Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Ý THỨC

1. Ý thức là gì?
 Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người, bao gồm: tri thức, kinh nghiệm, ý chí niềm
tin, tình cảm,... Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết
quả của quá trình phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người.
2. Ý thức được hình thành từ đâu? Chứng minh
Nguồn gốc tự nhiên
- Bộ óc con người là một dạng vật chất sống có cấu trúc - tổ chức rất phức tạp mà trong đó xảy ra quá trình
sinh lý thần kinh mang nội dung ý thức: Bộ óc con người là khí quan vật chất của ý thức; ý thức là thuộc
tính, chức năng tinh thần của bộ óc con người.
- Bộ óc con người liên hệ với các giác quan để thu nhận và xử lý thông tin từ thế giới vật chất đưa vào não
bộ, hình thành những phản xạ (có điều kiện và không có điều kiện), điều khiển các hoạt động của cơ thể
trong quan hệ với thế giới bên ngoài: ý thức là hình thức phản ánh năng động – sáng tạo của thế giới vật
chất bởi bộ óc con người (một dạng vật chất cấp cao), và chỉ có ở con người. Ví dụ: Khi ta nghe thấy
tiếng gọi tên mình ở đằng sau, ta quay đầu lại thì đó là phản xạ.
- Sự xuất hiện con người và bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc
tự nhiên của ý thức. Ví dụ: Nhìn thấy quả trứng gà nhưng mà ta sẽ không nghĩ nó sẽ là quả trứng mãi
mãi đó là bởi vì ta đã từng nhìn thấy quá trình hình thành và phát triển của con gà rồi, nên ta ý thức được
sau này trứng sẽ nở ra.
Nguồn gốc xã hội: Con người - sinh thể luôn lao động và sử dụng ngôn ngữ trong đời sống cộng đồng
- Trong quá trình lao động, con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng hiện thực làm bộc
lộ các thuộc tính, kết cấu,... của chúng thành những hiện tượng nhất định thông qua giác quan và hệ thần
kinh. Những hiện tượng này tác động vào bộ óc dưới dạng thông tin, qua đó con người nhận biết chúng.
Đó gọi là ý thức.
+ Ví dụ: Con người khi lao động cụ thể là lao động chế tạo ra các công cụ lao động, công cụ dùng trong
sinh hoạt, từ đó con người có ý thức về việc thay đổi thói quen ăn uống hay mục đích của hoạt động biến
đổi phát triển xã hội.
- Trong đời sống cộng đồng, nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm đã làm ngôn ngữ - hệ thống tín hiệu
vật chất mang nội dung ý thức xuất hiện và phát triển. Nhờ ngôn ngữ ( “vỏ vật chất” của tu duy, hiện
thực trực tiếp của ý thức ), con người trừu tượng – khái quát hóa, tách những ý nghĩ ra khỏi sự vật cảm
tính; con người trao đổi, lưu giữ,... những tri thức, kinh ngiệm phong phú hình thành trong đời sống xã
hội. Đó là ý thức
+ Ví dụ: Con người không thể tư duy nếu không dùng tới ngôn ngữ. Chẳng hạn như chúng ta sẽ không
thể suy nghĩ và giao tiếp được với thế giới xung quanh ở một mức độ nào đó chứ không phải là hoàn
toàn. Sự ra đời ngôn ngữ được gắn liền với lao động, theo đó lao động đã mang tính tập thể ngay từ đầu.
Mối quan hệ các thành viên đòi hỏi có sự giao tiếp, ý chí, trao đổi tri thức,… giữa các thành viên của
cộng đồng con người. Khi đòi hỏi các nhu cầu trên thì ngôn ngữ được khởi nguồn và phát triển tồn tại
trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội. Nhờ ngôn ngữ từ đó con người được giao tiếp và trao đổi, đồng
thời truyền đạt nội dung, lưu trữ nội dung ý thức của thế hệ này sang thế hệ khác.
 Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần bộ óc của loài vượn người
thành bộ óc con người và phản ánh tâm lý động vật thành ý thức con người.

3. Tại sao nói Ý thức mang bản chất XH? Chứng minh
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Ý thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc người.
+ Ví dụ: Khi chơi đánh cờ trong đó mỗi quân cờ con người có thể sáng tạo ra nhiều nước đi khác nhau
trong một bàn cờ.
- Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực
tiễn xã hội – lịch sử.
+ Ví dụ: Trước khi lên tàu vũ trụ bay lên mặt trăng, con người đã có rất nhiều thông tin về mặt trăng.
Sau khi đặt chân lên mặt trăng, con người sẽ khám phá những thông tin mới và loại bỏ những thông tin
sai lầm về mặt trăng.
 Ý thức mang bản chất xã hội.

4. Bản chất phản ánh sáng tạo của Ý thức được biểu hiện ntn? Chứng minh
Sự sáng tạo của ý thức biểu hiện ở việc cái biến cái vật chất có tổ chức cao nhất, có tổ chức cao nhất
là bộ óc của con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn và xử lí thông tin để tạo ra
những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản ánh sáng tạo này được gọi là ý thức.
Chứng minh:
Cùng một bài toán nhưng khi giải thì lại cho kết quả khác nhau, do mỗi bộ óc con người là riêng biệt
nên khi giải tùy theo mức độ xử lý, lựa chọn thông tin mà sẽ đưa ra kết quả khác
5. Tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan , chứng minh?
Vì ý thức do thế giới khách quan quy định tuy nhiên ý thức lại là hình ảnh chủ quan. Là hình ảnh tinh
thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy tâm quan niệm.
Chứng minh:
Cùng học tập trong một môi trường giáo dục như nhau, sống trong một môi trường như nhau nhưng
những đứa trẻ lại có những nhận thức khác nhau và sự phản ánh thế giới của chúng cũng khác nhau.
Cùng được học ở một lớp nhưng do bộ não tiếp nhận và phân tích khác nhau nên khả năng tiếp thu
của mỗi người khác nhau dó đó có sự khác nhau giữa học sinh giỏi và học sinh kém.

6. YT bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào quan trọng nhất, vì sao?
Khi xem xét ý thức với các yếu tố hợp thành các quá trình tâm lý đem lại sự hiểu biết của con người về
thế giới khách quan. Ý thức bao gồm: tri thức, tình cảm, ý chí
- Tri thức là kết quả của qúa trình con người nhận thức thế giới.
+ Ví dụ: Tri thức hay kinh nghiệm được lưu giữ qua sách, tài liệu, truyền miệng từ đời này sang đời
khác.
- Tình cảm là rung động tâm lý ổn định tỏ thái độ con người trước hiện thực.
+ Ví dụ: tình thương gia đình, tình cảm nam nữ,...
- Ý chí là năng lực huy động sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn nhằm đạt mục đích đặt ra.
+ Ví dụ: Cố gắng học thật tốt để thi đậu vào trường đại học Kinh Tế TP.HCM.
Theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm: tự ý thức, vô thức, tiềm thức
- Tự ý thức là quá trình tự phản ánh của chủ thể về chính mình trong mối quan hệ với thế giới xung quanh
+ Ví dụ: Khi tính tiền ở siêu thị tự ý thức được phải xếp hàng theo thứ tự.
- Tiềm thức là hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức là những tri thức đã trở thành
bản năng / kỹ năng, nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể.
+ Ví dụ: Bản thân tập chạy xe đạp -> biết chạy xe đạp -> đạp xe mỗi ngảy đến trường một cách nhuần
nhuyễn -> tiềm thức.
- Vô thức là hiện tượng tâm lý đa dạng nằm sâu trong ý thức, do bản năng hay thói quen thực hiện, tự động
xảy ra khi lý trí chưa can dự.
+ Ví dụ: Nằm mơ khi ngủ.

Trong đó, tri thức là yếu tố quan trọng nhất. Như chúng ta đã biết, tri thức (sự hiểu biết về các lĩnh vực
của đời sống xã hội) là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực , tái hiện trong tư
duy những thuộc tính , những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng bằng ngôn ngữ.

7. MQH giữa VC và YT được biểu hiện ntn? VD? Bài học rút ra.

Chúng là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý
thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con
người.

Ví dụ: nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về công nghệ thông tin còn rất yếu. Nguyên nhân là
do thiếu máy móc cũng như thiếu đội ngũ giảng viên. Nhưng nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì trình độ
tin học của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba của sẽ tốt hơn rất nhiều. Điều này đã khẳng định điều kiện vật
chất như vậy thì ý thức cũng như vậy.
*Bài học rút ra liên hệ bản thân:
Thứ nhất: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, vì vật
chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được những vật chất của cuộc sống còn thiếu thốn để
có hành động phù hợp với thực tế khách quan.
Thứ hai: Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết cấu của ý thức thì tri
thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri thức của bản thân.
Thứ ba: Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong mọi tình huống.
Thứ tư: Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả yếu tố khách quan và
điều kiện khách quan.

VẬT CHẤT

1. Các nhà DV trước Mác quan niệm như thế nào về VC


Thuyết ngũ hành : Theo thuyết này có 5 nhân tố là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Năm nguyên
tố này không tồn tại độc lập, tuyệt đối mà tác động lẫn nhau theo nguyên tắc tương sinh, tương
khắc với nhau tạo ra vạn vật
· Những tư tưởng về âm dương, ngũ hành, tuy có hạn chế nhất định nhưng đó là triết lí mang tính
duy vật và biện chứng nhằm lí giải về vật chất và cấu tạo của vũ trụ
Thuyết Tứ Đại : Ấn Độ có Trường phái LOKAYATA cho rằng tất cả được tạo ra bởi sự kết hợp
trong 4 yếu tố : Đất – Nước – Lửa – Khí
Những yếu tố này có khả năng tự tồn tại, tự vận động trong không gian và cấu thành vạn vật .
Tính đa dạng của vạn vật chính là do sự kết hợp khác nhau của 4 yếu tố
· Talet coi thực thể của thế giới là nước
· Anaximen coi thực thể là không khí. Với Heralit thực thể đó là lửa
Democrit thì thực thể của thế giới nguyên tử. Đó là các phần tử cực kì nhỏ, cứng, tuyệt đối không
thâm nhập được, không quan sát được,.. và nói chung là không cảm giác được.
· Nguyên tử chỉ có thể được nhận biết nhờ tư duy. Sự kết hợp hoặc tách rời nguyên tử theo các
trật tự khác nhau của không gian theo các trật tự khác nhau của không gian sẽ tạo nên toàn bộ thời
gian
Tóm lại :
- Những quan điểm trên còn thô sơ, nhưng có ưu điểm căn bản là vật chất được coi là cơ sở đầu tiên
của mọi vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Điều này đối lập với quan điểm duy tâm tôn giáo coi cơ sở đầu tiên của thế giới là tinh thần, ý thức.
- Học thuyết nguyên tử là một bước phát triển mới trên con đường hình thành phạm trù vật chất trong
triết học, tạo ra cơ sở triết học mới cho nhận thức khoa học sau này.

2. Ưu điểm hạn chế của các quan niệm đó?


· Ưu điểm
Căn bản là vật chất được coi là cơ sở đầu tiên của mọi vật hiện tượng trong thế giới khách quan
Xuất phát từ chính thế giới vật chất để giải thích thế giới -> là cơ sở để các nhà triết học duy vật về
sau phát triển quan điểm về thế giới vật chất
· Hạn chế
Đồng nhất vật chất với 1 dạng vật cụ thể -> lấy 1 dạng vật chất cụ thể giải thích cho toàn bộ thế giới
vật chất
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác cón chất phát, thời cổ đại thì đồng nhất vật chất với
những sự vật hiện tượng cụ thể như nước, lửa, không khí, nguyên tử,... coi đó là cái đầu tiên mà từ đó
sinh ra mọi cái còn lại
Quan niệm này mang tính trực quan, ngây thơ, ấu trĩ và chưa có khoa học nên đã bị khoa học bác bỏ

3. Tại sao Lenin phải đưa ra 1 định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất
Tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạn
trù vật chất, Lênin đã đưa ra 1 định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất: “ Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho cong người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác “
Vdu: Các sự vật như : nguyên tử, phân tử, các thiên hà, siêu thiên hà trong vũ trụ,.. các hiện tượng như :
mưa, nắng, thủy triều,... chúng tồn tại một cách khách quan
4. Thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là gì?
Đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là THUỘC TÍNH KHÁCH QUAN là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức,
hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được hay
không nhận thức được nó, nhận thức đúng hay nhận thức sai về nó, bất kể cảm xúc của con người đối với nó
như thế nào thì nó vẫn cứ tồn tại đúng với bản thân nó vốn có.
Ø Thuộc tính quan trọng nhất của vật chất để phân biệt vật chất với ý thức chính là THUỘC TÍNH KHÁCH
QUAN
5. Dựa vào đâu mà con người có thể nhận biết được vật chất
Vật chất ( dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó ) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người. Con người thông
qua cảm giác để đánh giá về sự tồn tại cả vật chất. Cũng như khẳng định được, phân biệt được giữa vật chất
và ý thức
6. Ưu điểm của quan niện về vật chất của Lenin so với quan niệm trước đó
Định nghĩa vật chất của Lênin đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất
với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành, qua đó khắc phục được hạn chế trong các quan
niệm của các nhà duy vật trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về
vật chất
Lênin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là vật chất là cái có trước,ý thúc là cái có sau, vật
chất quyết định ý thức. Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại,
chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan
Định nghĩa vật chất của Lenin đã góp phần tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã
hội

7. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất là gì?
Phương thức vận động :
Vận động của vật chất là sự tự thân vận động
Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của
chúng
Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất nên nó không ai sáng tạo ra và cũng không thể tiêu diệt được
Ví dụ : Cái cây tồn tại thông qua sự vận động lớn lên ra hoa và kết quả
Nguyên tử được cấu tạo từ rất nhiều các hạt notron, proton
Những hình thức vận động cơ bản của vật chất bao gồm : Vận động cơ học, vận động vật lí, vận động hóa
học, vận động sinh học, vận động xã hội
Vận động cơ học : Ví dụ : 1 người chạy từ điển A sang điểm B
Vận động vật lí : Ví dụ : Sự chuyển động của các electron trong dòng điện
Vận động sinh học : Ví dụ : Quá trình trao đổi chất trong cơ thể
Vận động xã hội : Ví dụ : Đấu tranh giành độc lập dân tộc, đấu tranh đòi bình đẳng
Vận động và đứng im :
Đứng im là hiện tượng có tính tương đối, khi xem xét sự vật, hiện tượng trong 1 mối quan hệ nhất định. Ví
dụ : Khi di chuyển trên đường, con người đứng im so với xe nhưng chuyển động so với vật ven đường
Hình thức tồn tại của vật chất :
Không gian : Là hình thức tồn tại của vật chất về mặt quảng tính
Thời gian : Là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt trường tính ó Không thể thay đổi quá khứ, nhưng có
thể từ quá khứ, sống ở hiện tại và hướng về tương lai
Tính chất : Khách quan, vĩnh cữu, không gian 3 chiều, thời gian 1 chiều

Câu hỏi trắc nghiệm về vật chất :


Câu 1: Nhà triết học đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể như nước, lửa, không khí thuộc:
A: Chủ nghĩa duy tâm
B: Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại ( Đáp án đúng )
C: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D: Cả B và C

Câu 2 : Đemocrit nhà triết học cổ Hy Lạp quan niệm vật chất là gì?
A: Nước
B: Lửa
C: Không khí
D: Nguyên tử ( ĐA đúng )

Câu 3 : Theo Ăngghen, hình thức vận động đặc trưng của con người và xã hội loài người là hình thức nào?
A: Vận động sinh học
B: Vận động cơ học
C: Vận động lý học
D: Vận động xã hội ( ĐA đúng )

Câu 4 : Theo Ăngghen, vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản?
A: 2
B: 3
C: 4
D: 5 ( cơ học – sinh học – lí học – hóa học – xã hội ) ĐA đúng

Câu 5: Theo triết học MácLenin vật chất là:


A: Toàn bộ thế giới quanh ta
B: Toàn bộ thế giới khách quan ( ĐA đúng )
C: Là hình thức phản ánh đối lập với thế giới vật chất
D : Cả A và B

Câu 6: Nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức
A: Lao động và ngôn ngữ (ĐA đúng )
B: Lao động trí óc và lao động chân tay
C: Thực tiễn kinh tế và lao động
D :Lao động và nghiên cứu khoa học

Câu 7: Theo quan điểm triết học Mác, ý thức là:


a - Hình ảnh của thế giới khách quan
b - Hình ảnh phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới khách quan
c - Là một phần chức năng của bộ óc con người
d - Là hình ảnh phản ánh sáng tạo lại hiện thức khách quan (ĐA)

Câu 8: Ý thức có vai trò gì? Xác định câu trả lời đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC?
a - Ý thức tự nó chỉ làm thay đổi tư tưởng. Do đó ý thức hoàn toàn không có vai trò gì đối với thực tiễn.
b - Vai trò thực sự của ý thức là sự phản ánh sáng tạo thực tại khách quan và đồng thời có sự tác động trở lại
thực tại đó thông qua hoạt động thực tiễn của con người. (ĐA)
c - Ý thức là các phụ thuộc vào nguồn gốc sinh ra nó vì thế chỉ có vật chất là cái năng động tích cực.
d - Cả a, b, c đều sai.
Câu 9: Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, đây là quan điểm:
a - Duy vật
b - Duy tâm (ĐA)
c - Nhị nguyên
d - Duy tâm chủ quan

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng với quan điểm của triết học MácLênin
a - Ý thức có nguồn gốc từ mọi dạng vật chất giống như gan tiết ra mật
b - Ý thức của con người là hiện tượng bẩm sinh
c - Ý thức con người trực tiếp hình thành từ lao động sản xuất vật chất của xã hội (ĐA)
d - Cả a, b, c đều đúng

You might also like