Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TÌNH HUỐNG 1

Ngày 1/7/2010, bà Hoa ký hợp đồng lao động thời hạn 12 tháng với Tổng công ty
du lịch S (Công ty S). Công việc của bà Hoa theo hợp đồng lao động là nhân viên tiếp tân
tại Khách sạn P thuộc Cụm Nhà hàng Khách sạn N (Cụm Nhà hàng khách sạn N là đơn
vị thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty S).
Ngày 27/12/2020, Tổng Giám đốc công ty S ra Quyết định số 125/QĐ - NS sáp
nhập Khách sạn Thành Trung vào Cụm Nhà hàng khách sạn N.
Ngày 4/1/2021, Giám đốc Cụm Nhà hàng khách sạn N ra Quyết định số 07/QĐ -
NS điều động bà Hoa đến nhận công tác tại Khách sạn Thành Trung với nhiệm vụ là
nhân viên tiếp tân. Bà Hoa đã chấp hành quyết định điều động nói trên.
Do Khách sạn Thành Trung bị xuống cấp, kinh doanh không có hiệu quả nên ngày
1/3/2021 Ban giám đốc Công ty S đã quyết định cho thuê toàn bộ mặt bằng Khách sạn
Thành Trung.
Ngày 17/3/2021, Giám đốc Cụm Nhà hàng khách sạn N ra Quyết định số 49/QĐ -
NS phân công bà Hoa từ công việc tiếp tân sang nhiệm vụ mới là phục vụ buồng kể từ
ngày 19/3/2021. Khi nhận Quyết định số 49/QĐ, bà Hoa đã có đơn gửi đến Giám đốc
Cụm Nhà hàng khách sạn N và Tổng giám đốc Công ty S khiếu nại Quyết định điều động
nói trên. Trong đơn khiếu nại bà Hoa cho rằng việc Giám đốc Cụm Nhà hàng khách sạn
N chuyển bà sang làm công việc khác là trái với thoả thuận trong hợp đồng lao động.
Ngày 8/4/2021, Giám đốc Cụm Nhà hàng khách sạn N ra Thông báo số 50/TĐ - TB
thay thế Quyết định số 49/QĐ - NS bằng Quyết định số 82/QĐ – NS. Quyết định số
82/QĐ do Tổng giám đốc Công ty S ký. Quyết định số 82/QĐ thể hiện: do nhu cầu kinh
doanh của công ty nên Công ty S phân công tạm thời bà Hoa làm nhiệm vụ phục vụ
buồng trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 11/4/2021. Khi nhận Quyết định số 82/QĐ bà
Hoa không đồng ý thực hiện, không đến làm việc tại bộ phận phục vụ buồng. Hàng ngày
bà Hoa vẫn đến bộ phận tiếp tân.
Ngày 20/4/2021, Công ty S ban hành QĐ số 101/QĐ chấm dứt HĐLĐ với bà Hoa
vì cho rằng bà Hoa đã có hành vi tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng 05 ngày làm
việc.
Điều 12 Nội quy lao động của Công ty S (đã đăng ký tại Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội thành phố H ngày 10/6/2019) quy định: “Người sử dụng lao động được
quyền tạm thời chuyển Người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
trong các trường hợp sau:
a. Công ty gặp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
b. ---------
c. Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty. Cụ thể: Công ty thành lập mới
chi nhánh/văn phòng đại diện; Công ty mở rộng lĩnh vực, ngành nghề sản
xuất, kinh doanh; Công ty sáp nhập các bộ phận/đơn vị thành viên; các trường
hợp khác cần phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn của Công
ty”.

Hỏi: Nêu nhận xét của Anh/Chị về QĐ chấm dứt HĐLĐ số 101/QĐ của công ty S
TÌNH HUỐNG 2

Theo Đơn khởi kiện ngày 06/12/2021, các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại
phiên tòa, nguyên đơn ông B trình bày:
Ông B vào làm việc tại Công ty I vào ngày 07/3/2021. Hai bên thỏa thuận miệng thời gian
thử việc 02 tháng. Ngày 16/4/2021 chưa hết thời gian thử việc ông B và Công ty I tiến hành ký
kết HĐLĐ xác định thời hạn 01 năm từ ngày 16/4/2021 đến ngày 15/4/2022; công việc phải làm
là nhân viên lái xe; địa điểm làm việc tại công ty trụ sở: Thị xã D (nay là thành phố D), tỉnh Bình
Dương; mức lương cơ bản 5.000.000 đồng, ngoài ra còn các phụ cấp như hoàn thành công việc
2.000.000 đồng, tiền phụ cấp chuyên cần 300.000 đồng, đến ngày 01/7/2021 tiền phụ cấp chuyên
cần tăng lên thành 500.000 đồng; thời gian làm việc từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút, 01 tuần
làm 06 ngày, 01 tháng làm 26 ngày.
Quá trình làm ông B luôn hoàn thành công việc được giao, chỉ duy nhất có một lần bị Công
an xử phạt vi phạm hành chính do dừng xe trên đường một chiều. Sau đó ông B đã tự đóng số
tiền bị phạt này. Tuy nhiên, ngày 25/10/2021 Công ty I ban hành thông báo đơn phương chấm
dứt HĐLĐ trước thời hạn với ông B và chính thức nghỉ việc từ ngày 25/11/2021; lý do cho nghỉ
việc căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019 cụ thể là thường xuyên không hoàn thành
công việc được giao. Việc Công ty I cho ông B nghỉ việc là trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp pháp nên ông khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty I phải bồi thường
trên mức lương cơ bản 5.000.000 đồng/tháng (26 ngày), tương đương 179.000 đồng/ngày cụ thể
như sau: Tiền lương những ngày không được làm việc (từ ngày 25/11/2021 đến ngày
06/12/2021): 179.000 đồng x 12 ngày = 2.148.000 đồng; Trả tiền bảo hiểm xã hội những ngày
không làm việc (từ ngày 25/11/2021 đến ngày 06/12/2021): 17,5% x 12 ngày x 179.000 đồng =
375.900 đồng; Tiền bảo hiểm y tế những ngày không làm việc (từ ngày 25/11/2021 đến ngày
06/12/2021): 3% x 12 ngày x 179.000 đồng = 65.000 đồng; Bồi thường 02 tháng tiền lương: 02
tháng x 5.000.000 đồng = 10.000.000 đồng; Hỗ trợ 02 tháng tiền lương do bị thất nghiệp: 02
tháng x 5.000.000 đồng = 10.000.000 đồng. Tổng số tiền yêu cầu bồi thường là 22.588.900 đồng.
Tại bản tự khai, lời khai trong quá trình tố tụng và tại phiên tòa người đại diện theo pháp
luật của bị đơn Công ty I là bà T.H.V trình bày:
Ông B vào làm việc tại Công ty I vào ngày 07/3/2021. Hai bên có thỏa thuận miệng thời
gian thử việc hai tháng. Đến ngày 16/4/2021, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Hợp
đồng lao động xác định thời hạn một năm từ ngày 16/4/2021 đến ngày 15/4/2022; công việc của
ông B là nhân viên lái xe; mức lương cơ bản là 5.000.000 đồng. Ngoài ra còn các phụ cấp khác
như hoàn thành công việc 2.000.000 đồng, tiền phụ cấp chuyên cần 300.000 đồng, đến ngày
01/7/2021 tiền phụ cấp chuyên cần tăng lên là 500.000 đồng; thời gian làm việc từ 7 giờ 30 phút
đến 16 giờ 30 phút, một tuần làm 06 ngày, một tháng làm 26 ngày; địa điểm làm việc tại công
ty ở Thị xã D, tỉnh Bình Dương.
Quá trình làm việc, ông B thường xuyên không hoàn thành công việc được giao theo
HĐLĐ, cụ thể: là nhân viên lái xe nhưng ông B không chủ động tìm hiểu các đoạn đường đi đến
làm ảnh hưởng chung tới công việc của công ty. Vi phạm an toàn khi tham gia giao thông (một
lần bị Công an xử phạt vi phạm hành chính), tác phong làm việc chậm chạp. Hàng tháng, Công
ty I đều chấm điểm xếp loại A,B,C thì trong tháng 8,9,10/2021 ông B đều không hoàn thành
(xếp loại C0. Công ty I đã nhiều lần nhắc nhở nhưng ông B vẫn không thay đổi. Cho nên ngày
25/10/2021, Công ty I đã ban hành thông báo cho ông B nghỉ việc, lý do cho nghỉ việc căn cứ
vào điểm a khoản 1 Điều 36 cụ thể là thường xuyên không hoàn thành công việc được giao,
chính thức nghỉ việc từ ngày 25/11/2021. Trước khi ông B nghỉ việc Công ty I đã thanh toán
đầy đủ tiền lương, chốt sổ Bảo hiểm xã hội và trả sổ cho ông B. Nay trước yêu cầu khởi kiện
của ông B thì Công ty I không đồng ý vì Công ty I cho ông B nghỉ việc là đúng với qui định của
pháp luật.
Hỏi: Theo Anh/Chị, quyết định chấm dứt HĐLĐ của công ty I có đúng pháp luật không? Vì
sao?

TÌNH HUỐNG 3

Theo Đơn khởi kiện ngày 08/7/2022, các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và
tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn là ông V trình bày:
Bà M vào làm việc tại Công ty B vào ngày 17/4/2020, hai bên thỏa thuận miệng thời
gian thử việc 01 tháng. Hết thời gian thử việc, hai bên ký kết HĐLĐ xác định thời hạn 01
năm từ ngày 01/6/2020 đến ngày 01/6/2021; công việc phải làm là kế toán kho; địa điểm
làm việc thỏa thuận trong hợp đồng tại văn phòng công ty ở quận BT, Thành phố HCN
nhưng thực tế bà M làm việc tại kho hàng của công ty ở thị xã D, tỉnh Bình Dương; mức
lương cơ bản trong hợp đồng 4.050.000 đồng, phụ cấp tiền cơm trưa 650.000 đồng, thỏa
thuận miệng tiền lương thực lãnh 7.050.000 đồng; 01 ngày làm 08 tiếng; lãnh lương vào
ngày 01 dương lịch hàng tháng thông qua hình thức công ty bỏ tiền lương vào bì thư, rồi
đưa cho ông N.T.Q là người quản lý kho hàng xuống giao trực tiếp cho bà M, khi giao tiền
lương không ký nhận bất kỳ văn bản nào. Sau khi hết hạn HĐLĐ, Công ty không tiến hành
ký HĐLĐ mới cho bà M, bà M vẫn tiếp tục làm việc tại Công ty.
Trong suốt quá trình làm việc bà M luôn hoàn thành công việc được giao. Tuy nhiên,
ngày 12/7/2021 bà M nhận được thông báo của Công ty về việc chấm dứt HĐLĐ với nội
dung “Công ty thu hẹp các hoạt động kinh doanh kho bãi và sắp xếp lại nhân sự”, đồng thời
với thông báo này Công ty yêu cầu bà M phải ký phụ lục hợp đồng để chấm dứt nghỉ việc.
Bà M không đồng ý với thông báo trên nên bà M không ký phụ lục hợp đồng, đồng thời bà
M gửi văn bản trình bày ý kiến của mình đến Công ty. Sau đó, giữa bà M và Công ty có
thỏa thuận miệng là bà M vẫn tiếp tục làm việc.
Ngày 21/8/2021, bà M nhận được Quyết định điều động nhân viên, cụ thể trong vòng
01 ngày bà M phải chuyển địa điểm làm việc về Văn phòng của Công ty ở quận BT, Thành
phố Hồ Chí Minh. Do thời gian quá ít, không đủ sắp xếp cho nên bà M không đồng ý việc
điều chuyển nên không chấp hành. Đến ngày 24/8/2021, Công ty ban hành Quyết định chấm
dứt HĐLĐ số 025/QĐ-KVBM với lý do “Bà M không nhận và không thực hiện theo Quyết
định số 024/QĐ-KVBM ngày 21/8/2021 về việc điều động nhân viên”. Thời điểm chấm dứt
HĐLĐ Công ty đã thanh toán cho bà M đủ tiền lương và phụ cấp tháng 8/2021, chốt sổ
BHXH và trả sổ cho bà M, ngoài ra công ty còn hỗ trợ thêm 01 tháng tiền lương cơ bản.
Nhận thấy, việc Công ty cho bà M nghỉ việc là hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ,
nên bà M khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty phải bồi thường trên mức lương
7.050.000 đồng/tháng cụ thể như sau: Tiền lương những ngày không được làm việc (từ ngày
31/8/2021 đến ngày 31/8/2022): 7.050.000 đồng x 12 tháng = 84.600.000 đồng; Tiền bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (từ ngày 31/8/2021 đến ngày31/8/2022): 28,5% x 12 tháng x
7.050.000 đồng = 24.110.000 đồng; 02 tháng tiền lương theo luật định: 02 tháng x
7.050.000 đồng = 14.100.000 đồng; Tiền do vi phạm thời hạn báo trước là 44 ngày:
7.050.000 đồng/22 ngày x 44 ngày = 14.100.000 đồng; Tổng số tiền yêu cầu bồi thường là
136.910.000 đồng. Yêu cầu bị đơn phải nhận nguyên đơn trở lại làm việc.
Tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn thay đổi một phần yêu cầu
khởi kiện cụ thể là không yêu cầu Công ty phải trả tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế từ
ngày 31/8/2021 đến ngày 31/8/2022 là 24.110.000 đồng mà yêu cầu Công ty phải có trách
nhiệm đóng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế cho nguyên đơn từ ngày 31/8/2021 đến ngày
31/8/2022. Sau khi thay đổi một phần yêu cầu khởi kiện thì tổng số tiền nguyên đơn yêu cầu
bị đơn phải bồi thường là 112.800.000 đồng.
Tại bản tự khai ngày 05/8/2022, lời khai trong quá trình tố tụng và tại phiên tòa
người đại diện hợp pháp của bị đơn là bà H trình bày:
Bà M bắt đầu làm việc tại Công ty B vào ngày 17/4/2020, hai bên thỏa thuận miệng
thời gian thử việc 01 tháng. Sau khi hết thời gian thử việc hai bên có ký kết HĐLĐ vào
ngày 16/5/2020, hợp đồng xác định thời hạn 01 năm, hiệu lực của hợp đồng bắt đầu từ
ngày 01/6/2020 đến ngày 01/6/2021; công việc bà M phải làm là kế toán kho; địa điểm
làm việc theo hợp đồng tại văn phòng công ty ở số 8/42 đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường
24, quận BT, Thành phố Hồ Chí Minh; mức lương cơ bản 4.050.000 đồng, phụ cấp tiền
cơm trưa 650.000 đồng/tháng, mức lương thực lãnh mỗi tháng 4.700.000 đồng; ngoài ra,
Công ty còn có khoản tiền hỗ trợ nhân viên làm từ 12 tháng trở lên được thêm tiền trợ
cấp du lịch; hình thức trả lương là công ty bỏ tiền lương vào bì thư rồi đưa cho anh Quốc
người quản lý kho xuống đưa cho bà N.N.Q.M; trả tiền lương vào ngày 01 dương lịch
hàng tháng; 01 ngày làm 08 tiếng; một tuần làm việc từ thứ hai đến thứ bảy; 01 tháng làm
26 ngày.
Theo thỏa thuận trong hợp đồng, nơi làm việc tại công ty ở quận BT, Thành phố Hồ
Chí Minh. Tuy nhiên, sau đó bà M xin Công ty cho làm ở kho hàng của Công ty tại địa
chỉ: Thị xã D, tỉnh Bình Dương và Công ty đồng ý. Tuy nhiên, hai bên thỏa thuận miệng
khi nào trên văn phòng Công ty ở quận BT, Thành phố Hồ Chí Minh có việc thì bà M
phải luân chuyển về làm.
Ngày 01/6/2021 hết hạn hợp đồng. Do Công ty bận làm ăn kinh doanh nên không
để ý tới việc ký HĐLĐ tiếp theo cho bà M. Bà M vẫn tiếp tục làm việc tại Công ty.
Thông thường qui định của Công ty khi ký HĐLĐ xác định thời hạn 01 năm với người
lao động, hết hạn hợp đồng sẽ ký HĐLĐ xác định 01 năm tiếp theo.
Trong suốt quá trình làm việc bà M về cơ bản chưa hoàn thành công việc được giao,
vì trong thời gian làm việc bà M hay làm việc riêng cho cá nhân. Mỗi lần họp bộ phận
kho, có nhắc nhở bà M, tuy nhiên việc nhắc nhở cũng chỉ bằng miệng, không lập thành
biên bản.
Ngày 12/7/2021, Công ty ban hành thông báo về việc chấm dứt HĐLĐ với bà M,
thời hạn chấm dứt từ ngày 31/8/2021 (thông báo trước 45 ngày). Lý do chấm dứt hợp
đồng là do Công ty đang thu hẹp sản xuất kinh doanh, việc thu hẹp sản xuất kinh doanh
chỉ diễn ra trong nội bộ công ty mà không báo cho các cơ quan có thẩm quyền.
Trong khoảng thời gian chờ đến ngày chấm dứt HĐLĐ theo thông báo, Công ty có
yêu cầu bà M điều chuyển về làm việc tại văn phòng công ty ở quận BT, Thành phố
HCM để làm một số công việc còn lại, nhưng bà M không chấp hành nên ngày 21/8/2021
Công ty đã ban hành quyết định điều động nhân viên. Sau khi có quyết định điều động bà
M vẫn không thực hiện, đồng thời bà M có đề xuất Công ty ban hành cho bà một quyết
định chấm dứt HĐLĐ để bà đi giải quyết các chế độ khác. Vì vậy, ngày 24/8/2021 Công
ty ban hành quyết định chấm dứt HĐLĐ với bà M. Sau khi có quyết định chấm dứt hợp
đồng, Công ty đã chi trả toàn bộ lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hết tháng 8/2021,
trả sổ BHXH và hỗ trợ 01 tháng lương cơ bản cho bà M.
Nay, trước yêu cầu khởi kiện của bà M thì Công ty không đồng ý, vì đối với HĐLĐ
có thời hạn Công ty chỉ cần báo trước cho bà M 30 ngày nhưng theo thông báo chấm dứt
HĐLĐ ngày 12/7/2021 thì Công ty thông báo trước 45 ngày, bên cạnh đó Công ty đã chi
trả đầy đủ các chế độ cho người lao động trước khi nghỉ việc.
Hỏi: Anh/chị có ý kiến gì với việc chấm dứt HĐLĐ của Công ty B

5
TÌNH HUỐNG 4

Theo đơn khởi kiện, bản tự khai và quá trình làm việc, nguyen đơn, bà P trình bày:
Bà P được Công ty TNHH D (sau đây gọi tắt là công ty D) nhận vào làm việc từ
ngày 03/4/2008, sau khi thử việc 02 tháng, công ty ký HĐLĐ xác định thời hạn 01 năm.
Hết hạn hợp đồng, công ty cho bà P ký tiếp HĐLĐ không xác định thời hạn có hiệu lực từ
ngày 01/6/2010. Công việc làm trước khi nghỉ việc là nhân viên xuất nhập khẩu, mức
lương trước khi nghỉ việc là 12.314.000đ (lương cơ bản 10.814.000đ, phụ cấp ngoại ngữ
200.000đ, phụ cấp trách nhiệm 400.000đ, phụ cấp thâm niên 300.000đ, phụ cấp chuyên
cần 300.000đ, phụ cấp đi lại 300.000đ).
Trong quá trình làm việc, bà P luôn hoàn thành nhiệm vụ, nhưng vào ngày
20/2/2022, Công ty ban hành Quyết định số 08024/QĐTV chấm dứt HĐLĐ với bà P kể từ
ngày 20/2/2022. Với lý do: Thay đổi cơ cấu theo Điều 42 Bộ luật lao động năm 2019.
Nhận thấy, việc Công ty chấm dứt HĐLĐ với bà P là không đúng quy định của
pháp luật lao động nên bà P đã làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân TP B giải
quyết buộc Công ty TNHH D (Việt Nam) phải: (1) Hủy quyết định số 08024/QĐTV ngày
20/02/2022 về việc chấm dứt HĐLĐ với bà P kể từ ngày 20/02/2022; (2) Nhận bà P trở lại
làm việc theo quy định; (3) Trả tiền lương từ ngày 20/02/2022 đến ngày công ty nhận trở
lại làm việc tạm tính đến ngày 23/9/2020 là 19 tháng: 12.314.000đ x 02 tháng =
233.966.000đ; (4) Bồi thường 02 tháng tiền lương là 02 tháng x 12.314.000đ =
24.628.000đ; (5) Đóng BHXH và BHYT cho bà P theo quy định từ ngày 20/02/2022 đến
ngày công ty nhận trở lại làm việc, tạm tính đến ngày 23/9/2020 là 19 tháng: 19 tháng x
21,5% x 12.314.000đ = 50.302.000đ. Trường hợp công ty không nhận bà P trở lại làm việc
thì phải bồi thường ít nhất 02 tháng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Bộ luật
lao động là 02 tháng x 12.314.000đđ = 24.628.000đ. Tổng số tiền bà P yêu cầu là
283.222.000đ. Số tiền công ty phải đóng cho BHXH là 50.302.000đ. Bà P không đồng ý
làm công việc mới mà theo Công ty hiện nay còn đang tuyển dụng và đã từng đề xuất để
sắp xếp cho bà P là Nhân viên điều phối đơn hàng.
- Theo bản tự khai và quá trình làm việc, đại diện bị đơn - bà Đ trình bày:
Do trong quá trình kinh doanh không đạt hiệu quả, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu
năm 2021 chỉ đạt 70% kế hoạch đề ra; Bộ phận xuất nhập khẩu hoạt động không hiệu quả,
không có sự phối hợp với các bộ phận khác, làm việc có nhiều sai sót dẫn đến việc công ty
bị Hải quan xử phạt, làm việc không có trách nhiệm
Vào ngày 16/7/2021, Ban giám đốc điều hành công ty D (Việt Nam) đã có một cuộc
họp theo yêu cầu của nhà đầu tư – cty D (Hàn Quốc) để bàn bạc, tìm phương án hiệu quả
giải quyết các vấn đề làm giảm nghiêm trọng lợi nhuận của Công ty D. Căn cứ Biên bản
họp Ban Giám đốc điều hành số BBH01/2021, ngày 16/07/2021 với nội dung cụ thể như
sau: Giải thể bộ phận xuất nhập khẩu; Các công việc đang được đảm trách của bộ phận
xuất nhập khẩu sẽ được tách ra, một phần việc sẽ được kiêm nhiệm bởi các bộ phận (như
kế toán, kinh doanh…); còn công việc có liên quan đến các nghiệp vụ phải làm việc trực
tiếp với các cơ quan hải quan của nhà nước thì sẽ thuê Công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập
khẩu bên ngoài thực hiện; Giải quyết việc làm mới cho tất cả nhân viên trong bộ phận xuất
nhập khẩu phù hợp với nguyện vọng và năng lực của bản thân và theo đúng quy định pháp
luật lao động.
Căn cứ khoản 1 Điều 42 BLLĐ 2019, Công ty D đã ra QĐ 01- 18/QĐDS về việc
giải thể bộ phận xuất nhập khẩu ngày 24/08/2021 vì lý do thay đổi cơ cấu.

6
Ngày 11/10/2021, Công ty gửi Thông báo số VDS-05/202 ban hành ngày
10/10/2021 được bà P ký nhận ngày 11/10/2021 với nội dung công ty phải giải thể bộ phận
xuất nhập khẩu và yêu cầu tất cả 4 nhân viên trong bộ phận xuất nhập khẩu trong đó có bà
P tự đề xuất vị trí làm việc khác trong công ty phù hợp với nguyện vọng và năng lực của
bản thân. Tuy nhiên, ngày 18/10/2021, 4 nhân viên trong bộ phận xuất nhập khẩu trong đó
có bà P đã gửi Thư phản hồi nói rõ “không thể tự đề xuất vị trí công việc khác”.
Căn cứ Thư phản hồi từ chối việc được sắp xếp công việc mới theo nguyện vọng
nêu trên, Công ty đã gửi tiếp Thông báo số VDS-06/2021 ban hành ngày 18/10/2021 về
việc sắp xếp công việc mới phù hợp với năng lực của nhân viên và nhu cầu của Công ty,
cụ thể bà P được chuyển qua làm nhân viên điều phối đơn hàng với lương và trợ cấp không
thay đổi. Ngày 24/10/2021, 4 nhân viên trong bộ phận xuất nhập khẩu trong đó có bà P có
thư phản hồi yêu cầu đòi giữ nguyên công việc cũ tại bộ phận xuất nhập khẩu.
Do công việc của bộ phận xuất nhập khẩu một phần đã được kiêm nhiệm bởi các
phòng ban có liên quan, phần còn lại đã được thực hiện bởi Công ty dịch vụ thuê ngoài
(Công ty H) để cắt giảm chi phí hoạt động, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc và
giảm trừ rủi ro pháp lý trong lĩnh vực hải quan, nên buộc phải giải thể bộ phận xuất nhập
khẩu. Do bà P không tự đề xuất vị trí làm việc mới trong công ty và cũng không đồng ý vị
trí làm việc mới mà công ty sắp xếp (bằng văn bản) nên Công ty đã cho bà P thôi việc, chi
trả trợ cấp mất việc và tiến hành các trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật, cụ
thể: Ngày 31/10/2021, công ty tổ chức cuộc họp với Ban chấp hành Công đoàn để thông
qua Phương án sử dụng lao động; Ngày 5/11/2021, Công ty đã gửi Thông báo (có dấu xác
nhận công văn đến) về việc cho Người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu đến các
cơ quan quản lý nhà nước về lao động, cụ thể là: (1) Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Đồng Nai, (2) Công đoàn khu công nghiệp B, tỉnh Đồng Nai, (3) Sở Lao động – Thương
binh xã hội tỉnh Đồng Nai, và (4) Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai; Ngày 10/12/2021,
công ty gửi Thông báo chấm dứt HĐLĐ số 08024/TBTV cho bà P (có ký xác nhận) với
nội dung sẽ chấm dứt HĐLĐ vào ngày 20/2/2022 vì lý do thay đổi cơ cấu mà không thể
giải quyết được việc làm mới vì NLĐ kiên quyết từ chối (bằng văn bản). Ngày 20/2/2022,
công ty ra Quyết định chấm dứt HĐLĐ số 08024/QĐTV với bà P và chi trả đầy đủ các
khoản tiền thôi việc.
Hỏi: Theo Anh/Chị, Quyết định chấm dứt HĐLĐ của Công ty D có hợp pháp
không, vì sao?

You might also like