Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ÔN TẬP HÓA 12

Câu 1. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Số phát biểu đúng là
Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2%
Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống 2-3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 3 – 4 giọt etanol, vào ống thứ hai 3 – 4 giọt glixerol, vào
ống thứ ba 2 ml dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ cả ba ống nghiệm.
(a) Kết thúc bước 2, Trong cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xanh của Cu(OH)2
(b) Ở bước 2, có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH
(c) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ ba: glucozơ đã phản ứng với Cu(OH)2 cho phức đồng glucozơ
Cu(C6H10O6)2
(d) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ 1 và thứ 2 đều có hiện tượng: Kết tủa bị tan ra cho dung dịch
màu xanh lam.
(e) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ 2 tạo ra chất [C3H5(OH)2O]2Cu (đồng(II) glixerat)
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 2. Chất hữu cơ X mạch hở có công thức C6H8O4. Số phát biểu đúng là
(1) X + NaOH → Y + Z + T (2) Y + H2SO4 → Na2SO4 + E
(3) Z (H2SO4 đặc, 170°C) → F + H2O (4) Z + CuO → T + Cu + H2O
(a) T dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa phenolfomanđehit.
(b) Trong y tế, Z được dùng để sát trùng vết thương.
(c) T vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(d) E có công thức CH2(COOH)2
(e) X có đồng phân hình học.
(g) Oxi hoá không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại sản xuất T.
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 3. Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng là
(a) Hỗn hợp Ba và Al2O3 (tỷ lệ mol tương ứng 2: 3) tan hết trong nước dư.
(b) Đun nóng dung dịch Ba(HCO3)2 có xuất hiện kết tủa.
(c) Phèn chua được dùng là chất cầm màu trong ngành nhuộm vải
(d) Kim loại Cu oxi hóa được Ag+ trong dung dịch.
(e) Miếng gang để trong không khí ẩm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học
(g) Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài.
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 4. Tiến hành thí nghiệm: Số nhận định đúng là
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%
Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến sôi trong khoảng 1 phút.
(a) Ở bước 2 xảy ra hiện tượng đông tụ lòng trắng trứng, phần đông tụ có màu trắng
(b) Ở bước 2, thay vì đun nóng, ta nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 đậm đặc vào ống nghiệm thì lòng
trắng trứng không bị đông tụ
(c) Hiện tượng đông tụ cũng xảy ra khi thay dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch thịt cua
(giã cua sau khi đã bỏ mai, cho nước vừa đủ, vắt lấy nước lọc).
(d) Sau khi ăn hải sản không nên ăn liền trái cây như hồng, nho, lựu,… Trong các trái cây này
thường có chứa nhiều axit tannic, khi gặp protein trong hải sản sẽ tạo nên hiện tượng đông đặc và
sinh ra những chất khó tiêu hóa.
(e) Hải sản có vỏ không nên dùng chung với những trái cây chứa nhiều vitamin C. Bởi các loại hải
sản này rất giàu asen, khi gặp vitamin C trong trái cây asen lập tức biến đổi và gây ra độc tố.
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 5. Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của glucozơ theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1 ml dung dịch NaOH
10%.
Bước 2: Gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2.
Bước 3: Cho thêm vào đó 2 ml dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng là
(a) Sau bước 3, thu được dung dịch có màu xanh lam.
(b) Trong thí nghiệm trên glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic.
(c) Nếu thay dung dịch glucozơ bằng dung dịch saccarozơ thì sau bước 3, Cu(OH)2 không bị hòa
tan.
(d) Mục đích của thí nghiệm trên để xác định một phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH.
(e) Sau bước 3, trong ống nghiệm có chứa phức đồng glucozơ (C6H12O6)2Cu.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 6. Hỗn hợp khí E ở điều kiện thường gồm hai amin và một hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn
0,2 mol E cần vừa đủ 0,54 mol O2, toàn bộ sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O và N2 được
dẫn qua bình đựng dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 21,88 gam, đồng thời có
1,232 lít khí (đktc) bay ra. Công thức của hiđrocacbon trong E là
A. C2H4 B. C3H6 C. C2H6 D. C4H8
Câu 7.Tiến hành các bước thí nghiệm như sau: Số nhận định đúng là
Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều
đến khi thu được dung dịch đồng nhất.
Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.
Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3
dư, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
(a) Sau bước 1, trong cốc thu được một loại monosaccarit.
(b) Phản ứng xảy ra trong bước 1 là phản ứng thuận nghịch
(c) Có thể thay dung dịch H2SO4 70% bằng dung dịch H2SO4 98%
(d) Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.
(e) Trong bước 3, có thể thay việc đun trên ngọn lửa đèn cồn bằng cách ngâm trong cốc nướcnóng.
(f) Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm -OH.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8. Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng là
(a) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt nóng.
(b) Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp benzen và anilin.
(c) Dung dịch mật ong có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Nhỏ dung dịch iot vào mặt cắt quả chuối xanh, thấy xuất hiện màu xanh tím.
(e) Dầu thực vật và dầu bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 9. Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H8O4 thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau
X + NaOH → Y + Z + T Z → F + H2O (H2SO4 đặc, 170°C)
Z + CuO → T + Cu + H2O Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng là
(a) Từ T điều chế trực tiếp được CH3COOH. (b) Z được dùng để pha chế chất sát khuẩn.
(c) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y, thu được 5 mol sản phẩm.
(d) X có đồng phân hình học. (e) Oxi hóa F là phương pháp hiện đại để sản xuất T.
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 10. Hỗn hợp X gồm một anken, một ankin, một amin no, đơn chức (trong đó số mol của
ankin lớn hơn anken). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp trên bằng O2 vừa đủ thu được 0,86
mol CO2, H2O, N2. Ngưng tụ thì thấy hỗn hợp khí còn lại là 0,4 mol. Công thức của anken, ankin
lần lượt là
A. C2H4 và C3H4 B. C2H4 và C4H6 C. C3H6 và C3H4 D. C3H6 và C4H6
Câu 11. Cho các phát biểu sau : Số phát biểu đúng là
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(b) Nước ép của quả nho chín có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
(d) Oxi hóa glucozơ thu được sobitol.
(e) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai
(g) Tơ nilon-6,6 chứa liên kết peptit, còn tơ olon không chứa liên kết peptit.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng là
(1) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa .
(2) Trong tự nhiên, glucozơ có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong chuối chín .
(3) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói .
(4) Polietilen là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách
điện, ống dẫn nước, vải che mưa ...
(5) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khử mùi khai khó chịu, độc .
(6) Các amino axit thiên nhiên (hầu hết là a - aminoaxit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên
các loại protein của cơ thể sống.
A. 3. B. 4. C.2. D. 5.
Câu 13. Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở, đơn chức, bậc III) và hai ankin. Đốt hết 0,15 mol E
cần 0,5 mol O2, thu được N2, CO2 và H2O. Dẫn hết sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH
đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 20,8 gam. Khối lượng của amin X trong 10,72 gam hỗn hợp E là
A. 3,54 gam B. 2,36 gam C. 4,72 gam D. 7,08 gam
Câu 14. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Số phát biểu đúng là
Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 3-4 giọt CuSO4 2% .
Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2-3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc đều.
Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 2 ml dung dịch glucozơ 1% , vào ống thứ hai 2 ml dung
dịch saccarozơ 1%, vào ống nghiệm thứ ba 2 ml dung dịch lòng trắng trứng.
(1) Ở bước 3, trong cả 3 ống nghiệm đều có hiện tượng kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh
lam.
(2) Kết thúc bước 2, trong cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xanh của Cu(OH)2
(3) Sau bước 3, trong ống nghiệm thứ ba xuất hiện màu tím đặc trưng.
(4) Ở bước 2 có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.
A. 4. B. 3. C.1. D. 2.
Câu 15. Cho các phát biểu sau: Số phát biểu sai là
(a) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên
(b) Oxi hóa glucozơ bằng hiđro có Ni làm xúc tác thu được sobitol
(c) Dầu mỡ sau khi rán, có thể dùng để tái chế thành nhiên liệu
(d) Ứng với công thức phân tử C3H7NO2 có 2 α-amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau
(e) Các este đơn chức đều phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1:1
(g) Có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để phân biệt các dung dịch glucozơ, etanol và
lòng trắng trứng
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 16. Cho các sơ đồ chuyển hóa theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E (C9H12O4) + 2NaOH → X1 + X2 + X3 (2) X1 + 2HCl → Y + 2NaCl
(3) X2 + O2 (men giấm) → Z + H2O (4) Z + X3 ⇔ T (C5H10O2) + H2O
Biết chất E là este mạch hở. Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng là
(a) Chất E có đồng phân hình học
(b) Trong thành phần nguyên tử của X1, chỉ có các nguyên tử của 3 nguyên tố
(c) Trong phân tử Y, số nguyên tử oxi gấp 2 lần số nguyên tử hiđro
(d) Có hai công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X3
(e) Chất Z có thể được tạo thành từ CH3OH chỉ bằng 1 phản ứng hóa học
A. 4 B. 2. C. 1 D. 3
Câu 17. Hỗn hợp E gồm amin X (no, đơn chức, mạch hở, bậc hai) và hai ancol Y, Z (Z nhiều hơn
Y một nguyên tử cacbon và số mol của Y gấp 1,5 lần số mol của X). Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol
hỗn hợp E cần dùng vừa đủ 0,175 mol O2, thu được 0,11 mol CO2 và 0,18 mol H2O. Phần trăm
khối lượng của Z có trong 0,06 mol E là
A. 17,69. B. 36,92. C. 22,46. D. 20,39.
Câu 18. Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 0,5 ml lòng trắng trứng gà, thêm tiếp 2 ml nước cất, dùng đũa thủy
tinh khuấy đều
Bước 2: Thêm 5 ml dung dịch NaOH 30%, lắc nhẹ ống nghiệm
Bước 3: Nhỏ thêm 1-2 giọt dung dịch CuSO4 2%, khuấy đều rồi để yên hỗn hợp khoảng 2-3 phút
Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng là
(a) Sau bước 1, ta thu được dung dịch protein
(b) Sau bước 2, dung dịch chuyển sang màu xanh
(c) Sau bước 3, dung dịch chuyển sang màu tím
(d) Các phản ứng ở bước 3 sẽ xảy ra nhanh hơn nếu đun nóng ống nghiệm
(e) Sau bước 3, màu tím của dung dịch sẽ nhạt dần và dung dịch trở lại không màu
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 19. Hỗn hợp E gồm hai amin X, Y và este Z no đơn chức (phân tử có 3 nguyên tử C). X, Y
đều là 2 amin 2 chức không no cùng dãy đồng đẳng MX<MY. Đốt hết 0,12 mol E thu 0,46 mol
CO2 và 0,53 mol H2O. % khối lượng Z trong E là
A. 36,49. B. 54,32. C. 44,88. D. 47,22.
Câu 20. Cho 1 mol chất X (C6H8O6) mạch hở, tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch,
thu được các chất có số mol bằng nhau lần lượt là Y; Z; T và H2O. Trong đó, Y đơn chức, T có
duy nhất một loại nhóm chức và hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, Y và Z
không cùng số nguyên tử cacbon. Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng là
(a) Phần trăm khối lượng oxi trong Z là 46,67%
(b) Phân tử khối của T là 92
(c) X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn
(d) X không thể tham gia phản ứng tráng bạc
(e) Đun nóng Y với vôi tôi xút thu được H2
A. 2. B. 4. C. 1 D. 3.

You might also like