Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

23DTA01 - NHÓM 1

TỪ VÀ PHƯƠNG THỨC TẠO TỪ


I. Từ là gì?
- Cho đến nay đã có nhiều công trình cố gắng xác định những đặc điểm cơ bản, phổ biến của từ
trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Nhưng những cố gắng đó chỉ đưa đến kết luận: cái gọi là từ
trong các ngôn ngữ thuộc những loại hình khác nhau là rất khác nhau.

- Đối với các ngôn ngữ biến hình, việc xác định ranh giới của từ có thể nhờ vào những phương tiện hình
thức, chẳng hạn nhờ tính đơn nhất về hình thái hay đặc trưng về trọng âm (blackboard “bảng đen:
thường là màu đen, nhưng không nhất thiết phải là màu đen” là một từ, còn black board “bảng màu
đen” là hai từ, trên chữ viết từ này tách khỏi từ kia bằng một khoảng trống). Tuy nhiên, ngay đối với các
ngôn ngữ biến hình thì đôi khi cũng có những trường hợp rắc rối khi xác định từ . Để giải quyết vấn đề
này, nhiều nhà nghiên cứu đề nghị phân biệt hai thuật ngữ hình thái và từ điển.

- Sau đây là một định nghĩa thường được coi là phổ quát về từ trong mọi ngôn ngữ trên thế giới: Từ
là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập. Vấn đề là cần hiểu “có khả năng hoạt
động độc lập” như thế nào? Cho đến nay đã có nhiều cách giải thích khác nhau. Có thể hiểu đó là khả
năng đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu hay có quan hệ kết hợp với những đơn vị có
khả năng đó.

- Chẳng hạn xét câu Tôi mua sách và bút. Trước hết có thể thấy tôi và mua sách và bút có khả năng
hoạt động độc lập, tôi làm chủ ngữ, mua sách và bút làm vị ngữ, nhưng chỉ có tôi là từ, vì “mua sách và
bút” KHÔNG phải là đơn vị có khả năng hoạt động độc lập nhỏ nhất, mà có thể phân tích thành những
đơn vị có khả năng hoạt động độc lập nhỏ hơn là mua, làm trung tâm của vị ngữ; sách và bút làm bổ
ngữ. Sách và bút có thể phân tích ra sách, bút là những đơn vị cùng có chức năng bổ ngữ, bổ nghĩa cho
mua. Còn và dĩ nhiên là từ vì có quan hệ kết hợp với sách, bút. Như vậy câu trên có 6 từ, trong đó có 5 từ
là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng dùng để cấu tạo câu và 1 từ là đơn vị có quan hệ kết
hợp với những đơn vị đã được xác định là từ.

II. Phương thức cấu tạo từ:


1. Phương thức từ hóa hình vị:
- Là phương thức tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có đặc điểm ý
nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì vào hình thức của nó.

. VD: Áo, quần, ăn, ngủ, nghỉ, núi, biển, sông, suối, nhà.

2. Phương thức ghép hình vị:


23DTA01 - NHÓM 1

- Là phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với nhau (chủ yếu là các
căn tố với nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới – từ ghép. Đây là
phương thức được sử dụng phổ biến

trong các ngôn ngữ.

. VD: Trong tiếng Việt: thiệt hơn, thay đổi, được mất, xe hơi, bởi vì, cho nên, vậy
mà, tuy vậy, nhưng mà, nếu mà, cơ chứ, cơ đấy.

3. Phương thức láy hình vị:

- Là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở, tạo ra hình vị giống với nó
toàn bộ hay một phần về âm thanh rồi ghép chúng lại với nhau.

- Là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ không biến hình
như tiếng Việt, Lào, Indo...

. VD: + Đen đen, trăng trắng, sành sạch, cỏn con, nho nhỏ, la lả, se sẽ, leo lẻo,
nheo nhéo, hơn hớn, tơn tớn,...

+ Đèm đẹp, tôn tốt, mền mệt, ang ác, anh ách...(láy toàn bộ).

4. Phương thức phái sinh:

- Đây là phương thức thêm phụ tố vào chính tố để tạo thành từ mới, chẳng hạn
tiền tố ta có: re-: return, recall; un-: untidy, unhappy; over-: overthink,
overwork; under-: underestimate. Hậu tố ta có: -er: worker, painter; -ness:
kindness, happiness; -ance/ ence: importance; -ment: appointment,
measurement …phụ tố được thêm vào có thể là tiền tố, trung tố hoặc hậu tố.
Phương thức này rất phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình, nhưng không có
trong những ngôn ngữ đơn lập.

5. Chuyển loại :

- Trong quá trình sử dụng, một từ có thể có sự biến đổi về chức năng, chẳng hạn
một danh từ có thể được dùng như một động từ, hay một động từ có thể được
dùng như một danh từ, v.v… Nhiều nhà nghiên cứu coi đó cũng là một phương
thức tạo từ mới. Chẳng hạn những danh từ paper “giấy”, butter “bơ”, bottle
“chai, lọ”, vacation “kì nghỉ lễ” trong tiếng Anh được dùng như động từ trong
những câu sau: He is papering the bedroom walls “Nó đang dán giấy tường cho
23DTA01 - NHÓM 1

phòng ngủ”; Have you buttered the toast? “Anh đã phết bơ vào bánh mì nướng
chưa?”

- Trong tiếng Việt, hiện tượng chuyển loại rất phổ biến, nhất là quá trình
chuyển một thực từ như của (cải), để, cho, đến, ra, v.v… thành một hư từ (giới từ).

6. Tạo từ tắt :
- Đây là phương thức tạo từ bằng cách ghép các chữ cái ờ đầu các từ trong một
tổ hợp định danh, chẳng hạn:

- UN: United Nations “Liên hiệp quốc”.

- UNESCO: United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organization


“Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hoá của Liên hiệp quốc”.

- NASA: National Aeronautics and Space Administration “Cơ quan hàng không
và vũ trụ quốc gia (Mĩ)”.

7. Vay mượn từ :
- Ở trên thế giới, không có một ngôn ngữ nào được gọi là thuần chủng mà
chúng đều được vay mượn hay nguồn gốc là từ ngữ của những ngôn ngữ khác.
Vay mượn từ của ngôn ngữ khác để biểu thị những khái niệm mới, làm tăng vốn
từ của mình là một hiện tượng phổ quát đối với các ngôn ngữ trên thế giới.

Có thể thấy những từ vay mượn Alcohol: “cồn, rượu” (từ tiếng Ả rập), Boss
“người chủ, người quản lí” (từ tiếng Hà Lan), Ti vi, cà phê, ra-đi-ô,.. (tiếng Anh);
Khán giả, mê cung, nghịch lí (tiếng Hán).

8. Trộn từ :

- Từ trộn là những từ được hình thành khi kết hợp một phần của từ này với một
phần của từ kia, và nghĩa của từ mới này thường tổng hợp nghĩa của hai từ đã
hợp lại để tạo thành từ mới.

- Đây là phương thức để tạo thành một từ mới, chẳng hạn trong tiếng Anh,
motel “khách sạn cho người lái xe ô tô, có chỗ đỗ xe ngay gần các phòng” được
tạo ra từ motor “động cơ” và hotel “khách sạn”, smog “sương khói” được tạo ra
23DTA01 - NHÓM 1

từ smoke “khói” và fog “sương mù”; trong tiếng Việt, văn nghệ được tạo ra từ
văn học và nghệ thuật, khoa giáo được tạo ra từ khoa học và giáo dục, v.v…

9. Cắt từ
- Đây là phương thức tạo từ mới bằng cách lược bỏ một phần của từ đã có, chẳng
hạn như prof (professor) “giáo sư”, doc (doctor) “tiến sĩ, bác sĩ”, exam
(examination) “kì thi”, lab (laboratory) “phòng thí nghiệm”, math
(mathematics) “toán học” trong tiếng Anh.

· THÀNH VIÊN NHÓM 1:


. Vũ Khánh Ánh Ngọc

. Phạm Đỗ Thu Thủy

. Nguyễn Thanh T hảo

. Nguyễn Kiều Phương

. Phan Nguyễn Ngọc Vân

. Đinh Trịnh Thanh Trúc

Cám ơn cô và các bạn đã đọc ♥♥

You might also like