Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Megabook.

vn ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019


Biên soạn bởi Th.S Trần Trọng Tuyển CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 01
Chu Thị Hạnh, Trần Văn Lục Môn thi: HÓA HỌC
(Đề thi có 06 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:.......................................................................
Số báo danh:............................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;
Cr = 52;
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1. Kim loại M có các tính chất: nhẹ, bền trong không khí ở nhiệt độ thường; tan được trong dung
dịch NaOH nhưng không tan trong dung dịch HNO 3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Kim loại M là:
A. Zn B. Fe C. Cr D. Al
Câu 2. Dùng chất nào sau đây phân biệt 2 khí SO2 và CO2 bằng phương pháp hóa học?
A. Dung dịch HCl B. Nước vôi trong
C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch nước brom
Câu 3. Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là
A. propan-1-ol B. butan-1-ol C. butan-2-ol D. pentan-2-ol
Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phenol (C6H5OH) phản ứng được với dung dịch NaOH, tạo ra muối và nước.
B. Phân tử phenol có nhóm –OH.
C. Phân tử phenol có vòng benzen.
D. Phenol có tính bazơ.
Câu 5. Cho các chất: Al, Fe3O4, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Số chất tác dụng được với cả dung
dịch HCl và dung dịch NaOH loãng?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 6. Hợp chất etylamin là
A. Amin bậc II. B. Amin bậc I. C. Amin bậc III. D. Amin bậc IV.
Câu 7. Một este E mạch hở có công thức phân tử C 4H6O2. Thủy phân E trong môi trường axit thu được
sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của E thỏa mãn tính chất trên?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 8. Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm ( ) lần lượt là
A. 13 và 14. B. 14 và 13. C. 12 và 14. D. 13 và 15 .
Câu 9. Saccarozơ và axit fomic đều có phản ứng:
A. Thủy phân trong môi trường axit. B. Với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. Với AgNO3 trong dung dịch NH3. D. Với dung dịch NaCl.
Câu 10. Chất hữu cơ chủ yếu dùng điều chế trực tiếp axit axetic trong công nghiệp hiện nay là:
A. Axetanđehit. B. Etyl axetat. C. Ancol etylic. D. Ancol metylic.
Câu 11. Cho phản ứng:
N2(k) + 3H2(k) → 2NH3(k) ΔH = –92 KJ

Trang 1/5
và các yếu tố: (1) Giảm nhiệt độ; (2) Giảm áp suất; (3) Thêm xúc tác bột sắt; (4) Giảm nồng độ H 2. Số yếu
tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là:
A. 3. B. 1. C. 2. D. 0.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo % về khối lượng của K2O trong phân.
B. Phân đạm cung cấp nitơ cho cây trồng dưới dạng ion NH4+ hoặc NO3–.
C. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo % về khối lượng của kali trong phân.
D. Supephotphat đơn có thành phần chính là Ca(H2PO4)2.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Xesi là kim loại mềm nhất.
B. Đi từ Li đến Cs, nhìn chung nhiệt độ nóng chảy của kim loại giảm dần.
C. Xesi là kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ nhất.
D. Xesi là kim loại có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất.
Câu 14. Công thức phân tử nào sau đây phù hợp với một este no, mạch hở?
A. C12H16O10. B. C10H20O4. C. C11H16O10. D. C13H15O13.
Câu 15. Cho 4,5 gam amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 8,15
gam muối. Tên gọi của X là:
A. Alanin. B. Đietyl amin. C. Đimetyl amin. D. Etyl amin.
Câu 16. Ancol no mạch hở A chứa n nguyên tử C và m nhóm OH trong cấu tạo phân tử. Cho 18 gam A
tác dụng hết với Na cho 4,48 lít H2 (đktc). Mối quan hệ giữa n và m là:
A. 29 m = 14n + 2. B. 35m = 21n + 2. C. 11m = 7n + 1. D. 7m = 4n + 2.
Câu 17. Để bảo quản Na người ta ngâm Na trong:
A. phenol lỏng B. dầu hỏa C. nước D. ancol etylic
Câu 18. Chất không phải axit béo là
A. axit panmitic. B. axit stearic. C. axit oleic. D. axit axetic.
Câu 19. Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch
Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ
từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 15,6 B. 19,5 C. 27,3 D. 16,9
Câu 20. Bố trí một sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ:

Biết rằng ở bình (2) có các điều kiện phản ứng đầy đủ và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sản phẩm và khí dư
đều thoát hết khỏi bình (1). Hiệu suất của phản ứng hợp nước trong bình (1) là
A. 80%. B. 90%. C. 75%. D. 25%.
Trang 2/6
Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở cần dùng 1,11 mol O 2, sản phẩm cháy
gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 97 gam kết tủa; đồng thời khí thoát ra
có thể tích là 3,36 lít (đktc). Nếu đun nóng lượng X trên với dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam hỗn
hợp Y gồm 4 muối của Gly, Ala, Val và Glu. Biết độ tan của N 2 trong nước không đáng kể. Giá trị của m
là:
A. 45,32 B. 44,52 C. 42,46 D. 43,34
Câu 22. Có những nhận xét sau:
a. Từ Na2SO4 cần tối thiểu ba phản ứng hóa học để điều chế kim loại natri.
b. Có thể điều chế Cu bằng phương pháp thủy luyện, phương pháp nhiệt luyện và phương pháp điện
phân.
c. Vai trò của criolit là chất xúc tác trong quá trình sản xuất nhôm bằng cách điện phân nóng chảy
Al2O3.
d. Trong pin điện hóa cũng như trong điện phân, ở anot xảy ra quá trình khử, catot xảy ra quá trình oxi
hóa.
e. Nối thanh Cu với thanh Zn bằng dây dẫn rồi nhúng vào dung dịch HCl thì khí thoát ra chủ yếu ở
thanh Zn.
f. Các kim loại kiềm là các chất rắn, màu trắng, dễ nóng chảy, dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
g. Các hợp kim thường dẫn điện tốt hơn so với các kim loại.
h. Tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim khác nhiều so với kim loại tạo thành hợp kim.
i. Tính dẫn điện của các kim loại giảm dần theo thứ tự Ag, Au, Cu, Al.
k. Gang xám chứa ít cacbon, rất ít silic, chứa nhiều xementit (Fe 3C). Gang xám rất cứng và giòn, chủ
yếu dùng để luyện thép. Số nhận xét đúng là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 23. Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm axit no, mạch hở, đơn chức và este no, mạch hở, đơn chức luôn
thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Phân tử khối của hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C, H, O luôn là số chẵn.
(c) Số nguyên tử hiđro trong phân tử amin luôn là số lẻ.
(d) Dung dịch fructozơ bị oxi hóa bởi H2 (xúc tác Ni, t°) tạo ra sobitol.
(e) Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc vì phân tử không có nhóm -OH hemiaxetal.
(f) Este tạo bởi axit no, 2 chức, mạch hở và ancol no, hai chức, mạch hở luôn có công thức dạng
.
(g) Đa số các polime dễ tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete, xăng.
(h) Các amino axit là các chất lỏng, có nhiệt độ sôi cao.
(i) Anilin có tên thay thế là phenylamin.
(k) Đường mía, đường củ cải, đường thốt nốt, đường mạch nha đều có thành phần chính là saccarozơ.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 24. Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, phân tử có cùng số nguyên tử
cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít khí O 2 ở đktc, thu được 10,08 lít CO 2 (đktc)
và 7,2 gam H2O. Mặt khác, m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,15 mol hỗn hợp
ancol. Giá trị của V gần nhất với:
A. 11,8 B. 12,9 C. 24,6 D. 23,5

Trang 3/6
Câu 25. Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic (C 3H5OH). Đốt cháy hoàn toàn 0,75
mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ
khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br 2 0,1M. Giá trị
của V là
A. 0,6. B. 0,5. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 26. Hòa tan hết 25 gam hỗn hợp X gồm Cu và các oxit sắt (trong hỗn hợp X oxi chiếm 16,8% về
khối lượng) cần vừa đúng dung dịch hỗn hợp A chứa b mol HCl và 0,25 mol HNO 3 thu được 1,68 lít NO
(đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch
AgNO3 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung
dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị gần nhất với m là:
A. 90. B. 100. C. 110. D. 80.
Câu 27. Sục 6,16 lít CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch chứa NaOH x (mol/l) và Na 2CO3 y (mol/l) thu được
dung dịch X. Cho từ từ 200 ml dung dịch chứa HCl 1M và H 2SO4 0,3M vào dung dịch X thu được 2,688
lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho Ba(OH) 2 dư vào dung dịch Y thu được 59,29 gam kết tủa. Tỉ lệ x :
y là gần nhất với:
A. 4,1. B. 5,1. C. 3,1. D. 2,1.
Câu 28. Dung dịch X chứa FeCl3 và CuCl2 có cùng nồng độ mol. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng
điện cực trơ tới khi khối lượng catot tăng 12,4 gam thì dừng điện phân, lúc đó ở anot thoát ra V lít khí
(đktc). Cho AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân thu được 39,5 gam kết tủa. Nhúng thanh catot vào
dung dịch HCl thấy khí thoát ra. Giá trị của V là?
A. 7,056 lít. B. 6,160 lít. C. 6,384 lít. D. 6,720 lít.
Câu 29. Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Fe xOy, CuO và Cu vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được
dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với dung dịch
AgNO3 dư thu được 102,3 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:
A. 22,7. B. 34,1. C. 29,1. D. 27,5.
Câu 30. Cho 14,58 gam hỗn hợp X gồm chất béo Y và axit béo Z (trong đó Y được tạo từ glixerol và axit
Z) tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH, thu được 0,92 mol glixerol. Khối lượng phân tử của axit Z
(g/mol):
A. 239 B. 284 C. 256 D. 282
Câu 31. Hợp chất X mạch hở tạo bởi axit cacboxylic Y và ancol đa chức Z. Đốt cháy hoàn toàn Y thu
được 1,792 lít CO2 và 1,44 gam nước. Lấy 0,15 mol Z vào bình chứa Na dư, kết thúc phản ứng sinh ra
3,36 lít H2; đồng thời khối lượng bình tăng 11,1 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp E chứa X, Y,
Z cần 5,376 lít O2, thu được 4,704 lít CO2 và 3,6 gam nước. Các khí đo đktc. Phần trăm khối lượng của Y
trong E là:
A. 11,63% B. 23,26% C. 17,44% D. 21,51%
Câu 32. X, Y là 2 axit cacboxylic đều no và mạch hở (M X < MY). Đốt cháy a mol X cũng như Y đều thu
được a mol H2O. Z và T là 2 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác. Đun hỗn hợp E chứa X,
Y, Z, T với 240 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 16,14 gam hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp F gồm 2 ancol
kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt toàn bộ F thu được 5,824 lít CO 2 (đktc) và 7,92 gam nước. % khối
lượng của Y trong E gần nhất với:
A. 8%. B. 6%. C. 10%. D. 12%.
Câu 33. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.

Trang 4/6
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
(5) Điện phân dung dịch KNO3 với điện cực trơ, có màng ngăn.
(6) Điện phân dung dịch Fe2(SO4)3 đến khi catot có khí thoát ra.
(7) Cho Na vào dung dịch MgSO4.
(8) Nhiệt phân Hg(NO3)2.
(9) Nhiệt phân AgNO3.
(10) Dẫn khí H2 qua Cr2O3 nung ở nhiệt độ cao.
(11) Sục khí H2S vào dung dịch AgNO3.
(12) Cho Zn dư vào dung dịch CrCl3. Số thí nghiệm có tạo thành kim loại là:
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 34. Hỗn hợp E chứa 2 axit cacboxylic và 1 este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa
nhóm chức khác. Đốt cháy 25,48 gam E cần dùng 0,73 mol O 2 thu được 7,92 gam nước. Hiđro hóa hoàn
toàn 25,48 gam E thu được hỗn hợp F. Đun nóng F với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol Z có
khối lượng 7,36 gam và 2 muối X, Y có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 (M X < MY). Đun nóng 2 muối với vôi tôi
xút thu được 4,704 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 15,5/3. Phần trăm khối lượng của axit
có khối lượng phân tử lớn trong E là:
A. 11,582%. B. 11,384%. C. 13,423%. D. 11,185%.
Câu 35. Hợp chất X (chứa C, H, O, N) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác
dụng với axit vừa tác dụng với kiềm. Trong X, % khối lượng của nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,449%;
7,865%; 15,73%. Khi cho 4,45 g X phản ứng hoàn toàn với NaOH (đun nóng) được 4,85 g muối khan.
Nhận định nào về X sau đây không đúng:
A. X là hợp chất no, tạp chức. B. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 1.
C. X là đồng đẳng của glyxin. D. Phân tử X chứa 1 nhóm este.
Câu 36. Cho hỗn hợp X gồm CuO và NaOH có tỉ lệ số mol 1:1 tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp
HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp muối trung hòa. Điện phân dung
dịch Y với điện cực trơ, màng ngăn xốp cường độ I = 2,68A đến khi khối lượng dung dịch giảm 20,225
gam mất t giây thì dừng lại, thu được dung dịch Z. Cho m gam Fe vào dung dịch Z sau khi phản ứng kết
thúc thu được 0,9675m gam hỗn hợp 2 kim loại. Hiệu suất điện phân 100%. Giá trị của t gần nhất với:
A. 11542. B. 12654. C. 12135. D. 11946.
Câu 37. Khi sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol của CO 2 như trên. Khối lượng kết tủa cực
đại là:
Trang 5/6
A. 6 gam. B. 6,5 gam. C. 5,5 gam. D. 5 gam.
Câu 38. Cho hỗn hợp E gồm tripeptit X có dạng Gly-M-M (được tạo nên từ các α-amino axit thuộc cùng
dãy đồng đẳng), amin Y và este no, hai chức Z (X, Y, Z đều mạch hở, X và Z cùng số nguyên tử cacbon).
Đun m gam E với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần rắn chỉ chứa ba muối
và 0,04 mol hỗn hợp hơi T gồm ba chất hữu cơ có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 24,75. Đốt toàn bộ muối trên
cần 7,672 lít O2 (đktc), thu được 5,83 gam Na2CO3 và 15,2 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối
lượng của Y trong E là:
A. 11,345%. B. 12,698%. C. 12,720%. D. 9,735%.
Câu 39. Peptit X CxHyOzN6 mạch hở tạo bởi một α-amino axit no chứa 1 nhóm -NH 2 và 1 nhóm -COOH.
Để phản ứng hết 19g hỗn hợp E chứa X, este Y (C nH2n-2O4) và este Z (CmH2m-4O6) cần 300 ml dung dịch
NaOH 1M thu được hỗn hợp muối và 2 ancol có cùng số cacbon. Lấy toàn bộ hỗn hợp muối nung với vôi
tôi xút được hỗn hợp F chứa 2 khí có tỉ khối so với H 2 là 3,9. Đốt cháy 19 g E cần 0,685 mol O 2 thu được
9,72 g H2O. Biết X, Y đều là este thuần chức. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với:
A. 19%. B. 23%. C. 28%. D. 32%.
Câu 40. Hỗn hợp H gồm 3 este mạch hở X, Y, Z. Trong đó M X < MY < MZ. Y, Z có cùng số liên kết C=C
và đều được tạo từ các axit cacboxylic thuần chức và ancol. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol H thu được 3,78
gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 0,06 mol H cần 0,672 lít H 2 (đktc), đem sản phẩm thu được tác dụng vừa
đủ với dung dịch NaOH thì được dung dịch M chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp F gồm 2 ancol có cùng số
cacbon. Cho F tác dụng với Na dư thấy có 0,784 lít khí thoát ra ở đktc. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Phần trăm khối lượng của Y trong H gần nhất với:
A. 34,2%. B. 36,7%. C. 35,3%. D. 32,1%.

Trang 6/6
ĐÁP ÁN
1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. B 7. D 8. A 9. A 10. D
11. B 12. B 13. C 14. A 15. D 16. A 17. B 18. D 19. D 20. A
21. B 22. C 23. C 24. D 25. B 26. B 27. B 28. B 29. C 30. B
31. B 32. B 33. C 34. D 35. A 36. A 37. A 38. B 39. A 40. C
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án D
A. Zn tan được trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. ⇒ Loại.
B. Fe không bền trong không khí ở nhiệt độ thường, dễ bị ăn mòn, hóa gỉ sắt. ⇒ Loại.
C. Cr thuộc nhóm kim loại nặng ⇒ Loại.
D. Al có đầy đủ các đặc điểm đã nêu: nhẹ, bền trong không khí ở nhiệt độ thường (tạo lớp màng oxit
nhôm bền, bảo vệ kim loại bên trong khỏi sự ăn mòn); tan được trong dung dịch NaOH nhưng không tan
trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
Kiến thức cần nhớ
Các kim loại như Al, Fe, Cr không phản ứng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội
Câu 2. Chọn đáp án D
Chọn dung dịch nước brom để phân biệt 2 khí SO2 và CO2:
+ Khí SO2 làm mất màu nước brom.
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
+ Khí CO2 không làm mất màu nước brom.
- HCl đều không phản ứng với 2 khí.
- NaOH đều phản ứng với 2 khí tạo dung dịch không màu, không có điểm khác biệt.
- Nước vôi trong đều phản ứng với 2 khí tạo kết tủa trắng.
⇒ Không dùng được 3 chất trên để phân biệt 2 khí.
Câu 3. Chọn đáp án B
A. propan-1-ol: CH3CH2CH2OH
B. butan-1-ol: CH3(CH2)2CH2OH
C. butan-2-ol: CH3CH(OH)CH2CH3
D. pentan-2-ol: CH3CH(OH)CH2CH2CH3
Câu 4. Chọn đáp án D
A đúng. Phương trình phản ứng:
2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2
B và C đúng. CTCT của phenol là C6H5OH
D sai. Phenol có tính acid yếu.
Câu 5. Chọn đáp án A
Các chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng là: Al, NaHCO 3, Fe(NO3)2,
Cr(OH)3.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
9Fe(NO3)2 + 12HCl → 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 3NO + 6H2O
Trang 7/6
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
Câu 6. Chọn đáp án B
Etylamin có CTCT: CH3CH2NH2
Đây là hợp chất amin bậc I.
Câu 7. Chọn đáp án D
Các công thức thỏa mãn là:
HCOOCH2CH=CH2
HCOOCH=CHCH3
HCOOC(CH3)=CH2
CH3COOCH=CH2
Câu 8. Chọn đáp án A
Nhôm: ⇒ Al có 13 hạt proton và 14 hạt notron
Câu 9. Chọn đáp án A
A sai. Axit fomic không bị thủy phân trong môi trường acid.
B đúng. Saccarozơ có nhiều nhóm –OH gắn với C liền kề nên tạo phức được với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ
thường.
2HCOOH + Cu(OH)2 → (HCOO)2Cu + 2H2O
C đúng. Saccarozơ là đường không khử, không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
D đúng. Cả 2 chất đều không phản ứng với NaCl.
Câu 10. Chọn đáp án D.
Ancol metylic dùng để điều chế trực tiếp axit axetic trong công nghiệp hiện nay.
Kiến thức cần nhớ
Các phương pháp điều chế acid acetic:
- Lên men giấm là phương pháp cổ nhất, hiện nay chỉ dùng để sản xuất giấm ăn.
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
- Oxi hóa acetaldehyd là phương pháp điều chế hay dùng trước kia:
2CH3CHO + O2 2CH3COOH
- Không điều chế từ ethyl acetat vì cho hiệu suất rất thấp
- Đi từ methanol và CO nhờ xúc tác thích hợp là phương pháp hiện nay hay được dùng nhất vì giá thành
rẻ nhất, cho hiệu suất cao.
CH3OH + CO CH3COOH
Câu 11. Chọn đáp án B
(1) Giảm nhiệt độ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận vì phản ứng thuận thu nhiệt (ΔH < 0).
(2) Giảm áp suất làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch để làm tăng số mol khí, tăng áp suất chung
của hệ.
(3) Thêm xúc tác bột sắt không làm chuyển dịch cân bằng vì làm tăng tốc độ cả phản ứng thuận và phản
ứng nghịch.
(4) Giảm nồng độ H2 làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận để làm giảm số mol khí H 2. Vậy chỉ có
một yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Trang 8/6
Kiến thức cần nhớ
Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ
phản ứng nghịch.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.
Nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ
bên ngoài như biến đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự
biến đổi đó.
a. Nồng độ: Tăng nồng độ chất tham gia phản ứng → cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận và ngược
lại.
b. Áp suất: Tăng áp suất → cân bằng chuyển dịch về phía có số phân tử khí ít hơn, giảm áp suất cân bằng
dịch về phía có số phân tử khí nhiều hơn.
c. Nhiệt độ: Tăng nhiệt độ → cân bằng chuyển dịch về chiều thu nhiệt, giảm nhiệt độ cân bằng chuyển
dịch về chiều tỏa nhiệt.
Chú ý: ΔH = H2 – H1 nếu ΔH > 0: Thu nhiệt; ΔH < 0: Tỏa nhiệt
Câu 12. Chọn đáp án B
A sai. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo % về khối lượng của P2O5 trong phân.
B đúng. NH4+ và NO3– là 2 dạng ion cung cấp đạm mà dễ tan, cây dễ hấp thu.
C sai. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo % về khối lượng của K2O trong phân.
D sai. Supephotphat đơn có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
Câu 13. Chọn đáp án C
A đúng. Kim loại Cesi mềm như sáp, là kim loại mềm nhất.
B đúng. Đi từ Li đến Cs, bán kính kim loại tăng dần, các nguyên tử dễ tách nhau hơn, nhìn chung nhiệt độ
nóng chảy của chúng giảm dần.
C sai. Liti là kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ nhất (-3,05 V).
D đúng. Kim loại kiềm có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns 1, chúng dễ tách 1 e để tạo cấu hình bền của khí
hiếm, do vậy kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I 1 nhỏ nhất. Trong đó, Cs có bán kính lớn nhất, dễ tách
1 e lớp ngoài nhất nên Cs có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất.
Đăng ký mua để nhận bản word đầy đủ!

ĐĂNG KÝ MUA ĐỂ NHẬN TRỌN BỘ ĐỀ THI


THỬ HÓA HỌC 2019
Bộ 300 đề thi thử THPT quốc gia 2019 Hóa học nguồn từ các sở GD, trường chuyên, các giáo viên nổi tiếng, trung
tâm luyên thi và đâu sách uy tín; 100% file word dành cho giáo viên, có lời giải giải chi tiết, chuẩn cấu trúc mới
của bộ GD
Liên hệ đặt mua: Nhắn tin hoặc gọi điện đến: (Điện thoại/ ZALO): 090.87.06.486
Giao tài liệu qua email trước khi thanh toán đối với khách hàng là giáo viên!
Website: tailieugiaovien.com / tailieudoc.vn

Trang 9/6

You might also like