Tài Nguyễn Hải177365 PLC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG


=====  =====

ĐỒ ÁN BỘ ĐIỀU KHIỂN KHẢ TRÌNH VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN


HỆ THỐNG TRỘN SƠN

Họ và tên : Nguyễn Thế Tài

MSSV : 177365

Lớp : 65MEC2

Giáo viên hướng dẫn : Ths.Vũ Hữu Công

Hà Nội - 2023
LỜI NÓI ĐẦU

-Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, để quá
trình này phát triển nhanh chúng ta cần tập trung đầu tư vào các dây chuyền sản
xuất tự động hóa, nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao
động và cho ra sản phẩm có chất lượng cao. Một trong những phương án đầu tư
vào tự động hoá là việc ứng dụng PLC vào các dây chuyền sản xuất. Đối với những
tính năng tiện ích của hệ thống PLC nên hiện nay bộ điều khiển này đang được sử
dung rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.
- Sơn là một trong những nguyên vật liệu chủ yếu trong ngành xây dựng, chủ yếu là
sơn phủ bề mặt đối tượng đồng thời cũng chính là hình thức trang trí thẩm mỹ.
Chính vì vậy, màu sắc của sơn là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu.
Đa số việc pha màu hiện nay trên thị trường đều được thực hiện theo phương pháp
thủ công, theo kinh nghiệm nên độ chính xác không được đảm bảo, chất lượng và
năng suất thấp. Để loại bỏ những nhược điểm trên, cũng như tạo ra những sản
phẩm theo mong muốn. Hiện nay Program Logic Control ( hay còn gọi là PLC) 1
thiết bị điều khiển lập trình, được sử dụng rộng rãi để điều khiển hệ thống trộn sơn.
Với những ưu điểm vượt trội như giá thành rẻ, dễ thi công lắp đặt, dễ thay thế và
sửa chữa, độ ổn định cao, đảm bảo được chất lượng trong quá trình sử dụng….

Sinh viên thực hiện

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG

1. Tổng quan vê hệ thống trộn sơn


-Hiện nay các ngành sản suất hiện đài gần như là tự động hoặc bán tự
động.Đặc biệt với các ngành cần sự chính xác cao thì việc tham gia 100% của máy
móc trong quá trình sản xuất sẽ đáp ứng được các tiêu chí về yêu cầu công
nghệ.Trong đó ngành sản xuất sơn với đặc thù sản xuất khép kín để tránh các mùi
độc hại bay ra môi trưởng ảnh hưởn tới sức khỏe con người .Với các công nghệ cân
đo định lượng chính xác để pha chế và an toàn cho sức khỏe con người thì công
nghệ pha trộn sơn này đang rất được thịnh hành.
-Có thể thấy các sản phẩm về sơn các loại được sử dụng rộng rãi rất nhiều trong đời
sống của con người.Nó có thể ứng dụng trong các ngành xây dựng ví dụ như : sơn
nhà,sơn các tấm tôn ….Còn về trong nghiệp thì có thể kể đến như dùng để sơn các
xe máy,ô tô…

1.2. Phân loại hệ thống trộn sơn


 Máy pha sơn tự động: đây là loại máy pha sơn được sử dụng phổ biến trong
các nhà máy sơn, cửa hàng sơn và các đại lý sơn lớn. Máy pha sơn tự động
được trang bị các cảm biến đo lường để tự động pha trộn các thành phần sơn
một cách chính xác và đồng đều.
 Máy pha sơn bán tự động: đây là loại máy pha sơn giá rẻ hơn và dễ sử dụng
hơn máy pha sơn tự động. Máy pha sơn bán tự động thường được trang bị
các bộ điều khiển để thực hiện pha trộn các thành phần sơn theo tỷ lệ đã thiết
lập.
.

3

 Máy pha sơn bàn: đây là loại máy pha sơn có kích thước nhỏ gọn, thường
được sử dụng cho các cửa hàng sơn nhỏ hoặc các công việc sửa chữa và bảo
trì nhỏ. Máy pha sơn bàn có thể pha trộn và phun sơn trực tiếp lên các bề mặt
nhỏ.
 Máy pha sơn cầm tay: đây là loại máy pha sơn nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng và
di chuyển. Máy pha sơn cầm tay thường được sử dụng cho các công việc sửa
chữa nhỏ hoặc trong các công trình xây dựng nhỏ.
.

4
-Nguyên lí hoạt động chung của các máy trộn sơn bán tự động và cầm tay : khi
khởi động máy, động cơ điện sẽ truyền động đến trục khuấy và làm cánh khuấy
xoay vòng với tốc độ cao. Cánh khuấy tiếp xúc trực tiếp với phần dung dịch sơn,
khuấy đều các thành phần và cho ra thành phẩm hoàn chỉnh là nước sơn mịn mượt,
không vón cục hay cô đặc.
-Ưu điểm:
 Giá thành rẻ
 Dễ dàng sử dụng
 Thiết bị nhỏ gọn
-Nhược điểm :
 Chỉ làm với một số lượng nhỏ
 Năng suất công việc không cao
-Tại thời điểm hiện tại các nhà máy,công ty tư nhân đa số thường dùng các loại
máy pha sơn tự động bởi vì các lợi ích nó đem lại rất là hiệu quả.
+Ưu điểm : Nhanh và độ chính xác cao
Sức lao động và nhân công giảm
Đẩy nhanh được quá trình sản xuất
+Nhược điểm: Vốn đầu tư lớn
Cần các người điều khiển có chuyên môn cao
Chi phí bảo dưỡng cao
-Vậy nên trong báo cao này bọn em sẽ tìm hiểu về công nghệ và nguyên lý hoạt
động của chu trình hệ thống trộn sơn tự động.
1.3 Nguyên lí làm việc của hệ thống
-Hệ thống trộn sơn gồm có
 Các cảm biến S1,S2,S2,S3,S4,S5
 Các nút ấn khởi động
 Đèn báo trạng thái
 Van đóng mở
 Bơm

5
- Khởi động hệ thống bằng nút Start, dừng hệ thống bằng nút Stop .
- Hai chất lỏng cùng được bơm vào bình trộn nhờ hai bơm A và B. Máy bơm hoạt
động sau khi đã mở van được 5s.
- Hai cảm biến S1 và S2 dùng để báo trạng thái chất lỏng chảy vào bình. Nếu sau
khi khởi động 5s một trong hai cảm biến này không phát hiện có chất lỏng chảy
vào bình lập tức dừng chương trình và báo đèn sự cố máy bơm ra bên ngoài.
- Một cảm biến S3 báo bình chứa đã đầy và dừng cả hai máy bơm, sau khi máy
bơm dừng 2s thì khóa van bơm.
- Một cảm biến S4 báo đủ chất lỏng trong bình trộn bắt đầu cho phép động cơ trộn
hoạt động và dừng trộn sau 10s khi chất lỏng trong bình đã đầy.
- Sau khi chất lỏng trong bình trộn đã đều (động cơ trộn ngừng hoạt động). Van xả
mở, khi chất lỏng đã xả hết cảm biến S5 tác động và khóa van xả lại.
- Quá trình tự động lặp lại theo chu trình đã mô tả ở trên. Nếu chu trình đang thực
hiện nhấn nút dừng hệ thống sẽ dừng lại.

6
1.4.Đề xuất nhiệm vụ hệ thống
-Lựa chọn PLC phù hợp với yêu cầu công nghệ
-Phân tích yêu cầu công nghệ
-Xây dựng thuật toán và viết chương trình PLC điều khiển hệ thống
-Vẽ sơ đồ mạch điện

7
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN THIẾT BỊ

2. Tổng quan về PLC và lựa chọn PLC


2.1. Bộ điều khiển logic khả trình PLC (Progammable Logic Controller)
-PLC (Programmable Logic Controller) là thiết bị điều khiển lập trình, được
thiết kế chuyên dùng trong công nghiệp để điều khiển các tiến trình xử lý từ đơn
giản đến phức tạp, tuỳ thuộc vào người điều khiển mà nó có thể thực hiện một loạt
các chương trình hoặc sự kiện, sự kiện này được kích hoạt bởi các tác nhân kích
thích (hay còn gọi là đầu vào) tác động vào PLC hoặc qua các bộ định thời (Timer)
hay các sự kiện được đếm qua bộ đếm. Khi một sự kiện được kích hoạt nó sẽ bật
ON, OFF hoặc phát một chuỗi xung ra các thiết bị bên ngoài được gắn vào đầu ra
của PLC. Như vậy nếu ta thay đổi các chương trình được cài đặt trong PLC là ta có
thể thực hiện các chức năng khác nhau, trong các môi trường điều khiển khác nhau.
-Bộ điều khiển lập trình đầu tiên (Programmable controller) được hình thành từ
nhóm các kỹ sư thuộc hãng General Motor vào năm 1968, với ý tưởng ban đầu là
thiết kế một bộ điều khiển thỏa mãn các yêu cầu sau:
Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ hiểu.
Cấu trúc dạng Module mở rộng, dễ bảo trì và sữa chữa.
Đảm bảo độ tin cậy trong môi trường công nghiệp.
Giá cả cạnh tranh

8
-Tuy nhiên, thiết bị này còn khá đơn giản và cồng kềnh, người sử dụng gặp nhiều
khó khăn trong việc vận hành hệ thống . Vì vậy các nhà thiết kế từng bước cải tiến
thiết bị làm cho thiết bị đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận hành, nhưng việc lập trình cho hệ
thống còn khó khăn, do lúc này không có các thiết bị lập trình ngoại vi hổ trợ cho
công việc lập trình.
-Để đơn giản hóa việc lập trình, thiết bị điều khiển lập trình cầm tay
(Programmable Controller Handle) đầu tiên được ra đời vào năm 1969. Điều này
đã tạo ra được một sự phát triển thực sự cho kỹ thuật điều khiển lập trình. Trong
giai đoạn này các thiết bị điều khiển lập trình (PLC) chỉ đơn giản nhằm thay thế hệ
thống Relay và dây nối trong hệ thống điều khiển cổ điển. Qua quá trình vận hành,
các nhà thiết kế đã từng bước tạo ra được một tiêu chuẩn mới cho hệ thống, tiêu
chuẩn đó là: Dạng lập trình dùng giản đồ hình thang (The Diagram Format).
-Sự phát triển của hệ thống phần cứng từ năm 1975 cho đến nay đã làm cho hệ
thống PLC phát triển mạnh mẽ hơn với các chức năng mở rộng :
Số lượng ngõ vào, ngõ ra nhiều hơn và có khả năng điều khiển các ngõ vào, ngõ ra
từ xa bằng kỹ thuật truyền thông.
Bộ nhớ lớn hơn.
Nhiều loại Module chuyên dùng hơn.
-Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật kết nối các hệ thống PLC riêng lẻ
thành một hệ thống PLC chung, tăng khả năng của từng hệ thống riêng lẻ. Tốc độ
của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét nhanh hơn. Bên cạnh đó, PLC được chế
tạo có thể giao tiếp với các thiết bị ngoại nhờ vậy mà khả năng ứng dụng của PLC
được mở rộng hơn.

9
2.2. Ưu điểm của việc sử dụng PLC

-PLC đã thực hiện thay thế các mạch logic nối dây bằng các “mạch logic lập
trình được”. Trong các mạch logic này có thể cắt bỏ, chèn, thêm vào các phần tử
một cách dễ dàng và đơn giản. Trong thực tế, việc thay đổi tham số điều khiển của
chương trình, tham chí thay đổi chương trình điều khiển thường xuyên xảy ra khi
thay đổi sản phẩm, thay đổi công nghệ. Đối với hệ điều khiển logic dùng PLC,
cùng một cấu trúc vật lý có thể thực hiện các hàm điều khiển khác nhau, tuỳ thuộc
vào chương trình. Nghĩa là, có thể thay đổi hàm điều khiển mà không cần thay đổi
cấu trúc của hệ. Đó là tính mềm dẻo của PLC. Tính mềm dẻo này đảm bảo cho
PLC được sử dụng có hiệu quả cao trong các hệ phức tạp, có nhiều phần tử. Ngoài
ra, ưu điểm của PLC là hoạt động tin cậy, tiêu thụ năng lượng ít, dễ dàng mở rộng
hệ thống, việc chuyển giao công nghệ được nhanh và hiệu quả hơn so với các hệ
logic nối dây. Hạn chế của PLC là tính tác động nhanh không cao và chi sử dụng
tạo ra các tín hiệu điều khiển công suất nhỏ. Một ưu điểm cần nhấn mạnh khi mở
rộng phạm vi ứng dụng của PLC là có thể tiến hành mô phỏng khi khảo sát và thiết
kế hệ thống. PLC với các chức năng truyền thông có thể kết nối mạng với các bộ
điều khiển khác, các hệ thống máy tính và điều khiển để thực hiện các chức năng
điều khiển quá trình, điều khiển phân tán, thu nhập dữ liệu và giao diện người –
máy.

10
2.3. Các thành phần và hoạt động của PLC
-Các thành phần cơ bản của PLC gồm có:
Khối xử lý trung tâm (CPU – Central Processing Unit).
Các module vào/ra.
Nguồn cung cấp (Power Supply Unit).
Thiết bị lập trình (Programming Device).

Sơ đồ cấu trúc của PLC


-Chương trình được soạn thảo trong thiết bị lập trình và được nạp vào bộ nhớ
của PLC. Các module vào/ ra là các cổng ghép nối PLC với thiết bị bên ngoài (gọi
là thiết bị trường – Field Device). Các cổng vào/ra có nhiệm vụ chuyển đổi thích
ứng giữa các nguồn tín hiệu và PLC. Các cổng vào/ ra có nhiệm vụ chuyển đổi
thích ứng giữa các nguồn tín hiệu và PLC. Các module vào là các thiết bị nhận tín
hiệu từ thiết bị vào, chuyển đổi thành dữ liệu, ví dụ: phím bấm, công tắc hành trình,
cảm biến, chuyển mạch…Các module ra là thiết bị ghép nối PLC với các thiết bị ra,
chuyển đổi dữ liệu thành tín hiệu điều khiển các cơ cấu chấp hành, ví dụ: rơ le, van,
đèn… Sơ đồ nối các thiết bị vào/ ra (I/O) với các module vào/ ra được trình bày
trên hình dưới.

11
Sơ đồ module vào (a) và module ra (b)
-Trong thực tế, các cổng vào/ ra có hai loại: loại cố định (Fixed) và loại dạng
module hoá (Modular). Loại cố định được sử dụng cho các PLC cỡ nhỏ, các cổng
vào/ ra gắn cố định vào khối CPU, không thay đổi được vị trí. Ưu điểm của loại
này là giá thành thấp. Tuy nhiên nếu muốn mở rộng cổng vào/ ra cần phải trang bị
thêm khối mở rộng tương ứng. Loại module hoá được sử dụng trong đa số các
trường hợp và là cấu trúc tiêu chuẩn của PLC. Các module vào/ ra có thể tháo lắp,
tahy đổi vị trí dễ dàng trên các khe cắm (Slot) và các rãnh (Rack). Cấu trúc kiểu này
(bao gồm cả các đầu nối) tạo thành bảng mạch Bus (Backplane), trên đó có thể lắp
các khối nguồn, CPU, module vào/ra, module mở rộng…và thực hiện trao đổi
thông tin với nhau.
-Khối nguồn cung cấo nguồn một chiều cho các khối được lắp đặt vào bảng
mạch Bus. Công suất của khối nguồn được chọn tuỳ thuộc vào cấu hình của hệ.
Trong đa số các trường hợp, nguồn cung cấp này không phù hợp với các thiết bị
trường. Vì vậy, các thiết bị trường thường được cung cấp bằng nguồn ngoài riêng.
- Khối CPU là bộ não của PLC, hạt nhân là bộ vi xử lý (8 bit, 16 bit…),
quyết định tính chất và khả năng của PLC: tốc độ xử lý, khả năng quản lý vào/ra…
CPU thực hiện chương trình trong bộ nhớ chương trình, đưa ra các quyết định và
trao đổi thông tin với bên ngoài thông qua các cổng vào/ra.
-Thiết bị lập trình được sử dụng để soạn thảo chương trình, nạp vào bộ nhớ
của PLC. Ngoài ra, thiết bị lập trình còn được sử dụng để theo dõi, gỡ rối, thay đổi
lệnh, lưu giữ chương trình và thực hiện các thao tác điều khiển PLC. Thiết bị lập
trình có các loại sau: bộ lập trình cầm tay và bộ lập trình chuyên dụng dạng máy

12
tính laptop hoặc máy tính PC có cài đặt phần mềm lập trình. Các thiết bị lập trình
được trình bày trên hình dưới.

Các loại thiết bị lập trình cho PLC


2.4. Phân loại PLC và ứng dụng
2.4.1. Phân loại PLC
-PLC có rất nhiều chủng loại và do rất nhiều nhà sản xuất cung cấp. Một số
nhà sản xuất và tích hợp hệ thống sử dụng PLC do chính họ chế tạo. Có thể liệt kê
một số hãng sản xuất điển hình là: SIEMENS (Đức), ALLEN – BRADLEY, GR –
FUNUC (Mỹ), MITSUBISHI, TOSHIBA (Nhật Bản)…
Việc phân loại PLC dựa trên cơ sở khả năng (tốc độ xử lý, dung lượng bộ
nhớ, số lượng đầu vào/ra) được chia thành các loại chính sau: loại nhỏ, loại vừa,
loại lớn.
PLC loại nhỏ có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ thuộc các hãng chế tạo (Small,
Micro), có dung lượng bộ nhớ dưới 2KB, quán lý số điểm vào/ra dưới 128 và được
sử dụng trong các ứng dụng đơn giản, yêu cầu ít điểm vào/ra.
PLC cỡ vừa (Medium) có bộ nhớ đến 32KB và quản lý số điểm vào/ra đến 2048.
Cấu hình của hệ có thể sử dụng các module vào, ra đặc biệt để thực hiện các chức
năng điều khiển quá trình và xử lý thông tin.
PLC cỡ lớn (Large) là thiết bị phức tạp nhất, có thể quản lý đến 2MB bộ nhớ và
16.000 điểm vào/ra. PLC loại này có ứng dụng không hạn chế từ điều khiển một
quá trình công nghệ đến điều khiển một phân xưởng, một nhà máy.
2.4.2. Một số loại PLC
2.4.1.1 PLC Siemens

13
- PLC Siemens được sản xuất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, phục vụ tốt cho
nhu cầu nhà máy. Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối
(bộ điều khiển bằng rờ-le, relay), tập đoàn Siemens đã chế tạo ra bộ PLC
Siemens nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:
Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.
Gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.
Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.
Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.
Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng, các môi
Module mở rộng.
Giá cả cạnh tranh.

PLC Siemens

-Các dòng PLC phổ biến thuộc Siemens:


PLC Siemens S7 – 400 được thiết kế cho các giải pháp tích hợp hệ thống trong các
nhà máy sản xuất và tự động hoá.
PLC Siemens S7 – 300 – Hệ thống mô đun PLC nhỏ cho dải đặc tính làm việc
nhỏ đến trung bình.
PLC Siemens S7 – 1200 – Bộ điều khiển gọn nhẹ có dải hiệu suất từ thấp đến
trung bình.

14
PLC Siemens S7 – 1500 với nhiều tính năng cải tiến cho sự tối ưu hóa hoạt động,
dễ dàng sử dụng trong hoạt động.
2.4.1.2.PLC Schneider
-PLC Schneider nổi tiếng và phổ biến với sản phẩm PLC Modicon Schneider.
-PLC Modicon Schneider được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng
nhất. Là bộ điều khiển cung cấp hiệu suất tuyệt vời, có tính linh hoạt tiện lợi cho
việc lập trình cài đặt như:
Kết nối điều khiển từ xa dễ dàng và bảo trì một cách nhanh chóng.
Ngôn ngữ lập trình rất dễ học, lập trình một cách dễ dàng.
Kích thước nhỏ gọn, có thể tối ưu hóa kích thước khi treo tường và sàn đứng hệ
thống kiểm soát đứng. Phù hợp với các dòng máy tự động và chuyển đổi vòng đời
máy với tất cả các tiện ích thuận lợi.
Bộ lập trình PLC Modicon không có I/O. Do đó, các chức năng được tích hợp trong
PLC Modicon một cách an toàn, chức năng mô-đun điều khiển khởi động động cơ
và hệ thống mở rộng từ xa.
Sức mạnh xử lý và kích thước bộ nhớ là lý tưởng cho mục tiêu các ứng dụng hiệu
suất cao.
Phần mềm lập trình của SoMachine rất mạnh mẽ và trực quan, giúp bạn nhanh
chóng tạo ứng dụng mà không tốn nhiều thao tác.
Đồng bộ hóa giữa các máy từ xa; trao đổi dữ liệu trực tiếp giữa bộ điều khiển.
Bảo trì từ xa; truy cập vào bộ điều khiển thông qua lập trình SoMachine phần mềm.

15
PLC Schneider

- Các dòng PLC phổ biến thuộc Schneider:


PLC Modicon M2xx được thiết kế với hiệu năng cao, đáp ứng hầu hết các nhu cầu
đa dạng trong lĩnh vực chế tạo máy. Bên cạnh đó, với dạng Book được thiết kế theo
kiểu mo-đun nhỏ gọn, Modicon M2xx còn có khả năng tối ưu không gian lắp đặt.
PLC Modicon M580 ePAC là bộ điều khiển tự động hóa có thể lập trình Ethernet
đổi mới cho phép bạn thúc đẩy năng suất và hiệu suất trong khi chuẩn bị cho tương
lai.
PLC Mondicon M340 cho quy trình công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
PLC Modicon Quantum là PLC lớn cho các ứng dụng quy trình, khả năng sẵn sàng
và giải pháp an toàn cao.
PLC Modicon Preminum là PLC lớn, phù hợp với các ứng dụng điều khiển rời rạc.
2.4.1.3.PLC Mitsubishi
- PLC FX3G được cải tiến từ dòng FX1N, nó được kế thừa tất cả những tính năng
của dòng PLC FX kết hợp với sự tiến bộ vượt bậc của dòng PLC thế hệ FX3 nhắm
đến sự đổi mới công nghệ mang đến cho người dùng sự ổn định và tính linh hoạt
cao.

16
-Dòng FX3G PLC được tích hợp bộ nhớ trong lên đến 32Kb, tốc độ xử lý một lệnh
đơn logic trong thời gian 0.21µs. Thêm vào đó, nó cho phép xử lý trên số thực và
các ngắt.
-Việc lập trình trên FX3G dễ hơn bao giờ hết nhờ vào sự thực thi thông qua đồng
thời 2 cổng truyền thông tốc độ cao là RS422 & USB. Còn với dòng FX3G ngõ ra
kiểu transistor cho phép phát xung độc lập trên 3 ngõ ra lên đến 100 kHz, được nhà
sản xuất tích hợp và cải tiến nhiều tập lệnh điều khiển vị trí.
-Số I/O của FX3G linh hoạt: 14/24/40/60 I/O. Ngoài ra việc kết nối mở rộng thông
qua 2 bus bên trái và bên phải cho phép kết nối mở rộng thêm các khối chức năng
đặc biệt như analog / truyền thông nối mạng…vv để đạt được hiệu suất làm việc tốt
hơn.

PLC FX3U
17
-Dòng sản phẩm mới PLC FX3U là thế hệ thứ ba trong gia đình họ FX-PLC, là một
PLC dạng nhỏ gọn và thành công của hãng Mitsubishi Electric.
-Sản phẩm được thiết kế đáp ứng cho thị trường quốc tế, tính năng mới đặc biệt là
hệ thống “adapter bus” được bổ hữu ích cho việc mở rộng thêm những tính năng
đặc biệt và khối truyền thông mạng. Khả năng mở rộng tối đa có thể lên đến 10
khối trên hệ thống mới này.
-Với tốc độ xử lý cực mạnh mẽ, thời gian chỉ 0.065µs trên một lệnh đơn logic, cùng
với 209 tập lệnh được tích hợp sẵn và cải tiến liên tục đặc biệt cho việc điều khiển
vị trí. Dòng PLC mới này còn cho phép mở rộng truyền thông qua cổng USB, hỗ
trợ cổng Ethernet và cổng lập trình RS-422 mini DIN. Với tính năng mạng mở rộng
làm cho PLC này nâng cao được khả năng kết nối tối đa lên đến 384 I/O, bao gồm
cả các khối I/O qua mạng.
2.4.2.Lựa chọn PLC
-Trong đồ án này em sẽ lựa chọn PLC FX3U vì nó có các ưu nhược điểm như sau :
+) Ưu điểm :
Thiết kế nhỏ gọn: các công nghệ hiện đại về kỹ thuật điều khiển lập trình, các link
kiện, vi xử lý được sắp xếp gọn gàng trong bộ khung nhỏ gọn.
Tốc độ xử lý nhanh, hiệu suất cao, tính năng mở rộng tốt.
Bộ nhớ lớn, dễ dàng ghi vào/đọc từ bộ nhớ.
Tuổi thọ cao, tiết kiệm được chi phí bảo hành sửa chữa đáng kể.
Mitsubishi luôn biết cách làm hài lòng các khách hàng của mình bằng những dòng
thiết bị điện cao cấp, bộ điều khiển lập trình PLC FX3U mang đến những giải pháp
vô cùng thông minh về công nghệ điều khiển cũng như các giải pháp tiết kiệm năng
lượng hiệu quả, tiết kiệm không gian cho tủ điện của bạn ,…
+) Nhược điểm :
Giá thành cao
Đòi hỏi những người có chuyên môn cao để sử dụng
-Đặc điểm :

18
Xuất xứ: Nhật Bản.
Khắc phục tốt các nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối.
Dung lượng bộ nhớ lớn giúp chứa được những chương trình điều khiển phức tạp.
Kết nối dễ dàng với các thiết khác: máy tính,…
Mỗi lệnh của chương trình sẽ có một vị trí riêng trong bộ nhớ.
Có thể mở rộng truyền thông qua cổng USB.
-Thông số cơ bản :
Điện áp hoạt động: 24VDC, 100-240VAC.
Ngõ vào số: 8, 16, 24, 32, 40, 64.
Đầu ra số: 8, 16, 24, 32, 40, 64, ngõ ra rơ le, Transitor(nguồn), transitor (chìm)
Bộ nhớ chương trình: 64000 bước.
Công suất tiêu thụ: 25, 30, 35, 40, 45, 50, 65.
Cổng truyền thông: USB, RS-232C, RS-422, RS-485.
Tiêu chuẩn: UL, CUL, CE.
-Ứng dụng : Trong công nghiệp, bộ điều khiển lập trình PLC không thể thiếu trong
các hệ thống điều khiển hiện đại. Được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành tự
động hóa và cả những lĩnh vực không chuyên:
Điều tốc cho máy bơm,..
Cấp nước
Xử lý rác thải.
Giám sát năng lượng.
Dây chuyền sản xuất, đóng gói, băng tải,…
2.5.Các thiết bị khác
2.5.1.Bồn chứa sơn
-Hình trụ tròn.
- Ba bồn chứa sơn cơ bản : xanh - đỏ - vàng, dung tích các bồn 1 m3 .
- Bồn chứa chính để trộn sơn, dung tích 50 lít.
19
2.5.2.Động cơ trộn
- Động cơ xoay chiều không đồng bộ 1 pha
- Tần số: 50Hz
- Công suất: 90W

2.5.3.Cảm biến mức


- Loại cảm biến báo mức kiểu điện dung SA SERIES.

20
- Nguyên lý hoạt động: Cảm biến đo mức kiểu điện dung hoạt động dựa vào
nguyên lý “Cảm ứng điện dụng”, khi cảm biến mức này được đặt trên một bồn
chứa, nó sẽ hình thành một trạng thái tụ điện giữa các điện cực và thành bồn chứa.
Điện dung của tụ điện này thay đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi mức trong bồn chứa.
Qua nhiều mạch chia thanh, cộng hưởng… tín hiệu đầu ra sẽ được chuyển thành
dạng tiếp điểm, dòng 4~20mA, điện áp… tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
- Tính năng:
 Không chứa các bộ phần dịch chuyển, cảm biến sẽ không bị ảnh hưởng bởi ma
sát, do đó phù hợp với đo mức cho cả chất lỏng và chất rắn.
 Đa dạng Model, phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau
 Nhiệt độ làm việc: -20 ~ 200°C, Max. 800°C.
 Độ nhạy: 10pf, 20pf và 40pf, có thể điều chỉnh được.
 Thiết kế thêm tính năng điều chỉnh độ trễ, cho phép khoảng điều chỉnh từ 0 ~ 6
giây.
 Điện áp làm việc: 110V/220VAC hoặc 24VDC.
 Tùy chọn đầu ra: NPN transistor, 5A/250VAC and 5A/240VAC SPDT contact.
 Kiểu kết nối: kiểu ren 1" NPT, hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
 Cấp bảo vệ: IP65 hoặc phòng nổ explosion-proof.

21
2.5.4.Cảm biến hồng ngoại
- Cảm biến hồng ngoại SN-E18-B03N1để phát hiện có thùng đựng sơn.
- Tính năng:
 SN-E18-B03N1 chứa cảm biến tia hồng ngoại để sử dụng sự phản chiếu tín hiệu
hồng ngoại, tín hiệu hồng ngoại này là sự phản hồi của tia hồng ngoại với những
vật thể ở gần hay ở xa. Cường độ ánh sáng hồng ngoại giữa tín hiệu thu và phát có
thể điều chỉnh được để phù hợp với từng ứng dụng. Tín hiệu phát tia hồng ngoại
gặp vật thể cản sẽ phản chiếu lại đầu thu, đầu thu hồng ngoại như là 1 transistor
NPN khi có tia hồng ngoại phản về thì sẽ mở transistor.
 Nguồn cấp từ 6V-36V, dòng tiêu thụ ít < 300mA.
 Khoảng cách phát hiện vật lên tới 30cm, có thể điều chỉnh được.
 Kích thước nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt.
 Độ chính xác cao, không thấm nước, chống ăn mòn.

2.5.5.Van đóng mở
- Hệ thống van đóng mở bằng tay tại các đường ống.
- Sử dụng van điện từ 2W 160-15 NC để lấy sơn từ bồn chính.
 Điện áp điều khiển 380VAC/220VAC/110VAC/24VAC.
 Vật liệu làm thân van là đồng thau.
 Nhiệt độ môi trường làm việc: -5 ~ 80oC.

22
 Áp suất chịu được tối đa 1Mpa.
 Kiểu hoạt động : Tác động trực tiếp, NC (thường đóng)

2.5.6. Rơ le
- Dùng rơle trung gian Omron LY2N DC24 để đóng, ngắt động cơ bơm, trộn.
 Số cực: 2 cực.
 Điện áp cuộn dây: 24VDC.
 Thời gian đóng, ngắt: 25ms.
 Tần số hoạt động: 1800 lần/giờ.
 Tuổi thọ đóng, ngắt trung bình: 500 nghìn lần.
 Nhiệt độ môi trƣờng làm việc: -25oC ~ 70 oC.
 Điện trở cách điện: 100M Ω.

2.5.7.Đèn báo trạng thái


- Sử dụng đèn màu xanh dương để báo đang trong quá trình trộn.

23
- Sử dụng đèn màu đỏ để báo dừng quá trình trộn.
- Sử dụng đèn màu xanh lá cây để báo đầy sơn ở mỗi bồn chứa.
- Sử dụng đèn màu vàng để báo hết sơn ở mỗi bồn chứa.

24
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THUẬT TOÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH
PLC ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG

3.1. Sơ đồ thuật toán:

25
3.2. Giải thích sơ đồ thuật toán:
- Bắt đầu quá trình trộn sơn nếu nút START ON hệ thống bắt đầu hoạt động
còn nếu không thì nút STOP ON, thì hệ thống sẽ dừng hoạt động ngay lập
tức.
- Muốn dừng hệ thống thì ấn nút STOP.
- Kiểm tra lỗi khi bắt đầu nếu có lỗi thì báo lỗi nháy đèn 6s rồi STOP. Nếu
không có lỗi gì thì tiếp tục quá trình.
- Van 1 van 2 ON dẫn chất lỏng vào bồn chứa:
 Trường hợp 1: Nếu van 1 van 2 ON cảm biến mức S2 không OFF thì
quay về báo sự cố báo lỗi nháy đèn 6s rồi STOP.
 Trường hợp 2: Nếu van 1 van 2 ON cảm biến mức S2 OFF chất lỏng
đi vào bình trộn cho đến khi cảm biến mức S1 nhận tín hiệu đã đầy
nếu chưa đầy thì tiếp tục cho chất lỏng vào bình.
- Sau khi chạm mức S1 ON thì đóng van 1 van 2 lại.
- Động cơ trộn hoạt động quay theo chiều thuận 5s, quay theo chiều nghịch 5s.
Rồi lặp lại 2 quá trình quay thuận ngược với chu ký 5 lần rồi tự động dừng
động cơ trộn.
- Trộn xong Van X mở để xả chất lỏng đã trộn ra ngoài.
- Quá trình xả sảy ra 2 trường hợp:
 Trường hợp 1: Nếu xả van X mà cảm biến mức S1 không OFF thì
quay về báo sự cố báo lỗi nháy đèn 6s rồi STOP.
 Trường hợp 2: Xả van X mà cảm biến mức S1 OFF thì tiếp tục xả cho
đến khi cảm biến S2 ON.
- Khi đã xả hết chất lỏng trong bình thì đóng van xả X rồi hệ thống tự động
hoạt động lặp lại cho đến khi hết 3 mẻ trộn. thì tự động dừng.
- Kết thúc quá trình.
3.3.Phân cổng ra vào
-Cổng vào:

In Put Kí hiệu Ý nghĩa

X0 Nút start Tín hiệu khởi động

X1 Nút stop Tín hiệu dừng

X3 Nút reset Tín hiệu reset khởi động lại quá trình

26
X4 S1 Tín hiệu cảm biến mức chất lỏng trong bình đã đầy

X6 S2 Tín hiệu cảm biến mức chất lỏng trong bình đã hết

-Cổng ra:

Out Put Kí hiệu Ý nghĩa

Y0 VAN 1 Tín hiệu điều khiển van 1

Y1 VAN 2 Tín hiệu điều khiển van 2

Y2 QUAY THUẬN Tín hiệu điều khiển motor quay thuận

Y3 QUAY NGHỊCH Tín hiệu điều khiển motor quay nghịch

Y4 OUT VAN X Tín hiệu điều khiển van X

Y6 ĐÈN BÁO Báo lỗi


3.4.Sơ đồ nguyên lý

27
3.5.Viết chương trình

28
29
30
31
3.6Giải thích chương trình PLC

- Ấn X0 để START, tiếp điểm M0 hoạt động và duy trì X0. Điều kiện để START là
M1 (STOP), C4(ngắt 3 mẻ trộn), M40 (báo lỗi) OFF.

32
- Nếu muốn dừng ấn X1 (STOP). Khi ấn X1 thì M1 hoạt động và duy trì, Y4 (Van
X) xuống chế độ OFF. Điều kiện để STOP là M40 (báo lỗi) OFF.

- Bấm RESET khi C4 (ngắt 3 mẻ trộn) hoàn thành hoặc M40 (báo lỗi) ON.

- Sau khi START thì M0 luôn ON, Y0 (van 1) Y1 (van2) mở, đưa C2 sang chế độ
ON.

33
Điều kiện để Y0 (van1), Y1 (van2) ON là C4 (ngắt 3 mẻ trộn), Y4 (van X), X4
(S1), M2 (motor) OFF.

- M0 ON. C2 (ngắt khuấy) ON thì đưa M2 (motor) OFF, Y4 (van X) ON. Điều kiện
để Y4 (van X) ON là X4 (S1) ON, X6 (S2) OFF.

34
- M0 ON. M2 (motor) lên chế độ ON. Điều kiện để M2 ON là X4 ON, C2 OFF.

- Khi M2 ON:

+) Y2 (quay thuận) ON khi M20 (ngắt quay thuận nghịch) OFF.

+) Y3 (quay nghịch) ON khi M20 (ngắt quay nghịch) ON.

+) T2 là thời gian motor quay xong 1 chu kì 10s.

+) Lệnh so sánh nếu T2 nhỏ hơn hoặc bằng 5s thì Y2 ON. Còn nếu T2 lớn hơn 5s
và nhỏ hơn 10s thì Y3 ON

+) Sau khi đủ 10s thì T2 ON, C2 sẽ báo và dánh dấu lại là xong 1 chu kì. Lặp lại
cho đến khi đủ 5 chu kì.

+) Điều kiện để M20 (ngắt thuận nghịch) ON là 0 ≤ T2 ≤ K50 (5s).

- M0 ON. Khi đủ 5 chu kì thuận nghịch, Y4 (Van X) ON. Đến khi X6 (S2) ON thì
Y4 chuyển về chế độ OFF. Đồng thời C4 (ngắt 3 mẻ trộn) sẽ báo và đánh dấu lại đã
xong 1 mẻ.

- Quá trình lặp lại cho đến khi đủ 3 mẻ thì tự động dừng. Nếu muốn thực hiện lại
thì bấm X3 (RESET).

35
- M0 ON.

+) Nếu Y0, Y1 ON mà X6 không OFF trong T6 = 5s thì báo lỗi 1.

+) Nếu Y4 ON mà X4 không OFF trong T4 = 15s thì báo lỗi 2.

- Khi 1 trong 2 lỗi ON thi M40 (báo lỗi) ON.

36
- Khi M40 ON thì Y6 (đèn báo) ON. Lệnh RST Y4 ON. Và sử dụng bộ đếm T10 để

đếm thời gian nháy đèn. Lệnh so sánh nếu T10 nhỏ hơn hoặc bằng 6s thì biến trung
gian M10 OFF còn lớn hơn 6s và nhỏ hơn 12s thì M10 ON.

- Muốn tiếp tục quá trình thì bấm X3 (RESET) rồi bấm X0 (START) để tiếp tục.

37
KẾT LUẬN

-Sau một thời gian làm đồ án dưới sự hướng dẫn của thấy ThS. Vũ Đức Công cùng
sự giúp đỡ của các bạn em đã hoàn thành xong đồ án môn học của mình.Đồ án này
đã giúp em hiểu biết thêm về ngành sơn của Việt nam và thế giới trong lịch sự phát
triển của công nghệ.Đặc biệt nó còn giúp em nắm được các kiến thức của PLC về
lập trình cùng một số kỹ năng khác.Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn hạn chế
và kiến thức cũng có hạn nên bài của em cũng còn rất nhiều thiếu sót,em mong
nhận được các góp ý của thầy cô để em được tiến bộ hơn,bổ sung thêm nhiều kiến
thức cho mình.Em xin chân thành cảm ơn.

38
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG.............................................................3
1. Tổng quan vê hệ thống trộn sơn................................................................................3
1.2. Phân loại hệ thống trộn sơn...................................................................................3
1.3 Nguyên lí làm việc của hệ thống............................................................................5
1.4.Đề xuất nhiệm vụ hệ thống.....................................................................................7
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN THIẾT BỊ....................................................................8
2. Tổng quan về PLC và lựa chọn PLC........................................................................8
2.1. Bộ điều khiển logic khả trình PLC (Progammable Logic Controller)..................8
2.2. Ưu điểm của việc sử dụng PLC...........................................................................10
2.3. Các thành phần và hoạt động của PLC................................................................11
2.4. Phân loại PLC và ứng dụng.................................................................................13
2.5.Các thiết bị khác...................................................................................................19
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THUẬT TOÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH PLC ĐIỀU
KHIỂN HỆ THỐNG..............................................................................................25
3.1. Sơ đồ thuật toán:...................................................................................................25
3.2. Giải thích sơ đồ thuật toán:..................................................................................26
3.3.Phân cổng ra vào....................................................................................................26
3.4.Sơ đồ nguyên lý.......................................................................................................27
3.5.Viết chương trình....................................................................................................28
3.6Giải thích chương trình PLC..................................................................................32
KẾT LUẬN...................................................................................................................38

39
40

You might also like