Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA NĂM HỌC 2018 - 2019


ĐỀ ĐỀ XUẤT Môn: Sinh học 10
(Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: (1điểm)
Nêu các cấp tổ chức chính của hệ sống theo thứ tự từ thấp đến cao và mối tương
quan giữa các cấp đó? Cho biết tại sao tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể
sống?
Câu 2: (3điểm)
a) Vì sao các vi khuẩn gây bệnh thường thuộc nhóm Gram (-) nhiều hơn nhóm
Gram (+)? Bên cạnh đó, bệnh do vi khuẩn Gram (-) gây ra cũng thường nặng
hơn và khó điều trị hơn bệnh do vi khuẩn Gram (+) gây ra?
b) Ở tế bào nhân thực, cấu trúc nào là trung tâm kiểm soát sự di truyền của tế bào?
Vì sao? Ở tế bào nhân sơ có di truyền tế bào hay không? Và do cấu trúc nào đảm
nhận?
Câu 3: (4điểm)
a) Chứng minh rằng prôtêin là hợp chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống?
Kể tên các loại liên kết hoá học tham gia duy trì cấu trúc protein?
b) Các câu nhận định sau đều là những câu sai, em hãy giải thích rõ lí do vì sao lại
sai?
(1) Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP.
(2) Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào
thực vật.
(3) Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những
đại phân tử có cấu trúc đa phân.
(4) Khí sinh học (biogas) là sản phẩm quá trình lên men được dùng làm khí đốt.
(5) Khi có ánh sáng giàu CO2 ,một loại vi sinh vật có thể phát triển tốt trên môi
trường với thành phần chất được tính theo đơn vị g/l như sau:MgSO4: 0,3;
CaCl2: 0,2; NaCl: 4,5; (NH4)3 PO4: 0,2. Môi trường trên gọi là môi trường bán
tổng hợp.
Câu 4: (4điểm)
a) Quan sát hình sau (hình mô tả sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất)

A B C

701336381.doc
Cho biết hình A, B, C ứng với những hình thức vận chuyển nào qua màng sinh
chất? Lập bảng để phân biệt hình thức vận chuyển (A) với (C) theo các tiêu chí:
nguyên nhân; nhu cầu năng lượng; hướng vận chuyển; kênh vận chuyển; kết quả.
b) Hãy chứng minh rằng trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng được giải
phóng dần dần qua từng giai đoạn khác nhau chứ không giải phóng ồ ạt ngay một lúc.
c) Khi truyền dịch vào tĩnh mạch cho bệnh nhân thì người ta dùng dung dịch muối
đẳng trương so với cơ thể người, không dùng dung dịch muối ưu trương hoặc nhược
trương, hãy giải thích vì sao?
Câu 5: (2điểm)
a) Cho một mẫu mô đã bị nghiền nát. Làm thế nào để nhận biết mẫu mô đó là
mô động vật hay mô thực vật? Giải thích?
b) Trong tế bào động vật, những cấu trúc dưới tế bào nào có chứa axít nuclêic?
Hãy nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng chủ yếu của các cấu trúc đó.
Câu 6: (3điểm)
Cho vào mỗi ống nghiệm A và B 5ml dịch huyền phù vi khuẩn uốn ván
(Clostridium tetani) đem nuôi ở 32 – 35 oC. Ống nghiệm A nuôi trong 10 ngày, ống
nghiệm B nuôi trong 24 giờ.
a. Khi làm tiêu bản nhuộm Gram dịch vi khuẩn trong ống nghiệm A và B ta thu được
sơ đồ sau:

- Hãy ghi chú thích các số 1, 2 và giải thích kết quả của thí nghiệm trên.
b. Đun nóng dịch A và dịch B ở 80°C trong 15 phút, sau đó để nguội rồi cấy dịch A,
B vào môi trường đặc phù hợp của 2 đĩa petri riêng rẽ và ủ trong 12 giờ.Đĩa nào có
nhiều khuẩn lạc hơn?Tại sao?
Câu 7: (3điểm)
Một cá thể ở 1 loài động vật có bộ NST 2n =12, khi quan sát quá trình giảm phân
của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào sinh tinh có cặp NST số 1 không
phân li trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường, các
tế bào còn lại giảm phân bình thường.
a) Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử đực được tạo thành từ quá trình trên thì số
giao tử có 5 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?
b) Cho rằng các tế bào sinh tinh còn lại giảm phân bình thường mới có khả năng
thụ tinh hình thành hợp tử. Vậy cần cao nhiêu tế bào sinh trứng giảm phân tạo ra
trứng để thụ tinh với số tinh trùng nói trên tạo thành hợp tử? Biết hiệu suất thụ tinh
của tinh trùng là 25% và của trứng là 50%
---------------- HẾT -----------------
Ghi chú:
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
 Giám thị không giải thích gì thêm.

701336381.doc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỀ XUẤT Môn: Sinh học 10
(Đáp án gồm 06 trang) Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1: (1điểm)
Nêu các cấp tổ chức chính của hệ sống theo thứ tự từ thấp đến cao và mối tương
quan giữa các cấp đó? Cho biết tại sao tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể
sống?

Nội dung Điểm


- Các cấp tổ chức cơ bản của tổ chức sống bao gồm: Tế bào, cơ thể, quần 0,5đ
thể, quần xã và hệ sinh thái.
(HS phải trả lời theo đúng thứ tự các cấp, nếu thiếu 1 cấp thì chỉ cho
0,25đ)
- Vì tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của tất cả cơ thể sống và sự sống 0,5đ
chỉ thể hiện khi xuất hiện tổ chức tế bào. Các đại phân tử chỉ thể hiện chức
năng sống trong tổ chức tế bào.
Câu 2: (3điểm)
a) Vì sao các vi khuẩn gây bệnh thường thuộc nhóm Gram (-) nhiều hơn nhóm
Gram (+)? Bên cạnh đó, bệnh do vi khuẩn Gram (-) gây ra cũng thường nặng hơn
và khó điều trị hơn bệnh do vi khuẩn Gram (+) gây ra?
Nội dung Điểm
- Trong thành tế bào của vi khuẩn Gram (-), bên ngoài lớp peptidoglican là 0,25
lớp màng lipopolisaccarit
- Lớp màng này có các tác dụng như sau:
+ Thành phần lipit của màng là 1 loại nội độc tố của vi khuẩn.
+ Bảo vệ vi khuẩn Gram (-) vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể. 0,25
+ Ngăn chặn sự xâm nhập của thuốc kháng sinh và nhiều chất độc khác có
khả năng làm tổn thương tế bào vi khuẩn. 0,25
→ Vi khuẩn Gram (-) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh hơn vi
khuẩn Gram (+). 0,25
- Vì việc dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt Gram (-) khó khăn hơn nhiều: 0,25
+ Khó khăn trong việc chọn thuốc kháng sinh: những loại kháng sinh tiêu
diệt vi khuẩn do ức chế quá trình tổng hợp thành peptidoglican sẽ ít hiệu quả
đối với chúng, …
+ Liều lượng thuốc dùng để điều trị cũng phải hết sức cẩn thận vì nội độc tố
chỉ được giải phóng ra khi vi khuẩn chết và thành tế bào của chúng bị vỡ. Vì
vậy, nếu dùng kháng sinh liều lượng cao làm chết nhiều vi khuẩn cùng lúc 0,25
có thể gây ra tình trạng nguy kịch, thậm chí là tử vong.

b) Ở tế bào nhân thực, cấu trúc nào là trung tâm kiểm soát sự di truyền của tế bào?
Vì sao? Ở tế bào nhân sơ có di truyền tế bào hay không? Và do cấu trúc nào đảm
nhận?
1/6
Nội dung Điểm
. - Tế bào nhân thực: nhân là trung tâm kiểm soát sự di truyền của tế bào. 0,5đ
- Vì: Nhân có vai trò điều khiển mọi hoạt động và quyết định tính di
truyền của tế bào: 0,5đ
+ Nhân chứa vật chất di truyền ADN, nó quy định tính đặc trưng của
prôtêin được tổng hợp nên.
+ Nhân có vai trò chủ đạo trong sự sinh sản của tế bào, do trong nhân
mang các yếu tố di truyền xác định các đặc điểm thế hệ con cháu của chúng. 0,5đ
- Ở tế bào nhân sơ có sự di truyền tế bào và do vùng nhân đảm nhận, vì
vùng nhân chứa vật chất di truyền nhưng chưa có màng bao bọc.
Câu 3: (4điểm)
a) Chứng minh rằng prôtêin là hợp chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống?
Kể tên các loại liên kết hoá học tham gia duy trì cấu trúc protein?
b) Các câu nhận định sau đều là những câu sai, em hãy giải thích rõ lí do vì sao lại
sai?
(1) Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP.
(6) Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế
bào thực vật.
(7) Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những
đại phân tử có cấu trúc đa phân.
(8) Khí sinh học (biogas) là sản phẩm quá trình lên men được dùng làm khí đốt.
(9) Khi có ánh sáng giàu CO2 ,một loại vi sinh vật có thể phát triển tốt trên môi
trường với thành phần chất được tính theo đơn vị g/l như sau:MgSO4: 0,3;
CaCl2: 0,2; NaCl: 4,5; (NH4)3 PO4: 0,2. Môi trường trên gọi là môi trường bán
tổng hợp.
Nội dung câu a Điểm
* Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong tế bào, cơ thể:
- Prôtein cấu trúc: cấu tạo nên tế bào và cơ thể. (Côlagen tham gia cấu tạo 0.25
nên các mô liên kết da.)
- Prôtein dự trữ: dự trữ các axit amin. (Prôtein trong sữa, trong các hạt 0.25
cây…)
- Prôtein bảo vệ: bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. (kháng thể.) 0.25
- Prôtein thụ thể: Thu nhận thông tin và trả lời thông tin. 0.25
- Prôtein xúc tác cho các phản ứng sinh hoá (Các loại enzim).
- Vận chuyển các chất (hemoglobin) 0.25
* Kể tên các loại liên kết hoá học tham gia duy trì cấu trúc protein: liên 0.25
kết peptit, liên kết hidro

Nội dung câu b Điểm


(1) sai 0.5
Ngoài ti thể, ở tế bào nhân thực lục lạp cũng là bào quan tổng hợp ATP.
(2) sai 0.5
Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, xenlulôzơ là

2/6
thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật.
(3) sai 0.5
Lipit không có cấu trúc đa phân.
(4) Đúng. 0.5
Vì nhờ vi sinh vật mà chất hữu cơ được chuyển hóa thành mêtan.Có hai
nhóm vi sinh vật: nhóm vi khuẩn lên men thứ nhất tạo các sản phẩm
cuối cùng là CO2, H2, các axit hữu cơ ( các axêtat). Nhóm vi khuẩn thứ
hai dùng H2, để khử CO2 nhằm thu năng lượng hoặc cắt các axêtat thành
CH4 và CO2.
(5) Sai. 0,5
Vì môi trường đã biết rõ về thành phần và hàm lượng các chất thì được
gọi là môi trường tổng hợp.

Câu 4: (4điểm)
a) Quan sát hình sau (hình mô tả sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất)

A B C

Cho biết hình A, B, C ứng với những hình thức vận chuyển nào qua màng sinh
chất? Lập bảng để phân biệt hình thức vận chuyển (A) với (C) theo các tiêu chí:
nguyên nhân; nhu cầu năng lượng; hướng vận chuyển; kênh vận chuyển; kết quả.

Nội dung Điểm


- (A) ứng với vận chuyển thụ động qua lớp photpholipit kép của màng sinh 0,25
chất 0,25
- (B) ứng với vận chuyển thụ động qua kênh prôtêin của màng sinh chất 0,25
- (C) ứng với vận chuyển chủ động qua lớp photpholipit của màng sinh chất
Phân biệt
Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động (A) Vận chuyển chủ động Điểm
(C)
Nguyên nhân Do sự chênh lệch nồng độ Do nhu cầu của tế bào
0,25đ
Nhu cầu năng Không cần năng lượng Cần năng lượng ATP 0,25đ
lượng ATP
Hướng vận Theo chiều gradien nồng độ Ngược chiều gradien nồng 0,25đ
chuyển độ
3/6
Kênh vận chuyển Khuếch tán trực tiếp qua Khuếch tán qua kênh 0,25đ
photpholipit không qua protein, không qua
kênh protein photpholipit.
Kết quả Đạt đến cân bằng nồng độ Không đạt đến cân bằng 0,25đ
nồng độ

b) Hãy chứng minh rằng trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng được giải
phóng dần dần qua từng giai đoạn khác nhau chứ không giải phóng ồ ạt ngay một lúc.
Nội dung Điểm
* Hô hấp tế bào gồm ba giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep và
chuỗi chuyền electron. Năng lượng ATP được giải phóng dần dần quan ba 0.5
giai đoạn đó, giai đoạn chuỗi chuyền electron giải phóng nhiều năng lượng
nhất.
* Ví dụ. Nguyên liệu hô hấp là 1 phân tử glucôzơ thì năng lượng giải phóng 0.5
qua các giai đoạn như sau:
- Đường phân: giải phóng 2 ATP.
- Chu trình Crep: giải phóng 2 ATP.
- Chuỗi chuyền electron giải phóng 34 ATP.
c) Khi truyền dịch vào tĩnh mạch cho bệnh nhân thì người ta dùng dung dịch
muối đẳng trương so với cơ thể người, không dùng dung dịch muối ưu trương hoặc
nhược trương, hãy giải thích vì sao?
Nội dung Điểm
Truyền dung dịch muối đẳng trương so với cơ thể để đảm bảo sự hoạt 0,5đ
động bình thường của các tế bào trong cơ thể người;
Nếu dd muối ưu trương đặc biệt là nồng độ cao thì các tế bào trong cơ thể 0,5đ
sẽ có nguy cơ mất nước, nếu dd muối nhược trương đặc biệt là nồng độ quá
thấp so với môi trường trong cơ thể thì các tế bào trong cơ thể sẽ có nguy cơ
trương nước nên các chức năng của tế bào không đảm bảo.
Câu 5: (2điểm)
a) Cho một mẫu mô đã bị nghiền nát. Làm thế nào để nhận biết mẫu mô đó là
mô động vật hay mô thực vật? Giải thích?
Nội dung Điểm
- Nhỏ dung dịch KI lên mẫu mô đã bị nghiền nát, nếu cho kết quả màu 0,5
xanh tím thì đó là mô thực vật, nếu kết quả cho màu đỏ tím thì đó là mô
động vật.
 Giải thích: 0,25
- Mô thực vật chứa tinh bột. Tinh bột có 70% amilopectin có mạch phân
nhánh, 30% amilozo có mạch không phân nhánh. Khi KI tan trong dịch 0,25
mô có chứa tinh bột thì các phân tử iod sẽ kết hợp với amilozo ở bên trong
xoắn tạo màu xanh tím
- Mô động vật có chứa glicogen. Glicogen có mạch phân nhánh phức tạp
(như amilopectin). Iod liên kết với mạch phân nhánh nhiều của glicogen
cho màu tím đỏ.

4/6
b. Trong tế bào động vật, những cấu trúc dưới tế bào nào có chứa axít nuclêic? Hãy
nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng chủ yếu của các cấu trúc đó.
Nội dung Điểm
- Các cấu trúc dưới tế bào trong tế bào động vật có chứa axit nucleic: 0,25
Nhân, ti thể, ribôxôm.
- Cấu tạo và chức năng của các cấu trúc:
+ Ribôxôm: Là bào quan không có màng bọc, cấu tạo gồm rARN và 0,25
prôtêin liên kết với nhau tạo thành 2 tiểu phần lớn và bé. Bình thường các
tiểu phần tách nhau ra, chỉ liên kết lại khi thực hiện chức năng. Ribôxôm
là bào quan chuyên tổng hợp prôtêin cho tế bào.
+ Nhân: Được bọc bởi 2 lớp màng, bên trong có chứa dịch nhân, chất 0,25
nhiễm sắc và nhân con. Về chức năng, nhân là nơi lưu giữ thông tin di
truyền quy định toàn bộ đặc tính của tế bào, kiểm soát mọi hoạt động của
tế bào và tham gia vào quá trình phân bào.
+ Ti thể: Được bọc bởi hai lớp màng, màng ngoài nhẵn, màng trong gấp 0,25
nếp tạo thành các mào trên đó có nhiều enzim hô hấp. Bên trong chất nền
chứa ADN và ribôxôm. Ti thể là nơi tổng hợp ATP cung cấp cho các hoạt
động sống của tế bào.

Câu 6: (3điểm)
Cho vào mỗi ống nghiệm A và B 5ml dịch huyền phù vi khuẩn uốn ván
(Clostridium tetani) đem nuôi ở 32 – 35oC. Ống nghiệm A nuôi trong 10 ngày, ống
nghiệm B nuôi trong 24 giờ.
a. Khi làm tiêu bản nhuộm Gram dịch vi khuẩn trong ống nghiệm A và B ta thu được
sơ đồ sau:

- Hãy ghi chú thích các số 1, 2 và giải thích kết quả của thí nghiệm trên.
b. Đun nóng dịch A và dịch B ở 80°C trong 15 phút, sau đó để nguội rồi cấy dịch A, B vào môi
trường đặc phù hợp của 2 đĩa petri riêng rẽ và ủ trong 12 giờ.Đĩa nào có nhiều khuẩn lạc hơn?Tại
sao?
Nội dung Điểm
a. 1- vi khuẩn uốn ván thể sinh dưỡng 0.5
2 - Bào tử vi khuẩn uốn ván 0.5
Giải thích kết quả:
Vi khuẩn uốn ván ở ống nghiệm A nuôi trong 10 ngày ở 32 – 35°C đã hình 0.25
thành nội bào tử.
Vi khuẩn uốn ván ở ống nghiệm B nuôi trong 24 giờ ở 32 – 35°C sinh
trưởng bình thường, không hình thành nội bào tử 0.25
b.
Đun nóng dịch A và dịch B ở 80°C trong 15 phút, sau đó để nguội rồi cấy
5/6
dịch A, B vào môi trường đặc phù hợp của 2 đĩa petri riêng rẽ và ủ trong 12 0.5
giờ.
- Đĩa petri nuôi dịch A có nhiều khuẩn lạc hơn vì: 0.5
 Bào tử vi khuẩn trong dịch A có khả năng chịu nhiệt do cấu tạo bởi
nhiều lớp vỏ và vỏ bào tử được cấu tạo từ hợp chất dipicolinatcanxi
bền với nhiệt  Khi nuôi cấy trong môi trường thuận lợi (trong 12
giờ) bào tử hấp thụ nước, các enzim được hoạt hóa và mọc thành thể
sinh dưỡng  hình thành nhiều khuẩn lạc.
 Đĩa petri nuôi dịch B có rất ít khuẩn lạc do trong dịch B không có nội 0.5
bào tử nên khi đun trong 80°C trong 15 phút chỉ có vài vi khuẩn sống
sót và sinh trưởng tạo thành khuẩn lạc.

Câu 7: (3điểm)
Một cá thể ở 1 loài động vật có bộ NST 2n =12, khi quan sát quá trình giảm
phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào sinh tinh có cặp NST số 1
không phân li trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình
thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường.
a) Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử đực được tạo thành từ quá trình trên thì
số giao tử có 5 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?
b) Cho rằng các tế bào sinh tinh còn lại giảm phân bình thường mới có khả năng thụ tinh
hình thành hợp tử. Vậy cần cao nhiêu tế bào sinh trứng giảm phân tạo ra trứng để thụ tinh với số
tinh trùng nói trên tạo thành hợp tử? Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25% và của trứng là
50%
Nội dung Điểm
a) 0,5
- 1 tế bào sinh tinh tạo ra 4 giao tử đực (tinh trùng), 2000 tế bào sinh tinh tạo
ra 8000 tinh trùng. 0,5
- 1 tế bào sinh tinh có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 1 sẽ tạo
ra 2 loại giao tử ( 1loại chứa 7 NST, 1 loại chứa 5NST) trong 4 giao tử đực
được tạo ra => 1 tế bào sinh tinh có cặp NST số 1 không phân li trong giảm 0,5
phân 1 sẽ tạo ra 2 giao tử đực có chứa 5 NST trong tế bào. Vậy 20 tế bào có
cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 1 sẽ tạo ra 40 giao tử đực có 0,25
chứa 5 NST trong tế bào. 0,25
- Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử đực được tạo thành từ quá trình trên 0,5
thì số giao tử có 5 NST chiếm tỉ lệ: (40: 8000) x100= 0,5%
b) - Số tế bào sinh tinh giảm phâm bình thường: 2000 -20 =1980 tế bào sinh 0,5
tinh.
- Số tinh trùng có khả năng thụ tinh: 1980 x4 =7920 tinh trùng.
- Số tinh trùng được thụ tinh tạo thành hợp tử: 7920 x 25%= 1980 tinh
trùng. Vậy có 1980 hợp tử
- Số tế bào sinh trứng cần thiết để thụ tinh tạo 1980 hợp tử:
(1980 x100) : 50 = 3960 tế bào sinh trứng
Người ra đề: Nguyễn Thị Cúc - SĐT: 0984 846967
Phạm Thanh Xuân – SĐT: 0989 605636

6/6

You might also like