Câu hỏi trắc nghiệm cẳng chân, mắt cá

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Gãy xương cẳng chân và gãy mắt cá ( 32 câu hỏi)

Câu 1: Trong số các loại gãy sau đây của xương chầy, loại gãy nào là gãy
vững?
a. Gãy nhiều mảnh
b. Gãy ngang
c. Gãy xoắn vặn
d. Gãy có mảnh hình cánh bướm
Đáp án: b.

Câu 2: Trước 1 bệnh nhân bị gãy 2 xương cẳng chân, không bắt được mạch mu
chân và mạch ống gót, nên chọn thái độ xử trí nào?
a. Nắn chỉnh và cố định ổ gãy
b. Điều trị bằng thuốc chống co mạch
c. Điều trị bằng thuốc chống đông.
d. Siêu âm mạch máu xác định nguyên nhân và biện pháp xử trí.
Đáp án: d.

Câu 3: Thời giạn liền xương trung bình của gãy kín thân xương chầy ở người
lớn là mấy tháng ?
a. 1 tháng.
b. 2 tháng.
c. 3 - 4 tháng.
d. 6 tháng.
Đáp án: c.

Câu 4: Trước 1 trường hợp gãy hở 2 xương cẳng chân, dấu hiệu lâm sàng nào
tại chỗ là biểu hiện của nhiễm khuẩn?
a. Cử động bất thường tại ổ gãy
b. Bất lực vận động
c. Ngắn chi
d. Viêm tấy đỏ và chẩy dịch tại vết thương.
Đáp án: d.
Câu 5. Đâu không phải là triệu chứng thực thể của gãy kín hai xương cẳng
chân?
a. Cẳng chân sưng nề, cong vẹo, thường cong mở góc ra ngoài và ra sau.
b. Sờ dọc mào chầy thấy mất liên tục.
c. Đo độ dài tuyệt đối và tương đối của xương chầy ngắn hơn bên lành.
d. Sau khi gãy xương bệnh nhân thấy đau chói ở nới bị chấn thương.

Đáp án: d.
Câu 6 : Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là không phải là biến
chứng muộn của gãy kín hai xương cẳng chân?
a. Chậm liền xương, khớp giả.
b. Liền xương lệch.
c. Teo cơ, hạn chế vận động khớp gối.
d. Chèn ép khoang.
Đáp án : d.
Câu 7: Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là biến chứng sớm trong
gãy kín hai xương cẳng chân ?
a. Đầu xương gãy chọc thủng da thành gãy hở.
b. Liền xương lệch.
c. Khớp giả .
d. Teo cơ, hạn chế vận động khớp gối, khớp cổ chân.
Đáp án : a.

Câu 8 : Trong trường hợp gãy xương cẳng chân theo dõi chèn ép khoang, đo áp
lực khoang có tăng, giới hạn áp lực khoang phải mổ cấp cứu rạch mở khoang
giải phóng chèn ép là bao nhiêu ?
a. 5mmHg.
b. 10mmHg.
c. 20mmHg.
d. Từ 30 mmHg.
Đáp án : d.
Câu 9 : Dấu hiệu lâm sàng nào là quan trọng nhất khi theo dõi chèn ép khoang ở
cẳng chân?
a. Tại ổ gãy có vết tím bầm.
b. Các ngón chân không cử động được.
c. Bệnh nhân kêu đau liên tục, đã nắn chỉnh và cố định ổ gẫy nhưng vẫn đau,
sờ thấy bắp chân căng.
d. Có phổng thanh huyết ở cẳng chân.

Đáp án: c.
Câu 10: Trước 1 trường hợp gãy hở 2 xương cẳng chân, hình ảnh nào trên phim
XQ nào là biểu hiện của viêm xương tủy xương ổ gẫy xương chầy?
a. Hình ảnh những ổ tiêu xương và mảnh xương chết.
b. Còn khe dãn cách 2 đầu gãy
c. Các đầu gãy bè rộng hình chân voi
d. Gãy phương tiện kết xương
Đáp án: a
Câu 11: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng trực tiếp dự phòng biến
chứng nhiễm khuẩn trong xử trí phẫu thuật gãy hở xương cẳng chân?
a. Cắt lọc vết thương.
b. Vô cảm tốt.
c. Sử dụng kháng sinh
d. Bất động ổ gãy
Đáp án: b.
Câu 12: Trường hợp bệnh nhân gẫy hở độ III A thân xương chầy đến khám lại
sau 6 tháng thấy có các lỗ rò chảy nhiều dịch mủ tại chỗ. Bệnh nhân không
không tỳ nén được trên chân bị gãy, XQ thấy ổ gãy xương chầy chưa liền thì
chẩn đoán nào sau đây là đúng?
a. Chậm liền xương.
b. Khớp giả nhiễm khuẩn.
c. Viêm xương trên ổ gãy chưa liền.
d. Liền xương xấu.
Đáp án: b.
Câu 13: Bệnh nhân gẫy hở độ II 1/3 giữa thân xương chầy đến sớm trước 6 giờ,
phương pháp cố định ổ gãy nào sau đây là hợp lý nhất ?
a.Cố định ngoài
b.Nẹp vít
c.Đinh nội tủy có chốt.
d.Bột đùi bàn chân
Đáp án: c
Câu 14: Biến chứng sớm tại chỗ thường gặp nhất của gãy 2 mắt cá chân là:
a. Hoại tử da
b. Đứt động mạch chày sau
c. Tắc tĩnh mạch
d. Liệt thần kinh hông khoeo ngoài.
Đáp án: a
Câu 15: Thời gian liền xương trung bình của gãy 2 mắt cá ở người trưởng thành
là bao lâu?
a. 1 tháng
b. 2 tháng
c. 4 tháng
d. 6 tháng
Đáp án: b
Câu 16: Đâu không phải là biến chứng muộn của gãy 2 mắt cá là:
a. Hoại tử da do mảnh gãy đội căng da.
b. Thưa xương
c. Hội chứng rối loạn dinh dưỡng đau
d. Khớp giả
Đáp án: a.

Câu 17: Các yếu tố nào sau đây không có trong gãy Dupuytren?
a. Ngã trong tư thế bàn chân xoay sấp.
b. Đường gãy của mắt cá trong nằm ngang.
c. Đường gãy xương mác ở trên dây chằng chày mác dưới.
d. Dây chằng mác dưới không bị tổn thương.
Đáp án: d
Câu 18. Tổn thương nào dưới đây có thể không có trong gãy Dupuytren?
a. Đứt dây chằng mác dưới.
b. Doãng mộng chày mác.
c. Bán sai khớp xương sên ra ngoài.
d .Gãy mắt cá Destot.

Đáp án: d.

Câu 19: Ý nào sau đây là không chính xác trong phân bố thần kinh của cẳng
chân?
a. Thần kinh hông khoeo ngoài chạy qua vùng cổ xương mác
b. Thần kinh hông khoeo ngoài chạy trong khoang trước cẳng chân
c. Thần kinh hông khoeo ngoài chi phối các cơ gấp mu bàn chân
d. Thần kinh hông khoeo trong chi phối cảm giác da toàn bộ mu chân
Đáp án: d.

Câu 20: Triệu chứng nào dưới đây không phải là điển hình của khớp giả nhiễm
khuẩn ổ gãy xương chầy ?
a. XQ hình ảnh ổ gãy xương chầy không liền xương.
b. Cử động bất thường tại ổ gãy.
c. Lỗ rò, chẩy mủ ở cẳng chân
d. Lệch trục của chi dưới
Đáp án:d.

Câu 21: Những dấu hiệu XQ nào sau đây không phải là biểu hiện của khớp giả
thân xương chầy?
a. Còn tồn tại khe đường gãy.
b. Hình ảnh các đầu xương bè rộng hình chân voi.
c. Hai đầu gãy teo nhọn như bút chì.
d. Có mảnh xương chết tại ổ gãy.
Đáp án: d.
Câu 22: Một bệnh nhân bị gãy hở xương chày độ III A, xương gãy nhiều mảnh,
nhiều dị vật đát cát tại vết thương, biện pháp xử lý nào sau đây là đúng?
a. Khâu kín vết thương và bó định bột.
b. Không cắt lọc vết thương, chỉ băng kín vết thương và bó định bột.
c. Cắt lọc vết thương, kết hợp xương bên trong.
d. Mổ cấp cứu, cắt lọc vết thương, cố định ổ gẫy bằng khung cố định ngoài.
Đáp án: d
Câu 23: Bệnh nhân gẫy hở độ III A thân xương chầy, phương pháp cố định ổ
gãy nào sau đây là ít nguy cơ nhiễm khuẩn nhất ?
a. Kết xương bằng khung cố định ngoài.
b. Kết xương bằng nẹp vít.
c. Kết xương bằng đinh nội tủy.
d. Bó bột mở cửa sổ đùi bàn chân.
Đáp án:a.
Câu 24: Đâu là gãy hở độ I thân xương chày theo phân loại của Gustilo?
a. Vết thương phần mềm nhỏ đường kính < 1cm, phần mềm tổn thương
không nhiều, xương gãy đơn giản.
b. Vết thương bị bầm dập dễ bị hoại tử da sau khi khâu
c. Vết thương gãy hở có khuyết hổng tổ chức lộ xương, cần tạo hình phủ bổ
sung.
d. Vết thương gãy xương hở có vết thương vòng quanh chu vi chi.
Đáp án: a

Câu 25: Thế nào là khớp giả nhiễm khuẩn ổ gãy thân xương chày ?
a. Ổ gẫy không liền xương và có viêm rò kéo dài .
b. Là biến chứng gặp nhiều sau gãy xương hở hơn gãy kín.
c. Điều trị thường khó khăn, phức tạp
d. Có những trường hợp điều trị thất bại phải cắt cụt chi
Đáp án: a
Câu 26: Viêm xương tủy xương đường máu xương chày thể điển hình tiến
triển qua mấy giai đoạn?
a. Hai giai đoạn cấp tính và bán cấp.
b. Hai giai đoạn cấp tính và mãn tính .
c. Ba giai đoạn : cấp tính, bán cấp và mạn tính.
d. Bốn giai đoạn: cấp tính, bán cấp, mãn tính và giai đoạn hồi phục.
Đáp án: b.

Câu 27: Trong các ý dưới đây, đâu không phải là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm
xương tủy xương đường máu xương chày giai đoạn cấp tính phát sinh?
a. Tuổi thiếu nhi, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.
b. Bệnh nhân đang mắc các bệnh suy giảm sức đề kháng như: sởi, ho gà, suy
dinh dưỡng, HIV…
c. Xương tại chỗ vừa bị chấn thương trước đó.
d. Người cao tuổi.
Đáp án: d.

Câu 28: Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không đúng với tiêu chuẩn chẩn
đoán khớp giả thân xương chày ?
a. Quá thời gian liền xương trung bình mà ổ gãy vẫn chưa liền xương.
b. Ổ gãy còn cử động bất thường.
c. Không còn đau tại ổ gãy.
d. Trên XQ không thấy có hình ảnh can xương.
Đáp án: a.
Câu 29: Trong các đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào không có ở khớp giả thực
thụ thân xương chày ?
a. Khe giãn cách giữa hai đầu xương gãy rộng.
b. Đầu xương có bọc tổ chức sụn giống như sụn khớp.
c. Xung quanh ổ khớp giả được bọc bằng tổ chức xơ.
d. Không có cử động bất thường.
Đáp án: d.
Câu 30: Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào không thuộc nhóm
các nguyên nhân toàn thân dẫn đến chậm liền xương - khớp giả thân xương chày
a. Bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa mãn tính có liên quan đến chuyển hóa
can xi.
b. Bệnh nhân đang nuôi con bằng sữa mẹ.
c. Bệnh nhân đang điều trị ung thư
d. Gãy xương ở các vị trí có mạch máu nuôi dưỡng kém..
Đáp án: d.
Câu 31: Trong các phương pháp điều trị dưới đây, phương pháp nào chỉ áp dụng
riêng cho khớp giả nhiễm khuẩn xương chầy?
a. Phương pháp ghép xương xốp tự thân.
b. Phương pháp kết xương bên trong bằng nẹp hoặc đinh nội tủy có chốt.
c. Phương pháp kết xương bên trong + ghép xương .
d. Phương pháp kết xương bằng khung cố định ngoài.
Đáp án: d.

Câu 32: Điều kiện để chỉ định phẫu thuật kết xương bên trong điều trị khớp giả
nhiễm khuẩn thân xương chày là gì?
a. Khớp giả nhiễm khuẩn điều trị hết viêm rò trên 6 tháng.
b. Khớp giả điều trị hết viêm rò sau 3 tháng.
c. Khớp giả nhiễm khuẩn hết viêm rò sau 1 tháng.
d. Khớp giả nhiễm khuẩn kết xương bằng khung cố định ngoài không liền.
Đáp án: a.

You might also like