TUYỂN TẬP CÁC ĐOẠN NLXH 200 CHỮ LỚP VĂN CÔ ĐƯỜNG MAI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TUYỂN TẬP CÁC ĐOẠN NLXH 200 CHỮ LỚP VĂN CÔ ĐƯỜNG MAI

Câu 1: (2.0 điểm)


Từ nội dung phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của truyền thống .
Bài làm:
Nếu sắc hương là “bộ mặt” của hoa lá, tiếng hót là nét riêng của chim ca thì truyền
thống là những “nhan sắc riêng” của một dân tộc. Truyền thống là những tập tục, thói
quen và những kinh nghiệm sống được hình thành từ lâu đời trong lối sống và suy
nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống bao
gồm các phẩm chất đáng quý như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái và
cả những giá trị văn hóa như các điệu hò, điệu lí , câu dân ca các vùng miền… Chính
vì lẽ đó, truyền thống đóng vai trò đặc biệt trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong
cả xã hội hiện đại ngày nay. Với một quốc gia, truyền thống được coi là một bộ mặt
riêng, mang bản sắc để phân biệt quốc gia này với quốc gia khác. Nó là nền tảng vững
chắc nhất để mỗi quốc gia có thể xây dựng nên những giá trị hiện đại, những phát
minh vĩ đại. Với cá nhân mỗi người, truyền thống chính là nguồn cội, là dòng sữa mẹ
ngọt ngào “tưới mát” tâm hồn ta bằng các phẩm chất đáng quý tự bao đời và bằng
những làn điệu dân ca, những câu Nam Ai, Nam Bình ngọt ngào. Chính những giá trị
ấy đã vun đắp trong lòng người tình yêu quê hương đất nước, lòng tự tôn dân tộc. Khi
đất nước ta chìm trong sự xâm lược của Đế quốc Mĩ và thực dân Pháp, không gì khác
ngoài lòng yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm được hun đúc tự ngàn đời
Đinh, Lí , Trần, Lê đã thôi thúc thanh niên Việt Nam ra trận cứu nước. Có thể thấy
truyền thống đã tạo nên đất nước, con người Việt Nam ta ngày hôm nay. Vậy mà có
những kẻ chạy theo, a dua vào văn hóa, truyền thống nước ngoài, du nhập những văn
hóa không phù hợp với thuần phong mĩ tục của dân tộc, làm xấu đi hình tượng đất
nước và con người Việt Nam. Do đó, chúng ta cần phát huy những giá trị, phẩm chất
truyền thống, bảo tồn, gìn giữ làn điệu truyền thống để thế hệ mai này sẽ mãi nhớ về
nguồn cội của một dân tộc. Phải biết trân trọng quá khứ - truyền thống ta mới có thể
xây dựng một hiện tại và tương lai vững mạnh. Bởi nhà thơ Abutalip đã từng nói:
“Nếu định bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.
Câu 2: Câu 1 (2,0 điểm).
Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì đất nước hội nhập.
Bài làm:
- Giải thích: “Hội nhập toàn cầu” là quá trình hòa gắn, liên kết, hợp tác giữa các quốc
gia trên thế giới trên nhiều lĩnh vực
- Bàn luận:
* Vì sao thế hệ trẻ phải có trách nhiệm với đất nước trong thời kì hội nhập?
+ Là lực lượng đông đảo, có trí tuệ, có sức khỏe. Luôn nhạy bén với cái mới,
có tinh thần học hỏi.

1
+ Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng
luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước.\
* Trách nhiệm của lớp trẻ cần làm trong thời kì hội nhập:
+ Phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất
nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.
+ nỗ lực Lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ
cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.
+ Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát
triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát
triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế.
+ Phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước.
+ Phải biết đối mặt với những khó khăn. Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm,
rèn đức luyện tài, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thể hiện tinh thần của lớp
trẻ:”Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
+ Cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành
động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng.
+ Khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời
kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ
quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu
lạnh
- Phản đề, mở rộng: Phê phán một bộ phận chưa có tinh thần, trách nhiệm với
đất nước.
=> Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên
nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.
Phần II: Làm văn:
Câu 1: Cách trình bày đoạn văn hoàn chỉnh:
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, hội nhập toàn cầu được xem là cánh cửa thần
kì mở ra những cơ hội tuyệt vời cho nhân loại. “Hội nhập toàn cầu” là quá trình hòa
gắn, liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới trên nhiều lĩnh vực. Khi tốc độ
phát triển của kinh tế, xã hội nhanh như tốc độ của những tia sáng, cũng là lúc con
người ta cần biết nỗ lực, cố gắng hết mình đề hòa vào với nhịp sống nhanh, gấp của xã
hội hiện đại. Để theo kịp xu hướng phát triển chung của nhân loại, thế hệ trẻ là những
người cần phải nỗ lực hơn ai hết vì chính họ là mầm xanh của Tổ quốc. Phải biết đối
mặt với những khó khăn. Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, rèn đức luyện tài, sẵn
sàng đương đầu với thử thách, thể hiện tinh thần của lớp trẻ:”Đâu cần thanh niên có,
việc gì khó có thanh niên”.Trong quá trình hội nhập với thế giới, mỗi chúng ta cần
phải luôn vững bước chân, bền ý chí, biết nỗ lực cũng như luôn tự tin để tỏa sáng khoe
sắc, khoe tài với bạn bè năm châu. Mới đây nhất là bốn bạn học sinh đã đạt giải
Olympic sinh học quốc tế trong hoàn cảnh bệnh dịch, góp phần tô điểm màu cờ sắc áo

2
của nước nhà trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, ta cần
phải biết phân biệt giữa “hội nhập” và “hòa tan” để tránh có lối suy nghĩ “xính ngoại”
mà làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời cần lên án, phê phán những con
người chọn cho mình lố sông thụ động bó h4ejp trong “cái kén người” không bao giờ
hướng mình về ánh sáng, không chịu hòa nhập với xã hội. Như những nguồn năng
lượng tràn đầy nhiệt huyết, thế hệ trẻ hãy ghim sâu lời dặn của Hồ chủ tịch: “Nước
Việt Nam có giàu đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc
năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các cháu”, để từ đó vươn
lên mạnh mẽ đưa con thuyền đất nước vươn xa trên trường quốc tế.
Câu 3. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau
vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống được gợi ở phần Đọc hiểu.
Bài làm:
Tuổi trẻ ai cũng từng vấp ngã, nhưng quan trọng là ta cần phải đứng dậy sau từng vấp
ngã. Vấp ngã là những lần thất bại, không đạt được những mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Với học sinh, vấp ngã có thể là việc bị điểm kém trong học tập, bị thi trượt, thi rớt
môn học; với những người trưởng thành, vấp ngã đôi khi là sự chậm trễ trong công
việc hay là bị cấp trên khiển trách vì vi phạm lỗi lầm. Tuy nhiên, dẫu ở thời điểm nào,
với đối tượng nào, sự vấp ngã cũng mang lại nhiều ý nghĩa đối với bản thân chúng ta.
Mỗi một lần vấp ngã, ta sẽ học được thêm một bài hoc kinh nghiệm quý báu, vấp ngã
khiến ta nhìn nhận lại bản thân, tìm ra nguyên do của việc thất bại. Từ đó trau dổi kiến
thức, kỹ năng để khi cơ hội đến, ta lại đón nhận nó. Vấp ngã rèn cho con người sự bản
lĩnh, lòng tin, kiên trì,...để theo đuổi ước mơ, công việc. Có thể nói, sự vấp ngã chính
là một bệ phóng vững chắc để từ đó, con người biết quyết tâm, biết cố gắng và nỗ lực
hơn nữa vì những mục tiêu mình đề ra. Như J.K Rowling - tác giả bộ truyện Harry
Porter đã từng trải qua cuộc sống khổ sở: ly dị chồng, một mình nuôi con hay Michael
Jordan - cầu thủ bóng rồ nổi tiếng thế giới từng bị chính đội bóng trường trung học từ
chối, nhưng cuối cùng bằng sự nỗ lực không ngừng, họ đã trở thành những con người
thành công của xã hội! Song thật đáng buồn khi vẫn có những người sợ vấp ngã,
không dám làm, hay chỉ biết sống trong vấp ngã. Tục ngữ có câu: “thất bại là mẹ
thành công” . Vậy tại sao chúng ta không dũng cảm chấp nhận vấp ngã, chấp nhận
thất bại để trưởng thành hơn, để hoàn thiện mình hơn và quan trọng, luôn giữ một tâm
thế vững vàng, không sợ vấp ngã, bởi: “Ngã xuống không phải là thất bại. Thất bại là
đến khi bạn ở nguyên nơi mình ngã” (Socrates).
Câu 4: (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về một kĩ năng mềm mà anh/chị cho là cần thiết nhất trong
cuộc sống của mình.
1. lựa chọn 1 kĩ năng mềm mà em cảm thấy quan trọng. Ví dụ: Kỹ năng giao
tiếp
Bài làm:

3
Câu 1: Cách trình bày đoạn văn hoàn chỉnh:
Mở đoạn: Les Brown từng quan niệm : “Kỹ năng giao tiếp là một công cụ quan trọng
trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu, dù là với gia đình, đồng nghiệp hay khách
hàng của bạn”, từ đó, ta càng hiểu hơn về ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp trong cuộc
sống con người.
Thân đoạn:
Giải thích: Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng trao đổi thông tin giữa người với người
thông qua ngôn ngữ sao cho đôi bên cảm thấy thoải mái, vui vẻ, công việc thuận lợi.
Bàn luận:.
 Nó giúp ta dễ dàng hòa nhập vào môi trường mới, tìm được bạn bè, giao lưu,
kết bạn bốn phương. Giao tiếp còn giúp chúng ta trong các cuộc gặp gỡ khách
hàng, đạt được mục tiêu của cuộc trò chuyện.
 Giao tiếp giỏi sẽ nâng vị thế của chúng ta trong cuộc nói chuyện, ta sẽ dễ dàng
thu hút mọi người hơn. Người biết giao tiếp sẽ được mọi người nể phục, dễ đạt
được thành công trong cuộc sống.
Chứng minh: Như tổng thống Donald Trump nhờ kỹ năng giao tiếp đã hợp tác được
với nhiều nước, nâng cao vị thế nước Mĩ trong lĩnh vực kinh tế và chính trị.
Phản đề: Song, vẫn có những người rụt rè trong giao tiếp hay giao tiếp không khéo
léo, không lịch thiệp, dễ gây cho người khác cảm giác khó chịu khi nói chuyện.
Bài học nhận thức: cần biết trau dồi kĩ năng mềm, tập nói trước đám đông, chịu khó
kết nối với mọi người để từng ngày hoàn thiện kĩ năng quan trọng này
Kết đoạn:

TRÌNH BÀY MỘT ĐOẠN VĂN HOÀN CHỈNH


Les Brown từng quan niệm : “Kỹ năng giao tiếp là một công cụ quan trọng trong cuộc
hành trình theo đuổi mục tiêu, dù là với gia đình, đồng nghiệp hay khách hàng của
bạn”, từ đó, ta càng hiểu hơn về ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống con
người. Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng trao đổi thông tin giữa người với người thông qua
ngôn ngữ sao cho đôi bên cảm thấy thoải mái, vui vẻ, công việc thuận lợi. Đó có thể là
những cuộc nói chuyện hàng ngày hay quan trọng hơn là những cuộc hội họp, giao
lưu, gặp gỡ đối tác,... Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi
người. Nó giúp ta dễ dàng hòa nhập vào môi trường mới, tìm được bạn bè, giao lưu,
kết bạn bốn phương. Giao tiếp còn giúp chúng ta trong các cuộc gặp gỡ khách hàng,
đạt được mục tiêu của cuộc trò chuyện. Giao tiếp giỏi sẽ nâng vị thế của chúng ta
trong cuộc nói chuyện, ta sẽ dễ dàng thu hút mọi người hơn. Người biết giao tiếp sẽ
được mọi người nể phục, dễ đạt được thành công trong cuộc sống. Như tổng thống
Donald Trump nhờ kỹ năng giao tiếp đã hợp tác được với nhiều nước, nâng cao vị thế
nước Mĩ trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Song, vẫn có những người rụt rè trong
giao tiếp hay giao tiếp không khéo léo, không lịch thiệp, dễ gây cho người khác cảm
giác khó chịu khi nói chuyện. Như vậy, mỗi cá nhân cần biết trau dồi kĩ năng mềm,

4
tập nói trước đám đông, chịu khó kết nối với mọi người để từng ngày hoàn thiện kĩ
năng quan trọng này. Sống trong guồng quay của xã hội 4.0, điều quan trọng chính là
biết hòa mình vào thế giới, biết giao tiếp, gắn kết mọi người bởi “Giao tiếp là một
trong những chìa khóa dẫn đến thành công”.
Câu 5: (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) về
quan niệm của anh/chị về hạnh phúc
Bài làm:
- Câu mở đoạn:
- Giải thích: Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy thỏa
mãn một nhu cầu trừu tượng. Đó là một khái niệm thuộc phạm vi đời sống tinh
thần của con người. Đó là trạng thái tinh thần lý tưởng nhất mà con người theo
đuổi.

- Bàn về hạnh phúc trong cuộc sống:


+ đối với mỗi người mỗi lứa tuổi thì niềm hạnh phúc sẽ khác nhau, Khi con người
biết hạnh phúc với những gì mình có, mình đạt được thì tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ
nhõm và viên mãn. Nhà triết học Heraclitus nói: "Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh
phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..." Có thể nói, mỗi người có một định
nghĩa khác nhau về hạnh phúc nhưng hạnh phúc đơn giản là trạng thái vui vẻ, mãn
nguyện trước một việc nào đó, là trạng thái hài lòng, thỏa mãn với mục tiêu mình đề ra.
Hạnh phúc không phải là điều gì quá xa vời. Nhiều khi hạnh phúc chính là những điều
giản dị, gần gũi xung quanh chúng ta mà không phải ai cũng đủ tự tin và tinh tế để nhận
ra.

+ Hạnh phúc có thể bắt nguồn từ những điều lớn lao nhưng cũng có thể bắt nguồn
từ những điều nhỏ nhất, Hạnh phúc không quá xa vời mà rất đỗi gần gũi với mỗi
chúng ta có thể đó là khi cả nhà cùng nhau quây quần ấm áp bên mâm cơm, là
những cử chỉ quan tâm mà chúng ta dành cho nhau...

- Đôi khi hạnh phúc là mang lại hạnh phúc cho người khác, Karl Marx: "Người hạnh
phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất..."; ví dụ ca sĩ Hà
Anh Tuấn, tỉ phú Phạm Nhật Vượng....

- Phê phán biểu hiện ngược lại


Tuy nhiên nhiều người lựa chọn lối sống chạy Tham vọng về quyền lực, tiền tài trở
thành nô lẹ của vật chất, khiến cuộc sống trở nên
- Bài học nhận thức
thế hệ trẻ cần nhận thức rõ về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc và phấn đấu hết sức để
đạt được hạnh phúc, và thành công trên “con đường kiếm tìm và chia sẻ hạnh phúc”

5
Câu 6 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoàng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về giá trị của thời gian

Bài làm:
Cách trình bày đoạn văn hoàn chỉnh:
“Thời gian là vàng” câu nói như khẳng định sự quý giá của thời gian đối với
mỗi chúng ta. Thời gian là khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố
và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian mang tính chất tuyến tính một đi và không
bao giờ quay trở lại nữa. Do đó chúng ta cần trân trọng từng phút, từng giây quý giá
của thời gian để làm những việc hữu ích nhất.Thời gian giúp vạn vật vận động theo
đúng quy luật trình tự của nó. Thời gian giúp con người đạt được những kết quả cao
cả về vật chất và tinh thần nếu như ta biết tận dụng một cách khoa học. Đối với mỗi
người thời gian có thể là vàng bạc, là sự sống, là tuổi trẻ.... Thời gian còn chữa lành
mọi vết thương về thể xác cũng như tâm hồn con người. Thời gian quý giá như vậy,
nhưng hiện vẫn còn một số người vẫn không biết quý trọng nó, sử dụng nó một cách
lãng phí và vô bổ. Chúng ta cần nhận thức được thời gian là thứ vô giá, mất đi sẽ
không bao giờ lấy lại được. Hãy như Hồ chủ tịch, vị cha già kính yêu của dân tộc luôn
biết tận dụng thời gian một cách tối đa khi Bác làm phụ bếp trên con tàu Amiral
Latouche Tréville: Vừa làm việc và vừa tranh thủ thời gian để học tập, trau dồi thêm
tri thức sách vở. Qua đây, mối cá nhân cần học cách sử dụng thời gian một cách khoa
học nhất, hợp lí nhất, để có thể tận dụng nó một cách tối đa và đạt kết quả cao trong
học tập và trong công việc. Bởi lẽ, “kẻ tầm thường chỉ lo tìm cách giết thời gian, còn
người có tài thì tìm mọi cách tận dụng thời gian” (Khuyết danh)
Câu 7: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị “trách
nhiệm của lớp trẻ trẻ trong việc bảo vệ giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”
Bài làm:
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt
giàu đẹp vì đó là sự sống còn của cả dân tộc”. Chính vì lẽ đó, lớp trẻ cần ý thức sâu
sắc trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Sự
trong sáng của tiếng Việt đó là sự không pha trộn giữa ngôn ngữ nước ta và nước
ngoài, dùng ngôn từ lịch sự, không gây hiểu lầm hay tối nghĩa trong giao tiếp. Tiếng
Việt – một thứ ngôn ngữ giàu đẹp cả về thanh điệu và ngữ nghĩa là một di sản vô hình
rất đỗi cao quý của con cháu rồng tiên, là niềm tự hào của đất nước bốn nghìn năm
văn hiến. mỗi chúng ta, đặc biệt là lớp trẻ cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng
trong việc bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Rèn luyện song song hai kĩ
năng nói, viết. trong các tình huống giao tiếp cần dùng từ lịch sự, dễ nghe còn khi viết
thì cần lưu ý câu cú, chính tả sao cho phù hợp với ngữ cảnh. đặc biệt cần nuôi dưỡng
trong mình tình yêu quê hương đất nước btha thiết, yêu những làn điệu dân ca mềm
mại, tha thiết, quảng bá, chia sẻ những tinh hoa văn hóa tạo dựng từ ngôn ngữ tiếng
Việt yêu thương. Chắc hẳn ta vẫn còn nhớ thần đồng ngoại ngữ Khánh Vy – một hiện
tượng của mạng xã hội khi cô có thể nhại được bảy thứ tiếng khác nhau song khi giới
thiệu với bạn bè nước ngoài về quê hương Việt Nam, cô vẫn dùng tiếng Việt để gọi

6
tên những đặc sản, những điệu hát dân tộc. Đó là một tấm gương của một thanh niên
vừa biết trân trọng quê hương, đất nước, vừa biết học hỏi thêm từ các nước bạn. Hiện
nay, việc học thêm ngoại ngữ là cần thiết nhưng không thể vì thế mà bỏ bê, coi nhẹ
tiếng Việt, thường xuyên chêm xen tiếng Anh vào câu nói tiếng Việt, tạo nên sự khó
hiểu và khó chịu đối với người nghe. Bất kì một thứ tiếng nào đều có những giá trị
riêng và đều đáng trân quý. Vì vậy, mỗi chúng ta bên cạnh việc trau dồi ngôn ngữ
quốc tế một cách nghiêm túc, chăm chỉ thì cũng cần gìn giữ và phát huy tiếng nói quê
hương bởi “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có
những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay…” (Đặng Thai Mai)

Câu 8. Từ đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200
chữ) bàn về ý nghĩa của lối sống biết khát vọng?

Bài làm:
Cách trình bày đoạn văn hoàn chỉnh:
Johann Wolfgang von Goethe từng quan niệm : “ Yêu thương và khát vọng là
đôi cánh đưa linh hồn bay tới những điều vĩ đại”, câu nói như giúp ta nhận thức rõ
hơn về ý nghĩa của khát vọng trong cuộc sống. Sống có khát vọng là lối sống có
ước mơ, có hoài bão và biết nỗ lực không ngừng để biến những khát khao ấy thành
hiện thực. Trong cuộc sống, người có lối sống hoài bão, khát vọng là những người
sống đẹp, sống có ích và có nghĩa. Họ biết cố gắng không ngừng nghỉ, biết hoàn
thiện bản thân từng ngày vì một mục tiêu cao đẹp. Những người sống biết khát
vọng luôn nuôi dưỡng sẽ hình thành thói quen sống đúng đắn, có chủ đích, phương
hướng rõ ràng, tạo động lực để học tập làm việc đồng thời khẳng định cái tôi, màu
sắc cá nhân riêng biệt, tạo nên cuộc sống ý nghĩa. Người sống có khát vọng sẽ dễ
đạt được thành công trong cuộc sống, dễ dàng hiện thực hóa ước mơ, cống hiến
cho xã hội, biết dùng những ước mơ cao đẹp để tô điểm cho đời, lan tỏa cảm hứng
và động lực cho muôn người. Như tỷ phú Phạm Nhật Vượng – một con người với
đầu óc kinh doanh nhạy bén luôn nỗ lực không ngừng để phát triển tập đoàn
Vingroup trong nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước,
tạo ra cơ hội làm việc cho rất nhiều người tài năng. Dẫu biết rằng người có khát
vọng luôn là những ngôi sao sáng của bầu trời cuộc sống song ở đâu đó trong xã
hội vẫn còn nhiều người sống rất đỗi “nghèo nàn”, an phận, không hề có hoài bão,
ước mơ của riêng mình. Chính lối sống buồn tẻ ấy sẽ như một chất độc ăn mòn
tâm hồn con người, đào thải họ ra khỏi guồng quay của xã hội hiện đại. Như vậy,
mỗi người chúng ta cần biết ý thức hơn, cố gắng hơn để xây dựng cho mình một
lối sống có khát vọng, có ước mơ và nỗ lực hết mình để chạm tới ước mơ ấy. Bởi
lẽ “Khi bạn biết mình muốn gì và bạn khát khao nó đủ mãnh liệt, bạn sẽ tìm được
cách để đạt được nó”. (Jim Jonh)

Câu 9: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến
được nêu trong phần đọc – hiểu: “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi”.
Bài làm:

7
Cách trình bày một đoạn văn hoàn chỉnh:
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết:Sống trong đời sống cần có một tấm
long/ Để làm gì em biết không/Để gió cuốn đi… Câu hát nhẹ nhàng, sâu lắng như
nhắc nhở mỗi chúng ta về chân lí trong cuộc sống: “Sống không chỉ nhận lại mà còn
phải biết cho đi”. Có thể hiểu “cho đi” là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất
hoặc tinh thần. Cho đi khiến ta có thể cảm nhận được giá trị thật của cuộc sống, giúp
ta tận hưởng cuộc đời hạnh phúc và ý nghĩa hơn. Để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn
mỗi người cần biết yêu thương và sẻ chia, phải biết cho đi. . Muốn nhận được sự yêu
thương, kính trọng và quý mến từ mọi người chúng ta cần phải cho đi sự tử tế, sự
quan tâm và chân thành... “Cho” mà vô tư, không mong cầu “nhận” lại, không mong
được trả ơn nghĩa là ta đã thực sự đem niềm vui đến cho người khác, cũng chính là
đem lại cho mình một niềm hạnh phúc. Trong cuộc sống xô bồ ngoài kia, có biết bao
mảnh đời bất hạnh. Họ cần lắm sự đồng cảm, sẻ chia từ cộng đồng, đôi khi chỉ là một
cái ôm hay những lời động viên chân thành. Vật chất rồi cũng bị phai nhoà bởi thời
gian những những nghĩa cử cao đẹp thì luôn bất tử. Nó mãi trường tồn và khắc ghi
trong trái tim ấm nóng của người nhận. Hàng năm đều có những hoạt động quyên góp
từ thiện “Hướng về miền trung” của nhân dân cả nước với những món quà như thùng
mì, tập sách, quần áo; kỷ lục cao nhất 84 lần hiến máu tình nguyện (HMTN) của anh
Nguyễn Hữu Thuận (SN 1966) người thanh niên ấy, cho đi những giọt máu ấm nóng
và hơi ấm tình thương, lan toả những mảnh đời bất hạnh. Tuy nhiên,trong xã hội vẫn
không ít người sống ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân hay lợi dụng lòng tốt của
người khác mà trục lợi cho riêng mình. Mỗi chúng ta hãy cho đi nhiều hơn nữa để tận
hưởng những giá trị tốt đẹp nhất của cuộc sống, bởi lẽ :Còn gì đẹp trên đời hơn
thế/Người với người sống để yêu nhau.

Câu 10: Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về
sức mạnh của lòng tốt trong cuộc sống?
Bài làm:
Cách trình bày một đoạn văn hoàn chỉnh:
Mark Twain từng quan niệm : “ Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe
và người mù có thể thấy.”, câu nói như một lời thủ thỉ giúp cho ta hiểu được những
giá trị sâu sắc mà lòng tốt đem lại. Lòng tốt được hiểu là hành vi được đánh dấu bởi
các đặc điểm đạo đức, một khuynh hướng dễ chịu, quan tâm người khác. Trong cuộc
sống đời thường, lòng tốt được biểu hiện qua những hành động, những cử chỉ là lời
nói cũng như tình cảm mà ta dành cho nhau. Đó có thể là những bữa ăn tình thương
mà các nghệ sĩ chung tay ủng hộ, gửi đến những người neo đơn, đó cũng có thể là sự
ủng hộ tài chính của các mạnh thường quân nhằm phần nào giúp đỡ đất nước trong
cuộc chiến chống dịch. Có thể nói, lòng tốt là những hạt giống tâm hồn, giúp cho con
người biết yêu thương, sẻ chia, gắn bó với nhau, giúp cho cuộc đời trở nên ấm áp, ý
nghĩa. Và lòng nhân đạo ấy sẽ chính là chiếc chìa khóa vào mở ra những cánh cửa mới
của cuộc đời - cánh cửa của tình yêu và khép lại cánh cửa ngục tù tăm tối của cái ác,
cái xấu. “Lòng tốt sẽ thay đổi cả thế giới” hẳn trong mỗi chúng ta đều lưu giữ hành

8
động thật đẹp của Trung úy Thái Ngô Hiếu, Anh đã không quản ngại sự hiểm nguy
mà lao mình vào dòng nước dữ để cứu sống những người gặp nạn trên biển. Hành
động tuyệt vời đong đầy tình người ấy đã khiến người người kính phục và ngưỡng
mộ, tán thán. Thế nhưng thật đáng buồn biết bao khi vẫn còn một bộ phận không nhỏ
những người có thói sống tiêu cực, chỉ biết toan tính , mưu mô để trục lợi cá nhân,
sống thờ ơ, vô cảm trước những nỗi niềm, sự cơ cực của mọi người xung quanh. Lòng
tốt và tình yêu thương chính là nhựa sống của cuộc đời, mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng
tâm hồn, trái tim lương thiện của mình để yêu thương, thấu hiểu và cho đi nhiều để
cuộc sống trở nên ý nghĩa và nhân văn như nhà thơ Tố Hữu từng viết:“Có gì đẹp trên
đời hơn thế/ Người với người sống để yêu nhau”
Câu 11. (2 điểm): NLXH
Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết một đoạn
văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.
Bài làm:

Cách trình bày đoạn văn hoàn chỉnh:

9
Cuộc sống có vô vàn những rào cản mà đôi khi ta không thể tự mình chống đỡ mà rất
cần sự chia sẻ, động viên từ những người xung quanh. Đó chí nh làl í do vì sao “Được
lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người”. Được lắng nghe là được người
khác thấu hiểu những tâm tư, tình cảm, những nỗi sầu muộn và cả những nỗi đau. Con
người chúng ta luôn cần được thấu hiểu tâm tư, giải bày tâm sự, bày tỏ nguyện vọng
cá nhân với người khác. Trong cuộc sống ai cũng có những khó khăn, mệt mỏi và
những nỗi niềm riêng cần được thấu hiểu, sẻ chia vì thế được lắng nghe là nhu cầu
không thể thiếu của con người. Khi ta được mọi người lắng nghe và thấu hiểu, ta sẽ
phần nào trút bỏ những ưu phiền, sầu muộn, tâm hồn ta từ đó mà trở nên thanh thản
hơn, nhẹ nhàng hơn. Không chỉ vậy, việc lắng nghe còn giúp thu hẹp khoảng cách
giữa người và người, dựng xây nên một xã hội ngập tràn tình yêu thương, sự thấu hiểu
và cả lòng vị tha. Thưở xưa, nhà bác học Edison vì tài trí hơn người và hay hỏi những
câu hỏi hóc búa nhưng cô giáo và bạn bè lại cho rằng đó là những câu hỏi ngớ ngẩn.
Thật may mắn làm sao ông lại có một người mẹ sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu mình,
bà đã cho con nghỉ học và tự mình dạy con ở nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng được
lắng nghe và biết lắng nghe. Có những người sống quá khép kín, chỉ biết cuộn mình
trong cái vỏ bọc cô đơn mà không thể chia sẻ tâm tư cảm xúc, bày tỏ nỗi lòng với
người khác dẫn đến những trạng thái tiêu cực, những căn bệnh tâm lý đáng sợ như
trầm cảm, tự sát… Mỗi người chúng ta hãy chủ động học cách chia sẻ nỗi lòng với
những người mà ta tin tưởng, đồng thời cũng là người luôn luôn sẵn sàng lắng nghe
người khác. Bởi lẽ “lắng nghe trọn vẹn chính là cử chỉ của trái tim, một mong muốn
chân thành, vừa cuốn hút, vừa đem lại sự hàn gắn”.

Câu 12:
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.
Bài làm:
Câu 1: Cách trình bày đoạn văn hoàn chỉnh:
Wolpole từng nói: “Nếu tuổi trẻ không phát ra ánh sáng rực rỡ, mọi thứ sẽ mất đi
sức hút”. Thật vậy, sẽ tiếc nuối biết bao khi để tuổi trẻ trôi qua một cách vô nghĩa.
Tuổi trẻ là giai đoạn mà ta có đầy đủ sức khoẻ, trí tuệ, lòng nhiệt huyết. Đó cũng là
thời điểm của tuổi bồng bột, non nớt, thiếu kinh nghiệm mà đã phải đối mặt với nhiều
khó khăn, cám dỗ. Bởi những năm tháng ấy chẳng thắm lại hai lần nên chúng ta phải
dâng hiến nó, khiến nó trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Trước hết, mỗi người phải
tự trau dồi kiến thức, hiểu biết; nỗ lực bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách sống; sống có
ước mơ, hoài bão, tự biết hoàn thiện bản thân để vươn tới thành công. Bên cạnh đó,
hãy dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè, học cách lắng nghe và chia sẻ, tích
cực tham gia các hoạt động tình nguyện để góp một phần sức trẻ vào việc dựng xây
Tổ quốc. Và lịch sử dân tộc Việt Nam đã tạc lên biết bao tấm gương chói ngời lí
tưởng “chúng tôi đã đi chẳng tiếc đời mình” họ sữn sàng hòa máu xương, dâng hiến
tuổi xuân của mình cho quê hương, đất nước như: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Bế Văn
Đàn, Đặng Thuỳ Trâm, … tuôi trẻ quý giá là vậy nhưng thật đáng buồn thay cho

10
những bạn trẻ để thời gian “trôi qua kẽ tay” mà vùi mình trong nhuwxg năm tháng vô
nghĩa kihoong có lí tưởng, mục tiêu. Là thanh niên trong thời đại mới, mỗi chúng ta
cần ra sức học hỏi, trau dồi bản thân để tuổi trẻ trôi qua thật ý nghĩa, cũng như
Belinsky tâm niệm: "Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng không có mặt
trời".

Câu 13.
Từ vấn đề được đề cập trong đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của mất kiểm soát giận dữ.
Bài làm:
Cách trình bày đoạn văn hoàn chỉnh:
Cuộc sống có vô vàn áp lực khiến ta đôi khi không thể kiểm soát được
tâm trạng của mình, nhất là sự giận dữ. Giận dữ là một phản ứng cảm xúc của
con người khi bị người khác xúc phạm hay làm tổn thương. Mất kiểm soát sự
giận dữ là trạng thái mất bình tĩnh, không còn kiềm chế được lời nói hay hành
động của bản thân. Tác hại của mất kiểm soát sự giận dữ vô cùng khủng khiếp.
Nó khiến cơ thể ta bị tổn hại, thường xuyên căng thẳng ở mức độ cao khiến sức
khoẻ đi xuống. Trong các mối quan hệ, nó gây ra vết sẹo dài với những người
mình yêu thương nhất khiến tình cảm ngày một rạn nứt. Một người khi đã không
kiềm chế được bản thân thì họ chỉ làm theo cảm xúc cá nhân, không lường trước
hậu quả mà mình gây ra. Khi suy nghĩ và hành động sai lệch chúng ta có thể mất
đi nhiều mối quan hệ tốt đẹp đang có, tạo ấn tượng xấu đến mọi người xung
quanh.Chắc hẳn ta không thể nào quên câu chuyện một người đàn ông trong khi
đang đánh bóng chiếc xe của mình, thì đứa con trai lớn 4 tuổi nhặt lên một viên sỏi và
vẽ nhiều đường lằn lên cạnh bên kia của chiếc xe. Trong cơn giận dữ, ông bố đã nắm
lấy bàn tay của đứa con và liên tiếp đánh mạnh mà không nhận rằng ông ta đang dùng
một cái cờ lê để đánh. Kết quả là trong bệnh viện, đứa con trai của ông ta đã mất đi
hết các ngón tay của mình do quá nhiều chỗ gãy. Những hành vi thiếu kiểm soát khi
giận dữ như để lại trong mắt cộng đồng những ấn tượng thiếu nhân văn và thiếu
tình người. Vì thế, ta cần học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, suy nghĩ kĩ
trước khi nói, tránh những lời lẽ và hành động làm thương tổn người khác.
Trong mọi hoàn cảnh, phải luôn giữa cho mình “ cái đầu lạnh” bởi lẽ “ cho mỗi
phất giận dữ, ta mất đi sáu mươi giây hạnh phúc”.
Câu 14: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ bàn về tác hại của căn bệnh “lười biếng” trong một số bộ phận lớp
trẻ hiện nay
Bài làm:
Cách trình bày đoạn văn hoàn chỉnh:
Nhà văn lớn người Trung Quốc- Lỗ Tấn từng nói : “ Trên con đường thành công
không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Thật vậy, con đường đến với thành công là con
đường phải trải qua muôn vàn những khó khăn, thách thức nhưng hiện nay xã hội

11
ngày càng phát triển kéo theo đó là căn bệnh dường như ai cũng mắc phải đó là “ bệnh
lười”. Lười biếng là trạng thái chán nản, không muốn làm bất cứ việc gì mặc dù việc
đó trong khả năng của mình. Một bộ phận lớp trẻ hiện nay lười biếng một cách đáng
báo động. Họ coi “trốn tránh, từ bỏ công việc” là một niềm đam mê, để bớt đi những
áp lực và khó khăn trong cuộc sống. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này trước hết đó
là sự mất tập trung , tiếp đến là sự bao bọc che chở quá mức của những bậc phụ huynh
và còn có thể một số nguyên nhân khác..... Hậu quả của căn bệnh “lười biếng” này là
làm con người dần dần trở thành kẻ ăn bám, vô tích sự, trì trệ, … dẫn con người đến
sự bần cùng, đói nghèo , bị mọi người xa lánh và là nguyên nhân của mọi thói xấu
khác. Ở Nhật Bản có một phần nhỏ người được gọi là những Hikikomori, họ là những
người không hề ra ngoài, cũng không chịu làm việc, không giao tiếp với ai trừ gia
đình, phần lớn thời gian họ đều dành ở trong phòng. Đây có chăng là tác hại của lười
biếng, biến con người trở thành những kẻ cô độc, không muốn vận động, những con
người khép kín? Thử hỏi cả một xã hội toàn những con người như vậy thì có thể phát
triển được hay không? Thế nhưng , xã hội chúng ta chỉ có một phần những người lười
biếng, phần còn lại luôn chăm chỉ, nỗ lực , phát triển bản thân để đưa đất nước sánh
vai với cường quốc năm châu. Vậy nên, Con người chúng ta phải luôn luôn nỗ lực
từng ngày, phấn đấu và chăm chỉ. Bởi lẽ, không thành công nào mà được tạo dựng
nên từ sự lười biếng cả. Chăm chỉ, siêng năng, không sợ thất bại mới có thể trở thành
người mà bạn mong muốn!
Câu 15. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về cách nuôi dưỡng tâm hồn đẹp?
Bài làm:
Cách trình bày đoạn văn hoàn chỉnh:
Tâm hồn chính là nơi lưu giữ bao nét đẹp của con người, cũng là bến bờ của
xúc cảm và chính bởi lẽ đó mà mỗi chúng ta cần học cách để nuôi dưỡng tâm hồn
mình. “Vẻ đẹp tâm hồn” được hiểu là nét đẹp, là giá trị trân quý ẩn chứa trong sâu
thẳm mỗi con người, “cách nuôi dưỡng” chính là cách mà chúng ta bồi đắp, làm
phong phú thêm cho miền đất tâm hồn ấy. Tâm hồn đẹp là vẻ đẹp của phẩm chất bên
trong, là yêu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi con người Trong cuộc sống, chúng
ta có rất nhiều lựa chọn để có thể vun đắp, bồi dưỡng thêm vẻ đẹp tâm hồn. Đó có thể
là việc mở rộng tri thức, có thể là đọc những cuốn sách để thấu hiểu, để đồng cảm với
con người trong xã hội. Hãy thay máu cho tâm hồn bằng cách học cách yêu thương,
chia sẻ, đồng cảm với mọi người xung quanh để tạo ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc
sống. Ta có thể làm đẹp tấm lòng mình qua việc đi làm thiện nguyện, đi nâng đỡ
những mảnh đời bất hạnh, khó khăn tựa như ca sĩ Hà Anh Tuấn đã tài trợ 3 phòng áp
lực âm để điều trị, phòng chống dịch Covid-19…. Đó không chỉ là một nghĩa cử cao
đẹp mà nó cũng chính là cách để làm cho tâm hồn ta, con người ta trở nên đẹp hơn, ý
nghĩa hơn. Tuy biết rằng việc học cách để làm đẹp bản thân, làm đẹp tâm hồn là vô
cùng cần thiết với mỗi con người song trong xã hội ngày nay, bên cạnh những con
người sống đẹp thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ những bạn trẻ sống thiếu văn

12
minh, lạnh lùng, thờ ơ,vô cảm với cuộc sống và mọi người. Đó là thái độ sống tiêu
cực tựa như những “góc khuất” đang dần xâm lấn những mảnh ghép tâm hồn của
chúng ta. Marcus Tullius Cicero đã từng nói : “Một cuộc đời hạnh phúc cần có sự bình
yên tâm hồn”. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy cố gắng để hoàn thiện bản thân, bồi dưỡng
tâm hồn để từ đó nở ra những bông hoa ngát sắc hương của tình yêu, tình người.

13

You might also like