Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

CHƯƠNG 7:

TRÍCH LY

GV: LƯƠNG THỊ QUỲNH ANH


CÁC NỘI DUNG CHÍNH

1. ĐỊNH NGHĨA
2. CÁC DẠNG THIẾT BỊ TRÍCH LY
3. CÂN BẰNG PHA 3 CẤU TỬ
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY THEO ĐOẠN
1. ĐỊNH NGHĨA
• Qúa trình trích ly chất lỏng là quá trình tách một hoặc một số chất tan
trong chất lỏng hay trong chất rắn bằng một chất lỏng khác gọi là dung
môi. Quá trình trích ly dựa trên độ hòa tan khác nhau của chúng.
• Áp dụng cho những hỗn hợp gồm các chất có nhiệt độ sôi gần nhau và
không thể phân riêng bằng chưng cất.
• Dùng chủ yếu trong công nghiệp hóa chất, thực phẩm, lọc hóa dầu và hóa
dược
• VD: Quá trình tách acid acetic từ dung dịch loãng với nước bằng một số
dung môi hữu cơ (ví dụ acetat etil)
1. ĐỊNH NGHĨA

• Các bước tiến hành quá trình trích ly:


1. Giai đoạn đầu: giai đoạn trộn lẫn, phân tán 2 pha vào với nhau để
tạo sự tiếp xúc pha tốt cho dung chất truyền từ hỗn hợp đầu vào
dung môi.
2. Giai đoạn kế tiếp: giai đoạn tách pha, 2 pha tách ra dễ dàng hay
không tùy thuộc sự sai biệt khối lượng riêng giữa 2 pha. Một pha là
pha trích (E) gồm chủ yếu dung môi và dung chất, một pha gọi là
pha rafinat (R) gồm chủ yếu phần còn lại của hỗn hợp ban đầu.
2. CÁC DẠNG THIẾT BỊ TRÍCH LY
• Các ký hiệu
3. CÂN BẰNG PHA HỆ 3 CẤU TỬ
1. A và B là 2 chất lỏng không hòa tan (hoặc hòa tan rất ít) vào nhau và C là cấu tử phân
bố giữa 2 pha (dung chất). Hỗn hợp ban đầu được trích gồm có A và C, B là dung môi
trích.

2. Khối lượng của hỗn hợp và vị trí của hỗn hợp trên đồ thị được biểu diễn bởi cùng 1
mẫu tự. Đơn vị: kg (quá trình gián đoạn) hoặc kg/h (quá trình liên tục)

E = kg hay kg/h, biểu diễn pha trích

R = kg hay kg/h, biểu diễn pha rafinat

B = kg hay kg/h, biểu diễn dung môi

Trên cản bản không dung môi (B): E’ = suất lượng dung dịch không B, kg hay kg/h

𝐸
𝐸′ =
1 + 𝑁𝐸
3. CÂN BẰNG PHA HỆ 3 CẤU TỬ
• Các ký hiệu

3. x, y lần lượt là phân khối lượng của C trong pha rafinat và pha trích

x’, y’ lần lượt là tỷ số khối lượng của C trong pha rafinat và pha trích

= khối lượng C/khối lượng (A+B)

X, Y là phân khối lượng của C trên căn bản không dung môi trong pha rafinat
và pha trích = khối lượng C/khối lượng (A+C)

N là phân khối lượng của B trên căn bản không dung môi

= khối lượng B/khối lượng (A+C)


3. CÂN BẰNG PHA HỆ 3 CẤU TỬ
• Đồ thị tam giác đều-một đôi hòa tan 1 phần
3. CÂN BẰNG PHA HỆ 3 CẤU TỬ
• Đồ thị tam giác đều-hai đôi hòa tan 1 phần
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY THEO ĐOẠN
• Trích ly 1 đoạn
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY THEO ĐOẠN
• Trích ly 1 đoạn
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY THEO ĐOẠN
• Trích ly nhiều đoạn giao dòng
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY THEO ĐOẠN
• Trích ly nhiều đoạn nghịch dòng (đọc SGK)
Bài tập 1
• Xác định thành phần các pha tại điểm P trên giản đồ hệ 3
cấu tử
Bài tập 2
• Nicotin (C) trong dung dịch với nước (A) chứa 1% nicotin
được trích bằng dung môi là xăng ở 20oC. Nước và xăng
hoàn toàn không hòa tan.
a. Xác định tỷ lệ nicotin trích được nếu 100 kg dung dịch
được trích 1 lần bằng 150 kg dung môi
b. Quá trình được trích bằng 3 đoạn lý tưởng, dung môi vào
mỗi đoạn là 50 kg.
Bài tập 2
a. Ta có xF = 0,01 phân khối lượng nicotin

0,01
𝑥′𝐹 = = 0,0101kg nicotin/kg nước
1−0,01

• F = 100 kg  A = 100.(1-0,01) = 99 kg nước.

• Từ F vẽ đường FD có hệ số góc là -99/150 = -0,66


 điểm D có 𝑥′1 = 0,00425 và 𝑦′1 = 0,00380

• Lượng nicotin trích được = 99.(0,0101-0,00425)

= 0,580 kg

 Tỷ lệ nicotin trích được từ dung dịch là 58%


Bài tập 2
b. Với mỗi đoạn trích hệ số góc đường làm việc là
-99/50 = -1,98

• Từ F vẽ đường làm việc có hệ số góc là -1,98

• Sau khi vẽ 3 đường làm việc gián đoạn như


hình ta được 𝑥′3 = 0,00325 và lượng nicotin
trích được là 99.(0,0101-0,00325) = 0,678 kg

 Tỷ lệ trích được là 67,8%


Bài tập 3
• Dung dịch có 5% theo khối lượng chứa acetaldehyde trong
toluene được trích bằng nước theo 3 đoạn. Nếu 100 kg
nước sử dụng cho mỗi đoạn được trích bằng 500 kg dung
môi, hãy tính:
a. Phần trăm trích acetaldehyde
b. Khối lượng cuối cùng của pha rafinat và hỗn hợp trích
Bài tập 3
Bài tập 3

You might also like