Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

-```````````````````+ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ

I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Cu-ba được
mở đầu bởi sự kiện nào
A. Tổ chức cách mạng mang tên “Phong trào 26/7" được thành lập.
B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa của 137 thanh niên Cu-ba yêu nước (26/7/1953).
C. Phi-đen Cát-xtơ-rõ cùng đồng đội mở cuộc đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-en-tê (tháng 11/1956).
D. Lực lượng cách mạng Cu-ba tấn công, đánh chiếm thủ đô La-ha-ba-na (1/1959).
Câu 2. Quốc gia được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ
La-tinh” là:
A. Cu-ba.
B. Ac-hen-ti-na
C. Bra-xin.
D. Mê-hi-cô.
Câu 3. Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ
La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chống lại chế độ độc tài thân Mĩ.
B. chống lại chế độ độc tài Ba-ti-xta
C. chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha
D. chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 4. So với cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, phong trào đấu tranh cách mạng của
nhân dân Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì khác biệt?
A. Nhân dân Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh thuộc về giai cấp vô sản.
C. Nhân dân Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
D. Diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức liên minh khu vực.
Câu 5. Cho các dữ kiện sau:
1. Tướng Ba-ti-xta tiến hành đảo chính, thiết lập chế độ độc tài “thân Mi" ở Cu-ba.
2. Quân dân Cu-ba đánh tan đội quân 1300 tên lính đánh thuê của Mĩ ở bãi biển Hi-rôn.
3. Chính phù độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ,
4. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa của 135 thanh niên yêu nước dưới sự lãnh đạo của
Phi-đen Cát-xtơ-rÓ
5. Phi-đen Cat-xtơ-rô cùng các đồng đội trở về Cu-ba trên con tàu "Gran-ma" và mở đổ bộ
lên tỉnh O-ri-en-tê
Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo trình tự tiến trình của cách mạng Cu-ba.
C. 1.4.5, 2, 3
A. 1, 3, 5, 4.2
B. 2, 3, 5, 4, 1
D. 1.4.5.3, 2.
Câu 6: Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, các nước Mĩ Latinh rơi vào vòng lệ thuộc
địa
A. thực dân Anh.
B. đế quốc Mĩ.
C. thực dân Pháp.
D. đế quốc Nhật.
Câu 7. Lãnh tụ nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân Cuba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ là
A. Hô-xê-mác-ti.
B. A-gien-đê.
C. Chê Ghê-va-na.
D. Phi-đen Cát-xtơ-rô.
Câu 8:Phong trào đấu tranh cách mạng ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã biến khu
vực này thành
A. “lục địa bùng cháy”.
B. “lục địa mới trỗi dậy”.
C. “sân sau của Mĩ”.
D. “lục địa ngủ kĩ”.
Câu 9: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân
dân các nước Mĩ La-tinh chủ yếu diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Biểu tình của nông dân.
Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thành lập các chế độ độc tài ở Mĩ Latinh
nhằm biến khu vực này thành
A. “sân sau”.
B. đồng minh.
C. thuộc địa duy nhất.
D. căn cứ quân sự duy nhất.
II. Tự luận:
Câu 1: Sự thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
a, Hoàn cảnh ra đời
- Các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về lịch sử, vì vậy sau khi giành được độc lập
đã ra sức khôi phục và phát triển kinh tế. Trước những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, nhiều nước Đông Nam Á đã chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng
nhau hợp tác phát triển trên các lĩnh vực
- Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu
vực, nhất là khi Mỹ đang sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và khó tránh khỏi
thất bại
- Trên thế giới, xu thế liên minh liên kết khu vực cũng đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh
vực. Đặc biệt sự ra đời và hoạt động tích cực của cộng đồng Châu Âu (EC) đã cổ vũ, thúc đẩy các
nước Đông Nam Á tiến nhanh đến quá trình hợp tác
b, Sự thành lập
8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được
thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore và Thái Lan. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu quá trình liên kết
khu vực ở Đông Nam Á
c, Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
- Mục tiêu: hội đồng đã ra bản tuyên ngôn độc lập ASEAN, sau này gọi là tuyên bố Băng Cốc đã
xác định mục tiêu của ASEAN là: “phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác
chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực”
- Nguyên tắc hoạt động: tháng 2/1976, các nước ASEAN đã ký hiệp ước thân thiện và hợp tác
Đông Nam Á tại Bali (hiệp ước Bali), xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước
thành viên: cùng nhau tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có kết quả

Câu 2: Nêu sự hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN từ khi thành lập
cho đến nay
- Từ khi thành lập cho đến năm 1975: ASEAN chưa có nhiều hoạt động đáng kể, Việt Nam ít xác
lập mối quan hệ với ASEAN
- Mùa xuân 1975, kháng chiến chống Mĩ giành thắng lợi. 1976, các nước ASEAN kí hiệp ước Bali.
Mối quan hệ giữa ASEAN và các nước Đông Nam Á được cải thiện qua các chuyến viếng thăm lẫn
nhau của các quan chức cấp cao
- 12/1978, theo yêu cầu của mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyên Việt
Nam đã kéo vào Campuchia lật đổ tập đoàn PolPot. Nhiều nước lớn có dính líu nên tình hình Đông
Nam Á lại căng thẳng trở lại
- Những năm 80 thế kỉ XX, ASEAN điều chỉnh chính sách đối ngoại sang hòa hoãn đối thoại
- Sau CTL, vấn đề Campuchia được giải quyết, mối quan hệ giữa Đông Dương và ASEAN có biến
chuyển tích cực. Việt Nam bắt đầu muốn làm bạn với tất cả các nước

Câu 3: Sau chiến tranh thế giới 2, tình hình Đông Nam Á có những nét nổi bật như thế nào?
Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, dân số đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú
- Trước chiến tranh thế giới 2, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa các nước tư bản
phương Tây. Trong chiến tranh thế giới 2, các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật chiếm đóng
- 8/1945, chớp thời cơ Nhật đầu hàng phe Đồng minh, các nước Đông Nam Á đã đứng lên lần lượt
giành độc lập như: Việt Nam, Lào, Indonexia (1945) và 1 số nước khác như Miến Điện, Mã Lai
- Nhưng mà sau đó các nước Đông Nam Á lại phải đứng lên chống sự xâm lược trở lại của các nước
đế quốc. Cuối cùng, các nước đế quốc đã phải trao trả và công nhận nền độc lập của các nước Đông
Nam Á: Mĩ – Philippin, Anh – Mã Lai, Miến Điện, Pháp – Đông Dương
- Như vậy đến những năm 50 thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập
- Cũng từ những năm 50 thế kỉ XX, trong bối cảnh chiến tranh lanh, tình hình Đông Nam Á lại
không ổn định do chính sách can thiệp của Mĩ
- Từ khi Mĩ quay lại Đông Nam Á, chính sách đối ngoại của Đông Nam Á có sự điều chỉnh: thân
Mĩ, chống Mĩ, trung lập
- Sau khi các nước Đông Nam Á giành được độc lập đã bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát
triển kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tựu. 10 nước Đông Nam Á cùng đứng trong một tổ chức liên
kết khu vực là ASEAN ngày càng có vị trí cao trên trường quốc tế

Câu 4: Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo nên những thời cơ và thách thức gì?
Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này
+ Thời cơ:
- Tạo điều kiện cho Việt Nam được hội nhập về kinh tế- văn hóa vào cộng đồng khu vực, vào thị
trường các nước Đông Nam Á
- Thu được vốn đầu tư trong và ngoài khối ASEAN, chuyển giao công nghệ, mở ra cơ hội lớn học
tập tiếp thu trình độ KH-KT, …. để phát triển
- Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất, kỹ thuật so với các nước trong khu
vực và thế giới
+ Thách thức:
- Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế
- Phải bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, hòa nhập nếu không đứng vững thì dễ bị hòa tan về
chính trị, văn hóa, xã hội,… dễ bị tụt hậu về kinh tế, nền kinh tế sẽ nguy hiểm vì điều kiện kỹ thuật
sản xuất kém hơn
- Việt Nam phải củng cố quốc phòng và tăng cường an ninh để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt
là vùng biên giới và biển đảo
-

You might also like