Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

1.

Quan hệ lơi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động

 Người lao động là người có đủ thể lực và trí lực để lao động,
tức là có khả năng lao động.
 Người sử dụng lao động: là chủ doanh nghiệp (nhà tư bản
trong CNTB), cơ quan tổ chức, thuê, mướn, sử dụng lao động
theo hợp đồng lao động.

- Mối quan hệ: Bằng hao phí sức lao động của mình, người lao động
tạo ra giá trị cho sản phẩm: họ bán hàng hoá sức lao động để nhận
được tiền lương và chịu sự quản lí, điều hành của người sử dụng
lao động. Người sử dụng lao động là người mua hàng hoá sức lao
động của người lao động bằng cách trả tiền công cho họ. Vì là
người trả tiền mua hàng hoá sức lao động nên ngưới sử dụng có
quyền tổ chức quản lí, điều hành quá trình làm việc của người lao
động

- Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện chủ yếu ở thu nhập của
người lao động là tiền lương, tiền thưởng mà họ nhận được từ việc
bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động để họ tái
sản xuất sức lao động và mua các tư liệu sinh hoạt cần thiết nuôi
gia đình
- Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động lại tập trung ở lợi nhuận
mà họ thu được trong quá trình kinh doanh như: khối lượng giá trị
gia tặng dư trong hoạt động sản xuất, doanh số bán hàng…
 Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động có
quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau. Được thể hiện:
 Nếu người sử dụng sưc lao động (nhà tư bản sản xuất) thực hiện
các hoạt động kinh tế của mình – sản xuất và buôn bán hàng trong
điều kiện thuận lợi. Họ thu được lợi nhuận. Họ nhận được lợi ích
kinh tế của mình thì sẽ tiếp tục mua hàng hóa của người lao động,
đồng nghĩa với việc người lao động có việc làm và được trả lương
đều đặn - thực hiện được lợi ích kinh tế của mình.
 Ngược lại khi người lao động làm việc tích cực, lợi ích kinh tế
của họ được thực hiện qua việc nhận lương, nhận thêm tiền
thưởng. Đồng thời họ góp phần tăng lợi nhuận cho người sử dụng
lao động.

- Nhưng trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao
động vẫn có mâu thuẫn. Điều này được thể hiện qua:
Tại 1 thời điểm, lợi ích kinh tế của người sử dụng tăng lên thông qua các
hoạt động kinh doanh nhưng lợi ích kinh tế của người lao động giảm
hoặc ngược lại.
 Vì lợi ích của mình, người sử dụng lao động làm mọi cách tăng lợi
nhuận trong đó có cả việc cắt giảm lương, tới mức thấp nhất khiến
người lao động không thể tái sản suất sức lao động của mình, bóc
lột sức lao động bằng cách tăng cường độ lao động, kéo dài thời
gian làm việc tất yếu nhưng đồng lương lại “bèo bọt”. Vì lợi ích
của mình, “có áp bức ắt sẽ có đấu tranh" người lao động sẵn sàng
vùng lên dành quyền lợi của minh như: tăng lương, giảm giờ làm,
đình công...” Khi đã xuất hiện mâu thuẫn nếu không giải quyết hợp
lý sẽ ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tế.
- Để bảo vệ lợi ích của người lao động: Tổ chức công đoàn, liên đoàn
lao động.
- Để bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động: Tổ chức bảo vệ doanh
nghiệp xuất khẩu...
 Sự thống nhất: Những người sử dụng lao động cạnh tranh
liên kết với nhau trong ứng xử với người lao động, người đầu
tư vốn, thuê đất, nhà nước, trong chính lĩnh thị trường. Sự
thống nhất này mang đến cho người sử dụng nhiều lợi ích
kinh tế khiến họ liên kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ
chặt chẽ này khiến những người sử dụng lao động trở thành
đội ngũ doanh nhân. Điều này đóng góp to lớn vào sự phát
triển kinh tế- xã hội của I quốc gia, cần được tôn vinh, tạo
điều kiện phát triển.
2. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động:
 Trong cơ chế thị trường, người sử dụng lao động cũng có quan hệ
lợi ích với nhau: Vừa là đối tác, vừa là đối thủ
 Tạo ra sự thống nhất và mẫu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ
 Trong cơ chế thị trường, sự mẫu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa
những người sử dụng lao động làm họ cạnh tranh với nhau quyết
liệt
 Hệ quả dẫn đến các doanh nghiệp có giá trị cá biệt cao hơn giá
trị xã hội và các rủi ro khác như phá sản, thua lỗ…. sẽ bị loại
khỏi thương trường. Đồng thời các doanh nghiệp thu được nhiều
lợi nhuận sẽ phát triển nhanh chóng
 Cạnh tranh giữa người sử dụng lao động không chỉ trong cùng
ngành mà còn cạnh tranh giữa các ngành, bằng cách di chuyển vốn
từ ngành này sang ngành khác (tư bản) => Hình thành tỉ suất lợi
nhuận bình quân, có nghĩa là người sử dụng lao động đã chia nhau
lợi nhuận theo vốn đóng góp
 Sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người
sử dụng lao động biểu hiện tập trung ở lợi nhuận bình quân mà
họ nhận được
 Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao
động liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. => Tạo nên các
nghệp đoàn, hội nghề nghiệp của họ như Hội Doanh nhân tư nhân
Việt Nam, Hiệp hội Da giầy Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt
Nam…
 Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế và bảo
vệ lợi ích kinh tế của họ
 Những người sử dụng lao động đã trở thành đội ngũ doanh
nhân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước
 Cần được tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
3. Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.
 Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao động.
Để thực hiện lợi ích kinh tế của mình, người lao động không chỉ
phải quan hệ với người sử dụng lao động, mà còn phải quan hệ với
nhau. Nếu có nhiều người bán sức lao động, người lao động phải
cạnh tranh với nhau. Hậu quả là tiền lương của người lao động bị
giảm xuống, một bộ phận người lao động bị sa thải. Nếu những
người lao động thống nhất được với nhau, họ có thể thực hiện được
các yêu sách của mình (ở một chừng mực nhất định) đối với giới
chủ (những người sử dụng lao động).
 Để hạn chế mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong nội bộ, đặc trưng với
những người sử dụng lao động, những người lao động đã thành lập
tổ chức riêng. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao
động trong giải quyết các mối quan hệ là rất cần thiết nhưng phải
dựa trên các quy định của pháp luật.
 Ví dụ:
Lợi ích kinh tế của những người lao động chỉ hạn chế trong phạm vi
giá trị sức lao động của họ. Do lợi ích kinh tế có tính giai cấp nên
trong điều kiện có nhiều thành phần kinh tế như hiện nay tất yếu tồn
tại mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các thành phần kinh tế, giữa các
chủ thể kinh tế khác với nhau.
 Ví dụ lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa:
Có thể thấy lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông thôn của Hà
Nội còn thấp, năng suất lao động thất. Trong khi đó, CNH, HĐH
xác định chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ quản lý từ sử dụng lao động thủ công là chính sang
sử dụng lao động cùng với công nghệ, phương tiện máy móc kỹ
thuật hiện đại, tiên tiến.
Lợi ích kinh tế của nông dân chính là nhu cầu được chuyển đổi từ
sử dụng lao động thủ công sang lao động sử dụng công nghệ tạo ra
năng suất lao động hiệu quả. Lợi ích kinh tế của nông dân là tổng
thể những nguồn thu từ hoạt động kinh tế của họ để đáp ứng nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt cho mọi thành viên trong gia đình. Trong
quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân, người dân vừa là chủ
thể tiến hành, vừa là người trực tiếp thụ hưởng thành quả của quá
trình CNH, HĐH. Chính người nông dân trực tiếp giải quyết lợi
ích cho chính mình thông qua phát triển sản xuất kinh doanh, tăng
thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản
thân và gia đình.

4. Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội:
+ Lợi ích cá nhân: lợi ích của 1 thành viên trong xã hội khi tham gia
vào hoạt động kinh tế.
 Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức:
Người lao động, người sử dụng lao động là thành viên của xã hội
nên mỗi người đều có lợi ích cá nhân và có quan hệ chặt chẽ với
lợi ích xã hội.
 Nếu người lao động và người sử dụng lao động làm việc theo các
quy định của pháp luật và thực hiện được các lợi ích kinh tế của
mình, họ đã góp phần phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh
tế của xã hội.
 Khi lợi ích kinh tế của xã hội được thực hiện, xã hội phát triển sẽ
tạo lập môi trường thuận lợi để người lao động và người sử dụng
lao động thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế của mình. Ngược lại,
nếu người lao động và người sử dụng lao động nảy sinh mâu thuẫn
không thể giải quyết được hoặc cả 2 cộng tác với nhau làm việc
trái pháp luật thì lợi ích kinh tế xã hội sẽ bị tổn hại => nền kinh tế
bị chận phát triển, chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện=>
ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các chủ thể.
+ Lợi ích xã hội: tổng các lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân được thực
hiện sẽ làm phát triển nền kinh tế thực hiện được lợi ích kinh tế của xã
hội.
 Sự tồn tại và phát triển của xã hội quyết định sự tồn tại, phát triển
của cá nhân=> lợi ích xã hội đóng vai trò định hướng cho lợi ích cá
nhân và các hoạt động thực hiện lợi ích cá nhân.
 Là cơ sở của sự thống nhất giữa các lợi ích cá nhân=> tạo sự thống
nhất trong hoạt động giữa các chủ thể khác nhau.
 Ph. Agghen: “Ở đâu không có lợi ích chung thì ở đó không thể có
sự thống nhất về mục đích và cũng không thể có sự thống nhất về
hành động được.”
 Lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có quan hệ nhiều chiều.
+ Lợi ích nhóm: lợi ích của các cá nhân của tổ chức hoạt động trong
cùng ngành cùng lĩnh vực có sự liên kết với nhau để thể hiện tốt lợi ích
riêng.
 Sự hình thành lợi ích nhóm: Các cá nhân tổ chức hoạt động trong
cùng ngành, cùng lĩnh vực, liên kết với nhau trong hành động để
thực hiện tốt hơn lợi ích riêng. VD: các hiệp hội ngành nghề, các
tôt chức chính trị…
 Sự hình thành nhóm lợi ích: Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong
các ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau, liên
kết với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng.
VD: mô hình liên kết giữa các nhà trong nông nghiệp: nhà nông-
nhà doanh nghiệp- nhà khoa học- nhà nước.
 Cả hai đều phù hợp với lợi ích quốc gia, không gây tổn hại đến các
lợi ích khác=> cần được tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện vì đất
nước có thêm động lực phát triển. Ngược lại, khi chúng mâu thuẫn
với lợi ích quốc gia, làm tổn hại các lợi ích khác => cần ngăn chặn.
 Trong thực tế: cả 2 đều có sự tham gia của các công chức, viên
chức hoặc các cơ quan công quyền => nhiều khả năng tác động
tiêu cực đến lợi ích xã hội và các lợi ích kinh tế khác vì quyên lực
bị lạm dụng=> phục vụ cho lợi ích cá nhân.
 Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích tiêu cực thường k lộ diện=> việc
chống vô cùng khó khăn.
 Đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội=> cần
chống lợi ích nhóm và nhóm lợi ích tiêu cực phải quyết liệt,
thường xuyên.
Ví dụ: Ông A có sang cửa hàng chị B mua đồ, mục đích của ông B là
muốn sử dụng món đồ đó thì đây là lợi ích cá nhân, còn tiền ông A mua
món đồ trở thành lợi nhuận cho cửa hàng chị B và chị B phải đóng thuế
cho nhà nước. Nhà nước sẽ dùng tiền thuế để xây các cơ sở vật chất xã
hội khác=> lợi ích xã hội.
ảnh 1: Chống nhóm lợi ích và lợi ích nhóm tiêu cực

ảnh 2: Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích tiêu cực


ảnh 3: Lợi ích xã hội
ảnh 7: Mâu thuẫn (phần cạnh tranh giữa các doanh nghiệp)
ảnh 4: Logo hiệp hội da giày
ảnh 5: Logo hiệp hội dệt may

ảnh 6: Logo hội doanh nhân tư nhân


ảnh 8: Hợp tác giữa các doanh nghiệp

ảnh 9: Cân bằng lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội

You might also like