Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

*Khái quát:
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm 5 tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, thành phố
Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Có diện tích tự nhiên 27.881,7km2, chiếm 8,45% diện tích cả nước; năm 2020, dân số
khoảng 6,55 triệu người, bằng 7,0% dân số cả nước.
- Vùng KTTĐ miền Trung có chiều dài đường bờ biển khoảng 600km, giữ vị trí đặc
biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế trên dải đất liền
ven biển.
- Tài nguyên khoáng sản của vùng rất phong phú. Ngoài các khoáng sản kim loại, như
ti-tan phân bố gần như ở tất cả các tỉnh, nhất là ở Bình Định, vàng sa khoáng, sắt,
nhôm, đá gra-nít..., thì vùng còn có các mỏ sa khoáng của các nguyên tố hiếm, vật
liệu xây dựng, các mỏ dầu khí và nguồn năng lượng gió rất quan trọng.
* Tổng quan hạ tầng giao thông:
- Với vị trí trung độ của cả nước, hạ tầng giao thông ngày càng thuận lợi, trong nhiều
năm qua, các khu kinh tế đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước
- Toàn vùng hiện có 4 sân bay (3 sân bay quốc tế), trong đó cảng hàng không quốc tế
Đà Nẵng là một trong ba cảng hàng không quốc tế lớn của Việt Nam. Vùng có hệ
thống cảng biển khá dày đặc, trong đó có nhiều cảng biển quan trọng, như: cảng Chân
Mây (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng, Tiên Sa, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng
Nam), Quy Nhơn (Bình Định)..., tạo nên hệ thống cảng biển phục vụ phát triển kinh tế
vùng và hình thành con đường huyết mạch trên biển thông thương ra thế giới.
* Tổng quan phát triển khu công nghiệp
- Hạ tầng công nghiệp trong vùng cũng phát triển về số lượng với 4 khu kinh tế ven
biển (cả nước có 17 khu kinh tế ven biển), 1 khu công nghệ cao Đà Nẵng (cả nước có
3 khu công nghệ cao) và 19 khu công nghiệp (nằm ngoài các khu kinh tế) đã được
Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, triển khai thực hiện và đang kêu gọi đầu tư
(cả nước có 326 khu công nghiệp).
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đều duy trì ở mức cao qua mỗi giai đoạn. Cụ thể,
tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2006 - 2010(4), 2011 - 2015 và 2016 -
2019 lần lượt là 11,3%/năm, 9,3%/năm và 6,9%/năm, trong khi đó, mức bình quân cả
nước lần lượt là 7,01%/năm, 5,9%/năm và 6,7%/năm.
* Tổng quan phát triển đô thị
- Vùng còn có trên 80 di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, nhiều bãi biển đẹp
nhất Việt Nam và một số hệ sinh thái điển hình, như đầm phá, vùng cát, san hô; đặc
biệt, có 3/8 di sản văn hóa thế giới và 1/9 khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam. Đó là
những điều kiện lý tưởng để phát triển ngành du lịch, thuận lợi cho những ngành,
nghề kinh doanh bất động sản, các khu nghỉ dưỡng, biệt thự cao cấp ven biển,...
- Vùng có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh, phát
triển đa dạng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập
khẩu, du lịch, nghề cá, dầu khí, vận tải, phát triển cảng biển, dịch vụ cảng, kinh
tế đảo và vận tải biển, phát triển các đội tàu, công nghiệp, đóng mới, sửa chữa
tàu biển…

You might also like