Bài tập CHƯƠNG 11

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

CHƯƠNG 11

Phần 1: Câu trả lời ngắn


1. Hiệu ứng của sự gia tăng tổng cầu trong mô hình AD-AS nhất quán với đường
Phillips. Sự gia tăng tổng cầu làm dịch chuyển đường AD sang phải, sản lượng
tăng và mức giá tăng. Mức giá tăng sẽ làm tăng tỉ lệ lạm phát. Sản lượng tăng
hàm ý nền kinh tế tạo ra nhiều việc làm hơn, tức là tỷ lệ thất nghiệp thấp
hơn. Do đó, sự dịch chuyển của đường tổng cầu AD dọc theo đường tổng
cung AS ngắn hạn tương ứng với sự di chuyển dọc theo đường Phillips ngắn
hạn.
2. Đường Phillips cho biết mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Đường
tổng cung ngắn hạn cho biết mối quan hệ giữa mức giá và sản lượng. Khi tổng
cầu tăng, mức giá và sản lượng đều tăng. Mức giá tăng hàm ý lạm phát tăng.
Sản lượng tăng hàm ý doanh nghiệp sẽ thuê nhiều lao động hơn, nên tỉ lệ
thất nghiệp âm. Do đó, mô hình hàm ý rằng lạm phát và thất nghiệp có quan
hệ ngược chiều nhau như đường Phillips đã chỉ ra.
3. Cả hai đường đều phản ánh sự phân đôi cổ điển. Đường tổng cung dài hạn
thẳng đứng cho biết, trong dài hạn, nền kinh tế sẽ luôn ở mức sản lượng tự
nhiên cho dù mức giá là bao nhiêu. Mức sản lượng tự nhiên phụ thuốc vào tỉ
lệ thất nghiệp tự nhiên. Đường Phillips thẳng đứng cho biết, trong dài hạn,
nền kinh tế sẽ luôn ở tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (tương ứng với mức sản lượng
tự nhiên)cho dù lạm phát thế nào.
4. Trong ngắn hạn, thất nghiệp sẽ tăng, bởi vì việc cắt giảm cung tiền sẽ di
chuyển nền kinh tế dọc theo đường Phillips. Trong dài hạn, nền kinh tế sẽ
quay trở về tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên vì đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển
xuống dưới khi lạm phát kỳ vọng giảm.
5. Friedman and Phelps dự đoán rằng, theo thời gian, mọi người kỳ vọng lạm
phát sẽ cao hơn nên đường Philllips sẽ dịch chuyển lên trên. Khi điều này xảy
ra, thì thất nghiệp quay trở về mức tự nhiên, nhưng lạm phát cao hơn.
6. a) Khi tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng, cả đường Phillips ngắn hạn và đường
Phillips dài hạn đều dịch chuyển sang phải với tỉ lệ lạm phát dự kiến vẫn duy
trì ở mức ban đầu.
b) Khi giá dầu nhập khẩu giảm, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang
phái, dẫn tới đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển xuống dưới. Đường Phillips
dài hạn không bị ảnh hưởng vì sự sụt giảm giá dầu nhập khẩu không làm thay
đổi tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
c) Sự gia tăng chi tiêu chính phủ làm dịch chuyển đường tổng cầu lên trên,
nền kinh tế di chuyển lên trên dọc theo đường Phillips ngắn hạn.
d) Nếu lạm phát dự kiến giảm, đường Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển xuống
dưới. Đường Phillips dài hạn không thay đổi vị trí do tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên
không thay đổi.
7. Tỉ lệ hy sinh cho biết phần trăm sản lượng mất đi để giảm lạm phát 1 điểm
phần trăm. Tỉ lệ hy sinh là 2,5 nên nước này muốn giảm lạm phát từ 20%
xuống còn 4%, thì sản lượng phải giảm đi 2,5x16%=40%
8. Đường Phillips dốc xuống hàm ý rằng nếu chính phủ hành động để giảm lạm
phát thì thất nghiệp sẽ tăng. Thất nghiệp tăng dẫn tới sản lượng giảm. Do đó,
đường Phillips hàm ý rằng việc giảm lạm phát đòi hỏi phải giảm sản lượng,
tức là tỉ lệ hy sinh là số dương.
9. Nếu lạm phát vẫn giữ ở mức thấp, thì cuối cùng đường Phillips ngắn hạn sẽ
dịch chuyển sang trái cho đến khi nó cắt đường Phillips dài hạn tại điểm có tỉ
lệ lạm phát thực tế bằng tỉ lệ lạm phát kỳ vọng.
10. Ở nước có tỉ lệ lạm phát dự kiến đang và sẽ ở mức cao, thì việc cắt giảm cung
tiền sẽ làm giảm bớt lạm phát, nhưng điều đó cũng sẽ làm tăng thất nghiệp
và giảm sản lượng. Mọi người càng tin tưởng vao chính sách cắt giảm lạm
phát, thì lạm phát dự kiến của họ càng thấp. Khi kỳ vọng về lạm phát giảm,
đường Phillips dịch chuyển sang trái và khi đó, tương ứng với mỗi tỉ lệ thất
nghiệp, lạm phát sẽ ở mức thấp hơn.
Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm
1d 2a 3a 4c 5a 6d 7a 8c 9a 10d
11c 12d 13b 14a 15a 16a 17b 18c 19b 20b
21d 22b 23c 24a 25a 26a 27d 28d 29a 30d
31a 32a 33b 34a 35c 36b 37d 38b 39b 40c
41b 42a 43a 44b 45a 46d 47d 48c 49a 50c

You might also like