Thảo Luận Chuyển Đổi Số - Nhóm 06

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN


CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANH

Đề tài
Phân tích vai trò của các nhóm kiến thức và kỹ năng số với người
trẻ và một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới và tại Việt
Nam với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư

Thực hiện : Nhóm 06


Mã lớp học phần : 231_PCOM1111_04
Giảng viên : Vũ Thị Thúy Hằng

Hà Nội, 10/2023
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ
STT Họ và tên MSV LHC Nội dung và nhiệm vụ Đánh Kết luận Chữ
giá của của giảng ký
nhóm viên
trưởng
51 Chu Quang Minh 22D220133 K58T1 1.1. Kiến thức kỹ
thuật số và kỹ năng số
1.2. Các nhóm kiến
thức kỹ thuật số

52 Nguyễn Văn Ngọc 22D300103 K58LQ1 1.4.2. Đào tạo kỹ năng


số là then chốt trong
việc phát triển nguồn
nhân lực
THUYẾT TRÌNH

53 Phan Thị Ngọc 22D300104 K58LQ3 2.1. Khung năng lực


kiến thức kỹ thuật số
của Liên minh Châu
Âu
54 Trần Thị Nhài 22D300105 K58LQ1 1.4.1. Phổ cập kỹ
năng số là chìa khóa
để người dân được
tiếp cận kiến thức, kỹ
năng số
Mở đầu, kết luận
WORD

55 Trần Ngọc Nhi 22D300109 K58LQ2 2.3.3. Đánh giá kỹ


năng số của Cà Phê
Trung Nguyên
POWERPOINT

56 Nguyễn Thu 22D300119 K58LQ2 2.3.1. Giới thiệu về cà


Phượng phê Trung Nguyên

2
2.3.2. Hoạt động
chuyển đổi số của Cà
Phê Trung Nguyên
POWERPOINT

57 Nguyễn Văn Quang 22D300120 K58LQ1 1.4.1. Phổ cập kỹ


năng số là chìa khóa
để người dân được
tiếp cận kiến thức, kỹ
năng số
58 Nguyễn Trường 22D300126 K58LQ3 1.4.2. Đào tạo kỹ năng
Sơn số là then chốt trong
việc phát triển nguồn
nhân lực
Mở đầu, kết luận
WORD

59 Đặng Minh Tâm 22D300129 K58LQ3 3.2. Đề xuất các biện


pháp cải thiện việc
phát triển kỹ năng số
60 Nguyễn Văn Toại 22D300130 K58LQ1 3.1. Phân tích tình
Tâm hình phát triển kỹ
năng số tại Việt Nam
71 Lăng Xuân Việt 21D300189 K58LQ3 1.3. Các nhóm kỹ
năng số
72 Phạm Anh Vũ 22D300158 K58LQ2 3.1. Phân tích tình
hình phát triển kỹ
năng số tại Việt Nam
THUYẾT TRÌNH

73 Nguyễn Hà Vy 22D300159 K58LQ3 2.2. Chuẩn kỹ năng sử


dụng công nghệ thông
tin của Cà Phê Trung
Nguyên

3
MỤC LỤC
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ.................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................6
I. Cơ sở lí luận..............................................................................................................7
1.1. Kiến thức kỹ thuật số và kỹ năng số.................................................................7
1.1.1. Khái niệm kiến thức kỹ thuật số..................................................................7
1.1.2. Khái niệm kỹ năng số..................................................................................7
1.1.3. Phân biệt kỹ năng số và kiến thức kỹ thuật số...........................................7
1.2. Các nhóm kiến thức số......................................................................................8
1.2.1. Kiến thức kinh tế.........................................................................................8
1.2.2. Kiến thức quản trị số...................................................................................8
1.2.3. Kiến thức số.................................................................................................8
1.3. Các nhóm kỹ năng..............................................................................................8
1.3.1. Giao tiếp......................................................................................................8
1.3.2. Sáng tạo.......................................................................................................9
1.3.3. Quyền sở hữu thiết bị................................................................................10
1.3.4. Kỹ năng cổng............................................................................................11
1.3.5. Kỹ năng thông tin......................................................................................12
1.3.6. Kỹ năng liên quan đến thiết bị di động.....................................................13
1.3.7. Cuộc sống trực tuyến.................................................................................14
1.3.8. Quyền riêng tư và bảo mật........................................................................15
1.3.9. Kỹ năng số tại nơi làm việc.......................................................................15
1.4. Vai trò của nhóm kiến thức kỹ năng số với người trẻ......................................16
1.4.1. Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân tiếp cận kiến thức, kỹ năng
số...........................................................................................................................16
1.4.2. Đào tạo kỹ năng số là then chốt trong việc phát triển nguồn nhân lực.....19
II. Một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới và tại Việt Nam với doanh nghiệp
XNK trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư..............................................21
2.1. Khung năng lực kiến thức kỹ thuật số của Liên minh Châu Âu......................21
2.2. Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của Cà Phê Trung Nguyên........26
2.3. Vận dụng và phân tích chuẩn kỹ năng số tại Cà phê Trung Nguyên...............27
2.3.1. Giới thiệu về Cà Phê Trung Nguyên.........................................................27
2.3.2. Hoạt động chuyển đổi số tại Cà phê Trung Nguyên.................................28
2.3.3. Đánh giá kỹ năng số của Cà Phê Trung Nguyên.......................................31
III. Tình hình hiện tại và định hướng trong tương lai...................................................34
3.1. Phân tích tình hình phát triển kỹ năng số tại Cà Phê Trung Nguyên...............34
3.2. Đề xuất các biện pháp cải thiện việc phát triển kỹ năng số..............................42
4
KẾT LUẬN...................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................44

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, “chuyển đổi số” là khái niệm được nhắc đến rất
nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Với thành công của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số là một công cuộc mang tính tổng thể, tất
yếu và vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước, tổ chức, doanh
nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Trong đó, Việt nam với nền kinh tế có
tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, dân số 96,9 triệu dân nhưng có tới 145,8 triệu thuê
bao di động, 68,17 triệu người dùng Internet và 65 triệu người dùng mạng xã hội được
đánh giá có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Những sự thay đổi to lớn về
hiệu quả kinh doanh, năng suất lao động và trải nghiệm của người dùng thôi thúc các
doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng “nhúng mình” vào
dòng chảy công nghệ và kĩ thuật số trong nghiên cứu, quản lí, sản xuất…Và người trẻ
- những tương lai của đất nước cần phải nâng cao nhận thức, tư duy và trang bị các
nhóm kiến thức, kĩ năng số để thích nghi với thế giới liên kết kỹ thuật số ngày càng
phát triển, thêm tự tin sáng tạo và làm việc hiệu quả. Các nhóm này bao gồm các loại
kiến thức và kĩ năng liên quan đến học tập, sáng tạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề và an
toàn trực tuyến... Bên cạnh đó, một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số đã trở thành một
phần không thể thiếu. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trên
toàn cầu, đây chính là cơ sở cho việc định hình và phát triển kỹ năng số tại doanh
nghiệp nhằm không ngừng nâng cao vị thế trên thương trường cạnh tranh khốc liệt. Từ
đó, nhóm 6 chúng em đã chọn đề tài “Phân tích về vai trò của các nhóm kiến thức và
kỹ năng số với người trẻ và một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới và tại
Việt Nam với doanh nghiệp XNK trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”
để hiểu rõ hơn về những vấn đề này.

5
I. Cơ sở lí luận
1.1. Kiến thức kỹ thuật số và kỹ năng số
1.1.1. Khái niệm kiến thức kỹ thuật số
UNESCO định nghĩa kiến thức kỹ thuật số (digital literacy) là khả năng tiếp cận,quản
lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo ra thông tin một cách an toàn và phù hợp
thông qua các công nghệ kỹ thuật số để phục vụ cho thị trường lao động phổ thông,
các công việc cao cấp và khởi nghiệp kinh doanh. Nó bao gồm các năng lực được gọi
chung là trình độ tin học, hiểu biết về CNTT-TT, hiểu biết về thông tin và hiểu biết về
phương tiện truyền thông. UNESCO đã lấy Khung năng lực kỹ thuật số châu Âu
(DigComp) (Carretero và cộng sự, 2017; Vuorikari và cộng sự, 2016) làm điểm tham
chiếu để thiết lập Khung năng lực kỹ thuật số.
1.1.2. Khái niệm kỹ năng số
Theo định nghĩa của Đại học Cornell, kỹ năng số (digital skills) là “khả năng tìm kiếm,
đánh giá, sử dụng, chia sẻ và tạo nội dung bằng công nghệ thông tin và Internet”, hay
có thể hiểu, kỹ năng số là bất kỳ kỹ năng nào liên quan các kiến thức, hiểu biết về kỹ
thuật số.Theo World Bank, kỹ năng số đại diện cho một chuỗi liên tục từ các kỹ năng
cơ bản đến trung cấp, nâng cao và chuyên môn hóa cao. Kỹ năng số cũng có thể được
phân biệt theo nhu cầu chức năng: dành cho công dân, cho một loạt các ngành nghề sử
dụng công nghệ kỹ thuật số và cho các ngành CNTT-TT.
1.1.3. Phân biệt kỹ năng số và kiến thức kỹ thuật số
o Khái niệm:
- Kỹ năng số tập trung vào trả lời câu hỏi: Cái gì? và Như thế nào? Kiến thức kỹ
thuật số tập trung vào trả lời câu hỏi: Lý do tại sao? Khi nào? Ai? và Cho ai?
- Kiến thức kỹ thuật số không chỉ là sự thành thạo kỹ thuật và kỹ năng sử dụng công
nghệ mà còn là học cách sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm và an toàn
o Chức năng
- Kỹ năng số sẽ tập trung vào việc sử dụng công cụ nào (ví dụ: Twitter) và cách sử
dụng nó (ví dụ: cách tweet, chuyển tiếp tin nhắn, sử dụng TweetDeck).
- Kiến thức kỹ thuật số sẽ bao gồm các câu hỏi chuyên sâu: Khi nào thì bạn sử dụng
Twitter thay vì một diễn đàn riêng tư hơn? Tại sao bạn sẽ sử dụng nó để thể hiện quan
điểm? Ai có thể gặp phải rủi ro khi thao tác trên Twitter?

6
1.2. Các nhóm kiến thức số
1.2.1. Kiến thức kinh tế
Là sử dụng kiến thức, thông tin được số hóa để phân bổ nguồn lực, năng suất,
góp phần tăng trưởng kinh tế chất lượng cao. Kinh tế số được hiểu đó là một nền kinh
tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành
thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải,
logistic, tài chính ngân hàng,..) mà công nghệ số được áp dụng. Nói cách khác, Kinh tế
số là nền kinh tế sử dụng kiến thức, thông tin được số hóa để phân bổ nguồn lực, năng
suất, góp phần tăng trưởng kinh tế chất lượng cao. Trong xã hội hiện đại với sự phát
triển vượt bậc về công nghệ, Kinh tế số trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế
của tất cả các quốc gia.
1.2.2. Kiến thức quản trị số
Trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh, đề cập đến việc ứng dụng công nghệ số
và các công cụ số hóa để tăng cường hiệu suất và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Điều
này bao gồm sự áp dụng của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, machine
learning, blockchain và nhiều nền tảng và ứng dụng số khác.
1.2.3. Kiến thức số
Là một trong những năng lực mà mỗi cá nhân cần có trong môi trường số. Đây
được xem là môi trường giao tiếp tích hợp trong đó các thiết bị kỹ thuật số như điện
thoại, máy tính cá nhân và máy tính bảng, là công cụ giao tiếp và quản lý nội dung
cũng như các hoạt động liên quan đến chúng. Kiến thức số được định nghĩa là “việc sử
dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách tự tin, có cân nhắc kỹ lưỡng và
sáng tạo để đạt được các mục đích liên quan đến công việc, học tập, giải trí, hoà nhập
và/ hoặc tham gia vào xã hội” [1]. Hiện nay, nhiều khung lý thuyết/ mô hình kiến thức
số đã được xây dựng, dựa trên mục đích sử dụng, các yếu tố kỹ thuật hoặc xã hội hay
kết hợp các yếu tố. Mỗi khung lý thuyết/ mô hình được xây dựng dựa trên các quan
điểm khác nhau về kiến thức số cũng như tuỳ thuộc vào đối tượng áp dụng.
1.3. Các nhóm kỹ năng

1.3.1. Giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến việc liên lạc, đàm phán và xử lý các vấn đề trong quá trình kinh
doanh:
o Xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác: Kỹ năng giao tiếp giúp xây dựng và duy
trì các mối quan hệ đối tác vững chắc với các cơ quan, đối tác kinh doanh, nhà
7
cung cấp và khách hàng. Giao tiếp hiệu quả và lịch sự giúp tạo niềm tin, sự tín
nhiệm và tăng cường sự hợp tác trong quá trình kinh doanh dài lâu.

o Thương lượng và đàm phán: Giao tiếp thông minh và sáng tạo giúp hiểu rõ yêu
cầu, đảm bảo sự rõ ràng và phản hồi kịp thời. Nó giúp giải quyết xung đột, đạt
được thỏa thuận tốt nhất và xây dựng mối quan hệ lâu bền.

o Tiếp thị và quảng bá: Giao tiếp hiệu quả là một yếu tố không thể thiếu trong việc
tiếp thị và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Kỹ năng giao tiếp giúp truyền tải
thông điệp và giá trị của sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả và thu hút sự quan
tâm từ khách hàng, đối tác và người tiêu dùng.

o Truyền đạt thông tin chính xác: Nắm bắt thông tin và sử dụng ngôn ngữ phù hợp
giúp truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và dễ hiểu để đảm bảo các bên nhận
được thông tin đầy đủ và chính xác.

o Giải quyết xung đột và vấn đề phát sinh: Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xung đột
và các vấn đề có thể xảy ra liên quan đến hợp đồng, vận chuyển hàng hóa, thanh
toán là điều không thể tránh khỏi. Kỹ năng giao tiếp giúp giải quyết những xung
đột này bằng cách lắng nghe, hiểu và đưa ra giải pháp hợp tác. Kỹ năng này còn
giúp xây dựng một môi trường làm việc hòa thuận và giải quyết mâu thuẫn một
cách hiệu quả.

1.3.2. Sáng tạo

Kỹ năng sáng tạo không chỉ cần thiết đối với công ty xuất nhập khẩu nói riêng
mà còn là nhân tố không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung, vì nó giúp tạo ra
sự đột phá và khác biệt để cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đa dạng và thay
đổi:

o Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới: Kỹ năng sáng tạo giúp doanh nghiệp nắm bắt xu
hướng thị trường, tìm ra các cơ hội mới và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sáng tạo trong việc thiết kế, đóng gói và tiếp thị
sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị đột phá và khác biệt so với đối
thủ cạnh tranh.

8
o Tìm kiếm đối tác và thị trường mới: Qua việc nắm bắt được các cơ hội mới, doanh
nghiệp có thể mở rộng mạng lưới đối tác, tìm kiếm nguồn cung ứng mới và khai
thác những thị trường tiềm năng. Sáng tạo trong việc phân tích thị trường, nghiên
cứu khách hàng và tìm kiếm các phương pháp tiếp thị mới giúp doanh nghiệp đạt
được sự thành công nhanh chóng.

o Tối ưu hóa quy trình và chi phí: Sáng tạo trong việc áp dụng công nghệ mới, tối ưu
hóa chuỗi cung ứng và triển khai các phương pháp tiết kiệm năng lượng có thể
giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hoá.

o Khắc phục khó khăn và thách thức: Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có thể xuất
hiện các khó khăn và thách thức như các quy định về thương mại quốc tế, vấn đề
vận chuyển, hải quan và biên giới. Kỹ năng sáng tạo giúp doanh nghiệp tìm ra các
giải pháp mới, khắc phục khó khăn và thách thức, đồng thời nâng cao khả năng
thích ứng và cạnh tranh.

o Xây dựng văn hóa sáng tạo: Kỹ năng sáng tạo không chỉ áp dụng cho cá nhân mà
còn được sử dụng để xây dựng văn hóa sáng tạo trong tổ chức. Việc khuyến khích
sự sáng tạo và tạo điều kiện cho nhân viên đóng góp ý kiến mới giúp doanh
nghiệp tạo ra môi trường làm việc sáng tạo và khơi dậy các ý tưởng độc đáo.

1.3.3. Quyền sở hữu thiết bị

Kĩ năng quyền sở hữu thiết bị là khả năng quản lý và chăm sóc các loại thiết bị
mà bạn sở hữu để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và bền bỉ.
o Quản lý tài sản: doanh nghiệp cần quản lý và kiểm soát tài sản vật chất, bao gồm
các thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển và các công cụ hỗ trợ sản xuất và
kinh doanh. Quản lý tài sản thành công đảm bảo tính liên tục và tăng cường hiệu
suất của công việc.

o Đảm bảo sự an toàn và bảo vệ tài sản: Điều này bao gồm việc thực hiện các biện
pháp bảo vệ vật chất, bảo trì định kỳ, bảo hiểm và xử lý rủi ro đối với tài sản.

o Kiểm soát chi phí và tăng cường hiệu quả: Hiểu rõ các khoản chi phí, phân tích hiệu
suất, và sử dụng công cụ và phần mềm quản lý tài sản có thể giúp tối ưu hóa về mặt
tài chính và tăng cường hiệu quả kinh doanh.

9
o Đáp ứng các yêu cầu về quy định và chuẩn mực: Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,
doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định và chuẩn mực liên quan đến sở hữu thiết bị.
Kỹ năng quyền sở hữu thiết bị giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ
môi trường, an toàn lao động và quy định về tuân thủ pháp luật trong quá trình sở
hữu và vận hành các thiết bị.

1.3.4. Kỹ năng cổng

Kỹ năng cổng, còn được gọi là kỹ năng quản lý thời gian, là khả năng sử dụng
thời gian hiệu quả và quản lý công việc một cách có tổ chức. Việc rèn luyện kỹ năng
cổng tốt giúp bạn trở nên chủ động hơn, giảm căng thẳng và tăng cường hiệu suất làm
việc:

o Đảm bảo tuân thủ các mốc thời gian: Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thời gian rất
quan trọng vì nó liên quan đến thời gian vận chuyển hàng hoá, thời gian giao hàng
và lịch trình làm việc với đối tác. Kỹ năng quản lý thời gian giúp đảm bảo rằng các
mốc thời gian được tuân thủ, tránh lãng phí nó vào những việc gây sao nhãng.

o Tối ưu hóa quy trình làm việc: Quản lý thời gian hiệu quả giúp doanh nghiệp tổ
chức công việc một cách hợp lý, tiết kiệm thời gian và tăng cường hiệu suất.

o Đối phó với sự biến động: Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có thể có nhiều yếu tố
bất ngờ như thay đổi về chính sách thương mại, điều kiện thị trường và vấn đề về
hải quan. Quản lý thời gian tốt giúp tổ chức làm việc hiệu quả trong các tình huống
bất ngờ và linh hoạt ứng biến với sự biến động này.

o Giảm căng thẳng và tăng sự tự tin: Phân bổ thời gian hợp lý giúp giảm căng thẳng
và tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả. Việc hoàn thành công việc đúng hạn và
đạt được mục tiêu giúp cải thiện sự tự tin và động lực làm việc của nhân viên, đồng
thời tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp cho công ty.

o Tăng cường khả năng quản lý điều hành: Kỹ năng quản lý thời gian cũng là một
phần quan trọng trong khả năng quản lý điều hành tổng thể của doanh nghiệp. Nó
giúp tổ chức lập kế hoạch, kiểm soát các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả,
đảm bảo sự liên tục và tin cậy của hoạt động xuất nhập khẩu.

10
1.3.5. Kỹ năng thông tin

Kỹ năng thông tin là khả năng thu thập, xử lý, hiểu và sử dụng thông tin một
cách hiệu quả. Nó bao gồm khả năng tìm kiếm thông tin, đánh giá tính chuẩn xác của
thông tin, tổ chức thông tin và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng. Đặc biệt, trong
thời đại số ngày nay, kỹ năng thông tin còn bao gồm khả năng làm việc với công nghệ,
tìm hiểu các công cụ, phương pháp để tìm kiếm, truy cập thông tin từ internet và các
nguồn dữ liệu kỹ thuật số khác.

o Thu thập thông tin thị trường: Kỹ năng thông tin giúp doanh nghiệp thu thập thông
tin về thị trường, bao gồm xu hướng, khách hàng tiềm năng, cạnh tranh và các yếu
tố quan trọng khác. Việc nắm bắt thông tin thị trường giúp đưa ra quyết định chiến
lược và phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của thị trường.

o Phân tích và đánh giá dữ liệu: giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình kinh
doanh và đưa ra những phân tích chính xác. Sử dụng các công cụ và phương pháp
thích hợp, kỹ năng này giúp xác định xu hướng, dự đoán và đánh giá rủi ro, đồng
thời cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn.

o Quản lý và bảo mật thông tin: Nắm bắt các quy trình, công cụ và phần mềm quản lý
thông tin giúp tổ chức lưu trữ, truy xuất và chia sẻ thông tin một cách an toàn và
hiệu quả.

o Giao tiếp thông tin: Kỹ năng thông tin là yếu tố quan trọng trong việc giao tiếp
thông tin đến các bên liên quan, bao gồm đối tác kinh doanh, khách hàng, cơ quan
chính phủ và người tiêu dùng. Việc truyền tải thông tin một cách rõ ràng, chính xác
và hiệu quả giúp thúc đẩy sự hiểu biết và tạo niềm tin tưởng từ người nhận.

o Phân phối thông tin nhanh chóng: Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thời gian rất quan
trọng. Kỹ năng thông tin giúp doanh nghiệp phân phối thông tin nhanh chóng và kịp
thời đến các bên liên quan. Sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại và kỹ thuật
quản lý thông tin, kỹ năng này đảm bảo rằng thông tin cần thiết được chuyển giao
một cách nhanh chóng và chính xác.

1.3.6. Kỹ năng liên quan đến thiết bị di động

11
Kỹ năng sử dụng thiết bị di động đóng vai trò quan trọng trong doanh
nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau:

o Đàm phán và giao tiếp từ xa: Kỹ năng liên quan đến thiết bị di động giúp cho việc
đàm phán và giao tiếp từ xa trở nên thuận tiện hơn. Các ứng dụng như cuộc gọi
video, hội nghị trực tuyến và tin nhắn qua thiết bị di động cho phép doanh nghiệp
tiếp cận đối tác và khách hàng trên toàn cầu một cách dễ dàng và nhanh chóng.

o Quản lý và theo dõi quá trình xuất nhập khẩu: Thiết bị di động cho phép doanh
nghiệp theo dõi và quản lý quá trình xuất nhập khẩu từ bất kỳ đâu. Việc sử dụng
ứng dụng quản lý, kết nối với hệ thống quản lý doanh nghiệp và nhận cập nhật
thông tin trực tiếp giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát quá trình xuất nhập khẩu một
cách hiệu quả và chính xác.

o Truy cập và chia sẻ thông tin một cách linh hoạt: Dữ liệu, tài liệu, hợp đồng và
thông tin khác có thể được truy cập từ bất kỳ đâu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời
gian và tăng cường sự linh hoạt trong quá trình làm việc.

o Theo dõi và phân tích thị trường: Sử dụng các ứng dụng và công nghệ phân tích dữ
liệu, doanh nghiệp có thể theo dõi xu hướng, phản ứng của khách hàng và sự cạnh
tranh để đưa ra các quyết định mang tính chiến lược.

o Quảng bá và tiếp thị: Cho phép doanh nghiệp quảng bá và tiếp thị sản phẩm, dịch
vụ của mình một cách dễ dàng và linh hoạt. Bằng các ứng dụng mạng xã hội, quảng
cáo di động và tiếp thị qua email, doanh nghiệp có thể tương tác và tiếp cận với mọi
đối tượng khách hàng ở bất kỳ nơi nào.

1.3.7. Cuộc sống trực tuyến

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, cuộc sống trực tuyến là một phần không thể
thiếu của hoạt động kinh doanh:

o Tiếp cận thị trường quốc tế: Cho phép doanh nghiệp tiếp cận và khám phá thị
trường quốc tế một cách dễ dàng. Qua các kênh trực tuyến như trang web, mạng xã
hội, các sàn giao dịch trực tuyến, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm và dịch

12
vụ của mình một cách toàn cầu, tìm kiếm đối tác kinh doanh, khách hàng và mở
rộng mạng lưới liên kết của mình.

o Quảng bá và tiếp thị sản phẩm: Sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến như Google
Ads, Facebook Ads và các nền tảng truyền thông xã hội khác, doanh nghiệp có thể
đến gần với đối tượng khách hàng tiềm năng để giới thiệu sản phẩm, nâng cao nhận
thức thương hiệu và tăng cường hoạt động tiếp thị.

o Thúc đẩy giao dịch trực tuyến: Các nền tảng thương mại điện tử như các trang web
bán hàng, các sàn giao dịch trực tuyến và hệ thống thanh toán trực tuyến giúp doanh
nghiệp tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và thuận lợi trong việc tiếp cận khách hàng
và hoàn thành các giao dịch một cách nhanh chóng và an toàn.

o Giao tiếp và hợp tác trực tuyến: Thuận tiện trong việc kết nối trực tuyến với đối tác
kinh doanh, khách hàng và nhà cung cấp. Các ứng dụng và công nghệ giao tiếp trực
tuyến như email, cuộc họp video, các công cụ làm việc nhóm trực tuyến giúp doanh
nghiệp truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả, tạo điều kiện cho
việc hợp tác từ xa và quản lý đội nhóm đa quốc gia.

o Nâng cao tương tác và hỗ trợ khách hàng: Qua các kênh giao tiếp trực tuyến như
trang web, mạng xã hội, chat trực tuyến và hệ thống quản lý quan hệ khách hàng
(CRM), doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng, cung cấp hỗ trợ và giải đáp
thắc mắc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1.3.8. Quyền riêng tư và bảo mật

o Giúp doanh nghiệp bảo vệ thông tin mật: như dữ liệu khách hàng, thông tin tài
chính, hợp đồng và bí mật công nghệ. Việc tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu
và áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro mất
thông tin và rủi ro pháp lý.

o Đảm bảo an toàn giao dịch: Việc áp dụng các biện pháp bảo mật về xác thực, mã
hóa và giao tiếp an toàn sẽ giúp đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin và tránh bị tấn
công từ các bên thứ ba.

13
o Tuân thủ quy định về bảo vệ quyền riêng tư: Việc xây dựng chính sách bảo vệ
quyền riêng tư, quản lý dữ liệu cá nhân và đảm bảo sự minh bạch trong việc thu
thập và sử dụng thông tin sẽ tạo được niềm tin và sự tôn trọng từ phía đối tác và
khách hàng.

o Phòng chống rủi ro mạng và tấn công tình báo kinh tế: Việc áp dụng các biện pháp
bảo mật mạng, kiểm tra và giám sát hệ thống, đào tạo nhân viên trong lĩnh vực an
ninh thông tin là những cách quan trọng để đảm bảo an toàn thông tin và đối phó
với các mối đe dọa mạng từ bên ngoài.

1.3.9. Kỹ năng số tại nơi làm việc

Kỹ năng số, hay còn gọi là kỹ năng công nghệ thông tin, là khả năng sử dụng và
làm việc hiệu quả với các công nghệ số trong môi trường công việc. Kỹ năng này bao
gồm việc sử dụng và làm việc với máy tính, phần mềm, trình duyệt web, email, ứng
dụng di động, cũng như khả năng tìm kiếm và đánh giá thông tin trực tuyến.

o Tìm kiếm và nghiên cứu thị trường: Sử dụng công cụ tìm kiếm trực tuyến, cơ sở dữ
liệu thương mại, và các tài liệu nghiên cứu, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin
về xu hướng thị trường, đánh giá cạnh tranh, và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

o Quảng bá và tiếp thị sản phẩm: Kỹ năng số giúp doanh nghiệp quảng bá và tiếp thị
sản phẩm một cách rộng rãi và hiệu quả. Sử dụng các công cụ truyền thông xã hội,
trang web, email marketing, và quảng cáo trực tuyến, doanh nghiệp có thể tiếp cận
khách hàng tiềm năng trên toàn cầu và xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ.

o Quản lý dữ liệu và hệ thống: Áp dụng các công cụ quản lý dữ liệu, hệ thống quản lý
khách hàng (CRM), và phần mềm quản lý dự án, doanh nghiệp có thể tổ chức thông
tin liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp, và đặt hàng để tăng cường quản lý và
tối ưu hóa hoạt động.

o Quản lý chuỗi cung ứng: Sử dụng các công nghệ như hệ thống quản lý kho, phân
tích dữ liệu, và giao dịch điện tử, doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý quá trình
vận chuyển, lưu trữ sản phẩm, và giám sát quá trình đặt hàng và vận tải để đảm bảo
tính chính xác và hiệu quả của chuỗi cung ứng.

14
1.4. Vai trò của nhóm kiến thức kỹ năng số với người trẻ
1.4.1. Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân tiếp cận kiến thức, kỹ
năng số.
Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa giúp người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng
số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, có thể ứng dụng công nghệ số vào
cuộc sống và công việc. Từ đó mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình
đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện.
Chuyển đổi số giúp người dân có cuộc sống tốt hơn, tham gia các hoạt động xã hội
toàn diện và thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt
Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp. Và việc phổ biến các kỹ
năng số là bước đầu tiên trong việc xây dựng một xã hội nơi mọi người đều có thể tiếp
cận và sử dụng công nghệ số để cải thiện cuộc sống và công việc của mình. Nó không
chỉ cung cấp kiến thức cơ bản mà còn thúc đẩy sự hiểu biết và sử dụng thông minh các
công nghệ số, bảo vệ an toàn trước thực trạng khoảng 80% các cuộc tấn công, lừa đảo
trên mạng chủ yếu xuất phát từ việc thiếu kỹ năng số cơ bản.

Thực tế, việc nắm được kiến thức, kĩ năng số giúp người dân tiếp cận dịch vụ công
trực tuyến để gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân giúp giảm thời gian,
chi phí đi lại, tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính. Không những
thế, người dân được tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế số, nơi mà các rào cản
của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến
thức với các cộng đồng có chung lợi ích và mang lại hợp tác trong các dự án sản xuất
cùng nhau. Nhờ có thương mại điện tử, người dân có thể bán hàng cho hàng triệu
người, trên toàn thế giới.
Nói về cách thức đưa mọi người tiếp cận với kiến thức số, trước hết phải nói đến hoạt
động tuyên truyền, truyền thông. Truyền thông có một sức lan truyền vô cùng lớn, chủ
yếu giúp mọi người nhận thức và trả lời các câu hỏi như: Kiến thức số, kỹ năng số là
gì? Nó có vai trò như thế nào? Nó có ích gì? Vì sao phải học? Học nó như thế nào?
Truyền thông có thể giúp:
o Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của công nghệ số. Trong
thời đại công nghệ số, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Việc nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của
công nghệ số là cần thiết để họ có thể hiểu được lợi ích và tác động của công nghệ
đối với cuộc sống của họ.
o Cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết để người dân học hỏi và phát triển các
kỹ năng số. Các thông tin này có thể bao gồm các kiến thức cơ bản về công nghệ

15
số, cách sử dụng các thiết bị và ứng dụng số, các kỹ năng cần thiết để sử dụng
công nghệ số hiệu quả.
o Khuyến khích người dân sử dụng công nghệ số một cách an toàn và hiệu quả. Các
thông tin về các nguy cơ và rủi ro khi sử dụng công nghệ số có thể giúp người dân
nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và gia đình khi sử dụng công nghệ số.
Thực tế, doanh nghiệp phổ cập kiến thức số dưới nhiều hình thức khác nhau như:
o Talk show, workshop: đây là những hình thức vận động trực tiếp giúp mọi người
tham gia, giao tiếp và thảo luận các vấn đề liên quan đến kỹ năng số.
o Nền tảng trực tuyến: Các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, website, ứng dụng
học trực tuyến,… cũng là những kênh quảng bá hiệu quả để phổ cập kỹ năng.
o Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng số
Doanh nghiệp có thể tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng số theo hình thức tập trung
hoặc trực tuyến. Nội dung đào tạo cần phù hợp với nhu cầu và trình độ của người
lao động.
Ví dụ, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đã tổ chức các khóa đào
tạo kỹ năng số cho nhân viên theo các lĩnh vực như: lập trình, thiết kế đồ họa, phân
tích dữ liệu,... Các khóa đào tạo này được tổ chức theo hình thức trực tuyến hoặc
tập trung, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng người lao động.
o Xây dựng các tài liệu hướng dẫn
Doanh nghiệp xây dựng các tài liệu hướng dẫn về các kỹ năng số cần thiết cho
người lao động. Các tài liệu này có thể được cung cấp trực tuyến hoặc in ấn.
Ví dụ, Công ty Cổ phần Thế giới Di động (MWG) đã xây dựng các tài liệu hướng
dẫn về cách sử dụng các phần mềm bán hàng, quản lý kho,… Các tài liệu này được
cung cấp cho nhân viên mới để họ có thể nhanh chóng nắm bắt các kỹ năng cần
thiết để thực hiện công việc.
o Khuyến khích người lao động học hỏi và phát triển kỹ năng số
Doanh nghiệp khuyến khích người lao động học hỏi và phát triển kỹ năng số bằng
cách cung cấp các cơ hội học tập, hỗ trợ tài chính, khen thưởng,..
Ví dụ, Công ty Cổ phần SohaGame đã triển khai chương trình đào tạo kỹ năng số
miễn phí cho nhân viên. Chương trình đào tạo này bao gồm các khóa học về lập
trình, thiết kế game,... Người lao động tham gia chương trình đào tạo sẽ được hỗ trợ
tài chính và khen thưởng nếu đạt kết quả tốt.
o Tạo môi trường làm việc khuyến khích sử dụng công nghệ số
Doanh nghiệp có thể tạo môi trường làm việc khuyến khích sử dụng công nghệ số
bằng cách trang bị các thiết bị và ứng dụng công nghệ hiện đại cho người lao động.
o Tạo cơ hội cho người lao động tham gia các dự án phát triển công nghệ

16
Việc tham gia các dự án phát triển công nghệ là một cách hiệu quả để người lao
động học hỏi và phát triển các kỹ năng số.
o Kết nối doanh nghiệp với các tổ chức đào tạo kỹ năng số
Doanh nghiệp có thể kết nối với các tổ chức đào tạo kỹ năng số để được hỗ trợ trong
việc xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng số.
1.4.2. Đào tạo kỹ năng số là then chốt trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Đào tạo kỹ năng số là quá trình học và nâng cao các kỹ năng liên quan đến công
nghệ thông tin và truyền thông số. Điều này bao gồm việc sử dụng các công cụ và ứng
dụng số, hiểu quy trình số hóa, và phát triển kỹ năng lập trình và phân tích dữ liệu.
Đào tạo kỹ năng số giúp cá nhân và tổ chức thích ứng với sự phát triển công nghệ, tận
dụng cơ hội kinh doanh mới và nâng cao hiệu suất làm việc.

Để đào tạo kỹ năng số, có thể thực hiện các bước sau đây:
o Xác định mục tiêu đào tạo: Đầu tiên, cần xác định mục tiêu đào tạo kỹ năng số của
bạn. Bạn có thể muốn nắm vững cách sử dụng các công cụ và ứng dụng số, hiểu về
quy trình số hóa, hoặc phát triển các kỹ năng lập trình và phân tích dữ liệu.
o Chọn nguồn đào tạo: Có nhiều nguồn đào tạo kỹ năng số khác nhau, bao gồm khóa
học trực tuyến, các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp và tài liệu học tập. Chọn nguồn
đào tạo phù hợp với nhu cầu và khả năng của bạn.
o Tham gia khóa học: Ghi danh vào các khóa học liên quan đến kỹ năng số mà bạn
muốn đào tạo. Tham gia các buổi học, thực hành và tìm hiểu từ người hướng dẫn và
các đồng nghiệp.
o Tự học và thực hành: Ngoài khóa học, tự học và thực hành là cách hiệu quả để phát
triển kỹ năng số. Tìm hiểu từ tài liệu, sách, video hướng dẫn và áp dụng những kiến
thức đã học vào thực tế.
o Áp dụng vào công việc: Kỹ năng số là một phần quan trọng của công việc hiện đại.
Hãy áp dụng những kỹ năng số đã học vào công việc hàng ngày để nâng cao hiệu
suất và hiệu quả làm việc.
o Liên tục cập nhật: Công nghệ số và kỹ năng liên quan đang thay đổi liên tục. Hãy
theo dõi và cập nhật kiến thức về kỹ năng số để luôn nắm bắt được những xu hướng
mới nhất.

Có thể thấy đại dịch Covid -19, khi nhìn từ một góc độ tích cực hiếm hoi nào đó thì
chính là sự thúc đẩy cho việc chuyển đổi số hay đào tạo kỹ năng số. Đào tạo kỹ năng
số có thể được tổ chức bởi nhiều đơn vị khác nhau, bao gồm các tổ chức giáo dục,
công ty đào tạo tư nhân và tổ chức chính phủ.

17
Các chương trình đào tạo kỹ năng số có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức đa
dạng trực tiếp hoặc online, tùy thuộc vào nhà tổ chức đào tạo. Đặc biệt trong hoạt động
đào tạo, đào tạo trực tuyến và đào tạo từ xa tại các cơ sở giáo dục ở Việt Nam ngày
càng phát triển.

Chi phí đào tạo kỹ năng số có thể khác nhau tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời
lượng của chương trình, trình độ chuyên môn và danh tiếng của nhà tổ chức đào tạo…
Đào tạo kỹ năng số có thể miễn phí hoặc trả phí nên chúng ta cũng cần nghiên cứu các
lựa chọn chương trình đào tạo khác nhau và so sánh các dịch vụ, đánh giá chất lượng
cũng như chi phí của chúng để tìm ra phương án phù hợp nhất.

Đào tạo kỹ năng số có vai trò tích cực và tiêu cực trong nhiều khía cạnh khác nhau và
nó đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển nguồn nhân lực qua đó giúp gia tăng chất
lượng công việc, phát triển nền kinh tế. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của đào
tạo kỹ năng số:
*Vai trò tích cực:
o Tăng cường năng suất làm việc: Đào tạo kỹ năng số giúp cá nhân và tổ chức nắm
bắt và sử dụng tốt các công cụ và ứng dụng số. Điều này tăng cường khả năng làm
việc hiệu quả và nhanh chóng, từ đó nâng cao năng suất làm việc.
o Tạo ra cơ hội kinh doanh mới: Kỹ năng số giúp cá nhân và tổ chức nhận biết và
khai thác cơ hội kinh doanh mới trong thế giới kỹ thuật số. Việc hiểu và sử dụng tốt
các công nghệ số có thể giúp xây dựng các mô hình kinh doanh sáng tạo và tạo ra
giá trị mới.
o Đáp ứng nhanh chóng với thay đổi công nghệ: Với sự phát triển nhanh chóng của
công nghệ, việc có kỹ năng số giúp cá nhân và tổ chức thích nghi nhanh với các
thay đổi và cải tiến công nghệ mới. Điều này giúp duy trì sự cạnh tranh và đảm bảo
sự tồn tại trong môi trường kinh doanh ngày càng kỹ thuật số hóa.
*Vai trò tiêu cực:
o Thiếu kỹ năng số có thể gây thiệt hại cho sự phát triển cá nhân: Trong một thế giới
ngày càng số hóa, thiếu kỹ năng số có thể làm hạn chế cơ hội phát triển cá nhân. Cá
nhân không thể tham gia vào các công việc kỹ thuật số hoặc không thể sử dụng các
công nghệ mới có thể bị bỏ lại phía sau.
o Thiếu kỹ năng số có thể gây mất cơ hội kinh doanh: Đối với các tổ chức, thiếu kỹ
năng số có thể làm mất cơ hội kinh doanh trong một thế giới ngày càng số hóa. Các
công ty không thể tận dụng được các công nghệ mới và không thể thích nghi với
môi trường kinh doanh thay đổi có thể mất đi cơ hội để phát triển và mở rộng.

18
o Rủi ro an ninh: Nếu không có đào tạo kỹ năng số, cá nhân và tổ chức có thể gặp rủi
ro về an ninh mạng. Kỹ năng số giúp hiểu và áp dụng các biện pháp bảo mật mạng,
bảo vệ thông tin quan trọng và tránh các vấn đề an ninh tiềm ẩn.
o Tóm lại, đào tạo kỹ năng số có vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng suất,
khai thác cơ hội kinh doanh mới, và thích nghi với môi trường kỹ thuật số hóa. Tuy
nhiên, thiếu kỹ năng số có thể gây hạn chế cơ hội phát triển cá nhân và kinh doanh,
cũng như tạo ra các rủi ro an ninh.

Có thể thấy, việc chuyển đổi số hay đào tạo về kỹ năng số ở nước ta hiện nay vẫn còn
vấp phải tương đối nhiều thách thức. Nhìn chung thì chất lượng đào tạo còn thấp,
không đồng đều, gần như mới chỉ quan tâm đến “dạy chữ” và mức độ “dạy người” thì
chưa tương xứng, thái độ của người được đào tạo cũng chưa nghiêm túc…. Vì vậy mà
dẫn đến kỹ năng hay chất lượng nguồn lao động của chúng ta còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra vấn đề về cơ sở vật chất, các trang thiết bị số còn lạc hậu, nghèo nàn và chậm
đổi mới so với các quốc gia phát triển trên thế giới cũng là thách thức không hề nhỏ
trong đào tạo kỹ năng số.

II. Một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới và tại Việt
Nam với doanh nghiệp XNK trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.
2.1. Khung năng lực kiến thức kỹ thuật số của Liên minh Châu Âu
Khung Năng lực Số của châu Âu cho các Công dân, còn được biết như là
DigComp, là công cụ để cải thiện năng lực số của các công dân. DigComp đã được
JRC phát triển như là dự án khoa học và với tư vấn tăng cường các bên tham gia đóng
góp, ban đầu nhân danh DG EAC và, gần đây hơn, nhân danh DG EMPL. Được xuất
bản lần đầu vào năm 2013, DigComp đã trở thành tham chiếu cho sự phát triển và lập
kế hoạch chiến lược các sáng kiến năng lực số cả ở mức châu Âu và quốc gia thành
viên. Tháng 6/2016 JRC đã xuất bản DigComp 2.0, cập nhật các thuật ngữ và mô hình
khái niệm, cũng như trình bày các ví dụ triển khai của nó ở mức châu Âu, quốc gia và
khu vực.
Phiên bản hiện hành là DigComp 2.1 và nó tập trung vào việc mở rộng 3 mức thông
thạo ban đầu tới một mô tả 8 mức thông thạo chi tiết hơn cũng như cung cấp các ví dụ
sử dụng cho 8 mức đó. Mục tiêu của nó là để hỗ trợ cho các bên tham gia đóng góp để
triển khai tiếp DigComp.

19
Khung DigComp xác định các năng lực kỹ thuật số chính trên 5 phạm vi lĩnh vực,
đồng thời đưa ra mô tả chi tiết về các mức độ thành thạo và đưa ra các ví dụ ứng dụng
cho từng mức độ:
o Hiểu biết về thông tin và dữ liệu: Khả năng giải thích nhu cầu thông tin; xác định vị
trí, truy xuất, lưu trữ và quản lý dữ liệu số, nội dung và thông tin; đánh giá mức độ
liên quan của nguồn thông tin/dữ liệu và tính hợp lệ của nội dung đó.
Phạm vi thông tin gồm 3 năng lực: Duyệt, tìm kiếm và lọc thông tin; đánh giá thông
tin; lưu trữ và truy xuất thông tin.
o Giao tiếp và cộng tác: Khả năng tương tác, giao tiếp và cộng tác với những người
khác thông qua việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, có tính đến sự đa dạng về
văn hóa và thế hệ; quản lý danh tính số (digital identity) và danh tiếng trên mạng
(online reputation); tham gia vào mạng xã hội thông qua việc sử dụng các dịch vụ
số công khai và riêng tư.
Phạm vi giao tiếp gồm 6 năng lực: Tương tác thông qua các công nghệ; chia sẻ
thông tin và nội dung; tham gia với tư cách công dân trực tuyến; cộng tác thông qua
các kênh kỹ thuật số; tuân thủ các nghi thức mạng; quản lý nhận diện kỹ thuật số.
o Sáng tạo nội dung số: khả năng tạo, chỉnh sửa và cải thiện nội dung kỹ thuật số
trong điều kiện tuân thủ giấy phép và bản quyền tác giả; sửa đổi và tích hợp thông
tin; cung cấp hướng dẫn cho hệ thống hoặc thiết bị máy tính.
Phạm vi sáng tạo nội dung gồm 4 năng lực: Phát triển nội dung; tích hợp và tinh
chỉnh lại các nội dung và kiến thức đã có; hiểu cách áp dụng bản quyền và giấy
phép cho thông tin, nội dung; lập trình.
o An toàn: khả năng đảm bảo các thiết bị của cá nhân và của công việc được bảo vệ,
bao gồm dữ liệu cá nhân và dữ liệu liên quan đến công việc, cũng như những thông
tin nhạy cảm trong môi trường số; hiểu cách công nghệ tác động đến sức khỏe thể
chất và tinh thần, cũng như nhận thức chung về tác động của môi trường số.
Phạm vi an toàn gồm 4 năng lực: Bảo vệ thiết bị; bảo vệ dữ liệu cá nhân; bảo vệ sức
khoẻ; bảo vệ môi trường.
o Giải quyết vấn đề: khả năng xác định nhu cầu/vấn đề và giải quyết chúng trong các
môi trường số khác nhau; khả năng sử dụng các công cụ số để cải tiến các quy trình,
dịch vụ và sản phẩm; cập nhật sự phát triển của công nghệ.
Phạm vi giải quyết vấn đề gồm 4 năng lực: Giải quyết các vấn đề về kỹ thuật; xác
định nhu cầu và phản hồi công nghệ; đổi mới và sáng tạo trong việc sử dụng công
nghệ; nhận diện những lỗ hổng trong năng lực số.
Ở các khung DigComp trước thì các mức độ sử dụng bao gồm: Cơ bản
(Foundation), Trung cấp (Intermediate), Nâng cao (Advanced). Nhưng tại phiên bản
DigComp 2.1 đã có sự cải tiến mới. Từ 3 mức độ tăng lên thành 8 mức độ thông thạo -
20
một dải rộng hơn và chi tiết hơn các mức độ thông thạo hỗ trợ cho phát triển tư liệu
dạy và học. Tám mức thông thạo cho từng năng lực đã được xác định thông qua các
kết quả đầu ra học tập (sử dụng các động từ hành động, theo sau nguyên lý phân loại
Bloom) và được truyền cảm hứng bởi cấu trúc và từ vựng của Khung Trình độ châu
Âu - EQF (European Qualification Framework). Ngoài ra, từng mô tả mức gồm kiến
thức, các kỹ năng và thái độ, được mô tả trong một trình mô tả duy nhất cho từng mức
của từng năng lực; điều này tương ứng với 168 trình mô tả (8 x 21 kết quả đầu ra học
tập). Từng mức đại diện cho một bước tiến trong việc có được năng lực của các công
dân tương ứng với thách thức về nhận thức, độ phức tạp của các nhiệm vụ của nó mà
họ có thể xử lý và sự tự xử lý để hoàn thành nhiệm vụ đó.
Các công việc khác có liên quan tới JRC về xây dựng năng lực cho chuyển đổi
số giáo dục và học tập và cho các yêu cầu thay đổi về các kỹ năng và năng lực đã tập
trung vào sự phát triển của:
Các khung năng lực số cho các nhà giáo dục (DigCompEdu): DigCompEdu
hướng tới các nhà giáo dục ở mọi cấp độ giáo dục, từ mầm non đến giáo dục đại học
và người lớn, bao gồm giáo dục và đào tạo phổ thông và dạy nghề, giáo dục nhu cầu
đặc biệt và bối cảnh học tập không chính quy. DigCompEdu nêu chi tiết 22 năng lực
được tổ chức trong sáu Lĩnh vực. Trọng tâm không phải là kỹ năng kỹ thuật. Thay vào
đó, khuôn khổ này nhằm mục đích trình bày chi tiết cách sử dụng công nghệ kỹ thuật
số để nâng cao và đổi mới giáo dục và đào tạo. Sáu lĩnh vực bao gồm:
o Lĩnh vực 1: Sự tham gia chuyên nghiệp gồm các năng lực: Truyền thông tổ chức,
Hợp tác chuyên nghiệp, Luyện tập phản xạ, Phát triển chuyên môn liên tục về kỹ
thuật số.
o Lĩnh vực 2: Tài nguyên số gồm 3 năng lực là: Lựa chọn tài nguyên số, Tạo và
sửa đổi nội dung số, Quản lý, bảo vệ và chia sẻ tài nguyên số.
o Lĩnh vực 3: Dạy và học bao gồm các năng lực: Giảng dạy, Hướng dẫn, Học tập
hợp tác và Tự điều chỉnh việc học.
o Lĩnh vực 4: Đánh giá gồm 3 năng lực: Chiến lược đánh giá, Phân tích bằng
chứng, phản hồi và lập kế hoạch
o Lĩnh vực 5: Trao quyền cho người học, bao gồm các năng lực: Khả năng tiếp cận
và hòa nhập, Sự khác biệt và cá nhân hóa, Thu hút người học một cách tích cực
o Lĩnh vực 6: Hỗ trợ năng lực kỹ thuật số của người học bao gồm các lĩnh vực như
sau: Kiến thức về thông tin và truyền thông, Truyền thông và cộng tác kỹ thuật
số, Sáng tạo nội dung số, Sử dụng có trách nhiệm và Giải quyết vấn đề kỹ thuật
số.
Khung năng lực dành cho các tổ chức giáo dục (DigCompOrg): Khung
DigCompOrg có thể được các tổ chức giáo dục (tức là các trường tiểu học, trung học
21
và VET, cũng như các tổ chức giáo dục đại học) sử dụng để hướng dẫn quá trình tự
phản ánh về tiến trình hướng tới tích hợp toàn diện và triển khai hiệu quả các công
nghệ học tập kỹ thuật số. Khung DigCompOrg có bảy thành phần chính và 15 thành
phần phụ phổ biến cho tất cả các lĩnh vực giáo dục. Ngoài ra còn có phạm vi để bổ
sung các yếu tố và yếu tố phụ theo ngành cụ thể. DigCompOrg có thể tạo điều kiện
thuận lợi cho tính minh bạch và khả năng so sánh giữa các sáng kiến liên quan trên
khắp châu Âu, đồng thời nó cũng có thể đóng vai trò giải quyết sự phân mảnh và phát
triển không đồng đều giữa các Quốc gia Thành viên. DigCompOrg cũng có thể được
sử dụng làm công cụ lập kế hoạch chiến lược cho các nhà hoạch định chính sách nhằm
thúc đẩy các chính sách toàn diện nhằm tiếp thu hiệu quả công nghệ học tập kỹ thuật
số của các tổ chức giáo dục ở cấp khu vực, quốc gia và Châu Âu. Nó cũng có thể được
sử dụng như một phương tiện để nâng cao nhận thức về cách tiếp cận mang tính hệ
thống cần thiết để sử dụng hiệu quả các công nghệ học tập kỹ thuật số.
Khung năng lực dành cho những người tiêu dùng (DigCompConsumers):
Khung năng lực kỹ thuật số dành cho người tiêu dùng (DigCompConsumers) dựa trên
khung năng lực kỹ thuật số dành cho công dân châu Âu DigComp nhằm mục đích xác
định năng lực mà người tiêu dùng cần để hoạt động tích cực, an toàn, quyết đoán hơn
trên thị trường kỹ thuật số và đưa ra ví dụ về từng năng lực về kiến thức, kỹ năng và
thái độ. Những người sử dụng của khung này là giáo dục công, chính sách người tiêu
dùng và các cơ quan có thẩm quyền khác, hiệp hội người tiêu dùng, giáo viên và các
cơ sở đào tạo giáo viên, cũng như các tổ chức giáo dục hoặc đào tạo xã hội dân sự và
tư nhân. DigCompConsumers cũng cung cấp khung tham chiếu để hỗ trợ và nâng cao
năng lực kỹ thuật số của người tiêu dùng dựa trên 14 năng lực được nhóm thành 3 lĩnh
vực chính:
o Trước khi mua: gồm 5 năng lực là: Duyệt, tìm kiếm và lọc thông tin về hàng hóa
dịch vụ; đánh giá, so sánh thông tin về hàng hóa dịch vụ; nhận biết và đánh giá
truyền thông, quảng cáo thương mại; quản lý danh tính và hồ sơ kỹ thuật số trên
thị trường kỹ thuật số và cuối cùng là xem xét tiêu dùng có trách nhiệm và bền
vững trên thị trường kỹ thuật số.
o Khi mua hàng: ở lĩnh vực này gồm 6 năng lực: Tương tác trên thị trường kỹ thuật
số để mua và bán; tham gia nền tảng kinh tế hợp tác; quản lý thanh toán và tài
chính thông qua các phương tiện kỹ thuật số; hiểu bản quyền, giấy phép và hợp
đồng của hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số; quản lý dữ liệu cá nhân và quyền riêng
tư; bảo vệ sức khỏe và an toàn.
o Sau khi mua thì gồm: Chia sẻ thông tin với người tiêu dùng khác trên thị trường
kỹ thuật số; khẳng định quyền lợi người tiêu dùng trên thị trường số; xác định
những khoảng trống và giới hạn về năng lực của người tiêu dùng kỹ thuật số.
22
Khung năng lực dành cho doanh nghiệp (EntreComp): Ủy ban Châu Âu đã
phát triển EntreComp: Khung năng lực Doanh nhân Châu Âu làm khung tham chiếu
để giải thích ý nghĩa của tư duy khởi nghiệp. EntreComp cung cấp mô tả toàn diện về
kiến thức, kỹ năng và thái độ mà mọi người cần có để khởi nghiệp và tạo ra giá trị tài
chính, văn hóa hoặc xã hội cho người khác. EntreComp là một khung tham chiếu
chung xác định 15 năng lực trong ba lĩnh vực chính mô tả những gì cần có để trở thành
doanh nhân. Ở mức đơn giản nhất, EntreComp được làm từ 3 lĩnh vực năng lực: Ý
tưởng và Cơ hội, Tài nguyên, và Trong Hành động. Từng lĩnh vực có 5 năng lực, và
cùng với chúng tạo thành 15 năng lực mà mọi cá nhân sử dụng để khám phá và hành
động dựa vào các cơ hội và ý tưởng. Năng lực Ý tưởng và Cơ hội gồm: Nắm bắt cơ
hội; sáng tạo; tầm nhìn; định giá các ý tưởng; đạo đức và tư duy bền vững. Lĩnh vực
Tài nguyên gồm các năng lực: tự nhận thức và tự hiệu quả; động lực và sự kiên trì; huy
động tài nguyên; sáng tài chính và kinh tế; huy động những người khác. Năm năng lực
còn lại thuộc lĩnh vực trong hành động gồm: Học qua kinh nghiệm; làm việc với
những người khác; vượt qua sự không chắc chắn, mù mờ và rủi ro; lập kế hoạch và
quản lý; chủ động.
Khung DigComp là một công cụ có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách,
có thể giúp xác minh vị trí của người dân đối với các kỹ năng số ở cấp quốc gia. Do
đó, khung đánh giá này có thể được sử dụng hiệu quả để lập kế hoạch và thiết kế các
chương trình đào tạo và giáo dục ở cấp độ châu Âu. Một ví dụ về mối liên hệ giữa
DigComp và các sáng kiến khác ở cấp độ châu Âu là Chỉ số Kinh tế và Xã hội số (the
Digital Economy and Society Index - DESI), trong đó có một tiêu chí sử dụng khung
DigComp. Khung DigComp cũng được sử dụng rộng rãi ở cấp quốc gia tại các quốc
gia thành viên EU.
2.2. Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của Cà Phê Trung Nguyên
Trong thời đại Công nghệ số khi mà cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 4.0
đang diễn ra thay đổi thế giới một cách chóng mặt thì việc áp dụng công nghệ vào các
khâu trong doanh nghiệp là cực kì cần thiết. Theo trang báo điện tử Vnexpress.net thì
hiện tại chuyển đổi số là yếu tố quyết định sống còn của doanh nghiệp. Việc chuyển
đổi số trong doanh nghiệp đang tiến triển rất nhanh chóng, những doanh nghiệp nào
không theo kịp “làn sóng” này sớm muộn sẽ bị đào thải trong tương lai không xa.
Luôn tiên phong trong áp dụng công nghệ thông tin vào quản trị cũng như sản
xuất, tập đoàn Trung Nguyên liên tục cập nhật, cải tiến các công nghệ hàng đầu thế
giới khi đã lựa chọn hợp tác cùng với Magenest trong quá trình xây dựng và phát triển
hệ sinh thái cà phê trên không gian online chuyên cà phê của mình. Để xây dựng một
hệ sinh thái toàn diện cho Trung Nguyên, Magenest đã tích hợp hệ thống Magento với

23
nền tảng ERP SAP HANA và hệ thống POS. Các dữ liệu về tồn kho, khách hàng,
doanh thu sẽ được đồng bộ hóa giữa các nền tảng một cách dễ dàng. (1)
Bước tiến này sẽ góp phần giúp Cà phê Trung Nguyên hiện thực hóa các mục
tiêu phát triển hiện tại và sau này. Cà phê Trung Nguyên đã áp dụng chặt chẽ chuẩn kỹ
năng công nghệ thông tin tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản theo thông tư QUY
ĐỊNH CHUẨN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN số 03/2014/TT-
BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông. (2)
Theo tìm hiểu, tập đoàn Trung Nguyên yêu cầu nhân viên theo chuẩn kỹ năng
sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Theo thông tư QUY ĐỊNH CHUẨN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN của Chính phủ ban hành, đối với chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ
thông tin cơ bản gồm 06 mô đun sau:
 Mô đun kỹ năng 01 (Mã IU01): Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản;
 Mô đun kỹ năng 02 (Mã IU02): Sử dụng máy tính cơ bản;
 Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản;
 Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản;
 Mô đun kỹ năng 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản;
 Mô đun kỹ năng 06 (Mã IU06): Sử dụng Internet cơ bản.
Căn cứ vào đó, Trung Nguyên yêu cầu nhân sự thành thạo tin học văn phòng với các
phần mềm cơ bản như Excel, Word, Powerpoint... đó là yêu cầu cơ bản đầu tiên trong
khung tiêu chuẩn Công nghệ thông tin mà Cà phê trung Nguyên đưa ra. Yêu cầu được
áp dụng cho tất cả các nhân viên văn phòng cũng như các ứng viên muốn xin vào làm
việc tại các phòng ban của doanh nghiệp này. Ví dụ như nhân viên nhập liệu, chuyên
viên Marketing, nhân viên tư vấn … và rất nhiều vị trí khác.
Ngoài ra tùy vào cụ thể từng vị trí công việc, nhân viên cũng sẽ cần các kỹ năng
về công nghệ thông tin khác nhau. Ví dụ như có kiến thức cơ bản về các phần mềm
quản lý bán hàng và thanh toán trực tuyến để có thể sử dụng các công cụ này trong quá
trình bán hàng; có khả năng sử dụng các ứng dụng di động để quản lý đơn hàng và
thanh toán trực tuyến; có kiến thức cơ bản về các công nghệ liên quan đến quảng cáo
trực tuyến và marketing kỹ thuật số để có thể tham gia vào các chiến dịch quảng cáo
và marketing của công ty; có khả năng sử dụng các công cụ truyền thông xã hội để
quảng bá sản phẩm và tương tác với khách hàng; có khả năng sử dụng các công cụ
phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và marketing. Với
các vị trí công việc ở mảng chuyên về công nghệ thông tin thì nhân viên còn cần các
kỹ năng chuyên nghiệp hơn cũng như kiến thức cao hơn về chuyên môn.
Trong thời gian làm việc đối với những nhân viên chưa đạt được trình độ công
nghệ thông tin cần thiết, Cà phê Trung Nguyên hỗ trợ tổ chức các khóa học đào tạo
24
ngắn hạn các kỹ năng mềm cho nhân viên các phòng ban. Đối với đội ngũ công nhân
trực tiếp sản xuất: Công ty đã đào tạo cho công nhân viên chủ yếu về các khóa học bắt
buộc theo quy định của pháp luật, các chỉ dẫn ban đầu khi làm quen với công việc để
họ đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Công ty chủ yếu sử dụng 2 phương pháp chính là
đào tạo trong công việc thông qua việc kèm cặp, hướng dẫn công việc tại chỗ và đào
tạo ngoài công việc thông qua các lớp đào tạo theo chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ,
khóa học ngắn hạn.
Tập đoàn Trung Nguyên đang tích cực trong quá trình chuyển đổi số nói chung
và chuyển đổi số trong mảng nhân sự nói riêng. Không chỉ áp dụng khung kỹ năng
công nghệ thông tin tiêu chuẩn cho nhân viên mà còn hỗ trợ đào tạo bổ trợ các kỹ năng
về công nghệ thông tin nhằm nâng cao nhanh chóng chất lượng nhân sự. Ngoài ra
Trung Nguyên còn chuyển đổi số các khâu khác trong mảng nhân sự, ví dụ như quản
lý nhân sự và theo dõi hiệu suất công việc của nhân viên trên app.
Nhờ vào quá trình chuyển đổi số kịp thời, doanh nghiệp đã gặt hái được rất
nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian chi phí, hành động kịp thời chính xác, giảm tỉ lệ
nghỉ việc của nhân viên,...
2.3. Vận dụng và phân tích chuẩn kỹ năng số tại Cà phê Trung Nguyên
2.3.1. Giới thiệu về Cà Phê Trung Nguyên
Cà phê Trung Nguyên là một thương hiệu cà phê nổi tiếng có trụ sở chính tại
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Được thành lập vào năm 1996
bởi ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Trung Nguyên đã trở thành một trong những thương
hiệu cà phê lớn nhất và uy tín nhất ở Việt Nam.

Cà phê Trung Nguyên được biết đến với sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm. Họ
cung cấp nhiều loại cà phê khác nhau, bao gồm cả cà phê rang xay và cà phê hòa tan.
Cà phê Trung Nguyên cũng nổi tiếng với nhãn hiệu G7, là một trong những loại cà phê
hòa tan phổ biến nhất tại Việt Nam và cả thế giới.

Cà phê Trung Nguyên chú trọng vào quy trình sản xuất và chế biến cà phê. Họ sở hữu
các trang trại cà phê tại vùng Tây Nguyên của Việt Nam, nơi có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc trồng và thu hoạch cà phê. Quy trình trồng trọt và thu hoạch của
Trung Nguyên tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững và công nghệ tiên tiến, nhằm đảm bảo
chất lượng và sự đồng nhất của sản phẩm.

Đặc biệt, Trung Nguyên đã phát triển một quy trình rang xay cà phê độc đáo, gọi là
"phương pháp rang xay cao cấp". Qua quy trình này, cà phê được rang một cách tỉ mỉ
và chính xác, giữ được hương vị và mùi thơm tốt nhất từ hạt cà phê.
25
2.3.2. Hoạt động chuyển đổi số tại Cà phê Trung Nguyên
Nguyên diễn ra thông qua việc áp dụng công nghệ và các giải pháp số hóa để tối
ưu hóa các quy trình sản xuất, tiếp thị và quản lý của công ty. Dưới đây là một số ví dụ
về hoạt động chuyển đổi số của Cà Phê Trung Nguyên:

Quản lý chuỗi cung ứng: Cà Phê Trung Nguyên sử dụng các hệ thống quản lý chuỗi
cung ứng để theo dõi và quản lý quá trình từ trang trại cà phê cho đến khi sản phẩm
được vận chuyển đến người tiêu dùng. Công ty sử dụng công nghệ để ghi lại thông tin
về nguồn gốc, quá trình sản xuất và vận chuyển của cà phê, giúp đảm bảo tính minh
bạch và chất lượng của sản phẩm.

Tiếp thị và bán hàng trực tuyến: Cà Phê Trung Nguyên đã xây dựng một hệ thống bán
hàng trực tuyến và các kênh tiếp thị trực tuyến khác như website, ứng dụng di động và
mạng xã hội. Điều này giúp công ty tiếp cận và tiếp thị đến một lượng khách hàng
rộng lớn, tăng cường sự tương tác và tạo ra trải nghiệm mua hàng thuận tiện cho khách
hàng.

Quản lý thông tin khách hàng: Cà Phê Trung Nguyên sử dụng các công cụ quản lý
khách hàng và hệ thống CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) để theo dõi và tương tác
với khách hàng. Điều này giúp công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách
hàng, từ đó tùy chỉnh các chiến dịch tiếp thị và cung cấp dịch vụ tốt hơn.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Cà Phê Trung Nguyên sử dụng các công nghệ và hệ
thống quản lý sản xuất để tối ưu hóa quy trình sản xuất. Từ việc tự động hóa quy trình
chế biến cà phê đến việc sử dụng hệ thống theo dõi và kiểm soát chất lượng, công ty
tận dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Phân tích dữ liệu và quản lý hiệu suất: Cà Phê Trung Nguyên sử dụng công nghệ phân
tích dữ liệu để thu thập và phân tích các thông tin về doanh số bán hàng, thói quen tiêu
dùng và phản hồi từ khách hàng. Điều này giúp công ty hiểu rõ hơn về thị trường và
khách hàng, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh và tối ưu hóa hiệu suất
của công ty.

Tích hợp hệ thống thanh toán trực tuyến: Cà phê Trung Nguyên đã tích hợp các hình
thức thanh toán trực tuyến phổ biến như PayPal, Stripe, và các cổng thanh toán ngân
hàng để đảm bảo khách hàng có nhiều lựa chọn khi thanh toán. Điều này giúp tăng
tính tiện lợi và đáng tin cậy cho quá trình mua sắm trực tuyến.
26
Đánh giá và nhận xét sản phẩm: Trang web của Cà phê Trung Nguyên cho phép khách
hàng đánh giá và viết nhận xét về sản phẩm mà họ đã mua. Điều này giúp tạo lòng tin
và tăng tính tương tác của khách hàng trên trang web.

Tối ưu hóa SEO: Cà phê Trung Nguyên đã thực hiện các biện pháp tối ưu hóa công cụ
tìm kiếm (SEO) để đảm bảo trang web được xếp hạng cao trên các trang tìm kiếm như
Google. Điều này giúp tăng khả năng tìm thấy của trang web và thu hút khách hàng
tiềm năng.

Chăm sóc khách hàng trực tuyến: Cà phê Trung Nguyên đã thiết lập một hệ thống
chăm sóc khách hàng trực tuyến để hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua hàng và giải
đáp các câu hỏi. Khách hàng có thể liên hệ qua chat trực tuyến, email hoặc điện thoại
để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Phân tích dữ liệu và theo dõi hiệu suất: Cà phê Trung Nguyên sử dụng các công cụ
phân tích dữ liệu để theo dõi hiệu suất của trang web, quảng cáo và chiến dịch tiếp thị.
Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu, công ty có thể hiểu rõ hơn về hành vi
khách hàng và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của mình.

Tích hợp mạng xã hội: Trang web của Cà phê Trung Nguyên cũng tích hợp các nút
chia sẻ mạng xã hội, cho phép khách hàng dễ dàng chia sẻ sản phẩm hoặc trang web
với bạn bè và người thân trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram,
Twitter, v.v. Điều này giúp tăng khả năng lan truyền thông tin về sản phẩm và thương
hiệu của Cà phê Trung Nguyên.

Cung cấp nội dung hữu ích: Trang web cung cấp nội dung hữu ích như bài viết, hướng
dẫn sử dụng, công thức pha chế cà phê, v.v. Điều này không chỉ giúp khách hàng tìm
hiểu thêm về sản phẩm và thương hiệu, mà còn tạo ra một nguồn thông tin hữu ích và
giá trị cho khách hàng.

Tích hợp đánh giá và nhận xét từ mạng xã hội: Trang web cũng tích hợp các đánh giá
và nhận xét từ mạng xã hội như Facebook, Google, v.v. Điều này giúp khách hàng có
cái nhìn tổng quan về chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm từ những người dùng
khác trên các nền tảng mạng xã hội.

27
Gửi thông báo và ưu đãi qua email: Cà phê Trung Nguyên sử dụng email để gửi thông
báo về các ưu đãi, khuyến mãi và tin tức mới nhất đến khách hàng. Khách hàng có thể
đăng ký nhận thông báo qua email để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội mua hàng hay ưu đãi
nào.

Tích hợp phản hồi và đánh giá khách hàng: Trang web cung cấp một kênh để khách
hàng gửi phản hồi và đánh giá về trải nghiệm mua hàng của họ. Điều này giúp Cà phê
Trung Nguyên hiểu rõ hơn về ý kiến và mong muốn của khách hàng, từ đó cải thiện
dịch vụ và sản phẩm của mình.

Tích hợp công cụ tương tác trực tiếp: Cà phê Trung Nguyên có thể tích hợp các công
cụ tương tác trực tiếp như chatbot hoặc trò chuyện trực tiếp để giúp khách hàng giải
đáp các câu hỏi ngay lập tức và tăng tính tương tác trên trang web.

Tích hợp các công nghệ mới: Cà phê Trung Nguyên có thể tích hợp các công nghệ mới
như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), hoặc trực tuyến thương mại (e-commerce)
để tạo ra một trải nghiệm mua hàng độc đáo và tương tác cho khách hàng.

2.3.3. Đánh giá kỹ năng số của Cà Phê Trung Nguyên


Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu cà phê nổi tiếng tại Việt Nam, có sự hiện
diện mạnh mẽ trên nhiều nền tảng khác nhau như website, mạng xã hội, các sàn
thương mại điện tử và ứng dụng điện thoại. Với những công nghệ số ngày càng phát
triển, các kỹ năng số của người tiêu dùng trở nên cần thiết để nắm bắt và sử dụng hiệu
quả các dịch vụ trực tuyến. Để đánh giá kỹ năng số của khách hàng Cà Phê Trung
Nguyên, khung DigcompConsumer sẽ được áp dụng, bao gồm ba giai đoạn: trước khi
mua, trong mua và sau khi mua.
o Giai đoạn trước khi mua:
Các hành động được tiến hành trước khi mua sắm hàng hóa và dịch vụ trong thị
trường số thường tập trung vào tìm kiếm thông tin, so sánh thông tin, đánh giá các lựa
chọn thay thế, làm việc với truyền thông thương mại, quản lý danh tính số, và thực
hiện các lựa chọn tiêu dùng có trách nhiệm và bền vững.
Trước khi mua hàng, khách hàng chủ yếu dựa vào internet để nghiên cứu, thu
thập thông tin về sản phẩm, thương hiệu. Cà phê Trung Nguyên hiểu điều này và đã
thiết lập sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ thông qua trang web của họ. Khách hàng
cần có kĩ năng tinh chỉnh các tìm kiếm thông tin và lựa chọn các từ khóa để tìm ra các
hàng hóa và dịch vụ mong muốn trong thời điểm này. Khi người tiêu dùng sử dụng
công cụ tìm kiếm Google để tra cụm từ khóa “Cà phê Trung Nguyên” thì các website
28
của Trung Nguyên sẽ hiện ra ngay đầu trang, cụ thể là trang web chính của tập đoàn
Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên Coffee VN, Trung Nguyên E-coffee, … Lúc
này, người tiêu dùng cần nhận diện các kết quả tìm kiếm thích hợp từ các kết quả đầu
ra tìm kiếm kết hợp với kiểm tra các kết quả tìm kiếm ngoài trang đầu tiên để truy cập
được trang web đúng nhu cầu bản thân.
Với trang web chính của tập đoàn, khách hàng có thể tìm được những thông tin
về công ty, về sản phẩm và những thông tin liên quan đến tập đoàn. Tuy nhiên, nếu
người tìm kiếm có nhu cầu mua hàng trực tuyến hoặc trực tiếp, họ cần phải truy cập
vào trang Trung Nguyên E-Coffee. Ở ngay trang chủ, người tiêu dùng có thể dễ dàng
tiếp cận với những danh mục mà mình mong muốn tìm kiếm. Với những khách hàng
mong muốn mua hàng trực tiếp, họ có thể truy cập mục cửa hàng để tìm kiếm những
đại lí gần mình nhất. Cà phê Trung Nguyên hiểu nhu cầu khách hàng và công ty cung
cấp cả công cụ tìm kiếm trên map cho người truy cập cũng như là danh sách những
cửa hàng của Trung Nguyên E-coffee cho người mua dễ hình dung.
Trong giai đoạn này, khách hàng cần có kỹ năng số để điều hướng trang web
một cách hiệu quả, xác định thông tin mong muốn và đưa ra quyết định sáng suốt.
Những kỹ năng này bao gồm tìm kiếm thông tin, điều hướng trực tuyến và đánh giá
quan trọng. Khách hàng có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm và bộ lọc để tìm các sản
phẩm cụ thể, phân tích tính xác thực và độ tin cậy của thông tin được trình bày trên
trang web.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu
hướng, Trung Nguyên Legend nhanh chóng nắm bắt, chính thức khai trương Thế giới
cà-phê trên các sàn thương mại điện tử toàn cầu Amazon và Alibaba. Công ty cũng
đẩy mạnh xuất hiện trên các trang thương mại điện tử Tiki, Shopee, Lazada ... Sự thay
đổi, tập trung đầu tư mảng online này từng bước tạo nên một hệ thống mua sắm cà-phê
trực tuyến toàn cầu của Tập đoàn Trung Nguyên Legend, khiến độ bao phủ thị trường
và tiếp cận khách hàng được lớn hơn bao giờ hết. Đối với những người có khả năng sử
dụng công nghệ số cao hơn, họ có thể truy cập trực tiếp những sàn thương mại điện tử
và tìm kiếm sản phẩm “Cà phê Trung Nguyên” và được cung cấp đầy đủ thông tin.
Sau đại dịch COVID-19, Trung Nguyên Legend đã càng đẩy mạnh chuyển đổi
số trong mô hình kinh doanh, ứng dụng những phương thức thanh toán mới và tiện lợi
hơn cho khách hàng. Không chỉ nhanh chóng chuyển đổi phương thức kinh doanh,
Trung Nguyên Legend ứng dụng công nghệ trên các nền tảng mua hàng và thanh toán
trực tuyến, kết hợp giao hàng tận nơi, đặc biệt phát triển ứng dụng trên nền tảng điện
thoại giúp người tiêu dùng có thể truy cập thông tin về sản phẩm và dịch vụ ở mọi lúc
mọi nơi và dễ dàng hơn.

29
Với đa dạng cách tiếp cận, người tiêu dùng cần so sánh và đánh giá phản biện
độ tin cậy các nguồn thông tin số về hàng hóa và dịch vụ trên các nền tảng. Họ cần có
những kĩ năng như khả năng tìm kiếm các cộng đồng, mạng, và các nhóm phương tiện
xã hội thích hợp nơi người tiêu dùng chia sẻ các ý kiến về sản phẩm; thẩm định độ tin
cậy của người bán trước khi tiến hành các giao dịch; có khả năng sử dụng các công cụ
so sánh giá thành trên trực tuyến hoặc các công cụ so sánh chất lượng và giá thành để
có thể ra quyết định về sản phẩm một cách chính xác và phù hợp nhất.
 Giai đoạn trong mua:
Trong quá trình mua hàng, khách hàng có thể lựa chọn mua sản phẩm Cà phê
Trung Nguyên từ nhiều nền tảng khác nhau như sàn thương mại điện tử, website hoặc
ứng dụng di động của Cà phê Trung Nguyên. Để điều hướng các nền tảng này, khách
hàng cần có kỹ năng số liên quan đến tương tác trong thị trường số, giao dịch trực
tuyến, bảo mật an toàn và có những hiểu biết nhất định về các yếu tố hợp pháp của
hàng hóa và dịch vụ.
Sau khi tìm hiểu về sản phẩm, tùy thuộc vào nền tảng khách hàng quyết định
mua thì sẽ có những cách tương tác khác nhau. Đa số các nền tảng sẽ yêu cầu người
tiêu dùng tạo lập tài khoản để có thể mua hàng hay tiếp tục sử dụng dịch vụ. Trong quá
trình này, xác định các điều khoản chính sách quyền riêng tư nào là mối đe dọa cho
quyền riêng tư của dữ liệu cá nhân là vô cùng cần thiết. Đồng thời, kiểm tra các chính
sách quyền riêng tư để thẩm định liệu dữ liệu cá nhân có bị bán hoặc truyền cho các
bên thứ 3 hay không. Đối với các mạng xã hội thì cần có thêm khả năng thay đổi các
thiết lập quyền riêng tư trên các phương tiện xã hội. Đặc biệt là xem xét các lợi ích và
các rủi ro khi/nếu chia sẻ dữ liệu trong các môi trường số.
Nếu cần sự hỗ trợ, người dùng cần có khả năng liên hệ với bên bán và nhà cung
cấp dịch vụ qua các phương tiện số, ví dụ qua các kênh chat, thư điện tử hoặc liên hệ
số điện thoại được cung cấp trên website, các sàn thương mại điện tử hay các trang
mạng xã hội chính thống của doanh nghiệp.
Khi đã quyết định mua hàng, người tiêu dùng đã phải nắm chắc được những
chính sách liên quan của công ty như chính sách đổi trả, chính sách vận chuyển, … để
có thể đảm bảo quyền lợi của bản thân một cách tốt nhất. Sau đó họ cần biết chọn sản
phẩm, điều chỉnh số lượng, cho sản phẩm vào giỏ hàng và kiểm tra mọi thông tin về
sản phẩm trước khi tiến hành thanh toán. Mỗi nền tảng sẽ có sự thay đổi nhỏ trong quá
trình điền thông tin thanh toán và vận chuyển nhưng tất cả đều yêu cầu thông tin các
nhân của người mua và lựa chọn phương thức thanh toán, vận chuyển. Tương tự với
website Trung Nguyên Legend Cafe và ứng dụng trên điện thoại.

30
Để đảm bảo an toàn và bảo mật của bản thân, khách hàng cần có khả năng nhận
biết các cuộc tấn công lừa đảo trên ngân hàng trực tuyến, xác định liệu thanh toán trên
trực tuyến có an toàn và được mã hóa hay không. Và với những người có kỹ năng số ở
một mức cao hơn, họ có thể thách thức thanh toán trong trường hợp sử dụng thẻ thanh
toán/tín dụng gian lận trên trực tuyến hoặc để có đền bù. Tuy nhiên với hầu hết người
mua, họ chỉ cần có khả năng sử dụng các thiết bị truy cập (như các công cụ xác thực)
và sử dụng các dịch vụ tài chính số, trong trường hợp này là Zalopay, một cách an
toàn.
 Giai đoạn sau khi mua:
Sau khi mua hàng xong, khách hàng có thể có những kỳ vọng và yêu cầu khác
nhau, điều này cũng đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật số. Việc sử dụng ứng dụng di động hoặc
trang web để theo dõi tiến trình giao hàng, quản lý bảo hành và liên hệ với dịch vụ
khách hàng trực tuyến trở thành những kỹ năng số quan trọng trong quá trình hỗ trợ
khách hàng. Không chỉ giúp khách hàng tiện lợi và tiết kiệm thời gian, mà còn giúp
tăng cường sự tin tưởng và sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của Cà Phê
Trung Nguyên.
Trong trường hợp khách hàng gặp bất kỳ vấn đề nào khi mua hàng, họ có thể
cần có kỹ năng điều hướng xác định được phương thức và liên hệ với bộ phận hỗ trợ
khách hàng thông qua các kênh liên lạc kỹ thuật số như email, chatbot hoặc trò chuyện
trực tiếp và cung cấp thông tin liên quan về vấn đề họ đang gặp phải. Khung DigComp
Consumer cũng gợi mở khả năng đệ đơn hủy mua sắm trên trực tuyến hoặc viết thư
điện tử hủy mua sắm, tìm kiếm tư vấn độc lập để giải quyết tranh chấp và sử dụng các
biện pháp khác nhau để đòi các quyền sau khi mua sắm trên trực tuyến, dù việc gửi đó
là trên trực tuyến hay phi trực tuyến.

Hơn nữa, khách hàng cũng có thể muốn chia sẻ trải nghiệm của mình với Trung
Nguyên Coffee hoặc để lại đánh giá trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. Điều
này đòi hỏi các kỹ năng liên quan đến tạo nội dung trực tuyến, kiến thức về nền tảng
truyền thông xã hội và khả năng tận dụng các kênh kỹ thuật số để khuếch đại tiếng nói
của họ.

Tổng kết lại, đánh giá kỹ năng số của khách hàng Cà Phê Trung Nguyên dựa
trên khung DigcompConsumer (trước mua, trong mua, sau mua) đã trở thành một yếu
tố quan trọng để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng và cung cấp những
hiểu biết sâu sắc có giá trị về khả năng trực tuyến của họ. Qua việc sử dụng internet và
các công nghệ số, khách hàng có thể tìm kiếm, so sánh thông tin sản phẩm, đặt hàng
trực tuyến và chia sẻ trải nghiệm của mình. Kỹ năng số không chỉ mang lại lợi ích cho
31
khách hàng mà còn là công cụ hỗ trợ hoàn hảo trong việc khắc phục các vấn đề phát
sinh sau khi mua hàng.
III. Tình hình hiện tại và định hướng trong tương lai
3.1. Phân tích tình hình phát triển kỹ năng số tại Cà Phê Trung Nguyên
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong năm 2023, tuy nhiên Việt
Nam còn cần phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết khoảng cách phát triển kỹ năng số.
Việc này nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại trong quá trình theo đuổi các thành tựu kinh
tế kỹ thuật số của quốc gia.
Theo Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu (GII) năm 2022, Việt Nam duy trì vị trí thứ 42
trong hai năm liên tiếp. Tuy kết quả xếp hạng chung GII vẫn giữ nguyên nhưng so
sánh với 2020, Việt Nam có sự cải thiện trong hạng mục Hiểu biết kinh doanh (hạng
39) và tụt hạng trong các chỉ số liên quan đến Nguồn nhân lực và Nghiên cứu phát
triển (hạng 79), Đầu ra về kiến thức và công nghệ (hạng 37).
Mặc dù Việt Nam đã nhấn mạnh trọng tâm vào cải cách chính sách Công nghiệp 4.0,
nhưng về kỹ năng kỹ thuật số của lực lượng lao động, Việt Nam đã tụt 4 bậc xuống vị
trí thứ 96 trong Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu năm 2022(GTCI)

Trong quá trình phát triển mức độ sẵn sàng kỹ năng số, không có một cách tiếp cận
nào hoàn toàn phù hợp cho tất cả mọi người. Các kỹ năng và năng lực của lực lượng
lao động đòi hỏi sự phát triển liên tục khi đất nước tiến vào thế giới số. Thêm vào đó,
người lao động còn cần trang bị các kỹ năng cần thiết (như Kỹ năng kỹ thuật nâng cao,
“kỹ năng mềm” hoặc kiến thức máy tính tổng quát) ở nhiều cấp độ khác nhau trong sự
nghiệp. Sự thiếu hiểu biết rõ ràng về các kỹ năng cần thiết của lực lượng lao động sẽ
tác động đến sự thành công của chiến lược Công nghiệp 4.0 của Việt Nam. Theo báo
cáo của PwC Việt Nam về Công nghiệp 4.04 , chỉ 14% số người được hỏi tin rằng họ
và nhân viên của họ có tầm nhìn rõ ràng về các kỹ năng cần thiết cho chuyển đổi số.

Bất chấp những thách thức về kinh tế và y tế đang diễn ra, COVID-19 cũng đã đẩy
nhanh việc áp dụng các sáng kiến số hóa trên toàn cầu. Đây chính là lúc Việt Nam cần
quyết liệt thúc đẩy chuyển đổi công nghệ và phát triển kỹ thuật số.

Sự tập trung của chính phủ Việt Nam về quản lý chuyển đổi kỹ thuật số đã giúp Việt
Nam vượt qua cuộc khủng hoảng y tế này thông qua phản ứng kịp thời và dựa trên
thông tin số liệu dẫn chứng. Vào các đợt bùng phát dịch, chính quyền địa phương đã
sử dụng các công cụ số (tin nhắn, trang thông tin điện tử, phương tiện truyền thông xã
hội, các ứng dụng điện thoại) để gửi thông tin cảnh báo về COVID-19. Hành động này
không chỉ nâng cao nhận thức của cộng đồng về đại dịch mà còn dẫn đến sự gia tăng
32
đáng kể của các dịch vụ công trực tuyến. Điều rõ ràng là đại dịch COVID-19 đã thúc
đẩy áp dụng công nghệ số một cách đáng kể và mang tính lâu dài ở Việt Nam. Ví dụ,
Cổng Dịch vụ công Quốc gia6 , ra mắt vào cuối năm 2019, đã chứng kiến sự gia tăng
lưu lượng truy cập trong năm 2020, với 11 triệu lượt truy cập vào cuối tháng 10. Ngoài
ra, nền kinh tế đạt giá trị ước tính là 52 tỷ USD vào năm 2025 . Việt Nam tiêu quốc
gia trở thành nền kinh tế có thu nhập cao trong tương lai, Việt Nam nên đẩy mạnh
chương trình chuyển đổi công nghệ và kỹ thuật số. trong Báo cáo của về các chính
sách phản ứng COVID-19 gần đây, đã nêu rõ cơ hội thúc đẩy phát triển chính sách số
hóa của Việt Nam thông qua việc ưu tiên khuyến khích các chính sách thúc đẩy học
tập trực tuyến, thanh toán điện tử và chính phủ điện tử

Theo báo cáo của Cisco & IDC về mức độ tăng trưởng số của doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại châu Á – Thái Bình Dương, chỉ có khoảng 3% doanh nghiệp cho rằng chuyển
đổi số chưa thực sự quan trọng trong hoạt động kinh doanh. 62% doanh nghiệp kỳ
vọng chuyển đổi số sẽ giúp họ tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới. Đáng mừng hơn là 56%
doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi và chuyển đổi số đã giúp họ làm
được điều này.
Những con số trên đã chứng tỏ mức độ quan tâm cũng như nhận thức rõ ràng của
doanh nghiệp về tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa
vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi lẽ chỉ mới 31% doanh nghiệp đang ở bước đầu của
chuyển đổi số, 53% đang ở giai đoạn quan sát và chỉ 3% đã hoàn thiện cơ bản quá
trình này.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá
trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng
công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư
duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp
(15,7%)

Cơ chế, chính sách về chuyển đổi số ở Việt Nam


Chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay được thể hiện trong rất nhiều văn bản pháp lý, cụ
thể như:

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương,
chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - phấn đấu đến
năm 2030 Việt Nam hoàn thành xây dựng chính phủ số, kinh tế số đạt khoảng 30%
33
GDP và đứng trong nhóm 50 quốc gia đứng đầu thế giới, xếp thứ 3 trong khu vực
ASEAN về Chính phủ điện tử và phát triển kinh tế số;

Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
"Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" đề ra 6 nhiệm
vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, gồm: (1) Chuyển đổi nhận thức, kiến tạo
thể chế; (2) phát triển hạ tầng số; (3) phát triển nền tảng số; tạo lập niềm tin, bảo đảm
an toàn, an ninh mạng; (4) hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo
trong môi trường số;

Quyết định số 1658/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” ngày 01/10/2021, xác định
tăng trưởng xanh thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,
nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài.
Tăng trưởng xanh dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên
tiến, tăng trưởng xanh định hướng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết
cấu hạ tầng thông minh và bền vững.
Với quy mô dân số gần 100 triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu
vực châu Á, dân số trẻ năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng,
Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Đây là cơ
hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường nhờ vào chuyển
đổi số. Trong năm 2022, giá trị của một số công ty công nghệ trong nước tăng khoảng
200% trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, bao gồm Công ty Cổ phần
Thế giới Số (Digiworld), nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường; Công ty Viễn
Liên, doanh nghiệp thiết bị viễn thông - tăng lần lượt 252,1% và 189,4%. Theo Báo
cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển chính phủ điện tử năm 2022 của Liên hợp
quốc, doanh thu của các doanh nghiệp số ở Việt Nam tăng trưởng gần 10%. Xếp hạng
chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam đã tăng 3 bậc so với năm 2016.

Theo kết quả khảo sát 400 doanh nghiệp về “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh
nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2022, cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt
đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như: quản trị nội bộ, mua
hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán. Khi đại dịch Covid-19 lan
rộng, dẫn tới những hạn chế tiếp xúc và việc phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã
hội đã buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing
34
trực tuyến. Trong một thời gian ngắn, tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ
số tăng nhanh so với trước đây, cụ thể như trong việc quản lý nhân sự từ xa, hội nghị
trực tuyến, học trực tuyến, phê duyệt nội bộ,…

Trong lĩnh vực quản trị nội bộ, điện toán đám mây là công cụ kỹ thuật được nhiều
doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhất, với 60,6%, tăng 19,5% so với thời điểm trước
đại dịch Covid-19. Tiếp theo là hệ thống hội nghị trực tuyến, hệ thống quản lý công
việc và quy trình với xấp xỉ 30% số doanh nghiệp đã ứng dụng các công cụ này trước
khi có đại dịch Covid-19 và xấp xỉ 19% số doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng các công
cụ này từ khi có dịch bệnh.

Đồng thời, khảo sát trên cũng cho thấy kỳ vọng lớn của đại bộ phận doanh nghiệp Việt
Nam đối với quá trình chuyển đổi số. Có tới 98% số doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay
đổi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số, trong đó lớn
nhất là khả năng giúp doanh nghiệp giảm chi phí (chiếm tỷ lệ hơn 71%), giảm cácgiấy
tờ (61,4%); làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ (45,3%).

Đối với các ngành như Tài chính, Du lịch, Giao thông,... các xu hướng chuyển đổi số
đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Điển hình như trong ngành Ngân hàng, các doanh nghiệp
đã nghiên cứu và triển khai chiến lược chuyển đổi số bước đầu với ứng dụng IoT cho
phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số
khác trên nền tảng Internet (dịch vụ ngân hàng số Timo của VPBank, Live Bank của
TPBank, E-Zone của BIDV,…), hoặc cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua ứng
dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động (Mobile Banking,…).

Trong lĩnh vực giao thông, sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ gọi xe công nghệ
của nước ngoài như Grab hay Uber chính là đòn bẩy thúc đẩysự phát triển mạnh mẽ
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gọi xe trong nước như Be hay FastGo - là những
doanh nghiệp có mô hình hoạt động mới dựa hoàn toàn trên nền tảng công nghệ.

VinGroup cũng đã xây dựng hệ thống quản lý khách hàng thống nhất với VinID, giúp
khách hàng tích hợp và quản lý thông tin khi giao dịch với VinGroup ở nhiều dịch vụ
khác nhau như thanh toán các hóa đơn gia đình, tiền điện, mua sắm hay các dịch vụ
nghỉ dưỡng,…

35
Ngoài ra, hơn 30 thành phố cũng đã được đầu tư xây dựng những yếu tố trong Smart
City (thành phố thông minh), được tích hợp nhiều công nghệ mới bên trong, để phục
vụ hoạt động và lợi ích của con người.

Chính phủ và chính quyền cũng đã và đang nỗ lực trong việc xây dựng Chính phủ điện
tử, hướng tới tương lai là Chính phủ số. Việt Nam chú trọng xây dựng Chính phủ điện
tử nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế số hóa. Những nỗ lực đầu tiên trong
xây dựng Chính phủ điện tử được thực hiện bằng việc thành lập Ủy ban Chính phủ
điện tử (năm 2018) với nhiệm vụ đề xuất chiến lược, chính sách tạo môi trường pháp
lý xúc tiến thành lập Chính phủ điện tử. Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia có bước
nhảy vọt chỉ số phát triển Chính phủ điện tử mức cao3và đặt mục tiêu trở thành top 4
quốc gia hàng đầu ASEAN về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử trước năm 2025,
trong nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử thế giới năm 2030.

Với hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin ở Việt Nam khá tốt, phủ sóng rộng, mật
độ người dùng cao (khoảng 70% dân số sử dụng Internet) - xếp thứ 13/20 quốc gia có
số dân sử dụng mạng Internet nhiều nhất thế giới, Việt Nam là một trong những nước
có tốc độ phát triển công nghệ số cao nhất thế giới. Hiện có khoảng 72% dân số đang
sử dụng điện thoại thông minh, 70% số thuê bao di động đang sử dụng 3G - 4G. Việt
Nam đang đẩy nhanh các phương án triển khai dịch vụ 5G cho phép kết nối Internet
nhanh hơn 4G gấp nhiều lần để theo kịp xu hướng thế giới và bắt đầu thử nghiệm dịch
vụ 5G. Công nghệ 5G sẽ tạo cơ sở hạ tầng tốt cho kết nối theo xu hướng IoT, mở ra cơ
hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Tình hình tại Việt Nam

Tính đến tháng 1/2022, dân số Việt Nam đạt mốc 97,8 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị
là 37,7%. Trong đó, có khoảng 68,17 triệu người đang sử dụng internet (chiếm 70,3%
dân số, tăng 0,8% so với năm 2021) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau, với
thời lượng trung bình là 6 giờ 47 phút. Về kết nối di động, Việt Nam có 154,4 triệu kết
nối, tăng 1,3 triệu (tương đương 0,9%) trong khoảng thời gian từ tháng 1/2021 đến
tháng 1/2022. Kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 ước tính đạt 21 tỷ USD, tăng
trưởng 31%, dự báo tiếp tục tăng trưởng lên mức 57 tỷ USD vào năm 2025 và 220 tỷ
USD vào năm 2030 . Điều này sẽ tạo cơ sở hạ tầng tốt giúp Việt Nam có cơ hội nhanh
chóng chuyển đổi số nền kinh tế và thúc đẩy nhu cầu về nguồn nhân lực kỹ năng số.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I
năm 2022 là 51,2 triệu người, tăng hơn 0,4 triệu người so với quý trước và tăng
36
khoảng 0,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước; trong đó tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động khoảng 68,1% . Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực kỹ thuật số hiện tại đang ở
vị trí thấp so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực cả về điểm số và thứ
hạng

Theo AlphaBeta, dự báo đến 2030, nếu áp dụng toàn diện, chuyển đổi số tại Việt Nam
có thể tạo ra tới 1.733 tỷ đồng (74 tỷ USD) giá trị kinh tế hàng năm, tương đương 27%
GDP Việt Nam năm 2020. Trong đó, 70% (tương đương 1.216 nghìn tỷ đồng - 52 tỷ
USD) có thể đạt được nhờ áp dụng các công nghệ số phù hợp, giúp doanh nghiệp và
người lao động giảm thiểu tác động của Covid-19

Theo ước tính của Cameron A và cộng sự, đến năm 2035, khoảng 15% tổng số việc
làm ở Việt Nam sẽ được tự động hóa và có tới 38,1% việc làm hiện tại của Việt Nam
có thể được chuyển đổi hoặc di rời do tác động của tự động hóa vào năm 2045 . Điều
này hàm ý rằng, nếu không được nâng cấp hoặc trang bị kỹ năng mới, đặc biệt là kỹ
năng số, thì một tỷ lệ đáng kể lao động Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ thất nghiệp.
Báo cáo của World Bank (2021) cho thấy, nền kinh tế Việt Nam sẽ mất khoảng 2 triệu
việc làm vào năm 2045 nếu không có giải pháp lấp đầy khoảng chênh lệch cung - cầu
về nhân lực phục vụ cho quá trình chuyển đổi số . Việc thiếu nguồn nhân lực kỹ năng
số rõ ràng không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều trong tình cảnh này. Điều này càng khó khăn hơn để các nước có năng lực cạnh
tranh thấp có thể lôi kéo và giữ chân được người tài, có năng lực và kỹ năng số nhằm
phục vụ cho quá trình chuyển đổi số quốc gia.

15/3/2023, PwC (là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới) lần đầu công
bố Báo cáo Mức độ sẵn sàng về kỹ năng số Việt Nam, dựa trên kết quả cuộc khảo sát
gần đây với trên 1.000 người Việt Nam về công nghệ, việc làm và kỹ năng trong nền
kinh tế số, trước những thay đổi nhanh chóng về công việc dưới tác động của đại dịch
COVID-19.

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, 83% người Việt Nam tham gia khảo sát cho rằng
công việc của họ sẽ thay đổi trong vòng 3-5 năm tới, và tỷ lệ này cao hơn, ở mức 90%
người được hỏi khi xét về trung hạn (6-10 năm).

37
Nhận thức về thay đổi mà công nghệ mang lại cũng song hành với sự lạc quan, khi
90% người được hỏi tin rằng sự phát triển của công nghệ sẽ cải thiện triển vọng việc
làm của họ trong tương lai. Chỉ số này cao hơn so với tỷ lệ 60% ghi nhận được ở cấp
độ toàn cầu trong một khảo sát tương tự về “Nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực” toàn
cầu do PwC thực hiện năm 2021”

Tuy nhiên, tác động đáng kể của công nghệ đối với việc làm đi kèm với những lo ngại
về nguy cơ thay thế lao động. Báo cáo ghi nhận rằng 45% người Việt Nam tham gia
khảo sát bày tỏ lo ngại về vấn đề đảm bảo việc làm do tự động hóa. Điều này không
đáng ngạc nhiên khi việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đang trở thành giải pháp ngày
một quan trọng đối với các ngành công nghiệp. Đây cũng là những bước tiến đang
định hình tương lai khi các kỹ năng số được dự đoán sẽ nằm trong số 10 năng lực hàng
đầu trong vòng năm năm tới theo một báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào
tháng 10 năm 2020.

Nhu cầu học hỏi và tiếp thu các kỹ năng mới được hưởng ứng bởi đa số người tham
gia khảo sát. Kết quả từ báo cáo cho thấy có tới 93% đã và đang học các kỹ năng mới
để hiểu rõ hơn hoặc sử dụng công nghệ tốt hơn. Các kỹ năng liên quan tới kỹ thuật số
được chú trọng, với 43% người tham gia khảo sát chia sẻ nguyện vọng trở nên thành
thạo hơn trong việc học và tiếp thu các công nghệ mới, và 34% muốn phát triển kỹ
năng chuyên sâu hơn với một công nghệ cụ thể.

Ở các mức độ khác nhau, 88% người tham gia khảo sát cho biết họ được trao cơ hội để
nâng cao kỹ năng số tại nơi làm việc. Đây là một con số đáng khích lệ, cho thấy nỗ lực
từ phía doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực của nhân viên. Tuy nhiên,
không thể phủ nhận sự mất cân bằng cung cầu kỹ năng (skill mismatch) và khoảng
cách cơ hội đang ngày một gia tăng khi nền kinh tế đang có những bước chuyển mình
ngày càng mạnh mẽ theo xu hướng số hóa, tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo
kết quả cuộc Khảo sát Lãnh đạo Doanh nghiệp Toàn cầu năm 2021 của PwC, 79% các
CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bày tỏ lo ngại về sự thiếu hụt các kỹ năng cần
thiết, và ở toàn cầu là 72%.

Liên quan tới vấn đề này, tuy 55% người được hỏi nhận thấy việc nâng cao kỹ năng là
trách nhiệm của mỗi cá nhân, chúng tôi tin rằng các giải pháp cần được phát triển và
triển khai một cách tổng thể. Chính phủ, các nhà giáo dục cũng như các doanh nghiệp
có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với các
chương trình bao trùm về nâng cao kỹ năng.
38
3.2. Đề xuất các biện pháp cải thiện việc phát triển kỹ năng số
o Tăng cường giáo dục về tầm quan trọng của kỹ năng số:
Đề cao sự giáo dục về kỹ năng số và cntt trong môi trường giáo dục như trong
trường học phổ thông các cấp và trong các trường đại học. Giúp cho đối tượng như
học sinh, sinh viên được tiếp cận sớm và nhận thức được sự quan trọng của kỹ năng
số. Dựa trên thực trạng hiện nay với mức độ tiếp cận và sử dụng các kỹ năng số phổ
thông còn rất nhiều hạn chế. Giáo dục sẽ góp 1 phần lớn giúp người lao động thấy
được tầm quan trọng của kỹ năng số và có hướng phát triển đúng đắn.

o Tăng cường truyền thông, tăng cường nhận thức về kỹ năng số.
Chú trọng tổ chức các buổi tọa đàm, Workshop về kỹ năng số. Điều đó nhằm những
người có quan tâm đến lĩnh vực này có thể tiếp cận được những nguồn thông tin
chất lượng đến từ những người đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số. Từ đó dễ dàng
tiếp thu học hỏi kiến thức cũng như cập nhật các kĩ năng mới. Đây là nơi những
nguồn thông tin và kinh nghiệm cá nhân được chia sẻ một cách chọn lọc, chuyên
sâu và đáng tin cậy.
o Phát triển các cuộc thi về kỹ năng số.
Các cuộc thi về kỹ năng số cần được phát triển hơn nữa nhằm tăng cường sự thu hút
đối với các đối tượng cần được tập trung và chú trọng như học sinh và sinh viên.
Các cuộc thi nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, khả năng và tìm kiếm tài năng trong lĩnh
vực này.

o Nhà nước chú trọng phát triển kỹ năng số.


Đánh giá đúng thực trạng và ban hành các chính sách, hỗ trợ về kỹ năng số để lĩnh
vực này có thể phát triển một cách thuận lợi và nhanh chóng trong bối cảnh đất
nước ta ngày càng hội nhập và phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Việt Nam đang có sự quan tâm và đầu tư chuyển đổi số vô cùng lớn điều đó
đông đồng nghĩa với việc kĩ năng số là một điều tất yếu trong bối cảnh chính phủ
đang ngày càng có nhiều chính sách góp phần giúp cho doanh nghiệp có thể dễ
dàng tiếp cận hơn với chuyển đổi số. Ngoài ra có các chính sách, hỗ trợ cho các cá
nhân có thể tiếp cận với các chương trình giáo dục kĩ năng số một các thuận lợi và
dễ dàng hơn.
o Ban hành các chuẩn đánh giá kĩ năng số.
Các chuẩn về kĩ năng số cần có sự đồng bộ và tương đồng trong sự đánh giá giữa
các bên có thẩm quyền để chuẩn kĩ năng số có thể áp dụng một cách rộng rãi và có
sự uy tín.

39
KẾT LUẬN
Tóm lại, thông qua bài thảo luận này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vai trò
của các nhóm kiến thức và kỹ năng số với người trẻ và một số khung tiêu chuẩn kỹ
năng số trên thế giới và tại Việt Nam với doanh nghiệp XNK trong bối cảnh Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Trên cơ sở phân tích các khía cạnh của vấn đề, chúng ta
có thể rút ra một số kết luận sau: Kiến thức và kỹ năng số là nền tảng quan trọng để
người trẻ phát triển bản thân và thành công trong cuộc sống khi mà công nghệ số đang
thay đổi nhanh chóng và tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người trẻ
cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng số cần thiết để đáp ứng yêu cầu của
thị trường lao động và cuộc sống hiện đại. Một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên
thế giới và tại Việt Nam đã được xây dựng để cung cấp cho người học và doanh
nghiệp một hệ thống tham chiếu chung về các kiến thức và kỹ năng số cần thiết. Các
khung tiêu chuẩn này là công cụ hữu ích để người học xác định mục tiêu học tập và
doanh nghiệp đánh giá năng lực của người lao động. Với doanh nghiệp xuất nhập
khẩu, kỹ năng số trở thành một yếu tố quan trọng để cạnh tranh và thích ứng với thị
trường toàn cầu. Các doanh nghiệp cần có nhân viên có khả năng sử dụng công nghệ
số, xử lý dữ liệu và tạo ra các giải pháp số hóa. Việc đầu tư vào đào tạo và phát triển
kỹ năng số trong công ty không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn đảm bảo
sự tồn tại và phát triển bền vững trong thời đại số hóa. Để làm được điều đó, các doanh

40
nghiệp XNK cần xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số cho nhân
viên phù hợp với nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.https://dainam.edu.vn/vi/khoa-thuong-mai-dien-tu-va-kinh-te-so/tin-tuc/kinh-te-so-
nganh-hoc-noi-khong-voi-that-nghiep#:~:text=Kinh%20tế%20số%20là%20nền,tiến
%20hành%20thông%20qua%20Internet.
2.https://xaydungso.vn/blog/tim-hieu-quan-tri-so-la-gi-va-tuong-lai-cua-quan-tri-so-vi-
cb.html#4
3.https://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/mo-hinh-va-khung-kien-thuc-so.html
4.https://magenest.com/vi/case-study-trung-nguyen-legend/
5.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-03-2014-TT-
BTTTT-Chuan-ky-nang-su-dung-cong-nghe-thong-tin-223113.aspx
6.http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/5971/2/LeThiThuyNgan.TT.pdf
7.https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBPQ/Attachments/1202/03-2014-tt-btttt.pdf
8.https://hvtc.edu.vn/tabid/558/catid/143/id/33427/Mo-hinh-va-khung-kien-thuc-so/
Default.aspx
9.https://www.dropbox.com/s/hql0bps72g491f3/web-digcomp2.1pdf_%28online
%29_Vi-24012021.pdf?dl=0
10. https://joint-research-centre.ec.europa.eu/digcompedu_en
41
11. https://joint-research-centre.ec.europa.eu/european-framework-digitally-competent-
educational-organisations-digcomporg/digcomporg-framework_en
12. https://joint-research-centre.ec.europa.eu/digital-competence-framework-
consumers_en
13. https://www.acrmalta.com/wp-content/uploads/2017/04/
DigCompConsumersfinalpublicationJRC103155.pdf
14. https://ec.europa.eu/social/main.jsp?catId=1317&langId=en
15. https://giaoducmo.avnuc.vn/nang-luc-so/ve-entrecomp-khung-nang-luc-khoi-nghiep-
436.html

42

You might also like