Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


____________________________________ ____________________________

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


(Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành…. ban hành kèm Quyết định…. )
1. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên học phần: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM (Fundamentals of Vietnamese
Culture)
1.2. Mã học phần:
1.3. Số tín chỉ: 02
1.4. Học phần tiên quyết/học trước/song song: không
1.5. Bộ môn phụ trách: Hán Nôm - Cơ sở VHVN (Khoa Ngữ văn)
1.6. Giảng viên giảng dạy
STT Họ và tên Điện thoại Email
1 Hà Văn Minh 0912129397 haminh@hnue.edu.vn
2 Dương Tuấn Anh 0904239227 anhdt@hnue.edu.vn
3 Đỗ Thị Thu Hà 0979408889 hadtt@hnue.edu.vn
4 Trần Thị Thu Hương 0856556888 huongttt@hnue.edu.vn
5 Nguyễn Thị Thu Hoài 0912598119 hoaintt@hnue.edu.vn
6 Hà Đăng Việt 0989131319 viethd@hnue.edu.vn
7 Nguyễn Duy Bính 0912097921 binhnd@hnue.edu.vn
8 Phan Ngọc Huyền 0963829545 huyenpn@hnue.edu.vn

2. HỌC LIỆU
2.1. Giáo trình
2.1.1. Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2.1.2. Trần Quốc Vượng (Cb) (1996), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
2.2. Tài liệu tham khảo bắt buộc
2.2.1. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb ĐHQG T.p Hồ Chí
Minh.
1
2.2.2. Đặng Đức Siêu (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
2.2.3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình
Tổng thể (2018).
2.3. Tài liệu tham khảo tự chọn

2.3.1. Đào Duy Anh (2014[1938]), Việt Nam văn hoá sử cương (tái bản), Nxb Nhã
Nam, Hà Nội.
2.3.2. Baker, Chris (2011), Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và thực hành, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
2.3.3. Belik, A.A (2000), Văn hóa học - Những lý thuyết nhân học văn hóa, Tạp
chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
2.3.4. Phan Kế Bính (2005[1915]), Việt Nam phong tục, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
2.3.5. Cadière, Leopold (2018), Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người
Việt, Nxb Thuận Hóa, Huế.
2.3.6. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb
Văn hóa dân tộc & Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
2.3.7. Nguyễn Văn Huyên (2017[1938-1944]), Văn minh Việt Nam, Nxb Nhã
Nam, Hà Nội.
2.3.8. Nguyễn Văn Huyên (2017), Hội hè lễ tết của người Việt, Nxb Nhã Nam, Hà
Nội.
2.3.9. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
2.4. Website
3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:
MT1: Học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam cung cấp các tri thức cơ bản về văn hóa
và văn hóa học, đặc trưng và chức năng của văn hóa; phân tích các điều kiện hình thành,
các thành tố cơ bản của văn hóa Việt Nam; thành tựu cơ bản của văn hóa Việt Nam qua
các thời kỳ lịch sử; mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, vai trò của văn hóa trong phát
triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay.
MT2: Vận dụng để phát hiện, giải quyết những vấn đề khoa học chuyên ngành,
những vấn đề của cuộc sống liên quan đến văn hoá và văn hoá Việt Nam. Hình thành và
phát triển ở sinh viên các năng lực cơ bản: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp
và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực nhận thức về văn hóa - xã
hội và năng lực hoạt động xã hội. Tích cực, chủ động tìm hiểu văn hóa dân tộc; nhận thức
2
được ưu điểm và hạn chế của văn hóa Việt Nam để đưa văn hóa thực sự là động lực và
nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN:
CĐR 1: Hình thành, bồi đắp được những phẩm chất: yêu thiên nhiên, niềm tin vào học
sinh, yêu nghề, trung thực, trách nhiệm, ý thức tự học và tự nghiên cứu suốt đời.
CĐR 2: Nắm vững, hiểu, vận dụng được những tri thức tổng quát về văn hoá Việt Nam
vào việc học tập, nghiên cứu khoa học chuyên ngành; hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa
của môn học trong mối quan hệ với các môn khoa học xã hội trong nhà trường; giải thích,
phân tích được mối quan hệ, nội dung tương tác của những môn này để thực hiện nghiên
cứu liên ngành và áp dụng trong dạy học tích hợp, liên môn.
CĐR 3: Vận dụng được tri thức tổng quát về văn hoá và văn hoá Việt Nam vào đời sống:
xác định được mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và thái độ giao tiếp trong
các mối quan hệ xã hội.
CĐR 4: Vận dụng được các tri thức giáo dục tổng quát về văn hoá và văn hoá Việt Nam
vào việc thiết kế, tổ chức được các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa xã hội, nhà
trường, công sở.
Ma trận tích hợp giữa CĐR học phần với CĐR CTĐT
CĐR CTĐT CĐR học phần
1 2 3 4
CĐR1 X
CĐR2 X
CĐR3 X
CĐR4 X
CĐR5 X
CĐR6 X
CĐR8 x
CĐR11 x
CĐR13 x x
CĐR14 x x
CĐR18 x
CĐR19 x

3
CĐR20 x
CĐR21 x

Ma trận tích hợp giữa mục tiêu học phần và CĐR học phần
CĐR1 CĐR2 CĐR3 CĐR4
MT1 x x X x
MT2 x x X x

5. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, PHƯƠNG PHÁP KT, ĐG


5.1. Nội dung học phần
Tên chương Buổi Số TC Phân bổ thời gian
Số tiết trên lớp Tự học có
Lý Thảo luận hướng
thuyết dẫn
Chương 1: Những vấn đề 1–3 0,5 5 1 10
chung về văn hoá và văn hoá
học. Định vị văn hoá Việt
Nam
Chương 2: Diễn trình văn 4–9 0,6 6 3 15
hoá Việt Nam
Chương 3: Những thành tố 10 - 14 0,7 8 3 18
cơ bản của văn hoá Việt
Nam
Chương 4: Văn hoá và 15 0,2 2 2 5
phát triển ở Việt Nam hiện
nay
Tổng cộng 2 20 10 48

5.2. Nội dung chi tiết, phương pháp giảng dạy


Chương 1: Những vấn đề chung về văn hoá và văn hoá học. Định vị văn hoá Việt Nam
1.1.Khái niệm văn hóa và các vấn đề liên quan

4
- Định nghĩa/ quan niệm văn hóa
- Văn hóa với văn minh, văn hiến. văn vật.
- Giao lưu và tiếp biến văn hóa
1.2.Cấu trúc của hệ thống văn hóa
- Quan niệm về cấu trúc của văn hoá
- Thống nhất nhận thức về cấu trúc hệ thống của văn hoá.
1.3.Đặc trưng và chức năng của văn hóa - Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội
- Tính lịch sử và chức năng điều chỉnh xã hội
- Tính giá trị và chức năng giáo dục
- Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp
1.4.Khái lược về văn hóa học
- Sự ra đời của văn hóa học
- Đối tượng và các xu hướng nghiên cứu chính
1.5.Định vị văn hoá Việt Nam
- Loại hình văn hóa
+ Khái niệm và các loại hình văn hóa chính
+ Loại hình văn hóa Việt Nam
- Tọa độ văn hóa Việt Nam
+ Không gian văn hóa (từ cội nguồn đến nay)
+ Thời gian văn hóa (cội nguồn dân tộc; quá trình hình thành, phát triển của quốc gia)
+ Chủ thể văn hóa (thành phần tộc người ở Việt Nam; đặc điểm con người Việt Nam)
Chương 2: Diễn trình văn hoá Việt Nam
2.1.Thời kỳ tiền sử và sơ sử
- Thời tiền sử
- Thời sơ sử
2.2.Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
- Tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Trung Hoa
- Tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Ấn Độ, Chămpa
2.3.Thời kỳ phong kiến tự chủ
- Đặc trưng văn hóa thời Đinh - Lê - Lý - Trần
- Đặc trưng văn hóa thời Hồ, thời Minh thuộc và Hậu Lê
- Đặc trưng văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XVI đến năm 1858
5
2.4. Thời kỳ Pháp thuộc và chống Pháp thuộc
- Bối cảnh lịch sử - xã hội
- Biến đổi văn hóa trên các phương diện tiêu biểu (hệ tư tưởng, văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần)
2.5. Thời kỳ từ Nhà nước dân chủ nhân dân 1945 đến nay
- Thời kì xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, tiến hành hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, đế quốc Mĩ
- Thời kì cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới đến nay
Chương 3: Những thành tố cơ bản của văn hoá Việt Nam
3.1.Ngôn ngữ - chữ viết
- Quá trình hình thành, phát triển của tiếng Việt
- Đặc điểm của tiếng Việt
3.2.Phong tục tập quán
- Phong tục Tết Nguyên đán
- Phong tục hôn nhân
- Phong tục tang ma
3.3.Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ thành Hoàng
- Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo
3.4.Lễ hội
- Lễ hội Hùng Vương
- Một số lễ hội tiêu biểu khác
3.5.Giáo dục, khoa cử
- Giáo dục, khoa cử thời phong kiến tự chủ
- Giáo dục, khoa cử thời Pháp thuộc
- Giáo dục, khoa cử từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
3.6.Nghệ thuật biểu diễn
- Tuồng, chèo, cải lương
- Dân ca quan họ
- Ca trù
3.7.Mỹ thuật

6
- Kiến trúc đền, chùa, lăng tẩm
- Tranh dân gian Đông Hồ
Chương 4: Văn hoá và phát triển ở Việt Nam hiện nay
4.1.Quan điểm về phát triển và phát triển bền vững
- Những quan niệm về phát triển
- Phát triển bền vững - một yêu cầu cấp bách và xu thế tất yếu
4.2.Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay
- Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển
trong thời đại ngày nay
- Văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội
- Văn hóa - mục tiêu của sự phát triển
- Văn hóa - động lực thúc đẩy sự phát triển
5.3.Tiêu chí đánh giá
 Yêu cầu đối với chuyên cần
(Theo quy chế HS-SV)
 Yêu cầu chung đối với các bài tập
- Bài tập được viết tay hoặc đánh máy
- Chỉ nhận lời giải bài tập đúng hạn.
- Sinh viên không nộp đúng hạn được tính 0 điểm cho bài tập đó
 Kiểm tra giữa kỳ
- Hình thức: Thi viết (tự luận)
- Nội dung: Các vấn đề đã được nghiên cứu
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đáp án đúng, đầy đủ, rõ ràng: 100% điểm câu hỏi
+ Đáp số đúng, không giải thích đầy đủ, rõ ràng: tối đa 50% điểm câu hỏi
+ Bài có dấu hiệu quay cóp: không được điểm
 Thi kết thúc học phần
- Hình thức: Thi viết (tự luận)
- Nội dung: Các vấn đề đã được nghiên cứu
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đáp án đúng, đầy đủ, rõ ràng: 100% điểm câu hỏi
+ Đáp số đúng, không giải thích đầy đủ, rõ ràng: tối đa 50% điểm câu hỏi
7
+ Bài có dấu hiệu quay cóp: không được điểm

6. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN: Theo quy chế đào tạo hiện hành

TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN


(Phụ trách ngành/CTĐT) (Phụ trách học phần)

You might also like