BÀI TẬP QT VẬN HÀNH

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

BÀI TẬP CHƯƠNG BỐ TRÍ MBSX

Bài 1: Một sản phẩm được gia công qua 10 công việc trên đường dây sản xuất theo quan hệ thứ tự
như sau:

Thời gian
Thời gian Công việc Công việc
Công việc Công việc thực hiện
thực hiện trước đó trước đó
(gy)

A 45 - F 11 E

B 11 A G 12 C

C 9 B H 10 C

D 50 - I 9 F, G, H

E 26 D J 10 I
Hãy:

a. Vẽ sơ đồ tuần tự công việc.


b. Xác định chu kỳ tối đa để sản xuất được 500 đơn vị trong một ngày có 7 giờ làm việc.
c. Xác định số khu vực làm việc tối thiểu.
d. Cân bằng đường dây để xác định số khu vực làm việc thực tế.
e. Xác định số phần trăm, thời gian nhàn rỗi.

Bài 2: Việc lắp khung ảnh gồm 9 bước trên đường dây lắp ráp theo quan hệ thứ tự sau:

Thời gian
Bước trước
Bước Mô tả công việc thực hiện
đó (phút)
(phút)

A Ghép phần trải khung vào đầu khung - 0,35


B Ghép phần trải khung vào đáy khung - 0,35
C Lắp phần trái và phải lại với nhau A, B 0,70
D Cắt tấm kính cỡ 200 x 250 - 0,50
E Cắt tấm bìa cứng cỡ 200 x 250 - 0,50
F Đặt tấm kính vào trong khung C, D 0,20
G Đặt tấm bìa cứng vào trong khung C, E, F 0,20
H Gắn chặt tấm bìa và tấm kính G 0,50
I Gắn nhãn hướng dẫn lên tấm kính H 0,10
Hãy:
a. Vẽ sơ đồ tuần tự công việc.
b. Xác định chu kỳ lấp ráp sao cho trong 40 giờ làm việc trong tuần lắp ráp được 1600 khung ảnh.
c. Cân bằng đường dây và xác định số khu vực làm việc.
d. Tính hiệu năng và phần trăm thời gian nhàn rỗi.

Bài 3: Một sản phẩm phải trải qua 8 bước lắp ráp trên đường dây theo quan hệ thứ tự sau:

Thời gian Thời gian


Bước trước Bước trước
Bước thực hiện Bước thực hiện
đó đó
(phút) (phút)
A 0,9 - E 0,3 C
B 0,4 A F 0,4 D, E
C 0,6 B G 0,7 F
D 0,2 C H 1,1 G
Hãy:
a. Vẽ sơ đồ tuần tự công việc.
b. Xác định chu kỳ lấp ráp sao cho lắp được 50 đơn vị trong một giờ. Giả sử cứ sau 1 giờ nghỉ lao 5
phút.
c. Cân bằng đường dây và xác định số khu vực làm việc.
d. Tính hiệu năng và phần trăm thời gian nhàn rỗi.

Bài 4: Một đường dây sản xuất làm việc 460 phút mỗi ngày cho ra 300 sản phẩm. Các công việc, thời
gian thực hiện và công việc được làm trước đó được cho như sau:

Công việc Thời gian thực hiện (phút) Công việc đứng trước

A 0,6 -
B 0,3 A
C 0,8 -
D 0,7 -
E 0,4 C, D
F 0,8 B, E
G 0,5 F
H 0,9 F
I 0,2 G
J 0,1 H, I
Hãy tính:
1. Thời gian chu kỳ.
2. Số khu vực làm việc cùng với công việc bao gồm trong đó.
3. Hiệu năng đường dây.
Bài 5: Công ty Phước Thịnh lập một đường dây sản xuất đồ chơi điện tử, công ty có hợp đồng phải
cung cấp hàng tháng trung bình 52.000 đơn vị, biết rằng công ty hàng tuần chỉ nghỉ làm việc 1 ngày
và mỗi ngày làm 8 tiếng đồng hồ (bq mỗi tháng có 26 ngày làm việc)

Công việc Thời gian thực hiện (gy) Công việc trước đó

A 7 Không có
B 10 A
C 6 A
D 12 B
E 5 B, C
F 8 C
G 9 D, E
H 5 D, E, F
I 3 G, H
Hãy tính:
1. Thời gian chu kỳ.
2. Tính số khu vực làm việc cùng với số công việc bao gồm trong đó.
3. Hiệu năng đường dây.

Bài 6: Dây chuyền lắp toa xe của nhà máy ở khí GL gồm có các công việc với thời gian thực hiện như
sau:

Thời gian thực Công việc trước


Công việc Nội dung
hiện (gy) đó
Định vị đỡ trục sau và dùng tay siết
A 45 -
đai ốc vào bu long

B Đưa trục sau vào 11 A

Siết chặt đai ốc vào bu long giá đỡ


C 9 B
trục sau
Định vị cụm trục trước và dùng tay
D 50 -
siết 4 đai ốc vào bu long
Siết chặt đai ốc vào bu long cụm trục
E 15 D
trước
Định vị bánh sau số 1 và gắn chặt
F 12 C
nắp đậy đấu trục
Định vị bánh sau số 2 và gắn chặt
G 12 C
nắp đậy đấu trục
Định vị bánh trước số 1 và gắn chặt
H 12 E
nắp đậy đấu trục
Định vị bánh trước số 2 và gắn chặt
I 12 E
nắp đậy đấu trục
Định vị trục điều khiển trên cụm trục
J trước và dùng tay siết 4 đai ốc vào bu 8 F, G, H, I
long
K Siết chặt các đai ốc vào bu long 9 J

Biết rằng: Nhu cầu hang ngày là 500 toa.


Thời gian làm việc hàng ngày là 420 phút.
Hãy tính:
1. Thời gian chu kỳ.
2. Tính số khu vực làm việc cùng với số công việc bao gồm trong đó.
3. Tính hiệu năng đường dây.

BÀI TẬP CHƯƠNG HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP

---oooOooo---

Bài 03:

Dự báo nhu cầu và khả năng sản xuất của một công ty qua các tháng của qúy 1/2013
cho theo bảng sau đây:

Tháng
Chỉ tiêu
1 2 3

1.Nhu cầu (tấn) 1600 2000 1500

2.Khả năng sản xuất (tấn)

- Bình thường 1400 1400 1400

-Vượt giờ 100 100 100

-Hợp đồng phụ 300 300 260

-Dự trữ ban đầu 200

Chi phí như sau:

- Chi phí sản xuất bình thường: 40 triệu đồng/tấn


- Chi phí sản xuất vượt giờ: 50 triệu đồng/tấn
- Chi phí hợp đồng phụ: 60 triệu đồng/tấn
- Chi phí tồn kho: 4 triệu đồng/tấn/tháng
Hãy lập kế hoạch sản xuất tối ưu nhất cho quý 1/2013

Bài 04:

Dự báo nhu cầu và khả năng sản xuất sản phẩm A của công ty X qua các tháng được
cho theo bảng sau đây:

ĐVT: Tấn

Tháng
Nhu cầu và khả năng
01 02 03

1/ Nhu cầu 600 800 1000

2/ Khả năng sản xuất:

+ Bình thường 500 500 500

+ Tăng ca 200 200 200

+ Thuê ngoài (HĐ phụ) 150 150 150

3/ Tồn kho đầu kỳ 100

4/ Tồn kho cuối kỳ 50

Chi phí (đvt: Triệu đồng/tấn):

+ Nếu sản xuất bình thường : 50 tr.đ/tấn

+ Nếu sản xuất tăng ca : 60 tr.đ/tấn

+ Nếu thuê ngoài : 70 tr.đ/tấn

+ Tồn kho : 2 tr.đ/tấn/tháng

Yêu cầu: Sử dụng phương pháp bài toán vận tải để lập kế hoạch sản xuất tối ưu nhất.

Đáp số: Kế hoạch sản xuất tối ưu có chi phí Min là 129.300 tr

Bài 05:

Dự báo nhu cầu và khả năng sản xuất sản phẩm A của công ty X qua các tháng được
cho theo bảng sau đây:

ĐVT: Tấn
Tháng
Nhu cầu và khả năng
01 02 03

1/ Nhu cầu 600 800 1000

2/ Khả năng sản xuất:

+ Bình thường 500 500 500

+ Tăng ca 200 200 200

+ Thuê ngoài (HĐ phụ) 150 150 150

3/ Tồn kho đầu kỳ 100

Chi phí (đvt: Triệu đồng/tấn):

+ Nếu sản xuất bình thường : 50 tr.đ/tấn

+ Nếu sản xuất tăng ca : 60 tr.đ/tấn

+ Nếu thuê ngoài : 70 tr.đ/tấn

+ Tồn kho : 2 tr.đ/tấn/tháng

Yêu cầu: Sử dụng phương pháp bài toán vận tải để lập kế hoạch sản xuất tối ưu nhất.

Đáp số: Kế hoạch sản xuất tối ưu có chi phí Min là 125.700 tr

Bài 06:

Dự báo nhu cầu và khả năng sản xuất sản phẩm A của công ty X qua các tháng được
cho theo bảng sau đây:

ĐVT: Tấn

Tháng
Nhu cầu và khả năng
01 02 03

1/ Nhu cầu 1000 1050 1200

2/ Khả năng sản xuất:

+ Bình thường 750 750 750

+ Tăng ca 250 250 250


+ Thuê ngoài (HĐ phụ) 100 70 80

3/ Tồn kho đầu kỳ 200

Chi phí (đvt: Triệu đồng/tấn):

+ Nếu sản xuất bình thường : 30 tr.đ/tấn

+ Nếu sản xuất tăng ca : 40 tr.đ/tấn

+ Nếu thuê ngoài : 50 tr.đ/tấn

+ Tồn kho : 2 tr.đ/tấn/tháng

Yêu cầu: Sử dụng phương pháp bài toán vận tải để lập kế hoạch sản xuất tối ưu nhất.

Đáp số: Kế hoạch sản xuất tối ưu có chi phí Min là 100.700 tr

Bài 13:

Một doanh nghiệp có nhu cầu sản phẩm A qua các tháng như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6

Nhu cầu (sp) 100 150 50 100 150 50

Các chi phí như sau:

- Chi phí tồn kho: 2.000 đ/sp/tháng


- Chi phí hợp đồng phụ: 15.000 đ/sp
- Chi phí sản xuất trong giờ: 10.000 đ/sp
- Chi phí sản xuất ngoài giờ: 12.000 đ/sp
- Chi phí đào tạo: 500 đ/sp
- Chi phí sa thải: 300 đ/sp
- Tồn kho đầu tháng 1 bằng không
Họach định các chiến lược sau, tính chi phí và chọn chiến lược có chi phí thấp nhất:

a) Chiến lược 1: Tổ chức sản xuất trong giờ bằng mức nhu cầu bình quân trong 06 tháng,
tháng có nhu cầu thấp doanh nghiệp dự trữ cho tháng có nhu cầu cao, nếu tháng nào
thiếu hàng thì bổ sung bằng biện pháp tăng ca. Yêu cầu tồn kho cuối tháng 6 bằng
không.
b) Chiến lược 2: Tổ chức sản xuất trong giờ bằng nhu cầu của tháng thấp nhất, tháng có
nhu cầu cao hơn bổ sung bằng hợp đồng phụ
c) Chiến lược 3: Tổ chức sản xuất trong giờ bằng nhu cầu của tháng thấp nhất, tháng có
nhu cầu cao hơn bổ sung bằng biện pháp tăng ca
d) Chiến lược 4: Tổ chức sản xuất trong giờ theo mức cầu, cầu tăng thì tăng lao động, cầu
giảm thì giảm lao động.
Đáp số:

a) CP CL1: 6.300.000
b) CP CL2: 7.500.000
c) CP CL3: 6.600.000
d) CP CL4: 6.135.000
Chọn CL4

Bài 14:

Dự báo nhu cầu và khả năng sản xuất của một công ty qua các tháng của quý 4 năm
2013 cho theo bảng sau đây:

Tháng
Chỉ tiêu
10 11 12

1.Nhu cầu (sản phẩm) 2000 2200 2500

2.Khả năng sx (sản phẩm)

- Bình thường 1500 1500 1500

- Vượt giờ 350 450 500

- Hợp đồng phụ 250 350 500

- Dự trữ ban đầu 100

- Dự trữ cuối kỳ 50

Chi phí như sau:

- Chi phí sản xuất bình thường: 50 triệu đồng/sp


- Chi phí sản xuất vượt giờ: 55 triệu đồng/sp
- Chi phí hợp đồng phụ: 52 triệu đồng/sp
- Chi phí tồn kho: 2 triệu đồng/sp/tháng
Hãy lập kế hoạch sản xuất tối ưu cho quý 4/2013.

Đáp số: Kế hoạch sản xuất tối ưu có chi phí Min là 340.050 triệu
Bài 16:

Dự báo nhu cầu và khả năng sản xuất của một công ty qua các tháng cho theo bảng sau
đây:

Tháng
Chỉ tiêu
1 2 3

1.Nhu cầu (tấn) 2000 2500 3000

2.Khả năng sx (tấn)

- Bình thường 1500 1500 2000

-Vượt giờ 400 500 700

-Hợp đồng phụ 200 300 500

-Dự trữ ban đầu 100

3.Dự trữ cuối kỳ (tấn) 100

Chi phí như sau:

- Chi phí sản xuất bình thường: 20 triệu đồng/tấn


- Chi phí sản xuất vượt giờ: 25 triệu đồng/tấn
- Chi phí hợp đồng phụ: 30 triệu đồng/tấn
- Chi phí tồn kho: 2 triệu đồng/tấn/tháng
Hãy sử dụng phương pháp bài tóan vân tải để lập kế hoạch sản xuất tối ưu nhất.

Đáp số: Kế hoạch sản xuất tối ưu có chi phí Min là 167.400 triệu

Bài 17:

Một doanh nghiệp có nhu cầu sản phẩm A qua các tháng như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6

Nhu cầu (sp) 150 200 100 150 200 100

Các chi phí như sau:

- Chi phí tồn kho: 100.000 đ/sp/tháng


- Chi phí hợp đồng phụ: 200.000 đ/sp
- Chi phí sản xuất trong giờ: 10.000 đ/sp
- Chi phí sản xuất ngoài giờ: 15.000 đ/sp
- Chi phí đào tạo: 12.000 đ/sp
- Chi phí sa thải: 8.000 đ/sp
- Tồn kho đầu tháng 1 bằng không
Hoạch định các chiến lược sau, tính chi phí và chọn chiến lược có chi phí thấp nhất:

a) Chiến lược 1: Tổ chức sản xuất trong giờ bằng mức nhu cầu bình quân trong 06 tháng,
tháng có nhu cầu thấp doanh nghiệp dự trữ cho tháng có nhu cầu cao, nếu tháng nào
thiếu hàng thì bổ sung bằng hợp đồng phụ. Yêu cầu tồn kho cuối tháng 6 bằng không.
b) Chiến lược 2: Tổ chức sản xuất trong giờ bằng nhu cầu của tháng thấp nhất, tháng có
nhu cầu cao hơn bổ sung bằng hợp đồng phụ
c) Chiến lược 3: Tổ chức sản xuất trong giờ bằng nhu cầu của tháng thấp nhất, tháng có
nhu cầu cao hơn bổ sung bằng biện pháp tăng ca
d) Chiến lược 4: Tổ chức sản xuất trong giờ theo mức cầu, cầu tăng thì tăng lao động, cầu
giảm thì giảm lao động.
Đáp số:

a) CP CL1: 28.500.000
b) CP CL2: 66.000.000
c) CP CL3: 10.500.000
d) CP CL4: 12.400.000
Chọn CL3

Bài 18:

Nhu cầu về một loại sản phẩm được dự báo như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6

Nhu cầu (sp) 560 720 840 950 950 860

Lượng sản phẩm tồn kho đầu tháng 1 là 80 sản phẩm. Số công nhân cuối tháng 12 năm
trước là 30 người. Định mức sản lượng cho một công nhân là 20 sp/tháng. Chi phí tồn kho cho
sản phẩm là 15.000 đồng/sp/tháng. Chi phí đào tạo 1.000.000 đồng/người, sa thải 600.000
đồng/người. Chi phí tiền lương trong giờ 40.000 đồng/sản phẩm, ngoài giờ 50.000 đồng/sp.

Hãy hoạch định và tính chi phí cho 3 phương án sản xuất có thể có. Giả sử khả năng
sản xuất ngoài giờ tối đa 20% sản xuất bình thường trong giờ.

Bài 19:
Nhu cầu về một loại sản phẩm được dự báo như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6

Nhu cầu (sp) 860 600 760 780 1000 820

Tồn kho đầu kỳ là 60 sp. Số công nhân cuối tháng 12 năm trước là 36 người. Định mức
sản lượng cho một công nhân là 20 sp/tháng. Chi phí tồn kho cho sản phẩm là 10.000
đồng/sp/tháng. Chi phí đào tạo 600.000 đồng/người, sa thải 400.000 đồng/người. Chi phí tiền
lương trong giờ là 40.000 đồng/sản phẩm, ngoài giờ tăng 50%. Khả năng sản xuất ngoài giờ
tối đa 100 sản phẩm/tháng.

Yêu cầu: Hãy hoạch định và tính chi phí cho 3 phương án sản xuất sao cho tồn kho cuối
tháng 6 là 40 sản phẩm với phương án 1 và 2 không có sản xuất ngoài giờ, phương án 3 không
có đào tạo & sa thải công nhân.

Bài 20:

Nhu cầu về một loại sản phẩm được dự báo như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6

Nhu cầu (sp) 620 520 600 660 760 740

Mức sản xuất tháng 12 năm trước là 600sp/tháng. Định mức thời gian sản xuất 1đvsp
là 1.5 giờ. Chi phí tồn kho cho sản phẩm là 288.000 đồng/sp/năm. Chi phí khi mức sản xuất
tăng là 60.000 đồng/sp, khi mức sản xuất giảm là 50.000 đồng/sp. Chi phí tiền lương trong giờ
30.000 đồng/ giờ, ngoài giờ tăng 20%. Khả năng làm ngoài giờ tối đa 100 sp/tháng

Hãy hoạch định và tính chi phí cho 3 phương án sản xuất sau đây :

- Phương án 1 : Sản xuất theo mức nhu cầu trung bình hàng tháng.

- Phương án 2 : Sản xuất theo mức nhu cầu từng tháng.

- Phương án 3 : Sản xuất trong giờ ở mức 600sp/ tháng

------------------------------------------------
BÀI TẬP CHƯƠNG LẬP LỊCH TRÌNH SX

---oooOooo---

Bài 02:

Một đội thi công có 5 hợp đồng ký kết với khách hàng về các công trình xây dựng như
sau:

HĐ Thời gian xây dựng Thời gian hoàn thành theo


(Ngày) hợp đồng (Ngày)

A 2 3

B 4 2

C 1 5

D 5 1

E 3 4

Với tài liệu trên hãy lựa chọn phương thức xếp thứ tự ưu tiên các công việc thích hợp
theo các nguyên tắc FCFS, EDD, SPT, LPT và tính 02 chỉ tiêu: thời gian hoàn thành bình quân
một công việc, số ngày trễ hạn bình quân một công việc.

Bài 03:

Có 5 công việc có thời gian hao phí trên 2 máy như sau:

Thời gian hao phí Thời gian hao phí


Công việc
của máy 1 (h) của máy 2 (h)

A 30 40

B 50 20

C 90 70

D 10 20

E 20 30
Ứng dụng nguyên tắc Johnson sắp xếp các công việc sao cho thời gian thực hiện các
công việc qua 2 máy là thấp nhất.

Bài 04:

Các công việc sau đây được làm tuần tự trên 3 máy: I , II , III . Hãy điều độ sao cho
khoảng thời gian gia công là nhỏ nhất.

Thời gian thực hiện(giờ)


Công Việc
Máy I Máy II Máy III

A 13 5 9

B 5 3 7

C 6 4 5

D 7 2 6

Bài 34:

Có 04 công việc (A,B,C,D) được gia công bằng 02 máy (máy cắt và máy sấy). Thời
gian thực hiện công việc cho mỗi máy như bảng sau:

Thời gian thực hiện (giờ)


Công việc
Máy cắt Máy sấy

A 10 11

B 8 12

C 13 15

D 16 7

Trưởng phòng điều độ sản xuất của công ty bố trí trình tự thực hiện các công việc như
sau: A-C-B-D.

Yêu cầu:

a/ Bạn hãy tìm phương án bố trí trình tự thực hiện các công việc một cách tối ưu nhất.
Theo phương án tối ưu, tổng thời gian thực hiện các công việc nhỏ nhất là bao nhiêu?
b/ Phương án của trưởng phòng hợp lý không? Tính thời gian tiết kiệm của phương án
bố trí tối ưu so với phương án của trưởng phòng.

Đáp số:
a/ Tmin của PA tối ưu = 54 h

b/ Thời gian thực hiện PA của trưởng phòng là 57 h; Thời gian tiết kiệm của PA tối ưu
so với PA của trưởng phòng là 3 h; PA trưởng phòng chưa hợp lý

Bài 35:

Có 4 công việc có thời gian hao phí trên các máy như sau:

Thời gian (giờ)


Công việc
Máy 1 Máy 2 Máy 3

A 8 5 9

B 7 3 8

C 8 5 7

D 7 3 6

Hãy xắp sếp thứ tự tối ưu thực hiện các công việc trên 03 máy. Tính tổng thời gian thực
hiện bé nhất.

Đáp số: Thời gian min 42 giờ

Bài 36:

Có 4 công việc có thời gian hao phí trên các máy như sau:

Thời gian (giờ)


Công việc
Máy 1 Máy 2 Máy 3

A 7 4 8

B 6 2 7

C 7 4 6

D 6 2 5

Hãy xắp sếp thứ tự tối ưu thực hiện các công việc trên 03 máy. Tính tổng thời gian thực
hiện bé nhất.
Đáp số: Thời gian min 36 giờ

Bài 37:

Phân xưởng mỗi ngày cần sản xuất và lắp ráp 05 loại sản phẩm khác nhau. Phân xưởng
có 02 dây chuyền: dây chuyền sản xuất và dây chuyền lắp ráp. Thời gian sản xuất và thời gian
lắp ráp các loại sản phẩm trên hai dây chuyền được cho ở bảng sau (ĐVT: phút);

Loại SP Dây chuyền sản xuất Dây chuyền lắp ráp

A 20 30

B 40 10

C 80 60

D 10 20

E 20 30

Yêu cầu:

1/ Áp dụng nguyên tắc JOHNSON, hãy sắp xếp thứ tự sao cho các sản phẩm được hoàn thành
xong sớm nhất? Tính tổng thời gian “min” để thực hiện việc sản xuất và lắp ráp 05 loại sản
phẩm đó.

2/ Nếu hằng ngày bắt đầu lúc 7 giờ 30 phút sáng thì khi nào sản xuất và lắp ráp xong?

3/ Tính thời gian trung bình cho mỗi loại sản phẩm?

Đáp số:

1/ Thời gian min = 200 phút (3 giờ 20 phút)

2/ 10 giờ 50 phút

3/ Thời gian trung bình cho mỗi loại sp là 40 phút

Bài 38:

Phân xưởng số 1 của doanh nghiệp cơ khí tỉnh X mỗi ngày cần sản xuất và lắp ráp hoàn
thành 05 loại sản phẩm khác nhau. Phân xưởng này chỉ có 02 dây chuyền: dây chuyền sản xuất
và dây chuyền lắp ráp. Thời gian sản xuất và thời gian lắp ráp các loại sản phẩm trên hai dây
chuyền được cho ở bảng sau (ĐVT: phút):
Loại SP Dây chuyền sản xuất Dây chuyền lắp ráp

A 30 40

B 50 20

C 90 70

D 10 20

E 20 30

1/ Hãy sắp xếp thứ tự sao cho các sản phẩm được hoàn thành xong sớm nhất? Tính tổng thời
gian “min” để thực hiện việc sản xuất và lắp ráp 05 sản phẩm đó.

2/ Nếu hằng ngày bắt đầu lúc 8 giờ sáng thì khi nào sản xuất và lắp ráp xong?

3/ Tính thời gian trung bình cho mỗi loại sản phẩm?

4/ Nếu phân xưởng thực hiện chế độ nghỉ trưa từ 11 giờ đến 14 giờ, thì khi nào sản xuất và lắp
ráp xong?

Đáp số:

1/ Thời gian min 240 phút (4 giờ)

2/ 12 giờ trưa

3/ Thời gian trung bình cho mỗi sp là 48 phút

4/ 15 giờ chiều

Bài 39:

Có 03 công việc được thực hiện trên 3 máy với thời gian thực hiện được cho ở bảng
sau đây (ĐVT: giờ)

CV Máy 1 Máy 2 Máy 3

A 5 4 6

B 7 5 8

C 9 3 5

Yêu cầu: Áp dụng nguyên tắc JOHNSON, hãy sắp xếp thứ tự sao cho các công việc
được hòan thành xong sớm nhất? Tính tổng thời gian “min” thực hiện các công việc đó
Đáp số: Tmin = 30h

Bài 40:

Có 04 công việc (A, B, C, D) có thời gian hao phí cho các máy (M1, M2, M3) như sau:

Máy Thời gian (giờ)

Công việc M1 M2 M3

A 6 3 7

B 4 2 6

C 6 3 5

D 5 2 3

Hãy sắp xếp thứ tự thực hiện các công việc theo nguyên tắc Johnson. Tính tổng thời
gian sản xuất “min”.

Đáp số: Tmin = 28h

Bài 41:

Có 03 công việc được thực hiện trên 3 máy với thời gian thực hiện được cho ở bảng
sau đây (ĐVT: giờ)

CV Máy 1 Máy 2 Máy 3

A 5 4 6

B 7 5 8

C 9 3 5

Yêu cầu: Áp dụng nguyên tắc JOHNSON, hãy sắp xếp thứ tự sao cho các công việc
được hòan thành xong sớm nhất? Tính tổng thời gian “min” thực hiện các công việc đó

Đáp số: Tmin 30h

Bài 42:

Có 06 công việc được tuần tự thực hiện trên 02 máy với thời gian thực hiện được cho
ở bảng sau:

CÔNG VIỆC Thời gian thực hiện (h)


Máy 1 Máy 2

A 6 7

B 4 8

C 9 11

D 13 3

E 5 8

F 8 13

Yêu cầu: Hãy sử dụng nguyên tắc Johnson xếp thứ tự các công việc thực hiện và tính tổng thời
gian “Min” thực hiện các công việc đó.

Đáp số: Tmin 54h

Bài 43:

Có 05 công việc được tuần tự thực hiện trên 02 máy với thời gian thực hiện được cho
ở bảng sau:

Thời gian thực hiện (h)


CÔNG VIỆC
Máy 1 Máy 2

A 4 3

B 4 5

C 7 8

D 5 6

E 3 2

Yêu cầu: Hãy sử dụng nguyên tắc Johnson xếp thứ tự các công việc thực hiện và tính
tổng thời gian “Min” thực hiện các công việc đó.

Đáp số: Tmin = 29h

Bài 44:
Phân xưởng mỗi ngày cần tiện và mài 05 loại sản phẩm khác nhau. Phân xưởng có 02
máy tiện và mài. Thời gian sản xuất các loại sản phẩm trên hai máy được cho ở bảng sau
(ĐVT: giờ)

Loại SP Máy tiện Máy mài

A 2 3

B 4 1

C 8 6

D 1 2

E 2 3

1/ Áp dụng nguyên tắc JOHNSON, hãy sắp xếp thứ tự sao cho các sản phẩm được hoàn thành
xong sớm nhất? Tính tổng thời gian “min” để thực hiện việc sản xuất và lắp ráp 05 loại sản
phẩm đó.

2/ Tính thời gian trung bình cho mỗi loại sản phẩm?

Đáp số: 1/ Thời gian min = 20 giờ

2/ Thời gian trung bình cho mỗi loại sp = 4giờ

Bài 45:

Có 6 công việc được tuần tự gia công trên 2 máy I &II với thời gian như sau:

Công việc Máy I (phút) Máy II (phút)

A 7 8

B 6 4

C 14 16

D 2 12

E 10 14

F 22 28

Vận dụng nguyên tắc Johnson, hãy sắp xếp sao cho thời gian gia công đạt ngắn nhất và
thời gian này là bao nhiêu?
Đáp số: Tmin = 87 phút

Bài 46:

Có 05 lô hàng (A,B,C,D,E), mỗi lô hàng được thực hiện qua 03 công đọan với thời gian
thực hiện như sau:

Thời gian (ngày)


Lô hàng
Công đọan 1 Công đọan 2 Công đọan 3

A 7 4 6

B 10 4 9

C 6 6 7

D 8 6 9

E 9 5 8

1/ Sắp xếp thứ tự tối ưu thực hiện các lô hàng với thời gian thấp nhất, thời gian thấp
nhất bằng bao nhiêu?

2/ Tính thời gian hoàn thành trung bình một lô hàng.

Đáp số
+ Tmin = 52 ngày

+ Thời gian thực hiện bq 1 lô hàng = 10,40 ngày

Bài 47:

Có 05 lô hàng (A,B,C,D,E), mỗi lô hàng được thực hiện qua 03 công đọan với thời gian
thực hiện như sau:

Thời gian (ngày)


Lô hàng
Công đọan 1 Công đọan 2 Công đọan 3

A 10 7 9

B 13 7 12

C 9 9 10

D 11 9 12
E 12 8 11

1/ Sắp xếp thứ tự tối ưu thực hiện các lô hàng với thời gian thấp nhất, thời gian thấp
nhất bằng bao nhiêu?

2/ Tính thời gian hòan thành trung bình một lô hàng.

Đáp số:
+ Tmin = 73 ngày

+ Thời gian thực hiện bq 1 lô hàng = 14,60 ngày

Bài 48:

Có 05 sản phẩm (A,B,C,D,E), mỗi sản phẩm được thực hiện qua 03 máy với thời gian
thực hiện như sau:

Thời gian (giờ)


Sản phẩm
Máy 1 Máy 2 Máy 3

A 14 11 13

B 17 11 16

C 13 13 14

D 15 13 16

E 16 12 15

1/ Sắp xếp thứ tự tối ưu thực hiện các sản phẩm với thời gian thấp nhất, thời gian thấp
nhất bằng bao nhiêu?

2/ Tính thời gian hòan thành trung bình một sản phẩm.

Đáp số
+ Tmin = 101 h

+ Thời gian thực hiện bq 1 sp = 20.20 h

Bài 49:

Có 6 công việc được thực hiện trên 2 máy cho ở bảng sau đây. Áp dụng nguyên tắc
JOHNSON hãy lập bảng điều độ thực hiện các công việc sao cho thời gian thực hiện là nhỏ
nhất. Thời gian thực hiện được tính bằng ngày.
Công việc Máy 1 Máy 2

A 4 5

B 6 3

C 10 7

D 2 1

E 11 8

F 5 4

Đáp số: Tmin = 40 ngày

Bài 50:

Trình bày điều kiện và nguyên tắc ứng dụng “nguyên tắc Johnson” cho trường hợp bố
trí n công việc cho 2 máy.

Áp dụng giải bài toán sau, có 4 công việc với thời gian hao phí trên 2 máy được cho ở
bảng sau:

Thời gian (giờ)


Công việc
Máy 1 Máy 2

A 4 3

B 3 2

C 5 7

D 1 6

Yêu cầu:

a) Hãy xếp thứ tự thực hiện các công việc theo nguyên tắc Johnson
b) Tính tổng thời gian sản xuất và chờ đợi theo nguyên tắc Johnson
c) Nếu xếp thứ tự thực hiện các công việc lần lượt là D-C-B-A thì thời gian sản xuất và
thời gian chờ đợi lãng phí so với nguyên tắc Johnson là bao nhiêu?
Đáp số:
a) Thứ tự thực hiện các công việc theo nguyên tắc Johnson: D-C-A-B
b) Tổng thời gian sản xuất theo nguyên tắc Johnson (Tmin) = 19h và Tổng thời gian chờ
theo nguyên tắc Johnson = 7h.
c) Thời gian sản xuất không đổi so với nguyên tắc Johnson = 19h & thời gian chờ đợi
không đổi so với nguyên tắc Johnson = 7h.

Bài 51:

Có 05 công việc (A,B,C,D,E) được gia công bằng 02 máy (I, II). Thời gian thực hiện
công việc cho mỗi máy như bảng sau:

Thời gian thực hiện (giờ)


Công việc
Máy I Máy II

A 12 11

B 10 12

C 15 16

D 18 9

E 8 9

Trưởng phòng điều độ sản xuất của công ty bố trí trình tự thực hiện các công việc như
sau: A-C-B-D-E

Yêu cầu:

a/ Bạn hãy tìm phương án bố trí trình tự thực hiện các công việc một cách tối ưu nhất.
Theo phương án tối ưu, tổng thời gian thực hiện các công việc nhỏ nhất là bao nhiêu?

b/ Phương án của trưởng phòng hợp lý không? Tính thời gian tiết kiệm của phương án
bố trí tối ưu so với phương án của trưởng phòng.

Đáp số:
a/ Tmin của PA tối ưu = 72 h

b/ Tg thực hiện PA của trưởng phòng là 73 h; Tg tiết kiệm của PA tối ưu so với PA
của trưởng phòng là 1 h, PA trưởng phòng chưa hợp lý

Bài 52:

Một công ty, vào ngày 01.01.201X lần lượt nhận được 05 hợp đồng sửa chữa nhà có
thời gian sửa chữa và thời điểm hòan thành bàn giao cho theo bảng sau:
Thời gian sửa chữa Thời điểm hòan thành bàn giao
Hợp đồng
(ngày) (ngày thứ)

A 7 28

B 9 11

C 11 25

D 1 8

E 6 16

Giữa 02 cách điều độ theo nguyên tắc đến trước làm trước (FCFS) và nguyên tắc thời
gian thi công ngắn nhất (SPT), bạn khuyên công ty nên áp dụng cách nào? Tại sao?

Đáp số: Chọn nguyên tắc SPT vì có các chỉ tiêu hiệu quả tốt hơn nguyên tắc FCFS

Bài 53:

Có 05 công việc được thực hiện bằng 2 máy, thời gian thực hiện công việc cho mỗi
máy như sau:

Thời gian thực hiện (giờ)


Công việc
Máy 1 Máy 2

A 10 12

B 6 14

C 16 20

D 24 4

E 8 6

Hãy sử dụng nguyên tắc Johnson lập lịch trình thực hiện công viêc sao cho thời gian
gia công là thấp nhất và thấp nhất là bao nhiêu giờ?

Đáp số: Tmin = 68 h

Bài 54:

Mỗi ngày một bệnh viện cần giặt 5 loại khăn khác nhau. Bệnh viện chỉ có 01 máy giặt
và 01 máy sấy. Thời gian giặt và sấy trên 02 máy được biết như sau:
Loại khăn giặt Máy giặt (phút) Máy sấy (phút)

A 20 30

B 40 20

C 80 60

D 10 40

E 30 50

a/ Dùng nguyên tắc Johnson, hãy lập lịch trình công việc sao cho thời gian giặt và sấy trên hai
máy là thấp nhất. Tính tổng thời gian Min thực hiện các công việc đó?

b/ Nếu hằng ngày bắt đầu lúc 9h sáng thì khi nào giặt sấy xong?

c/ Thời gian trung bình của mỗi loại khăn là bao nhiêu?

Đáp số:
a/ Trình tự : D-A-E-C-B; Tmin = 220 phút

b/ 12 h 40 phút

c/ 44 phút

Bài 55:

Mỗi ngày một bệnh viện cần giặt 5 loại khăn khác nhau. Bệnh viện chỉ có 01 máy giặt
và 01 máy sấy. Thời gian giặt và sấy trên 02 máy được biết như sau:

Loại khăn giặt Máy giặt (phút) Máy sấy (phút)

A 10 20

B 30 15

C 70 50

D 25 30

E 20 40

a/ Dùng nguyên tắc Johnson, hãy lập lịch trình công việc sao cho thời gian giặt và sấy trên hai
máy là thấp nhất. Tính tổng thời gian Min thực hiện các công việc đó?

b/ Nếu hằng ngày bắt đầu lúc 9h sáng thì khi nào giặt sấy xong?
c/ Thời gian trung bình của mỗi loại khăn là bao nhiêu?

Đáp số:
a/ Trình tự : AEDCB; Tmin = 190 phút

b/ 12 h 10 phút

c/ 38 phút

-------------------------------------

BÀI TẬP CHƯƠNG QT TỒN KHO

---oooOooo---

Bài 02:

Công ty X chuyên sản xuất sản phẩm nhựa, có nhu cầu hạt nhựa hàng năm là 1000
tấn/năm. Chi phí đặt hàng mỗi lần là 100000đ, phí trữ hàng 5000 đ/tấn/năm, giá mua một
tấn nhựa là 500000 đ, trong năm công ty làm việc 300 ngày. Tính các chỉ tiêu sau:

a/ Sản lượng đặt hàng tối ưu của một đơn hàng

b/ Số đơn hàng trong một năm

c/ Khoảng cách thời gian giữa 02 đơn hàng

d/ Chi phí về hàng tồn kho cả năm và chi phí của hàng tồn kho cả năm

Bài giải:

a/ Sản lượng đặt hàng tối ưu của một đơn hàng:

2SD
Q* = = 200 tấn/đơn hàng
H

b/ Số lần đặt hàng (số đơn hàng) trong năm :

N = D/Q = 1000/200 = 5 đơn hàng

c/ Khoảng cách thời gian giữa 02 đơn hàng :

T = 300/5 = 60 ngày

d/ Chi phí tồn kho:

- Cmh = 1000 x 500000 = 500.000.000; C đh = Ctt = 500.000


- Chi phí về hàng tồn kho: TC=1.000.000,

- Chi phí của hàng tồn kho: TC = 501.000.000

Bài 04:

Doanh nghiệp sản xuất một loại phụ tùng Y với tốc độ 100 cái/ngày và dùng loại phụ
tùng này với tốc độ 24000 cái/năm (trong năm làm việc 300 ngày). Phí trữ hàng
1usd/cái/năm, phí đặt hàng mỗi lần là 20usd. Tính:

- Số lượng sản xuất kinh tế là bao nhiêu?

- Mỗi năm cần sản xuất bao nhiêu loạt?

- Mức độ tồn kho tối đa sẽ là bao nhiêu?

- Số % thời gian mà hệ thống tồn kho hoạt động theo phương thức tiêu thụ thuần tuý?

Bài giải:

- Tính sản lượng sản xuất kinh tế Q*:

Tốc độ sử dụng mỗi ngày d = D/số ngày làm việc thực tế = 24000/300 = 80

2SD 2 x 20 x 24000
Q* = = = 2.191 cái
 d  80 
H 1   1x1  
 p  100 

- Số loạt cần sản xuất trong năm:

N = D/Q* = 24000/2191 = 10,95 loạt

- Thời gian cần cho mỗi loạt:

T = Số ngày LV trong năm/Số loạt=300/10,95=27,3 ngày

- Mức độ tồn kho tố đa:

Qmax = Q*(1 – d/p) = 2191(1-80/100) = 438,2 cái

- Thời gian cần để sản xuất Q* hay số ngày theo phương thức sản xuất cho mỗi chu kỳ:

Tp = Q*/p = 21,9 ngày

- Thời gian không sản xuất hay số ngày theo phương thức tiêu thụ thuần tuý:

Tc = T – Tp = 27,3 – 21,9 = 5,4 ngày. Hoặc:


Tc = Q*/d - Q*/p = Qmax/d = 438,2/80 = 5,4 ngày

(T = Tc + Tp)

- Số % thời gian tiêu thụ thuần tuý:

Tc/T = 5,4/27,3 = 0,1978 ~ 19,78%

Bài 06:

Tại một doanh nghiệp sản xuất, nhu cầu cả năm của một loại nguyên vật liệu là 1000
tấn. Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 100.000đ. Tỷ lệ chi phí tồn trữ một tấn nguyên vật
liệu trong năm là 10% so với giá mua. Gía mua 1 tấn nguyên vật liệu là 50000 đồng. Tính sản
lượng đặt hàng tối ưu, biết biểu khấu trừ như sau:

Mức khấu trừ (tấn) Tỷ lệ khấu trừ (%)

001 – 150 0

151 – 200 10

201 – 250 15

251 – 300 20

≥ 301 30

Đáp số: Chọn Q* = 301 tấn/đơn hàng, với giá mua theo tỷ lệ khấu trừ 30%

Bài 07:

Tại một doanh nghiệp sản xuất, nhu cầu cả năm của một lọai nguyên vật liệu là 1.000
tấn. Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 100.000đ. Tỷ lệ chi phí tồn trữ một tấn nguyên vật
liệu trong năm là 10% so với giá mua. Gía mua 1 tấn nguyên vật liệu là 100.000 đồng. Hãy
tính sản lượng đặt hàng tối ưu, biết rằng biểu khấu trừ như sau:

Mức khấu trừ (tấn) Tỷ lệ khấu trừ (%)

001 – 200 0

201 – 300 5

301 – 400 10

401 – 500 15
≥ 501 20

Đáp số: Chọn Q* = 501 tấn/đơn hàng, với giá mua theo tỷ lệ khấu trừ 20%

Bài 08:

Tại một doanh nghiệp, nhu cầu cả năm của một lọai hàng là 5000 tấn. Chi phí đặt hàng
cho mỗi đơn hàng là 500.000 đ. Tỷ lệ chi phí tồn trữ một tấn hàng trong năm là 10% so với
giá mua. Hãy tính sản lượng đặt hàng tối ưu, biết rằng biểu khấu trừ như sau:

Mức khấu trừ (tấn) Đơn giá (đ/sp)

0 – 999 50000

1000 – 1999 49000

 2000 48500

Đáp số: Chọn Q* = 2000 tấn/đơn hàng, với giá mua 48500 đ/sp

Bài 09:
Tại một doanh nghiệp, nhu cầu cả năm của một lọai hàng là 1.000 tấn. Chi phí đặt hàng
cho mỗi đơn hàng là 100.000 đ. Tỷ lệ chi phí tồn trữ một tấn hàng trong năm là 10% so với
giá mua. Hãy tính sản lượng đặt hàng tối ưu, biết rằng biểu khấu trừ như sau:

Mức khấu trừ (tấn) Đơn giá (đ/ tấn)

001-150 50000

151-200 45000

201-250 42500

251-300 40000

≥ 301 35000

Đáp số: Chọn Q* = 301 tấn/đơn hàng, với giá mua 35000 đ/sp

Bài 10:

Một doanh nghiệp thương mại kinh doanh phân bón có nhu cầu hàng năm là 100.000
tấn phân urê. Biết rằng, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 10.000.000 đ, chi phí tồn trữ 1
tấn phân urê trong 1 năm là 5000 đ, doanh nghiệp họat động 250 ngày một năm và thời gian
cung ứng là 10 ngày.
a) Tính sản lượng đơn hàng tối ưu
b) Số lần đặt hàng trong năm
c) Khỏang cách giữa 2 đơn hàng
d) Tổng chi phí về hàng tồn kho
e) Mức tồn kho tối thiểu ở thời điểm đặt hàng
Đáp số:

a) Sản lượng đơn hàng tối ưu: Q* = 20.000 Tấn/đơn hàng


b) Số lần đặt hàng trong năm : n = 5 lần
c) Khỏang cách giữa 2 đơn hàng : T = 50 ngày
d) Tổng chi phí về hàng tồn kho : TC = 100.000.000 đ
e) Mức tồn kho tối thiểu ở thời điểm đặt hàng: ROP = 4000 tấn

Bài 11:

Tại một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa gia dụng, có nhu cầu hàng năm là
2.500 tấn hạt nhựa để phục vụ sản xuất. Biết tổng chi phí về hàng tồn kho hàng năm là 30.000
usd. Tỷ lệ chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng so với chi phí tồn trữ 1 tấn hạt nhựa trong 1 năm
là 200. Doanh nghiệp họat động 250 ngày một năm và thời gian cung ứng là 10 ngày. Hãy sử
dụng mô hình EOQ (Economic Order Quantity) xác định:

a) Sản lượng đặt hàng tối ưu


b) Khỏang cách giữa hai lần đặt hàng
c) Chi phí tồn trữ 1 tấn hạt nhựa mỗi năm
d) Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng
e) Mức tồn kho tối thiểu, tức xác định điểm đặt hàng lại
Đáp số:
a) Sản lượng đặt hàng tối ưu : 1000 tấn/đơn hàng
b) Khỏang cách giữa hai lần đặt hàng : 100 ngày

c) Chi phí tồn trữ 1 tấn hạt nhựa mỗi năm: 30usd/tấn/năm
d) Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng: 6000 usd/đơn hàng
e) Mức tồn kho tối thiểu : 100 Tấn.

Bài 12:
Một thiết bị đang sản xuất một lọai phụ tùng X với công suất 150 sản phẩm/ngày, phụ
tùng được nhập kho dần dần theo đơn hàng sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ của phụ tùng này là 120
POQ
sản phẩm/ngày. Thiết bị làm việc 5 ngày/tuần và 50 tuần/năm. Chi phí chuẩn bị sản xuất (chuẩn
bị vật tư, điều chỉnh thiết bị) là 320.000 đồng/đơn hàng sản xuất, chi phí tồn trữ là 500 đồng/sản
phẩm/tháng.

1/ Xác định sản lượng sản xuất tối ưu cho mỗi đơn hàng.

2/ Tính tổng thời gian của một chu kỳ tồn kho (bao gồm thời gian sản xuất và thời gian
tiêu thụ cho khối lượng của một đơn hàng)

3/ Tính thời gian sản xuất ra khối lượng của đơn hàng và thời gian tiêu thụ khối lượng
của đơn hàng.

4/ Nếu nhà quản trị muốn thiết bị sản xuất thêm một lọai phu tùng Y khác với thời gian
sản xuất là 5 ngày thì có được không (biết rằng thời gian chuẩn bị sản xuất phụ tùng X theo
một đơn hàng sản xuất mất 1 ngày)?

Đáp số:

1/ Q*(POQ) = 4.000sp/đh

2/ T = 33.33ngày

3/ Tsx = 26.67ngày ; T tiêu thụ = 6.66ngày

4/ Đủ thời gian để sản xuất thêm 1 lọai phụ tùng Y khác.

Bài 13:
Một thiết bị đang sản xuất một lọai phụ tùng X với công suất 250 sản phẩm/ngày, phụ
tùng được nhập kho dần dần theo đơn hàng sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ của phụ tùng này là 200
sản phẩm/ngày. Thiết bị làm việc 5 ngày/tuần và 50 tuần/năm. Chi phí chuẩn bị sản xuất (chuẩn
bị vật tư, điều chỉnh thiết bị) là 600.000 đồng/đơn hàng sản xuất, chi phí tồn trữ là 1.000
đồng/sản phẩm/tháng.

1/ Xác định sản lượng sản xuất tối ưu cho mỗi đơn hàng.

2/ Tính tổng thời gian của một chu kỳ tồn kho (bao gồm thời gian sản xuất và thời gian
tiêu thụ cho khối lượng của một đơn hàng)

3/ Tính thời gian sản xuất ra khối lượng của đơn hàng và thời gian tiêu thụ khối lượng
của đơn hàng.

4/ Nếu nhà quản trị muốn thiết bị sản xuất thêm một lọai phu tùng Y khác với thời gian
sản xuất là 5 ngày thì có được không (biết rằng thời gian chuẩn bị sản xuất phụ tùng X theo
một đơn hàng sản xuất mất 1 ngày)?
Đáp số:

1/ Q*(POQ) = 5.000 sp/đh

2/ T = 25 ngày

3/ Tsx = 20 ngày ; T tiêu thụ = 5 ngày

4/ Không đủ thời gian để sản xuất thêm 1 lọai phụ tùng Y khác.

Bài 14:
Một thiết bị đang sản xuất một lọai phụ tùng A với công suất 150 sản phẩm/ngày, phụ
tùng được nhập kho dần dần theo đơn hàng sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ của phụ tùng này là 120
sản phẩm/ngày. Thiết bị làm việc 5 ngày/tuần và 50 tuần/năm. Chi phí chuẩn bị sản xuất (chuẩn
bị vật tư, điều chỉnh thiết bị) là 180.000 đồng/đơn hàng sản xuất, chi phí tồn trữ là 500 đồng/sản
phẩm/tháng.

1/ Xác định sản lượng sản xuất tối ưu cho mỗi đơn hàng.

2/ Tính tổng thời gian của một chu kỳ tồn kho (bao gồm thời gian sản xuất và thời gian
tiêu thụ cho khối lượng của một đơn hàng)

3/ Tính thời gian sản xuất ra khối lượng của đơn hàng và thời gian tiêu thụ khối lượng
của đơn hàng.

4/ Nếu nhà quản trị muốn thiết bị sản xuất thêm một lọai phu tùng B khác với thời gian
sản xuất là 2 ngày thì có được không (biết rằng thời gian chuẩn bị sản xuất phụ tùng A theo
một đơn hàng sản xuất mất 1 ngày)?

Đáp số:

1/ Q*(POQ) = 3.000 sp/đh

2/ T = 25 ngày

3/ Tsx = 20 ngày ; T tiêu thụ = 5 ngày

4/ Đủ thời gian để sản xuất thêm 1 lọai phụ tùng B khác.

Bài 15:
Một thiết bị đang sản xuất một lọai phụ tùng A với công suất 250 sản phẩm/ngày, phụ
tùng được nhập kho dần dần theo đơn hàng sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ của phụ tùng này là 200
sản phẩm/ngày. Thiết bị làm việc 5 ngày/tuần và 50 tuần/năm. Chi phí chuẩn bị sản xuất (chuẩn
bị vật tư, điều chỉnh thiết bị) là 150.000 đồng/đơn hàng sản xuất, chi phí tồn trữ là 1.000
đồng/sản phẩm/tháng.

1/ Xác định sản lượng sản xuất tối ưu cho mỗi đơn hàng.

2/ Tính tổng thời gian của một chu kỳ tồn kho (bao gồm thời gian sản xuất và thời gian
tiêu thụ cho khối lượng của một đơn hàng)

3/ Tính thời gian sản xuất ra khối lượng của đơn hàng và thời gian tiêu thụ khối lượng
của đơn hàng.

4/ Nếu nhà quản trị muốn thiết bị sản xuất thêm một lọai phu tùng B khác với thời gian
sản xuất là 2 ngày thì có được không (biết rằng thời gian chuẩn bị sản xuất phụ tùng A theo
một đơn hàng sản xuất mất 1 ngày)?

Đáp số:

1/ Q*(POQ) = 2.500 sp/đh

2/ T = 12.5 ngày

3/ Tsx = 10 ngày ; T tiêu thụ = 2.5 ngày

4/ Không đủ thời gian để sản xuất thêm 1 lọai phụ tùng B khác.

Bài 16:
Công ty cần mua NVL để sản xuất với mức sử dụng bình quân là 20 tấn/ngày, công ty
họat động 300 ngày/năm, ước tính chi phí cho mỗi lần đặt hàng là 2.000.000đ. Biết rằng sản
lượng của mỗi đơn hàng được công ty nhập kho ngay lập tức khi hàng về đến kho. Nhà cung
cấp NVL có chính sách giá bán như sau:

Khối lượng (tấn) Giá bán 1 tấn NVL (đ/tấn)

1- 499 1.000.000

500 – 799 900.000

≥ 800 850.000

1/ Nếu chi phí tồn trữ nguyên vật liệu chiếm 10% giá mua thì công ty nên đặt hàng với
sản lượng tối ưu là bao nhiêu cho mỗi đơn hàng

2/ Nếu thời gian đặt hàng là 10 ngày công ty nên thiết lập điểm đặt hàng lại là bao
nhiêu?
Đáp số: Chọn Q* = 800 tấn/đh ; ROP = 200 tấn

Bài 17:
Công ty cần mua nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất với mức sử dụng bình quân là 20
tấn/ngày, công ty họat động 300 ngày/năm, công ty ước tính chi phí cho mỗi lần đặt hàng là
2.000.000đ.
Biết rằng sản lượng của mỗi đơn hàng được công ty nhập kho ngay lập tức khi hàng về
đến kho. Gía mua một tấn nguyên vật liệu chưa có chiết khấu là 1.000.000đ/tấn.
Nhà cung cấp nguyên vật liệu có chính sách chiết khấu giá bán như sau:
Khối lượng (tấn) Tỷ lệ chiết khấu
1- 499 0%
500 – 799 10%
≥ 800 15%
1/ Nếu chi phí tồn trữ mỗi tấn nguyên vật liệu mỗi năm chiếm 10% giá mua thì công ty
nên đặt hàng với sản lượng tối ưu là bao nhiêu cho mỗi đơn hàng
2/ Nếu thời gian đặt hàng là 10 ngày công ty nên thiết lập điểm đặt hàng lại là bao
nhiêu?

Đáp số: Chọn Q* = 800 tấn/đh ; ROP = 200 tấn

Bài 18:
Công ty cần mua nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất với mức sử dụng bình quân là 20
tấn/ngày, công ty họat động 300 ngày/năm, công ty ước tính chi phí cho mỗi lần đặt hàng là
2.000.000đ.

Biết rằng sản lượng của mỗi đơn hàng được công ty nhập kho ngay lập tức khi hàng về
đến kho.

Nhà cung cấp nguyên vật liệu có chính sách giá bán như sau:

Khối lượng (tấn) Giá bán 1 tấn NVL (đ/tấn)

1- 499 1.000.000

500 – 799 900.000

≥ 800 850.000

1/ Nếu chi phí tồn trữ nguyên vật liệu là 96.000đ/tấn/năm thì công ty nên đặt hàng với
sản lượng tối ưu là bao nhiêu cho mỗi đơn hàng theo giá mua bao nhiêu?
2/ Nếu thời gian đặt hàng là 10 ngày công ty nên thiết lập điểm đặt hàng lại là bao
nhiêu?

Đáp số: Chọn Q* = 800 tấn/đh ; ROP = 200 tấn

Bài 19:
Công ty cần mua nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất với mức sử dụng bình quân là 20
tấn/ngày, công ty họat động 300 ngày/năm, công ty ước tính chi phí cho mỗi lần đặt hàng là
2.000.000đ. Biết rằng sản lượng của mỗi đơn hàng được công ty nhập kho ngay lập tức khi
hàng về đến kho. Gía mua một tấn nguyên vật liệu chưa có chiết khấu là 1.000.000đ/tấn.

Nhà cung cấp nguyên vật liệu có chính sách chiết khấu giá bán như sau:

Khối lượng (tấn) Tỷ lệ chiết khấu

1- 499 0%

500 – 799 10%

≥ 800 15%

1/ Nếu chi phí tồn trữ nguyên vật liệu là 96.000đ/tấn/năm thì công ty nên đặt hàng với
sản lượng tối ưu là bao nhiêu cho mỗi đơn hàng

2/ Nếu thời gian đặt hàng là 10 ngày công ty nên thiết lập điểm đặt hàng lại là bao
nhiêu?

Đáp số: Chọn Q*3 = 800 tấn/đh ; ROP = 200 tấn

Bài 20:

Công ty TNHH Hoa Anh chuyên sản xuất hàng may mặc có nhu cầu cả năm là 6000
tấn vải. Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 200.000đ. Chi phí tồn trữ là 120.000đ/tấn/năm.

Hãy xác định:

1. Theo mô hình POQ, tính sản lượng đặt hàng tối ưu cho mỗi lần đặt hàng.
2. Tổng chi phí tối thiểu “về” hàng tồn kho.
3. Số lần đặt hàng tối ưu trong năm
4. Số ngày cách quãng giữa 2 lần cung ứng
Biết rằng: Mức sản xuất bình quân một ngày đêm của công ty là 40 tấn và doanh nghiệp hoạt
động trong một năm là 300 ngày.

Đáp số:
1. Q* = 200 tấn/ đơn hàng
2. Tcp = 12 tr
3. N = 30 đơn hàng
4. T = 10 ngày

Bài 21:

Tại công ty Phương Nam, nhu cầu về sản phẩm là 1000 đơn vị/năm. Nhà cung ứng có
chính sách khấu trừ theo sản lượng như sau:

Mức khấu trừ Tỷ lệ khấu trừ (%)

001-150 0

151-200 10

201-250 14

251-300 16

> 301 20

Chi phí tồn trữ được tính theo giá mua và bằng 10% giá mua 1 đơn vị. Chi phí đặt hàng
là 100.000đ/đơn hàng. Chi phí một đơn vị hàng theo đơn giá cố định là 50.000đ. Hãy xác định
lượng đặt hàng tối ưu cho một đơn hàng?

Đáp số : Q* = 301 tấn/đơn hàng

Bài 22:

Có tài liệu sau đây về họat động của một công ty sản xuất sản phẩm nhựa gia dụng:

- Sản lượng đơn hàng tối ưu theo mô hình tồn kho POQ được công ty xác định là 450 tấn
hạt nhựa
- Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 100.000 đồng
- Chi phí tồn trữ 1 tấn hạt nhựa một năm là 10.000 đồng
- Mức cung cấp hạt nhựa bình quân mỗi ngày là 10 tấn
- Mức sử dụng hạt nhựa bình quân mỗi ngày là 8 tấn
Hãy xác định:

a/ Nhu cầu hạt nhựa cả năm của công ty.

b/ Chi phí về hàng tồn kho cả năm của công ty


c/ Số lần đặt hàng tối ưu trong năm của công ty

Đáp số:

a/ Nhu cầu hạt nhựa cả năm: D = 2.025 T

b/ Chi phí về hàng tồn kho cả năm: TC = 900.000đ

c/ Số lần đặt hàng trong năm: N = 4.5 đơn hàng

Bài 23:

Doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu phải sử dụng nguyên vật liệu X hàng năm là 6000
tấn. Phí trữ hàng mỗi tháng là 2.000đ/tấn, phí đặt hàng là 500.000đ/đơn hàng. Nhà cung ứng
nguyên vật liệu X phải mất 5 ngày từ lúc nhận đơn hàng cho đến lúc giao hàng. Xác định chiến
lược tồn kho tòan bộ cho doanh nghiệp, biết rằng đơn hàng được nhập kho ngay lập tức và số
ngày làm việc thực tế của doanh nghiệp là 300 ngày/năm.

Đáp số: Q* = 500 tấn/đơn hàng; ROP = 100 tấn

Bài 24:

Doanh nghiệp Nam Hưng bình quân mỗi năm sử dụng 100.000 cái ghi đông để lắp ráp
xe đạp. Doanh nghiệp có một phân xưởng sản xuất ghi đông với khả năng sản xuất bình quân
là 1.000 cái/ngày. Chi phí sản xuất bình quân một ghi đông là 120.000 đ.

Biết rằng: Chi phí tồn kho bình quân một ghi đông trong quý là 1% chi phí sản xuất;
Chi phí chuẩn bị sản xuất cho mỗi lô sản xuất là 1.000.000 đồng/lô sản xuất; Số ngày sản xuất
thực tế trong năm là 250 ngày.

Hãy xác định:

a) Số lượng ghi đông sản xuất tối ưu cho một lô sản xuất
b) Mức tồn kho tối đa
c) Chi phí về hàng tồn kho tối thiểu trong năm
d) Thời gian tồn kho của một lô hàng
e) Thời gian sản xuất một lô hàng
f) Số lượng ghi đông đã được sử dụng lắp ráp xe đạp trong thời kỳ sản xuất một lô.
g) Số lượng ghi đông đã được tích lũy tồn kho trong thời kỳ sản xuất một lô. Bạn có nhận
xét gì ?
Đáp số:

a/ Số lượng ghi đông sản xuất tối ưu cho một lô sản xuất : Q* = 8.333 cái
b/ Mức tồn kho tối đa : Qmax = 5.000 cái ghi đông

c/ Chi phí về hàng tồn kho tối thiểu trong năm: TC = 24000000 đ/năm

d/ Thời gian tồn kho của một lô hàng : T ≈ 20,83 ngày

e/ Thời gian sản xuất một lô hàng: Tsx = 8,33 ngày

f/ Số lượng ghi đông đã được sử dụng lắp ráp xe đạp trong thời kỳ sản xuất một lô : Q
lắp ráp ≈ 3.333 cái

g/ Số lượng ghi đông đã được tích lũy tồn kho trong thời kỳ sản xuất một lô: Q tích lũy
= 5.000 cái. Đối chiếu với câu b/, số lượng ghi đông đã được tích lũy tồn kho trong thời kỳ sản
xuất một lô chính là Qmax.

Bài 25:

Có tài liệu sau đây về họat động của một công ty sản xuất thức ăn gia súc:

- Sản lượng đơn hàng tối ưu theo mô hình tồn kho POQ được công ty xác định là 2000
tấn nguyên vật liệu
- Tỷ lệ chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng so với chi phí tồn trữ 1 tấn nguyên vật liệu
một năm là 50
- Chi phí tồn trữ 1kg nguyên vật liệu một tháng là 5 đồng
- Mức cung cấp nguyên vật liệu bình quân mỗi ngày là 20 tấn
- Mức sử dụng nguyên vật liệu bình quân mỗi ngày là 15 tấn
Hãy xác định:

a/ Nhu cầu nguyên vật liệu cả năm của công ty

b/ Chi phí về hàng tồn kho cả năm của công ty

c/ Số lần đặt hàng tối ưu trong năm của công ty

Đáp số:

a/ Nhu cầu nguyên vật liệu cả năm: D = 10.000 tấn

b/ Chi phí về hàng tồn kho cả năm: TC = 30.000.000đ

c/ Số lần đặt hàng trong năm: N = 5 đơn hang

Bài 26:
Một nhà máy sản xuất bánh với công suất 1.000 tấn/ngày, nhu cầu cả năm sử dụng hết
150.000 tấn và trong năm làm việc 300 ngày, chi phí tồn trữ cho mỗi tấn là 24.000 đ/tấn/năm,
chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng sản xuất là 250.000 đ/đơn hàng. Hãy áp dụng mô hình
lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ), tính:

1. Sản lượng sản xuất tối ưu cho mỗi đơn hàng sản xuất.
2. Chi phí “về” hàng tồn kho tối thiểu cả năm.
3. Số lượng đơn hàng sản xuất trong một năm.
Đáp số:

1/ Sản lượng sản xuất tối ưu cho 1 đơn hàng sản xuất : Q* = 2500 tấn/đơn hàng

2/ Chi phí về hàng tồn kho tối thiểu cả năm: CP min = 30.000.000 đ/năm

3/ Số lượng đơn hàng sản xuất trong 1 năm: N = 60 đơn hàng sản xuất/năm

Bài 27:

Tại một doanh nghiệp sản xuất, có nhu cầu hàng năm là 45.000 tấn nguyên vật liệu A
để phục vụ sản xuất. Biết tổng chi phí về hàng tồn kho hàng năm là 150.000 usd. Tỷ lệ chi phí
đặt hàng cho mỗi đơn hàng so với chi phí tồn trữ 1 tấn nguyên vật liệu trong 1 năm là 100.
Doanh nghiệp họat động 300 ngày một năm và thời gian cung ứng là 5 ngày. Hãy sử dụng mô
hình EOQ (Economic Order Quantity) xác định:

a) Sản lượng đặt hàng tối ưu cho mỗi đơn hàng


b) Khỏang cách giữa hai lần đặt hàng
c) Chi phí tồn trữ 1 tấn nguyên vật liệu mỗi năm
d) Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng
e) Mức tồn kho tối thiểu, tức xác định điểm đặt hàng lại
Đáp số:

a) Sản lượng đặt hàng tối ưu cho mỗi đơn hàng: Q* = 3000 tấn
b) Khỏang cách giữa hai lần đặt hàng : T = 20 ngày
c) Chi phí tồn trữ 1 tấn NVL mỗi năm: H = 50 usd/tấn/năm
d) Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng : S = 5000 usd/đơn hàng
e) Mức tồn kho tối thiểu: ROP = 750 Tấn.

Bài 28:
Doanh nghiệp cơ khí Thành Tâm có nhu cầu về loại phụ tùng A mỗi năm là 2500 cái.
Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 25 usd, chi phí tồn trữ được tính bằng 10% giá mua.
Biết rằng nhà cung cấp thông báo bảng chào hàng phụ tùng A như sau:

Lượng phụ tùng A (cái) Đơn giá bán (usd/cái)

1 – 3999 2,50

4000 – 4999 2,40

≥ 5000 2,35

Hỏi doanh nghiệp nên đặt hàng theo giá nào, với sản lượng đặt hàng của mỗi đơn hàng
là bao nhiêu để có tổng chi phí của hàng tồn kho cả năm là thấp nhất?

(Ghi chú: Sản lượng của đơn hàng phải làm tròn số)

Đáp số: Doanh nghiệp nên đặt hàng theo giá 2,50 usd/cái, với sản lượng tối ưu là Q* = 707
cái/đơn hàng

Bài 29:

Thiết bị hiện tại đang sản xuất một loại sản phẩm A với công suất 400 sản phẩm/ngày.
Nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm A là 160 sản phẩm/ngày. Thiết bị làm việc 5 ngày/tuần và 50
tuần/năm. Giám đốc nhà máy ước tính chi phí chuẩn bị sản xuất là 2.812.500 đồng/lô hàng sản
xuất, chi phí tồn trữ là 5.000 đồng/sản phẩm/tháng và thời gian thiết đặt sản xuất mất 2 ngày.
Áp dụng mô hình POQ, hãy tính:

a) Quy mô lô hàng sản xuất tối ưu. Cho biết ý nghĩa của kết quả vừa tính được.
b) Thời gian sản xuất, thời gian tiêu thụ thuần túy và thời gian của một chu kỳ tồn kho
của một lô hàng. Bạn hiểu thế nào là thời gian tiêu thụ thuần túy của một lô hàng
c) Nếu giám đốc nhà máy muốn thiết bị trên sản xuất thêm một sản phẩm B khác với
chu kỳ sản xuất là 8 ngày thì có được không? Tại sao?
Đáp số:

a) Q* = 2500sp/lô hàng
b) Tsx = 6,25 ngày; Ttt thuần túy = 9,38 ngày; T = 15,63 ngày
c) Không đủ thời gian để sx sp B
BÀI TẬP CHƯƠNG HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NVL
Bài 03:
Có số liệu được cho trong bảng sau:

Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nhu cầu(sp) 30 20 50 60 40 55 30 25 32

Chi phí thực hiện đơn hàng là 100000 đ, chi phí tồn trữ là 500 đ/sp/thời kỳ, lượng tồn
kho kỳ trước chuyển sang là 30 sản phẩm. Hãy xác định chi phí lô hàng theo các phương pháp
sau:

a/ Theo mô hình “Lot for lot”

b/ Theo mô hình “cân đối từng bộ phận” (theo phương pháp xấp xỉ bằng Q*=S/H )

c/ Theo mô hình EOQ.

d/ Theo bạn nên chọn phương pháp đặt hàng nào là kinh tế nhất?

Đáp số:

a/ 800000 đ

b/ 433000 đ

c/ 614500 đ

d/ Chọn b/

Bài 04:

Có số liệu về nhu cầu của một lọai sản phầm được cho trong bảng sau:

Tuần 0 1 2 3 4 5 6 7 8

Nhu cầu (sp) 50 30 60 50 10 70 40 34

Chi phí đặt hàng là 150.000 đồng/đơn hàng, chi phí tồn trữ là 1.000 đồng/sp/tuần, lượng
tồn kho của kỳ trước chuyển sang là 50 sp.

Xác định chi phí lô hàng theo các phương pháp đặt hàng sau:

a) Theo mô hình LFL


b) Theo mô hình EOQ
c) Theo mô hình PPB
Theo các bạn nên chọn phương pháp đặt hàng nào?

Đáp số:

a. Theo mô hình LFL, tổng chi phí lô hàng : 1.050.000

b. Theo mô hình EOQ, tổng chi phí lô hàng : 848.000

c. Theo mô hình PPB, tổng chi phí lô hàng : 598.000

KL : chọn phương pháp đặt hàng theo mô hình PPB vì có chi phí thấp nhất

Bài 05:

Có số liệu về nhu cầu của một lọai sản phầm được cho trong bảng sau:

Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nhu cầu (sp) 30 20 50 60 40 55 30 25 32

Chi phí đặt hàng là 100.000 đồng/đơn hàng, chi phí tồn trữ là 500 đồng/sp/tuần, lượng
tồn kho của kỳ trước chuyển sang là 30 sp.

Xác định chi phí lô hàng theo các phương pháp đặt hàng sau:

a) Theo mô hình LFL


b) Theo mô hình EOQ
c) Theo mô hình PPB
Theo các bạn nên chọn phương pháp đặt hàng nào?

Đáp số:

a. Theo mô hình LFL, tổng chi phí lô hàng : 800.000

b. Theo mô hình EOQ, tổng chi phí lô hàng : 614.500

c. Theo mô hình PPB, tổng chi phí lô hàng : 433.000

KL : chọn phương pháp đặt hàng theo mô hình PPB vì có chi phí thấp nhất

Bài 06:

Có số liệu về nhu cầu của một lọai sản phầm được cho trong bảng sau:

Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nhu cầu (sp) 30 30 40 10 10 40 30 20 42


Chi phí đặt hàng là 100usd/đơn hàng, chi phí tồn trữ là 1usd/sp/tuần, lượng tồn kho của
kỳ trước chuyển sang là 30 sp.

Xác định chi phí lô hàng theo các phương pháp đặt hàng sau:

a) Theo mô hình LFL


b) Theo mô hình EOQ
c) Theo mô hình PPB
Theo các bạn nên chọn phương pháp đặt hàng nào?

Đáp số:

a. Theo mô hình LFL, tổng chi phí lô hàng : 800

b. Theo mô hình EOQ, tổng chi phí lô hàng : 613

c. Theo mô hình PPB, tổng chi phí lô hàng : 460

KL : chọn phương pháp đặt hàng theo mô hình PPB vì có chi phí thấp nhất

--------------------------------

You might also like