Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Câu 1.

Cho bảng khả năng sản xuất của Mỹ và Anh như sau:
Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3
Hàng hóa
US UK US UK US UK
Lúa mì 4 1 4 1 4 2
Vải 1 2 3 2 2 1
1. Trong mỗi trường hợp, xác định hàng hóa có lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh của
mỗi quốc gia.
2. Trường hợp nào có thương mại quốc tế? Vì sao?
3. Tính thặng dư từ thương mại mỗi quốc gia thu được trong trường hợp 2 nếu 2
quốc gia trao đổi:
a. 4 lúa mì = 4 vải
b. 4 lúa mì = 6 vải
4. Giả sử lao động là đầu vào duy nhất của sản xuất. Xét trường hợp 2:
a. Tính chi phí theo giờ lao động trong sản xuất lúa mì và vải tại Mỹ và Anh.
b. Tính chi phí theo đô la của lúa mì và vải tại Mỹ nếu 1 giờ lao động tại Mỹ
được trả 6$.
c. Tính chi phí theo bảng của lúa mì và vải tại Anh nếu 1 giờ lao động tại Anh
được trả 1£.
5. Sử dụng kết quả của câu 4. Xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi
quốc gia nếu tỷ giá hối đoái giữa 2 quốc gia là:
a. 1£ = 2$
b. 1£ = 4$
c. 1£ = 1$
6. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của 2 quốc gia. Tính giá cả tương quan Plúa
mì/ Pvải tại Mỹ và Anh.
7. Sử dụng hình vẽ ở câu 6. Giả sử tỷ lệ trao đổi của 2 quốc gia là 1 lúa mì và 1 vải.
Diễn tả bằng đồ thị các điểm sản xuất và tiêu dùng của Mỹ và Anh trong nền kinh
tế đóng và nền kinh tế mở.
Bài làm
1 + 2.
 Trường hợp 1:
 Trong 1 giờ lao động, Mỹ sản xuất được 4 lúa mì, Anh chỉ sản xuất được 1 lúa
mì => Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất lúa mì.
 Trong 1 giờ lao động, Mỹ chỉ sản xuất được 1 vải, Anh sản xuất được 2 vải =>
Anh có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải.
 Xảy ra thương mại quốc tế: Mỹ sản xuất và xuất khẩu lúa mì, nhập khẩu vải;
Anh sản xuất và xuất khẩu vải, nhập khẩu lúa mì.
 Trường hợp 2:
 Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong cả 2 hàng hóa, Anh bất lợi thế tuyệt đối trong cả 2
hàng hóa.
 Tỷ lệ hao phí lđ/sp trong sản xuất lúa mì của Mỹ/Anh = 1/4 : 1 = 1/4
 Tỷ lệ hao phí lđ/sp trong sản xuất vải của Mỹ/Anh = 1/3 : 1/2 = 2/3
 Mỹ có lợi thế so sánh trong sản xuất lúa mì.
 Tỷ lệ hao phí lđ/sp trong sản xuất lúa mì của Anh/Mỹ = 1 : 1/4 = 4
 Tỷ lệ hao phí lđ/sp trong sản xuất vải của Anh/Mỹ = 1/2 : 1/3 = 3/2
 Anh có lợi thế so sánh trong sản xuất vải.
 Xảy ra thương mại: Mỹ sản xuất và xuất khẩu lúa mì, nhập khẩu vải; Anh sản
xuất và xuất khẩu vải, nhập khẩu lúa mì.
 Trường hợp 3:
 Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong cả 2 hàng hóa, Anh bất lợi thế tuyệt đối trong cả 2
hàng hóa.
 Tỷ lệ hao phí lđ/sp trong sản xuất lúa mì của Mỹ/Anh = Tỷ lệ hao phí lđ/sp trong
sản xuất vải của Mỹ/Anh = 1/2
 Tỷ lệ hao phí lđ/sp trong sản xuất lúa mì của Anh/Mỹ = Tỷ lệ hao phí lđ/sp trong
sản xuất vải của Anh/Mỹ = 2
 Không có lợi thế so sánh.
 Không xảy ra thương mại.
3.
a. 2 quốc gia trao đổi 4 lúa mì = 4 vải
 Tại Mỹ, 1 giờ lao động sản xuất được 4 lúa mì hoặc 3 vải. Mỹ sử dụng 1 giờ để
chuyên môn hóa sản xuất lúa mì và lấy 4 lúa mì đổi 4 vải.
 Mỹ thu được thặng dư là 4 – 3 = 1 vải.
 Tại Anh, 1 giờ lao động sản xuất được 1 lúa mì hoặc 2 vải => 4 giờ lao động sản
xuất được 4 lúa mì hoặc 8 vải. Anh sử dụng 4 giờ đó để chuyên môn hóa sản xuất
vải và lấy 4 vải đổi 4 lúa mì.
 Anh thu được thặng dư là 8 – 4 = 4 vải.
b. 2 quốc gia trao đổi 4 lúa mì = 6 vải. Tương tự ta có:
 Mỹ thu được thặng dư là 6 – 3 = 3 vải.
 Anh thu được thặng dư là 8 – 6 = 2 vải.
4.
a.
 Tại Mỹ, 1 giờ lao động sản xuất được 4 lúa mì hoặc 3 vải.
 Chi phí theo giờ lao động trong sản xuất lúa mì là 1/4 giờ.
Chi phí theo giờ lao động trong sản xuất vải là 1/3 giờ.
 Tại Anh, 1 giờ lao động sản xuất được 1 lúa mì hoặc 2 vải.
 Chi phí theo giờ lao động trong sản xuất lúa mì là 1 giờ.
Chi phí theo giờ lao động trong sản xuất vải là 1/2 giờ.
b. Mỹ trả 6$/giờ
 Chi phí theo đô la của lúa mì là 1,5$.
Chi phí theo đô là của vải là 2$.
c. Anh trả 1£/giờ
 Chi phí theo bảng của lúa mì là 1£.
Chi phí theo bảng của vải là 0.5£
5.
US UK US ($) UK (£)
Lúa mì 4 1 1,5 1
Vải 3 2 2 0,5
a. 1£ = 2$
US ($) UK ($)
Lúa mì 1,5 2
Vải 2 1
 Mỹ xuất khẩu lúa mì sang Anh; Anh xuất khẩu vải sang Mỹ.
b. 1£ = 4$
US ($) UK ($)
Lúa mì 1,5 4
Vải 2 2
 Mỹ xuất khẩu lúa mì sang Anh; 2 quốc gia không trao đổi vải.
c. 1£ = 1$
US ($) UK ($)
Lúa mì 1,5 1
Vải 2 0,5
 Mỹ xuất khẩu cả lúa mì và vải sang Anh.
6.
 Tính chi phí sản xuất theo giờ lao động
tại Mỹ và Anh (phần 4a).
 Giá cả tương quan của lúa mì và vải:
 Tại Mỹ: Plúa mì/Pvải = 1/4 : 1/3 = 3/4
 Tại Anh: Plúa mì/Pvải = 1 : 1/2 = 2

7. Khi chưa có thương mại, Mỹ sản xuất và tiêu dùng tại A, Anh sản xuất và tiêu
dùng tại A’.
Khi có thương mại: 1 lúa mì = 1 vải
 Mỹ chuyên môn hóa sản xuất tại B, tiêu dùng tại E.
 Anh chuyên môn hóa sản xuất tại B’, tiêu dùng tại E’.
Bài 2. Cho bảng số liệu khả năng sản xuất của Mỹ và Anh như sau:
Hàng hóa US UK
Lúa mì 4 1
Vải 1 2
1. Điều gì xảy ra nếu tỉ lệ trao đỏi giữa 2 quốc gia là:
a. 6 lúa mì = 9 vải
b. 6 lúa mì = 3 vải
c. 6 lúa mì = 12 vải
2. Liệu Mỹ có trao đổi với Anh nếu 6 lúa mì được ít hơn 3 vải không? Liệu Anh có
trao đổi với Mỹ nếu để nhận được 6 lúa mì họ phải trả nhiều hưn 12 vải không? Tại
sao? Xác định khung trao đổi.
Bài làm
1.
a. 6 lúa mì = 9 vải
 Tại Mỹ, để sản xuất 9 vải cần 9 giờ lao động. Mỹ sử dụng 9 giờ đó để sản xuất
lúa mì => sản xuất được 36 lúa mì. Mỹ lấy 6 lúa mì đổi 9 vải.
 Mỹ thu được thặng dư là 36 – 6 = 30 vải.
 Tại Anh, để sản xuất 6 lúa mì cần 6 giờ lao động. Anh sử dụng 6 giờ đó để sản
xuất vải => sản xuất được 12 vải. Anh lấy 9 vải đổi 6 lúa mì.
 Anh thu được thặng dư là 12 – 9 = 3 vải.
b. 6 lúa mì = 3 vải
 Mỹ thu được thặng dư là 12 – 6 = 6 lúa mì.
 Anh thu được thặng dư là 12 – 3 = 9 vải.
c. 6 lúa mì = 12 vải
Anh vì trong nước trao đổi 6 lúa mì được 12 vải
 Anh không thu được thặng dư.
 Anh sẽ không đồng ý trao đổi với Mỹ
 Không xảy ra thương mại
2. Tại Mỹ, 6 lúa mì đổi được 1,5 vải.
 Mỹ sẽ chấp nhận trao đổi với Anh nếu 6 lúa mì được ít hơn 3 vải nhưng không
ít hơn 1,5 vải.
Tại Anh, 12 vải đổi được 6 lúa mì.
 Anh sẽ không chấp nhận trao đổi với Mỹ nếu để nhận được 6 lúa mì cần phải
trả nhiều hơn 12 vải
 Khung trao đổi: 1,5 vải < 6 lúa mì < 12 vải
Câu 3. Cho bảng chi phí sản xuất của Mỹ và Anh như sau:
Hàng hóa US ($) UK (£)
A 1 9
B 4 7
C 6 6
D 8 4
E 12 1
Xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia nếu tỷ giá là;
a. 1£ = 2$
b. 1£ = 1$
c. 1£ = 0,5$
Bài làm
a. 1£ = 2$
Hàng hóa A B C D E
US 1 4 6 8 12
UK 18 14 12 8 2
 Mỹ xuất khẩu A, B, C sang Anh; Anh xuất khẩu E sang Mỹ; 2 quốc gia không
trao đổi D.
b. 1£ = 1$
Hàng hóa A B C D E
US 1 4 6 8 12
UK 9 7 6 4 1
 Mỹ xuất khẩu A, B sang Anh; Anh xuất khẩu D, E sang Mỹ; 2 quốc gia không
trao đổi C.
c. 1£ = 0,5$
Hàng hóa A B C D E
US 1 4 6 8 12
UK 4,5 3,5 3 2 0,5
 Mỹ xuất khẩu A sang Anh; Anh xuất khẩu B, C, D, E sang Mỹ.
Bài 4: Cho bảng số liệu về năng suất lao động của 2 quốc gia như sau:
Quốc gia 1 Quốc gia 2
X 8 4
Y 6 2
1. Dựa vào chi phí cơ hội, hãy xác định lợi thế so sánh và mô hình thương mại của
2 quốc gia.
2. Xác định khung trao đổi của 2 quốc gia theo dạng aY < 1X < bY.
3. Xác định thặng dư từ thương mại mỗi quốc gia thu được (theo Y) nếu tỷ lệ trao
đổi là 8X = 5Y.
4. Giả sử, quốc gia 1 trả 6$/giờ lao động, quốc gia 2 trả 2£/giờ lao động, tỷ giá hối
đoái 1£ = 2$. Thương mại diễn ra theo chiều hướng nào? Tại sao?
Bài làm
1. Ở quốc gia 1, CPCH để sản xuất 1X = 3/4Y, CPCH để sản xuất 1Y = 4/3X.
Ở quốc gia 2, CPCH để sản xuất 1X = 1/2Y, CPCH để sản xuất 1Y = 2X.
 Quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong hàng hóa Y (4/3 < 2); quốc gia 2 có lợi thế
so sánh trong hàng hóa X (1/2 < 3/4).
 Quốc gia 1 sản xuất và xuất khẩu Y, nhập khẩu X; quốc gia 2 sản xuất và xuất
khẩu X, nhập khẩu Y.
2. Ở quốc gia 1, 8X = 6Y => 1X = 3/4Y. Quốc gia 1 chỉ chấp nhận trao đổi khi để
đổi được 1X cần ít hơn 3/4Y.
Ở quốc gia 2, 4X = 2Y => 1X = 1/2Y. Quốc gia 2 chỉ chấp nhận trao đổi khi 1X
đổi được nhiều hơn 1/2Y.
 Khung trao đổi của 2 quốc gia:
1/2Y < X < 3/4Y
3. Hai quốc gia trao đổi 8X = 5Y
Tại quốc gia 1, 1 giờ lao động sản xuất được 8X hoặc 6Y. Quốc gia 1 chuyên
môn hóa sản xuất Y và lấy 5Y đổi 8X. Như vậy, trong 1 giờ lao động, nhờ trao đổi,
quốc gia 1 nhận được 8X và 1Y => Quốc gia 1 thu được thặng dư là 1Y.
Tại quốc gia 2, 1 giờ lao động sản xuất được 4X hoặc 2Y => 2 giờ lao động sản
xuất được 8X hoặc 4Y. Quốc gia 2 chuyên môn hóa sản xuất X và lấy 8X đổi 5Y.
Như vậy, trong 2 giờ lao động, nhờ trao đổi, quốc gia 2 nhận được 5Y => Quốc gia
2 thu được thặng dư là 1Y.
4. Quốc gia 1 trả 6$/giờ lao động => 8X = 6Y = 6$ => 1X = 0,75$; 1Y = 1$.
Quốc gia 2 trả 2£/giờ lao động => 4X = 2Y = 2£ => 1X = 0,5£; 1Y =1£.
Tỷ giá hối đoái 1£ = 2$.
Quốc gia 1 Quốc gia 2
X 0,75$ 1$
Y 1$ 2$
 Quốc gia 1 xuất khẩu cả 2 hàng hóa, quốc gia 2 nhập khẩu cả 2 hàng hóa.
Bài 5: Cho bảng số liệu về năng suất lao động của 2 quốc gia như sau:
Quốc gia 1 Quốc gia 2
X 6 3
Y 12 1
1. Dựa vào tỷ lệ hao phí lao động, hãy xác định lợi thế so sánh và mô hình thương
mại của 2 quốc gia.
2. Xác định khung trao đổi của 2 quốc gia.
3. Xác định thặng dư từ thương mại mỗi quốc gia thu được (theo Y) nếu tỷ lệ trao
đổi là 6X = 12Y.
4. Giả sử, quốc gia 1 trả 6$/giờ lao động, quốc gia 2 trả 2£/giờ lao động, tỷ giá hối
đoái 1£ = 2$. Thương mại diễn ra theo chiều hướng nào? Tại sao?
Bài làm
1. Ở quốc gia 1, chi phí để sản xuất 1X = 1/6, chi phí để sản xuất 1Y = 1/12.
Ở quốc gia 2, chi phí để sản xuất 1X = 1/3, chi phí để sản xuất 1Y = 1
 Chi phí để sản xuất 1X tại quốc gia 1 bằng 1/6 : 1/3 = 1/2 lần quốc gia 2.
Chi phí để sản xuất 1Y tại quốc gia 1 bằng 1/12 : 1 = 1/12 lần quốc gia 2.
 Quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong hàng hóa Y (1/12 < 1/2). Tương tự, quốc
gia 2 có lợi thế so sánh trong hàng hóa X.
 Quốc gia 1 sản xuất và xuất khẩu Y, nhập khẩu X; quốc gia 2 sản xuất và xuất
khẩu X, nhập khẩu Y.
2. Ở quốc gia 1, 6X = 12Y. Quốc gia 1 chỉ chấp nhận trao đổi khi để đổi được 6X
cần ít hơn 12Y.
Ở quốc gia 2, 3X = 1Y => 6X = 2Y. Quốc gia 2 chỉ chấp nhận trao đổi khi 1X
đổi được nhiều hơn 2Y.
 Khung trao đổi của 2 quốc gia:
2Y < X < 12Y
3. Hai quốc gia trao đổi 6X = 12Y
Tại quốc gia 1, 1 giờ lao động sản xuất được 6X hoặc 12Y. Quốc gia 1 sẽ không
chấp nhận trao đổi vì không thu được thặng dư.
Tại quốc gia 2, 1 giờ lao động sản xuất được 3X hoặc 1Y => 2 giờ lao động sản
xuất được 6X hoặc 2Y. Quốc gia 2 chuyên môn hóa sản xuất X và lấy 6X đổi 12Y.
Như vậy, trong 2 giờ lao động, nhờ trao đổi, quốc gia 2 nhận được 12Y => Quốc
gia 2 thu được thặng dư là 10Y.
4. Quốc gia 1 trả 6$/giờ lao động => 6X = 12Y = 6$ => 1X = 1$; 1Y = 0,5$.
Quốc gia 2 trả 2£/giờ lao động => 3X = 1Y = 2£ => 1X = 2/3£; 1Y = 2£.
Tỷ giá hối đoái 1£ = 2$.
Quốc gia 1 Quốc gia 2
X 1$ 4/3$
Y 0,5$ 4$
 Quốc gia 1 xuất khẩu cả 2 hàng hóa, quốc gia 2 nhập khẩu cả 2 hàng hóa.

You might also like