Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE

Bộ môn Cơ khí ô tô - Khoa Cơ khí -


Trường Đại học Giao thông Vận tải
Giảng viên:
PGS.TS. Đào Mạnh Hùng

Hà nội, 08/2021 1
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN

Hệ thống nguồn điện cung cấp dòng một chiều, điện áp thấp (12V) cho các thiết bị phụ tải điện
trên ô tô. Hệ thống gồm có hai nguồn điện là ắc quy và máy phát điện, chúng đươc nối song song
với nhau để cùng cung cấp điện cho phụ tải. Khi động cơ chưa làm việc hoặc làm việc ở tốc độ
quay thấp, điện áp của máy phát bằng không hoặc nhỏ hơn sức điện động của ắc quy, ắc quy sẽ
cấp điện cho phụ tải, tuy nhiên lúc này sẽ không có dòng điện phóng từ ắc quy sang máy phát vì ở
trong máy phát có bộ chỉnh lưu, chúng giữ vai trò khoá điện tử, chỉ cho phép dòng điện đi theo
một chiều từ máy phát sang ắc quy mà không cho đi theo chiều ngược lại.

2
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.1.Ắc quy khởi động

2.1.1. Đặc điểm


Ắc quy trong ô tô thường được gọi là ắc quy khởi động để phân biệt với loại ắc quy sử dụng ở các
lãnh vực khác. Đặc điểm của loại ắc quy nêu trên là có thể tạo ra dòng điện có cường độ lớn
trong khoảng thời gian ngắn (510)s, có khả năng cung cấp dòng điện lớn (200-800)A mà độ sụt
thế bên trong nhỏ, thích hợp để cung cấp điện cho máy khởi động để khỏi động động cơ.
2.1.2.Phân loại
Trên ô tô có thể sử dụng hai loại ắc quy để khởi động: ắc quy axit và ắc quy kiềm. Nhưng thông
dụng nhất từ trước đến nay vẫn là ắc quy axit, vì so với ắc quy kiềm nó có sức điện động của mỗi
cặp bản cực cao hơn, có điện trở trong nhỏ và đặc tính khởi động tốt, mặc dù ắc quy kiềm cũng có
khá nhiều ưu điểm

3
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.1.Ắc quy khởi động

2.1.3.Cấu tạo và quá trình hoá học của ắc quy axit


1.Cấu tạo ắc quy axit
Ắc quy axit bao gồm vỏ bình, có các ngăn riêng, thường là ba ngăn hoặc 6 ngăn tùy theo loại
acquy 6V hay 12V

4
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.1.Ắc quy khởi động

2.1.3.Cấu tạo và quá trình hoá học của ắc quy axit


1.Cấu tạo ắc quy axit
a. Nhóm bản cực
b. Tấn ngăn
c. Vỏ bình
d. Dung dịch
-d.-

5
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.1.Ắc quy khởi động

2.1.3.Cấu tạo và quá trình hoá học của ắc quy axit


2.Quá trình hoá học của ắc quy axit
Ắc quy dùng trên ô tô là nguồn điện 1 chiều mang tính thuận nghịch, quá trình tích luỹ năng
lượng là quá trình nạp, quá trình cấp dòng cho các phụ tải là quá trình phóng.

6
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.1.Ắc quy khởi động

2.1.3.Cấu tạo và quá trình hoá học của ắc quy axit


2.Quá trình hoá học của ắc quy axit

7
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.1.Ắc quy khởi động

2.1.3.Cấu tạo và quá trình hoá học của ắc quy axit


2.Quá trình hoá học của ắc quy axit
Khi nạp nhờ nguồn điện nạp ở mạch ngoài các điện tử ‘e’ chuyển động từ các bản cực âm đến các
bản cực dương - đó là dòng điện nạp In. Khi phóng điện dưới tác dụng của sức điện động riêng
của ắc quy các điện tử sẽ chuyển động theo hướng ngược lại (từ dương đến âm) tạo thành dòng
điện phóng Ip
Quá trình nạp và phóng điện, và được thể hiện dưới dạng phương trình sau:
PbO2+ Pb + 2H2SO4 <=> 2PbSO4 + 2H2O (2.1)
Trong quá trình phóng điện, hai bản cực từ PbO2 và Pb biến thành PbSO4. Như vậy khi phóng điện
axit sunfuric bị hấp thụ để tạo thành sunfat chì, còn nước được tạo ra, do đó, nồng độ dung dịch
H2SO4 giảm.
Sự thay đổi nồng độ dung dịch điện phân trong quá trình phóng và nạp là một trong những dấu
hiệu để xác định mức phóng điện của ắc quy trong sử dụng.
8
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.1.Ắc quy khởi động
2.1.4.Thông số và đặc tính của ắc quy axit
1.Thông số
a.Sức điện động:
Sức điện động phụ thuộc vào nồng độ dung dịch, trong thực tế có thể xác định theo công thức
thực nghiệm:

b.Hiệu điện thế của ắc quy


− Khi phóng điện Up = Ea- Ra.Ip
− Khi nạp điện Un = Ea + Ra.In
c. Điện trở trong

d.Dung lượng của ắc quy

9
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.1.Ắc quy khởi động
2.1.4.Thông số và đặc tính của ắc quy axit
2.Đặc tính phóng nạp của ắc quy axit
Đặc tính phóng nạp của ắc quy axit xét sự phụ thuộc sức điện động, điện áp, nồng độ dung dịch
vào thòi gian khi ta cho ắc quy đơn phóng, nạp với dòng điện không đổi trong đơn vị thời gian.

10
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.1.Ắc quy khởi động
2.1.5.Các phương pháp nạp điện cho ắc quy
1.Nạp bằng dòng điện không đổi

Phương pháp nạp 2 nấc đảm bảo cho ắc quy được nạp no hơn và không bị nóng.
2.Nạp bằng điện áp không đổi

In = (Ung-Ea)/ R

11
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.2 Máy phát điện xoay chiều

2.2.1.Công dụng, phân loại và yêu cầu


1.Công dụng
Máy phát điện xoay chiều là nguồn năng lượng chính trên ô tô, có nhiệm vụ cung cấp điện cho
các phụ tải và nạp điện cho ắc quy trên ô tô.
2.Phân loại
− Máy phát kích từ bằng nam châm vĩnh cửu
− Máy phát kích thích điện từ có vành trượt
− Máy phát kích thích điện từ khống có vành trượt
3.Yêu cầu
Máy phát điện phải tạo ra điện áp ổn định (13,8-14,2)V với hệ Udm12V và 28 V với Udm24 V
Kích thước, trọng lượng nhỏ, độ tin cậy, tuổi bền cao, chi phí bảo dưỡng sửa chữa nhỏ.
Đảm bảo cung cấp điện cho tất cả các phụ tải trên xe hoạt động, công suất của máy phát khoảng
(700-1500)w, dòng điện cực đại Imax (70 - 140)A.Với tỉ số truyền i( 1,5-3
12
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.2 Máy phát điện xoay chiều

2.2.3.Máy phát xoay chiều kích thích điện từ có vòng tiếp điện
1. Cấu tạo

13
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.2 Máy phát điện xoay chiều

2.2.3.Máy phát xoay chiều kích thích điện từ có vòng tiếp điện
1. Cấu tạo

14
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.2 Máy phát điện xoay chiều

2.2.3.Máy phát xoay chiều kích thích điện từ có vòng tiếp điện
1. Cấu tạo

15
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.2 Máy phát điện xoay chiều

2.2.3.Máy phát xoay chiều kích thích điện từ có vòng tiếp điện
1. Cấu tạo

16
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.2 Máy phát điện xoay chiều

2.2.3.Máy phát xoay chiều kích thích điện từ có vòng tiếp điện
1. Cấu tạo
𝑈𝑐𝑙 = 2,34. 𝑒Φ − Δ𝑈 = 2,34𝐶𝑒 𝑛Φ − Δ𝑈
E - Sức điện động một pha, V.
K1, - Hệ số mạch từ, phụ thuộc vào dạng đường sức từ.
K0 - Hệ số dây quấn của máy phát.
f - Tần số điện áp xoay chiều
p - Số đôi cực từ của máy phát,
n - Tốc độ quay của máy phát, vòng/phút.
W - Số vòng dây quấn của 1 pha, vòng.
 - Từ thông qua các vòng dây, Vê-be.
Ce = 4,44K1K0pW/60 - Hằng sô của máy phát
Ucl - Điện áp một chiều của máy phát (sau khi qua chỉnh lưu), V.
- Sụt áp qua chỉnh lưu V.
17
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.2 Máy phát điện xoay chiều

2.2.2.Các đặc tính cơ bản của máy phát:

𝑈𝑐𝑙 = 2,34. 𝐸𝛷 − 𝛥𝑈 = 2,34𝐶𝑒 𝑛𝛷 − 𝛥𝑈

18
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.3. Bộ điều chỉnh điện áp máy phát( bộ tiết chế)
Bộ điều chỉnh điện áp máy phát (BĐC) làm nhiệm vụ
- Duy trì điện áp máy phát không cho vượt quá giá trị định mức
- Tự động đưa máy phát vào cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho ắc-qui khi Umf > Eaq,
và tự động ngắt máy phát ra khỏi mạch khi Umf < Eaq.

2.3.1. Cơ sở lý thuyết điều chỉnh điện áp trên ô tô


Điện áp của máy phát xoay chiều có thể được biểu diễn bởi công thức:

Từ thông của máy phát kích thích điện từ có thể biểu diễn qua dòng kích thích

Suy ra công thức tính Umf :

Quy luật thay đổi dòng kích từ xác định từ công thức sau:
𝐼𝑘𝑡 = 𝑈𝑚𝑓 + 𝑅𝑡𝑑 . 𝐼𝑚𝑓 . 𝑎 / 𝐶𝑒 − 𝑈𝑚𝑓 + 𝑅𝑡𝑑 . 𝐼𝑚𝑓 . 𝑏 19
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.3. Bộ điều chỉnh điện áp máy phát( bộ tiết chế)
2.3.1. Cơ sở lý thuyết điều chỉnh điện áp trên ô tô

20
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.3. Bộ điều chỉnh điện áp máy phát( bộ tiết chế)
2.3.2. Bộ điều chỉnh điện áp kiểu điện từ
Các phần tử chính của BĐC gồm có: cuộn dây từ hoá Wu, lõi thép, cặp tiếp điểm KK'. Cuộn dây
w„ luôn được cung cấp điện áp bằng Umf, cặp tiếp điểm KK' ở trạng thái thường đóng do lực kéo
Flx của lò xo. Điện trở phụ Rp được mắc song song với KK' và mắc nối tiếp với cuộn dây kích từ
máy phát Wkt.

21
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.3. Bộ điều chỉnh điện áp máy phát( bộ tiết chế)
2.3.2. Bộ điều chỉnh điện áp kiểu điện từ

22
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.3. Bộ điều chỉnh điện áp máy phát( bộ tiết chế)
2.3.2. Bộ điều chỉnh điện áp kiểu điện từ
Tại thời điểm tiếp điểm bắt đầu mở ta có phương tình cân bằng:
Fth = Flx (2.15)
Lực từ hoá lõi thép được tính qua các công thức sau:

23
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.3. Bộ điều chỉnh điện áp máy phát( bộ tiết chế)
2.3.4.Bộ điều chỉnh điện áp điện tử
1) Bộ điều chỉnh điện bán dẫn có tiếp điểm điều khiển
Bộ điều chỉnh điện bán dẫn có tiếp điểm điều khiển là Bộ điều chỉnh trong đó sử dụng một tran-
si-to công suất làm nhiệm vụ cung cấp dòng kích từ cho máy phát. Sử dụng BĐC kiểu này có ưu
điểm là tăng được Ikmax (dòng Iktmax là dòng Ic của tran-si-to) mà tiếp điểm cơ khí không bị đánh
lửa do công suất đánh lửa đặt lên nó nhỏ.

24
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.3. Bộ điều chỉnh điện áp máy phát( bộ tiết chế)
2.3.4.Bộ điều chỉnh điện áp điện tử
2.Bộ điều chỉnh điện bán dẫn không có tiếp điểm điều khiển
a. Bộ điều chỉnh điện bán dẫn sử dụng transistor PNP
Bộ điẻu chỉnh điện áp không tiếp điểm loại dùng Transistor được thể hiện ở hình 2.25. Bao gồm
bộ phận đo (mạch R1- R2- R –D0) và thiết bị điều chỉnh có dạng một transistor PNP (các T1, T2, đi
ốt, D2, các biến trở R3, R4 và Ro). Cuộn dây kích từ WKT của máy phát được mắc song song với
điốt D3.

25
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.3. Bộ điều chỉnh điện áp máy phát( bộ tiết chế)
2.3.4.Bộ điều chỉnh điện áp điện tử
2.Bộ điều chỉnh điện bán dẫn không có tiếp điểm điều khiển
b. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của tiết chế dùng Transistor NPN

BĐC gồm: Thành phần đo R,, R2 D1 và thành phần hiệu chỉnh T1,T2
- Khi bật khóa điện, dòng điện từ ắc quy đến BĐC, đến R1 , R2 về mass. Điện áp đặt vào D1=
U.R2/ (R1+R2)< U0Z (điện áp làm việc của D1) nên T1, đóng. Do đó dòng đi theo mạch R3 - D2 -
R4 - M.
26
Khi n tăng cao (nmf= nbd), (Umf = Uđm), D, xuyên thủng làm T1 mở và làm cho T2 đóng.
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.3. Bộ điều chỉnh điện áp máy phát( bộ tiết chế)
2.Bộ điều chỉnh điện bán dẫn không có tiếp điểm điều khiển
b. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của tiết chế dùng Transistor NPN

Dòng điện qua WKT giảm khiến Umf giảm. D1 sẽ đóng trở lại làm T1 đóng và T2 mở. Quá trình
này lặp đi lặp lại. Khi cường độ dòng điện Ikt giảm trên Wkt sẽ xuất hiện một sức điện động tự
cảm và Đi ốt D3 dùng để bảo vệ Transistor T2
Đối với sơ đồ mạch điện trên người ta sử dụng mạch hồi tiếp âm bao gồm R5 và tụ C. Khi T2
chớm đóng điện áp tại cực C tăng làm xuất hiện dòng nạp Ic (WKT – C- R5 - R - M)
27
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.3. Bộ điều chỉnh điện áp máy phát( bộ tiết chế)
2.Bộ điều chỉnh điện bán dẫn không có tiếp điểm điều khiển
b. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của tiết chế dùng Transistor NPN

Khi T2 chớm mở tụ C bắt đầu phóng theo mạch + C - T2 - R - R5 - (- C).


Dòng phóng đi qua điện trở R theo chiều ngược lại và điện áp đặt vào tiếp giáp BE của T1 có giá
trị: UBE1 = (I - Ic)R- Khiến T1 chuyển nhanh sang trạng thái đóng và T2 chuyển nhanh sang trạng
thái mở. Như vậy, mạch hồi tiếp giúp tăng tần số đóng mở của tiết chế, giúp tăng chất lượng
điện áp hiệu chỉnh và giảm nhiệt toả ra trên Transistor.
28
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.3. Bộ điều chỉnh điện áp máy phát( bộ tiết chế)
2.3.4.Bộ điều chỉnh điện áp điện tử
2.Bộ điều chỉnh điện bán dẫn không có tiếp điểm điều khiển
c. Mạch bảo vệ bộ điều chỉnh điện

BĐC với mạch bảo vệ gồm C,R4,R5, T2, D3 để đề phòng trường hợp cuộn kích từ bị ngắn mạch
Khi cuộn kích từ bị ngắn mạch thì cực F bị nối trực tiếp với dương và tụ c sẽ được nạp với dòng

29
CHƯƠNG 2: NGUỒN ĐIỆN
2.3. Bộ điều chỉnh điện áp máy phát( bộ tiết chế)
2.3.4.Bộ điều chỉnh điện áp điện tử
2.Bộ điều chỉnh điện bán dẫn không có tiếp điểm điều khiển
c. Mạch bảo vệ bộ điều chỉnh điện

Độ sụt áp trên R5 làm T2 mở và T3 đóng nên mạch được bảo vệ. T3 sẽ tiếp tục đóng đến thời
điểm tm khi dòng nạp không đủ để mở T2, tức là
Lúc này, T2 chuyển sang trạng thái đóng và T3 chuyển
sang trạng thái khuếch đại. Tụ c sẽ phóng điện qua T3
và quá trình lại lặp lại như cũ.
30

You might also like