Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 144

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KNIH TẾ VẬN TẢI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỂ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH


CÔNG TY CPXD PHỤC HƯNG HOLDINGS NĂM 2022

Ngành: KINH TẾ XÂY DỰNG


Chuyên ngành: KINH TẾ XÂY DỰNG

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Lê Quang Phúc


Sinh viên thực hiện : Phan Trần Vũ
MSSV: 1854020185 Lớp: KX18B

TP. HCM, tháng 7 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TPHCM
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỂ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CÔNG TY CPXD PHỤC HƯNG HOLDINGS NĂM 2022

Ngành: KINH TẾ XÂY DỰNG


Chuyên ngành: KINH TẾ XÂY DỰNG

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Lê Quang Phúc


Sinh viên thực hiện : Phan Trần Vũ
MSSV: 1854020185 Lớp: KX18B

TP.HCM, tháng 07 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp” là sản
phẩm nghiên cứu của cá nhân và hoàn toàn độc lập, các số liệu sử dụng trong luận
văn là hoàn toàn trung thực. Mọi thông tin trích dẫn trong bài đều được trích dẫn
nguồn rõ ràng. Dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS. Lê Quang Phúc.

Tác giả luận văn

Phan Trần Vũ
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................ v

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 4

1.1. Tổng quan phân tích tài chính doanh nghiệp ............................................. 4

1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp ........................................................... 4

1.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp ........................................... 4

1.1.3. Khái niệm hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp ................................... 4

1.1.4. Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính....................... 5

1.1.5. Phân tích chung tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp ................................... 7

1.1.6. Các tỷ số sử dụng trong phân tích tài chính ................................................. 9

1.2. Phương pháp nghiên cứu phân tích tài chính ........................................... 15

1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 15

1.2.2. Phương pháp so sánh .................................................................................. 16

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích ....................................................... 17

1.3.1. Nhân tố khách quan .................................................................................... 17

1.3.2. Nhân tố chủ quan ........................................................................................ 18

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP....................... 20

2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp xây dựng ........................................................ 20

2.1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp xây dựng .............................................. 20

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................. 20

2.1.3. Ngành nghề và địa bàn hoạt động kinh doanh chính ................................. 21

2.1.4. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 22

2.1.5. Nhân lực ...................................................................................................... 23


2.1.6. Năng lực tài chính ....................................................................................... 24

2.1.7. Máy móc thiết bị và công nghệ thi công .................................................... 25

2.1.8. Kinh nghiệm thi công ................................................................................. 28

2.1.9. Chiến lược kinh doanh ................................................................................ 31

2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ............................... 32

2.2.1. Môi trường vĩ mô ........................................................................................ 32

2.2.2. Môi trường vi mô ........................................................................................ 39

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
............................................................................................................................. 45

3.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản ............................................ 45

3.1.1. Nhận xét chung ........................................................................................... 46

3.1.2. Phân tích chi tiết tài sản ngắn hạn .............................................................. 51

3.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn ..................................... 66

3.2.1. Nhận xét chung ........................................................................................... 67

3.2.2. Phân tích chi tiết nợ phải trả ....................................................................... 71

3.2.3. Phân tích chi tiết vốn chủ sở hữu................................................................ 78

3.3. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ....................... 80

3.3.1. Nhận xét chung ........................................................................................... 82

3.3.2. Phân tích chi tiết lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ .................... 85

3.3.3. Phân tích chi tiết lợi nhuận từ hoạt động tài chính ..................................... 92

3.3.4. Phân tích chi tiết lợi nhuận từ hoạt động khác ........................................... 96

3.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ......................................................... 98

3.4.1. Nhận xét chung ......................................................................................... 101

3.4.2. Phân tích chi tiết lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh ..................... 103
3.4.3. Phân tích chi tiết lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư ............................. 106

3.4.4. Phân tích chi tiết lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính ......................... 107

3.5. Phân tích các tỷ số tài chính...................................................................... 108

3.5.1. Các tỷ số phản ánh cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư ........................ 108

3.5.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ................................ 111

3.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ................................................................ 117

3.5.4. Phân tích khả năng sinh lời ....................................................................... 121

3.5.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cổ phần .................................................. 124

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................... 128

4.1. Kết luận ....................................................................................................... 128

4.1.1. Thuận lợi ................................................................................................... 128

4.1.2. Khó khăn và những tồn đọng bên trong doanh nghiệp ............................ 129

4.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 133


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình Nội dụng Trang


Hình 2.1 Logo Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings 20
Hình 2.2 Lĩnh vực kinh doanh 21
Hình 2.3 Địa bàn hoạt động chính 21
Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức 22
Hình 2.5 Quy mô nhân lực 23
Hình 2.6 Doanh thu và lợi nhuận 2019,2020,2021 (Triệu đồng) 24
Hình 2.7 Ván khuôn leo 26
Hình 2.8 Ván khuôn nhôm 26
Hình 2.9 Ván khuôn Gang form 27
Hình 2.10 Cẩu tháp 27
Hình 2.11 Chung cư The Zen - khu c2- Gamuda Gardens 29
Hình 2.12 Sky Villa - Evergreen 29
Hình 2.13 TTTM Flamingo Linh Trường 30
Hình 2.14 Trường Olympia – Trung Văn 30
Hình 2.15 Nhà máy thép dung quất Hòa Phát 31
Hình 2.16 Mục tiêu phát triển 31
Hình 2.17 Hệ thống công nghệ Desigo 35
Hình 2.18 Công nghệ VR,AR 35
Hình 2.19 Ngôi nhà đầu tiên sử dụng công nghệ in 3D 36
Hình 2.20 Tốc độ tăng GDP năm 2022 theo khu vực kinh tế 37
Hình 2.21 Lạm phát cơ bản tháng 12 và bình quân năm từ năm 2018
38
đến năm 2022
Hình 2.22 Top 10 nhà thầu uy tín 2022 40
Hình 2.23 Logo Công ty CP Ecoba Việt Nam 41
Hình 2.24 Logo Công ty TNHH Tập đoàn Xây Dựng Delta 42
Hình 2.25 Các đối tác của Công ty CP Xây dựng Phục Hưng 43

i
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ Nội dung Trang


Biểu đồ 3.1 Biến động tài sản 46
Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng TSNH, TSDH đầu kỳ 46
Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng TSNH, TSDH cuối kỳ 46
Biểu đồ 3.4 Biến động về quy mô và kết cấu nguồn vốn 67
Biểu đồ 3.5 Tỷ trọng NPT, VCSH đầu kỳ 67
Biểu đồ 3.6 Tỷ trọng NPT, VCSH cuối kỳ 67
Biểu đồ 3.7 Thể hiện sự biến động lợi nhuận 82
Biểu đồ 3.8 Biến động dòng tiền 101

ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang


Bảng 3.1 Cơ cấu và sự biến động của tài sản 45
Bảng 3.2 Tiền và các khoản tương đương tiền 51
Bảng 3.3 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 51
Bảng 3.4 Các khoản phải thu ngắn hạn 52
Bảng 3.5 Hàng tồn kho 53
Bảng 3.6 Tài sản ngắn hạn khác 53
Bảng 3.7 Tài sản cố định 60
Bảng 3.8 Bất động sản đầu tư 61
Bảng 3.9 Tài sản dở dang dài hạn 61
Bảng 3.10 Đầu tư tài chính dài hạn 62
Bảng 3.11 Tài sản dài hạn khác 62
Bảng 3.12 Cơ cấu biến động nguồn vốn 66
Bảng 3.13 Nợ ngắn hạn 73
Bảng 3.14 Nợ dài hạn 73
Bảng 3.15 Vốn chủ sở hữu 78
Bảng 3.16 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 81
Bảng 3.17 Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp
85
dịch vụ
Bảng 3.18 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 85
Bảng 3.19 Giá vốn hàng bán 86
Bảng 3.20 Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán
87
hàng
Bảng 3.21 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 92
Bảng 3.22 Doanh thu từ hoạt động tài chính 93
Bảng 3.23 Chi phí tài chính 93
Bảng 3.24 Lợi nhuận từ hoạt động khác 96
Bảng 3.25 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 100
Bảng 3.26 Hệ số nợ 108
Bảng 3.27 Hệ số tự tài trợ 108
Bảng 3.28 Tỷ suất đầu tư 109
Bảng 3.29 Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn 109
Bảng 3.30 Tình hình công nợ 112
Bảng 3.31 Khả năng thanh toán tổng quát 114
Bảng 3.32 Khả năng thanh toán hiện hành 115
Bảng 3.33 Khả năng thanh toán nhanh 115
Bảng 3.34 Vốn lưu động 116
Bảng 3.35 Số vòng quay tài sản 117
Bảng 3.36 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 118
Bảng 3.37 Số vòng quay hàng tồn kho 118

iii
Bảng 3.38 Số vòng quay các khoản phải thu 119
Bảng 3.39 Số vòng quay vốn lưu động 120
Bảng 3.40 Suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 121
Bảng 3.41 Suất sinh lời trên tài sản (ROA) 122
Bảng 3.42 Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 123
Bảng 3.43 Thu nhập mỗi cổ phần thường ( EPS) 124
Bảng 3.44 Tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần
125
thường (P/E)
Bảng 3.45 Suất sinh lời trên tài sản (ROA)/ Mô hình dupont 125
Bảng 3.46 Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)/ Mô
125
hình dupont
Bảng 3.47 Đòn bẫy tài chính 126

iv
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Viết tắt Nội dung


BĐS Bất động sản
BH&CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
BQ Bình quân
CMCN Cách mạng công nghệ
CP Cổ phiếu
CTCP Công ty Cổ phần
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
GDCK Giao dịch Chứng khoán
GTGT Giá trị gia tăng
HĐĐT Hoạt động đầu tư
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐQT Hội đồng Quản trị
HĐTC Hoạt động tài chính
HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HTK Hàng tồn kho
KPT Khoản phải thu
LN Lợi nhuận
NNH Nợ ngắn hạn
NPT Nợ phải trả
PHC Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
QLDA Quản lý dự án
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCDN Tài chính doanh nghiệp
TCTK Tổng cục thống kê
TNDN Thu nhập Doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
VNĐ Việt Nam Đồng
XD Xây dựng

v
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường, Việt Nam đang hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, từ đó tạo ra những cơ hội to lớn để thu hút sự
tham gia đầu tư của các công ty nước ngoài thuộc lĩnh vực xây dựng với tiềm lực tài
chính mạnh với các công nghệ hiện đại, bên cạnh đó thì cũng sẽ đối mặt với nhiều
thách thức không nhỏ. Để trụ vững trong cơ chế thị trường ngày nay, các doanh
nghiệp xây dựng phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết giảm tối đa chi phí
để tối ưu hóa lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín trên thị trường thông
qua đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ là điều tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và
phát triển.

Do đó để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh đạt được hiệu quả
kinh doanh thì việc phân tích và hiểu rõ tài chính doanh nghiệp là vấn đề cực kỳ
quan trọng và trở thành một phần không thể thiếu đối với bất kì chủ sở hữu doanh
nghiệp hoặc nhà đầu tư có mong muốn tìm hiểu, đầu tư vào công ty. Thông qua việc
phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp xây dựng giúp các nhà quản trị có cái
nhìn bao quát và đầy đủ mọi diễn biến hoạt động kinh doanh, xem xét được tình hình
sử dụng vốn và phân bổ tài sản trong doanh nghiệp có thật sự hiệu quả và hợp lý, có
đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp,.. qua đó giúp doanh nhiệp biết được các
điểm mạnh, yếu và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Từ những kết
luận trên đưa ra những giải pháp, chiến lược kinh doanh phù hợp để phát huy những
mặt tích cực và khắp phục những yếu kém.

Xét thấy tầm quan trọng và tính hữu ích của công tác phân tích tài chính, em
đã chọn “Phân tích tài chính doanh nghiệp Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng
Holdings” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Quá trình nghiên cứu sẽ có
cái nhìn hệ thống hơn về hoạt động tài chính trong công ty, đồng thời mở rộng thêm
kiến thức về nội dung và phương pháp phân tích.

1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
là Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings.

 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng
Holdings.

- Về thời gian: Các số liệu sử dụng trong đề tài được giới hạn thời gian 2 năm
(2021, 2022).

3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống lại cơ sở lý luận, kết hợp với
việc thu thập các số liệu thực tiễn, từ đó những phân tích, so sánh, đánh giá và đưa
ra các giải pháp. Quy trình thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Tìm hiểu tổng quan về doanh nghiệp và xác định vấn đề.

Bước 2: Thu thập thông tin và các tài liệu liên quan.

Bước 3: Phân tích và so sánh các thông tin đã thu thập được.

Bước 4: Đề ra giải pháp.

 Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin thứ cấp sẵn có từ
báo cáo tài chính của PHC, sách báo, giáo trình. Internet và các tài liệu có liên quan.
 Phương pháp giải quyết vấn đề: phân tích các thông tin, tài liệu đã thu
thập được; hỏi ý kiến, kinh nghiệm từ Giảng viên hướng dẫn.

4. Dự kiến kết quả

 Nắm được kiến thức về phân tích tình tài chính của một doanh nghiệp
 Hiểu được cách thức quản trị, điều phối hoạt động kinh doanh.
 Tìm ra những tồn đọng, các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp

2
 Đưa ra những ý kiến, giải pháp để khắc phục những yếu kém bên trong của
công ty đang tìm hiểu.

5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp

Chương 2: Giới thiệu chung về doanh nghiệp xây dựng

Chương 3: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng

Chương 4: Kết luận – Kiến nghị

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là thuật ngữ để mô tả các công cụ, các công việc quan
trọng diễn ra trong hệ thống tài chính của một doanh nghiệp. Về bản chất thì tài
chính doanh nghiệp là các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng
nguồn vốn đó để đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận. Về hình thức nó là các quỹ tiền tệ
trong quá trình hình thành, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của một
doanh nghiệp.

Nói tóm lại, tài chính doanh nghiệp là “là hệ thống các luồng chuyển dịch giá
trị, phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân
phối nhằm tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp”.

1.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình áp dụng rộng rãi các phương
pháp phân tích khoa học để đánh giá tình hình tài chính của công ty nhằm giúp các
bộ phận quản lý có quyền lợi liên quan trong doanh nghiệp hiểu được thực trạng tài
chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp để đưa ra dự đoán chính xác tài chính
tương lai của doanh nghiệp, cũng như những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể
gặp phải để ra quyết định dựa trên lợi ích của họ.

1.1.3. Khái niệm hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp

Hệ thống báo cáo tài chính là một tập hợp các chứng từ kế toán đặc biệt được
chuẩn hóa quốc tế về các nguyên tắc và chuẩn mực. Người ta muốn nhấn mạnh đến
sự liên kết chặt chẽ và hữu cơ giữa chúng vì các báo cáo tài chính là một hệ thống.
Mỗi báo cáo tài chính riêng lẻ cung cấp cho người đọc một góc nhìn khác nhau và
hữu ích, nhưng nếu không kết hợp các báo cáo tài chính thì không thể đưa ra kết

4
luận chung về tình hình tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối
kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
thuyết minh báo cáo tài chính.

 Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là bảng tổng kết tài sản là tài liệu quan trọng
đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: bên trong và ngoài công ty. Bảng cân
đối kế toán thể hiện tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm cụ thể (thường
là vào cuối kỳ kinh doanh). Cấu trúc gồm hai phần luôn giống nhau: tài sản và vốn
chủ sở hữu hay còn gọi là nguồn tài sản bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: còn gọi là báo cáo thu nhập hay
báo cáo lợi tức - là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả của công ty,
phản ánh thu nhập từ các hoạt động chính và các hoạt động khác trong suốt thời gian
hoạt động của công ty. Ngoài ra, theo quy định của Việt Nam, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh còn có phần trình bày về việc thực hiện nghĩa vụ của công ty với
ngân sách nhà nước và việc thực hiện thuế GTGT.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: hay còn gọi là báo cáo ngân lưu - là báo cáo tài
chính không chỉ cần thiết đối với các nhà quản lý hay giám đốc tài chính mà còn
đối với nhiều cá nhân quan tâm đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền vào và dòng tiền ra của công ty. Kết quả phân tích
dòng tiền giúp các công ty cân bằng thanh khoản trong các hoạt động điều hành, đầu
tư và tài chính của họ. Nói cách khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết lĩnh vực
nào đang tạo ra tiền, lĩnh vực nào đang sử dụng tiền; khả năng thanh toán; lượng tiền
thừa và thời điểm nên sử dụng số tiền đó để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí vốn là
nhỏ nhất.
 Thuyết minh báo cáo tài chính: Đây là bản báo cáo được trình bày bằng văn
bản nhằm thuyết minh chi tiết hơn nội dung về sự biến động tài sản và nguồn vốn
mà các số liệu trên báo cáo tài chính không thể hiện được.

1.1.4. Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính

Ý nghĩa phân tích tình hình tài chính

5
 Đối với doanh nghiệp

Theo đuổi lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của công ty. Đồng thời tạo chu kỳ đều đặn cho việc đánh giá hoạt động quản lý trong
giai đoạn vừa qua và làm cơ sở cho việc dự báo tài chính, để nhà quản lý có tư duy
khai thác sáng suốt, chỉ đạo điều hành đúng đắn để thực hiện các phương án kinh
doanh ngắn hạn và dài hạn có hiệu quả.

 Đối với nhà đầu tư

Các nhà đầu tư thường không hài lòng với lợi nhuận tính toán trên sổ sách và
tin rằng những lợi nhuận này khác xa so với lợi nhuận thực tế. Vì vậy, sự quan tâm
của họ tập trung vào các yếu tố như rủi ro, thời gian thu hồi vốn, tốc độ tăng trưởng,
khả năng thanh toán vốn. Vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp có nghĩa là nhà
đầu tư biết được các thông tin về tình hình tài chính chủ yếu, mức độ an toàn của số
vốn đầu tư và tình hình hoạt động, kết quả khả năng sinh lời hiện tại và tương lai của
công ty... từ đó đưa ra các quyết định.

 Đối với nhà cung cấp

Nhà cung cấp được coi như là bên cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho cho
hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty. Họ sẽ xem xét đến khả năng thanh toán,
ứng phó các khoản nợ của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai
để quyết định xem có cho doanh nghiệp mua chịu hay không.

 Đối với nhà tài trợ

Đối với các chủ ngân hàng và người cho vay, mối quan tâm hàng đầu của họ
là khả năng trả nợ của công ty, đặc biệt tập trung vào số tiền kiếm được và tài sản
có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt. Ngoài ra, chúng ta còn quan tâm đến
mức vốn của chủ sở hữu để xem khoản vay có được trả đúng hạn hay không.

 Đối với người lao động

6
Kết quả sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến người lao
động và quyết định thu nhập của họ. Nhờ đó giúp người lao động có thể biết được
tình hình kinh doanh của công ty để yên tâm làm việc.

Mục đích phân tích tình hình tài chính

Mục đích của phân tích TCDN là giúp người sử dụng thông tin đánh giá đúng
sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của công ty để họ có thể đưa ra
các quyết định đúng đắn và có mục đích. Ngoài ra, phân tích TCDN còn cung cấp
những thông tin hữu ích về tình hình kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng
thanh toán… và hỗ trợ việc ra quyết định của các nhà quản lý, nhà đầu tư và những
người sử dụng thông tin tài chính khác. Mỗi đối tượng sử dụng thông tin tài chính
của công ty cho các mục đích khác nhau để đưa ra quyết định phù hợp.

Nội dung phân tích tình hình tài chính

Phân tích tài chính của doanh nghiệp bao gồm nội dung khác nhau tùy thuộc
vào mục tiêu phân tích. Tuy nhiên, về cơ bản, khi phân tích TCDN, các nhà phân
tích thường quan tâm đến các nội dung chủ yếu sau:

 Đánh giá khái quát tình hình tài chính.


 Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp (phân tích kết
cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn).
 Phân tích tình hình tài trợ và mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.
 Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ.
 Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 Phân tích điểm hoà vốn và việc ra quyết định.
 Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn.
 Phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính.

1.1.5. Phân tích chung tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp

Phân tích tài sản của doanh nghiệp

7
 Mục đích phân tích tài sản của doanh nghiệp

Nhằm mục đích đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của công ty
trong quá khứ, hiện tại và tương lai, chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp trong nhiều năm, cụ thể là:

- Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của tài sản doanh nghiệp hiện tại bằng
cách tiến hành thẩm định giá trị kinh tế thực của khối tài sản của doanh nghiệp đang
nắm giữ và khả năng chuyển đổi của nó. Công việc này được thực hiện cụ thể đối
với từng loại tài sản của doanh nghiệp.

- Đánh giá mức độ đầy đủ của những biến động về giá trị và cơ cấu tài sản
của công ty qua nhiều thời kỳ, tác động đến quá trình kinh doanh và xem những biến
động đó có phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh hay không. Đánh
giá xem xét các nguyên nhân để tìm ra giải pháp đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất
kinh doanh.

 Đánh giá sự biến động của tài sản

Để đánh giá sự biến động của tài sản chúng ta phân tích theo chiều ngang.
Trước tiên là phân tích sự biến động của tổng tài sản.

Đánh giá sự biến động của tổng tài sản chúng ta so sánh số cuối kỳ với số đầu
kỳ hay số của năm sau so với năm trước. Giữa các số trên có 3 tương quan tỷ lệ bằng
nhau, lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

+ Nếu số cuối kỳ > Số đầu kỳ: Cho thấy sự mở rộng kinh doanh của DN (Sau
khi loại trừ yếu tố trượt giá) do đó đã có điều kiện mở rộng quy mô SXKD.

+ Nếu số cuối kỳ < Số đầu kỳ: Cho thấy sự thu hẹp mô hình kinh doanh, kinh
doanh thiếu hiệu quả.

+ Nếu số cuối kỳ = Số đầu kỳ: Cho thấy doanh nghiệp không có biến động về
kinh doanh trong kỳ.

8
 Phân tích kết cấu tài sản doanh nghiệp

Phân tích kết cấu tài sản của doanh nghiệp là đánh giá tương quan tỷ lệ giữa
các loại tài sản thông qua tỷ trọng của từng loại trong tổng tài sản.

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn gồm: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn
kho và tài sản lưu động khác.

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn gồm: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố
định vô hình, chi phí trả trước dài hạn, chi phí xây dựng dỡ dang.

Phân tích nguồn vốn doanh nghiệp

 Phân tích sự biến động của tổng nguồn vốn

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn
cho doanh nghiệp, nếu tổng nguồn vốn tăng thì tài sản cho doanh nghiệp cũng tăng
lên thì sẽ có điều kiện mở rộng quy mô SXKD và ngược lại.

Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được hình thành từ khi thành lập
công ty và được bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn
chủ sở hữu phản ánh tiềm lực về vốn tài chính và sức mạnh tăng trưởng của công ty.

Nợ phải trả phản ánh khả năng sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài để tham gia
vào hoạt động SXKD. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt, các
công ty cần phải mở rộng và phát triển để củng cố vị thế thị trường của mình, và
nguồn vốn bên ngoài lại càng quan trọng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có kinh
nghiệm và sự nhạy bén trong kinh doanh đã biết nắm bắt cơ hội để phát triển hoạt
động kinh doanh của mình.

1.1.6. Các tỷ số sử dụng trong phân tích tài chính

Các tỷ số phản ánh cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư

 Hệ số nợ

Nợ phải trả
Hệ số nợ = 𝑥100%
Tổng tài sản

9
Hệ số nợ sẽ cho thấy bao nhiêu phần trăm trong số tài sản của công ty được
tài trợ từ vốn vay.

 Hệ số tự tài trợ

Vốn chủ sở hữu


Hệ tự tài trợ = 𝑥100%
Tổng tài sản

Hệ số tự tài trợ sẽ biết được rằng khả năng tự chủ về tài chính và tự đảm bảo
nguồn tài chính của công ty sẽ ra sao hay sẽ cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản
của công ty được sẽ được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu.

 Tỷ suất đầu tư

Tài sản cố định


Tỷ suất đầu tư = 𝑥100%
Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư phản ánh cơ cấu tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của
công ty, nói lên tầm quan trọng của tài sản cố định. Nếu tỷ suất này cao tức là doanh
nghiệp đầu tư nhiều tiền vào mua sắm tài sản cố định và ngược lại.

 Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn

Nguồn vốn chủ sở hữu


Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = 𝑥100%
Tài sản dài hạn

Tỷ suất tự tài trợ dài hạn sẽ cho thấy mức độ đóng góp của vốn chủ sở hữu
đối với các khoản sử dụng tài sản dài hạn.

Tình hình công nợ

Các khoản phải thu


Tỷ số công nợ =
Các khoản phải trả

Tình hình công nợ cho biết khả năng trả các khoản nợ tới hạn nhằm thể hiện
sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình công nợ của
doanh nghiệp, các nhà phân tích từ đó xem xét được chất lượng hoạt động tài chính,
nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán đánh giá được sức mạnh tài chính hiện

10
tại, tương lai cũng như đưa ra các dự đoán về tiềm lực trong thanh toán và an ninh
tài chính của doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Nhóm chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán của công ty. Đây là nhóm đối
tượng được nhiều người quan tâm như: nhà đầu tư, người cho vay, nhà cung cấp
nguyên vật liệu,... Các đối tượng luôn đặt câu hỏi liệu công ty có đủ khả năng thanh
toán các khoản nợ hay không.

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Tổng tài sản


Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
Nợ phải trả

Khả năng thanh toán tổng quát nghĩa là: Toàn bộ tài sản có khả năng đảm
đương được toàn bộ các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.

 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Tài sản ngắn hạn


Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiện hành có ý nghĩa là: Tài sản ngắn hạn có khả năng
đảm đương các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải vay thêm. Để đảm bảo an
toàn trong thanh toán nợ ngắn hạn hệ số này phải lớn hơn 1 hoặc tối thiểu phải bằng
1. Khi hệ số này mà nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang trong tình trạng mạo
hiểm về tài chính, vì mất cân bằng tài chính.

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn − Hàng tồn kho


Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh
toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền
(tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền
nhằm khắc phục điểm yếu của khả năng thanh toán hiện hành. Công ty có khả năng

11
trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải vay thêm và không cần phải bán hàng
tồn kho.

 Vốn lưu động

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn − Nợ ngắn hạn


Vốn lưu động có ý nghĩa là: Thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp
đồng thời phản ánh hệ số sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Hệ quả sử dụng vốn)

Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt
động sử dụng vốn vào giải quyết một nhu cầu nhất định trong phát triển sản xuất
(đầu tư phát triển) và trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Hiệu suất sử dụng tài sản (số vòng quay tài sản)

Doanh thu thuần


Số vòng quay tài sản =
Tài sản bình quân

Số vòng quay tài sản có ý nghĩa là một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu. Hệ số càng cao hiều quả sử dụng tài sản càng cao.

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (số vòng quay TSCĐ)

Doanh thu thuần


Số vòng quay TSCĐ =
TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này đôi khi còn gọi là vòng quay cố định nhằm đo lường vốn cố định
được sử dụng có hiệu quả như thế nào, tức là một đồng vốn cố định đầu tư tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu.

 Số vòng quay hàng tồn kho

Doanh thu thuần(Giá vốn hàng bán)


Số vòng quay HTK =
HTK bình quân

12
Số vòng quay HTK càng cao (số ngày cho một vòng quay càng ngắn) càng
tốt, tuy vậy số vòng cao cũng có thể gây trục trặc trong khâu cung cấp hàng, hàng
hóa dự trự không có kịp lúc cho khách hàng, gây mất uy tín.

 Số vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần(Doanh thu bán chịu)


Số vòng quay KPT =
KPT bình quân

Hệ số vòng quay khoản phải thu giúp đánh giá khả năng thu hồi khoản phải
thu của một công ty hay hiệu quả của việc cấp tín dụng hiện tại của công ty đó. Hệ
số này cũng cho thấy số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt của một
công ty.

 Số vòng quay vốn lưu động

Doanh thu thuần


Số vòng quay VLĐ =
VLĐ bình quân

Vòng quay vốn lưu được được hiểu là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh
doanh, chỉ số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt
động ổn định và có thể sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao.

Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

 Suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Lợi nhuận sau thuế


ROS = 𝑥100%
Doanh thu thuần
Chỉ số ROS phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì có
được bao nhiêu đồng lợi nhuận, quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho nhà đầu tư và
doanh thu của công ty.

 Suất sinh lời trên tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế


ROA = 𝑥100%
Tài sản bình quân

13
Chỉ số ROA thể hiện 1 đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào tài sản sẽ đem về
bao nhiêu lợi nhuận. ROA càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp càng tốt.

 Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế


ROE = 𝑥100%
Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ số ROE thể hiện 1 đống vốn chủ mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt
động thu về bao nhiêu lợi nhuận. ROE càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cổ phần

 Thu nhập mỗi cổ phần thường (EPS):

Lợi nhuận sau thuế − Cổ tức cổ phiếu ưu đãi


EPS =
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Chỉ số EPS: là khoản lợi nhuận sau thuế mà các nhà đầu tư thu được từ 1 cổ
phiếu. Chỉ số này còn được hiểu như một khoản lời mà các nhà đầu tư có được trên
một lượng vốn bỏ ra ban đầu.

 Tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần thường (P/E)

Giá thị trường một cổ phiếu


P/E =
Thu nhập của một cổ phiếu thường

P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu
lần hoặc nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho
từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường
được công bố trên báo chí.

Mô hình Dupont

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của
một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont
tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán.
14
Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là
hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng
nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên
tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau:

 Mô hình Duphont

Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Tổng tài sản


ROE = = x
Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Hay ROE = ROA x Đòn bẫy tài chính

LN ròng Lợi nhuận ròng Doanh thu Tổng tài sản


ROE = = x x
VCSH Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Hay ROE
= Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẫy tài chính

Tác dụng của phương trình Dupont:

- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ
nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.

- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản, nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua
việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu
của tổng tài sản.

- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm, từ đó tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.2. Phương pháp nghiên cứu phân tích tài chính

1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu trong đề tài được thu thập từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính năm
2021, 2022.

15
1.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng lâu đời và rộng rãi trong phân tích tài
chính. Mục đích của việc so sánh là để phát hiện ra sự khác biệt, những nét đặc trưng
riêng và để khám phá các xu hướng, biến động của đối tượng nghiên cứu. Điều này
giúp chủ thể quan tâm đưa ra quyết định lựa chọn có căn cứ. Các nhà phân tích cần
lưu ý một số vấn đề khi sử dụng phương pháp so sánh như:

 Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được
phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, thời gian và
đơn vị đo lường.
 Gốc so sánh: Gốc so sánh được sử dụng có thể là gốc về không gian hoặc là
thời gian, phụ thuộc vào ý định phân tích. Về không gian, có thể so sánh đơn vị này
với đơn vị khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác...
Việc so sánh về không gian thường được lựa chọn khi cần xác định vị thế hiện tại
của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác hoặc so với số bình quân
ngành, khu vực... Điểm cần nhớ khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm
phân tích có thể đổi vị trí cho nhau mà khi phân tích sẽ không bị ảnh hưởng. Về thời
gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch,
dự toán.... Cụ thể:

+ Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so
sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước
(năm trước). Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở
các kỳ gốc khác nhau.

+ Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh là
trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa trị số thực tế
với trị số kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.

+ Khi đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành, đánh giá năng lực cạnh
tranh thường so sánh chỉ tiêu thực hiện của doanh nghiệp với bình quân chung của
ngành hoặc so với chỉ tiêu thực hiện của đối thủ cạnh tranh.

16
 Các dạng so sánh: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối là 2
dạng thường được sử dụng trong phân tích.

- So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi
so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô
của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.

- So sánh bằng số tương đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương
đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng
biến động, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích tài chính, các
nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:

+ Số tương đối động thái: Dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ
biến động của chỉ tiêu và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc [cố định kỳ
gốc: yi /y0 (i = 1, n)] và số tương đối liên hoàn [thay đổi kỳ gốc: y (i + 1)/yi (i = 1,
n)].

+ Số tương đối điều chỉnh: Số tương đối điều chỉnh phản ánh mức độ, xu
hướng biến động của mỗi chỉ tiêu khi điều chỉnh một số nhân tố nhất định trong từng
chỉ tiêu phân tích về cùng một thời kỳ nhằm đưa phạm vi so sánh hẹp hơn, giảm
được sự khập khiễng của phương pháp so sánh. Ví dụ: khi đánh giá sự biến động
của doanh thu bán hàng điều chỉnh theo số lượng tiêu thụ thực tế, đánh giá xu hướng
biến động của giá trị sản lượng tính theo giá cố định của 1 năm nào đó...

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích

1.3.1. Nhân tố khách quan

 Chỉ tiêu trung bình ngành

Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi thực hiện phân tích. Tỷ lệ tài chính
của một doanh nghiệp cao hay thấp, tốt hay xấu khi so sánh với các tỷ lệ tài chính
tương ứng của các doanh ngiệp khác có cùng đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh
doanh mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Bằng cách so sánh với hệ
thống chỉ tiêu trung bình ngành, các nhà quản lý tài chính có thể biết được vị thế của

17
doanh nghiệp mình và đánh giá được tình hình tài chính cũng như hiệu quả sản xuất
của doanh nghiệp.

 Môi trường kinh tế

Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến phân tích tài chính của công ty, bao
gồm các yếu tố như tăng trưởng và ổn định kinh tế, sức mua, ổn định giá cả, tiền tệ,
lạm phát,… Để điều hành doanh nghiệp thành công trước những biến động của nền
kinh tế, doanh nghiệp cần theo dõi, phân tích và dự báo sự biến động của tất cả yếu
tố để có thể đưa ra các giải pháp, đối sách phù hợp trong mọi tình huống và các mối
đe dọa.

 Môi trường ngành xây dựng

Cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành ảnh hưởng trực tiếp đến cung
và cầu sản phẩm của từng công ty, ảnh hưởng đến giá bán và tốc độ tiêu thụ… Ngoài
ra, khả năng doanh nghiệp có những sản phẩm mới thay thế cũng là yếu tố trong môi
trường ngành ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp .

1.3.2. Nhân tố chủ quan

 Chất lượng thông tin

Đây là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng của phân tích tài chính, là
đầu vào của quá trình phân tích. Từ thông tin nội bộ phản ánh trực tiếp tình hình tài
chính của công ty đến thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường kinh doanh của
công ty, nhà phân tích có thể nắm bắt được tình hình tài chính của công ty trong quá
khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.

 Trình độ người phân tích

Sau khi nhận được thông tin bên trong và bên ngoài phù hợp và chính xác,
những thông tin này được thu thập và xử lý như thế nào để đạt được kết quả phân
tích tài chính chất lượng cao không phải là điều dễ dàng. Để cho ra những kết quả
phân tích chất lượng cao thì chịu ảnh hưởng rất lớn từ trình độ của người phụ trách
phân tích. Từ những thông tin thu thập được, nhà phân tích cần lựa chọn phương

18
pháp phân tích phù hợp và hiểu rõ nội dung, quy trình phân tích. Công việc của nhà
phân tích là liên kết và liên hệ các tiêu chí, kết hợp với thông tin về điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể của công ty để giải thích tình hình tài chính của công ty, xác định
điểm mạnh và điểm yếu của các vị trí, nguyên nhân dẫn đến nó. Chính tầm quan
trọng và phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi người phân tích không chỉ có trình
độ chuyên môn cao, kiến thức chuyên sâu về kế toán doanh nghiệp, kỹ năng phân
tích mà còn phải có kinh nghiệm lập báo cáo, đưa ra khuyến nghị và hướng dẫn, kiến
thức sâu rộng và đạo đức tốt.

19
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp xây dựng

2.1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp xây dựng

Hình 2.1: Logo Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG PHỤC HƯNG HOLDINGS

- Tên tiếng anh: PHUC HUNG HOLDINGS CONSTRUCTION JOINT STOCK –


COMPANY

- Địa chỉ: Tầng 1, Tháp A, Tòa nhà CT2 (The Light), Đường Tố Hữu,
Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam

- Tel: +84.24.666.465.18 Fax: +84.24.666.465.21

- Email: info@phuchung.com.vn Website: www.phuchung.com.vn

- Giấy CNĐKDN số: : 0101311315 (thay đổi lần thứ 14 ngày 27/12/2019)

- Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội

- Mã CK: PHC (Niêm yết ngày 27/10/2009 tại Sở Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội)

- Sàn giao dịch: HOSE

- Vốn điều lệ: 506.819.270.000 VNĐ

- Ngày thành lập: 04/07/2001

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

- 2001: Thành lập doanh nghiệp với tên Công ty TNHH Phục Hưng.

20
- 2006: Thực hiện các gói thầu EPC cho các dự án công nghiệp.

- 2009: Ngày 11/5/2009 chính thức niêm yết cổ phiếu PHC trên sàn GDCK –
HNX.

- 2010: Đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings.

- 2019: Tăng vốn điều lệ lên 257,48 tỷ VNĐ.

Nằm trong tốp 3 nhà thầu uy tín nhất Việt Nam.

- 2020: Nằm trong tốp 10 nhà thầu xây dựng- Bất động sản tốt nhất Việt Nam.

- 2021: Tăng vốn điều lệ lên 506,82 tỷ VNĐ.

Nằm trong tốp 10 nhà thầu xây dựng- Bất động sản tốt nhất Việt Nam.

- 2022: Nằm trong tốp 10 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu.

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tặng bằng khen.

2.1.3. Ngành nghề và địa bàn hoạt động kinh doanh chính

Xây dựng
dân dụng,
CN,…
MB: Hà Nội, Nam Định,
Quảng Ninh, Thanh
Hóa, Nghệ An,…

Ngành nghề
kinh doanh
chính MT: Huế, Đà Nẵng,
Khánh Hòa, Phú Yên,…
Thủy
Bất điện và
động năng
sản lượng tái
tạo MN: TP.HCM, Đồng Nai,
Vũng Tàu, Bình Dương,…

Hình 2.2: Lĩnh vực kinh doanh Hình 2.3: Địa bàn hoạt động chính

21
2.1.4. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức

22
 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ:

1. Ông Cao Tùng Lâm Chủ tịch Hội đồng quản trị
2. Ông Trần Huy Tưởng Thành viên Hội đồng quản trị
3. Ông Trần Hồng Phúc Thành viên Hội đồng quản trị
4. Ông Đỗ Nguyên An Thành viên Hội đồng quản trị
5. Ông Nguyễn Đức Thắng Thành viên Hội đồng quản trị
6. Ông Nguyễn Công Khanh Thành viên Hội đồng quản trị
7. Ông Nguyễn Ngọc Điệp Thành viên Hội đồng quản trị.

 BAN KIỂM SOÁT:

1. Ông Nguyễn Như Phi Trưởng ban

 BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

1. Ông Trần Hồng Phúc Tổng Giám đốc


2. Ông Trần Thắng Lợi Phó Tổng Giám đốc
3. Ông Lê Quốc Tuấn Phó Tổng Giám đốc
4. Ông Nguyễn Hoàng Anh Phó Tổng Giám đốc
5. Bà Ngô Minh Nguyệt Kế toán trưởng
6. Ông Nguyễn Ngọc Đường Giám đốc khối Cơ Điện

2.1.5. Nhân lực

Hình 2.5: Quy mô nhân lực

23
 Nhân sự chất lượng cao

1. Nhân sự quản lý cao cấp (có kinh nghiệm làm Thành viên HĐQT, Ban
Tổng giám đốc, Giám đốc Công ty trên 5 năm) – 20 nhân sự

2. Chỉ huy trưởng cấp 1 – 20 nhân sự

3. Chỉ huy trưởng cấp 2 – 25 nhân sự

4. Quản lý kỹ thuật cấp 1 (Đã làm Quản lý kỹ thuật 01 công trình cấp đặc biệt.
cấp 1 hoặc 02 công trình cấp) – 30 nhân sự

5. Quản lý kỹ thuật cấp 2 (Đã làm Quản lý kỹ thuật 01 công trình cấp II hoặc
2 công trình cấp III) – 60 nhân sự

6. Quản lý an toàn cấp 1 (Đã làm Quản lý an toàn 01 công trình cấp đặc biệt.
cấp 1 hoặc 02 công trình cấp II) – 10 nhân sự

7. Quản lý an toàn cấp 1 (Đã làm Quản lý an toàn 01 công trình cấp II hoặc 2
công trình cấp III) - 20 nhân sự

8. Kỹ sư định giá xây dựng cấp 1 – 05 nhân sự

9. Kỹ sư định giá xây dựng cấp 2 – 15 nhân sự

10. Chuyên viên cấp cao khác – 20 nhân sự

2.1.6. Năng lực tài chính

Năng lực và uy tín của Phục Hưng Holdings không ngừng được nâng cao, đối
tượng khách hàng ngày càng mở rộng, kỹ năng và trình độ quản lý dự án, quản lý
doanh nghiệp ngày càng chuyên nghiệp.

Hình 2.6: Doanh thu và lợi nhuận 2019,2020,2021 (Triệu đồng)

24
Trong những năm qua, thế mạnh và tiềm lực tài chính của Phục Hưng
Holdings thể hiện ở các số liệu doanh thu tăng trưởng ổn định, bền vững qua từng
năm. Phục Hưng Holdings có những bước tăng trưởng, bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt
doanh thu 2019 đã tăng lên 3.720 tỷ đồng. Trong thời gian qua, Phục Hưng Holdings
thường để lại dấu ấn và khẳng định vị thế, danh tiếng của mình khi liên tiếp trúng
các hợp đồng tổng thầu D&B hơn 1 nghìn tỷ đồng. D&B là bước phát triển cao nhất
trong ngành nhà thầu xây dựng khi đòi hỏi công ty có kinh nghiệm và năng lực
chuyên sâu để thực hiện tất cả các công đoạn từ thiết kế, kiểm soát đến thẩm định và
triển khai thi công. Qua đó cho thấy Công ty cổ phần xây dựng Phục Hưng có tiềm
lực tài chính vững vàng và ngân sách ổn định để duy trì các hoạt động sản xuất kinh
doanh và nâng tầm vị thế, giữ vững vị trí top 10 nhà thầu xây dựng uy tín tại Việt
Nam.

2.1.7. Máy móc thiết bị và công nghệ thi công

Phục Hưng Holdings là một trong những nhà thầu xây dựng hàng đầu trong
nước với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đảm bảo thi công và xây dựng các công
trình, dự án đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và tiến độ.

Trong những năm qua, Phục Hưng Holdings đã tích cực đầu tư trang thiết bị
hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới như cẩu tháp, vận thăng,
hệ thống cốp pha hiện đại Al-form, Gang-form, làm chủ công nghệ đổ bê tông toàn
khối cột-vách-dầm tại đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công (4-5 ngày/tầng), nâng
cao chất lượng và tính đồng bộ của kết cấu, giảm thiểu tình trạng gián đoạn thi công
cũng như lãng phí mặt bằng thi công. Phục Hưng còn xây dựng hệ thống tổ hợp các
thiết bị cần trục tháp-vận thăng-cần phân phối-alform vận hành nhịp nhàng đảm bảo
hiệu quả cao nhất . Các thiết bị này hoạt động ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ
thuật xây dựng dân dụng Việt Nam, phục vụ đắc lực cho quá trình thi công các công
trình của Phục Hưng Holdings.

Ngoài ra, công ty sử dụng công nghệ BIM (Building Information Modeling-
Mô hình hóa thông tin công trình). Đây là quá trình liên quan đến việc tạo và quản

25
lý các tính năng kỹ thuật số (được gọi là là mô hình thông tin kỹ thuật số) trong các
khâu thiết kế, thi công và vận hành các công trình. Công nghệ BIM hỗ trợ một cách
hữu ích cho công tác quản lý khối lượng, thiết lập biện pháp thi công, giải quyết
xung đột thiết kế…, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của
Phục Hưng Holdings.

 Hệ thống ván khuôn trượt và ván khuôn leo

Hình 2.7: Ván khuôn leo

 Ván khuôn nhôm

Hình 2.8: Ván khuôn nhôm

26
 Ván khuôn Gang form

Hình 2.9: Ván khuôn Gang form

 Cẩu tháp

Hình 2.10: Cẩu tháp

27
2.1.8. Kinh nghiệm thi công

 Thành tựu

28
 Một số công trình tiêu biểu

1. Chung Cư The Zen- Khu C2- Gamuda Gardens- Hà Nội

 Giá trị hợp đồng: 1305 tỷ VNĐ.

 Quy mô dự án:

- 01 tầng hầm, diện tích: 11.000m2 .

- 04 tầng khối đế, tổng diện tích: 34.500m2.

- 03 khối tháp, mỗi khối từ 31- 35 tầng,


tổng diện tích: 137.500m2..

Hình 2.11: Chung cư The Zen - khu


C2- Gamuda Gardens

2. Sky villa - Evergreen - thành phố Hồ Chí Minh

 Giá trị hợp đồng: 279 tỷ VNĐ.

 Quy mô dự án:

-02 tầng hầm;

-24 tầng nổi, tổng diện tích xây dựng: 9.098


m2.

Hình 2.12: Sky Villa - Evergreen

29
3. Trung Tâm Dịch Vụ Thương Mại- Flamingo Linh Trường- Thanh Hóa

 Giá trị hợp đồng: 352 Tỷ VNĐ.

 Quy mô dự án:

- Khách sạn - 01 tầng hầm, 21 tầng nổi,


diện tích sàn: 41.700 m2.

- Trung tâm dịch vụ thương mại - 04 tầng


nổi, diện tích sàn: 7.500 m2.

Hình 2.13: TTTM Flamingo Linh Trường

4. Trường Olympia - Trung Văn- Hà Nội

 Giá trị hợp đồng: 26 Tỷ VNĐ

 Quy mô dự án:

- 01 Tầng hầm, diện tích: 1.490m2.

- 04 tầng nổi, tổng diện tích xây


dựng: 4.307 m2.

Hình 2.14: Trường Olympia – Trung Văn

30
5. Nhà Máy Thép Dung Quất Hòa Phát

 Tổng giá trị các gói thầu


của dự án: 559 Tỷ VNĐ.

 Quy mô gói thầu:

- Thi công kết cấu bê tông, kết


cấu thép kho quặng trộn, nhà
máy nguyên liệu,…

Hình 2.15: Nhà máy thép dung quất Hòa Phát

2.1.9. Chiến lược kinh doanh

Ông Cao Tùng Lâm - Chủ tịch HĐQT Phục Hưng Holdings khẳng định: “Tôn
chỉ trong chiến lược kinh doanh của chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đối với chất
lượng công trình xây dựng trong mỗi dự án. Sau nhiều năm hoạt động, việc chú trọng
tới chất lượng công trình vẫn luôn là hướng đi đúng đắn giúp Phục Hưng càng tiến
gần hơn với mục tiêu trở thành tổng thầu chất lượng hàng đầu Việt Nam.”

Hình 2.16: Mục tiêu phát triển

 Chiến lược phát triển trung và dài hạn

- Tập trung phát huy sức mạnh toàn mô hình để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

31
- Xác định con người là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự thành công
của doanh nghiệp. Đầu tư chi phí để tổ chức đào tạo, tập huấn về trình độ chuyên
môn, quản lý chuyên ngành, về công tác an toàn lao động, về nhận thức công nghệ
thi công mới về kỹ năng làm việc và các biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả
công trình.

- Nâng cao năng lực thiết bị đảm bảo sự phù hợp với sự phát triển của công
nghệ và đảm bảo không lạc hậu trong 10 năm tiếp theo.

- Chuẩn hóa và hiện đại hóa hệ thống.

 Sứ mệnh

“Phục Hưng cam kết đem lại chất lượng sống ngày càng tốt hơn cho tất
cả thành viên trong hệ thống, nguyện đóng góp cho cộng đồng và cho xã hội bằng
các sản phẩm và văn hóa mang tên Phục Hưng”

2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm bên ngoài tổ chức
mà nhà quản trị khó kiểm soát được nhưng chúng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt
động và kết quả hoạt động của tổ chức.

 Đặc điểm của môi trường vĩ mô:

 Tác động gián tiếp đến hoạt động động và kết quả hoạt động của tổ chức.
 Có mối quan hệ tương tác với nhau để cùng tác động đến tổ chức.
 Ảnh hưởng đến tất cả các ngành khác nhau, các lĩnh vực khác nhau và tất cả
mọi tổ chức

Chính trị và pháp luật

 Chính trị:

Việt Nam đã làm rất tốt việc đạt được sự ổn định chính trị với tư cách là một
quốc gia độc lập có chủ quyền. Quan hệ quốc tế tốt đẹp, không có chiến tranh, bạo

32
loạn... Sự lãnh đạo, quản lý sáng suốt của Đảng và Nhà nước đã mang lại biết bao
cơ hội phát triển cho đất nước. Trong bối cảnh bất ổn gia tăng ở nhiều nơi trên thế
giới, sự ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam là một lợi thế quan trọng để phát
triển. Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, khách du lịch và
là nơi gặp gỡ của những người theo đuổi hòa bình thế giới. Một nền chính trị ổn định
đã đưa Việt Nam trở thành một đất nước hòa bình và thịnh vượng. Đây là cơ hội tốt
để doanh nghiệp nhận được nhiều hợp đồng lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, dựa
vào thị trường trong nước và phát triển ra thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, vẫn có những thế lực chống phá, đe dọa lãnh thổ quốc gia, đe dọa
trực tiếp đến quyền lợi của dân tộc. Trước những thách thức hiện hữu và rủi ro tiềm
ẩn đòi hỏi phải xem xét lại mô hình và phương pháp quản lý, cùng với đó là đang
ráo riết nâng cao hàng rào bảo vệ bằng việc áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt, ngày
càng đảm bảo an ninh ổn định và an toàn cho người dân. Công ty phải hết sức cảnh
giác và thu thập thông tin kịp thời, tránh bị kẻ gian lợi dụng gây thiệt hại về người
và tài sản.

 Pháp luật

Những năm qua, Bộ Xây dựng đã liên tục cải cách và ban hành kịp thời các
Bộ luật xây dựng giúp cho ngành xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển, hệ thống
văn bản pháp lý của ngành xây dựng tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn Luật
Xây dựng 2014 đã được sửa đổi, bổ sung. Chính phủ đã ban hành một số Nghị định
hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng sửa đổi như: Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định
06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây
dựng; Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Nhờ đó, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý trong việc chấp hành,
thực thi pháp luật về xây dựng lớn mạnh phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Tuy nhiên, Theo TS. Bùi Sĩ Hiến - Bộ Xây dựng: “Có một thực tế hiện nay là
số lượng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng ở nước

33
ta nhiều nhưng rất chồng chéo, thiếu tính đồng bộ, hệ thống. Quản lý nhà nước về
hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư xây dựng nói riêng, vẫn đang bộc lộ nhiều yếu
kém. Qua đó doanh nghiệp cần là thực thi chúng một cách nghiêm chỉnh, minh bạch,
tạo lực đẩy mới cho sự phát triển đầu tư xây dựng. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn
nếu không tìm hiểu kĩ về luật pháp, quy phạm pháp luật của ngành, các cơ chế, chính
sách mới. Kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nếu không có sự nhận thức về
tầm quan trọng của pháp luật với ngành.”

Công nghệ

Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần đến các giải pháp công
nghệ để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc ở mọi khâu. Trong môi trường toàn
cầu hóa và cạnh tranh ngày nay, các công ty không nhanh chóng nắm bắt công nghệ
để đổi mới và tiếp tục chọn cách kinh doanh truyền thống sẽ có nguy cơ rời khỏi thị
trường. Đặc biệt trước thay đổi nhanh chóng của Cách mạng công nghiệp 4.0, nếu
doanh nghiệp không nhanh chóng thích ứng, tận dụng nền tảng công nghệ hiện đại
để đổi mới, tối ưu hóa sản xuất thì sẽ gặp thách thức, nguy cơ tụt hậu và khó có thể
tổn tại.

Hiện nay Việt Nam chúng ta cũng đã ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực.
Đối với lĩnh vực xây dựng công nghệ tạo ra được nhiều loại máy móc hiện đại thay
thể được thủ công, nhằm giảm bớt chi phí, rút ngắn tiến độ thi công và cho ra chất
lượng sản phẩm xây dựng hiệu quả hơn.

 Một số ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực xây dựng hiện nay như là:

 Công nghệ DESIGO: Hệ thống DESIGO – hệ thống này được sáng chế nhằm
cải thiện môi trường và quản lý năng lượng tiêu thụ. Hệ thống DESIGO được thiết
kế để ứng dụng cho tất cả các loại công trình, cho phép người sử dụng có thể quản
lý được mức độ tiêu thụ điện năng và điều chỉnh sắp xếp hệ thống dựa vào việc thay
đổi các thông số. Kết quả là công trình kiến trúc sẽ đạt được thành tựu trong tiết
kiệm năng lượng tối đa.

34
Hình 2.17: Hệ thống công nghệ Desigo

 Mô hình thông tin (BIM), thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) ). Việc
ứng dụng 3 loại mô hình này đang là xu hướng công nghệ mới trong xây dựng. Trong
đó, mô hình BIM sẽ hợp lý hóa việc lập kế hoạch, giảm sự chậm trễ của dự án, ngăn
chặn bội chi ngân sách và kiểm soát chất lượng một cách dễ dàng. Việc tiếp nhận xu
hướng này có thể thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của một đơn vị có chuyên
môn về cấu trúc. Bên cạnh đó, VR và AR sẽ hỗ trợ cho BIM để có thể trình bày thiết
kế dưới sự trợ giúp của máy tính theo cách hữu hình và dễ hiểu nhất. Các công ty tư
vấn thiết kế xây dựng uy tín cũng sẽ bắt đầu đào tạo nhân viên của mình sử dụng các
thiết bị này để phù hợp với xu hướng của thời đại. Tuy nhiên, công nghệ này chỉ phù
hợp với các công trình có quy mô lớn.

Hình 2.18: Công nghệ VR,AR

 Công nghệ in 3D: Công nghệ in 3D là một quá trình tạo ra các lớp vật liệu
bằng cách sử dụng hệ thống kỹ thuật số mà cụ thể là máy tính hỗ trợ thiết kế (CAD)

35
để tạo ra một mô hình đầy đủ là bản sao của đồ vật mẫu. Công nghệ này giúp tiết
kiệm chi phí, giảm thời gian thi công và kiểm soát được chất lượng công trình tốt
hơn.

Hình 2.19: Ngôi nhà đầu tiên sử dụng công nghệ in 3D

Kinh tế

 Tình hình chung

Nền kinh tế năm 2022 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang
đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh và khó lường, mức độ biến động
cao. Lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các nước phải thắt
chặt chính sách tiền tệ.

Tuy vậy, nền kinh tế nước ta đã phục hồi trong năm qua, kinh tế vĩ mô ổn
định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Môi trường đầu tư
kinh doanh được cải thiện sẽ góp phần tích cực phục hồi và phát triển kinh tế, tạo
dựng niềm tin và sự ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Một số ngành
có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với những năm trước dịch Covid-19.

 Tốc độ tăng trưởng, xu hướng GDP

Theo tổng cục thống kê: “Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02%. Trong mức
tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%,
đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.”

36
Hình 2.20: Tốc độ tăng GDP năm 2022 theo khu vực kinh tế

“Đặc biệt là, GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt
95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.”

Năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính tăng 4,8%
vào năm 2022 do kỹ năng của người lao động được cải thiện thể hiện qua tỷ lệ lao
động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng lên so với cùng kì năm trước.

 Lãi suất cho vay ngân hàng

Lãi suất vay tín chấp ngân hàng ưu đãi khoảng từ 9 – 16%/năm. Các ngân
hàng thường áp dụng mức lãi suất hiện nay từ 15 – 25%/năm.

Lãi suất cho vay ngân hàng theo hình thức thế chấp dao động trong khoảng từ
10% – 16%/năm. Ngoài ra, hình thức vay này thường xuyên được các ngân hàng
triển khai các chương trình khuyến mại, ưu đãi về quà tặng, lãi suất nên mức lãi suất
áp dụng trong thời gian đầu vay thế chấp rất thấp từ 6 – 8,5%/năm.

 Tỷ lệ lạm phát

Theo TCTK: “Bình quân năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 2,59% so với năm
2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến
động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.”
37
Hình 2.21: Lạm phát cơ bản tháng 12 và bình quân năm từ năm 2018 đến năm
2022

 Tình hình người lao động

Theo TCTK: “Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2022 là
51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ
tuổi lao động là 46 triệu người, tăng 1,4 triệu người.”

“Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cả nước năm 2022 là 2,32%, trong
đó khu vực thành thị là 2,79%; khu vực nông thôn là 2,03%.”

“Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2022 là 2,21%, trong đó
tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,7%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông
thôn là 2,51%.”

“Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong năm 2022 ước tính đạt 50,6 triệu
người, tăng 1.504,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; thu nhập bình quân tháng
của lao động làm công hưởng lương ước tính đạt 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 992
nghìn đồng.”

Xã hội

 Nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách tăng mạnh: làm thúc đẩy nhu cầu
đầu tư xây dựng mới, sửa chữa các công trình giao thông liên tỉnh, liên quốc gia.
Thúc đẩy DNXD phát triển. Tạo việc làm tăng thu nhập người lao động.

38
 Nhu cầu nhà ở còn rất lớn

Phân khúc ở nhà ở được đánh giá vẫn tăng trưởng ổn định, đặc biệt tại khu
vực đô thị. Trong bối cảnh nhu cầu tăng nhưng nguồn cung của các dự án nhà ở còn
hạn chế, giá căn hộ chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM khó có thể
“hạ nhiệt”. Dù thị trường BĐS đang có dấu hiện trì trệ và chậm lại nhưng theo các
chuyên gia thì nhu cầu nhà ở vẫn sẽ tăng thu hút các nhà đầu tư quan tâm do tốc độ
gia tăng dân số tại Việt Nam vẫn tăng nhanh thường rơi vào các đô thị lớn.

 Đặc điểm tự nhiên Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có đường bờ biển kéo dài nhưng tỷ lệ
các thiên tai nghiêm trọng như động đất, sóng thần ít. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chịu
trung bình 10 cơn bão đổ bộ từ biển Đông gây nên tình trạng lũ lụt khá phổ biến ở
ba miền, nhu cầu xây dựng các công trình thủy lợi, chống thiên tai gia tăng mạnh.

Các tỉnh miền Trung chủ yếu là đất đỏ bazan, có dung trọng khô thấp, độ thấm
cao, dễ bị sụt lún nên yêu cầu đầu tiên khi thi công là xử lý nền đất yếu. Đồng thời
địa hình chủ yếu là đồi núi nên ảnh hưởng nhiều tới khả năng xây dựng công trình,
đặc biệt là công trình giao thông.

Mạng lưới sông ngòi dày đặc của khu vực Nam Bộ phù hợp với ngành vận
tải đường sông nhưng không phù hợp với đường bộ và đường sắt do cần nhiều cầu,
phà và dễ bị tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ.

2.2.2. Môi trường vi mô

Nhà cung cấp

 Nguyên vật liệu

Những nguyên vật liệu chính trong hoạt động xây lắp các công trình dân dụng
của PHC là sắt thép và bê tông. Nhìn chung đây là các nguyên vật liệu rất phổ biến,
luôn sẵn sàng để cung cấp cho các nhà thầu, thuận tiện cho việc sản xuất của PHC.
Một số nhà cung cấp chính của PHC như: Công ty Cổ phần Thép và Thương mại Hà
Nội (Thép); Công ty TNHH phát triển thương mại Lâm Anh (Thép); Công ty cổ

39
phần đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị đường sắt (Thép); Công ty TNHH
SUNGSHIN VINA (bê tông); Công ty CP đầu tư xây dựng phát triển Việt Tiệp (Bê
tông).

 Nhà cung cấp tài chính

Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng nên các DN xây dựng luôn cần một
nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu thi công các dự án. Vậy nên khó tránh khỏi việc
vay vốn từ các nhà đầu tư tài chính bằng việc vay ngắn hạn hoặc dài hạn tùy vào
điều kiện và tầm nhìn chiếc lược của doanh nghiệp. Vậy nên các DN luôn có mối
liên hệ với các tổ chức tín dụng và Công ty cổ phần xây dựng Phục Hưng không phải
là ngoại lệ. Hiện nay công ty đang sử dụng các khoản vay chủ yếu từ các ngân hàng:
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VP bank); Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng quân đội
(MB bank).

Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay có rất nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực xây dựng, đối thủ cạnh
tranh của công ty là tất cả các công ty xây dựng trên cả nước, đặc biệt là địa bàn
thành phố TPHCM và Hà Nội. Điển hình là các công ty: Công ty Cổ phần Ecoba,
Công ty TNHH tập đoàn Xây dựng Delta, Công ty cổ phần Fecon…

Hình 2.22: Top 10 nhà thầu uy tín 2022

40
 Công ty Cổ phần Ecoba Việt Nam

Hình 2.23: Logo Công ty CP Ecoba Việt Nam

 Mã số thuế: 0104415496
 Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà Udic Complex, Đường Hoàng Đạo Thúy –
Phường Trung Hoà – Q.Cầu Giấy – TP. Hà Nội
 Fax: 024-22214024
 Website: http://ecobavietnam.com.vn/
 Năm thành lập: 02/01/2010

Ecoba đã xây dựng được thương hiệu của một nhà thầu xây dựng & quản lý
dự án chuyên nghiệp nhờ việc đã thực hiện các dự án lớn với trong và ngoài nước,
hợp tác cùng các tổng thầu quốc tế với nhiều vai trò khác nhau như:

+ Tổng thầu D&B.

+ Tổng thầu các Công trình phát triển đô thị.

+ Nhà thầu dân dụng tại các Nhà máy công nghiệp nặng

+ Tổng thầu EPC

+ Nhà thầu thiết kế, lắp đặt công nghệ cho các Trạm xử lý nước thải

+ Chủ đầu tư hệ thống Điện mặt trời.

41
 Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta

Hình 2.24: Logo Công ty TNHH Tập đoàn Xây Dựng Delta

 Mã số thuế: 0100512717
 Trụ sở chính: Số 81, phố Lạc Trung – Phường Vĩnh Tuy – Quận Hai Bà Trưng
– TP. Hà Nội
 Fax: 024-38760988
 E-mail: info@deltacorp.vn
 Website: http://deltacorp.vn/
 Năm thành lập: 01/01/1993

Hiện nay DELTA Group đã có 12 công ty thành viên và mở rộng lĩnh vực
hoạt động lên: Tổng thầu xây dựng, tư vấn thiết kế, đầu tư bất động sản, sản xuất
các vật liệu xây dựng,.. Trở thành là đơn vị uy tín trong lĩnh vực xây dựng Việt Nam
bằng nhiều công trình nổi bật như: Keangnam, dự án Royal City, Times City, Khu
đô thị Vinhomes Ocean Park, Sunbay Park Hotel & Resort, dự án Cocobay,
Goldmark City, …

Khách hàng

Liên tục 5 năm có mặt trong bảng xếp hạng Top 10 nhà thầu uy tín do Vietnam
Report tổ chức đã khẳng định vị thế Phục Hưng Holdings là nhà thầu hàng đầu. Các
dự án do PHC đảm nhận mang lại sự hài lòng cho khách hàng, mang lại niềm tin và
sự kì vọng của Chủ đầu tư. Nhờ đó, lượng khách hàng của PHC rất rộng bao gồm
các chủ đầu tư lớn, có uy tín, tiềm lực và triển vọng phát triển dài hạn như Công ty

42
TNHH Gamuda Land Việt Nam, Công ty CP tập đoàn Ecopark, Công ty Cổ phần
Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành,…

Đa số khách hàng của Phục Hưng Holiding là các Doanh nghiệp chuyên đầu
tư bất động sản lớn trong và ngoài nước (Gamuda land). Với ngành nghề chính là
xây lắp, trong đó Phục Hưng Holding được đánh giá cao trong mảng dân dụng, qua
đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phức tạp của chủ đầu tư cũng như đem đến cho chủ
đầu tư những chất lượng tốt nhất.

Hình 2.25: Các đối tác của Công ty CP Xây dựng Phục Hưng

43
Sản phẩm thay thế

Trong suốt quá trinh hình thành và phát triển Phục Hưng luôn đẩy mạnh công
tác đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ở mức
khá cao so với mặt bằng các doanh nghiệp cùng ngành. Sức ép do có sản phẩm thay
thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế.
Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại
với các thị trường. Doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt
hàng thay thế tiềm ẩn.

Hiện nay Phục Hưng Holding vẫn đang ngày càng hoàn thiện công tác quản
lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mô hình quản
lý dự án bằng BIM 5D vẫn còn đang được Phục Hưng Holdings nghiên cứu áp dụng,
phần lớn khối lượng công việc hiện tại như giám sát, triển khai biện pháp thi công
vẫn còn diễn ra vật lý trực tiếp tại công trường. Mô hình BIM không còn quá xa
trong ngành xây dựng trong những năm trở lại đây. Nhưng hiện nay chỉ có một số ít
doanh nghiệp áp dụng mô hình này vào quản lý và thi công dự án. Đi đầu là một số
doanh nghiệp lớn như Coteccons, Hòa Bình đã triển khai thành công mô hình BIM
trong công tác quản lý, triển khai thi công có thể đảm bảo chất lượng thi công một
cách tốt nhất, giúp giảm chi phí, đồng thời rút ngắn tiến độ.

Ngày 29/9/2022, tại Lễ trao giải cuộc thi “Dự án áp dụng mô hình BIM 5D
tốt nhất năm 2022” Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings đã được
Glodon Việt Nam vinh danh vị trí đứng đầu ở hạng mục Giải thưởng “Dự án áp dụng
mô hình BIM 5D tốt nhất năm 2022” với Dự án Khu du lịch sinh thái biển và nghỉ
dưỡng Flamingo Hải Tiến, Thanh Hóa.

44
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

3.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản

ĐVT: Đồng
SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT TÀI SẢN
SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,889,928,988,888 84.87% 1,994,682,136,481 81.27% 104,753,147,593 5.54% -3.60%
I Tiền và các khoản tương đương tiền 53,652,380,029 2.41% 46,479,286,296 1.89% -7,173,093,733 -13.37% -0.52%
II Đầu tư tài chính ngắn hạn 1,827,171,376 0.08% 1,874,079,611 0.08% 46,908,235 2.57% -0.01%
III Các khoản phải thu ngắn hạn 1,241,141,267,222 55.74% 1,320,037,586,231 53.78% 78,896,319,009 6.36% -1.96%
IV Hàng tồn kho 578,455,777,370 25.98% 605,758,905,673 24.68% 27,303,128,303 4.72% -1.30%
V Tài sản ngắn hạn khác 14,852,392,891 0.67% 20,532,278,670 0.84% 5,679,885,779 38.24% 0.17%
B TÀI SẢN DÀI HẠN 336,824,464,729 15.13% 459,731,265,158 18.73% 122,906,800,429 36.49% 3.60%
I Các khoản phải thu dài hạn - 0.00% - 0.00% - 0.00% 0.00%
II Tài sản cố định 42,504,826,504 1.91% 42,905,131,511 1.75% 400,305,007 0.94% -0.16%
III Bất động sản đầu tư 73,523,003,826 3.30% 71,352,913,997 2.91% -2,170,089,829 -2.95% -0.39%
IV Tài sản dở dang dài hạn 1,457,789,091 0.07% 1,457,789,091 0.06% 0 0.00% -0.01%
V Đầu tư tài chính dài hạn 217,484,622,000 9.77% 326,906,622,000 13.32% 109,422,000,000 50.31% 3.55%
VI Tài sản dài hạn khác 1,854,223,308 0.08% 17,108,808,559 0.70% 15,254,585,251 822.69% 0.61%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2,226,753,453,617 100.00% 2,454,413,401,639 100.00% 227,659,948,022 10.22% 0.00%
Bảng 3.1: Cơ cấu và sự biến động của tài sản

45
3.1.1. Nhận xét chung

2,500,000,000,000 Tỷ trọng đầu kỳ (%)


BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
1,994,682,136,48
1 15.13 %
1,889,928,988,88
2,000,000,000,000
8
TÀI SẢN NGẮN HẠN
TÀI SẢN DÀI HẠN

84.87 %
1,500,000,000,000

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng TSNH, TSDH đầu kỳ


1,000,000,000,000

Tỷ trọng cuối kỳ (%)

500,000,000,000 459,731,265,158
336,824,464,729 18.73 %
TÀI SẢN NGẮN HẠN
TÀI SẢN DÀI HẠN
0 81.27 %
Số đầu kì Số cuối kì
(01/01/2022) (31/12/2022)
TÀI SẢN NGẮN HẠN TÀI SẢN DÀI HẠN

Biểu đồ 3.1: Biến động tài sản Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng TSNH, TSDH cuối kỳ

46
Nhận xét:

Qua số liệu từ bảng 3.1, ta thấy được TSNH đang chiếm tỷ trọng lớn hơn
nhiều so với TSDH ( lần lượt là 84.87% và 15.13%) ở đầy kỳ. Nhưng đến cuối kỳ
thì công ty đã có xu hướng dịch chuyển tỷ trọng, tập trung nhiều hơn vào các tài sản
cố định, tỷ trọng vào cuối kỳ của TSDH tăng lên 3.6%. Tổng tài sản của Công ty Cổ
Phần Xây Dựng Phục Hưng Holdings tăng từ 2,226,753,453,617 đồng ở đầu kỳ lên
2,454,413,401,639 đồng ở cuối kỳ, tương ứng tăng lên 227,659,948,022 đồng (tăng
10.22 % so với đầu kỳ). Đang có xu hướng tăng quy mô tài sản đây là một tín hiệu
khá tốt.

 Cơ cấu:

 Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 3.60%. Trong đó:

Tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương trên tổng tài sản cuối kỳ giảm
0.52%, chỉ chiếm 1.89% rất ít trong cơ cấu tổng tài sản gây ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán.

Tỷ Trọng các khoản phải thu ngắn hạn trên tổng tài sản giảm 1.96% so với
đầu kỳ, chiếm 53.78% trong cơ cấu tài sản. Đây là một tỷ trọng cao nhưng tài sản
lại dựa vào khả năng thu hồi nợ cũng gây ra những rủi ro lớn trong thanh toán và
giảm khả năng đi đầu tư.

Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản cuối kỳ so với đầu kì giảm 1.30%, vào
cuối kỳ là 24.68% lượng dự trữ lưu kho tương đối cân bằng.

 Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản tăng 3.60% so với đầu kì

Do tăng mạnh tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 3.55% và tài sản
dài hạn khác tăng 0.61% so với đầu kì. Các khoản đầu tư tài chính dài chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tổng TSDH, cho thấy công ty ưu tiên tập trung đầu tư vào các khoản
dài hạn về tài chính là công cụ kiếm tiền ít gặp rủi ro.

Giảm tỷ trọng Tài sản cố định, Bất động sản, Tài sản dở dang dài hạn trên
tổng tài sản lần lượt là 0.16%, 0.39%, 0.07%. Đối với Tài sản cố định dù tăng ở cuối

47
kỳ nhưng tỷ trọng giảm cho thấy mức đầu tư vào các máy móc, thiết bị của công ty
vẫn chưa nhiều, chủ yếu vẫn còn sử dụng nhiều máy cũ điều này cũng có thể ảnh
hưởng đến năng suất làm việc.

 Có thể thấy so với đầu kỳ thì tỷ trọng TSNH ở cuối kỳ đã được giảm đi
(84.87% xuống 81.27%). Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp cũng đã đang có khuynh
hướng điều chỉnh lại sự chênh lệch này. Với các doanh nghiệp có quy mô, khối
lượng tài sản lớn thì tài sản dài hạn đóng vai trò quyết định trong việc vận hành
doanh nghiệp. Dù đây cũng chưa phải là sự thay đổi lớn nhưng doanh nghiệp cần cố
gắng hơn nữa để ngày càng cân đối giữa các loại tài sản để giúp doanh nghiệp ổn
định và phát triển hơn.

 Quy mô:

 TSNH: của doanh nghiệp lại tăng từ 1,889,928,988,888 đồng ở đầu kỳ đến
1,994,682,136,481 đồng ở cuối kỳ tương ứng tăng lên 104,753,147,593 đồng (tăng
5.54% so với đầu kỳ). Trong đó:

Tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 53,652,380,029 đồng ở đầu kỳ
xuống còn 46,479,286,296 đồng ở cuối kỳ tương ứng giảm 7,173,093,733 đồng
(giảm 13.37%). Công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mua hàng hóa
dự trữ. Doanh nghiệp cần chú ý việc chi tiêu bằng tiền mặt, để đủ thanh toán các
khoản nợ gần tới hạn.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhẹ từ 1,241,141,267,222 đồng ở đầu kỳ
đến 1,320,037,586,231 đồng ở cuối kỳ tương ứng tăng 78,896,319,009 đồng (tăng
6.36%). Công ty đã cần có những chính sách chặt chẽ hơn với việc bị chiếm dụng
vốn từ khách hàng. Số tiền tương đối lớn có thể ảnh hưởng tới khả năng đầu tư và
trả nợ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó sự tăng của một số khoản: đầu tư tài chính ngắn hạn tăng
46,908,235 đồng tương ứng tăng 2.57 % so với đầu kỳ, hàng tồn kho tăng
27,303,128,303 đồng tương ứng tăng 4.72% so với đầu kỳ, tài sản ngắn hạn khác
tăng 5,679,885,779 đồng tương ứng tăng 38.34% so với đầu kỳ. Phục Hưng đang
48
đầu tư nhiều cho quá trình sản kinh doanh sản phẩm, nên cần lượng hàng hóa tồn
đáp ứng cho tương lai tránh việc bị thiếu, hay đáp ứng không đủ.

 TSDH: đã tăng từ 336,824,464,729 đồng ở đầu kỳ lên 459,731,265,158 đồng


ở cuối kỳ, tương ứng tăng 122,906,800,429 đồng (tăng 36.49% so với đầu kỳ).

Bất động sản đầu tư giảm từ 73,523,003,826 đồng ở đầu kỳ xuống


71,352,913,997 đồng ở cuối kỳ, tương ứng giảm 2,170,089,829 đồng (giảm 2.95%).
Tình hình BĐS ở đầu năm 2022 có sự phục hồi và phát triển tốt sau dịch covid 19,
lượng giao dịch bất động sản tăng dần theo năm tháng và theo từng phân khúc thị
trường. Nhưng từ giữa năm, đặc biệt là cuối năm 2022 tình bất động sản trở nên trầm
lắng và bị trì hoãn. Nguyên nhân là do hàng loạt các chính sách thắt chặt về lãi suất
của các ngân hàng, trái phiếu của các doanh nghiệp và cùng với đó là nhiều lãnh đạo
của các doanh nghiệp lớn rơi vào vòng lao lý làm cho thị trường chững lại với tâm
lý e sợ, tạm dùng các hoạt động giao dịch. Khiến nhiều doanh nghiệp BĐS cắt giảm
quy mô sản xuất và nguồn nhân lực, buộc phải bán tài sản, dự án BĐS, nhà ở với giá
giảm sâu do “đói vốn” từ khách hàng, bị tắc nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn trái
phiếu. BĐS của công ty cổ phần xây dựng Phục Hưng dù có giảm (giảm nhẹ 2.95%)
nhưng đây là điều đáng khích lệ trước tình hình trì trệ, căng thẳng của thị trường
BĐS Việt Nam. Điều này cho thấy đã có sự can thiệp hỗ trợ kịp của các cán bộ quản
lý doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn. Chung tay cùng nhà nước tìm ra những
giải pháp, nỗ lực giúp thị trường BĐS được hồi phục trong năm 2023.

Tài sản cố định tăng 400,305,007 đồng tương ứng tăng 0.94% so với đầu kỳ
lượng tăng không đáng kể. Nguyên nhân là do những tài sản cố định đã hư hỏng, lạc
hậu ở cùng kì năng trước đã được thay mới và nâng cấp nên trong cùng kì năm nay
không có sự thay đổi nhiều.

Đầu tư tài chính dài hạn tăng từ 217,484,622,000 đồng ở đầu kỳ lên
326,906,622,000 đồng ở cuối kỳ, tương ứng 109,422,000,000 đồng (tăng 50.31%).
Công ty muốn đầu tư một cách bền vững và an toàn, đầu tư tài chính dài hạn giúp

49
tránh khỏi những biến động của thị trường ngắn hạn (Công ty tin vào việc hồi phục
kinh tế sau những khó khăn).

Tài sản dài hạn khác tăng mạnh 1,854,223,308 đồng ở đầu kỳ lên
17,108,808,559 đồng ở cuối kỳ, tương ứng tăng 15,254,585,251 đồng (tăng
822.69%). Tăng là do các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thi công và đầu tư.

 Nhìn chung quy mô tài sản tài sản đang tăng lên là do họ đang tập trung
đầu tư vào tài sản để kiếm thêm lợi nhuận, đây được xem là tín hiệu tốt cho doanh
nghiệp.

50
3.1.2. Phân tích chi tiết tài sản ngắn hạn

ĐVT: Đồng
TIỀN VÀ CÁC KHOẢN SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT
TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
1 Tiền mặt 980,588,150 1.83% 792,296,732 1.70% -188,291,418 -19.20% -0.12%
2 Tiền gửi ngân hàng 52,671,791,879 98.17% 45,686,989,564 98.30% -6,984,802,315 -13.26% 0.12%
TỔNG CỘNG 53,652,380,029 100.00% 46,479,286,296 100.00% -7,173,093,733 -13.37% 0.00%
Bảng 3.2: Tiền và các khoản tương đương tiền

ĐVT: Đồng
CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT
CHÍNH NGẮN HẠN SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 1,827,171,376 100.00% 1,874,079,611 100.00% 46,908,235 2.57% 0.00%
Tiền gửi ngân hàng có kì hạn 1,827,171,376 100.00% 1,874,079,611 100.00% 46,908,235 2.57% 0.00%
TỔNG CỘNG 1,827,171,376 100.00% 1,874,079,611 100.00% 46,908,235 2.57% 0.00%
Bảng 3.3: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

ĐVT: Đồng
CÁC KHOẢN PHẢI THU SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT
NGẮN HẠN SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 867,964,077,009 69.93% 965,758,861,117 73.16% 97,794,784,108 11.27% 3.23%
Công ty CP Tasco 2,060,941,182 0.17% 2,060,941,182 0.16% - 0.00% -0.01%
Công ty TNHH liên doanh ô tô
3,506,767,200 0.28% 0.00% -3,506,767,200 -100.00% -0.28%
Hoà Bình
CN Hà Tây - Công ty CP Tập
0.00% 32,195,473,960 2.44% 32,195,473,960 2.44%
Đoàn Nam Cường HN

51
Công ty TNHH The Forest City 0.00% 33,669,970,594 2.55% 33,669,970,594 2.55%
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng
12,155,735,282 0.98% 12,155,735,282 0.92% - 0.00% -0.06%
TNCONS Việt Nam
Công ty cổ phần HBI 0.00% 36,394,028,749 2.76% 36,394,028,749 2.76%
Công ty CP Đầu tư và phát triển
17,263,550,273 1.39% 1,196,158,228 0.09% -16,067,392,045 -93.07% -1.30%
hạ tầng Hoàng Thành
Công ty CP đầu tư BĐS Đông Đô
90,536,087,967 7.29% 62,536,087,965 4.74% -28,000,000,002 -30.93% -2.56%
- BQP
Công ty TNHH Gamuda Land
56,876,433,668 4.58% 27,522,653,714 2.08% -29,353,779,954 -51.61% -2.50%
Việt Nam
Công ty cổ phần Phú Lâm 63,337,963,439 5.10% 61,633,836,278 4.67% -1,704,127,161 -2.69% -0.43%
Công ty cổ phân BĐS tập đoàn
0.00% 50,272,357,409 3.81% 50,272,357,409 3.81%
Tân Á Đại Thành
Công ty cổ phần tập đoàn
20,474,766,807 1.65% 26,629,762,982 2.02% 6,154,996,175 30.06% 0.37%
Ecopark
Công ty cổ phần Nhà Mỹ Xuân Hà
25,963,366,082 2.09% 27,099,326,590 2.05% 1,135,960,508 0.00% -0.04%
Nội
Phải thu các đối tượng khác 575,788,465,109 46.39% 592,392,528,184 44.88% 16,604,063,075 2.88% -1.51%
2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 128,750,377,500 10.37% 83,793,547,972 6.35% -44,956,829,528 -34.92% -4.03%
6 Phải thu ngắn hạn khác 250,629,708,249 20.19% 276,688,072,678 20.96% 26,058,364,429 10.40% 0.77%
Phải thu khác 104,054,616,600 8.38% 91,254,421,306 6.91% -12,800,195,294 -12.30% -1.47%
Tạm ứng 93,979,490,438 7.57% 104,493,320,434 7.92% 10,513,829,996 11.19% 0.34%
Phải thu các bên liên quan 52,595,601,211 4.24% 80,940,330,938 6.13% 28,344,729,727 53.89% 1.89%
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó
7 -6,202,895,536 -0.50% -6,202,895,536 -0.47% 0 0.00% 0.03%
đòi
TỔNG CỘNG 1,241,141,267,222 100.00% 1,320,037,586,231 100.00% 78,896,319,009 6.36% 0.00%
Bảng 3.4: Các khoản phải thu ngắn hạn

52
ĐVT: Đồng
SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT HÀNG TỒN KHO
SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
1 Hàng tồn kho 578,455,777,370 100.00% 605,758,905,673 100.00% 27,303,128,303 4.72% 0.00%
Nguyên vật liệu 76,875,741,400 13.29% 3,162,110,015 0.52% -73,713,631,385 -95.89% -12.77%
Công cụ, dụng cụ 163,788,000 0.03% - 0.00% -163,788,000 -100.00% -0.03%
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
476,504,877,077 82.38% 577,685,424,765 95.37% 101,180,547,688 21.23% 12.99%
dang
Hàng hóa 24,911,370,893 4.31% 24,911,370,893 4.11% - 0.00% -0.19%
2 Dự phòng hàng tồn kho - 0.00% - 0.00% - 0.00%
TỔNG CỘNG 578,455,777,370 100.00% 605,758,905,673 100.00% 27,303,128,303 4.72% 0.00%
Bảng 3.5: Hàng tồn kho

ĐVT: Đồng
TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT
SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 266,926,994 1.80% 226,092,441 1.10% -40,834,553 -15.30% -0.70%
2 Thuế GTGT được khấu trừ 14,582,710,897 98.18% 12,509,103,644 60.92% -2,073,607,253 -14.22% -37.26%
Thuế và các khoản khác phải thu
3 2,755,000 0.02% 7,797,082,585 37.97% 7,794,327,585 282915.70% 37.96%
Nhà nước
TỔNG CỘNG 14,852,392,891 100.00% 20,532,278,670 100.00% 5,679,885,779 38.24% 0.00%
Bảng 3.6: Tài sản ngắn hạn khác

53
Tiền và các khoản tương đương tiền

Bảng phân tích 3.2, cho thấy tiền và các khoản tương đương tiền ta thấy được
tiền mặt đang chiếm tỷ trọng rất nhỏ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh
nghiệp. Không những thế quy mô tiền và các khoản tương đương tiền giảm
53,652,380,029 đồng ở đầu kỳ xuống 46,479,286,296 đồng ở cuối kỳ, tương ứng
giảm 7,173,093,733 đồng ( giảm 13.37%).

Xét về tiền mặt, có thể thấy tiền mặt chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ có 1.83% đầu
kỳ và 1.70% cuối kỳ. Điều này cho thấy khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là
vô cùng thấp, gây bất lợi cho doanh nghiệp trong trường hợp cần điều động vốn lớn.
Lượng tiền mặt đầu kỳ giảm từ 980,588,150 đồng xuống 792,296,732 đồng (giảm
19.20%), đây là dấu hiệu không tốt cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các
chi phí phát sinh, làm cho Phục Hưng thiếu nguồn tiền mặt cấp cho các dự án. Cho
thấy doanh nghiệp đang thực hiện chính sách chưa thật sự hợp lý.

Xét về tiền gửi ngân hàng so với đầu kỳ giảm từ 52,671,791,879 đồng xuống
45,686,989,564 (giảm 13.36%), có thể do doanh nghiệp rút tiền từ ngân hàng để chi
trả cho các khoản nợ cuối kỳ và sử dụng trong các chi tiêu nhỏ cho các dự án và các
khoản phát sinh khác. Bên cạnh đó, Tiền gửi ngân hàng lại chiếm tỷ trọng quá cao
98.17% đầu kỳ và 98.30% cuối kỳ. Đây cũng là vấn đề không tốt, doanh nghiệp cần
cân đối lại tiền gửi ngân hàng vì nếu như dự trữ tiền ở ngân hàng quá lâu có thể sẽ
làm giảm cơ hội cho việc đầu tư, tuy nhiên không có nghĩa doanh nghiệp không nên
gửi tiền vào ngân hàng, nếu chưa cần cho việc đầu tư thì doanh nghiệp nên gửi vào
ngân hàng để tránh mất giá đồng tiền và rủi ro, giúp doanh nghiệp vẫn duy trì được
trạng thái ổn định không biến động quá nhiều do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Đầu tư tài chính ngắn hạn

Dựa theo số liệu đã phân tích của bảng 3.3, ta thấy mục đầu tư tiền gửi có kỳ
hạn có chiều hướng tăng từ 1,827,171,376 đồng ở đầu kỳ lên 1,874,079,611 đồng ở
cuối kỳ tương ứng tăng 46,908,235 đồng (tăng 2.57%), lượng tăng không đáng kể.
Có thể thấy DN dùng số tiền có được tiếp tục đầu tư kinh doanh phát triển nhiều dự

54
án trong thời kì khủng hoảng kinh tế hiện nay vì số tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn là
không nhiều chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng tài sản. Đây có thể coi là vừa là thách
thử và là cơ hội để bức lên của DN trong bối cảnh nhiều DN xây dựng đang bị đói
vốn, ảnh hưởng của bên cho vay tín dụng. Nhưng DN cũng nên xem xét khả năng
tạo an toàn cho mình khi có thể tăng số tiền gửi ngân hàng có kì hạn tránh để lãng
phí vốn và đầu tư các dự án có chọn lọn hơn. Việc gửi tiền có kì hạn giúp khả năng
xoay vòng vốn nhanh, tính thanh khoản cao, luân chuyển dòng tiền nhanh giúp cho
doanh nghiệp linh động hơn và nắm bắt cơ hội tốt hơn. Tuy vậy, do bối cảnh kinh tế
đang khủng hoảng một số không nhỏ các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay để
tránh thua lỗ làm giảm đi phần lớn lợi nhuận. Doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu
thêm các phương án khác để tối ưu hóa việc sử dụng vốn, cân nhắc đến tiền gửi ngân
hàng vừa phải, tìm kiếm thêm nhiều dự án kênh sinh lời khác để tránh phí phạm tiền
gửi lãi suất thấp.

Các khoản phải thu ngắn hạn

Qua bảng phân tích 3.4, chi tiết cơ cấu tỷ các khoản phải thu ngắn hạn từ
khách hàng và các khoản phải thu khác đang chiếm tỷ trọng lớn lần lượt là 73.16%
và 20.96%. Tỷ lệ này cho biết tình hình bị chiếm dụng vốn trong năm 2022 của
doanh nghiệp có dấu hiệu tăng lên thêm. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ
1,241,141,267,222 đồng ở đầu kỳ lên 1,320,037,586,231 đồng vào cuối kỳ, tăng
thêm 78,896,319,009 đồng tương đương tỷ lệ tăng 6.36%. Nhìn vào đó công ty cần
có những chính sách siết chặt thu hồi nợ hơn nữa để tránh ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán.

 Cơ cấu:

 Cơ cấu Tỷ trọng Phải thu ngắn hạn khách hàng trong tổng các khoản phải thu
được phân bổ 73.16% ở cuối kì. Tỉ trọng Phải thu ngắn hạn khách hàng cuối kì so
với đầu kì tăng 3.23%. Cơ cấu tỉ trọng Phải thu ngắn hạn khách là tăng nhưng cũng
chưa hẳn là tốt vì chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản thể hiện doanh nghiệp bán
chịu khá nhiều, tình trạng bị đọng vốn khi cần không có khả sử dụng nhanh được

55
(Công ty CP đầu tư BĐS Đông Đô – BQP, Công ty cổ phần Phú Lâm,… chiếm tỉ
trọng chiếm dụng cao lần lượt là 4.74% và 4.67%,…).
 Tỷ trọng trả trước cho người bán ngắn hạn cuối kì so với đầu kì giảm 4.03%.
 Tỷ trọng Phải thu ngắn hạn khác tăng nhẹ 0.77% so với đầu kì.
 Tỷ trọng dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi giảm nhẹ 0,32% so với đầu kì.

Nhìn chung thì cơ cấu các khoản phải thu đa phần có xu hướng tăng. Vừa là
tốt vừa không tốt. Tốt vì tài sản ngắn hạn tăng lên, không tốt vì chính sách quản lý,
siết chặt nợ của doanh nghiệp đang chưa hiệu quả.

 Quy mô

 Các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 867,964,077,009 đồng lên
965,758,861,117 đồng, tương ứng tăng 97,794,784,108 đồng (tăng 11.27%). Chứng
tỏ nguồn vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn đã tăng thêm đây là điều không
tốt. Khiến cho dòng tiền kinh doanh âm và phải vay nợ để kiếm tiền trang trải. Tuy
nhiên đây là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp xây dựng lớn hiện nay, các
công ty xây dựng đọng vốn lần nhau khi kênh huy động vốn tín dụng đang chưa
được “nới” room và thị trường trái phiếu bị thắt chặt.

Các công ty phát sinh số nợ cuối kì:

+ CN Hà Tây - Công ty CP Tập Đoàn Nam Cường HN phát sinh


32,195,473,960 đồng chiếm tỷ trọng 2.44% các khoản phải thu ngắn hạn.

+ Công ty TNHH The Forest City phát sinh 33,669,970,594 đồng chiếm tỷ
trọng 2.55% các khoản phải thu ngắn hạn.

+ Công ty cổ phân BĐS tập đoàn Tân Á Đại Thành phát sinh 50,272,357,409
đồng chiếm tỷ trọng 3.81% các khoản phải thu ngắn hạn.

+…

Ngoài ra vẫn có một số công ty đã trả được nợ và giảm bớt số nợ vào cuối kì:

+ Công ty CP đầu tư BĐS Đông Đô – BQP đã trả được 62,536,087,965 đồng


vào cuối kỳ nhưng vẫn còn 28,000,000,002 đồng trên tổng số nợ.

56
+ Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam đã giảm tiền nợ còn
29,353,779,954 so với đầu kì.

+ Công ty CP Tasco, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng TNCONS Việt Nam
đã trả hoàn tất các khoản nợ.

Nhìn chung tình hình kinh tế tại Viêt Nam vẫn đang trên đà phục hồi nên
nhiều doanh nghiệp xây dựng rơi vào cảnh trì trệ, thiếu nguồn vốn nên tình hình bị
chiếm dụng vốn của DN lớn như Phục Hưng là có thể hiểu được. Nhưng công ty vẫn
cần có những chính sách để cải thiện khả năng thu hồi nợ tránh cho dòng tiền kinh
doanh bị âm.

 Trả trước cho người bán ngắn hạn giảm từ 128,750,377,500 đồng đầu kỳ
xuống 83,793,547,972 đồng ở cuối kỳ, tương ứng giảm 44,956,829,528 đồng (giảm
34.92%). Với tình hình đang bị chiếm dụng vốn nhiều nên DN cũng không đủ các
khoản chi để trả trước cho các nhà cung cấp nên giảm so với đầu kì là điều dễ hiểu.
 Các khoản phải thu ngắn hạn khác tăng từ 250,629,708,249 đồng đầu kỳ lên
276,688,072,678 đồng ở cuối kỳ, tương ứng tăng 26,058,364,429 đồng (tăng
10.40%). Dù là có tăng nhưng điều này lại không tốt vì làm cho doanh nghiệp bị
chiếm dụng vốn, khiến cho hiệu quả sử dụng vốn kém. Dù tài sản có tăng nhưng vẫn
dựa vào các khoản thu hồi nợ ảnh hưởng lớn đến các khả năng thanh toán ngắn hạn
và các phí sinh có thể xảy ra như bồi thường hoặc các khoản phạt,…
 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi không có sự biến động. Cho thấy doanh
nghiệp chưa có giải pháp tác động đến tình hình thu hồi các khoản nợ khò đòi, cần
phải tìm ra biên pháp để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên cũng là không xấu vì
không bị tăng, không phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi mới trong tình tình tất cả các
doanh nghiệp đều đang gặp khó khăn này.

Hàng tồn kho

Qua bảng 3.5, ta thấy hàng tồn kho tăng từ 578,455,777,370 đồng ở đầu kỳ
lên 605,758,905,673 đồng ở cuối kỳ, tương ứng tăng 27,303,128,303 đồng (tăng
4.72%). Cho thấy, Phục Hưng vẫn đang muốn tăng cường sản xuất kinh doanh, mở

57
rộng thị trường trong tương lai dù cho tình hình nhiều DN xây dựng vẫn đang gặp
khó khắn do ảnh hưởng của thị trường bất động sản.

 Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tăng từ
476,504,877,077 đồng ở đầu kỳ lên 577,685,424,765 đồng ở cuối kỳ (chiếm tỉ trọng
lớn 95.37% ở cuối kỳ). Điều này cho thấy Phục Hưng vẫn đang còn nhiều dự án
đang trong quá trình triển khai thi công và chuẩn bị các dự án trong tương lai. Điều
này gây bất lợi cho DN, vì sự chuẩn bị cho việc lưu trữ hàng lưu kho là chưa tốt,
không có chính sách rõ ràng, việc tăng lại đến từ các chi phí phát sinh sở dang.
 Nguyên vật liệu giảm mạnh từ 76,875,741,400 đồng xuống còn 3,162,110,015
đồng giảm 73,713,631,385 đổng (tương ứng giảm 95.89%) cho thấy tình hình
nguyên vật liệu đang được sử dụng hợp lý và hiệu quả ở các công trường xây dựng.
Doanh nghiệp cũng nên cân nhắc tăng số lượng nguyên vật liệu hàng tồn kho trong
tương lai gần để tránh tình trạng lợi dụng tăng, ép giá trước tình trạng bất ổn của nên
kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng.
 Công cụ và dụng cụ đã được phân bổ hết vào các công trình ở cuối kỳ. Doanh
nghiệp cũng nên đầu tư mới các máy móc thiết bị phòng trường hợp hư hỏng xảy ra
làm thiếu máy ảnh hưởng tới tiến độ thi công.
 Dự phòng hàng hóa tồn kho vào cuối kì là 24,911,370,893 đồng vẫn không
thay đổi so với đầu kì, hàng hóa tồn kho có thể biểu hiện là các BĐS lưu kho chưa
bán, đây là tình hình chung khi thị trường BĐS đang chậm lại.

Doanh nghiệp cân đối hàng tồn kho vẫn chưa thật sự hợp lý cần phải tăng
cường thêm NVL và các công cụ dụng cụ vì vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Dự trữ với
số lượng hợp lý, ổn định sẽ giúp DN điều phối sản xuất kinh doanh suôn sẻ và thuận
lợi hơn. Tránh bị chậm hàng, hư hỏng làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công xây dựng.

Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản ngắn hạn khác tăng từ 14,852,392,891 đồng ở đầu kỳ lên tới
20,532,278,670 đồng ở cuối kỳ, tương ứng tăng 5,679,885,779 đồng (tăng 38.24%).
Tài sản ngắn hạn khác của công ty gồm các khoản chi phí trả trước ngắn hạn các

58
khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ; thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước.
Nguyên nhân tăng là do:

 Thuế và các khoản phải thu nhà nước tăng nhanh từ 2,755,000 đồng lên
7,797,082,585 đồng, tương ứng tăng 7,794,327,585 đồng (tăng 282915.70%) , trước
tình hình nền kinh tế đang phục hồi và chính sách kiểm soát các khoản thuế từ nhà
nước chặt chẻ thì việc tăng nhanh là điều bình thường. Việc tăng nhanh là điều tốt
vì nó cho thấy Phục Hưng đang có xu hướng kinh doanh khởi sắc được tin tưởng
giao cho nhiều gói thầu lớn.
 Chi phí trả trước ngắn hạn giảm 28.51% do doanh nghiệp xây dựng đang trong
thời kỳ khó khăn có ít hợp đồng nên vẫn đang đọng vốn lẫn nhau, DN nhỏ chiếm
dụng vốn DN lớn. Vì vậy việc chi trả trước ngắn hạn của Phục Hưng không cao,
không đủ khả năng cho các khoản trả trước.
 Thuế GTGT được khấu trừ giảm 2,073,607,253 đồng tương đương giảm
14.22% so với đầu kì. Nguyên nhân có thể do việc giảm nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ đầu vào nên thuế GTGT cho khoản mục này giảm bớt.

59
3.1.3. Phân tích chi tiết tài sản dài hạn

ĐVT: Đồng
SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
1 Tài sản cố định hữu hình 42,353,067,375 99.64% 42,797,265,026 99.60% 444,197,651 1.05% -0.04%
Nguyên giá 76,626,030,898 100.00% 84,567,080,394 100.00% 7,941,049,496 10.36% 0.00%
Nhà cửa, vật kiến trúc 28,461,674,007 37.14% 28,461,674,007 33.66% - 0.00% -3.49%
Máy móc, thiết bị 34,066,455,055 44.46% 35,619,212,344 42.12% 1,552,757,289 4.56% -2.34%
Phương tiện vận tải, truyền dẫn 13,649,816,361 17.81% 20,229,952,225 23.92% 6,580,135,864 48.21% 6.11%
Thiết bị dụng cụ quản lý 448,085,475 0.58% 256,241,818 0.30% -191,843,657 -42.81% -0.28%
Giá trị hao mòn lũy kế 34,272,963,523 100.00% 41,769,815,368 100.00% 7,496,851,845 21.87% 0.00%
Nhà cửa, vật kiến trúc 8,464,419,376 24.70% 10,550,734,119 25.26% 2,086,314,743 24.65% 0.56%
Máy móc, thiết bị 18,691,428,152 54.54% 22,674,572,932 54.28% 3,983,144,780 21.31% -0.25%
Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6,688,806,592 19.52% 8,290,159,896 19.85% 1,601,353,304 23.94% 0.33%
Thiết bị dụng cụ quản lý 428,309,403 1.25% 254,348,421 0.61% -173,960,982 -40.62% -0.64%
3 Tài sản cố định vô hình 151,759,129 0.36% 172,652,096 0.40% 20,892,967 13.77% 0.04%
Nguyên giá 841,705,600 100.00% 841,705,600 100.00% - 0.00% 0.00%
Phần mềm máy tính 590,990,000 70.21% 841,705,600 100.00% 250,715,600 42.42% 29.79%
Phần mềm quản lý 250,715,600 29.79% - 0.00% -250,715,600 -100.00% -29.79%
Giá trị hao mòn lũy kế 689,946,471 100.00% 669,053,504 100.00% -20,892,967 -3.03% 0.00%
Phần mềm máy tính 590,990,000 85.66% 669,053,504 100.00% 78,063,504 13.21% 14.34%
Phần mềm quản lý 98,956,471 14.34% - 0.00% -98,956,471 -100.00% -14.34%
TỔNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 42,504,826,504 100.00% 42,969,917,122 100.00% 465,090,618 1.09% 0.00%

Bảng 3.7: Tài sản cố định

đ: Tài sản cố định


60
ĐVT: Đồng
SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
1 Bất động sản đầu tư cho thuê 73,523,003,826 100.00% 71,352,913,997 100.00% -2,170,089,829 -2.95% 0.00%
Nguyên giá 77,144,485,883 100.00% 77,144,485,883 100.00% - 0.00% 0.00%
Nhà và quyền sử dụng đất 77,144,485,883 100.00% 77,144,485,883 100.00% - 0.00% 0.00%
Giá trị hao mòn lũy kế 3,621,482,057 100.00% 5,791,571,886 100.00% 2,170,089,829 59.92% 0.00%
Nhà và quyền sử dụng đất 3,621,482,057 100.00% 5,791,571,886 100.00% 2,170,089,829 59.92% 0.00%
TỔNG BẤT ĐỘNG SẢN
73,523,003,826 100.00% 71,352,913,997 100.00% -2,170,089,829 -2.95% 0.00%
ĐẦU TƯ
Bảng 3.8: Bất động sản đầu tư

ĐVT: Đồng
TÀI SẢN DỞ DANG DÀI SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT
HẠN SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
1 - 0.00% - 0.00% - 0.00% 0.00%
dang dài hạn
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1,457,789,091 100.00% 1,457,789,091 100.00% - 0.00% 0.00%
TỔNG TÀI SẢN DỞ DANG
1,457,789,091 100.00% 1,457,789,091 100.00% 0.00% 0.00%
DÀI HẠN
Bảng 3.9: Tài sản dở dang dài hạn

ĐVT: Đồng
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT
HẠN SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
1 Đầu tư vào công ty con 93,960,000,000 43.20% 93,960,000,000 28.74% - 0.00% -14.46%

61
Công ty TNHH MTV quản lý
20,000,000,000 9.20% 20,000,000,000 6.12% - 0.00% -3.08%
thiết bị xây dựng Phục Hưng
Công ty CP cơ điện Phục Hưng 3,500,000,000 1.61% 3,500,000,000 1.07% - 0.00% -0.54%
Công ty TNHH Đầu tư PHK 60,000,000 0.03% 60,000,000 0.02% - 0.00% -0.01%
Công ty cổ phần Phú Lâm 70,400,000,000 32.37% 70,400,000,000 21.54% - 0.00% -10.83%
Đầu tư vào công ty liên kết,
2 108,599,980,000 49.93% 186,021,980,000 56.90% 77,422,000,000 71.29% 6.97%
liên doanh
Đầu tư góp vốn vào đơn vị
3 24,642,000 0.01% 24,642,000 0.01% - 0.00% 0.00%
khác
Ngân hàng TMCP Đầu tư và
24,642,000 0.01% 24,642,000 0.01% - 0.00% 0.00%
phát triển Việt Nam
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo
4 14,900,000,000 6.85% 46,900,000,000 14.35% 32,000,000,000 214.77% 7.50%
hạn
TỔNG CỘNG 217,484,622,000 100.00% 326,906,622,000 100.00% 109,422,000,000 50.31% 0.00%
Bảng 3.10: Đầu tư tài chính dài hạn

ĐVT: Đồng
SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC
SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
1 Chi phí trả trước dài hạn 1,854,223,308 100.00% 17,108,808,559 100.00% 15,254,585,251 822.69% 0.00%
Chi phí công cụ dụng cụ 1,854,223,308 100.00% 17,108,808,559 100.00% 15,254,585,251 822.69% 0.00%
TỔNG CỘNG 1,854,223,308 100.00% 17,108,808,559 100.00% 15,254,585,251 822.69% 0.00%
Bảng 3.11: Tài sản dài hạn khác

62
Tài sản cố định

Theo như bảng 3.7, tổng tài sản cố định tăng nhẹ từ 42,504,826,504 đồng lên
42,969,917,122 đồng ở cuối kỳ, tương ứng tăng 5465,090,618 đồng (tăng 1.09% so
với đầu kỳ). Trong đó cơ cấu tài sản cố định thì tài sản cố định hữu hình chiếm tỉ
trọng rất cao ở đầu kỳ cả cuối kỳ lần lượt là 99.64% và 99.60%. Cho thấy DN chú
trọng nhiều hơn vào việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho chạy các
dự án. Vì Phục Hưng là công ty xây dựng, nên tài sản cố định đóng vai trò hết sức
quan trọng trong doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp đủ điều kiện, năng lực để sản
xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

 Cơ cấu

Ta thấy tài sản cố định hữu hình đang chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong
cơ cấu tổng tài sản cố định ở cuối kỳ là 99.64% trong khi tài sản cố định vô hình chỉ
chiếm 0.36%. Cho thấy doanh nghiệp chỉ trọng tâm đầu tư vào nhà cửa máy móc
thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, chỉ trích phần nhỏ để đầu tư vào phần mềm
tin học để phục vụ tính toán kinh doanh, quản lý điều hành doanh nghiệp.

 Quy mô

 Tài sản cố định hữu hình tăng từ 42,353,067,375 đồng ở đầu kỳ lên
42,797,265,026 đồng ở cuối kỳ, tương ứng tăng 444,197,651 đồng (giảm 1.05%)
mức tăng khá thấp nên cung không tác động nhiều đến Doanh nghiệp.

Nguyên giá cuối kì tăng 7,941,049,496 đồng tương ứng tăng 10.36% so với
đầu kì. Cụ thể là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, truyền dẫn tăng lần lượng
là 1,552,757,289 đồng (tăng 4.56% ) và 6,580,135,864 đồng (tăng 48.21%). Doanh
bắt đầu đầu tư thêm vào các máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, truyền dẫn để
thay thế một số thiết bị thứ xuống cấp, không đáp ứng năng suất kinh doanh.

Giá trị hao mòn lũy kế cũng tăng lên 7,496,851,845 đồng tương ứng tăng
21.87% so với đầu kì. Chứng tỏ công tác bảo dưỡng sửa chữa vận hành của doanh
nghiệp chưa được tốt, chưa sử dụng hiệu quả và hợp lý các tài tài sản này làm cho
sự hao mòn tăng lên. Công ty cần phải có chính sách bảo dưỡng máy móc thiết bị
63
tốt, kế hoạch sử dụng hợp lý phát huy tối đa chức năng và giảm tối thiểu hao mòn
để hạn chế giảm tài sản cố định.

 Tài sản cố định vô hình là của Phục Hưng tăng 841,705,600 đồng ở cuối kỳ
(tăng 42.42% so với đầu kỳ). Chủ yếu là sự phần mềm tin học tăng lên 250,715,600
đồng so với đầu kỳ và giá trị hao mòn giảm đi do không sử dụng phần mềm quản lý
ở cuối kì. Doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động trực tuyến, nâng cao tay nghề sử
dụng các phần mềm tin học.

Bất động sản đầu tư

Dựa vào bảng 3.8, tổng giá trị bất động sản đầu tư giảm từ 73,523,003,826
đồng ở đầu kỳ xuống 71,352,913,997 đồng ở cuối kỳ, tương ứng giảm 2,170,089,829
đồng (giảm 2.95%). Thị trường bất động sản vào tháng cuối cùng của năm 2022,
thời điểm được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sẽ phát triển mạnh. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy thị trường BĐS vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn bao trùm lên ngành địa ốc.
Việc các khoản giao dịch, thanh khoản giảm, sản phảm hàng tồn kho càng nhiều,
cùng với đó là những rào cản pháp lý, nguồn tín dụng bị siết chặt,… khiến cho ngành
BĐS rơi vào trạng thái đóng băng. Vì vậy hoạt động BĐS giảm nhẹ này không đáng
quan ngại nhất là trong tình chung hiện nay của thị trường BĐS, vì việc giảm này
chủ yếu đến từ giá trị hao mòn lũy kế giảm 5,791,571,886 đồng. Việc cần làm bây
giờ là tổ chức các cuộc họp giữ ban hội động quản trị, các cán bộ cấp cao chung tay
cùng Nhà nước tích cực, nỗ lực tìm ra cách giải quyết giúp thị trường ổn định, không
rơi vào trạng thái đóng băng .

Tài sản dở dang dài hạn

Qua bảng phân tích 3.9, ta thấy tài sản dở dang dài hạn không đổi từ đầu kì
đến cuối kì vẫn là 1,457,789,091 đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang được hiểu
là các chi phí xây dựng phần mềm và chi phí xây dựng và hoàn thiện quy chế quản
trị hiện đại và định hướng tương lai. Các chi chí này đã đã hoạch định và báo cáo từ
trước trong DN và tương lai sẽ sửa đồi, hoàn thiện các quy chế, quy định riêng của
công ty theo đúng luật pháp nhà nước.

64
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Tổng giá trị đầu tư tài chính dài hạn tăng từ 217,484,622,000 đồng ở đầu kỳ
lên 326,906,622,000 đồng ở cuối kỳ, tương ứng tăng 109,422,000,000 (tăng
50.31%), những tháng cuối năm 2022 Phục Hưng nhận về nhiều gói thầu lớn vậy
nên những khoản tăng tài chính dài hạn là điều dễ hiểu. Trong đó đầu tư nắm giữ
đến ngày đáo hạn tăng 32,000,000,000 đồng (chiếm tỉ trọng 14.35% vào cuối kỳ),
đầu tư công ty liên kết, liên doanh của Phục Hưng của tăng nhanh 71.29% so với
đầu kì (tăng 77,422,000,000 đồng) chiếm 56.90% tỉ trọng đầu tư tài chính dài hạn.
Các công ty liên kết được đầu tư là: Công ty CPĐT TN&NL Điện Biên; Công ty
TNHH ĐT Địa ốc An Thịnh Phát, Công ty CPĐT Kinh doanh An Phú Hưng, Công
ty CP Nhà Mỹ Xuân Hà Nội. Các công ty liên kết nhau nhằm đem lại hiệu quả về
nguồn vốn và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hợp tác cùng có lợi, thúc
đẩy nhau phát triển, tạo thương hiệu và uy tín trên thị trường. Doanh nghiệp vẫn đầu
tư đều đặn không đổi vào các công ty con hay đơn vị khác.

Tài sản dài hạn khác

Tổng giá trị tài sản dài hạn khác tăng từ 1,854,223,308 đồng ở đầu kỳ lên
17,108,808,559 đồng ở cuối kỳ, tương ứng tăng 15,254,585,251 đồng (tăng
822.69%). Nguyên nhân là do tăng chi phí trả trước dài hạn của Công cụ, dụng cụ,
thiết bị. Có thể do công cụ, dụng cụ, thiết bị của doanh nghiệp đến thời hạn sữa chữa,
bảo hành, thay mới. Như đã biết trong quá trình chuyển đổi số thì Phục Hưng là một
trong những DN xây dưng đi đầu trong nghiên cứu, sử dụng công nghệ BIM (mới
nhất là BIM 5D Cubicost là sản phẩm của Glodon) trong hoạt động xây lắp giúp
nâng cao hiệu suất công việc, tăng tiến độ và chất lượng thi công, kiểm soát được
vật tư, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình thi công. Việc ứng dụng
các công nghệ cao, thay mới dụng cụ thiết bị, phụ tùng thay thế là tốt khi doanh
nghiệp tăng cường sản xuất kinh doanh, mở rộng lại thị trường kinh doanh. Sản
lượng xây lắp bắt đầu tăng nhanh thì việc tăng dự trữ là rất tốt, đảm bảo cho việc ổn
định quá trình sản xuất không bị gián đoạn.

65
3.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

ĐVT: Đồng
SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT NGUỒN VỐN
SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
A NỢ PHẢI TRẢ 1,564,704,872,903 70.27% 1,818,833,153,190 74.10% 254,128,280,287 16.24% 3.84%
I Nợ ngắn hạn 1,564,704,872,903 70.27% 1,805,668,566,182 73.57% 240,963,693,279 15.40% 3.30%
II Nợ dài hạn - 0.00% 13,164,587,008 0.54% 13,164,587,008 0.00% 0.54%
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 662,048,580,714 29.73% 635,580,248,449 25.90% -26,468,332,265 -4.00% -3.84%
I Vốn chủ sở hữu 662,048,580,714 29.73% 635,580,248,449 25.90% -26,468,332,265 -4.00% -3.84%
Nguồn kinh phí và quỹ
II - 0.00% - 0.00% - 0.00% 0.00%
khác
TỔNG CỘNG NGUỒN
2,226,753,453,617 100.00% 2,454,413,401,639 100.00% 227,659,948,022 10.22% 0.00%
VỐN
Bảng 3.12: Cơ cấu biến động nguồn vốn

66
3.2.1. Nhận xét chung

2,000,000,000,000 1,818,833,153,190
1,800,000,000,000
1,564,704,872,903
1,600,000,000,000
1,400,000,000,000
1,200,000,000,000
1,000,000,000,000 Nợ phải trả
800,000,000,000 662,048,580,714 635,580,248,449 Vốn chủ sở hữu
600,000,000,000
400,000,000,000
200,000,000,000
0
Đầu kỳ Cuối kỳ

Biểu đồ 3.4: Biến động về quy mô và kết cấu nguồn vốn

Tỷ trọng đầu kỳ (%) Tỷ trọng cuối kỳ (%)

29.73% Nợ phải trả 25.90% Nợ phải trả


70.27% Vốn chủ sở hữu 74.10% Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng NPT, VCSH đầu kỳ Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng NPT, VCSH cuối kỳ

67
Nhận xét:

Vốn đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau, song căn cứ vào đặc điểm trách nhiệm pháp lý có 2 loại là nguồn
vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nhìn vào cơ cấu tỷ trọng thì vốn chủ sở hữu lại chiếm
tỉ trọng nhỏ lại còn giảm 3.84% vào cuối kỳ chỉ còn chiếm 25.90%. Nguồn vốn thể
hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng
ở doanh nghiệp. Việc giảm VCSH cho thấy DN đang gặp khó khăn kinh doanh chưa
đạt được lợi nhuận đề ra, phải vay thêm vốn để đảm bảo hoạt động để duy trì công
ty. Tổng nguồn vốn vào cuối kì đã tăng lên từ 2,226,753,453,617 đồng đến
2,454,413,401,639 đồng, tương ứng với mức tăng là 227,659,948,022 đồng (tăng
10.22% so với đầu kì). Việc nguồn vốn tăng là tín hiệu cho thấy công ty đang có
chính sách tạo vốn và huy động vốn trong thời gian tới.

 Cơ cấu

 Nợ phải trả chiếm tỷ trọng 70.27% ở đầu kỳ và 74.10% ở cuối kỳ. Cho thấy
tỷ trọng đang chiếm rất cao trong tổng số nguồn vốn. Việc phân bổ như vậy có thể
gây ra nhiều khó khăn và mạo hiểm cho công ty trong tình hình bất kinh tế nói chung
và thị trường bất động sản nói riêng. Doanh nghiệp nên xem xét tái cơ cấu nguồn
vốn lại cho công ty, hạn chế rủi ro.
 Vốn chủ sở hữu chiếm quá thấp trên tổng cơ cấu nguồn vốn chỉ có 29.73% ở
đầu kỳ và 25.09% ở cuối kỳ. Cơ cấu đang được chuyển dịch trong kỳ theo xu hướng
giảm vốn chủ sỡ hữu tăng nợ phải trả tín hiệu hết sức không tốt cho doanh nghiệp.

 Sự chênh lệch này cho thấy doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu quá thấp còn
phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay và tình hình nợ. Doanh nghiệp có thể lâm vào tình
trạng nợ xấu và có thể xảy ra nhiều rủi ro. Doanh nghiệp nên có chính sách huy động
vốn, thu hút nhà đầu tư hoặc có thể là phải nhượng lại cổ phần của các công ty con,
phát hành trái phiếu để thanh toán các khoản nợ.

68
 Quy mô:

 Nợ phải trả tăng 254,128,280,287 đồng (tăng 16.24%) so với đầu kỳ. Cho thấy
Phục Hưng đang sử dụng chính sách đòn bầy tài chính, vay mượn tiền, tài sản của
cá nhân, tổ chức khác nhằm mang lại lợi nhuận. Nợ phải trả tăng bao gồm:

Chủ yếu là do việc tăng lên nợ ngắn hạn so với đầu kỳ là 240,963,693,279
đồng tương tăng 15.4%. Việc tăng khá nhanh nặng phải trả ngắn hạn này có thể gặp
rủi ro trong việc trả nợ và rủi ro biến động lãi suất ngân hàng trong các khoản nợ
ngắn hạn gần đáo hạn, trong thời buổi kinh tế còn nhiều biến động sau dịch covid19.
Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm nhất định, đó là chi phí lãi vay sẽ được
trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài
chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

Nợ Dài Hạn phát sinh 13,164,587,008 đồng vào cuối. Thường khoảng vay dài
hạn an toán hơn so với nợ ngắn giúp công ty có thời gian tập trung đầu tư phát triển
kinh doanh ít chịu sức ép từ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

 Vốn chủ sở hữu của công ty giảm từ 662,048,580,714 đồng đầu kỳ xuống
635,580,248,449 đồng vào cuối kỳ, tương ứng giảm 26,468,332,265 đồng (giảm
4%). Vốn chủ sở hữu giảm là do lợi nhuận giảm sâu so với cùng kì năm trước, các
dự án vẫn đang trong quá trình triền khai thi công chưa hoàn thành.

 Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là một con dao 2 lưỡi, nếu vận dụng tốt thì
mang lại được hiệu quả lớn nhưng không vận dụng tốt sẽ gây nên những hậu quả
khó lường. Theo tình hình chung, nợ phải trả đang tăng lên còn vốn chủ sở hữu lại
giảm xuống đây là tín hiệu không tốt cho khả năng thanh toán các khoản nợ của
doanh nghiệp. Dù tài sản ngắn hạn có thể đảm đương được các khoản nợ ngắn hạn
(1,994,682,136,481 đồng so với 1,818,833,153,190 đồng) nhưng khoản chêch lệch
không nhiều nhất là trong khi tài sản ngắn hạn lại dựa chủ yếu vào các khoản phải
thu, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào khả
năng thu nợ gây ra nhiều rủi ro liên quan đến kết quả thu nợ cũng sẽ tác động trực
tiếp đến khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Phục Hưng cần kiểm soát

69
lại tình hình tài chính để tránh tình trạng nợ xấu xảy ra, gây áp lực lớn tới “sức khỏe”
doanh nghiệp trong tương lai.

70
3.2.2. Phân tích chi tiết nợ phải trả

ĐVT: Đồng
SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT NỢ NGẮN HẠN
SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
1 Phải trả người bán ngắn hạn 461,393,948,542 29.49% 730,874,456,795 40.48% 269,480,508,253 58.41% 10.99%
Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật
769,593,848 0.05% 769,593,848 0.04% - 0.00% -0.01%
An Nam
Công ty CP Đầu tư và xây dựng
2,275,115,985 0.15% 2,225,825,985 0.12% -49,290,000 -2.17% -0.02%
Long Hưng
Công ty CP Kycons 14,529,489,313 0.93% 16,867,352,723 0.93% 2,337,863,410 16.09% 0.01%
Công ty CP ĐTXD phát triển Việt
8,294,265,100 0.53% 25,244,260,269 1.40% 16,949,995,169 204.36% 0.87%
Tiệp
Công ty CP Fountech 13,150,113,165 0.84% 18,530,146,342 1.03% 5,380,033,177 40.91% 0.19%
Công ty CP xây dựng PHCONS 13,461,087,726 0.86% 4,886,519,802 0.27% -8,574,567,924 -63.70% -0.59%
Công ty CP xây dựng Phục Hưng
15,752,863,996 1.01% 5,365,249,652 0.30% -10,387,614,344 -65.94% -0.71%
7
Công ty CP xây dựng Lâm Hoàng
9,948,148,904 0.64% 85,787,786,897 4.75% 75839637993 762.35% 4.12%
Anh
Công ty CP Thép Đất Việt 0 0.00% 9065545549 0.50% 9,065,545,549 0.00% 0.50%
Công ty TNHH Văn Lang 20,491,208,569 1.31% 44884063417 2.49% 24,392,854,848 119.04% 1.18%
Công ty CP Đấu tư Kinh goanh
- 0.00% 22,264,048,450 1.23% 22,264,048,450 0.00% 1.23%
An Phú Việt Nam
Công ty CP TKB Việt Nam - 0.00% 18,713,473,148 1.04% 18,713,473,148 0.00% 1.04%
Công ty CP VIMECO 10,736,139,952 0.69% 11344735919 0.63% 608,595,967 5.67% -0.06%
Phải trả người bán khác 351,985,921,984 22.50% 464,925,854,794 25.75% 112,939,932,810 32.09% 3.25%
2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 278,987,978,136 17.83% 110,138,874,907 6.10% -168,849,103,229 -60.52% -11.73%

71
Công ty CP Đầu tư và Xây dựng
41,363,643,513 2.64% - 0.00% -41,363,643,513 0.00% -2.64%
Kiến trúc Xanh
Công ty CP Xây dựng và Thuong
- 0.00% 1.21% 21,804,204,231 0.00% 1.21%
mại Pros 21,804,204,231
Công ty CP Thép Hòa Phát Dung
- 0.00% 0.83% 15,000,000,000 0.00% 0.83%
Quấy 15,000,000,000
Tổng cục Hậu Cần 47,346,897,040 3.03% - 0.00% -47,346,897,040 0.00% -3.03%
-
Công ty CP HBI 29,672,733,473 1.90% - 0.00% -29,672,733,473 -1.90%
100.00%
Công ty CP bất động sản tập đoàn -
8,398,075,208 0.54% - 0.00% -8,398,075,208 -0.54%
Á Tân Đại Thành 100.00%
Công ty CP tập đoàn đầu tư An
23,434,019,709 1.50% - 0.00% -23,434,019,709 0.00% -1.50%
Lạc
Công ty CP Công nghệ Tổng hợp - 0.00% 0.31% 5,510,636,003 0.00% 0.31%
5,510,636,003
Công ty TNHH Phần mềm FPT - 0.00% 0.24% 4,288,066,114 0.00% 0.24%
4,288,066,114
CN Hà Tây - Công ty CP Tập -
13,900,981,335 0.89% - 0.00% -13,900,981,335 -0.89%
đoàn Nam Cường Hà Nội 100.00%
Công ty CP Bất động sản Dầu khí
21,271,701,330 1.36% - 0.00% -21,271,701,330 0.00% -1.36%
Việt Nam - SSG
Trả trước của các đối tượng khác 93,599,926,528 5.98% 3.52% -30,063,957,969 -32.12% -2.46%
63,535,968,559
Thuế và các khoản phải nộp Nhà
3 2,314,435,590 0.15% 512,418,630 0.03% -1,802,016,960 -77.86% -0.12%
nước
Thuế GTGT 54,916,177 0.004% 54,916,177 0.003% - 0.00% 0.00%
Thuế thu nhập doanh nghiệp 1,912,133,670 0.12% - 0.00% -1,912,133,670 0.00% -0.12%
Thuế thu nhập cá nhân 347,385,743 0.02% 457,502,453 0.03% 110,116,710 31.70% 0.00%
4 Phải trả người lao động 8,697,620,386 0.56% 7,619,452,371 0.42% -1,078,168,015 -12.40% -0.13%
72
9 Phải trả ngắn hạn khác 33,850,016,804 2.16% 48,045,632,910 2.66% 14,195,616,106 41.94% 0.50%
Kinh phí công đoàn 725,285,810 0.05% 836,926,432 0.05% 111,640,622 15.39% 0.00%
Phải trả cổ tức 536,331,130 0.03% 609,923,940 0.03% 73,592,810 13.72% 0.00%
Phải trả phải nộp khác 32,588,399,864 2.08% 46,598,782,538 2.58% 14,010,382,674 42.99% 0.50%
10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 777,744,468,481 49.71% 906,920,247,423 50.23% 129,175,778,942 16.61% 0.52%
Vay ngắn hạn 777,744,468,481 49.71% 906,920,247,423 50.23% 129,175,778,942 16.61% 0.52%
BIDV - Chi nhánh Đông Đô 777,455,668,481 49.69% 906,631,447,423 50.21% 129,175,778,942 16.62% 0.52%
Các khoản vay khác 288,800,000 0.02% 288,800,000 0.02% - 0.00% 0.00%
11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 1,313,704,964 0.08% 930,783,146 0.05% -382,921,818 -29.15% -0.03%
12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 402,700,000 0.03% 626,700,000 0.03% 224000000 55.62% 0.01%
TỔNG NỢ NGẮN HẠN 1,564,704,872,903 100.00% 1,805,668,566,182 100.00% 240,963,693,279 15.40% 0.00%
Bảng 3.13: Nợ ngắn hạn

ĐVT: Đồng
SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT NỢ DÀI HẠN
SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn - 0.00% 13,164,587,008 100.00% 13,164,587,008 0.00% 100.00%
Vay dài hạn - 0.00% 13,164,587,008 100.00% 13,164,587,008 0.00% 100.00%
TỔNG NỢ DÀI HẠN - 13,164,587,008 100.00% 13,164,587,008 100.00%
Bảng 3.14: Nợ dài hạn

73
Nợ ngắn hạn

Qua bảng phân tích 3.13, ta thấy cơ cấu tỷ trọng của phải trả người bán; vay
và thuê nợ tài chính chiếm tỷ trọng lớn lần lượt là 40.48% và 50.23%, đặc biệt là
phải trả người bán tỷ trọng tăng lên nhanh là 10.99% cho thấy doanh nghiệp đang
có chính sách vay nợ, chiếm dụng vốn lớn từ các nhà cung cấp, các ngân hàng,.. Nợ
ngắn hạn tăng từ 1,564,704,872,903 đồng ở đầu kỳ lên 1,805,668,566,182 đồng ở
cuối kỳ, tương ứng tăng 240,963,693,279 đồng (tăng 15.40%). Việc này gây ra các
khoản nợ xấu cho DN, có thể dẫn đến phá sản nếu tình hình kinh doanh không tốt.
Để hiểu rõ hơn về những biến động này, ta cần phải đi sâu hơn vào những khoản
mục trong nợ ngắn hạn.

 Cơ cấu

 Tỷ trọng của phải trả người bán ngắn hạn chiếm 40.48% ở cuối kỳ trên tổng
nợ ngắn hạn. Cho thấy Phục Hưng vẫn đang muốn chiếm dụng vốn để mở rộng kinh
doanh. Việc chiếm dụng vốn này được nhiều nhà cung cấp chấp thuận, tuy nhiên
bạn cũng nên cân nhắc về lượng vốn và tần suất chiếm dụng để tránh gây mất uy tín
của doanh nghiệp.
 Tỷ trọng người mua trả trước giảm 11.3% so với đầu kỳ, chiếm 6.10% cơ cấu
nợ ngắn hạn ở cuối kỳ.
 Tỷ trọng vay và nợ ngắn hạn ở cuối kỳ chiếm 50.23%, tăng 16.61% so với kỳ
đầu. Đây là tỉ lệ khá cao, có thể thể gây ra khả năng nợ xấu cho doanh nghiệp nếu
tình hình kinh doanh trong tương lai không đảm bảo.

 Nhìn chung cơ cấu nợ ngắn hạn đang có xu hướng chuyển dịch tăng. Điều
này là không tốt cho doanh nghiệp ảnh hưởng tới các khả năng thanh toán, dễ gây
vỡ nợ. Để đảm bảo tính cân đối giữa nợ và vốn sở hữu công ty phải chú trọng tăng
tốc độ nguồn vốn sở hữu nhanh hơn để giải quyết cán cân tài chính khó khăn trong
những năm đầu mở rộng sản xuất kinh doanh.

74
 Quy mô

 Phải trả người bán ngắn hạn tăng nhanh từ 461,393,948,542 đồng lên tới
730,874,456,795 đồng, tương ứng tăng 269,480,508,253 đồng so với đầu kỳ (tăng
58.41%). Sự tăng lên nhanh này là do:

+ Công ty CP ĐTXD phát triển Việt Tiệp tăng 16,949,995,169 đồng so với
đầu kỳ, tương ứng tăng là 204.36%

+ Công ty CP xây dựng Lâm Hoàng Anh tăng từ 9,948,148,904 đồng ở đầu
kỳ lên 85,787,786,897 đồng ở cuối kỳ (tăng 762.35%)

+ Công ty TNHH Văn Lang tăng từ 20,491,208,569 đồng ở đầu kỳ lên


44,884,063,417ddoongd ở cuối kỳ (tăng 119.04%)

+ Công ty CP Đấu tư Kinh goanh An Phú Việt Nam và Công ty CP TKB Việt
Nam cũng phát sinh khoản nợ vào cuối kì lần lượt là 22,264,048,450 đồng và
18,713,473,148 đồng

+ Ngoài ra đã thanh toán hoàn toàn được khoản nợ của Công ty CP Xây dựng
và kỹ thuật An Nam và giảm nợ xuống còn 49,290,000 đồng đối với Công ty CP
Đầu tư và xây dựng Long Hưng.

 Điều này cho thấy công ty đang chiếm dụng một khoản tín dụng vốn từ
nhà cung cấp, từ đó sẽ có lượng tiền nhàn rỗi để đầu tư thêm các lĩnh vực kinh doanh
khác nhằm tăng lợi nhuận. Phục Hưng có sự ổn định trong việc mua hàng và dịch
vụ từ các công ty và cũng mở rộng đối tác với nhiều công ty khác nhau để tăng tính
đa dạng trong hợp tác. Nhưng cần đề phòng tránh tình trạng nợ xấu dẫn đến nguy cơ
phá sản.

 Người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm từ 278,987,978,136 đồng xuống
110,138,874,907 đồng, tương ứng giảm 168,849,103,229 đồng so với đầu kỳ ( giảm
60.52%). Thể hiện số tiền đặt cọc được trả trước của đối tác giảm, chủ yếu nằm ở

75
lĩnh vực bất động sản. Bất động sản bị kiểm soát nguồn vốn vay chặt chẽ hơn trước
đã khiến việc thanh toán cho nhà thầu bị chậm trễ, nhiều dự án đầu tư bị trì hoãn.
 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm từ 2,314,435,590 đồng ở đầu kỳ
xuống còn 512,418,630 đồng ở cuối kỳ, tương ứng giảm 1,802,016,960 đồng ( giảm
77.86%). Sự giảm mạnh so với đầu kỳ cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
không như mong đợi, việc tăng nợ phải trả và giảm nguồn vốn chủ sở hữu là một do
lợi nhuận thu được kém. Riêng thuế TNCN tăng 110,116,710 đồng so với đầu kỳ có
thể là do một số vị trí được xét tăng lương.
 Phải trả người lao động trong năm 2022 giảm từ 8,697,620,386 đồng xuống
còn 7,619,452,371 đồng, tương giảm 1,078,168,015 đồng so với đầu kỳ (giảm
12.40%). Do công ty chưa có đủ khả năng thanh toán các khoản ngắn hạn, đáp ứng
chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là do ảnh hưởng của thị
trường BĐS đối với nhiều doanh nghiệp, tình trạng bị đứng vốn, chậm thanh toán
ảnh hưởng đến khả năng tài chính buộc doanh nghiệp phải cắt giảm nhân lực. Đây
là điều không tránh khỏi vì trong tình hình khó khăn chung việc tiết giảm nhân lực
sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoảng chi phí hoạt động, quỹ lượng,.. khi
mà không có nhiều dự án đầu tư bị trì hoãn.
 Phải trả ngắn hạn khác tăng 14,195,616,106 đồng so với đầu kỳ. Nguyên nhân
chủ yếu do các khoản kinh phí công đoàn, các khoản phải trả cổ tức tăng, tăng nhanh
nhất là khoản phải trả phải nộp khác: đó là chi phí BHYT tăng 14,010,382,674 đồng
so với đầu kỳ. Cho thấy DN có sự quan tâm đến quyên lợi của nhân viên.
 Vay nợ và thuê tài chính ngắn hạn tăng từ 777,744,468,481 đồng ở đầu kỳ lên
906,920,247,423 đồng ở cuối kỳ, tương ứng tăng 129,175,778,942 (tăng 16.61%).
Trong đó chủ yếu đến từ khoản vay ngắn hạn từ Ngân hàng BIDV – chi nhánh Đông
Đô, cho thấy Công ty quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh, mở rộng dự án (bằng
chứng là năm 2022 Phục Hưng trúng được nhiều gói thầu lớn). Công ty đầu tư mua
sắm thêm máy móc thiết bị (máy xúc, máy đầm,...) phục vụ cho việc thi công công
trình xây dựng. Đây là thời điểm thích hợp để Phục Hưng phục hồi tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ ngành xây dựng gặp nhiều thách thức. Nên

76
tình hình vốn vay của Phục Hưng tương đối lớn. Vay và cho thuê nợ tài chính của
doanh nghiệp trong kỳ thể hiện sự hợp lý khi đã phân bổ tỉ trọng đều đặn, đảm bảo
tính an toàn khi đầu tư. Từ đó cũng khẳng định định sự tin tưởng năng lực và tài
chính của các doanh nghiệp, tổ chức khác đối với Phục Hưng.
 Dự phòng các khoản phải trả cuối kì giảm 382,921,818 đồng tương ứng giảm
29.15% so với đầu kì. Do tình hình bị chiếm dụng vốn của công ty khá nhiều nên
cuối kỳ chỉ trích một khoản đủ chi trả các khoản dự phòng phát sinh. Bản chất khoản
mục phản ánh mức giá trị doanh nghiệp lập dự phòng để đảm bảo thanh toán nghĩa
vụ nợ trong kì. Dự phòng cá khoản phải trả cuối kì giảm cũng là biếu hiện cho thấy
doanh nghiệp đang thật thiếu nguồn tiền cho các khoản dự phòng.
 Dù còn gặp nhiều khó khăn, bất ổn nhưng Phục Hưng vẫn tăng cho nhân viên
các quỹ khen thưởng và phúc lợi (tăng 224,000,000 đồng tương ứng tăng 55.62% so
với đầu kỳ), tác động không nhỏ tới việc nâng cao năng suất lao động của nhân viên.

Nợ dài hạn

Nợ dài hạn phát sinh 13,164,587,008 đồng vào cuối kỳ, chiếm tỉ trọng thấp
trong cơ cấu nợ phải nên không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu nguồn vốn. Việc thêm
khoản nợ dài hạn này cho thấy doanh nghiệp đã có tầm nhìn và chiến lược dài hơi
cho hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể doanh nghiệp đầu tư thúc đẩy, phát triển
mạnh mẽ các công nghệ cao và các phần mềm quản lý dự án, quản lý chặt chẽ các
phương án kinh tế, giảm tiêu hao rác thải và các vật liệu tránh ô nhiễm môi trường
giảm thiểu chi phí QLDA, đảm bảo an toàn lao động, chú trọng đến tiến độ thi công
để nâng cao vị thế trong tương lai, tạo nguồn việc làm ổn định cho người lao động.

77
3.2.3. Phân tích chi tiết vốn chủ sở hữu

ĐVT: Đồng
SỐ ĐẦU KỲ SỐ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
TT VỐN CHỦ SỞ HỮU
SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ TT (%)
I VỐN CHỦ SỞ HỮU 662,048,580,714 100.00% 635,580,248,449 100.00% -26,468,332,265 -4.00% 0.00%
1 Vốn góp của chủ sở hữu 506,819,270,000 76.55% 506,819,270,000 79.74% - 0.00% 3.19%
Cổ phiếu phổ thông có quyền
506,819,270,000 76.55% 506,819,270,000 79.74% - 0.00% 3.19%
biểu quyết
2 Thặng dư nến cổ phần 67,567,846,314 10.21% 67,567,846,314 10.63% - 0.00% 0.43%
8 Quỹ đầu tư phát triển 13,000,000,000 1.96% 13,000,000,000 2.05% - 0.00% 0.08%
Lợi nhuận sau thế chưa phân
11 74,661,464,400 11.28% 48,193,132,135 7.58% -26,468,332,265 -35.45% -3.69%
phối
Lợi nhuận sau thuế chưa phân
28,570,040,534 4.32% 30,088,495,640 4.73% 1,518,455,106 5.31% 0.42%
phối đến cuối kì trước
Lợi nhuận sau thuế chưa phân
46,091,423,866 6.96% 18,104,636,495 2.85% -27,986,787,371 -60.72% -4.11%
phối kì này
NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUỸ
II - 0.00% - 0.00% - 0.00% 0.00%
KHÁC
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 662,048,580,714 100.00% 635,580,248,449 100.00% -26,468,332,265 -4.00% 0.00%
Bảng 3.15: Vốn chủ sở hữu

78
Trong cơ cấu nguồn vốn tỷ trọng vốn chủ sở hữu vẫn thấp. Qua bảng số liệu
3.15, thấy được vốn chủ sở hữu giảm từ 662,048,580,714 đồng ở đầu năm xuống
635,580,248,449 đồng ở cuối năm, tương ứng giảm 26,468,332,265 đồng (giảm
4.00%) mức giảm dù ít nhưng cực kỳ không tốt, cho thấy kết quả kinh doanh của
công ty ở cuối năm không hiệu quả, chưa đạt được kỳ vọng so với năm trước. Việc
giảm vốn chủ sở hữu này khiến doanh nghiệp đã phần nào mất khả tự chủ được về
tài chính, khả năng xoay vòng vốn kém khi có dự án và gặp áp lực lớn đối với các
khoản vay nợ, gây tình trạng nợ xấu cho doanh nghiệp. Cụ thể dù vốn chủ sỡ hữu là
không đổi trong kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm nhiều xuống
26,468,332,265 đồng (giảm 35.45%) so với đầu kỳ. Lợi nhuận thu được chưa tương
xứng với chi phí hàng ngàn tỉ bỏ ra, khiến cho tỷ trọng cơ cấu vốn chủ sở hữu giảm
so nợ phải trả gây mất cân bằng nghiêm trọng. Việc này làm giảm khả năng thanh
toán của công ty, tăng sức ép từ nguồn vay va nợ vay cho doanh nghiệp. Phục Hưng
nên nhanh chóng tìm ra các giải pháp để phục hồi lại “sức khỏe” tài chính doanh
nghiệp, đem lại hiệu quả trong kinh ổn định nguồn vốn. Trong giai đoạn 2022-2025,
Phục Hưng Holdings định hướng tiếp tục duy trì vị trí trong top đầu nhà thầu xây
dựng uy tín nhất Việt Nam, tập trung các dự án tổng thầu Design&Build, các dự án
tham gia đầu tư, các dự án có nguồn vốn nước ngoài, đây vừa là cơ hội vừa là thách
thức để “Phục Hưng” lại công ty đúng như cái tên của doanh nghiệp.

79
3.3. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

ĐVT: Đồng

Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch


CHỈ TIÊU MÃ
STT Tỷ lệ
SỐ Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
(%)
Doanh thu bán hàng và cung
1 971,567,210,849 100.00% 1,862,096,638,676 100.48% 890,529,427,827 91.66% 0.48%
1 cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh
2 - 0.00% 8,884,068,625 0.48% 8,884,068,625 0.48%
2 thu
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (10=01- 10 971,567,210,849 100.00% 1,853,212,570,051 100.00% 881,645,359,202 90.74% 0.00%
3
02)
Giá vốn hàng bán 11 892,651,939,672 91.88% 1,766,417,205,901 95.32% 873,765,266,229 97.88% 3.44%
4

Lợi nhuận gộp về bán hàng


và cung cấp dịch vụ (20=10- 20 78,915,271,177 8.12% 86,795,364,150 4.68% 7,880,092,973 9.99% -3.44%
5
11)

Doanh thu hoạt động tài


21 61,893,341,085 6.37% 21,322,494,085 1.15% -40,570,847,000 -65.55% -5.22%
6 chính

Chi phí tài chính 22 44,658,495,074 4.60% 38,478,876,315 2.08% -6,179,618,759 -13.84% -2.52%
7

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 43,828,608,917 4.51% 37,024,657,137 2.00% -6,803,951,780 -15.52% -2.51%

80
Chi phí bán hàng 25 946,272,634 0.10% - 0.00% -946,272,634 -100.00% -0.10%
8

Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 35,469,498,096 3.65% 50,766,352,263 2.74% 15,296,854,167 43.13% -0.91%
9

Lợi nhuận thuần từ hoạt động


kinh doanh 30=20+(21-22)- 30 59,734,346,458 6.15% 18,872,629,657 1.02% -40,861,716,801 -68.41% -5.13%
10
(25+26)

Thu nhập khác 31 3,353,875,571 0.35% 8,677,984,219 0.47% 5,324,108,648 158.74% 0.12%
11
Chi phí khác 32 3,378,016,181 0.35% 6,376,865,333 0.34% 2,998,849,152 88.78% 0.00%
12
-
Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 (24,140,610) 0.00% 2,301,118,886 0.12% 2,325,259,496 0.13%
13 9632.15%
Tổng lợi nhuận kế toán trước
50 59,710,205,848 6.15% 21,173,748,543 1.14% -38,536,457,305 -64.54% -5.00%
14 thuế (50=30+40)
Chi phí thuế TNDN hiện
51 13,618,781,982 1.40% 3,310,226,611 0.18% -10,308,555,371 -75.69% -1.22%
15 hành

Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - 0.00% - 0.00% - 0.00%


16
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp (60=50- 60 46,091,423,866 4.74% 17,863,521,932 0.96% -28,227,901,934 -61.24% -3.78%
17
51-52)
Bảng 3.16: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

81
3.3.1. Nhận xét chung

70,000,000,000

59,734,346,458
60,000,000,000

50,000,000,000

40,000,000,000

30,000,000,000
LN từ HĐTC
18,872,629,657
20,000,000,000 17,234,846,011 LN từ HĐKD
LN khác
10,000,000,000
2,301,118,886

-
Năm 2021 (24,140,610) Năm 2022
(10,000,000,000)

(20,000,000,000) (17,156,382,230)

(30,000,000,000)

Biểu đồ 3.7: Thể hiện sự biến động lợi nhuận

82
Nhận xét:

Qua bảng 3.16 kết quả hoạt động kinh doanh và biểu đồ 3.7 biến động lợi
nhuận của công ty, ta thấy được doanh thu đạt được rất lớn cao gần gấp 2 so với năm
trước nhưng cơ cấu tỷ trọng của lợi nhuận sau thuế của doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng doanh thu BH&CCDV đạt được lần lượt là 4.74% và 0.96% trong năm
2021 và 2022. Nguyên nhân là do tỷ trọng của giá vốn hàng bán đã cao năm nay lại
tăng thêm 3.44% so với năm trước, nguyên nhân là do tình hình thế giới đang căng
thẳng giữa Nga và Ukraine nên chi phí xăng dầu, nguyên vật liệu tăng nhanh. Bên
cạnh đó thì Phục Hưng là công ty xây dựng lớn nên bộ máy quản lý chưa được tinh
gọn và còn nhiều bất cập là lý do dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh
trong năm nay.

 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm từ 59,734,346,458 đồng xuống
còn 18,872,629,657 đồng ở cuối năm 2022, tương ứng giảm đến 40,861,716,801
đồng (giảm 68.41%), chỉ còn chiếm 1.02% tỷ trọng trong tổng doanh thu vào cuối
kỳ cho thấy tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn về nguồn chi phí lớn. Lợi nhuận
thuần của hoạt động kinh doanh luôn được mong chờ là thành phần chính trong tổng
lợi nhuận của doanh nghiệp và là động lực để các chủ sở hữu tiếp tục đầu tư vốn vào
doanh nghiệp. PHC ghi nhận doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt
1,853,212,570,051 đồng, tăng 90.74%% so với năm 2021. Sau khi trừ các khoản
giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán là 1,766,417,205,901 đồng chiếm tỷ trọng
cao 95.32% vào cuối kỳ (và tăng 97.88%% so với cùng kỳ phân tích năm trước), thì
lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2022 chỉ còn lại hơn 86 tỷ đồng. Dù doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhanh nhưng các khoản chi phí trong năm lại
cũng tăng mạnh so với 2021, nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty lao
dốc. Cho thấy chính sách đầu tư chú trọng mảng hoạt động kinh doanh như bán hàng
hoá, thành phẩm, và cung cấp dịch vụ của Phục Hưng chưa hợp lý, cần xem xét tìm
giải pháp khắc phục giảm các khoản chi phí.
 Lợi nhuận về hoạt động tài chính của Phục Hưng lỗ nặng so với cùng kỳ năm
trước lỗ 17,156,382,230 đồng trong năm nay. Là do doanh thu từ hoạt động tài chính

83
không được tốt, giảm 40,570,847,000 đồng. Nguyên nhân là do tình hình bị chiếm
dụng vốn của DN với các khoản vay lớn và nợ phải trả tăng cao trong năm nay.
 Lợi nhuận khác nhìn chung là có xu hướng đi lên là tín hiệu tốt, tăng thêm
2,325,259,496 đồng so với năm 2021 nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
doanh thu (0.12%). Việc tăng lên lợi nhuận khác là do công ty đã thanh lý được một
số tài sản cố định để thay mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiền nhận được
từ các biên bản vi phạm hợp động của các nhà thầu,…

 Trong năm 2022, PHC đặt mục tiêu 2,700 tỷ đồng doanh thu, 60 tỷ đồng
lợi nhuận sau thuế. Doanh thu mà PHC đã đã thực hiện được trong năm nay lần lượt
là gần 1,900 tỷ đồng và chỉ đạt gần 18 tỷ đồng trong năm. Như vậy, doanh nghiệp
xây dựng này đạt 70% kế hoạch doanh thu và còn cách rất xa chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Tốc độ tăng lên của các khoản chi phí đã “ăn mòn” lợi nhuận thu được của công ty.
Phục Hưng vẫn nên cố gắng tìm ra các giải pháp để khắc phục, tìm ra những chiến
lược mới trong thời kì bất ổn kinh tế (chi phí tài chính tăng mạnh) như thương lượng
lại về giá với các nhà cung cấp, quản lý chi chặt chẽ chi tiêu trong doanh nghiệp, đề
ra các quy định nội bộ cho nhân viên chấp hành để tinh gọn các khoản phí,… từ đó
có thể tối đa lợi nhuận có được.

84
3.3.2. Phân tích chi tiết lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

ĐVT: Đồng
Chênh lệch
CHỈ TIÊU Năm 2021 Năm 2022
Tuyệt đối Tương đối (%)
Doanh thu BH & CCDV 971,567,210,849 1,862,096,638,676 890,529,427,827 91.66%
Gía thành toàn bộ SP&DV tiêu
928,121,437,768 1,817,183,558,164 889,062,120,396 95.79%
thụ, trong đó:
Giá vốn bán hàng 892,651,939,672 1,766,417,205,901 873,765,266,229 97.88%
Chi phí bán hàng 946,272,634 - -946,272,634 -100.00%
Chi phí quản lý DN 35,469,498,096 50,766,352,263 15,296,854,167 43.13%
LN từ bán hàng & CCDV 43,445,773,081 44,913,080,512 1,467,307,431 0.00%
Bảng 3.17: Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

ĐVT: Đồng
DOANH THU BH & Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
CCDV Số tiền TT Số tiền TT Số tiền Tỷ lệ (%) TT (%)
Doanh thu hoạt động xây lắp 924,786,809,865 95.19% 1,816,712,211,377 98.03% 891,925,401,512 96.45% 2.85%
Doanh thu bán hàng hóa và cung
13,377,830,217 1.38% 29,013,987,895 1.57% 15,636,157,678 116.88% 0.19%
cấp dịch vụ
Doanh thu kinh doanh bất động sản 33,402,570,767 3.44% - 0.00% -33,402,570,767 -100.00% -3.44%
Doanh thu cung cấp dịch vụ - 0.00% 16,370,439,404 0.88% 16,370,439,404 0.88%
Các khoản giảm trừ doanh thu - 0.00% 8,884,068,625 0.48% 8,884,068,625 0.48%
Tổng 971,567,210,849 100.00% 1,853,212,570,051 100.00% 881,645,395,202 90.74% 0.00%
Bảng 3.18: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

85
ĐVT: Đồng

Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch


GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Số tiền TT Số tiền TT Số tiền Tỷ lệ (%) TT (%)

Giá vốn hoạt động xây lắp 852,520,134,218 95.50% 1,731,213,370,020 98.01% 878,693,235,802 103.07% 2.50%
Giá vốn bán hàng hóa và cung cấp
6,516,278,978 0.73% 27,724,542,054 1.57% 21,208,263,076 325.47% 0.84%
dịch vụ
Giá vốn kinh doanh bất động sản 33,615,526,476 3.77% - 0.00% -33,615,526,476 -100.00% -3.77%
Giá vốn cung cấp dịch vụ 0.00% 7,479,293,827 0.42% 7,479,293,827 0.42%

Tổng 892,651,939,672 100.00% 1,766,417,205,901 100.00% 873,765,266,229 97.88% 0.00%

Bảng 3.19: Giá vốn hàng bán

ĐVT: Đồng

Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch


CHI PHÍ
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TT (%)
Chi phí bán hàng 946,272,634 2.60% - 0.00% -946,272,634 -100.00% -2.60%
Chi phí bằng tiền khác 946,272,634 2.60% - 0.00% -946,272,634 -100.00% -2.60%
Chi phí quản lí doanh nghiệp 35,469,498,096 97.40% 50,766,352,263 100.00% 15,296,854,167 43.13% 2.60%
Chi phí nhân viên quản lý 19,676,673,851 54.03% 29,808,880,378 58.72% 10,132,206,527 51.49% 4.68%
Chi phí đồ dùng văn phòng 1,345,439,951 3.69% 179,211,895 0.35% -1,166,228,056 -86.68% -3.34%
Chi phí khấu hao TSCĐ 4,325,730,148 11.88% 7,191,780,357 14.17% 2,866,050,209 66.26% 2.29%

86
Thuế phí và lệ phí 40,361,362 0.11% 8,225,187 0.02% -32,136,175 -79.62% -0.09%
Chi phí dự phòng 300,000,000 0.82% 301,393,204 0.59% 1,393,204 0.46% -0.23%
Chi phí dịch vụ mua ngoài 699,999,397 1.92% 259,564,364 0.51% -440,435,033 -62.92% -1.41%
Chi phí bằng tiền khác 9,081,293,387 24.94% 13,017,296,878 25.64% 3,936,003,491 43.34% 0.70%
Tổng 36,415,770,730 100.00% 50,766,352,263 100.00% 14,350,581,533 39.41% 0.00%

Bảng 3.20: Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng

87
Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

LN từ bán hàng & CCDV tăng lên từ 43,445,773,081 đồng lên 44,913,080,512 đồng
so với cùng kỳ năm trước, tương ứng chỉ tăng 1,467,307,431 đồng. Nguyên nhân
cho lượng tăng không đáng kể là do giá thành trong năm nay tăng nhanh. Dù cho
Doanh thu BH&CCDV cũng tăng lên nhanh từ 971,567,210,849 đồng lên tới
1,862,096,638,676 đồng, tương ứng tăng 890,529,427,827 đồng. Việc doanh thu
tăng nhanh thì cũng đồng nghĩa với việc giá thành toàn bộ SP&DV cũng tăng theo
889,062,120,396 đồng mà tốc độ tăng trưởng của giá thành còn nhanh hơn so với
tốc độ tăng của doanh thu là 95.79% so với 91.66%. Khiến cho lượng tăng về lợi
nhuận không nhiều không đáng kể dù cho doanh thu BH&CCDV trong năm nay của
PHC tăng gần gấp đôi. Nguyên nhân là giá vốn bán hàng tăng lên nhanh là do một
phần về tình hình căng thẳng trên thế giới, khiến cho xăng dầu di chuyển tăng lên
cao hơn so với mức bình thường, cùng với tình hình nền kinh tế Việt Nam đang phục
hồi sau dịch Covid19 nên giá trị các nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị cũng trên
đà tăng lên lại gây khó khăn cho tài chính doanh nghiệp. Đồng thời thì chi phí bên
trong doanh nghiệp cũng tăng lên đến 43.13%, với chính sách tuyền dụng người trẻ
về đào tạo, họ chưa có kinh nghiệm nhiều nên việc chi phí này tăng nhanh cũng là
dễ hiểu, công ty muốn đầu tư nhân lực cho tương lai. Tuy vậy thì việc lợi nhuận từ
BH&CCDV tăng cũng là điều đáng khích lệ, tránh được tình trạng lỗ, ngoài ra DN
cũng nên kiểm soát lợi người chi phí để tối đa hóa lợi nhuận.

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần từ Hoạt Động BH & CCDV trong năm 2022 tăng lên từ
971,567,210,849 đồng lên 1,853,212,570,051 đồng, tương ứng với mức tăng là
881,645,395,202 đồng so với năm trước, tốc độ nhanh tăng 90.74%. Trong đó, doanh
thu hoạt động xây lắp vẫn là nguồn kinh doanh chính chiếm tỷ trọng lên tới 98.03%
vào cuối kỳ, cho thấy được công ty vẫn đang tập trung vào mảng hoạt động chính
của mình, các hoạt động kinh doanh khác vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

88
 Cơ cấu

 Tỷ trọng Doanh thu hoạt động xây lắp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong Cơ cấu
tổng Doanh thu BH & CCDV với 98.03% trong năm 2022. Cho thấy doanh nghiệp
vẫn đang tập trung chủ yếu về mảng xây lắp chính của mình, chưa chú trọng lắm về
các khoản doanh thu khác của mình.
 Tiếp tục tăng tỷ trọng Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ lên 1.57%
tăng 0.19% so với cùng kỳ năm trước mức tăng không đáng kể, công ty nên mở
rộng đầu tư vào bán hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xây dựng vì đây là phương
án khả thi khi mà doanh thu từ hoạt động BĐS không có.

 Dù tỷ trọng doanh thu hoạt động xây lắp vẫn đang chiếm tỉ lệ lớn vì đây là
lĩnh vực kinh khoanh chính của DN, nhưng công ty vẫn nên cân đối điểu hòa cơ cấu
tỷ trọng doanh thu tránh các rủi ro nhận về ít các hợp đồng xây dựng để không ảnh
hưởng tới doanh thu. Đặc biệt là tìm ra hướng giải quyết tăng tỷ trọng Doanh thu
kinh doanh bất động sản để phù hợp với chiến lược đề ra từ đầu của công ty.

 Quy mô:

 Doanh thu tăng chủ yếu đến từ doanh thu từ các hoạt động xây lắp tăng từ
924,786,809,865 đồng lên tới 1,816,712,211,377 đồng, tương ứng tăng
891,925,401,512 đồng (tăng 96.45%). Nhờ sức ảnh hưởng về uy tín và danh tiếng
của Phục Hưng Holdings đã tiếp tục được tin tưởng nhận về nhiều gói thầu lớn, được
thêm nhiều hợp đồng, giữ mối duy trì tốt đẹp làm ăn với nhiều đối tác, tăng độ ảnh
hưởng lên thị trường, đạt được niềm tin từ khách hàng. Doanh thu tăng là bước đệm
tốt cho DN trước bối cảnh ngành xây dựng đang chịu nhiều áp lực từ thị trường BĐS
qua đó cho thấy chính sách kinh doanh của DN đang có hiệu quả nhất định.
 Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ tăng 15,636,157,678 đồng mức
tăng 116.88% so với năm trước, mức tăng nhanh dù số tiền không lớn nhưng đây là
một điều đáng khích lệ cho doanh nghiệp. Cho thấy công ty không chỉ chủ yếu trong
lĩnh vực xây lắp mà còn mở rộng sang hoạt động sang lĩnh vực thương mại, buôn

89
bán vật liệu và vận tải,… vì thế mà có sự gia tăng về doanh thu, chứng tỏ việc mở
rộng kinh doanh của công ty là có hiệu quả tích cực.
 Doanh thu từ kinh doanh bất động sản trong năm 2022 là không có, giảm
100 % doanh thu so cùng kỳ năm trước. Do tắc nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái
phiếu, nguồn vốn huy động từ khách hàng khó khăn, nên nhiều doanh nghiệp bất
động sản “đói vốn”, phải vay vốn ngoài xã hội như tín dụng đen với lãi suất rất cao,
đầy rủi ro; hay phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở
với chiết khấu sâu. Khiến tình hình doanh thu của Phục Hưng là con số 0.

Ngoài ra còn có các khoản doanh thu cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ
doanh thu -8,884,068,625 đồng nhưng không ảnh hưởng nhiều tới doanh thu
BH&CCDV của công ty.

Giá thành sản xuất toàn bộ sản phẩm

 Giá vốn hàng bán

Tổng giá trị giá vốn hàng bán tăng từ 892,651,939,672 đồng trong năm 2021
lên 1,766,417,205,901 đồng trong năm 2022, tương ứng tăng 873,765,266,229 đồng
(tăng 97.88%). Trong đó, tỷ trọng của giá vốn hoạt động xây lắp chiếm cao nhất là
98.01% ở cuối năm 2022, tăng 878,693,235,802 đồng tương ứng tăng 103.07%.
Công ty tập trung các dự án lớn, nhiều hợp đồng xây lắp lớn để tạo nên bước ngoặt
về doanh thu thì việc tăng lên doanh thu cũng đồng nghĩa với việc tăng giá vốn, chi
phí hàng bán lên cao. Thêm vào đó là việc tích trữ hàng tồn kho không hợp lý cũng
làm tăng giá vốn hàng bán. Doanh nhiệp không có hoạt động về kinh doanh bất động
sản nên giá vốn bằng 0. Với việc Phục Hưng cũng mở rộng kinh doanh sang các lĩnh
vực thương mại, vận tải,… thì giá vốn bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cũng tăng
theo là 21,208,263,076 đồng tương ứng tăng 325.47% (chiếm 1.57% tỷ trọng trong
cơ cấu giá vốn hàng bán). Qua việc tốc độc gia tăng nhanh về giá vốn bán hàng ta
có thể nghĩ ngay đến việc công ty cũng đanh bị ảnh hưởng từ khủng hoảng nặng nề
từ nền kinh tế bất ổn, cùng với đó là do chiến tranh giữa Nga với Ukraine làm cho
giá xăng dầu tăng lên trong tăng lên trong năm 2022, đẩy giá các nguyên vật liệu lên

90
cao làm tăng chi phí. Ngoài ra còn là trách nhiệm của bộ phận quản lý tài chính công
ty chưa thật sự làm tốt, không tối ưu hóa được nguồn chi phí để gia tăng lợi nhuận.

 Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp không phát sinh chi phi bán hàng trong năm 2022 giảm
946,272,634 đồng so với năm trước, chi phí bán hàng của DN ở những kỳ trước đến
từ các khoản chi phí bằng tiền khác. Một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh
hưởng tới lợi nhuận sau thuế thu được của công ty là nguồn chi phí từ quản lý doanh
nghiệp, tăng lên đến 15,296,854,167 đồng trong năm 2022. Các khoản phí này
thường là chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí này phản ánh các chi phí dịch vụ mua
ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực
tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản
phẩm, hàng hóa đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủy
thác xuất khẩu…Trong bảng phân tích sẽ thấy được chi phí nhân viên quản lý chiếm
cơ cấu hơn một nửa trên tổng chi phí quản lý DN là 58.72%. Từ đó cho thấy công
tác quản lý nhân viên và chi tiêu các khoản chi phí không hợp lý làm tăng đến hơn
10 tỷ đồng, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận thu được. Biện pháp khắc phục tình trạng
này là doanh nghiệp phải có một đội ngũ quản lý chuyên môn, biết quản trị nguồn
nhân lực tối ưu, linh hoạt trong các khâu phân bổ nhiệm vụ của các nhân công lao
động. Quản lý Doanh nghiệp tốt sẽ mang nhiều thuận lợi: giúp đạt hiệu quả công
việc cao hơn, tránh tình trang quản lý kém giảm năng suất làm việc,…

91
3.3.3. Phân tích chi tiết lợi nhuận từ hoạt động tài chính

ĐVT: Đồng

Chênh lệch
CHỈ TIÊU Năm 2021 Năm 2022
Số tiền Tương đối (%)

Doanh thu hoạt động tài chính 61,893,341,085 21,322,494,085 -40,570,847,000 -65.55%
Chi phí tài chính 44,658,495,074 38,478,876,315 -6,179,618,759 -13.84%
Trong đó: Chi phí lãi vay 43,828,608,917 37,024,657,137 -6,803,951,780 -15.52%

LN từ hoạt động tài chính 17,234,846,011 -17,156,382,230 -34,391,228,241 -199.54%

Bảng 3.21: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

ĐVT: Đồng

Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch


DOANH THU HĐTC
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TT (%)

Lãi tiền gửi, tiền cho vay 4,771,902,659 7.71% 6,318,239,757 29.63% 1,546,337,098 32.41% 21.92%

Lãi chuyển nhượng quyền mua và khai


15,000,000,000 24.24% - 0.00% -15,000,000,000 -100.00% -24.24%
thác sản phẩm của dự án

92
Lãi chuyển nhượng khoản đầu tư - 0.00% 6,000,000,000 28.14% 6,000,000,000 28.14%

Cổ tức, lợi nhuận được chia 2,800,000,000 4.52% 6,772,572,410 31.76% 3,972,572,410 141.88% 27.24%

Lãi trái phiếu 1,338,400,000 2.16% 2,161,791,918 10.14% 823,391,918 61.52% 7.98%

Lãi chậm thanh toán 37,983,038,426 61.37% 69,890,000 0.33% -37,913,148,426 -99.82% -61.04%

Tổng 61,893,341,085 100.00% 21,322,494,085 100.00% -40,570,847,000 -65.55% 0.00%

Bảng 3.22: Doanh thu từ hoạt động tài chính

ĐVT: Đồng
Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
CHI PHÍ TÀI CHÍNH
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TT (%)
Lãi tiền vay 43,828,608,917 98.14% 37,024,657,137 96.22% -6,803,951,780 -15.52% -1.92%

Chi phí hoạt động tài chính khác 829,886,157 1.86% 1,454,219,178 3.78% 624,333,021 75.23% 1.92%

Tổng 44,658,495,074 100.00% 38,478,876,315 100.00% -6,179,618,759 -13.84% 0.00%

Bảng 3.23: Chi phí tài chính

93
Từ bảng 3.21, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm từ 17,234,846,011
đồng trong năm 2021 xuống lỗ 17,156,382,230 đồng trong năm 2022 tương ứng
giảm 34,391,228,241 đồng (giảm 199.54%). Nguyên nhân là do mức giảm doanh
thu tài chính nhanh hơn rất nhiều so với chi phí tài chính (65.55% so với 13.84%)
khiến lợi nhuận thu được lỗ rất nhiều. Đây là chuyển biến cực kỳ không tốt cho thấy
các hoạt động liên quan đến việc huy động, khai thác, quản lý và sử dụng vốn của
doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.

 Xét về doanh thu tài chính, lãi tiền gửi, tiền cho vay chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu doanh thu là 29.63% trong năm 2022 tăng thêm 21.92% so với kỳ trước
nhưng số tiền thực tế tăng được lại chỉ 1,546,337,098 đồng. Từ đó ta thấy được sự
sụt giảm lớn về doanh thu dù tiền tăng ít nhưng là chiếm tỷ trọng rất cao. Đối mặt
với những khó khăn về sự kỳ vọng về doanh thu tài chính và cần tiền để mở rộng
đầu tư thêm thì doanh nghiệp đã nhượng lại cổ phần nhiều công ty con như: Công
ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phục Hưng 7, Công ty TNHH Đầu tư Đô thị Vạn Phú,
Nhà Xuân Mỹ. Dù đã nhượng bớt cổ phần vài công ty con nhưng doanh nghiệp vẫn
còn đầu tư tài chính vào nhiều những công con, công ty liên kết khác bằng chứng là
trong năm 2022 cổ tức và lợi nhuận được chia tăng lên 6,772,572,410 đồng, chiếm
tỷ trọng lên tới 31.76%. Với các khoản phải thu khó đòi, doanh nghiệp dường như
đang nới lóng thu nợ cho các công ty xây dựng, nhầu thầu khác,...vì chưa áp dụng
lại mức lãi trả chậm khiến cho tình hình doanh thu tài chính giảm sâu so với cùng
kỳ năm ngoái từ là nguồn doanh thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu doanh thu
tài chính thì trong năm 2022 tỷ trọng cho lãi chậm thanh toán lại chỉ còn lại 0.33%,
đây là nguyên nhân lớn nhất khiến cho nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính sụt
giảm mạnh đến vậy. Doanh nghiệp cần nhanh chóng khắp phục lại tình trạng này,
thu nợ là vấn đề hết sức nhạy cảm trong tình hình khó khăn chung này có thể dễ dẫn
đến mất đi khách hàng và các đối tác quan trọng vì Phục Hưng nên chủ động liên
lạc trước, tìm hiểu về tài chính hiện tại của công ty đó để đưa ra vấn đề thu nợ và áp
dụng mức lãi trả chậm hợp lý để hài lòng cả hai bên.

94
 Nguyên nhân chính lợi nhuận tài chính âm trong năm 2022 chủ yếu tới từ các
khoản chi phí tài chính. Chi phí tài chính dù giảm từ 44,658,495,074 đồng xuống
38,478,876,315 đồng, mức giảm không nhiều chỉ gần 6,2 tỷ đồng ít hơn rất nhiều so
với mức giảm từ doanh thu. Để đáp ứng các nhu cầu về nguồn vốn cho các dự án
lớn, các hoạt động kinh doanh thì công ty vẫn duy trì khoản vay nợ của các tổ chức
tín dụng, ngân hàng vẫn là rất lớn là 37,024,657,137 đồng. Ngoài ra thì chi phí hoạt
động tài chính khác cũng tằng thêm 624,333,021 đồng đến từ các khoản phí lãi phạt,
phí môi giới, các khoản hoa hồng,… Phục Hưng cần xem xét lại các khoản vay,
khoản nợ, vì việc tăng chi phí để đẩy mạnh kinh doanh không tránh khỏi trường hợp
là đang kinh doanh lỗ nặng. Khi nợ tăng lên thì tạo nên sức ép lớn về việc thanh toán
cho công ty, bên cạnh chi phí tài chính còn rất nhiều chi phí cần chi trả, tăng mức
rủi ro mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.

95
3.3.4. Phân tích chi tiết lợi nhuận từ hoạt động khác

ĐVT: VNĐ
Chênh lệch
CHỈ TIÊU Năm 2021 Năm 2022
Số tiền Tương đối (%)
Thu nhập khác 3,353,875,571 8,677,984,219 5,324,108,648 158.74%
Thu từ thanh lý tài sản, CCDC
336,142,546 5,274,301,481 4,938,158,935 1469.07%
và cho thuê thiết bị
Thu nhập từ phạt vi phạm hợp
- 189,773,500 189,773,500
đồng
Cung cấp tiện ích cho nhà thầu
662,344,140 103,815,128 -558,529,012 -84.33%
tại các công trường
Thu nhập khác 2,355,388,885 3,110,094,110 754,705,225 32.04%
Chi phí khác 3,378,016,181 6,376,865,333 2,998,849,152 88.78%
CP thanh lý TSCĐ, CCDC và cho thuê
286,767,248 1,777,177,234 1,490,409,986 519.73%
thiết bị
Bảo hành các công trình 398,055,403 587,078,921 189,023,518 47.49%
Chi phí khác 2,693,193,530 4,012,609,178 1,319,415,648 48.99%
Lợi nhuận khác -24,140,610 2,301,118,886 2,325,259,496 -9632.15%

Bảng 3.24: Lợi nhuận từ hoạt động khác

96
Từ phân tích số liệu của bảng 3.24, ta thấy lợi nhuận khác của Công ty Cổ
phần Xây dựng Phục Hưng đã tăng từ lỗ 24,140,610 đồng lên 2,301,118,886 đồng,
dù đã tăng so với năm trước nhưng mức lợi nhuận thu được lai không nhiều chỉ tăng
thêm 2,325,259,496 đồng, vì đây là nguồn lợi nhuận thu được không có sự chủ động
nên ít được các doanh nghiệp quan tâm. Nguyên nhân tăng ở đây chủ yếu do Thu
nhập khác của công ty tăng từ việc chuyển nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và
cho thuê thiết bị tăng từ 336,142,546 đồng ở năm 2021 đến 8,677,984,219 đồng vào
năm 2022, tương ứng với mức tăng 5,324,108,648 đồng (tăng 158.74%). Trong khi
đó chi phí khác chỉ tăng thêm 2,998,849,152 đồng, chủ yếu nguồn chi phí này đến
từ chi phí để thanh lý tài sản và các phụ phí thuê thêm thiết bị từ công ty. Nhìn chung
lợi nhuận khác không lỗ cũng là một điều tốt cho công ty, giúp tối ưu hóa thêm phần
lợi nhuận thu được dù không nhiều.

97
3.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


(Theo phương pháp gián tiếp)
Cho kỳ kế toán từ ngày 01/01/2022 kết thúc ngày 31/12/2022
ĐVT: VNĐ
Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
STT CHỈ TIÊU
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TT (%)
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1 Lợi nhuận trước thuế 59,710,205,848 21,475,141,747 -38,235,064,101 -64.03%

2 Điều chỉnh cho các khoản

-Khấu hao tài sản cố định


7,254,459,836 10,647,933,452 3,393,473,616 46.78%
và BĐS đầu tư
-Các khoản dự phòng -216,392,187 -382,921,818 -166,529,631 76.96%
-Lãi, lỗ từ hoạt động đầu
-23,984,813,215 -24,819,618,332 -834,805,117 3.48%

-Chi phí lãi vay 43,828,608,917 37,535,380,975 -6,293,227,942 -14.36%
Lợi nhuận từ hoạt động
3 kinh doanh trước thay 86,592,069,199 44,455,916,024 -42,136,153,175 -48.66%
đổi vốn lưu động
-Tăng, giảm các khoản
-140,428,867,820 42.59% -68,811,972,084 44.47% 71,616,895,736 -51.00% 1.88%
phải thu
-Tăng, giảm hàng tồn kho -139,321,213,330 42.25% -27,303,128,303 17.64% 112,018,085,027 -80.40% -24.61%
-Tăng, giảm các khoản
257,588,946,035 98.80% 106,098,365,397 99.27% -151,490,580,638 -58.81% 0.47%
phải trả

98
-Tăng, giảm chi phí trả
3,119,506,063 1.20% -15,213,750,698 9.83% -18,333,256,761 -587.70% 8.64%
trước
-Tiền lãi vay đã trả -43,828,608,917 13.29% -37,535,380,975 24.26% 6,293,227,942 -14.36% 10.96%
-Thuế thu nhập doanh
-6,155,874,898 1.87% -5,878,366,575 3.80% 277,508,323 -4.51% 1.93%
nghiệp đã nộp
-Tiền thu khác từ hoạt
3,300,000 0.001% 0 0.00% -3,300,000 -100.00% 0.00%
động kinh doanh
-Tiền chi khác từ hoạt
776,000,000 0.73% 776,000,000 0.73%
động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
17,569,256,332 -3,412,317,214 -20,981,573,546 -119.42% 0.00%
động kinh doanh
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền vào 121,522,294,030 100% 57,448,132,185 100% -64,074,161,845 -52.73% 0.00%
Tiền thu từ thanh lý,
2 nhượng bán TSCĐ và các 1,318,181,818 1.08% 5,274,301,481 9.18% 3,956,119,663 300.12% 8.10%
tài sản dài hạn khác
Tiền thu hôi cho vay, bán
4 lại các công cụ nợ của đơn 5,000,000,000 4.11% 35,000,000,000 60.92% 30,000,000,000 600.00% 56.81%
vị khác
Tiền thu hồi đầu tư góp
6 86,714,000,000 71.36% 16,000,000,000 27.85% -70,714,000,000 59.70% -43.51%
vốn vào đơn vị khác
Tiền thu lãi cho vay, cổ
7 28,490,112,212 23.44% 1,173,830,704 2.04% -27,316,281,508 -95.88% -21.40%
tức và lợi nhuận được chia
Dòng tiền ra -187,306,643,650 100% -163,077,325,864 100% 24,229,317,786 -12.94% 0.00%
Tiền chi để mua sắm, xây
1 dựng TSCĐ và các tài sản -67,749,414,037 36.17% -10,655,325,864 6.53% 57,094,088,173 -84.27% -29.64%
dài hạn khác

99
Tiền chi cho vay, mua các
3 công cụ nợ của đơn vị -1,100,000,000 0.59% -67,000,000,000 41.08% -65,900,000,000 5990.91% 40.50%
khác
Tiền chi đầu tư góp vốn
5 -118,457,229,613 63.24% -85,422,000,000 52.38% 33,035,229,613 660.70% -10.86%
vào đơn vị khác
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
-65,784,349,620 -105,629,193,679 -39,844,844,059 60.57% 0.00%
động đầu tư
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Dòng tiền vào 1,686,601,723,831 100% 1,416,741,900,027 100 % -269,859,823,804 -16.00% 0.00%
Tiền thu từ phát hành CP,
1 258,518,097,681 15.33% 0.00% -258,518,097,681 -100.00% -15.33%
nhận vốn góp của CSH
3 Tiền thu từ đi vay 1,428,083,626,150 84.67% 1,416,741,900,027 100% -11,341,726,123 -0.79% 15.33%
Dòng tiền ra -1,648,878,989,808 100% -1,314,873,482,867 100% 334,005,506,941 -20.26% 0.00%
4 Tiền chi trả nợ gốc vay -1,648,714,241,758 99.99% -1,274,401,534,077 96.92% 374,312,707,681 -22.70% -3.07%
Cổ tức, lợi nhuận đã trả 24465.97
6 -164,748,050 0.01% -40,471,948,790 3.08% -40,307,200,740 3.07%
cho chủ sở hữu %
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
37,722,734,023 101,868,417,160 64,145,683,137 170.05% 0.00%
động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -10,492,359,265 -7,173,093,733 3,319,265,532 -31.64%
Tiền và tương đương tiền đầu
64,144,739,294 53,652,380,029 -10,492,359,265 -16.36%
kỳ
Tiền và tương đương tiền cuối
53,652,380,029 46,479,286,296 -7,173,093,733 -13.37%
kỳ
Bảng 3.25: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

100
3.4.1. Nhận xét chung

Biến động dòng tiền trong 2 năm 2021 và 2022

150,000,000,000

101,868,417,160
100,000,000,000

50,000,000,000 37,722,734,023
17,569,256,332

-
(3,412,317,214)
Năm 2021 Năm 2022
(50,000,000,000)

(65,784,349,620)
(100,000,000,000)
(105,629,193,679)
Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD Lưu chuyển tiền tệ từ HĐĐT Lưu chuyển tiền tệ từ HĐTC
(150,000,000,000)

Biểu đồ 3.8: Biến động dòng tiền

101
 Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD trong năm 2022 thể hiện dòng tiền âm. Lưu
chuyển tiền tệ từ HĐKD giảm từ 17,569,256,332 đồng trong năm 2021 xuống còn -
3,412,317,214 đồng trong năm 2022, tương ứng giảm 20,981,573,546 đồng (giảm
119.42%). Việc lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD thể hiện dòng tiền âm là một biểu hiện
không tốt cho “sức khỏe” tài chính doanh nghiệp vì hoạt động kinh doanh tạo nên
sự gia tăng tiền mặt cho doanh nghiệp, đây là kênh tăng trưởng vốn an toàn và bền
vững. Việc doanh nghiệp thể dòng tiền âm trong hoạt động kinh doanh thấy doanh
nghiệp đang gặp một số vấn đề, có thể trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ; trong việc thu tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ. Hoạt động kinh doanh không
tạo ra dòng tiền dương, bị chậm vốn, nguồn tiền thu về chậm. Điều này ảnh hưởng
lớn tới Phục Hưng khiến tình hình tài chính tại doanh nghiệp gặp nguy hiểm, thanh
toán công nợ khả năng gặp khó khăn... . Dòng tiền thuần từ hoạt động chính dương
sẽ duy trì hoạt động của đơn vị được liên tục, từ đó kéo theo các hoạt động khác như
đầu tư, tài trợ, cung cấp... gia tăng.
 Lưu chuyển tiền tệ từ HĐĐT trong năm 2021 thể hiện dòng tiền âm là -
65,784,349,620 đồng, đến năm 2022 vẫn tiếp tục giảm tới -105,629,193,679 đồng,
tương ứng giảm 39,844,844,059 đồng (giảm 60.57%). Trong năm 2022 dòng tiền từ
hoạt động đầu tư âm phản ánh trong kì nhu cầu đầu của doanh nghiệp hết sức mạnh
mẽ như đầu tư vào TSCĐ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đầu tư vào các đơn vị kinh
doanh khác, việc đầu tư mạnh mẽ giúp cho việc hỗ trợ tăng trưởng của doanh nghiệp,
mở rộng nhiều dự án mới trong năm 2023.
 Lưu chuyển tiền tệ từ HĐTC vào năm 2021 và 2022 đều thể hiện dòng tiền
dương. Lưu chuyển tiền tệ từ HĐTC năm 2021 là 37,722,734,023 đồng, tới năm
2022 là 101,868,417,160 đồng, tương ứng tăng mức tăng là 64,145,683,137 đồng
(tăng 170.05%). Việc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính dương, cho thấy số tiền
huy động từ các nhà cung cấp vốn tăng, để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn để chi trả
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mới và thanh toán các khoản nợ cũ, ngoài ra
thì doanh nghiệp tăng các khoản vay nợ, nhượng quyền cồ phần các công ty
con,…Điều này xuất phát từ HĐKD tạo ra dòng tiền âm.

102
 Từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể nhìn ra được xu hướng biến động
không tốt về dòng tiền trong kì của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang có xu hướng
làm dương dòng tiền từ hoạt động tài chính để chi trả cho các khoản âm của dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Hoạt động kinh doanh
là hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp, nên việc tạo ra dòng tiền âm thì cho thấy
Phục Hưng đang trong thời gian còn nhiều dự án dở dang, giai đoạn này đang cần
đầu tư phát triển nhiều dự án lớn trong tương lai, nhưng cũng phải nói đến chiến
lược kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ đang không hiệu quả khiến cho doanh
nghiệp không tạo ra tiền và gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán, trả nợ vay. Hoạt
động đầu tư tạo ra dòng tiền âm không hẳn là xấu nhưng cần phải xem xét, đánh giá
lại các khoản mục đầu tư tránh những hạng mục đầu tư nhiều nhưng không mang lại
hiệu quả, gây nên tình trạng nợ càng thêm nợ. Với việc tình hình kinh doanh không
khả quan tạo nên dòng tiền âm thì công ty đang có chính sách vay mượn nợ lớn điều
này là hết sức không tốt gây nên sức ép cho công ty đối với việc thanh toán các
khoản nợ. Doanh nghiệp cần tạo ra một chiến lược kinh doanh mới trong năm 2023
để thúc đẩy dòng tiền dương trong kinh doanh và giảm đi các khoản nợ.

3.4.2. Phân tích chi tiết lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm 2022 thể hiện dòng
tiền âm, lỗ 20,981,573,546 đồng so với năm ngoái. Các yếu tố ảnh hưởng lưu chuyển
tiền tệ từ hoạt động kinh doanh:

 Lợi nhuận trước thuế kì này là 21,475,141,747 đồng giảm so với cùng kỳ năm
trước với mức giảm là 38,235,064,101 đồng tương ứng giảm 64.03%. Lợi nhuận
giảm nhanh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho lưu chuyển tiền tệ từ
HĐKD thể hiện dòng tiền âm.
 Khấu hao TSCĐ và BĐS đầu tư tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng
lên là 3,393,473,616 đồng (tăng 46.78%). Cho thấy rằng doanh nghiệp đã sử dụng
tài sản cố định để sản xuất và cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, và đây là một khoản
chi tiêu cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

103
 Các khoản dự phòng tăng thêm 166,529,631 đồng, tương ứng tăng 76.96%.
Cho thấy doanh nghiệp đang có những chính sách để đối phó với các rủi ro tài chính
trong tương lai như pháp lý, kinh tế, thị trường,…
 Hoạt động đầu tư là dòng tiền thu vào nhưng lại bị lỗ trong cả 2 năm 2021,
2022 là -24,819,618,332 đồng. Tương ứng lỗ 834,805,117 đồng (3.48%). Cho thấy
doanh nghiệp gặp vấn đề lớn trong kế hoạch đầu tư của mình. Có thể do doanh
nghiệp đã đầu tư không đúng thời điểm, đầu tư vào bất động sản quá mức gây ứ
đọng vốn. Doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra phương án và khắc phục sự lỗ vốn
này. Doanh nghiệp cần cân nhắc sử dụng vốn đầu tư thật kỹ càng tránh gây thêm tổn
thất.
 Chi phí lãi vay kì này là 37,535,380,975 đồng, tương ứng giảm 6,293,227,942
đồng so với cùng kì năm trước. Có thể doanh nghiệp đã cải thiện được vị thế tín
dụng và giảm được mức độ rủi ro tài chính của mình, từ đó giảm được chi phí lãi
vay. Dù có giảm nhưng doanh nghiệp vẫn cần nhiều tiền cho hoạt động kinh doanh.
 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động được cấu
thành từ những khoản mục trên. Cụ thể trong kì là 44,455,916,024 đồng giảm
42,136,153,175 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 48.66%.
 Các khoản phải thu là các khoản tiền chưa thu vào được xem là dòng tiền ra.
Trong năm dù giảm 71,616,895,736 đồng nhưng khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trong
cao trong cơ cấu dòng tiền ra là 44.47%. Các khoản phải thu giảm nhiều điều này
cho thấy rằng doanh nghiệp đang có khả năng thu hồi các khoản phải thu đó từ khách
hàng hoặc các bên khác một cách hiệu quả hơn. Nhưng cũng có thể doanh nghiệp đã
tiến hành giảm giá hoặc các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng và tăng
doanh số bán hàng. Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nếu
chi phí bán hàng và chi phí quảng cáo tăng lên một cách đáng kể.
 Hàng tồn kho là các khoản chi phí bỏ ra để dự trữ hoặc là các sản phẩm chưa
bán ra được cũng được xem là dòng tiền ra. Trong kì giảm 112,018,085,027 đồng,
có thể là trong giai đoạn tăng giá liên tục của vật liệu xây dựng, doanh nghiệp chưa
có chính sách chi ra để dự trữ hàng tồn kho nhiều, dù vậy thì hàng tồn kho vẫn chiếm

104
tỷ trọng tương đối trong cơ cấu dòng tiền ra. Tuy nhiên, việc dự trữ ít có thể làm ảnh
hưởng đến tiến độ thi công xây dựng khi có thể gây thiếu nguyên vật liệu, máy móc
thiết bị cần thiết…điều này có thể gây mất mát doanh thu và khách hàng có thể tìm
đến các đối thủ cạnh tranh khác. Doanh nghiệp cần kiểm soát, tính toán kĩ lưỡng
lượng hàng tồn kho một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng tới tiến độ thi công,
không thừa nhiều quá nhưng cũng khổng thể dự trữ quá ít.
 Việc các khoản phải trả được xem là dòng tiền vào vì các khoản này doanh
nghiệp vẫn chưa phải trả trong kỳ. Các khoản này dù giảm 151,490,580,638 đồng
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong năm 2022 (99.27%), điều này có
thể chỉ ra rằng công ty đã giảm được các khoản nợ hoặc đã thanh toán một số khoản
phải trả. Có thể là kết quả của việc quản lý hiệu quả các khoản nợ, tăng thu chi hoặc
cải thiện hiệu suất hoạt động.
 Các khoản chi phí trả trước cũng giảm 18,333,256,761 đồng so với cùng kỳ
năm trước, doanh nghiệp không đủ tiền để trả trước cho các dự án nên việc giảm số
tiền chi trả trước là dễ hiểu. Cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc
thanh toán các khoản trả trước và có thể đối mặt với rủi ro tài chính trong tương lai.
 Tiền lãi vay đã trả cũng giảm 6,293,227,942 đồng so với năm trước. Công ty
đã dần kiểm soát được chi phí lãi vay và hoạt động tài chính hiệu quả hơn. Các biện
pháp kiểm soát chi phí bao gồm đàm phán lãi suất vay thấp hơn, tìm kiếm các nguồn
tài trợ thay thế, và tăng cường quản lý vốn.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở kỳ năm 2022 là 5,878,366,575 đồng
thấp hơn thuế nhu nhập doanh nghiệp đã nộp ở cùng kì năm ngoái là 277,508,323
đồng. Việc nộp thuế giảm cho thấy tình hình kinh doanh không khả quan của doanh
nghiệp chưa có dấu hiệu sinh lời nhiều từ doanh nghiệp trong năm nay.
 Tiền thu về từ hoạt động kinh doanh trong năm là không có nhưng tiền chi
khác từ hoạt động kinh doanh có phát sinh trong năm nay là 776,000,000 đồng.

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm của doanh nghiệp là âm.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh phản ánh chênh lệch giữa tổng số
tiền thu và tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.Việc tạo ra

105
dòng tiền âm thể hiện quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệp đang chưa có sự tăng
trưởng mà còn làm giảm tiền mặt cho doanh nghiệp. Việc dòng tiền âm và được bù
đắp bằng việc tăng các khoản nợ có thể đẩy doanh nghiệp đến các rủi ro về thanh
toán các khoản nợ trong tương lai nếu kinh doanh tiếp tục không hiệu quả.

3.4.3. Phân tích chi tiết lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư chi ra nhiều trong năm 2022. Các yếu
tố chính ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư:

 Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác trong kì là
10,655,325,864 đồng ít hơn 57,094,088,173 đồng so với cùng kì năm ngoái (giảm
84.27%). Cho thấy trong 2022, doanh nghiệp đang có chính sách sử dụng máy móc
thiết bị, cơ sở vật chất của năm trước vẫn còn mới có thể đưa vào sử dụng mà không
cần đầu tư quá nhiều.
 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác của doanh
nghiệp trong kì là 5,274,301,481 đồng, nhiều hơn cùng kì năm trước 3,956,119,663
đồng. Với việc tình hình kinh doanh không khả qua doanh nghiệp buộc bán bớt các
công cụ, thiết bị không cần thiết để kiếm khoản tiền thu vào và trong đó cũng có
nhiều tài sản cố định không còn sử dụng được nửa, làm giảm hiệu suất làm việc nên
doanh nghiệp quyết định thanh lý đầu tư mới. Tiền có được do thu hồi đầu tư và
thanh lý, nhượng bán tài sản cố định thì đó lại là yếu tố tạo ra sự tăng trưởng vốn
bằng tiền không bền vững.
 Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác trong năm 2022 chiếm
41.08% cơ cấu tỷ trọng dòng tiền ra, tương đương 67,000,000,000 đồng tăng
5990.91% so với thời kì năm trước. Doanh nghiệp bị chiếm dụng nguồn vốn lớn từ
các đơn vị khác.
 Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác trong năm chiếm
tỷ trọng 60.92% dòng tiền vào, tương đương 35,000,000,000 đồng tương so với năm
2021. Doanh nghiệp dù có chính sách bán chịu khá nhiều nhưng tiền hình thu hồi nợ
trong năm đã có nhiều tiến triển.

106
 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác trong năm 2022 vẫn chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong cơ cấu dòng tiền ra là 52.38%, tương đương 85,422,000,000 đồng..
Dù giảm số tiền đầu tư so với năm trước nhưng vẫn là số tiền lớn, doanh nghiệp vẫn
muốn mở rộng thị trường đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác (các công ty con, công
ty liên kết) nhằm tìm kiếm thêm nhiều nguồn thu từ ngoài doanh nghiêp, giảm thiểu
rủi ro khi doanh nghiệp hoạt động kém.
 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác trong năm 2022 là
16,000,000,000 đồng, giảm 70,714,000,000 đồng dù giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng
tương đối trong cơ cấu dòng tiền vào ( chiếm 27.85%). Số tiền chi ra đầu tư giảm
nên số tiền thu hồi từ việc đầu tư cũng giảm theo.
 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia trong kì là 1,173,830,704
đồng, giảm mạnh tới 27,316,281,508 (giảm 95.88%) so với năm trước. Đây là kênh
tạo sự tăng trưởng vốn bằng tiền an toàn nhưng do một số doanh nghiệp đã đầu tư
cũng có tình hình kinh doanh không mấy khả quan khi ngành xây dựng vẫn còn
nhiều biến động nên tiền thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia không lớn.

Từ phân tích trích ta thấy lượng tiền chi cho nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp
là rất cao so với cùng kì năm trước. Dù đây là những khoản chi để đem lại lợi nhuận
cho tương lai nhưng doanh nghiệp cũng nên cân nhắc phân bố cân bằng giữa dòng
chi và dòng thu và phải phù hợp tránh cho nguồn tiền bị chênh lệch quá lớn.

3.4.4. Phân tích chi tiết lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính thể hiện dòng tiền dương. Các yếu
tố chính ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính:

 Tiền thu từ phát hành CP, nhận vốn góp của CSH không phát sinh trong năm
2022, công ty đã không phát hành thêm cổ phiếu hoặc không có chủ sở hữu nào góp
vốn trong năm nay. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng của công ty để đầu tư
và phát triển trong tương lai.

107
 Tiền thu từ đi vay của doanh nghiệp trong năm 2022 là 1,416,741,900,027
đồng, giảm 11,341,726,123 đồng (giảm 0.79%) so với cùng kì năm ngoái. Đây là
kênh huy động vốn chính của doanh nghiệp chiểm tỷ trọng 100%.
 Tiền chi trả nợ gốc vay trong kì là 1,274,401,534,077 đồng, giảm
374,312,707,681 đồng so với cùng kì năm ngoái.
 Cổ tức lợi nhuận đã chia cho chủ sỡ hữu trong kì là 40,471,948,790 đồng, tăng
40,307,200,740 đồng so với cùng kì năm ngoái (tăng 24465.97%). Là dấu hiệu tốt
cho thấy công ty vẫn có những khoản lợi nhuận để chi trả cho cổ đông.

Doanh nghiệp cần kiểm soát nguồn tiền vay vốn, sử dụng khoản vay hợp lý
để tránh tình trạng vay nhiều, liên tục gặp các rủi ro thanh toán. Bên cạnh đó ta cũng
thấy được doanh nghiệp có khoản chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu tăng lên,
đây cũng có thể coi là dấu hiệu tốt đêm lại hiệu quả về lâu dài. Cho thấy doanh
nghiệp có sự quan tâm dành cho cổ đông và phát hành cổ phiếu là hoạt động tiềm
năng giúp cân bằng dòng tiền.

3.5. Phân tích các tỷ số tài chính

3.5.1. Các tỷ số phản ánh cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư

Hệ số nợ

Hệ số nợ
Đầu kỳ Nợ phải trả 1,564,704,872,903
*100% = *100% = 70.27
(01/01/2022) Tổng tài sản 2,226,753,453,617
Cuối kỳ Nợ phải trả 1,818,833,153,190
*100% = *100% = 74.10
(31/12/2022) Tổng tài sản 2,454,413,401,639
Bảng 3.26: Hệ số nợ

Hệ số nợ phản ánh phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các
khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ đầu năm và cuối năm lần lượt là 70.27% và 74.10%
. Hệ số nợ cuối kì so với đầu kì có sự tăng lên. Từ đó ta có thể nhận xét là nợ phải
trả đang chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp và doanh nghiệp
đang có xu hướng tăng nợ phải trả. phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang gánh một
khoản nợ lớn, có thể ảnh hưởng đến mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

108
Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ
Đầu kỳ Vốn chủ sở hữu 662,048,580,714
*100% = *100% = 29.73
(01/01/2022) Tổng tài sản 2,226,753,453,617
Cuối kỳ Vốn chủ sở hữu 635,580,248,449
*100% = *100% = 25.90
(31/12/2022) Tổng tài sản 2,454,413,401,639
Bảng 3.27: Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ phản ánh khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp, cũng
như là cho thấy tỷ trọng của vốn chủ sỡ hữu trên tổng nguồn vốn là như thế nào. Nếu
hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp cao sẽ phản ánh doanh nghiệp đảm bảo rủi ro về
tài chính và có nội lực tốt và ngược lại. Việc hệ số tự tài trợ cuối kỳ có xu hướng
giảm so với đầu năm và hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp đang là khá thấp lần lượt
là 29.73% và 25.90%. Từ đó cho thấy Công ty không có sự tự chủ về tài chính cao
và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu thấp, do đó rủi ro kinh doanh của
công ty càng cao.

Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư
Đầu kỳ Tài sản cố định 42,504,826,504
*100% = *100% = 1.91
(01/01/2022) Tổng tài sản 2,226,753,453,617
Cuối kỳ Tài sản cố định 42,905,131,511
*100% = *100% = 1.75
(31/12/2022) Tổng tài sản 2,454,413,401,639
Bảng 3.28: Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ, thể hiện tỷ trọng đầu tư vào TSCĐ của doanh
nghiệp trên tổng tài sản. Nhìn vào bảng phân tích tỷ suất đầu tư giảm từ 1.91% ở
đầu kỳ xuống còn 1.75% ở cuối kỳ. Ta thấy tài sản cố định chiếm tỷ trọng quá thấp
trong cơ cấu tổng tài sản, cho thấy doanh nghiệp không tập trung vào việc đầu tư
vào tài sản cố định mà đầu tư vào các loại tài sản khác. Các doanh nghiệp xây dựng,
máy móc thiết bị, nhà xưởng và các TSCĐ hữu hình khác đóng vai trò rất lớn trong
cơ cấu tổng tài sản. Trong kỳ tỷ trọng TSCĐ có xu hướng tăng nhẹ.

109
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn

Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn


Đầu kỳ Nguồn vốn CSH 662,048,580,714
*100% = *100% = 196.56
(01/01/2022) Tài sản dài hạn 336,824,464,729
Cuối kỳ Nguồn vốn CSH 635,580,248,449
*100% = *100% = 138.25
(31/12/2022) Tài sản dài hạn 459,731,265,158
Bảng 3.29: Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn

Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn phản ánh khả năng chi trả cho tài sản dài hạn
của vốn chủ sở hữu . Tỷ suất đầu tư giảm từ 196.56% ở đầu kỳ xuống còn 138.25%
ở cuối kỳ. Ta thấy tỷ suất này trong kỳ luôn cao hơn 100% nghĩa là số vốn chủ sở
hữu đủ khả năng để trang trải tài sản dài hạn nên doanh nghiệp sẽ ít khó khăn trong
thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn. Tuy có giảm so với đầu kỳ nhưng vẫn là
mức cao nên không quá quan ngại đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đầu
tư thêm các dự án dài hạn, kiểm soát tốt nguồn vốn cũng như dòng tiền cho các dự
án dài hạn cần kiểm soát và ổn định tỷ suất này để tránh đầu tư dư thừa và lãng phí
cơ hội khác.

110
3.5.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Tình hình công nợ

Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch


TT Chỉ tiêu
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TT (%)

A CÁC KHOẢN PHẢI THU 1,241,141,267,222 100.00 1,320,037,586,231 100.00 78,896,319,009 6.36 0.00

1 Các khoản phải thu ngắn hạn 1,241,141,267,222 100.00 1,320,037,586,231 100.00 78,896,319,009 6.36 0.00

Phải thu ngắn hạn của khách hàng 867,964,077,009 69.93 965,758,861,117 73.16 97,794,784,108 11.27 3.23

Trả trước cho người bán ngắn hạn 128,750,377,500 10.37 83,793,547,972 6.35 -44,956,829,528 -34.92 -4.03

Phải thu ngắn hạn khác 250,629,708,249 20.19 276,688,072,678 20.96 26,058,364,429 10.40 0.77

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -6,202,895,536 -0.50 -6,202,895,536 -0.47 - 0.00 0.03

2 Các khoản phải thu dài hạn - 0.00 - 0.00 - - 0.00

B CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 1,564,704,872,903 100.00 1,818,833,153,190 100.00 254,128,280,287 16.24 0.00

1 Nợ ngắn hạn 1,564,704,872,903 100.00 1,805,668,566,182 99.28 240,963,693,279 15.40 -0.72

Phải trả người bán ngắn hạn 461,393,948,542 29.49 730,874,456,795 40.18 269,480,508,253 58.41 10.70

Người mua trả tiền trước ngắn hạn 278,987,978,136 17.83 110,138,874,907 6.06 -168,849,103,229 -60.52 -11.77

111
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2,314,435,590 0.15 512,418,630 0.03 -1,802,016,960 -77.86 -0.12

Phải trả người lao động 8,697,620,386 0.56 7,619,452,371 0.42 -1,078,168,015 -12.40 -0.14

Phải trả ngắn hạn khác 33,850,016,804 2.16 48,045,632,910 2.64 14,195,616,106 41.94 0.48

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 777,744,468,481 49.71 906,920,247,423 49.86 129,175,778,942 16.61 0.16

Dự phòng phải trả ngắn hạn 1,313,704,964 0.08 930,783,146 0.05 -382,921,818 -29.15 -0.03

Quỹ khen thưởng phúc lợi 402,700,000 0.03 626,700,000 0.03 224,000,000 55.62 0.01

2 Nợ dài hạn - 0.00 13,164,587,008 0.72 13,164,587,008 - 0.72

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn - 0.00 13,164,587,008 0.72 13,164,587,008 - 0.72

Tỷ số các khoản phải thu/các khoản phải trả 0.79 0.73

Bảng 3.30: Tình hình công nợ

112
“Tình hình công nợ thể hiện khả năng chi trả các khoản nợ tới hạn của doanh
nghiệp thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Bằng việc phân tích tình hình
công nợ của doanh nghiệp, các nhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt
động tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán đánh giá được sức mạnh
tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an
ninh tài chính của doanh nghiệp.”

Ta thấy tỷ số các khoản phải thu/ các khoản phải trả ở đầu năm là 0.79 và cuối
năm là 0.73, dù các khoản phải thu tăng so với đầu kỳ nhưng tốc độ tăng không bằng
các khoản phải trả (6.36% so với 16.24%). Từ đó cho thấy các khoản phải thu ít hơn
các khoản phải trả hay chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn
đi chiếm dụng.

 Các khoản phải thu tăng 78,896,319,009 đồng so với đầu kỳ, nằm chủ yếu ở
các khoản phải thu ngắn hạn:

Phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng đến 965,758,861,117 đồng, tương ứng
tăng 97,794,784,108 đồng so với đầu kỳ (chiếm 73.16%). Về nguyên tắc quy mô các
khoản phải thu tăng lên sẽ gây bất lợi, đồng vốn của Doanh nghiệp bị chiếm dụng
nhiều hơn. Tài sản phụ thuộc vào các khoản phải thu tạo nên rủi ro thanh toán lớn.
Phục Hưng nên có những phương án đòi nợ hiệu quả và siết chặt hơn để thu hồi vốn.

Phải thu ngắn hạn khác tăng 26,058,364,429 đồng so với đầu kỳ (tăng 9.1%),
chiếm tỷ trọng 20.35%. Nguyên nhân là các khoản phải thu không mang tính thương
mại như cho mượn tài sản, phải thu về tiền phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý
tăng lên.

 Các khoản phải trả kì này tăng 254,128,280,287 đồng tương ứng tỷ lệ tăng
0,16% so với đầu kỳ. Chủ yếu nằm ở nợ ngắn hạn chiếm 99.28%

Phải trả người bán ngắn hạn tăng 269,480,508,253 tương ứng tăng 58.41%,
chiếm tỷ trọng 40.18% trong cơ cấu các khoản phải trả. Nguyên nhân là Phục Hưng
đang muốn chiếm dụng nguồn vốn từ các nhà cung cấp để mở rộng quá trình sản

113
xuất kinh doanh của mình. Công ty đã nhận được nhiều gói thầu lớn ở nửa cuối 2022
và đầu năm 2023.

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn kì này tăng 129,175,778,942 tương ứng tỷ
lệ tăng 16.61%, chiếm tỷ trọng 49.86% trong cơ cấu các khoản phải trả. Nguyên
nhân là do nhu cầu tăng nguồn vốn vay của doanh nghiệp, để chi trả chi phí cho các
dự án lớn.

Chứng tỏ công tác thu hồi vốn của doanh nghiệp còn chưa tốt một phần do
nhiều công ty xây dựng đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên đang có xu hướng
chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản phải trả ngày càng tăng có thể gây rủi ro thanh
toán trong tương lai. Tốc độ bị chiếm dụng vẫn ít hơn tốc độ chiếm dụng. Nhìn chung
vẫn chưa có nhiều sự thay đổi đáng kể, doanh nghiệp cần cải thiện khả năng thu tiền
bằng các biện pháp quản lý công nợ hiệu quả hơn, giúp thu hồi tiền một cách nhanh
chóng và giảm thiểu rủi ro tồn đọng.

Khả năng thanh toán

 Khả năng thanh toán tổng quát

Khả năng thanh toán tổng quát ĐẦU KỲ CUỐI KỲ

Tổng tài sản 2,226,753,453,617 2,454,413,401,639

Nợ phải trả 1,564,704,872,903 1,818,833,153,190

KNTT TQ = Tổng tài sản/nợ phải trả 1.42 1.35

Bảng 3.31: Khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số thanh toán tổng quát giảm từ 1.42 ở đầu kỳ xuống 1.35 ở cuối kỳ, dù có
giảm nhưng cả hai đều nằm ở mức lớn hơn 1 cho thấy, Phục Hưng Holdings với
lượng tổng tài sản hiện có đáp ứng khả năng thanh toán và các khoản nợ tới hạn
nhưng hệ số vẫn chưa thật sự tốt. Nguyên nhân giảm là do tổng tài sản của doanh
nghiệp tăng lên chậm hơn so với khoản nợ phải trả. Tuy doanh nghiệp vẫn đảm bảo
khả năng thanh toán nhưng việc giảm so với đầu kỳ là biểu hiện không tốt. Khả năng
thanh toán càng cao thì tình hình sức mạnh tài chính của doanh nghiệp càng mạnh

114
và vững chắc từ đó tạo nên uy tín cho doanh nghiệp, sức mạnh cạnh trang trong
ngành càng lớn và nhận được nhiều gói thầu lớn trong tương lai.

 Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành ĐẦU KỲ CUỐI KỲ

Tài sản ngắn hạn 1,889,928,988,888 1,994,682,136,481

Nợ ngắn hạn 1,564,704,872,903 1,805,668,566,182

Hệ số = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn 1.21 1.10

Bảng 3.32: Khả năng thanh toán hiện hành

Ta thấy hệ số thanh toán hiện hành là 1.21 ở đầu kỳ và là 1.10 ở cuối kỳ, giảm
0.11 so với đầu kỳ. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn tăng nhanh so với tài sản ngắn hạn
ở cuối kỳ, nhu cầu vay vốn nợ của Phục Hưng cao để mở rộng các dự án có mức chi
phí lớn. Dù làm tỷ lệ này giảm đi nhưng nó vẫn lớn hơn 1 có nghĩa là công ty vẫn
đảm bảo đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp
vẫn kiểm soát tốt sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Tuy nhiên doanh
nghiệp vẫn cân nhắc kỹ khi đầu tư vay vốn cao tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp,
nhằm đảm bảo khả năng thanh toán hiện hành doanh nghiệp cần quản lý tốt các hoạt
động xây dựng nhằm đẩy nhanh tiến độ, hạng mục công trình đang đầu tư nhưng
vẫn phải đảm bảo chất lượng, Phục Hưng nên có chích sách tăng cường thu nợ hợp
lý các khoản phải thu vì tài sản ngắn hạn phụ thuộc chủ yếu vài các các khoản phải
thu ngắn hạn, việc phụ thuộc này gây nhiều rủi ro trong thanh toán ngắn hạn.

 Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh ĐẦU KỲ CUỐI KỲ

Tài sản ngắn hạn 1,889,928,988,888 1,994,682,136,481

Hàng tồn kho 578,455,777,370 605,758,905,673

Nợ ngắn hạn 1,564,704,872,903 1,805,668,566,182

Hệ số = (TSNH - HTK)/NNH 0.84 0.77

115
Bảng 3.33: Khả năng thanh toán nhanh

Qua số liệu của bảng 3.33 phân tích ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh
ở cả đầu kỳ và cuối kỳ lần lượt là 0.84 và 0.77 đều nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy
khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là không đảm bảo, ảnh hưởng rất lớn
đến tình hình kinh doanh của công ty. Tỷ lệ này bằng 1 được coi là hợp lý nhất vì
như vậy công ty vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ
hội do khả năng thanh toán nợ mang lại. Hơn nữa hệ số ở cuối năm còn giảm hơn so
với đầu năm một lượng 0.07. Điều này cực kỳ không tốt, cho thấy doanh nghiệp
đang có chiến lược chưa đúng đắn và không cải thiện được tình hình. Nguyên nhân
hàng tồn kho và nợ ngắn hạn ở cuối kỳ đều tăng lên. Nguyên nhân có thể do tình
hình nguyên vật liệu trong năm tăng giá nên doanh nghiệp muốn trữ thêm một lượng
hàng để đáp ứng nhu cầu hoạt động ở các công trình và tránh tình trạng tiếp tục tăng
giá trong tương lai. Điều này làm việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không được
đảm bảo, công ty sẽ gặp rắc rối nếu phải thanh toán ngay những khoản nợ ngắn hạn
mà không cần phải tiêu thụ hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng cần có các biện pháp
để tăng tài sản ngắn hạn, giảm bớt lượng hàng tồn kho và các khoản nợ ngắn hạn để
tránh tình trạng khó khăn tài chính.

 Vốn lưu động

Vốn lưu động ĐẦU KỲ CUỐI KỲ

Tài sản ngắn hạn 1,889,928,988,888 1,994,682,136,481

Nợ ngắn hạn 1,564,704,872,903 1,805,668,566,182

TSNH - NNH 325,224,115,985 189,013,570,299

Bảng 3.34: Vốn lưu động

Vốn lưu động thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp đồng thời phản
ánh hệ số sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đến việc
duy trì và tồn tại của một doanh nghiệp. Căn cứ vào việc xác định vốn lưu động sẽ
xác định được tình trạng của doanh nghiệp hiện tại. Vào cuối kỳ, vốn lưu động của
doanh nghiệp là 189,013,570,299 đồng giảm so với ở đầu kỳ là 136,210,545,686
116
đồng. Trong năm, vốn lưu động luôn dương, điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn
đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp có thể thanh khoản chuyển đổi
tài sản thành tiền mặt để trả các khoản nợ tới hạn. Giúp doanh nghiệp tổ chức các
hoạt động sản xuất kinh doanh được suôn sẻ không bị gián đoạn. Nhưng việc vốn
lưu động giảm cũng ảnh hưởng nhiều, điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp bất hơn
các doanh nghiệp khác trong quá trình tham gia đấu thầu và đầu tư vì khả năng thanh
toán không tốt bằng. Việc giảm vốn lưu động trong kỳ có thể doanh nghiêp đang
gặp một số vấn đề về tài chính hoặc môi trường sản xuất khó khăn (chủ yếu ảnh
hưởng lớn từ thị trường bất động sản).

3.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng tài sản (Số vòng quay tài sản)

Số vòng quay tài sản Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu thuần 971,567,210,849 1,853,212,570,051

Tài sản bình quân 2,055,047,309,926 2,340,583,427,628

HS SD TS = DTT/TSBQ 0.47 0.79

Bảng 3.35: Số vòng quay tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản phản ánh một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu. Ở năm ngoái, hiệu suất sử dụng tài sản (số vòng quay tài sản) là
0.47 song ở năm 2022 hiệu suất tăng lên 0.79 có nghĩa là 1 đồng tài sản sẽ tạo ra
0,79 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do doanh thu trong kỳ này tăng nhanh chủ yếu
đên từ hoạt động xây lắp. Mức tăng 0.32 trong kỳ này là một tín hiệu tốt, cho thấy
DN vẫn đang kiểm soát tốt và tận dụng được nguồn tài sản của mình để khuếch đại
nguồn doanh thu làm cho hiệu suất sử dụng tài sản tăng so với chỉ tiêu trung bình
ngành là 0.74.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Số vòng quay TSCĐ)

117
Số vòng quay TSCĐ Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu thuần 971,567,210,849 1,853,212,570,051

TSCĐ bình quân 40,548,249,442 42,704,979,008

HS SD TSCĐ = DTT/TSBQ 23.96 43.40

Bảng 3.36: Số vòng quay TSCĐ

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh một đồng tài sản cố định có thể
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Theo bảng 3.36, ta thấy được, trong năm 2021 hiệu
suất sử dụng tài sản cố định là là 23.96, đến năm 2022 hiệu suất sử dụng tài sản cố
định tăng lên 43.40. Nguyên nhân vẫn là doanh thu thuần từ hoạt động xây lắp trong
năm nay tăng nhanh nhiều so sự tăng lên của TSCĐ bình quân. Hệ số này càng lớn
chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp càng cao, cho thấy cách thức quản lý trong TSCĐ và doanh thu đang có sự
hiệu quả, doanh nghiệp đang tận nội tại bên trong của mình là vốn cố định. Phục
Hưng nên tiếp tục sử dụng và phát huy nguồn vốn cố định của mình trong quá trình
sản xuất và kinh doanh để nâng cao sự tăng trưởng và cạnh tranh trong ngành xây
dựng. Tận dụng tối đá TSCĐ hiện có vào các dự án, điều chỉnh cơ cấu TSCĐ để
nâng cao hiệu quả xây dựng, liên tục đổi mới để nâng cao hiệu quả cạnh tranh đó là
những biện pháp để tăng hiệu suất TSCĐ của công ty.

Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu thuần (Giá vốn hàng bán) 971,567,210,849 1,853,212,570,051

HTK bình quân 507,545,170,705 592,107,341,522

Số vòng quay HTK = DTT (GVHB)/HTK BQ 1.91 3.13

Bảng 3.37: Số vòng quay hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho, phản
ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán và còn lưu kho để có cái nhìn

118
khách quan hơn về tình hình quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Qua số liệu
của bảng 3.37, ta thấy số vòng quay hàng tồn kho lần lượt là 1.91 ở năm 2021 và
3.13 ở năm 2022, tăng 1.22 so với năm trước. Hệ số này trong kỳ này tăng lên đáng
kể chứng tỏ là hoạt động kinh doanh đang có hiệu quả, khả năng quản trị hàng tồn
kho được cải thiện, doanh nghiệp vẫn có khả năng bán hàng và luân chuyển hàng.
Tuy nhiên doanh nghiệp nên giữ chỉ số này một cách cân bằng hơn không quá cao
cũng không quá thấp để tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Nếu hệ số này
thấp như kỳ năm trước sẽ cho thấy doanh nghiệp bị ứ đọng hàng hóa nhiều, hàng
bán chậm. Đặc điểm chung của hàng tồn kho là giá trị sử dụng có hạn như các NVL
hay máy móc thiết bị sẽ bị hư hỏng, để lâu chất lượng sản phẩm cũng sẽ không tốt
làm giảm giá trị. Còn nếu hệ số hàng tồn kho quá cao cũng sẽ làm lượng hàng hóa
dự trữ không còn nhiều, nếu nhu cầu quá lớn, tăng nhanh đột ngột thì sẽ làm cho
doanh nghiệp mất khách và bị đối thủ cạnh tranh chiếm đi thị phần. Thêm vào đó dự
trữ các NVL đầu vào không đủ cũng sẽ khiến cho dây chuyền hoạt động ngưng trệ.
Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất
đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Thế nên doanh nghiệp cần cân đối vừa phải lượng
hàng tồn kho phù hợp với tình hình bản thân doanh nghiệp và tình hình thị trường
hiện tại.

Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu thuần (DT bán chịu) 971,567,210,849 1,853,212,570,051

KPT bình quân 1,219,512,591,003 1,280,589,426,727

Số vòng quay KPT = DTT (DTBC)/KPT BQ 0.80 1.45

Bảng 3.38: Số vòng quay các khoản phải thu

Phản ánh tình hình thu tiền từ khách hàng qua chính sách bán chịu của công
ty. Qua bảng ta thấy số vòng quay khoản phải thu lần lượt là 0.80 ở nắm 2021 và
1.45 vào năm 2022, tương ứng tăng 0.65. Dù có tăng nhưng vẫn thấy chính sách bán
hàng trả chậm của Phục Hưng và tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp vẫn còn
119
nhiều hạn chế khi mà việc tăng này chủ yếu đến từ doanh thu nhận cao gần gấp 2
lần năm trước, trong khi đó các khoản phải thu vẫn tăng chứ không giảm. Hệ số vòng
quay khoản phải vẫn chưa được mức lý tưởng (2 lần hoặc cao hơn) điều này cho
thấy công ty có quy trình thu hồi kém, chính sách tín dụng chưa tốt và những khách
hàng của họ vượt ngoài khả năng chi trả các khoản nợ hoặc là chưa thực hiện đúng
các chiến lược, quy trình thu nợ. PHC nên sửa đổi lại chính sách cho vay tín dụng
của mình như tối ưu hóa quy trình đòi nợ, đẩy nhanh tiến độ thu nợ để đảm bảo thời
gian thu hồi tiền và để đảm bảo quản lý nguồn vốn của công ty không bị chiếm dụng,
giảm thiểu các khoản nợ xấu.

Số vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu thuần 971,567,210,849 1,853,212,570,051

VLĐ bình quân 251,334,155,087 257,118,843,142

Số vòng quay VLĐ = DTT/VLĐ BQ 3.87 7.21

Bảng 3.39: Số vòng quay vốn lưu động

Tỷ số này dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Theo bảng 3.39,
số vòng quay vốn lưu động của năm 2021 đạt 3.87 và tăng lên 7.21 trong năm 2022.
Chỉ số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động ổn
định và có thể sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao. Cho thấy doanh nghiệp đang
có những tín hiệu tốt, khả năng thu hồi vốn tốt hơn so với năm trước, khả năng sản
xuất kinh doanh đang tăng trưởng, số lượng hàng lưu trong kho đang giảm đi và tiêu
thụ được hàng. Vòng quay vốn lưu động tăng lên trong năm nay chứng tỏ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp đang ổn định và sử dụng vốn đang có hiệu quả hơn
cùng kỳ năm trước tạo ra cho doanh nghiệp nhiều doanh thu hơn, nhiều tiền hơn.
Phục Hưng nên tiếp tục cố gắng quản lý tốt các vấn đề đề tiền mặt, hàng tồn kho và
giải quyết vấn đề thu hồi nợ hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp lưu thông dòng tiền dễ
hơn để sử dụng cho các dự án lớn trong năm sau.

120
3.5.4. Phân tích khả năng sinh lời

Suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

ROS Năm 2021 Năm 2022


Lợi nhuận 46,091,423,866 17,863,521,932
Doanh thu thuần 971,567,210,849 1,853,212,570,051
ROS (%)=LN/DTT 4.74 0.96
Bảng 3.40: Suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Qua bảng 3.40, ta thấy ROS của năm 2022 là 0.96% giảm 3.78% so năm
2021 là 4.74%. ROS càng cao thì cho thấy khả năng sinh lời của doanh thu càng lớn
(hay nói cách khác 1 đồng doanh thu càng tạo ra nhiều đồng lợi nhuận). Theo bảng
phân tích thì ROS của công ty rất thấp mà còn lại giảm trong kỳ năm nay. Nguyên
nhân là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không cao bằng tốc độ tăng trưởng vượt bật
của doanh thu thuần trong năm (chủ yếu đến từ hoạt động xây lắp). ROS cho thấy
khả năng sinh lời của PHC không cao, chưa phù hợp với tiềm lực bỏ ra của công ty,
đội ngũ lãnh đạo trong những năm gần đây chưa cho thấy được khả năng quản trị
tốt. Khả năng sinh lời trên doanh thu giảm dù doanh thu thuần công ty vẫn đang có
tốc độ tăng trưởng tốt chứng tỏ công tác quản lý nguồn chi phí bỏ ra đang có vấn đề,
những đồng chi phí bỏ ra không mang lại hiệu quả kinh doanh làm cho lợi nhuận
ròng tăng rất chậm dù mức chi phí bỏ ra rất cao (giá nguyên vật liệu xây dựng tăng
cao). PHC nên xem xét lại các chiến lược kinh doanh của mình để đồng vốn bỏ ra
tăng xứng với nguồn doanh thu đạt được, quản trị tốt để tối ưu hóa nguồn chi phí,
tiếp tục phát huy thế mạnh ở mảng xây lắp của công ty từ đó làm tăng nguồn doanh
thu. ROS càng cao sẽ giúp công ty tạo ra nguồn tiềm lực tài chính vững mạnh, giữ
vững vị thế và uy tín là nhà thầu top đầu cả nước.

121
Suất sinh lời trên tài sản (ROA)

ROA Năm 2021 Năm 2022


Lợi nhuận 46,091,423,866 17,863,521,932
Tài sản bình quân 2,055,047,309,925.5 2,340,583,427,628.0
ROA (%)=LN/TSBQ 2.24 0.76
Bảng 3.41: Suất sinh lời trên tài sản (ROA)

Chỉ số ROA lần lượt là 2.24% trong năm 2021 và xuống còn 0.76% trong
năm 2022, chỉ còn gần bằng khoảng 1/3 so với năm trước. ROA càng cao thì càng
tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Công ty đang
hoạt động trong lĩnh vực ngành xây dựng nên thường các chỉ số ROA sẽ không cao
bằng các lĩnh vực khác do mức đầu tư vào tài sản cố định là tương đối lớn (phải luôn
đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc hiện đại để tăng năng suất làm việc). Dù vậy
thì suất sinh lời trên tài sản của Phục Hưng vẫn là rất thấp lại còn giảm, nguyên nhân
là do tài sản bình quân công ty đầu tư ngày càng nhiều mức tăng lên đến
2,340,583,427,628 đồng trong năm nay, còn lợi nhuận không đạt được chỉ tiêu trong
năm không những thế còn giảm sâu so với năm trước. Qua bảng phân tích, chứng tỏ
hiệu quả sử dụng tài sản không cao, dù đầu tư nhiều tài sản, trang thiết bị máy móc
mới nhưng vẫn kiếm lời không nhiều và không nhiều không tối ưu được nguồn lực
sẳn có (nguyên nhân là do chi phí sản xuất tăng nhanh, cạnh tranh về tài sản giữa
các doanh nghiệp cũng đang gay gắt). Tài sản của doanh nghiệp được cấu thành từ
vốn vay và vốn chủ sở hữu. Hai loại nguồn vốn này được sử dụng để đầu tư cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh. ROA của công ty không cao cho thấy công ty vẫn
chưa kiếm được nhiều tiền trên lượng đầu tư tài sản bỏ ra. Doanh nghiệp nên xem
xét chọn lọc đầu tư máy móc, trang thiết bị kỹ càng hơn tránh mua nhiều nhưng kém
chất lượng, hạn chế sử dụng nhiều máy đã cũ hoặc là nên thanh lý chúng để nâng
cao năng suất, chất lượng làm việc tốt hơn để không ảnh hưởng tới tiến độ từ đó lợi
nhuận đạt được sẽ cao hơn và tăng sức hấp dẫn của doanh nghiệp với các nhà đầu
tư.

122
Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE Năm 2021 Năm 2022


Lợi nhuận 46,091,423,866 17,863,521,932
VCSH bình quân 506,835,703,488 648,814,414,582
ROE (%)=LN/VCSHBQ 9.09 2.75
Bảng 3.42: Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ số ROE cho thấy với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu
về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích, trong năm 2021 có mức sinh lời
trên vốn chủ sở hữu là 9.09% có sự giảm đáng kể trong năm 2022 xuống còn 2.75%
cho thấy công ty không thể tạo ra lợi nhuận như kỳ vọng so với mức độ sử dụng vốn
đầu tư. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu có tăng thêm so với năm trước và lại lợi
nhuận còn giảm sâu chưa ở mức mong muốn của công ty. Tỷ lệ ROE không cao
càng chứng tỏ bộ máy vận hành, quản lý của Phục Hưng đang hoạt động chưa tốt,
đầu tư tài chính không hiệu quả làm cho đồng vốn của cổ đông được sử dụng chưa
đúng cách. Cùng với đó những tháng cuối năm 2022 ngành công nghiệp xây dựng
nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đang trải qua giai đoạn khó khăn, vì
vậy công ty gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận. Chỉ số này nhỏ hơn lãi vay thì
lợi nhuận mà công ty tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng. Khi suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu càng cao thì các cổ phiếu mới càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, lúc
đó giá trị của cổ phiếu cũng sẽ có thiên hướng tăng lên và khả năng nhận được lợi
nhuận đầu tư cũng tăng tương ứng. Vậy nên công ty cần nâng cao hiệu quả hoạt
động: công ty cần tập trung vào nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, bao gồm tối
ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ,
tăng cường tiếp cận khách hàng và tăng doanh số bán hàng, ngoài ra doanh nghiệp
nên mở rộng hoạt động kinh doanh: công ty có thể tăng ROE bằng cách mở rộng
hoạt động kinh doanh sang các thị trường mới hoặc bổ sung các sản phẩm hoặc dịch
vụ mới vào danh mục sản phẩm hiện có.

123
3.5.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cổ phần

Thu nhập mỗi cổ phần thường (EPS)

Thu nhập mỗi cổ phần thường (EPS)


Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức
46,091,423,866 - 0
Năm của cổ phiếu ưu đãi
= = 909
2021 Số lượng CP thường đang
50,681,927
lưu hành bình quân
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức
17,863,521,932 - 0
Năm của cổ phiếu ưu đãi
= = 352
2022 Số lượng CP thường đang
50,681,927
lưu hành bình quân
Bảng 3.43: Thu nhập mỗi cổ phần thường ( EPS)

“Chỉ số EPS là khoản lợi nhuận sau thuế mà các nhà đầu tư thu được từ 1 cổ
phiếu. Chỉ số này còn được hiểu như một khoản lời mà các nhà đầu tư có được trên
một lượng vốn bỏ ra ban đầu”. Qua bảng phân tích, chỉ số EPS ở năm 2021 là 909
đồng/1cp, đến năm 2022 chỉ số EPS giảm rất nhiều còn 352 đồng/1cp. Một sự giảm
giá lớn như vậy có thể gây ra lo ngại cho các nhà đầu tư và người chủ sở hữu cổ
phần của công ty, bởi vì nó cho thấy hiệu suất kinh doanh của công ty có thể đã giảm
trong năm vừa qua. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần
thông thường đang được lưu hành trên thị trường, EPS được sử dụng như một chỉ số
thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên chỉ số EPS của công ty
không cao, điều này cho thấy chiến lược kinh doanh của công ty chưa thật sự thích
hợp và có hiệu quả. Doanh nghiệp cần cố gắng hơn nữa để tăng cao chỉ số EPS lên.
Có như vậy mới thể hiện được việc kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao và đem
lại lợi nhuận, thu hút được vốn đầu tư. Một số giải pháp được đề ra như: công ty có
thể tìm cách giảm chi phí hoạt động thông qua tối ưu hóa quy trình, tăng hiệu quả
lao động hoặc cắt giảm nhân sự không cần thiết; tăng lợi nhuận thông qua cải thiện
hiệu quả hoạt động của công ty, tìm kiếm nguồn thu nhập mới hoặc cải thiện quản
lý tài chính.

124
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần thường (P/E)

Tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần thường (P/E)
Giá thị trường của một cổ phiếu 17,250
Năm 2021 = = 18.97
Thu nhập của 1 cổ phiếu thường 909.425
Giá thị trường của một cổ phiếu 5,780
Năm 2022 = = 16.40
Thu nhập của 1 cổ phiếu thường 352.463
Bảng 3.44: Tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần thường (P/E)

“P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu
lần, hoặc nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính
cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường
được công bố trên báo chí”. Chỉ số P/E ở năm 2021 là 18.97 đến năm 2022 chỉ số
này là 16.40, P/E giảm nhẹ đây biểu hiện việc nhà đầu tư chưa đặt nhiều kỳ vọng
vào cổ phiếu của công ty. Giá cổ phiếu giảm mạnh do tình hình kết quả kinh doanh
kém: báo cáo lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng hoặc có các vấn đề về tài chính, nhà đầu
tư có thể mất niềm tin và bán cổ phiếu, làm giảm giá trị của nó, cổ phiếu giảm là yếu
tố chính làm P/E giảm trong năm 2022. Nhìn chung chỉ số P/E trung bình ngành xây
dựng là 18.42 chưa phải là biểu hiệu giảm quá nhanh của doanh nghiệp. Phục Hưng
cần cố gắng đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả như có thể tăng thu nhập
bằng cách tăng doanh số bán hàng, cắt giảm chi phí hoặc tăng giá bán sản phẩm.

3.5.6. Phân tích Dupont các chỉ số tài chính

Suất sinh lời trên tài sản (ROA)


Năm
= 4.744 * 0.47 = 2.243
2021 ROS * Số vòng
Năm quay tài sản
= 0.964 * 0.79 = 0.763
2022
Bảng 3.45: Suất sinh lời trên tài sản (ROA)/ Mô hình dupont

Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)


Năm ROS * Số vòng
= 4.744 * 0.47 * 4.05 = 9.094
2021 quay tài sản *
Năm Đòn bẩy tài
= 0.964 * 0.79 * 3.61 = 2.753
2022 chính
Bảng 3.46: Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)/ Mô hình dupont
125
Đòn bẩy tài chính
Năm TS bình quân 2,055,047,309,926
= = 4.05
2021 Vốn CSH bình quân 506,835,703,488
Năm TS bình quân 2,340,583,427,628
= = 3.61
2022 Vốn CSH bình quân 648,814,414,581
Bảng 3.47: Đòn bẫy tài chính

Qua bảng 3.45 biểu hiện trong năm 2022, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
trong năm 2022 là 0.763% có xu hướng giảm đi so với cùng kỳ năm trước là
2.243%. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng tốt nguồn lực tài sản đang
có của mình. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) được cấu thành bởi 2 yếu tố chính
đó là: ROS và số vòng quay tài sản. Nhìn vào bảng thì sẽ thấy tỷ suất lợi nhuận ròng
(LNST/DT) của năm 2022 đã giảm đi gần bằng 1/5 so với năm 2021 (0.964% so với
4.774%), nguyên nhân là do doanh thu tăng trong năm rất nhanh gần gấp hai lần so
với năm trước nhưng nguồn chi phí bỏ ra lại không tối ưu, được điển hình như giá
vốn hàng bán tăng đột biến cũng làm cho chi phí tăng lên nhanh nên lợi nhuận thu
được giảm là cho chỉ số này giảm mạnh. Số vòng quay tài sản (DT/Tổng TS) có tăng
lên so với năm 2021, cho thấy sự tăng lên của doanh thu hay nói cách khác 1 đồng
tài sản bỏ ra của Phục Hưng đã tạo ra doanh thu nhiều hơn từ các khoản đầu tư. Tuy
vậy số vòng quay tài sản tăng nhưng không nhiều, không đủ để bù đắp cho sự giảm
biên lợi nhuận. Do đó, ROA đã giảm đáng kể so với năm trước. Nhìn vào năm 2021
sử dụng tài sản hiệu quả hơn nhưng vẫn còn thấp hơn chỉ số ROA trung bình ngành
là 3.16%. Điều này cho thấy công ty chưa thật sự tận dụng tốt nguồn tài sản để kiếm
lời, chưa tương xứng với mức đầu tư nhiều vào tài sản của Phục Hưng. Công ty nên
có những chính sách như tăng giá bán sản phẩm hoặc giảm chi phí sản xuất để cải
thiện biên lợi nhuận, điều này có thể được đạt được thông qua nghiên cứu thị trường
để tìm ra giá cả cạnh tranh hợp lý và tối ưu hóa quá trình sản xuất để giảm chi phí
sản xuất; tăng cường quản lý và tối ưu hóa hoạt động để tăng hiệu quả sử dụng tài
sản. Doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ mới, quản lý và kiểm soát các quá
trình sản xuất và hoạt động kinh doanh để đạt được sự tối ưu hóa.

126
Mô hình Dupont được thiết lập từ ROE – tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu,
cho biết khả năng thu lời từ khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn chi ra. Từ bảng phân
tích trên có thể thấy, ROE của PHC ở năm 2022 có xu hướng giảm từ 9.904% xuống
còn 2.753%. Chỉ số này đang xấp xỉ so với ROE trung bình ngành là 9.48% thì lại
đột ngột giảm xuống, cho thấy doanh nghiệp chưa sử dụng một cách hiệu quả nguồn
vốn mình bỏ ra. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) được cấu thành bởi 3
yếu tố chính đó là: ROS, số vòng quay tài sản và đòn bẫy tài chính. Ta thấy được
tốc độ tăng nhanh của số vòng quay tài sản (DT/Tổng TS), cho thấy Phục Hưng đã
sử dụng nguồn tài sản một cách hợp lý, tạo ra được nhiều doanh thu hơn từ tài sản
sẵn có nhưng tốc độ tăng vẫn không nhiều. Cùng với đó là việc lợi nhuận thu được
từ một đồng doanh thu giảm rất nhiều do chi phí tạo ra một đơn vị sản phẩm lớn, và
việc Phục Hưng là tập đoàn lớn, hoạt động kinh doanh sản xuất tại nhiều ngành nghề
khác nhau trong lĩnh vực xây dựng, có bộ máy cơ cấu nhân sự không tinh gọn bằng
các doanh nghiệp khác trong ngành, nên phát sinh rất nhiều chi phí trong quá trình
tổ chức hoạt động cũng là những lý do nguyên nhân khiến ROE của công ty giảm
mạnh. Bên cạnh đó, Phục Hưng đang trong giai đoạn tăng trưởng và muốn tăng
cường đầu tư vào các dự án mới, việc giảm đòn bẩy tài chính có thể hạn chế khả
năng của tổ chức để đạt được mục tiêu này, tuy nhiên với việc đang gặp áp lực về
mặt tài chính lớn thì việc giảm đòn bẫy tài chính có thể là cách tốt nhất để giảm thiểu
rủi ro và bảo vệ tài sản. Phục Hưng cần tăng cường vốn để đầu tư vào các dự án mới
hoặc mở rộng kinh doanh để tăng doanh thu và lợi nhuận, dù vậy doanh nghiệp cần
đảm bảo rằng việc đầu tư này là hợp lý và đủ khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương
lai. Cùng với đó là điều chỉnh cấu trúc tài chính để tối ưu hóa đòn bẩy tài sản. Doanh
nghiệp có thể tìm cách tăng vốn tự có để giảm mức đòn bẩy tài sản hoặc giảm mức
nợ để tăng hiệu quả sử dụng tài sản, tuy vậy cần đảm bảo rằng điều này không ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán nợ và mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp.

127
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Qua những phân tich trên thì tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây
dựng Phục Hưng Holdings đang có những bước tiến tương đối ổn định và bền vững.
Doanh thu luôn tăng nhanh hơn tốc độ của giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận đạt
được cao hơn so với kỳ trước. Những sự tiến bộ đạt được là nhờ sự nỗ lực của tất cả
nhân viên của công ty, những người luôn học hỏi kinh nghiệm và tự trao dồi kiến
thức chuyên môn của mình. Công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, địa bàn
hoạt hoạt động, đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc hiện đại để sản xuất ra các
sản phẩm mới, đáp ứng được chất lượng và tiến độ làm việc thể hiện qua việc tổng
tài sản của Phục Hưng liên tục tăng qua các năm.

4.1.1. Thuận lợi

 Môi trường vĩ mô

 Doanh nghiệp được kinh doanh và phát triển trong quốc gia có một nền chính
trị ổn định, quy phạm pháp luật được cải cách liên tục và tiến bộ kịp thời.
 Với sự bùng nổ của cuộc CMCN 4.0 ở Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói
chung thì có ảnh hưởng to lớn tới nghề xây dựng trong tương lai. Trình độ khoa học
và công nghệ ngày càng phát triển vượt bậc, các công nghệ thi công và điều hành
doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.
 Nghề xây dựng vẫn là một trọng những ngành kinh tế quan trọng ở Việt Nam,
nhất là khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đô thị hóa đất nước thì việc đòi hỏi
phải xây dựng thêm nhiều các công trình dân dụng, công nghiệp hay thương mại.…
Đây là yếu tố tiên quyết giúp công ty sẽ tồn tại và phát triển kinh doanh mạnh mẽ
hơn nữa.

 Môi trường vi mô

 Phục Hưng có cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng cung cấp đa dạng và chất lượng,
tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nhờ sự cạnh tranh lành
mạnh của các nhà cung cấp.
128
 Nhiều đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp hàng đầu của khu vực Hà Nội
nói chung và Việt Nam nói riêng, sự ganh đua gắt gao này giúp công ty tìm ra được
nhiều điểm hạn chế để tiếp tục phát huy các thế mạnh, có cơ hội học hỏi các kinh
nghiệm trong thi công, quản lý bộ máy công ty hoàn thiện. Đồng thời sự cạnh tranh
sẽ tạo ra những thay đổi tích cực, doanh nghiệp chủ động thay thế những sản phẩm
cũ, lạc hậu không còn phù hợp xu hướng khách hàng ưa chuộng.
 Khách hàng tiềm năng cao, chủ yếu là đến từ các tập đoàn, doanh nghiệp xây
dựng đang trên đà phát triển đem đến nhiều gói thầu, dự án lớn.
 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực là cán bộ khoa học kỹ thuật, kiến trúc sư, kỹ
sư,... có trình độ năng lực cao, có kiến thức và kinh nghiệm trong điều hành và quản
lý thi công xây lắp các dự án lớn với mức đầu tư cao. Bên cạnh đó, Công ty cũng có
đội ngũ công nhân lành nghề và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cao theo tiêu chuẩn
trong và ngoài nước

4.1.2. Khó khăn và những tồn đọng bên trong doanh nghiệp

 Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động như hiện nay thì giá cả
thị trường vật liệu xây dựng, các trang thiết bị, máy móc được dự báo có xu hướng
tiếp tục lên do ảnh hưởng bởi lạm phát, sẽ gây nhiều khó khăn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
 Thị trường bất động sản cũng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính
của Phục Hưng. Nhưng trong nửa cuối năm 2022 thì thị trường này bị đóng băng,
giảm cung, giảm cầu, giảm thanh khoản khiến cho doanh nghiệp không kiếm lời từ
hoạt động này.
 Việc có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành ảnh hưởng đến thị phần của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chịu cảnh san sẻ nguồn doanh thu và làm giảm đi
lợi nhuận của mình.
 Những nhà đầu tư, khách hàng ngày càng có những yêu cầu khắt khe không
chỉ về chất lượng sản phẩm và các có các yếu tố bên ngoài như thẩm mỹ hoặc là vị
trí địa lý hay còn kiến trúc phong thủy bên trong ngôi nhà. Vì vậy doanh nghiệp cần

129
nhanh chóng nắm bắt các xu hướng thời đại để đáp ứng tiêu chuẩn của các nhà đầu
tư và khách hàng của mình.
 Hiện tại nguồn vốn cần cho các dự án là rất lớn nhưng vốn chủ sở hữu lại quá
ít, chủ yếu đến từ các khoản vay. Hơn hết thì đặc điểm ngành xây dựng thường có
chu kỳ dài hạn từ một tới hai năm có thể hơn nên chi phí dở dang rất lớn, nên cần
phải có vốn ứng ra càng gặp nhiều trở ngại về vốn.
 Nguồn vốn của Phục Hưng chủ yếu đến từ các khoản vay (chiếm tỉ trọng cao
là 74.1%) và đợi các nhà đầu tư thanh quyết toán theo từng hạng mục mà trong thời
gian đó vẫn phải trả lãi vay cho ngân hàng nên càng làm giảm lợi nhuận và khả năng
thanh toán của công ty.
 Chính sách thu nợ vẫn còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp bị chiếm dụng nguồn
vốn nhiều được thể hiện qua trong kỳ các khoản phải thu luôn chiếm tỉ trọng cao
(57.78%), gây nhiều khó khăn và rủi ro trong khả năng thanh toán.
 Tình hình đầu tư vào tài sản của công ty chưa đạt được hiệu quả cao thông
qua các chỉ tiêu hoạt động như vòng quay tài sản, vòng quay vốn lưu động còn thấp
hơn nhiều so chỉ số trung bình ngành dù có tăng so với cùng kỳ năm trước.

4.2. Kiến nghị

Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng với
mục đích cuối cùng là giúp công ty xác định được những điểm mạnh và khắc phục
những hạn chế còn tồn tại để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Để góp phần
cải thiện tình hình tài chính của công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, ngày càng
mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, tôi xin có một số kiến nghị như sau:

 Đối với nhà nước

 Cung cấp những thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp để hiểu về định
hướng phát triển kinh tế hiện tại và tương lai, giúp họ có sự chuẩn bị kịp thời với
những thay đổi trong nền kinh tế hội nhập hiện nay để nắm bắt cơ hội và hạn chế
những thách thức. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và có sự cạnh tranh lành
mạnh giữa các công ty.

130
 Xuất phát từ chủ trương phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, Nhà nước nên có
những chính sách nới lỏng chi tiêu cho các dự án, hỗ trợ các gói vay vốn với lãi suất
ưu đãi cho doanh nghiệp. Có những chủ trương hạ thấp lãi suất tín dụng nhằm
khuyến khích vay vốn đầu tư, tạo điều kiện cho việc huy động vốn thông qua kênh
tín dụng ngân hàng để tạo tiền đề cho sự phục hồi của thị trường bất động sản.

 Đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings

 Doanh nghiệp nên thay đổi những chiến lược tài chính, hiện nay vốn chủ sở
hữu đang chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn, Phục Hưng cần tăng vốn để
đảm bảo an toàn tài chính bằng cách tăng lợi nhuận những năm sau cố gắng phấn
đấu để tăng vốn chủ sở hữu lên mức 40%.
 Công ty phải tích cực hơn trong việc thu hồi công nợ, điều này ảnh hưởng đến
tình hình tài chính của công ty. Phục Hưng cần tìm hiểu năng lực trả nợ của khách
hàng, nắm bắt xu thế phát triển của ngành nghề kinh doanh của các đối tác. Chủ
động liên lạc, trao đổi với khách hàng về các khoản nợ thay vì chờ đến kỳ hạn cho
vay để có thể quản lý tốt công tác thu hồi nợ và giữ được mối quan hệ với khách
hàng. Trong trường hợp các khoản nợ xấu, các khoản nợ quá hạn, cần tránh rủi ro
bằng cách ngưng cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
 Định kỳ kiểm tra hàng tồn kho, cần có chính sách quản trị hàng tồn kho hợp
lý để hoạt động công ty được thuận lợi. Tối ưu hóa quá trình sản xuất: nghiên cứu
và tối ưu hóa các quy trình sản xuất để giảm thiểu thời gian chờ đợi, lãng phí và chi
phí. Áp dụng các công nghệ mới như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo để tăng năng suất
và giảm lãng phí. Để tổ chức tốt công tác mua vào, cần chuẩn bị đầy đủ lực lượng
nhân sự, nguồn vốn, các kho chứa nguyên vật liệu, thiết bị máy móc… triển khai
hiệu quả, kịp thời. Luôn nghiên cứu doanh số bán ra để có chính sách tồn kho
hợp lý nhằm giảm bớt chi phí nâng cao lợi nhuận.
 Công ty nên nghiên cứu, đánh giá các khoản chi phí một cách tối ưu, giảm bỏ
những chi phí không cần thiết trong giá vốn hàng bán và tiết giảm các khoản chi phí
quản lý doanh nghiệp. Lập tổ công tác quản lý điều hành vốn và các chi phí trong

131
sản xuất kinh doanh. Giám sát lại các hóa đơn, các khoản thanh toán để tránh lạm
dụng, lãng phí nguồn vốn trong công ty.
 Có chính sách nâng cao đổi mới công nghệ tạo nên những sản phẩm chất
lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng gắt gao của khách hàng. Vì là một trong những
công ty đi đầu về phát triển công nghệ số, Phục Hưng nên tiếp tục nghiên cứu và áp
dụng công BIM 5D vào các dự án để tối ưu hóa tiến độ giảm chi phí hoạt động.
 Phải luôn có chính sách tuyển dụng nhân tài có năng lực và trình độ để đáp
ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Rà soát, kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn
lao động trong công ty, mở rộng những lớp đào tạo nghiệp vụ nâng cao tay nghề,
kinh nghiệm làm xử lý tình huống và nhận thức về an toàn lao động. Xây dựng quy
chế lương, thưởng phù hợp để nhân viên an tâm làm việc, cống hiến hết khả năng để
nâng cao năng suất làm việc cho công ty.

132
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính Công ty Mẹ quý 4 năm tài chính 2022.
2. Báo cáo tài chính Công ty Mẹ quý 4 năm tài chính 2021.
3. Hồ sơ năng lực Phục Hưng Holdings.
4. ThS. Đặng Thúy Phượng, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài
chính, 2010.
5. Chuyên đề 6 Phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao – Bộ tài chính.
https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn
6. Tổng cục thống kê.
https://www.gso.gov.vn/

133

You might also like