0.3 Cau Hoi Va Goi y On Tap Chương 3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

CHUONG 3

1. Sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất?
- Sản xuất là gì?
- Sự sản xuất xã hội gồm những phương diện nào?
- SX vật chất là gì?
- Vai trò của SX VC?
+ Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin, con người cần thỏa mãn những điều gì
trước khi hoạt động chính trị, tôn giáo, nghệ thuật…?
+ Theo C. Mác, tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại là gì?
+ Trên quan điểm duy vật về lịch sử, con người cần xuất phát từ yếu tố nào để nhận thức và
cải tạo xã hội?
2. Biện chứng giữa LLSX và QHSX
- Khái niệm PTSX; Các yếu tố tạo thành PTSX? Yếu tố nào là quan trọng nhất?
- Cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất trong những giai đoạn lịch sử
nhất định của xã hội loài người được gọi là gì?
- Kể tên các PTSX trong lịch sử? PTSX nào dựa trên cơ sở sản xuất công nghiệp?
- Khái niệm LLSX? LLSX gồm những yếu tố nào tạo thành? Yếu tố nào là quan trọng?
- TLSX gồm yếu tố nào tạo thành? Yếu tố nào là quan trọng?
- TLLĐ gồm yếu tố nào tạo thành? Yếu tố nào là quan trọng?
- Yếu tố nào dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nói lên khả năng chinh
phục tự nhiên của con người?
- Yếu tố nào dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất?
- Yếu tố nào dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên?
- Giữa LLSX và QHSX yếu tố nào mang tính thường xuyên biến đổi, mang tính tiến bộ, cách
mạng; yếu tố nào mang tính ổn định, bảo thủ, lạc hậu?
- Giữa LLSX và QHSX yếu tố nào là mặt tự nhiên; yếu tố nào là mặt xã hội của PTSX?
- QHSX là gì? Bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào quan trọng, quyết định; yếu tố nào
tác động làm thúc đẩy hay kìm hãm sản xuất; yếu tố nào kích thích tới lợi ích của người lao
động?
- Hiện nay yếu tố nào được xem là LLSX trực tiếp?
- Phương diện nào trong quan hệ sản xuất phản ánh cách thức và quy mô của cải vật chất mà
con người được hưởng?
- Sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, trong khi QHSX không thay
đổi tất yếu dẫn đến điều gì?
- Trong quá trình sản xuất vật chất, con người đã đồng thời thực hiện hai mối quan hệ “song
trùng”, đó là những mối quan hệ nào?
- Giữa LLSX và QHSX yếu tố nào mang tính quyết định? Khi LLSX thay đổi thì QHSX phải
ntn?
- Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo những chiều
hướng nào?
- Khi nào QHSX được xem là không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX?
- Yếu tố nào là động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất?
- Tính chất của lực lượng sản xuất thể hiện như thế nào?
- Khi quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
thì đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất xã hội là gì?
- LLSX sẽ như thế nào khi quan hệ sản xuất lạc hậu hoặc tiên tiến một cách giả tạo so với
lực lượng sản xuất?
- Mối quan hệ giữa những yếu tố nào là đặc trưng cơ bản nhất của lực lượng sản xuất?
- Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng với mối
quan hệ nào?
+ Nội dung và hình thức của quá trình sản xuất
+ Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang thực hiện điều gì để thiết lập quan hệ sản xuất phù
hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất?
- Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang thực hiện điều gì để phát triển lực lượng sản xuất,
xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội?
- Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện trong xã hội như thế nào?
Câu hỏi phần I_LLSX – QHSX
1. Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin, con người cần thỏa mãn những điều gì
trước khi hoạt động chính trị, tôn giáo, nghệ thuật…?
2. Theo C. Mác, tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại là gì?
3. Trên quan điểm duy vật về lịch sử, con người cần xuất phát từ yếu tố nào để nhận thức và cải
tạo xã hội?
4. Các yếu tố tạo thành PTSX? Yếu tố nào là quan trọng nhất?
5. Cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất trong những giai đoạn lịch sử nhất
định của xã hội loài người được gọi là gì?
6. Yếu tố nào dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nói lên khả năng chinh phục
tự nhiên của con người?
7. Yếu tố nào dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất?
8. Yếu tố nào dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên?
9. Giữa LLSX và QHSX yếu tố nào mang tính thường xuyên biến đổi, mang tính tiến bộ, cách
mạng; yếu tố nào mang tính ổn định, bảo thủ, lạc hậu?
10. Giữa LLSX và QHSX yếu tố nào là mặt tự nhiên; yếu tố nào là mặt xã hội của PTSX?
11. QHSX bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào quan trọng, quyết định; yếu tố nào tác động
làm thúc đẩy hay kìm hãm sản xuất; yếu tố nào kích thích tới lợi ích của người lao động?
12. Hiện nay yếu tố nào được xem là LLSX trực tiếp?
13. Phương diện nào trong quan hệ sản xuất phản ánh cách thức và quy mô của cải vật chất mà
con người được hưởng?
14. Sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, trong khi QHSX không thay
đổi tất yếu dẫn đến điều gì?
15.Trong quá trình sản xuất vật chất, con người đã đồng thời thực hiện hai mối quan hệ “song
trùng”, đó là những mối quan hệ nào?
16.Giữa LLSX và QHSX yếu tố nào mang tính quyết định? Khi LLSX thay đổi thì QHSX phải
ntn?
17. Khi nào QHSX được xem là không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX?
18. Khi quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
thì đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất xã hội là gì?
19. LLSX sẽ như thế nào khi quan hệ sản xuất lạc hậu hoặc tiên tiến một cách giả tạo so với lực
lượng sản xuất?
20. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang thực hiện điều gì để thiết lập quan hệ sản xuất phù
hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất?
21. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang thực hiện điều gì để phát triển lực lượng sản xuất,
xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội?
22. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện trong xã hội như thế nào?

GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN I


1. Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin, con người cần thỏa mãn những điều gì
trước khi hoạt động chính trị, tôn giáo, nghệ thuật…?
Ăn, uống, ở, mặc,...
2. Theo C. Mác, tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại là gì?
“Sự tồn tại của những cá nhân con người sống”
3. Trên quan điểm duy vật về lịch sử, con người cần xuất phát từ yếu tố nào để nhận thức và cải
tạo xã hội?
Đời sống vật chất, nền sản xuất VC
4. Các yếu tố tạo thành PTSX? Yếu tố nào là quan trọng nhất?
LLSX (quan trọng); QHSX
5. Cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất trong những giai đoạn lịch sử nhất
định của xã hội loài người được gọi là gì?
PTSX
6. Yếu tố nào dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nói lên khả năng chinh phục
tự nhiên của con người?
LLSX
7. Yếu tố nào dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất?
QHSX
8. Yếu tố nào dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên?
LLSX
9. Giữa LLSX và QHSX yếu tố nào mang tính thường xuyên biến đổi, mang tính tiến bộ, cách
mạng; yếu tố nào mang tính ổn định, bảo thủ, lạc hậu?
LLSX thường xuyên biến đổi...
QHSX ổn định,...
10. Giữa LLSX và QHSX yếu tố nào là mặt tự nhiên; yếu tố nào là mặt xã hội của PTSX?
LLSX là mặt tự nhiên; QHSX là mặt xã hội
11. QHSX bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào quan trọng, quyết định; yếu tố nào tác động
làm thúc đẩy hay kìm hãm sản xuất; yếu tố nào kích thích tới lợi ích của người lao động?
QHSH TLSX; QH về tổ chức quản lý; QH về phân phối
12. Hiện nay yếu tố nào được xem là LLSX trực tiếp?
Khoa học kỹ thuật
13. Phương diện nào trong quan hệ sản xuất phản ánh cách thức và quy mô của cải vật chất mà
con người được hưởng?
QH phân phối
14. Sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, trong khi QHSX không thay
đổi tất yếu dẫn đến điều gì?
Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX
15.Trong quá trình sản xuất vật chất, con người đã đồng thời thực hiện hai mối quan hệ “song
trùng”, đó là những mối quan hệ nào?
Quan hệ giữa con người với tự nhiên (LLSX) và Quan hệ giữa con người với con người (QHSX)
16.Giữa LLSX và QHSX yếu tố nào mang tính quyết định? Khi LLSX thay đổi thì QHSX phải
ntn?
LLSX quyết định;
QHSX phải thay đổi theo
17. Khi nào QHSX được xem là không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX?
Lạc hậu hơn hoặc Vượt trước
18. Khi quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
thì đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất xã hội là gì?
Thay đổi QHSX
19. LLSX sẽ như thế nào khi quan hệ sản xuất lạc hậu hoặc tiên tiến một cách giả tạo so với lực
lượng sản xuất?
Kìm hãm LLSX phát triển
20. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang thực hiện điều gì để thiết lập quan hệ sản xuất phù
hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất?
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh
tế, nhiều hình thức sở hữu
21. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang thực hiện điều gì để phát triển lực lượng sản xuất,
xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội?
Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
22. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện trong xã hội như thế nào?
Mâu thuẫn giữa giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ với giai cấp đại diện cho
quan hệ sản xuất đã lạc hậu
CÂU HỎI PHẦN 2

CSHT_KTTT

1. Khái niệm CSHT? CSHT bao gồm các loại QHSX nào?
2. QHSX nào của CSHT phù hợp với trình độ phát triển của LLSX? QHSX nào của CSHT
lạc hậu so trình độ phát triển của LLSX? QHSX nào của CSHT vượt trước so với trình độ phát
triển của LLSX?
3. Khái niệm nào dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của
một xã hội nhất định?
4. Toàn bộ những hình thái ý thức xã hội và các thiết chế tương ứng của nó được hình thành
trên một cơ sở hạ tầng nhất định được gọi là gì?
5. Vai trò, nhiệm vụ cơ bản của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng là gì?
6. KTTT do yếu tố nào sinh ra?
7. Giữa CSHT và KTTT yếu tố nào quyết định?
8. KTTT tác động trở lại CSHT như thế nào?
9. Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì điều gì sẽ xảy ra đối với kiến trúc thượng tầng?
10. Bộ phận nào có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng
giai cấp?
11. Nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức... có mối liên hệ như thế nào với cơ sở hạ tầng sinh ra nó?
12. Triết học là bộ phận thuộc lĩnh vực CSHT hay KTTT?
13. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc tương ứng với mối quan hệ nào trong xã
hội?
Hình thái KTXH
1. Phạm trù nào được dùng để chỉ xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu
quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản
xuất và một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy?
2. Hình thái kinh tế - xã hội bao gồm những yếu tố cơ bản nào? Trong đó yếu tố nào là quan
trọng?
3. Hãy kể tên các hình thái kinh tế - xã hội xuất hiện trong lịch sử loài người theo tiến trình
nối tiếp nhau từ thấp đến cao?
4. Học thuyết nào được xem là cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội?
5. “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”.
Câu nói của ai?
6. Việt Nam đã bỏ qua hình thái kinh tế - xã hội nào để quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
7. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người, bên cạnh sự phát triển tuần tự của các
hình thái kinh tế - xã hội còn có hình thức phát triển gì?
8. Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua
những vấn đề gì?
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN 2

CSHT_KTTT

1. Khái niệm CSHT? CSHT bao gồm các loại QHSX nào?
- CSHT: Là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
- QHSX đặc trưng (Thống trị); QHSX tàn dư; QHSX mầm mống (Tương lai)
2. QHSX nào của CSHT phù hợp với trình độ phát triển của LLSX? QHSX nào của CSHT
lạc hậu so trình độ phát triển của LLSX? QHSX nào của CSHT vượt trước so với trình độ phát
triển của LLSX?
- QHSX đặc trưng (Thống trị): Phù hợp
- QHSX tàn dư: Lạc hậu
- QHSX mầm mống (Tương lai): vượt trước
3. Khái niệm nào dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của
một xã hội nhất định?
CSHT
4. Toàn bộ những hình thái ý thức xã hội và các thiết chế tương ứng của nó được hình thành
trên một cơ sở hạ tầng nhất định được gọi là gì?
KTTT
5. Vai trò, nhiệm vụ cơ bản của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng là gì?
- Bảo vệ, duy trì CSHT sinh ra nó
- Xoá bỏ QHSX tàn dư
- Ngăn chặn QHST tương lai
6. KTTT do yếu tố nào sinh ra?
CSHT
7. Giữa CSHT và KTTT yếu tố nào quyết định?
CSHT quyết định
8. KTTT tác động trở lại CSHT như thế nào?
- Tích cực: KTTT tiến bộ, cách mạng sẽ thúc đẩy CSHT phát triển
- Tiêu cực: KTTT lạc hậu, bảo thủ sẽ kìm hãm CSHT
9. Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì điều gì sẽ xảy ra đối với kiến trúc thượng tầng?
KTTT thay đổi theo cho phù hợp
10. Bộ phận nào có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng
giai cấp?
Nhà nước
11. Nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức... có mối liên hệ như thế nào với cơ sở hạ tầng sinh ra nó?
Mối liên hệ gián tiếp
12. Triết học là bộ phận thuộc lĩnh vực CSHT hay KTTT?
Kiến trúc thượng tầng
13. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc tương ứng với mối quan hệ nào trong xã
hội?
Kinh tế và chính trị
Hình thái KTXH
1. Phạm trù nào được dùng để chỉ xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu
quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản
xuất và một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy?
HTKTXH
2. Hình thái kinh tế - xã hội bao gồm những yếu tố cơ bản nào? Trong đó yếu tố nào là quan
trọng?
LLSX; QHSX; KTTT
LLSX quan trọng nhất
3. Hãy kể tên các hình thái kinh tế - xã hội xuất hiện trong lịch sử loài người theo tiến trình
nối tiếp nhau từ thấp đến cao?
CXNT; CHNL; PK; TBCN; CSCN
4. Học thuyết nào được xem là cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội?
HTKTXH
5. “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”.
Câu nói của ai?
C. Mác
6. Việt Nam đã bỏ qua hình thái kinh tế - xã hội nào để quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
TBCN
7. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người, bên cạnh sự phát triển tuần tự của các
hình thái kinh tế - xã hội còn có hình thức phát triển gì?
Nhảy vọt (Bỏ qua)
8. Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua
những vấn đề gì?
Sự thống trị của QHSX TBCN

5. Vấn đề giai cấp


1. Định nghĩa giai cấp của Lênin được nêu trong tác phẩm nào?
2. Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về những gì?
3. Nguồn gốc sâu xa và nguồn gốc trực tiếp dẫn đến ra đời của giai cấp?
4. Tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn lịch
sử nhất định được gọi là gì?
5. Các giai cấp cơ bản trong xã hội: TBCN; PK; CHNL; XHCN
6. Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp thường dẫn đến điều gì?
7. Khi chưa giành được chính quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp
tư sản được diễn ra ở hình thức cơ bản nào?
8. Giai cấp là phạm trù có tính lịch sử hay vĩnh viễn?
9. Thực chất của quan hệ giai cấp?
10. Trí thức thuộc yếu tố nào trong kết cấu xã hội – giai cấp của xã hội xã hội chủ nghĩa?
11. Mục tiêu của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội là gì?
12. Nhiệm vụ của đấu tranh giai cấp về kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay là gì?
13. Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin, để giành chính quyền từ tay giai cấp
tư sản, phương pháp cách mạng phổ biến nào buộc phải thực hiện?
14. Đâu là thực chất của đấu tranh giai cấp?
Gợi ý trả lời_Vấn đề giai cấp
1. Định nghĩa giai cấp của Lênin được nêu trong tác phẩm nào?
Sáng kiến vĩ đại
2. Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về những gì?
+ Quan hệ của họ đối với TLSX;
+ Cách thức phân phối sản phẩm;
+ Vai trò trong tổ chức lao động xã hội
3. Nguồn gốc sâu xa và nguồn gốc trực tiếp dẫn đến ra đời của giai cấp?
- sâu xa: Sự phát triển của LLSX
- trực tiếp: Xuất hiện chế độ tư hữu về TLSX
4. Tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn lịch
sử nhất định được gọi là gì?
Cơ cấu xã hội – giai cấp
5. Các giai cấp cơ bản trong xã hội: TBCN; PK; CHNL; XHCN
- TBCN: GCTS – GCVS
- PK: Địa chủ phong kiến – Nông dân
- CHNL: Chủ nô – Nô lệ
- XHCN: GCCN, GCND
6. Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp thường dẫn đến điều gì?
Cách mạng xã hội
7. Khi chưa giành được chính quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp
tư sản được diễn ra ở hình thức cơ bản nào?
Đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng
8. Giai cấp là phạm trù có tính lịch sử hay vĩnh viễn?
Lịch sử
9. Thực chất của quan hệ giai cấp?
Quan hệ giữa bóc lột và bị bóc lột, tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn
người khác
10. Trí thức thuộc yếu tố nào trong kết cấu xã hội – giai cấp của xã hội xã hội chủ nghĩa?
Tầng lớp trung gian
11. Mục tiêu của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội là gì?
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng,
văn hóa
12. Nhiệm vụ của đấu tranh giai cấp về kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay là gì?
Xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
13. Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin, để giành chính quyền từ tay giai cấp
tư sản, phương pháp cách mạng phổ biến nào buộc phải thực hiện?
Phương pháp bạo lực
14. Đâu là thực chất của đấu tranh giai cấp?
Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của giai cấp bị áp bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức,
bóc lột nhằm giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích
6. Vấn đề dân tộc
1. Hình thức cộng đồng người nào gắn liền với xã hội có giai cấp và nhà nước?
2. Kể tên các cộng đồng người trước khi hình thành dân tộc? Hình thức nào xuất hiện đầu
tiên?
3. Dân tộc hiểu theo mấy nghĩa?
4. Quyền lực của tù trưởng, tộc trưởng, thủ lĩnh quân sự trong thị tộc được hình thành dựa
trên những cơ sở nào?
5. Hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất trong lịch sử nhân loại là gì?
6. Hình thức cộng đồng người được hình thành bởi sự liên kết các thị tộc lại với nhau trên
cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống được gọi là gì?
7. Xét đến cùng đâu là nguyên nhân quyết định sự hình thành, phát triển của các hình thức
cộng đồng người trong lịch sử?
8. Đặc trưng nào đã tạo nên nét độc đáo trong sự cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam?
10. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với giai cấp?
11. Mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc và nhân loại?
Gợi ý trả lời_Vấn đề dân tộc
1. Hình thức cộng đồng người nào gắn liền với xã hội có giai cấp và nhà nước?
Dân tộc
2. Kể tên các cộng đồng người trước khi hình thành dân tộc? Hình thức nào xuất hiện đầu
tiên?
Thị tộc (đầu tiên); Bộ lạc; Bộ tộc; Dân tộc
3. Dân tộc hiểu theo mấy nghĩa?
- Nghĩa rộng: Quốc gia
- Nghĩa hẹp: Các bộ tộc
4. Quyền lực của tù trưởng, tộc trưởng, thủ lĩnh quân sự trong thị tộc được hình thành dựa
trên những cơ sở nào?
Uy tín, đạo đức cá nhân
5. Hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất trong lịch sử nhân loại là gì?
Dân tộc
6. Hình thức cộng đồng người được hình thành bởi sự liên kết các thị tộc lại với nhau trên
cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống được gọi là gì?
Bộ lạc
7. Xét đến cùng đâu là nguyên nhân quyết định sự hình thành, phát triển của các hình thức
cộng đồng người trong lịch sử?
Sự phát triển của phương thức sản xuất
8. Đặc trưng nào đã tạo nên nét độc đáo trong sự cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam?
Việc hình thành dân tộc bắt nguồn từ nhu cầu chống thiên tai và ngoại xâm.
10. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với giai cấp?
Vấn đề giai cấp quyết định vấn đề dân tộc
Vấn đề dân tộc tác động đến vấn đề giai cấp
11. Mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc và nhân loại?
Trong xã hội có giai cấp, lợi ích nhân loại không tách rời lợi ích giai cấp, lợi ích dân
tộc và bị chi phối bởi lợi ích giai cấp và dân tộc

7. Vấn đề nhà nước


1. Nguồn gốc sâu xa và trực tiếp hình thành nhà nước?
2. Bản chất của nhà nước?
3. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, đến giai đoạn phát triển nào của xã hội thì nhà nước sẽ tự
tiêu vong?
4. Các kiểu nhà nước trong lịch sử?
5. Nhà nước là phạm trù lịch sử hay vĩnh viễn?
6. MQH giữa chức năng thống trị chính trị của giai cấp với chức năng xã hội của nhà nước?
7. MQH giữa chức năng đối nội với chức năng đối ngoại của nhà nước?
8. Kiểu nhà nước nào trong lịch sử được gọi là “một nửa nhà nước”, “nhà nước không còn
nguyên nghĩa”?
9. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tồn tại dựa trên nguyên tắc nào?

Gợi ý trả lời_Vấn đề nhà nước


1. Nguồn gốc sâu xa và trực tiếp hình thành nhà nước?
- Sâu xa: Sự xuất hiện chế độ tư hữu
- trực tiếp: Mâu thuẫn đối kháng giai cấp
2. Bản chất của nhà nước?
- là một tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự
hiện hành và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác.
- Mang bản chất giai cấp thống trị
3. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, đến giai đoạn phát triển nào của xã hội thì nhà nước sẽ tự
tiêu vong?
CNCS
4. Các kiểu nhà nước trong lịch sử?
CHNL; PK; TBCN; XHCN
5. Nhà nước là phạm trù lịch sử hay vĩnh viễn?
Lịch sử
6. MQH giữa chức năng thống trị chính trị của giai cấp với chức năng xã hội của nhà nước?
- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp giữ địa vị quyết định, chi phối và định
hướng chức năng xã hội của nhà nước
- Chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị và sự thống chị chính trị cũng
chỉ kéo dài chừng nào nó thực hiện chức năng xã hội
7. MQH giữa chức năng đối nội với chức năng đối ngoại của nhà nước?
- Là hai mặt của một thực thể thống nhất, hỗ trợ và tác động lẫn nhau nhằm thực hiện
đường lối đối nội và đối ngoại của giai cấp thống trị.
- Chức năng đối nội của NN giữ vai trò chủ yếu, là điều kiện thực hiện Chức năng đối
ngoại
- Thực hiện tốt chức năng đối ngoại, làm tăng vị thế,vai trò và sự phát triển của NN
8. Kiểu nhà nước nào trong lịch sử được gọi là “một nửa nhà nước”, “nhà nước không còn
nguyên nghĩa”?
Kiểu nhà nước trong CNXH được gọi là “một nửa nhà nước”,
Kiểu nhà nước CNCS là “nhà nước không còn nguyên nghĩa”?
9. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tồn tại dựa trên nguyên tắc nào?
Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

8. Vấn đề CMXH
1. Nguồn gốc sâu xa và trực tiếp của CMXH?
2. CMXH theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng?
3. Điều kiện khách quan và chủ quan của CMXH?
4. Khái niệm nào dùng để chỉ phương thức giành chính quyền của một nhóm người nhưng
không làm thay đổi bản chất chế độ?
5. Tình thế và thời cơ cách mạng là gì?
6. Động lực của CMXH?
7. Khái niệm nào dùng để chỉ thời điểm thuận lợi nhất có thể bùng nổ cách mạng, khi điều
kiện khách quan và nhân tố khách quan của cách mạng đã chín muồi, có ý nghĩa quyết định đối
với thành công của cách mạng?
8. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định muốn cứu nước, giải phóng dân tộc thì chỉ có một
con đường duy nhất, không có con đường nào khác. Đó là con đường gì?
Gợi ý trả lời_Vấn đề CMXH
1. Nguồn gốc sâu xa và trực tiếp của CMXH?
+ Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX
+ Đấu tranh giai cấp
2. CMXH theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng?
+ Nghĩa rộng: - Là sự thay đổi căn bản về chất toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã
hội.
+ Nghĩa hẹp: Là cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền, thiết lập một chính quyền mới
tiến bộ hơn
3. Điều kiện khách quan và chủ quan của CMXH?
+ Khách quan: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mâu thuẫn gau gắt với nhau
tất yếu sẽ dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng xã hội.
Mâu thuẫn giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, dẫn đến khủng hoảng chính trị, xuất
hiện tình thế cách mạng.
+ Chủ quan: Trình độ giác ngộ và nhận thức của LLCM về mục tiêu và nhiệm vụ
CM; năng lực tổ chức, khả năng tập hợp LLCM
4. Khái niệm nào dùng để chỉ phương thức giành chính quyền của một nhóm người nhưng
không làm thay đổi bản chất chế độ?
Đảo chính
4. Tình thế và thời cơ cách mạng là gì?
+ Tình thế CM: Là sự chín muồi của mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất, sự phát triển đến đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp dẫn tới những
đảo lộn sâu sắc trong nền tảng kinh tế - xã hội của nhà nước đương thời, khiến cho việc
thay thế thể chế chính trị đó bằng một thể chế chính trị khác, tiến bộ hơn.
+ Thời cơ CM: là thời điểm đặc biệt khi điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của
cách mạng xã hội đã chín muồi, đó là lúc thuận lợi nhất có thể bùng nổ cách mạng, có ý
nghĩa quyết định đối với thành công của cách mạng.
5. Động lực của CMXH?
Là những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt chẽ và lâu dài đối với cách mạng, có tính
tự giác, tích cực, chủ động, kiên quyết, triệt để cách mạng, có khả năng lôi cuốn, tập hợp
các giai cấp, tầng lớp khác tham gia phong trào cách mạng.
7. Khái niệm nào dùng để chỉ thời điểm thuận lợi nhất có thể bùng nổ cách mạng, khi điều
kiện khách quan và nhân tố khách quan của cách mạng đã chín muồi, có ý nghĩa quyết định đối
với thành công của cách mạng?
Thời cơ cách mạng
8. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định muốn cứu nước, giải phóng dân tộc thì chỉ có một
con đường duy nhất, không có con đường nào khác. Đó là con đường gì?
Cách mạng vô sản
9. Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH
1. Phạm trù nào dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất
của xã hội?
2. Các yếu tố của TTXH? Yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội là gì?
3. YTXH do yếu tố nào sinh ra? YTXH phản ánh yếu tố nào?
4. Giữa TTXH và YTXH yếu tố nào quyết định?
5. Hệ tư tưởng định hướng cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
6. “Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa ra quét lá đa/ Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua
thất thế lại ra quét chùa”. Câu ca dao vừa nêu phản ánh tính chất gì và thể hiện cấp độ nào của ý
thức xã hội?
Gợi ý trả lời_Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH
1. Phạm trù nào dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất
của xã hội?
Tồn tại xã hội
2. Các yếu tố của TTXH? Yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội là gì?
+ PTSX Vật chất (quan trọng nhất)
+ Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý
+ Dân số và mật độ dân số
3. YTXH do yếu tố nào sinh ra? YTXH phản ánh yếu tố nào?
Do TTXH sinh ra và phản ánh TTXH
4. Giữa TTXH và YTXH yếu tố nào quyết định?
TTXH quyết định
5. Hệ tư tưởng định hướng cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
6. “Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa ra quét lá đa/ Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua
thất thế lại ra quét chùa”. Câu ca dao vừa nêu phản ánh tính chất gì và thể hiện cấp độ nào của ý
thức xã hội?
Tính giai cấp và ở cấp độ tâm lý xã hội
10. Vấn đề con người
1. Quan niệm của chủ nghĩa mác lênin về con người?
2. Theo triết học Mác – Lênin, ai là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử?
3. Theo Hồ Chí Minh, con người theo nghĩa hẹp là gì?
4. Bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của con người là gì?
5. “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” là câu
nói của ai? viết trong tác phẩm nào?
6. Theo triết học Mác – Lênin, thực chất của hiện tượng tha hóa con người là gì?
7. Khái niệm quần chúng nhân dân? Lực lượng nào được xem là hạt nhân cơ bản của quần
chúng nhân dân?
8. Khái niệm vĩ nhân? Lãnh tụ?
9. Vai trò của quần chúng nhân dân? Vĩ nhân? Lãnh tụ?
10. Tìm từ còn thiếu trong nhận định sau đây của V.I. Lênin “Trong lịch sử chưa hệ có một
giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình
những...”?
11. Tình trạng lao động từ chỗ phục vụ con người bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch
con người, khiến con người đánh mất bản thân mình được gọi là gì?
12. Tìm từ còn thiếu trong nhận định sau đây: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều
kiện cho sự phát triển tự do của...”?
Gợi ý trả lời_Vấn đề con người
1. Quan niệm của chủ nghĩa mác lênin về con người?
- Con người là thực thể sinh học - xã hội
- Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
- Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
- Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
2. Theo triết học Mác – Lênin, ai là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử?

3. Theo Hồ Chí Minh, con người theo nghĩa hẹp là gì?


Gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn
4. Bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của con người là gì?
5. “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” là câu
nói của ai? viết trong tác phẩm nào?
Luận cương về Phoiơbắc
6. Theo triết học Mác – Lênin, thực chất của hiện tượng tha hóa con người là gì?
Lao động của con người bị tha hóa
7. Khái niệm quần chúng nhân dân? Lực lượng nào được xem là hạt nhân cơ bản của quần
chúng nhân dân?
8. Khái niệm vĩ nhân? Lãnh tụ?
9. Vai trò của quần chúng nhân dân? Vĩ nhân? Lãnh tụ?
10. Tìm từ còn thiếu trong nhận định sau đây của V.I. Lênin “Trong lịch sử chưa hệ có một
giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình
những...”?
Lãnh tụ chính trị
11. Tình trạng lao động từ chỗ phục vụ con người bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch
con người, khiến con người đánh mất bản thân mình được gọi là gì?
Lao động bị tha hóa
12. Tìm từ còn thiếu trong nhận định sau đây: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều
kiện cho sự phát triển tự do của...”?
Tất cả con người

You might also like