Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH
THU HÚT VỐN FDI GIAI ĐOẠN 2019 - QUÝ 1 2023 Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Bùi Hồng Trang

Nhóm tín chỉ : 222ECO03A06

Nhóm thực hiện : Nhóm 2

Sinh viên thực hiện Mã sinh viên

Nguyễn Mai Anh : 24A4052667

Nguyễn Phương Anh : 24A4052669

Trương Bảo Ngọc : 24A4050373

Nguyễn Thị Kiều Trang : 24A4052274

Đinh Hồng Thơ : 24A4052054

Phạm Thị Thu Huyền : 24A4051281

Nguyễn Thị Thùy Linh : 23A4070121

Ngô Trung Kiên : 23A4070104

Hoàng Phương Thảo : 23A4070173

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................................................ 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................ 2
1.1. Khái quát chung về chính sách tỷ giá hối đoái ........................................................ 2
1.1.1. Khái niệm và phân loại tỷ giá hối đoái .................................................................. 2
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ............................................................. 2
1.1.3. Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế ...................................................... 2
1.2. Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI .......................................... 2
1.2.1. Khái niệm về FDI .................................................................................................. 3
1.2.2. Đặc điểm của FDI .................................................................................................. 3
1.3. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến FDI .................................................... 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT FDI
TẠI VIỆT NAM TỪ 2019 – quý 1 2023 ................................................................................. 4
2.1. Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và tác động của nó lên dòng
vốn FDI ............................................................................................................................... 4
2.2. Đánh giá về chính sách tỷ giá hối đoái 2019-2023 ................................................. 10
2.2.1. Tích cực ............................................................................................................... 10
2.2.2. Tiêu cực ............................................................................................................... 10
CHƯƠNG III: NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................ 11
3.1. Cơ hội thu hút FDI khi tỷ giá ổn định .................................................................... 11
3.2. Thách thức trong việc giữ ổn định tỷ giá ............................................................... 11
3.3. Khuyến nghị giải pháp ổn định tỷ giá, thu hút vốn đầu tư nước ngoài .............. 12
3.3.1. Đối với chính phủ ................................................................................................ 12
3.3.2. Đối với cộng đồng doanh nghiệp ........................................................................ 13
3.3.3. Đối với nhà đầu tư ............................................................................................... 13
3.3.4. Đối với các Bộ, ngành, địa phương ..................................................................... 13
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 15
LỜI MỞ ĐẦU
Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và là một trong những
nhân tố quan trọng được quan tâm đặc biệt trong nền kinh tế. Bởi những hoạt động thương mại
quốc tế của quốc gia đang ngày càng phát triển điều đó đòi hỏi phải có sự tính toán về giá cả,
tiền tệ đối với các nước đối tác. Chính sách tỷ giá hối đoái đóng vai trò như một công cụ hiệu
quả của chính sách ngoại thương của một quốc gia. Tỷ giá thường tác động đáng kể tới tổng
cung, tổng cầu, cán cân thanh toán, hoạt động mua bán, xuất, nhập khẩu, sự chuyển dịch các
luồng vốn và hiệu lực của các chính sách vĩ mô. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu
về các mối quan hệ có liên quan đến chính sách tỷ giá nói chung và chính sách tỷ giá hối đoái
ở Việt Nam nói riêng góp phần tạo môi trường phát triển tích cực và ổn định cho nền kinh tế.
Hiện nay, khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài hay còn gọi là FDI cũng góp phần vô cùng to lo trong
thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Đặc biệt, đối với Việt Nam, việc hợp tác và phát triển dựa trên
các mối quan hệ quốc tế đi cùng với sự gia tăng nhiều hơn của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề và thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu chọn chủ đề: “Chính sách
tỷ giá hối đoái tác động đến tình hình thu hút vốn FDI giai đoạn 2019 - 2023 ở Việt Nam”
làm đề tài bài tập lớn của nhóm. Bài viết nghiên cứu chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của
nó đến tình hình thu hút FDI trong giai đoạn 2019 - 2023, từ đó đưa ra một số nhận định cùng
với đó là giải pháp, khuyến nghị ổn định tỷ giá và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

1
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát chung về chính sách tỷ giá hối đoái
1.1.1. Khái niệm và phân loại tỷ giá hối đoái
1.1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá ngoại tệ là tỷ giá trao đổi của một đồng tiền từ quốc
gia này sang quốc gia khác. Hiểu đơn giản là dùng một số lượng tiền nhất định của quốc gia
này để đổi lấy một đơn vị tiền tệ của quốc gia khác.
1.1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái
Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá: Tỷ giá hối đoái chính thức, tỷ giá hối đoái thị
trường.
Căn cứ vào giá trị tỷ giá: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái hoán thực.
Căn cứ vào cách thức chuyển ngoại hối: Tỷ giá điện hối, tỷ giá thư hối.
Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối: Tỷ giá mua, tỷ giá bán.
Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán: Tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn so với nước ngoài dẫn tới tỷ giá hối
đoái tăng, đồng nội tệ mất giá và ngược lại.
Lãi suất: Nếu lãi suất trong nước thấp hơn các nước khác dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng và
đồng nội tệ sẽ giảm.
Nợ công: Là nguyên nhân thâm hụt ngân sách quốc gia, làm cho nguồn cung ngoại tệ
tăng lên và tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm xuống.
Tình hình tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ
rót vốn mở rộng thị trường, nguồn cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái thay đổi.
Cán cân thanh toán quốc tế: Khi cán cân thanh toán bội thu, nhu cầu về đồng nội tệ tăng
lên, đồng ngoại tệ giảm xuống. Tỷ giá hối đoái bị giảm và ngược lại.
1.1.3. Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế
Tỷ giá hối đoái được xem là công cụ giúp ích cho quá trình đối chiếu sức mua của đồng
nội tệ với đồng ngoại tệ.
Tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Nếu tỷ giá hối đoái
tăng lên, giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của nước đó sẽ thấp hơn so với sản phẩm cùng loại
trên thị trường quốc tế.
Tỷ giá hối đoái tác động đến tỷ lệ lạm phát và quá trình tăng trưởng kinh tế. Tỷ giá hối
đoái tăng, giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ đắt hơn. Lạm phát tăng và ngược lại.
1.2. Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI
2
1.2.1. Khái niệm về FDI
Theo Luật Đầu tư Việt Nam: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu
tư nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia khác để có được quyền sở
hữu, quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia này với mục tiêu tối đa hóa
lợi ích.
1.2.2. Đặc điểm của FDI
Thứ nhất, đây là hình thức đầu tư bằng vốn tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định về
lĩnh vực đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm lỗ lãi. Hình thức này có
hiệu quả kinh tế cao, không ràng buộc về chính trị và không gây gánh nặng nợ nần cho nền kinh
tế.
Thứ hai, chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy theo tỷ lệ
góp vốn của mình.
Thứ ba, thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học
hỏi kinh nghiệm quản lý. Đây là mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.
Thứ tư, quyền quản lý phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Vốn FDI được thực hiện thông
qua xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp cũ, hoặc mua cổ
phiếu thôn tính hay sáp nhập.
1.3. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến FDI
Tác động của tỷ giá là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các công
ty đa quốc gia. Hiện tại các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn lượng hàng xuất nhập khẩu
của Việt Nam. Khi tỷ giá ổn định, hàng hóa nhập khẩu ổn định, các mặt hàng có tỷ trọng cao
về sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu cũng được đảm bảo ổn định về giá. Điều này tạo lợi thế
cho các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
Khi tỷ giá hối đoái ngoại tệ tăng hơn so với nội tệ sẽ dẫn tới nội tệ giảm giá trị, kinh tế sẽ
kích thích quá trình đầu tư nước ngoài vào trong nước và ngược lại, sẽ hạn chế đầu tư ra nước
ngoài. Điều này chỉ áp dụng trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi.
Nếu tỷ giá hối đoái của ngoại tệ giảm hơn so với nội tệ thì nội tệ sẽ tăng giá. Từ đó kích
thích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, hạn chế nước ngoài đầu tư vào trong nước.

3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU
HÚT FDI TẠI VIỆT NAM TỪ 2019 – QUÝ 1 2023

2.1. Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và tác động của nó lên dòng vốn
FDI

Trong năm 2019, tỷ giá VND/USD đã có nhiều diễn biến “bất ngờ”. Chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung leo thang, khiến cho đồng nhân dân tệ (CNY) mất giá trung bình gần 5% so
với đồng USD. Động thái này gây sức ép lên tỷ giá USD/VND bởi đồng CNY là một trong 8
loại tiền tệ trong rổ tính tỷ giá trung tâm của Việt Nam. Ngoài ra, việc Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ (Fed) giảm lãi suất 3 lần trong năm qua và sự điều tiết nguồn cung ngoại hối của NHNN
cũng ảnh hưởng lên các đợt tăng mạnh của tỷ giá trong năm.
Kết thúc năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh giảm tỷ giá
trung tâm xuống mức 23.155 đồng/USD tương đương tăng 1.4% so với hồi đầu năm 2019.
Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng trong năm cũng chỉ dao động trong biên độ
tương đối hẹp và dao động quanh tỷ giá mua vào của NHNN, ở mức 23,200 đồng/USD và sau
đó là 23,175 đồng/USD.
Nhìn lại năm 2019, ngoại
trừ một khoảng thời gian ngắn
tỷ giá tăng bật do căng thẳng
leo thang của cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung, thì
phần lớn thời gian, tỷ giá trong
nước luôn giữ ổn định. Tính
chung cho cả năm, giá USD
tăng khoảng 1%. Thống đốc
NHNN Nguyễn Thị Hồng nhận
định: Trong bối cảnh chịu áp lực từ biến động thị trường quốc tế, NHNN đã điều hành tỷ giá
trung tâm linh hoạt, điều chỉnh tỷ giá mua/bán ngoại tệ với các tổ chức tín dụng bám sát diễn
biến thị trường. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường diễn biến ổn định, thanh khoản dồi dào; các nhu
cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ
sung dự trữ ngoại hối nhà nước.
Khi những điều kiện khác không đổi, giá trị đồng tiền nước nhận đầu tư sẽ tỷ lệ nghịch
với thu hút FDI vào quốc gia đó, vì vậy, năm 2019 bức tranh kinh tế Việt Nam tiếp tục chứng
kiến nhiều điểm sáng, trong đó có thu hút FDI.
Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày
20/12/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài (ĐTNN) đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. 126 quốc gia và
vùng lãnh thổ đã có dự án đầu tư tại Việt Nam. 60 tỉnh thành phố có dự án FDI mới. Các nhà
đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế, trong đó công nghiệp chế tạo với 214,2
tỷ USD, chiếm 59,1%; kinh doanh bất động sản với 58,4 tỷ USD, chiếm 16,1%; sản xuất, phân
phối điện với 23,65 tỷ USD, chiếm 6,5% vốn đăng ký.
4
Tuy vậy, chất lượng và hiệu quả của FDI năm 2019 chưa đáp ứng được đòi hỏi của đất
nước trong quá trình chuyển sang định hướng đổi mới, sáng tạo, khoa học, công nghệ và nguồn
nhân lực chất lượng cao, xây dựng nền kinh tế số, tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Nhìn nhận về tình hình tỷ giá năm 2019, chuyên gia tài chính ngân hàng - TS Nguyễn Trí
Hiếu cũng cho rằng, tỷ giá được xem là điểm sáng nhất trong điều hành chính sách tiền tệ năm
2019 của NHNN. Trong năm 2019, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, dẫn đến giá trị đồng tiền Việt
Nam đã có mức ổn định cao trong bối cảnh nền kinh tế thế giới khá nhiều biến động, nhất là tỷ
giá nhiều đồng tiền quốc tế tăng/giảm đột biến. Cùng chung quan điểm, nhiều chuyên gia kinh
tế trong nước nhận xét, biến động của tỷ giá năm 2019 gần như không có. Tỷ giá USD/VND
duy trì ổn định xuyên suốt trong hầu hết các tháng của năm 2019. Vì thế, VND tiếp tục nằm
trong nhóm những đồng tiền ổn định nhất khu vực, bất chấp những bất ổn địa chính trị và các
sự kiện kinh tế trong nước và thế giới.
Sang đến năm 2020, cú sốc từ đại dịch Covid-19 đe dọa gây ra một đợt suy thoái kinh tế
trên toàn cầu và vì thế các nhà đầu tư tìm đến đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn khi các
tài sản chính như cổ phiếu, trái phiếu đều có xu hướng giảm giá rất mạnh trong giai đoạn này.
Trong khi đó, nguồn cung USD bên ngoài Mỹ lại khá khan hiếm, càng đẩy đồng tiền này tăng
giá mạnh. Bốn tháng đầu năm 2020 là giai đoạn tăng trưởng mạnh của tỷ giá USD/VND. Tỷ
giá trung tâm leo lên 23,272 đồng/USD vào ngày 24/04.
Trong khi trước đây, giá bán USD trên thị trường tự do luôn thấp hơn tại ngân hàng thì
giờ đây đảo chiều cao hơn hẳn. Vì vậy, để bình ổn tỷ giá, vào ngày 24/03/2020, NHNN đã điều
chỉnh tỷ giá bán USD tại Sở giao dịch NHNN với tỷ giá mua – bán ở mức 23,175-23,650
đồng/USD, giữ nguyên giá mua vào và giảm giá bán 257 đồng (tương đương hơn 1%) so với
mức công bố hôm 23/03. Với mức này, NHNN chấp nhận bán ra đồng bạc xanh với giá rẻ hơn
thị trường để các ngân hàng thương mại có thể sở hữu nguồn USD giá rẻ. Giá bán USD trên thị
trường tự do quay trở lại thấp hơn giá USD tại ngân hàng. Đồng thời, NHNN vẫn giữ tỷ giá bán
USD tại Sở Giao dịch cố định ở mức 23,650 đồng/USD trong 3 tháng tiếp theo. Đến ngày 16/07,
NHNN đã tăng giá bán USD tại Sở Giao dịch lên mức 23,873 đồng/USD và theo đó tỷ giá bán
USD tại Sở Giao dịch lại được điều hành theo biến động của tỷ giá trung tâm. Sau giai đoạn
thăng hoa, dưới sự can thiệp của ngân
hàng nhà nước, đà tăng của tỷ giá trung
tâm USD/VND chững lại và bước vào
giai đoạn giảm đều từ ngày 19/05 cho
đến cuối năm. Tính đến ngày
29/12/2020, tỷ giá trung tâm USD/VND
quay trở về mức xuất phát của đầu năm
2020, xấp xỉ 23,150 đồng/USD.
Bên cạnh đó, nhiều yếu tố tích cực
từ nội tại nền kinh tế, trong đó có dự trữ
ngoại hối cũng đã góp phần ổn định tỷ
giá. Dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục (chạm
mốc 100 tỷ USD tính đến hết năm 2020) là một điểm sáng lớn trong bức tranh kinh tế vĩ mô

5
Việt Nam. Điều này có được cũng là do ngân hàng nhà nước đã liên tục mua vào ngoại tệ trong
những năm trước. Từ góc độ kiểm soát khủng hoảng, việc tăng tích trữ ngoại hối thông qua
hoạt động thu mua USD - đồng tiền thống trị trong dự trữ và thanh toán quốc tế của Việt Nam
- là một động thái phòng ngừa khủng hoảng điển hình trong điều hành chính sách tiền tệ của
bất kỳ quốc gia nào. Việc gia tăng tích lũy ngoại tệ là điều tất yếu cần làm để phòng ngừa rủi
ro, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì đà tăng trưởng trong những năm tới.
Năm 2020, do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu, hoạt
động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên các dự án FDI
vào Việt Nam có sự sụt giảm cả về vốn đăng ký, và các dự án đăng ký mới. Vốn đầu tư nước
ngoài đăng kí vào Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019,
nhưng vốn thực hiện chỉ sụt giảm nhẹ, đạt 98% so với năm 2019. Nhìn vào số vốn thực hiện
năm 2020 cho thấy tình hình thu hút FDI vẫn chưa có dấu hiệu tiêu cực.
Những tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh kinh tế, tài chính thế giới biến động nhanh,
phức tạp do tác động của dịch bệnh Covid-19, tâm lý trên thị trường có thời điểm bị tác động
tiêu cực, NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động, kết hợp với các giải pháp điều
tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, điều chỉnh giảm tỷ giá bán can thiệp và cam
kết sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nhờ
đó, tỷ giá và thị trường ngoại tệ về cơ bản ổn định, tâm lý thị trường không xáo trộn, nhất là
cân đối cung, cầu vẫn khá thuận lợi, thanh khoản thông suốt. Nhờ việc duy trì ổn định tỷ giá,
NHNN tiếp tục tạo niềm tin thu hút thêm nguồn vốn FDI trong tương lai gần, đặc biệt trong
giai đoạn hậu Covid-19, giúp cho NHNN tiếp tục gia tăng dự trữ ngoại hối, tạo điều kiện để
tiền đồng duy trì được sự ổn định trong thời gian qua và trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc
Việt Nam kéo dài việc mua ròng ngoại tệ cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến
Bộ Tài Chính Mỹ đã xác định Việt Nam là quốc gia thao túng tiền tệ (vào ngày 16/12/2020).
Năm 2021, xuyên suốt gần 11 tháng đầu năm, VND ghi nhận xu hướng tăng giá so với
USD. Theo đánh giá của các chuyên gia, xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thay đổi
chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, nhất là sau khi Việt Nam đạt được thỏa
thuận với Bộ Tài chính Hoa Kỳ vào tháng 7 với trọng tâm Việt Nam sẽ không cố tình làm suy
yếu VND nhằm đạt được lợi thế thương mại.
Cụ thể, trong năm 2021,
NHNN đã liên tục có những
thay đổi liên quan đến việc
mua, bán USD. Từ việc ngừng
niêm yết tỷ giá giao ngay tại Sở
Giao dịch, ngưng hoạt động
mua ngoại tệ giao ngay từ ngày
4/1, cho tới giảm sâu giá mua
USD. Trong 11 tháng đầu năm,
NHNN đã thực hiện ba lần
giảm giá mua vào ngoại tệ, với
tổng mức giảm là 475 đồng (giảm 150 đồng vào ngày 8/6, 225 đồng vào ngày 10/8 và 100 đồng

6
vào ngày 5/11). Việc điều chỉnh giảm giá mua vào là hệ quả tất yếu trong bối cảnh tỷ giá trung
tâm lẫn giá bán ra của NHNN và giá USD trên thị trường liên ngân hàng giảm so với đầu năm.
Đồng thời, NHNN giảm mạnh giá mua vào USD dựa trên cơ sở nguồn cung ngoại tệ trong nước
dồi dào. Bên cạnh đó, NHNN đã không còn tích cực can thiệp vào thị trường ngoại tệ một chiều
thể hiện qua khối lượng mua vào ngoại tệ giảm mạnh so với các năm trước. Theo KBSV, giá
trị mua vào ước tính cho năm 2021 là 13 tỷ USD so với giá trị mua vào các năm 2020, 2019
theo IMF lần lượt là 16 tỷ USD và 23 tỷ USD.
Chứng minh cho chính sách điều hành tỷ giá của NHNN là hoàn toàn đúng đắn và linh
hoạt theo quy luật cung cầu của thị trường ngoại hối hơn, ngày 03/12/2021, Bộ Tài chính Mỹ
công bố công nhận Việt Nam tiếp tục đáp ứng các tiêu chí để xác định không thao túng tiền tệ.
Ngoài ra, tỷ giá cũng tăng mạnh dịp cuối năm do nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa
gia tăng và hiện tượng gom ngoại tệ để nhập khẩu vàng. Bên cạnh các yếu tố khách quan, việc
Kho bạc Nhà nước thu mua ngoại tệ từ các ngân hàng vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 cũng
được nhìn nhận là một nhân tố khiến tỷ giá bật tăng. Trước diễn biến tăng nóng của tỷ giá, ngày
8/12, NHNN đã giảm mạnh 706 đồng giá bán USD tại Sở Giao dịch từ 23.856 VND/USD
xuống 23.150 VND/USD, trong khi giữ nguyên giá mua ở mức 22.650 VND/USD. Động thái
giảm sâu giá bán USD của NHNN được cho là nhằm hạ nhiệt đà tăng nóng của tỷ giá trên thị
trường ngân hàng, cho thấy cơ quan này sẵn sàng bán ra ngoại tệ nếu thị trường có dấu hiệu
căng thẳng.
Năm 2021, kết quả thu hút vốn FDI đã có sự tăng trưởng trở lại, được đánh giá là “điểm
sáng” trong bức tranh kinh tế vốn chịu nhiều tác động của dịch Covid-19. Tổng vốn FDI đăng
ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12, tăng 9,2% so với năm 2020. Dịch Covid-19 đã làm vốn
FDI thực hiện giảm nhẹ 1,2% so với năm 2020. Đây vẫn được coi là mức giảm “khả quan”
trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang sụt giảm và có nhiều điều chỉnh do tác động từ
đại dịch Covid-19. Điều đó không chỉ cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam
mà còn là thành quả của quá trình nỗ lực “vượt dịch” của Chính phủ và của các địa phương trên
cả nước.
Như vậy, trong năm 2021, sự tăng giá của VND có thể được coi là phù hợp để tháo mác
thao túng tiền tệ Mỹ đã gán cho Việt Nam. Bộ Tài chính Mỹ đánh giá cao việc NHNN đã thực
hiện các thỏa thuận một cách nghiêm túc và minh bạch, tiếp tục duy trì được sự ổn định của thị
trường ngoại tệ trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hết sức khó khăn thời gian qua; đồng thời, thể hiện
sự hài lòng với những bước tiến mà Việt Nam đã đạt được. Đây là kết quả có ý nghĩa rất tích
cực, không chỉ giúp Việt Nam tránh được thiệt hại về kinh tế mà còn góp phần tiếp tục xây
dựng niềm tin và môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước
ngoài. Điều này đã được chứng minh qua sự bật tăng trở lại của FDI năm 2021.
2022 là một năm khó khăn và vất vả đối với NHNN trong việc điều hành chính sách tiền
tệ. Các đợt tăng lãi suất không ngừng nghỉ từ cuối quý I của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)
đã kích hoạt đợt tăng giá mạnh nhất của đồng bạc xanh trong nhiều năm qua, đưa chỉ số USD
Index lên mức cao nhất trong 2 thập kỷ và "điểm chịu lực" đầu tiên là tỷ giá USD/VND.

7
Trước sức ép liên tục gia tăng, NHNN đã phải bán ra lượng lớn ngoại tệ từ dự trữ ngoại
hối để ổn định thị trường. Theo thống kê của giới phân tích, trong 9 tháng đầu với tâm điểm là
quý III, lượng ngoại tệ mà NHNN đưa ra can thiệp đã vượt ngưỡng 20 tỷ USD, tương đương
hơn 20% tổng dự
trữ ngoại hối. Dù
NHNN đã triển
khai nhiều công cụ
hỗ trợ, tỷ giá trong
nước vẫn liên tục
leo thang. Theo đó,
trong quý III, giá
USD tại các ngân
hàng vượt mốc
24.000 đồng. Chưa
đầy 1 tháng sau đó,
giá USD tăng kỷ
lục lên gần 24.900 đồng, đưa mức mất giá của tiền Đồng kể từ đầu năm lên 8,6% - cao nhất
trong nhiều năm qua. Để duy trì được sự ổn định của tỷ giá giữa muôn vàn thách thức, NHNN
đã sử dụng đồng bộ, linh hoạt các công cụ như: Sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối, tăng lãi suất,
chuyển phương thức giao dịch ngoại tệ từ bán kỳ hạn 3 tháng sang phương thức bán giao ngay…
Từ ngày 17/10, NHNN đã quyết định nới biên độ tỷ giá từ mức +-3% lên +-5% Theo đánh giá
của các chuyên gia, quyết định này đã phần nào tạo ra không gian rộng lớn hơn để các chủ thể,
trong đó có các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, nhà đầu tư nước ngoài và người dân lựa chọn cách
thức tỷ giá cân bằng trên cơ sở cung cầu thị trường. Diễn biến thị trường cho thấy, sau khi biên
độ tỷ giá được nới rộng ra, tỷ giá thị trường đã tiếp tục biến động thêm một số ngày rồi dần dần
tìm được điểm cân bằng và ổn định từ giữa tháng 11 cho đến cuối năm.
Một trong những mục tiêu quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là ổn
định tỷ giá và thị trường ngoại hối và mục tiêu này đang có một số yếu tố thuận lợi. Đó là: Bộ
Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục thừa nhận Việt Nam không phải quốc gia thao túng tiền tệ.
Năm 2022, tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, mức vốn FDI thực
hiện (giải ngân) đạt kỉ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với cùng kì năm 2021. Đây là số vốn FDI
thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017 - 2022). Mức giải ngân tăng cao là tín hiệu tốt cho thấy,
các doanh nghiệp đang dần phục hồi, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh sau
đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư đăng kí cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 27,72 tỉ USD, giảm 11% so với cùng kì năm 2021. Mức
sụt giảm đầu tư nước ngoài ở Việt Nam do ảnh hưởng của một số yếu tố: Sự không chắc chắn
của nhà đầu tư và tình trạng rủi ro do ảnh hưởng của xung đột chính trị tại một số quốc gia trên
thế giới; xung đột Nga - Ukraine, áp lực giá cả và lạm phát tăng cao; nhu cầu hàng hóa toàn cầu
có xu hướng giảm; điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt; đứt gãy chuỗi cung ứng
chưa được khắc phục hoàn toàn. Đối với các doanh nghiệp FDI đây là thời cơ để đầu tư rót vốn,

8
bởi tỷ giá tăng sẽ làm tăng của cải của các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là vốn FDI thực
hiện đạt 22,4 tỉ USD (cao nhất từ 2017-2022).
Trong thời gian đầu, việc NHNN chưa kiểm soát được việc leo thang của tỷ giá, đồng
tiền Việt Nam yếu dần, có thể làm mất niềm tin, khiến cho các dòng vốn FDI mới ngại đầu tư
vào thị trường Việt Nam. Bằng chứng là vốn đăng ký cấp mới giảm. Cùng với đó, các nguyên
nhân khác: các chính sách kiểm soát dịch Covid-19 đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài gặp
khó khăn trong việc di chuyển tới Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư; xung đột địa - chính trị
tại châu Âu, áp lực lạm phát tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng đang ảnh hưởng tiêu cực đến
dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn... cũng làm giảm vốn đầu tư cấp mới
trong năm 2022.
Quyết định nới lỏng biên độ tỷ giá vào tháng 10 từ +-3% lên +-5% đã giúp cho tỷ giá dần
cân bằng và ổn định ở những tháng cuối năm. Điều này giúp ổn định tỷ giá và thị trường ngoại
hối. Điều này giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với kinh tế, môi trường đầu
tư của Việt Nam.
Đầu năm 2023, ngày 1/2/2023, Fed đã quyết định nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần
trăm, lên mức 4,5-4,75%. Đây là lần nâng lãi suất thứ 8 của Fed trong chu kỳ thắt chặt chính
sách tiền tệ bắt đầu từ tháng 3/2022. Ở trong nước, tỷ giá VND/USD biến động nhưng không
đáng kể dù Mỹ vừa tăng thêm lãi suất vào đầu tháng 2.
Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ (USD) tháng 05 năm 2023 là là 1 USD
= 23.612 đồng. Nhìn lại từ đầu năm đến nay, mặc dù thị trường tài chính toàn cầu nhiều biến
động, nhưng thị trường tiền tệ, ngoại hối của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định. NHNN ưu
tiên ổn định lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Theo ước tính, Ngân hàng Nhà nước
đã mua vào khoảng 3,6 tỷ USD chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2023. NHNN đang tiếp tục mua
vào ngoại tệ để củng cố Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Mua vào dự trữ ngoại hối để bơm thanh
khoản VND ra thị trường nhằm hạ nhiệt mặt bằng lãi suất trong nước.
Số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố cho thấy, tính đến
ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn
góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ. Thiếu vắng
dự án quy mô lớn, vốn đầu tư mới tuy không tăng, song số dự án đầu tư mới tiếp tục tăng so
với cùng kỳ. “Điều đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan
tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam trong việc đưa ra các quyết định đầu tư
mới. Cùng với đó, đây cũng là dấu hiệu các tập đoàn lớn cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục
đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu”, Cục
Đầu tư nước ngoài nhận định.
Việc NHNN đang tiếp tục mua vào ngoại tệ để củng cố Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia
được đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng. "Gia tăng dự trữ ngoại hối giúp cho NHNN có nhiều
dư địa trong điều hành chính sách linh hoạt và ổn định tỷ giá, nâng cao giá trị tiền đồng, tạo
niềm tin đối với nhà đầu tư nước ngoài... Nhất là trong bối cảnh thị trường biến động mạnh,
việc có "bộ đệm" dày dặn hơn giúp NHNN chủ động, mạnh tay hơn trong việc can thiệp thị
trường ngoại hối khi cần thiết", một thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ

9
quốc gia nhận định. Tuy nhiên, NHNN đang nỗ lực ổn định tỷ giá và áp dụng các chính sách
một cách thận trọng, chưa có nhiều đột phá để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài lớn.

2.2. Đánh giá về chính sách tỷ giá hối đoái 2019-2023

2.2.1. Tích cực

Nhìn vào diễn biến tỷ giá thời gian qua, có thể thấy, đồng Việt Nam ổn định hơn so với
các đồng tiền khác trong khu vực cũng như đồng tiền của nhiều đối tác thương mại. NHNN đã
điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý,
điều chỉnh giảm tỷ giá bán can thiệp và sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp, đồng thời chủ động
truyền thông chính sách để bình ổn tâm lý thị trường. Đặc biệt, với nhiều nỗ lực, cố gắng của
Chính phủ và NHNN, Bộ Tài chính Mỹ đã xác định không có đủ bằng chứng, dấu hiệu cho thấy
Việt Nam thao túng tiền tệ và quyết định không có hành động trừng phạt thương mại với Việt
Nam. Đây là kết quả có ý nghĩa rất tích cực, không chỉ giúp Việt Nam tránh được thiệt hại về
kinh tế mà còn góp phần tiếp tục xây dựng niềm tin và môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn của
Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Tác động của tỷ giá là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các công
ty đa quốc gia. Hiện tại các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn lượng hàng xuất nhập khẩu
của Việt Nam. Khi tỷ giá ổn định, hàng hóa nhập khẩu ổn định, các mặt hàng có tỷ trọng cao
về sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu... cũng được đảm bảo
ổn định về mặt giá. Điều này tạo lợi thế cho các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt
Nam. Về mặt tâm lý đầu tư, tỷ giá ổn định phản ánh chính sách điều hành của Nhà nước tốt,
đồng thời thị trường đầu tư của quốc gia đó đáng tin cậy và ít rủi ro. Các doanh nghiệp FDI sẽ
quan tâm hơn tới thị trường Việt Nam vì tính ổn định và an toàn, ít bị tổn thương và tác động
vĩ mô bởi tình hình khó lường của thế giới.

2.2.2. Tiêu cực

Dự trữ ngoại hối cao tuy là một điều tốt, giúp cho NHNN dễ dàng hơn trong việc điều
hành tỷ giá, nhưng việc này cần được thực hiện cẩn trọng, có kế hoạch hơn, tránh việc đẩy
mạnh dự trữ một cách ồ ạt, bởi đây là một trong những nguyên nhân khiến cho Việt Nam bị Mỹ
nghi ngờ thao túng tiền tệ, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, làm mất niềm tin của các
nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, việc theo đuổi tỷ giá ổn định cũng có một số
nhược điểm. Đơn cử Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo các cam kết về giá trị đồng nội tệ. Nếu
VND trượt giá mạnh, Ngân hàng Nhà nước phải bán ngoại tệ để giữ ổn định tỷ giá; nếu bán
ngoại tệ cũng không giữ được thì phải tăng lãi suất. Việc này đôi khi Việt Nam mất đi sự độc
lập về chính sách tiền tệ khi theo đuổi các mục tiêu khác, cũng như chưa có những đột phá giúp
tăng trưởng FDI một cách đáng kể.

10
CHƯƠNG III: NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Cơ hội thu hút FDI khi tỷ giá ổn định
Việc duy trì tỷ giá ổn định có tác động tích cực tới thu hút FDI vào Việt Nam. Tác động
của tỷ giá là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia.
Hiện tại các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Khi tỷ giá ổn định, hàng hóa nhập khẩu ổn định, các mặt hàng có tỷ trọng cao về sử dụng nhiều
nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu... cũng được đảm bảo ổn định về mặt giá.
Điều này tạo lợi thế cho các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Hay nói cách
khác, áp lực của nhập khẩu lạm phát được hạn chế.
Về mặt tâm lý đầu tư, tỷ giá ổn định phản ánh chính sách điều hành của Nhà nước tốt,
đồng thời thị trường đầu tư của quốc gia đó đáng tin cậy và ít rủi ro. Ở góc độ tác động gián
tiếp, tỷ giá thấp sẽ làm giảm bớt gánh nặng thanh toán nợ nước ngoài và giảm bớt lạm phát.
Khi lạm phát được kiềm chế cho toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp FDI sẽ quan tâm hơn
tới thị trường Việt Nam vì tính ổn định và an toàn, ít bị tổn thương và tác động vĩ mô bởi tình
hình khó lường của thế giới.
Ngược lại, nếu tỷ giá không được duy trì ở mức ổn định dẫn đến sự giảm giá Việt Nam
đồng sẽ làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của các công ty nước ngoài. Điều này khiến các công ty
nước ngoài giảm mức độ đầu tư và do đó, lượng vốn FDI vào Việt Nam sẽ giảm.
3.2. Thách thức trong việc giữ ổn định tỷ giá
Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc giữ ổn định tỷ giá trước
những biến động của thế giới như:
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tỷ giá VND/USD liên tục tăng, đặc biệt là trong
tháng 7 và đầu tháng 8/2018, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung lên cao. Tại thời điểm đó,
tỷ giá VND/USD liên tục được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cuộc chiến thương mại
Mỹ - Trung. Thực tế cho thấy, tỷ giá VND/NDT liên tiếp giảm và mức độ giảm mạnh hơn là
kể từ cuối tháng 6/2018. Như vậy, so với NDT, VND đang đắt dần lên, khiến giá cả hàng hóa
Trung Quốc tại Việt Nam rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc đang tăng lên. Trong
bối cảnh đó, nếu để VND mất giá theo tốc độ đồng tiền NDT của Trung Quốc để duy trì sức
cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế, thì có thể gây mất niềm tin về đồng
VND, tăng nguy cơ rút vốn nước ngoài, tác động lên tăng trưởng và lạm phát.
Tác động từ hạn chế thương mại với Trung Quốc: Cán cân thương mại đang bắt đầu trở
lại nhập siêu (tháng 1/2020 ước tính nhập siêu 100 triệu đô la), xu thế nhập siêu có thể gia tăng
khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Nguồn cung ngoại tệ giảm dần,
trong khi lo ngại dịch bệnh lan rộng sẽ gây áp lực lên tỷ giá. ngân hàng nhà nước đã giảm 25
đồng giá mua đô la, từ 23.200 xuống 23.175 đồng đổi 1 đô la trong năm 2019, song giá bán thì
tăng theo đà tăng của tỷ giá trung tâm. Ngày 31/1/2020, giá bán ngoại tệ ở mức 23.842 đồng/đô
la, tăng 11 đồng so với ngày 30/1 và tăng 27 đồng so với trước Tết. Độ chênh giá mua và giá
bán ngày càng tăng sẽ khiến ngân hàng nhà nước không dễ bơm ngoại tệ, bình ổn tỷ giá kịp
thời khi áp lực tăng cao. Điều này sẽ khiến tỷ giá có thể bị áp lực tăng mạnh hơn trong tương
lai nếu tình hình dịch bệnh diễn biến xấu hơn và cán cân thương mại thâm hụt mạnh.
11
FED liên tục tăng lãi suất: Giá trị USD tăng lên sẽ đẩy giá trị đồng Việt Nam (VND)
xuống, làm tăng tỷ giá của VND với USD, tạo ra sự bất ổn trên thị trường ngoại hối. Khi giá trị
đồng Việt Nam suy giảm cũng khiến nhà đầu tư nước ngoài “chạy” qua những thị trường truyền
thống khác có giá trị cao hơn, ví dụ như những thị trường được định giá bằng USD. Trong năm
2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải bán khoảng 20% dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ
giá.
Nếu tỷ giá không được duy trì ở mức ổn định dẫn đến sự giảm giá Việt Nam đồng sẽ làm
giảm lợi nhuận kỳ vọng của các công ty nước ngoài. Điều này khiến các công ty nước ngoài
giảm mức độ đầu tư và do đó, lượng vốn FDI vào Việt Nam sẽ giảm.
3.3. Khuyến nghị giải pháp ổn định tỷ giá, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Về tổng thể, tình hình tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023 tương đối ổn định,
bất chấp những bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu trong năm 2023 (theo VietNam News).
Trong năm 2019, tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại đã tăng đáng kể do nhiều yếu
tố, trong đó có chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và giá dầu thế giới tăng cao. Tuy nhiên,
chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp để ổn định tỷ giá hối đoái, chẳng hạn như giảm
dự trữ ngoại hối bắt buộc đối với các ngân hàng và tăng biên độ tỷ giá USD/VND. Kể từ đó, tỷ
giá hối đoái nhìn chung được duy trì ổn định. Tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền
kinh tế Việt Nam đã tương đối được ngăn chặn thông qua việc chính phủ thực hiện các biện
pháp hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình, điều này đã giúp duy trì sự ổn định của tiền tệ. Theo
báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tính đến tháng 3 năm 2023, nền kinh tế Việt Nam được dự
đoán sẽ tăng trưởng 6,3% (chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng 8% của năm trước) nhưng đây
vẫn là điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) trước những thách thức kinh tế
toàn cầu trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức về thu hút FDI, cần có sự
chung tay của các bên liên quan như chính phủ, ngân hàng nhà nước, các doanh nghiệp…nhằm
ổn định tỷ giá hối đoái cũng như tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Cụ thể như:
3.3.1. Đối với chính phủ
Cần tập trung hoàn thiện thể chế, quy định và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu
toàn cầu phù hợp với Việt Nam, trình vào Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội năm 2023.
Bên cạnh đó, những chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cần minh
bạch hơn và có thể dự báo trước nhằm củng cố niềm tin và sự chắc chắn cho các nhà đầu tư,
chằng hạn: hỗ trợ doanh nghiệp ngoài thuế, hài hòa lợi ích giữa các bên, bảo đảm ứng xử bình
đẳng giữa các doanh nghiệp như hỗ trợ liên quan đến đất đai; chi phí nghiên cứu khoa học và
công nghệ; đơn giản hóa thủ tục hành chính; cắt giảm quan liêu; đào tạo nguồn nhân lực; phát
triển hạ tầng, nguồn nhân lực…để khuyến khích các nhà đầu tư hiện hữu và các nhà đầu tư mới.
Để sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất nhằm tác động đến tỷ giá, chính phủ phải tiến hành
từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi
chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường.
Các ngân hàng thương mại nhà nước cần nhanh chóng tái cấp vốn để nâng cao năng lực
xử lý nợ và tăng cường hợp tác để hỗ trợ FDI bền vững, nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam.
12
3.3.2. Đối với cộng đồng doanh nghiệp
Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách xây dựng chiến lược kinh doanh
lâu dài, bền vững, thân thiện môi trường, bắt kịp xu thế như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh,
ứng phó biến đổi khí hậu.
Thực hiện tốt văn hóa doanh nhân, chế độ, chính sách đối với người lao động và đồng
hành với chính quyền các cấp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đem lại giá trị
gia tăng cao, vì lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tư và đóng góp cho Nhà nước, Nhân dân Việt
Nam.
3.3.3. Đối với nhà đầu tư
Đặc biệt nêu cao tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; “đã nói là phải làm; đã cam
kết phải thực hiện hiệu quả”, bằng năng lực, trí tuệ, kinh nghiệm để chuyển hóa những khó
khăn, thách thức thành cơ hội, động lực phát triển. Ví dụ như Tập đoàn Sojitz đang xây dựng
Nhà máy điện chu trình hỗn hợp nhiên liệu Sơn Mỹ 1-LNG và các dự án Kinh doanh phân phối
khí, giảm phụ thuộc vào than đá, tham gia sản xuất điện mặt trời áp mái để xây dựng những nhà
máy thân thiện với môi trường, khu công nghiệp thông minh, hướng tới đầu tư dài hạn, cam kết
đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong chính sách bền vững về giảm phát thải CO2 xuống
0% vào năm 2050.
3.3.4. Đối với các Bộ, ngành, địa phương
Đẩy mạnh tổ chức, quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến 2050 nhằm sắp xếp về không gian, tạo cơ hội phát triển nhanh, bền vững. Thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo
của Chính phủ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn nữa với phương châm “Lấy
người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực phát triển”.

13
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang ở trong giai đoạn quá độ giữa thời kì đầu và thời kì giữa của quá trình
công nghiệp hóa. Ở giai đoạn này thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là vô cùng quan
trọng. Chính vì vậy mà qua những phân tích và đánh giá ở trên, trước bối cảnh hội nhập ngày
càng sâu rộng và hướng đến tự do hoá đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Việt Nam đứng
trước nhiều thách thức lớn về thu hút FDI. Sự tương đồng về lợi thế so sánh của các nước
ASEAN lớn nên tính chất cạnh tranh trong thu hút FDI giữa các nước thành viên sẽ gay gắt
hơn. Việt Nam cần chú trọng đặc biệt vào cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, trong đó
các chính sách kinh tế vĩ mô cần phải hoàn thiện phù hợp với bối cảnh hội nhập mới. Chính
sách tỷ giá là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô quan trọng có liên quan chặt
chẽ đến các quyết định đầu tư và có thể trở thành "yếu tố hút" dòng FDI vào Việt Nam.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Anh (2020), “Áp lực tỷ giá”, Báo Nhân dân, https://nhandan.vn/ap-luc-ty-gia-
post447225.html, truy cập lúc 10h22, 28-5-2023.
2. Ái Minh (2020), “Tỷ giá một năm nhìn lại”, Vietstock, https://vietstock.vn/2020/01/ty-
gia-8211-1-nam-nhin-lai-757-722884.htm, truy cập lúc 11h28, 30-5-2023.
3. Nguyễn Mại (2020), “FDI 2019 và dự báo năm 2020”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo,
https://kinhtevadubao.vn/fdi-2019-va-du-bao-nam-2020-9618.html, truy cập lúc 12h30,
31-5-2023.
4. Ái Minh (2020), “Tỷ giá một năm nhìn lại”, Vietstock, https://vietstock.vn/2020/12/ty-
gia-mot-nam-nhin-lai-757-815658.htm, truy cập lúc 12h28, 31-5-2023.
5. Trần Thị Hà My (2021), “Linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá”, Báo Sài Gòn giải
phóng, https://dttc.sggp.org.vn/linh-hoat-hon-trong-dieu-hanh-ty-gia-post79408.html,
truy cập lúc 10h31, 29-5-2023.
6. Ái Minh (2022), “Nhìn lại diễn biến tỷ giá năm 2021”, Tạp chí điện tử tài chính và cuộc
sống, https://fili.vn/2022/01/nhin-lai-dien-bien-ty-gia-nam-2021-757-921901.htm, truy
cập lúc 20h38, 30-5-2023
7. Quang Hưng (2021), “Thị trường ngoại tệ năm 2021: Vượt ''sóng dữ'', VND là đồng
tiền hiếm hoi lên giá so với USD”, Cafef, https://cafef.vn/thi-truong-ngoai-te-nam-
2021-vuot-song-du-vnd-la-dong-tien-hiem-hoi-len-gia-so-voi-usd-
20211231135625583.chn, truy cập lúc 21h39, 22-5-2023.
8. Ngô Hải (2022), “Tỷ giá được dự báo tiếp tục ổn định trong năm 2022”, Thị trường tài
chính tiền tệ, https://thitruongtaichinhtiente.vn/ty-gia-duoc-du-bao-tiep-tuc-on-dinh-
trong-nam-2022-38857.html, truy cập lúc 22h40, 30-5-2023.
9. Thảo Nguyên (2023), “Tỷ giá 2022: Giảm dần về cuối năm”, Báo kinh tế đô thị,
https://kinhtedothi.vn/ty-gia-2022-giam-dan-ve-cuoi-nam.html, truy cập lúc 21h35, 31-
5-2023.
10. Phạm Thị Thanh Bình và Vũ Văn Hà (2023), “Thu hút FDI của Việt Nam năm 2022 và
triển vọng”, Tạp chí Ngân hàng, https://tapchinganhang.gov.vn/thu-hut-fdi-cua-viet-
nam-nam-2022-va-trien-vong.htm, truy cập lúc 15h, 31-5-2023.
11. Phan Linh (2023), “Tỷ giá hạ nhiệt nhưng vẫn canh cánh nỗi lo”, Vneconomy,
https://vneconomy.vn/ty-gia-ha-nhiet-nhung-van-canh-canh-noi-lo.htm, truy cập lúc
16h48, 30-5-2023.

15

You might also like