Thảo Luận Chuyển Đổi Số Trong Kinh Doanh - Nhóm 04

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

MỤC LỤC

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................2
THÀNH VIÊN...............................................................................................................................................4
LỜI MỞ ĐÀU................................................................................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................................6
1.1. Kiến thức số.........................................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm.....................................................................................................................................6
1.1.2. Nhóm kiến thức số.......................................................................................................................6
1.1.2.1. Luật pháp...............................................................................................................................6
1.1.2.2. Kinh doanh.............................................................................................................................6
1.1.2.3. Kiểm soát................................................................................................................................9
1.1.2.4. Khách hàng..........................................................................................................................10
1.1.2.5. Thị trường, đối thủ cạnh tranh..............................................................................................10
1.2. Kỹ năng số và khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới...............................................................11
1.2.1. Khái niệm...................................................................................................................................11
1.2.2. Nhóm kỹ năng số và khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới..............................................11
1.2.2.1. Information and data literacy (Thông tin và kiến thức về dữ liệu)........................................11
1.2.2.2. Comunication and collaboration (Giao tiếp và cộng tác).....................................................12
1.2.2.3. Digital content creation (Sáng tạo nội dung số)...................................................................12
1.2.3.4. Safety (Bảo mật)...................................................................................................................13
1.2.3.5. Problem solving (Giải quyết vấn đề).....................................................................................13
1.3. Vai trò của các nhóm kiến thức và kỹ năng số với người trẻ..........................................................14
1.3.1. Lợi ích.........................................................................................................................................14
1.3.1.1. Kết nối và học tập từ những người khác...............................................................................14
1.3.1.2. Tiếp cận dữ liệu, kiến thức, thông tin nhanh chóng và hiệu quả...........................................14
1.3.1.3. Tăng khả năng phát triển tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề...........................................15
1.3.1.4. Tăng cường hiệu suất làm việc.............................................................................................15
1.3.2. Khó khăn.....................................................................................................................................15
1.3.2.1. Giảm kết nối, tương tác trực tiếp..........................................................................................15
1.3.2.2. Dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân.........................................................................................15
1.3.2.3. Tiếp cận các kiến thức và kĩ năng số....................................................................................16
1.3.2.4. Thích nghi các kiến thức và kĩ năng số mới..........................................................................16
1.3.2.5. Áp dụng những kiến thức và kĩ năng số................................................................................16
CHƯƠNG II: CÔNG TY CỔ PHẦN U&I LOGISTICS TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ 4.................................................................................................................................17
2.1. Bối cảnh nghiên cứu...........................................................................................................................17
2
2.1.1. Giới thiệu công nghệ 4.0.............................................................................................................17
2.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực quốc gia nói chung và trong ngành XNK nói riêng....................18
2.1.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực Quốc gia...................................................................................18
2.1.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành xuất nhập khẩu.....................................................19
2.1.3. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Logistics U&I..........................................................19
2.2. Thực trạng của chuyển đổi số trong DN..........................................................................................20
2.2.1. Cơ sở hạ tầng.............................................................................................................................20
2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực của U&I........................................................................................21
2.2.2.1. Tình hình nhân sự của công ty Cổ Phần Logistics U&I tính đến năm 2020.........................21
2.2.2.2. Tình hình nhân sự của công ty Cổ Phần Logistics U&I tính đến năm 2023..........................23
2.2.3. Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp....................................................28
2.3. Cơ hội và thách thức của chuyển đổi số trong doanh nghiệp.........................................................29
2.3.1. Cơ hội.........................................................................................................................................29
2.3.1.1. Về nguồn nhân lực.................................................................................................................29
2.3.1.2. Về cơ sở hạ tầng....................................................................................................................30
2.3.2. Thách thức.................................................................................................................................30
2.3.2.1. Nguồn nhân lực....................................................................................................................31
2.3.2.2. Cơ sở hạ tầng........................................................................................................................31
2.3.2.3. Tài chính...............................................................................................................................32
2.3.2.4. Sự thay đổi trong yêu cầu và mong đợi của khách hàng........................................................32
2.4. Đề xuất giải pháp...............................................................................................................................32
2.4.1. Đối với nhà nước.........................................................................................................................32
2.4.2. Đối với doanh nghiệp..................................................................................................................33
2.4.3. Đối với cá nhân...........................................................................................................................35
LỜI KẾT LUẬN..........................................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................37

THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Nhiệm vụ Điểm Chữ kí


31 Đặng Thị Hương Giang
32 Đỗ Thị Hương Giang
33 Trịnh Văn Hải
34 Hoàng Thị Thu Hằng

3
35 Nguyễn Thị Hằng
36 Vũ Kim Hầu
37 Đoàn Ngọc Hiếu
38 Khuất Thị Hoa
39 Nguyễn Thị Hoài
40 Nguyễn Huy Hoàng
67 Nguyễn Thùy Trang

4
LỜI MỞ ĐÀU
Trước sự bùng nổ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, vai trò của kiến thức và kỹ năng
số trở thành trọng tâm vô cùng quan trọng đối với người trẻ, đặc biệt trong lĩnh vực
xuất/nhập khẩu. Điều này không chỉ đòi hỏi sự am hiểu sâu về các công nghệ tiên tiến, mà
còn yêu cầu khả năng ứng dụng linh hoạt trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh
chóng. Trong bài thảo luận, Nhóm 4 chúng em sẽ tập trung phân tích vai trò của các nhóm
kiến thức và kỹ năng số đối với người trẻ, cùng với một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên
thế giới và tại
Việt Nam, trong ngữ cảnh của doanh nghiệp xuất/nhập khẩu.

5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Kiến thức số


1.1.1. Khái niệm
UNESCO định nghĩa kiến thức kỹ thuật số (digital literacy) là khả năng tiếp cận, quản lý,
hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo ra thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua
các công nghệ kỹ thuật số để phục vụ cho thị trường lao động phổ thông, các công nghiệp
cao cấp và khởi nghiệp kinh doanh.

1.1.2. Nhóm kiến thức số


1.1.2.1. Luật pháp
- Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình Chuyển
đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” + Mục tiêu:
• Phát triển Chính quyền số: nâng cao hiệu quả hoạt động
• Phát triển Kinh tế số: nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
• Phát triển Xã hội số: Công dân chuyển đổi nhận thức, nâng cao năng lực, thu
hẹp khoảng cách số + Quan điểm:
• Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số
• Người dân là trung tâm của chuyển đổi số
• Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số
• Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh
hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả
• Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và
bền vững - Còn có các quyết định khác về chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ
Giáo dục và đào tạo, ...
1.1.2.2. Kinh doanh
❖ Thương mại:
- Chuyển đổi cách thức vận hành, bán hàng từ phương thức truyền thống sang môi trường
công nghệ số. Trong đó, từ khâu quản lý, bán hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp cận khách
hàng đều ứng dụng công nghệ số như quảng cáo trực tuyến, dịch vụ gọi xe công nghệ,
gắn mã QR sản phẩm, sử dụng ví điện tử, thanh toán trực tuyến...
❖ Dịch vụ:

6
- Y tế: Đến nay, 100% bệnh viện đã có hệ thống thông tin bệnh viện. Hơn 99% cơ sở khám,
chữa bệnh toàn quốc cũng đã kết nối liên thông với hệ thống giám định bảo hiểm xã hội
Việt Nam.
- Giáo dục: Các trường học cũng linh hoạt áp dụng các phần mềm, ứng dụng online hỗ trợ
các hoạt động giáo dục như: dạy học qua các công cụ họp trực tuyến như Zoom,
Microsoft Teams, Google Meet; giao bài tập trắc nghiệm qua Google Form; xây dựng
ngân hàng đề, xây dựng các bài giảng trên truyền hình, .... cung cấp thông tin học phần
trên trang quản lý đào tạo trực tuyến của trường LMS (Learning Management System)...
- Tài chính ngân hàng: Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2021 đã có
tới 95% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số. Nhiều
ngân hàng hiện nay có hơn 90% hoạt động giao dịch được thực hiện trên nền tảng số. -
Logistics: Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2021 của Bộ Công thương, hiện có 75%
doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm quản lý giao nhận; 63,89% doanh nghiệp đang sử
dụng phần mềm quản lý đơn hàng và kho hàng; 61,11% doanh nghiệp đang sử dụng phần
mềm quản lý vận tải.
❖ Quản trị:
- Quản trị chiến lược: Dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và máy học đã tự động hóa nhiều việc làm,
thay đổi nhiều kỹ năng mà nhân lực của doanh nghiệp cần có. Nhờ có những dữ liệu được
thống kê khoa học nên nhà quản trị đã dễ dàng hiểu và dự đoán được những vấn đề đã và
sẽ xảy ra, từ đó lập chiến lược đúng đắn, chính xác hơn.
- Quản trị tổ chức (mua – bán):
 Công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) cho phép khách hàng khám phá
nội thất – ngoại thất của một chiếc xe, hay tham quan nhà máy,... ngay trên thiết bị thông
minh di động.
 Người mua hàng có thể quét mã QR trên các sản phẩm để có thêm thông tin (bao gồm
cả các mặt hàng thực phẩm chính xác được thu hoạch, nguồn gốc và giao hàng) - Quản trị
nhân lực:
 Nhiều công việc sẽ được tự động hóa với các robot tiên tiến và trí tuệ nhân tạo sẽ thúc
đẩy những thay đổi lớn nhằm nâng cao năng suất của nhân viên và hiệu quả kinh doanh. 
Các nền tảng kỹ thuật số sẽ giúp họ có thể kết nối đến dữ liệu nhân sự mọi lúc mọi nơi, các
dữ liệu cũng sẽ được chia sẻ dễ dàng cho các bộ phận khác. Nhờ thế, nhà trị sẽ có được cái
nhìn tổng quan về tình hình hoạt động và phát hiện sớm các vấn đề cần phải cải thiện.

7
 Việc kết hợp công nghệ kỹ thuật số vào quy trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp
giúp cải thiện thái độ và sự gắn bó của nhân viên.
- Quản trị công nghệ:
Sử dụng mạng internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động, lấy dịch vụ viễn thông
và công nghệ thông tin là nòng cốt và động lực chính để tăng năng suất lao động.
Công nghệ đã giúp cho cơ cấu tổ chức trở nên tinh gọn bằng cách kết nối trực tiếp khách
hàng vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Quản trị chuỗi cung ứng:
 Chuyển đổi số cho phép các công ty giám sát luồng hàng hóa và thông tin trong thời
gian thực, giúp các công ty đưa ra quyết định sáng suốt, xác định rủi ro tiềm ẩn và phản ứng
với những thay đổi về nhu cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ như công nghệ
chuỗi khối có thể giúp theo dõi hàng hóa và đảm bảo tính xác thực của chúng, giảm nguy cơ
làm giả và gian lận.
 Các giải pháp kỹ thuật số như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật
(IoT) đã thay đổi cách thức quản lý các quy trình chuỗi cung ứng. Những công nghệ này tự
động hóa các tác vụ thủ công, giảm lỗi và lãng phí, đồng thời tăng tốc độ và độ chính xác
của các hoạt động. Bằng cách chia sẻ dữ liệu và thông tin theo thời gian thực, các công ty có
thể phối hợp nỗ lực và đưa ra quyết định chung, giúp cải thiện hiệu suất và tăng khả năng
cạnh tranh.
- Quản trị marketing:
 Các công việc đơn giản được tự động hóa, doanh nghiệp có thể cắt giảm được rất
nhiều chi phí và tái đầu tư vào những hoạt động sáng tạo khác, đem lại hiệu quả cao hơn.
 Doanh nghiệp có thể tạo hiệu ứng hình ảnh, video, âm thành để khách hàng trực tiếp
cảm nhận, tương tác rồi nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.
 Trợ lý số cá nhân như Google, Siri hay Alexa kết nối trực tiếp với các chatbot làm
việc 24/24 để trả lời câu hỏi theo nhu cầu riêng của mỗi khách hàng.
- Quản trị tài chính:
 ERP trên điện toán đám mây (cloud-based ERP), giúp đơn giản hóa các quy trình và
giải phóng lao động ở những khâu thủ công như thu thập, kiểm tra chứng từ, đối chiếu dữ
liệu phi tập trung từ các phòng ban,…
 Việc số hóa dữ liệu, tự động quy trình (RPA) sẽ giúp thông tin được cung cấp nhanh
chóng, minh bạch hơn. Trong khi đó, các dự báo sẽ được xử lý bởi các thuật toán được đánh
8
giá liên tục. Tính chính xác và hiệu quả của thuật toán sẽ ngày càng được cải thiện nhờ công
nghệ AI, Machine Learning và độ lớn của các biến số đầu vào. Từ đó, nhà quản trị có thể
thực hiện các dự báo, mô phỏng kết quả dựa trên các dữ liệu đầu vào của thị trường.
1.1.2.3. Kiểm soát
❖ Quản trị rủi ro:
Công nghệ số đang dần được công nhận là động lực quan trọng cho những đổi mới. Chuyển
đổi số mang lại cơ hội và khả năng chưa từng có để tăng trưởng và tạo giá trị. Tuy nhiên,
không có cơ hội nào có thể trở thành hiện thực nếu không đối phó với những rủi ro đi kèm.
Do đó, quản lý rủi ro trong thời đại thay đổi là rất quan trọng đối với sự bền vững của một tổ
chức.
- Công nghệ: Khả năng xảy ra tổn thất do lỗi công nghệ hoặc công nghệ lạc hậu. Rủi ro
liên quan đến công nghệ có tác động đến hệ thống, con người và quy trình. Các lĩnh vực rủi
ro chính có thể bao gồm khả năng mở rộng, khả năng tương thích và độ chính xác của chức
năng của công nghệ được triển khai.
- Chiến lược: Việc thay đổi mô hình kinh doanh không có lộ trình cụ thể sẽ khiến tốn
kém chi phí, thời gian, nhân lực.. và tác động đến trải nghiệm khách hàng, giá trị thương
hiệu, danh tiếng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Bên thứ ba: Bao gồm các rủi ro phát sinh do các biện pháp kiểm soát không phù hợp
tại các nhà cung cấp / môi trường hoạt động của bên thứ ba. Các biện pháp kiểm soát chính
sẽ xoay quanh việc chia sẻ dữ liệu, tích hợp công nghệ, sự phụ thuộc vào hoạt động, khả
năng phục hồi của nhà cung cấp, v.v
- Quyền riêng tư: Rủi ro phát sinh do việc xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm và cá nhân
của khách hàng / nhân viên không phù hợp, có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư của cá
nhân. Các biện pháp kiểm soát chính bao gồm thông báo, lựa chọn, sự đồng ý, độ chính xác
và các nguyên tắc bảo mật khác.
❖ Quản trị chất lượng:
 Sản phẩm: Việc ứng dụng công nghệ hiện đại, sản xuất dây chuyền bằng robot.. giúp
giảm sai sót trong quá trình sản xuất từ các yếu tố con người gây ra, giúp giảm rủi ro và gia
tăng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm
bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê để tìm ra điểm trục trặc không ngừng cải tiến
hệ thống.

9
 Dịch vụ: Chuyển đổi số giúp các phòng ban trong doanh nghiệp được kết nối với nhau
qua một nền tảng chung của công ty. Điều này giúp nhân viên ở mỗi bộ phận nắm rõ được
tình hình thực tế của doanh nghiệp, nhờ đó đưa ra những quyết định đúng đắn để cải thiện
chất lượng dịch vụ của công ty, giúp khách hàng được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất.
1.1.2.4. Khách hàng
Khách hàng là tài sản làm tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp. Mặc dù nó không được ghi
trong sổ sách nhưng doanh nghiệp cần phải xem khách hàng như nguồn vốn cần quản lí và
phát huy như bất kì nguồn vốn nào khác. Trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay, khách
hàng dần thay đổi trên nhiều phương diện. Do đó, doanh nghiệp cần phải ưu tiên nắm bắt
được đặc điểm của họ, đưa ra các giải pháp để thỏa mãn nhu cầu, tạo giá trị cho khách hàng
để có thể nắm bắt được thị phần, tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành
khác. - Độ tuổi: 18-45 với mức thu nhập trung bình khá → hướng tới việc sản xuất các sản
phẩm với chi phí thấp nhưng đảm bảo chất lượng để phù hợp với tập khách hàng mục tiêu.
- Sử dụng Internet thường xuyên, tiếp cận nhanh chóng với các thông tin mới
→ quảng cáo, xây dựng chiến lược Marketing qua các phương tiện truyền thông đại chúng,
mạng xã hội (Facebook, Instagram..) để tiếp cận nhanh chóng với khách hàng.
- Có xu hướng mua hàng qua website của doanh nghiệp hoặc các sàn thương mại điện tử
như Shopee, TikTok shop, Lazada.... → nâng cao, cải tiến website của mình với giao diện
dễ thao tác, đưa các sản phẩm của mình lên sàn TMĐT, kết hợp với các đợt ưu đãi,
khuyến mại để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
- Thanh toán bằng QR code, mobile banking hay các ví điện tử như Momo, Zalo pay.. →
đa dạng hóa các phương thức thanh toán để thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho khách hàng
khi mua hàng.
- Sử dụng các công cụ, các nền tảng số để khám phá, đánh giá, mua và sử dụng các sản
phẩm cũng như chia sẻ, tương tác và duy trì kết nối với các thương hiệu. → cải thiện dịch
vụ sau mua của doanh nghiệp, sử dụng chatbox hỗ trợ trực tuyến để tư vấn cho khách
hàng nhanh và hiệu quả nhất. Nhờ đó tăng trải nghiệm khách hàng, tăng lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp.
1.1.2.5. Thị trường, đối thủ cạnh tranh
- Thị trường: Các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ đang chuyển sang một kỷ nguyên
mới về sự tham gia của khách hàng, nơi công nghệ kỹ thuật số đóng một vai trò quan trọng
do những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và môi trường pháp lý thay đổi liên tục. Hơn nữa,

10
các doanh nghiệp đang thử nghiệm các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn, điện toán đám
mây, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác để khuyến khích sự phát triển của tổ chức. Do
công nghệ kỹ thuật số, các chiến lược kinh doanh hiện đại đã phát triển từ cách tiếp cận mô
hình kinh doanh truyền thống. Việc hiểu rõ về thị trường hoạt động của mình sẽ giúp doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí, nhân lực và đưa ra các quyết định quản trị phù hợp với tình hình
thực tế.
- Đối thủ cạnh tranh: Trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay, các doanh nghiệp đều nỗ
lực chuyển đổi mô hình kinh doanh, mô hình quản trị, thay đổi để phù hợp với sự phát triển
của thị trường. Nếu doanh nghiệp không cố gắng hết mình thì sẽ bị tụt lại phía sau, mất dần
thị phần hoặc đào thải khỏi thị trường. Doanh nghiệp cần nắm bắt tình hình chuyển đổi sổ
của đối thủ cạnh tranh (đang ở giai đoạn bắt đầu, mở rộng hay hoàn tất), học hỏi những thứ
mà đối thủ áp dụng tốt đồng thời rút kinh nghiệp cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, cần
có sự hợp tác, phối hợp với họ để cùng nhau phát triền.

1.2. Kỹ năng số và khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới


1.2.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của Đại học Cornell, kỹ năng số (digital skills) là “khả năng tìm kiếm,
đánh giá, sử dụng, chia sẻ và tạo nội dung bằng công nghệ thông tin và Internet”, hay có thể
hiểu, kỹ năng số là bất kỳ kỹ năng nào liên quan các kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật số.

1.2.2. Nhóm kỹ năng số và khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới
DigComp 2.1 là khung kỹ năng số cho công dân của Liên minh Châu Âu (EU) đưa ra 5 kỹ
năng số quan trọng bao gồm:
1.2.2.1. Information and data literacy (Thông tin và kiến thức về dữ liệu)
Nhằm diễn đạt nhu cầu thông tin, định vị và lấy dữ liệu kỹ thuật số, thông tin và nội
dung.Tiếp theo đó đánh giá tính liên quan của nguồn và nội dung của nó.Cuối cùng lưu trữ,
quản lý và tổ chức dữ liệu kỹ thuật số, thông tin và nội dung.
- Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung kỹ thuật số: Nhằm diễn đạt nhu cầu
thông tin, tìm kiếm dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường kỹ thuật số, truy cập
chúng và điều hướng giữa chúng.
- Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung kỹ thuật số

• Nhằm phân tích, so sánh và đánh giá một cách hai chiều tính xác thực và đáng tin cậy
của nguồn dữ liệu, thông tin và nội dung kỹ thuật số.

11
• Chủ động sáng tạo và cập nhật chiến lược tìm kiếm cá nhân.
- Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung kỹ thuật số: Nhằm tổ chức, lưu trữ và truy xuất dữ
liệu, thông tin và nội dung trong môi trường kỹ thuật số và từ đó tổ chức, xử lý chúng
trong một môi trường có cấu trúc.
1.2.2.2. Comunication and collaboration (Giao tiếp và cộng tác)
Nhằm tương tác, giao tiếp và cộng tác thông qua công nghệ kỹ thuật số đồng thời nhận thức
được sự đa dạng về văn hóa và thế hệ. Tham gia vào xã hội thông qua các dịch vụ kỹ thuật
số công cộng và tư nhân từ đó giúp quản lý sự hiện diện, danh tính và danh tiếng số của cá
nhân.
- Tương tác thông qua công nghệ số: Tương tác thông qua nhiều công nghệ số khác
nhau và hiểu về cách giao tiếp số phù hợp cho một ngữ cảnh cụ thể.
- Chia sẻ thông qua công nghệ số: Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung kỹ thuật số với
người khác thông qua các công nghệ số phù hợp, từ đó hoạt động như một bên trung gian,
hiểu về thực hành tham khảo và ghi công.
- Tham gia vào công dân số qua công nghệ số: Tham gia vào xã hội thông qua việc sử
dụng các dịch vụ số công cộng và riêng tư. Tìm kiếm cơ hội để có được sự tự chủ và quyền
công dân thông qua các công nghệ số phù hợp.
- Hợp tác thông qua công nghệ số: Sử dụng các công cụ và công nghệ số phù hợp cho
quy trình hợp tác từ đó cùng xây dựng, sáng tạo tài liệu và kiến thức.
- Netiquette (Luật lệ mạng): Nhận thức về các quy tắc ứng xử và kiến thức trong khi sử
dụng công nghệ số và tương tác trong môi trường số. Thích nghi với chiến lược giao tiếp đối
với đối tượng cụ thể và nhận thức về đa dạng văn hóa và thế hệ trong môi trường số.
- Quản lý danh tính số hóa: Tạo và quản lý một hoặc nhiều danh tính số hóa, để có khả
năng bảo vệ danh tính của bản thân, xử lý dữ liệu mà bản thân tạo ra thông qua nhiều công
cụ, môi trường và dịch vụ số khác nhau.
1.2.2.3. Digital content creation (Sáng tạo nội dung số)
Để tạo và chỉnh sửa nội dung số cùng với cải thiện và tích hợp thông tin và nội dung vào
khối kiến thức hiện có đồng thời hiểu cách áp dụng bản quyền và giấy phép. Biết cách đưa
ra các hướng dẫn dễ hiểu cho hệ thống máy tính.
- Phát triển nội dung số hóa: Tạo và chỉnh sửa nội dung số hóa trong các định dạng
khác nhau, để biểu đạt bản thân thông qua các phương tiện số hóa.

12
- Tích hợp và tái thể hiện nội dung số hóa: Sửa đổi, tinh chỉnh, cải thiện và tích hợp
thông tin và nội dung vào một cơ thể kiến thức hiện có để tạo ra nội dung và kiến thức mới,
sáng tạo và có liên quan.
- Bản quyền và giấy phép: Hiểu cách bản quyền và giấy phép áp dụng cho dữ liệu,
thông tin và nội dung số hóa.
- Lập trình:Lập kế hoạch và phát triển một chuỗi các chỉ dẫn dễ hiểu cho một hệ thống
máy tính để giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
1.2.3.4. Safety (Bảo mật)
Nhằm bảo vệ các thiết bị, ý tưởng, dữ liệu cá nhân và sự riêng tư trong không gian số. Bảo
vệ sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần, đồng thời có sự nhận thức về vai trò của công
nghệ số đối với sự phát triển của xã hội. Nhận thức về tác động của việc sử dụng công nghệ
số đối với môi trường.
- Bảo vệ các thiết bị: Bảo vệ các thiết bị và nội dung số, hiểu rõ được rủi ro và các mối
đe dọa trong môi trường số.Biết về các biện pháp đảm bảo an toàn và bảo mật và có sự chú
trọng đến tính tin cậy và quyền riêng tư.
- Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư: Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư
trong môi trường kỹ thuật số. Hiểu được cách sử dụng và chia sẻ thông tin nhận dạng cá
nhân trong khi có khả năng bảo vệ bản thân lẫn những người khác khỏi hiểm họa. Hiểu
được rằng các dịch vụ số sử dụng chính sách quyền riêng tư để nói về cách họ sử dụng dữ
liệu cá nhân. - Bảo vệ sức khỏe và tinh thần: Nhằm mục đích tránh các rủi ro liên quan đến
sức khỏe về thể chất và tinh thần khi sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Có khả năng bảo vệ
bản thân lẫn người khác khỏi các mối nguy hiểm có thể xuất hiện trên không gian mạng (bắt
nạt trên mạng…). Nhận thức được ảnh hưởng của công nghệ số đến xã hội.
- Bảo vệ môi trường: Nhận thức được việc sử dụng các công nghệ số có ảnh hưởng thế
nào đến môi trường.
1.2.3.5. Problem solving (Giải quyết vấn đề)
Nhận dạng các vấn đề, giải quyết các vấn đề có khuôn mẫu và các vấn đề phát sinh trong
môi trường kỹ thuật số. Sử dụng các công cụ số để đưa ra những sự thay đổi về các quy
trình cũng như các sản phẩm. Nhằm bắt kịp với với sự tiến bộ của kỹ thuật số.
- Giải quyết các vấn đề kỹ thuật: Nhận dạng các vấn đề kỹ thuật khi vận hành các thiết
bị và khi sử dụng môi trường số từ đó có thể giải quyết chúng.

13
- Nhận dạng nhu cầu công nghệ: Đánh giá, lựa chọn và sử dụng công cụ kỹ thuật số. Có
thể điều chỉnh và cá nhân hóa môi trường số cho các nhu cầu cá nhân.
- Sáng tạo với việc sử dụng công nghệ: Sử dụng các thiết bị và công nghệ kỹ thuật số
để tạo ra các kiến thức, quy trình, sản phẩm. Có thể hiểu được và giải quyết các vấn đề có
khuôn mẫu và các vấn đề khác trong môi trường kỹ thuật số
- Xác định khoảng cách năng lực kỹ thuật số: Hiểu được năng lực kỹ thuật số của mình
cần được cải thiện ở đâu. Có thể hỗ trợ người khác phát triển năng lực kỹ thuật số của họ.
Tìm kiếm được cơ hội phát triển bản thân và bắt kịp với sự phát triển của công nghệ số.

1.3. Vai trò của các nhóm kiến thức và kỹ năng số với người trẻ
1.3.1. Lợi ích
1.3.1.1. Kết nối và học tập từ những người khác
Kĩ năng số giúp tạo ra môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với nhau. Sự kết hợp mới
mẻ của công nghệ, bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách địa lý để tạo ra trải nghiệm trong học
tập, đồng thời tăng cường sự tương tác của mọi người đặc biệt là đối với học sinh,sinh viên.
- Học tập được cá nhân hóa: Các công nghệ, phần mềm học trực tuyến hiện đại cho phép
học sinh, sinh viên dễ dàng tùy chỉnh các bài giảng theo tốc độ phù hợp, đúng sở thích và
mức độ khả năng nhận thức của mỗi người. Bên cạnh đó, các nền tảng học tập tùy chỉnh
cũng cho phép học sinh, sinh viên kết hợp các tài liệu học tập từ nhiều nguồn khác nhau,
nhờ vậu sẽ có những trải nghiệm phù hợp hơn.
- Tương tác nhiều hơn: Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những phương pháp thú
vị hơn để học tập, đồng thời dễ dàng tiếp thu thông tin mới bằng các công cụ hiện đại như
máy tính bảng, máy chiếu, chatbot, AR/ VR, phần mềm hỗ trợ AI,...
- Linh hoạt trong học tập:Các lớp học trực tuyến trên Zoom, Teams, Google Meets,...
giúp học sinh, sinh viên có thể tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi, trao đổi kiến thức, thảo
luận hoặc tương tác với nhau một cách dễ dàng.
1.3.1.2. Tiếp cận dữ liệu, kiến thức, thông tin nhanh chóng và hiệu quả
Giờ đây, mọi thông tin dường như đều có thể tìm thấy trên Internet, đa dạng các chủ đề và
có tính tin cậy cao. Học sinh, sinh viên cần chọn lọc và tìm kiếm thông tin một cách thông
minh để tiếp cận được với thông tin bổ ích và chính xác nhất.
- Internet có thể nói là một kho chứa đựng những kiến thức khổng lồ giúp cho chúng ta
dễ dàng tìm kiếm những thông tin, kiến thức dù mới hay đã cũ.

14
- Internet cũng được đánh giá là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải một số lượng thông
tin lớn với tốc độ nhanh đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Như một cuốn “bách khoa
toàn thư”, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin từ bất cứ đâu.
1.3.1.3. Tăng khả năng phát triển tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề
- Tư duy mở: Thông qua các ứng dụng như Skype hay các trang mạng xã hội phổ biến khác,
học sinh, sinh viên có thể dễ dàng giao tiếp trong thời gian thực trên toàn cầu. Điều này giúp
họ có thể mở mang tầm nhìn, cập nhật nhanh chóng các thông tin, kiến thức hữu ích. - Tăng
khả năng sáng tạo: Một số phần mềm giáo dục và trò chơi trên máy tính mang tính giáo dục
đều có khả năng kích thích sự phát triển tư duy sáng tạo ở giới trẻ. Các chương trình này
giúp giới trẻ trẻ phát triển não bộ và nhiều kỹ năng bổ ích như giải quyết vấn đề, làm việc
nhóm, khả năng tập trung.
1.3.1.4. Tăng cường hiệu suất làm việc
- Làm việc đa năng: Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, hiện nay có rất nhiều
doanh nghiệp cho phép nhân viên được làm việc tại nhà. Với những nhân viên nhà có
khoảng cách xa so với công ty, họ có thể lựa chọn làm việc online, với thông tin và dữ liệu
được nhận qua phần mềm hoặc ứng dụng, tạo ra sự tiện lợi vô cùng hữu ích.
- Chỉnh sửa dễ dàng, tiện lợi: So với các phương tiện truyền thống, công nghệ số hiện
đại có thể chỉnh sửa, thao tác, thay thế thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn. Việc soạn
thảo văn bản trên máy tính, chỉnh sửa video hay chỉnh sửa ảnh đều có thể thực hiện trên
chiếc laptop khi đang ở nhà, không yêu cầu bất cứ sự cầu kỳ nào. Công nghệ số còn phát
triển khả năng sáng tạo của mọi người khi nó đem lại những hiệu ứng, phần mềm chỉnh sửa
mà đối với cách thức truyền thống thì khó có thể áp dụng được.
1.3.2. Khó khăn
1.3.2.1. Giảm kết nối, tương tác trực tiếp
Sự gia tăng kết nối gián tiếp cũng đồng nghĩa với sự suy giảm kết nối trực tiếp. Con
người dần quen với việc trò chuyện, kết nối thông qua mạng xã hội nhiều hơn. Dễ nhận thấy
nhất là trong các cuộc gặp mặt, mọi người chỉ tập trung sử dụng điện thoại mà không trò
chuyện cùng nhau. Trong khi giao tiếp, đối thoại, thuyết trình là một trong những kỹ năng
quan trọng nhất mà con người cần phải phát triển không ngừng
1.3.2.2. Dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân
Đánh cắp thông tin, lộ thông tin cá nhân cũng là một tác hại của chuyển đổi số rất dễ nhận
thấy. Không gian mạng quá “Open” khiến cho quyền riêng tư của con người khó được đặt
15
trong trạng thái riêng tư kín đáo. Hơn hết, thông tin cá nhân bị đánh cắp cũng là nguyên
nhân của nhiều vụ việc như lừa đảo trên mạng xã hội, tài khoản bị mạo danh, bị đe dọa/ vu
khống/ bạo lực mạng… Các vụ việc đánh cắp thông tin, lừa đảo qua mạng xã hội tăng cao là
một trong các tác hại của chuyển đổi số rất đáng lo ngại..
1.3.2.3. Tiếp cận các kiến thức và kĩ năng số
Một bộ phận giới trẻ không có hội tiếp cận chuyển đổi số, họ có thể gặp khó khăn trong
việc tìm kiếm thông tin và cơ hội việc làm trực tuyến. Họ cũng có thể bị cách biệt với các
công nghệ mới nhất và không thể tận dụng tối đa các tiện ích của chúng. Ngoài ra, họ cũng
có thể bị cách ly khỏi các cộng đồng trực tuyến và không thể tham gia các hoạt động trực
tuyến như mua sắm, học tập, giải trí hoặc giao tiếp với bạn bè và gia đình. Điều này có thể
gây ra một khoảng cách kỹ thuật số giữa các thế hệ và gây ra sự mất cân bằng trong xã hội.
- Một ví dụ cụ thể là các trẻ em và thanh thiếu niên sống ở các khu vực nông thôn hoặc khu
vực có thu nhập thấp. Các khu vực này thường không được trang bị đầy đủ các tiện ích công
nghệ, như kết nối internet nhanh, máy tính, điện thoại thông minh, phần mềm và ứng dụng
mới nhất. Do đó, các em sẽ không có cơ hội tiếp cận và học hỏi nhiều về chuyển đổi số, điều
này sẽ khiến cho họ chậm hơn trong việc tiếp cận và sử dụng công nghệ mới, cũng như
không có đủ kiến thức và kỹ năng để sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày. Điều này sẽ
ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong tương lai và đưa ra những quyết định thông minh
trong cuộc sống.
1.3.2.4. Thích nghi các kiến thức và kĩ năng số mới
Chuyển đổi số đòi hỏi khả năng thích nghi với các công nghệ mới, điều này có thể khó đối
với một số bộ phận nhỏ ở giới trẻ.Trở ngại của giới trẻ trong việc thích nghi với các kiến
thức chuyển đổi số mới có thể là khó khăn trong việc sử dụng ứng dụng di động mới. Nhiều
ứng dụng mới được phát triển để hỗ trợ các hoạt động và công việc hàng ngày của người
dùng, nhưng nhiều người trẻ có thể không biết cách sử dụng chúng hoặc không muốn tìm
hiểu vì cảm thấy quen với cách làm việc truyền thống của họ. Các trở ngại khác có thể bao
gồm sợ hãi về việc mất quyền riêng tư, khó khăn trong việc đọc và hiểu các thuật ngữ kỹ
thuật mới và khó khăn trong việc thích nghi với các công nghệ mới.
1.3.2.5. Áp dụng những kiến thức và kĩ năng số
- Thiếu kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin: Một số giới trẻ không có nền tảng
kiến thức về công nghệ thông tin, điều này khiến cho việc áp dụng các kiến thức về chuyển
đổi số trở nên khó khăn.

16
- Không có sự hỗ trợ từ hệ thống giáo dục: Trong một số trường học, các chương trình
giảng dạy về công nghệ và chuyển đổi số chưa được đưa vào chương trình giảng dạy. Điều
này khiến cho học sinh thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng chuyển đổi số trong
thực tế.
- Thiếu tài nguyên và công cụ: Một số giới trẻ không có tài nguyên và công cụ cần thiết
để áp dụng các kiến thức về chuyển đổi số. Ví dụ như một số trường học không có đủ máy
tính hoặc phần mềm để học sinh sử dụng.
- Một ví dụ về giới trẻ gặp khó khăn trong áp dụng kiến thức chuyển đổi số có thể là
việc sử dụng các ứng dụng công nghệ để quản lý tài chính. Mặc dù nhiều ứng dụng tài chính
như Mint, Quicken và Personal Capital đã được phát triển để giúp người dùng quản lý tài
chính, nhưng nhiều người trẻ vẫn chưa biết cách sử dụng chúng một cách hiệu quả. Ngoài
ra, nhiều người trẻ cũng không biết cách sử dụng các công cụ và phần mềm để tạo, quản lý
và chia sẻ tài liệu trực tuyến. Điều này có thể gây khó khăn cho họ trong việc làm việc nhóm
và chia sẻ thông tin với đồng nghiệp và bạn bè. Cuối cùng, nhiều người trẻ cũng chưa biết
cách sử dụng các công cụ trực tuyến để xây dựng và quản lý mối quan hệ với khách hàng và
đối tác kinh doanh. Điều này có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh của họ và khiến cho họ
bị tụt lại so với các đối thủ cạnh tranh khác.
CHƯƠNG II: CÔNG TY CỔ PHẦN U&I LOGISTICS TRONG BỐI CẢNH CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4
2.1. Bối cảnh nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu công nghệ 4.0
- Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật
lý, số hóa và sinh học, vốn tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đối
với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. Nó phát triển với các nội dung liên
quan đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và các điều khiển mềm thông qua các máy tính và
mạng máy tính để liên kết hầu hết các lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, như kinh
tế, ngân hàng, xây dựng, nông nghiệp, giao thông, giáo dục, giải trí, thiết bị gia dụng, công
nghệ thông tin truyền thông, v.v..
- Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang gây chú ý với những ứng dụng đã và đang
hình thành mang tính đột phá trong các lĩnh vực như:
 Kết nối thông minh: Công nghệ 4.0 đặc trưng bởi sự kết nối liên tục của các thiết bị,
máy móc, và hệ thống thông qua Internet. Điều này tạo ra Internet of Things (IoT) trong đó
mọi thứ, từ xe hơi đến thiết bị gia đình, có thể kết nối với mạng internet và giao tiếp với
17
nhau.  Tích hợp dữ liệu lớn (Big Data): Công nghệ 4.0 cho phép thu thập và xử lý lượng
lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Việc này cung cấp thông tin quan trọng để ra quyết
định kinh doanh, dự đoán xu hướng và tối ưu hóa hoạt động.
 Trí tuệ nhân tạo (AI): AI đang được tích hợp rộng rãi vào nhiều lĩnh vực, từ tự động
hóa sản xuất đến dự đoán dữ liệu và tương tác với người dùng.
 Tự động hóa và Robot học hỏi: Công nghệ 4.0 đánh dấu sự xuất hiện của robot và
máy móc có khả năng tự động hóa cao.
 Thực tế ảo (VR) và Thực tế ảo tăng cường (AR): Công nghệ này tạo ra môi trường ảo
hoặc cải thiện môi trường thực tế bằng việc sử dụng dữ liệu và hình ảnh số.
 Công nghiệp thông minh: Công nghệ 4.0 đã thúc đẩy sự phát triển của Công nghiệp
thông minh, trong đó các máy móc, dây chuyền sản xuất và quy trình sản xuất được tối ưu
hóa và tự động hóa để cải thiện hiệu suất và chất lượng.
 An ninh thông tin: Với sự phát triển của công nghệ, an ninh thông tin trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết. Các biện pháp bảo mật và quản lý dữ liệu phải được cập nhật liên tục
để đảm bảo tính riêng tư và an toàn.
→ Thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức, bởi nguồn lực phát triển
quan trọng nhất của nó là nhân lực có năng lực sáng tạo công nghệ.
2.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực quốc gia nói chung và trong ngành XNK nói riêng
2.1.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực Quốc gia
- Nguồn nhân lực được xem là tài sản quan trọng nhất của bất kỳ quốc gia nào và việc
đầu tư vào con người luôn là một điều tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Sự
tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chỉ có thể thực hiện được khi việc phát triển nguồn
nhân lực của quốc gia đó được quan tâm và chú trọng.
- Dân số trẻ và nguồn lao động lớn: Việt Nam có một dân số trẻ và nguồn lao động lớn,
với hơn 96 triệu dân. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc có nguồn nhân lực dồi dào,
đặc biệt là trong các ngành lao động cần nhiều lao động thủ công.
- Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) diễn ra mạnh
mẽ trên toàn thế giới đã và đang đem lại những cơ hội lớn cho những nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức do lực lượng lao động hiện có
chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế. Việt Nam đang tận dụng cơ hội từ
Công nghiệp 4.0 để phát triển các nguồn nhân lực có kiến thức về công nghệ và kỹ năng số

18
hóa. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng nguồn nhân lực có sẵn có thể thích nghi với các thay
đổi nhanh chóng trong công nghiệp và công nghệ.
- Hiện nay, ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số (96,7%) trong tổng số
doanh nghiệp của cả nước (Chu Thanh Hải, 2020), đây là thành phần chiếm ưu thế và là nơi
sử dụng nguồn nhân lực nhiều nhất trong nền kinh tế (Phạm Xuân Trường, 2019). Trên thực
tế thì nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ này
vẫn ở mức hạn chế.
- Theo đánh giá về mức độ sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới
(World Economic Forum - WEF), Việt Nam hiện nay được xếp ở nhóm Sơ khởi nhưng khá
gần với nhóm có tiềm năng cao. Về cấu trúc của nền sản xuất, Việt Nam xếp hạng thứ
48/100 và về các yếu tố dẫn dắt sản xuất, Việt Nam đang ở vị trí 53/100. WEF đã ghi nhận
nền kinh tế số của Việt Nam có những thành công về hạ tầng kết nối và thị trường kinh
doanh. Số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam đã lên đến 67% dân số (năm 2017).
Điều này cho thấy Việt Nam đã luôn rất tích cực trong việc chuẩn bị nền tảng để áp dụng
các công nghệ của cuộc CMCN 4.0.
2.1.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành xuất nhập khẩu
- Do có một lực lượng dân số trẻ và tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng ở
Việt Nam cũng hứa hẹn mang lại rất nhiều tiềm năng và cơ hội cho các hoạt động xuất nhập
khẩu trong tương lai gần. Cơ cấu kinh tế đang có sự dịch chuyển từ đầu tư sang tiêu dùng
cũng là một trong những lý do làm cho hoạt động xuất nhập của Việt Nam trong những năm
gần đây tăng trưởng thần kỳ.
- Tuy nhiên, ở mức độ nào đó thì lực lượng lao động được đào tạo chuyên ngành xuất
nhập khẩu trong nền kinh tế chưa nhiều và cũng chưa đáp ứng được sự phát triển. Điều này
cũng làm giảm tính cạnh tranh mang tính nội lực của Quốc gia. Mỗi năm Việt Nam thiếu
khoảng 3000 nhân lực chất lượng cao trong ngành xuất nhập khẩu, trong khi đó nhân lực ở
các trường thì chưa thực sự sát và theo kịp yêu cầu của thị trường.
2.1.3. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Logistics U&I
- Công ty Cổ phần Đầu tư U&I (U&I Investment Corporation): là tên gọi của công ty mẹ
bao gồm nhiều công ty thành viên và liên doanh hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như Logistics, bất động sản và xây dựng, dịch vụ tài chính, kế toán kiểm toán, bán
lẻ, nông nghiệp và sản xuất hàng xuất khẩu. U&I là từ viết tắt của cụm từ Bạn và Tôi
trong tiếng Anh (You and I).

19
- U&I Logistics là một thành viên đứng đầu trong lĩnh vực logistics thuộc Unigroup. Với
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và chuỗi cung ứng tiên tiến hiện có, U&I Logistics tự hào là
công ty tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ: Đại lý thủ tục hải quan, giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu, kho hàng hóa, vận tải nội địa bằng đường bộ, đường thủy nội
địa, ven biển và đường sắt.
- Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi:;
Tầm nhìn: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ Logistics hiệu quả nhất tại Việt Nam
Sứ mệnh: Cung cấp những giải pháp Logistics đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Gíá trị cốt lõi: Trung thực – Kỷ luật – Uy tín
- Với phương châm "Vì quyền lợi của khách hàng trước", công ty tin rằng, việc cung
cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện ích với chất lượng cao nhất là yếu tố quan trọng
quyết định sự thành công và uy tín của công ty. Bằng tất cả sự cầu tiến, 2.000.000 m 2 diện
tích kho bãi vẫn đang tiếp tục được mở rộng, hơn 150.000 TEUs hàng hóa được vận
chuyển cùng 100.000 tờ khai hải quan được thực hiện mỗi năm. U&I Logistics cam kết
đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của quý đối tác thuộc thị trường trong nước và lan rộng khắp
toàn cầu.
2.2. Thực trạng của chuyển đổi số trong DN
2.2.1. Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng mạng: kết nối và giao tiếp trong nội bộ và với thế giới bên ngoài, mạng
máy tính và hệ thống liên lạc là rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
- Hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP) : ERP là một hệ thống phần mềm tích
hợp giúp quản lý các hoạt động kinh doanh như tài chính, sản xuất và quản lý khách
hàng. Công ty U&I có thể sử dụng sử dụng ERP để tối ưu hóa quản lý doanh nghiệp của
họ. - Hệ thống thông tin: Bao gồm hệ thống máy tính, máy chủ, phần mềm và các công
nghệ thông tin khác để quản lý dữ liệu, truy cập thông tin, hỗ trợ quy trình kinh doanh.
- Phần mềm kế toán và tài chính: để quản lý tài chính và thực hiện các hoạt động kế toán. -
Công ty Cổ phần Logistics U&I là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực đại
lý thủ tục hải quan tại Việt Nam. Là đơn vị đầu tiên áp dụng khai báo hải quan điện tử và
ứng dụng chương trình quản lý văn phòng điện tử (ONP) có khả năng API với các đối tác
như Thái Sơn... vào việc quản lý trực tuyến các hoạt động xuất nhập khẩu.
- Hệ thống kho vận U&I Logistics được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại, công nghệ đúng
chuẩn C-TPAT của CBP Hoa Kỳ và đạt chứng nhận ISO 9001 như: Phần mềm quản lý
20
kho hiện đại (WMS), công nghệ EDI tiên tiến, cùng hệ thống kiểm soát độ ẩm và côn
trùng.
- Được trang bị hệ thống định vị GPS và được quản lý bằng phần mềm quản lý vận tải
(TMS) cùng App Mobile dành cho tài xế, Unitrans và Unitrans Miền Bắc (thành viên của
Unilogistics) giúp xác định chính xác vị trí đầu kéo, rơ mooc, tiết kiệm tối đa thời gian và
chi phí vận chuyển cho khách hàng
- U&I Logistics đã và đang áp dụng hệ thống robot tiên tiến vào quy trình kho vận. - Thiết
bị bảo mật: Để đảm bảo an toàn thông tin và dữ liệu của công ty, U&I sử dụng thiết bị
bảo mật như bức tường lửa và phần mềm chống virus.
2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực của U&I
2.2.2.1. Tình hình nhân sự của công ty Cổ Phần Logistics U&I tính đến năm 2020
Theo Báo cáo thực tập năm 2020 về chủ đề “Hoàn thiện chính sách nhân sự tại Công ty
Cổ phần Logistics U&I” (tác giả Lê Thị Kim Ngân). tính đến tháng 11/2020 có 241 nhân
viên (không tính các công ty con)
❖ Kiến thức:
- Trình độ học vấn
Bảng Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn tính đến tháng 11/2020
Trình độ học vấn Số lượng nhân viên Tỉ lệ (%)
Thạc sĩ 3 1.2
Đại học 67 28
Cao đẳng 40 16.5
Trung cấp 20 8.3
THPT 111 46
Tổng 214 100

Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ tính đến tháng 11/2020

21
Thông qua số liệu thu thập được có thể thấy số lượng đội ngũ nhân viên có trình độ THPT
chiếm tỉ trọng lớn nhất 46% trong khi đó đại học và thạc sĩ chiếm lần lượt là 28% và 1%. Vì
tính chất đặc trưng của ngành nghề kinh doanh là dịch vụ Logistics nên số lượng nhân viên
THPT lớn tập trung ở bộ phận vận tải còn trình độ đại học trở lên chiếm tỷ trọng chỉ khoảng
29%. Tuy nhiên họ được phân bổ vào các vị trí khá quan trọng ở phòng hành chính nhân sự,
phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng đại lý thủ tục hải quan, phòng IT,… Đối với trung
cấp và cao đẳng, công ty thường phân bổ vào các vị trí ở kho ngoại quan với tỉ lệ lần lượt là
8% và 17 % ( tương ứng tổng là 131 nhân viên).
→ Để nâng cao kiến thức cho nguồn nhân sự , công ty đã thành lập “Học viện logistics U&I
Academy” từ tháng 02/2019 nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thị
trường lao động ngành logistics. Với phương châm đào tạo “thực tế - thực hành - thực
chiến”, Khóa ngắn hạn sẽ đào tạo những kiến thức cơ bản, chuyên sâu theo chủ đề hoặc theo
vị trí công việc cụ thể như: Đào tạo nghiệp vụ chứng từ xuất nhập khẩu và khai báo hải quan
chuyên nghiệp. Các khóa dài hạn sẽ hướng đến nâng cao nghiệp vụ của các chuyên viên
như: chuyên viên logistics, chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên mua hàng quốc tế,
chuyên viên quản lý kho bãi,… Ngoài ra, còn có chương trình chuẩn hóa tiếng Anh cho
người làm việc trong lĩnh vực logistics,… ❖ Kỹ năng:
- Nghiên cứu thị trường, giới thiệu dịch vụ Logistics và mở rộng thị trường cũng như
thu hút khách hàng mới, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá trị hợp đồng và lập
hợp đồng với khách hàng.
- Theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho
sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới.
- Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về chi phí cho các hoạt động lương, thưởng,
mua máy móc, vật liệu,… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh theo quy

22
định của Công ty. soạn thảo và lƣu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng, các tài
liệu hành chính lưu hành nội bộ trong Công ty và gửi cho khách hàng.
→ Để phát triển, nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhân viên, Công ty U&I Logistics tổ chức
các hoạt động đào tạo, kiểm tra, đánh giá đội ngũ nhân sự thường xuyên để đảm bảo chất
lượng cũng như nâng cao năng lực của từng cá nhân. Công ty cổ phần Logistics U&I mở lớp
“ kỹ năng giao tiếp hiệu quả” cho cán bộ nhân viên công ty tham gia và mời chuyên gia
Diệp Minh Nghị của trường doanh nhân PTI – HCM về giảng dạy. Mọi khóa đào tạo do
công ty tổ chức hay gửi học viên đi đào tạo phải được đánh giá sau 6 tháng áp dụng nhằm
xác định hiệu quả của khóa đào tạo mang lại so với mục tiêu kế hoạch đề ra và đƣợc cấp
giấy chứng nhận. Nhằm nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn của nhân viên, phòng hành chính
nhân sự thường xuyên liên hệ, gửi nhân viên tham dự các khóa đào tạo, các buổi hội thảo,
tập huấn, tọa đàm,… ở bên ngoài công ty do các đơn vị tư vấn – đào tạo tổ chức.
2.2.2.2. Tình hình nhân sự của công ty Cổ Phần Logistics U&I tính đến năm 2023
❖ Tổng quan về nhân sự của công ty:
- Theo công bố mới nhất trên website chính thức, đội ngũ nhân sự của công ty tính đến
năm 2023 đạt hơn 700 thành viên. Số lượng nhân sự đã tăng gấp 3 so với năm 2020, điều
này cho thấy tốc độ phát triển nhanh chóng với quy mô vô cùng lớn. Căn cứ vào bảng thống
kê nhân sự của công ty vào tháng 11/2020, cùng với những tiêu chí tuyển dụng rõ ràng, các
yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm tùy thuộc vào từng vị trí, đặc biệt là các chương trình đào
tạo một cách thường xuyên để đánh giá trình độ cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, từ đó ta có thể đánh giá sơ bộ đội ngũ nhân viên đầy kinh nghiệm, chuyên nghiệp và
đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế số đã và
đang phát triển mạnh mẽ. Kinh tế ngày càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng, trình độ
của nguồn nhân lực càng cao. Do đó, nguồn nhân lực phải thích nghi với sự đổi mới trong
nền kinh tế số để đáp ứng sự thay đổi của xã hội cũng như đạt được hiệu quả cao trong công
việc. Từ đó, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực số để tăng hiệu suất kinh
doanh và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực số là lực lượng chủ
yếu để triển khai và hiện thực hóa nền kinh tế số, quyết định sự tồn tại của nền kinh tế số, có
năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ số, vận hành nó trong quá trình sản xuất, kinh
doanh và các hoạt động khác của nền kinh tế. Theo ông Bùi Hữu Nghĩa, Giám đốc Phát
triển nguồn nhân lực Công ty Cổ phần Logistics U&I, trong quá trình chuyển đổi số, U&I

23
gặp phải một số khó khăn về đội ngũ nhân lực IT liên quan đến các vấn đề về số lượng,
ngân sách và trình độ của nhân lực tại thời điểm bắt đầu thực hiện còn khá khiêm tốn. Vậy
cụ thể, Logistics U&I có những điểm mạnh và hạn chế gì trong nguồn nhân lực nói chung
và nguồn nhân lực số nói riêng, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu chi tiết về kiến thức và kỹ
năng số của nhân lực của công ty Cổ phần Logistics U&I.
❖ Kiến thức:
- Kiến thức số đóng vai trò cốt lõi trong việc hiểu và sử dụng các công cụ phần mềm và
công nghệ số hiện đại. Việc nắm vững kiến thức số giúp người lao động nắm bắt nhanh
chóng các công nghệ mới và áp dụng chúng vào công việc hàng ngày, đồng thời cải thiện
khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin số giúp nhân viên nâng cao kỹ năng mềm lẫn kiến
thức chuyên môn, nâng cao khả năng xử lý số liệu và phân tích thông tin một cách nhanh
chóng, chính xác. Ngoài ra kiến thức số còn giúp người lao động dễ dàng phân loại tổ chức
và quản lý thông tin tăng cường hiệu quả làm việc. Từ đó tạo ra nguồn nhân lực chất lượng
cao, rút ngắn thời gian, giảm chi phí nhân sự và nâng cao hiệu suất công việc.
- Là một doanh nghiệp lớn với tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ, Logistics U&I luôn
tự hào với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực. Đặc biệt, Logistics U&I tự hào
với mạng lưới đối tác vận tải trong và ngoài nước, là đối tác của hơn 20 hãng tàu có các
tuyến Nội Á và xuyên đại dương, 16 hãng hàng không lớn trong và ngoài nước, phục vụ
hàng chục ngàn container nhập-xuất hàng năm. Để trở thành đối tác đáng tin cậy và đáp ứng
tối ưu nhu cầu khách hàng, chắc chắn bên cạnh năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp
cao, phải kể đến đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao, kỹ năng và kinh nghiệm lâu trong
ngành, và không thể không nhắc tới nền tảng “kiến thức số” của nhân lực của Logistics
U&I. Đây là yếu tố tiên quyết trong hội nhập quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế số
(cách mạng 4.0) hiện nay, mỗi nhân viên cần trang bị những kiến thức về chuyển đổi số,
cách ứng dụng các công cụ, phần mềm để phục vụ công việc một cách hiệu quả, kịp thời, độ
chính xác cao.
- Để nghiên cứu và đánh giá trình độ “kiến thức số” đối với nhân sự của Logistics U&I,
nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào các khía cạnh sau: o Yêu cầu tuyển dụng:

Đây có thể coi là yếu tố đầu vào hay nói cách khác là nền tảng để đánh giá chất lượng
nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao hay không phụ thuộc vào các tiêu chí tuyển
dụng của công ty. Mặc dù, mỗi vị trí tuyển dụng sẽ có các yêu cầu khác nhau, nhưng mỗi
doanh nghiệp đều có những yêu cầu chung đối với các vị trí ứng tuyển. Sau khi tìm hiểu

24
từng vị trí tuyển dụng của công ty, nhóm nghiên cứu đưa ra những tiêu chuẩn chung trong
tuyển dụng của công ty Logistics U&I như sau:
▪ Tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học trở lên các chuyên ngành Logistics, Kinh doanh quốc
tế, Quản trị kinh doanh, Xuất nhập khẩu, Ngoại thương và các ngành khác liên quan.
▪ Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng
▪ Ưu tiên: giao tiếp tốt Tiếng Anh ( thêm tiếng Trung là một lợi thế)
▪ Có khả năng nhạy bén, năng động, sáng tạo, xử lý tình huống…
▪ Ngoài ra, công ty luôn ưu tiên các ứng viên có khả năng sử dụng các phần mềm hỗ
trợ như phần mềm quản lý, phân tích dữ liệu, công cụ thu thập và xử lý thông tin…
Qua đó, chúng ta có thể thấy với yêu cầu tuyển dụng chú trọng đến cả kiến thức
chuyên môn và kiến thức số giúp nâng cao chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực
U&I. Đó cũng là một trong những yếu tố giúp nhóm nghiên cứu bước đầu đánh giá
được năng lực kiến thức số của đội ngũ nhân sự của công ty. o Chương trình đào tạo
của công ty:
Mặc dù tiêu chí tuyển dụng như đã nêu trên, nhưng với thực trạng nguồn nhân lực nói
chung và nguồn nhân lực trong ngành Logistics nói riêng, đặc biệt là nguồn nhân lực số tại
Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi số còn rất nhiều hạn chế. Công ty Cổ Phần Logistics
U&I cũng gặp phải thách thức thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, như ông Bùi Hữu
Nghĩa, Giám đốc Phát triển nguồn nhân lực Công ty Cổ phần Logistics U&I, đã nói “Trong
quá trình chuyển đổi số, U&I gặp phải một số khó khăn về đội ngũ nhân lực IT liên quan
đến các vấn đề về số lượng, ngân sách và trình độ của nhân lực tại thời điểm bắt đầu thực
hiện còn khá khiêm tốn”. Để khắc phục khó khăn, nhằm phát triển nguồn nhân lực số đáp
ứng được yêu cầu thị trường, Công ty U&I đã liên kết với các tổ chức khác tổ chức nhiều
chương trình đào tạo đội ngũ nhân viên phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng số
trong nền kinh tế số hiện nay.
 Ngày 29/6/2023, U&I Logistics Corporation đã ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) với
Công ty TNHH Phát triển Nguồn nhân lực Tân Cảng – STC nhằm triển khai các chương
trình hoạt động giữa 2 bên, và là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân
lực logistics chất lượng cao. Trước tình trạng thiếu hụt những nguồn nhân lực chất lượng
cao, hòa cùng với sự bùng nổ của ngành Logistics trong những năm gần đây, thỏa thuận hợp
tác của 2 bên hứa hẹn sẽ mang đến những bước tiến lớn trong công cuộc “trồng người” của
ngành Logistics Việt Nam.

25
 U&I Logistics vinh hạnh là nhà tài trợ Kim cương tại diễn đàn đào tạo nguồn nhân lực
Logistics Việt Nam với chủ đề “Nâng cao kỹ năng số cho nhân lực ngành logistics - gắn kết
hiệu quả với đào tạo” được tổ chức vào sáng ngày 12/08/2023. Ông Bùi Hữu Nghĩa, Giám
đốc Khối Phát triển nguồn nhân lực, đã chia sẻ về việc Khối HRD (Phát triển nguồn nhân
lực) và Khối IT (Công nghệ thông tin) của U&I Logistics sẽ kết nối để chia sẻ phần mềm
WMS (Giải pháp Quản trị Kho) cho các trường thông qua Hiệp hội Phát triển nhân lực
Logistics Việt Nam (VALOMA), trước mắt là giai đoạn 2023-2024, giúp sinh viên rút ngắn
hơn khoảng cách giữa kiến thức và thực tế. Điều này giúp sinh viên phát triển toàn diện kiến
thức và kỹ năng thực tiễn, được tiếp xúc với công nghệ mới để trở thành những nhân lực
chất lượng cao khi ra trường. Ngoài ra, U&I Logistics là nhà tài trợ kim cương cho cuộc thi
“ Tài năng trẻ Logistics Việt Nam”. Đây là chương trình giúp sinh viên cọ sát với thực tế,
rèn luyện những kiến thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề tồn đọng, những khó khăn khi làm
việc. Đây cũng là cơ hội để U&I tìm kiếm và chiêu mộ những tài năng trẻ.
 Bên cạnh đó, công ty tổ chức các cuộc thi nội bộ nhằm phát triển nguồn nhân lực của
công ty như cuộc thi “Tìm kiếm tài năng hùng biện U&I Logistics 2023”. U&I Logistics tin
rằng, cuộc thi này không chỉ là một hành trình quý giá với mỗi thí sinh tham gia mà còn là
bước đệm để các bạn có một cú bật xa hơn trong sự nghiệp
Theo bài đăng truyền thông trên Fanpage chính thức của Công ty Cổ phần Logistics U&I,
Với quy mô hơn 25 nhân sự đạt chứng chỉ của Tổng Cục Hải Quan, được đào tạo chuyên
sâu về kiến thức pháp luật Hải Quan, kết hợp tận dụng các công nghệ hiện đại, U&I
Logistics tự tin giải quyết các vấn đề trong thông quan hàng hóa cho từng khách hàng, sẵn
sàng mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. Qua đó, ta có thể thấy, xét về lĩnh vực
Hải Quan, nguồn nhân lực số của doanh nghiệp sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu thị trường.
Qua nghiên cứu về các hoạt động của công ty nhằm nâng cao năng lực số, “kiến thức
số” của đội ngũ nhân viên và sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu
nhận thấy nguồn nhân lực của công ty Cổ phần Logistics U&I đã và đang từng bước hội
nhập với nền kinh tế số. Với sự quan tâm, chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao của
công ty, đội ngũ nhân sự sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai, đặc biệt là sự sẵn sàng
trong quá trình chuyển đổi số của thời đại ngày nay.
❖ Kỹ năng
- Cuộc cách mạng 4.0 mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh này, việc thúc đẩy kỹ năng số tạo nền tảng quan trọng, với sự tập trung
đặc biệt vào nguồn nhân lực có khả năng thích nghi với môi trường số hóa ngày càng rõ
26
ràng. - Công ty Cổ phần Logistics U&I với sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là cơ sở hạ
tầng, các thiết bị máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến, các phần mềm tổ chức,
quản lý, phục vụ trong hoạt động kinh doanh được cải tiến và chú trọng. Để đáp ứng
được các yêu cầu cao trong việc nghiên cứu, vận hành các công nghệ tiên tiến đòi hỏi
nguồn nhân lực phải nắm vững, thành thạo các kỹ năng số. Để đánh giá “kỹ năng số” của
nguồn nhân lực U&I, nhóm nghiên cứu căn cứ vào các khía cạnh sau:
❖ Ứng dụng các công nghệ, phần mềm số của doanh nghiệp:
Như đã nêu ở thực trạng chuyển đổi số cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, để ứng dụng và
vận hành cơ sở hạ tầng hiện đại, tiên tiến, nhân sự của U&I phải có những kỹ năng cần thiết,
đặc biệt là kỹ năng số nhằm đáp ứng các yêu cầu số hóa. Một số “kỹ năng số” được nhóm
nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá qua các hoạt động của doanh nghiệp:
- Sử dụng công nghệ cơ bản: Nhân sự công ty U&I có kiến thức và kỹ năng sử dụng các
công nghệ cơ bản như máy tính, phần mềm văn phòng (Microsoft Office), trình duyệt
web và email.
- Quản lý hệ thống: Một số nhân viên có kỹ năng quản lý hệ thống, bao gồm cài đặt, cấu
hình và bảo trì các hệ thống máy tính, mạng và phần mềm. Điều này giúp đảm bảo rằng
hệ thống công nghệ thông tin trong công ty hoạt động ổn định và hiệu quả.
- Phân tích và xử lý dữ liệu: Nhân sự công ty U&I có khả năng phân tích và xử lý dữ liệu
bằng các công cụ và phần mềm thích hợp. Điều này cho phép họ thu thập thông tin, làm
việc với số liệu và tạo ra báo cáo, giúp quản lý công ty ra quyết định và theo dõi hiệu suất
kinh doanh.
- Ứng dụng điện toán đám mây: Công nghệ đám mây đã trở thành một phần quan trọng
trong môi trường công nghiệp hiện đại. Nhân sự của công ty U&I có kiến thức và kỹ
năng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ đám mây như Google Drive, Dropbox hoặc Office
365 để lưu trữ và chia sẻ tài liệu, làm việc nhóm và truy cập từ xa.
- Kỹ năng lập trình: Một số nhân viên có kiến thức và kỹ năng lập trình, cho phép họ phát
triển và tùy chỉnh phần mềm hoặc ứng dụng theo nhu cầu của công ty.
- Kỹ năng về an toàn :
 Đối với cơ sở hạ tầng: đảm bảo việc hoạt động liên tục của hệ thống mạng, bảo trì các
thiết bị điện tử như: kiểm tra và sửa chữa máy tính, máy in, máy lạnh, hệ thống chiếu sáng
 Đối với thông tin: xây dựng một hệ thống thông tin chung cho toàn công ty và đảm bảo
nhân viên có thể tìm mọi thông tin họ cần liên quan đến công việc, xây dựng hệ thống bảo

27
mật thông tin. Đảm bảo khả năng liên kết với khách hàng trong mọi trường hợp ❖ Chương
trình đào tạo kỹ năng cho nhân sự:
Công ty Cổ phần Logistics U&I thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kiến thức và kỹ
năng, tạo cơ hội cho nhân viên hoàn thiện và nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu cao trong
công việc.
- Đào tạo kỹ năng giao tiếp:
 Công ty U&I Logistics vẫn duy trì tổ chức các hoạt động đào tạo, kiểm tra, đánh giá
đội ngũ nhân sự thường xuyên để đảm bảo chất lượng cũng như nâng cao năng lực của từng
cá nhân.
 Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngôn ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Hoa) miễn phí giúp nhân viên
tự tin giao tiếp với các đối tác nước ngoài.
 Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ: Các chương trình đào tạo, khóa huấn luyện chuyên
sâu được mở ra hằng năm nhằm bồi dưỡng và phát triển nghiệp vụ cho từng cá nhân trong
công ty.
- Tăng khả năng kết nối: Các buổi giao lưu, truyền cảm hứng từ các cố vấn, nhà lãnh đạo
tài năng giúp trau dồi kinh nghiệm, tạo sự gắn kết trong công ty.
→ Qua đó, ta có thể thấy, nguồn nhân lực U&I đã trang bị những kiến thức và kỹ năng cần
thiết để đáp ứng yêu cầu thị trường, đặc biệt trong thời đại kinh tế số đang ngày càng phát
triển. Tuy nhiên, đối với thị trường cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế
đang cạnh tranh khốc liệt đồng thời sự phát triển số hóa đang phát triển vô cùng mạnh mẽ,
để nâng cao vị thế và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng tối ưu yêu cầu khách
hàng, nguồn nhân lực U&I cần phát triển toàn diện hơn về kiến thức và kỹ năng số đạt
chuẩn quốc tế. Song, Công ty cần chú trọng, đầu tư vào công cuộc đào tạo, nâng cao năng
lực nguồn nhân sự số để đạt hiệu suất cao nhất, khẳng định vị thế của mình.

28
2.2.3. Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu, phân tích thông qua các hoạt động của Công ty Cổ phần U&I, nhóm
nghiên cứu đã sử dụng công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Từ kết quả trên, ta có thể thấy doanh nghiệp Logistics U&I đã
và đang thực hiện chuyển đổi số theo hướng tích cực. Nói cách khác, doanh nghiệp tương
đối đủ tiềm lực để thực hiện chuyển đổi số và có khả năng đáp ứng, thích nghi được những
thay đổi trong nền kinh tế số. Tuy nhiên, với sự thay đổi và phát triển nhanh chóng trong
môi trường số hóa, công ty cần có những phương pháp nâng cao năng lực nhân sự, đầu tư cơ
sở hạ tầng theo hướng số hóa để nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ, kiểm soát rủi ro, đáp
ứng tối đa nhu cầu khách hàng
2.3. Cơ hội và thách thức của chuyển đổi số trong doanh nghiệp
2.3.1. Cơ hội
2.3.1.1. Về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực số có chuyên môn, kĩ năng và kinh nghiệm đem lại cho doanh nghiệp
Logistics U&I nhiều cơ hội phát triển.
 Đầu tiên, nguồn nhân lực số giúp gia tăng đáng kể hiệu suất làm việc của doanh
nghiệp. Nhân lực số giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng cường hiệu suất làm việc, giảm
thiểu thời gian sản xuất, giảm lỗi và rủi ro. Việc giảm chi phí vận hành, duy trì các hoạt
động kinh doanh bằng cách tự động hóa các quy trình và trải nghiệm khách hàng sẽ vô hình
chung nâng cao nguồn thu của doanh nghiệp. Giúp cho dịch vụ của doanh nghiệp thuận tiện,
linh hoạt hơn đồng nghĩa với việc sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng và mang về
lợi nhuận cao hơn.

29
 Thứ hai, nguồn nhân lực số đem lại sự linh hoạt, khả năng giải quyết vấn đề nhanh
chóng nâng cao hiệu quả cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
 Thứ ba, năng lực làm việc của nguồn nhân lực số giúp doanh nghiệp mở rộng thị
trường và thiết lập quan hệ đối tác: Với các kiến thức và kỹ năng có thể đáp ứng được yêu
cầu công việc, đặc biệt là yêu cầu trong chuyển đổi số của nguồn nhân lực sẽ tạo điều kiện
cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các đối tác tham gia vào quá trình thương
mại, đồng thời tạo niềm tin, khẳng định vị thế doanh nghiệp đối với các đối tác trong và
ngoài nước.
2.3.1.2. Về cơ sở hạ tầng
Cơ hội của U&I Logistics trong chuyển đổi số nằm ở việc tăng cường hạ tầng số, sẵn sàng
đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu, các chức năng về giám sát mạng lưới
và bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Đồng thời, họ cũng tiên phong trong việc ứng dụng công
nghệ và nền tảng số trong logistics, nhất là liên quan tới thương mại điện tử để tối ưu hóa lợi
ích cho người tiêu dùng và nhà bán hàng thông qua việc kiến tạo hệ sinh thái logistics bền
vững. Các tiến bộ khoa học kĩ thuật được U&I Logistics ứng dụng rộng rãi. Việc ứng dụng
những thành tựu công nghệ như AI, IoT, BlockChain,… sẽ giúp doanh nghiệp bắt kịp xu
hướng hiện đại và vươn lên bứt phá. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thay đổi tư duy, ứng
dụng thương mại điện tử và tận dụng các kênh tiếp cận khách hàng. Bản thân doanh nghiệp
đã quan tâm và áp dụng chuyển đổi số, tạo ra hiệu quả đáng kể trong hoạt động sản xuất và
kinh doanh. Ví dụ, thực tế ảo cho phép nhân viên kiểm tra và xem xét các quy trình hoặc sản
phẩm mới mà không cần phải xây dựng chúng trước, vì tất cả được thể hiện trực quan trên
hình ảnh kỹ thuật số. Trong khi đó, vấn đề lưu trữ dữ liệu có thể được giải quyết bằng điện
toán đám mây và có thể được quản lý bởi các nhà cung cấp bên ngoài. Điều này giúp nhân
viên của doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các dự án, công việc khác
mang lại nhiều giá trị kinh doanh hơn và bớt lo lắng về việc lưu trữ dữ liệu. Nhìn chung,
bằng việc ứng dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể tự động hóa các tác vụ và quy trình
mà trước đây được thực hiện theo cách thủ công và rất tốn thời gian, ví dụ: Thu thập dữ liệu
khách hàng, quản lý tài chính, quản trị công việc, nhân sự, lập báo cáo,…
2.3.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội mà quá trình chuyển đổi số mang lại, việc số hóa vẫn tồn tại những
thách thức mà doanh nghiệp cần xem xét, kiểm soát và khắc phục để đạt được hiệu quả cao

30
nhất trong công việc, tránh những rủi ro có thể xảy ra và chiếm được ưu thế hơn so với đối
thủ cạnh tranh.
2.3.2.1. Nguồn nhân lực
Nhìn chung, nguồn nhân lực của U&I, đặc biệt là nguồn nhân lực số phần lớn đáp ứng được
những yêu cầu trong quá trình chuyển đổi số để doanh nghiệp có thể đạt được những thành
tựu như ngày hôm nay. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số ngày càng có những yêu cầu cao
hơn về cả kiến thức lẫn kỹ năng số bởi sự thay đổi và phát triển không ngừng của cách
mạng số. Bởi vậy, nguồn nhân lực U&I vẫn cần nhìn nhận và khắc phục một số hạn chế để
hoàn thiện và nâng cao chất lượng nhân sự như:
 Xác định khoảng cách năng lực kỹ thuật số: Mặc dù U&I có nhiều hoạt động và
chương trình đào tạo để giúp nhân viên xác định được năng lực số của mỗi cá nhân, nhưng
việc tìm kiếm được cơ hội phát triển bản thân và bắt kịp với sự phát triển của công nghệ số
chưa thực sự nổi bật. Hay nói cách khác, bên cạnh những thành tích nội bộ công ty thì xét
đến việc tự tìm kiếm các cơ hội khác hay nắm bắt xu hướng công nghệ số chưa có những
thành tựu nổi bật.
 Quản lý nhân sự: U&I đã mở các lớp khóa đào tạo kỹ năng cho nhân viên mới và cả
những nhân viên cũ để nâng cao chất lượng lao động. Nhưng liệu U&I có giữ chân được các
nhân viên giỏi, nhân viên nòng cốt của doanh nghiệp hay không? Trong ngành công nghiệp
cụ thể , có thể có sự cạnh tranh để thu hút và giữ chân nhân tài. Các công ty khác có thể đưa
ra mức lương và các phúc lợi hấp dẫn hơn làm cho việc giữ chân nhân viên trở lên khó khăn

2.3.2.2. Cơ sở hạ tầng
Logistics vốn được xem là ngành then chốt trong thương mại quốc tế, vì vậy nên việc
chuyển đổi số logistics cần được đầu tư kỹ lưỡng để nhanh chóng thích nghi với bối cảnh
chung của thị trường hiện nay. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng nên được chú trọng phát triển, nâng
cấp để đạt được hiệu quả tối đa. Tuy nhiên, Logistics U&I vẫn tồn tại một số thách thức phải
đối mặt như:
- Mặc dù công ty Logistics U&I đã và đang ứng dụng nhiều phần mềm, công nghệ tiên
tiến, nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và của
quốc gia nói riêng còn nhiều hạn chế. Điều đó tạo nên nhiều khó khăn đến sự phát triển của
doanh nghiệp U&I nói riêng trong quá trình chuyển đổi số. Một số quy trình có thể bị gián
đoạn trong quá trình hợp tác bởi sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng.

31
- U&I đang phải đối mặt với thách thức về sự cạnh tranh gay gắt đến từ phía các DN
nước ngoài, từ những đơn vị dày dặn kinh nghiệm, khả năng cung cấp dịch vụ và tiềm lực
tài chính tốt hơn… Để hoàn thành sứ mạng và tầm nhìn của mình thì doanh nghiệp phải đối
mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp Logistics khác.Muốn tạo dựng một
thương hiệu hàng đầu của người Việt Nam, muốn duy trì và tăng cường vị thế, doanh
nghiệp cần liên tục đổi mới và tạo ra giá trị khác biệt để thu hút khách hàng và đối tác.
2.3.2.3. Tài chính
Dù U&I là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Logistics tại VN thì vấn đề về tài chính vẫn
là 1 hạn chế lớn.
- Chi phí dịch vụ xuất nhập khẩu tại Việt Nam đang ở mức rất cao so với khu vực và
thế giới. Đây chính là áp lực cạnh tranh, cũng là thách thức quan trọng để các nhà cung cấp
dịch vụ phải vượt qua để chinh phục thị trường.
- Chi phí đầu tư vận tải lớn khi sở hữu đơn vị vận tải gồm 40 xe đầu kéo container được
lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và hơn 200 rơ mooc hợp chuẩn, với sản lượng vận tải
trung bình 10.000 container/tháng. Kinh doanh kho ngoại quan là một trong những hoạt
động chủ lực của U&I Logistics. Từ kho ngoại quan đầu tiên có diện tích 39.600 m2 khánh
thành ngày 26-1-2007 đến nay U&I Logistics đã vận hành một hệ thống 7 kho ngoại quan
với tổng diện tích sàn kho lên đến 178.851 m2, trên diện tích đất xấp xỉ 30 ha. Toàn bộ các
kho này đều được lắp đặt hệ thống kệ chứa hàng nhiều tầng, do vậy tổng diện tích lưu trữ
của hệ thống kho đã đạt xấp xỉ 1.100.000 m2.
- Chi phí đầu tư công nghệ: Để áp dụng đổi mới sáng tạo trong logistics, doanh nghiệp
cần đầu tư vào công nghệ tiên tiến như hệ thống quản lý kho, quản lý chuỗi cung ứng và giải
pháp theo dõi vận chuyển. Tuy nhiên, chi phí đầu tư công nghệ có thể là một hạn chế lớn khi
U&I sở hữu một kho ngoại quan hiện đại được vận hành bởi phần mềm quản lý thông minh,
tự động hóa và các phần mềm trên điện toán đám mây cũng cần chi phí đầu tư lớn
2.3.2.4. Sự thay đổi trong yêu cầu và mong đợi của khách hàng
Khách hàng ngày càng đòi hỏi sự linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng và dịch vụ tối ưu từ phía
các doanh nghiệp logistics. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và
cải tiến quy trình, công nghệ và dịch vụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

32
2.4. Đề xuất giải pháp
2.4.1. Đối với nhà nước
- Nhà nước có thể thiết lập các chính sách khuyến khích và ưu đãi thuế để động viên
doanh nghiệp chuyển đổi số. Điều này có thể bao gồm miễn, giảm thuế hoặc cung cấp hỗ trợ
tài chính cho việc đầu tư vào công nghệ thông tin và hạ tầng kỹ thuật số.
- Nhà nước có thể đầu tư vào các chương trình đào tạo và huấn luyện để nâng cao kiến
thức và kỹ năng về công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
- Nhà nước có thể xây dựng và cải thiện hạ tầng kỹ thuật số như mạng internet tốc độ
cao, hệ thống thanh toán điện tử, và cơ sở dữ liệu chung để tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển doanh nghiệp chuyển đổi số. Điều này có thể bao gồm việc thúc đẩy việc phát triển và
áp dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain,..
- Nhà nước có thể thiết lập cơ chế quản lý và hỗ trợ để giúp doanh nghiệp vượt qua
những thách thức trong quá trình chuyển đổi số. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp các
nguồn tài nguyên, thông tin và hỗ trợ tư vấn chính sách, quy định và tiêu chuẩn liên quan
đến chuyển đổi số.
- Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp xây dựng mạng lưới hợp tác, kết nối doanh
nghiệp, tổ chức nghiên cứu và trường đại học để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, cũng như
tạo ra cơ hội hợp tác và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
2.4.2. Đối với doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần chú trọng trong việc tìm kiếm và đào tạo những người quản lý,
những chuyên gia, những nhân viên phù hợp, có kinh nghiệm lâu năm, có khả năng về công
nghệ, thích nghi nhanh trước sự biến đổi của thị trường có thể đưa ra những chiến lược, đề
xuất, phương án thích hợp, quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn. -
Doanh nghiệp cần có những chính sách thu hút nhân lực như về lương thưởng, phúc lợi cho
nhân viên hay những chính sách cam kết để níu giữ nhân viên tạo ra giá trị cho doanh
nghiệp đúng với giá trị mà doanh nghiệp bỏ ra.
- Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng Bộ giải pháp Quản trị nhân sự toàn diện MISA
AMIS HRM hỗ trợ quản lý nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nhân lực
chất lượng, đồng thời đánh giá chất lượng để có giải pháp nâng cao năng lực nhân sự một
cách phù hợp, kịp thời và hiệu quả.

33
- Doanh nghiệp cần đầu tư vào các công nghệ hạ tầng cần thiết: bên cạnh hệ thống cơ
sở hạ tầng hiện có, doanh nghiệp cần quan sát, nghiên cứu để lựa chọn và ứng dụng thêm
các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quy trình hoạt động, phù hợp với nhu cầu thị trường,
đặc biệt là yêu cầu của các đối tác nước ngoài.
- Để giảm chi phí về cả nhân lực và cơ sở vật chất doanh nghiệp nên áp dụng thực hiện
thủ tục hải quan hoàn toàn bằng phương thức điện tử; thanh toán điện tử (E-Payment); quản
lý giám sát hải quan tự động; thay thế các thủ tục hành chính bằng việc chuyển đổi sang
hình thức kết nối, trao đổi dữ liệu thông tin điện tử...
- Doanh nghiệp nên sử dụng các hệ thống trao đổi điện tử các dữ liệu giữa các DN, Hải
quan và các cơ quan liên quan (trên nền tảng mạng một cửa quốc gia sẵn có và tiến tới trên
nền tảng phần mềm Hải quan miễn phí) áp dụng thủ tục hải quan minh bạch, hiệu quả để
giảm chi phí và tăng tính dự đoán.
- Doanh nghiệp xây dựng hệ thống giám sát trực tuyến quá trình làm thủ tục hải quan -
giao nhận hàng hóa XNK và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.
- Cuối cùng, doanh nghiệp có thể sử dụng nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện
Base.vn giúp doanh nghiệp từ quản lý công việc, quản lý thông tin, quản trị nhân sự và quản
trị tài chính một cách dễ dàng, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao:

34
2.4.3. Đối với cá nhân
- Chủ động tìm hiểu và tiếp cận công nghệ số, luôn cập nhật và theo dõi những xu
hướng mới về công nghệ số ảnh hưởng đến công việc. Dành thời gian để nắm bắt và sử
dụng các ứng dụng, phần mềm, và thiết bị số.
- Tham gia vào các khóa học đào tạo liên quan để cập nhật và nâng cao kỹ năng kỹ
thuật số trong hoặc ngoài doanh nghiệp tổ chức.
- Hiểu và áp dụng các biện pháp bảo mật mạng và quản lý quyền riêng tư cá nhân khi
sử dụng dịch vụ trực tuyến. Theo dõi và cập nhật kiến thức về các mối đe dọa mạng và cách
bảo vệ bản thân.

LỜI KẾT LUẬN


Như vậy, trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, ngành xuất/nhập khẩu không
thể bỏ qua vai trò quan trọng của kiến thức và kỹ năng số. Những người trẻ có thể đóng góp
sự nhanh nhạy và sáng tạo của mình, nhưng điều quan trọng là họ cũng phải trang bị cho
bản thân những kỹ năng số cần thiết. Các khung tiêu chuẩn kỹ năng số, cả trên thế giới và
tại Việt Nam, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và đánh giá sự phát triển của
nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Việc chú trọng vào việc học tập và áp dụng các kiến
thức và kỹ năng số sẽ là bước tiến quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp xuất/nhập khẩu trong thời đại số hóa ngày nay.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PCOM1111.Chuyển đổi số trong kinh
doanh.pdfhttps://digital.fpt.com.vn/linhvuc/chuyen-doi-so-tac-dong-den-quan-tri-tai-
chinh-nhu-the-nao.html
2. https://amis.misa.vn/10713/chuyen-doi-so-trong-marketing/
3. https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=200163
4. https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-1726-QD-
BTTTT-2020-Bo-chi-so-danh-gia-chuyen-doi-so-cua-bo-co-quan-ngang-bo-455335.aspx
5. Quản trị rủi ro trong chuyển đổi số (drsme.edu.vn)
6. https://vnce.vn/quan-tri-chat-luong-la-gi
7. https://isocert.org.vn/quan-tri-chat-luong-la-gi
8. https://dx.mic.gov.vn/docs/khach-hang-da-thay-doi-nhu-the-nao/
9. https://services.google.com/fh/files/misc/e_conomy_sea_2022_report.pdf?fbclid=IwAR2
8a3Y_Rf1N12jcgpIlCBdr9je0TBOS_ClhHnjyIU09-F7iodVFTqzdF7g
10. https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/digital-transformation-market
11. https://joint-research-centre.ec.europa.eu/digcomp/digcomp-framework_en
12. https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/chuyen-doi-so-trong-giaoduc?
fbclid=IwAR0C0bPmxctuXOHr0-
2glr7f4krsb583gRoVsvj7t6f4LegHeT7HQHm3p3M
13. https://ybox.vn/triet-hoc-tuoi-tre/su-phu-thuoc-cua-gioi-tre-vao-cong-nghe-thong-tin
14. https://blog.vnresource.vn/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-tich-cuc-hoa-viec-hoc-tap
15. https://kase.edu.vn/cong-nghe-thong-tin-giup-tre-phat-trien-tu-tin-nhu-the-nao
16. https://hatinh.dcs.vn/thong-tin-tu-tuong-so-45-thang
17. https://chuyendoisodoanhnghiep.info/nhung-loi-ich-cua-cong-ngheso/amp/?
fbclid=IwAR0WG2OYW-
Zg5rclsIrNU0esaWgM2JHbhoMpPuhZMgspZNyUw8rTtJX663E
18. https://vietq.vn/chien-luoc-phat-trien-nguon-nhan-luc-quoc-gia-cua-viet-nam-trong-
boicanh-cuoc-cach-mang-cong-nghep-40-
d191954.html?fbclid=IwAR3vFpVdw4iHauSVCoSIdhS9QuJfzMotm7zLDg4kh9XSEwtTl
AnL3e9TYRY
19. https://odclick.com/chuyen-san/phan-tich-nganh/quan-tri-nhan-luc-nganh-xuat-
nhapkhau/
20. http://www.unigroup.com.vn/vi/gioi-thieu#0
21. https://www.unilogistics.vn/vi
36
22. [123doc] - hoan-thien-chinh-sach-nhan-su-tai-cong-ty-co-phan-logistics-ui.pdf
23. https://www.unilogistics.vn/vi/gioi-thieu/ve-chung-toi
24. https://www.unilogistics.vn/vi/dich-vu
25. Chuyển đổi số: Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp - Công ty Tư vấn Quản lý OCD
26. Trang bị kỹ năng số cho nguồn nhân lực đưa ngành logistics phát triển
27. U&I Logistics: Tạo dựng thương hiệu logistics hàng đầu của người Việt Nam –

37

You might also like