nếu 2,3,4 đúng e. Nếu tất cả 1,2,3,4 đều đúng
c. Nếu 2,3 đúng
a. ĐM kheo là tiếp nối của ĐM đùi sau khi ĐM này đi qua góc trên của khám treo
b. ĐM mũ mác là nhánh của ĐM mác
c. TK ngồi đến góc trên (đỉnh) trám kheo thì chia thành TK chày và TK mác chung
d. TK mác chung ở khám treo đi dọc bờ trong cơ bán gân và bán màng
5. ở hố kheo, thành phần nằm nông nhất và ngoài nhất (theo liên quan bậc thang Hiersfield) là
a. Thần kinh ngồi d. ĐM kheo
b Thần kinh mác chung e. TM kheo
c. Thần kinh chày
6. ĐM nào dưới đây KHÔNG phải là nhánh của ĐM kheo
a. ĐM cơ bụng chân d. ĐM gối giữa
b. ĐM gối trên trong e. ĐM gối dưới ngoài

97
c. ĐM gối xuống
7. TK bắp chân do TK bì bắp chân ngoài, thuộc TK mác chung và TK bì bắp chân trong thuộc
TK …………………. hợp thành
Điền vào đoạn trống trên bởi TK thích hợp sau đây
a. TK mác nông d. TK hiển
b. TK mác sâu e. TK ngồi
c. TK chày

Dung hình vẽ dưới đây để trả lời các câu 8,9,10

Thiết đồ ngang gối (ngay trên xương bánh chè)

8. Hình vẽ trên được vẽ và chú thích đúng hay sai ?


a. Đúng b.Sai
9. Nếu hình vẽ sai thì sai ở chi tiết nào ? (Nếu hình vẽ đúng thì đánh dấu e)
a. (A) Bó mạch kheo d. (D) TM hiển lớn
b. (B) Cơ bán gân e. Hình vẽ đúng
c. (C) Cơ thon
10. Chi tiết được đánh dấu bằng số (1) là :
11. Chọn câu ĐÚNG
a. ĐM kheo tương ứng với ĐM cánh tay ở trong khu gấp khuỷu
b. ĐM kheo đi ở phía sau, trong hố kheo để thích ứng với quy luật động mạch lớn đi ở khu
gấp
c. Mặc dù có nhiều vòng nối nhưng vẫn rất nguy hiểm khi thắt ĐM kheo
d. Câu a, b đúng
e, Câu a,b,c đúng
12. Thành phần sâu nhất của hố kheo là
a. Thần kinh ngồi d.TM kheo
b. TK mác chung e. ĐM kheo
c. Thần kinh chày

98
CẲNG CHÂN-BÀN CHÂN
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1. Kể được tên các cơ, chức năng các nhóm thực hiện chung một động tác và thần
kinh chi phối cho các cơ đó ở các vùng cẳng chân.
2. Mô tả được liên quan của các bó mạch thần kinh ở cẳng chân. Vẽ thiết đồ ngang
1/3 trên và 1/3 dưới cẳng chân.
3. Kể tên các cơ, chức năng các cơ theo từng ô, mạch, thần kinh chi phối các cơ đó,
liên quan của mạch, thần kinh gan chân ngoài và trong.
4. Vẽ sơ đồ cung động mạch ở gan chân. So sánh với các cung động mạch ở gan tay
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1. Chỉ được trên xác; mô hình, tranh vẽ các lớp cơ vùng cẳng chân.
2. Tìm được trên xác và các phương tiện thực tập khác các bó mạch thần kinh vùng
cẳng chân.
3 Chỉ được trên xác, mô hình, tranh vẽ các cơ ở bàn chân, các bao hoạt dịch và các
bao sợi.
4. Chỉ được trên xác các cung động mạch, các nhánh của thần kinh ở bàn chân.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1. Giới hạn:
- Ở trên bởi đường vòng qua dưới lồi củ xương chày.
- Ở dưới bởi đường vòng qua 2 mắt cá chân.
- Cẳng chân được tạo ra 2 vùng cẳng chân trước và cẳng chân sau. Vùng cẳng chân trước
chia 2 khu cơ trước và ngoài, vùng cẳng chân sau là khu cơ sau.
Ba khu cơ được giới hạn bởi màng gian cốt cẳng chân nối 2 bờ gian cốt của xương chày,
vách gian cơ trước cẳng chân đi từ bờ trước xương mác đến mạc nông vùng cẳng chân, vách
gian cơ sau cẳng chân đi từ bờ sau xương mác đến mạc nông vùng cẳng chân.
2. Vùng cẳng chân trước:
- Lớp nông:
+ Da, tổ chức dưới da : mỏng và ít di động, ở quanh mắt cá mạch máu cung cấp cho da ít,
do vậy những vết thương ở đây thường chậm lành, nhất là ở người lớn tuổi.
+ Thần kinh nông : Là thần kinh hiển và thần kinh mác nông.
. Thần kinh hiển : Nhánh của thần kinh đùi.
. Thần kinh mác nông : Nhánh của thần kinh mác chung, chi phối cảm giác cho phần dưới
vùng cẳng chân trước, sau đó chia 2 nhánh bì mu chân trong và bì mu chân giữa để cảm giác
cho mu chân.
. Tĩnh mạch nông : Tĩnh mạch hiển lớn, đi từ bờ trong bàn chân đến trước mắt cá trong,
cùng thần kinh hiển lên đùi, Ở vùng cẳng chân tĩnh mạch hiển nhận nhiều nhánh tĩnh mạch
nông ở vùng cẳng chân và cho nhánh nối với tĩnh mạch hiển bé. Khi cần ta có thể bộc lộ tĩnh
mạch hiển lớn ở trước mắt cá trong để tiêm truyền tĩnh mạch.
. Mạc nông : Liên tiếp với mạc đùi, phía trong bám sát mặt trong xương chày, phía ngòai
dính với vách gian cơ trước và sau.
- Lớp sâu:
# Khu cơ trước : có các cơ duỗi bàn chân, nghiêng ngòai bàn chân và duỗi ngón chân. Do
thần kinh mác sâu và động mạch, tĩnh mạch chày trước chi phối.
+ Cơ chày trước :

99
. Nguyên ủy : Bám vào lồi cầu ngòai và 2/3 trên mặt ngòai xương chày, màng gian cốt, mạc
nông cẳng chân.
. Bám tận : Cơ đi chéo từ ngòai vào trong và tận cùng bằng một gân cơ ở xương chêm
trong, nền xương đốt bàn chân I.
. Động tác : Duỗi bàn chân và nghiêng trong bàn chân.
+ Cơ duỗi ngón cái dài : Nằm giữa cơ chày trước và cơ duỗi các ngón chân dài.
. Nguyên ủy : Bám vào 1/3 giữa mặt trong xương mác, màng gian cốt.
. Bám tận : Dọc theo cạnh ngòai cơ chày trước đến nền đốt xa ngón cái.
. Động tác : Duỗi bàn chân, duỗi ngón cái.

Thần kinh mác chung


Thần kinh hiển
Dây chằng bánh chè
Cơ mác dài
Cơ chày trước
Thần kinh mác nông
Thân kinh mác sâu
Động mạch chày
Cơ bụng chân
Cơ dép
Cơ duỗi các ngón chân dài
Cơ duỗi ngón cái dài
Cơ duỗi ngón cái ngắn

Cơ cẳng chân nhìn trước

+ Cơ duỗi các ngón chân dài :


. Nguyên ủy : Bám vào xương chày ở lồi cầu ngòai, xương mác ở mặt trong 3/4 trên. màng
gian cốt, vách gian cơ trước và mạc nông.
. Bám tận: 4 gân bám vào 4 ngón chân ngòai, khi đến khớp gian đốt gần ngón chân, mỗi
gân chia 3 trẽ; trẽ giữa bám vào nền xương đốt ngón giữa, 2 trẽ bên bám vào nền xương đốt
ngón xa.
. Động tác: Duỗi bàn chân, duỗi ngón chân II, III, IV, V, nghiêng ngòai bàn chân.
+ Cơ mác ba: Có khi có, có khi không và được xem như phần ngòai cùng của cơ duỗi các
ngón chân dài.
. Nguyên ủy: Bám vào mặt trong 1/3 dưới xương mác, màng gian cốt, vách gian cơ trước.
. Bám tận: Đi dọc cạnh ngòai cơ duỗi ngón chân dài, bám vào nền xương đốt bàn chân V.
. Động tác : Duỗi bàn chân, nghiêng ngòai bàn chân.
Tất cả các cơ khu trước cẳng chân khi đi qua cổ chân đều được giữ bởi mạc giữ gân đuỗi
trên và dưới và được vận động bởi thần kinh mác sâu.

100
# Khu cơ ngoài :
+ Cơ mác dài :
. Nguyên ủy : Đầu trước bám vào chỏm xương mác và vách gian cơ trước, đầu sau bám vào
mặt ngòai xương mác và vách gian cơ sau.
. Bám tận : Gân cơ mác dài đi sau mắt cá ngòai, dưới mạc giữ các cơ mác trên và dưới đến
rãnh gân cơ mác dài của xương gót và xương hộp, sau bám tận vào xương chêm trong và nền
xương đốt bàn I.
. Động tác : Gấp và nghiêng ngòai bàn chân. Giữ vững vòm gan chân.
+ Cơ mác ngắn : Nhỏ hơn và nằm dưới cơ mác dài.
. Nguyên ủy : Bám vào 2/3 dưới mặt ngòai xương mác, vách gian cơ ngòai và trong.
. Bám tận : Gân cơ mác ngắn đi sau mắt cá ngòai, dưới mạc giữ cơ mác trên và dưới, trước
gân cơ mác dài, bám tận vào nền xương đốt bàn V.
. Động tác : Gấp bàn chân.
Các cơ khu ngòai cẳng chân được vận động bởi thần kinh mác nông.
# Mạch máu :
+ Động mạch chày trước :
. Nguyên ủy : Một trong 2 nhánh tận của động mạch kheo, bắt đầu từ bờ dưới cơ kheo đến
khớp cổ chân đổi tên thành động mạch mu chân.
. Đường đi và liên quan : Ở vùng cẳng chân sau, từ bờ dưới cơ kheo chạy ra trước giữa 2
đầu cơ chày sau đến bờ trên màng gian cốt để ra khu trước. Tại đây động mạch cách thần
kinh mác sâu bởi chỏm xương mác và cơ duỗi các ngón chân dài. Ở 2/3 trên vùng cẳng chân
trước, Động mạch nằm trên màng gian cốt, trong động mạch là cơ chày trước, ngòai và hơi
trước động mạch là cơ duỗi các ngón chân dài và duỗi ngón cái dài. Ở 1/3 dưới vùng cẳng
chân trước, động mạch nằm trên xương chày và khớp cổ chân. Cơ duỗi ngón cái dài lúc đầu
ở ngòai động mạch sau đó bắt chéo động mạch đi vào trong. Thần kinh mác sâu sau khi chạy
vòng quanh chỏm xương mác và xuyên qua cơ duỗi các ngón chân dài đến khu trước, lúc đầu
thần kinh nằm ngòai động mạch, sau đó bắt chéo trước và vào trong động mạch.
Trên da, đường đi của động mạch chày trước là một đường vạch từ điểm giữa lồi củ chày
đến giữa hai mắt cá.
. Phân nhánh : Ngòai các nhánh cơ, động mạch chày trước còn cho các nhánh.
= Động quặt ngược chày sau : Đi giữa cơ kheo và dây chằng kheo chéo để nối với động
mạch gối dưới trong.
= Động quặt ngược chày trước : tách ra ngay sau khi động mạch chày trước đi qua màng
gian cốt đến nối với nhánh gối trên ngòai và dưới của động mạch kheo.
= Động mạch mắt cá trước ngòai : Nối với nhánh xuyên, các nhánh mắt cá ngòai của động
mạch mác và động mạch cổ chân ngòai của động mạch mu chân để tạo thành mạng mạch mắt
cá ngòai.
= Động mạch mắt cá trước trong : Đi vòng quanh mắt cá trong nối với các nhánh mát cá
trong của động mạch chày sau, các động mạch cổ chân trong của động mạch mu chân tạo
thành mạng mạch mắt cá trong.
+ Tĩnh mạch chày trước : Hai tĩnh mạch chày trưiức nhận máu từ mạng mạch mu chân đi
cùng động mạch chày trước đổ vào tĩnh mạch kheo.
# Thần kinh :
+ Thần kinh mác sâu :
. Nguyên ủy : Một trong hai nhánh tận của thần kinh mác chung.

101
. Đường đi : Ở vùng kheo thần kinh mác chung đi dọc bờ trong cơ nhị đầu đùi, trên đầu
ngòai cơ bụng chân, cơ gan chân và cơ kheo, sau đó vòng quanh chỏm xương mác rồi cho 2
nhánh tận là thần kinh mác sâu đi ở khu trước và thần kinh mác nông đi ở khu ngòai.
Ở khu trước, thần kinh mác sâu đi xuyên qua đầu trên cơ duỗi các ngón chân dài đến khe
giữa cơ này và cơ chày trước. Sau đó đi cùng động mạch chày trước để tới dưới mạc giữ gân
duỗi và xuống bàn chân.
Thần kinh mác chung khi đi qua chỏm xương mác nằm ngay trên xương, trong một ống
hợp bởi xương và cơ mác dài, do đó khi bị bệnh phong ta có thể sờ được thần kinh này tại
chỏm mác. Cũng do thần kinh nằm sát xương nên khi bó bột cẳng chân cần tránh bó quá chặt
ở vùng chỏm mác gây chèn ép thần kinh.
. Phân nhánh :
= Các nhánh cơ : Vận động tất cả các cơ khu trước.
= Các thần kinh mu ngón chân cái ngòai và thần kinh mu ngón chân nhì trong để chi phối
cảm giác cho kẽ giữa ngón chân I và II.
+ Thần kinh mác nông :
. Nguyên ủy : Nhánh tận của thần kinh mác chung.
. Đường đi : Đi giữa cơ duỗi các ngón chân dài và các cơ mác hoặc đi dọc giữa 2 đầu của
cơ mác dài rồi đi dần ra nông để chi phối cảm giác cho phần dưới khu cẳng chân trước và mu
chân.
. Phân nhánh : Cho các nhánh cơ đến vận động 2 cơ mác và 2 nhánh tận là bì mu chân
trong và bì mu chân giữa đến cảm giác da ở mu chân.
3. Vùng cẳng chân sau:
- Lớp nông:
# Da, tổ chức dưới da : Liên tục với vùng gối sau và vùng đùi sau, dày hơn vùng cẳng chân
trước.

Cơ cẳng chân( Nhìn sau)


Cơ gan chân
Cơ bụng chân
ĐM khoeo và TK chày
Cơ khoeo
Cơ dép
Động mạch chày sau
Động mạch mác
Cơ gấp các ngón chân dài
Cơ chày sau
Cơ gấp ngón chân cái dài

Động mạch mác

Gân gót( Achilles)

102
# Thần kinh nông :
+ Thần kinh bì đùi sau : (xem bài mông)
+ Thần kinh bắp chân : Do sự hợp thành của thần kinh bì bắp chân ngòai và trong.
. Thần kinh bì bắp chân ngòai : Nhánh của thần kinh mác chung ở hố kheo, đi xuống cẳng
chân và cho nhánh nối mác nối với nhánh bì bắp chân trong,
. Thần kinh bì bắp chân trong : Tách ra từ thần kinh chày đi giữa 2 đầu cơ bụng chân, dần
dần di xuyên ra nông nối với nhánh bì bắp chân ngòai.
Thần kinh bắp chân đi dọc theo bờ ngòai gân gót và chia ra hai nhánh :
= Các nhánh gót ngòai : đến gót.
= Thần kinh bì mu chân ngòai đến cạnh ngòai bàn chân.
# Tĩnh mạch nông : Tĩnh mạch hiển bé đi từ cạnh ngòai bàn chân, sau mắt cá ngòai và
theo bờ ngòai gân gót lên cẳng chân cùng với thần kinh bắp chân rồi đổ vào tĩnh mạch kheo.
Khi sự lưu thông của tĩnh mạch này không tốt sẽ gây nên hiện tượng bệnh lý dãn tĩnh mạch ở
bụng chân.
Các mạch máu và thần kinh này nằm trong lớp mạc nông cẳng chân.
- Lớp sâu:
* Cơ : Chia 2 lớp bởi mạc cẳng chân sâu.
. Lớp cơ nông : Cơ tam đầu cẳng chân và cơ gan chân.
. Lớp cơ sâu : Cơ kheo, cơ gấp ngón cái dài, cơ chày sau, cơ gấp các ngón chân dài. Các cơ
lớp sâu ( trừ cơ kheo ) đều chạy ra sau mắt cá trong để xuống gan chân. Giữa 2 lớp cơ có
động mạch chày, động mạch mác và thần kinh chày. Các cơ vùng cẳng chân sau đều do thần
kinh chày chi phối.
# Cơ tam đầu cẳng chân : Gồm cơ bụng chân và cơ dép.
= Cơ bụng chân :
+ Nguyên ủy : Đầu ngoài bám vào lồi cầu ngoài xương đùi và phần quanh lồi cầu ngoài,
trong đầu này thường có xương vừng. Đầu trong lớn hơn đầu ngoài, bám vào lồi cầu trong
xương đùi và phần quanh lồi cầu trong.
+ Bám tận : Thớ cơ của 2 đầu tụm lại thành tam giác dưới của hố kheo rồi dính với gân cơ
dép thành gân gót.
= Cơ dép :
+ Nguyên ủy : Bám vào xương mác ở chỏm và 1/3 trên mặt sau xương chày ở đường cơ
dép, cung gân cơ dép, cung này căng từ xương mác đến xương chày.
Động mạch kheo và thần kinh chày đi dưới cung gân cơ này để vào vùng cẳng chân sau.
+ Bám tận :Gân cơ dép hợp với gân cơ bụng chân thành gân gót hay gân A chillis. Gân gót
là một gân dày khoẻ bám vào mặt sau xương gót có túi thanh mạc gân gót và mô mỡ.
+ Động tác : Gấp cẳng chân, gấp bàn chân, có vai trò chủ yếu trong động tác đi lại và chạy
nhảy.
= Cơ gan chân : Là cơ mảnh, có thể không có
+ Nguyên ủy : Bám vào mép dưới ngoài đường ráp cung với đầu ngoài cơ bụng chân.
+ Bám tận : Gân đi dọc theo cạnh trong gân gót để bám vào xương gót.
+ Động tác : Gấp bàn chân nhưng yếu.
= Cơ kheo :
+ Nguyên ủy : Bám vào lồi cầu ngoài xương đùi.
+ Bám tận : Cơ toả thành hình tam giác bám ở trên đường dép xương chày..
+ Động tác : Gấp và xoay trong cẳng chân.
= Cơ gấp ngón cái dài :

103
+ Nguyên ủy : Bám vào xương mác 2/3 dưới mặt sau, màng gian cốt và vách gian cơ sau.
+ Bám tận : Cơ đi ở pha xương mác, ngoài cơ chày sau và cơ gấp các ngón chân dài , đi
chéo vào trong và tận cùng bằng một gân đi dưới mạc giữ gân gấp của xương sên và xương
gót để xuống gan chân. Ở gan chân gân bắt chéo dưới gân cơ gấp các ngón chân dài, đi giữa
2 đầu cơ gấp ngón cái ngắn, đến bám vào đốt xa ngón cái.
+ Động tác : Gấp ngón cái, gấp bàn chân và nghiêng trong bàn chân.
= Cơ gấp các ngón chân dài :
+ Nguyên ủy : Bám vào mép dưới đường cơ dép, nửa trong 1/3 giữa mặt sau xương chày
và vách xơ ngăn cách cơ này với cơ chày sau.
+ Bám tận : Lúc đầu cơ ở trong cơ chày, sau thành gân bắt chéo phía sau gân cơ chày sau ở
1/3 dưới cẳng chân. Tới cổ chân, đi ở sau mắt cá trong để vào gan chân rồi lại bắt chéo gân
cơ gấp ngón cái dài để toả thành 4 gân bám vào nền các đốt ngón chân xa, trừ ngón cái. Mỗi
gân chọc qua gân cơ gấp các ngón ngắn nên được gọi là gân xuyên. Vì cơ gấp các ngón chân
dài chạy chếch từ trong ra ngoài ở gan chân nên có cơ vuông gan chân đến tăng cường bám
vào cạnh ngoài của gân để lặp lại trục động tác cho cơ dọc theo bàn chân.

Cơ chày trước Xương chày


Cơ duỗi các ngón chân Tĩnh mạch hiển lớn
dài Cơ chày sau
Cơ duỗi ngón chân cái Cơ gấp các ngón chân
dài dài
Cơ mác dài Động – tĩnh mạch
Vách gian cơ trước chày sau và TK chày
Cơ mác ngắn Cơ gấp ngón chân cái
Vách gian cơ sau dài
Màng gian cốt Cơ dép
Vách gian cơ Cơ bụng chân
Mạc cẳng chân

Thiết đồ ngang qua điểm giữa cẳng chân trái


+ Động tác : Gấp các ngón chân, trừ ngón chân cái, gấp và xoay bàn chân vào trong, giữ
vòm gan chân.
= Cơ chày sau :
+ Nguyên ủy : Bám vào xương chày ở 1/3 giữa mặt sau, xương mác ở mặt sau và màng
gian cốt.
+ Bám tận : Chạy chéo vào trong, bắt chéo cơ gấp các ngón chân dài, đi sau mắt cá trong
dưới mạc giữ các gân gấp. Ở mắt cá trong, cơ chày sau đi trước gân gấp các ngón chân dài và
gấp ngón cái dài. Ở gan chân cơ được cơ dạng ngón cái che phủ và đến bám tận ở củ xương
ghe, các xương chêm trong, giữa, ngoài và nền xương đốt bàn các ngón II, III, IV.
+ Động tác : Gấp và nghiêng trong bàn chân.
Tất cả các cơ ở vùng cẳng chân sau đều do dây thần kinh chày chi phối.
* Mạch máu :
# Động mạch chày sau :
+ Nguyên uỷ :
Là nhánh của động mạch khoeo đi từ cung cơ dép đến sau mắt cá trong chia 2 nhánh tận là
động mạch gan chân trong, ngoài.

104
+ Đường đi : Đi giữa 2 lớp cơ vùng cẳng chân sau, dưới mạc sâu cẳng chân. Lúc đầu đi
giữa 2 xương chày, mác, sau đó đi vào trong và ra nông. Ở 1/3 dưới động mạch đi ngay ở
cạnh trong gân gót. Cùng đi có 2 tĩnh mạch chày sau và thần kinh chày. Trên da, động mạch
chày sau đi theo một đường vạch từ góc dưới trâm kheo đến điểm giữa mắt cá trong và gân
gót. Có thể bắt mạch được ở điểm này.
+ Phân nhánh : Ngoài các nhánh cơ, động mạch chày sau cho :
= Nhánh bên :
. Nhánh mũ mác : đi vòng lấy chỏm mác, đến nối với nhánh gối dưới ngoài.
. Động mạch mác :
. Các nhánh mắt cá trong :
. Các nhánh gót.
= Nhánh tận : Gan chân trong và ngoài.
# Động mạch mác :
+ Nguyên uỷ : Tách từ động mạch chày. khoảng 2,5 cm dưới bờ dưới cơ kheo.
+ Đường đi : Đi chếch ra ngoài về pha xương mác, lúc đầu nằm giữa cơ chày sau và cơ gấp
ngón cái đài, sau căng đi sâu dưới màng gian cốt và được cơ gấp ngón cái dài phủ pha sau.
+ Phân nhánh : Ngoài các nhánh nui cơ và xương động mạch mác cho các nhánh sau:
. Nhánh xuyên : Xuyên qua vách gian cơ đến khu trước.
. Nhánh nối : với động mạch chày sau.
. Các nhánh mắt cá ngoài đến mắt cá ngoài tạo mạng mạch mắt cá.
. Các nhánh gót : Xem như các nhánh tận của động mạch mác, đến gót để tạo mạng mạch
gót.
# Tĩnh mạch :
Các tĩnh mạch sâu là tĩnh mạch chày sâu và tĩnh mạch mác đi kèm đổ về tĩnh mạch khoeo.
* Thần kinh:
+ Thần kinh chày : Là thần kinh của vùng cẳng chân sau.
. Đường đi : Từ hố kheo xuống, nằm trên cơ kheo, chui dưới cung gân cơ dép, nằm giữa 2
lớp cơ vùng cẳng chân sau. Lúc đầu thần kinh nằm trong động mạch chày sau, sau đi sau và
ra ngoài, dọc theo trục giữa vùng vẳng chân sau. Đến dưới mạc giữ gân duỗi, thần kinh
chày chia ra 2 nhánh tận là thần kinh gan chân trong và thần kinh gan chân ngoài.
. Phân nhánh :
= Các nhánh cơ vùng cẳng chân sau.
= Thần kinh gian cốt cẳng chân, đi trên màng gian cốt.
= Thần kinh bì bắp chân trong, chi phối cảm giác vùng cẳng chân sau.
= Các nhánh thần kinh gót trong, cảm giác mặt trong và mặt dưới gót chân.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Chọn câu SAI với động mạch chày sau :


a. Đi giữa 2 lớp cơ vùng cẳng chân sau, dưới mạc sâu cẳng chân
b. Lúc đầu đi giữa 2 xương chày và mác
c. Sau khi đi giữa xương chày và xương mác, ĐM chày sau đi vào trong và hướng ra nông
d. Ở 1/3 dưới cẳng chân, động mạch đi ngay ở bờ ngoài gân gót
e. Cùng đi với động mạch có 2 tĩnh mạch chày sau và thần kinh chày
Dùng chi tiết sau để trả lời câu 2,3

105
I. Cơ chày trước IV. Cơ mác ba
II. Cơ duỗi ngón cái dài V. Cơ mác dài
III. Cơ duỗi ngón chân dài VI. Cơ mác ngắn
2. Cơ thuộc khu cơ trước vùng cẳng chân là
a. I, II, III, IV d. II, III, V, VI
b. II, III, IV, V e. I, II, III, IV
c. III, IV, V, VI
3. TK mác sâu chi phối vận động cho các cơ trên NGOẠI TRỪ
a. I, II d. IV, VI
b. II, VI e. V, VI
c. IV, V
4. Tất cả các cơ sau đây thuộc về khu cơ trước vùng cẳng chân trước NGOẠI TRỪ
a. Cơ chày trước d. Cơ duỗi ngón cái dài
b. Cơ mác ba e. Cơ duỗi ngón chân dài
c. Cơ mác ngắn
5. Tất cả các cơ sau đây thuộc về khu cơ trước vùng cẳng chân trước NGOẠI TRỪ
a. Cơ chày trước d. Cơ mác ba
b. Cơ duỗi ngón cái dài e. Cơ mác dài
c. Cơ duỗi ngón chân dài
6. Trong các cơ dưới đây, cơ nào nằm ở lớp sâu vùng chân sau, về phía xương mác
a. Cơ mác dài d. Cơ gấp ngón chân dài
b. Cơ chày sau e. Tất cả đều sai
c. Cơ gấp ngón cái dài

Dùng các chi tiết sau để trả lời các câu từ 7 đến 10
I. Cơ chày trước IV. Cơ mác ba
II. Cơ duỗi ngón cái dài V. Cơ mác dài
III. Cơ duỗi ngón chân dài VI. Cơ mác ngắn
7. Cơ thuộc khu cơ ngoài vùng cẳng chân trước là :
a. V,VI d. IV, V
b. IV, V, VI e. III,V,VI
c. IV, VI
8. Cơ do TK mác sâu chi phối là :
a. I d. IV, V, VI
b. II, III e. I, II, III, IV
c. I, II, III
9. Cơ chịu sự chi phối của TK mác nông là
a. I d. V, VI
b. II, III e. IV, V, VI
c. I, II, III
10. Tất cả các cơ trên đều làm động tác dỗi cổ chân, NGOẠI TRỪ
a. V d. IV
b. V, VI e. VI
c. IV, V, VI
11. Khu cơ trước vùng cẳng chân trước được chi phối vận động bởi :
a. TK mác nông d. a và b đúng

106
b. TK mác sâu e. a, b, c đều đúng
c. TK hiển
12. Khu cơ trước vùng cẳng chân trước được chi phối vận động bởi
a. TK mác nông d. TK bắp chân
b. TK mác sâu e. Cả a và b
c. TK hiển
13. Ở vùng cẳng chân, TK mác nông đi cùng với
a. ĐM mác d. Một động mạch khác
b. ĐM chày trước e. TK mác nông không đi cùng với động mạch
c. c. ĐM chày sau nào cả
14. Ở vùng cẳng chân, TK mác sâu đi cùng với
a. ĐM mác d. ĐM chày sau
b. ĐM chày trước e. Không đi cùng với động mạch nào
c. ĐM mác sâu
15. Ở vùng cẳng chân, động mạch mác đi kèm
a. Thần kinh mác chung d. Thần kinh chày
b. Thần kinh mác nông e. Tất cả đều sai
.c Thần kinh mác sâu

Dùng hình vẽ và bảng trả lời sau để trả lời các câu :16, 17,18,19.

SƠ ĐỒ CẢM GIÁC MẶT SAU CẲNG CHÂN VÀ BÀN CHÂN

a. TK bắp chân d. TK gan chân ngoài


b. TK bì bắp chân trong e. TK hiển
c. TK bì bắp chân ngoài
16. Chi tiết (2) là :
17. Chi tiết (5) là :
18. Chi tiết (6) là :
19. Chi tiết (8) là :
20. Cơ gan chân nằm trong
a. Khu cơ trước vùng cẳng chân trước
b. Khu cơ ngoài vùng cẳng chân trước
c. Lớp nông vùng cẳng chân sau
d. Lớp sâu vùng cẳng chân sau
e. Cơ gan chân chỉ nằm ở vùng gan chân

107
BÀN CHÂN
Giới hạn: Bắt đầu từ dưới 2 mắt cá tới đầu mút các ngón chân. Bàn chân gồm gan chân và
mu chân.

GAN CHÂN:
1) Lớp nông:

Gan chân: Lớp thứ nhất


Các động mạch gian ngón riêng
Các gân cơ gấp các ngón chân
ngắn
Gân cơ gấp ngón cái dài
Đầu trong cơ gấp ngón cái ngắn
Cơ gấp ngón út ngắn
Cơ dạng ngón út
Cơ dạng ngón cái
Cơ gấp các ngón chân ngắn

Cơ gan chân

1.1 ) Da và tổ chức dưới da : Da vùng gan chân rất dầy dính chặt với tổ chức dưới da và mỡ
dưới da bởi mô sợi, cũng như gan tay, gan chân có các nếp vân da.

1.2 ) Tĩnh mạch : Tạo thành một mạng tĩnh mạch gan chân, nhận máu tĩnh mạch ở gan ngón
chân, gan đốt bàn chân, nối với mạng tĩnh mạch mu chân, tĩnh mạch hiển lớn và bì.

1.3 ) Thần kinh nông : Thần kinh gan chân trong và ngoài, các nhánh gót trong và ngoài chi
phối cảm giác ở gan chân. Tất cả các nhánh trên đều thuộc thần kinh chày.

1.4 ) Cân gan chân : Gồm 3 phần :


- Phần giữa : chắc, chia năm trẽ từ gân gót đến 5 ngón chân.
- Phần trong : Mỏng ở sau, dầy ở trước.

- Phần ngoài : Dầy ở sau, mỏng ở trước.


. Cân gan chân giữa góp phần tạo nên vòm gan chân.
. Tại nơi nối giữa phần trong và phần giữa cân gan chân , có vách gian cơ trong đi từ xương
gót, ghe, chêm ngoài và đốt bàn chân I đến bám vào.
. Tại nơi nối giữa phần ngoài và phần giữa cân gan chân , có vách gian cơ ngoài đi từ gân
cơ mác dài và xương đốt bàn chân V đến bám vào..

108
2) Lớp sâu:

Các gân cơ gấp các ngón


chân cái dài
Các gân cơ gấp các ngón
chân cái ngắn
Các cơ giun
Gân gấp ngón cái dài
Đầu ngoài và trong cơ gấp
ngón cái ngắn
Đầu ngang và chéo cơ
khép ngón cái
Cơ dạng ngón út
Gân gấp các ngón chân dài
Cơ vuông gan chân
TK và ĐM gan chân trong
TK và ĐM gan chân ngoài
Lớp thứ ba TK và ĐM gót trong Lớp thứ hai
TK và ĐM gót ngoài

Các cơ gan chân

Vách gian cơ trong, ngoài và cân gan chân chia gan chân ra 3 ô; mô cái, giữa và ô mô út.
- mô cái : Ở trong chứa cơ dạng ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn và gân cơ gấp ngón cái
dài.
- Ô giữa : chứa cơ gấp các ngón chân ngắn, cơ vùng gan chân, các cơ giun, gân cơ gấp các
ngón chân dài, cơ khép ngón chân cái và các cơ gian cốt.
- Mô út : Ở ngoài, có cơ dạng ngón út, cơ gấp ngón út ngắn.
Vì các cơ ở 3 ô trên xếp thành 4 lớp rõ rệt nên khác với gan tay người ta thường tả cơ ở gan
chân theo lớp mà không theo ô.
2.1) Lớp cơ nông: gồm 3 cơ; dạng ngón cái, gấp các ngón chân ngắn và cơ dạng ngón út.
2.1.1) Cơ dạng ngón cái :
+ Nguyên uỷ : Từ mỏm trong củ xương gót, đi dọc theo cạnh trong cơ gấp các ngón chân
ngắn và vách gian cơ trong.
+ Bám tận : Cùng với gân cơ gấp bám vào đốt gần ngón cái.
+ Động tác : Gấp ngón cái, đưa ngón cái dạng xa trục và góp phần tạo nên vòm dọc trong
gan chân.
2.1.2) Cơ gấp các ngón chân ngắn :
+ Nguyên uỷ : Bám vào củ gót, cân gan chân và 2 vách gian cơ trong và ngoài.
+ Bám tận : Cơ chia thành 4 gân đến 4 ngón chân ngoài, mỗi gân sau đó chia thành 2 trẽ (
gân thủng ) tương tự như gân cơ gấp các ngón nông ở chi trên để đến nền của đốt ngón giữa.

109
+ Động tác : Gấp đốt giữa và gấp đốt gần.
2.1.3) Cơ dạng ngón út :
+ Nguyên uỷ : Bám vào củ gót, cân gan chân và vách gian cơ ngoài.
+ Bám tận : Mặt ngoài đốt gần ngón V.
+ Động tác : Gấp và dạng ngón V, góp phần tạo nên vòm dọc ngoài gan chân.
2.2) Lớp cơ giữa : Gồm các cơ nội tại gan chân là cơ vuông gan chân, các cơ giun và 2
gân cơ từ cẳng chân sau đi xuống là gân cơ gấp các ngón chân dài và gân gấp ngón cái dài.
2.2.1) Cơ vuông gan chân : Còn gọi là cơ gấp phụ
+ Nguyên uỷ : Đầu ngoài bám vào củ gót. Đầu trong bám vào mặt trong xương gót.
+ Bám tận : Hai bó hợp thành một cơ đến bám vào cạnh ngoài gân gấp các ngón chân dài.
+ Động tác : Chỉnh lại hướng tác dụng của cơ gấp các ngón chân dài và góp phần tạo nên
vòm dọc gan chân.
2.2.2) Các cơ giun :
+ Nguyên uỷ : Ba cơ giun ngoài bám vào 2 bín gân cơ gấp các ngón chân dài, cơ giun
trong bám vào cạnh trong gân gấp ngón 2.
+ Bám tận : Ở mặt trong đốt gần ngón chân tương ứng và cho những trẽ đến tận gân duỗi.
+ + Động tác : Gấp đốt gần 4 ngón chân ngoài.
2.3) Lớp cơ sâu : Gồm hai phần.
- Phần sau có dây chằng gan chân dài, gân cơ chày sau và gân cơ mác dài.
- Phần trước có các cơ gấp ngón cái ngắn, khép ngón cái và gấp ngón út ngắn.
2.3.1) Cơ gấp ngón cái ngắn :
- Nguyên ủy:Từ xương chêm trong, giữa, ngòai và dây chằng gót hộp- gan chân
- Bám tận : Vào hai xương vừng và 2 bên nền xương đốt gần ngón I.
- Động tác : Gấp đốt gần ngón cái.
2.3.2) Cơ khép ngón cái :
- Nguyên ủy: Đầu chéo, bám vào xương hộp, xương chêm ngòai, xương đốt bàn II, III và
dây chằng gót - hộp gan chân. Đầu ngang bám vào khớp đốt bàn-đốt ngón chân III, IV, V.
- Bám tận : Hai bó bám vào phía ngòai nền xương đốt ngón gần của ngón cái.
- Động tác : Khép ngón cái.
2.3.3) Cơ gấp ngón út ngắn :
- Nguyên ủy: Củ xương hộp, nền xương đốt bàn chân V.
- Bám tận : Nền đốt gần ngón chân V.
- Động tác : Gấp đốt gần ngón V.
2.4) Lớp cơ gian cốt :
2.4.1) Các cơ gian cốt mu chân : Có 4 cơ gian cốt mu lấp 4 khỏang giữa các xương đốt bàn
chân. 2 cơ gian cốt mu bên trong đến bám tận vào 2 bên nền đốt gần ngón II, 2 cơ gian cốt
ngòai đến bán vào mặt ngòai xương đốt bàn III và IV.
2.4.2) Các cơ gian cốt gan chân : Có 3 cơ gian cốt gan chân. Các cơ bám từ mặt trong các
xương đốt xương bàn III, IV, V. đến bám tận vào mặt trong nền đốt ngón gần của các ngón
tương ứng.
Các cơ này khép ngón III, IV, V về gần trục của bàn chân là ngón II.
Tất cả các cơ gan chân (trừ cơ dạng, cơ gấp ngón cái ngắn và cơ giun I do thần kinh gan
chân trong chi phối) đều do thần kinh gan chân ngòai vận động.
2.5) Mạch máu :Động mạch chày sau đến vùng gót chia 2 nhánh cùng là động mạch gan
chân ngòai và gan chân trong.
2.5.1) Động mạch gan chân ngòai :

110
- Nguyên ủy: Nhánh tận lớn hơn của động mạch chày sau. Đi từ trong ra ngòai qua gót
chân đến nền xương đốt bàn V. Tại đây động mạch quặt trở lại vào trong ngang mức nền các
xương đốt bàn rồi nối với nhánh gan chân sâu của động mạch mu chân tạo thành cung gan
chân.
- Liên quan :
+ Đọan trong vùng gót : Động mạch đi giữa xương gót và cơ dạng ngón cái.
+ Đọan chếch : Động mạch đi giữa cơ gấp các ngón chân và cơ vuông gan chân, Thần kinh
gan chân ngòai lúc đầu ở sau động mạch, sau đó đi vào trong.
+ Đọan ngang : Là cung động mạch gan chân, đi càng lúc càng sâu, giữa cơ gấp các ngón
chân dài , các cơ giun với cơ khép ngón cái và cơ gian cốt.
- Nhánh bên : Động mạch gan chân ngòai cho các nhánh ;
+ Các nhánh động mạch gan đốt bàn chân, đi giữa kẽ các xương đốt bàn chân và cho nhánh
đến các ngón.
+ Các nhánh xuyên nối với động mạch mu chân.
2.5.2) Động mạch gan chân trong : Nhỏ hơn động mạch gan chân ngòai, đi dọc phía trong
gân gấp dài ngón cái, nối với nhánh động mạch gan đốt bàn chân I.
2.5.3) Tĩnh mạch : Đi kèm với động mạch và đổ vào cung tĩnh mạch gan chân.
2.6) Thần kinh :
Cũng như động mạch, gan chân có 2 thần kinh; thần kinh gan chân ngòai và gan chân trong
tách ở thần kinh chày, trong vùng gót ngay phía sau dưới của mắt cá trong.
Thần kinh gan chân
Tk gan chân
trong
TK chày
TK gan chân
ngoài
Nhánh gót
trong
Các TK gan
ngón chung

Các thần kinh gan ngón riêng

2.6.1) Thần kinh gan chân ngòai : Được xem như dây trụ ở gan tay. Thần kinh đi cùng đường
với động mạch gan chân ngòai và cho 2 lọai nhánh.
- Nhánh nông : Chia 2 nhánh thần kinh gan ngón chân chung. Mỗi nhánh lại chia 2 nhánh
gan chân riêng đến cảm giác cho một ngón rưỡi ngòai.
- Nhánh sâu : Đi theo cùng với động mạch gan chân và giống ngành cùng sâu dây thần kinh
trụ đến vận động cho các cơ ở mô út, 3 cơ giun ngòai, các cơ gian cốt và cơ khép ngón cái.
2.6.2) Thần kinh gan chân trong : Được xem như thần kinh giữa ở gan tay, thần kinh đi
giữa cơ dạng ngón cái và gấp các ngón chân ngắn rồi cho các nhánh.
- Thần kinh gan ngón chân riêng đến cảm giác riêng cho cạnh trong ngón I.
- Ba thần kinh gan ngón chân chung, mỗi nhánh này sau đó chia thành 2 thần kinh gan
ngón chân riêng để chi phối cảm giác cho 3 ngón rưỡi trong của ngón chân.

111
Thần kinh gan chân trong còn chi phối vận động cho cơ dạng ngón cái, gấp ngón cái ngắn
và cơ giun I.

MU CHÂN
I. Lớp nông :
I,1) Da và tổ chức dưới da : Mỏng và dễ di động trong lớp tổ chức dưới da có chứa tĩnh
mạch và thần kinh nông.
I.2) Tĩnh mạch và thần kinh nông : Tạo thành một mạng tĩnh mạch mu chân, nối với cung
tĩnh mạch mu chân rồi cùng đổ vào tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé.
- Thần kinh bì mu chân trong : Thuộc thần kinh mác nông, chi phối cảm giác cho 2 ngón
rưỡi trong.
- Thần kinh bì mu chân giữa : Thuộc thần kinh mác nông, chi phối cảm giác cho cạnh
ngòai ngón chan III, IV và cạnh trong ngón V.
- Thần kinh bì mu chân ngòai : Thuộc thần kinh bì cẳng chân, chi phối cảm giác cho cạnh
ngoài ngón V.
- Thần kinh hiển : Chi phối cảm giác cho cạnh trong mu chân.
- Thần kinh mác sâu : Chi phối cảm giác cho kẽ giữa ngón I, II và nối tiếp với thần kinh bì
mu chân trong.
Mu chân phẫu tích nông

Thần kinh mác nông ĐM chày trước và TK


Gân –cơ duỗi các ngón mác sâu
chân dài Bao hoạt dịch của gân cơ
Mạc giữ gân duỗi trên chày trước
Bao hoạt dịch của các gân Bao hoạt dịch của gân cơ
cơ duỗi các ngón chân dài duỗi ngón chân cái dài
Mạc giữ gân duỗi dưới
Gân cơ mác ngắn
Gân cơ mác ba
Các gân cơ duỗi các ngón Gân cơ duỗi ngón cái ngắn
chân dài
Gân cơ duỗi ngón chân cái
dài

I.3) Mạc nông : Ở trên mac liên tiếp với mạc giữ gân duỗi dưới và ở 2 bên mạc dính với
cán gan chân.
2) Lớp sâu :
2.1) Các cán cơ : Các cán cơ khu trước cẳng chân đi dưới mạc giữ gân duỗi đến bám vào mu
chân gồm :

112
- Gân cơ chày trước được bọc trong bao gân cơ chày trước đến bám vào xương chêm trong
và nền xương đốt bàn I.
- Gân cơ duỗi ngón cái dài được bọc trong bao họat dịch gân cơ duỗi ngón cái dài, đến bám
vào nền đốt xa ngón cái.
- Gân cơ duỗi các ngón chân dài đến bám vào nền các đốt giữa và xa của 4 ngón ngòai
cùng.
- Gân cơ mác ba : Đến bám vào nền xương đốt bàn V.
Hai gân cơ trên được bọc trong một bao họat dịch chung ; bao họat dịch gân cơ duỗi các
ngón chân dài.

Cơ và gân chày trước

Gân và cơ duỗi các ngón ĐM chày trước và thần kinh


chân dài mác sâu
Động mạch mắt cá trong
Nhánh xuyên của động trước
mạch mác Động mạch mu chân
Nhánh trong của TK mác
Gân cơ mác dài sâu
Động mạch cung
Cơ duỗi các ngón chân ngắn Các động mạch mu đốt bàn

Nhánh ngoài của TK mác


sâu và ĐM cổ chân ngoài Các gân cơ duỗi các ngón
chân ngắn

Các gân cơ duỗi các ngón


chân dài

Mu chân phẫu tích sâu

2.2) Cơ duỗi các ngón chân ngắn :


- Nguyên ủy : Xương gót, mặt trên ngòai. Mạc giữ gân duỗi dưới.
- Bám tận : Cơ đi dưới gân cơ duỗi các ngón chân dài và chia 4 bó đến bốn ngón chân
trong.
Bó đến ngón cái lớn nhất bám vào đốt gần ngón cái, được gọi là cơ duỗi ngón cái ngắn. Ba
bó còn lại đến dính vào gân duỗi các ngón chân dài
- Động tác : Duỗi 4 ngón chân trong cùng.
2.3) Động mạch mu chân :
- Động mạch chày trước đến khớp cổ chân ở dưới mạc giữ gân duỗi dưới thì đổi tên thành
động mạch mu chân. Chiếu trên da, động mạch mu chân đi từ giữa 2 mắt cá chân đến kẽ giữa
ngón chân thứ nhất và ngón chân thứ hai, động mạch đi dọc theo bờ ngòai cơ duỗi ngón cái

113
dài đến nền xương đốt bàn chân thứ nhất thì cho nhánh động mạch cung nối với động mạch
gan chân ngòai.
Động mạch cung sau đó chạy cong ra ngòai ở mức nền xương đốt bàn chân, dưới các gân
cơ duỗi dài và duỗi ngắn.
- Phân nhánh :
+ Các động mạch mu đốt bàn chân đi ở kẻ giữa các xương đốt bàn, cho các nhánh mu ngón
chân, đi giữa kẽ mặt lưng các ngón chân.
+ Nhánh gan chân sâu : Đi xuống gan chân ở khoang gian cốt 1 để nối với động mạch gan
chân ngòai.
- Ở cổ chân, động mạch mu chân còn cho các nhánh :
+ Động mạch cổ chân ngòai và các động mạch cổ chân trong.
3) Thần kinh mác sâu : Chia ngành cùng ở mu chân, theo động mạch mu chân và cảm giác
cho một vùng rất nhỏ ở kẽ giữa ngón chân I và II.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

MÔNG
1. Động mạch mông trên KHÔNG cho nhánh nối với
a. ĐM mũ chậu sâu d. ĐM mông dưới
b. ĐM thẹn trong e. ĐM cùng ngoài
c. ĐM mũ đùi ngoài
2. Thần kinh mông dưới vận động
a. Cơ mông lớn d. Cơ căng mạc đùi
b. Cơ mông nhỡ e. b,c và d
c. Cơ mông bé
3. TK mông trên vận động cho
a. Cơ mông nhỡ, Cơ mông bé
b. Cơ mông nhỡ, Cơ mông bé, cơ căng mạc đùi
c. Cơ mông bé, cơ căng mạc đùi
d. Cơ mông lớn, Cơ mông nhỡ
e. Cơ mông lớn
4. Câu nào sau đây SAI
a. Thần kinh ngồi là TK lớn nhất trong cơ thể
b. Chức năng của TK ngồi là vận động và cảm giác toàn bộ chi dưới
c. TK ngồi cấu tạo bởi 2 TK chày và TK mác chung được bọc trong một bao chung
d. TK ngồi ra vùng mông ở bờ dưới cơ hình lê
e. TK ngồi ở vung mông nằm giữa cơ mông lớn và nhóm cơ ụ ngồi-xương mu-mấu chuyển
5. Động tác của cơ mông lớn là :
a. Duỗi đùi d. Câu a,b,c đúng
b. xoay đùi ra ngoài e. Câu a,b đúng
c. Nghiêng chậu hông
6. Cơ nào thuộc lớp cơ giữa ở vùng mông
a. Cơ mông nhỡ d. Câu a,b,c đúng
b. Cơ mông bé e. a và c đúng
c. Cơ hình lê
7. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc nhóm cơ ụ ngồi-xương-mu-mấu chuyển

114
a. Cơ hình lê d. Cơ bịt ngoài
b. Cơ sinh đôi e. Cơ vuông đùi
c. Cơ bịt trong
8. Thành phần nào sau đây đi qua khuyết ngồi lớn
a. Cơ hình lê d. Câu a và b đúng
b. TK mông trên e. Câu a,b,c đúng
c. TK thẹn
9. Ở vùng mông, ĐM mông trên KHÔNG có nhánh nối với
a. ĐM mũ chậu sâu d. ĐM mông dưới
b. ĐM thẹn trong e. Tất cả đều sai
c. ĐM mũ đùi ngoài
10. Thần kinh mông trên KHÔNG vận động cơ nào dưới đây
a. Cơ mông lớn d. Co mông bé
b. Cơ căng mạc đùi e. Cả a và b
c. Cơ mông nhỡ
Câu 11, 12 : Chọn :
a. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) có liên quan nhân quả
b. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) không liên quan nhân quả
c. Nếu (A) đúng, (B) sai
d. Nếu (A) sai, (B) đúng
e. Nếu (A) sai, (B) sai
11.
(A) Vùng tiêm mông am toàn là ở ¼ trên-ngoài của mông Vì
(B) Vùng này có bó mạch thần kinh mông trên
12.
(A) Vùng tiêm mông am toàn là ở ¼ trên-ngoài của mông Vì
(B) Vùng này không có thần kinh ngồi và mạch máu lớn đi qua

Dùng hình vẽ sau đẻ trả lời câu 13,14,15

SƠ ĐỒ ĐỨNG DỌC VÙNG MÔNG

13. Chi tiết (1) là


a. Cơ mông nhỡ d. Cơ bịt trong
b. Cơ mông bé e. Cơ sinh đôi trên
c. Cơ hình lê
14. Chi tiết (2) là:
a. TK mông trên d. TK bì đùi sau
b. TK mông dưới e. TK ngồi
c. TK thẹn
15. Trong các chi tiết được chú thích bằng chữ (A), (B), (C), (D), (E), chi tiết nào sai
a. (A) d. (D)
b. (B) e. (E)
c. (C)

ĐÙI

115
1. Chọn
a. Nếu 1,2,3 đúng d. nếu chỉ có 4 đúng
b. Nếu 1,3 đúng e. Nếu 1,2,3,4 đúng
c. Nếu 2,4 đúng
1. Ngang mức dây chằng bẹn, Động mạch đùi nằm trong TK đùi và cách Đọng mạch đùi bởi
cung chậu lược
2. Trong ống cơ khép, ĐM đùi đi cùng với TM đùi, TK cho cơ rộng trong và TK hiển
3. ĐM đùi cho nhánh ĐM đùi sâu đi ở bờ trên cơ khép dài
4. Chỉ có ĐM đùi sâu mới cung cấp máu cho các cơ ơ vùng đùi
1. Vòng đùi được giới hạn bởi
a. Dây chằng bẹn, dây chằng khuyết, dây chằng phản chiếu
b. Dây chằng bẹn, dây chằng phản chiếu, mào lược xương mu
c. Dây chằng bẹn, dây chằng khuyết, mào lược xương mu
d. Cung chậu lược, dây chằng bẹn, dây chằng khuyết
e. Cung chậu lược, dây chằng khuyết, dây chằng phản chiếu
2. Chọn câu đúng nhất: Ống cơ khép
a. Bị vặn vào trong d. a,b,c đúng
b. Tương đương với ống cánh tay e. a,b đúng
c. Có chứa TK hiển
3. Tĩnh mạch hiển lớn bắt đầu từ
a. Gan chân d. Cạnh ngoài bàn chân
b. Mu chân e. Phía sau cẳng chân
c. Cạnh trong bàn chân
4. Thần kinh bịt KHÔNG chi phối vận động cho cơ nào dưới đây
a. Cơ thon d. Cơ khép đùi
b. Cơ lược e. Cơ khép lớn
c. Cơ khép ngắn
5. Cơ nào sau đây KHÔNG bám vào đường ráp xương đùi
a. Cơ mông lớn d. Cơ khép lớn
b. Cơ khép ngắn e. Cơ mông nhỡ
c. Cơ rộng ngoài
Dùng các chi tiết sau để trả lời các câu 6, 7. 8
I. Cơ may VI. Cơ khép dài
II. Cơ thắt lưng chậu VII. Cơ khép ngắn
III. Cơ thon VIII. Cơ khép lớn
IV. Cơ tứ đầu đùi IX. Cơ căng mạc đùi
V. Cơ lược
6. Khu cơ trước vùng đùi trước gồm các cơ
a. I, II, IV d. IV, IX
b. IV e. I, IV
c. I, II, IV, IX
7. Lớp nông khu cơ trong vùng đùi trước gồm các cơ
a. V, VI d. III, V
b. III, V, VI e. III, VI
c. VI, VII
8. Cạnh ngoài tam giác đùi được tạo nên bởi

116
a. I d. I, II, V
b. I, II e. I, V
c. II
9. Các cạnh của tam giác đùi là
a. Dây chằng bẹn, cơ may, cơ lược d. Dây chằng bẹn, cơ may, cơ khép ngắn
b. Dây chằng bẹn, cơ may, cơ thon e. Tất cả đều sai
c. Dây chằng bẹn, cơ may, cơ thắt lưng chậu
10. Trong tam giác đùi, thứ tự từ trong ra ngoài của bó mạch thần kinh đùi là
a. ĐM đùi, TM đùi, TK đùi d. ĐM đùi, TK đùi, TM đùi
b. TM đùi, ĐM đùi, TK đùi e. TM đùi, TK đùi, ĐM đùi
c. TK đùi, TM đùi, ĐM đùi
11. Hạch bạch huyết nông ở vùng bẹn KHÔNG có đặc điểm nào sau đây
a. Nằm trong lớp mỡ đưới da ở vùng tam giác đùi
b.Gồm 12 đến 20 hạch
c. Nhận bạch huyết từ chi dưới
d. Nhận bạch huyết từ vùng đáy chậu, hậu môn, sinh dục, mông và bụng
e. Chia làm 4 khu bởi đường ngang qua lỗ tĩnh mạch hiển và đường dọc theo tĩnh mạch hiển
lớn. Hai khu trên hạch nằm dọc. Hai khu dưới hạch nằm ngang.
12. Thành phần nào sau đây KHÔNG đi qua ống cơ khép
a. Thần kinh hiển d. Nhánh TK đến cơ rộng trong
b. TM hiển lớn e. Cả b và d
c. ĐM đùi và TM đùi
13. Tam giác đùi và ống cơ khép
a. Bị vặn vào trong
b.Tương đương với ống cánh tay
c. Tương đương với rãnh nhị đầu trong ở khuỷu
d. a và b đúng
e. a và c đúng
14. Chọn câu SAI
a. Tam giác đùi được giới hạn bởi : Dây chằng bẹn, các cơ vùng đùi trước và vùng đùi trong
b. Trần tam giác đùi được đậy bằng mạc sàng và mạc đùi
c. Sàn tam giác đùi bao gồm : Cơ thắt lưng chậu, cơ lược, cơ khép dài và cơ khép ngắn
d. Đỉnh tam giác đùi là chỗ gặp nhau của cơ may và cơ khép ngắn
e. Đáy của tam giác đùi quay lên trên, được giới hạn bởi dây chằng bẹn và xương chậu
15. Vận động tất cả các cơ ở khu đùi trước là
a. Các nhánh của thần kinh đùi d. Câu a,b đúng
b. Các nhánh của TK bịt e. Tất cả đều sai
c. Các nhánh của TK ngồi
16. Thần kinh thẹn
a. Chui ra và trở lại chậu hông ở khuyết ngồi lớn
b. Chui ra ở khuyết ngồi lớn, chui vào chậu hông ở trên dây đai chằng cùng gai ngồi
c. Chui trở lại chậu hông dưới dây chằng cùng gai ngồi
d. Chui ra khỏi chậu hông ở khuyết ngồi bé
e. Chui trở lại chậu hông dưới dây chằng cùng ụ ngồi
Dùng các chi tiết sau để trả lời các câu từ 17 đến 21
a. Thần kinh bịt d. Thần kinh ngồi

117
b. Thần kinh đùi e. Thần kinh hiển
c. Thần kinh mông trên
17. Rời vùng chậu tại khuyết ngồi lớn ở bờ trên cơ hình lê để vào vùng mông
18. Đi ra nông giữa cơ may và cơ thon cho nhánh vào khớp gối
19. Là thành phần lớn nhất của đám rối cuối cùng
20. Chi phối hầu hết các cơ khép
21. Vào vùng đùi dưới dây chằng bẹn, nằm ngoài bao đùi
22. Chọn câu ĐÚNG : Động mạch đùi sâu
a. Là nhánh của ĐM đùi
b. Cấp huyết cho hầu hết vùng đùi
c. Có thể thắt được mà không nguy hiểm
d. a và c đúng
e. a, b, c đúng
Dùng hình vẽ sau để trả lời các câu từ 23 đến 28

23. Chi tiết số (1) là :


24. Chi tiết số (2) là :
25. Chi tiết số (3) là :
26. Chi tiết số (4) là :
27. Chi tiết số (5) là :
28. Chi tiết số (6) là :
Câu 29 Chọn :
a. Nếu 1,2,5 đúng d. Nếu 3,4,5 đúng
b. Nếu 1,3,5 đúng e. Nếu 1,2,3,4,5 đều đúng
c. Nếu 3,5 đúng
29. Thần kinh ngồi :
1. Xuất phát từ nhánh trước TK thắt lưng 4, 5 và cùng 1,2,3
2. Ở vùng mông luôn luôn đi dưới cơ hình lê
3. Thường đén trám kheo thì chia thành 2 nhánh TK chày và TK mác chung
4. Chi phối vận động cho tát cacr các cơ ở chi dưới
5. Không cho nhánh cảm giác nào ở vùng mông hay vùng đùi sau

GỐI
Dùng hình vẽ Sơ đồ trám kheo để trả lời các câu 30,31

30. Canh AD tượng trưng cho


a. Cơ bán gân d. Cơ nhị đầu đùi
b. Cơ bán màng e. Cơ bụng chân
c. Cơ khép lớn
31. Chi tiết (1) là : (điền khuyết)
32. Hố kheo là một hố hình trám, cạnh trên-ngoài của hình trám là :
a. Cơ bán gân d. Cơ nhị đầu đùi
b. Cơ bán màng e. Cơ bụng chân
c. Cơ kheo

118
33 : Chọn
a. Nếu 1,2,3 đúng d. Nếu 3 đúng
b. Nếu 2,3,4 đúng e. Nếu tất cả 1,2,3,4 đều đúng
c. Nếu 2,3 đúng
1. ĐM kheo là tiếp nối của ĐM đùi sau khi ĐM này đi qua góc trên của khám treo
2. ĐM mũ mác là nhánh của ĐM mác
3. TK ngồi đến góc trên (đỉnh) trám kheo thì chia thành TK chày và TK mác chung
4. TK mác chung ở khám treo đi dọc bờ trong cơ bán gân và bán màng
34. ở hố kheo, thành phần nằm nông nhất và ngoài nhất (theo liên quan bậc thang Hiersfield) là
a. Thần kinh ngồi d. ĐM kheo
b Thần kinh mác chung e. TM kheo
c. Thần kinh chày
35. ĐM nào dưới đây KHÔNG phải là nhánh của ĐM kheo
a. ĐM cơ bụng chân d. ĐM gối giữa
b. ĐM gối trên trong e. ĐM gối dưới ngoài
c. ĐM gối xuống
36. TK bắp chân do TK bì bắp chân ngoài, thuộc TK mác chung và TK bì bắp chân trong thuộc
TK …………………. hợp thành
Điền vào đoạn trống trên bởi TK thích hợp sau đây
a. TK mác nông d. TK hiển
b. TK mác sâu e. TK ngồi
c. TK chày

Dung hình vẽ dưới đây để trả lời các câu 37,38,39

Thiết đồ ngang gối (ngay trên xương bánh chè)

37. Hình vẽ trên được vẽ và chú thích đúng hay sai ?


a. Đúng b.Sai
38. Nếu hình vẽ sai thì sai ở chi tiết nào ? (Nếu hình vẽ đúng thì đánh dấu e)
a. (A) Bó mạch kheo d. (D) TM hiển lớn
b. (B) Cơ bán gân e. Hình vẽ đúng
c. (C) Cơ thon
39. Chi tiết được đánh dấu bằng số (1) là :
40. Chọn câu ĐÚNG
a. ĐM kheo tương ứng với ĐM cánh tay ở trong khu gấp khuỷu
b. ĐM kheo đi ở phía sau, trong hố kheo để thích ứng với quy luật động mạch lớn đi ở khu
gấp
c. Mặc dù có nhiều vòng nối nhưng vẫn rất nguy hiểm khi thắt ĐM kheo
d. Câu a, b đúng
e, Câu a,b,c đúng
41. Thàn phần sâu nhất của hố kheo là
a. Thần kinh ngồi d.TM kheo
b. TK mác chung e. ĐM kheo
c. Thần kinh chày

119
CẲNG CHÂN
1. Chọn câu SAI với động mạch chày sau :
a. Đi giữa 2 lớp cơ vùng cẳng chân sau, dưới mạc sâu cẳng chân
b. Lúc đầu đi giữa 2 xương chày và mác
c. Sau khi đi giữa xương chày và xương mác, ĐM chày sau đi vào trong và hướng ra nông
d. Ở 1/3 dưới cẳng chân, động mạch đi ngay ở bờ ngoài gân gót
e. Cùng đi với động mạch có 2 tĩnh mạch chày sau và thần kinh chày
Dùng chi tiết sau để trả lời câu 176,177
I. Cơ chày trước IV. Cơ mác ba
II. Cơ duỗi ngón cái dài V. Cơ mác dài
III. Cơ duỗi ngón chân dài VI. Cơ mác ngắn
2. Cơ thuộc khu cơ trước vùng cẳng chân là
a. I, II, III, IV d. II, III, V, VI
b. II, III, IV, V e. I, II, III, IV
c. III, IV, V, VI
3. TK mác sâu chi phối vận động cho các cơ trên NGOẠI TRỪ
a. I, II d. IV, VI
b. II, VI e. V, VI
c. IV, V
4. Tất cả các cơ sau đây thuộc về khu cơ trước vùng cẳng chân trước NGOẠI TRỪ
a. Cơ chày trước d. Cơ duỗi ngón cái dài
b. Cơ mác ba e. Cơ duỗi ngón chân dài
c. Cơ mác ngắn
5. Tất cả các cơ sau đây thuộc về khu cơ trước vùng cẳng chân trước NGOẠI TRỪ
a. Cơ chày trước d. Cơ mác ba
b. Cơ duỗi ngón cái dài e. Cơ mác dài
c. Cơ duỗi ngón chân dài
6. Trong các cơ dưới đây, cơ nào nằm ở lớp sâu vùng chân sau, về phía xương mác
a. Cơ mác dài d. Cơ gấp ngón chân dài
b. Cơ chày sau e. Tất cả đều sai
c. Cơ gấp ngón cái dài

Dùng các chi tiết sau để trả lời các câu từ 7 đến 10
I. Cơ chày trước IV. Cơ mác ba
II. Cơ duỗi ngón cái dài V. Cơ mác dài
III. Cơ duỗi ngón chân dài VI. Cơ mác ngắn
7. Cơ thuộc khu cơ ngoài vùng cẳng chân trước là :
a. V,VI d. IV, V
b. IV, V, VI e. III,V,VI
c. IV, VI
8. Cơ do TK mác sâu chi phối là :
a. I d. IV, V, VI
b. II, III e. I, II, III, IV
c. I, II, III
9. Cơ chịu sự chi phối của TK mác nông là

120
a. I d. V, VI
b. II, III e. IV, V, VI
c. I, II, III
10. Tất cả các cơ trên đều làm động tác dỗi cổ chân, NGOẠI TRỪ
a. V d. IV
b. V, VI e. VI
c. IV, V, VI
11. Khu cơ trước vùng cẳng chân trước được chi phối vận động bởi :
a. TK mác nông d. a và b đúng
b. TK mác sâu e. a, b, c đều đúng
c. TK hiển
12. Khu cơ trước vùng cẳng chân trước được chi phối vận động bởi
a. TK mác nông d. TK bắp chân
b. TK mác sâu e. Cả a và b
c. TK hiển
13. Ở vùng cẳng chân, TK mác nông đi cùng với
a. ĐM mác d. Một động mạch khác
b. ĐM chày trước e. TK mác nông không đi cùng với động mạch
c. c. ĐM chày sau nào cả
14. Ở vùng cẳng chân, TK mác sâu đi cùng với
a. ĐM mác d. ĐM chày sau
b. ĐM chày trước e. Không đi cùng với động mạch nào
c. ĐM mác sâu
15. Ở vùng cẳng chân, động mạch mác đi kèm
a. Thần kinh mác chung d. Thần kinh chày
b. Thần kinh mác nông e. Tất cả đều sai
.c Thần kinh mác sâu

Dùng hình vẽ và bảng trả lời sau để trả lời các câu :16, 17,18,19,20

SƠ ĐỒ CẢM GIÁC MẶT SAU CẲNG CHÂN VÀ BÀN CHÂN

a. TK bắp chân d. TK gan chân ngoài


b. TK bì bắp chân trong e. TK hiển
c. TK bì bắp chân ngoài
16. Chi tiết (2) là :
17. Chi tiết (5) là :
18. Chi tiết (6) là :
19. Chi tiết (8) là :
20. Cơ gan chân nằm trong
a. Khu cơ trước vùng cẳng chân trước
b. Khu cơ ngoài vùng cẳng chân trước
c. Lớp nông vùng cẳng chân sau
d. Lớp sâu vùng cẳng chân sau
e. Cơ gan chân chỉ nằm ở vùng gan chân

121
BÀN CHÂN
Chọn
a. Nếu 1,2,3 đúng d. Nếu chỉ có 4 đúng
b. Nếu 1, 3 đúng e. Nếu chỉ 1, 2, 3, 4 đúng
c. Nếu 2, 4 đúng
1. Ở bàn chân
1. Cơ vùng gan chân chia làm 3 ô như ở gan bàn tay nhưng xếp làm 4 lớp
2. Không có cơ đối ngón cái và đối ngón út
3. Các gân cơ ở gan chân góp phần tạo nên vòm dọc gan chân
4. TK gan chân ngoài có chức năng vận động cơ tương tự TK giữa ở gan tay
2. Chọn câu ĐÚNG
a. ĐM mu chân khi bị đứt phải được nối lại, nếu không sẽ bị họa tử vùng mu chân
b. Cảm giác cạnh trong mu bàn chân do TK mác sâu chi phối
c. TK gan chân trong được so sánh như TK trụ ở bàn tay
d. Câu a,c đúng
e. Cả a, b, c đều sai
3. Cơ nào sau đây thuộc lớp (cơ) giữa vùng gan chân
a. Cơ gấp các ngón ngắn d. Các cơ giun
b. Cơ vuông gan chân e. b và d
c. Cơ khép ngón cái
4. Cơ nào KHÔNG có ở gan chân
a. Cơ gian cốt gan chân d. Cơ đối ngón cái
b. Cơ dạng ngón chân út e. Cơ gấp các ngón chân ngắn
c. Cơ giun
5. Cơ nào dưới đây thuộc lớp cơ giữa của gan chân
a. Cơ gấp các ngón chân ngắn d. Cơ vuông gan chân
b. Cơ dạng ngón cái e. Cơ gấp ngón cái ngắn
c. Cơ dạng ngón út
6. Chọn Câu ĐÚNG
a. Xương bàn chân có cấu tạo hình vòm để thích nghi với chức năng chống đỡ và vận chuyển
của bàn chân
b. Nếu mất vòm (bàn chân bẹt) thì đi lại khó khăn và đau đớn
c. Phần vòm cao ở bờ ngoài hơn ở bờ trong bàn chân
d. a,b,c đúng
e. Chỉ a,b đúng
7. Cơ dạng ngón chân cái do thần kinh nào vận động
a. TK gan chân trong
b. Nhánh nông TK gan chân ngoài
c. Nhánh sâu TK gan chân ngoài
d. TK chày
e. Một thần kinh khác
Câu8,9 : Chọn :
a. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) có liên quan nhân quả
b. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) không liên quan nhân quả
c. Nếu (A) đúng, (B) sai
d. Nếu (A) sai, (B) đúng

122
e. Nếu (A) sai, (B) sai
8.
(A) Tiêm tĩnh mạch ở mắt cá thường chọn tĩnh mạch hiển lớn Vì
(B) Tĩnh mạch hiển lớn to dễ bộc lộ và nằm ngay trước mắt cá trong
9
(A)Tiêm tĩnh mạch thường chọn tĩnh mạch hiển bé Vì
(B) Tĩnh mạch hiển bé nằm ngay sau mắt cá ngoài
10. Động mạch mu chân
a. Có thể bắt mạch được
b. Đi dọc bờ trong gân cơ duỗi ngón chân cái dài
c. Do động mạch chày trước đổi tên
d. a, c đúng
e. a,b,c đúng
11. Cung ĐM gan chân được tạo nên bởi ĐM gan chân trong (A) và ĐM gan chân ngoài (B).
ĐM gan chân trong là nhánh tận của ĐM chày sau (C). ĐM gan chân ngoài là nhánh tận của ĐM
mác (D). Câu trên sai ở chỗ nào? (Nếu đúng thì chọn câu e)
a. (A) d. (B)
b. (A) và (D) e. Câu trên đúng
c. (C)
12. Về mặt đường đi và chi phối, Thần kinh gan chân trong giống …….
13. Về mặt đường đi và chi phối, Thần kinh gan chân ngoài giống …….
14. Chi phối cảm giác cạnh ngoài mu bàn chân là một nhánh TK xuất phát từ
a. TK chày d. TK mác sâu
b. TK bắp chân e. TK hiển
c. TK mác nông
15. TK gan chân ngoài giống
a. Các nhánh cùng của TK trụ ở gan tay
b. Các nhánh cùng của TK giữa ở gan tay
c. Nhánh cùng sâu của TK trụ
d. Nhánh cùng nông của TK trụ
e. Nhánh cùng của TK quay
16. Khi so sánh gan chân và gan tay, câu nào sau đây ĐÚNG
a. Các cơ gan chân cũng chia thành 3 ô như cơ gan tay nhưng xếp thành 4 lớp và không có cơ
đối ngón cái và cơ ngón út
b. Cung ĐM gan chân tương tự như cung ĐM gan tay nông
c. TK gan chân ngoài tương tự ngành cùng của thần kinh trụ
d. Câu a và c đúng
e. Câu a, b, c đúng
17. Đoạn ngang của ĐM gan chân ngoài đi ở
a. Giữa xương gót và cơ dạng ngón cái
b. Giữa cơ gấp các ngón chân ngắn và vuông gan chân
c. Giữa cơ gấp các ngón chân dài với cơ khép ngón cái
d. Giữa cơ gấp các ngón cái với cơ gian đốt
e. Giữa cơ gian cốt mu chân với cơ gian cốt gan chân
18. TK gan chân ngoài KHÔNG vận động cơ nào sau đây
a. Cơ gấp ngón cái ngắn d. Các cơ gian cốt

123
b. Cơ khép ngón cái e. 3 cơ giun ngoài
c. Cơ gấp ngón út ngắn

XƯƠNG ĐÙI:
1. Cấu trúc nào sau đây KHÔNG tăng cường sự vững chắc của cổ xương đùi
a. Hệ thống cung nhọn d. Lớp vỏ xương đặc của thân xương
b. Hệ thống quạt chân đế e. Lớp xương và sụn của chỏm
c. Lớp vỏ xương đặc trên cổ
2. Trong định hướng xương chậu, chi tiết giải phẫu nào dùng để định hướng chiều trong-ngoài
của xương
a. Ổ cối d. Diện mông
b. Lỗ bịt e. Hố chậu
c. Khuyết ngồi lớn
3. Trong vòm ngang của bàn chân, xương nào được coi là đỉnh vòm
a. Xương chêm giữa d. a và b
b. Nền xương bàn chân II e. a và c
c. Nền xương bàn chân III
4. Câu nào sau đây SAI
a. Cổ xương đùi có một phần nằm ngoài bao khớp
b. Dây chằng chậu đùi là dây chằng khỏe nhất của khớp hông
c. Toàn bộ chỏm xương đùi là mặt khớp và khớp với ổ cối
d. Biên độ hoạt động của khớp hông ít hơn khớp vai
e. Khớp hông ít trật hơn khớp vai
5. Trong định hướng xương chậu, nười ta dùng chi tiết giải phẫu nào dưới đây để định hướng
chiều trước sau của xương
a. Ổ cối d. Diện mông
b. Lỗ bịt e. Hố chậu
c. Khuyết ngồi lớn
6. Diện nguyệt (của xương chậu)
a. Là mặt sụn che phủ toàn bộ ổ cối
b. Là phần mặt khớp của xương chậu ăn khớp với chỏm đùi của xương đùi
c. Là phần sụn lót ở đáy ổ cối
d. a và b đúng
e. b và c đúng

Dùng hình vẽ để trả lời các câu 7, 8, 9 (điền khuyết)

Hình 8.20: THIẾT ĐỒ ĐỨNG NGANG QUA KHỚP HÔNG BÊN PHẢI
7. Chi tiết (1) là :
8. Chi tiết (2) là :
9. Chi tiết (3) là :
10. Cầu nào ĐÚNG
a. Rãnh bịt nằm ở phía trước trên của lỗ bịt, trên người sông được bịt kín bởi màng bịt
b. Đường cung là các đường cong nằm ở mặt ngoài phần cánh xương chậu
c. Diện bán nguyệt, diện mu, diện tai, diện mông là các diện khớp của xương chậu
d. Gò chậu mu là một chi tiết giả phẫu nằm ở bờ dưới xương chậu
e. Tất cả đều sai

124
11. Mấu chuyển bé là nơi bám của cơ
a. Thẳng đùi d. Thon
b. Thắt lưng chậu e. Lược
c. Rộng trong
12. Nói về xương đùi, câu nào SAI
a. Trên xương tươi, toàn bộ đầu trên xương đùi được phủ bởi sụn khớp để ăn khớp với ổ cối
b. cổ xương đùi có một phần nằm ngoài bao khớp
c.Góc nghiêng của cổ xương đùi là 1300
d. góc ngả của cổ xương đùi là 300
e. Củ cơ khép nằm ở ngay trên mỏm trên lồi cầu trong
13. Diện khớp mắt cá ở đầu dưới xương mác khớp với
a. Khuyết mác ở đầu dưới xương chày d. Xương sên
b. Diện khớp mác của xương chày e. Tất cả đều sai
c. Hố mắt cá ngoài
14. Xương cổ chân gồm
a. 8 xương xếp thành 2 hàng d. 4 xương xếp thành 2 hàng
b. 7 xương xếp thành 2 hàng e. 2 xương là xương gót và xương sên
c. 6 xương xếp thành 2 hàng
Dùng hình vẽ sau để trả lời câu 15, 16

XƯƠNG BÀN CHÂN BÊN PHẢI


15. Xương hộp là xương ở vị trí
a. 1 d. 5
b. 3 e. 7
c. 4
16. Trong vòm nang của bàn chân, xương nào được coi là đỉnh của vòm
a. 5 d. 5 và nền xương bàn chân III
b. 6 e. 6 và nền xương bàn chân II
c. 1
Câu 17 : Chọn :
a. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) có liên quan nhân quả
b. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) không liên quan nhân quả
c. Nếu (A) đúng, (B) sai
d. Nếu (A) sai, (B) đúng
e. Nếu (A) sai, (B) sai
17. (A) xương chày rất dễ bị chấn thương, và khi phẫu thuật xương cũng khó lành Vì
(B) xương có bờ trước và mặt trong nằm sát ngay dưới da
18. Dây chằng nào khỏe nhất và chắc chắn nhất trong các dây chằng của khớp hông
a. Dây chằng chỏm đùi d. Dây chằng ngồi đùi
b. Dây chằng chậu đùi e. Dây chằng vòng
c. Dây chằng mu đùi

19. Dây chằng bắt chéo của khớp gối


a. Nằm ngoài bao khớp sợi d. câu a, b đúng
b. Nằm ngoài bao hoạt dịch e. Câu b, c đúng
c. Nằm trong bao khớp sợi

125
ĐẦU MẶT CỔ
XƯƠNG KHỚP ĐẦU-MẶT
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1.Xaùc ñònh ñuùng vò trí caùc xöông ñaàu maët.
2.Moâ taû caùc chi tieát giaûi phaãu quan troïng cuûa caùc xöông ñoù.
3.Xaùc ñònh ñöôïc vò trí caùc xoang ñaàu maët, chöùc naêng,taùc duïng cuûa caùc
xöông ñoù.
4.Moâ taû caáu taïo vaø giaûi thích hoaït ñoäng cuûa khôùp thaùi döông haøm.
5.Veõ neàn soï (maët trong), chuù yù ñeán caùc loã coù thaàn kinh soï ñi qua.
MỤC TIÊU THỰC TẬP:
1. Chỉ được trên mô hình, tranh vẽ, hộp xương sọ các xương, khớp đầu mặt.
2. Mô tả được các chi tiết từng xương, khớp đầu mặt.
3. Chỉ được các lỗ và mạch thần kinh đi qua
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Xương đầu mặt gồm 23 xương và được chia làm 02 phần :
- Khối xương sọ tạo thành hộp sọ chứa não bộ và các cơ quan thính giác – thăng bằng.
Khối xương sọ gồm 02 phần là vòm sọ và nền sọ(ngăn cách não bộ ở phía trên và ổ
mắt, mũi,hầu và tủy gai ở phía dưới).
Khối xương sọ gồm 08 xương : 04 đơn(Xương Trán,X ương sàng , Xương Bướm,
Xương Chẩm) và 02 Xương đôi(Xương Đỉnh và Xương Thái dương).
- Khối xương mặt gồm 15 xương nằm quanh xương hàm trên .
03 Xương đơn : Xương hàm dưới, Xương lá mía, Xương móng.
06 Xương đôi : Hàm trên, Khẩu cái,gò má, mũi, lệ,xoăn mũi dưới.

Sọ: Nhìn trước

Xương đỉnh Xương trán

Khuyết trên ổ mắt


Đường khớp vành
Xương bướm
Xương lệ Xương mũi
Xương sàng
Xương khẩu cái Xương hàm trên
Xương thái dương
Lỗ dưới ổ mắt

Xương hàm dưới


Lỗ cằm

126
I. KHỐI XƯƠNG SỌ:
1. Xương trán :
- Tạo nên thành trước hộp sọ, trần ổ mắt và phần trước của nền sọ(hố sọ trước)
- 02 xoang trán nằm ở đầu trong 02 cung mày và ngăn cách nhau bởi 01 vách xương
mỏng.
1.1.Trai trán :
- Ụ trán, cung mày và bờ trên ổ mắt : lồi nằm 02 bên đường giữa.
- Bờ trên ổ mắt. Ở ngay bờ này chỗ nối 1/3 trong và 2/3 ngoài có lỗ trên ổ mắt, đôi
khi chi là một khuyết gọi là khuyết trên ổ mắt( động mạch trên ổ mắt và nhánh ngoài
thần kinh trên ổ mắt đi qua). Phía trong của lỗ trên ổ mắt có khuyết trán, đôi khi là
một lỗ gọi là lỗ trán. Qua khuyết trán có động mạch trên ròng rọc và nhánh trên thần
kinh trên ổ mắt đi qua. Phía bên mặt ngoài là mặt thái dương ngăn cách với phầntrước
bởi đường thái đương
1.2. Mặt trong : Ở chính giữa có rãnh xoang dọc trên đi từ giữa bờ đỉnh
.và tận cùng phía dưới bởi lỗ t ịt. Lỗ tịt nằm giữa mào trán và mào gà xương sàng đôi
khi đi qua lỗ có một t ĩnh mạch. Mào trán là chổ dính của phần trước liềm đại não. Ở
hai bên đường giữa mặt trong trai trán bị lõm sầu do thùy trán của não đè lên. Mặt này
có những rãnh của động mạch màng não giữa đi qua.
1.3. Phần mũi : Nhỏ và chu vi không đều, nhô xuống phía dưới ở trong vùng phía
trước khuyết sàng. Trong phần. này có bờ mũi cong và khớp với các xương mũi cùng
với mỏm trán xương hàm trên. Gai mũi nằm ở giữa và đi thẳng xuống vách mũi, giữa
các xương mũi ở trước và mảnh thằng đứng xương sàng ở sau. Ở hai bên gai mũi là
mặt có rãnh t ạo thành trần ổ mũi.
2. Hai xương Đỉnh :
Nằm 02 bên đỉnh sọ ( Đỉnh và mặt trên ngoài hộp sọ) hình hơi vuông, có hai mặt, bốn
bờ, bốn góc.
2.1 Mặt ngoài :
Cong thành bướu gọi là ụ đỉnh . Có hai đường cong :
- Đường thái dương trên có cân thái dương bám.
- Đường thái dương dưới có cơ thái dương bám
2.2. Mặt trong :
Liên quan với não, có nhiều rãnh để các ngành động mạch màng não giữa đi qua. Ở
gầnbờ dọc giữa có nhiều hố nhỏ để các hạt mảng não nằm và ở ngay bờ dọc giữa có
rãnh xoang tĩnh mạch đọc trên . Ở phía sau dưới gần góc chẩm có rãnh
xoang tĩnh mạch sigma .
2.3.Các bờ : Có bốn bờ :
- Bờ dọc giữa : Dầy có khía răng cưa và tiếp khớp với xương bên cạnh. Ở cạnh bờ có
lỗ đỉnh .
- Bờ trai : Ở dưới, tiếp khớp với phần trai xương thái dương.
- Bờ trán : Ở trước, tiếp khớp với xương trán.
- Bờ chẩm : Tiếp khớp với xương chẩm.

127
VÒM SỌ: Nhìn dưới

Mào trán
Rãnh xoang dọc trên
Đường khớp vành
Các rãnh của nhánh mạch màng não

Hốc hạt
Rãnh của xoang dọc trên
Đường khớp dọc
Đường khớp Lambda
Xương chẩm

2.4.Các góc : Gồm bốn góc :


- Góc trán là góc vuông , ở trước và trên xương đỉnh.
- Góc bướm là góc nhọn, ở trước và dưới xương.đỉnh.
- Góc chẩm là góc tù, ở sau trên xương đỉnh.
- Góc chũm là góc tù, ở sau dưới xương đỉnh.
Bướu đỉnh do mặt ngoài của xương lồi tạo nên ( Đường kính lưỡng đỉnh)

VÒM SỌ: Nhìn trên


Xương trán
Khớp vành
Thóp Bregma
Xương đỉnh
Đường khớp dọc

Lỗ đỉnh
Thóp Lambda
Đường khớp Lambda
Xương chẩm

3. Xương chẩm :
Nằm sau,dưới hộp sọ. Phía trước tiếp với xương bướm, Đỉnh và Thái dương , phía sau
lồi tạo nên Ụ chẩm ngoài .
- Lỗ lớn : Thông hộp sọ với ống sống, nằm ở giữa xương chẩm.
02 lồi cầu xương chẩm tiếp với C1, nằm 02 bên lỗ lớn.

128
Ống thần kinh hạ thiệt(XII) ở phía trước 02 lồi cầu.

SỌ: Thiết đồ cắt ngang

Xương đỉnh
Xương trán
Đường khớp vành
Xương bướm
Xương thái dương
Xương chẩm
Rãnh xoang đá trên
Lỗ tai trong
Xoang bướm
Xương sàng
Xương lá mía

Lấy lỗ lớn xương chẩm làm mốc ta chia xương chẩm ra bốn phần :Phần nền,Trai
chẩm và hai phần bên.
Xương chẩm có hai mặt : ngoài sọ và trong sọ và hai bờ : bờ Lambda và bờ chũm.
3.1.Mặt ngoài sọ :
3.1.1 Phần nền : Hình vuông, tiếp khớp với thân xương bướm. Ở 1/3 sau có củ hầu .
Phía trước có hố hầu chứa tuyến hạnh nhân hầu. Khi bị viêmtuyến này có thể làm lấp
lỗ mũi sau gây nên khó thở.
3.1.2 Phần bên : Ở hai bên lỗ lớn xương chẩm,có hai lồi cầu xương chẩm tiếp khớp
với đốt sống cổ thứ nhất. Ở sau lồi cầu có ống lồi cầu nằm trong hố lồi cầu và ở trước
lồi cầu có ống thần kinh hạ thiệt để thần kinh hạ thiệt đi qua.
3.1.3 Trai chẩm : Ở giữa trai chẩm là ụ chẩm ngoài . Ở dưới ụ chầm ngoài là mào
chẩm ngoài. Ở hai bên mào chẩm ngoài có ba đường gáy để các cơ ở gáy bám vào:
- Đường gáy trên cùng
- Đường gáy trên
- Đường gáy dưới.
3.2. Mặt trong sọ :
Ở trước lỗ lớn xương chẩm có rãnh để hành não và cầu não nằm và ở sau lỗ có ụ
chẩm
trong . Đi từ ụ chẩm trong xuống dưới là mào ch ẩm trong. Đi từ ụ ch ẩm trong lên
trên là rãnh xoang tĩnh mạch dọc trên .
Đi từ ụ chẩm trong ra ngang hai bên là rãnh xoang tĩnh mạch ngang .
3.3. Hai bờ :
3.3.1Bờ Lambda :
Tiếp khớp với xương đỉnh, nơi tập khớp gọi là thóp chũm.
3.3.2.Bờ chũm :

129
Tiếp khớp với xương thái dương. Phía trước bờ này có mỏm tĩnh mạch cảnh. Ngoài
ra ở bờ này còn có khuyết tĩnh mạch cảnh.
4. Xương bướm:
Nằm giữa nền sọ, hình con bướm : Trước tiếp với xương trán, xương sàng. Sau tiếp
xương Chẩm. Hai bên là xương Thái dương.
- Cấu tạo gồm 01 thân, 02 cánh lớn, 02 cánh nhỏ và 02 mỏm chân bướm .
Khe ổ mắt trên : Giữa cánh lớn và cánh nhỏ.
Lỗ ống thị giác : Nền cánh nhỏ
03 Lỗ tròn, bầu dục và gai : Cánh lớn

NỀN SỌ
Mào trán
Xương trán Xương sàng
Cánh nhỏ xương bướm (mảnh sàng)
Khe ổ mắt trên Ống thị giác
Cánh lớn xương bướm Lỗ tròn
Xương đỉnh Hố tuyến yên
Lỗ bầu dục
Xương thái dương Lỗ gai
Lỗ rách
Lỗ tai trong
Rãnh xoang chẩm Ống hạ thiệt
Rãnh xoang ngang Lỗ tĩnh mạch cảnh
Ụ chẩm trong Lỗ lớn xương chẩm
Rãnh xoang dọc trên

4.1.Thân xương :
Hình hộp vuông, gồm sáu mặt :
4.1.1 M ặt trên thân bướm: Từ trước ra sau có ba phần, mỗi phần liên quan với một
tầng sọ.
- Phía trước có mào bướm để tiếp khớp với mào gà xương sàng và với mảnh sàng. Ở
sau có rãnh giao thoa thị giác. Hai đầu rãnh có lỗ thị giác
để động mạch mắt và thần kinh thị giác đi qua.
- Ở giữa là hố tuyến yên có tuyến yên nằm.
Sau hố tuyên yên là yên bướm, ở bốn góc có bốn mỏm là :
+ 02 mỏm yên bướm. giữa . Có khi có khi không.
+ 02 mỏm yên bướm sau .
- Phía sau mặt trên thân bướm tiếp khớp với mỏm nền xương chẩm.
4.1.2Mặt dưới thân bướm : Là vòm ổ mũi, Ở giữa có mỏ xương bướm.
4.1.3 Mặt trước thân bướm : Có mào bướm để tiếp khớp với mảnh th ẳng xương sàng
và t ạo thành mỏ xương bướm. Ở hai bên có lỗ xoang bướm .
4.1.4 Mặt sau thân bưóm : Tiếp khớp với xương chẩm.

130
4.1.5 Mặt trên thân xương bướm : Liên tiếp với cánh nhỏ xương bướm ở trước và
với cánh lớn ở sau. Giữa hai cánh có khe ổ mắt trên. Đi qua khe này có thần
kinh v ận nhãn, thần kinh ròng rọc và thần kinh vận nhãn ngoài. Ở chỗ cánh lớn dính
với thân bướm có rãnh cong hình chữ S gọi là rãnh động mạch cảnh .
4.2. Cánh lớn xương bướm :
Gồm có bốn bờ, bốn mặt :
4.2.1 04 B ờ : Bờ trán, bờ đỉnh, bờ gò má , bờ trai .
4.2.1 Bốn mặt :
- Mặt não liên quan với não và có ba lỗ :
+ Lỗ tròn có thần kinh hàm trên đi qua.
+ Lỗ bầu dục có thần kinh hàm dưới đi qua.
+ Lỗ gai có động mạch màng não giữa đi qua.
.- Mặt thái dương .
- Mặt hàm trên .
- Mặt ổ mắt.
4.3 Cánh nhỏ xương bướm :
Gồm có ống thị giác để thần kinh thị giác và động mạch mắt đi qua,mỏm yên bướm
trước và khe trên ổ mắt .
4.4 Mỏm chân bướm :

Xương gò má Nền sọ: Nhìn dưới


Cung gò má
Xương thái dương Hố răng giữa
Mỏm gò má Đường khớp khẩu cái giữa
Hố hàm dưới Gai mũi sau
Mỏm trâm
Lỗ tai ngoài Lỗ mũi sau
Lỗ bầu dục
Lỗ rách
Xương đỉnh Lỗ gai
Ống động mạch cảnh
Xương chẩm Lỗ lớn

Là hai mảnh xương hình chữ nhật, ở thân và cánh lớn xương bướm đi xuống bao gồm
- Mảnh ngoài mỏm chân bướm
- Mảnh trong mỏm chân bướm
- Hố chân bướm nằm giữa hai mảnh
- Hố thuyền nằm ở phía trên mặt trong mảnh chân bướm để cơ căng màn hầu bám
5. Xương sàng :
Vị trí nằm phía sau gốc mũi và xen vào giữa 02 ổ mắt,phần trên của ổ mũi và giữa-
dưới của hố sọ trước.

131
- Xương sàng tham gia tạo thành ổ mũi và ổ mắt. Xương gồm có ba phần :
+ Mảnh sàng(nằm ngang)
+ Mảnh thẳng(tạo nên 01 phần vách mũi)
+ 02 mê đạo sàng(treo phía dưới mảnh sàng).
5.1 Mảnh sàng :
Mảnh sàng là một mảnh xương nằm ngang, ở giữa có mào gà dầy, hình tam giác là
nơi bám của liềm đại não. Bờ trước của mào gà ngắn tạo thành cánh mào gà khớp với
.xương trán.
Giữa mào gà với xương trán có lỗ tịt ngăn cách. Ở hai bên mào gà là mảnh sàng có
nhiều lổ và các rãnh để thần kinh khứu giác đi qua.
5.2 Mảnh đứng :
Mảnh thẳng đứng là một mảnh xương đứng thẳng góc với mảnh sàng để tạo thành
một phần của vách mũi. Phía trên cùng của mảnh thẳng nối tiếp với mào gà.
5.2 Mê đạo sàng :Treo lơ lững phía dưới hai bên mảnh sàng.
Mê đạo sàng gồm nhiều phòng khí, không đều nhau gọi là các xoang sàng.
Xoang sàng được chia làm ba nhóm : trước, giữa và sau. Các xoang sàng được lót bởi
niêm mạc liên tục với niêm mạc ổ mũi.
Bên ngoài mê đạo sàng có một mảnh xương mỏng hình tứ giác gọi là mành ổ mắt .
Mảnh này tạo thành phần lớn thành trong ổ mắt.
Mặt trên của mê đạo sàng có hai rãnh khi hợp cùng xương trán tạo ra ống sàng trước
và sau có mạch và thần kinh sàng trước và sàng sau đi qua.
Mặt trong mê đạo sàng tạo nên thành ngoài ổ mũi và có hai mảnh xương cong gọi là
xương xoăn mũi trên, xương xoăn mũi giữa. Đôi khi có xương xoăn mũi trên cùng
nằm phía trên xương xoăn mũi trên. Các xương xoăn mũi được phủ niêm mạc. Giữa
các xương xoăn mũi, mặt trong mê đạo sàng tạo thành các ngách mũi tương ứng là
các ngách mũi trên và giữa.

Các xoang cạnh mũi

Xoang trán
Các xoang sàng

Xoang bướm
Lỗ xoang hàm trên

Lỗ vòi tai

132
Phía trước ngách mũi giữa là phễu sàng, một đường hẹp thông giữa xoang trán với
mê đạo sàng. Mặt trước mê đạo sảng có vài bán xoang sàng và các bán xoang đó được
trở thành một xoang nguyên vẹn nhờ mặt trước mê đạo sàng tiếp khớp với xương lệ
và mỏm trán xương hàm trên. Từ phần này có một mảnh không đều đặn gọi là mỏm
móc nhô xuống phía dưới và phía sau để khớp với mỏm sàng của xương xoăn mũi
dưới tạo thành một phần nhỏ của thành trong của xoang hàm trên. Mặt sau mê đạo
sàng tiếp khớp với xương bướm.
Ngoài ra ở thành ngoài ngách mũi giữa có một lồi tròn liên quan với một hay nhiều
xoang lớn gọi là bọt sàng . Phía trước dưới bọt sàng (giữa bọt sàng và mỏm móc) có
một khe hẹp hình bán nguyệt gọi là khe bán nguyệt dẫn đến phễu sàng.
6. Hai xương Thái dương : Là xương đôi : Một phần ở bên vòm sọ, một phần ở nền
sọ. Gồm ba phần : Phần trai, phần đá và phần nhĩ.

Xương thái dương: Mặt ngoài

Mỏm gò má
Củ khớp
Hố hàm dưới
Khe đá nhĩ
Mõm trâm
Lỗ tai ngoài
Mỏm chủm

Lỗ trâm chủm
Rãnh chủm của cơ nhị thân

Phần đá

6.1 Phần trai : Là một phần thành bên của hộp sọ. Tiếp khớp ở trên với xương đỉnh,
ở trước với xương bướm và ở sau với xương chẩm. Phần trai gồm hai mặt và hai bờ :
6.1.1 Mặt thái dương :
- Phần trên hơi lồi và tròn, có đường cong để mạc và cơ thái dương bám vào. Ngoài
có rãnh động mạch thái dương giữa
- Phần dưới ngang dính vào phần đá.
- Giữa hai phần đá và trai là mỏm gò má, hố hàm và củ khớp và ngay phía sau củ
khớp có mặt khớp để tiếp khớp với xương hàm dưới tạo thành khớp thái dương hàm
dưới.
6.1.1 Mặt não :
Nằm phía trong và liên quan với não. Có nhiều rãnh động mạch màng nào giữa.
6.1.2 Bờ đỉnh : Ở trên và tiếp khớp với xương đỉnh.

133
6.1.3 Bờ bướm : Dày, hình răng cưa, phía trong khớp với bờ sau củacánh lớn xương
bướm. Phía sau phần trai có khuyết đỉnh nối với nền của phần đá xương thái xương.
6.2 Phần đá : Hình tháp không đều, nền khớp với phần trai và phần nhĩ tạo thành
vách ngoài sọ não và mỏm chũm . Mỏm này có nhô hình chũm cau mà đỉnh ở phía
trước dưới.
Mặt ngoài sọ có một đường nối giữa phần đá và phần trai xương thái dương gọi là khe
đá trai.
Ở phía sau trong mỏm chũm có khuyết chũm để cơ hai thân bám và có rãnh động
mạch chẩm . Ở trên có lỗ chùm để tĩnh mạch đi qua. Ở mặt trong sọ có rãnh xoang
sigma để xoang tĩnh mạch bên nằm.
Phần đá nằm ngang hướng vào trung tâm nền sọ. Gồm hai bờ trên và sau (còn bờ thứ
ba là bờ trước không rõ ràng), và ba mặt : trước, sau và dưới.
6.2.1 Bờ trên phần đá : Là rãnh xoang tĩnhmạch đá trên đi từ đỉnh xương đá tới
xoang tĩnh mạch Sigma. Nó là chổ dính của lều tiểu não.
6.2.2 Bờ sau phần đá : Đi từ đỉnh xương đá tới khuyết tĩnh mạch cảnh có rãnh xoang
tĩnh mạch đá dưới . Khuyết cảnh là bờ sau lỗ tĩnh mạch cảnh . Lỗ tỉnh mạchcảnh
được chia làm hai phần bởi mỏm trong tĩnh mạch cảnh . Phần bờ sau dính với xương
chẩm gọi là bờ chẩm .
6.2.3. Mặt trưóc phần đá :
Nằm phía trong sọ, mặt trước phần đá được ngăn cách với mặt sau phần đá bởi bờ
trên phần đá.
Mặt này hình bầu dục và nghiêng về phía trước và gồm các thành phần sau :
- Trần hòm nhĩ : Chỗ này xương rất mỏng.
- Lồi cung là chổ lồi tương ứng với vị trí ống bán khuyên trước.Người ta thấy lồi
cung rõ nhất ở xương trẻ em.
- Vết ấn dầy thần kinh sinh ba nằm gần phần đỉnh xương đá, chứa hạch dây thần
kinh sinh ba.
- Hai rãnh thần kinh đá lớn và đá nhỏ chạy tiếp theo hai lỗ nhỏ được đây bởi mảnh
xương mỏng, hai lỗ đó là :
+ Lỗ lớn ở phía trong là lỗ ống dây thần kinh đá lớn .
+ Lỗ bé hơn ở phía sau ngoài là lỗ thần kinh đá bé .
6.2.4. Mặt sau phần đá : Gồm có :
- Lỗ ống tai trong thông vào ống tai trong. Ở đáy ống có hai mào bắt chéo chữ thập
chia làm bốn khu :
+ Khu trên ngoài có thần kinh mặt đi qua.
+ Còn ba khu khác có các ngành của thần kinh tiền đình-ốc tai đi qua.
Ở bên ngoài lỗ ống tai trong có một lỗ hẹp gọi là lỗ ngoài cống tiền đình. Từ lỗ đó có
ống dẫn tới tiền đình tai trong, ống đó là cống tiền đình.
Lỗ ngoài cống tiền đình nằm trong hố dưới cung.
- Có rãnh xoang tĩnh mạch đá trên nằm ở bờ trên phần đá đã tả ở trên.
6.2.5 Mặt dưới phần đá :
- Ở khu ngoài có :
+ Mỏm trâm.

134
+Sau mỏm trâm có lỗ trâm chủm để dây thần kinh mặt chui ra.
- Mỏm bọc bao bọc mỏm trâm.
- Ở khe giữa có hố tĩnh mạch cảnh .
- Lỗ ốc tai thông với ngoại dịch của tai trong qua cống ốc tai.
- Lỗ động mạch cảnh thông với ống động mạch cảnh ở trong xương đá.
.6.3. Phần nhĩ :
Hình tứ giác, phía trên lõm. Phía trước và dưới phẳng tạo nên thành trước của ống tai
ngoài, một phần thành sau ngăn cách với mỏm chủm bởi khe nhĩ chũm. Đi qua khe có
một nhánh tai của thần kinh lang thang. Ở xương người lớn có khe nhĩ trai và khe đá
nhỉ nằm giữa trần hòm nhĩ và phần nhỉ xương thái đương. Qua khe đó có nhánh màng
nhỉ trước của động mạch hàm, dây thừng nhi và dây chằng trước của xương búa.
Xương thái dương: Mặt trong
Phần trai
Phần đá
Rãnh thần kinh đá bé
Rãnh thần kinh đá lớn
Lõm hạch sinh ba
Lồi cung
Lỗ tai trong
Rãnh xoang đá trên
Rãnh xoang Sigma

Xương hàm trên

Mỏm trán
Khe ổ mắt dưới
Lỗ dưới ổ mắt
Mặt thái dương
Lỗ huyệt răng
Gai mũi trước
Mỏm huyệt răng

Phần nhĩ có hai mặt, bốn bờ :


- Mặt trước dưới : Liên quan với tuyến mang tai.

135
- Mặt sau trên : tạo thành ống tai ngoài và hòm nhĩ. Mặt này có rãnh ở phía trong là
rãnh màng nhĩ để màng nhĩ gắn vào đó.
- Bờ ngoài : Tạo thành phần lớn ống tai ngoài.
- Bờ trên có khe đá nhĩ.
- Bờ dưới kéo dài thành bao mỏm trâm.
- Bờ trong : Ngắn, nằm ngang phía dưới và phía ngoài lỗ ống tai ngoài.
I. KHỐI XƯƠNG MẶT :
1- Hai xương hàm trên : Cả xương chính ở mặt, tiếp khớp với các xương khác để tạo
thành ổ mắt, ổ mũi, vòm miệng. Xương hàm trên gồm một thân và bốn mỏm.
- 04 mỏm mang : Mỏm Trán, Gò má, Khẩu cái, Huyệt răng .
Trên mỏm huyệt răng chứa các huyệt răng .
1.1.Thân xương : Chứa xoang hàm trên, gồm có bốn mặt :
.- Mặt ổ mắt : Mặt nay có ống dưới ổ mắt để thần kinh dưới ổ mắt (do thần kinh hàm
trên đổi tên) đi qua. Ở phía trên, mặt này phẳng và có rãnh dưới ổ mắt . Rãnh này
thông với ống dưới ổ mắt.
- Mặt trước : Có lỗ dưới ổ mắt lỗ này là phần tận cùng của ống dưới ổ mắt, ở đó thần
kinh dưới ổ mắt chui ra ngoài. Ngang với mức r ăng nanh có h ố nanh, ở giữa là
khuyết mũi , dưới khuyết mũi là gai mũi trước .
- Mặt dưới thái dương : Ở sau lồi, gọi là củ hàm có 4-5 lỗ để thần kinh. huyện răng
sau đi qua, đó là lỗ huyệt răng, ở phía dưới mặt này có các ống huyệt răng.
- Mặt mũi : Có rãnh lệ đi từ mắt xuống mũi. Phía trước và gần ngang với giữa rãnh lệ
có mào xoắn . Phía sau rãnh lệ có lỗ xoang hàm trên thông với xoang hàm trên. Mặt
này có một di ện xương gồ ghề để tiếp với xương khẩu cái, ở giữa chỗ gồ ghề là một
rãnh chạy từ trên xuống gọi là rãnh kh ẩu cái lớn.
- Xoang hàm trên : Thân xương hàm trên được đục rỗng thành xoang hàm trên.
1.2. Mỏm trán :
Mỏm trán của xương hàm trên chạy thẳng lên để tiếp khớp với xương trán. Phía sau
ngoài mỏm trán có mào lệ trước, phía trên có khuyết lệ. Ở mặt trong mỏm trán có
mào sàng .
1.3. Mỏm khẩu cál :
Mỏm khẩu cái của xương hàm trên ở phía dưới mặt mũi.
Mỏm này tiếp với mỏm khẩu cái bên đối diện để tạo thành vòm miệng. Phía trước
mỏm khẩu cái có ống răng cửa để động mạch khẩu cái trước và thần kinh bướm khẩu
cái đi qua.
Mỏm khẩu cái chia mặt mũi ra hai phần : Phần ở trên là nền mũi, phần ở dưới là
vòm miệng.
Phía trên, sau gai mũi là mào mũi .
1.4. Mỏm huyệt răng :
Mỏm huyệt răng có những huyệt răng xếp thànhhình cung gọi là cung huyệt răng.
Phía trước mỏm khẩu cái có lỗ răng cửa.
1.5. Mỏm gò má :
Hình tháp, ngăn cách mặt trước và mặt dưới thái dương. Phía trên có một mặt gồ ghề

136
khớp với xương gò má. Các mặt trước, sau liên tục với các mặt trước, dưới của hố thái
dương.
2-Hai xương khẩu cái : Gồm 02 xương trái và phải,mỗi xương có 02 mảnh, dạng
chử L
2.1. Mảnh thẳng : Gồm 02 mặt :
- Mặt mũi : Là phần sau của thành mũi ngoài. Có 02 mào :
+ Mào sàng : Tiếp khớp với xương xoăn giữa
+ Mào xoăn : Tiếp khớp với xương xoăn dưới
- Mặt hàm : Ở trên là thành trong hố chân 'bướm khẩu cái , còn ở dưới tiếp khớp với
củ hàm, ở giữa có rãnh thẳng là rãnh khẩu cái lớn và khi hợp với nửa rãnh của xương
hàm trên sẽ tạo thành ống khẩu cái lớn.
2.2. Mảnh ngang :
Hình hơi vuông, gồm hai mặt :
- Mặt mũi : Ở t.rên, nhẵn, là nền mũi
- Mặt khẩu cái : Là phần sau của vòm miệng.
3-Hai xương gò má :Nối xương hàm trên(xương mặt) với xương Thái dương, Trán
và cánh lớn xương Bướm.Gồm ba mặt, hai mỏm và một diện gồ ghề để khớp với
mỏm gò má của xương hàm trên.
3.1. Mặt ngoài : Có vài cơ bám da mặt bám vào.
3.2 Mặt thái dương : Liên quan với hố thái dương.
3.3. Mặt ổ mắt : Là thành ngoài của ổ mắt.
Ở cả ba mặt có các lỗ :
- Lổ gò má thái dương .
- Lỗ gò má ổ mắt .
- Lỗ gò má mặt .
3.4 Mỏm thái dương : Tiếp khớp với xương thái dương.
3.5 Mỏm trán : Tiếp khớp với xương trán.

Ổ mắt phải

Xương trán
Khuyết trên ổ mắt
Lỗ thị giác
Khe ổ mắt trên
Xương lệ
Hố lệ
Khe ổ mắt dưới
Xương hàm trên
Lỗ dưới ổ mắt

137
4- Hai xương mũi : Là 02 mảnh xương mỏng hình chử nhật tạo sống mũi.Gồm hai
mặt, bổn bờ :
- Mặt trước : Lõm từ trên xuống dưới.
- Mặt mũi(mặt sau) : Có rãnh dọc gọi là rãnh sàng cho nhánh mũi ngoài của thần kinh
sàng trước đi qua.
- Bờ trên : khớp với nửa trong phần mũi xương trán
- Bờ dưới : gắn với sụn mũi ngoài.
- Bờ ngoài : khớp với mỏm trán xương hàm trên.
- Bờ trong : hai xương mũi khớp với nhau Ở đường giữa

5-Hai xương lệ : Nằm phần trước thành trong ổ mắt ( hố túi lệ và phần trên ống lệ
mũi.

6 –Hai xương xoăn mũi dưới : Treo ở thành mũi ngoài.Xương xoăn mũi dưới hợp
với thành ngoài ổ mũi tạo thành ngách mũi dưới .
- Mặt ngoài xương xoăn mũi dưới lõm, đối diện với thành ngoài ổ mũi và bị treo lơ
lững bởi mỏm hàm.
- Mặt trong xương xoăn mũi dưới lồi, có nhiều hố chứa các tuyến và nhiều rãnh chứa
mạch máu.
- Bờ trên xương xoăn mũi dưới khớp phía sau với mào xoăn xương khẩu cái và phía
trước với mào xoăn xương hàm, cuối cùng bờ trên xương xoăn mũi dưới đi lên tạo
thành mỏm lệ để khớp với xương lệ và tạo thành một. phần vách của ống lệ mũi. Ở
phía sau, mỏm hàm gắn vào lỗ xoang hàm trên để được cố định chắc vào thành ổ mũi.
Từ mỏm hàm này có một lồi ở phía trên để được cố định chắc vào thành ổ mũi và
sau khớp với mỏm móc xương sàng gọi là mỏm sàng .
Xương xoăn mũi dưới

Xoang trán
Xương sàng
Xương xoăn mũi trên
Xoang bướm
Xương xoăn mũi giữa
Xương xoăn mũi dưới
Mảnh của mỏm chân bướm

Xương khẩu cái

Xương hàm trên

7-Xương hàm dưới : Là xương khỏe nhất,cử động duy nhất của khối xương mặt.
Thân xương hình móng ngựa. Ở mỗi đầu có ngành hàm là phần đi lên trên gần thẳng
đứng của xương hàm dưới .

138
Xương hàm trẻ em Mỏm lồi cầu
Mỏm vẹt
Rãnh hàm móng Khuyết Lưỡi
Hố dưới hàm
Lỗ hàm dưới
Đường hàm móng Ngành hàm
Hố dưới lưỡi Đường chếch
Góc hàm
Lồi cằm
Củ cằm
Lỗ cằm

7.1 . Thân xương hàm dưới : Gồm hai mặt :


-Mặt ngoài (Mặt nước) :
+ Ở giữa là lồi cằm
+ Hai bên có đường chéo
+ Trên đường chéo gần răng hàm thứ hai có lỗ c ằm để mạch máu và thần kinh cằm
đi qua
- Mặt trong (mặt sau) :
+ Ở giữa có bốn mấu con : hai trên, hai dưới gọi là gai cằm. Gai trên có cơ cằm lưỡi
bám, gai dưới có cơ cằm móng bám.
+Hai bên có đường hàm móng .
+ Ở trên đường hàm móng có hõm dưới lưỡi .
+ Ở dưới đường hàm móng gần răng hàm thứ hai có hõm dưới hàm.
+ Bờ trên : có nhiều huyệt răng, các huyệt răng tạo thành cung huyệt răng .
+Bờ dưới : có hố cơ hai thân và chỗ ngành hàm liên tiếp với thân hàm có một rãnh
nhỏ để động mạch mặt đi qua.
7.2. Ngành hàm :
Đi chếch từ dưới lên và hơi ra sau, tạo thành góc hàm, chỗ bờ dưới và bờ sau ngành
hàm gặp nhau. Gồm hai mặt :
- Mặt ngoài : có nhiều gờ để cho cơ cắn bám .
- Mặt trong : Ở giữa có lỗ hàm dưới và thông với ống hàm dưới để mạch và thần kinh
răng dưới đi qua. L ỗ hàm được che lấp bởi một mãnh xương hình tam giác gọi là lưỡi
xương hàm dưới . Đó là một mốc để ứng dụng gây tê trong việc nhổ răng. Có một
rãnh đi từ lưỡi hàm dưới xuống g ọi là rãnh hàm móng để mạch và thần kinh hàm
móng đi qua. Ở sau và dưới rãnh có cơ chân bướm trong bám .
- Bờ trước : lõm.
- Bờ sau : dầy và tròn
- Bờ trên : có khuyết hàm dưới để mạch máu và thần kinh cắn đi qua
Phía trước khuyết hàm là mỏm vẹt. Ở sau khuyết hàm là mỏm lồi cầu gồm có chỏm
hàm dưới và cổ hàm dưới .

139
- Bờ dưới ngành hàm liên tiếp với bờ dưới thân hàm.
8-Xương lá mía : Mỏng, hình tứ giác tạo nên phần sau dưới của vách mũi, gồm 02
mặt và 04 bờ. Mỗi bên mặt được phủ bởi niêm mạc mũi và có rãnh của thần kinh mũi
khẩu cái và động mạch bướm khẩu cái.
- Các bờ :
+ Bờ trên dày và ở 02 bên có 02 cánh xương lá mía, ở giữa có 01 rãnh đ ể tiếp xúc với
mỏm bướm
+ Bờ dưới tiếp khớp với 02 mỏm xương khẩu cái xương hàm và phần ngang xương
khẩu cái

Xương trán
Xương sàng

Xương mũi

Xương bướm

Xương lá mía
Xương khẩu cái

9-Xương móng : Hình móng ngựa, Ở vùng cổ và nằm phía trên thanh quản.Gồm 01
thân, 02 cặp sừng lớn và nhỏ(Rễ lưỡi và nhiều cơ vùng cổ bám vào)

Xương hàm dưới

Lỗ cằm

Cơ nhị thân

Cơ hàm móng

Xương móng
Sừng nhỏ
Sừng lớn

140
9.1.Thân xương móng :
- Mặt trước : Có gờ ngang chia làm hai phần : Mỗi phần có một gờ dọc chia làm hai
diện bên để các cơ hai thân, cơ trâm móng, cơ hàm móng, cơ cầm móng, cơ lưỡi
móng bám vào.
- Mặt sau : liên quan với màng giáp móng.
- Bờ trên và bờ dưới không có gì đặc biệt.
- Đầu liên tiếp với các sừng.
9.2. Sừng lớn : Hướng ngang ra ngoài và sau.:
9.3. Sừng nhỏ : Hướng lên trên. ra ngoài và hơi ra trước.
III. NỀN SỌ TRONG :
Chia làm 03 hố

Hố sọ trước

Hố sọ giữa

Hố sọ sau

( Chi tiết xem hình trước)

1-Hố sọ trước :
-Giữa : Mào trán, lỗ tịt,mào gà,rãnh giao thoa thị giác
-Hai bên : mãnh sàng, lỗ sàng và phần ổ mắt của xương trán
Rãnh giao thoa thị giác và bờ sau cánh nhỏ xương bướm là giới hạn sau của Hố sọ
trước.
2- Hố sọ giữa :
-Giữa : Hố tuyến Yên và 04 mỏm yên bướm.
Bờ trên xương đá và 01 phần sau thân xương Bướm là giới hạn sau của Hố sọ giữa.
-Các thành phần chui qua lỗ nền sọ :
Ống thị giác : II
Khe ổ mắt trên : III, IV, VI .
Lỗ tròn: Thần kinh hàm trên(V2)
Lỗ bầu dục : Thần kinh hàm dưới(V3) và Thần kinh mắt(V1)

141
Lỗ gai : Động mạch màng não giữa .
Lỗ rách: Động mạch cảnh trong.

3-Hố sọ sau :
-Giữa : Lỗ lớn xương chẩm, mào chẩm trong và ụ chẩm trong.
-Các thành phần chui qua lỗ nền sọ :
Lỗ tai trong : VIII( TK tiền đình ốc tai),VII(TK mặt),VII’(TK trung gian)
Lỗ tĩnh mạch cảnh: IX, X, XI và tĩnh mạch cảnh trong đi qua .
Ống thần kinh hạ thiệt : XII
IV. KHỚP ĐẦU – MẶT :
1.KHỚP THÁI DƯƠNG – HÀM DƯỚI : Là khớp động duy nhất
Khớp thái dương hàm

1 1. Dây chằng thái dương hàm


2 ngoài
3 2. Thần kinh lưỡi
3. Thần kinh hàm dưới và
hạch tai
4. Bao kớp
5. Thần kinh tai – thái dương
4 6. Dộng mạch hàm
5 7. Thần kinh huyệt răng dưới
6 8. Dây chằng bướm – hàm
7 dưới
8 9. Dây chằng trâm – hàm dưới
9 10. Động mạch và thần kinh
10 hàm móng

1.1-MẶT KHỚP: Gồm 03 thành phần chính .


- Diện khớp xương thái dương : ( lồi trước, lõm sau.
+Diện khớp : chỉ chiếm ½ trước của hố hàm dưới X thái dương.
+Củ khớp : Lồi liên tiếp phía trước hố hàm
-Diện khớp xương hàm dưới : chỏm xương hàm dưới
-Đĩa khớp :là 01 tấm xơ sụn chêm giữa 02 diện khớp
1.2-PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP:
-Bao khớp : +Bám ở chu vi các diện khớp, trừ phía sau dưới bám gần cổ lồi cầu
+ Mặt sâu : bám vào chu vi đĩa khớp, (chia 02 khớp : khớp thái dương – đĩa khớp và
khớp hàm dưới – đĩa khớp).
-Dây chằng : Có 03 loại
+ DC bên ngoài
+ DC bướm - hàm dưới
+ DC trâm – hàm dưới
1.3-BAO HOẠT DỊCH: Gồm 02 bao

142
1.4-MẠCH,THẦN KINH:
-Mạch : Động mạch thái dương giữa,màng não giữa, màng nhĩ trước và hầu lên.
-Bạch huyết : Đổ vào bạch huyết tuyến mang tai .
-Thần kinh : Thần kinh cắn và TK tai – thái dương.
1.5-ĐỘNG TÁC: Gồm 03 loại động tác cơ bản
-Hạ và nâng hàm dưới
-Đưa hàm sang bên
-Đưa hàm ra trước hoặc ra sau
2.CÁCKHỚP BẤT ĐỘNG :
2.1-Khớp vành : Giữa xương trán và xương đỉnh
2.2-Khớp dọc : Giữa 02 xương đỉnh
2.3-Khớp lambda: Giữa xương chẩm và xương đỉnh .
3. THÓP : Gồm 02 thóp :
- Thóp trước(thóp Bregma)
- Thóp sau(thóp Lambda)

Sọ trẻ sơ sinh( Nhìn trên)

Xương trán
Thóp Bregma
Đường khớp vành

Xương đỉnh
Đường khớp dọc

Thóp Lambda
Đường khớp Lambda
Xương chẩm

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


XƯƠNG KHỚP ĐẦU MẶT

1. Ở khớp thái dương hàm dưới, thành phần nào chắc nhất
a. Dây chằng bên ngoài d. Bao khớp
b. Dây chằng bướm-hàm dưới e. Bao hoạt dịch
c. Dây chằng trâm-hàm dưới
2. Thần kinh mắt đi qua
a. Khe ổ mắt dưới d. Lỗ bầu dục
b. Khe ổ mắt trên e. Lỗ gai
c. Lỗ tròn

143
3. Chon câu ĐÚNG
a. Hố sọ trước và hố sọ sau được giới hạn bởi giao thoa thị và bờ sau cánh nhỏ xương bướm
b. Hố sọ trước được cấu tạo bởi xương trán và xương bướm (cánh nhỏ)
c. Hố sọ sau được cấu tạo chủ yếu bởi xương chẩm, một phần xương bướm và xương thái
dương
d. a và b đúng
e. a và c đúng
4. Lỗ gai thuộc xương
a. Khẩu cái d. Đỉnh
b. Thái dương e. Chẩm
c. Bướm
5. Xương trán tiếp khớp với
a. Xương lá mía, xương khẩu cái
b. Xương thái dương, xương hàm trên
c. Xương đỉnh, xương gò má, xương mũi, xương hàm trên
d. Xương sàng, xương bướm
e. Câu c và d
6. Các xương sau đây đều là xương chẵn (gồm 2 xương) NGOẠI TRỪ xương
a. Hàm trên d. Mũi
b. Lá mía e. Gò má
c. Khẩu cái
7. Mào gà thuộc xương
a. Thái dương d. Đỉnh
b. Bướm e. Tất cả đều sai
c. Chẩm
8. Đường khớp vành nằm giữa xương trán, ở phía trước và ở phía sau là xương
a. Đỉnh d. Mào gà
b. Chẩm e. Tất cả đều sai
c. Thái dương
9. Sàn hố sọ giữa được tạo chủ yếu bởi
a. Xương bướm d. Xương chẩm
b. Xương lá mía e. Xương đỉnh
c. Xương thái dương
10. Những xương nào sau đây KHÔNG góp phần tạo nên các thành của hố thái dương
a. Gò má d. Cánh lớn xương bướm
b. Trán e. Đỉnh
c. Chẩm
11. Xương nào sau đây KHÔNG góp phần tạo nên các thành của ổ mắt
a. Khẩu cái d. Gò má
b. Sàng e. Bướm
c. Đỉnh
12. Mặt trong (mặt não) của phần trai xương thái dương có các rãnh cho
a. TK V2 d. ĐM màng não giữa
b. TK V3 e. ĐM não trước
c. ĐM não giữa
13. Lỗ cảnh nằm giữa phần đá xương thái dương và xương

144
a. Chẩm d. Hàm trên
b. Bướm e. ĐM não trước
c. Trán
14. Ấn thần kinh sinh ba nằm ở
a. Mặt trước phần đá xương thái dương
b. Thân xương bướm
c. Cánh lớn xương bướm
d. Phần nền xương chẩm
e. Mặt sau phần đá xương thái dương
15. Thần kinh nào KHÔNG đi qua khe ổ mắt trên
a. Thần kinh vận nhãn d. Thần kinh mắt
b. Thần kinh ròng rọc e. Thần kinh hàm trên
c. Thần kinh vận nhãn ngoài
16. Những thành phần sau đều đi qua lỗ tĩnh mạch cảnh NGOẠI TRỪ
a. Thần kinh X d. Xoang ngang
b. Thần kinh IX e. Tĩnh mạch cảnh trong
c. Thần kinh XI
Dùng hình vẽ sau để trả lời các câu từ 17 đến 26
17. Hố sọ giữa là phần nền sọ giới hạn bởi
a. (A) và (C) d. (B) và (E)
b. (A) và (D) e. (A) và (E)
c. (B) và (D)
18. Số (4) là
a. Ống thị giác d. Lỗ gai
b. Lỗ tròn e. Lỗ trâm chũm
c. Lỗ bầu dục
19. Động mạch mắt chui qua lỗ nào ở nền sọ
a. (1) d. (4)
b. (2) e. (6)
c. (3)
20. Các lỗ (hay ống) nào được tạo nên do sự tiếp khớp của các xương kế cận
a. (2), (3) d. (7), (9), (10)
b. (7), (9) e. (2), (3), (7), (9)
c. (2), (7), (9)
21. Thần kinh nào KHÔNG đi qua số (2)
a. TK thị giác d. TK ròng rọc
b. TK vận nhãn e. TK vận nhãn ngoài
c. Thần kinh mắt
22. Lỗ cảnh ở vị trí số
a. (7) d. (10)
b. (8) e. Tất cả đều sai
c. (9)
23. Số (11) là
a. Rãnh xoang sigma d. Rãnh xoang chẩm
b. Rãnh xoang ngang e. Rãnh ĐM màng não sau
c. Rãnh xoang dọc dưới

145
24. Thần kinh mặt (VII) đi qua lỗ (hay ống) được đánh số
a. (10) d. (5)
b. (9) e. (4)
c. (8)
25. Thần kinh sinh ba (V) đi qua lỗ (hay ống) được đánh số
a. (2) d. (5)
b. (3) e. a, c, d đúng
c. (4)
26. ĐM màng não giữa đi qua lỗ
a. 2 d. 5
b. 3 e. Một lỗ khác
c. 4

CƠ MẠC ĐẦU MẶT CỔ


MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1. Kể được các cơ bám da mặt, đặc tính chung và động tác của từng cơ.
2. Mô tả được nguyên uỷ và bám tận của các cơ nhai và thần kinh chi phối các cơ đó.
3. Mô tả các mạc cổ và kể tên các cơ vùng cổ trước bên.
4. Vẽ được thiết đồ cắt ngang đốt sống cổ VI
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1 Chỉ được trên xác, các phương tiện thực tập khác một số cơ bám da điển hình và các
cơ nhai.
2. Chỉ trên xác các cơ, mạc cổ ở vùng cổ trước bên.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Cơ trán Cân trên sọ
Cơ mảnh khảnh Mạc thái dương
Cơ chẩm
Cơ cau mày
Cơ vòng mắt Cơ tai trên-trước-sau
Cơ mũi Mạc mang tai
Cơ nâng môi trên và Mạc ức đòn chủm
cánh mũi Mạc cổ nông ở tam giác
Cơ nâng môi trên sau
Cơ gò má nhỏ Mạc thang
Cơ gò má lớn Mạc Dellta
CƠ MẠC ĐẦU - Mạc ngực to
MẶT - CỔ

I. CÁC CƠ ĐẦU:

146
1. Các cơ ở mặt : Về phôi thai học, các cơ mặt còn gọi là cơ bám da mặt xuất phát từ
cung mang thứ hai : Các tế bào nguyên thủy di chuyển về vùng mà sau nay sẽ trở
thành miệng,mũi, ổ mắt.
. Sự di chuyển này xảy ra Ở mặt phẳng nông so với các cấu trúc tạo bởi cung mang
thứ nhất(xương hàm dưới, các cơ nhai), kéo theo che nhánh thần kinh của cung mang
thứ 2 là thần kinh mặt về phía trước, đến các cơ mặt ngay dưới da.Hệ cơ mặt cũng di
chuyển ra sau( vùng chẩm,sau tai) xuống dưới(vùng cổ), lên trên(mắt,trán và 02 bên
đầu). Lộ trình phát triển được chỉ rõ bởi các nhánh của thần kinh mặt. Về phát triển
chủng loại, quá trình tương tự cũng xảy ra ở các động vật có vú cấp thấp và động vật
.có xương sống cấp thấp. Sự phức tạp của các cơ mặt là một đặc trưng của loài người :
đó là phương tiện để diễn đạt tình cảm và đóng mở các lỗ tự nhiên của vùng đầu mặt.
Các cơ ở mặt còn gọi là các bám da mặt, có 03 đặc tính chung sau đây :
- Có nguyên ủy ở sâu (xương, mạc, cân, dây chằng), bám tận ở da quanh các lỗ tự
nhiên
- Do thần kinh mặt vận động
- Có tác dụng biểu hiện nét mặt
- Được chia làm 05 nhóm cơ chính sau đây : Các cơ trên sọ, ở tai,mặt,mũi và miệng.
1.1. Các cơ trên sọ : Gồm cơ chẩm trán và 02 cơ thái dương đỉnh
.1.1.1. Cơ chẩm trán :
- Nguyên ủy : Có hai phần :
+ Bụng trán : Mạc trên sọ ngang mức đường khớp vành
+Bụng chẩm : 2/3 ngoài đường gáy trên, mỏm chũm.
- Bám tận : Da vùng chẩm, da vùng trán và mạc trên sọ.
- Động tác : Kéo da đầu ra trước và ra sau, nhướng mày (diễn tả sự ngạc nhiên) .
.1.1.2 Cơ thái dương đỉnh :
- Nguyên ủy : Mạc thái.đương trên và trước tai.
- Bám tận : Bờ ngoài của mạc trên sọ.
- Động tự : Làm căng da đầu, kéo da vùng thái dương ra sau
1.2. Các cơ ở tai : Gồm Cơ tai trước, cơ tai trên và cơ tai sau.
- Nguyên ủy :
+ Cơ tai trước : Mạc thái dương và mạc trên sọ.
+ Cơ tai trên : Mạc thái dương và mạc trên sọ.
+ Cơ tai sau : Mỏm ch ũm.
- Bám t ận :
+ Cơ tai trước : Phần trước mặt trong gờ nhĩ luân.
+ Cơ tai trên : Phần trên mặt trong loa tai.
+ Cơ tai sau : Phần dưới mặt trong loa tai.
- Đ ộng tác : Kéo tai ra trước, ra sau và lên trên. Thường các cơ này rất kém phát triển
và không có chức năng ở người.
1.3. Các cơ mặt : Gồm 03 cơ (vòng mắt, cau mày và hạ mày)
13.1.Cơ vòng mắt :
-Nguyên ủy : Có ba phần :
+Phần ổ mắt: bờ trong ổ mắt

147
+Phần mí mắt : dây chằng mí mắt trong
+Phần lệ : xương lệ.
-Bám tận :
+Phần ổ mắt : uốn quanh mí trên rồi vòng xuống dưới uốn quanh mí dưới, đến
dây chằng mí mắt trong
+ Phần mí mắt . liên kết lại ở góc ngoài của mắt, tạo thành đường giữa
mí mắt ngoài
+Phần lệ : gắn vào phần trong của mí mắt trên và dưới.
- Động tác : Là cơ vòng của mắt (phần mí không điều khiển tự ý) làm nhắm mắt.
1.3.2 Cơ cau mày :
-Nguyên ủy : Phần trong của cung mày
- Bám tận : Da tương ứng phần giữa cung mày.
- Động tác : Kéo mày xuống dưới và vào trong làm cau mày; là cơ chủ yếu diễn tả sự
đau đớn.
1.3.3.Cơ hạ mày :
- Nguyên ủy : phần mũi xương trán
-Bám t ận : Da tương ứng đầu trong cung mày.
- Đ ộng tác : Kéo mày xuống dưới.
1.4. Các cơ mũi : Gồm 03 cơ (cơ mảnh khảnh, cơ mũi và cơ hạ vách mũi)
Các cơ ở mặt
Cơ mảnh khảnh
Cơ trán

Cơ cau mày Cơ vòng mắt

Cơ mũi Cơ nâng môi trên và


cánh mũi
Cơ gò má nhỏ
Cơ nâng môi trên
Cơ cười
Cơ gò má lớn
Cơ hạ góc miệng
Cơ mút
Cơ cằm
Cơ vòng miệng

Cơ hạ môi dưới

1.4.1.Cơ mảnh khảnh :


- Nguyên ủy : Cân che phủ phần dưới xương mũi và phần trên sụn mũi ngoài.
- Bám tận : Da trên và giữa hai đầu trong lông mày.
- Động tác :Kéo góc trong của lông mày xuống, tạo nên nếp nhăn ngang trên sống
mũi. Cơ diễn tả sự kiêu ngạo

148
1.4.2.Cơ mũi : Gồm phần ngang và phần cánh.
- Ph ần ngang :
Nguyên ủy : Ở trên vả ngoài h ố răng cửa xương hàm trên.
Bâm tận :. : Cân trên các sụn mũi.
Động tác : Kéo cánh mũi về phía vách mũi, làm khép lỗ mũi.
- Phần cánh :
Nguyên ủy : Bờ khuyết mũi xương hàm trên và sụn cánh mũi lớn.
Bám tận : Da gần bờ lỗ mũi.
Động tác : Mở rộng lỗ mũi.
14.3 Cơ hạ vách mũi :
- Nguyên ủy : Hố răng cửa của xương hàm trên.
- Bám tận : Vách mũi và phần sau vách mũi.
- Động tác : Làm hẹp lỗ mũi, kéo vách mũi xuống dưới.
1.5. Các cơ miệng: Gồm 12 cơ mỗi bên .
1.5.1. Cơ nâng môi trên cánh mũi :
- Nguyên ủy : Phần trên mỏm trán xương hàm trên.
- Bám t ận : Sụn cánh mũi lớn, da mũi và môi trên, hòa lẫn với cơ nâng môi trên.
- Động tác : Kéo môi trên lên và làm nở mũi.
1.5.2. Cơ nâng môi trên :
- Nguyên ủy : Có hai phần :
+Phần dưới ổ mắt : Bờ dưới nền ổ mắt và ở phía trên lỗ dưới ổ mắt
+Phần gò má : Mặt ngoài xương gò má.
-Bám tận :
+Phần dưới ổ mắt : các cơ Ở phần ngoài môi trên
+ Phần gò má : da của rãnh mũi môi và môi trên.
- Đ ộng tác:
+Phần dưới ổ mắt : Kéo góc miệng lên trên
+Phần gò má : Kéo môi trên ra ngoài và lên trên
1.5.3. Cơ gò má nhỏ :
- Nguyên ủy : Mặt ngoài xương gò má, sau đường khớp gò má - xương hàm trên.
-Bám tận : Môi trên (giữa cơ nâng môi trên và cơ gò má lớn).
-Động tác : Kéo môi trên lên trên và ra ngoài.
Khi cơ nâng môi trên cánh mũi, cơ nâng môi trên, cơ gò má nhỏ co cùng lúc, làm sâu
thêm rãnh mũi môi, diễn tả sự buồn bã. Khi ba cơ này co cùng lúc với cơ nâng góc
miệng diễn tả sự khinh bỉ.
1.5.4. Cơ gò má lớn :
- Nguyên uỷ : Mặt ngoài phần gò má của cung gò má.
- Bám tận : Góc miệng.
- Động tác : Kéo góc miệng lên trơn và ra sau (cười).
1.5.5. Cơ nâng góc miệng :
- Nguyên ủy : Hố nanh của xương hàm trên, ngay dưới lỗ dưới Ổ mắt.
- Bám tận : Góc miệng.
- Động tác : Kéo góc miệng lớn trên.

149
1..5.6 Cơ cười :
- Nguyên ủy : Mạc cơ cắn
- Bám tận : Da góc miệng.
- Động tác : Kéo góc miệng theo chiều ngang (cười mỉm).
1.5.7.cơ mút :
- Nguyên ủy : Mỏm cung huyệt răng của xương hàm trên và xương hàm dưới, đối diện
với ba răng hàm, bờ trước của vách giữa chân bướm hàm dưới
- Bám tận : Các sợi hội tụ về góc miệng liên kết với cơ vòng miệng, các sợi trên đi
xuống phần dưới và các sợi dưới đi lên phần trên của cơ này.
- Động tác : ép má vào răng và lợi răng, giúp vào sự nhai và mút
1.5.8.Cơ hạ môi dưới :
- Nguyên ủy : Mặt ngoài xương hàm dưới, giữa đường giữa xương hàm dưới và lỗ
cằm
- Bám tận : Da môi dưới.
- Động tác : Kéo môi dưới xuống dưới và ra ngoài (mỉa mai) .
1.5.9. cơ cằm :
- Nguyên ủy : Hố răng cửa xương hàm dưới.
- Bám tận : Da cằm
- Động tác : Đưa môi dưới lên trên và ra trước, làm nhăn da cam, diễn tả sự nghi ngờ
hoặc khinh bỉ.
1.5.10. Cơ hạ góc miệng :
- Nguyên ủy : Đường chéo của xương hàm dưới (liên tục với cơ bám da cổ).
Bám tận : Da góc miệng và cơ vòng miệng
Động tác : Kéo góc miệng xuống dưới (buồn bã)
1.5.11.Cơ vòng miệng : - Nguyên ủy, bám tận: Cơ vòng miệng tạo bởi các cơ mặt hội
tụ ở miệng và các sợi riêng.
Lớp sâu phát sinh từ cơ mút, bắt chéo ở góc miệng, các sợi từ xương hàm trên đi
xuống môi dưới, các sợi từ xương hàm dưới đi lên môi trên. Các sợi trên cùng và dưới
cùng của cơ mút đi vào môi trên và môi dưới mà không bắt chéo.
Lớp nông là cơ nâng góc miệng và cơ hạ góc miệng bắt chéo ở góc miệng : các
sợi từ cơ nâng đi xuống môi dưới, các sợi từ cơ dưới đi lên môi trên. Thêm vào đó,
các sợi từ các cơ nâng môi trên, cơ gò má lớn, cơ hạ môi dưới cùng liên kết với các
sợi ngang nói trên. Các sợi riêng của môi chạy chéo dưới mặt đa đến niêm mạc. Cuối
cùng còn có các sợi nối cơ vòng miệng với xương hàm trên, vách mũi và xương hàm
dưới. Ở môi trên, các sợi này tạo thành hai dải cơ, dải ngoài từ bờ huyệt răng xương
hàm trên ngang mức răng cửa bên, uốn cong ra ngoài đến góc miệng; dải trong nối
môi trên với vách mũi; khoảng cách giữa hai dải trong gọi là rãnh nhân trung . Các sợi
từ xương hàm dưới thì nối với các cơ ở góc miệng.
- Động tác : Mím môi, ép môi vào lợi răng, đưa môi ra trước
1.5.12.cơ ngang cằm chỉ hiện diện trong 50% trường hợp, là 01 cơ nhỏ bắt ngang
đường giữa ngay dưới cằm. Thường liên tục với cơ hạ góc miệng
2. Các cơ nhai:
Có 03 đặc điểm chung :

150
- Nguyên ủy : các xương sọ. Bám tận : Xương hàm dưới .
- Chủ yếu tạo ra động tác nhai nghĩa là khép các mặt nhai kèm di chuyển xương hàm
dưới; Còn động tác há miệng là do cơ bám da cổ và các cơ trên móng đảm nhận.
- Do dây V3( thần kinh hàm dưới) chi phối.
Gồm 04 cơ :
2.1. Cơ thái dương :
- Nguyên ủy : Xương thái dương
- Bám tận : Mỏm vẹt xương hàm dưới
- Động tác : Nâng lên và kéo ra sau xương hàm dưới

6
7
Các cơ tham gia động tác nhai
1. Cơ thái dương; 2. Cơ nâng môi trên cánh mũi; 3. Cơ cắn: phần sâu và nông; 4. Cơ vòng
miệng; 5. Ống tuyến mang tai; 6. Mạch máu, TK; 7. Chổ bám của cơ cắn

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

CÁC CƠ Ở CỔ
1. Tuyến mang tai; 2. Cơ cắn; 3. Cơ hàm móng; 4. Cơ nhị thân( Bụng trước); 5. Cơ
giáp móng; 6. Cơ vai móng( Bụng trên). 7. Cơ ức móng; 8. Cơ ức đòn chũm( Đầu
ức); 9. Cơ thang; 10. Các cơ bậc thang; 151
11. Cơ vai móng( Bụng dưới); 12. Cơ ức đòn
chũm( Đầu đón); 13. Cơ Delta; 14. Cơ ngực lớn
2.2. Cơ cắn:
- Nguyên ủy : Cung gò má
- Bám tận : Mặt ngoài góc hàm
- Động tác : Nâng xương hàm dưới lên
2.3. Cơ chân bướm trong
- Nguyên ủy : Mặt trong mảnh chân bướm ngoài và các cấu trúc lân cận
- Bám tận : Mặt trong góc và ngành hàm
- Động tác : Nâng xương hàm dưới lên trên và kéo ra trước
2.4. Cơ chân bướm ngoài
- Nguyên ủy : Mặt ngoài mảnh chân bướm ngoài và các cấu trúc lân cận
- Bám tận : Lồi cầu xương hàm dưới
- Động tác : Đưa xương hàm dưới ra trước.
3. Các cơ cổ:
Được chia thành 05 nhóm cơ sau :
3.1. Các cơ cổ bên : Gồm 02 cơ là cơ bám da cổ và cơ ức đòn chủm
3.1.1.Cơ bám da cổ :
- Nguyên ủy : Ngực và vai
- Bám tận : Vùng mặt dưới và hòa lẫn vào các cơ ở góc miệng và môi dưới
- Động tác : Kéo môi dưới và xương hàm dưới xuông dưới và làm căng da cổ
3.1.2.Cơ ức đòn chũm :
- Nguyên ủy : Mỏm chũm
- Bám tận : xương ức và X đòn
- Động tác : Cúi , ngữa, nghiêng ,xoay đầu và nâng lồng ngực lên trên .
3.2. Các cơ trên móng :
Mỗi bên gồm 04 cơ : Các cơ này bám từ các xương đầu mặt đến xương móng . Động
tác : Nâng xương móng, sàn miệng, đáy lưỡi lên trên khi nuốt .
.3.2.1. Cơ hai thân ( còn gọi là cơ hai bụng)
- Nguyên ủy :
+Bụng sau : khuyết chũm xương thái dương
+Bụng trước : Hố hai thân xương hàm dưới.
- Bám tận : Gân cơ trung gian, gân này xuyên qua chỗ bám của cơ trâm móng và được
giữ vào thân và sừng lớn xương móng bởi một vòng xơ.
-Động tác : Kéo xương móng và đáy lười lên trên, nâng đỡ xương móng.
- Thần kinh : Nhánh hai thân của thần kinh mặt (bụng sau); nhánh hàm móng của thần
kinh hàm dưới (bụng trước).
3.2.2. Cơ trâm móng :
- Nguyên ủy : Bờ sau (gần đáy) mỏm trâm xương thái dương
- Bám tận : Thân xương móng, ở chỗ nối với sừng lớn, ngay phía trên cơ vai móng.

152
- Động tác : Kéo xương móng và đáy lưỡi lên t rên.
- Thần kinh : Nhánh trâm móng của thần kinh mặt.
3.2.3. Cơ hàm móng :
- Nguyên ủy : Đường hàm móng xương.hàm dưới.
- Bám tận : Xương móng và vách giữa từ cằm đến xương móng.
- Động tác : Kéo xương móng và đáy lưỡi lên trên.
- Thần kinh : TK hàm móng của thần kinh huyệt răng dưới thuộc thần kinh hàm dưới.
3.2.4. Cơ cằm móng :
- Nguyên ủy : Gai cầm, phía dưới mặt sau mỏm cằm xương hàm dưới.
- Bám tận : Mặt trước thân xương móng.
- Động tác : Kéo xương móng và lưõi lên trên.
- Thần kinh : Dây gai sống cổ C1, qua thần kinh hạ thiệt.
3.3. Các cơ dưới móng :
Đặc điểm chung: Các cơ này bám từ các xương: ức, đòn, vai đến xương móng. Động
tác : Kéo xương móng xuống dưới. Mỗi bên gồm 04 cơ :
3.3.1.Cơ ức móng :
- Nguyên ủy : Mặt sau cán ức, dây chằng ức đòn sau, đầu trong xương đòn.
- Bám tận : Phần trong bờ dưới thân xương móng.
- Động tác : Kéo thanh quản và xương móng xuống dưới, nâng đỡ xương móng.
- Thần kinh : Các cơ dưới móng đều được vận động bởi quai cổ.
3.3. 2. Cơ ức giáp :
- Nguyên uỷ : Mặt sau cán ức, sụn sườn 1.
- Bám tận : Đường chéo của mặt ngoải sụn.giáp.
- Động tác : Kéo thanh quản và sụn giáp xuống dưới.
3.3.3. Cơ giáp móng :
- Nguyên ủy : Đường chéo mặt ngoài sụn giáp.
- Bám tận : Bờ dưới thân và sừng lớn xương móng.
- Động tác : Kéo thanh quản và xương móng xuống dưới, kẻo sụn giáp lên trên .
3.3.4. Cơ vai móng : - Nguyên ủy và bám tận :
+ Bụng dưới : Bờ trên xương vai và dây chằng ngang vai trên. Tận cùng ở một gân
trung gian nằm dưới cơ ức đòn chũm.
+ Bụng trên từ gân trung gian lên phía trên, bám vào thân xương móng.
- Động tác: Nâng đỡ và kéo xương móng cùng thanh quản xuống dưới, ra sau.
3.4. Các cơ trước cột sống :- Đặc điểm chung: Bám tận vào mặt dưới xương chẩm
- Động tác : gấp và xoay cột sống cổ.
Mỗi bên gồm 04 cơ: Cơ dài đầu, Cơ dài cổ, Cơ thẳng đầu trước, Cơ thẳng đầu bên.
Cơ dài cổ
- Nguyên ủy :
Phần thẳng : thân các đốt sống ngực NI,II,III và các đốt sống cổ CV,IV,VII
Phần chéo dưới : thân các đốt sống ngực NI,II,III
Phần chéo trên : Củ trước mỏm ngang đốt sống cổ CIII,IV,V
- Bám tận :
Phần thẳng : thân các đốt sống cổ CII,III,IV

153
Phần chéo dưới : Củ trước mỏm ngang đốt sống CV,VI
Phần chéo trên : Củ trước đốt sống đội.
- Động tác : Gấp nhẹ và xoay nhẹ các đốt sống cổ.
- Thần kinh : Nhánh trước các dây gai sống cổ CII,VII

Các cơ bậc thang và các cơ trước cột sống


Cơ thẳng đầu bên
Cơ thẳng đầu trước
Cơ dài đầu
Cơ dài cổ
Cơ bậc thang
Cơ bậc thang giữa
Cơ bậc thang trước
Cơ bậc thang sau

3.5. Các cơ bên cột sống :


- Nguyên ủy : mỏm ngang của các đốt sống cổ
- Bám tận :Mặt trên của xương sườn I,II
- Động tác : Nghiêng cột sống cổ sang bên
Mỗi bên gồm 03 cơ :
3.5.1. Cơ bậc thang trước :
- Nguyên ủy : Củ trước mỏm ngang các đổi sồng cổ, C III,IV,V,VI.
- Bám. tận: Củ và gờ cơ bậc thang trước, ở mặt trên xương sườn I
- Động tác : Nâng xương sườn I lên trên, gấp và xoay nhẹ cột sống cổ
- Thần kinh : Nhánh trước C5 - C8.

Các tam giác cổ


Tam giác cổ trước
Tam giác dưới hàm
Tam giác cảnh
Tam giác cơ

Tam giác cổ sau


Tam giác chẩm
Tam giác vai đòn

154
3.5.2. Cơ bậc thang giữa :
- Nguyên ủy : Củ sau mỏm ngang các đốt sống CII - CVI
- Bám tận : Mặt trên xương sườn I, sau rãnh động mạch dưới đòn.
- Động tác : Nâng xương sườn I lên trên, gấp và xoay nhẹ cột sống cổ.
- Thần kinh : Nhánh trước CIII - CIV
3.5.3. Cơ bậc thang sau :
- Nguyên ủy : Củ sau mỏm ngang các đốt sống CIV,V,VI .
- Bám tận : Mặt ngoài xương sườn II, sau lồi củ cơ răng trước.
- Động tác : Nâng sườn II lên trên, gấp và xoay nhẹ cổ.
- Thần kinh : Nhánh trước CIV,V,VI
II. CÁC TAM GIÁC CỔ :
Các cơ cổ cùng với xương hàm dưới và xương đòn tạo nên.giới hạn của các tam giác
cổ. Tam giác cổ được chia làm 02 loại : Tam giác cổ trước và tam giác cổ sau
1. Tam giác cổ trước :
- Giới hạn :
+Cạnh trên : Xương hàm dưới
+Cạnh trong : đường giữa cổ
+Cạnh ngoài : Cơ ức đòn chũm
- Cơ hai thân(phía trên) và bụng trên cơ vai móng (phía dưới) lại chia tam giác này
thành 03 tam giác nhỏ :
1.1. Tam giác dưới hàm :
- Giới hạn trên : Xương hàm dưới và đường nối ra sau với mỏm chũm
- Phía sau : Cơ trâm móng và bụng sau cơ hai thân
- Phía trước :Bụng trước cơ hai thân
- Thành phần trong tam giác dưới hàm: Tuyến dưới hàm, động mạch mặt và tĩnh
mạch mặt .
1.2.Tam giác cảnh :
- Giới hạn phía trên: Bụng sau cơ nhị thân
- Phía sau : cơ ức đòn chũm
- Phía dưới : Cơ vai móng.
- Thành phần trong tam giác cảnh: Động mạch cảnh, Tĩnh mạch cảnh trong,thần kinh
lang thang và thân giao cảm cổ.
1.3. Tam giác cơ:
- Giới hạn phía trên : Bụng trên cơ vai móng
- Phía sau : cơ ức đòn chũm
- Phía trước : Đường giữa cổ.
- Thành phần trong tam giác cơ : Các mạch máu giáp dưới , thần kinh thanh quản
dưới , khí quản , tuyến giáp và thực quản.
2. Tam giác cổ sau:
- Giới hạn
+ Phía trước : Cơ ức đòn chủm.
+ Phía sau : Cơ thang
+ Phía dưới : Xương đòn

155
- Bụng dưới cơ vai móng chia Tam giác cổ sau thành 02 vùng nhỏ :
2.1. Tam giác chẩm: Nằm phía trên,chứa thần kinh XI, đám rối cổ và đám rối cánh
tay, các hạch bạch huyết cổ sâu. Đỉnh có động mạch chẩm đi qua
2.2. Tam giác vai đòn : Nằm phía dưới , tương ứng với hố trên đòn.

III. DA ĐẦU :
Da đầu có năm lớp, từ ngoài vào trong : Da, mô liên kết cứng chắc, mạc trên sọ (cân
cơ chẩm trán), mô liên kết lỏng lẻo và vỏ xương sọ.
1. Da đầu : Da Ở đầu dày nhất trong cơ thể, chứa nhiều tóc và tuyến bã nến da đầu
thường có u nang tuyến bã.
2. Mô liên kết cứng chắc : Lớp này có tác dụng như một cầu nối giũa da ở trên và
cân cơ chẩm trán ở dưới. Có nhiều mô xơ nên rất chắc, trong có nhiều thần kinh và
mạch máu, mà thành các mạch máu lại được giữ chặt bởi các mô xơ này nên chảy
máu khó cầm vì mạch máu không xẹp được. Chảy máu ở lớp này cũng khó lan tỏa.
Nhiễm trùng ít sưng nhưng rất đau.
3. Mạc trên sọ (Mạc Galea): Là một màng còn rất chắc, nối bụng chẩm với bụng
trán của cơ ch ẩm trán. Vết thương da đầu không tạo ra khe hở nếu lớp này không bị
cắt ngang (vì da được nối chắc vào cấu trúc này).
4. Mô liên kết lỏng lẻo:
Lớp này rất mỏng manh. Các tĩnh mạch liên lạc nối các xoang tĩnh mạch trong hộp sọ
với các tĩnh mạch đa đầu xuyên qua vùng này. Các mạch máu và thần kinh đến da đầu
từ ổ mắt phải nằm một đoạn ngắn trong lớp này.Ba lớp đầu tiên của da đầu có thể tách
ra dễ dàng khỏi lớp này. Màu hoặc mủ có thể tụ lại ở đây và có thể lan tỏa cả vòm sọ,
và được giới hạn ở chỗ bám của cơ .trên sọ và mạc trên sọ. Tụ máu ở mắt ("mắt đen")
thường do chấn thương mạch tại chỗ gây chảy máu dưới da, tụ vào mi mắt: "Mắt đen"
cũng có thể gây ra do chấn thương sọ làm chảy máu vào lớp mô liên kết
lỏng lẻo (do ảnh hưởng của trọng lực).
Do sự hiện diện của các tĩnh mạch liên lạc, mô liên kết lỏng lẽo thường được gọi là
"vùng nguy hiểm của da đầu". Một định lý phẫu thuật cổ điển xác định rằng "nếu
không có các tĩnh mạch liên lạc; các vết thương đa đầu mất đi phân nửa sự quan trọng
của nó". Ở trẻ con, màng cứng và vỏ xương sọ dính chặt vào nhau hơn ở người lớn,
nên vở vòm sọ có thể làm rách màng cứng và vỏ xương sọ, làm máu chảy trong sọ và
có thể đi qua chỗ vỡ tụ lại ở lớp mô liên kết lỏng lẻo của da đầu. Cho nên, không có
dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, trừ khi lớp mô liên kết này đã đầy máu.
IV. MẠC ĐẦU MẶT CỔ :
5. Vỏ xương sọ:
- Đặc điểm tụ dịch dưới võ xương : không vượt qua đường khớp
Lớp vỏ xương này gắn lỏng lẻo vào bề mặt xương sọ, ngoại trừ ở các đường khớp và
ở hố thái dương. Ứ đọng dịch dưới vỏ xương có thể bóc tách vỏ xương dễ dàng,
nhưng không thể vượt qua đường các đường khớp. Do đó, các dịch tụ có nguồn gốc
dưới vỏ xương đều mang hình dáng của xương liên hệ.
1. Mạc đầu mặt:
1.1. Mạc thái dương :

156
phát sinh từ đường thái dương trên, từ xương trán đến xương đỉnh ở trên, bám vào bờ
dưới cung gò má . !/4 dưới mạc chia làm 02 lá :
+Lá sau bám vào bờ trong
+Lá nông bám vào bờ ngoài cung gò má rồi tiếp tục đi xuống dưới tạo thành mạc cắn
1.2. Mạc cắn : Bao bọc cơ cắn , tạo thành do sự liên tục của mạc thái dương từ bờ
dưới cung gò má . Ở phía sau, mạc bám vào bờ sau ngành xương hàm dưới, phía dưới
bám vào bờ dưới thân xương hàm dưới, phía trước bám vào thân, bờ trước của ngành
và mỏm vẹt xương hàm dưới.

1.3. Mạc mang tai :


Tạo nên do lá nông mạc cổ, lá ngoài dày chắc gắn vào sụn ống tai và xương gò má ; lá
trong gắn vào mặt dưới xương thái dương.

2. Mạc cổ :
Mạc cổ quan trọng vì vùng cổ là một cấu trúc nối tiếp giữa đầu và thân.Mạc cổ có cấu
tạo phức tạp, tạo nên nhiều ngăn và khe, ngoài ra còn có nhiều ứng dụng phẫu thuật.
Mạc cổ được chia làm ba lá : Lá nông mạc cổ, lá trước khí quản và lá trước cột sống..
Ngoài ra còn bao cảnh bao lấy bó mạch thần kinh cổ.

Các lớp mạc cổ

Mạc miệng hầu


Mạc cảnh
Mạc trước cột sống
Mạc cằm móng
Mạc nông
Mạc các cơ dưới móng
Mạc trước khí quản

2.1. Lá nông mạc cổ : Nằm sâu dưới cơ bám da cổ và mô dưới da : phía trên, lá này
phủ lên tuyến mang tai gắn vào xương gò má.
2.1.1. Mô tả : Ở phía sau cổ, lá nông tách ra làm hai bao lấy cơ thang, sau đó lại chập
lại làm một đi từ bờ trước cơ thang phủ tam giác cổ sau đến cơ ức đòn chũm. Phía
dưới, lá nông gắn vào xương đòn. Lá này lại tách đôi bao lấy cơ ức đòn chùm và tiếp
tục phủ tam giác cổ trước, đến tận đường giữa để nối với lá bên đối diện. Trong vùng

157
tam giác này, do dự hiện diện của xương móng, lá nông được chia làm hai phần : dưới
móng và trên móng.
- Phần dưới móng : Phía dưới tách ra làm hai gắn vào bờ trước và bờ sau cán ức, giữa
hai lớp có hạch bạch huyết, phần dưới của tĩnh mạch cảnh trước và đầu ức của cơ ức
đòn chũm.
- Phần trên móng : Đi từ xương móng đến bờ dưới xương hàm dưới. Lá nông bọc lấy
bụng trước cơ hai thân, đi qua đường giữa cổ. Phía ngoài, lá này tách đôi bọc tuyến
dưới hàm.Lá bao mặt sâu của tuyến nằm phủ lên cơ trâm móng và gân trung gian cơ
hài thân hòa lẫn vào mạc các cơ này tạo nên một dải mạc bám vào mỏm trâm. Các lá
phủ mặt nông và sâu của tuyến gặp nhau Ở gần góc hàm rồi lại tách đôi để bọc tuyến
mang tai.

2.1.2.Tuyến mang tai : Nằm giữa hai lớp của lá nông mạc cổ. Ở bờ trước của tuyến,
hai lá này liên tục với mạc cơ cắn. Lá ngoài phủ mặt nông của tuyến, dày, chắc, ở trên
gắn vào sụn ống tai và xương gò má. Lá trong gắn vào mặt dưới xương thái dương

2.2. Lá trước khí quản : Gồm 02 lá


- Lá nông :Bọc cơ ức móng và cơ vai móng
- Lá sâu : Bọc cơ giáp móng và cơ ức giáp.
Giới hạn :
+ Phía trên : Xương móng
+ Phía dưới : mặt sau cán ức và xương đòn
+ Phía sau cơ ức đòn chũm : lá sâu gắn vào bờ trước bụng sau cơ hai thân
+ Hai bên : Lá sâu của bao cơ ức đòn chũm( lá nông mạc cổ)

2.3. Lá trước cột sống :


Là một phần của mạc trước cột sống nằm từ sọ đến xương cụt. Ở cổ, lá này đi ra hai
bên phủ mặt trước cơ dài đầu, cơ dài cổ, các cơ thẳng đầu trước và tháng đầu bên rồi
bám vào đỉnhmỏm ngang các đốt sống cổ. Từ đó liên tục ra ngoài với mạc phủ cơ
nâng vai, cơ gối và phủ hoàn toàn phía trước cột sống, phía sau đến bám vào mỏm gai
các đốt sống cổ.
Phía dưới, lá phủ lên mặt nông các cơ bậc thang và liên tục với mạc của nền cổ tạo
thành bao nách . Lá phủ mặt sau cơ bậc thang tạo nên một vòm xơ hình nón, gọi là
màng trên màng phổi .

2.4. Bao cảnh :


Là một bao hình ống chứa các động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong và thần kinh
lang thang. Phía trong, bao cảnh bám vào bao tạng (bọc quanh các tạng ở cổ) bằng
một lá gọi là mạc cánh, mạc này dính vào lá trước khí quản ở đường giữa sau của hầu
từ đường giữa sọ đến ngang mức đốt sống cổ C7. Phía sau, bao cảnh bám vào lá trước
cột sống dọc theo đỉnh các mỏm ngang.

158
Phía ngoài, bao cảnh bám vào lá nông ở mặt sau cơ ức đòn chũm và ở phía trước dính
vào lá trước khí quản dọc theo bờ ngoài cơ ức giáp. Ở phần trên cổ, bao cảnh hòa lẫn
với mạc cơ trâm móng và bụng sau cơ hai thân khi bao cảnh đi qua mặt sâu của chúng
và cuối cùng gắn vào nền sọ. Ở nền cổ, bao cảnh gắn vào xương ức, xương sườn IV,
hòa lẫn với các cơbậc thang, liên tục với màng tim xơ.
.

Các lớp mạc cổ


Mạc nông
Mạc tạng trước khí quản

Bao cảnh

Mạc cảnh
Mạc trước cột sống

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CƠ MẠC ĐẦU MẶT CỔ

1. Cơ nào sau đây được gọi là cơ hoành của sàn miệng


a. Cơ trâm-móng d. Cơ hai thân
b. Cơ hàm-móng e. Cơ móng-lưỡi
c. Cơ cằm-móng
2. Cơ nào sau đây KHÔNG được bao phủ bởi lá trước cột sống của mạc cổ
a. Cơ vai mong d. Cơ dài đầu
b. Cơ nâng vai e. Cơ thẳng đầu bên
c. Cơ bậc thang trước
3. Điểm nào KHÔNG đúng với các cơ vùng đầu mặt
a. Gồm các cơ bám da và các cơ nhai mà đa số là cơ bám da
b. Các cơ bám da khi co tạo nên những nếp nhăn ở da mặt, giúp biểu lộ tình cảm, thái độ
c. Các cơ nhai không phải là cơ bám da
d. Cơ cắn là cơ nhai khỏe nhất
e. Tất cả các cơ vùng đầu mặt cổ do thần kinh mặt (VII) vận động
4.Cơ nhai nào sau đây KHÔNG nằm trong nhóm cơ làm động tác nhai
a. Cơ cắn
b. Cơ chân bướm trong và cơ chân bướm ngoài
c. Cơ mút
d. Cơ thái dương
e. Cả c và d

159
5. Cơ nào KHÔNG thuộc cơ dưới móng
a. Cơ ức móng d. Cơ vai móng
b. Cơ cằm móng e. Tất cả các cơ trên đều thuộc nhóm cơ dưới
móng
c. Cơ ức giáp
6. Chức năng chung của các cơ trên móng là
a. Kéo đáy lưỡi xuống dưới d. a, c đúng
b. Kéo đáy lưỡi lên trên e. b, c đúng
c. Kéo xương móng lên trên
Dùng các chi tiết giải phẫu sau để trả lời các câu 7, 8, 9
1. Cơ ức đòn chũm 4. Cơ thang
2. Cơ hai thân 5. Đường cổ giữa
3. Cơ vai móng 6. Xương hàm dưới
7. Xương đòn
7. Tam giác cảnh được giới hạn bởi
a. 1,2,6 d. 1,2,3
b. 1,5,6 e. 1,3,5
c. 1,2,5
8. Tam giác cổ sau được giới hạn bởi
a. 1,3,4 d. 2,3,4
b. 1,3,7 e. 3,4,6
c. 1,4,7
9. Tam giác cổ trước được giới hạn bởi
a. 1,5,6 d. 2,4,5
b. 1,3,5 e. 2,4,7
c. 1,2,5
10. Thần kinh vận động cho ức đòn chũm là
a. Nhánh cổ (C1) d. Thần kinh phụ
b. Nhánh C2 e. Cả b,c,d
c. Nhánh C3
11. Cơ nào sau đây KHÔNG được vận động bởi nhánh thần kinh xuất phát từ quai cổ
a. Cơ ức móng d. Cơ giáp móng
b. Cơ ức giáp e. Tất cả đều sai
c. Cơ vai móng
12. Thần kinh vận động cho các cơ nhai là
a. TK hàm dưới d. TK hàm dưới và thần kinh mặt
b. TK hàm trên và TK hàm dưới e. Một TK khác
c. TK mặt
13. Thành phần trong bao cảnh gồm
a. ĐM cảnh trong, TM cảnh trong, thân giao cảm cổ
b. ĐM cảnh chung, TM cảnh trong, TK lang thang (X)
c. ĐM cảnh trong, TM cảnh trong, TK lang thang và thân giao cảm cổ
d. ĐM cảnh trong, TM cảnh trong, TK hoành
e. ĐM cảnh trong, TM cảnh trong
Dùng các chi tiết sau đây để trả lời các câu 14,15,16
1. Mạc bao bọc cơ ức đòn chũm 4. Mạc bao bọc cơ ức giáp

160
2. Mạc bao bọc tuyến mang tai 5. Mạc phủ mặt trước các co bậc thang
3. Mạc bao bọc tuyến dưới hàm
14. Thành phần nào thuộc lá nông mạc cổ
a. 1 d. 1,2,3
b. 1,2 e. 1,2,3,4
c. 1,3
15. Thành phần nào thuộc lá trước khí quản mạc cổ
a. 4 d. 2,3,4
b. 2,4 e. 2,3,4,5
c. 3,4
16. Thành phần nào thuộc lá trước cột sống
a. 3 d. 4,5
b. 4 e. 3,4,5
c. 5
Bảng trả lời dưới đây cho các câu hỏi 17,18,19
a. Cơ ức móng d. Cơ giáp móng
b. Cơ ức giáp e. Cơ trâm móng
c. Cơ vai móng
Dùng hình vẽ sau để trả lời các câu 255 đến 260
17. Cơ số (1) là :
18. Cơ số (2) là :
19. Cơ số (3) là :
Bảng trả lời dưới đây cho các câu 20,21,22
a. Lá nông mạc cổ
b. Lá nông của lá nông mạc cổ
c. Lá nông của lá trước khí quản
d. Lá sâu của lá trước khí quản
e. Lá trước cột sống
20. số (4) là :
21. số (5) là :
22. số (6) là :
23. Lá nông mạc cổ KHÔNG bọc lấy cấu trúc nào
a. Bụng trước cơ hai thân d. Tuyến dưới lưỡi
b. Tuyến dưới hàm e. Cơ thang
c. Cơ ức đòn chũm

161
TĨNH MẠCH – BẠCH MẠCH
ĐẦU – MẶT – CỔ
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1. Mô tả được các tĩnh mạch nông sâu đầu mặt cổ
2. Mô tả được các bạch mạch đầu mặt cổ
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1 Chỉ được trên xác và các phương tiện thực tập khác các tĩnh mạch nông, sâu của đầu
mặt cổ.
2. Xác định tĩnh mạch cảnh ngoài trên cơ thể người sống.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. TĨNH MẠCH ĐẦU MẶT CỔ : Các tĩnh mạch của đầu và cổ chia làm hai nhóm :
- Nhóm nông: Dẫn lưu máu từ các phần bên ngoài

Các tĩnh mạch nông ở mặt


Tĩnh mạch trên ròng và vòm sọ
rọc Tĩnh mạch liện lạc đỉnh
Tĩnh mạch trên ổ Tĩnh mạch thái dương trán
mắt Tĩnh mạch thái dương đỉnh
Tĩnh mạch góc
Tĩnh mạch thái dương nông
Tĩnh mạch dưới ổ
mắt Tĩnh mạch liên lạc chũm
Tĩnh mạch ngang Tĩnh mạch chẩm
mặt Tĩnh mạch tai sau
Tĩnh mạch mặt Tĩnh mạch cảnh ngoài
Tĩnh mạch sau hàm Tĩnh mạch cảnh trong
1. CÁC TĨNH MẠCH NÔNG :

- Máu tĩnh mạch từ phần trước da đầu, toàn bộ da mặt, đổ vào tĩnh mạch mặt và tĩnh
- Nhóm sâu: Dẫn lưu máu từ các cấu trúc sâu
Tất cả tĩnh mạch, dù nông hay sâu đều đổ vào tĩnh mạch cảnh trong hay tĩnh mạch
dưới đòn, hoặc đổ trực tiếp vào thân tĩnh m ạch cánh tay đầu và đổ vào tim.
mạch sau hàm, đến tĩnh mạch mặt chung, nhánh của tĩnh mạch cảnh trong.
-Máu từ phần sau da đầu, toàn bộ da cổ, theo tĩnh mạch cảnh ngoài và các nhánh của
nó, đến tĩnh mạch dưới đòn

162
1.1. Tĩnh mạch mặt:
Máu đổ vào tĩnh mạch mặt bắt đầu ở góc trong của mắt, chỗ tĩnh mạch trên ròng rọc
và tĩnh mạch trên ổ mắt hợp lại, và đi xuống cạnh bờ trong ổ mắt. Đoạn này gọi là
tĩnh mạch góc, phần còn lại trên mặt và cổ gọi là tĩnh mạch mặt. Tĩnh mạch mặt đi
cạnh bên mũi đến má, rồi đi chếch, đến bờ trước cơ cắn. Kế đó, tĩnh mạch đi qua tam
giác dưới hàm đến bờ trên xương móng, đổ vào tĩnh mạch mặt chung. Trên đường đi,
tĩnh mạch mặt nhân nhiều nhánh bên và tăng dần khẩu kính, và có nhiều nhánh nối
với các tĩnh mạch sâu.
Tĩnh mạch góc đi vòng qua bờ trong ổ mắt, chung với động mạch góc trên mỏm trán
xương hàm trên, bên trong túi lệ. Các nhánh phía sau tỉnh mạch góc đi vào ổ mắt, nối
với tĩnh mạch mắt . Tĩnh mạch góc, t ĩnh mạch mặt và tĩnh mạch mắt không có van.
Cho nên, máu có thể đi từ tính mạch mắt vào tĩnh mạch góc, hoặc từ tĩnh mạch mặt và
tĩnh mạch góc vào t ĩnh mạch mắt, vào xoang tĩnh mạch hang và các xoang tỉnh mạch
khác trong sọ. Do đó, nếu một ổ nhiễm trùng tụ cầu bị phá vỡ ở vùng mặt xung quanh
mũi miệng có thể lan vào xoang hang gây nhiễm trùng nặng. Xuất huyết dưới kết mạc
mắt ở trẻ ho gà là một ví dụ khác cho thấy sự thông nói giữa tĩnh mạch trong sọ và
ngoài sọ qua tĩnh mạch mắt.
- Nhánh bên: Từ trên xuống dưới, tĩnh mạch mặt nhận các nhánh tĩnh mạch :
+ TM trên ròng rọc
+ TM trên ổ mắt
+ Các TM mi trên và dưới
+ TM mặt sâu
+ TM môi trên và dưới
+ Các nhánh mang tai
+ TM cơ cắn
+ TM dưới cằm
+ TM khẩu cái ngoài
2.2 Tĩnh mạch sau hàm :
Tạo nên ở vùng gốc của mỏm gò má, do sự nối lại của tĩnh mạch thái dương nông và
tĩnh mạch thái dương giữa. Tĩnh mạch đi xuống qua phía sau ngành xương hàm dưới,
vào mô tuyến mang tai, ở đây tĩnh mạch nằm ngoài động mạch thái dương nông và
động mạch cảnh ngoài. Tĩnh mạch có thể đi bên ngoài hoặc bên trong các cơ trâm
móng và cơ hai thân. Ở gần góc hàm, tĩnh mạch có thể chia làm một nhánh trước và
một nhánh sau.
- Nhánh trước có thể nối với tĩnh mạch mặt tạo thành tĩnh mạch mặt chung.
- Nhánh sau nối với tĩnh mạch tai sau tạothành tĩnh mạch cảnh ngoài.
Nhánh bên: Tĩnh mạch sau hàm nhận các nhánh
- TM thái dương nông và giữa
- TM ngang mặt
- Các TM hàm
- Đám rối chân bướm:
TM màng não giữa, TM thái dương sâu, TM ống chân bướm, Tm tai trước, TM mang
tai, TM nhĩ và TM trâm chũm

163
1.3. Tm mặt chung : Là một thân tĩnh mạch ngắn nằm trong tam giác cảnh được tạo
nên ngay dưới góc hàm, do sự nối lại của tĩnh mạch mặt và nhánh trước của tĩnh mạch
sau hàm, bắt chéo bên ngoài động mạch cảnh ngoài ngay sau sừng lớn xương móng
và đổ vào tĩnh mạch cảnh trong. Đôi khi tĩnh mạch mặt chung chủ yếu đổ vào tĩnh
mạch cảnh ngoài và chỉ nối với tĩnh mạch cảnh trong bằng một nhánh nhỏ. Tĩnh mạch
mặt chung còn nhận các nhánh tĩnh mạch giáp trên, tĩnhmạch hầu, tĩnh mạch tưởi
hoặc tĩnh mạch dưới lưỡi.
1.4. Tĩnh mạch cảnh ngoài:
Tạo nên do sự hợp lưu của tĩnh mạch tai sau và nhánh sau của tĩnh mạch sau hàm,
tĩnh
mạch cảnh ngoài đi chếch xuống dưới và ra sau, bắt chéo cơ ức đòn chũm ngang với
trung điểm xương đòn và đổ vào tĩnh mạch dưới đòn .
- Đường đi của tĩnh mạch này thể hiện bằng một đường thẳng nối từ trung điểm của
mỏm chũm và góc hàm dưới đến trung điểm của xương đòn. Tĩnh mạch cảnh ngoài
được bao phủ bởi cơ bám da cổ và các nhánh của thần kinh ngang cổ . Thần kinh tai
lớn đi kèm tĩnh mạch ở 1/2 trên.
- Tĩnh mạch nằm trước lá nông mạc cổ, phần bao cơ ức đòn ch ũm, vì vậy trong
trường hợp bị tăng áp lực tĩnh mạch cảnh ngoài, ví dụ suy tim, nó có thể nổi phồng
lên và thấy ngay đượcdưới da.
Ngay trên xương đòn, tĩnh mạch chọc thủng lá nông mạc cổ trước khi đổ vào t ĩnh
m ạch dưới đòn (đôi khi tĩnh mạch cảnh ngoài đổ vào tĩnh mạch cành trong, hoặc vào
hợp lưu của tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch cảnh trong). Tĩnh mạch cảnh ngoài có
thể nhỏ hoặckhông có, khi đó, tĩnh mạch cảnh trước hoặc cảnh trong sẽ phát triển
hơn.
-Nhánh bên:
+Tĩnh mạch tai sau
+Nhánh sau của Tĩnh mạch sau hàm
+ Tĩnh mạch chẩm, Tĩnh mạch ngang cổ
+ Tĩnh mạch trên vai
+ Tĩnh mạch cảnh trước
+ Cung Tĩnh mạch cảnh
2. CÁC TĨNH MẠCH SÂU :
2.1TM cảnh trong :
Tĩnh mạch cảnh trong bắt đầu ở hố tĩnh mạch cảnh và là sự nối tiếp của xoang t ĩnh
mạch Sigma. Tĩnh mạch đi xuống cổ, lúc đầu đi kèm với động mạch cảnh trong,
kế đó với động mạch cảnh chung đến bờ dưới của khớp ức đòn, nối với tĩnh mạch
dưới đòn tạo thành tĩnh mạch tay đầu. Ở phần sau ngoài của lỗ tĩnh mạch cảnh, tĩnh
mạch hơi phình ra, tạo thành hành trên tĩnh mạch trong. Phần giãn này nằm trong hố
tĩnh mạch cảnh xương thái dương và do đó nằm ngay dưới sàn hòm nhỉ. Lúc đầu, tĩnh
mạch nằm trước cơ thẳng đầu bên và phía sau ngoài động mạch cảnh trong và ngăn
cách động mạch này bởi thần kinh hạ thiệt, thần kinh thiệt hầu, thần kinh lang thang
và đám rối cảnh của thần kinh giao cảm. Khi đi xuống, tỉnh mạch đi dần ra phía ngoài
động mạch cảnh trong, và giữ liên hệ này đến bờ trên sụn giáp. Kế tiếp, tĩnh mạch đi

164
đến chỗ tận cùng dọc theo bờ ngoài động mạch cảnh chung, và được bọc bởi bao cảnh
chung với động mạch cảnh chung và thần kinh lang thang.Tĩnh mạch dần dần che phủ
phía trước động mạch. Ở gần chổ tận cùng, tĩnh mạch có một chỗ phình thứ hai, gọi là
hành dưới t ĩnh mạch cảnh trong .
Nhánh bên:
- Ở hàm trên: Tĩnh mạch đá dưới, Tĩnh mạch ống ốc tai, Tĩnh mạch màng não giữa
- Góc hàm: Đám rối hầu, nhánh nối Tĩnh mạch cảnh ngoài,
- Chổ chia đôi: Các Tĩnh mạch mặt chung – Lưỡi – Ức đòn chủm – Giáp trên, giáp
giữa
Các tĩnh mạch nông ở cổ
Tĩnh mạch mặt
Tĩnh mạch sau hàm
Tĩnh mạch cảnh ngoài
Tĩnh mạch nối
Tĩnh mạch cảnh trước
Tĩnh mạch cảnh trong

2.2. Tĩnh mạch đốt sống :


Tĩnh mạch đốt sống không đi kèm theo động mạch đốt sống bên trong sọ mà bắt đầu
ởđám rối tĩnh mạch dưới chẩm trong tam giác dưới ch ẩm. Các nhánh bên đi từ trong
sọ qua lỗ ngang đốt đội, ít nhiều song song với động mạch đốt sống qua lỗ ngang các
đốt sồng cổ tạo thành một đám rối quanh động mạch. Khi ra khỏi mỏm ngang đốt
sống cổ CVI tĩnh mạch đốt sống bắt chéo động mạch dưới đòn và đổ vào tĩnh mạch
tay đầu.
Nhánh bên:
- Tĩnh mạch gian đốt sống
- Tĩnh mạch đốt sống trước

2.3. TM cổ sâu :
Tĩnh mạch cổ sâu lớn hơn tĩnh mạch đốt sống, đi xuống cổ ở phía sau mỏm ngang
các đốt sống cổ. Tĩnh mạch đi kèm với động mạch cổ sâu, bắt đầu ở đám rối tĩnh
mạch dưới ch ẩm và nh ận các nhánh bên từ các cơ sâu của cổ. Tĩnh mạch còn thông
nối với t ĩnh mạch chẫm và tĩnh mạch đốt sồng. Tiếp theo, tĩnh mạch đi xuống ở
khoảng giữa mỏm ngang đốt sốngcổ CVII và xương sườn I rồi đổ vào tĩnh mạch tay
đầu hoặc tĩnh mạch đốt sống

165
- Tĩnh mạch giáp dưới bắt đầu từ phần dưới của đám rối giáp đơn bao phủ bề mặt của
tuyến giáp.
+ Bên phải tĩnh mạch phát xuất từ cực dưới tuyến giáp, bắt chéo qua động mạch tay
đầu phải ngay trước chỗ chia đôi của nó và đổ vào tĩnh mạch tay đầu phải ngay trên
tĩnh mạch chủ trên . Tĩnh mạch nhận tĩnh mạch thanh quản dưới và các tĩnh mạch từ
khí quản.
+Bên trái, tĩnh mạch cũng phát xuất từ cực dưới tuyến giáp, đi chếch trên khí quản,
qua cơ ức giáp, và đổ vào tĩnh mạch tay đầu trái.

Tĩnh mạch trên ròng Các tĩnh mạch của vùng


rọc miệng và hầu
Tĩnh mạch trên ổ mắt Tĩnh mạch thái dương nông
Tĩnh mạch góc Tĩnh mạch chẩm
Tĩnh mạch mặt Tĩnh mạch tai sau
Tĩnh mạch cằm Tĩnh mạch sau hàm
Tĩnh mạch cảnh ngoài
Tĩnh mạch dưới cằm Thân chung của TM mặt,
sau hàm và lưỡi
Tĩnh mạch cảnh trong
Tĩnh mạch giáp trên
Tĩnh mạch giáp giữa
Tĩnh mạch cảnh ngoài
Tĩnh mạch giáp dưới

2.4. TM giáp dưới :

Tĩnh mạch nào cũng nhận tĩnh mạch thanh quản dưới và tĩnh mạch từ khí quản, và có
thể nối với tĩnh mạch giáp dưới phải. Các tỉnh mạch này nối nhau bởi nhiều nhánh nối
và có thể tạo thành một đám rối lan tỏa giữa cực dưới hai thùy tuyến giáp, nằm trước
khí quản.
- Tĩnh mạch giáp giữa chỉ hiện diện khi các tĩnh mạch từ phần dưới đám rối tuyến
giáp nối nhau và tạo thành một thân duy nhất đổ vào tỉnh mạch cảnh trong.
2.5. Các Tĩnh mạch tuyến ức, khí quản, thực quản :
Các tĩnh mạch nhỏ này thường đổ vào tĩnh mạch tay đầu trái. Tĩnh mạch tuyến ức có
hai hoặc ba nhánh nhỏ, đổ vào tĩnh mạch tay đầu trái, hoặc tĩnh mạch giáp dưới, hoặc
tĩnh mạch giáp giữa. Tĩnh mạch khí quản là các nhánh nhỏ, thông n ối với tĩnh mạch
thanh quản và t ĩnh mạch phế quản . Tĩnh mạch thực quản của thực quản cổ, bắt đầu ở
đám rối tĩnh mạch cơ và dưới niêm mạc, nhất là quanh chỗ bất đầu của thực quản, đi
xuyên qua thành ngoài thực quản, tạo thành các tĩnh mạch dọc theo fhần kinh quặt
ngược thanh quản, đổ vào các t ĩnh mạch giáp dưới, tĩnh mạch tuyến ức và tĩnh mạch
đốt sống.
II. BẠCH MẠCH ĐẦU MẶT CỔ :

166
Não, tủy gai, màng não không có bạch huyết. Cho nên tất cả các hạch và mạch bạch
huyết đều ở ngoài sọ. Có lẽ có một phần rất nhỏ dịch não tủy đi vào bạch huyết qua
đường các thần kinh giữ sống và dọc theo bao của thần kinh khứu giác để đi vào bạch
huyết ở ổ mũi. Không có bạch huyết trong ổ mắt và mắt, ngoài trừ ở kết mạc.
-Bạch huyết nông của đầu và cổ dẫn lưu từ da. Bạch huyết từ da, sau khi đi qua các
hạch tại chỗ hoặc tại vùng, chủ yếu đổ vào hạch cổ nông (4-6 hạch) nằm dọc theo tĩnh
mạch cảnh ngoài.

Tĩnh mạch cảnh trong và các cơ


vùng cổ

Cơ nhị thân( Bụng trước)


Cơ hàm - móng
Cơ trâm - móng
Cơ nhị thân( Bụng sau)
Cơ giáp - móng
Cơ ức - giáp
Cơ vai - móng
Cơ ức – móng

Tĩnh mạch cảnh trong

- Bạch huyết sâu của đầu và cổ dẫn lưu từ niêm mạc của phần đầu của ống tiêu hóa và
đường hô hấp, cùng với các cơ quan như tuyến giáp, thanh quản và gân cơ, đổ vào
hạch cổ sâu, nằm dọc theo các động mạch cảnh.
1. HẠCH BẠCH HUYẾT VÙNG ĐẦU MẶT:
1.1Các hạch chẩm:
Có 1 - 3 hạch, Ở phía sau đầu, nằm trên chỗ bám của cơ bán gai đầu. Mạch đến dẫn
lưu vùng chẩm da đầu. Mạch đi đổ vào chuỗi hạch cổ nông.
1.2. Các hạch sau tai:
Thường có hai hạch, nằm trên chỗ bám mỏm chũm của cơ ức đòn chũm, bên trong cơ
tai sau. Mạch đến dẫn lưu phần sau của vùng thái dương đỉnh, phần trên mặt sọ của
vành tai và phần sau ống tai ngoài. Mạch đi đổ vào chuỗi hạch cổ nông.
1.3. Các hạch mang tai nông:
Có 1-3 hạch, nằm ngay trước bình tai .
Mạch đến dẫn lưu mặt ngoài loa tai và da gần vùng thái dương.
Mạch đi đổ vào hạch cổ sâu trên .
1.4. Các hạch mang tai sâu:
Có hai nhóm, một nhóm nằm trong tuyến mang tai, một nhóm nằm giữa tuy ến mang
tai và thành bên hầu.

167
- Mạch đến của nhóm trong tuyến mang tai dẫn lưu gốc mũi, mi mắt, vùng trán thái
dương, ống tai ngoài, hòm nhĩ, phần sau khẩu cái và nền ổ mũi.
Mạch đến của nhóm giữa tuyến mang tai và thành bên hầu dẫn lưu phần mũi hầu và
phần sau ổ mũi
- Mạch đi củacả hai nhóm đổ vào hạch cổ sầu trên.

Hạch bạch huyết vùng miệng và hầu

Các hạch chẩm


Các hạch chũm

Các hạch mang tai nông


Các hạch ức đòn chũm
Hạch nhị thân tĩnh mạch cảnh
Các hạch bên sâu

Chuổi hạch tĩnh mạch cảnh trong


Chuổi hạch cổ ngang

1.5. Các hạch sau hầu:


Có 1-3 hạch nằm trong mạc má hầu, phía sau phần trên hầu, phía trước cung đốt đội

ngăn cách cung này bởi cơ dài đầu.
- Mạch đến dẫn lưu ổ mũi, phần mũi hầu, vòi tai.
- Mạch đi đổ vào hạch cổ sâu trên.
1.6. Các hạch má:
Dẫn lưu hố và dưới hố thái dương, mũi hầu → Hạch cổ sâu trên.
Nằm ở bên trong của ngành hàm dưới, trên mặt ngoài của cơ chân bướm ngoài, liên
hệ với động mạch hàm.
- Mạch đến dẫn lưu hố thái dương và hố dưới thái dương, phần mũi hầu.
- Mạch đi đổ vào hạch cổ sâu trên.
1.7. Các hạch hàm dưới:
Nằm trên mặt ngoài của hàm dưới, phía trước cơ cắn, tiếp xúc với động mạch và tĩnh
mạch mặt.
-Mạch đến dẫn lưu mi mắt, kết mạc, da và niêm mạc mũi và má.
-Mạch đi đổ vào hạch dưới hàm.
2. HẠCH BẠCH HUYẾT VÙNG CỔ:
2.1. Các hạch dưới hàm:

168
3-6 hạch. Dẫn lưu mí mắt trong, má, bên mũi, môi trên, ngoài môi dưới, lợi răng,
trước bờ lưỡi…( Hạch cổ sâu trên
Có 3-6 hạch, nằm gần thân xương hàm dưới trong tam giác dưới hàm, trên mặt nông
của tuyến nước bọt dưới hàm . Một hạch (hạch của Stahr) nằm trên động mạch mặt
khi động mạch này uốn trên xương hàm dưới, là hạch thường có nhất. Các hạch nhỏ
khác đôi khi tìm thấy ở mặt sâu của tuyến nước bọt dưới hàm.

Dẫn lưu bạch huyết hầu

Các hạch sau hầu

Hạch xen kẽ
Hạch nhị thân – Tĩnh mạch cảnh

Chuổi hạch cảnh trong

Tĩnh mạch cảnh trong

- Mạch đến dẫn lưu khe mí mắt trong, má, bên mũi, môi trên, phần ngoài môi dưới,
lợi răng, phần trước bờ lưỡi.
- Các mạch đi của hạch hàm dưới và dưới cằm. Mạch đi đổ vào hạch cổ sâu trên
2.2. Các hạch dưới cằm:
Nằm giữa các bụng trước của các cơ hai thân.
-Mạch đến dẫn lưu vùng trung tâm của môi dưới, sàn miệng và đầu lưỡi.
- Mạch đi một phần đổ vào hạch dưới hàm, một phần đổ vào một hạch của nhóm hạch
cổ sâu nằm trên tĩnh mạch cảnh trong, ngang mức sụn nhẫn.
2.3. Các hạch cổ nông:
Dẫn lưu phần dưới và bên loa tai, vùng bên tai ( Hạch cổ sâu trên
Liên hệ mật thiết với tỉnh mạch cảnh ngoài, nằm bên ngoài cơ ức đòn chũm.
-Mạch đến dẫn lưu phần dưới của loa tai và vùng bên tai.
-Mạch đi đổ vào hạch cổ sâu trên, ngang qua bờ trước cơ ức đòn chũm.

2.4. Các hạch cổ sâu:


Có nhiều và kích thước lớn, tạo thành một chuỗi dọc theo bao cảnh, cạnh bên hầu,
thực quản, khí quản và trải dài từ nền sọ đến nền cổ. Thường được chia làm hai nhóm
2.4.1. Hạch cổ sâu trên:

169
Nằm sâu dưới cơ ức đòn chũm,liên h ệ với thần kinh phụ và tĩnh mạch cảnh trong,
một vài hạch nằm trước vài hạch khác nằm sau tĩnh mạch.
-Mạch đến d ẫn l ưu ph ần ch ẩm c ủa da đ ầu,vành tai,vùng sau cổ, phần lớn lưỡi,
thanh quản, tuyến giáp ,khí quản,mũi hầu, ổ mũi, khẩu cái và thực quản.
Gồm hạch cảnh 2 thân và các hạch lưỡi.
- H ạch cảnh hai thân : Nằm trên tĩnh mạch cảnh trong, ngang mức sừng lớn xương
móng, nhận các mạch đến từ 1/3 sau lưỡi và hạnh nhân khẩu cái .
- Các hạch lưỡi : nằm ngoài cơ móng lưỡi và trong cơ cằm lưỡi. Chúng tạo thành 01
trạm dừng trên đường đi của bạch huyết lưỡi.
2.4.2. Các hạch cổ sâu dưới:
Vượt quá bờ sau của cơ Ức đòn chũm, đi vào tam giác trên đòn, liên quan mật thiết
với đám rối thần kinh cánh tay và tĩnh mạch dưới đòn
Mạch đến dẫn lưu vùng sau da đầu, cổ, ngực nông, một phần cánh tay, mạch đi của
hạch cổ sâu trên.
Các mạch đi của hạch cổ sâu trên 01 phần đ ổ vào hạch cổ sâu dưới,một phần đổ vào
01 thân nối với mạch đi của hạch này tạo thành thân tĩnh m ạch cảnh. Bên phải thân
này đổ vào mạch cảnh trong, t ĩnh mạch dưới đòn. Bên trái thân này nối với ống ngực
Hạch cảnh – vai móng:
Nằm trên t ĩnh mạch cảnh trong, nhận các mạch đến từ lưỡi trực tiếp hoặc gián tiếp
qua các hạch bạch huyết dưới cằm, dưới hàm, hạch cổ sâu trên

Dẫn lưu bạch huyết của lưỡi

Hạch nhị thân – tĩnh mạch cảnh


Hạch dưới hàm dưới
Hạch dưới cằm

Chuổi hạch tĩnh mạch cảnh trong

Hạch vai móng – tĩnh mạch cảnh

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

306. Khi nói về hệ TM đầu mặt cổ thì câu nào sau đây đúng nhất
a. Các TM đầu mặt cổ đều đổ vào TM cảnh trong hay TM dưới đòn hay thân TM tay đầu
b. Về vị trí không có sự tương ứng giữa hệ ĐM cảnh và hệ TM cảnh
c. TM cảnh ngoài tạo nên do sự hợp lưu của TM tai sau và nhánh sau của TM sau hàm
d. a, c đúng

170
e. a, b, c đúng
307. TM cảnh ngoài đổ vào
a. TM dưới đòn d. TM cảnh trước
b. Thân TM tay đầu e. Một TM khác
c. TM cảnh trong
Dùng các chi tiết sau để trả lời các câu 308 và 309
1. TM mặt 4. Nhánh trước TM sau hàm
2. TM tai sau 5. Nhánh sau TM sau hàm
3. TM thái dương nông
308. TM mặt chung được tạo nên bởi
a. 1,2 d. 1,4
b.1,2,3 e. 1,5
c. 1,3
309. TM cảnh ngoài được tạo nên bởi
a. 1,4 d. 2,4
b. 2,5 e. 1,2,5
c. 1,2,3
310. Chọn câu SAI : Tĩnh mạch cảnh trong
a. Bắt đầu ở ống cảnh
b. Là sự tiếp nối của xoang TM sigma
c. Nối với TM dưới đòn tạo thành TM tay đầu
d. Có 2 chỗ phình, tạo thành hành TM trên và dưới
e. Ở cổ, nằm trong bao cảnh.
311. TM cảnh trong ở vùng cổ
a. Xuất phát từ thân TM tay đầu
b. Đi kèm bên trong ĐM cảnh trong hoặc ĐM cảnh chung
c. Nằm trong bao cảnh với ĐM cảnh chung và TK lang thang
d. Tận cùng ở hố TM cảnh, tiếp nối với xoang xích ma
e. Nằm trong ĐM cảnh chung
312. TM nào KHÔNG là nhánh bên của TM cảnh trong
a. TM mặt chung d. Các TM giáp giữa
b. TM lưỡi e. TM giáp dưới
c. TM giáp trên
Câu 313 : Chọn
a. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) có liên quan nhân quả
b. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) không liên quan nhân quả
c. Nếu (A) đúng, (B) sai
d. Nếu (A) sai, (B) đúng
e. Nếu (A) sai, (B) sai
313.
(A) Một ở nhiễm trùng ở mặt, xung quanh mũi, miệng, khi bị phá vỡ có thể gây nhiễm trùng
nặng và nguy hiểm Vì
(B) Vi trùng có thể theo các TM ở mặt vào các xoang TM trong sọ qua các TM góc và TM mắt
314. Các hạch bạch huyết vùng đầu mặt, hầu hết đều đổ về
a. Các hạch hàm dưới d. Các hạch cổ sâu trên
b. Các hạch dưới hàm e. Các hạch cổ sâu dưới

171
c. Các hạch cổ nông
315. Các hạch sau hầu thuộc nhóm hạch
a. Vùng đầu mặt d. Cổ sâu trên
b. Dưới hàm e. Cổ sâu dưới
c. Cổ nông
316. Bạch huyết ở lưỡi có thẻ dẫn lưu về
a. Các hạch dưới hàm d. Các hạch cổ sâu dưới
b. Các hạch dưới cằm e. a,b,c,d đúng
c. Các hạch cổ sâu trên
317. Viêm amygdale (hạnh nhân khẩu cái) có thẻ bị sưng đau ở hạch
a. Hạch sau tai d. Hạch cảnh – hai thân
b. Hạch hàm dưới e. Hạch cổ nông
c. Hạch dưới hàm

172
HỆ ĐỘNG MẠCH CẢNH
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1.Mô tả được nguyên uỷ, đường đi,liên quan,tận cùng và nhánh bên của các động
mạch cảnh.
2.Vẽ sơ đồ ngành nối của hệ mạch cảnh, giải thích các nơi và động mạch thát được
và không thắt được.
3. Vẽ thiết đồ ngang qua cồ VII.
4.Vẽ, đối chiếu ra da của động mạch cảnh chung và động mạch cảnh ngoài.
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1.Chỉ được trên xác và các phương tiện khác, nguyên uỷ, đường đi, tận cùng, nhánh
bên và liên quan của các động mạch cảnh .
2.Chỉ được mốc tìm các động mạch cảnh trên da
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Mỗi bên cổ có một động mạch cảnh chung, chia đôi thành động mạch cảnh ngoài và
động mạch cảnh trong :
- Động mạch cảnh trong: Cấp máu cho hầu hết các thành phần trong hộp sọ và ổ mắt
- Động mạch cảnh ngoài cấp máu cho các phần còn lại của đầu và cổ

Hệ động mạch cảnh

Động mạch – Tĩnh mạch cảnh trong


Động mạch cảnh ngoài

Động mạch cảnh chung

Động mạch và tĩnh mạch dưới đòn (P)

I. ĐỘNG MẠCH CẢNH CHUNG:


1. Nguyên uỷ và tận cùng:
1.1. Nguyên uỷ:
Nguyên uỷ 02 bên khác nhau

173
- Bên trái xuất phát t ừ cung động mạch chủ
- Bên phải xuất phát từ thân động mạch cánh tay đầu
1.2. Tận cùng:
ĐM cảnh chung phân đôi ở ngang bờ trên sụn giáp(C4)
Đặc điểm của động mạch cảnh chung trái và phải :
- Giống nhau ở cổ : Đi trong bao cảnh đến bờ trên sụn giáp chia thành động mạch
cảnh ngoài và động mạch cảnh trong .
- Không cho nhánh bên nào
- Đm cảnh chung (T) còn có thêm đoạn đi ở ngực .
2. Liên quan ở đoạn cổ:
- Cơ ức đòn chủm là cơ tuỳ hành
- Cùng với tĩnh mạch cảnh trong và thần kinh X nằm trong bao cảnh :
+ Động mạch cảnh chung ở trong
+ T ĩnh mạch cảnh trong ở ngoài
+ Thần kinh X ở góc nhị diện sau tạo bởi động và tĩnh mạch cảnh

Thiết đồ cắt ngang qua


đốt sống cổ 7
Tuyến giáp
Khí quản
Thực quản
Cơ vai móng
Cơ ức đòn chủm
Bao cảnh
Tĩnh mạch cảnh trong
Thần kinh lang thang X
Động mạch cảnh trong
Thân giao cảm

2.1. Liên quan trong:


Động mạch tựa vào thành bên của ống tiêu hoá và đường thở
- Thực quản ngăn cách đ ộng m ạch cảnh chung phải và trái ở nền cổ
- Hầu ngăn cách đ ộng m ạch cảnh trong Ph ải và trái
2.2. Liên quan sau:Đi trước mỏm ngang các đốt sống cổ
2.3. Liên quan ngoài:
Bên ngoài là t ĩnh m ạch cảnh trong, thần kinh X, các nhánh tim của thần kinh X, thân
giao cảm và quai cổ

174
2.4. Động mạch cảnh chung trái :
trong ngực tiếp xúc với phổi , màng phổi trái , thần kinh X, thần kinh hoành

Hệ động mạch cảnh

Động mạch thái dương nông


Động mạch cảnh ngoài
Động mạch cảnh trong
Động mạch gai sống trước

Động mạch đốt sống


Động mạch cảnh chung
Động mạch dưới đòn

II. ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG :


Động mạch cảnh trong: Cấp máu cho hầu hết các thành phần trong hộp sọ và ổ mắt
1. Nguyên uỷ, tận cùng:
- Nguyên ủy : Bờ trên sụn giáp .
- Tận cùng: ở mỏm yên trước
2. Liên quan:
- Đoạn ngoài sọ: Đi trong khoang hàm hầu, trước các cơ trước sống và mỏm ngang
đốt sống cổ, 04 dây thần sọ cuối, trong tĩnh mạch cảnh trong
- Trong ống cảnh: ngăn cách với hạch sinh 3 bởi lớp xơ của màng cứng.
- Trong xoang tĩnh hang: Liên hệ mật thiết với thần kinh vận nhãn, vận nhãn ngoài và
th ần kinh ròng rọc.
3. Nhánh bên:
- Ở cổ: Không cho nhánh bên
- Trong xương đá: Cho các nhánh nhĩ
- Trong sọ: Động mạch mắt
4. Nhánh cùng:
- Động mạch não trước
- Động mạch não giữa
- Động mạch thông sau
- Động mạch mạch mạc trước

175
III. ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI :
Động mạch cảnh ngoài cấp máu cho các phần còn lại của đầu và cổ
1. Nguyên uỷ và tận cùng:
- Nguyên ủy : Bờ trên sụn giáp .
- Tận cùng: sau cổ hàm và chia 2 ngành cùng:
+ Động mạch hàm
+ Động mạch thái dương nông

Vòng Willis

Động mạch não trước


Động mạch thông trước
Động mạch mắt
Động mạch não giữa
Động mạch thông sau
Động mạch màng mạch não
Động mạch não sau
Động mạch nền
Động mạch đốt sống

2. Liên quan:
- Vùng cổ: Đi trong tam giác cảnh
- Vùng mang tai: đi qua phần sâu của tuyến, phía sau bờ sau ngành hàm, tới cổ hàm
cho 2 ngành cùng
3. Nhánh bên:
Chia thành 06 nhánh bên :
Động mạch cảnh ngoài
Động mạch thái dương nông
Động mạch hàm
Động mạch tai sau
Động mạch mặt
Động mạch chẩm
Động mạch lưỡi
Động mạch hầu lên
Động mạch giáp trên
Động mạch cảnh chung

Cơ vai móng
Cơ nhị thân

3.1. Động mạch giáp trên:


Cho các nhánh:

176
+ Nhánh dưới móng
+ Nhánh ức đòn chủm
+ Nhánh thanh quản trên
+ Nhánh nhẫn giáp
+ Hai nhánh tận đến cực trên tuyến giáp, nhánh trước và nhánh sau
3.2. Động mạch lưỡi:
Cho các nhánh:
+ Nhánh trên móng
+ Nhánh dưới lưỡi
+ Nhánh lưng lưỡi
+ Nhánh lưỡi sâu
3.3. Động mạch mặt:
Cho các nhánh:
+ Nhánh khẩu cái lên
+ Nhánh hạnh nhân
+ Nhánh dưới cằm
+ Nhánh tuyến
+ Nhánh môi dưới
+ Nhánh môi trên
+ Tận cùng: Động mạch góc
3.4. Động mạch hầu lên:
Cho các nhánh :
+ Các nhánh động mạch màng não sau
+ Các nhánh hầu
+ Nhánh nhĩ dưới
3.5. Động mạch chẩm:
Cho các nhánh: Chũm, tai, ức đòn chũm, chẩm và nhánh xuống
3.6. Động mạch tai sau:
+ Nhánh trâm chũm
+ Nhánh nhĩ sau
+ Nhánh tai
+ Nhánh chẩm
4. Các nhánh cùng:
4.1. Động mạch thái dương nông:
Cho các nhánh: Mang tai, ngang mặt, tai trước, gò má ổ mắt, thái dương giữa, trán và
nhánh đỉnh
4.2. Động mạch hàm:
Dựa vào cơ chân bướm ngoài chia động mạch hàm thành 03 đoạn:
- Đoạn 1 (trước khi bắt ngang cơ chân bướm ngoài) cho các nhánh: Tai sâu, nhĩ trước,
huyệt răng dưới, màng não giữa, màng não phụ.
- Đoạn 2 (bắt ngang cơ chân bướm ngoài) cho các nhánh: Cơ cắn, thái dương sâu,
chân bướm, má.

177
- Đoạn 3 (sau bắt chéo cơ chân bướm ngoài) cho các nhánh: Huyệt răng sau và trước,
dưới ổ mắt, chân bướm, khẩu cái xuống, bướm khẩu cái, mũi sau, mũi ngoài, vách
mũi.
4.3. Nuôi dưỡng :
Cấp huyết cho phần lớn đầu – mặt - cổ trừ nhãn cầu và não bộ .
V. VÒNG NỐI CỦA HỆ ĐỘNG MẠCH CẢNH :
Khi thắt ĐMC chung : Thành lập tuần hoàn phụ qua các nhánh:
- Ngoài sọ: Động mạch giáp trên (động mạch cảnh ngoài) và động mạch giáp dưới
(động mạch dưới đòn)
- Trong sọ: Động mạch đốt sống (động mạch não sau)
Khi thắt ĐMC ngoài :
- Tuần hoàn được thành lập qua các nhánh lớn của động mạch cảnh ngoài (giáp trên,
lưỡi, mặt và chẩm)
- Động mạch cảnh ngoài thường được thắt ở bên trên động mạch giáp trên, chỗ động
mạch cảnh chung phân đôi ngay trên sụn giáp. Ở đây, động mạch cảnh ngoài phân
biệt được với động mạch cảnh trong nhờ vào ba đặc điểm : Ở trước hơn, Ở trong hơn
và có nhánh bên (đặc điểm này quan trọng nhất).
VI. XOANG CẢNH VÀ TIỂU THỂ CẢNH :
1. Xoang cảnh :
01 cm ở đoạn cuối của động mạch cảnh chung, điều hoà huyết áp, chi phối bởi thần
kinh IX
2. Tiểu thể cảnh :
Nốt mỏng hình bầu dục nằm ở chỗ phân đôi động mạch cảnh. Cảm thụ nồng độ
Oxygen trong máu
VII. GIẢI PHẪU HỌC BỀ MẶT VÀ MỘT SỐ MỐC GIẢI PHẪU CỦA CÁC
ĐỘNG MẠCH CẢNH:
Đường đi của động mạch cảnh được xác định bởi 2 diểm:
- Khớp ức đòn
- Giữa đỉnh mỏm chũm và góc hàm
Phần trên cùng của động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong đi đến một điểm
phía sau cổ hàm. Động mạch cảnh chung bắt chéo cơ vai móng ngang mức sụn nhẫn
và đốt sống cổ C5. Đây là vị trí để chèn động mạch nhằm mục đích cầm máu.
Động mạch cảnh chung thường tách đôi ngang bờ trên sụn giáp, ở một điểm cách bờ
dưới xương hàm dưới 3cm. Nhịp đập của động mạch cảnh chung và động mạch cảnh
ngoài bắt được dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm. Động mạch giáp trên phát xuất bên
dưới đầu sừng lớn xương móng. Các động mạch lưỡi và động mạch mặt phát xuất ở
ngang mức hoặc ngay trên mức xương móng.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


262. Nhánh nào sau đây KHÔNG thuộc ĐM hàm
a. ĐM huyệt răng trên d. ĐM nhĩ trước
b. ĐM má e. ĐM thái dương giữa
c. ĐM bướm khẩu cái

178
263. Chọn câu ĐÚNG
a. ĐM cảnh chung chia đôi thành ĐM cảnh trong và ĐM cảnh ngoài ở ngang mức củ cảnh
b. Ở vùng cổ, ĐM cảnh ngoài đi kèm với TM cảnh ngoài
c. ĐM cảnh trong hoàn toàn không cho nhánh ở vùng cổ
d. Đi cùng với bó mạch cảnh trong bao cảnh là TK hoành và TK lang thang
e. Tất cả đều sai
264.ĐM dưới đòn có cho nhánh nuôi dưỡng cho não. Câu này :
a. Đúng b. Sai
265. Tĩnh mạch cảnh ngoài đổ vào
a. TM dưới đòn d. TM cảnh trước
b. Thân TM tay đầu e. Một TM khác
c. TM cảnh trong
266. Chọn câu đúng :
a. Trong tam giác cảnh, ĐM cảnh ngoài nằm phía trước và trong ĐM cảnh trong
b. ĐM cảnh ngoài cung cấp máu cho phần lớn e. vùng đầu mặt cổ, ĐM cảnh trong cấp máu
cho phần lớn các cơ quan trong hộp sọ
c. ĐM cảnh trong và ĐM cảnh ngoài cùng bên không có nhánh nối với nhau
d. Câu a và b đúng
e. Câu a, b, c đúng
267. ĐM cảnh chung thường chia đôi thành ĐM cảnh trong và ĐM cảnh ngoài ở ngang mức
a. Đốt sống cổ C2 d. Bờ trên sụn giáp
b. Đốt sống cổ C1 e. Tất cả đều sai
c. Bờ trên sừng lớn xương móng
268. Tiêu chuẩn chắc chắn nhất để phân biệt ĐM cảnh ngoài và ĐM cảnh trong ở vùng cổ là :
a. ĐM cảnh ngoài nằm ở ngoài ĐM cảnh trong
b. ĐM cảnh ngoài có nhánh bên ở cổ
c. ĐM cảnh ngoài lớn hơn ĐM cảnh trong
d. ĐM cảnh ngoài dễ thấy hơn ĐM cảnh trong
e. ĐM cảnh trong nằm ở phía trong và sâu hơn ĐM cảnh ngoài
269. Câu nào SAI
a. Ở chỗ xuất phát, ĐM cảnh ngoài nằm trước và trong ĐM cảnh trong
b. Thắt ĐM cảnh ngoài ở vùng cổ chứ không phải ở vùng mang tai
c. ĐM cảnh ngoài nằm nông hơn ĐM cảnh trong
d. ĐM cảnh ngoài cấp huyết cho hầu hết đầu mặt cổ trừ não và nhãn cầu
e. ĐM cảnh ngoài cho nhánh ĐM màng não
270. Nói về động mạch cảnh trong, câu nào SAI
a. Không cho nhánh bên ở cổ
b. Cho nhánh cảnh nhĩ ở mặt trong xương đá
c. Cho một nhánh bên trong sọ là ĐM mắt
d. Cho 4 nhánh cùng ở mỏm yên trước
e. Cấp huyết cho não và đại bộ phận các phần mềm của mặt
271. Ở đoạn ngoài sọ, ĐM cảnh trong đi trong khoang hàm hầu. Liên quan nào sau đây với ĐM
cảnh trong (trong khoang hàm hầu) là ĐÚNG
a. Sau ĐM là các cơ trước sống
b. Trước ĐM là 4 TK sọ cuối cùng (IX,X,XI,XII)
c. Trong ĐM là TM cảnh trong

179
d. Sau ĐM là thành bên hầu
e. b và c đúng
272. Chọn câu ĐÚNG : Động mạch cảnh chung
a. Đi trong rãnh (rãnh cảnh) ở phía trong TM cảnh trong
b. Không cho nhánh bên nào
c. Phình ra (phình cảnh) trước khi phân đôi thành ĐM cảnh trong và ĐM cảnh ngoài
d. Là động mạch cấp huyết cho đại bộ phận đầu mặt cổ
e. a,b,c,d đúng
273. Động mạch nào sau đây KHÔNG là nhánh bên của ĐM cảnh ngoài
a. ĐM hầu lên d. ĐM lưỡi
b. ĐM thái dương nông e. ĐM mặt
c. ĐM tai sau
274. ĐM màng não giữa là nhánh bên của
a. ĐM cảnh trong d. ĐM hàm
b. ĐM não giữa e. ĐM não sau
c. ĐM não trước
275. Chọn câu ĐÚNG NHẤT
a. Thắt ĐM cảnh trong rất nguy hiểm
b. Thắt ĐM cảnh ngoài rất nguy hiểm
c. Thắt ĐM cảnh chung nguy hiểm nhất (trong 3 ĐM cảnh)
d. Thắt ĐM cảnh trong không nguy hiểm
e. Thắt ĐM cảnh ngoài nguy hiểm hơn ĐM cảnh trong
276. Tất cả các thành phần trong hộp sọ được cung cấp máu bởi
a. ĐM cảnh trong d. Câu a và b đúng
b. ĐM cảnh ngoài e. Câu a,b,c đúng
c. ĐM dưới đòn
Dùng hình vẽ để trả lời các câu 277 đến 283

Cho biết tên các nhánh của ĐM cảnh ngoài được đánh số trên hình vẽ (trắc nghiệm điền khuyết)
277. Chi tiết (1) là :
278. Chi tiết (2) là :
279. Chi tiết (3) là :
280. Chi tiết (4) là :
281. Chi tiết (5) là :
282. Chi tiết (6) là :
283. Chi tiết (7) là :

180
ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1. Mô tả nguyên uỷ, đường đi, nhánh bên, liên quan, tận cùng động mạch dưới đòn
2. Phân biệt sự khác nhau của động mạch dưới đòn phải và trái ở đoạn cổ
3. Vẽ và giải thích sơ đồ vòng nối của động mạch dưới đòn và các động mạch khác
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1.Chỉ được trên xác và các phương tiện thực tập khác nguyên uỷ, đường đị, nhánh
bên, liên quan và tận cùng của động mạch dưới đòn.
2.Xác định mốc và hướng tiêm tĩnh mạch dưới đòn trên xác và người sống.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Động mạch dưới đòn cấp máu chủ yếu cho chi trên. Ngoài ra động mạch còn phân
phối cho não, nền cổ và thành ngực. Động mạch dưới đòn phải xuất phát từ động
mạch cánh tay đầu. Động mạch dưới đòn trái xuất phát từ cung động mạch chủ . Như
vậy, động mạch mạch dưới đòn trái giống động mạch cánh chung trái có hai đoạn:
đoạn trong ngực (trung thất) và đoạn cổ, còn động mạch dưới đòn phải, chỉ có ở đoạn
cổ. Ở nền cổ động mạch uốn cong từ du khớp ức đòn đến sau điểm giữa xương đòn
thì đổi tên thành động mạch nách

Động mạch dưới đòn

Tĩnh mạch cảnh trong

Động mạch cảnh chung

Động mạch – tĩnh mạch dưới đòn (P)

Thân động mạch cánh tay đầu

Động mạch – tĩnh mạch dưới đòn (T)

181
I. NGUYÊN UỶ VÀ TẬN CÙNG:
1. Nguyên uỷ:
+ Bên trái phát sinh từ cung động mạch chủ
+ Bên phải sau khớp ức đòn từ thân động mạch cánh tay đầu
2. Tận cùng:
Sau điểm giữa xương đòn chuyển tên thành động mạch nách
II. LIÊN QUAN:
1. ở đoạn cổ:
Chung cho cả 02 dộng mạch dưới đòn phải và trái. Cơ bậc thang trước bắt chéo phía
trước đoạn cổ động mạch dưới đòn và chia đoạn này làm ba phần : phần trong cơ bậc
thang, phần sau cơ bậc thang và phần ngoài cơ bậc thang.
1.1. Phần trong cơ bậc thang:
- Dưới: Đỉnh màng phổi, xương sườn I
- Sau: Đỉnh màng phổi, thân dưới của đám rối thần kinh cánh tay
- Trước dưới: Tĩnh mạch dưới đòn, thần kinh hoành, thần kinh X, các nhánh tim, quai
dưới đòn.

Nguyên uỷ của động mạch dưới đòn

Động mạch cảnh chung (P)


Động mạch dưới đòn (P)
Động mạch thân cánh tay đầu

Động mạch cảnh chung (T)

Động mạch dưới đòn (T)

1.2. Phần sau cơ bậc thang


-Trước: Tĩnh mạch dưới đòn, thần kinh hoành, 2 nhánh của thân giáp cổ
- Dưới: Rãnh động mạch dưới đòn dưới đòn (xương sườn I)
- Sau: Thân trên và giữa của đám rối thần kinh cánh tay

182
- Sau trên: Cơ bậc thang giữa.
1.3. Phần ngoài cơ bậc thang:
- Sau: Cơ bậc thang giữa, đám rối thần kinh cánh tay
- Trước: Nhánh trên đòn, tĩnh mạch cảnh ngoài, lá nông và lá trước khí quản, xương
đòn, động mạch trên vai
- Trước dưới: Tĩnh mạch dưới đòn.

2. Trong ngực (động mạch dưới đòn trái):


Giống như động mạch cảnh chung trái, động mạch dưới đòn trái xuất phát từ cung
động mạch chủ ở trong ngực nên có thêm một đoạn liên quan ở ngực. Động mạch đi
trong trung thất
- Phía trước: Thần kinh X, thần kinh hoành trái, thần kinh tim, bạch huyết trung thất
trước, tĩnh mạch tay đầu trái, thành ngực
- Sau: ống ngực, thần kinh giao cảm ngực, động mạch gian sườn, tĩnh mạch bán đơn
phụ
- Trong: Thực quản, khí quản, thần kinh thanh quản dưới
- Ngoài: Màng phổi trung thất.

III. NHÁNH BÊN : Tất cả các nhánh bên của động mạch dưới đòn hầu hết phát xuất
từ phần trong cơ bậc thang. Nguyên ủy của các nhánh này bị che khuất phía trước bởi
tĩnh mạch cảnh trong.

1. Động mạch đốt sống: Phát xuất từ mặt trên, ở gần bờ ngoài cơ dài cổ, đi thẳng
lên trên chui vào lỗ ngang của đốt sống cổ C6 ở góc giữa hai cơ bậc thang trước và cơ

Liên quan của động mạch


dưới đòn
Động mạch cảnh chung
Tĩnh mạch cảnh trong
Thần kinh lang thanh X
Thần kinh hoành

Cơ bậc thang trước - giữa – sau

Động mạch - tĩnh mạch nách

183
Liên quan của động mạch dưới
đòn trái

Cơ bậc thang trước


Thần kinh lang thang X
Màng phổi
Màng ngoài tim
Thần kinh hoành

dài cổ. Phía trước động mạch là bao cảnh. Xen giữa động mạch và bao cánh là ống
ngực (bên trái), ống bạch huyết phải (bên phải) và động mạch giáp dưới. Phía sau
động mạch là màng phổi, hạch cổ - ngực , nhánh trước của thần kinh gai sống cổ C7
và C8. Động mạch đốt sống đi qua lỗ ngang của 6 đốt sống cổ đầu tiên rồi đi vào sọ
qua lỗ lớn xương chẩm.
2. Thân giáp cổ :
phát xuất ở mặt trên, gần bờ trong cơ bậcthang trước. Thân ngắn và cho ba nhánh
- Động mạch giáp dưới
- Động mạch ngang cổ
- Động mạch trên vai .
3. Động mạch ngực trong :
- Phát sinh từ mặt dưới đối diện với thân giáp cổ, đi xuống phía trước đỉnh màng phổi.
ở sụn sườn 1, động mạch bắt chéo phía sau thần kinh hoành, và cho nhánh động mạch
màng ngoài tim hoành đi theo thần trình hoành. Động mạch tiếp tục đi xuồng sau các
sụn sườn. Đến sụn sườn 6, động mạch chia làm hai nhánh; động mạch cơ hoành cấp
máu cho cơ hoành và thành ngực, động mạch thượng vị trên vào cơ thẳng bụng.
- Nhánh bên:
+ Động mạch màng ngoài tim hoành
+ Các nhánh trung thất
+ Các nhánh tuyến ức
+ Các nhánh xuyên
+ Các nhánh gian sườn trước

184
-Nhánh cùng: Động mạch cơ hoành và động mạch thượng vị trên.

Các nhánh của động mạch dưới đòn

Động mạch đốt sống


Động mạch cảnh chung
Động mạch cổ lên
Động mạch giáp dưới
Động mạch cổ sâu

Động mạch ngang cổ


Thân giáp - cổ - vai
Động mạch vai trên
Thân cổ -sườn
Động mạch gian sườn trên cùng
Động mạch ngực trong

Động mạch nách

4. Thân sườn cổ :
- Phát xuất từ mặt sau, ở phía sau cơ bậcthang trước (bên phải) hoặc gần bờ trong cơ
bậc thang trước (bên trái). Từ đó, động mạch uốn cong trên đỉnh màng phổi đến cổ
xương sườn I, chia làm hai nhánh là động mạch cổ sâu và động mách gian sườn trên
cùng. Động mạch cổ sâu đi ra phía sau giữa cổ xương sườn I và mỏm ngang đốt sống
eo C7 và nối với nhánh xuống của động mạch chẩm, còn động mạch gian sườn trên
cùng đi xuống phía trước eo các xuống sườn I và cho các động mạch gian sườn sau I
và II.
02 nhánh:
- Động mạch cổ sâu
- Động mạch gian sườn trên cùng.
4. Động mạch vai xuống: Đôi khi tách từ động mạch ngang cổ. Là nhánh bên duy
nhất đoạn ngoài cơ bậc thang.
IV. NHÁNH NỐI:
+ Động mạch cảnh trong
+ Động mạch cảnh ngoài
+ Động mạch nách
+ Động mạch chủ ngực
+ Động mạch chậu ngoài
+ Động mạch dưới đòn bên đối diện

185
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
23. Câu nào sau đây SAI :
a. ĐM dưới đòn (P) xuất phát từ thân tay đầu
b. ĐM dưới đòn (T) xuất phát từ cung ĐM chủ
c. ĐM dưới đòn (T) dài hơn ĐM dưới đòn (P)
d. ĐM dưới đòn thấp hơn xương đòn 1,5 cm
e. ĐM dưới đòn cấp máu cho chi trên, não, nền cổ và thành ngực
24. Điều nào sau đây KHÔNG đúng với ĐM dưới đòn
a. Đi cao hơn xương đòn 1,5 cm
b. Khi đến sau khớp ức đòn trái, động mạch vẽ một đường cong lõm xuống dưới ở nền cổ
c. Liên quan mật thiết với đỉnh màng phổi
d. Cao hơn đỉnh màng phổi 0,5 cm
e. Tận cùng ở điểm giữa xương đòn
25. Nhánh nào sau đây KHÔNG thuộc động mạch dưới đòn
a. ĐM cổ nông d. ĐM dưới vai
b. ĐM vai xuống e. ĐM trên vai
c. ĐM giáp dưới
Dùng các chi tiết sau đẻ trả lời các câu 288,289,290
1. ĐM gian sườn trên cùng 4. ĐM trên vai
2. ĐM giáp dưới 5. ĐM ngang cổ
3. ĐM cổ sâu
26. Thân cổ sườn bao gồm các nhánh
a. 1,3 d. 1,3,4
b. 1,5 e. 1,4,5
c. 1,3,5
27. Thân giáp cổ bao gồm các nhánh
a. 1,2,3 d. 3,4,5
b. 2,3,4 e. 2,3,4,5
c. 2,4,5
28. ĐM nào KHÔNG xuất phát trực tiếp từ ĐM dưới đòn
a. 1 d. 4
b. 2 e. Cả 1,2,3,4,5
c. 3
29. Ở đoạn cổ, phần trong cơ bậc thang, thành phần nào sau đây KHÔNG liên quan phía trước với
ĐM dưới đòn trái
a. Hạch sao (hạch cổ ngực) d. TK hoành trái
b. TM cảnh trong trái e. TK lang thang trái
c. TM dưới đòn trái
30. Nói về liên quan của ĐM dưới đòn với TK lang thang, câu nào ĐÚNG : Thần kinh lang thang
a. Ở phía trước đoạn trong cơ bậc thang của ĐM dưới đòn
b. Ở phía sau đoạn trong cơ bậc thang của ĐM dưới đòn
c. Ở phía trước đoạn sau cơ bậc thang của ĐM dưới đòn

186
d. Ở phía sau đoạn sau cơ bậc thang của ĐM dưới đòn
e. Ở phía sau đoạn ngoài cơ bậc thang của ĐM dưới đòn
31. Trong trung thất trên, ống ngực nằm ở phía ...... của ĐM dưới đòn trái
a. Trước d. Trong
b. Sau e. Trên
c. Ngoài
32. Động mạch nào dưới đây KHÔNG cho nhánh nối với ĐM dưới đòn
a. ĐM cảnh ngoài d. ĐM chủ ngực
b. ĐM cảnh trong e. a,b,c,d đều cho nhánh nối với động mach dưới đòn
c. ĐM nách

Câu33,34 : Chọn
a. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) có liên quan nhân quả
b. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) không liên quan nhân quả
c. Nếu (A) đúng, (B) sai
d. Nếu (A) sai, (B) đúng
e. Nếu (A) sai, (B) sai
33.
(A) Người ta có thể tiêm tĩnh mạch dưới đòn Vì
(B) Tĩnh mạch dưới đòn to và nằm dưới xương đòn phía trước ĐM dưới đòn
34.
(A) Tiêm tĩnh mạch dưới đòn có nguy cơ chạm vào màng phổi vì
(B) Màng phổi nằm ở phía trước tĩnh mạch dưới đòn

187
ĐÁM RỐI THẦN KINH CỔ
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1. Mô tả được cấu tạo,các ngành và chi phối của đám rối thần kinh cổ
2.Vẽ được sơ đồ đám rối thần kinh cổ
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1. Tìm trên xác các nhánh của đám rối thần kinh cổ.
2. Xác định vị trí thần kinh hoành ở cổ trên cơ thể người sống.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. CẤU TẠO :
Tạo thành từ các nhánh trước của C1,C2,C3,C4.
Các thân cho nhánh trên và dưới tạo thành 03 quai : I, II, III
2 1

ĐÁM RỐI CỔ

1. Thần kinh chẩm nhỏ


2. Thần kinh tai lớn
3 3. Thần kinh ngang cổ
4. Thần kinh trên đòn
5. Thần kinh hoành

6.
3

1. VỊ TRÍ :
1.1. Phía trước:
- Tĩnh mạch cảnh trong
- Cơ ức đòn chủm
1.2. Phía sau :
- Cơ nâng vai
- Cơ bậc thang giữa
II. PHÂN PHỐI :
Cho 03 loại nhánh
2.1. Đám rối cổ nông:

188
Bao gồm 04 nhánh: Thần kinh chẩm nhỏ, thần kinh tai lớn, thần kinh ngang cổ và
thần kinh trên đòn.
2.1.1. Thần kinh chẩm nhỏ :
- Nguyên uỷ: Quai II
- Đường đi: Hướng về phía ngoài (bờ sau cơ ức đòn chũm quặt ra sau và lên trên
- Nhánh tận: Trước và sau
- Chi phối: Da vùng chẩm và chũm
2.1.2. Thần kinh tai lớn :
- Nguyên uỷ: Quai II
- Đường đi: Bờ sau cơ ức đòn chủm lên trên → dái tai → sau TM cảnh ngoài (góc
hàm dưới)
- Nhánh tận: Trước và sau
- Chi phối: Da mặt ngoài loa tai và vùng tuyến mang tai(nhánh trước).
Da mặt trong vành tai và vùng chũm
- Nối: Thần kinh chẩm nhỏ

CÁC THẦN KINH BÌ


CỦA ĐẦU VÀ CỔ

Thần kinh tai-Thái


dương

Thần kinh chẩm lớn

Thần kinh chẩm nhỏ

Thần kinh tai lớn

Thần kinh ngang cổ

Thần kinh trên đòn

2.1.3. Thần kinh ngang cổ :


- Nguyên uỷ: Quai II
- Đường đi: Uốn quanh bờ sau cơ ức đòn chũm quặt ra trước, bắt chéo TM cảnh ngoài
- Nhánh tận: xuyên qua cơ bám da cổ

189
- Chi phối: Trên và dưới móng
- Nối: Thần kinh mặt.
2.1.4. Thần kinh trên đòn:
- Nguyên uỷ : Nhánh trước C4
- Đường đi: Hướng dưới ra sau ngoài dưới cơ ức đòn chủm → tam giác trên đòn
- Nhánh tận: Trên đòn trong, giữa và ngoài
- Chi phối: Da vùng trên, dưới đòn, gai vai

CÁC TĨNH MẠCH VÀ


1 THẦN KINH NÔNG Ở CỔ

2 1. Thần kinh tai lớn


2. Các thần kinh ngang cổ
4
3 3. Các TK trên đòn
4. Quai cổ

2.2. ĐÁM RỐI CỔ SÂU:


Vận động cho các cơ:
- Thẳng đầu bên
- 03 cơ liên mỏm ngang đầu tiên
- Cơ thẳng đầu trước
- Cơ dài đầu
- Cơ dài cổ
- Cơ bậc thang giữa và sau
- Cơ trám
2.2.1. Thần kinh hoành:
- Nguyên uỷ :
+ Rễ chính: C4
+ Hai rễ phụ: C3, C5
- Đường đi:

190
Từ bờ ngoài cơ bậc thang trước và đi xuống phía trước cơ này (điểm cắt thần kinh
hoành để điều trị xẹp phổi...), được che phủ bỡi tĩnh mạch cảnh trong và cơ ức đòn
chũm (bắt chéo động mạch ngang cổ và động mạch trên vai→đi giữa động mạch –
Tĩnh mạch dưới đòn→ bắt chéo động mạch ngực trong→đi kèm với ĐM màng ngoài
tim
* Đoạn cổ:
Qua điểm giữa và tạo với đường nối từ góc hàm tới trung điểm xương đòn một góc
25-30 độ. Ứng dụng: chữa nấc
* Đoạn ngực:
Thần kinh hoành P: Xuống bên phải tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải, trước cuống
phổi phải, giữa màng ngoài tim và màng phổi trung thất → xuyên qua cơ hoành ở gần
hoặc qua lỗ tĩnh mạch chủ dưới.
Thần kinh hoành trái: Đi giữa động mạch dưới đòn trái và động mạch cảnh chung trái,
ngoài cung động mạch chủ, trước thần kinh X và cuống phổi trái, giữa màng phổi
trung thất và màng ngoài tim
Nhánh bên : Cho nhánh vào màng phổi trung thất và màng ngoài tim
Nhánh tận : Cho các nhánh vào các thớ cơ hoành, màng phổi hoành và phúc mạc
hoành
* Chức năng của thần kinh hoành : Là thần kinh hỗn hợp.
+ Vận động cơ hoành
+ Cảm giác : Căng cơ hoành; Đau từ phúc mạc hoành,màng phổi hoành,màng phổi
trung thất và màng tim
Đối chiếu ra da vùng cơ thang→ dưới cổ (đỉnh vai);
+ Vận mạch
2.3. Thần kinh hoành phụ:
- Nguyên uỷ: C5, Thần kinh cơ dưới đòn
- Đường đi Thường đi phía trước TM dưới đòn,đôi khi đi theo 01 đường riêng biệt
- Nối: TK hoành
- Chi phối: Cơ hoành

1
ĐÁM RỐI CỔ Ở TẠI CHỔ
2
1. TK tai lớn
3 2. TK chẩm nhỏ
3. Các TK cổ 2, 3, 4, 5
4. Quai cổ
5. Thần kinh X
4

191
3. CÁC NHÁNH NỐI :
3.1. Nối với thần kinh giao cảm:
04 Tk gai sống cổ nối với hạch giao cảm cổ trên bằng 04 nhánh nối xám.
3.2. Nối với thần kinh phụ: Các nhánh từ quai II, quai III nối trong cơ ức đòn chũm
, dưới cơ thang. Chức năng: giữ cảm giác sâu cho các cơ này.
3.3. Nối với Tk hạ thiệt (Quai cổ).
- Rễ trên :
+ Nguyên uỷ: Xuất phát từ quai I
+ Đường đi: Quai I → bao thần kinh XII → xuống trước bó mạch cảnh → Gân trung
gian cơ vai móng .
* Ngoại lệ:
- Quai cổ ở cao đi vào bao thần kinh X.
- Quai cổ ở ngang thân TM giáp lưỡi mặt, nằm sau TM cảnh trong
- Rễ dưới:
+ Nguyên uỷ: Xuất phát từ quai II
+ Đường đi: Quai II → Ngoài tĩnh mạch cảnh trong.
+ Nối rễ trên: Trước Tm cảnh trong , gân trung gian cơ vai móng.
+ Chi phối: Vận động cơ vai móng, cơ ức giáp và cơ ức móng.
- Thần kinh C1 mượn đường thần kinh XII vận động cơ giáp móng.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


ĐÁM RỐI THẦN KINH CỔ

1. Đám rối cổ thần kinh cổ


1. Tạo bởi nhánh trước của C1,C2,C3,C4
2. Các nhánh này nối nhau tạo 4 quai nối
3. Cho nhánh vận động các cơ bậc thang trước, giữa và sau
4. Cho 4 nhánh cảm giác : tai lớn, chẩm nhỏ, ngang cổ, trên đòn
2. Đám rối TK cổ KHÔNG cho nhánh nối với
a. TK mặt d. TK hạ nhiệt
b. TK thiệt hầu e. TK giao cảm
c. TK phụ
3. Chọn câu đúng khi nói về quai cổ
a. Là một thành phần của đám rối cổ, nằm ngay phía sau bó mạch cảnh
b. Có rễ trên xuất phát từ TK cổ 1, đi vào bao TK hạ nhiệt
c. Rễ dưới xuất phát từ TK cổ 2
d. Cho nhánh vận động đến tất cả các cơ dưới móng
e. Tất cả đều sai

192
4. Đám rối thần kinh cổ dược tạo nên bởi các nhánh trước của các thần kinh
a. C1, C2, C3 d. C2, C3,C4,C5
b. C2, C3, C4 e. Tất cả đều sai
c. C1, C2, C3, C4
5. Thần kinh nào sau đây KHÔNG thuộc đám rối cổ
a. TK chẩm lớn d. TK trên đòn
b. TK tai lớn e. TK hoành
c. TK ngang cổ
6. Thần kinh nào sau đây KHÔNG thuộc đám rối cổ sâu
a. TK hoành d. TK cơ ức đòn chũm
b. TK cơ bậc thang e. TK cơ nâng vai
c. TK cơ trám
7. Rễ dưới của quai cổ
a. Phát xuất từ TK cổ 1 (C1), mượn đường của thần kinh hạ thiệt
b. Phát xuất từ quai nối số 1 (quai giữa C1,C2) mượn dường TK hạ nhiệt
c. Là một nhánh của TK hạ thiệt
d. Phát xuất từ quai nối 2 (quai giữa C2,C3)
e. Tất cả đều sai
8. Cảm giác da vùng cổ được chi phối chủ yếu bởi các nhánh thần kinh của
a. Đám rối cánh tay d. Các TK sọ
b. Đám rối cổ nông e. Thần kinh mặt
c. Đám rối cổ sâu
9. Thần kinh hoành
a. Xuất phát từ dây gai sống cổ 1
b. Vận động cho cơ hoành
c. Bắt chéo phía trước cơ bậc thang trước
d. a, c đúng
e. b, c đúng

193
Ổ MIỆNG.
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT:
1. Phân biệt được ổ miệng chính thức và tiền đình miệng
2. Mô tả các thành phần trong ổ miệng chính thức : Răng, khẩu cái cứng, khẩu cái
mềm, lưỡi, các tuyến hạnh nhân
3. Xác định vị trí,liên quan các tuyếnnước bọt và nơi đổ của 03 cặp tuyến nước bọt
4. Viết được công thức răng sữa,răng vĩnh viễn. Vẽ sơ dồ các loại thần kinh chi phối
lưỡi
MỤC TIÊU THỰC TẬP:
1 chỉ được trên thiết đồ đứng dọc của mô hình và tiêu bàn đầu mặt, các thành phần
trong ổ miệng chính thức
2. Chỉ được trên xác vị trí và liên quan của các tuyến nước bọt và các ống tiết tuyến
mang tai và tuyến dưới hàm.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. Ổ MIỆNG :
1. Giới hạn và các phần của ổ miệng:
Ổ miệng là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa,nằm dưới ổ mũi .

Ổ miệng
Khẩu cái mềm

Lưỡi gà

Hạnh nhân khẩu cái

Thành sau của hầu

1.1 Giới hạn của miệng:


- Phía trước: Khe miệng, thông ổ miệng ra ngoài
- Phía sau: Eo họng, thông ổ miệng với hầu
- Hai bên: Giới hạn bởi môi và má
- Phía trên: Khẩu cái cứng và khẩu cái mềm ngăn cách ổ miệng với ổ mũi .

194
- Phía dưới (nền miệng): Xương hàm dưới , lưỡi và vùng dưới lưỡi .
2. Môi:
Là thành trước di động của miệng, gồm môi trên và môi dưới . Mặt trong có hãm môi
trên và môi dưới .
3. Má:

Phân chia ổ miệng


Hãm môi trên

ĐM-TM lưỡi sâu và TK lưỡi


Ống tuyến dưới hàm

Hãm lưỡi

Cục lưỡi và ống tiết của tuyến dưới hàm


Hãm môi dưới

195
Chỗ đổ vào của tuyến nước bọt mang tai
Chính là thành bên của miệng , cấu tạo từ ngoài vào trong là : Da, cơ bám da và niêm
mạc miệng.
4. Khẩu cái cứng:
Cấu thành từ mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái. Ngăn
cách giữa ổ mũi và ổ miệng.

Trần miệng

1. Cơ nâng màng khẩu cái


2. Cơ khít hầu trên
1 3. Cơ khẩu cái - hầu
2 4. Cơ lưỡi gà
5. Cơ chân bướm trong
6. Cơ căng màn khẩu cái

3
5 6
4

II. CÁC TUYẾN NƯỚC BỌT :


Gồm 03 cặp tuyến chính :
5. Khẩu cái mềm :
- Phía trước: Dính vào bờ sau khẩu cái cứng.
- Hai bên: Liên tục với thành bên khẩu hầu tạo nên hố hạnh nhân khẩu cái
(cung khẩu cái lưỡi và cung khẩu cái hầu) .
- Bờ sau tự do (ở chính giữa là lưỡi gà) tạo nên eo họng giới hạn ổ miệng và hầu.
05 cơ của khẩu cái mềm :
+Cơ nâng màng khẩu cái (levator veli palatini muscle)
+Cơ căng màn hầu khẩu cái (tensor veli palatini muscle)
+ Cơ lưỡi gà(Uvular muscle)
+Cơ khẩu cái lưỡi(palatoglossus muscle)
+ Cơ khẩu cái hầu(palatopharyngeus muscle)
- Tuyến nước bọt mang tai
- Tuyến nước bọt dưới hàm
- Tuyến nước bọt dưới l ưỡi.
1. Tuyến nước bọt mang tai
Là tuyến nước bọt lớn nhất, có 3 mặt, 3 bờ và hai cực.
1.1. Vị trí :
+ Nằm dưới cung gò má và ống tai ngoài
+ Nằm sau ngành hàm

196
+ Nằm trước bờ trước cơ ức đòn chũm

Các tuyến nước bọt


Các nhánh TK mặt

Tuyến và ống tuyến mang tai

Tuyến dưới lưỡi

Tuyến dưới hàm

Tĩnh mạch cảnh trong và ngoài

1.2. Hình thể ngoài:


- Mặt nông được phủ bởi: Da, cơ bám da cổ và mạc mang tai .
- Mặt trước liên quan với ngành xương hàm dưới
- Mặt sau liên quan với mỏm chủm, bờ trước cơ ức đòn chủm
- Bờ trước có ống tuyến mang tai đi ra.

1 Các nhánh thần kinh mặt và tuyến mang


2 tai (thiết đồ ngang)
3
1. Cơ chân bướm trong
2. Cơ cắn
3. Thân chính thần kinh mặt
3 4. Nhánh thái dương mặt
5. Nhánh cổ mặt

1.3. Hình thể trong:

197
Dây Tk VII và các nhánh tận đi xuyên qua tuyến mang tai và chia nhu mô tuyến làm
02 phần nông và sâu. Động mạch cảnh ngoài chạy ở phần sâu của tuyến .
1.4. Ống tuyến mang tai: Đổ vào tiền đình miệng ở vị trí đối diện với răng cối hàm
trên thứ 2. Mạc tuyến mang tai được tạo bởi hai lá nông mạc cổ.
2. Tuyến nước bọt dưới hàm:
Nằm kế cận bờ dưới và mặt trong xương hàm dưới, được cơ hàm móng chia 02 phần :
- Phần nông: Nằm trong tam giác dưới hàm. (Giới hạn: bụng trước và sau của cơ nhị
thân và bờ dưới xương hàm dưới). Được phủ bởi da và cơ bám da cổ .
- Mỏm sâu: Nằm trên cơ hàm móng, từ đây có ống tuyến dưới hàm chạy ra trước và
đổ vào cục dưới lưỡi (02 bên hảm lưỡi). Ống tuyến dưới hàm đi ra từ mỏm sâu
3. Tuyến nước bọt dưới lưỡi :
Là cặp tuyến nhỏ nhất ,nằm ở 02 bên nền miệng ngay dưới lưỡi , có nhiều ống tiết
nhỏ đổ vào ổ miệng chính ở quanh cục dưới lưỡi .

Các răng vĩnh viễn

1,2,3. Các răng cối


1,2. Các răng tiền cối
4. Răng nanh
5,6. Các răng cửa

6 5 4

III. RĂNG – LỢI:

1. Lợi: Là mô liên kết, phủ niêm mạc, che phủ mỏm huyệt răng và 01 phần cổ răng
của hàm trên và hàm dưới .

2. Răng:
Răng là 01 cấu trúc siêu cứng, có nhiệm vụ cắt xé nghiền thức ăn

2.1. Cấu tạo: Răng gồm 03 phần


+ Thân răng: Nằm trên lợi
+ Cổ răng: Ngăn cách cổ và chân răng
+ Chân răng: Cắm trong huyệt răng
- Buồng tủy răng: Là phần rỗng bên trong răng
- Lỗ đỉnh chân răng: Tk, mạch máu và bạch mạch chui vào buồng tủy
Răng được cấu tạo gồm 03 lớp:
+ Men răng: Phần bên ngoài nhất, cứng nhất.

198
+ Ngà răng: Nằm bên trong men răng
+ Chất xương răng: Chỉ có ở chân răng (ở chân răng không có ngà răng)

1 Cấu tạo của răng

2 1. Men răng
2. Ngà
3 3. Tuỷ chứa mạch máu và thần kinh
4. Ống chân răng chứa mạch máu và
4 thần kinh
5. Xương hàm
5 6. Màng xương huyệt răng
7. Các lỗ đĩnh
6

1
2
3
4

5
6

Các răng vĩnh viễn của hàm trên và hàm dưới


1. Răng cửa giữa; 2. Răng cửa bên; 3. Răng nanh; 4. Các răng tiền cối
5. Hố răng cửa; 6. Các răng cối
2.2. Phân loại răng: Răng có 02 loại
- Răng sữa:
Bắt đầu mọc từ 6 tháng đến 30 tháng tuổi ,răng cửa mọc đầu tiên thường là 02 răng
cửa hàm dưới ; có 20 răng sữa theo công thức sau :2/2 cửa + 1/1 nanh + 2/2 cối x 4.
- Răng vĩnh viễn:
Răng vĩnh viễn thay thế răng sữa từ 6 -12 tuổi , sau đó tiếp tục mọc thêm răng (đến
25 tuổi có 32 răng vĩnh viễn), 2/2 cửa + 1/1 nanh + 2/2 tiền cối +3/3 cối x 4.
IV. LƯỠI :
Là cơ quan nằm ở nền miệng, tham gia vào các chức năng nhai, nuốt, nếm và nói.
1. Mặt lưng lưỡi:
- Rãnh tận cùng có hình chử V đỉnh là lỗ tịt quay ra sau.
- Thân lưỡi : chia đôi bởi rãnh lưỡi giữa, niêm mạc có nhiều nhú.

199
- Rễ lưỡi :
+ Có nhiều tổ chức bạch huyết (hạnh nhân lưỡi)
+ Ba nếp niêm mạc nối với nắp thanh môn là nếp lưỡi nắp giữa và 02 nếp lưỡi nắp
bên giới hạn thung lũng lưỡi – nắp thanh môn

Lưng lưỡi
Nắp thanh môn
Thung lũng
Hạnh nhân khẩu cái
Hạnh nhân lưỡi
Lỗ tịt
Rãnh tận cùng

Nhú đài
Nhú lá
Nhú chỉ
Nhú nấm
Rãnh giữa

2. Mặt dưới lưỡi:


Ở giữa có hãm lưỡi và 02 bên có cục dưới lưỡi .
3. Cấu tạo của lưỡi:
3.1. Khung lưỡi:
+ Xương móng
+ Cân lưỡi: Nằm đứng ngang, phía dưới bám vào bờ trên xương móng.
+ Vách lưỡi: Nằm đứng dọc đi từ mặt trước cân lưỡi và ngăn cách các cơ lưỡi thành
hai nhóm phải và trái
3.2. Các cơ lưỡi: Gồm 15 cơ chia thành 02 loại :
3.2.1. Các cơ nôi tại:
Bám từ khung lưỡi và tận hết ở lưỡi; gồm 03 cặp cơ và 01 cơ lẻ :
- Dọc lưỡi trên (superior longitudinal muscle of tongue; cơ lẻ).
- Dọc lưỡi dưới (inferiorlongitudinal muscle of tongue) ,
- Cơ ngang lưỡi và thẳng lưỡi .
Bám từ các cấu trúc lân cận đến lưỡi. Gồm có 04 cặp cơ
- Cơ cằm lưỡi (genioglossus muscle )
- Cơ móng lưỡi (hyoglossus muscle)
- Cơ sụn lưỡi (chondroglossus muscle)
- Cơ trâm lưỡi (styloglossus muscle).

200
4. Mạch máu và thần kinh:
4.1. Động mạch lưỡi: Là nhánh của động mạch cảnh ngoài .
4.2. Tĩnh mạch lưỡi:
Gồm tĩnh mạch lưng lưỡi, tĩnh mạch dưới lưỡi, TM lưỡi sâu

1 2 3
Khung lưỡi
4 1. Cơ dọc dưới của lưỡi
5 2. Cơ khẩu cái lưỡi
6 3. Cơ khẩu cái hầu
7 4. Cơ nhị thân (bụng sau)
8 5. Cơ khít hầu trên
6. Cơ trâm lưỡi
9 7. Cơ trâm hầu
10 8. Cơ trâm móng
11 9. Cơ móng lưỡi
12 10. Cơ cằm lưỡi
11. Cơ cằm móng
12. Cơ hàm móng

3.2.2. Các cơ ngoại lai:

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10

Sàn miệng
1. Mỏm trâm; 2. Mỏm chủm; 3. Cơ nhị thân( Bụng sau); 4. Cơ trâm - móng; 5. Cơ
hàm - móng; 6. Cơ móng - lưỡi; 7. Cơ nhị thân( Bụng trước); 8. Cơ giáp - móng;
9. Cơ vai – móng; 10. Cơ ức - móng

4.3. Thần kinh:


+ Thần kinh XII vận động toàn bộ cơ lưỡi.
+ Cảm giác:

201
2/3 trước lưỡi: Thần kinh lưỡi (V3) nhận cảm giác thân thể và thần kinh thừng nhĩ
(VII’) nhận cảm giác vị giác .
1/3 sau lưỡi : Thần kinh IX nhận cảm giác thân thể và vị giác ; thần kinh X và VII (có
thể có hoặc không) nhận cảm giác thân thể một số vùng .

Thần kinh chi phối lưỡi

- Nhánh trong TK thanh quản trên (dây X)

- Đám rối hầu (Dây X và dây IX), đám rối

hầu (Dây IX) cảm giác và vị giác sau lưỡi

- Thần kinh lưỡi ( Dây V3) cảm giác cả lưỡi

- Thần kinh mặt VII (thông qua thừng nhĩ) và


thần kinh lưỡi dây V3, vị giác 2/3 trước lưỡi

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Ổ MIỆNG

1. Chọn câu SAI (Lưỡi)


a. Lưỡi có 15 cơ
b. 2/3 trước lưỡi do thừng nhĩ giữ cảm giác vị giác
c. 1/3 sau lưỡi do thần kinh IX và X giữ cảm giác vị giác
d. Dây thần kinh IX vận động tất cả các cơ lưỡi
e. Động mạch lưỡi xuất phát từ ĐM cảnh ngoài
2. Cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi do thần kinh nào dưới đây chi phối
a. TK mặt d. TK thiệt hầu
b. TK lưỡi e. TK hạ nhiệt
c. TK trung gian
3. Cơ nào sau đây KHÔNG có trong khẩu cái mềm
a. Cơ nâng màn khẩu cái d. Cơ khẩu cái hầu
b. Cơ lưỡi gà e. a,b,c,d đều là cơ của khẩu cái mềm
c. Cơ khẩu cái – lưỡi
4. Tuyến nước bọt mang tai có ống tiết đổ vào
a. Hầu (phần miệng)
b. Ổ miệng chính
c. Tiền đình miệng ở lỗ đối diện với răng cửa trên thứ hai
d. Tiền đình miệng ở lỗ đối diện với răng hàm trên thứ hai
e. Tiền đình miệng ở lỗ đối diện với răng hàm dưới thứ hai
5. Tuyến nước bọt mang tai được chia làm hai phần nông và sâu bởi

202
a. ĐM hàm d. TK thái dương
b. ĐM thái dương nông e. Ống tuyến mang tai
c. TK mặt
6. Tuyến dưới hàm
a. Có ống tiết đổ vào cục lưỡi
b. Có ĐM mặt uốn quanh
c. Nằm trong hố dưới hàm của xương hàm dưới
d. a,b đúng
e. a,b,c, đúng
7. Hố hạnh nhân là một hố nằm giữa hai nếp của khẩu cái mềm. Nếp phía trước gọi là
a. Nếp khẩu cái d. Cung khẩu cái – hầu
b. Nếp khẩu cái – hầu e. Tất cả sai
c. Cung khẩu cái – lưỡi
8. Chọn câu ĐÚNG
a. Lợi được cấu tạo chủ yếu bởi cơ, phủ bên trên là lớp niêm mạc
b. Thân răng là phần răng nằm trong huyệt răng
c. Công thức của bộ răng sữa là
2/2 cửa + 1/1 nanh + 2/2 cối
d. Răng hàm trên có hai chân, răng hàm dưới có ba chân
e. Mặt khép của răng là mặt tiếp xúc của 2 răng kế cận trên cùng một hàm

Dùng hình vẽ và bảng trả lời dưới đây cho các câu 9 đến 13

THIẾT ĐỒ ĐỨNG NGANG QUA LƯỚI

a. Vách lưỡi d. Cơ trâm lưỡi


b. Cơ móng lưỡi e. Cơ khẩu cái lưỡi
c. Cơ dọc lưỡi trên
9. Chi tiết (1) là :
10. Chi tiết (2) là :
11. Chi tiết (3) là :
12. Chi tiết (4) là :
13. Chi tiết (5) là :

203
HẦU
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT:
1. Phân biệt giới hạn của hầu và đối chiếu hầu lên cột sống cổ
2. Mô tả được hình thể trong và liên quan của hầu mũi, hầu miệng và hầu thanh quản
3. Mô tả được vị trí của vòng bạch huyết quanh hầu
4. Kể tên các lớp cấu tạo và các cơ của hầu
5. Mô tả vị trí và liên quan của tuyến hạnh nhân khẩu cái
6. Vẽ thiết đồ đứng dọc qua hầu
MỤC TIÊU THỰC TẬP:
1 Xác định được trên mô hình, tiêu bản đứng dọc của đầu mặt cổ vị trí, giới hạn và
hình thể trong của hầu mũi, hầu miệng và hầu thanh quản.
2. Chỉ trên mô hình và hình vẽ các cơ của hầu.
3. Xác định được các tuyến hạnh nhân vùng hầu.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. ĐẠI CƯƠNG:
Hầu là ngã tư của đường hô hấp và tiêu hoá, là ống xơ cơ dẹt từ trước ra sau dài
khoảng 12cm từ nền sọ đến bờ dưới sụn nhẫn (C6) nối với thực quản. Hầu rộng nhất ở
nền sọ khoảng 5cm, hẹp nhất ở chổ nối thực quản khoảng 2,5cm.

HẦU: Thiết đồ đứng dọc

Vách mũi
Yên bướm
Hạnh nhân hầu
Lỗ hầu vòi tai(Eustachi)
Khẩu cái mềm
Hạnh nhân khẩu cái
Nắp thanh môn
Hạnh nhân lưỡi
Nếp (dây) thanh môn
Thực quản
Khí quản

II. CẤU TẠO: 03 lớp


1. Lớp cơ hầu: Gồm 05 cặp cơ vân : 03 cặp cơ khít và 02 cặp cơ dọc

204
1.1. Ba cặp cơ khít hầu:

Ba cặp cơ khít Trên – Giữa – Dưới tạo nên lớp cơ vòng bên ngoài. Có nhiều cấu trúc
đi qua các khe giữa các cơ khít hầu :
- Giữa cơ khít hầu dưới và thực quản có thần kinh quặt ngược thanh quản và động
mạch thanh quản dưới
- Giữa cơ khít hầu dưới và giữa có thần kinh thanh quản trên và mạch máu giáp trên
- Giữa cơ khít hầu giữa và trên có cơ trâm hầu và thần kinh hầu trên
- Giữa cơ khít hầu trên và nền sọ có vòi tai, động mạch khẩu cái lên, cơ nâng màn
hầu.
1.2. Hai cặp cơ dọc: Tạo nên lớp cơ dọc bên trong
- Cơ trâm hầu: Từ mỏm trâm đến thành hầu giữa cơ khít hầu trên và cơ khít hầu giữa.
- Cơ vòi hầu: Từ vòi tai đến thành hầu.Bên ngoài cơ, thành hầu được bao bọc bởi mạc
má hầu.
2. Tấm dưới niêm mạc:
Ở thành sau và thành ngoài của hầu biệt hoá thành mạc trong hầu, dai và chắc nhất ở
họng (hố hạnh nhân)
3. Lớp niêm mạc:
Trong cùng, có nhiều tuyến hầu.

Các cơ của hầu: Nhìn từ sau


Hạnh nhân hầu
Vòi tai sụn
Lỗ mũi sau
Cơ nâng màn khẩu cái
Cơ khít hầu trên
Cơ vòi - hầu
Lưỡi gà
Cơ khẩu cái hầu
Cơ khít hầu giữa
Cơ trâm hầu
Cơ khít hầu dưới
Cơ nhẫn hầu
Cơ nhẫn phễu sau
Cơ thực quản vòng
Cơ thực quản dọc

III. HÌNH THỂ TRONG


Chia làm 3 phần: Mũi – Miệng – Thanh quản
1. Phần mũi (tị hầu)
- Giới hạn: Trên khẩu cái mềm và sau ổ mũi
- Lỗ hầu vòi tai: Cách bờ sau xoăn mũi dưới khoảng 1cm, bờ sau lồi (gờ vòi), dưới lỗ
này là ngách hầu

205
- Hạnh nhân vòi: Tổ chức bạch huyết quanh lỗ hầu vòi tai
- Hạnh nhân hầu: ở vòm hầu và kéo dài đến thành sau

Các cơ của hầu( Thiết đồ đứng dọc)


Vòi tai sụn
Cơ căng màn khẩu cái
Cơ nâng màn khẩu cái
Cơ vòi hầu
Các cơ của khẩu cái mềm
Cơ khít hầu trên
Cơ khẩu cái hầu
Cơ mút
Cơ hầu lưỡi
Cơ trâm hầu
Cơ trâm lưỡi
Cơ khít hầu giữa
Cơ móng lưỡi
Cơ nhẫn hầu
Cơ thực quản

Hầu: Mở ra nhìn từ sau


Hạnh nhân hầu
Lỗ mũi sau
Vách mũi
Lỗ hầu vòi tai
Nghách hầu
Nếp vòi hầu
Khẩu cái mềm
Lưỡi gà
Hạnh nhân khẩu cái
Rễ lưỡi
Nắp thanh môn
Ngách hình lê
Khuyết gian phễu
Lồi sụn nhẫn

2. Phần miệng (khẩu hầu):


Dưới khẩu cái mềm, sau miệng, 1/3 sau lưỡi
- Thành trước:
+ Eo họng
+ Hạnh nhân khẩu cái

206
+ Thung lũng nắp thanh môn: Phía trước có hạnh nhân lưỡi
- Thành sau: phần niêm mạc từ C2 – C4
- Thành bên: từ khẫu cái mềm xuống tới 2/3 trước và 1/3 sau lưỡi
Vòng Bạch huyết quanh hầu (Waldeyer):
- Hạnh nhân hầu (VA)
- Hạnh nhân khẩu cái (Amydal)
- Hạnh nhân vòi (Eustache)
- Hạnh nhân lưỡi.
- Giới hạn: Xương móng đến sụn nhẫn. Đối chiếu khoảng C5 - C6.
- Thành trước: Liên hệ với thanh quản. Ở giữa là nắp thanh môn, lỗ thanh quản và
thành sau thanh quản. Bên ngoài thanh quản là ngách hình lê và con giáp. Ngách hình
lê là một rãnh dài nằm bên ngoài lỗ thanh quản, chứa nếp thần kinh thanh quản. Dị vật
thường hay kẹt lại.
+ Giới hạn trong: Nếp phễu nắp thanh môn,sụn phểu, sụn nhẫn
+ Giới hạn ngoài: Màng giáp móng và sụn giáp
- Thành sau:
Phần niêm mạc nâng đỡ bởi xương móng và mặt trong sụn giáp
III. LIÊN QUAN:
1.Phía sau:
+ Lá trước sống
+ Cơ dài đầu
+ 06 đốt sống cổ đầu tiên

Hầu: Thiết đồ đứng dọc nhìn từ trong


Xoang bướm
Hạnh nhân hầu
Gờ vòi
Lỗ hầu vòi tai
Nghách hầu
Nếp vòi hầu
Khẩu cái cứng
Lưỡi gà
Nếp bán nguyệt
Hạnh nhân khẩu cái
Cung khẩu cái hầu
Cung khẩu cái lưỡi
Hạnh nhân lưỡi
Nắp thanh môn
Thung lũng
3. Phần thanh quản( thanh hầu):

2.Phía bên:
- Hầu miệng:

207
+ Cơ chân bướm trong,mỏm trâm,cơ trâm hầu, trâm lưỡi.
+ Đm hầu lên, các nhánh khẩu cái lên và Đm mặt .
+ thân giao cảm ,Tk X, Đm cảnh.
+ Tk XII, XI
- Phần thanh quản:
+ Bao cảnh
+ Phía dưới:
Đỉnh thuỳ tuyến giáp, Đm lưỡi, giáp trên, nhánh ngoài TK thanh quản trên.
3.Phía trước:
+ Mũi
+ Miệng
+ Thanh quản
Khoang sau hầu: Là lớp mô lỏng lẻo giữa lá trước sống mạc cổ và mạc hầu, phía
dưới mở vào trung thất → Nhiễm trùng lan xuống trung thất
Khoang bên hầu: Chứa mỡ, TK, mạch máu. Giới hạn:
- Trên là nền sọ
- Dưới là xương móng
- Trong là thành bên hầu
- Sau ngoài là tuyến mang tai
- Trước ngoài là cơ chân bướm, ngành hàm
- Sau là mỏm trâm, cơ bám vào mỏm này.
IV. MẠCH VÀ THẦN KINH:
1. Động mạch:
- ĐM hầu lên
- ĐM khẩu cái lên
- ĐM bướm khẩu của Đm hàm
2. Các tĩnh mạch hầu: Máu hồi lưu về đám rối tĩnh mạch hầu đến tĩnh mạch chân
bướm ở trên và tĩnh mạch cảnh trong ở dưới
3. Thần kinh: Phát sinh từ dây X, IX và thân giao cảm qua đám rối thần kinh hầu

Mạch máu và thần kinh


Động mạch cảnh trong
Động mạch cảnh ngoài
Động mạch m ặt
Động mạch lưỡi
Thần kinh thanh quản trên
Động mạch giáp trên

208
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
HẦU
1. Đi qua khe giữa cơ khít hầu giữa và cơ khít hầu trên là
a. TK quặt ngược thanh quản và ĐM thanh quản dưới
b. Cơ trâm hầu và TK thiệt hầu
c. Nhánh trong TK thanh quản trên và mạch máu giáp trên
d. Vòi tai, cơ nâng màn hầu
e. Vòi tai, ĐM khẩu cái lên
2. Nơi bám của cơ khít hầu trên là
a. Vách giữa hầu d. Thân đốt sống cổ 2,3
b. Nền xương chẩm e. Thân đốt sống cổ 3,4,5
c. Thân đốt sống cổ 1,2
3. Thành sau (giới hạn sau) của khoang sau hầu là
a. Mỏm trâm chũm và các cơ bám vào mỏm này
b. Lá trước sống mạc cổ
c. Mạc má hầu
d. Các cơ khít hầu
e. Câu c và d
4. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc về các cơ của hầu
a. Cơ khít hầu trên, giữa và dưới d. Cơ nâng màn khẩu cái
b. Cơ vòi hầu e. Tất cả đều sai
c. Cơ trâm hầu
5. Ngách hình lê nằm ở
a. Nơi khoang sau hầu đổ vào trung thất
b. Tiền đình thanh quản
c. Giữa sụn giáp, màng giáp móng và sụn phễu, sụn nhẫn, nếp phễu nắp thanh môn
d. Ổ dưới thanh môn
e. Khe tiền đình
6. Tuyens hạnh nhân hầu
a. Nằm ở thành trên của phần mũi hầu
b. Nằm ở vòm hầu
c. Nằm ở ngách hầu
d. a và b đúng
e. a,b,c đều đúng
7. Tuyến hạnh nhân khẩu cái
a. Nằm rải rác dưới mảnh ngang xương khẩu cái
b. Nằm ngay sau eo họng trong hố hạnh nhân
c. Nằm trước eo họng
d. Nằm cạnh vòi nhĩ
e. Tất cả đều sai
8. Eo họng chính là
a. Ranh giới giữa ổ miệng và phần miệng của hầu
b. Được giới hạn bởi cung khẩu cái lưỡi
c. Được giới hạn bởi cung khẩu cái hầu
d. Ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu hóa
e. a và b đúng

209
9. Câu nào sau đây SAI
a. Hầu liên quan phía trước với ổ mũi, ổ miệng và thanh quản
b. Phía dưới hầu thông với thực quản
c. Vòng bạch huyết quanh hầu gồm tuyến hạnh nhân hầu, tuyến hạnh nhân vòi, tuyến hạnh
nhân khẩu cái, tuyến hạnh nhân lưỡi
d. Tuyến hạnh nhân khẩu cái nằm giữa cung khẩu cái lưỡi và cung khẩu cái hầu
e. Tuyến hạnh nhân lưỡi nằm tước các gai đài của lưỡi
0. Thành phần nào sau đây đi qua khe giữa cơ khít hầu dưới và cơ khít hầu giữa
a. Nhánh trong TK thanh quản trên
b. ĐM giáp trên
c. ĐM thanh quản dưới
d. Câu a và b đúng
e. a,b,c đúng

210
THANH QUẢN
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :
1. Mô tả được hình thể ngoài và trong của thanh quản
2. Mô tả cấu tạo(Các sụn,dây chằng,các cơ,lớp niêm mạc) của thanh quản
3. Giải thích sự hoạt động các cơ thanh quản trong động tác căng chùng dây thanh
âm,mở và khép thanh môn.
4. Mô tả mạch máu, thần kinh chi phối thanh quản.
5. Giải thích cơ chế phát âm,ho,hắt hơi,nấc, cười.
6. Vẽ hình soi thanh quản
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1 chỉ trên mô hình vị trí, hình thể, cấu tạo của thanh quản.
2. Chỉ trên mô hình các cơ thanh quản.
3. Chỉ trên xác và mô hình mạch và thần kinh chi phối thanh quản.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. ĐẠI CƯƠNG :
Thanh quản nối hầu với khí quản có chức năng : Phát âm và dẫn khí.
- Thanh quản trải dài từ: C2→C6
- L nam = 5cm > L nữ

VỊ TRÍ CỦA TUYẾN GIÁP

Sụn giáp

Động mạch cảnh chung

Cơ nhẫn giáp

Sụn nhẫn

Tuyến giáp

Đỉnh màng phổi

211
II. CẤU TẠO:
1. Sụn thanh quản: 07 sụn: Sụn giáp, Sụn nhẫn, Sụn phễu, Sụn nắp thanh môn, Sụn
sừng, Sụn chêm và Sụn thóc.

1
CÁC SỤN THANH QUẢN
2

3 1. Xương móng
2. Màng giáp móng
4 3. Sừng trên sụn giáp
4. Mảnh sụn giáp
5 5. Dây chằng nhẫn giáp
6. Sừng dưới sụn giáp
6 7. Sụn nhẫn
8. Khí quản
7 9. Nắp thanh môn
10. Sụn sừng
8 11. Sụn phễu
12. Dây chằng thanh âm

Sụn thanh quản nhìn trước

10

11

12

212
Sụn thanh quản nhìn sau
1.1. Sụn giáp: Là sụn thanh quản lớn nhất.
- Mặt ngoài:
+ Củ giáp trên
+ Củ giáp dưới
+ Đường chéo
- Bờ trên:
+ khuyết giáp trên

CÁC SỤN THANH QUẢN


1
1. Khuyết giáp trên
2
2. Sừng trên sụn giáp
3,5. Lồi thanh quản
3
4. Sừng dưới sụn giáp

Sụn thanh

- Bờ sau :
+ Sừng trên: Nối với sừng lớn xương móng
+ Sừng dưới : Khớp với sụn nhẫn
- Bờ trước :

213
Lồi thanh quản
- Bờ dưới:
+ Củ giáp dưới
+ Khuyết giáp dưới
1.2. Sụn nhẫn: Hình dạng giống nhẫn đeo tay gồm mảnh và cung sụn nhẫn.
- Mảnh sụn nhẫn
+ Mặt khớp phễu
+ Mặt khớp giáp
- Cung sụn nhẫn
Đặc điểm của mặt phẳng qua sụn nhẫn: Ngang qua sụn nhẫn là một mốc giải phẫu
của các cấu trúc sau:
+ C6
+ Nối hầu – Thực quản
+ Nối thanh và khí quản
+ Chổ bắt chéo của cơ vai móng qua Đm cảnh chung,hạch giao cảm cổ giữa

SỤN THANH QUẢN NHÌN TRƯỚC


TRÊN

Sụn sừng

Sụn phễu (mỏm cơ)

Sụn phễu (mỏm thanh âm)

Sụn nhẫn

1.3. Sụn nắp thanh môn:


- Mặt trước: phía đáy lưỡi,cách sau màng giáp móng bởi khối mỡ.
- Mặt sau: lồi và có nhiều lỗ
1.4 Sụn phễu:
- Đỉnh: nối sụn sừng
- Đáy:
+ Góc ngoài: Mỏm cơ
+ Góc trước: Mỏm thanh âm
- Mặt trước ngoài:
- Mặt trong: Liên quan với thanh môn
- Mặt sâu: Cơ phễu ngang và phễu chéo

214
1.5. Sụn sừng: Đáy cố định vào sụn nhẫn.
1.6. Sụn chêm: Nằm trong nếp phễu nắp
1.7. Sụn thóc: Bờ sau ngoài của màng giáp móng
2. CÁC KHỚP, MÀNG VÀ DÂY CHẰNG:
2.1. Khớp gồm 02 loại:
2.1.1.Khớp ngoại:
Khớp giữa sụn thanh quản và các thành phần ngoài thanh quản : X.móng, sụn khí
quản…
2.1.2 Khớp nội:
Nối các sụn thanh quản.
+ Khớp nhẫn giáp:
Thành phần : Sừng dưới sụn giáp – Sụn nhẫn.
Hoạt động : Trượt, lúc lắc quanh trục ngang.

CÁC SỤN THANH QUẢN


NHÌN SAU

Khớp phễu - Sừng

Khớp nhẫn - phễu

Khớp nhẫn giáp

+ Khớp nhẫn phễu:


Thành phần: Mặt khớp phễu (sụn nhẫn) – đáy sụn phễu.
Hoạt động:
Xoay quanh trục thẳng đứng
Trượt ra ngoài xuống dưới hoặc lên trên vào trong
+ Khớp phễu sừng: Là khớp bất động, cố định đáy sụn sừng vào sụn phễu.
2.2. Các màng xơ chun thanh quản:
- Màng tứ giác: Gồm 04 bờ

215
Bờ trên: Nếp phễu nắp
Bờ dưới: Dây chằng tiền đình
Bờ trước: Góc giáp và 02 cạnh sụn nắp.
Bờ sau: Sụn sừng và sụn phễu
- Nón đàn hồi (màng nhẫn thanh âm): căng từ nếp thanh âm (bờ trên sụn nhẫn.
Dây chằng nhẫn giáp: Phần trước
Dây chằng Thanh âm: Bờ tự do
2.3. Các dây chằng:
1. Dây chằng giáp nắp: Cuống sụn nắp → mặt trong sụn giáp
2. Dây chằng giáp móng:Bờ trên sụn giáp→ sừng lớn và bờ trên xương móng.
-Dây chằng giáp móng giữa
-Dây chằng giáp móng (sụn thóc)
3.Dây chằng móng nắp: sừng lớn và bờ trên xương móng (mặt trước sụn nắp)
4.Dây chằng lưỡi nắp: Rễ lưỡi (sụn nắp - nếp lưỡi nắp giữa)
5.Dây chằng nhẫn khí quản: Bờ dưới sụn nhẫn→bờ trên vòng sụn KQ 01
6.Dây chằng sừng hầu: Sụn sừng →phía dưới , giữa
7.Dây chằng nhẫn phễu sau:
Gắn mảnh sụn nhẫn vào mỏm cơ sụn phễu

CÁC DÂY CHẰNG

Dây chằng giáp móng

Dây chằng nhẫn giáp

Dây chằng nhẫn khí


quản

3. Các cơ thanh quản:


3.1 Nhóm cơ ngoại lai:
+ Cơ vai móng
+ Cơ ức móng
+ Cơ ức giáp
+ Cơ giáp móng
+Cơ trên móng: Trâm hầu,khẩu hầu,khít hầu giữa và dưới.
3.2 Nhóm cơ nội tại:

216
- Cơ nhẫn phễu sau:
- Cơ phễu chéo và ngang
- Cơ nhẫn giáp
- Cơ phễu nắp
- Cơ nhẫn phễu bên
- Cơ giáp nắp
- Cơ giáp phễu
- Cơ thanh âm.

CÁC CƠ NỘI TẠI THANH QUẢN

Cơ phễu - Nắp thanh môn

Cơ phễu chéo

Cơ phễu ngang

Cơ nhẫn - phễu sau

Nhìn sau

Cơ phễu chéo và sau

Cơ phễu ngang

Cơ nhẫn giáp

Nhìn bên

217
CÁC CƠ NỘI TẠI THANH QUẢN

Cơ phễu - nắp thanh môn

Cơ giáp - nắp thanh môn

Cơ phễu chéo và ngang

Cơ giáp - phễu

Cơ nhẫn - phễu bên


Cơ nhẫn - phễu sau

Cơ nhẫn – giáp

Phẫu tích mặt bên

Cơ nhẫn - phễu sau

Cơ phễu ngang và chéo

Cơ nhẫn - phễu bên

Cơ nhẫn – giáp

Cơ giáp - phễu

Dây thanh âm

Nhìn trên

Hoạt động của cơ thanh quản:


III. HÌNH THỂ NGOÀI:
1. Mặt trước: Dưới lên gồm
- Cung sụn nhẫn
- Màng và cơ giáp nhẫn

218
- Mặt trước sụn giáp, cơ giáp móng, cơ ức giáp
- Mặt trước sụn nắp
2. Mặt sau: Thành trước của thanh hầu
IV. HÌNH THỂ TRONG:
Nếp tiền đình và nếp thanh âm chia ổ thanh quản làm 3 phần:
1. Tiền đình thanh quản:
Trên nếp tiền đình
Hình phễu, giới hạn:
- Trước: Sụn nắp, sụn giáp, dây chằng giáp nắp
- Hai bên: Màng tứ giác
- Phía sau: Mặt trước cơ phễu ngang (Khe tiền đình).
2. Thanh thất :
Nằm giữa nếp tiền đình và nếp thanh âm.
- Túi thanh quản: có chứa nhiều tuyến nhầy, nằm giữa nếp thanh âm phía trong và cơ
giáp phễu phía ngoài.
- Khe thanh môn:
+ phần gian màng: Giữa các nếp thanh âm
+ Phần gian sụn: nằm giữa các sụn phễu phía sau
3. Ổ dưới thanh môn:
Tạo nên do nón đàn hồi và sụn nhẫn, niêm mạc chứa nhiều tuyến và rất dễ tách (phù
thanh quản. Niêm mạc liên tục với niêm mạc hầu và khí quản.
4. Phương tiên cố định:
-Khí quản
-Hầu
-Cơ và dây chằng
5.Mạch máu và thần kinh:
5.1. Thần kinh:
+ TK Cảm giác:
Tk thanh quản trên: Phần trên nếp thanh âm
Tk thanh quản dưới: Phần dưới nếp thanh âm
+ TK vận động:
TK thanh quản dưới vận động tất cả các cơ nội tại trừ cơ nhẫn giáp (nhánh ngoài TK
thanh quản trên).
5.2 Mạch máu:
- Động mạch:
+ ĐM thanh quản trên qua màng giáp móng
+ ĐM thanh quản dưới qua màng nhẫn giáp
- Tĩnh mạch:Theo ĐM và hồi lưu về TM giáp trên và giáp dưới.
6. Cơ chế phát âm:
6.1. Âm thanh: Không khí từ phổi, khe thanh môn , âm thanh
Âm thanh được cộng hưởng bởi:
- Các xoang: Mũi, miệng, hầu
- Các cơ: Môi, lưỡi và màng hầu

219
6.2. Ho và hắt hơi: Phản xạ hô hấp
- Ho, hắt hơi: Thanh môn mở đột ngột (Không khí bị đẩy ra mạnh).
- Nấc: Do cơ hoành co bất thần trong kỳ hít vào, thanh môn đóng lại một phần hay
hoàn toàn.
- Cười: Do thở ra ngắt đoạn kèm với sự phát âm “ha, ha”.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


THANH QUẢN
1. Chọn câu ĐÚNG
a. Cơ nhẫn phễu bên mở thanh môn và do TK thanh quản dưới chi phối
b. Cơ nhẫn phễu sau mở thanh môn và do TK thanh quản trên chi phối
c. Cơ phễu chéo và cơ phễu ngang khép thanh môn và do TK thanh quản trên chi phối
d. Cơ nhẫn phễu sau mở thanh môn và do TK thanh quản dưới chi phối
e. Tất cả đều sai
Dùng hình vẽ và bảng trả lời dưới đây cho các câu 2,3

HÌNH ẢNH THANH QUẢN QUA GƯƠNG SOI

Bảng trả lời :


a. Nếp tiền đình d. Nếp phễu-nắp
b. Nếp thanh âm e. Nếp giáp-nắp
c. Nếp lưỡi nắp giữa
2. Chi tiết (1) là :
3. Chi tiết (3) là :
4. Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc về màng xơ chun thanh quản
a. Dây chằng tiền đình và dây chằng thanh âm
b. Màng giáp móng
c. Màng tứ giác
d. Nón đàn hồi (màng nhẫn thanh âm)
e. Dây chằng nhẫn giáp
5. Cơ nòa sau đây KHÔNG khép thanh môn
a. Cơ phễu chéo d. Cơ giáp phễu
b. Cơ phễu ngang e. Cơ thanh âm
c. Cơ nhẫn phễu sau
6. Cơ nào sau đây là cơ có nhiệm vụ mở thanh môn
a. Cơ nhẫn phễu sau d. Cơ giáp phễu
b. Cơ phễu chéo và cơ phễu ngang e. Cơ giáp nhẫn
c. Cơ nhẫn phễu bên
7. Câu nào sau đây SAI
a. TK thanh quản dưới chỉ điều khiển các cơ đóng thanh môn
b. TK thanh quản trên chỉ chi phối cơ nhẫn giáp
c. Cơ nhẫn phễu bên khép thanh môn
d. Cơ thanh âm có thể được coi như một phần cơ giáp phễu
e. Cơ phễu nắp có thể được coi như một phần cơ phễu chéo
8. Thần kinh nào là TK chính điều khiển các cơ nội tại thanh quản
a. TK thanh quản trên d. Nhánh TK thanh quản trong

220
b. TK thanh quản dưới e. Tất cả đều sai
c. Nhánh TK thanh quản ngoài
Dùng chung bảng trả lời sau cho câu 9 và 10
a. Sụn giáp d. Sụn nắp thanh môn
b. Sụn phễu e. Sụn khí quản
c. Sụn nhẫn
9. Sụn nào là sụn đôi ?
10. Lồi thanh quản nằm ở sụn nào ?
Dùng hình vẽ thiết đồ đứng ngang thanh quản để trả lời các câu 11 đến14

11. Ngách hình lê nằm ở vị trí


12. Thanh hất nằm ở vị trí
13. Chi tiết (1) là :
a. Dây chằng thanh âm d. Cơ giáp phễu
b. Cơ thanh âm e. Sụn phễu
c. Cơ nhẫn giáp
14. Chi tiết (2) là :
a. Sụn nhẫn d. Cơ phễu ngang
b. Sụn phễu e. Cơ nhẫn giáp
c. Sụn khí quản

221
KHÍ QUẢN- TUYẾN GIÁP -TUYẾN CẬN GIÁP
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT:
1. Xác định vị trí và liên quan của khí quản, tuyến giáp, tuyến cận giáp
2. Mô tả mạch máu và thần kinh chi phối khí quản, tuyến giáp,tuyến cận giáp
3. Vẽ sơ đồ ngang qua C7
MỤC TIÊU THỰC TẬP:
1. Chỉ trên xác và tiêu bản vị trí và liên quan của khí quản, tuyến giáp, tuyến cận giáp.
2. Chỉ trên xác và mô hình các mạch và thần kinh đi vào tuyến giáp.
I. KHÍ QUẢN:
Bao gồm 16 - 20 sụn hình chử C, nối với nhau bởi dây chằng vòng, phía sau đóng kín
bởi cơ trơn.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. KHÍ QUẢN :
Bao gồm 16 - 20 sụn hình chử C, nối với nhau bởi dây chằng vòng, phía sau đóng kín
bởi cơ trơn.
Khí quản và cá phế quản chính

Vòng sụn
Thượng mô
Tuyến
Bao mô liên kết
Các sợi chun
Cơ khí quản
Cơ thực quản
Thiết đồ ngang qua khí quản

Tấm mô liên kết


Các dây chằng vòng
Các sụn khí quản
Niêm mạc khí quản

Các phế quản gốc

Phế quản thuỳ trên

Phế quản thuỳ giữa

Phế quản thuỳ dưới

222
1.Kích th ước:
Người lớn: L = 15cm, khẩu kính =12mm
Trẻ em: khẩu kính = 1- 7mm
2.Vị trí:
Khí quản bắt đầu từ C6 trải dài đến N4/5
3.Cựa khí quản: Góc khí phế quản chính (góc Carina) khoảng 700
4.Tại sao dị vật thường rơi vào phổi phải ?
Có 03 đặc điểm giải thích dị vật phổi thường rơi vào phổi phải:

STT Khí quản chính ph ải Khí quản chính trái

1 Khẩu kính to hơn Nhỏ hơn


2 Ngắn hơn Dài hơn
3 Dốc hơn Ít dốc hơn

1. LIÊN QUAN :

Các động mạch cảnh


ĐM-TM giáp trên
Tĩnh mạch cảnh trong
Sụn giáp Hầu
Tuyến giáp
Tĩnh mạch giáp giữa

Tĩnh mạch giáp dưới

Khí quản Thực quản

Thần kinh quặt ngược thanh quản

1.1. Cổ
- Phía trước:
+ Eo tuyến giáp
+ Cơ và các mạc vùng cổ
- phía dưới:
+Tĩnh mạch giáp dưới (động mạch giáp dưới cùng).
+Tuyến ức
- Phía sau:
Thực quản lệch trái
- Hai bên:

223
+ Mạch máu và thần kinh.
+ Thần kinh quoặt ngược thanh quản: Vách thực quản – khí quản
1.2. Ngực:
Nằm trong trung thất. Cố định vào trung tâm gân cơ hoành bởi các dải xơ
- Phía trước: Từ sau ra trước liên quan với
+ Động mạch cánh tay đầu
+ Động mạch cảnh chung trái
+ Tĩnh mạch cánh tay đầu trái
+ Tuyến ức
- Bên phải:
+ Thần kinh X
+ Tĩnh mạch đơn
+ Tĩnh mạch chủ trên
+ Màng phổi trung thất
- Bên trái:
+ Cung động mạch chủ
+ Động mạch dưới đòn trái
+ Thần kinh quặt ngược thanh quản trái
- Phía sau: Thực quản
- Dưới chổ phân đôi khí quản : Nhóm bạch huyết khí phế quản dưới
2.MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH:
- Động mạch:
+ Động mạch giáp dưới (thân giáp cổ)
+ Động mạch giáp trên
+ Động mạch phế quản
- Tĩnh mạch: Từ 02 bên khí quản đổ về đám rối tĩnh mạch kế cận tĩnh mạch tuyến
giáp
- Thần kinh:
+ Nhánh hạch giao cảm cổ
+ Thần kinh quoặt ngược thanh quản
II. TUYẾN GIÁP:
1. Đại cương:
Là tuyến nội tiết, khối lượng khoảng 40 - 42 g
- Thuỳ bên: Dài x rộng x dày = 5-(8) x 2-(4) x 1-(2,5) cm
- Yếu tố ảnh hưởng khối lượng tuyến giáp: Địa lý, chủng tộc, sinh lý (hành kinh,
mang thai,cho con bú ….)
- Vị trí:
+ Thuỳ bên: Vòng sụn 05 đến mặt bên sụn giáp
+ Eo: Bắt ngang sụn 01- 04
+ Thuỳ tháp: Bờ trên sụn giáp lên trên, nằm lệch trái

224
Tuyến giáp

Sụn giáp

Cơ nhẫn – giáp

Tuyến giáp

Khí quản

2. Liên quan:
- Eo tuyến giáp:
+ Trước: Da, mạc cổ, cơ dưới móng
+ Sau: Sụn khí quản
- Thuỳ tuyến giáp:
+ Phía trong: Sụn giáp, cơ nhẫn giáp, sụn nhẫn, sụn khí quản.
Thực quản (tuyến giáp phì đại gây khó nuốt)
Thần kinh quặt ngược thanh quản, nhánh ngoài TK thanh quản trên.
- Phía trước ngoài:
Cơ ức giáp, cơ vai móng và cơ ức móng.
- Phía trước dưới: Trước trong của cơ ức đòn chũm.
- Phía sau ngoài: Bao cảnh.
3.Phương tiện cố định:
3.1 Bao xơ: Tạo nên do sự cô đặc của các mô liên kết ngoại biên tuyến giáp. Bao xơ
gắn vào mạc tạng bằng 01 lớp lõng lẽo, d ễ bóc tách , có các mạch máu và thần kinh
đi bên trong.
3.2.Dây chằng:
+ Dây chằng giữa: Mặt trước sụn giáp đến mặt sau eo tuyến giáp
+ Dây chằng bên: Mặt trong thuỳ bên đến khí quản và sụn nhẫn
+ Dây chằng thuỳ tháp – sụn giáp (hoặc xương móng).
4. Mạch máu và thần kinh:
4.1. Động mạch: Gồm 02 cặp
- Động mạch giáp trên: Cho 3 nhánh vào mặt trước ngoài, bờ trước, bờ trong
- Động mạch giáp dưới: Cho 02 nhánh
+ Nhánh vào bờ dưới mỗi thuỳ và eo tuyến giáp

225
+ Nhánh vào phần sau trong mỗi thuỳ
- Ngoài ra có thể có động mạch giáp dưới cùng

Nhánh ngoài thần kinh thanh quản trên

Động mạch – tĩnh mạch giáp trên

Tuyến cận giáp

Thần kinh thanh quản quặt ngược

4.2. Tĩnh mạch:


Các tĩnh mạch tuyến giáp tạo nên đám rối ở mặt trước ngoài mỗi thuỳ, từ đó xuất
phát ra
+ Tĩnh m ạch giáp trên và giữa đỗ vào tĩnh mạch cảnh trong
+ Tĩnh m ạch giáp dưới đổ vào tĩnh mạch tay đầu hoặc tĩnh mạch cảnh trong
+ Tĩnh mạch giáp dưới cùng (nếu có) thường đổ vào tĩnh mạch cánh tay đầu trái

Tuyến giáp và hầu ( nhìn sau)


Thần kinh thanh quản trên

Động mạch giáp trên

Tuyến cận giáp

Động mạch giáp dưới

Thần kinh quặt ngược thanh quản

Thần kinh X

226
4.3. Bạch huyết:
Phần lớn bạch huyết tuyến giáp - hạch bạch huyết cổ sâu trên và dưới
4.4. Thần kinh:
Nhận các nhánh từ hạch giao cảm cổ và thần kinh X
III. TUYẾN CẬN GIÁP:
Là 02 cặp tuyến nội tiết nhỏ màu vàng nâu.
1.Vị trí: Nằm mặt sau giữa bao xơ và mạc tạng.
+ Tuyến cận giáp trên: 1/3 giữa- 1/3 trên thuỳ bên
+ Tuyến cận giáp dưới: Cách cực dưới lên trên 1,5cm
2.Mốc tìm tuy ến c ận giáp:
+ Nhánh nối của động mạch giáp trên- dưới
+ Nhánh của động mạch giáp dưới
3.Cấp máu :
+ Động mạch giáp trên
+ Động mạch giáp dưới

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

KHÍ QUẢN, TUYẾN GIÁP, TUYẾN CẬN GIÁP


1. Thùy bên tuyến giáp nằm trải dài từ hai bên sụn giáp đến
a. Sụn khí quản 3 d. Sụn khí quản 6
b. Sụn khí quản 4 e. Sụn khí quản 7
c. Sụn khí quản 5
2. Khí quản chia thành 2 phế quản chính trái và phải ở
a. Đốt sống ngực 2 – ngực 3
b. Đốt sống ngực 4 – ngực 5
c. Đốt sống ngực 6 – ngực 7
d. Đốt sống ngực 8 – ngực 9
e. Tất cả đều sai
3. Eo tuyến giáp nằm trong khoảng
a. Sụn khí quản 1 – 2
b. Sụn khí quản 2 – 5
c. Sụn khí quản 1 – 4
d. Sụn khí quản 5 – 6
e. Sụn khí quản 6 – 7
4. Khí quản KHÔNG được cấp máu bởi
a. Thân ĐM giáp cổ d. ĐM phế quản
b. ĐM giáp dưới e. ĐM phổi
c. ĐM giáp trên
Câu 5,6: Chọn
a. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) có liên quan nhân quả
b. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) không liên quan nhân quả
c. Nếu (A) đúng, (B) sai

227
d. Nếu (A) sai, (B) đúng
e. Nếu (A) sai, (B) sai
5.
(A) Khi mổ cắt bướu tuyến giáp không đúng kỹ thuật, bệnh nhân bị khàn tiếng Vì
(B) Tuyến giáp liên hệ trực tiếp phía sau với các sụn của thanh quản và khí quản
6.
(A) Khi cắt bỏ tuyến giáp có thể có nguy cơ cắt phải tuyến cận giáp Vì
(B) Bốn tuyến cận giáp nằm áp sát mặt sau của tuyến giáp

228
MŨI
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Moâ taû caáu taïo cuûa muõi ngoaøi vaø caùc thaønh cuûa hoác muõi.
2. Moâ taû caùc xoang caïnh muõi, nieâm maïc muõi, maïch thaàn kinh chi phoái
muõi.
3. Neâu caùc caáu taïo cuûa muõi coù lieân quan ñeán chöùc naêng ngửi vaø
thôû.
MỤC TIÊU THỰC TẬP
1. Chỉ được trên mô hình, tranh vẽ, hộp xương sọ, xác ướp các thành của hốc mũi;
2. Chỉ được vị trí các xoang cạnh mũi và liên hệ được một số bệnh lý của mũi.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. MŨI NGOÀI:

1 Mũi ngoài

2 3 4 5 1. Xương trán
2. Xương mũi
3. Mỏm trán xương hàm trên
4. Sụn cánh mũi( Trụ trong)
5. Sụn cánh mũi( Trụ ngoài)
6. Sụn mũi bên
7. Sụn vách mũi
8. Mô xơ mỡ cánh mũi
6
7

1. Vị trí:
Nằm chính giữa mặt, có dạng hình tam giác:
+ 02 lỗ mũi trước: Thông với môi trường ngoài
+ Sống mũi: Nối gốc mũi ở trên và đỉnh mũi ở dưới .
+ Tiền đình mũi: Thuộc hố mũi có niêm mạc liên tục với mũi trong và có nhiều
lông cản dị vật và bụi
2. Cấu tạo:
Được cấu tạo bởi 01 khung xương sụn phủ bên ngoài bởi da và lót bên trong bằng
niêm mạc. Khung mũi được hợp thành bởi
-Khung xương:
+Xương mũi
+Mõm trán của xương hàm trên
+ Phần mũi của xương trán .

229
- Khung sụn:
+ 02 sụn cánh mũi bên
+ 02 sụn cánh mũi lớn
+ Sụn vách mũi
+ Các sụn phụ: sụn cánh mũi nhỏ

Thành ngoài của mũi

Xoăn mũi giữa


Ngách mũi giữa vách mũi

Xoăn mũi dưới

Ngách mũi dưới

Nền ổ mũi

Ổ mũi nhìn qua mỏ vịt Xoang trán

Xương sàng

Xoang bướm

Sụn vách mũi

Xương lá mía

Sụn cánh mũi

Xương khẩu cái

Xương hàm trên

Thành trong của mũi


II. MŨI TRONG (Ổ MŨI):
Mũi trong là khoang được giới hạn bởi các xương sọ não và sọ mặt, được chia làm 02
hố mũi bởi vách ngăn mũi.
1. Cấu tạo:
Hố mũi thông ra ngoài qua tiền đình mũi và lỗ mũi trước .
Được cấu tạo gồm 04 thành :

230
+ Thành trên (trần ổ mũi)
+ Thành dưới (nền ổ mũi)
+ Thành trong(vách mũi)
+ Thành ngoài
Thành ngoài:
Là thành được cấu tao bởi xương hàm trên, mê dạo xương sàng, xoăn mũi dưới, mảnh
đứng xương khẩu cái và mặt trong mãnh chân bướm trong. Thành này treo lơ lửng 03
xương xoăn mũi trên, giữa (thuộc mặt trong mê đạo sàng) và dưới (đôi khi có thêm
xoăn mũi trên cùng), giới hạn thành 03 ngách mũi tương ứng: Trên, giữa , dưới và 01
ngách bướm sàng (nằm trên xoăn mũi trên).
Các lỗ đổ của xoang cạnh mũi:
- Ngách mũi dưới: Lỗ ống lệ mũi (ống lệ - tỵ).
- Ngách mũi giữa: Lỗ đổ của
+ Xoang trán
+ Xoang hàm trên
+ Xoang sàng trước và giữa.
- Ngách mũi trên: Lỗ đổ của xoang sàng sau và xoang bướm
- Trường hợp tồn tại xoăn mũi trên cung thì Lỗ đổ của xoang bướm là ngách bướm
hàm.

Thành ngoài của mũi


Thăm dò ống mũi trán
Thăm dò xoang sàng sau

Xoăn mũi giữa (đã cắt)

Lỗ đổ của xoang trán


Ngách mũi giữa
Lỗ đổ của xoang hàm trên

Lỗ vòi tai (Eustachi)

Xoăn mũi dưới

Ngách mũi dưới


2. Niêm mạc mũi:
Niêm mạc hố mũi liên tục với niêm mạc hầu , gồm 02 phần:
2.1. Niêm mạc khứu:
Là vùng niêm mạc nằm trên xoăn mũi trên, có màu vàng nhạt và có chứa các tế bào
thần kinh khứu giác.
2.2. Niêm mạc hô hấp:
Phần còn lại, có màu hồng, chứa nhiều tuyến nhầy, tuyến thanh dịch và mạch máu
phong phú để sưởi ấm và làm ẩm không khí (giữ bụi và dị vật).

231
III. CÁC XOANG CẠNH MŨI:
Là các hốc rỗng trong xương được lót niêm mạc có tác dụng làm nhẹ khối xương sọ,
cộng hưởng âm thanh …

Các xoang cạnh mũi

Xoang trán

Lỗ đỗ vào ngách mũi giữa

Xoang hàm trên

Phẫu tích mặt ngoài


Xoang trán

Lỗ ống mũi trán

Các xoang sàng

Lỗ xoang bướm

Xoang bướm

Lỗ xoang hàm trên

Lỗ vòi tai (đổ vào tỵ hầu)

- Bao gồm: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xương bướm .
- Lỗ đổ của các xoang cạnh mũi:
+ Nhóm xoang trước (xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước và giữa): Đổ ra ngách
mũi giữa. Xoang hàm và xoang sàng đổ vào phễu sàng. Xoang trán đổ vào lỗ riêng.
+ Nhóm xoang sau (xoang sàng sau và xoang bướm): Đổ vào ngách mũi trên.
- Lớp niêm mạc có lông chuyển lót mặt trong của xoang luôn đẩy chất tiết trong
xoang về phía lỗ xoang nên bình thường xoang thoáng và khô.
IV. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH :
1. Động mạch mũi :

232
1.1. Động mạch mũi ngoài : Các nhánh của động mạch mặt và mắt .
1.2. Đm hố mũi :
- Động mạch hàm cho 02 nhánh là Động mạch bướm khẩu cái và Động mạch khẩu cái
xuống
- Động mạch mặt cho nhánh môi trên
- Động mạch mắt cho các nhánh sàng trước và sau .
Điểm mạch little : Điểm nối của các động mạch (Nhánh môi trên của động mạch
mặt,nhánh sàng trước của động mạch mắt và nhánh động mạch bướm khẩu cái của
động mạch hàm ) nằm ở vách mũi cách cửa mũi trước 15mm và là nguyên nhân của
90% chảy máu mũi ngoại trừ nguyên nhân do chấn thương.

Các động mạch của ổ mũi


Vách mũi lật lên

Nhánh vách trước


Nhánh ngoài trước
Nhánh vách mũi sau của ĐM
bướm khẩu cái

Các nhánh mũi ngoài sau của


ĐM bướm khẩu cái
Động mạch hàm

Động mạch cảnh ngoài

2. Thần kinh:
2.1. Chi phối cho mũi ngoài:
- Thần kinh VII vận động các cơ mũi
- Thần kinh V cảm giác

233
Mũi ngoài
Động mạch và thần kinh trên ổ mắt

Động mạch và thần kinh trên ròng rọc


Động mạch mũi lưng

Thần kinh dưới ròng rọc

Động mạch và thần kinh mũi ngoài

Động mạch và thần kinh dưới ổ mắt

Động mạch mặt

2.2. Chi phối cho mũi trong:


-Thần kinh I là nhiệm vụ ngửi
- Nhánh mũi của thần kinh V, hạch chân bướm khẩu cái chi phối cảm giác, tiết dịch.

Các thần kinh của ổ mũi

Thần kinh mũi khẩu cái

Nhánh mũi trong giữa


Nhánh mũi trong bên

Nhánh mũi ngoài sau trên


Nhánh mũi ngoài sau dưới
Hạch chân bướm khẩu cái

Thần kinh khẩu cái bé

Thần kinh khẩu cái lớn

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


MŨI
1. Thành phần nào KHÔNG góp phần tạo nên vách mũi
a. Mảnh thẳng xương sàng d. Sụn cánh mũi lớn
b. Mảnh thẳng xương khẩu cái e. Xương lá mía

234
c. Sụn vách mũi
2. Thần kinh ở phía sau vách mũi là
a. TK sàng trước d. TK mũi sau dưới ngoài
b. TK mũi khẩu e. c và d đúng
c. TK mũi sau trên
Câu 363. Chọn câu đúng nhất : Cho các xương sau đây :
1. Xương mũi 4. Xương bướm
2. Xương trán 5. Xương lá mía
3. Xương sàng
3. Những xương nòa góp phần tạo nên trần ổ mũi
a. 3 d. 1,2,3,4
b. 2,3 e. Tất cả các xương kể trên
c. 2,3,4
4. Đổ vào ngách mũi trên có các xoang
a. Xoang trán, xoang sàng trước và giữa
b. Xoang trán, xoang bướm
c. Xoang bướm, xoang sàng sau
d. Xoang sàng sau
e. Xoang bướm
5. Răng nòa sau đây tiếp xúc gần nhất với xoang hàm
a. Răng cửa giữa trên d. Răng tiền cối 2 trên
b. Răng cối 1 trên e. Răng cửa bên trên
c. Răng tiền cối 1 trên
6. Ngách mũi giữa ở thành mũi ngoài có lỗ đổ vào của
a. Xoang trán d. Câu b và c đúng
b. Xoang sàng trước e. Câu a,b,c đúng
c. Xoang hàm trên
7. Câu nào sau đây SAI
a. Tiền đình mũi là phần đầu của ổ mũi tương ứng với phần sụn mũi ngoài
b. Vùng khứu giác ở niêm mạc mũi là vùng niêm mạc từ xoăn mũi giữa trở lên
c. Cảm giác ở mũi do các nhánh thần kinh sinh ba chi phối
d. Ống lệ mũi đổ vào ngách mũi dưới
e. a,b và c

235
CƠ QUAN THỊ GIÁC
MỤC TIÊU LÝ THUY ẾT:
1. Mô tả các thành của ổ mắt.
2. Mô tả được hình thể ngoài và hình thể trong của nhãn cầu theo thiết đồ dọc nhãn
cầu. Nêu được chức năng từng phần nhãn cầu.
3.Mô tả các cơ vận nhãn, chức năng và thần kinh chi phối, từ đó suy ra các tư thế
nhãn cầu khi liệt các thần kinh đó.
5. Vẽ, chú thích sơ đồ cấ tạo của mi mắt và bộ lệ, giải thích sự lưu thông nước mắt.

Tuyến lệ (phần Nhú và điểm lệ


ổ mắt)
Tuyến lệ (phần Các tiểu quản lệ
mi mắt)
Túi lệ

Ống lệ mũi

Nhãn cầu

CƠ QUAN THỊ GIÁC


MỤC TIÊU THỰC TẬP:
1. Chỉ trên xương sọ các thành ổ mắt xương và đường dẫn lệ.
2. Chỉ trên tiêu bản và mô hình các thành phần nhãn cầu.
3. Chỉ trên tiêu bản và mô hình các cơ vận động nhãn cầu.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Cơ quan thị giác gồm có mắt và các cơ quan mắt phụ.
- Mắt gồm: Nhãn cầu và thần kinh thị giác, nhãn cầu nằm trong một hốc xương gọi là
ổ mắt.
- Cơ quan mắt phụ gồm: Các cơ vận nhãn, mạc ổ mắt, lông mày, mi mắt, kết mạc và
bộ lệ.
I. Ổ MẮT:
1. Mô tả:
Mỗi ổ mắt là 1 hình tháp có:
- 4 thành: Trên – Trong – Dưới – Ngoài.
- Đỉnh: Ở phía sau.
- Nền quay ra trước

236
Ổ mắt
Lỗ trên ổ mắt
Mảnh ổ mắt của xương trán
Ống thị giác
Mảnh ổ mắt của xương sàng

Khe ổ mắt trên


Mảnh ổ mắt của xương bướm
Xương lệ
Khe ổ mắt dưới
Mảnh ổ mắt của xương hàm trên

Mảnh ổ mắt của xương gò má

Lỗ dưới ổ mắt

2. Các thành của ổ mắt:


2.1.Thành trên : Tạo bởi mảnh ổ mắt xương trán và cánh nhỏ xương bướm.góc trước
ngoài có hố tuyến lệ . Phía trong có rãnh thần kinh trên ổ mắt
2.2.Thành trong : Là thành mỏng nhất, tạo bởi mảnh ổ mắt của xương sàng, xương lá
mía, xương trán và một phần nhỏ thân xương bướm
2.3.Thành dưới: Tạo bởi xương hàm trên, xương gò má và xương khẩu cái, có rãnh
dưới ổ mắt để thần kinh và động mạch cùng tên đi qua.
2.4.Thành ngoài: Tạo bởi xương gò má, cánh lớn xương bướm và xương trán. Có
khe ổ mắt trên thông ổ mắt với hố sọ giữa, khe ổ mắt dưới thông ổ mắt với hố dưới
thái dương và hố chân bướm khẩu cái.
2.5.Các thành phần đi qua các khe – lổ quan trọng:
- Khuyết/lỗ trên, dưới ổ mắt: Mạch máu và thần kinh cùng tên đi qua.
- Khe ổ mắt trên: Các thần kinh III, IV, V1, VI đi qua.
- Khe ổ mắt dưới: Thần kinh V2, mạch máu - thần kinh dưới ổ mắt đi qua
- Lỗ thị: Thần kinh II, động mạch và tĩnh mạch trung tâm võng mạc
II. NHÃN CẦU:
Nhãn cầu chiếm 1/3 trước của ổ mắt và nhô ra khỏi thành ngoài ổ mắt, có hình cầu
trục trước sau lớn hơn trục trên dưới. Cực trước là trung tâm giác mạc và cực sau là
trung tâm của củng mạc. Trục thị giác đi qua điểm vàng. Dây thần kinh thị giác không
đi ngay ở cực sau mà hơi lệch về phía trong dưới.
1. Cấu tạo của nhãn cầu:
Trên thiết đồ đứng dọc, từ ngoài vào trong nhãn cầu được cấu tạo gồm 03 lớp:
- Lớp xơ: Giác mạc, củng mạc.
- Lớp mạch: Mống mắt, thể mi, màng mạch
- Lớp Võng mạc

237
Góc tiền phòng Giác mạc
Xoang TM củng mạc Tiền phòng
Thể mi và cơ thể mi Mống mắt
Các mỏm mi Kết mạc
Dây chằng thấu kính Thấu kính
Võng mạc Gân cơ thẳng trong
Màng mạch
Củng mạc Thể thuỷ tinh
Lõm trung tâm trong
điểm vàng Ống thuỷ tinh

Mảnh sáng của củng mạc


TK thị giác
ĐM-TM trung tâm võng mạc
NHÃN CẦU

1.1. Lớp xơ: Gồm 02 phần


1.1.1. Giác mạc:
- Là phần trong suốt, nằm phía trước và chiếm 1/6 khối cầu.
- Là phần vô mạch được nuôi dưỡng bởi sự thẩm thấu qua chất riêng của giác mạc.
1.1.2. Củng mạc :
- Màu trắng đục (tròng trắng), nằm phía sau và chiếm 5/6 phần còn lại của nhãn cầu.
- Là một lớp xơ dày và chắc có các cơ vận nhãn bám vào, phía trước có kết mạc che
phủ.

Tiền phòng và hậu phòng của mắt

Giác mạc
Tiền phòng
Góc tiền phòng
Nếp mống mắt
Hậu phòng
Mỏm mi
Dây treo thấu kính
Cơ vòng thể mi
Cơ dọc thể mi
Thấu kính

1.2. Lớp mạch:


1.2.1. Mống mắt (lòng đen):

238
Là lớp sắc tố hình vành khăn nằm trước thấu kính.
Có 02 bờ: bờ trung tâm (con ngươi hay đồng tử) và bờ ngoại biên (bờ thể mi).
Mống mắt chia khoảng nằm giữa giác mạc và thấu kính thành 02 phòng: tiền phòng
và hậu phòng.
Mống mắt có hai loại cơ là cơ thắt con ngươi và cơ giãn con ngươi.
1.2.2. Thể mi:
Là phần dày lên của màng mạch, tiếp nối giữa màng mạch và mống mắt.
Thể mi gồm có cơ thể mi (cơ trơn) và mỏm mi (gồm # 70 nếp lồi, giữa các nếp có các
dây chằng treo thể thấu kính).
1.2.3. Màng mạch:
Là một màng mỏng chiếm 2/3 sau nhãn cầu, nằm giữa củng mạc và lớp trong của mắt,
chức năng chính là dinh dưỡng đồng thời có màu đen nên đóng vai trò như một buồng
tối của nhãn cầu.
Cấu tạo gồm 4 lớp: Lá trên màng mạch, lá mạch, lá đệm mao mạch, lá nền.

Mạch máu võng mạc:


Hình soi đáy mắt

Đĩa thị giác

Vết võng mạc và hố trung tâm

1.3. Lớp võng mạc:


Là phần trong cùng của nhãn cầu, được chia làm 03 vùng:
- Võng mạc thị giác: phủ phần sau nhãn cầu, chứa các tế bào thần kinh cảm thụ ánh
sáng(tế bào que cảm thụ ánh sáng yếu, tế bào nón cảm thụ ánh sáng mạnh).
- Võng mạc thể mi: phủ mặt trong thể mi.
- Võng mạc mống mắt: phủ mặt sau mống mắt cho đến bờ con ngươi.
Trên bề mặt võng mạc có hai vùng đặc biệt:
- Vết võng mạc (điểm vàng): trong vết có lỏm trung tâm là một vùng vô mạch được
nuôi dưỡng bởi màng mạch. Lõm là nơi nhìn được các vật chi tiết và rõ nhất. Đường
nối liền vật nhìn và lõm trung tâm gọi là trục thị giác của nhãn cầu.
- Đĩa thần kinh thị (điểm mù) không có cơ quan thụ cảm và cấu tạo bởi các sợi của
dây thần kinh thị giác. Đĩa có một lõm ở giữa gọi là hố đĩa là nơi có mạch trung tâm
võng mạc đi vào.
Mạch máu của võng mạc:

239
- Phần ngoài của lớp thần kinh gồm các tế bào que và tế bào nón được nuôi
dưỡng bởi màng mạch [

- Phần trong được cung cấp bởi động mạch trung tâm võng mạc (nhánh của
động mạch mắt).
Các động mạch và tĩnh mạch
nội tại của mắt
Thủy dịch
Vòng động mạch nhỏ mống mắt
Mạch của thể mi
ĐM-TM mi trước
ĐM-TM cơ
Thấu kính
Động mạch mi sau dài
Tĩnh mạch xoắn
ĐM-TM võng mạc
Động mạch mi sau dài
Các động mạch mi sau ngắn
ĐM-TM trung tâm võng mạc
Thể thủy tinh

2. Các môi trường trong suốt của nhãn cầu:


Từ trước ra sau gồm:
- Thủy dịch
- Thấu kính
- Thể thủy tinh.
2.1. Thủy dịch:
Có thành phần giống với huyết tương nhưng không có protein. Thủy dịch được tiết ra
từ các mỏm mi (hậu phòng, đồng tử, tiền phòng (xoang tĩnh mạch củng mạc), tĩnh
mạch mi.
Khi sự lưu thông thủy dịch bị tắc nghẽn gây tăng nhãn áp (đau đầu, giảm thị lực được
gọi là bệnh thiên đầu thống - glaucome).
2.2.Thấu kính:
Trong suốt, có 02 mặt lồi (mặt sau lồi hơn mặt trước). Thấu kính được cấu tạo bởi:
+ Bao thấu kính là màng đàn hồi trong suốt, bọc bên ngoài thấu kính.
+ Lớp thượng mô thấu kính phủ mặt trước, dưới bao thấu kính.
+ Các sợi thấu kính là đơn vị cấu tạo thấu kính, được sắp xếp thành những lớp
đồng tâm.
+ Chất thấu kính gồm 02 phần là vỏ thấu kính và nhân thấu kính.
Thấu kinh được treo vào thể mi và võng mạc bởi các dây chằng treo thấu kinh gọi là
đai mi.

240
2.3. Thể thủy tinh:
Là một khối chất keo trong suốt như lòng trắng trứng, chứa trong phòng thủy tinh sau
thấu kính, chiếm 4/5 sau của nhãn cầu.
Trục của thể thuỷ tinh có một ống gọi là ống thuỷ tinh (Cloquet) đi từ đĩa thần kinh
đến thấu kính.
III. CÁC CƠ QUAN MẮT PHỤ
Gồm có: Mạc ổ mắt, cơ vận nhãn, thần kinh, lông mày, mi mắt, kết mạc, bộ lệ.
1. Mạc ổ mắt:
Là những mô xơ nâng đỡ và che chở các thành phần trong ổ mắt, gồm có bốn phần:
- Ngoại cốt ổ mắt: lót các thành ổ mắt
- Vách ổ mắt: Là một mảnh sợi căng ngang qua ổ mắt liên quan phía trước với
cơ vòng mi.
- Bao nhãn cầu: Là một lớp xơ mỏng bao tất cả vùng củng mạc của nhãn cầu,
ngăn cách nhãn cầu với khối mỡ xung quanh.
- Mạc cơ: bao các cơ nhãn cầu.

Mạc ổ mắt và nhãn cầu

Sụn thể mi
Kết mạc thể mi
Kết mạc nhãn cầu
Dây chằng mi mắt
Dây chằng hãm trong
Ngoại cốt mạc ổ mắt
Bao nhãn cầu (bao Tenon)
Mỡ ổ mắt

2. Các cơ nhãn cầu:


Gồm có 06 cơ vận nhãn:
- 04 cơ thẳng: Thẳng trên, thẳng dưới, thẳng trong, thẳng ngoài.
- 02 cơ chéo: Chéo trên, chéo dưới
- 01 cơ nâng mi trên.
2.1. Các cơ thẳng:
- Nguyên uỷ: Vòng gân chung nằm xung quanh lỗ thị và một phần khe ổ mắt.
- Bám tận: Các cơ thẳng đi từ sau ra trước và bám vào củng mạc theo một đường
tròn trôn ốc cách bờ giác mạc khoảng 7-9 mm
2.2. Các cơ chéo:
2.2.1. Cơ chéo trên:

241
Nguyên uỷ từ xương bướm, phía trên và phía trong ống thị, gân cơ đi ra trước
qua một vòng sụn gọi là ròng rọc ở gần phía trên trong nền ổ mắt sau đó đi theo
hướng ra ngoài, ra sau, và xuống dưới để bám vào phần sau ngoài củng mạc.
2.2.2. Cơ chéo dưới:
Có nguyên uỷ từ một hố ở mặt trên xương hàm trên, phía ngoài ống lệ mũi. Cơ đi
ra ngoài, về phía sau và nằm phía dưới cơ thẳng dưới, uốn cong lên trên và bám vào
phần sau ngoài củng mạc.
Chức năng các cơ vận nhãn
- Cơ thẳng dưới và cơ chéo dưới giúp nhãn cầu xoay ra ngoài.
- Cơ thẳng trên và cơ chéo trên giúp nhãn cầu xoay vào trong.
- Cơ thẳng ngoài và thẳng trong giúp nhãn cầu liếc ngoài và liếc trong.
2.3. Cơ nâng mi trên:
Bám vào đỉnh ổ mắt phía trên lỗ thị giác đi ra trước toả ra ở trong sụn mi và da mi
mắt trên, do đó cơ chỉ có tác dụng nâng mi mắt trên mà không tham gia vận động
nhãn cầu.
1
2
3
4

5
6

Các cơ ngoại lai của mắt


1. Cơ nâng mi trên; 2. Cơ chéo trên; 3. Cơ thẳng trên; 4. Cơ thẳng trong; 5. Cơ
thẳng ngoài; 6. Cơ thẳng dưới; 7. Cơ chéo dưới

3. Thần kinh điều khiển các cơ vận nhãn:


- Thần kinh ròng rọc (dây IV) điều khiển cơ chéo trên.
- Thần kinh vận nhãn ngoài (dây VI) điều khiển cơ thẳng ngoài, nếu liệt gây lác trong.
- Thần kinh vận nhãn (dây III) điều khiển các cơ còn lại, nếu liệt gây nên lác trong và
sụp mi.
Cả ba dây thần kinh này vào ổ mắt qua khe ổ mắt trên.
4. Lông mày:
Là một lồi da hình cung có lông ngắn, nằm ngang phía trên nền ổ mắt
5. Mi mắt:
Là hai lớp da cơ màng di động, nằm phía trước mỗi ổ mắt, bảo vệ nhãn cầu,
gồm mí trên và mí dưới, ở mép có lông mi.
Ở gần mép trong, hai mi giới hạn một khoảng tam giác gọi là hố lệ, trong đó có cục
nhỏ màu hồng gọi là cục lệ. Đáy của tam giác, trên mỗi mi mắt có nhú lệ, đỉnh nhú lệ
có một lỗ nhỏ gọi là điểm lệ là lỗ vào tiểu quản lệ.

242
Các thần kinh của ổ mắt
Thần kinh trên ròng rọc
Thần kinh trên ổ mắt
Thần kinh trán
Thần kinh lệ
Thần kinh ròng rọc(IV)
Thần kinh thị giác
Thần kinh mắt V1
Thần kinh hàm trên V2
Thần kinh hàm dưới V3
Nhánh lều
Thần kinh vận nhãn
Thần kinh ròng rọc
Thần kinh vận nhãn ngoài

Cấu tạo của mi mắt:


Mi mắt có cấu tạo từ ngoài vào trong gồm:
- Da: mỏng, nhiều tuyến mồ hôi, có lông mịn và tuyến ba. Mi có lông mi và tuyến mồ
hôi lớn gọi là tuyến mi.
- Mô dưới da: Không chứa mô mỡ
- Lớp cơ: Gồm có phần mi cơ vòng mắt, cơ nâng mi trên.
- Lớp xơ: Nằm giữa cơ vòng mắt và kết mạc, gồm có mô liên kết, vách ổ mắt, sụn mí
trên và dưới.
- Lớp kết mạc là phần mi của lớp kết mạc mắt.
6. Lớp kết mạc:
Là một màng niêm mạc mỏng lót mặt trong của hai mi mắt và mặt trước nhãn cầu,
vùng kết mạc liên tiếp giữa mi mắt và nhãn cầu gọi là vòm kết mạc. Kết mạc được
chia làm hai phần:
- Kết mạc mi: Lót mặt trong mi, phần kết mạc mi bẻ gập lại để lót sang mặt trước
nhãn cầu, tạo thành vòm kết mạc trên có lỗ của các ống tuyến lệ, và vòm kết mạc
dưới.
- Kết mạc nhãn cầu: Phủ phía trước nhãn cầu.
7. Bộ lệ: Gồm có:
7.1. Tuyến lệ:
Nằm trong một hố ở góc trước ngoài của thành trên ổ mắt. Có hai phần là phần ổ mắt
và phần mi. tuyến lệ có 10-12 ống ngoại tiết mở vào vòm kết mạc trên.
7.2. Tiểu quản lệ:
Gồm ống trên và ống dưới bắt đầu từ điểm lệ. Mỗi tiểu quản lệ phình ra tạo thành
bóng tiểu quản lệ đổ vào túi lệ.
7.3. Túi lệ: Dài khoảng 1-1,5 cm liên tục với ống lệ mũi.
7.4. Ống lệ mũi: dài 2 cm đi từ đầu dưới túi lệ và đổ vào ngách mui dưới bởi một lỗ ở
ngách này.

243
Sự lưu thông nước mắt
Tuyến lệ → vòm kết trên để xuống mắt → điểm lệ → tiểu quản lệ → túi lệ  ống lệ
mũi → ngách mũi dưới.
Khi bị tắc nghẽn thì nước mắt sẽ bị tràn ra ngoài.

BỘ LỆ

Tuyến lệ

Nhú và điểm lệ
Tiểu quản lệ
Túi lệ
Ống lệ mũi
Lỗ đổ của ống lệ mũi

Cục lệ

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


MẮT
1. Võng mạc mỏng nhất ở
a. Vết võng mạc (điểm vàng) d. Hố đĩa
b. Lõm trung tâm e. Võng mạc mỏng mí
c. Đĩa thần kinh thị
2. Chọn câu SAI
a. Vết võng mạc hay điểm vàng là một vùng sắc tố của lớp mạch
b. Trong vết võng mạc có lõm trung tâm
c. Lõm trung tâm của vết võng mạc là nơi nhìn rõ nhất
d. Điểm vàng nằm ngay cạnh cực sau của nhãn cầu
e. Đường nối vật nhìn và lõm trung tâm gọi là trục thị giác
3. Khi mắt ở vị trí nhìn thẳng ra trước, cơ thẳng trên co gây động tác
a. Liếc lên và liếc ngoài
b. Liếc lên và liếc trong
c. Liếc lên và xoay nhãn cầu vào trong
d. Câu a và c đúng
e. Câu b và c đúng
4. Khi mắt đã ở vị trí liếc trong, cơ chéo dưới co sẽ gây động tác
a. Liếc lên
b. Liếc lên và xoay nhãn cầu ra ngoài
c. Liếc xuống
d. Liếc xuống và xoay nhãn cầu vào trong

244
e. Tất cả đều sai
5. Câu nào sau đây ĐÚNG
a. Rãnh củng mạc là nơi giác mạc tiếp nối với củng mạc
b.Võng mạc là lớp trong cùng của nhãn cầu phủ từ đĩ thị đến miệng thắt
c. Đĩa TK thị giác được tạo bởi các sợi thần kinh thị giác và là nơi tiếp nhận ánh sáng
d. Câu a và b đúng
e. Câu a,b,c sai
6. Chọn câu ĐÚNG
a. Tuyến lệ nằm ở phía trong nhãn cầu và đổ nước mắt ra ngoài qua 2 tiểu quản lệ
b. Bộ lệ gồm có : tuyến lệ, hồ lệ, túi lệ, tiểu quản lệ, ống lệ mũi
c. Ống lệ mũi đổ nước mắt vào ổ mũi qua lỗ đổ ở ngách mũi giữa
d. a,b,c đều sai
e. a,b,c đều đúng
7. Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc lớp mạch của nhãn cầu
a. Khoảng quanh màng mạch d. Thể mí
b. Màng mạch e. Mỏm mí
c. Mống mắt
8. Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc lớp mạch nhãn cầu
a. Màng mạch d. Thể mí
b. Mống mắt e. Tất cả các thành phần trên đều
thuộc c. Lõm trung tâm lớp mạch
9. Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc mạc ổ mắt
a. Ngoại cốt ổ mắt d. Vách ổ mắt
b. Mạc cơ nhãn cầu e. Các thành phần trên đều thuộc
mạc ổ c. Bao nhãn cầu mắt
10. Thần kinh nào sau đây KHÔNG là nhánh của TK mắt
a. TK lệ d. TK mũi mi
b. TK trán e. Nhánh lều tiểu não
c. TK dưới ổ mắt
11. Động tác co thắt đồng tử là do
a. TK vận nhãn ngoài d. TK phó giao cảm của TK vận
nhãn
b. TK ròng rọc e. TK giao cảm
c. TK mắt (thuộc TK sinh ba)
12. Thành phần nào sau đây được xem là thành phần trong suốt của nhãn cầu
a. Kết mạc nhãn cầu d. Câu a và b đúng
b. Giác mạc e. Cả a,b,c đều đúng
c. Thấu kính
Dùng hình vẽ sau để trả lời các câu 13 và 14
13. Vẽ thêm vào hình vẽ hai lớp màng mạch và võng mạc
14. Số (1) trên hình vẽ là :
a. Thể thủy tinh d. Thấu kính
b. Ống thủy tinh e. Tất cả sai
c. Thủy dịch
15. Chọn chi tiết thích hợp để điền vào chỗ trống đoạn văn sau : Thủy dịch tiết ra từ ..... vào hậu
phòng và chui qua ..... đến tiền phòng, sau đso đổ vào xoang tĩnh mạch củng mạc tại ....

245
CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH- ỐC TAI
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả được hình thể ngoài của tai ngoài, tai giữa và tai trong;
2. Mô tả được cấu tạo tai ngoài, tai giữa và tai trong;
3. Nêu được mạch máu và thần kinh chi phối cơ quan tiền đình - ốc tai
4. Giải thích được cơ chế nghe và cơ chế thăng bằng
5. ứng dụng lâm sàng.
MỤC TIÊU THỰC TẬP
1. Chỉ được thành phần cấu tạo nên cơ quan tiền đình-ốc tai trên xác, mô hình, tranh vẽ
2. Chỉ được những liên quan của từng phần của co quan tiền đình-ốc tai trên các phương
tiện thực tập.
3. Chỉ được mạch máu và thần kinh chi phối cơ quan tiền đình-ốc tai.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I) TAI NGOÀI
1. Loa tai:
Nhĩ luân Hố tam giác

Hố thuyền Trụ nhĩ luân

Đối nhĩ luân Bình nhĩ

Đối bình

Khuyết gian bình

Dái tai

Loa tai
- Hình thể ngoài: Lồi lõm gồm hai mặt ngoài và trong.
+ Mặt ngoài: Ở giữa có chỗ lõm là xoắn tai được bọc bởi 4 gờ là gờ luân, gờ đối
luân, bình tai, gờ đối bình tai.
. Gờ luân: Đi theo chu vi loa tai, từ xoắn tai đến dái tai. Có củ loa tai di tích của
đỉnh loa tai ở động vật.
. Gờ đối luân: Đầu trên của gờ này chia 2 trụ đối luân ôm lấy hố tam giác.
. Bình tai: Ở trước xoắn tai.
. Gờ đối bình tai: Đối diện với bình tai, cách bình tai bởi khuyết gian bình tai.
Giữa gờ luân và gờ đối luân là lõm thuyền.
+ Mặt trong: áp vào da đầu, lồi lõm ngược với mặt ngoài.
- Cấu tạo: Bởi da, sụn, dây chằng và cơ.
+ Da: Dính chặt vào mặt ngòai của sụn hơn là mặt trong.

246
+ Sụn: Tạo dạng lồi, lõm của vành tai. Dái tai không có sụn, mà chỉ có mô sợi,
mô mỡ. Sụn ở gờ bình tai liên tiếp với sụn ống tai ngòai. Sụn giúp loa tai giữ
nguyên hình dạng, khi bị tổn thương hay hủy họai sẽ làm biến dạng loa tai và khi
bị mất thì sụn không có khả năng tái tạo lại.
+ Dây chằng và cơ:
. Gồm các dây chằng ngoại lai tai trước, sau, trên.
. Cơ ngoại lai: Là cơ bám da tai trước, sau, trên.
. Cơ nội tại: Gồm có 8 cơ nhỏ là nhĩ luân lớn, nhĩ luân bé, bình tai, đối bình,
ngang tai, chéo tai, tháp tai và cơ khuyết nhĩ luân. Tất cả các dây chằng và cơ
tai đều kém phát triển, không giúp loa tai cử động được.
2- Ống tai ngoài:
- Hình thể: đi từ xoắn tai đến màng nhĩ dài 25mm ở trên và 31mm ở dưới. Cong
hình chữ S từ ngoài vào trong, từ trước xuống dưới. Ở gần loa tai cong lồi ra
trước, ở gần màng nhĩ cong lõm ra trước. Khi khám màng nhĩ ta phải kéo loa tai
lên trên và ra sau.
- Liên quan:
+ Thành trước với hố hàm và một phần tuyến mang tai.
+ Thành dưới với tuyến mang tai.
+ Thành trên cách ngách thượng nhĩ và tầng sọ giữa một mảnh xương thái dương.
+ Thành sau: cách xoang chũm bởi một lớp xương mỏng.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19

Đường nhận cảm âm thanh

1. Loa tai, 2. Ống tai ngoài; 3. Ngách thượng nhĩ; 4. Xương búa; 5; Trần hòm nhĩ; 6.
Xương đe; 7. Xương bàn đạp; 8.Tiền đình; 9. Thần kinh mặt; 10. Thần kinh tiền
đình; 11. Thần kinh tiền đình ốc tai; 12. Màng nhĩ; 13. Hòm nhĩ; 14. Ụ nhô;
15. Thang nhĩ; 16. Ống ốc tai; 17. Vòi Eustachi; 18. Khe xoắn ốc; 19. Hầu mũi
- Cấu tạo:

247
+ 1/3 ngoài cấu tạo bằng sụn ống tai, liên tiếp với sụn loa tai.
+ 2/3 trong là thành phần của xương thái dương .
+ Da ống tai ngòai liên tục với da loa tai và phủ cả mặt ngoài màng nhĩ .
- Mạch và thần kinh:
+ Động mạch: Do động mạch tai sau, thái dương nông, động mạch tai sâu của
động mạch hàm nuôi dưỡng.
+Thần kinh: Cảm giác ống tai ngoài do thần kinh ống tai thuộc thần kinh hàm
dưới và nhánh tai thuộc thần kinh X (lang thang).
II) TAI GIỮA
1) Hòm nhĩ:
Là khoảng trống chứa không khí nằm trong xương thái dương. Đường kính thẳng
đứng và trước sau khoảng 15mm, đường kính ngang khoảng 6 mm ở trên, 4 mm ở
dưới, nơi đối diện với màng nhĩ là 2mm. Gồm các thành như sau:
- Thành trần: Là mảnh xương mỏng nằm giữa hòm nhĩ và hố sọ giữa.
- Thành tĩnh mạch cảnh (thành dưới) hẹp, liên quan với tĩnh mạch cảnh trong.
- Thành mê đạo: Liên quan với hệ thống mê đạo của tai trong.
. Ụ nhô: Do phần nền của ốc tai tạo thành. Trên ụ nhô có đám rối nhĩ thuộc thần
kinh thiệt hầu.
. Cửa sổ ốc tai: Hình tròn, nằm dưới và sau ụ nhô, được đậy bởi màng nhĩ phụ.
. Cửa sổ tiền đình: Hình bầu dục , nằm sau- trên ụ nhô, nền xương bàn đạp lắp vào.
. Lồi ống thần kinh mặt: Chứa dây thần kinh mặt, nằm trên cửa sổ tiền đình
. Lồi ống bán khuyên ngoài: Nằm trên lồi ống thần kinh mặt.
. Mỏm hình ốc: Nằm trước ụ nhô, chứa cơ căng mành nhĩ.
- Thành chũm (thành sau) rộng trên hẹp dưới có:
+ Ống thông hang: Thông từ hòm nhĩ đến hang chũm.
+ Hang chũm: Là phòng lớn nằm trong mỏm chũm xương thái dương. Hang chũm
thông ở sau và dưới với vô số các xoang chũm.
+ Lồi ống thần kinh mặt: Đã tả ở thành mê đạo.
+ Gò tháp: Nằm dưới ống thông hang, chứa gân cơ bàn đạp.
+ Lỗ nhĩ ống thừng nhĩ: Nằm ngòai gò tháp, có thừng nhĩ chạy qua vào hòm nhĩ.
Nếp búa sau
Phần chùng
Nếp búa trước
Trụ dài xương đe
Cán xương búa
Phần căng
Hố cửa sổ tròn
Nón sáng

Màng nhĩ phải Hòm nhĩ( Đã lấy màng nhĩ)


- Thành động mạch cảnh (thành trước): Rộng trên, hẹp dưới có ống chứa cơ căng

248
màng nhĩ ở trên và lỗ nhĩ vòi tai ở dưới, dưới lỗ là một vách xương mỏng ngăn
cách hòm nhĩ và động mạch cảnh
- Thành màng (ngoài): Tạo chủ yếu là màng nhĩ gắn vào vòng nhĩ của xương nhĩ tại
rãnh nhĩ.

2) Màng nhĩ: Nằm giữa ống tai ngòai và hòm nhĩ.


Mỏng, màu xám, hơi trong suốt, hình bầu dục, đường kính thẳng đứng khoảng 9-
10 mm. Ngang 8- 9 mm. Ở người trưởng thành nằm nghiêng và hợp với thành trên
ống tai ngòai một góc 140 độ. Gồm 2 phần trên nhỏ mỏng, mềm dính trực tiếp vào
xương đá gọi là phần chùng. Phần dưới lớn và dày chắc hơn bám vào rãnh nhĩ bởi
vòng sụn sợi đượcc gọi là phần căng.
. Cấu tạo:
Màng nhĩ dăy 0,1 mm, gồm 4 lớp:
+ Da : Liên tiếp với da ống tai ngòai
+ Lớp sợi: có lớp tia và lớp vòng, không có ở phần chùng.
+ Lớp niêm mạc: Liên tiếp với niêm mạc hòm nhĩ.
Vạch hai đường, một theo cán búa, một thẳng góc với đường trên qua rốn màng
nhĩ ta chia màng nhĩ thành 4 khu.
Hai khu trên, nhất là khu trên sau, liên quan rất chặt với các xương con và dây
thừng nhĩ. Hai khu dưới, đặc biệt là khu dưới sau không liên quan với cơ quan quan
trọng nào nên thường là nơi rạch tháo mủ khi tai giữa bị viêm ứ mủ.

3) Mạch máu và thần kinh:


- Động mạch màng nhĩ là động mạch tai sau và nhĩ trước, nhánh của động mạch
hàm.
- Thần kinh ở mặt ngoài là nhánh tai thái dương của thần kinh hàm dưới và nhánh
tai của thần kinh 10 (lang thang).
. Mặt trong có nhánh thần kinh nhĩ của thần kinh thiệt.

4) Các xương con của tai:


- Xương búa gồm chỏm búa, cán búa, mỏm trước, mỏm ngoài.
- Xương đe gồm thân đe, trụ ngắn, trụ dài khớp với chỏm xương búa ở thân đe và
khớp với xương bàn đạp ở mỏm đầu của trụ dài.
- Xương bàn đạp gồm chỏm bàn đạp, trụ trước, nền bàn đạp đậy cổ sửa tiền đình
- Các khớp và dây chằng của xương nhĩ: Các xương khớp với nhau bởi khớp đe búa,
khớp đe bàn đạp, khớp nhĩ bàn đạp. Các xương được cố định vào hòm nhĩ bới các
dây chằng búa trên, trước, ngoài, dây chằng đe trên, đe sau, dây chằng võng bàn
đạp.
- Các cơ xương tai:
+ Cơ căng màng nhĩ: đi từ sụn vòi tai trong nữa ống cơ căng màng nhĩ đến bám vào
cán xương búa, là cơ của tiếng nhỏ và trầm, do thần kinh hàm dưới chi phối.

249
- Cơ bàn đạp: Nằm trong gò tháp ở thành sau hòm nhĩ đến bám vào cổ xương bàn
đạp, là cơ của tiếng bỏng, góp phần bảo vệ thần kinh tiền đình ốc tai do thần kinh
mặt chi phối.

5) Mạch máu và thần kinh:


- Các động mạch chi phối là :
+ Động mạch nhĩ trước và trên của động mạch hàm.
+ Động mạch nhĩ sau của động mạch tai sau.
+ Nhánh đá của động mạch màng não giữa .
+ Động mạch nhĩ dưới của động mạch hầu lên.
- Tĩnh mạch: Là xoang đá trên và đám rối thân bướm.
- Thần kinh: Là đám rối nhĩ của thần kinh thiệt hầu và đám rối động mạch cảnh
của hệ thần kinh giao cảm .
7
1
8
2 9
10
3
11
4 12
13
5
14
6

Mê đạo màng (nhìn sau trong)


1. Ống ốc tai; 2. Thần kinh ốc tai; 3. Nhánh trên của TK tiền đình ốc tai; 4. Hạch
tiền đình; 5. Nhánh dưới của TK tiền đình ốc tai; 6. Cầu nang; 7. Ống bán khuyên
trước; 8. Bóng màng trước; 9. Bóng màng ngoài; 10. Xoan nang; 11. Ống màng
chung; 12. Ống bán khuyên ngoài; 13. Ống bán khuyên sau; 14. Bóng màng sau
6) Vòi tai:
Hay vòi nhĩ đi từ lổ nhĩ thành trước đến lổ hầu vòi tai, dài khoảng 37mm:
+ Cấu tạo:
+ Phần xương vòi tai ở 1/3 ngoài liên quan với động mạch cảnh ở phía trong.
+ Phần sụn vòi tai ở 2/3 trong nằm trong rãnh, vòi tai, tận cùng ở lổ hầu và tai.
- Hoạt động: Chỉ mở khi ta nuốt hoặc ngáp dưới tác động của cơ căng màng khẩu
cái và cơ vòi hầu để cân bằng áp lực khí trời và hàm nhĩ.
- Mạch và thần kinh:
+ Động mạch : Là động mạch hầu lên, động mạch màng não giữa của động mạch
cảnh ngoài.
+ Tĩnh mạch: Đám rối chân bướm của tĩnh mạch cảnh trong .

250
+ Thần kinh: Đám rối nhĩ của thần kinh thiệt hầu và các thần kinh chân bướm của
thần kinh hàm dưới.

III) TAI TRONG


Nằm trong phần đá xương thái dương gồm mê đạo xương và mê đạo màng.
1) Mê dạo màng:
Gồm ống ốc tai, soan nang, cầu nang, các ống bán khuyên, ống nội dịch, ống bán
cầu, ống nối và khoang ngoại dịch.
+ Các ống bán khuyên:
. Trước: Nằm trên mặt phẳng thẳng đứng và thẳng góc với trục của xương đá.
. Sau: Nằn thẳng đứng và song song với trục của xương đá.
. Ngoài: Nằm trên mặt phẳng ngang.
Mỗi ống bán khuyên có hai trụ màng bóng và màng đơn.
. Trụ màng bóng: Tận cùng bằng bóng màng rồi đổ vào soan nang. Trong bóng
màng có mào bóng, là nơi tận cùng của các dây thần kinh tiền đình.
. Trụ màng đơn: Đổ vào soan nang. Trụ màng đơn của bán khuyên trước và sau hợp
lại thành trụ màng chung trước khi đổ vào soan nang.
+ Soan nang: Nhận 5 lỗ của 3 ống bán khuyên và nối với cầu nang bởi ống soan cầu.
+ Cầu nang: Nối với ống ốc tai bởi ống nối.
Trong soan nang và cầu nang có vết soan nang và vết cầu nang là nơi tận cùng của
các nhánh thần kinh tiền đình. Từ soan nang có ống nội dịch đi trong cống tiền đình.
Ống nội dịch tận cùng bằng túi nội dịch, nằm dưới màng cứng ở mặt sau phần đá
xương thái dương.
+ Ống ốc tai :
Dài 32mm, xoắn 2 vòng rưỡi, nằm trong ốc tai của mê đạo xương, gồm 3 thành:
. Thành trên: Đi từ bờ tự do của màng xoắn đến dây chằng xoắn ốc tai, còn được gọi
là thành tiền đình ốc tai hay màng tiền đình.
. Thành ngoài: Nằm sát thành ngòai ốc tai. Tại đây thượng bì dầy lên thành dây
chằng xoắn ốc tai.
. Thành dưới: Là mảnh nền, đi từ bờ tự do của thành nhĩ ống ốc tai hay màng xoắn
đến thành ngòai ốc tai. Thượng bì của mảnh nền đầy lên thành cơ quan xoắn ốc. Là
nơi tận cùng của dây thần kinh ốc tai.
+ Nội dịch;
+ Ngoại dịch: Nằm trong khoang ngoại dịch, bao quanh mê đạo màng, giống như
dịch não tủy, nhiều Na tri, nhiều prôtêin hơn dịch não tủy. Có tác giả cho rằng chính
sự khác nhau về thành phần nội và ngọai dịch đã tạo nên sự chênh lệch điện thế cho
xung động thần kinh họat động.
Ở ốc tai, khoang ngọai dịch được ống ốc tai ngăn cách thành 2 phần: Trên màng
tiền đình là thang tiền đình và dưới mảnh nền là thang nhĩ.
Hai thang này thông với nhau ở khe xoắn ốc. Từ thang nhĩ, khoang ngọai dịch có
cống ốc tai hay ống ngọai dịch thông ngọai dịch với mặt dưới xương thái dương.

251
2) Mê đạo xương: Là 1 lớp xương trong phần xương đá của xương thái dương. Mê
đạo xương bọc lấy khoang ngoại dịch và mê đạo màng ngoài gồm hai phần tiền đình
ốc tai.
- Tiền đình gồm:
+ Các ống bán khuyên xương chứa các ống bán khuyên màng. Cũng có các thành

1 2 3 4 5 6 7

8 9 10 11

Mê đạo xương bên phải đã phẫu tích


1-2-3. Các ống bán khuyên sau-ngoài-trước; 4. Ngách xoan; 5. Ngách ốc tai;
6. Ngách cầu; 7. Khe xoắn ốc; 8. Cửa sổ tròn; 9. Thang nhĩ; 10. Mảnh xoăn ốc
xương; 11. Thang tiền đình.

phần như trụ đơn xương, trụ xương chung, trụ xương bóng, bóng xương, các ống
bán khuyên xương sau đó đổ vào tiền đình.
+ Tiền đình thật sự chứa soan nang, cầu nang. Thành ngòai của tiền đình là thành
tiền đình của hòm nhĩ, có cửa sổ tiền đình được đậy lại bởi xương bàn đạp. Thành
trong của tiền đình có ngách bầu dục do soan nang tựa vào và ngách cầu do cầu
nang tựa vào. Thành này cũng có lỗ thông với cống tiền đình.
- Ống ốc tai xương chứa ống ốc tai màng. Cũng có hình như con ốc xoắn 2 vòng
rưỡi, một phần đáy ốc tạo thành ụ nhô ở tai giữa, còn đỉnh ốc hướng về phía trước
ngòai.
+ Cấu tạo: Có một trụ . Từ trụ này có mảnh xoắn xương nhô ra. Các thần kinh ống
tai từ trong mảnh xoắn đổ đến cơ quan xoắn. Mảnh xoắn ốc và ống ốc tai chia
khoang ngoại dịch của ốc tai thành hai phần là thang tiền đình và thang nhĩ. Thang
nhĩ được màng nhĩ phụ đậy lại.
3) Cơ chế nghe:
Âm thanh được vành tai đón nhận theo ống tai ngoài đập vào màng nhĩ. Truyền qua
chuỗi xương con đến cửa sổ tiền đình làm rung ngoại dịch từ thang tiền đình đến
thang nhĩ, làm phình màng nhĩ phụ. Ngoại dịch rung làm nội dịch rung vào cơ quan

252
xoắn từ đó, rung động âm thanh chuyển thành xung động thần kinh qua thần kinh ốc
tai.
4) Mạch máu và thần kinh:
- Mạch máu:
+ Động mạch mê đạo là nhánh của động mạch nền.
+ Tĩnh mạch: Các tĩnh mạch mê đạo đổ vào xoang nhĩ đá dưới.
- Thần kinh: Là dây tiền đình ốc tai đi vào ống tai trong, sau đó phần ốc tai đến cơ
quan xoắn đảm nhận chức năng nghe, phần tiền đình vào ống bán khuyên màng,
soan nang, cầu nang đảm nhận chức năng thăng bằng.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH ỐC TAI

1. Chi tiết giải phẫu nào nằm trên thành động mạch cảnh của hòm nhĩ
a. Lỗ ống thông hang d. Cửa sổ ốc tai
b. Lỗ ống tai trong e. Lỗ nhĩ vòi tai
c. Cửa sổ tiền đình
2. Vùng nào của màng nhĩ có liên quan với các cơ quan quan trọng trong tai giữa
a. Vùng nón sáng d. Khu ¼ dưới – trước
b. Khu ¼ trên – trước e. b. Khu ¼ dưới – sau
c. Khu ¼ trên – sau
3. Khi soi màng nhĩ, phải kéo loa tai lên trên và ra sau vì
a. Đầu ngoài ống tai ngoài cong lõm xuống dưới
b. Đầu ngoài ống tai ngoài cong lõm ra sau
c. Ống tai ngoài chạy chếch ra trước
d. a,b,c đều đúng
e. Chỉ có a và b đúng
4. Chọn câu ĐÚNG
a. Gò tháp nằm ở thành chũm của hòm nhĩ
b. Cửa sổ tiền đình có màng nhĩ phụ đậy
c. Thành trước hòm nhĩ liên quan với tĩnh mạch
d. TK nhĩ là nhánh của TK mặt
e. Tất cả đều sai
5. Màng tiền đình
a. Đi từ mảnh xoắn sương đến dây chằng xoắn ốc tai
b. Ngăn cách tầng tiền đình và tầng nhĩ
c. Ngăn cách ngoại dịch và nội dịch
d. a và c đúng
e. a,b,c đều đúng
6. Thành phần nào sau đây của cơ quan tiền đình ốc tai KHÔNG tham gia vào chức năng nghe
a. Soan mang và cầu nang d. Câu a và b đúng
b. Các ống bán khuyên màng e. Cả a,b,c đều đúng
c. Màng nhĩ phụ
7. Ngoại dịch KHÔNG có trong
a. Khoang ngoại dịch d. Cống ốc tai

253
b. Tầng tiền đình e. Tất cả đều sai
c. Tầng màng nhĩ
Câu 8,9,10 chọn
a. Nếu 1,2,3 đúng d. Nếu chỉ có 4 đúng
b. Nếu chỉ có 1,3 đúng e. Nếu 1,2,3,4 đúng
c. Nếu 2,4 đúng
8.
1. Thành sau và thành mê đạo của tai giữa liên quan với toàn bộ đoạn trong xương đá của thần
kinh mặt
2. Ụ nhô ở thành mê đạo do đỉnh ốc tai tạo nên.
3. Cửa sổ ốc tai thông hòm nhĩ với ốc tai màng và được đậy lại bởi màng nhĩ phụ.
4. Cửa sổ tiền đình thông hòm nhĩ với tiền đình của mê đạo xương và được đậy lại bằng xương
bàn đạp
9.
1. Ống nội dịch đi trong cống tiền đình mê đạo xương
2. Ống ngoại dịch đi trong cống ốc tai của ốc tai mê đạo xương
3. Ống nội dịch tận cùng bằng túi nội dịch nằm dưới màng cứng mặt sau phần đá xương thái
dương
4. Ống ngoại dịch thông ngoại dịch với mặt dưới phần đá xương thái dương
10. Trong cơ quan tiền đình ốc tai
1. Tai ngoài được kể từ lỗ tai ngoài đến màng nhĩ
2. Không khí luôn luôn lưu thông giữa hòm nhĩ và hầu qua vòi tai
3. Tai ngoài, tai giữa, tai trong đều nằm trong phần đá xương thái dương
4. Chỉ có tai trong mới đảm nhận chức năng thăng bằng
Câu 11 đến 16 Chọn
a. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) có liên quan nhân quả
b. Nếu (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) không liên quan nhân quả
c. Nếu (A) đúng, (B) sai
d. Nếu (A) sai, (B) đúng
e. Nếu (A) sai, (B) sai
11.
(A) Một số bệnh ở răng dưới và lưỡi có thể gây cảm giác đau ở tai ngoài Vì
(B) Cảm giác của ống tai ngoài cũng được chi phối một phần bởi nhánh của TK hàm dưới như
cảm
giác ở răng hàm dưới và lưỡi.
12.
(A) Thành dưới hòm nhĩ liên quan với động mạch cảnh trong NÊN
(B) Khi bị viêm tai giữa, có thể đau tai theo nhịp mạch đập
13.
(A) Viêm tai giữa có thể gây viêm màng não Vì
(B) Thành trên hòm nhĩ ngăn cách với màng não bởi một vách xương rất mỏng
14.
(A) Khi bị ứ mủ trong hòm nhĩ, người ta thường rạch mành nhĩ ở khu trên sau màng nhĩ để
thoát mủ

(B) Khu này không liên quan với những cơ quan quan trọng

254
15.
(A) Tổn thương thần kinh mặt, bệnh nhân không nghe được Vì
(B) Thần kinh này chi phối cho cơ bàn đạp nên khi nó bị tổn thương, màng nhĩ cũng có thể bị
ảnh hưởng.

16.
(A) Khi các khớp của chuỗi xương tai bị xơ cứng, bệnh nhân sẽ giảm sức nghe Vì
(B) Các xương tai nằm ở hòm nhĩ
Dùng hình vẽ sau để trả lời câu 17,18
17. Chú thích trong hình vẽ sai ở chỗ nào ?
a. (A) d. (B) và (D)
b. (D) e. (A) và (D)
c. (C)
18. Sửa lại cho đúng các chi tiết chú thích sai

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TÀI LIỆU TIẾNG VIÊT:
1. Đỗ Xuân Hợp, Giải phẫu người, NXB Y học, 1978.
2. Bộ môn Giải phẫu Trường Đại học Y Hà nội, Giải phẫu người, NXB Y học, 1998
3.Bộ môn Giải phẫu Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bài giảng
Giải phẫu học, NXB Y học, 2002.
4. Bộ môn Giải phẫu Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,ATLAS Giải
phẫu người của nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội 1999.
5. Bộ môn Giải phẫu Khoa Y Trường Đại học Tây Nguyên, Bài giảng Giải phẫu học
Hệ thần kinh. Thư viện Trường Đại học Tây Nguyên, 2006.
6. Bộ môn Giải phẫu Khoa Y Trường Đại học Buôn Ma Thuột, Bài giảng Giải phẫu
học Tứ chi-Đầu Mặt Cổ-Ngực-Bụng.Thư viện Trường Đại học Buôn Ma Thuột, 2006.
7. Nguyễn Quang Quyền và cộng sự dịch, ATLAS Giải phẫu người, NXB Y học
1997.
8. Nguyễn Quang Quyền, Từ điển Giải phẫu học, NXB Y học, 1983.
II.TIẾNG NƯỚC NGOÀI :
9.FRANK H.NETTER. MD, ATLAS clinical Anatomy (disk)
10.A..D.A.M the inside story 1997(disk)
11.INTERNET: Human Anatomy.

255

You might also like