Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đến với chủ đề thứ nhất của bảo tàng, chúng ta sẽ được giới thiệu về thời thơ ấu cũng

như những bước đầu tiên trên con đường hoạt động cách mạng của Người với hơn 110
hình ảnh, hiện vật, tài liệu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong gia đình nhà Nho yêu nước, tại làng
Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi được gọi là “Địa linh
nhân kiệt”. Thân phụ của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc - đỗ Phó bảng năm 1901, tuy
làm quan nhưng cụ vẫn sống thanh bạch, khiêm tốn, thương người nghèo. Với tư
tưởng yêu nước tiến bộ và nhân cách cao thượng của cụ đã ảnh hưởng sâu sắc đến
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thế nhưng Người lại được khai tâm bởi thân mẫu, bà Hoàng
Thị Loan, bằng những bài dạy con bằng chữ Nho và những triết lý ở đời đầu tiên trước
tuổi cắp sách đến trường. Thuở còn nhỏ, kinh tế gia đình phụ thuộc vào việc dạy học
của cụ Nguyễn Sinh Sắc và dệt thuê của bà Hoàng Thị Lan nên khá khó khăn. Chính
vì vậy mà người thấm thía vô cùng nỗi khổ của những người dân ngày ngày phải chịu
cảnh đọa đày từ những tên ngoại quốc luôn miệng nêu cao tự do, dân chủ.

Trước năm 5 tuổi, Người lấy tên Nguyễn Sinh Cung, sống trong sự chăm sóc đầy tình
thương của gia đình. Đến năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển đến
sống ở Huế. Năm 1901, sau khi bà Hoàng Thị Lan qua đời, Người theo cha trở về lại
Nghệ An, đổi tên thành Nguyễn Tất Thành, tích cực học chữ Hán và theo cha đi một
số nơi, học thêm nhiều điều. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha trở lại Huế, thời
gian đầu Người học tập tại trường tiểu học Pháp - Việt, sau vào trường Quốc học Huế.
Tháng 6/1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định, đến tháng 8/1910 lại vào
Phan Thiết, tiếp nối con đường dạy học của cụ Sinh Sắc tại trường Dục Thanh. Đến
tháng 02/1911, Nguyễn Tất Thành đặt chân đến mảnh đất Sài Gòn.

Lúc bấy giờ, Sài Gòn là thành phố phát triển bậc nhất nước ta, vì vậy mà Nguyễn Tất
Thành được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin đa dạng, dần dần hình thành nên quyết
định ra đi tìm đường cứu nước của Người. Còn việc Người chọn nghề phụ bếp trên tàu
Đô đốc Latutso Torevin cũng có tính mục đích rất rõ ràng, bởi chỉ trên chiếc tàu viễn
dương, người thanh niên yêu nước này mới có điều kiện đến nhiều nước khác nhau.
Một điều khâm phục và ngạc nhiên, đó là Nguyễn Tất Thành - Văn Ba đi tìm đường
cứu nước bằng hai bàn tay trắng. Người cũng lường trước được sự mạo hiểm và khó
khăn nên đã rủ một số bạn cùng đi. Nhưng đến cuối cùng thì chẳng ai dám đối mặt với
những khó khăn choáng ngợp trước mắt và đều băn khoăn hỏi Người những câu hỏi
rất thiết thực: “Đi bằng cách nào? Lấy gì mà sống?...” - Người giơ hai bàn tay trả lời,
tất cả là ở đây.

Suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Người đã đi qua khoảng 30 quốc gia, vô số thành
phố, vượt qua muôn ngàn khó khăn, chông gai, làm rất nhiều nghề để kiếm sống, để
tiếp tục con đường đang dang dở với quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi,
độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những gì tôi
hiểu”.
Đặc biệt khi sang các nước phương Tây, sang Pháp, Người đã dừng chân khá lâu,
Người muốn xem ở “sào huyệt” của mình thì kẻ thù làm thế nào. Chàng thành niên ấy
hòa mình vào cuộc sống người lao động, làm bất cứ việc gì để sống và hoạt động như
phục vụ, phụ bếp, chụp ảnh, làm vườn, vẽ thuê,...
Trên cơ sở trải nghiệm đó Người đã rút ra kết luận có tính chất nền tảng đầu tiên: “Ở
đâu đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột, áp
bức” và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người
bóc lột và giống người bị bóc lột”. Cũng từ đó đã giúp người thanh niên Nguyễn Tất
Thành nhận thức được rằng: “Nhân dân lao động trên toàn thế giới cần đoàn kết lại để
đấu tranh chống kẻ thù chung là giai cấp thống trị; cùng nhau thực hiện nguyện vọng
chung là độc lập, tự do”. Từ những nhận biết căn bản đó càng làm thôi thúc người
thanh niên yêu nước một lòng quyết tâm tìm ra con đường giải phóng mà anh đã từng
nung nấu, ấp ủ từ ngày rời Tổ quốc.

Năm 1917, chiến thắng của Cách mạng Tháng Mười Nga đã có ảnh hưởng rất lớn đến
nhận thức và tình cảm của Người. Năm 1919, Người tham gia vào Đảng xã hội Pháp.
Ngày 18/6/1919, chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người Việt
Nam yêu nước tại Pháp gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị
Vécxai yêu cầu về quyền tự do, dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam.
Tuy rằng bản yêu sách không nhận được bất kỳ phản ứng chính thức nào từ chính phủ
Pháp nhưng đã được lan truyền rộng rãi, gây tiếng vang lớn trong dư luận nước Pháp,
thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa; đồng thời cũng đem đến cho
Người kết luận thứ hai: “Các dân tộc muốn giải phóng chỉ có thể dựa vào sức của
chính mình”.
Tháng 12 năm 1920, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập vào Quốc tế thứ III do
V.I Lênin thành lập, chính thức ghi nhận người cộng sản Việt Nam đầu tiên đồng thời
đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người nói riêng,
cũng như lịch sử của cách mạng Việt Nam nói chung, mở đầu cho quá trình kết hợp
đấu tranh giai cấp cùng với đấu tranh dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, tinh thần yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Sau bao năm bôn
ba tìm kiếm, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã tìm thấy ánh sáng của
chuyến hành trình gian truân này, ánh sáng của Lênin vĩ đại, ánh sáng của chủ nghĩa
xã hội. Người đi đến kết luận: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

You might also like