Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Lớp: D15 Ngày thực tập: 19.04.

2016 Nhóm TT: 3


Thành viên:
-Phan Thị Ngọc Quyên
-Lê Diễm Quỳnh
-Phạm Thị Kim Quỳnh
-Lư Nữ Như Quỳnh
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP HÓA
BÀI 7: CÁC NGUYÊN TỐ PHÂN NHÓM IB, IIB, VIB
I. Thí nghiệm 1: Khảo sát độ tan của bạc halogenur
a) Hiện tượng:
- Màu của kết tủa trong 3 ống nghiệm 1, 2, 3 lần lượt là: trắng (AgCl), vàng nhạt (AgBr), vàng đậm (AgI).
- Lượng kết tủa trong 3 ống nghiệm tăng dần theo thứ tự: ống 1< ống 2< ống 3.
b) Phương trình phản ứng:

- Ống nghiệm 1: KCl + AgNO3 → AgCl↓ + KNO3


trắng
- Ống nghiệm 2: KBr + AgNO3 → AgBr↓ + KNO3
vàng nhạt
- Ống nghiệm 3: KI + AgNO3 → AgI↓ + KNO3
vàng đậm
c) Giải thích:
- Các muối bạc halogenur sinh ra là kết quả của sự kết hợp các ion trong dung dịch trong phản ứng trao đổi giữa 2 muối.
- Với cấu hình e đạt trạng thái bão hòa ([Kr] 4d10), ion Ag có khả năng phân cực lớn, các hợp chất của chúng có đặc

tính cộng hóa trị cao nên đa số ít tan trong nước ⇒ Các hợp chất bạc halogenur đều ít tan (trừ AgF).

- Trong cùng 1 dãy hợp chất với cation là Ag , độ tan của các muối giảm dần khi bán kính anion (X ) tăng dần. Bởi
vì anion X có bán kính càng lớn càng dễ biến dạng, nghĩa là càng dễ bị cực hóa bởi tác dụng của cation Ag+ nên càng
khó tan trong nước. Tính dễ bị cực hóa đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tăng dần độ đậm màu của bạc halogenur từ
florua đến iodua.

⇨ Kết luận: Độ tan của bạc halogenur giảm dần và màu sắc của kết tủa đậm dần khi bán kính anion tăng dần.

II. Thí nghiệm 2: Khả năng tạo phức của Ag(I)


a) Hiện tượng:
- Với NH4OH đậm đặc: AgCl tan hoàn toàn, AgBr tan 1 phần và AgI hầu như không tan.
- Với dung dịch KCN: các kết tủa trên đều tan hoàn toàn, tạo dung dịch trong suốt.
b) Phương trình phản ứng:
- Với dung dịch NH4OH đậm đặc:

(1) AgCl + 2NH3 ⇌ [Ag(NH3)2]+ + Cl K1 = 1,8. 10


(2) AgBr + 2NH3 ⇌ [Ag(NH3)2]+ + Br K2 = 5,0. 10
(3) AgI + 2NH3 ⇌ [Ag(NH3)2]+ + I K3 = 8,3. 10
1
- Với dung dịch KCN 0,5M:
AgX +2 KCN → K[Ag(CN)2] + KX (X: Cl, Br, I) K[ ( ) ] = 7,8. 10
c) Giải thích:
- Với dung dịch NH4OH đậm đặc: Khả năng tạo phức của Ag(I) halogenua (từ florua tới iodua) với NH3 giảm dần do
hằng số bền K của các phức tương ứng giảm dần (K3 < K2 < K1).
- Với dung dịch KCN: Phức được tạo thành không chịu ảnh hưởng của anion X (K[Ag(CN)2]) nên không có sự sai
khác giữa các muối bạc halogenur khác nhau khi hòa tan trong KCN. Mặt khác, do phức [Ag(CN)2] – có hằng số bền rất
lớn (K [ ( ) ] = 7,8. 10 ) nên phức của bạc với cyanua bền hơn nhiều so với phức của bạc với ammoniac.

⇨ Kết luận:

- Ag(I) có khả năng tạo cả phức cation và phức anion với nhiều phối tử vô cơ (và cả hữu cơ).
- Khả năng tạo phức của Ag(I) với từng phối tử khác nhau là khác nhau:
+Với phối tử NH3: khả năng tạo phức của AgI < AgBr < AgCl.
+Với phối tử CN : khả năng tạo phức của AgI = AgBr = AgCl.

III. Thí nghiệm 3: Chế tạo phức đồng (I) clorur


a) Hiện tượng:
- Sau khi đun cạn hỗn hợp trong ống nghiệm : thấy xuất hiện phức chất màu đen.
- Sự trầm hiện của CuCl (sau khi để nguội và cho nước cất vào ống nghiệm): quan sát thấy có lớp chất rắn màu trắng
quanh miếng vỏ bào đồng dư. Lúc này dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh lục đậm.
- Khi cho KCN 0,5M vào ống nghiệm, thấy kết tủa tan, dung dịch nhạt màu dần, sau cùng ta thu được dung dịch
trong suốt.
b) Phương trình phản ứng:
0 +2 +1
Cu + CuCl2 bh + 2HClđ → 2H[CuCl2]
đen
H[CuCl2] ⇋ CuCl↓ + HCl
trắng
CuCl + 2KCN → K[Cu(CN)2] + KCl
không màu
c) Giải thích:
- Cu tham gia phản ứng oxi hóa-khử với tác nhân oxi hóa là CuCl2 bh, trong môi trường HClđ tạo ra phức chất
H[CuCl2] màu đen.
- Với cấu hình e đạt trạng thái bão hòa ([Ar] 3d10), ion Cu có khả năng phân cực lớn, các hợp chất của chúng có đặc

tính cộng hóa trị cao nên đa số ít tan trong nước ⇒ CuCl ít tan trong nước ⇒ Quan sát thấy sự trầm hiện của CuCl khi cho

nước vào ống nghiệm sau khi để nguội.


- CuCl có khả năng tan trong dung dịch KCN tạo thành phức chất K[Cu(CN)2] không màu.
- Phức chất K[Cu(CN)2] không màu là do cation kim loại trung tâm Cu có cấu hình e bão hòa ( không có e độc thân)

⇒ không hấp thụ ánh sáng ⇒ dung dịch thu được trong suốt.

2
⇨ Kết luận: Phức đồng (I) clorur được điều chế dựa vào phản ứng oxi hóa-khử giữa Cu và dung dịch CuCl2 bão hòa

trong môi trường acid.

IV. Thí nghiệm 4: Điều chế phức đồng (II)


a) Hiện tượng:
- Ban đầu xuất hiện kết tủa bông màu xanh lam khi cho NH4OH 2M vào ống nghiệm có chứa dung dịch CuSO4.
- Cho tiếp NH4OH từ từ vào ống nghiệm, thấy lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau kết tủa tan dần đến hết, kết quả
thu được dung dịch có màu xanh thẫm.
b) Phương trình phản ứng:

CuSO4 + 2NH4OH → Cu(OH)2↓ + (NH4)2SO4


xanh
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
xanh thẫm
c) Giải thích:
- Cu(OH)2 sinh ra trong giai đoạn đầu của thí nghiệm là kết quả của sự kết hợp giữa ion Cu và OH trong phản ứng
trao đổi giữa CuSO4 và NH4OH.
- Cu(OH)2 có khả năng tạo phức với phối tử là NH3 nên kết tủa sau khi được tạo ra bị hòa tan bởi dung dịch NH4OH
dư, tạo thành phức chất [Cu(NH3)4](OH)2 có màu xanh thẫm. Ở đây, bốn liên kết giữa Cu và NH3 là các liên kết phối
trí, trong đó các cặp electron dùng chung đều do N bỏ ra.
- Phức [Cu(NH3)4](OH)2 có màu là do trong cấu hình e của cation kim loại trung tâm Cu có chứa e độc thân ở
orbital d nên có sự chuyển dời mức năng lượng (từ orbital d có năng lượng thấp đến orbital d có năng lượng cao) của e
độc thân khi ánh sáng chiếu đến, các e này hấp thụ các photon ánh sáng có mức năng lượng phù hợp, do vậy hình thành
nên màu đặc trưng của phức (là màu của những bức xạ không bị hấp thụ).

⇨ Kết luận: Phức [Cu(NH3)4](OH)2 được điều chế từ phản ứng giữa dung dịch CuSO4 và dung dịch NH4OH dư.

V. Thí nghiệm 5: Tính chất của Zn và Zn(OH)2


a) Ống nghiệm 1:
- Hiện tượng: Bột Zn tan dần (tan tương đối chậm), đồng thời xuất hiện sủi bọt khí H2.

- Phương trình: Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2↑

- Giải thích: Zn có khả năng tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng H2.
b) Ống nghiệm 2:
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng keo ngay khi cho NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch ZnCl2. Sau đó kết tủa
bị hòa tan bởi dung dịch HCl 2M, cuối cùng thu được dung dịch trong suốt.

- Phương trình: ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2↓+ 2NaCl


trắng
Zn(OH)2 + 2HCl + 2H2O → [Zn(H2O)4]Cl2
- Giải thích:
+ Phản ứng trao đổi xảy ra giữa ZnCl2 và NaOH, sự kết hợp giữa các ion Zn2+ và OH tạo thành kết tủa Zn(OH)2.
+ Zn(OH)2 bị hòa tan trong dung dịch HCl do tạo thành phức tan [Zn(H2O)4]Cl2.
3
c) Ống nghiệm 3:
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng keo ngay khi cho NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch ZnCl2, lượng kết tủa
tăng dần cho đến cực đại rồi ngay sau đó bị hòa tan trong NaOH dư. Đến khi kết tủa bị hòa tan hết, thu được dung dịch
trong suốt.
- Phương trình:

ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2↓ + 2NaCl


trắng

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2[Zn(OH)4]

- Giải thích:
+ Phản ứng trao đổi xảy ra giữa ZnCl2 và NaOH, sự kết hợp giữa các ion Zn2+ và OH tạo thành kết tủa Zn(OH)2.
+ Zn(OH)2 bị hòa tan trong dung dịch NaOH do tạo thành phức tan Na2[Zn(OH)4].

⇨ Kết luận:

- Kim loại Zn có thể tan trong dung dịch kiềm giải phóng Hydro.
- Hydroxid Zn(OH)2 là chất lưỡng tính.

VI. Thí nghiệm 6: Phản ứng tạo phức của Zn(II)


a) Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng keo, kết tủa tăng dần lên đến cực đại sau đó bị hòa tan trong dung dịch NH4OH
dư. Khi kết tủa tan hoàn toàn, ta thu được dung dịch trong suốt.
b) Phương trình phản ứng:

ZnCl2 + 2 NH4OH → Zn(OH)2↓ + 2NH4Cl


trắng

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2


c) Giải thích:
- Zn(OH)2 được tạo ra do sự kết hợp giữa ion OH- và ion Zn2+ trong phản ứng trao đổi giữa ZnCl2 và NH4OH.
- Zn(OH)2 là hydroxid có khả năng tạo phức với phối tử trung hòa là NH3 nên sau khi được tạo thành sẽ bị hòa tan
trong NH3 dư. Phức [Zn(NH3)4](OH)2 được tạo thành nhờ liên kết phối trí giữa cặp electron chưa liên kết của N với các
orbital còn trống của ion Zn2+.
- Phức [Zn(NH3)4](OH)2 không màu là do phân lớp d của Zn2+ không chứa e độc thân nên không hấp thụ ánh sáng.

⇨ Kết luận: Zn2+ có khả năng tạo phức với phối tử NH3, phức tạo thành không màu.

VII. Thí nghiệm 7: So sánh độ bền của phức


a) Hiện tượng: Trong 2 ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng AgCl ngay khi cho KCl vào dung dịch AgNO3. Sau đó,
hiện tượng ở mỗi ống xảy ra cụ thể như sau:
- Ống 1: Kết tủa tan dần khi cho NH4OH đậm đặc vào ống nghiệm, thu được dung dịch trong suốt. Khi cho KBr vào
ống thì dung dịch chuyển sang màu vàng đục, xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt ở đáy ống nghiệm. Đồng thời, xuất hiện
sủi bọt khí mùi khai, sốc NH3.
- Ống 2: Kết tủa AgCl tan trong dung dịch Na2S2O3 tạo phức không màu. Khi cho KBr vào không thấy có hiện tượng.

4
b) Phương trình phản ứng:

- Ống 1: AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3


trắng
AgCl + NH4OH → [Ag(NH3)2]Cl + H2O Kcb[Ag(NH3)2]+ =6,8. 10

[Ag(NH3)2]Cl + KBr → AgBr ↓ + 2NH3 + KCl


vàng nhạt
AgBr ⇆ Ag+ +Br TAgBr = 3,3. 10

- Ống 2: AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3


trắng
AgCl + Na2S2O3 → Na3[Ag(S2O3)2] + NaCl Kcb[Ag(S2O3)]3-=6,0. 10

Na3[Ag(S2O3)2] + KBr ↛

c) Giải thích:
- AgCl tạo thành do sự kết hợp ion Ag+ và ion Cl trong phản ứng trao đổi giữa AgNO3 và KCl.
- Hằng số cân bằng tỉ lệ nghịch với hằng số bền của phức. Như vậy, Kcb càng nhỏ thì chứng tỏ phức càng bền.

- Kcb[Ag(NH3)2]+ » TAgBr nên lượng Ag+ được phân li đủ thỏa mãn điều kiện [Ag+].[Br ] > TAgBr , do đó có thể tạo

được kết tủa AgBr. Ngược lại, Kcb[Ag(S2O3)]3- « TAgBr nên lượng Ag+ phân li ra không đủ để tạo kết tủa với Br .

⇨ Kết luận: Độ bền của phức Ag(I) với các phối tử khác nhau là khác nhau. Phức có hằng số cân bằng càng lớn thì

càng kém bền và ngược lại.

VIII. Tính chất của hợp chất Cr(VI)


a) Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa I2 màu tím đen, dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu xanh đậm. Khi đun nóng
trong tủ hút, thấy hơi I2 màu tím thăng hoa.
b) Phương trình phản ứng: +6 -1 0 +3

K2Cr2O7 + 7H2SO4 + 6KI → 4K2SO4 + 3I2↓ + Cr2(SO4)3 + 7 H2O


da cam tím đen xanh đậm
c) Giải thích:
 Trong môi trường acid, K2Cr2O7 tham gia phản ứng oxi hóa – khử với KI tạo kết tủa I2 màu tím đen, dung dịch có
màu xanh đậm của Cr2(SO4)3. Trong phản ứng này, Cr2O7 2- là chất oxi hóa, số oxi hóa giảm từ +6 xuống +3; I là chất
khử, số oxi hóa tăng từ -1 lên 0.
 Khi đun nóng, I2 thăng hoa tạo hơi có màu tím.

⇨ Kết luận: Hợp chất Cr(VI) có tính oxy hóa mạnh trong môi trường acid.

5
IX. Tính lưỡng tính của Cr(OH)3
a) Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu xanh xám Cr(OH)3 ngay khi cho Cr2(SO4)3 tác dụng với NaOH. Sau đó, ở cả 2
ống nghiệm kết tủa đều tan. Dung dịch thu được ở ống 1 có màu xanh tím, ở ống 2 có màu xanh ngọc.

b) Phương trình phản ứng: Cr2(SO4)3 + 6 NaOH → 2Cr(OH)3↓ + 3Na2SO4


xanh xám
 Ống 1: Cr(OH)3 + 3HCl + 3H2O → [Cr(H2O)6]Cl3
xanh tím
 Ống 2: Cr(OH)3 + 3NaOH → Na3[Cr(OH)6]
xanh ngọc
c)Giải thích:
 Cr(OH)3 được tạo thành do phản ứng trao đổi giữa Cr2(SO4)3 và NaOH.
 Cr(OH)3 tan trong dung dịch HCl tạo thành phức aquo [Cr(H2O)6]3+ có màu xanh tím.
 Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH tạo thành phức orthocromit [Cr(OH)6]3- có màu xanh ngọc.

⇨ Kết luận: Cr(OH)3 là hydroxid lưỡng tính.

X. Tính khử của crom (III) hydroxid


a) Hiện tượng: Dung dịch chuyển từ màu xanh ngọc sang màu vàng, xuất hiện sủi bọt khí O2 không màu, không mùi.
b) Phương trình phản ứng:
 Phương trình phản ứng chính: +3 -1 +6 -2
2Na3[Cr(OH)6] + 3H2O2 → 2 Na2CrO4 + 2NaOH + 8H2O

xanh ngọc vàng

 Phương trình phản ứng phụ: 2H2O2 ⎯ 2H2O + O2↑


c) Giải thích:
 Cr +3 trong Na3[Cr(OH)6] bị oxy hóa bởi H2O2 tạo thành Cr+6 trong Na2CrO4, đồng thời H2O2 bị khử tạo thành H2O,
dung dịch có màu vàng đặc trưng của ion cromat CrO42-.
 H2O2 là hợp chất kém bền, bị phân hủy trong môi trường kiềm, sinh ra khí O2.

⇨ Kết luận: [Cr(OH)6]3- có tính khử .

XI. Tính chất của Cr(VI)


a) Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa CrO3 hình kim, màu đỏ sẫm, dung dịch chuyển từ màu vàng sang da cam . Khi cho
C2H5OH phản ứng với kết tủa, thấy kết tủa tan, xuất hiện kết tủa mới là Cr2O3 có màu xanh lục, song kết tủa bị hòa tan
một phần (tương đối nhỏ), dung dịch tạo thành có màu xanh ngọc.
b) Phương trình phản ứng:
- Phương trình phản ứng chính:

K2CrO4 + H2SO4đ → 2CrO3↓ + K2SO4 + H2O

vàng đỏ sẫm
6
+6 -1 +3 +3
4CrO3 + 3CH3 – CH2 – OH → 3CH3 – COOH + 2Cr2O3↓ + 3H2O
xanh lục

- Phương trình phản ứng phụ:


2CrO42- + 2H+ ⇆ Cr2O72- + H2O
vàng da cam
Cr2O3 + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2O
xanh ngọc
c) Giải thích:
 CrO3 được điều chế bằng phản ứng giữa H2SO4 đặc và dung dịch K2CrO4 bão hòa. Do trong môi trường acid nên
CrO42- chuyển hóa thành Cr2O72- làm dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
 C2H5OH khử CrO3 thành Cr2O3, đồng thời C2H5OH bị oxy hóa thành CH3COOH.
 Cr2O3 có tính lưỡng tính nên tan một phần (rất nhỏ) trong dung dịch H2SO4 đặc còn sót lại trong quá trình gạn kết tủa.

⇨ Kết luận:

- Crom (VI) oxid được điều chế từ H2SO4 đặc và dung dịch K2CrO4 bão hòa (hoặc dung dịch K2Cr2O7).
- Các hợp chất Cr(VI) có tính oxy hóa mạnh trong môi trường acid.

XII. Phản ứng chuyển hóa giữa CrO42- và Cr2O72-


a) Hiện tượng:
 Khi cho HCl đặc vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang da cam.
 Sau đó, dung dịch lại chuyển về màu vàng khi cho NaOH vào ống nghiệm.
b) Phương trình phản ứng:

2CrO42- + 2H+ ⇆ Cr2O72- + H2O


vàng da cam
c) Giải thích:
 Trong môi trường acid, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận, làm tăng nồng độ ion dicromat, dung dịch có
màu da cam của ion dicromat.
 Trong môi trường base, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch, dicromat chuyển hóa thành cromat, dung dịch
có màu vàng của ion cromat.

⇨ Kết luận: Phụ thuộc vào độ acid của dung dịch, ion cromat và dicromat có thể chuyển hóa qua lại, dẫn đến màu của

dung dịch cũng có sự thay đổi tương ứng.

You might also like