Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

NỘI DUNG HỌC TẬP MÔN CƠ THỂ HỌC (VẤN ĐÁP 10 phút/ SV)

1. TỰ LUẬN (2 câu 5 điểm trong đó 1 câu 4 điểm trong nội dung học tập và 1 câu 1
điểm cho câu hỏi mở rộng hoặc ngoài đề cương)
MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Nêu nhiệm vụ của hệ xương?
Câu 2. Trình bày nội dung phân loại xương? Cho ví dụ
Câu 3. Nêu cấu tạo của xương?
Câu 4. Trình bày cấu tạo cơ bản của bộ xương gia súc? (Gọi tên các xương cơ bản
của từng vùng)
Câu 5. Trình bày cấu tạo một đốt sống?
Câu 6. Nêu tên các xương thành phần thuộc xương chi trước và xương chi sau? Nêu
đặc điểm của xương bả vai?
Câu 7. Trình bày đặc điểm của xương cánh tay?
Câu 8. Trình bày đặc điểm xưng đai chậu?
Câu 9. Trình bày đặc điểm xương đùi và xương cẳng chân?
Câu 10. Trình bày nhiệm vụ của khớp xương? Phân loại và cho ví dụ?
Câu 11. Trình bày chức năng của máu?
Câu 12. Nêu cấu tạo bên trong quả tim?
Câu 13. Nêu đặc điểm về hình dáng và vị trí của tim, trình bày sự lưu thông máu
của 2 vòng tuần hoàn vật nuôi?
Câu 14. Trình bày đặc điểm của động mạch? Gọi tên một số động mạch chính trên
cơ thể vật nuôi?
Câu 15. Trình bày đặc điểm, cấu tạo và tác dụng của thanh quản?
Câu 16. Nêu đặc điểm, vị trí, hình dạng và màu sắc của phổi?
Câu 17. Trình bày đặc điểm và cấu taọ của lưỡi?
Câu 18. Trình bày đặc điểm của dạ cỏ?
Câu 19. Trình bày đặc điểm của tuyến nước bọt?
Câu 20. Trình bày đặc điểm và cấu tạo của tử cung?
2. TRẮC NGHIỆM (5 điểm/ 5 câu) theo ngân hàng bên dưới
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 1: HỆ VẬN ĐỘNG
Câu : Xương dài là xương có đặc điểm như thế nào?
A. Có tỷ lệ chiều dài lớn hơn so với các chiều khác, có hình trụ, hai đầu phình to
B . Có tỷ lệ chiều dài nhỏ hơn so với các chiều khác, có hình trụ, hai đầu phình to
C. Có tỷ lệ 3 chiều dài gần bằng nhau
D. Những xương lẻ, nằm ở mặt phẳng giữa của cơ thể
Câu : Xương dài giữ nhiệm vụ nào sau đây?
A. Làm giảm ma sát khi vận động
B. Không có nhiệm vụ nhất định
C. Nâng đỡ cơ thể, tác động như đòn bẫy khi vận động
D. Bảo vệ các cơ quan mềm
Câu : Xương cánh chậu, xương bả vai và các xương tạo nên hộp sọ thuộc loại xương
nào sau đây?
A. Xương đa dạng
B. Xương dẹp
C. Xương ngắn
D. Xương dài
Câu : Xương hạt mè giữ nhiệm vụ gì sau đây?
A. Bảo vệ các cơ quan mềm
B. Nâng đỡ cơ thể
C. Là nơi bám móc cho các cơ và dây chằng
D. Giảm ma sát ở các khớp
Câu : Trên cơ thể gia súc hữu nhũ tồn tại bao nhiêu xoang chính?
A. Xoang ngực, xoang bụng
B. Xoang bụng, xoang chậu
C. Xoang ngực, xoang đầu mặt
D. Xoang lưng, xoang bụng
Câu : Xoang lưng (xoang trên) trên cơ thể gia súc hữu nhũ tồn tại bao nhiêu xoang
phụ?
A. Xoang sọ và xoang tủy sống
B. Xoang ngực và xoang bụng
C. Xoang sọ và xoang chậu
D. Xoang tủy sống và xoang bụng
Câu : Xoang bụng (xoang dưới) trên cơ thể gia súc hữu nhũ tồn tại bao nhiêu xoang
phụ?
A. Xoang sọ và xoang tủy sống
B. Xoang ngực và xoang bụng
C. Xoang sọ và xoang chậu
D. Xoang ngực và xoang bụng chậu
Câu : Cơ thể gia súc gồm các mô chính nào sau đây?
A. Mô bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.
B. Mô bì, mô liên kết và mô thần kinh.
C. Mô bì, mô não và mô liên kết.
D. Mô liên kết, mô cơ, mô nội tạng và mô thần kinh.
Câu : Nhiệm vụ của xương đa dạng bao gồm:
A. Không có nhiệm vụ nhất định, làm trụ đỡ, bảo vệ và làm nơi bám móc cho các cơ và
dây chằng.
B. Giảm ma sát khi vận động.
C. Nâng đỡ cơ thể.
D. Bảo vệ các cơ quan mềm.
Câu : Mô xương xốp là mô xương có đặc điểm nào sau đây?
A. Mịn, rắn chắc, màu vàng nhạt, được sắp sếp thành từng lớp mỏng.
B. Có các ống Havers và ống Volkmann chen lẫn nhau và gia tăng rất nhiều làm cho mô
xương có nhiều hốc nhỏ.
C. Mịn, rắn chắc, màu vàng nhạt, được sắp sếp chen lẫn nhau thành từng lớp dày.
D. Có các ống Havers và ống Volkmann không đáng kể được sắp xếp thành lớp mỏng.
Câu : Mô xương đặc là mô xương có đặc điểm nào sau đây?
A. Mịn, rắn chắc, màu vàng nhạt, được sắp sếp thành từng lớp mỏng là các phiến xương.
B. Có các ống Havers và ống Volkmann chen lẫn nhau và gia tăng rất nhiều làm cho mô
xương có nhiều hốc nhỏ.
C. Mịn, rắn chắc, màu trắng sữa, được sắp sếp chen lẫn nhau thành từng lớp dày.
D. Có các ống Havers và ống Volkmann không đáng kể được sắp xếp thành lớp mỏng.
Câu : Mô xương xốp gồm các ống Havers và ống Volkmann xuất hiện với tần suất
như thế nào?
A. Xuất hiện rất nhiều
B. Xuất hiện rất ít
C. Không xuất hiện
D. Tùy thời điểm
Câu : Mô xương đặc gồm các ống Havers và ống Volkmann xuất hiện với tần suất
như thế nào?
A. Xuất hiện rất nhiều
B. Xuất hiện ít
C. Không xuất hiện
D. Tùy thời điểm
Câu : Trên thú có sức khỏe bình thường sẽ tồn tại các loại tủy nào sau đây?
A. Tuỷ đỏ và tuỷ xám.
B. Tuỷ vàng và tuỷ xám.
C. Tuỷ đỏ và tuỷ vàng.
D. Tuỷ trắng và tuỷ xám.
Câu : Trên thú già hay bệnh tật ngoài tủy đỏ và tủy vàng còn tồn tại loại tuỷ nào?
A. Tủy bạc
B. Tủy lỏng
C. Tủy trắng
D. Tuỷ xám
Câu : Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của tủy đỏ?
A. Có màu cam do chứa các tế bào máu, tủy đỏ chính là nơi tạo ra máu
B. Có màu đỏ do chứa và dự trữ tế bào máu
C. Là nơi tạo ra máu thứ cấp
D. Có màu đỏ do chứa các tết bào máu, là nơi tạo ra máu, trên thú trưởng thành tủy đỏ
thấy rất nhiều ở mô xương xốp
Câu : Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của tủy vàng?
A. Xuất hiện trong các ống tủy và mô xương xốp của xương ngắn
B. Xuất hiện trong các ống tủy và mô xương xốp của xương dài
C. Xuất hiện trong các ống tủy và mô xương đặc của xương dẹp
D. Xuất hiện trong các ống tủy của xương dài, chủ yếu là chất béo, là nơi dự trữ chất dinh
dưỡng
Câu : Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của tủy xám?
A. Rất ít mô mỡ
B. Nhiều mô mỡ
C. Có thể thấy nhiều trên thú non trưởng thành
D. Rất ít mô mỡ, thấy trên thú già yếu, bệnh mãn tính hay suy dinh dưỡng
Câu : Xương đa dạng thuộc kiểu phân loại của xương nào sau đây?
A. Xương cánh tay, xương đùi.
B. Xương cườm chân.
C. Xương bả vai.
D. Xương các đốt sống và một số xương vùng đầu.
Câu : Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng khi nói về chức năng của hệ
xương?
A. Chỉ có chức năng nâng đỡ, bảo vệ các cơ quan mềm.
B. Là nơi bám co các cơ và trữ các chất khoáng calci, phosphore, tuỷ xương tham gia vào
việc tạo hồng cầu.
C. Sự phát triển của bộ xương không ảnh hưởng đến tầm vóc của con vật.
D. Số lượng và hình dạng của các xương giống nhau ở các loài động vật.
Câu : Xương dẹp là xương có đặc điểm nhận dạng nào sau đây?
A. Có tỉ lệ chiều dài và chiều rộng lớn hơn so với bề dày.
B. Có tỉ lệ chiều dài và chiều rộng nhỏ hơn so với bề dày.
C. Có tỉ lệ ba chiều gần bằng nhau.
D. Có tỉ lệ chiều dài lớn hơn hai chiều còn lại.
Câu : Trong các xương dưới đây, đâu là xương hạt mè?
A. Xương cánh chậu,xương bả vai
B. Xương bả vai và xương hộp sọ
C. Xương cánh tay
D. Xương bánh chè
Câu : Nếu cưa dọc hoặc ngang một xương, ta thấy cấu tạo ở ngoài cùng là gì?
A. Ngoại cốt mạc
B. Mô xương đặc
C. Mô xương xốp
D. Tuỷ xương
Câu : Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào là không đúng?
A. Tủy đỏ là nơi tạo tế bào máu, thú trưởng thành tuỷ đỏ thấy nhiều ở mô xương xốp.
B. Tủy xám rất ít mô mỡ, thấy trên thú già, bệnh mãn tính hay suy dinh dưỡng.
C. Tế bào là một đơn vị sống của cơ thể gồm 2 phần chính là tế bào chất và nhân.
D. Cơ thể động vật có thể coi là một tập hợp các đơn vị sống rất lớn gọi là tế bào.
Câu : Tủy xương có đặc điểm gì?
A. Là một chất dịch lỏng nằm trong xoang tủy hoặc trong mô xương xốp, chứa rất nhiều
chất béo.
B. Là một chất dịch nhày nhớt nằm trong xoang tủy chứa nhiều chất khoáng và protein.
C. Là chất dịch lỏng nhày màu đỏ nằm trong xoang tủy, chứa ít chất béo.
D. Là một chất dịch nhày màu vàn nằm trong mô xương xốp.
Câu : Thông thường có bao nhiêu loại tủy tồn tại trên cơ thể vật nuôi?
A. 2 (tủy đỏ, tủy xanh)
B. 3 (tủy đỏ, tủy vàng, tủy xám)
C. 1 (tủy đỏ)
D. 4 (tủy đỏ, tủy vàng, tủy nâu, tủy xanh)
Câu : Bộ xương gia súc chia làm bao nhiêu phần?
A. 3 phần (đầu, thân, đuôi)
B. 2 phần (xương trục và xương chân)
C. 2 phần (xương đầu và xương đuôi)
D. 4 phần (xương đầu, xương cổ, xương thân, xương đuôi)
Câu : Bộ xương gia súc được chia làm 2 phần bao gồm:
A. Xương trục và xương chân.
B. Xương đầu, xương trục và xương chân..
C. Xương cột sống và xương chân.
D. Xương đầu và xương trục.
Câu : Xương trục của bộ xương gia súc gồm có:
A. Cột sống, xương sườn, xương ức, xương đầu.
B. Cột sống, xương sườn, xương ức, xương đuôi.
C. Cột sống, xương chân, xương đầu, xương cổ.
D. Cột sống, xương chân, xương sườn, xương đuôi, xương đầu.
Câu : Xương trục là 1 chuỗi xương bao gồm nhiều xương hợp lại thành, những
xương thành phần hợp thành xương trục bao gồm những xương nào sau đây?
A. Xương cột sống, xương sườn.
B. Xương cột sống, xương sườn, xương đầu.
C. Xương cột sống, xương sườn, xương ức, xương đầu.
D. Xương cột sống, xương sườn, xương ức.
Câu : Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về xương cột sống?
A. Là trục chính của bộ xương do nhiều đốt sống xếp nối tiếp lên nhau và nối với nhau
bằng những đĩa sụn liên đốt.
B. Là trục xương do nhiều đốt sống cổ xếp nối tiếp lên nhau
C. Là trục nối với nhau bằng những đĩa sụn và mõm ngang
D. Là trục chính của bộ xương do nhiều đốt sống xếp nối tiếp lên nhau tại vị trí mổm gai
và mõm ngang.
Câu : Cấu tạo của một đốt sống gồm có các phần nào sau đây?
A.Thân, cung, mỏm
B. Thân, cung, mỏm gai.
C. Thân, cung, màng cứng.
D. Thân, cung, tuỷ sống.
Câu : Chọn đáp án đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của đốt sống ngực?
1. Thân ngắn, 2 bên thân về phía trước và sau có hố khớp sườn
2. Đốt sống ngực cuối cùng không có hố khớp sườn sau
3. Thân dài, mỏm ngang dẹp, đâm ra 2 bên như hai cánh máy bay
4. Hai hố khớp của 2 đốt kế tiếp nhau tạo thành 1 hố khớp để đầu xương sườn gắn vào
5. Mỏm gai cao và thấp dần về phía sau. Mỏm ngang ngắn nhỏ, có mặt khớp để củ sườn
gắn vào. Mỏm khớp không rõ ràng
6. Đốt khum đầu tiên to, mỏm ngang biến dạng thành cách khum có mặt nhỉ khớp với
mặt nhỉ xương cánh chậu tạo thành khớp khum chậu
A. 1,3,2,5 B. 1,2,4,5 C. 1,2,4,6 D. 1,3,5,6
Câu : Ở đốt sống ngực cuối cùng không có loại nào sau đây?
A. Mặt khớp
B. Xương khum
C. Hố khớp sườn sau
D. Mỏm khớp
Câu : Đốt sống ngực phần thân có đặc điểm như thế nào?
A. Thân dài, mỏm ngang dẹp, đâm ra hai bên như hai cánh máy bay
B. Thân ngắn, 2 bên thân về phía trước và sau có hổ khớp sườn
C. Càng về sau biến dạng dần thành hình trụ dặc và nhỏ dần
D. Các đốt dính lại thành một xương duy nhất phía sau là đỉnh nhỏ
Câu : Mỏm khớp của đốt sống hông có đặc điểm như thế nào?
A.. Mỏm cao và thấp dần về phía sau. Mỏm gắn nhỏ, có mặt khớp để củ sườn gắn vào và
mỏm khớp không rõ ràng
B. Mỏm khớp cao và ngắn
C. Mỏm khớp trước mặt khớp lõm, mỏm khớp sau mặt khớp lồi, khi khớp thì chúng lồng
vào nhau
D. Mỏm khớp mở rộng và giống với các đốt sống khác
Câu : Thân của đốt sống hông đặc điểm như thế nào?
A. Thân dài
B. Thân ngắn
C. Thân hẹp
D. Thân rộng
Câu : Điền vào ô trống: Các đốt khum dính lại thành một xương duy nhất gọi
là........Phía trước là đáy khum....., phía sau là đỉnh khum......
A. Xương khum/nhỏ/to
B. Xương khum/to/nhỏ
C. Xương hông chậu/to/nhỏ
D. Xương chậu hông/nhỏ/to
Câu : Thân của đốt sống đuôi đặc điểm như thế nào?
A. Thân dài dẹp, đâm ra hai bên như hai cánh máy bay
B. Thân ngắn và liên kết hổ khớp sườn
C. Càng về sau biến dạng dần thành hình trụ dặc và nhỏ dần
D. Các đốt đuôi dính lại thành một xương duy nhất phía trước to, phía sau nhỏ
Câu : Mối tương quan giữa xương sườn và các đốt sống ngực như sau: số lượng đôi
sườn tương ứng với số lượng các đốt sống ngực. Phát biểu này đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu : Điền vào chỗ trống: Xương sườn của bộ xương gia súc có số lượng đôi sườn
tương ứng với…
A. số lượng các đốt sống ngực.
B. số lượng các xương cột sống.
C. số lượng các đốt sống hông.
D. số lượng các đốt sống và tuỳ loại giống gia súc.
Câu : Xương sườn có cấu tạo như thế nào?
A. Có đầu xương trên gắn vào các đốt sống ngực, đầu dưới nối với sụn sườn
B. Có đầu sụn trên gắn vào các đốt sống ngực, đầu dưới nối với sụn sườn
C. Đầu xương dưới gắn vào xương ức.
D. Đầu sụn, đầu dưới gắn vào xương ức.
Câu : Cấu tạo của sụn xườn bao gồm?
A. Phần xương, có đầu trên gắn vào các đốt sống ngực, đầu dưới nối với sụn sườn
B. Phần sụn, có đầu trên gắn vào các đốt sống hông đầu dưới nối với xương khum
C. Phần xương, đầu dưới gắn vào xương ức
D. Phần sụn, đầu dưới gắn vào xương ức
Câu : Đặc điểm nào sau đây đúng với cấu tạo của xương ức?
A. Số lượng đôi sườn tương ứng với với số lượng xương ức
B. Giống như một cái thuyền, nằm ở giữa và dưới của lồng ngực
C. Là trục chính của bộ xương và nối với nhau bằng những dĩa sụn liên đốt
D. Các xương ức hợp lại thành phần cán ức
Câu: Xương đầu được phân chia thành các nhóm xương nào sau đây?
A. Xương sườn, xương vùng sọ
B. Xương vùng sọ, xương vùng đầu
C. Xương chẩm, xương bướm, xương thái dương
D. Xương chẩm, xương vùng đầu
Câu : Xương vùng sọ có bao các xương thành phần nào sau đây?
A. Xương chẩm, xương bướm, xương cân, xương trán, xương đỉnh và xương thái dương.
B. Xương chẩm, xương bướm, xương hàm, xương trán, xương đỉnh
C. Xương chẩm, xương bướm, xương cân, xương mũi
D. Xương chẩm, xương bướm, xương cân, xương trán, xương đỉnh, xương tiền hàm
Câu : Các xương vùng mặt cấu tạo nên phần trước của đầu bao gồm các xương nào
sau đây?
A. Hốc mặt, hốc mũi, xoang miệng
B. Các xương quy định chức năng thị giác, khứu giác và thính giác
C. Tuyến tùng, xương trán, xương mũi và xương hàm
D. Hốc mũi, xương lá mía và xương trán
Câu : Điền vào ô trống “... giới hạn hai bên lỗ chẩm rộng là 2 lồi cầu chẩm để khớp
với... Bên cạnh lồi cầu chẩm là….nhọn chỉa xuống nước. Ở góc mỏm trâm có.... là
nơi dây thần kinh hạ nhiệt đi qua.”
A. Đốt atlas/mỏm trâm/lỗ hạ nhiệt
B. Mỏm/lỗ hạ nhiệt/đốt atlas
C. Lỗ hạ nhiệt/ đốt atlas/mỏm trâm
D. Lỗ hạ nhiệt/ mỏm trâm/ đốt atlas
Câu : Xương bướm nằm ở vị trí nào của xương vùng sọ?
A. Nằm ở đáy sọ
B. Nằm ở giữa sọ
C. Nằm ở đầu sọ
D. Nằm ở trong sọ
Câu : Xương cân được cấu tạo gồm?
A. Một mảnh thẳng dọc, 2 bên có lỗ sáng và 2 khối bên
B. Một mảnh thẳng dọc, mảnh lỗ sàng
C. Một mảnh thẳng dọc, 2 khối bên
D. Một mảnh thảng dọc, 2 mảnh lỗ sáng
Câu : Xương vùng mặt bao gồm những xương nào sau đây?
A. Xương hàm, xương lệ, xương gò má, xương mũi, xương lá mía, xương ống cuộn.
B. Xương hàm, xương ót, xương lệ, xương gò má, xương mũi, xương lá mía.
C. Xương liên hàm, xương hàm trên, xương lệ, xương chẩm
D. Xương thái dương, xương hàm trên, xương lệ, xương má, xương mũi, xương lá mía
Câu : Xương ống cuộn có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
A. Có 2 ống cuốn ở hai bên hốc mũi. Đây là mảnh xương rất mỏng, chứa rất nhiều lỗ
nhỏ, xương được cuốn lại và được bao phủ bằng một màng nhờn
B. Gồm 2 phần xương dẹp, khớp với nhau về phía trước tại khớp ống cuộn.
C. Xương lẻ, thiết diện hình chữ V, nằm phia trước thân xương bướm và xương chẩm
D. Hai mảnh xương mỏng làm thành trần của hốc mũi, phía trước xương trán. Đây là
mảnh xương dày, chứa rất nhiều lỗ nhỏ, xương được cuốn lại nhiều lần.
Câu : Xương lá mía có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
A. Gồm 2 phần xương dẹp, khớp với nhau về phía trước tại khớp hàn hàm dưới.
B. Xương lẻ, thiết diện hình chữ V, nằm phía trước thân xương bướm
C. Hai mảnh xương mỏng làm thành trần của hốc mũi, phía trước xương trán
D. Đây là mảnh xương dày, chứa rất nhiều lỗ nhỏ, xương được cuốn lại nhiều lần.
Câu : Bộ xương của gia súc có…là một xương lẻ chiếm phần sau và dưới của sọ.
A. xương chẩm
B. xương bướm
C. xương cân
D. xương thái dương
Câu : Bộ xương gia súc có…nằm giữa 2 nhánh của xương hàm dưới và dính vào
xương đầu tại mấu quai của xương thái dương. Phần trước dính vào lưỡi, thanh
quản và yết hầu.
A. xương hành vai
B. xương hàm
C. xương giáp quai
D. xương thái dương
Câu : Xương cẳng tay của bộ xương gia súc gồm các xương nào?
A. Xương quay tay và xương trụ.
B. Xương quay chính và xương mác.
C. Xương chày và xương trụ.
D. Xương chày và xương mác.
Câu : Bộ xương của gia súc, xương nào sau đây là xương dài:
A. Xương cánh tay.
B. Xương cườm chân.
C. Xương dương vật.
D. Xương vai.
Câu : Bộ xương của gia súc, xương nào sau đây là xương ngắn:
A. Xương cườm tay.
B. Xương sườn.
C. Xương cánh tay.
D. Xương quay.
Câu : Bộ xương của gia súc, xương nào sau đây là xương dẹp:
A. Xương vai.
B. Xương cườm chân.
C. Xương dương vật.
D. Xương bàn chân.
Câu : Bộ xương của gia súc, xương nào sau đây là xương đôi:
A. Xương thái dương.
B. Xương bướm.
C. Xương sàng.
D. Xương chẩm.
Câu : Bộ xương của gia súc, xương nào sau đây là xương đa dạng:
A. Xương đốt sống cổ.
B. Xương thái dương.
C. Xương cườm tay.
D. Xương bàn tay.
Câu : Màng gân có thể chia thành những màng nào?
A. Màng gân cạn và màng gân sâu.
B. Màng gân dày và màng gân mỏng.
C. Màng gân dày và màng gân vừa.
D. Màng gân mạc và màng gân sợi.
Câu : Cơ vùng đầu được chia thành những cơ vùng nào?
A. Cơ vùng sọ, cơ vùng mặt và cơ nhai.
B. Cơ vùng mắt, cơ vùng mặt và cơ thổi.
C. Cơ vùng mắt, cơ vùng mặt và cơ nhai.
D. Cơ vùng sọ, cơ vùng mặt và cơ thổi.
Câu : Cơ vùng đùi và háng có cơ…đùi có hình tam giác bao phủ mặt trước của đùi,
tỏa ra từ gốc hông, đầu trên dầy, chạy xuống mỏng dần cuối cùng biến thành cân
mạc.
A. căng cân mạc
B. mông sau
C. thẳng trong
D. mông nông
Câu : Bộ xương gia súc có…nằm ở phía sau và bên của mặt.
A. xương gò má
B. xương cánh
C. xương thái dương
D. xương hàm
Câu : Xương hình quai gồm có những xương nào?
A. Xương đáy quai, xương giáp quai, xương sừng quai, xương ngoại quai, xương trâm
quai.
B. Xương đáy quai, xương bả quai, xương sừng quai, xương ngoại quai, xương trâm quai.
C. Xương đáy quai, xương giáp quai, xương cánh quai, xương ngoại quai, xương trâm
quai.
D. Xương đáy quai, xương bả quai, xương cánh quai, xương ngoại quai, xương trâm quai.
Câu : Các mặt khớp ở đây nối tiếp nhau qua một mô trung gian gọi là sợi hay sụn,
hoặc lẫn lộn cả hai loại. Mô trung gian này chỉ tạm thời trên thú trẻ, sẽ hóa xương
khi con vật trưởng thành, lúc đó các khớp này còn có tên là khớp hàn. Từ những
thông tin trên, hãy cho biết khớp này là khớp nào?
A. Khớp bất động.
B. Khớp bán động.
C. Khớp di động.
D. Khớp nối.
Câu : Khớp đảm bảo sự vận động tự do nhất. Điển hình cho loại khớp này là khớp
hình cầu, có bao khớp rộng. Cấu tạo này bảo đảm cử động tự do theo mọi hướng:
cử động xoay tròn (ví dụ: khớp giữa đầu dưới xương bã vai và đầu trên xương cánh
tay; khớp giữa đầu xương đùi và hố ổ cối). Từ những thông tin trên, hãy cho biết
khớp này là khớp nào?
A. Khớp đa trục.
B. Khớp song trục.
C. Khớp di động.
D. Khớp đơn trục.
Câu 21: Khớp giữa thân các đốt sống là…cấu tạo bởi mô sợi ở vòng ngoài, mô sụn
bên trong và các mô sợi bắt chéo từ đốt sống này qua đốt sống kế tiếp.
A. khớp bán động
B. khớp di động
C. khớp bất động
D. khớp đơn trục
Câu : Bao phủ phía dưới thân các đốt sống từ đốt ngực thứ 6 đi về trước và móc vào
đốt atlas. Từ những thông tin trên, hãy cho biết cơ này là cơ gì?
A. Cơ dài cổ.
B. Cơ ức đầu.
C. Cơ cánh sống lưng.
D. Cơ thành lồng ngực.
Câu : Nằm ở khoảng giữa 2 xương sườn, nhưng không có ở giữa các sụn sườn, bắt
đầu từ cạnh sau xương sườn trước, sợi cơ đi chéo từ trước ra sau và xuống dưới tận
cùng ở cạnh trước mặt ngoài của xương sườn ngay sau. Từ những thông tin trên,
anh/chị hãy cho biết cơ này thuộc cơ gì?
A. Cơ liên sườn ngoài.
B. Cơ liên sườn chung
C. Cơ liên sườn trong .
D. Cơ liên sườn trước.
Câu : Cơ vùng dưới và bên của bụng có… là một băng bằng mô sợi, phía trước bám
vào mặt dưới mỏm kiêm xương ức, phía sau lẫn lộn với gân trước háng và bám vào
mặt trước xương háng.
A. Đường trắng.
B. Cơ chéo ngoài bụng
C. Cơ chéo trong bụng.
D. Cơ thẳng bụng.
Câu : Là xương có tỷ lệ 3 chiều gần bằng nhau. Nhiệm vụ làm giảm sự ma sát ở các
khớp. Từ những thông tin trên, anh/chị hãy cho biết xương này thuộc xương gì?
A. Xương ngắn.
B. Xương dẹp.
C. Xương sườn.
D. Xương chẩm.
Câu : Nằm ở khoảng giữa 2 xương sườn, nhưng không có ở giữa các sụn sườn, bắt
đầu từ cạnh sau xương sườn trước, sợi cơ đi chéo từ trước ra sau và xuống dưới tận
cùng ở cạnh trước mặt ngoài của xương sườn ngay sau. Từ những thông tin trên,
anh/chị hãy cho biết cơ này thuộc cơ gì?
A. Cơ liên sườn ngoài.
B. Cơ liên sườn chung
C. Cơ liên sườn trong .
D. Cơ liên sườn trước.
Câu : Nằm trước xương đỉnh, sau xương mũi, làm thành thành phần trên của
xương sọ và kéo dài xuống hốc mắt. Từ những thông tin trên, anh/chị hãy cho biết
xương này thuộc xương gì?
A. Xương trán.
B. Xương thái dương.
C. Xương vùng mặt.
D. Xương gò má.
Câu : Xương nằm ở phần nóc sọ, kéo dài xuống hố thái dương. Từ những thông tin
trên, anh/chị hãy cho biết xương này thuộc xương gì?
A. Xương đỉnh.
B. Xương thái dương.
C. Xương vùng mặt.
D. Xương gò má.
Câu : Xương tạo thành bờ trước của sọ và là phần sau cả xương mũi. Xương không
có phần nào lộ ra mặt ngoài. Xương rất phức tạp gồm: một mảnh thẳng dọc, 2 bên
có mảnh lỗ sàng và 2 khối bên. Từ những thông tin trên, anh/chị hãy cho biết xương
này thuộc xương gì?
A. Xương sàng
B. Xương thái dương.
C. Xương vùng mặt.
D. Xương bướm.
Câu : Là những xương lẻ, nằm ở mặt phẳng giữa, không có nhiệm vụ nhất định nào,
dùng làm trụ đỡ, bảo vệ và là nơi bám móc cho các cơ, dây chằng. Từ những thông
tin trên, anh/chị hãy cho biết xương này thuộc xương gì?
A. Xương đa dạng.
B. Xương ngắn.
C. Xương vùng mặt.
D. Xương bướm.
Câu : … là một xương dẹp gồm 3 xương dính lại với nhau lúc sinh vật còn non, đó là
xương cánh chậu (xương hông), xương ngồi, và xương háng, 3 xương hội tụ lại ở
mỏm khớp chén (hố ổ cối), là chỗ khớp với đầu xương đùi.
A. Xương chậu.
B. Xương cánh chậu.
C. Xương ngổi.
D. Xương háng.
Câu : Xương lớn nhất trong 3 xương, chiếm nữa phía trước xương chậu. Từ những
thông tin trên, anh/chị hãy cho biết xương này thuộc xương gì?
A. Xương cánh chậu.
B. Xương háng.
C. Xương đùi.
D. Xương ngồi.
Câu : Là xương dài và dẹp, nằm ở cạnh ngoài xương chày. Ở trâu, bò không có
xương mác và được thay thế bằng một sợi gân, bắt đầu từ cạnh ngoài đầu trên
xương chày kéo dài xuống phia dưới. Từ những thông tin trên, anh/chị hãy cho biết
xương này thuộc xương gì?
A. Xương mác.
B. Xương háng.
C. Xương đùi.
D. Xương ngồi.
Câu : Xương cẳng chân gồm có những xương nào?
A. Xương chày và xương mác.
B. Xương cườm chân và xương bàn chân.
C. Xương bàn chân và xương ngón chân
D. Xương chày, xương mác, xương cườm chân và xương bàn chân.
Câu : Bộ xương gia súc có loại khớp nào là khớp đơn giản nhất?
A. Khớp ngón.
B. Khớp sợi.
C. Khớp giữa lồi cầu chẩm và đốt sống cổ thứ I.
D. Khớp giữa đầu xương đùi và hố ổ cối.
Câu : Xương bánh chè thuộc loại xương nào trong bộ xương gia súc?
A. Xương hạt mè.
B. Xương đa dạng.
C. Xương ngắn.
D. Xương dẹp.
Câu : Là lớp xương mịn, màu vàng nhạt, được sắp xếp thành từng lớp mỏng là các
phiến xương. Từ những thông tin trên, anh/chị hãy cho biết mô xương này thuộc mô
xương nào?
A. Mô xương đặc.
B. Mô xương xốp.
C. Mô xương có hốc nhỏ.
D. Mô xương trưởng thành.
Câu : Xương do nhiều đốt xếp nối tiếp nhau và nối với nhau bằng những dĩa sụn
liên đốt. Từ những thông tin trên, anh/chị hãy cho biết xương này thuộc xương gì?
A. Xương cột sống.
B. Xương trục.
C. Xương đuôi.
D. Xương ức.
Câu : Xương có 2 xương ống cuộn ở hai bên hốc mũi. Đây là mảnh xương rất mỏng,
chứa rất nhiều lỗ nhỏ, xương được cuộn lại và được bao phủ bằng một màng nhờn.
Từ những thông tin trên, anh/chị hãy cho biết xương này thuộc xương gì?
A. Xương ống cuộn.
B. Xương mũi.
C. Xương cánh.
D. Xương lá mía.
Câu : Xương cánh là 2 phiến xương mỏng nhỏ nằm ở hai bên cửa họng. Từ những
thông tin trên, anh/chị hãy cho biết xương này thuộc xương gì?
A. Xương cánh.
B. Xương mũi.
C. Xương ống cuộn.
D. Xương lá mía.
HỆ HÔ HẤP
Câu 1: Hệ hô hấp gồm có các cơ quan sắp xếp theo thứ tự từ ngoài vào trong như sau:
A. Hốc mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
B. Hốc mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
C. Hốc mũi, khí quản, yết hầu, thanh quản, phế quản, phổi.
D. Hốc mũi, khí quản, thanh quản, yết hầu, phổi, phế quản.
Câu 2: Cơ quan nào là cơ quan chung giữa hệ tiêu hóa và hệ hô hấp:
A. Yết hầu.
B. Thanh quản.
C. Màng khẩu cái.
D. Vòm khẩu cái.
Câu 3: Hốc mũi thực hiện chức năng:
A. Lọc sạch không khí, sưởi ấm, tẩm ướt không khí, cảm nhận mùi.
B. Dẫn khí, cảm nhận mùi và lọc khí.
C. Dẫn khí, cảm nhận mùi và sưởi ấm không khí.
D. Dẫn khí, cảm nhận mùi và tẩm ướt khống khí.
Câu 4: Xoang mũi được tạo thành bởi tổ hợp các xương:
A. Xương mũi, xương hàm trên, xương tiền hàm, xương sàng và xương lá mía.
B. Xương mũi, xương hàm trên, xương tiền hàm, xương lá mía, xương khẩu cái.
C. Xương mũi, xương hàm trên, xương hàm dưới, xương ống cuộn, xương khẩu cái.
D. Xương mũi, xương hàm trên, xương hàm dưới, xương tiền hàm, xương ống cuộn.
Câu 5: Trong xoang mũi có xương cuộn có chức năng:
A. Giúp tăng thêm bề mặt của màng nhầy và làm hẹp đường không khí đi vào mũi.
B. Làm khô không khí và lọc sạch không khí.
C. Mở rộng kích thước mũi để lượng không khí vào được nhiều hơn khi cần thiết.
D. Tẩm ướt không khí và cản bụi trước khi không khí vào phổi.
Câu 6: Niêm mạc trong hốc mũi được chia thành:
A. Hai vùng: vùng khướu giác và vùng hô hấp.
B. Ba vùng: vùng tẩm ướt, vùng khướu giác và vùng hô hấp.
C. Hai vùng: vùng tẩm ướt và vùng khướu giác.
D. Ba vùng: vùng sưởi ấm, vùng tẩm ướt và vùng khướu giác.
Câu 7: Trong xoang mũi vùng nào thực thực tiết dịch nhầy có tác dụng bảo vệ (quyện lấy
vật lạ vào mũi):
A. Biểu mô vùng hô hấp.
B. Biểu mô vùng khướu giác.
C. Lông rung vùng hô hấp.
D. Lông rung vùng khướu giác.
Câu 8: Ở bò 2 lỗ mũi có hình dạng:
A. Hình 2 quả trứng, 2 lỗ mũi cách nhau rất xa, cánh mũi dầy ít cử động và trơn láng.
B. Hình 2 chiết gương rất phát triển cách nhau rất xa, cánh mũi dầy và trơn láng.
C. Hình 2 quả táo, 2 lỗ mũi cách nhau rất xa, cánh mũi dầy ít cử động và trơn láng.
D. Hình hạt rất phát triển cách nhau rất xa, cánh mũi dầy và trơn láng.
Câu 9: Ở heo 2 lỗ mũi có hình dạng:
A. 2 lỗ mũi thuộc phần bằng phẳng phía trước, có 1 gương mũi rất phát triển ở lỗ mũi.
B. Hình 2 quả trứng, 2 lỗ mũi cách nhau rất xa, cánh mũi dầy ít cử động và trơn láng.
C. Hình 2 quả táo, 2 lỗ mũi cách nhau rất xa, cánh mũi dầy ít cử động và trơn láng.
D. Hình hạt rất phát triển cách nhau rất xa, cánh mũi dầy và trơn láng.
Câu 10: Trước khi vào phổi, không khí được sưởi ấm nhờ:
A. Hệ thống mạch máu ở hốc mũi.
B. Xương lá mía.
C. Sụn tiểu thiệt.
D. Hệ thống lông rung.
Câu 11: Xoang đầu mặt là những xoang nằm trong bề dầy của xương đầu và mặi ăn thông
nhau và được tổ hợp bởi các xoang:
A. Xoang trán, xoang hàm trên, xoang sàng và xoang bướm.
B. Xoang trán, xoang hàm trên.
C. Xoang sàng và xoang bướm.
D. Xoang trán, xoang sàng và xoang bướm.
Câu 12: Các xoang vùng đầu mặt có nhiệm vụ:
A. Làm giảm nhẹ trọng lượng xương đầu và điều hòa nhiệt độ bộ não.
B. Hỗ trợ hô hấp và giảm trọng lượng xương đầu.
C. Hỗ trợ hô hấp và điều hòa nhiệt độ bộ não.
D. Làm giảm nhẹ trọng lượng xương đầu và giữ ấm không khí trước khi vào phổi.
Câu 13: Cơ quan nào thực hiện chức năng điều chỉnh dung lượng không khí đi vào phổi,
ngăn ngừa sự hít ngoại vật vào phổi là:
A. Thanh quản.
B. Yết hầu.
C. Khí quản.
D. Sụn giáp trạng.
Câu 14: Thanh quản thuộc hệ hô hấp đảm nhận chức năng:
A. Điều chỉnh dung lượng không khí đi vào phổi, ngăn ngừa sự hít ngoại vật vào phổi,
phát âm.
B. Phát âm.
C. Điều chỉnh dung lượng không khí đi vào phổi.
D. Ngăn ngừa sự hít ngoại vật vào phổi.
Câu 15: Thanh quản có cấu tạo từ:
A. Sụn thanh quản, cơ thanh quản và dây chằng.
B. Sụn tiểu thiệt, sụn phểu, sụn giáp trạng, sụn nhẫn.
C. Sụn thanh quản, cơ thanh quản và sụn nhẫn.
D. Sụn tiểu thiệt, cơ thanh quản và dây chằng.
Câu 16: Sụn thanh quản được tổ hợp từ các sụn:
A. Sụn tiểu thiệt, sụn phểu, sụn giáp trạng, sụn nhẫn.
B. Sụn tiểu thiệt, sụn phểu, sụn giáp trạng, sụn tròn.
C. Sụn phểu, sụn giáp trạng, sụn nhẫn, sụn sợi.
D. Sụn phểu, sụn giáp trạng, sụn tròn, sụn sợi.
Câu 17: Sụn tiểu thiệt hay còn gọi là:
A. Sụn trên hầu.
B. Sụn dưới hầu.
C. Nắp yết hầu.
D. Nắp đậy hầu.
Câu 18: Sụn tiểu thiệt thực hiện chức năng:
A. Tác dụng như cái nắp đậy lên thanh quản để khi nuốt thức ăn không lọt vào thanh
quản.
B. Chịu trách nhiệm phát âm trên vật nuôi.
C. Đưa thức ăn xuống thực quản và không khí vào phổi.
D. Tác dụng làm ấm và khống chế lượng khí vào phổi.
Câu 19: Sụn giáp trạng có đặc điểm:
A. Là sụn to nhất xoang thanh quản, tạo nên thành bên và phía dưới xoang thanh quản.
B. Giống như cái nắp đậy lên thanh quản để khi nuốt thức ăn không lọt vào thanh quản.
C. Như hình phểu ở trước sụn nhẫn, phía trước có mỏm để đẩy thanh âm gắn vào.
D. Giống như chiếc nhẫn, phía trước dính vào sụn phểu, phía sau gắn vào khí quản.
Câu 20: Cơ ngoại lai thuộc cơ thanh quản có đặc điểm:
A. Là cơ nối sụn thanh quản với xương hoặc một cấu tạo khác.
B. Là cơ nối các sụn thanh quản với nhau.
C. Là cơ nối thanh quản và khí quản.
D. Được cấu tạo từ cơ trơn và cơ vân.
Câu 21: Cơ nội bộ thuộc cơ thanh quản có đặc điểm:
A. Là cơ nối các sụn thanh quản với nhau.
B. Là cơ nối sụn thanh quản với xương hoặc một cấu tạo khác.
C. Là cơ nối thanh quản và khí quản.
D. Được cấu tạo từ cơ trơn và cơ vân.
Câu 22: Khí quản được cấu tạo từ:
A. Nhiều vòng sụn không trọn vẹn xếp nối tiếp nhau nhờ mô liên kết.
B. Nhiều vòng sụn hình chữ C xếp nối tiếp nhau nhờ cơ vân liên kết.
C. Nhiều vòng sụn hình tròn xếp nối tiếp nhau nhờ mô liên kết.
D. Nhiều vòng sụn hình tròn xếp nối tiếp nhau nhờ cơ vân liên kết.
Câu 23: Khí quản được chia thành:
A. 2 đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực.
B. 3 đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực và đoạn bụng.
C. 2 đoạn: đoạn cổ, đoạn bụng.
D. 3 đoạn: đoạn cổ, đoạn giữa cổ-bụng, đoạn bụng.
Câu 24: Khí quản trên heo có số lượng vòng sụn trong khoảng:
A. Khoảng 32 -36 vòng sụn.
B. Khoảng 48-60 vòng sụn.
C. Khoảng 60-72 vòng sụn.
D. Khoảng 72-90 vòng sụn.
Câu 25: Khí quản trên bò có số lượng vòng sụn trong khoảng:
A. Khoảng 48-60 vòng sụn.
B. Khoảng 32 -36 vòng sụn.
C. Khoảng 60-72 vòng sụn.
D. Khoảng 72-90 vòng sụn.
Câu 26: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc của phổi thực hiện qua trình trao đổi khí là:
A. Phế nang.
B. Phế quản.
C. Tiểu thùy phổi.
D. Thùy phổi.
Câu 27: Chon phát biểu đúng khi nói về hình dáng của phổi:
A. Phổi uốn theo chiều cong của lồng ngực và các bộ phận bên trong.
B. Phổi thẳng đứng nằm chùm che toàn bộ quả tim.
C. Phổi nằm lệch sang trái lồng ngực và che phủ quả tim.
D. Phổi nàm lệch sang phải và để lộ 1 gốc tim ra ngoài giúp người khám bệnh có thể
nghe được tiếng tim.
Câu 28: Đặc điểm màu sắc của phổi:
A. Phổi thay đổi màu sắc theo độ tuổi.
B. Tất cả vật nuôi phổi có màu hồng nhạt.
C. Tất cả vật nuôi phổi có màu đỏ.
D. Tất cả vật nuôi phổi có có màu xám.
Câu 29: Đặc điểm về số lượng thùy phổi trên trâu bò:
A. Phổi trái chia làm 3 thùy, phổi phải có 5 thùy.
B. Phổi trái có 3 thùy, phổi phải có 4 thùy.
C. Phổi trái có 2 thùy, phổi phải có 4 thùy.
D. Phổi trái có 4 thùy, phổi phải có 4 thùy.
Câu 30: Đặc điểm về số lượng thùy phổi trên heo:
A. Phổi trái có 3 thùy, phổi phải có 4 thùy.
B. Phổi trái chia làm 3 thùy, phổi phải có 5 thùy.
C. Phổi trái có 2 thùy, phổi phải có 4 thùy.
D. Phổi trái có 4 thùy, phổi phải có 4 thùy.
HỆ TIÊU HÓA
Câu 1: Bộ máy tiêu hóa gồm:
A. Ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
B. Ống tiêu hóa và gan.
C. Xoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn.
D. Ống tiêu hóa và mật.
Câu 2: Các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa nằm trước cơ hoành gồm:
A. Miệng, yết hầu, thực quản.
B. Miệng, yết hầu, dạ dày.
C. Miệng, dạ dày, ruột.
C. Miệng, yết hầu, gan.
Câu 3: Các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa nằm sau cơ hoành gồm:
A. Dạ dày, ruột.
B. Dạ dày, yết hầu.
C. Yết hầu, thực quản.
D. Yết hầu, gan.
Câu 4: Miệng là xoang nằm giữa:
A. Hai hàm, phía trước có môi, hai bên có má, trên có vòm khẩu cái, phía sau có màng
khẩu cái, trong miệng có lưỡi và răng.
B. Hai hàm, phía trước có môi, hai bên có má, trên có màng khẩu cái, phía sau có vòm
khẩu cái, trong miệng có lưỡi và răng.
C. Hai hàm, phía trước có môi, hai bên có má, trong miệng có lưỡi và răng.
D. Hai hàm, phía trước có môi, hai bên có má, trong miệng có màng khẩu cái.
Câu 5: Loài vật nuôi nào có môi dầy cứng ít cử động, không dùng trực tiếp để lấy thức
ăn:
A. Trâu, bò.
B. Heo.
C. Dê.
D. Chó, mèo.
Câu 6: Ở trâu bò có phần mõm luôn trơn láng và ẩm ướt là biểu hiện của:
A. Trâu bò khỏe mạnh.
B. Trâu bò suy dinh dưỡng.
C. Trâu bò bệnh đường hô hấp.
D. Trâu bò bệnh đường tiêu hóa.
Câu 7: Ở các loài nhai lại như trâu, bò, dê, cừu có cấu tạo và hình dáng của môi:
A. Khác nhau
B. Giống nhau.
C. Tương đối giống nhau,
D. Trâu giống với bò, dê giống với cừu.
Câu 8: Ở gia súc, miệng được giới hạn hai bên bởi má và má có chức năng hỗ trợ:
A. Giữ cho các hạt thức ăn đã nghiền nát không lọt ra ngoài và đẩy thức ăn trở lại trên
bàn nhai.
B. Giúp và hỗ trợ lưỡi nâng và lừa thức ăn trong vòm miệng.
C. Hỗ trợ chức năng nuốt cho vật nuôi.
D. Hỗ trợ nghiền thức ăn cùng với răng.
Câu 9: Vòm khẩu cái trên vật nuôi có đặc điểm:
A. Nằm ở phía trên xoang miệng do xương khẩu cái và phần nằm ngang của xương hàm
trên tạo thành.
B. Nằm ở phía dưới xoang miệng do xương tiền hàm và phần nằm ngang của xương hàm
trên tạo thành.
C. Nằm ở phía trên xoang miệng do xương tiền hàm và phần nằm ngang của xương hàm
trên tạo thành.
D. Nằm ở phía dưới xoang miệng do xương khẩu cái và phần nằm ngang của xương hàm
trên tạo thành.
Câu 10: Vòm khẩu cái trên trâu bò có số lượng các sọc ngang khoảng:
A. 20 sọc.
B. 9 sọc.
C. 7 sọc.
D. 10 sọc.
Câu 11: Ở loài nào không có răng cửa hàm trên và được thay thế bằng một gờ cứng bằng
chất sừng:
A. Bò.
B. Chó.
C. Heo.
D. Thỏ.
Câu 12: Màng khẩu cái trên gia súc hay còn gọi là:
A. Lưỡi gà (tiểu thiệt).
B. Màng ngăn.
C. Cổ họng.
D. Thịt bọng.
Câu 13: Các loài vật nuôi sau đây loài nào không có tiểu thiệt (lưỡi gà):
A. Bò.
B. Heo.
C. Chó.
D. Ngựa.
Câu 14: Lưỡi trên ga súc được chia thành các phần:
A. Gốc lưỡi, thân lưỡi và đỉnh lưỡi.
B. Gốc lưỡi và đầu lưỡi.
C. Thân lưỡi và đầu lưỡi.
D. Thân lưỡi và đỉnh lưỡi.
Câu 15: Gốc lưỡi có đặc điểm:
A. Phần dính vào xương thiệt cốt, khẩu cái.
B. Phần ở giữa, mặt dưới liên hệ với dây hàm lưỡi.
C. Là phần tự do phía trước, có thể xoay 360o.
D. Toàn bộ phần thân sau của lưỡi dính vào hầu.
Câu 16: Thân lưỡi có đặc điểm:
A. Phần ở giữa, mặt dưới liên hệ với dây hàm lưỡi.
B. Phần dính vào xương thiệt cốt, khẩu cái.
C. Là phần tự do phía trước, có thể xoay 360o.
D. Toàn bộ phần thân sau của lưỡi dính vào hầu.
Câu 17: Thân lưỡi có đặc điểm:
A. Là phần tự do phía trước.
B. Phần dính vào xương thiệt cốt, khẩu cái.
C. Phần ở giữa, mặt dưới liên hệ với dây hàm lưỡi.
D. Toàn bộ phần thân sau của lưỡi dính vào hầu.
Câu 18: Trên lưỡi gia súc hiện hiện các loại gai lưỡi như:
A. Gai chỉ, gai nấm, hình đài, gai lá, gai thịt.
B. Gai sợi, gai chỉ, gai nấm, hình đài, gai lá.
C. Gai sợi, gai chỉ, gai nấm, hình đài, gai thịt.
D. Gai sợi, gai chỉ, gai nấm, hình đài, gai lá.
Câu 19: Gai hình chỉ trên mặt lưỡi gia súc có đặc điểm:
A. Nhỏ, mảnh, phân bố ở khẳp mặt lưỡi, không có ở gốc lưỡi, không có nụ vị giác.
B. Gai này ít hơn nằm xen giữa các gai hình chỉ, chủ yếu nằm ờ dầu lưỡi và 2 bên bờ
lưỡi, có chức năng vị giác.
C. Rất ít, tương đối to, nằm ở gần gốc lưỡi, có chức năng vị giác.
D. Rất ít, nằm ở 2 bên bờ gần gốc lưỡi, có chức năng vị giác.
Câu 20: Gai hình nấm trên mặt lưỡi gia súc có đặc điểm:
A. Gai này ít hơn nằm xen giữa các gai hình chỉ, chủ yếu nằm ờ dầu lưỡi và 2 bên bờ
lưỡi, có chức năng vị giác.
B. Nhỏ, mảnh, phân bố ở khẳp mặt lưỡi, không có ở gốc lưỡi, không có nụ vị giác.
C. Rất ít, tương đối to, nằm ở gần gốc lưỡi, có chức năng vị giác.
D. Rất ít, nằm ở 2 bên bờ gần gốc lưỡi, có chức năng vị giác.
Câu 21: Gai hình đài (dài) trên mặt lưỡi gia súc có đặc điểm:
A. Rất ít, tương đối to, nằm ở gần gốc lưỡi, có chức năng vị giác.
B. Nhỏ, mảnh, phân bố ở khẳp mặt lưỡi, không có ở gốc lưỡi, không có nụ vị giác.
C. Gai này ít hơn nằm xen giữa các gai hình chỉ, chủ yếu nằm ờ dầu lưỡi và 2 bên bờ
lưỡi, có chức năng vị giác.
D. Rất ít, nằm ở 2 bên bờ gần gốc lưỡi, có chức năng vị giác.
Câu 22: Gai hình lá trên mặt lưỡi gia súc có đặc điểm:
A. Rất ít, nằm ở 2 bên bờ gần gốc lưỡi, có chức năng vị giác.
B. Nhỏ, mảnh, phân bố ở khẳp mặt lưỡi, không có ở gốc lưỡi, không có nụ vị giác.
C. Gai này ít hơn nằm xen giữa các gai hình chỉ, chủ yếu nằm ờ dầu lưỡi và 2 bên bờ
lưỡi, có chức năng vị giác.
D. Rất ít, tương đối to, nằm ở gần gốc lưỡi, có chức năng vị giác.
Câu 23: Yết hầu là nơi giao nhau giữa:
A. Hốc mũi, miệng, thanh quản vả thực quản.
B. Miệng, thanh quản vả thực quản.
C. Thanh quản vả thực quản.
D. Miệng, thanh quản.
Câu 24: Nhiệm vụ của yết hầu:
A. Dẫn thức ăn vào thực quản và đưa không khí vào khí quản.
B. Dẫn thức ăn vào thực quản.
C. Đưa không khí vào khí quản.
D. Chặn ngoại vật vào đường khí quản.
Câu 25: Thực quản là ống thông từ yết hầu đến dạ dày được chia thành:
A. Phần cổ, phần ngực, phần bụng.
B. Phần cổ, phần ngực.
C. Phần ngực, phần bụng.
D. Phần cổ, phần bụng.
Câu 26: Loài vật nuôi nào có rãnh thực quản:
A. Trâu, bò.
B. Heo, thỏ.
C. Ngựa, lừa.
D. Gia cầm.
Câu 27: Trên cơ thể vật nuôi xoang nào là xoang lớn nhất:
A. Xoang bụng.
B. Xoang ngực.
C. Xoang chậu.
D. Xoang sàng.
Câu 28: Trên cơ thể vật nuôi xoang bụng chứa các bộ phận:
A. Các cơ quan tiêu hóa, một phần bộ phận tiết niệu và sinh dục, mạch máu, dây thần
kinh, hạch bạch huyết và lách.
B. Các cơ quan tiêu hóa, một phần bộ phận tiết niệu và sinh dục.
C. Các cơ quan tiêu hóa, mạch máu, dây thần kinh, hạch bạch huyết và lách.
D. Các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, sinh sản.
Câu 29: Màng bụng hay còn gọi là:
A. Màng phúc mạc.
B. Hoành cách mô (cơ hoành).
C. Lá thành.
D. Lá tạng.
Câu 30: Ở sinh vật cái, xoang phúc mạc thông với bên ngoài qua:
A. Ống dẫn trứng
B. Âm đạo
C. Niệu đạo
D. Tử cung
Câu 31: Dạ cỏ trong dạ dày kép (4 túi) là dạ có dung tích:
A. Lớn nhất so với 3 dạ còn lại.
B. Lớn thứ 2 trong 4 dạ.
C. Lớn thứ 3 trong 4 dạ.
D. Nhỏ nhất so với 3 dạ còn lại.
Câu 32: Niêm mạc mặt trong dạ cỏ có các gai:
A. Gai thịt.
B. Gai chỉ.
C. Gai nấm.
D. Gai lá.
Câu 32: Vị trí nơi thực quản thông với dạ cỏ gọi là:
A. Lổ thượng vị.
B. Lổ trung vị.
C. Lổ hạ vị.
D. Lổ thân vị.
Câu 33: Dạ tổ ong trong dạ dày kép (4 túi) là dạ có dung tích:
A. Nhỏ nhất so với 3 dạ còn lại.
B. Lớn thứ 2 trong 4 dạ.
C. Lớn thứ 3 trong 4 dạ.
D. Lớn nhất so với 3 dạ còn lại.
Câu 34: Trong các dạ thuộc dạ dày kép, dạ nào thực hiện chức năng giống với gia súc dạ
dày đơn:
A. Dạ múi khế.
B. Dạ lá sách.
C. Dạ tổ ong.
D. Dạ cỏ.
Câu 35: Trong các dạ thuộc dạ dày kép, dạ nào gắn kết với vùng hạ vị:
A. Dạ múi khế.
B. Dạ lá sách.
C. Dạ tổ ong.
D. Dạ cỏ.
Câu 36: Khi bê nghé còn non, sau khi bú sữa mẹ sẽ được tiêu hóa ở đâu:
A. Dạ múi khế.
B. Dạ cỏ.
C. Dạ lá sách.
D. Dạ tổ ong.
Câu 37: Cơ quan nào thuộc cả hai hệ tiêu hóa và hệ hô hấp:
A. Yếu hầu
B. Xoang đầu mặt
C. Thanh quản
D. Khẩu cái
Câu 38: Chức năng chính của dạ cỏ là:
A. Nơi chứa cỏ, tiêu hóa cơ học và lên men.
B. Chứa thức ăn nuốt vội.
C. Tiêu hóa hóa học.
D. Nghiền nát thức ăn và ép nước.
Câu 39: Giới hạn phía trước của xoang bụng là:
A. Cơ hoành.
B. Đường trắng.
C. Xoang ngực.
D. Đốt sống hông.
Câu 40: Vai trò chủ yếu của dạ tổ ong:
A. Nơi chứa thức ăn lỏng.
B. Tiêu hóa cơ học và lên men nhờ hệ vi sinh vật.
C. Nghiền nát thức ăn và ép thức ăn đã nhai lại giữa các phiến lá.
D. Tiêu hóa cơ học và hóa học.
Câu 41: Loài động vật nào sao đây không phải là động vật nhai lại:
A. Ngựa
B. Bò
C. Nai
D. Cừu
Câu 42: Đường cong nhỏ thuộc dạ dày đơn có đặc điểm:
A. Là đường ngắn nhất đi từ thượng vị đến hạ vị.
B. Là đường dài nhất đi từ thượng vị đến hạ vị, liên hệ với cơ hoành, lách gan và sàn
bụng.
C. Là đường ngắn nhất đi từ trung vị đến hạ vị.
D. Là đường dài nhất đi từ trung vị đến hạ vị, liên hệ với cơ hoành, lách gan.
Câu 43: Đường cong lớn thuộc dạ dày đơn có đặc điểm:
A. Là đường dài nhất đi từ thượng vị đến hạ vị, liên hệ với cơ hoành, lách gan và sàn
bụng.
B. Là đường ngắn nhất đi từ thượng vị đến hạ vị.
C. Là đường ngắn nhất đi từ trung vị đến hạ vị.
D. Là đường dài nhất đi từ trung vị đến hạ vị, liên hệ với cơ hoành, lách gan.
Câu 44: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về đặc điểm dạ dày heo:
(1) Nằm bên phải xoang bụng.
(2) Thông với tá tràng của ruột non.
(3) Có hình chữ P.
(4) Đường cong nhỏ của dạ dày là đường lớn nhất đi từ thượng vị đến hạ vị.
A. (2), (3).
B. (1), (2)
C. (1), (4)
D. (2), (4)
Câu 45: Niêm mạc mặt trong dạ dày heo được chia làm:
A. 4 vùng: vùng thực quản (không tuyến), vùng tuyến thượng vị, vùng tuyến thân vị
(tuyến đáy), vùng tuyến hạ vị.
B. 3 vùng: vùng tuyến thượng vị, vùng tuyến thân vị (tuyến đáy), vùng tuyến hạ vị.
C. 2 vùng: vùng tuyến thân vị (tuyến đáy), vùng tuyến hạ vị.
D. Duy nhất 1 vùng tiết dịch tiêu hóa là tuyến vị.
Câu 46: Niêm mạc mặt trong dạ dày chó được chia làm:
A. 3 vùng: vùng tuyến thượng vị, vùng tuyến thân vị (tuyến đáy), vùng tuyến hạ vị.
B. 4 vùng: vùng thực quản (không tuyến), vùng tuyến thượng vị, vùng tuyến thân vị
(tuyến đáy), vùng tuyến hạ vị.
C. 2 vùng: vùng tuyến thân vị (tuyến đáy), vùng tuyến hạ vị.
D. Duy nhất 1 vùng tiết dịch tiêu hóa là tuyến vị.
Câu 47: Trình tự sắp xếp 3 đoạn của ruột non:
A. Tá tràng - không tràng - hồi tràng
B. Hồi tràng - tá tràng - không tràng
C. Tá tràng - hồi tràng - không tràng
D. Tá tràng - manh tràng - hồi tràng
Câu 48: Về ngoại tiết, tụy tạng đổ các men tiêu hóa ở vị trí nào trên ruột non:
A. Tá tràng.
B. Hồi tràng.
C. Manh tràng.
D. Không tràng.
Câu 49: Đầu sau của hồi tràng gia súc được nối trực tiếp với đoạn:
A. Manh tràng.
B. Kết tràng.
C. Không tràng.
D. Trực tràng.
Câu 50: Trình tự sắp xếp 3 đoạn của ruột già:
A. Manh tràng - kết tràng - trực tràng.
B. Hồi tràng - tá tràng - trực tràng.
C. Kết tràng - hồi tràng - trực tràng.
D. Tá tràng - manh tràng - trực tràng.

You might also like