GP Bàng Quang Niệu Đạo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Mô tả vị trí, kích thước, hình thể - liên quan và cấu tạo của bàng

quang; sự cung cấp mạch


và thần kinh cho cơ quan này.

 BÀNG QUANG

Bàng quang chỉ là một túi cơ chứa nước tiểu nên vị trí, kích thước, hình thể và liên
quan của nó thay đổi theo lượng nước tiểu chứa bên trong và tình trạng của các cơ
quan lân cận.

 Vị trí, dung tích


 Khi rỗng, bàng quang người lớn nằm dưới phúc mạc, trong chậu hông bé, sau xương
mu, trước các tạng sinh dục và trực tràng. Điểm cao nhất của bàng quang không vượt
quá bờ trên xương mu.
 Khi bàng bàng quang căng, nó vượt quá bờ trên xương mu và nằm sau thành bụng
trước.
 Dung tích của bàng quang rất thay đổi, bình thường khi bàng quang chứa 250 - 300
ml nước tiểu thì ta cảm giác muốn đi tiểu. Khi bí đái, bàng quang có thể chứa tới 3 lít.
 Hình thể ngoài và liên quan
 Ở người trưởng thành, bàng quang rỗng gần có hình tứ diện gồm một đỉnh ở trước,
một đáy phía sau-dưới và một thân nằm giữa đỉnh và đáy. Thân bàng quang khi
không chứa nước tiểu gồm 3 mặt: mặt trên và hai mặt dưới-bên. Nơi gặp nhau của
đáy và các mặt dưới-bên của bàng quang là cổ bàng quang
 Mặt trên giới hạn bởi ba bờ: hai bờ bên đi từ đỉnh tới chỗ niệu quản cắm vào bàng
quang, bờ sau là bờ nối đầu sau của hai bờ bên. ở nam. phúc mạc phủ toàn bộ mặt
trẽn, mờ rộng cả lên phần trên của đáy trước khi lật lên phù bóng ống dẫn tinh và túi
tinh rồi quặt lên mặt trước trực tràng, tạo nên túi cùng trực tràng-bàng quang; phúc
mạc từ mặt trên cũng mở rộng sang hai bên vào các hố cạnh bàng quang và ra trước
vào nếp rốn giữa. Mặt trên bàng quang nam tiếp xúc với đại tràng sigma và các khúc
hồi tràng cuối cùng, ở nữ, phúc mạc phủ gần tới tới bờ sau của mặt trên thì lật lên phủ
mặt bàng quang của tử cung bắt đầu từ ngang chỗ nối giữa thân và cổ tử cung, tạo nên
túi cùng bàng quang-tử cung. Tử cung đè lên mặt trên bàng quang và cách bàng
quang bằng túi cùng này. Phần sau của mặt trên, được ngăn cách với cổ tử cung bằng
mô liên kết.
 Hai mặt dưới-bên của bàng quang gặp nhau ở phía trước. Mỗi mặt dưới-bên của bàng
quang nam được ngăn cách với xương mu và dây chằng mu tiền liệt ở trước bời khối
mỡ chứa trong khoang sau mu. Đỉnh bàng quang là nơi các mặt dưới-bên và mặt trên
hợp với nhau ở phía trước. Đây là nơi bám của dây chẳng rốn giữa.
 Đáy bàng quang có hình tam giác và hướng về phía sau-dưới. Ở nữ, nó liên quan mật
thiết với thành trước âm đạo; ở nam giới, nó được ngăn cách với trực tràng bằng túi
cùng trực tràng-bàng quang và ờ dưới túi cùng này là các túi tinh và các bóng ống dẫn
tinh. Vùng đáy bàng quang hình tam giác nằm giữa các bóng ống dẫn tinh được ngăn
cách với trực tràng bằng vách trực tràng-bàng quang.
 Cổ bàng quang là nơi thấp nhất và cố định nhất của bàng quang. Ở đây bàng quang
mở vào niệu đạo bởi một lỗ gọi là lỗ niệu đạo trong. Cổ bàng quang nam liên tiếp
thẳng với đáy tuyến tiền liệt; cổ bàng quang nữ liên quan với phần mạc chậu bao
quanh phần trên niệu đạo.
 Câu tạo và hình thể trong
 Từ nông vào sâu, các lớp tạo nên thành bàng quang là áo thanh mạc, tấm dưới thanh
mạc, áo cơ, tấm dưới niêm mạc và áo niêm mạc.
 Áo thanh mạc và tấm dưới thanh mạc là hai lớp của phúc mạc phủ mặt trên bàng
quang; ở phần còn lại cùa bàng quang, các lớp này được thay bằng mô liên kết.
 Áo cơ trơn của thành bàng quang được gọi là cơ bức niệu, riêng cơ ở vùng tam giác
bàng quang được gọi làg các cơ tam giác. Cơ bức niệu cấu tạo bằng các bó cơ xếp
như một lưới phức hợp (phần không phân tầng), ở cổ bàng quang, cơ bức niệu xếp
thành một tàng dọc ngoài, một tầng dọc trong và một tầng vòng ở giữa (phần cổ
bàng quang). Các cơ tam giác bao gồm cơ tam giác nông và cơ tam giác sâu.
 Áo niêm mạc của bàng quang không dính chặt vào áo cơ nên gấp nếp lại khi bàng
quang rỗng, phẳng khi bàng quang căng. Có một vùng niêm mạc, gọi là tam giác
bàng quang, dính chặt vào áo cơ và vì thế luôn luôn phẳng. Tam giác bàng quang
nằm giữa ba lỗ: hai lỗ niệu quản ở hai bên, trên mặt đáy bàng quang, và lỗ niệu đạo
trong ở dưới, tại cổ bàng quang. Ở giữa hai lỗ niệu quản có một gờ niêm mạc gọi là
mào gian niệu quản.
 Mạch máu và thần kinh
 Động mạch. Bàng quang được cấp máu bởi các dộng mạch bùng quang trên và dộng
mạch bùng quang dưới, đều là những nhánh động mạch chậu trong.
 Tĩnh mạch. Các tĩnh mạch bàng quang đổ về đám rối tĩnh mạch bàng quang rồi về
tĩnh mạch chậu trong.
 Thần kinh tách từ đám rối bàng quang, một chi nhánh cùa đám rối hạ vị dưới.

Mô tả vị trí, kích thước, hình thể - liên quan và cấu tạo của niệu đạo; sự cung cấp mạch và
thần kinh cho cơ quan này.

 NIỆU ĐẠO

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Niệu đạo nam có chiều dài lớn
gấp nhiều lần niệu đạo nữ và còn là đường dẫn tinh.

 Niệu đạo nam


 Niệu đạo nam dài khoảng 18-20 cm, đi từ lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang tới lỗ
niệu đạo ngoài ở đỉnh quy đầu. Đường đi của niệu đạo được chia thành bốn đoạn:
đoạn trước tiền liệt, đoạn tiền liệt, đoạn màng và đoạn xốp; niệu đạo có hai chiều
cong khi dương vật mềm.
 Đoạn trước tiên liệt còn được gọi là đoạn nội thành vì đoạn này nằm trong cổ bàng
quang và chỉ tồn tại khi bàng quang đầy. Khi bàng quang đầy, cổ bàng quang đóng lại
và lỗ niệu đạo trong ờ cao hơn đáy tuyến tiền liệt, niệu đạo dài ra 1-1,5 cm. Khi bàng
quang rỗng, cổ bàng quang mờ ra thành hình phễu và lỗ niệu đạo trong đi xuống đến
đáy tuyến tiền liệt, niệu đạo ngắn lại. Cơ trơn quanh cổ bàng quang và đoạn trước tiền
liệt xếp thành một vòng cơ gọi là cơ thắt niệu đạo trong, hay cơ thắt trước tiền liệt,
một cơ vừa có vai trò kiểm soát tiểu tiện vừa ngăn cản sự trào ngược của tinh dịch
vào bàng quang lúc phóng tinh.

 Đoạn tiền liệt dài khoảng 3 cm, chạy qua tuyến tiền liệt từ đáy tuyên cho tới sát trước
đỉnh tuyến, tức là đi gần mặt trước tuyến hơn là mặt sau. Trên thành sau của đoạn này
có một mào giữa, gọi là mào niệu đạo, nhô vào lòng niệu đạo. ơ môi bên của mào
niệu đạo có một chỗ lõm nông gọi là xoang tiền liệt; sàn của xoang có lỗ của các ống
tuyến tiền liệt. Ở khoảng giữa chiều dài của mào niệu đạo lại có một chô nhô lên gọi
là gò tinh, tại đây có lỗ mở ra của túi bầu dục tuyến tiền liệt ờ giữa và các lỗ của các
ống phóng tinh ở hai bên. Ở đoạn trên gò tinh của niệu đạo tiền liệt, tầng cơ vòng của
áo cơ cũng tạo nên cơ thắt liên tiếp với cơ thắt đã tả ờ đoạn trước tiền liệt.
 Đoạn màng còn được gọi là đoạn niệu đạo trung gian vì nó đi từ chỗ ra khỏi tuyến
tiền liệt tới hành dương vật và không chỉ đi qua màng đáy chậu. Đoạn này chạy theo
một đường cong lõm ra trước và xuyên qua màng đáy chậu ở sau dưới khớp mu
khoảng 2,5 cm. Vì phân sau cua hành dương vật dính sát màng đáy chậu trong khi
phần trước lại chạy xa màng đáỵ chậu, phần dưới màng đáy chậu của thành trước của
niệu đạo không tiếp giáp cả với màng đáy chậu và hành dương vật. Thành trước của
niệu đạo màng dài 2 cm trong khi thành sau chỉ dài 1,2 cm. Ngoài áo cơ trơn mỏng,
còn có lớp cơ vân bọc ở ngoài niệu đạo màng, tạo nên cơ thắt niệu đạo ngoài. Cơ thắt
này còn lấn vào cả phần xa của niệu đạo tiền liệt. Đoạn màng là đoạn ngắn nhất, khó
giãn nhất và hẹp nhất của niệu đạo (trừ lỗ niệu đạo ngoài).
 Đoạn xốp là phần niệu đạo nằm trong vật xốp dương vật, đi từ đầu dưới của đoạn
màng tới lỗ niệu đạo ngoài và có thể dài tới 15 cm. Bắt đầu từ dưới màng đáy chậu,
lúc đầu đoạn này tiếp tục đi theo chiều cong ra trước của niệu đạo màng tới trước bờ
dưới khớp mu. Từ đây, khi dương vật mềm, niệu đạo cong xuống dưới ở phần tự do
(di động) của dương vật. Nó giãn to ở chỗ bắt đầu như là hố nội hành rồi lại giãn rộng
ở quy đầu thành hố thuyền. Tuyến hành niệu đạo đổ vào niệu đạo xốp ở dưới màng
đáy chậu khoảng 2,5 cm. Niêm mạc niệu đạo màng có nhiều lỗ của các tuyến niệu
đạo và các hốc niệu đạo. Lỗ của các hốc hướng ra trước và có thê chặn đầu của
cathether. Hốc lớn nhất nằm ở thành trên của hố nội hành.
 Về phương diện thực hành, niệu đạo còn được chia làm 2 đoạn: đoạn di động là đoạn
nằm trong thân dương vật, đoạn cố định là phần còn lại.
 Hình thể trong và cấu tạo. Như đã mô tả ở từng đoạn, niệu đạo có ba chỗ phình là
xoang tiền liệt, hố nội hành và hố thuyền. Những chỗ hẹp của niệu đạo là lỗ niệu đạo
ngoài và đoạn màng. Thành niệu đạo được cấu tạo bằng hai lớp áo: áo niêm mạc và
áo cơ. Những đặc điểm của các lớp áo này đã được nêu ở trên. Mô chun nằm dưới
niêm mạc niệu đạo làm cho nó có khả nãng chun giãn lớn.

Mạch và thần kinh

 Động mạch. Niệu đạo được nuôi dưỡng bởi nhiều nhánh nhỏ xuất phát từ động mạch
bàng quang dưới, động mạch trực tràng giữa, động mạch hành dương vật...
 Tĩnh mạch. Máu tĩnh mạch ở niệu đạo đổ về tĩnh mạch thẹn trong.
 Bạch mạch. Bạch mạch từ niệu đạo tiền liệt và niệu đạo màng đổ vào các hạch dọc
động mạch thẹn trong rồi vào các hạch dọc theo động mạch chậu trong. Bạch mạch
phần xốp đổ vào hạch bẹn sâu.
 Thần kinh. Niệu đạo do các nhánh từ đám rối tiền liệt và thần kinh thẹn chi phối.
 Niệu đạo nữ
Đường đi
 Niệu đạo nữ ngắn hơn so với niệu đạo nam, dài khoảng 3 - 4 cm, đi từ cổ bàng quang
qua đáy chậu tới tận hết ớ lỗ niệu đạo ngoài ở tiền đình âm đạo.
Phân đoạn và liên quan

 Niệu đạo nữ hoàn toàn cố định, tương ứng phần cố định ờ nam giới, gồm 2 đoạn là
đoạn chậu hông và đoạn đáy chậu.
 Đoạn chậu hông: cũng có cơ thắt trơn niệu đạo.
 Đoạn đáy chậu: chọc qua màng đáy chậu và có cơ thắt vân niệu đạo. Lỗ niệu đạo
ngoài ở tiền đình âm đạo là nơi hẹp nhất của niệu đạo, nằm sau âm vật khoảng 2,5 cm
và trước lỗ âm đạo.

You might also like