Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐÁP ÁN TỰ LUẬN(by Tạ Đạt)

Câu 1. Hoàn cảnh, quyết định, hệ quả của Hội nghị Ianta. Tác động như thế nào đến quan hệ
quốc tế và Đông Nam Á

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn cuối, phe Đồng minh đang tấn công trên
khắp các mặt trận. Có 3 vấn đề cấp bách:

+ Nhanh chóng đánh bại các nước phát xít.

+ Tổ chức lại trật tự thế giới.

+ Phân chia thành quả chiến thắng của các nước thắng trận.

- Từ 4 – 11/2/1945, 1 hội nghị quốc tế diễn ra tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của nguyên thủ 3 cường
quốc Liên Xô, Mĩ và Anh.

b. Những quyết định của Hội nghị

- Hội nghị quyết định:

+ thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

+ thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hoà bình, an ninh thế giới.

+ thoả thuận về việc đóng quân tại các nước bại trận và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á và châu
Âu…

c. Hệ quả

- Những quyết định của hội nghị Ianta thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới => Trật tự 2 cực Ianta.

-Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng và thiết lập trật tự thế giới mới đó được chủ yếu được thực hiện và
định đoạt bởi hai siêu cường và hai siêu cường này chính là đại diện cho hai chế độ chính trị đối lập với
nhau đó là Liên Xô(Xã Hội Chủ Nghĩa) và Mỹ(Tư Bản Chủ Nghĩa).

d. Tác động của hội nghị Ianta

*Hội nghị Ianta đã có quyết định phân chia ảnh hưởng giữa các nước đế quốc với nhau,

- Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu: ảnh hưởng của Liên Xô – xã
hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mỹ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á: tình hình không hẳn
như thế, nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng
khác với sự đối đầu của hai phe (thí dụ : tình hình ở Trung Quốc, bán đảo Đông Dương,...).
– Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của
các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của Trật tự hai cực. Phong trào giải phóng dân tộc đã
trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trong Trật tự lanta và thực tế
đã là một nhân tố làm rạn nứt, xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực lanta.

→Mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là mâu thuẫn về quyền lợi.
Tuy nhiên, mâu thuẫn này không được giải quyết bằng một cuộc chiến tranh thế giới như Chiến tranh
thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai mà nó là cuộc Chiến tranh lạnh. Sự mâu thuẫn đó chia
thành hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa tiêu biểu là Liên Xô và Mi.

So sánh trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai – Oasinhtơn(tự thêm)

– Về những điểm giống nhau giữa trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai – Oasinhtơn

+ Trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai – Oasinhtơn đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới
đẫm máu trong lịch sử nhân loại.

+ Trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai – Oasinhtơn đều do các cường quốc thắng trận thiết lập nên để
phục vụ những lợi ích cao nhất của các nước đó.

+ Trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai – Oasinhtơn đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám
sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc).

– Về những điểm khác nhau giữa trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai – Oasinhtơn:

+ Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt cơ bản so với trật tự thế giới theo Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn
đó chính là trật tự hai cực Ianta với sự hiện diện của Liên Xô. Giữa hai cực sẽ có sự khác biệt, đối lập về
hệ tư tưởng và vai trò đối với sự nghiệp cách mạng thế giới.

+ Về cơ cấu tổ chức, thanh toán chiến tranh và duy trì hoà bình cũng như việc ký kết các hoà ước với các
nước chiến bại giữa trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai – Oasinhtơn cũng hoàn toàn khác.

+ Trật tự hai cực Ianta thể hiện rõ sự tiến bộ và tích cực hơn hẳn trật tự Véc-xai – Oasinhtơn.

Câu 2. Sự ra đời của CHDC Trung Hoa, ý nghĩa

a. Sự ra đời của CHDC Trung Hoa


Sau khi cuộc chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc xảy ra cuộc nội chiến (1946-1949) giữa
Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

– Ngày 8 tháng 5 – 20 tháng 7 năm 1946, nội chiến nổ ra.

– Từ tháng 7 năm 1946 đến tháng 6 năm 1947: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thực hiện chiến
lược phòng thủ tích cực.

– Từ tháng 6 năm 1947 đến năm 1949, Quân Giải phóng Nhân dân dần dần giải phóng lục địa Trung
Quốc.

– Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch
Đông.

b. Ý nghĩa

*Đối với Trung Quốc

– Chấm dứt nạn dịch hơn 100 năm đế quốc chủ nghĩa và xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến, đưa
Trung Quốc bước vào thời đại mới, thời đại độc lập, tự lập.

—Mở ra kỷ nguyên độc lập tự do, tiến tới Chủ nghĩa Xã hội

*Đối với thế giới:

—Trung Quốc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã
làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ Âu sang Á.

– Có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, đặc biệt là ở khu
vực Đông Nam Á.

Câu 3. Biến đổi của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ 2

-Biến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.

-Biến đổi thứ hai: từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế –
xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan, Malaixia… Đặc biệt, Sin-ga-po trở
thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.

-Biến đổi thứ ba: Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi
tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu
xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.

Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất(tự thêm)
-Từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc lập…

-Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển
về kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh....

Những biển đổi tại Việt Nam (tự thêm)

-Chiến thắng trước quân phát xít và xâm lược trong cuộc Thế chiến, và trong tất cả các cuộc chiến tranh
và xung đột, đã chứng minh rằng mọi hành động bành trướng, quân phiệt và tham vọng chinh phục,
thống trị không bao giờ có thể thuyết phục được ý chí của các dân tộc tranh đấu vì độc lập và tự do.

-Với Việt Nam, Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc đã mang lại cho đất nước một khởi đầu mới. Việt
Nam đã giành được độc lập sau gần một thế kỷ dưới chế độ thực dân.Vươn lên từ đống tro tàn của Thế
chiến thứ hai, các quốc gia đã cùng nhau chung tay xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh
vượng hơn.

-Vươn lên từ đống tro tàn của Thế chiến thứ hai, các quốc gia đã cùng nhau chung tay xây dựng một thế
giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng hơn

You might also like