Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQG ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KỲ 1

TRƯỜNG THPT CNN


ĐỊA LÍ 12
CHUYÊN ĐỀ 1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. LÝ THUYẾT
1. Về kiến thức:
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí,
phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, KT - XH và quốc phòng.
- Phân tích các thành phần tự nhiên để thấy được các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam.
- Phân tích và giải thích được đặc điểm của cảnh quan ba miền tự nhiên ở nước ta
- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đã phá hoại sản xuất, gây thiệt hại về người
và của.
- Biết được sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, đất ; một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm,
cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
- Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.
- Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên đơn giản trong thực tế.
2.Về kỹ năng:
- Xác định được trên bản đồ Hành chính Việt Nam hoặc bản đồ Các nước Đông Nam Á vị trí và phạm vi lãnh
thổ nước ta.
- Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam ( Atlat) để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu, sông
ngòi, đất đai, thực động vật và nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.
- Sử dụng Atlat và kiến thức đã học để trình bày các đặc điểm của ba miền tự nhiên.
- Phân tích các bảng số liệu về sự biến động của tài nguyên rừng, sự đa dạng sinh học và đất ở nước ta.
II. TRẮC NGHIỆM
NỘI DUNG: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ
Câu 1: Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm
A. vùng đất, vùng biển và vùng trời. B. vùng biển, vùng trời và quần đảo.
C. đất liền, vùng biển và các hải đảo. D. phần đất liền, hải đảo và vùng trời.
Câu 2: Đất liền nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có
A. số giờ nắng nhiều. B. nhiều sông ngòi nhỏ.
C. nhiều loại thổ nhưỡng. D. khoáng sản đa dạng.
Câu 3: Vị trí địa lí của nước ta
A. được xây dựng qua thời gian dài dựng nước. B. án ngữ tuyến giao thông châu Âu - châu Mỹ.
C. thuộc khu vực hoàn toàn không có thiên tai. D. là nơi giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên.
Câu 4: Điểm cực Đông trên đất liền nước ta
A. nằm trên quần đảo xa bờ. B. nằm xa nhất về phía bắc.
C. có độ cao lớn nhất cả nước. D. tiếp giáp với vùng biển.
Câu 5: Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt đới.
C. phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. D. bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng.
Câu 6: Nhờ tiếp giáp biển nên nước ta có
A. khí hậu có hai mùa rõ rệt. B. thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống.
C. nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng. D. nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật.
Câu 7: Phần đất liền của nước ta
A. giáp với các nước xung quanh. B. trải dài theo chiều đông-tây.
C. mở rộng đến hết vùng lãnh hải. D. rộng gấp nhiều lần vùng biển.
Câu 8: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên
A. mọi nơi trong năm đều có Mặt Trời lên thiên đỉnh.
B. Tín phong bán cầu Bắc đã bị lấn át bởi các gió khác.
C. nhiệt độ trung bình năm cao và phân hóa theo mùa.
D. số giờ nắng nhiều và biên độ nhiệt độ trong năm lớn.
Câu 9: Nước ta giáp biển Đông nên
A. hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm. B. gió mùa Đông Bắc hoạt động ở mùa đông.
C. tổng lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao. D. một mùa có mưa nhiều và một mùa mưa ít.
Câu 10: Cơ sở nào sau đây dùng để xác định đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta?
A. Bên ngoài của lãnh hải. B. Phía trong đường cơ sở.
C. Hệ thống các bãi triều. D. Hệ thống đảo ven bờ.
Câu 11: Phần đất liền nước ta
A. trải ra rất dài từ tây sang đông. B. tiếp giáp với nhiều đại dương.
C. có đường bờ biển khúc khuỷu. D. mở rộng đến hết vùng nội thủy.
Câu 12: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên
A. Mặt Trời luôn ở trên thiên đỉnh. B. thường xuyên có gió Mậu dịch.
C. có gió mùa hoạt động liên tục. D. lượng mưa cao đều quanh năm.
Câu 13: Vùng đất của nước ta
A. lớn hơn vùng biển nhiều lần. B. thu hẹp theo chiều bắc - nam.
C. chỉ giáp biển về phía đông. D. gồm phần đất liền và hải đảo.
Câu 14: Vùng đất của nước ta
A. mở rộng đến hết nội thủy. B. thu hẹp theo chiều bắc - nam.
C. có đường biên giới kéo dài. D. lớn hơn vùng biển nhiều lần.
Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng về lãnh hải nước ta?
A. Có chiều rộng 12 hải lí. B. Thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
C. Có độ sâu khoảng 200m. D. Được coi là đường biên giới trên biển.
Câu 16: Đường biên giới trên đất liền của nước ta kéo dài, gây khó khăn cho việc
A. phát triển nền văn hóa. B. thu hút đầu tư nước ngoài.
C. khai thác nguồn khoáng sản. D. bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Câu 17: Lãnh thổ nước ta
A. có vùng đất gấp nhiều lần vùng biển. B. nằm hoàn toàn ở trong vùng xích đạo.
C. có đường bờ biển dài từ bắc vào nam. D. chỉ tiếp giáp với các quốc gia trên biển.
Câu 18: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là
A. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây.
B. nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có.
C. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
D. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực.
Câu 19: Lãnh thổ nước ta
A. chỉ chịu ảnh hưởng của gió mùa. B. nằm trong khu vực Đông Nam Á.
C. tiếp giáp với nhiều đại dương. D. có vùng đất rộng hơn vùng biển.
Câu 20: Vị trí nằm ở rìa đông lục địa Á - Âu thông ra Thái Bình Dương rộng lớn đã làm cho khí hậu nước ta
A. có lượng mưa lớn, cân bằng ẩm luôn dương. B. mang tính chất nhiệt đới, nhiều thiên tai.
C. có nền nhiệt cao, tăng dần từ bắc vào nam. D. phân mùa sâu sắc, mang tính thất thường.
Câu 21: Trên đất liền nước ta nơi có khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất là
A. điểm cực Tây. B. điểm cực Bắc. C. điểm cực Nam. D. điểm cực Đông.
Câu 22: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi
A. vị trí trong vùng nội chí tuyến. B. địa hình nước ta nhiều đồi núi.
C. địa hình nước ta thấp dần ra biển. D. hoạt động của gió phơn Tây Nam.
Câu 23: Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên ở nước ta chủ yếu do
A. Khí hậu và sông ngòi. B. Vị trí địa lí và hình thể.
C. Khoáng sản và biển. D. Gió mùa và dòng biển.
Câu 24: Nhân tố nào dưới đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta?
A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.
C. Sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất và sông ngòi.
D. Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật.
Câu 25: Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta nằm ở vị trí nào sau đây?
A. Cách đường cơ sở 12 hải lí về phía đông. B. ở ranh giới giữa vùng nội thủy và lãnh hải.
C. Cách đường bờ biển trên 24 hải lí. D. Nằm rìa đông của vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 26: Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là do vị trí địa lí
A. giáp vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên. B. nằm liền kề các vành đai sinh khoáng lớn.
C. nằm trên đường di lưu và di cư sinh vật. D. có hoạt động của gió mùa và Tín phong.
Câu 27: Vùng nội thủy của biển nước ta
A. kề với vùng tiếp giáp lãnh hải. B. nằm ở phía trong đường cơ sở.
C. là phần nằm ngầm ở dưới biển. D. nằm liền kề vùng biển quốc tế.
Câu 28: Vùng trời của nước ta trên biển được xác định bằng
A. không gian trên các hải đảo và không gian trên mặt biển.
B. ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
C. không gian trên mặt biển với diện tích khoảng 1 triệu km2.
D. ranh giới của nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 29: Lãnh hải nước ta
A. là bộ phận của đất liền. B. có chiều rộng 200 hải lí.
C. tiếp giáp vùng biển quốc tế. D. thuộc chủ quyền quốc gia.
Câu 30: Vị trí địa lí đã làm cho tự nhiên nước ta
A. có khí hậu, thời tiết biến đổi khắc nghiệt. B. mang tính chất cận xích đạo gió mùa.
C. phân hóa đa dạng, có nhiều thiên tai. D. phân hóa chủ yếu theo độ cao địa hình.
Câu 31: Sự đa dạng về bản sắc dân tộc của nước ta là do vị trí
A. liền kề của hai vành đai sinh khoáng lớn.
B. diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động.
C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế lớn.
D. có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta?
A. Trong vùng nhiều thiên tai. B. Tiếp giáp với Biển Đông.
C. Trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc. D. Ở trung tâm bán đảo Đông Dương.
Câu 33: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
A. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. B. tổng bức xạ trong năm lớn.
C. nền nhiệt độ cả nước cao. D. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng về lãnh thổ nước ta?
A. Đường biên giới trên đất liền kéo dài. B. Một bộ phận nằm ở ngoại chí tuyến.
C. Vùng biển rộng giáp nhiều quốc gia. D. Có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm ven bờ.
Câu 35: Nối liền các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển, ta sẽ xác định được
A. vùng nội thủy. B. đường cơ sở.
C. vùng lãnh hải. D. vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta?
A. Nằm ở gần trung tâm bán đảo Đông Dương. B. hẹp ngang và kéo dài theo chiều kinh tuyến.
C. Biên giới trên đất liền dài hơn đường bờ biển. D. Lãnh thổ gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời.
Câu 37: Vị trí nước ta ở
A. phía bắc chí tuyến bán cầu Bắc. B. phía tây bán đảo Đông Dương
C. phía đông của Thái Bình Dương. D. trong khu vực gió mùa châu Á

NỘI DUNG: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TNTN


Câu 1: Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là
A. đẩy mạnh trồng rừng. B. quy định việc khai thác. C. quy hoạch dân cư. D. xây hồ thủy điện.
Câu 2: Việc khai thác gỗ ở nước ta chỉ được tiến hành ở
A. rừng sản xuất. B. rừng phòng hộ. C. các khu bảo tồn. D. vườn quốc gia.
Câu 3: Nguồn hải sản nước ta bị giảm sút rõ rệt nhất là ở
A. ven biển và ngoài khơi. B. vùng cửa sông, ven biển.
C. vùng cửa sông và ngoài khơi. D. các đảo ven bờ và ngoài khơi.
Câu 4: Vùng núi nước ta thường xảy ra
A. ngập mặn. B. sóng thần. C. xói mòn. D. cát bay.
Câu 5: Số lượng loài sinh vật bị mất dần lớn nhất thuộc về
A. thực vật. B. thú. C. chim. D. cá.
Câu 6: Biện pháp mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở nước ta là
A. bón phân thích hợp. B. đa dạng cây trồng. C. canh tác hợp lí. D. khai khẩn đất hoang.
Câu 7: Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là
A. định canh định cư. B. chống ô nhiễm nước. C. bảo vệ vốn rừng. D. ban hành sách đỏ.
Câu 8: Biểu hiện tính đa dạng sinh học ở nước ta không thể hiện ở
A. nguồn gen. B. thành phần loài. C. vùng phân bố. D. hệ sinh thái.
Câu 9: Tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở
A. sự phân bố sinh vật. B. sự phát triển của sinh vật.
C. diện tích rừng lớn. D. nguồn gen quý hiếm.
Câu 10: Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất của vùng đồi núi là
A. rừng ven biển. B. rừng đầu nguồn. C. rừng ngập mặn. D. rừng sản xuất.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm nhanh là do
A. cháy rừng. B. trồng rừng chưa hiệu quả. C. khai thác quá mức. D. chiến tranh.
Câu 12: Biện pháp cải tạo đất hoang ở đồi núi nước ta là
A. bón phân hoá học. B. nông - lâm kết hợp. C. dùng thuốc diệt cỏ. D. đào hố vẩy cá.
Câu 13: Rừng chắn cát ở nước ta phân bố tập trung ở
A. đầu nguồn sông. B. đồi trung du. C. Bán bình nguyên. D. vùng ven biển.
Câu 14: Biện pháp hạn chế xói mòn đất ở đồi núi nước ta là
A. làm ruộng bậc thang. B. đẩy mạnh thâm canh. C. tiến hành tăng vụ. D. bón phân thích hợp.
Câu 15: Biện pháp sử dụng có hiệu quả đất trồng ở đồng bằng nước ta là
A. đào hố vẩy cá. B. đẩy mạnh thâm canh. C. làm ruộng bậc thang. D. trồng cây theo băng.
Câu 16: Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
A. Thể trạng các cá thể. B. Hệ sinh thái. C. Số lượng loài. D. Nguồn gen quý hiếm.
Câu 17: Loài có số lượng suy giảm nhanh chóng nhất nước ta hiện nay là
A. cá. B. bò sát. C. chim. D. thực vật.
Câu 18: Loại rừng có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh là
A. rừng sản xuất. B. rừng ngập mặn. C. rừng đặc dụng. D. rừng phòng hộ.
Câu 19: Tính đa dạng sinh học cao của nước ta thể hiện ở
A. diện tích rừng lớn. B. sự phân bố sinh vật. C. các kiểu hệ sinh thái. D. sự phát triển của sinh vật.
Câu 20: Biện pháp mở rộng diện tích rừng phòng hộ của nước ta là
A. ngăn chặn khai thác. B. trồng rừng ven biển. C. lập vườn quốc gia. D. đóng cửa rừng.
Câu 21: Biện pháp bảo vệ rừng sản xuất ở nước ta là
A. bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên. B. thành lập hệ thống vườn quốc gia.
C. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng. D. mở rộng các khu dự trữ sinh quyển.
Câu 22: Biểu hiện tính đa dạng cao của sinh vật tự nhiên ở nước ta là
A. loài, hệ sinh thái, gen. B. gen, hệ sinh thái, loài thú.
C. loài thú, hệ sinh thái. D. loài cá, gen, hệ sinh thái.
Câu 23: Ở nước ta, việc duy trì và phát triển độ phì, chất lượng đất rừng là nguyên tắc quản lí, sử dụng và
phát triển của
A. rừng sản xuất. B. rừng đặc dụng. C. rừng phòng hộ. D. rừng ven biển.
Câu 24: Để đảm bảo sử dụng lâu dài nguồn lợi sinh vật nước ta cần phải
A. khai thác gỗ trong rừng tự nhiên. B. tập trung khai thác vùng ven biển
C. cấm săn bắt động vật hoang dã. D. dùng chất nổ để đánh bắt thủy sản.
Câu 25: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên sinh vật ở nước ta không phải là
A. xây dựng các vườn quốc gia. B. cấm khai thác các loài sinh vật.
C. quy định cụ thể việc khai thác. D. ban hành Sách đỏ Việt Nam.
Câu 26: Biện pháp cải tạo đất nông nghiệp ở đồng bằng là
A. làm ruộng bậc thang. B. đào hố vẩy cá.
C. bón phân thích hợp. D. trồng cây theo băng.
Câu 27: Biện pháp mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta là
A. lập vườn quốc gia. B. tích cực trồng mới.
C. làm ruộng bậc thang. D. tăng cường khai thác.
Câu 28: Biện pháp hạn chế xói mòn đất ở đồi núi nước ta là
A. tiến hành tăng vụ. B. bón phân thích hợp.
C. đẩy mạnh thâm canh. D. làm ruộng bậc thang.
Câu 29: Biện pháp bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta là
A. chống phá rừng. B. khai thác gỗ quý. C. chế biến gỗ. D. săn bắt thú rừng.
Câu 30: Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta?
A. Chống nhiễm mặn. B. Trồng cây theo băng.
C. Đào hố kiểu vảy cá. D. Làm ruộng bậc thang.
Câu 31: Biện pháp mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta là
A. trồng rừng lấy gỗ. B. khai thác gỗ cũi.
C. lập vườn quốc gia. D. trồng rừng tre nứa.
Câu 32: Tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở
A. số lượng thành phần loài. B. sự phát triển của sinh vật.
C. diện tích rừng lớn. D. sự phân bố sinh vật.
Câu 33: Biện pháp mở rộng rừng sản xuất ở nước ta là
A. tăng vườn quốc gia. B. khai thác.
C. tăng rừng đầu nguồn. D. trồng mới.
Câu 34: Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta là
A. đẩy mạnh thâm canh. B. xây hồ thủy lợi.
C. tăng khai thác gỗ. D. phát triển du canh.
Câu 35: Biện pháp mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta là
A. tăng cường khai thác. B. lập vườn quốc gia.
C. làm ruộng bậc thang. D. tích cực trồng mới.
Câu 36: Chống hạn hán ở nước ta phải luôn kết hợp với chống
A. lở đất. B. xói mòn. C. cháy rừng. D. trượt đất.
Câu 37: Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất ở khu vực miền núi là
A. rừng ngập mặn. B. rừng phòng hộ ven biển.
C. rừng sản xuất. D. rừng đầu nguồn.
Câu 38: Tài nguyên đất của nước ta bị suy thoái nhiều nơi do
A. mưa lớn theo mùa. B. hệ số sử dụng cao. C. bón phân hữu cơ. D. trồng trọt luân canh.
Câu 39: Biện pháp bảo vệ đất trồng ở miền núi nước ta là
A. tăng du canh. B. xây hồ thủy điện. C. khai thác rùng. D. chống xói mòn.

NỘI DUNG: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI


Câu 1: Ngập úng ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ
lúa nào sau đây?
A. Hè thu. B. Chiêm xuân. C. Đông xuân. D. Mùa.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. mưa lớn và triều cường. B. bão lớn và lũ nguồn về.
C. không có đê sông ngăn lũ. D. mưa bão trên diện rộng.
Câu 3: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ít nghiêm trọng nhất ở vùng nào sau đây?
A. Nam Trung Bộ. B. Miền Bắc. C. Tây Nguyên. D. Nam Bộ.
Câu 4: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ít nghiêm trọng nhất ở nơi nào sau đây?
A. Tây Nguyên. B. Miền Bắc. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.
Câu 5: Khu vực nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của động đất?
A. Đông Bắc. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Tây Bắc.
Câu 6: Lũ quét ở nước ta thường gây ra
A. động đất. B. sương muối. C. xói mòn. D. cháy rừng.
Câu 7: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng là
A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Bắc.
Câu 8: Vùng đồi trung du nước ta là nơi thường có
A. nhiễm mặn đất. B. sạt lở bờ biển. C. sóng thần. D. xói mòn đất.
Câu 9: Vùng đồng bằng sông Hồng chịu lụt úng không phải do
A. diện mưa bão rộng. B. mật độ xây dựng cao.
C. diện tích đồng bằng rộng. D. xung quanh có đê bao bọc.
Câu 10: Vùng nào sau đây chịu ngập úng nghiêm trọng nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 11: Vùng đồng bằng nước ta thường xảy ra
A. ngập lụt. B. lũ quét. C. động đất. D. sóng thần.
Câu 12: Vùng thường xảy ra lũ quét nhất nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ.
Câu 13: Biện pháp hạn chế thiệt hại do bão gây ra ở vùng núi nước ta là
A. chống ngập mặn. B. củng cố đê biển.
C. đắp đê sông. D. phòng chống lũ quét.
Câu 14: Vùng nào sau đây ít xảy ra động đất nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ.
Câu 15: Rét hại ít xảy ra ở khu vực nào sau đây?
A. ven biển Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc Bộ
C. Đông Bắc Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 16: Biện pháp hạn chế thiệt hại do bão gây ra ở vùng đồng bằng nước ta là
A. xây hồ thủy điện. B. sơ tán dân. C. chống hạn mặn. D. mở rộng đô thị.
Câu 17: Biện pháp để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta là
A. xây dựng công trình thủy lợi. B. trồng rừng phủ xanh đất trống.
C. bảo vệ rừng phòng hộ ven biển. D. quản lí sử dụng đất hợp lí.
Câu 18: Biện pháp có hiệu quả để hạn chế hậu quả do hạn hán ở nước ta gây ra là
A. trồng rừng trên vùng đồi núi. B. định cư đồng bào dân tộc thiểu số.
C. xây dựng các hồ thủy điện. D. xây dựng hệ thống thủy lợi.
Câu 19: Thiên tai nào sau đây thường xảy ra ở ven biển nước ta?
A. Lũ quét. B. Cát bay. C. Sóng thần. D. Trượt đất.
Câu 20: Thiên tai nào sau đây thường xảy ra ở vùng núi nước ta?
A. Lũ quét. B. Cát bay. C. Lụt úng. D. Ngập mặn.
Câu 21: Hiện tượng sương muối xảy ra nhiều nhất ở khu vực nào sau đây của nước ta?
A. Miền núi phía Bắc. B. Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Vùng ven biển Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 22: Tại vùng biển nước ta, động đất tập trung chủ yếu ở
A. ven biển Bắc Trung Bộ. B. vịnh Bắc Bộ.
C. ven biển Nam Trung Bộ. D. vịnh Thái Lan.
Câu 23: Ngập lụt ở nước ta
A. tập trung tại vùng đồi núi. B. xảy ra trong mùa mưa.
C. chỉ ảnh hưởng đến sản xuất. D. hoàn toàn do triều cường.
Câu 24: Hạn hán ở nước ta
A. chỉ có tại nơi khuất gió. B. chỉ xảy ra ở miền núi.
C. kéo dài nhất tại miền Bắc. D. xảy ra trong mùa khô.
Câu 25: Lũ quét ở nước ta thường gây ra
A. động đất. B. sương muối. C. xói mòn. D. cháy rừng.
Câu 26: Miền núi nước ta là nơi thường xảy ra
A. sạt lở đất. B. hạn mặn. C. lụt úng. D. sóng thần.
Câu 27: Mùa khô thường kéo dài 6 - 7 tháng ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng Nam Bộ. B. Tây Nguyên.
C. Cực Nam Trung Bộ D. Bắc Trung Bộ.
Câu 28: Đồng bằng nước ta là nơi thường xảy ra
A. sóng thần. B. lũ quét. C. lũ nguồn. D. nhiễm mặn đất.
Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. mưa lớn và triều cường. B. bão lớn và lũ nguồn về.
C. không có đê sông ngăn lũ. D. mưa bão trên diện rộng.
Câu 30: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là
A. ven biển Nam Bộ. B. ven biển Trung Bộ.
C. ven biển đồng bằng sông Hồng. D. ven biển Nam Trung Bộ.
Câu 31: Chống bão ở nước ta phải luôn kết hợp với chống
A. hạn hán. B. động đất. C. sương muối. D. ngập lụt.
Câu 32: Biện pháp nào sau đây không được áp dụng khi phòng chống bão?
A. Củng cố công trình đê biển. B. Sơ tán người dân khi có bão.
C. Khuyến khích tàu thuyền ra khơi. D. Trồng rừng phòng hộ ven biển.
Câu 33: Vùng bờ biển nước ta thường xảy ra
A. lũ nguồn. B. lũ quét. C. sóng thần. D. bão.
Câu 34: Lũ quét ở nước ta
A. chỉ gây thiệt hại về người. B. luôn được dự báo chính xác.
C. tập trung trong mùa mưa. D. xảy ra ở đồng bằng rộng.
Câu 35: Vùng đồng bằng nước ta thường xảy ra
A. động đất. B. ngập lụt. C. sóng thần. D. lũ quét.
Câu 36: Vào mùa mưa bão ở khu vực đồng bằng nước ta thường xảy ra
A. lũ quét. B. cháy rừng. C. hạn mặn D. ngập lụt.
NỘI DUNG: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VIỆT NAM

Câu 1: Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có thành phần thực vật cận nhiệt chủ yếu do tác động của
A. địa hình, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, đất đa dạng.
B. nhiệt độ về mùa đông hạ thấp, địa hình vùng đồi núi rộng, vị trí địa lí.
C. vị trí địa lí, địa hình, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
D. những lưu vực sông có diện tích rộng, gió mùa Đông Bắc, các núi cao.
Câu 2: Khí hậu của Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ khác với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chủ yếu do tác
động của
A. vị trí ở nội chí tuyến, địa hình đồi núi, gió mùa Đông Bắc và gió Tây.
B. hoàn lưu khí quyển, vị trí nằm gần đường chí tuyến Bắc, địa hình núi.
C. địa hình có núi cao, vị trí ở khu vực gió mùa, Tín phong bán cầu Bắc.
D. núi cao, gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới, vị trí ở xa xích đạo.
Câu 3: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ chủ yếu do
A. tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
B. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, vị trí gần xích đạo.
C. chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam và Tín phong bán cầu Bắc.
D. trong năm có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh, địa hình đồi núi thấp.
Câu 4: Giới hạn của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam nước ta khác so với miền Bắc chủ yếu do
A. gió mùa Đông Bắc, vị trí gần với chí tuyến Bắc, hoạt động của frông.
B. nằm ở vĩ độ cao hơn, Tín phong bán cầu Bắc, Tín phong bán cầu Nam.
C. Tín phong bán cầu Nam, nằm xa chí tuyến Bắc, có nhiều cao nguyên.
D. nằm ở vĩ độ thấp hơn, các gió hướng tây nam, Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 5. Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta vào mùa đông có nhiều biến động thời tiết chủ yếu do tác động của
A. hoạt động của frông, gió mùa Đông Bắc và các dãy núi vòng cung.
B. gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông và Tín phong bán cầu Bắc.
C. vùng đồi núi rộng, hoạt động của frông và Tín phong bán cầu Bắc.
D. gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông và hướng của các dãy núi.
Câu 6: Mùa mưa ở dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ chịu tác động chủ yếu của
A. áp thấp nhiệt đới và bão, gió mùa Tây Nam, gió Tây và gió mùa Đông Bắc.
B. gió hướng đông bắc, gió mùa Tây Nam, dải hội tụ, bão và áp thấp nhiệt đới.
C. gió mùa Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến.
D. dải hội tụ, Tín phong Bắc bán cầu và gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến.
Câu 7: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có biên độ nhiệt năm nhỏ chủ yếu do tác động của
A. các gió mùa hạ, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió mùa Đông Bắc.
B. thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió, vị trí nằm ở gần vùng xích đạo.
C. địa hình cao nguyên, gió mùa đông, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
D. vùng biển rộng, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, vị trí ở xa chí tuyến.
Câu 8: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta khác với phần lãnh thổ phía Bắc chủ yếu do tác động của
các nhân tố nào sau đây?
A. Vị trí nằm ở xa chí tuyến, Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Tây Nam và bão.
B. Vị trí trong vùng nội chí tuyến, gió đông bắc, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới.
C. Gió tây nam, vị trí ở gần với bán cầu Nam, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh kéo dài hơn.
D. Gió đông bắc và tây nam, vị trí gần xích đạo, khảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 9: Sự khác nhau về chế độ mưa giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động kết
hợp của
A. bão, dải hội tụ nhiệt đới, Tín phong bán cầu Bắc và độ dốc các sườn núi.
B. gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam và các dãy núi hướng vòng cung.
C. vị trí gần hay xa biển và độ cao của các đỉnh núi, hướng của các dãy núi.
D. gió theo hướng tây nam, gió theo hướng đông bắc và hướng địa hình núi.
Câu 10: Sinh vật nước ta đa dạng là kết quả tác động của các nhân tố chủ yếu là
A. vị trí nơi gặp gỡ của các luồng di cư; địa hình, khí hậu, đất đai phân hóa.
B. khí hậu phân hóa, con người lai tạo giống; vị trí trung tâm Đông Nam Á.
C. địa hình phần lớn đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; vị trí giáp biển.
D. đất đai phong phú; tác động của con người lai tạo và thay đổi sự phân bố.
Câu 11. Khí hậu miền Nam phân thành hai mùa rõ rệt chủ yếu do tác động kết hợp của
A. gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc và độ cao địa hình.
B. Tín phong Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới.
C. Tín phong bán cầu Bắc với địa hình dãy núi Trường Sơn Nam.
D. gió hướng Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc và hướng địa hình.
Câu 12: Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên với Đông Trường Sơn chủ yếu do tác động kết
hợp của
A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và hai sườn dãy núi Trường Sơn.
B. các gió hướng tây nam nóng ẩm và địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng.
C. địa hình đồi núi, cao nguyên và các hướng gió thổi qua biển trong năm.
D. dãy núi Trường Sơn và các loại gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc.
Câu 13: Phần lãnh thổ phía Nam nước ta nóng quanh năm chủ yếu do tác động của
A. vị trí gần xích đạo, Tín phong bán cầu Bắc, gió hướng tây nam.
B. thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ.
C. gió thổi từ cao áp Xibia, vị trí xa chí tuyến, áp thấp nhiệt đới.
D. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến, frông, gió mùa Tây Nam.
Câu 14: Đất feralit ở đai cận nhiệt đới gió mùa nước ta có tầng mùn là do
A. mưa nhiều, địa hình đồi núi không có thực vật bao phủ.
B. địa hình đồi núi, mưa nhiều rửa trôi chất ba dơ dễ tan.
C. nhiệt độ giảm, quá trình phân giải vật chất hữu cơ chậm.
D. nền nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra mạnh.
Câu 15: Phần lãnh thổ phía Nam nước ta có nền nhiệt, ẩm cao chủ yếu do tác động của
A. thời gian chiếu sáng dài, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, bão.
B. vị trí trong vùng nội chí tuyến, Tín phòng bán cầu Bắc, gió Tây, bão.
C. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, Mặt Trời lên thiên đỉnh, frộng.
D. vị trí ở gần xích đạo, lượng bức xạ lớn, gió hướng tây nam, dải hội tụ.
Câu 16: Các vùng trên lãnh thổ nước ta khác nhau về chế độ nhiệt chủ yếu do tác động của
A. bão, dải hội tụ nhiệt đới, các loại gió thổi hướng tây nam và đông bắc.
B. gió Tây, gió mùa Đông Bắc, độ cao các dãy núi và hình dáng lãnh thổ.
C. gió tây nam thổi vào mùa hạ, vị trí địa lí, độ cao và hướng các dãy núi.
D. vị trí địa lí, địa hình, các loại gió và thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 17: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo vĩ độ chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Hướng của các dãy núi, tác động của dải hội tụ nhiệt đới và các cơn bão.
B. Ảnh hưởng của Biển Đông, gió mùa Tây Nam và tác động của dòng biển.
C.Lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc - Nam, tác động của gió mùa Đông Bắc.
D. Địa hình nước ta có sự phân hóa Đông - Tây, tác động của bão và áp thấp.
Câu 18: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có nhiều loài thực vật nhiệt đới, xích đạo nguyên nhân chủ yếu là
do
A. khí hậu có mùa đông lạnh, các loại di cư từ phương Nam và phương Bắc.
B. khí hậu cận xích đạo gió mùa, các loài có nguồn gốc từ Mã Lai- Inđônêxia.
C. khí hậu nhiệt đới gió mùa, các loài có nguồn gốc từ Ân Độ - Mianma đến.
D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự di cư của các loài từ Himalaya xuống.
Câu 19: Sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ,
chủ yếu do
A. hoàn lưu khí quyển, đặc điểm lãnh thổ, địa hình.
B. gió mùa, địa hình, sự di cư của các loài sinh vật.
C. vị trí địa lí, khí hậu, sự di cư của các loài sinh vật.
D. hoàn lưu khí quyển,vị trí địa lí, nhiệt độ trong năm.
Câu 20: Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác ở
nước ta, nguyên nhân là do
A. địa hình hẹp theo chiều ngang, tác động của gió Đông Bắc.
B. áp thấp Bắc Bộ hút gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Nam.
C. hoàn lưu khí quyển, ảnh hưởng của địa hình và bề mặt đệm.
D. hướng nghiêng của địa hình, ảnh hưởng của gió địa phương.
Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh và kéo dài
nhất cả nước?
A. hướng các dãy núi, vị trí địa lí, nằm ở vĩ độ cao nhất cả nước.
B. vị trí địa lí nằm gần chí tuyến Bắc, giáp biển Đông rộng lớn.
C. địa hình đồi núi thấp, phân hóa đa dạng theo độ cao địa hình.
D. địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nhiều đồi núi.
Câu 22: Sinh vật cận nhiệt và ôn đới ở phần lãnh thổ phía Bắc đa dạng hơn phần lãnh thổ phía Nam nước ta
chủ yếu do
A. vị trí ở xa xích đạo, Tín phong Đông Bắc, tiếp giáp Biến Đông.
B. vị trí gần chí tuyến Bắc, gió mùa Đông Bắc, đầy đủ ba đại cao.
C. năm ở vùng nội chí tuyến, gió mùa Tây Nam, độ cao địa hình.
D. nằm ở gần vùng ngoại chí tuyến, gió tây nam, lãnh thổ rộng lớn.
Câu 23: Tính chất nhiệt đới của sinh vật nước ta bị giảm sút chủ yếu do
A. vị trí địa lí, sông ngòi, khí hậu và tác động con người.
B. vị trí địa lí, khí hậu, địa hình và tác động con người.
C. địa hình, khí hậu, các luồng di cư và tác động con người.
D. khí hậu, địa hình, tác động của con người và luồng di cư.
Câu 24: Lượng mưa trong mùa khô ở Bắc Trung Bộ khá lớn, chủ yếu do tác động của
A. dải hội tụ hướng vĩ tuyến, độ cao địa hình, Tín phong Bắc bán cầu.
B. gió mùa Đông Bắc, tác động địa hình, dải hội tụ hướng kinh tuyến.
C. địa hình đón gió, gió mùa Đông Bắc hoạt động, gió phơn tây nam.
D. Tín phong đông bắc, địa hình khuất gió tây nam, dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 25: Sự phân hoá mưa trong nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta chủ yếu do sự kết hợp của
A. gió mùa Đông Bắc, độ cao địa hình, hướng núi và frông lạnh.
B. độ cao địa hình, gió mùa Đông Bắc, biển Đông và áp thấp xích đạo.
C. tín phong bán cầu Bắc, biển Đông, độ cao địa hình và frông lạnh.
D. hướng núi, độ cao địa hình, áp cao cận cực và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 26: Cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta khác với phần lãnh thổ phía Nam chủ yếu do
tác động của
A. gió mùa và Tín phong bán cầu Bắc, vị trí gần chí tuyến, địa hình núi.
B. Tín phong bán cầu Bắc, vị trí ở khu vực gió mùa, địa hình có núi cao.
C. gió mùa Đông Bắc và gió Tây, vị trí ở nội chí tuyến, địa hình đồi núi.
D. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới, vị trí ở xa xích đạo, núi cao.
Câu 27: Thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa và phân hóa đa dạng chủ yếu do tác động kết
hợp của
A. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, ảnh hưởng của Biển Đông,dải hội tụ, bão.
B. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, hướng nghiêng địa hình, Biển Đông, bão.
C. Biển Đông, bức chắn địa hình, gió phơn Tây Nam, áp thấp nhiệt đới , bão.
D. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, các loại gió, đặc điểm địa hình, Biển Đông.
Câu 28: Chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa đa dạng do tác động chủ yếu của
A. gió đông bắc, lãnh thổ kéo dài, địa hình, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
B. gió Tín phong, độ cao của địa hình, vị trí địa lí, Mặt Trời lên thiên đỉnh.
C. gió mùa Đông Bắc, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, địa hình, vị trí địa lí.
D. lãnh thổ kéo dài, gió mùa, địa hình, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
Câu 29: Đất feralit ở đai nhiệt đới gió mùa chiếm diện tích lớn chủ yếu do tác động của
A. đồi núi thấp, nhiệt độ và độ ẩm khá cao, thảm thực vật đa dạng.
B. phân mùa rõ rệt, các hệ sinh thái đa dạng, đá mẹ badan và đá vôi.
C. các hoạt động sản xuất, mưa mùa, nhiệt độ thay đổi theo độ cao.
D. thời gian hình thành lâu dài, xác sinh vật nhiều, phong hoá mạnh.
Câu 30: Vùng đối núi thấp nước ta có nhiều đất feralit chủ yếu do
A. có đá mẹ axít ở phạm vi rộng lớn, nhiệt ẩm cao, mưa nhiều.
B. diện tích rộng lớn, nhiệt độ trung bình năm cao, mưa nhiều.
C. nhiều cao nguyên, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đá mẹ axít
D. có hai mùa mưa và khô, nhiệt ẩm cao, nhiều đá khác nhau.
Câu 31: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có biên độ nhiệt độ năm lớn chủ yếu do tác động của
A. thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, gió, vị trí nằm cách xa vùng xích đạo.
B. vị trí nằm gần chí tuyến, gió mùa hạ, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh.
C. gió mùa Tây Nam, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, nằm gần chí tuyến.
D. Tín Phong bán cầu bắc, Thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, xa xích đạo.
Câu 32: Chế độ mưa trên các vùng lãnh thổ nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian, thời gian chủ
yếu do
A. Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của gió mùa, vị trí địa lí và địa hình.
B. gió mùa Tây Nam, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, vị trí địa lí.
C. gió mùa Đông Bắc, Tín phong bán cầu Bắc, vị trí địa lí và địa hình núi.
D. gió tây nam thổi vào mùa hạ, vị trí địa lí, độ cao và hướng các dãy núi.
Câu 33. Quy Nhơn có lượng mưa cực đại vào tháng X chủ yếu do tác động kết hợp của các nhân tố
A. gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới, frông và dòng biển nóng.
B. Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Tây Nam, núi cao, frông và bão.
C. các núi hướng vòng cung, gió mùa Đông Bắc, gió mùa Đông Nam.
D. dải hội tụ nội chí tuyến, gió Đông Bắc, địa hình núi, áp thấp và bão.
Câu 34: Ở Tây Nguyên chế độ mưa phân thành mùa mưa, mùa khô chủ yếu do tác động của
A. gió mùa Đông Bắc, gió Tây khô nóng, tín phong bán cầu Bắc.
B. Tín phong bán cầu Bắc, gió hướng tây nam, dải hội tụ nhiệt đới.
C. gió mùa Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, bão, gió mùa Đông Bắc.
D.gió hướng đông bắc, gió từ vịnh Bengan, bão, dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 35: Lãnh thổ phía Bắc có biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn chủ yếu do tác động của
A. gió mùa mùa đông, vị trí xa xích đạo, độ cao địa hình.
B. Tín phong, gió mùa mùa đông, vị trí gần với chí tuyến.
C. vị trí địa lí, khối khí, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
D. gió mùa Tây Nam, vị trí xa xích đạo, gió mùa Đông Bắc.
Câu 36: Dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta có nhiều cồn cát chủ yếu do
A. hoạt động của triều cường, các dòng hải lưu ven bờ và nội lực.
B. thềm lục địa hẹp và sâu, có nhiều dãy núi chạy ra gần sát biển.
C. trầm tích biển bồi lấp trên các đứt gãy được sóng biển mài mòn.
D. chịu tác động mạnh của các thiên tai như bão, cát chảy, cát bay.
Câu 37: Sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế ở nước ta chủ yếu là do
A. vị trí nội chí tuyến, núi thấp chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, luồng di cư sinh vật.
B. nền nhiệt cao, địa hình phân hoá đa dạng, lượng mưa lớn và tập trung cường độ cao.
C. thuộc vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, luồng di cư sinh vật phương Nam, gió Tín phong.
D. lượng bức xạ Mặt Trời lớn, hướng của địa hình đa dạng, lượng mưa theo mùa rõ rệt.
Câu 38: Thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa và phân hóa đa dạng chủ yếu do tác động kết
hợp của
A. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, ảnh hưởng của Biển Đông, dải hội tụ, bão.
B. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, hướng nghiêng địa hình, Biển Đông, bão.
C. Biển Đông, bức chắn địa hình, gió phơn Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, bão.
D. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, các loại gió, đặc điểm địa hình, Biển Đông.
Câu 39: Số tháng có nhiệt độ dưới chỉ tiêu nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ khác với miền Nam
Trung Bộ và Nam Bộ chủ yếu do
A. vị trí gần vùng ngoại chí tuyến, gió theo hướng đông bắc, thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh.
B. thời gian hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh, gió mùa Đông Bắc, frông lạnh, vị trí gần xích đạo.
C. gió mùa Tây Nam, thời gian hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới.
D. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, Tín phong bán cầu Bắc, vị trí gần với chí tuyến Bắc.
Câu 40: Nhiệt độ trung bình năm ở Bắc Trung Bộ cao hơn vùng núi Tây Bắc chủ yếu do
A. lượng nhiệt tăng, bề mặt đệm là cát biển, lãnh thổ hẹp theo chiều ngang.
B. gió Tây hoạt động mạnh, địa hình chủ yếu đồng bằng, vị trí xa với biển.
C. gió mùa Đông Bắc giảm sút, góc nhập xạ tăng, gió Tây hoạt động mạnh.
D. chịu tác động của bão, lãnh thổ trải dài, Tín phong bán cầu Bắc rất mạnh.
Câu 41: Vùng khí hậu Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm cao hơn vùng khí hậu Đông Bắc Bộ chủ yếu do
A. gió mùa Tây Nam ảnh hưởng mạnh, đồng bằng rộng, có các vùng trũng.
B. bờ biển dài, nằm xa chí tuyến, chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc.
C. chịu tác động của gió tây nam, không có mùa đông lạnh, vùng biển rộng.
D. địa hình thấp, không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, gần xích đạo.

You might also like